Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Nhân Đọc Bài “Người Việt Hải Ngoại Càng Vững Mạnh” Của Gs Phạm Cao Dương



Howard Nguyễn


Sau khi nhóm Thiên chúa giáo Bolsa của các ông Liên Thành, Lý tòng Bá, Dương đại Hải cho phổ biến quyển sách bôi nhọ TT Thích trí Quang, cộng đồng Việt Nam hải ngoại trở nên rối beng và phân hóa trầm trọng. Một số hội đoàn, đảng phái quốc gia ở Bắc và Nam Cali đang tìm cách cứu vãn tình thế bằng cách kêu gọi sự hợp tác và đoàn kết. Giáo sư Phạm cao Dương viết bài “Người Việt hải ngoại 'càng vững mạnh' “ có lẽ cũng không ngoài mục đích trên.

Ông Phạm Cao Dương là một trí thức Thiên chúa giáo cực đoan và là bình luận gia cho đài SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ. SBTN là cơ quan ngôn luận không chính thức của đảng Việt Tân do Hoàng Cơ Định (em Hoàng Cơ Minh) cầm đầu (??). GS Phạm cao Dương ca tụng Trúc Hồ như một thiên tài âm nhạc, ngang hàng với Văn Cao và Lưu Hữu Phước (sic)! Bài “Đáp Lời Sông Núi” của Trúc Hồ đã được GS Dương cho là hay hơn bài “Tiến Quân Ca” (Văn Cao) và bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” (Lưu hữu Phước). GS Dương còn đổ tội cho tướng Võ nguyên Giáp đã gây ra cuộc chiến tranh Việt-Pháp (1945-1954). Người Pháp đến xâm lăng Việt Nam, ông Võ nguyên Giáp cầm quân chống lại mà bị cho là kẻ gây chiến? (Xem bài phản biện của GS Nguyễn mạnh Quang ở Phụ Lục 1)

Ngoài GS Dương còn có rất nhiều trí thức hải ngoại sẵn sàng viết lại lịch sử nếu được trả thù lao xứng đáng. Điển hình như ông Nguyễn Gia Kiểng gốc Bùi chu, với cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”, dựa vào một tài liệu Trung Quốc, cho rằng Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thắng được quân Thanh vì lúc đó quân Thanh chỉ có năm ngàn kỵ binh. Thay vì mấy chục vạn quân như sử Việt Nam đă ca tụng.



Người Thiên Chúa Giáo không thích vua Quang Trung vì ông rất nặng tay với các ông da trắng truyền đạo.

Một trí thức Bùi chu khác là Nguyễn văn Lục đă bênh vực chế độ Ngô đình Diệm và đi đến kết luận rằng nhà văn Nhất Linh tự tử vì bị điên. Chứ không phải bị ông Ngô đình Nhu bức hại. Con trai của Nhất Linh, Nguyễn tường Thiết, đã phải lên tiếng về chuyện này. (Xem phụ lục 2.)

Ông Bùi bảo Trúc, dựa vào một bản văn do truyền thông Tàu cung cấp, đă tố cáo thủ tướng Phạm văn Đồng là bán Hoàng sa và Trường sa cho Trung cộng. Mặc dù rất nhiều luật gia quốc tế đă lên tiếng là bản văn của ông Phạm văn Đồng không dính líu gì đến việc Hoàng sa, Trường sa.

Trên các trang mạng của Thiên Chúa Giáo, có rất nhiều bài viết tố cáo chính quyền Việt Nam đã hèn nhát, không dám đối đầu quân sự với Tàu ở biển Đông. Một số còn cực đoan hơn đòi phải bỏ Trung, theo Mỹ và rêu rao rằng Việt Nam đã bị bán cho Trung Hoa qua hội nghị Thành Đô (SH - xem bài Lão Thợ Cạo Vạch Trần Vụ Bí Mật Hội Nghị Thành Đô). Trong những cái đầu đầy hận thù này, họ tưởng rằng đem bán một quốc gia cũng dễ dàng như bán một cái xe hay một cái nhà. Những người này không chịu hiểu rằng thế giới đã đi vào một giai đoạn mới. Không còn lằn ranh rõ rệt giữa quốc gia và cộng sản như mấy mươi năm trước. Ngày nay sự thù địch được đặt căn bản trên lợi ích quốc gia chứ không phải vì chủ thuyết hay ý thức hệ.

Từ bao nhiêu năm nay, bất cứ vị mình quân nào của Việt Nam và Triều Tiên, ngày đầu lên ngôi tập hợp quần thần, đều phải soạn thảo kế hoạch làm hòa và cùng lúc chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công từ phương bắc. Thành ra chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy Việt Nam một mặt tiếp tục giao hảo với láng giềng Trung quốc và mặt kia mua sắm vũ khí, củng cố quân sự để phòng ngừa trường hợp bị xâm lăng.

Dù sao bên cạnh những kẻ quá khích cũng có những người trí thức đứng đắn. Ông Nguyễn ngọc Ngạn, mặc dù là một người Thiên chúa giáo cực đoan trong quá khứ, trong cuốn Paris By Night 111, ông đã gián tiếp ủng hộ chính sách đối ngoại của Việt Nam khi nhắn nhủ rằng, chuyện đánh hay hòa là do dân trong nước quyết định. Bởi vì nếu chiến tranh xảy ra, người Việt trong nước mới là kẻ gánh chịu đổ vỡ, chết chóc. Mấy anh to mồm, hiếu chiến ở Mỹ, Pháp, Úc sẽ chẳng phải mất một sợi lông, ngoại trừ tí nước bọt.

Những người chống cộng cực đoan ở hải ngoại vẫn mong mỏi một ngày nào đó, người Mỹ sẽ giúp họ trở về thành lập một chính phủ Cộng Hoà ở nam Việt Nam theo như hiệp ước Paris. Nền đệ tam Cộng Hòa sẽ dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ nhưng sẽ không dùng bài quốc ca cũ của Lưu hữu Phước. Vì Lưu hữu Phước là một người cộng sản. Quốc ca của đệ tam Cộng Hòa có lẽ là bài “Đáp Lời Sông Núi” của Trúc Hồ. Linh mục Trần Lục, thượng thư Ngô đình Khả, ngũ hổ tướng của Việt Nam Cộng Hoà sẽ được tôn vinh là anh hùng dân tộc. Trần Lục và Ngô đình Khả đã giúp người Pháp đánh dẹp nghĩa quân của quan ngự sử Phan đình Phùng. Hổ tướng Phạm văn Phú đã chiến đấu dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp để chống lại Việt Minh. Trong trận Điện biên phủ, tiểu đoàn 5 nhảy dù Việt Nam, trong khi xung phong dành lại mấy ngọn đồi bị Việt Mình chiếm, đã hát bài Marseillaise, quốc ca Pháp cho lên tinh thần. (Xem chương VII, Hell In A Very Small Place, của Bernard Fall).

Một trí thức hải ngoại nào đó đã cho rằng nếu Việt Nam theo thể chế dân chủ tự do, Việt Nam cũng sẽ hùng mạnh như Đức và Đại Hàn. Xin được thêm vào đây là Đức và Đại Hàn chia đôi giống Việt Nam nhưng anh hùng dân tộc của hai quốc gia này không có người nào phục vụ cho kẻ xâm lăng đất nước. Ngay cả những trí thức hải ngoại mà còn chưa rõ ai là anh hùng, ai là kẻ nối giáo cho giặc thì còn nói gì đến những thế hệ sau?

Đã bốn mươi năm qua đi, sự hy vọng ngày càng nhỏ dần, các ông Cộng hòa thua chạy ngày xưa đã vào tuổi gần đất xa trời. Mới đây người ta đã nghĩ đến chuyện thành lập một nghĩa trang quân đội Biên Hòa thứ hai ở nam Cali cho những ông Cộng hòa chết già ở xứ người.



Một ông bác sĩ lỡ mua 55 mẫu đất trong sa mạc San Bernardino để đầu tư. Nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, Cali lại đang đi vào hạn hán. Sự phát triển gia cư của nam Cali sẽ còn rất lâu mới lan đến San Bernardino. Thôi thì giải pháp hay nhất là biến nó thành một nghĩa trang để thu lại chút nào hay chút nấy. (Xem phu luc 3).

Người sửa điện thoại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét