Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Lạy Phật!





Chắp tay tôi lạy ngày xưa
Phật từ muôn kiếp mà chưa đến mình
Gió chẳng động, tâm chùng chình
Tấm thân đè nặng vô minh cõi miền.

Chắp tay tôi lạy cửa thiền
Tưởng hàng Phật gỗ lặng yên suốt ngày
Mênh mang quá khứ, vị lai
84 vạn kiếp rộng dài hay chưa?

Chắp tay tôi lạy bốn mùa
Ngổn ngang vọng tưởng búa xua đến giờ
Cõi đời là thật hay mơ
Tôi không hình tướng, còn ngờ nỗi đau.

Không mong linh ứng nhiệm màu
Chỉ mong trở lại kiếp sau là mình.

Chu Minh Khôi

Đi một mình



 - “Con sẽ không đợi một ngày kia…
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?”

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

Thế rồi những ngày nắng rát cũng đi qua. Sài Thành đang trong mùa mưa, có khi mưa nhè nhẹ, khi ồ ạt đến rồi đi nhanh. Sài Gòn mùa lá đổ, những cơn mưa chiều dài lê thê, có khi đến tận nửa đêm mới tạnh… Mưa ở đây làm cho con người ta phải cứ vội vã, con đường về nhà cảm thấy xa hơn. “Tam nguyệt kiết hạ an cư” cũng đã đến ngày viên mãn. Rồi con sẽ về! Tháng Bảy. Vẫn luôn là như thế, không bao giờ gọi điện thoại để báo trước là sẽ về. Bởi con muốn bước thật chậm để hít một hơi dài là nghe mùi của đất ở quê mình, để lắng nghe tiếng hò hét inh ỏi của mấy đứa nhỏ cứ tụ tập ở đầu xóm đều đều mỗi ngày.


Không báo trước, bởi vẫn muốn được gọi “Má ơi” hoặc giả vờ gõ nhẹ vào cách cửa hỏi “Chị H. ơi! Có ở nhà không rứa?”, rồi được nghe tiếng bước chân dồn dập của mẹ từ phía sau nhà đón chào, trên môi nụ cười như tỏa nắng, ánh mắt bất ngờ, ấm lòng con những ngày dài trông đợi. Để biết, ở nhà, luôn có mẹ. Ở nhà, vẫn còn có bà ngoại, người đã nuôi tuổi thơ con lớn lên bình yên. Tuổi thơ cũng chân trần lấm đầy bùn đất nhưng không đến độ lam lũ. Về nhà, chẳng bao giờ mẹ hỏi con thích ăn cái gì, chốc chốc là thấy trong nhà có ngay món mì Quảng.





Còn nhớ hồi lên 9 tuổi, ngày tôi bước ra khỏi nhà, mẹ cứ ngồi lặng thinh ở đó và bảo tôi hãy nghĩ cho thật kỹ nghe. Thế rồi tôi phải năn nỉ anh Hai chở đến chùa xin thầy ở lại để tu học. Bắt đầu từ đó, mẹ đã dạy cho tôi biết tự lập, biết tự đi bằng đôi chân của mình, biết đứng lên sau những lần té ngã. Mặc dù, rất lâu sau này tôi mới hiểu ra điều đó. Mẹ giải thích rằng: Mẹ không dắt con đi vì đó là điều mà con yêu thích, là đường mà con đã chọn, nên con cần phải xác định, nên chi tự con phải bước đi. Dù cho bản thân mẹ tôi là một người Phật tử thuần thành. Rồi tôi khóc, nhớ mãi câu nói đó của mẹ, đã lớn lên thêm một chút…

Hồi con bé xíu, vô ưu vô lo làm sao mà tôi hiểu? Chỉ có thể nhớ, lúc chỏm tóc còn vén ngang tai, mỗi lần sau giờ tụng kinh tối, tiếng mõ vừa dứt hồi, tôi cởi vội chiếc ào tràng máng lên cửa sổ, rồi chạy ra phía trước sân, níu chiếc xe đạp của mẹ, nức nở, nước mắt ngắn dài… Có thể hiểu như là: giữa tình yêu thương của mẹ và con đường lý tưởng lúc này hãy còn chênh vênh lắm!

Cho đến ngày 20-10 năm đó, năm tôi 19 tuổi, trong dịp lễ, cô giáo đọc cho cả lớp nghe một bài viết Ba hạt đậu xanh của mẹ. Trong câu chuyện đó, người mẹ đã dạy con rằng:“Các con là những cây đậu xanh ở ngoài sân, dù không được chăm sóc tốt, không được ở những nơi sung sướng nhưng đã lớn lên vững chãi. Đó là sự tự lập các con hiểu không?” Lúc đó, tôi đã rất xúc động, không hẳn chỉ là một sự đồng cảm, mà hơn ai hết, tôi hiểu rõ mình. Tách ra khỏi đám đông, tự tìm cho mình một nơi an toàn, tôi ẩn đi những giọt nước mắt đang tự trào. Như vậy, là tôi hiểu: anh em của mình cũng là ba hạt đậu xanh của mẹ. Như vậy, là tôi biết: những cành hoa dại ngoài trời kia thì chẳng bao giờ có cảm giác “ngại gió e sương”. Tôi lớn lên từ đó. Chỉ có thể tạm gọi là như vậy.

Lúc nhỏ, hình như nhìn tôi, lúc nào cũng với cái dáng vẻ lì lợm, ít nói, chậm chạp, nhưng thật ra cũng mang chút điềm đạm, ưu tư. Cứ mỗi khi nhìn trời mưa, tôi lại nghĩ, lại tưởng tượng nhưng mà không thể nào tưởng tượng ra được, những cơn mưa xối xả, cuồn cuộn ngoài kia có bao giờ giống như những ngang trái và gian nan của cuộc đời mẹ? Bão tố có bao giờ qua đây không? Mẹ tuyệt đối là người rất mạnh mẽ, chịu thương, chịu khó, nên con cũng sẽ là như vậy! Riêng bản thân tôi đã từng nghĩ: Có khi khóc cũng là một cách nương tựa vào chính mình. Và sự thật là tôi đã lớn lên từ những giọt nước mắt. Ngày ấy xa dần, xa dần…

Người bạn đã nhắc nhở, tình thương dành cho mẹ có nói bao nhiêu, lo nghĩ chừng nào thì cũng mênh mông, rộng lớn, mãi mãi là như vậy, “vô bờ bến” không bao giờ nói hết. Thế là... Tôi tiếp nghĩ... hạt giống yêu thương thì lúc nào cũng sẵn có, thay vì cứ ưu lo thì ta hãy biểu hiện cho tình thương đó được trọn vẹn như lời của Bụt đã dạy. Mình đã rất hạnh phúc vì đã có đường đi. Như thế cả con và mẹ, khi nghĩ về nhau, lại cảm thấy rất an lòng, phải không mẹ?

Đi học xa, thỉnh thoảng tuần một đến hai lần thì tôi gọi điện thoại về hỏi thăm mẹ. Cứ như thế để mẹ cũng cảm nhận được mình vẫn luôn có mặt xung quanh đâu đó, để phòng lỡ có đúng lúc “trái gió trở trời” mẹ lại đỡ thấy tủi lòng, để mẹ thấy con dù lớn, hay đi đâu, vẫn là con của mẹ.

Thu về. Đã trung tuần tháng Bảy. Những lời kinh, khúc nhạc về ơn sinh thành của cha mẹ lại vang vọng khắp nơi, bằng tấm lòng của những người con hiếu thảo. Vu lan về là dịp để nhắc nhớ, là dịp để cho những đứa con lưu lạc khắp muôn phương, vì cuộc mưu sinh cơm áo, vì sự nghiệp..., cả là vì lý tưởng, quay về để gần gũi, để yêu thương, để thể hiện trọn sự hiếu nghĩa của mình. Tháng Bảy, con cũng được về bên mẹ. Đó là những ngày rất ngắn, nhưng niềm hạnh phúc với con, lại rất dài.

Buổi sáng cùng mẹ thức dậy, đón chào một ngày mới trong tiếng gà gáy sớm, tiếng chuông chùa phía bên kia đồng, vang lên, dội ra từ “bức tường” núi chắn. Tiếp đó thì làm những việc mà rất lâu mình không được làm, lau chùi bàn thờ, quét cái nhà, nhổ cỏ sau vườn, bắt chước mẹ, sửa soạn mấy dây bí, dây đậu, hỏi đủ thứ chuyện, nói líu lo như con chim hót giữa khu vườn rau xanh. Thỉnh thoảng cũng có cảm giác cứ hơi loanh quanh, nhưng không hề lo nghĩ, ở nhà dọn dẹp, đợi mẹ đi chợ về như một đứa con nít, nấu cho mẹ những bữa cơm chay đạm bạc. Những ngày bình yên ở “xóm núi” thật giản dị…

“Đôi khi lẩn thẩn trên non vắng
Mà vẹn ân tình với núi sông".

Hạnh phúc của những người làm nông ở quê tôi vốn đơn sơ; hạnh phúc của họ là được gieo trồng, được chăm sóc, nuôi dưỡng, rồi thu hoạch những ngày mùa. Người ta bằng lòng với những gì mình làm nên, đó là kết quả của đôi bàn tay, của sức lao động, là “gieo nhân và gặt quả”. Buổi chiều về, men theo những con đường làng là ruộng lúa hai bên, tiếng cuốc, tiếng cày va vào nhau leng keng, tiếng bước chân lớn dần…của những người nông dân trên đường đi đồng về, ghé lại hỏi thăm nhau, vang vang cả một xóm nhỏ bình yên. Tôi nép sau song cửa sổ, ngắm nhìn, “đây là mặt đất, đây là trời cao, đây là nơi đã sinh ra con…”.

Một ngày bình yên trôi.

Về nhà, tối đến không còn tiếng xe cộ chen chúc nhau, không còn đèn xanh đỏ thắp lên mọi nơi cao thấp. Thật ra, cuộc sống nơi Sài Gòn tôi vẫn cảm thấy không quen, không gần gũi. Tối ở quê xung quanh bầu trời đêm đen tịch tĩnh, vài tiếng côn trùng đâu đó, trăng ở quê chắc cũng sáng hơn trăng thành phố. Chuyến tàu đêm sẽ đi ngang qua xóm nhỏ này, tiếng còi tàu từ xa xa lại gần, rồi nhỏ dần, xa tít, chìm hẳn trong đêm. Tôi nhắm mắt niệm rằng: những gì đang xảy ra là quan trọng nhất, từng bước chân, từng hơi thở của mình đang tiếp nhau, là mầu nhiệm. Hiện tại là tuyệt vời. Quá khứ hay tương lai là ảo tưởng, không mang đến cho ta bất kỳ hạnh phúc nào trong cuộc sống của bây giờ.

Ngày mai con lại vác ba-lô lên mà đi tiếp, chỉ mong mẹ, đừng nhìn tiễn con như lưu luyến, mắt vừa ngấn lệ, trong ngần. Cuộc đời con cứ thế sẽ là những lần đến đi thầm lặng. Những chuyến đi chỉ có một mình.

Nhớ đến bài kinh con vừa đọc lại, kinh Người biết sống một mình, Đức Phật đã dạy cho chúng đệ tử lúc Ngài còn ở tịnh xá Kỳ Viên:

“Ðừng tìm về quá khứ / Ðừng tưởng tới tương lai / Quá khứ đã không còn / Tương lai thì chưa tới. / Hãy quán chiếu sự sống / Trong giờ phút hiện tại / Kẻ thức giả an trú / Vững chãi và thảnh thơi. / Phải tinh tiến hôm nay / Kẻo ngày mai không kịp / Cái chết đến bất ngờ / Không thể nào mặc cả. / Người nào biết an trú / Ðêm ngày trong chánh niệm / Thì Mâu Ni gọi là / Người biết sống một mình”.

Con cũng đã chứng kiến những lần ra đi vĩnh viễn của một đời người, mắt điềm tĩnh hơn xưa. Vì mình là con Phật, phải học cách an nhiên giữa vô thường, mẹ nhỉ? Bởi quy luật là nghiệp duyên, sinh-diệt, hợp-tan. Phải chân thành đối diện với sự thật cuộc đời. Con cũng đã không còn đánh rơi những giọt nước mắt trong mưa. Những cơn mưa ngày hôm qua đã làm mới và nuôi dưỡng cho con ngày hôm nay.
Con lại trở về, vẫn chỉ đi một mình, mang theo trong túi một đóa hoa màu hồng. Lòng vui sướng lạ!

Tạp bút TN.Tịnh Tâm

Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ



Đào Văn Bình

Bằng trí tuệ con người sẽ thấy chỉ có sự hòa hợp, cảm thông và tình thương mới giải quyết được những vấn đề của nhân loại chứ không phải bạo lực, o ép, khống chế, cấm vận, đe dọa. (ĐVB)

Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp…

Thế nhưng bạn ơi,

- Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực.

- Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày.

- Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.

- Bố mẹ quyền cao chức trọng, ông con không chịu học hành mở mang kiến thức, vòi tiền bao gái, tụ họp băng đảng, lái xe đua lượn trên đường phố, nghiện ngập xì ke ma túy cuối cùng “con dại cái mang” bố mẹ mất chức, tiếng xấu để đời.

- Ông chồng quyền cao chức trọng, bà vợ tưởng mình là “vua” lợi dụng quyền thế, đỡ đầu sòng bài, buôn lậu, mua quan bán chức…dân chúng oán than, báo chí phanh phui, cuối cùng thì ông chết, dân chết chứ bà không chết…Tên tuổi những “ác phụ” này còn lưu truyền cho tới bây giờ.



- Bà làm thủ tướng đóng vai thanh sạch, ông ở nhà tưởng không làm gì cả nhưng thực sự lại là “thủ tướng trong bóng tối” sắp xếp mọi chuyện… cuối cùng bà bị dân chúng tố cáo phải lưu vong. Hãy cứ qua xứ Pakistan hỏi xem bà là ai?

- Bố mẹ làm ăn chắt chiu cả đời để lại gia tài cho con nhưng di chúc không rõ ràng hoặc không di chúc, anh chị em không nhường nhịn nhau, đưa nhau ra tòa, có khi giết nhau…máu mủ chia lìa. An em giết nhau để tranh đoạt ngôi vua, tranh đoạt gia tài là chuyện thường tình của thế gian.

- Ông nghèo thì gia đình êm ấm. Khi ông giàu có lên thì gái đẹp, ca sĩ, đào cải lương, người mẫu nó bu vào cuối cùng ông “đá văng” người vợ già thời “tấm mẳn” ra ngoài đường…gia đình tan nát.

- Bà nghèo thời còn chân lấm tay bùn thì khép nép bên chồng. Khi bà giàu lên theo thói “trưởng giả học làm sang” sửa sang sắc đẹp, trưng diện, hát Karaoke…nhìn lại ông chồng cũ thấy sao quê mùa quá. Thế là bà rước trai tơ về nhà, có khi âm mưu giết chồng để chiếm đoạt tài sản và vui vầy duyên mới. Phải chăng có khi nghèo mà hạnh phúc, giàu là thảm họa?

- Bà hết lòng lo cho ông ra tranh cử tổng thống để hy vọng làm đệ nhất phu nhân. Có ngờ đâu tiền vận động tranh cử ông chuyển cho “cô bồ” chuyên chụp ảnh cho ông rồi có con với bà này. Ông dấu diếm mãi cuối cùng báo chí phanh phui, bà vợ hận quá nạp đơn ly dị, cuối cùng chết vì ung thư vú. Ông bị dân chúng nguyền rủa. Hãy cứ qua Mỹ hỏi xem ông ứng cử viên tổng thống đẹp trai này là ai. Câu hỏi đặt ra là…nếu ông không ra ứng cử tổng thống và chấp nhận vị thế thượng nghị sĩ thì có lẽ ông bà sẽ sống với nhau rất đẹp cho đến ngày bà qua đời. Ôi cái “mịch phong hầu” tìm công danh sự nghiệp nó tàn hại người ta!

- Ông dùng tiền mua rồi chắt chiu, nâng niu từng món đồ cổ rồi hãnh diện trưng bày cho mọi người xem. Có ngờ đâu khi ông chết đi, ông con không chuộng đồ cổ, bán hết để mua đấu giá quần áo, đồ lót, các món lặt vặt của các nữ tài tử Hollywood nổi tiếng đã chết hay các bức thư tình của các bà hoàng, vợ tổng thống năm xưa… giá cả trăm ngàn có khi cả triệu đô-la. Nếu ông sống lại chắc ông sẽ “buồn năm phút” và chửi rủa ông con bất hiếu!



Bạn ơi,

Trí tuệ là của cải khổng lồ vô tận, còn của cải vật chất như gió thoảng mây bay:

- Bằng trí tuệ con người có thể “đằng vân” bằng máy bay, lặn dưới nước như cá bằng tàu ngầm, đi trong lòng đất bằng đường hầm, chạy phoong phoong trên mặt đất còn hơn cả ngựa bằng xe hơi, xe hỏa và khám phá vũ trụ bằng phi thuyền, hỏa tiễn.

- Bằng trí tuệ con người có thể tìm kiếm thêm những tài nguyên trong lòng đất, dưới lòng biển như dầu hỏa, khí đốt, than đá, quặng mỏ, đất hiếm v.v…Và trong tương lai có thể tìm kiếm thêm nguyên liệu trên hỏa tinh, mặt trăng để bù đắp cho khối lượng tài nguyên trên mặt đất ngày ngày càng khô cạn.

- Bằng trí tuệ con người đã khám phá ra biết bao “thần dược” để cứu nhân độ thế, chữa bệnh nan y, lắp ghép cơ thể, chữa bệnh hiếm muộn, kéo dài tuổi thọ v.v…

- Bằng trí tuệ con người có thể khám phá sự hình thành vũ trụ qua học thuyết “Big Bang” chứ không phải do một ông thần nào hóa phép.

- Bằng trí tuệ con người sẽ thoát khỏi ám ảnh của “thần quyền” đã thống ngự con người mấy ngàn năm nay. Giáo chủ của một tôn giáo có thể đem lại niềm tin nhưng không thể cứu lành bệnh tật. Nếu có thể cứu lành bệnh tật thì có lẽ chúng ta chẳng cần đến đại học y khoa, bác sĩ, thuốc men, bệnh viện mà chỉ cần dựng tượng vừa rẻ tiền, vừa đỡ tốn ngân sách quốc gia vửa đỡ tranh cãi um sùm trong quốc hội.



- Bằng trí tuệ con người sẽ thấy chỉ có sự hòa hợp, cảm thông và tình thương mới giải quyết được những vấn đề của nhân loại chứ không phải bạo lực, o ép, khống chế, cấm vận, đe dọa.

- Một đất nước mà có nhiều trí thức, khoa học gia sẽ khối là tài sản vô giá và từ từ sẽ thống trị thế giới.

- Trí tuệ là biển cả mênh mông ai cũng có thể vào. Không ai có quyền ngăn cấm ai, hoàn toàn miễn phí (free).

- Biển trí tuệ là Biển Tự Do và cao cả nhất và giải thoát nhất. Sụ cùm kẹp hay u tối của trí tuệ là nỗi bất hạnh nhất của con người.

- Không có gì tốt lành cho bằng các thiện tri thức ngồi chung với nhau.

- Do đó không có gì nguy khốn cho bằng sự tập họp của ngu dốt và hung ác. Khi đó đất nước sẽ tan nát, hận thù chia rẽ, chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy, bán rẻ bởi các lãnh chúa “war lord”. Sinh mạng người dân sẽ như con giun, cái kiến.. Và đất nước sẽ biến thành địa ngục.

Bạn ơi,

Theo đạo Phật, của cải vật chất là “hữu lậu” tức sinh phiền não. Còn trí tuệ là của cải “vô lậu” không phát sinh phiền não.

Các thiện trí thức, khoa học gia của thế giới đang cống hiến trí tuệ cả đời mình cho nhân loại đều có cuộc sống khiêm tốn. Trong khi các đào hát, điện ảnh, ca sĩ, người mẫu trong kỹ nghệ giải trí (entertainment) mua vui “khóc cười” trong giây lát cho nhân thế hầu hết đều sống ồn ào, dâm ô, trụy lạc.

Chư Phật chư vị Bồ Tát sống trong biển trí tuệ còn chúng sinh ngụp lặn trong biển ái dục.

Chư Phật chư vị Bồ Tát tạo dựng sự nghiệp bằng Trí Tuệ. Chúng sinh tạo dựng sự nghiệp bằng của cải vật chất hiện giờ đang được đo bằng đô-la, xe cộ, iPhone, iPad…

Thế nhưng cũng xin bạn nhớ cho, Trí Tuệ phải đi đôi với Từ Bi. Trí tuệ mà không được đạo đức soi đường cũng là thảm họa, trước hết cho chính tâm hồn mình, sau đó là cho nhân loại.

Bạn ơi xin bạn nhớ cho:

Không có thứ phước đức nào lớn cho bằng sự thông thái của trí tuệ. Có trí tuệ là có tất cả.

Đào Văn Bình

Nhân Đọc Bài “Người Việt Hải Ngoại Càng Vững Mạnh” Của Gs Phạm Cao Dương



Howard Nguyễn


Sau khi nhóm Thiên chúa giáo Bolsa của các ông Liên Thành, Lý tòng Bá, Dương đại Hải cho phổ biến quyển sách bôi nhọ TT Thích trí Quang, cộng đồng Việt Nam hải ngoại trở nên rối beng và phân hóa trầm trọng. Một số hội đoàn, đảng phái quốc gia ở Bắc và Nam Cali đang tìm cách cứu vãn tình thế bằng cách kêu gọi sự hợp tác và đoàn kết. Giáo sư Phạm cao Dương viết bài “Người Việt hải ngoại 'càng vững mạnh' “ có lẽ cũng không ngoài mục đích trên.

Ông Phạm Cao Dương là một trí thức Thiên chúa giáo cực đoan và là bình luận gia cho đài SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ. SBTN là cơ quan ngôn luận không chính thức của đảng Việt Tân do Hoàng Cơ Định (em Hoàng Cơ Minh) cầm đầu (??). GS Phạm cao Dương ca tụng Trúc Hồ như một thiên tài âm nhạc, ngang hàng với Văn Cao và Lưu Hữu Phước (sic)! Bài “Đáp Lời Sông Núi” của Trúc Hồ đã được GS Dương cho là hay hơn bài “Tiến Quân Ca” (Văn Cao) và bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” (Lưu hữu Phước). GS Dương còn đổ tội cho tướng Võ nguyên Giáp đã gây ra cuộc chiến tranh Việt-Pháp (1945-1954). Người Pháp đến xâm lăng Việt Nam, ông Võ nguyên Giáp cầm quân chống lại mà bị cho là kẻ gây chiến? (Xem bài phản biện của GS Nguyễn mạnh Quang ở Phụ Lục 1)

Ngoài GS Dương còn có rất nhiều trí thức hải ngoại sẵn sàng viết lại lịch sử nếu được trả thù lao xứng đáng. Điển hình như ông Nguyễn Gia Kiểng gốc Bùi chu, với cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”, dựa vào một tài liệu Trung Quốc, cho rằng Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thắng được quân Thanh vì lúc đó quân Thanh chỉ có năm ngàn kỵ binh. Thay vì mấy chục vạn quân như sử Việt Nam đă ca tụng.



Người Thiên Chúa Giáo không thích vua Quang Trung vì ông rất nặng tay với các ông da trắng truyền đạo.

Một trí thức Bùi chu khác là Nguyễn văn Lục đă bênh vực chế độ Ngô đình Diệm và đi đến kết luận rằng nhà văn Nhất Linh tự tử vì bị điên. Chứ không phải bị ông Ngô đình Nhu bức hại. Con trai của Nhất Linh, Nguyễn tường Thiết, đã phải lên tiếng về chuyện này. (Xem phụ lục 2.)

Ông Bùi bảo Trúc, dựa vào một bản văn do truyền thông Tàu cung cấp, đă tố cáo thủ tướng Phạm văn Đồng là bán Hoàng sa và Trường sa cho Trung cộng. Mặc dù rất nhiều luật gia quốc tế đă lên tiếng là bản văn của ông Phạm văn Đồng không dính líu gì đến việc Hoàng sa, Trường sa.

Trên các trang mạng của Thiên Chúa Giáo, có rất nhiều bài viết tố cáo chính quyền Việt Nam đã hèn nhát, không dám đối đầu quân sự với Tàu ở biển Đông. Một số còn cực đoan hơn đòi phải bỏ Trung, theo Mỹ và rêu rao rằng Việt Nam đã bị bán cho Trung Hoa qua hội nghị Thành Đô (SH - xem bài Lão Thợ Cạo Vạch Trần Vụ Bí Mật Hội Nghị Thành Đô). Trong những cái đầu đầy hận thù này, họ tưởng rằng đem bán một quốc gia cũng dễ dàng như bán một cái xe hay một cái nhà. Những người này không chịu hiểu rằng thế giới đã đi vào một giai đoạn mới. Không còn lằn ranh rõ rệt giữa quốc gia và cộng sản như mấy mươi năm trước. Ngày nay sự thù địch được đặt căn bản trên lợi ích quốc gia chứ không phải vì chủ thuyết hay ý thức hệ.

Từ bao nhiêu năm nay, bất cứ vị mình quân nào của Việt Nam và Triều Tiên, ngày đầu lên ngôi tập hợp quần thần, đều phải soạn thảo kế hoạch làm hòa và cùng lúc chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công từ phương bắc. Thành ra chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy Việt Nam một mặt tiếp tục giao hảo với láng giềng Trung quốc và mặt kia mua sắm vũ khí, củng cố quân sự để phòng ngừa trường hợp bị xâm lăng.

Dù sao bên cạnh những kẻ quá khích cũng có những người trí thức đứng đắn. Ông Nguyễn ngọc Ngạn, mặc dù là một người Thiên chúa giáo cực đoan trong quá khứ, trong cuốn Paris By Night 111, ông đã gián tiếp ủng hộ chính sách đối ngoại của Việt Nam khi nhắn nhủ rằng, chuyện đánh hay hòa là do dân trong nước quyết định. Bởi vì nếu chiến tranh xảy ra, người Việt trong nước mới là kẻ gánh chịu đổ vỡ, chết chóc. Mấy anh to mồm, hiếu chiến ở Mỹ, Pháp, Úc sẽ chẳng phải mất một sợi lông, ngoại trừ tí nước bọt.

Những người chống cộng cực đoan ở hải ngoại vẫn mong mỏi một ngày nào đó, người Mỹ sẽ giúp họ trở về thành lập một chính phủ Cộng Hoà ở nam Việt Nam theo như hiệp ước Paris. Nền đệ tam Cộng Hòa sẽ dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ nhưng sẽ không dùng bài quốc ca cũ của Lưu hữu Phước. Vì Lưu hữu Phước là một người cộng sản. Quốc ca của đệ tam Cộng Hòa có lẽ là bài “Đáp Lời Sông Núi” của Trúc Hồ. Linh mục Trần Lục, thượng thư Ngô đình Khả, ngũ hổ tướng của Việt Nam Cộng Hoà sẽ được tôn vinh là anh hùng dân tộc. Trần Lục và Ngô đình Khả đã giúp người Pháp đánh dẹp nghĩa quân của quan ngự sử Phan đình Phùng. Hổ tướng Phạm văn Phú đã chiến đấu dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp để chống lại Việt Minh. Trong trận Điện biên phủ, tiểu đoàn 5 nhảy dù Việt Nam, trong khi xung phong dành lại mấy ngọn đồi bị Việt Mình chiếm, đã hát bài Marseillaise, quốc ca Pháp cho lên tinh thần. (Xem chương VII, Hell In A Very Small Place, của Bernard Fall).

Một trí thức hải ngoại nào đó đã cho rằng nếu Việt Nam theo thể chế dân chủ tự do, Việt Nam cũng sẽ hùng mạnh như Đức và Đại Hàn. Xin được thêm vào đây là Đức và Đại Hàn chia đôi giống Việt Nam nhưng anh hùng dân tộc của hai quốc gia này không có người nào phục vụ cho kẻ xâm lăng đất nước. Ngay cả những trí thức hải ngoại mà còn chưa rõ ai là anh hùng, ai là kẻ nối giáo cho giặc thì còn nói gì đến những thế hệ sau?

Đã bốn mươi năm qua đi, sự hy vọng ngày càng nhỏ dần, các ông Cộng hòa thua chạy ngày xưa đã vào tuổi gần đất xa trời. Mới đây người ta đã nghĩ đến chuyện thành lập một nghĩa trang quân đội Biên Hòa thứ hai ở nam Cali cho những ông Cộng hòa chết già ở xứ người.



Một ông bác sĩ lỡ mua 55 mẫu đất trong sa mạc San Bernardino để đầu tư. Nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, Cali lại đang đi vào hạn hán. Sự phát triển gia cư của nam Cali sẽ còn rất lâu mới lan đến San Bernardino. Thôi thì giải pháp hay nhất là biến nó thành một nghĩa trang để thu lại chút nào hay chút nấy. (Xem phu luc 3).

Người sửa điện thoại

Khu Người Việt ở Warsaw, Ba Lan


Ulrich Adrian - Một bài báo về những chuyện động trời xẩy ra tại khu dân cư người Việt Nam ở phố nghèo Warsaw Ba Lan. Chủ Nhật vừa qua chương trình Đài truyền hình Đức có truyền phát một phóng sự về cộng động người Việt tại Ba Lan. Đây là một trong hai Đài truyền hình (quốc gia) có thể nói là đứng đắn. Phóng sự nói về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, hầu hết là di dân từ Miền Bắc. Cách sống và cách xử sự với nhau thật kinh khủng. Những bí mật mà các nhà báo Ba Lan thuật lại thật khó mà tin rằng chúng đã xẩy ra như vậy... những chuyện động trời!


Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việt Nam hành xử nhóm người này tùy thích. Ngay giữa lòng châu Âu. Đây là bài tóm lượt về phóng sự. LCH đã chuyển dịch qua tiếng Việt để chúng ta cùng đọc và suy nghĩ:

Sắc thái Việt trong lòng Warsaw - Ba Lan

Chúng tôi đang đứng tại Praga, một khu phố nghèo của Warsaw và nhìn lên những căn nhà chọc trời qua màng sương tháng Mười. Nơi đây, với vô số cần cẩu xây dựng, trong vòng vài tuần nữa sẽ mọc lên một sân đá banh cho giải bóng đá Âu châu sắp đến. Ngay cạnh bên, theo ngôn ngữ dân gian là khu Tiểu Việt Nam. Một khu chợ lớn bán đủ mọi thứ với giá rẻ. Thật thế, tất cả mọi thứ. Dân Việt Nam là cộng đồng ngoại quốc đông đảo duy nhất. Họ kéo đến từng bầy. Ba Lan là đất hứa, bởi số đông là đồng bào Việt Nam đã từng sát cánh cùng với Phong trào Công đoàn Đoàn kết chống cộng. Đến hôm nay họ vẫn còn ấp ủ thực hiện được giấc mơ ấy trên xứ sở Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam của họ. Không ai biết được con số chính xác, nhưng có ít nhất 30.000 dân tị nạn người Việt trên Ba Lan, đa phần bất hợp pháp. Chúng tôi biết được cặn kẽ hơn từ một thành viên tranh đấu cho nhân quyền người Ba Lan thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do", hiện đang công tác giúp đỡ số cư dân này.

Robert Krzyszto thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể: "Đấy là một cái bẫy: Cuộc hành trình đến Ba Lan được băng nhóm Mafia Việt Nam tổ chức. Dân tị nạn được đưa đến Moscow, chặng này không khó... Ở đây họ bị gom thu giấy tờ với chiêu bài, phải đi đóng thị thực nhập nội Ba Lan vào thông hành. Và tiếp theo họ được cho biết là có rắc rối, phải trả thêm 10.000 đến 15.000 $US Dollars. Một số tiền họ không thể có được, Thông hành bị giữ - họ đành phải chịu nợ để được đi tiếp đến Ba Lan. Một số nợ quá lớn và để trả nổi họ phải làm suốt đời. Dẫu họ có trúng số độc đắc đi chăng nữa, đám Mafia đòi nợ vẫn sẽ hàng tháng đến nhà gõ cửa.




Thật rất khó khăn mới thâu được những hình ảnh khu chợ Việt Nam vào ống kính. Ai ai cũng e ngại chúng tôi, phần đông thấy máy quay phim ai nấy đều bỏ chạy. Nhiều người sống ở đây đã nhiều năm vẫn không nói được một chữ Ba Lan. Chúng tôi làm quen với Ngân. Người phụ nữ 45 tuổi này hành nghề với một bếp ăn lưu động. Một ngày mới của cô ta bắt đầu từ 1 giờ đêm.

"Cách đây 9 năm tôi phải chạy trốn, vì sợ trả thù. Tôi không muốn kể nhiều hơn. Chồng và con còn ở lại Việt Nam .Tôi nhớ chồng con lắm nhưng phải làm việc bù đầu 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, tôi không còn thì giờ nghĩ đến nữa. Tôi kiếm không được nhiều,nhưng nếu tiết kiệm tôi có thể dư tiền để gọi điện mỗi tuần một lần về nhà. Giờ thì tôi phải đi bán hàng..."

Chúng tôi tháp tùng theo Ngân, nhưng chỉ vài phút sau phải bỏ ngang không quay tiếp. Bởi Ngân không bán được gì khi có mặt chúng tôi bên cạnh. Cô ta giận dỗi mắng:

"Thôi cút đi, chỉ làm cản trở chuyện bán buôn".



Sau đó chúng tôi mới nắm hiểu vì sao dân tị nạn ở đây lo sợ và Tòa Đại sứ CS Việt Nam tại Warsaw khoác một vai trò tai tiếng bất hảo như thế nào. Chiều đến chúng tôi hẹn gặp tại ven ranh thành phố với một cảnh sát tình báo trách nhiệm điều tra trong khu vực cộng đồng người Việt "Họ sợ bọn Mafia. Đám doanh thương giầu có đem rất nhiều tiền từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua hãng xưởng và đầu tư tại Ba Lan. Bọn họ có đường dây rất chặt chẽ với chính quyền Hà Nội và với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw. Một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia"

Và với Mafia thì không đùa được. Đám tị nạn bất hợp pháp phải nộp tiền cho chủ, và tụi ấy có phương pháp riêng của chúng.
"Đám Việt không bao giờ có văn bản hợp đồng. Lời nói là đủ. Khi một kẻ nào đó không trả tiền, sẽ bị bắt cóc và tra trấn cho đến khi phải xì tiền ra".

Một nhà báo Ba Lan đã mất hàng năm trường điều tra quyết phá vỡ bức tường im lặng này. Báo chí Ba Lan vừa rồi đã in bài tường thuật về những sự việc xảy ra trong chợ Việt Nam .


Ton Leszek Szymowski, một nhà báo viết: "Mỗi một con buôn trong chợ đều phải nộp thuế, đấy là nguyên tắc. Không cần biết anh buôn gì, giầy dép hoặc áo quần hoặc có một cửa hàng ăn uống, đều phải nộp thuế. Từ 100 đến 150 $ Dollars một tháng. Nếu không bọn hắn sẽ đốt cửa hàng anh. Chịu chi anh sẽ được bảo đảm an ninh, đối với mọi băng đảng".

Trong bếp một tiệm ăn, một dân tị nạn phi pháp rút hết can đảm kể cho chúng tôi nghe một cuộc vượt trốn liều lĩnh. Cuộc hành trình của Nguyen từ Việt Nam đến Warsaw kéo dài hàng tháng trường.



"Thoạt tiên tôi muốn đi qua đường Moscow Nhưng họ đề nghị tôi nên vượt rừng qua Trung hoa. Tôi tin nghe theo, sau đó phải ngồi mãi trên tàu lửa và rồi nằm trong một thùng carton trên một chiếc xe tải. Xe chạy đến Kiew/ Ukraine . Họ đưa chúng tôi đến biên giới Ba Lan - và khi không người canh giữ, xe vượt biên giới và chở chúng tôi đến chợ Việt Nam, tại đấy họ tống tôi ra khỏi xe và thả tôi chơ vơ giữa đường".



Trả lời câu chúng tôi hỏi, người Việt sinh sống ở đâu. Anh ta trả lời đơn giản:

"Chỉ cần một người mướn được đâu đó trong những chung cư cao ốc một căn hộ, sẽ kéo thêm mười người nữa vào. Mười một người sinh sống trên 12 thước vuông".

"Tôi không hiện hữu, tôi ở ngoài vòng pháp luật. Công an chìm Việt Nam vẫn còn theo dõi tôi đến tận Ba Lan. Họ vẫn hăm dọa khủng bố tôi. Vài ba ngày một lần họ ghé qua đây, hăm tôi không được hoạt động chống đối chính quyền. Và để dằn mặt họ quần tôi mỗi tháng một lần".

Một số ít dân tị nạn đến theo đường bay từ Moscow, với giấy tờ giả. Một ngày có hai chuyến Aeroflot đáp xuống Warsaw. Những giấy thông hành giá trị đến mức dân tị nạn Việt Nam luôn luôn bất tử. Tại những nghĩa trang Ba Lan không hề có một nấm mồ của người Việt. Và điều này kiến Cảnh sát Ba Lan bứt tai vò đầu bao năm nay.


Dariusz Loranty, Cảnh sát Warsaw cho biết: Dân Việt Nam sống mãi (nói không ai tin), nhưng thực tế chưa hề có đám ma chay hay tang lễ nào cả!. Trước đây vài năm, chúng tôi, Cảnh sát Warsaw, thật tình có phỏng đoán, đám người này họ ăn thịt đồng loại chăng? (theo như tường thuật thì chưa có ai chết được chôn bao giờ). Ai rồi cũng phải chết và phải được an táng. Một hôm chúng tôi kiếm được một xác chết bị quẳng đâu đấy vào trong rừng ở ven ranh Warsaw, đám Mafia thủ tiêu xác chết và sử dụng tiếp giấy tờ. Rồi lại thêm một kẻ tị nạn nữa sẽ đến từ Việt Nam , mang tên họ của người đã chết mà không ai kiểm soát được. Và với chúng tôi thì người Việt nào cũng giống nhau, không phân biệt được.

Năm vừa qua chỉ có 800 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ba Lan, tất cả đều bị từ chối. Người Việt sống và bị đối xử phi nhân cách và một cách dã man. Nhưng vào thời điểm cuối cuộc tường trình chúng tôi nghe được một tin đồn kinh khủng.

Robert Krzyszto, hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng: Có một sự việc liên quan đến dân Việt ở đây, không có chứng cớ, nhưng có thật. Tôi muốn nói về việc buôn bán bộ phận thân thể con người. Bọn Mafia đem người qua Ba Lan và sử dụng họ như một kho lạnh biết đi. Những người trẻ và khỏe mạnh. Họ được phép đi lại một mình nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những người này rồi sẽ bị giết và lấy đi những bộ phận thân thể... Mọi dấu tích sẽ được cẩn thận xóa sạch. Những con người đó sẽ biến mất, chỉ còn lại tin đồn.

Chúng tôi không biết đã có bao nhiêu, nhưng nguồn tin này tuyệt đối khá tin cậy.



Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việt Nam hành xử nhóm người này tùy thích. Ngay giữa lòng châu Âu.

Ulrich Adrian
LCH chuyễn ngữ
https://www.facebook.com/ai.t.dam/posts/707851279268514
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=26792

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Nghiên cứu nước ngoài về Hồ Chí Minh






PGS.TS Trịnh Đình Tùng & PGS.TS Nguyễn Đình Lễ

Trong nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói riêng các nhà khoa học Việt Nam công khai nói rõ tính đảng cộng sản của mình.

Cần khẳng định rằng, thể hiện tính đảng cộng sản, đứng vững trên các nguyên tắc phương pháp luận mácxít- lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiếp cận chân lí lịch sử khách quan; tuy trong công tác khoa học còn có những thiếu sót về tư liệu, phương pháp … Đó là những thiếu sót do chưa có sự thống nhất tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu.

Song không vì vậy mà quy kết một cách thiếu thiện chí rằng, những tài liệu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh của những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam là tài liệu “bịa đặt”, “sai lạc”, “cục bộ”, “có dụng ý tuyên truyền, không chuyên nghiệp, ít trung thực và nhất là thiếu lương thiện, tri thức”.

Với nhận thức như vậy, chúng tôi điểm qua đôi nét về tinh hình nghiên cứu ở một số nước để từ đó rút ra những đóng góp của các nhà khoa học nước ngoài đối với việc tìm hiểu về Hồ Chí Minh.

Chúng tôi dùng “nghiên cứu ở nước ngoài” mà không dùng “các nhà nghiên cứu nước ngoài”; bởi vì trong số những người nghiên cứu Hồ Chí Minh ở nước ngoài có cả những nhà nghiên cứu các nước và không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.

Nếu kể cả những ý kiến, câu nói hồi kí của các nhà chính trị và hoạt động xã hội trên thế giới, theo GS. Phan Ngọc Liên, có thể thấy rõ có các loại tác giả sau đây viết vê Hồ Chí Minh:

Thứ nhất- Những đồng chí, bạn bè của nhân dân Việt Nam và Hồ Chí Minh, đã có những đóng góp nhiều tài liệu quý báu, những nhận định đúng đắn về Hồ Chí Minh, ghi lại những mối quan hệ, trong hoạt động cách mạng, quen biết, gặp gỡ Hồ Chí Minh. Phần lớn các công trình này là những hồi ký, hồi ức. Loại tài liệu này thể hiện sự chân thực, tình cảm sâu đậm của bạn bè, đồng chí nên rất hấp dẫn, đáng tin cậy, không chỉ có giá trị khoa học (tuy có thể có sự nhầm lẫn, sai sót vì trí nhớ, vì thời gian quá lâu) mà có ý nghĩa tư tưởng, tình cảm cao đẹp.

Trong loại tài liệu này, chúng ta có thể kể tới những trang hồi ký đầy xúc động về Hồ Chí Minh của những người bạn quốc tế của Người, như Giắc Duyclô, Phrăngxoa Bi-u, Giannét Vecmêt Tôrê (Pháp), Tiêu Tam (Trung Quốc), Akimôva (Liên Xô)…

Thứ hai, những nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị, văn hóa…khá đông, rất đa dạng và phức tạp về quan điểm, khi viết về Việt Nam và Hồ Chí Minh. Trước hết chúng ta phải kể đến “Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) về kỉ niệm 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vị anh hùng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn (1990)”. Đây là sự tôn vinh của thế giới đối với Hồ Chí Minh, hơn nữa đối với một người Cộng sản đầu tiên được tổ chức quốc tế này công nhận.

X. Aphônin và E. Côbêlép (Liên Xô) trong quyển “Đồng chí Hồ Chí Minh ”, một tiểu sử chính trị, đã xem Hồ Chí Minh là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất “trước hết là người con của dân tộc mình, người anh hùng dân tộc của đất nước mình. Bởi vì ý nghĩa quốc tế của những con người như vậy trong bất cứ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội nào cũng là thành tựu vô giá đối với phong trào cách mạng thế giới. Trong một mức độ đầy đủ, điều này rất đúng với Hồ Chí Minh”

X. Aphônin và E. Côbêlép sau khi trình bày cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Aí Quốc-Hồ Chí Minh, đã rút ra một số kết luận khái quát mà chúng tôi xem là những gợi ý để tiếp tục đi sâu hơn trong việc nghiên cứu Hồ Chí Minh. Đó là:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh nhận thức về vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản trong đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, về việc vận dụng một cách sáng tạo chủ ngiã Mác- Lênin vào Việt Nam cũng như các nước khác cùng hoàn cảnh để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với đặc điểm mỗi nước. Luận điểm này vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, nếu các nước được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc tiến tới xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh và tiến bộ.

Thứ hai, trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế tạo nên sức mạnh chiến thắng. Hồ Chí Minh đã cống hiến cho dân tộc và nhân dân bị áp bức những kinh nghiệm quý về chiến lược đại đoàn kết, về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ lịch sử mà không chệnh mục tiêu chiến lược.

Thứ ba, Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh thần cách mạng triệt để, song lại là biểu tượng về chủ nghĩa nhân văn cách mạng – sự kết hợp giữa lòng thương người truyền thống của dân tộc với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa.

Thứ tư, Hồ Chí Minh đã tiếp tục và phát huy mọi giá trị truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, mà lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ bản, đã góp phần xây dựng nền văn hóa mới, CON NGƯỜI chân chính, được viết bằng chữ in hoa.

Hoàng Tranh (Trung Quốc) trong Hồ Chí Minh với Trung Quốc thông qua tài liệu về mối quan hệ của Hồ Chí Minh với nhân dân và những nhà cách mạng Trung Quốc nói lên sự đóng góp của Người đối với việc xây dựng tình hữu nghị giữa hai dân tộc Trung Quốc, Việt Nam, đối với thắng lợi của cách mạng hai nước.

Giáo sư Nhật Bản Singô Sibata đã mạnh mẽ bác bỏ những quan điểm, luận điểm cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là một nhà cách mạng thực tiễn, một người thực dụng lấy chủ nghĩa cộng sản làm phương tiện để “nắm quyền cai trị độc tài”. Ông chứng minh rằng, Hồ Chí Minh là nhà lý luận tài giỏi trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng … Lý luận của Người được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, song là sự phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay. Ví như, Singô Sibata đã đánh giá cao Đảng và Hồ Chí Minh đã “khai phá”, tìm kiếm con đường đi đến chủ nghĩa xã hội đích thực: “Một trong những cống hiến quan trọng của cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam là đã đề ra lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, chứ không phải như lâu nay nhiều người vẫn quan niệm là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh chấm dứt”.

Singô Sibata đã nêu một số luận điểm mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Đó là: “Trước hết chúng ta phải thấy rằng những cống hiến của Hồ Chí Minh đã góp phần đào sâu và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa”.

Tác giả Nhật Bản đã khẳng định “Những cống hiến của Hồ Chí Minh đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lý luận về dân tộc và thuộc địa”. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong quá khứ, mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Bởi vì, sau khi thoát khỏi ách đô hộ của bọn thực dân, tư bản, đế quốc, trong xây dựng và phát triển đất nước các dân tộc phát triển luôn đứng trước nguy cơ chủ nghĩa thực dân mới tìm mọi cách, với nhiều hình thức khác nhau, như thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, mượn danh nghĩa những vấn đề về “nhân quyền” để xâm phạm chủ quyền dân tộc các nước, tăng cường sức ép về kinh tế, chính trị, quân sự, thậm chí khoác áo “chống khủng bố quốc tế” để tiến hành chiến tranh xâm lược.

Furuta Motoo (Nhật Bản) trong cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” do Nhà xuất bản I Wanami ấn hành tháng 2-1996, đã thông qua việc trình bày hoạt động của Hồ Chí Minh để làm nổi bật chân dung của Người trong đấu tranh giải phóng dân tộc và đặt cơ sở cho quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Furuta Motoo qua tác phẩm của mình đã nêu một vấn đề mà ngày nay là nhiệm vụ trọng tâm của nước ta. Đó là: đấu tranh giải phóng dân tộc để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ bằng công cuộc đổi mới đất nước. Tác giả Nhật Bản này gợi cho chúng ta một chủ đề đi sâu nghiên cứu là giải phóng dân tộc và đổi mới đất nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với Hồ Chí Minh không phải là hai giai đoạn nối tiếp nhau, khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc mới tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội mà những nhiệm vụ và dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội phải đan xen nhau và ở mỗi giai đoạn mà có vị trí trọng tâm trong nhiệm vụ cách mạng. Đây là điều xuyên suốt trong hoạt động của Hồ Chí Minh, khi thống nhất về mục tiêu, phương hướng đấu tranh từ cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn và kí luận này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà cả đối với các nước đang phát triển hiện nay.

Việc tìm hiểu về Hồ Chí Minh ở phương Tây đã có từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhằm tìm đáp số cho câu hỏi được đặt ra lúc bấy giờ “Hồ Chí Minh là ai?” đặc biệt từ năm 1970, sau khi Người qua đời việc nghiên cứu phát triển nhiều. Chúng ta đã làm quen với các tác giả và công trình về Hồ Chí Minh ở Pháp, Mỹ…; nổi bật là Jean Lacouture – Ho Chi Minh (Ed Seuil, Paris, 1967), C,P. Ragiơ - “Ho Chi Minh” (Ed. Presses universitaires, Paris, 1970), David Hamberstam – Ho (Randoom House, New York, 1971), Daniel Hémery – Ho Chi Minh de l’ Indochine au Vietnam (Decouvertes Gallimard, Histoire, 1990), Hypersion, New York, 2000; Sophie Quinn – Judge – Ho Chi Minh, The Missing Years (Horizon Books, Singapore, 2003)…

Nhìn chung, những nhà nghiên cứu này đều muốn tìm hiểu sự thật về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh và theo họ, cố gắng tránh việc nhận thức lịch sử bị khúc xạ thông qua một lăng kính chính trị làm mất tính khách quan khoa học.



Một vài tài liệu được các nhà nghiên cứu nước ngoài phát hiện có giá trị khoa học chúng ta đã tiếp nhận, song cũng có những tài liệu “giả, rởm” luận điểm sai trái, cần bác bỏ những cách lí giải không đúng, thậm chí cố tình xuyên tạc

Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Đình Lễ



Chúng ta hoan ngênh ý kiến này và sẽ hợp tác để nghiên cứu, nhất là việc trao đổi tài liệu. Một vài tài liệu được các nhà nghiên cứu nước ngoài phát hiện có giá trị khoa học chúng ta đã tiếp nhận, song cũng có những tài liệu “giả, rởm” luận điểm sai trái, cần bác bỏ những cách lí giải không đúng, thậm chí cố tình xuyên tạc. Xin dẫn một vài dẫn chứng: J. Duiker, nhà nghiên cứu Mỹ, đã thực hiện chủ đích của mình trong việc “thể hiện đặc điểm đầy kịch tính về cuộc đời Hồ Chí Minh và tầm quan trọng của những kịch tính đó trong việc hình thành lịch sử Việt Nam và của thế kỉ XX”. Sophie Quinn Judge đã bỏ nhiều công sức trong việc sưu tập tài liệu, đặc biệt ở kho Lưu trữ của Quốc tế Cộng sản. Công trình của bà tập trung vào những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) “từ 1919, khi anh lần đầu nổi lên ở Paris với bí danh Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn – người yêu nước) cho đến năm 1941 và chiến tranh thế giới thứ hai, khi mối quan hệ với Quốc tế Cộng sản thực tế đã chấm dứt”. Những tài liệu mà Sophie Quinn Judge sưu tầm được nó rất quý với chúng ta và cần trân trọng là vì “mục đích của việc nghiên cứu này không phải là phá hỏng uy tín của Hồ mà xác định càng thực tế càng tốt những gì anh đã làm trong những năm ở Quốc tế Cộng sản. Đây là những năm phải ngụy trang và bí mật; vì vậy cũng dễ hiểu khi họ tăng thêm phần huyền thoại về Hồ như kiểu Fhăng- tô- mát”.

Song không phải tài liệu nào cũng phản ánh đúng sự kiện, bởi vì giữa hiện thực khách quan với tài liệu bao giờ cũng có con người phản ánh hiện thực thông qua chủ quan của mình. Một số sự kiện được nêu có vẻ khách quan, nhưng khi giải thích, khái quát, kết luận lại bộc lộ tính chủ quan, phiến diện không phản ánh đúng sự thật.

Ví như, W. J. Duiker căn cứ vào một số tài liệu không xác thực, thậm chí bị xuyên tac để đưa ra những kết luận, nhận định không đúng về “quyền lực và uy tín ngày càng giảm sút của Hồ Chí Minh”, về “việc chia rẽ, tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam …”, về thái độ “quả lắc” của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam giữa hai thế lực mâu thuẫn, xung đột nhau Liên Xô- Trung Quốc”… Từ những nhận định sai lệch, ông đã dự báo rằng: “Rất khó duy trì sự sùng bái ông Hồ trong tương lai. Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, dù hầu hết thanh nien Việt Nam tôn trọng Hồ Chí Minh vì những đóng góp của ông cho sự nghiệp giành độc lập và thống nhất đất nước, nhiều người không còn coi ông là nhân vật trong tâm hồn đời sống của họ”. Những lý giải như vậy đã đi ngược lại sự thực buộc chúng ta phải làm sáng tỏ bằng những tài liệu- sự kiện chân thực.

Có nhiều vấn đề cần thảo luận, trao đổi để nhận thức đúng về Hồ Chí Minh mà các tác giả phương Tây đã đề cập đến, ở đây chúng ta chỉ dẫn ra một số chủ đề lớn sau đây, cần tiếp tục nghiên cứu đúng đắn.

Một là, động cơ Hồ Chí Minh sang phương Tây; Hồ Chí Minh là nhà dân tộc chủ nghĩa hay người cộng sản. Không ít tác giả phương Tây không phủ nhận Hồ Chí Minh là nhà yêu nước lớn, chiến đấu cho độc lập dân tộc, song lại cho rằng, Hồ Chí Minh sang phương Tây làm cách mạng vì “bất mãn” với việc Pháp cách chức cụ Nguyễn Sinh Sắc, vì “muốn làm quan”… Daniel Hémery khẳng định rằng: “Việc người cha bị cách chức, bị loại khỏi xã hội, chịu nhục nhã, phải tự nguyện lưu lạc vào Nam Kỳ đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành rời bỏ Tổ quốc ra đi năm 1911”(18). Về vấn đề này một số nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã trình bày và phân tích những nhận định không chính xác này.

Một số tác giả khẳng định Hồ Chí Minh dùng chủ nghĩa cộng sản làm phương tiện để nắm quyền lực, “tranh giành ảnh hưởng, thế lực với những nhà dân tộc chủ nghĩa”. Về vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã vạch rõ nhận định sai lầm này, có ý tưởng không tốt, song cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bác bỏ các luận điệu phi khoa học này.

Cũng có người tiếc rằng Hồ Chí Minh đã chọn chủ nghiã cộng sản để làm phương tiện hành động.., nếu không “ông vẫn tập hợp được đông đảo nhân dân chống Pháp”.

Hai là, quan hệ của Nguyễn Ái Quốc đối với Quốc tế Cộng sản. Vấn đề này được nhiều tác giả phương Tây đề cập, tập trung nhất trong quyển “Hô Chi Minh – The Mising years” (Hồ Chí Minh – Những năm tháng lưu lạc) của Sophie Quinn Judge đặc biệt ở chương 2 “Sự tuyển dụng của Quốc tế Cộng sản (1923-1924)” và chương 3 “Chết ở Hồng Kông, chôn ở Mátxcơva? (1931-1938)”. Tác giả nêu trên đã diễn tả quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Quốc tế Cộng sản rất căng thẳng, đặc biệt những năm 1934-1938, “khó có thể tưởng tượng được việc người cộng sản lâu năm, như Hồ Chí Minh, có thể giữ được hoạt động của mình thế nào trong suốt thời kỳ điên loạn đó”. Như đã nói, chúng ta sử dụng có chọn lọc những tài liệu mà Sophie Quinn Judge sưu tầm và cung cấp để nghiên cứu, phải phân tích kỹ đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tránh sự suy diễn chủ quan, nên ngộ nhận sai sự thật. Thời kỳ Hồ Chí Minh ở Liên Xô (1934-1938) vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ để nhận thức đúng quan điểm…, vững chắc, ý thức kỷ luật, tinh thần tổ chức cao.

Ba là, quan hệ giữa Hồ Chí Minh với các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề này, các tác giả phương Tây thường đi tìm tài liệu để suy đoán về “quyền lực và uy tín ngày càng giảm sút của Hồ Chí Minh”, về “cuộc xung đột giữa những người muốn giải phóng ngay miền Nam và những người chủ trương tập trung xây dựng mièn Bắc”… Đối với nhân dân Việt Nam thì điều này đã quá rõ ràng: Hồ Chí Minh là người thầy, người đồng chí thân yêu của tất cả các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Bốn là, Hồ Chí Minh là một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc. Nhiều người thừa nhận Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, có công to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, song lại “lên án” Hồ Chí Minh là “tay sai” của Quốc tế Cộng sản, của Mátxcơva, đã du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, làm “lệnh hướng phát triển của lịch sử Việt Nam”.

Tiêu biểu cho luận điệu này là ý kiến của Trương Vĩnh Kính trong quyển “Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” (Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả), nguyên tác tiếng Trung Quốc (Đài Bắc, Truyện kí văn học xuất bản, 1972), bản dịch tiếng Việt của Thượng Huyền (Văn nghệ xuất bản, California- USA, 1999). Trương Vĩnh Kính không thể phủ nhận công lao của Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến đánh thắng thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) song lại kết luận rằng: “Hồ Chí Minh đã dùng số nhân dân và vật lực có hạn của ông để trước sau tiến hành cuộc chiến tranh trường kỳ với hai quốc gia đại công nghiệp, coi thường tính mạng của nhân dân. Đó là ông đã chiến đấu cho nền độc lập chân chính của Việt Nam ư? Hay là ông đã chiến đấu cho bản thân chính quyền cộng sản ?. Câu hỏi này tự nó đã bộc lộ suy nghĩ sai lệch của Trương Vĩnh Kính mà nhiều tác giả chống cộng đã nêu lên từ lâu: “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã dùng chủ nghĩa cộng sản làm phương tiện nắm giữ chính quyền”.

W. J. Duiker cũng lúng túng trong việc giải thích mối quan hệ về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản trong con người Hồ Chí Minh, dù phải khẳng định rằng: “người ta không thể phủ nhận điều này, sự nghiệp mà ông Hồ thúc đẩy và lãnh đạo đã tạo nên những thời điểm chưa hề có trong thế kỷ XX, thể hiện đỉnh cao của kỷ nguyên giải phóng dân tộc ở thế giới thứ ba và lần đầu tiên Mỹ phải công nhận sự hạn chế trong chính sách ngăn chặn cộng sản của mình. Sau Việt Nam, thế giới không bao giờ như cũ nữa”.

Về mối quan hệ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản ở Hồ Chí Minh, về vấn đề Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, vừa là chiến sĩ lỗi lạc quốc tế đã được nhiều nhà cách mạng, nhà khoa học, hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nước Việt Nam đã chứng minh rõ. Song dù sao đây là vấn đề quan trọng, phức tạp trong tình hình hiện nay, khi chủ nghĩa tư bản dường như “thắng thế”, chủ nghĩa xã hội đang “khủng hoảng”, “suy yếu”. Chỉ nghiên cứu sâu sắc, đúng đắn về Hồ Chí Minh mới có thể lý giải xu thế “khuynh tả” đang diễn ra sôi nổi ở khu vực Mỹ Latinh hiện nay, về một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở các nước nắm chính quyền…

Năm là, sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam với các nhà khoa học nước ngoài để sưu tầm tài liệu về Hồ Chí Minh, vì Hồ Chí Minh hoạt động ở nhiều nước trong điều kiện bí mật, bất hợp pháp, viết nhiều tài liệu bằng các thứ tiếng khác nhau, hiện đang thất lạc. Sự hợp tác của các nhà khoa học với tinh thần vô tư, chân thực, thiện chí mới có thể tiếp tục phát hiện nhiều tài liệu của Hồ Chí Minh chưa được biết đến.

Sao Không Về Việt Nam? - Lằn Ranh Quốc Cộng




Trần Tiên Long






Hai bình ảnh tương phản: ông Ngô (bên trái) và ông Hồ (bên phải)

Những biến cố chính trị cũng như những cơn sóng thần, có thể làm nhiều người phải mãi mãi rời xa quê hương. Sau trận hồng thủy là một trật tự mới. Nơi mà họ ra đi đã có dân cư mới, và những người phiêu bạt cũng đã ổn định ở vùng đất mới. 50 con xuống biển, 50 con lên núi đều là con Rồng cháu Tiên. Các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp, ... đều đã có những cuộc di cư hàng loạt sang Mỹ vì tự do (nhất là tự do tôn giáo) từ thế kỷ 16, kéo dài hàng mấy thế kỷ, chứ không riêng Việt Nam (xem câu hỏi số 5 trong bài Phỏng vấn GS NMQ - Ý Nghĩa Cuộc Chiến). Chẳng lẽ hễ ai ca ngợi nơi nào đều phải di cư trở lại nơi ấy mới được quyền nói? Đó là lý luận của trẻ con!

Rốt cuộc, tư tưởng phân chia lằn ranh "Quốc Cộng" là một tư tưởng lạc hậu. Các nước tự do đều có Đảng Cộng Sản, Mỹ, Pháp,... có ai hô hào "lằn ranh Quốc Cộng" đuổi Đảng Cộng Sản Mỹ, Cộng Sản Pháp đi sang Nga, sang Tàu, sang Cuba, sang Việt Nam không? Và ngược lại, ở các nước Cộng Sản, như Việt Nam, tuy mang tiếng độc đảng, nhưng không ai đuổi những người không vào Đảng đi đâu cả.

Quí vị hàng ngày vận động đa đảng nhưng lại tối kỵ Cộng Sản, sống chết với lằn ranh Quốc Cộng thì ai có thể tin rằng quí vị thực sự chấp nhận "đa đảng" nếu nắm được quyền? Hãy xem lại bản thân quí vị có xứng đáng lên tiếng "đấu tranh" cho dân chủ hay không? Tiến bộ lên một chút đi nào!

Xin mời bạn đọc những lời đối thoại dưới đây. Thư dưới cùng là thư gửi trước. (SH)

From: GiongLacHong@yahoogroups.com
Sent: Monday, October 13, 2014 12:00 PM
Subject: [GiongLacHong] Cũng Vẫn Cứ Là Vu Khống Và Chụp Mũ / Có Cần Tranh Đấu Cho Những Điều Không Thể Thay Đổi? / Xin Được Mãi Mãi Là Người Việt Nam ...

Cũng Vẫn Cứ Là Vu Khống Và Chụp Mũ

Thưa ông Phúc Linh,

Tôi chẳng còn lạ gì với cái thủ đoạn vu khống và chụp mũ cho những ai không cùng quan điểm với mình mà thiên hạ vẫn thường đem ra sử dụng hằng ngày trong các diễn đàn công cộng. Những gì tôi viết thì đã viết. Rất tiếc, có vẻ như ông chẳng thèm đọc nên vẫn chưa hiểu ý của tôi. Ở bài viết này, tôi xin trình bày ba sai lầm nghiêm trọng mà ông đang vấp phạm: viết gian dối, phản biện lạc đề, và suy diễn để chụp mũ Cộng sản. Ông không đọc cũng chẳng sao, nhưng tôi viết còn là viết cho công luận, sẳn sàng chấp nhận mọi phê phán từ công luận. Chúng ta đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, thì hãy xử sự theo tự do, dân chủ.

Thứ nhất, ông vẫn cứ tiếp tục viết gian dối, có nói không, không nói có. Chứng minh?
Ông viết:

“Mặc dù người Việt đã bỏ nước ra đi ít nhất cũng gần 40 năm rồi thì chúng ta không thể thay đổi, nhưng chúng ta vẫn phải tranh đấu trong phạm vi những gì có thể làm được tại hải ngoại, đó là chống lại việc thi hành Nghị quyết 36 mà ông Trần Tiên Long là người không chấp nhận cuộc đấu tranh này.”

Vậy xin ông hãy chứng minh tôi viết chỗ nào để ông có thể quả quyết rằng tôi “không chấp nhận cuộc đấu tranh” chống lại việc thi hành Nghị quyết 36. Nếu ông không thể chứng minh được thì có phải ông là hạng người đang làm chuyện gian dối, có nói không, không nói có, như tôi đã khẳng định không? Vấn đề ở đây là đấu tranh như thế nào. Có phải cứ mạ lị, vu khống và chụp mũ bằng cách tấn công tư cách cá nhân (ad hominem) như ông đang làm thì mới là đấu tranh không? Và đấu tranh như thế nào để đừng làm hại đến quyền lợi quốc gia và dân tộc của VN chúng ta? Có phải cứ cuồng tín ôm bom nổ hoặc gây chiến tranh mới là đấu tranh? Đó là lý do tôi đồng cảm với phương cách đấu tranh ôn hòa, khả thi, không di hại đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc, được trình bày trong Cách Mạng Trắng của Ls. Hoàng Duy Hùng hơn phương cách đấu tranh của nhóm Hubert Võ. Cố gắng cô lập VN chỉ làm đất nước và dân tộc VN muôn đời nghèo đói, và hệ quả đương nhiên là VN càng lệ thuộc hơn nữa vào Trung Quốc.

Thứ hai, ông lại tiếp tục phản biện lạc đề thêm nhiều lần nữa. 


Tôi đang bàn về 12 câu hỏi “tại sao” của ông đã đưa ra trong chuỗi điện thư này, và tôi gọi đó là “những điều không thể thay đổi”; nhưng ông lại lôi những điều có thể thay đổi được để phản biện, những điều mà tôi đã đồng ý với ông qua câu viết về một trận chiến quan trọng và trường kỳ hơn, như tôi đã trích dẫn. Cứ như thế này thì muôn đời chỉ là cà khịa, cù nhày, ông nói gà thì bà nói vịt, không giải quyết được gì cả.

Hãy đọc lại xem trong 12 câu hỏi “tại sao” của ông đã trưng ra thì có điều gì có thể thay đổi được không? Ông tưởng cứ bầu cho ông Hubert Võ thì phe cánh của ông có thể thay đổi được sao? Sao ông không chịu nhìn vào thực tế một chút để thấy ít nhất 11 câu “tại sao” của ông không còn gì để mà tranh đấu? Chẳng lẽ ông tưởng phe cánh của ông có khả năng thay đổi cả quá khứ sao? Nhưng ngay Thượng đế toàn năng cũng chẳng làm được, huống hồ các ông chỉ là loài thụ tạo. Ông thử trình bày cho thiên hạ biết làm cách nào mà ông có thể tranh đấu để đừng có “sự ra đời của các quốc gia Cộng sản”; đừng có “cuộc di cư của hàng triệu người Việt từ Bắc vào Nam năm 1954”; hoặc đừng có “sau ngày 30/4/1975, dù biết là hiểm nguy, có thể bị chết trong rừng sâu, trên biển cả, nhưng rất nhiều người Việt Nam – Campuchia – Lào đã lìa bỏ quê hương chạy ra nước ngoài để trốn chạy Cộng sản”, v/v… Đó là những bài học thuộc lịch sử, không phải là những vấn đề của hiện tại để tranh đấu. Thử hỏi, hiện tại có người VN nào còn tranh đấu để không có cuộc cách mạng toàn dân lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm? Đó là vấn đề lịch sử đã sang trang, không còn gì để tranh đấu.

Chúng ta chỉ có thể tranh đấu để thay đổi những gì có thể thay đổi, đó là những gì thuộc về hiện tại. Và hiện tại bây giờ thì sao? Có còn người VN nào vượt biên nữa không? Nhưng mỗi năm đang có hằng trăm ngàn Việt kiều về thăm quê hương, hằng chục ngàn sinh viên du học, hằng trăm ông linh mục, sư sãi ra vào tự do để làm “mục vụ xin tiền”. Rồi cả hơn 10 tỉ đô la của Việt kiều chúng ta hằng năm gửi về VN. Cả thế giới đang có bang giao và đầu tư làm ăn với VN. Ngoài ra Hoa Kỳ còn cho phép buôn bán vũ khí và viện trợ quân sự cho VN. Đó là những sự kiện có thực, không thể chối cãi được, trừ khi ông cứ việc nhắm mắt.



Thứ ba, ông lại đem một câu văn của tôi ra để giải thích theo ý riêng của mình bằng cách suy diễn khơi khơi. 

Cái kiểu cách chụp mũ Cộng sản lên đầu lên cổ nhau thì quá phổ biến và rẻ tiền, riết rồi tôi nhìn xung quanh chúng ta đều toàn là Cộng sản. Điều này đang tự chứng minh những gì tôi đã viết trong bài Vậy Ai Không Phải Là CS hay VGCS? thì rất chính xác.

Chẳng hạn ông viết:

“Theo ông Trần Tiên Long “ Những chuyện đã xảy ra hơn nửa thế kỷ hoặc ít nhất cũng gần 40 năm rồi thì làm sao chúng ta có thể thay đổi? Chúng đã thuộc về lịch sử, được nhắc đến như là một bài học về lịch sử; mà lịch sử thì làm sao có thể thay đổi? Phải chăng ý của ông là “ không thay đổi được thì phải đi theo Cộng sản, phải thần phục Cộng sản phải không ?” ” (Trích và để màu theo nguyên văn)

Đấy, tại vì ông không hiểu nỗi thế nào là “những điều không thể thay đổi”. Và cái lối suy diễn của ông thì cứ “không thay đổi được thì phải đi theo Cộng sản, phải thần phục Cộng sản”, nghĩa là chẳng còn có một con đường nào khác. Người Mỹ thường gọi “It’s my way or the highway!”, hệ quả của một lối tư duy theo đối đãi nhị nguyên: chống Cộng theo tao, không theo tao thì nhất định mày là Cộng sản. Ông không hiểu nỗi ngay chỉ việc chống Cộng thôi cũng còn có vô số phương cách: Chống Cộng Cực Đoan, Chống Cộng Cho Chúa, Chống Cộng Chết Bỏ, Chống Cộng Bằng Cách Trùm Mền Hô Xung Phong, Chống Cộng Phở Bò, Chống Cộng Mách Bu…

Thưa ông Phúc Linh, những gì tôi viết là để trình bày những sự thật ra trước công luận, bất kể có đụng chạm đến phe nhóm của ông hay không. Có thể sự trình bày của tôi có đôi chút chủ quan bởi vì tôi cũng chỉ là một con người có giới hạn, nhưng nhất định không phải vì để bênh vực cho bất cứ một phe nhóm nào. Bởi lẽ, tôi chẳng phải là một người làm chính trị. Đối với tôi, sự thật luôn luôn có một vị thế cao trọng hơn quyền lợi của phe nhóm, kể cả một phe nhóm tôn giáo có thế lực nhất hoàn vũ. Chủ nghĩa, phe nhóm, hay các tổ chức tôn giáo thì chỉ là giai đoạn, nay còn mai mất; còn quốc gia và dân tộc VN thì mãi mãi trường tồn. Điều tôi quan tâm hơn cả là chúng ta đã và đang làm được gì cho quê hương và dân tộc VN của chúng ta. Nếu mà có thể làm được những điều ích quốc lợi dân, cho dù có bị đội cái nón cối Cộng sản, thì tôi cũng xin tự nguyện. Chỉ đơn giản vậy thôi, ông ạ!

Trân trọng,

Trần Tiên Long




_____________________


From: vuthach nguyen [mailto:phuclinh1948@yahoo.com]
Sent: Sunday, October 12, 2014 11:21 AM
Subject: Re: [Daploisongnui] Có Cần Tranh Đấu Cho Những Điều Không Thể Thay Đổi? /...

Kính thưa quí vị,

Mọi người dều hiểu rõ rằng chế độ Cộng sản không có tự do – dân chủ - người dân không có nhân quyền – không có tự do bầu cử và ứng cử …, bởi vậy, hiện nay người dân Việt trong nước đang tranh đấu cho tự do – dân chủ - nhân quyền …. là tranh đấu cho sự giải thể chế độ Cộng sản mặc dù họ bị bắt bớ, tù đầy, bị đánh đập cho đến chết nhưng những cuộc tranh đấu vẫn còn tiếp tục dài dài

Mặc dù người Việt đã bỏ nước ra đi ít nhất cũng gần 40 năm rồi thì chúng ta không thể thay đổi, nhưng chúng ta vẫn phải tranh đấu trong phạm vi những gì có thể làm được tại hải ngoại, đó là chống lại việc thi hành Nghị quyết 36 mà ông Trần Tiên Long là người không chấp nhận cuộc đấu tranh này.

Theo ông Trần Tiên Long, không thay đổi được thì phải đi theo Cộng sản, phải thần phục Cộng sản phải không ?

Cũng vì sự khác biệt ý thức hệ Quốc – Cộng vẫn còn tồn tại, nên người Việt hải ngoại vẫn trân quí lá cờ vàng ba sọc đỏ đã đem theo ra hài ngoại nên vẫn còn những cuộc biểu tình chống Cộng, những cuộc tranh đấu cho Nghị quyết cờ vàng của người Việt quốc gia hải ngoại hoặc tranh đấu cho Nghị quyết về thái độ của các thành phố tại Hoa Kỳ đối với sự hiện diện của CSVN tại Hoa Kỳ …… ngoại trừ ông Trần Tiên Long

Cũng vì sự khác biệt ý thức hệ Quốc – Cộng vẫn còn tồn tại, nên đảng CSVN mới ban hành Nghị quyết 36 do ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở Nước ngoài - Chủ tịch Ủy ban thi hành Nghị quyết 36 nhằm lôi kéo người Việt hải ngoại xóa bỏ tư tưởng ý thức hệ Quốc – Cộng, xóa bỏ lằn ranh Quốc – Cộng để hướng về tổ quốc Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

và CSVN đã thành công thu phục được lãnh tụ băng đảng Cách mạng trắng cùng một số cá nhăn mà mọi người đã nhận thức rõ rệt qua hai bài viết mới đây của ông Trần Tiên Long cổ vũ cho việc xóa bỏ hận thù, xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng.

Còn việc thay đổi chế độ Cộng sản trong nước thì ai sẽ làm việc này ?

Chính là người dân trong nước, Họ đang tranh đấu cho tự do – dân chủ - nhân quyền,

Chính là Hoa Kỳ và các nước Tây phương đang tranh đấu bằng lộ trình hòa bình đã xoay chuyển được tư duy ý thức hệ của đại đa số quần chúng Việt Nam và họ không còn muốn duy trì chế độ Cộng sản nữa.

Cuộc Cách mạng tại Việt Nam vẫn chưa đến thời kỳ chín mùi để bùng nổ, để bộc phát đập tan chế độ Cộng sản chỉ vì chưa có người có đủ uy tín lãnh đạo người dân chống Cộng

Quí vị thừ nghĩ xem, những cuộc tranh đấu chống Tàu xa xưa thành công là vì có Quang Trung, có hai bà Trưng, có Lê Lợi, có Đinh Bộ Lĩnh … mới lôi kéo được quần chúng đi theo làm cách mạng, nếu là người khác hô hào khởi nghĩa chống Tàu, quần chúng có dám theo họ không ?

Quá khứ cũng có những nhân tài như bà Triệu, Lê Lai.. nhưng chỉ là những tướng lãnh.. không phải là lãnh đạo.

Theo ông Trần Tiên Long “Những chuyện đã xảy ra hơn nửa thế kỷ hoặc ít nhất cũng gần 40 năm rồi thì làm sao chúng ta có thể thay đổi? Chúng đã thuộc về lịch sử, được nhắc đến như là một bài học về lịch sử; mà lịch sử thì làm sao có thể thay đổi? Phải chăng ý của ông là “không thay đổi được thì phải đi theo Cộng sản, phải thần phục Cộng sản phải không ? “

Thưa ông Trần Tiên Long,

Ông có cho rằng người dân trong nước “VÔ TRÍ “ nên họ vẫn tiếp tục đấu tranh chống Cộng mặc dù bị tù đày, đánh đập cho đến chết…

Ông có cho rằng Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương “VÔ TRÍ“ nên mới vẫn tiếp tục những cuộc đối thoại với CSVN, để cố gắng ép Việt Nam phải đi vào lộ trình hòa bình để chuyển hóa chế độ ?

Nếu ông Trần Tiên Long trả lời là KHÔNG thì chính ông Trần Tiên Long là kẻ VÔ TRÍ

Chúng ta không biết trước được việc gì sẽ xảy ra vì lịch sử chứng minh những người dân chúng ta không biết trước được chế độ Cộng sản bị sụp đổ ở Liên Xô, ở các nước Đông Âu…

Phúc Linh

-------- Original Message --------

Subject: Có Cần Tranh Đấu Cho Những Điều Không Thể Thay Đổi? / Xin Được Mãi Mãi Là Người Việt Nam / ...
From: "qtran"
Date: Sat, October 11, 2014 8:14 pm

Có Cần Tranh Đấu Cho Những Điều Không Thể Thay Đổi?

Kính ông Phúc Linh,

Xin chân thành cám ơn sự góp ý của ông. Nhưng rất tiếc, tôi nhận thấy ông đang lẫn lộn giữa thì quá khứ với thì hiện tại. Bởi lẽ, những gì ông trưng ra trong 12 câu hỏi “tại sao” dưới đây thì có đến 11 câu đã thuộc về quá khứ. Riêng chỉ một câu duy nhất số 8 liên quan đến Trung Cộng và Hong Kong thì thuộc về thì hiện tại, nhưng nó lại chẳng liên quan gì tới quê hương VN của chúng ta. Ngày nay, Cộng sản trên danh nghĩa chỉ còn ở bốn quốc gia: Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, và Cuba. Tuy nhiên, chỉ có Bắc Hàn là còn áp dụng chủ nghĩa Cộng sản. Ba quốc gia còn lại đang áp dụng những phần chính yếu của tư bản chủ nghĩa mà thiên hạ gọi là tư bản đỏ. Khi áp dụng chủ nghĩa tư bản thì đương nhiên cũng phải chịu những hệ lụy của nó, điển hình là sự cách biệt giữa người giầu và kẻ nghèo càng ngày càng rõ nét hơn. Đó là lý do tôi có thể khẳng định rằng chủ nghĩa Cộng sản ngày nay chỉ còn là một bóng ma của lịch sử.

Từ đó, chúng ta cần phải nêu ra một câu hỏi như sau:

Người Việt Nam hải ngoại có cần mất thì giờ và tâm huyết để tranh đấu cho những điều không thể thay đổi?

Những phàn nàn của chúng ta về Cộng sản, điển hình là 12 câu hỏi “tại sao” của ông Phúc Linh dưới đây, là những điều lo lắng xa vời, không có trong thực tế hiện tại ở VN. Những chuyện đã xảy ra hơn nửa thế kỷ hoặc ít nhất cũng gần 40 năm rồi thì làm sao chúng ta có thể thay đổi? Chúng đã thuộc về lịch sử, được nhắc đến như là một bài học về lịch sử; mà lịch sử thì làm sao có thể thay đổi?

Tôi xin đồng ý với ông Phúc Linh là có sự khác biệt giữa hai ý thức hệ Quốc/Cộng. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết ở cả nửa thế kỷ về trước, không còn là vấn đề cấp bách của thực tế hiện tại. Còn những điều tiêu cực hiện nay của một chế độ thì không phải chỉ là độc quyền của chủ nghĩa Cộng sản. Chúng có thể được tìm thấy rất dễ dàng ở các quốc gia khác không phải là Cộng sản. Đối với những nét tiêu cực đó thì tôi xin tình nguyện là một trong những chiến sĩ như tôi đã khẳng định qua đoạn văn sau trong bài Xin Được Mãi Mãi Là Người VN:

“Đối với tôi, có một cuộc chiến quan trọng và trường kỳ kể từ khi có con người, đó là một cuộc chiến giữa thiện và ác; giữa những điều sai lầm, mê tín dị đoan và các chân lý; giữa tinh thần cực đoan cuồng tín giáo điều và lòng bao dung chấp nhận những quan điểm đối nghịch; giữa độc tài và tự do; giữa tham nhũng, bất công và công lý, v/v… mà vấn đề chủ nghĩa hay chế độ chỉ là một trong những biểu hiệu của cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến mà tôi nghĩ bất cứ người trí thức nào cũng không thể từ chối dự phần. Chẳng cần phải khẳng định cương vị của một người dân nước nào thì tôi cũng có thể tham gia trận chiến trong khả năng và hoàn cảnh giới hạn của cá nhân tôi.”

Tóm lại, chúng ta không nên lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là những điều đã xảy ra rồi. Cho dù chúng ta có muốn hay không thì cũng không thể thay đổi được quá khứ. Đem quá khứ để làm lý do tranh đấu như được tóm tắt trong 12 câu hỏi “tại sao” của ông Phúc Linh dưới đây rõ ràng là việc làm hoang tưởng, vô trí.

Trân trọng,

Trần Tiên Long

____________________


Subject: Xin Được Mãi Mãi Là Người Việt Nam / Mạch sống: TP Houston Không Liên Kết, Không Chị Em với TP Đà Nẵng...
From: vuthach nguyen [mailto:phuclinh1948@yahoo.com]
Sent: Saturday, October 11, 2014 7:46 PM

Sự Khác Biệt Ý Thức Hệ Quốc – Cộng

Kính thưa quí vị,

Trong bài “Xin Được Mãi Mãi Là Người Việt Nam” tác giả Trần Tiên Long viết như sau :


“Mà thực ra, chúng ta chống Cộng chỉ là trên danh nghĩa, chúng ta chống nhau mới là bản chất đích thực của vấn đề.

Cứ mỗi khi muốn chống ai trong việc làm ăn hay tranh dành chức vụ thì việc đầu tiên chúng ta đội cho họ cái nón cối Cộng sản, rồi sau đó tha hồ thoải mái tự do tố Cộng mà chẳng cần phải chứng minh họ là Cộng sản.

Bao nhiêu tội lỗi của Cộng sản từ trước tới nay được vô tư đổ lên đầu các đối thủ, nhưng chẳng bao giờ chúng ta tự hỏi rằng họ đã làm gì, ngoài sự khác biệt một ý kiến, một quan điểm, một nhận thức về cùng một vấn đề.”

Có thể khẳng định mà không sợ nói quá đáng rằng có hơn 95% những ý kiến được phát tán hằng ngày trong các diễn đàn công cộng của người Việt hải ngoại là để chửi bới và mạt sát giữa những người Việt Quốc gia với nhau. Bây giờ thì lại có bài của tác giả Trịnh Viết Bắc với nội dung tố ngược ở ngay tựa đề “Chính “Việt Kiều” tỵ nạn cộng sản đã giúp đỡ cộng sản!”.

Theo thiển ý của chúng tôi, xin mạo muội góp ý :

Dưới đây, ông Trần Tiên Long đã nói lên được cái mấu chốt của sự kiện :

Mà thực ra, chúng ta chống Cộng chỉ là trên danh nghĩa, chúng ta chống nhau mới là bản chất đích thực của vấn đề.



Bao nhiêu tội lỗi của Cộng sản từ trước tới nay được vô tư đổ lên đầu các đối thủ, nhưng chẳng bao giờ chúng ta tự hỏi rằng họ đã làm gì, ngoài sự khác biệt một ý kiến, một quan điểm, một nhận thức về cùng một vấn đề.

Đoạn văn ngắn trên đã giải thích rõ :

1/ Tại sao lại có sự ra đời của các quốc gia Cộng sản Nga Xô – Trung quốc – Cu ba – Ba Lan – Tiệp khắc – Đức ….

2/ Tại sao có cuộc di cư của hàng triệu người Việt từ Bắc vào Nam năm 1954, bắt đầu cuộc tranh chiến Nam – Bắc Việt Nam, gọi là chiến tranh Quốc-Cộng

3/ Tại sao đât nước Đại Hàn bị chia đôi làm hai quốc gia Triều Tiên và Nam Hàn để tạm thời chấm dứt cuộc chiến tranh Cao Ly

4/ Tại sao lại có sự sụp đổ của bức tường ô nhục thống nhất nước Đức và bức tường này chia đôi nước Đức làm hai mảnh Đông Bá linh và Tây Bá linh

5/ Tại sao lại có cuộc cách mạng thành công của giới công nhân Ba Lan xóa bỏ chế độ Cộng sản

6/ Tại sao lại có sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại các quốc gia Đông Âu

7/ Tại sao chính phủ Phi Luật Tân phải ra sức tiêu diệt phiến quân Cộng sản để bảo vệ và duy trì chế độ tự do – dân chủ theo kiều Âu Mỹ,

8/ Tại sao có cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi hỏi Hong Kong phải có cuộc bầu cử theo kiểu tự do – dân chủ theo như thỏa thuận của chính phủ Anh với Trung Cộng khi trao trả Hong Kong

9/ Tại sao có sự phản đối chống lại sự sát nhập Đài Loan vào Trung Cộng

10/ Tại sao sau ngày 30/4/1975, dù biết là hiểm nguy, có thể bị chết trong rừng sâu, trên biển cả, nhưng rất nhiều người Việt Nam – Campuchia – Lào đã lìa bỏ quê hương chạy ra nước ngoài để trốn chạy Cộng sản mà không ít người đã bị chết trên đường tìm tự do

11/ Tại sao thế giới lại lên án Trung quốc trong việc thảm sát người dân trong vụ Thiên An Môn khi họ tranh đấu đòi tự do – dân chủ .

12/ Tại sao những người Việt Nam trong đó có gia đình của quí bạn đọc, có gia đình chúng tôi, có gia đình ông Trần Tiên Long phải ra đi bằng cách vượt biên hoặc chương trình HO hoặc bảo lãnh gia đình …để có mặt tại hải ngoại từ bao lâu nay

Kính thưa quí vị,

Đoạn văn ngắn : “Bao nhiêu tội lỗi của Cộng sản từ trước tới nay được vô tư đổ lên đầu các đối thủ, nhưng chẳng bao giờ chúng ta tự hỏi rằng họ đã làm gì, ngoài sự khác biệt một ý kiến, một quan điểm, một nhận thức về cùng một vấn đề.” đã thể hiện rõ luận điệu nhằm mục đích thuyết phục người đọc xóa bỏ sự khác biệt trong tư tưởng ý thức hệ Quốc – Cộng, xóa bỏ lằn ranh Quốc – Cộng của người Việt hải ngoại.

Nếu ông Trần Tiên Long hoặc Hoàng Duy Hùng và bè lũ Cách mạng trắng không còn sự khác biệt tư tưởng ý thức hệ Quốc – Cộng, ko6ng còn lằn ranh Quốc – Cộng nữa, khi tự nhận thấy rằng mình đã sai lầm khi không ở lại Việt Nam để chung sống với CSVN thì vẫn còn thời gian lìa bỏ mảnh đất tự do tại các quốc gia Hoa Kỳ, Thụy sĩ, Pháp, Úc, Anh, Đan Mạch…hãy làm thủ tục xin với nhà cầm quyền CSVN cho phép trở về chung sống vĩnh viễn với CSVN trong chế độ Cộng sản mà quí vị cho là tốt đẹp đầy tình người … tại quê hương Việt Nam,

Rất mong quí vị đừng tiếp tục ở lại hải ngoại để tiếp tay cho CSVN trong việc thi hành công tác dân vận và địch vận “Nở hoa trong lòng địch” để đánh phá các tổ chức cộng đồng dành cho người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản và chống Cộng.

Đành rằng quí vị có quyền tự do ở lại mảnh đất tự do này nhưng vì lý do gì mà chưa chịu về chung sống vĩnh viễn với Cộng sản khi quí vị không còn khác biệt tư tưởng ý thức hệ - không còn lằn ranh Quốc – Cộng ???

Phúc Linh

“Lạm phát cấp phó”, dân đóng thuế nuôi sao nổi?


Bùi Hoàng Tám/ Dân trí - “Lạm phát cấp phó” là cụm từ được Đại biểu, Thiếu tướng Trần Đình Nhã (Thừa Thiên – Huế) dùng trong phiên thảo luận về thực hiện ngân sách 2014 và dự toán, phân bổ 2015 ngày 31/10 vừa qua được đăng tải cùng ngày trên báo Đầu tư Chứng khoán.



Tại bài “Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trang “lạm phát cấp phó”, Thiếu tướng Nhã cho biết “theo thống kê chưa đầy đủ cả nước có 139.000 cơ quan hành chính sự nghiệp. Tính ra có khoảng 139.000 cấp trưởng và gấp 2 – 3 – 4 lần cấp phó, có cơ quan có 5 - 6, 7 - 8 cấp phó.

Có cơ quan cấp cục có 4 phòng, tương ứng có 4 trưởng phòng lại bố trí những 4 cục phó, có lẽ thừa cục phó hoặc thừa 4 trưởng phòng. Cùng với số lượng cấp phó, chi ngân sách tăng lên. Cứ tính mỗi cấp phó hàng năm ngân sách chi thêm khoảng 30 triệu đồng phụ cấp chức vụ, diện tích phòng làm việc, điện, nước… thì chỉ với 139.000 cấp phó đã phải chi hơn 4.000 tỷ đồng.

Nếu số lượng cấp phó gấp 2, 3, 4 thì chi còn gấp nhiều lần nữa”.

Có lẽ con số gấp 2.3.4 lần ĐB Nhã sử dụng không cần phải thêm chữ “nếu” bởi tình trạng “lạm phát” này là có thật, đã diễn ra từ rất lâu rồi. Nên số tiền mỗi năm cả nước phải chi thêm có lẽ cũng không ở 4 ngàn hay 8 ngàn mà còn có thể hơn cả 16 ngàn tỉ đồng.

Đây là con số “khủng khiếp”, nhất là với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nợ công đang tăng lên hàng ngày như lo ngại của ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cũng trong buổi thảo luận trên: “Chúng ta không thể không lo khi tính bình quân mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh nợ ngày càng tăng”.

Trong khi đó, lộ trình tăng lương đang đứng trước nguy cơ “phá sản” bởi chiếc bánh ngân sách ngày càng eo hẹp, không biết xoay xỏa ở đâu ra.

Thế nhưng nguy cơ “lạm phát” cấp phó vẫn chưa có biểu hiện dừng lại bởi, như lời của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Văn phòng Quốc hội là do cái qui trình tưởng nghiêm nhưng lại không nghiêm: “Quy trình của mình là quy trình tưởng chặt nhưng lại lỏng. Bởi, làm không khéo thì rất dễ xảy ra tiêu cực, được bổ nhiệm không phải người thực tài mà là nhờ "chạy”, "lốp bi” giỏi. Cán bộ mà dùng tiền để chạy chức thì người ta sẽ tìm cách kiếm lại khoản tiền đã mang đi "chạy” này”. Ông Thuận trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn kết ngày 13/4/2014.

Có lẽ tiêu biểu cho việc “tưởng chặt nhưng lại lỏng” này là việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu đã bổ nhiệm tới 60 cán bộ, trong đó chủ yếu là hàm vụ trưởng, vụ phó và cấp tương đương.

Tương tự, trước khi nghỉ hưu, ông Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch TP. HCM Nguyễn Thành Rum cũng ký quyết định bổ nhiệm cho 21 cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương thuộc Sở không đúng các quy trình, quy định.

Người xưa có câu “Đa quan thì… tàn dân”. Ngay tại kỳ họp này, đại biểu Trần Du Lịch đã nghẹn ngào thốt lên “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”.

“Lạm phát” cán bộ, không chỉ tốn phí ngân sách mà còn gây chồng chéo trong công việc và không loại trừ đùn đẩy trách nhiệm để rồi “cha chung không ai khóc”…

Có lẽ muốn loại bỏ 30% công chức cắp ô thì trước hết, hãy loại bỏ 30% cán bộ có quyền, có chức để không còn “lạm phát”.

Theo Dân trí

Đời sống chúng ta đang sống có thực sự là đời sống không ?



Tác giả: Nguyễn Quang Thiều


Khi càng xa tuổi trẻ, người ta càng gần những giấc mộng. Những năm gần đây, tôi càng gặp giấc mộng nhiều hơn. Một phần do những biến đổi tâm sinh lý khi người ta ngoài bốn mươi tuổi. Tôi đã sống trên thế gian này gần một nửa thế kỷ rồi. Nhiều chuyện có thể đã biết đúng sai. Ít đau buồn hơn nhưng đau buồn là đau buồn thực. Ít niềm vui hơn nhưng niềm vui là niềm vui thực. Tôi đã biết những hão huyền của đời sống này.

Một điều nữa làm tôi những năm gần đây hay có những giấc mộng là vì những dày vò, những suy ngẫm và cả sợ hãi và cô đơn. Những điều ấy vẫn vây bủa tôi, đẩy tôi vào chân tường và bắt tôi trả lời một câu hỏi mà tôi không trả lời được: Đời sống mi đang sống có thực sự là đời sống không? Nhưng bây giờ thì tôi tin giấc mộng chính là khoảng khắc sống liền mạch của đời sống tôi đang sống.



Chuyến bay từ Tokyo đi Chicago là một chuyến bay quá dài, khoảng mười hai tiếng. Trong cái khối kim loại hình thoi ấy, người ta để mặc số phận cho Thượng đế. Đối với vũ trụ vô hạn này, thì chiếc máy bay không bằng một hạt bụi. Trong chặng đường bay như thế, người ta mất hết cảm giác và khái niệm về thời gian và không gian. Năm 1993, trong chuyến đi Mỹ đầu tiên cùng tôi có nhà văn Lê Thị Minh Khuê. Và trong chuyến bay mù mịt ấy, Lê Thị Minh Khuê đã thực sự sợ hãi. Chị nói với tôi rằng nếu có mệnh hệ gì thì làm sao mà quay về nhà được. Đúng thế, không thể quay về nhà được.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Nhật Bản cứ nâng dần độ cao. Chưa bao giờ máy bay lại tăng độ cao như thế. Và trên độ cao ấy, người ta không còn nghe thấy gì nữa. Đôi tai ù dần đi và cuối cùng không còn nghe thấy gì nữa. Không nghe thấy gì nhưng không phải kiểu không nghe được của người điếc. Đôi tai vẫn cảm thấy nhẹ. Nhưng tuyệt nhiên không còn một âm thanh nào nữa. Tất cả tĩnh lặng và mênh mang. Mọi người vẫn gọi hỏi nhau, các tiếp viên vẫn đi lại, nhưng tất cả chỉ như những cái bóng in trên tường của một buổi tối buồn bã.

Hồi tôi còn bé. Một đêm học bài và ngủ gục xuống bàn. Khi tỉnh dậy tôi bỗng thấy một cái bóng người in trên tường. Tôi chết đứng vì kinh hãi. Cả tôi và cái bóng kia đều bất động. Khi tôi biết đó là cái bóng của mình thì tôi hết sợ hãi. Nhưng tôi vẫn đứng im lặng rất lâu nhìn cái bóng và cứ tự hỏi đó có phải là mình không. Bây giờ thì có thể biết đó vừa là mình vừa không phải là mình. Tôi tin rằng cái bóng của chúng ta luôn luôn im lặng nhưng không phải không có cảm xúc gì. Cái bóng vẫn sống như chúng ta đang sống và vẫn tư duy như chúng ta tư duy, nhưng tư duy thế nào thì chúng ta không bao giờ biết được. Tôi nghĩ rằng; cái bóng của chúng ta không bao giờ mất đi. Khi chúng ta không nhìn thấy nó là lúc nó tồn tại trên một bức tường khác. Có thể đó là một bức tường thời gian.

Máy bay vẫn lên cao. Tôi không thể nào nhìn thấy trái đất nữa. Những đám mây cũng không còn. Bao quanh tôi là một ánh sáng kỳ lạ. Một thứ ánh sáng không phải của mặt trời. Một thứ ánh sáng mà không một vật cản nào tạo ra được cái bóng của nó. Nó sáng từ đâu? Lúc đầu tôi nghĩ nó sáng từ bên trong chúng ta sáng ra. Những không phải thế. Sáng từ bên trong ra hay từ ngoài vào cũng vậy. Nghĩa là nó vẫn phải chấp nhận một qui luật: nơi xuất phát và nơi đến. Nó cũng không sáng theo một vòng tròn bất tận. Nó sáng bởi tất cả mọi vật đều sáng. Nghĩa là mọi vật đều trở thành ánh sáng.

Thứ ánh sáng ấy loại trừ mọi âm thanh phát theo hình sóng. Mặc dù mọi vật đều cất giọng và đều nghe thấy vật đối diện. Khi hiểu ra điều ấy cũng là lúc tôi nhận ra chiếc máy bay cùng chúng tôi đã sang một thế giới khác. Nhưng thế giới nơi chúng tôi đang bay không phải xác lập sự cách biệt thế giới có ngôi nhà của tôi bằng cái chết. Hoặc có thể chúng tôi không nhận biết được đường biên giới ấy. Đường biên giới ấy là điểm không thời gian và không gian.

Làng Chùa bé bỏng của tôi lúc ấy hiện lên. Nhưng trong thế giới này, tôi hoàn toàn không có cảm giác gì của thương nhớ, khổ đau mặc dù tôi không hề đánh mất một chút nào của ký ức. Quá khứ lúc đó giống như những ngón tay tôi đang nối liền với bàn tay. Và bàn tay nối liền với cơ thể tôi. Cơ thể tôi là một khối thống nhất. Rồi chỉ ít phút sau, tôi mất đi hoàn toàn cảm giác đang ngồi trong một khối vật chất là chiếc máy bay. Mặc dù, cái ghế vẫn đấy, hành khách bên cạnh vẫn đấy. Cái cánh máy bay nhìn qua cửa sổ máy bay vẫn đấy. Chúng tôi đã ở quá xa trái đất. Có lẽ chúng tôi không bao giờ trở về được nữa.

Nhưng trở về để làm gì khi mà nơi trở về lại ở ngay trong chúng ta. Hai không gian này không phải là xếp chồng lên nhau. Không phải lồng vào nhau. Nó đang ở trong một không gian khác ; cái này chứa đựng cái kia và ngược lại. Sự chứa đựng ấy tưởng như hoán vị không ngừng nhưng thực ra nó chẳng hề như vậy. Tôi chỉ cảm nhận được khoảng khắc ấy chứ không nhìn thấy được. Không ai và không cái gì có thể nhìn thấy được.

Và chính ở nơi ấy, tôi thấy có một ai đó nhìn mình và mỉm cười với mình. Cái nhìn không phải từ phía trước, không phải từ phía sau, không từ bên phải, không từ bên trái, cũng không phải ở trên cao, mà ở đâu đấy giống như trong đôi mắt kia tôi không hề hiển diện nhưng lại được nhìn thấu. Và nụ cười cũng vậy. Và trong thế giới ấy, tất cả những bộ phận trên cơ thể con người mà đã từng mang lại cho con người những khoái cảm lạ lùng và cũng đầy đoạ chính con người từ từ biến mất.

Đầu tiên là những cái lưỡi. Những cái lưỡi biến mất và ngôn ngữ con người ở đó cất lên giống như những tia nắng đầu tiên của ban mai ùa lên trái đất. Một thứ ngôn ngữ thông tuệ và ngân vang. Cảm giác như sau mỗi lời thốt ra là nắng sớm ngập tràn và hoa nở rực rỡ. Rồi những cái răng biến mất. Những cái răng biến mất trong vòm miệng chúng tôi tưởng như chưa bao giờ chúng tôi phải mang trong miệng mình những cái răng ấy. Sự mệt mỏi và đau đớn trong chuyển động của những hàm răng không còn.

Lúc ấy, ánh sáng tràn qua miệng chúng tôi giống như ánh sáng tuôn chảy lộng lẫy qua các ô cửa Thánh đường. Và dạ dày biến mất. Đấy là hành trang nặng nhọc và đau khổ nhất mà chúng ta từng phải mang theo từ lúc sinh ra cho tới khi chết. Nhiều lúc nó đẩy chúng ta vào trong cơn mê sảng của đói khát. Nó làm chúng ta u mê và không ít kẻ trong chúng ta bỗng trở thành những con thú dữ. Giờ nó tan biến như sự tan biến của một chiếc cùm đá, của một cơn ác mộng. Rồi những bộ phận sinh dục tan biến.

Nó đã làm cho con người được tận hưởng niềm sung sướng ghê gớm của thể xác nhưng nó lại đày đoạ tinh thần con người. Tất cả hành khách trên chiếc máy bay ấy trở nên trong suốt và bồng bềnh trôi trong vũ trụ vô tận. Họ nhìn nhau và mỉm cười. Nụ cười của họ giống như sự mở cánh của một bông hoa trước ban mai trên cánh đồng chưa hề có dấu chân người.

Tôi tỉnh khỏi cơn mộng khi máy bay xuống đường băng. Giấc mộng về một nơi chốn như tôi vừa thấy là mộng hay là thực. Có thể trong lúc tôi ngủ, mà chưa hẳn đó là giấc ngủ, thì một quyền năng kỳ diệu nào đó đã dẫn tôi tới chốn xa xăm kia. Mà tại sao tôi lại phải băn khoăn rằng nơi tôi đến chỉ là giấc mộng. Bởi tôi vẫn còn nhớ tất cả những gì đã diễn ra nơi ấy. Bởi tại sao tôi lại không có thể được ban phước đến nơi kia. Và dù giấc mộng ấy chỉ diễn ra trong một phút thì tôi cũng đã sống thực với nơi ấy kia mà.

Tất cả những giấc mộng cũng chính là một khoảng khắc dài hay ngắn của một đời sống có thực mà tôi được sống. Có thể có lúc tôi đã không công nhận đời sống ấy. Nhưng nó vẫn là có thực. Cũng như con người sống trong giấc mộng ấy là chính tôi lúc đó có thể lại nghi ngờ cái khoảng khắc của một đời sống mà tôi đang ngồi viết đây là một giấc mộng chăng ? Và cuối cùng tôi tin, đến một ngày nào đó, với những nỗ lực và khát vọng sống của mình, con người sẽ đi đến một đời sống như vậy. Trong một bài thơ trước đó của tôi mang tên : Linh hồn những con bò, tôi viết về những con bò ra đi từ bóng tối đến ban mai và tan vào ánh sáng.

Chúng đã đến được một thế giới như thế giới tôi đã mơ. Chúng đã sinh ra trên thế gian và ra đi. Chúng đã ra đi trong sự kiên nhẫn của cả cuộc đời chúng. Cuộc đời chúng là một sự kiên nhẫn tột cùng với những đường cày bất tận. Và chúng không một lần ngoái lại chiêm ngưỡng hay thoả mãn với những vụ mùa chúng để lại phía sau. Và cứ thế cho đến một ngày mà chúng không hề biết trước : những chiếc ách nặng nề đeo vào đời sống của chúng bỗng tan biến và chúng đã bay lên. Chúng bay lên và thanh thản như những đám mây trắng trong ban mai rực rỡ và tinh khiết.

Và bên dưới những đám mây là cánh đồng của những con bò khác với những chiếc ách và những đường cày bất tận. Bí mật của chúng là không than thở và không được bỏ dở bất cứ một đường cày nào. Nhiều lúc, chính những con bò suốt đời làm nô lệ cho chúng ta lại dạy cho chúng ta bài học ý nghĩa nhất về giá trị thực của đời sống thế gian này.

Những giấc mộng trong những năm tháng này của tôi hoàn toàn khác những giấc mộng mà trước kia tôi hay gặp. Nhiều năm trước kia có lần tôi mộng tôi được quá nhiều tiền. Và khi tỉnh giấc, tất cả đống tiền trong mơ đã biến mất. Tôi không khóc, nhưng nước mắt giàn dụa. Lúc đó tôi cần và rất cần tiền. Tiền cho tôi và cho những người thân nghèo túng của tôi. Bây giờ có khá giả hơn nhưng đó không phải lý do mà giấc mộng được nhiều tiền không đến nữa.

Trước kia, giấc mộng tôi thường gặp và bạn bè tôi cũng gặp là giấc mộng mà trong đó tôi luôn luôn bị một ai đó, một cái gì đó săn đuổi. Những cuộc chạy trốn ấy lúc nào cũng thất bại vì đôi chân cứ ríu lại như chân người bại liệt. Bây giờ thì tôi không gặp giấc mộng ấy nữa. Phải chăng bây giờ tôi không tìm cách chạy trốn nữa. Mà trong cuộc đời, chúng ta càng chạy trốn chúng ta càng bị truy đuổi. Và khi bị truy đuổi thì ít khi chúng ta có thể chạy thoát. Con đường duy nhất để chúng ta thoát khỏi sự truy đuổi là chúng ta dừng lại, quay về phía kẻ truy đuổi chúng ta, ngẩng cao đầu bước lên và thách đấu. Cuộc chiến đấu này là cuộc chiến đấu với một ai đó, một cái gì đó và đôi khi là chính bản thân chúng ta. Kẻ thù của chúng ta nhiều lúc thật mơ hồ và chính vì thế mà hầu hết chúng ta luôn luôn thất bại.

———

Nguồn: Tia sáng