Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Thượng đế và con chó



I



“Dễ thôi mà.”

Ông lão già nua lẩm cẩm bắt đầu tạo ra xứ sở trong mơ với những hình nhân bằng giấy và gỗ. “Sẽ bình đẳng.” Ông huỷ diệt mọi nhân cách. “Thấy không? Chúng chỉ là những khuôn mặt giấy bồi y hệt nhau.” Ông huỷ diệt những ham muốn, vì chúng sẽ tạo ra khổ sở mặc dù chúng cũng là động lực sáng tạo. Không cần sáng tạo, ông đinh ninh như vậy. “Tiến bộ?” ông nói. “Mà tiến đi đâu? đi mau tới hố thắm của cái chết à?” Họ được tạo ra không phải để làm nô lệ, họ là chủ nhân. Nhưng ông không ưa vẻ mặt nhơn nhơn kiểu ta đây là một ông vua con của những người cộng hoà. Ông bẻ cổ từng hình nhân của ông cho chúng cúi xuống, cùng một kiểu ngơ ngác sợ sệt và sẵn sàng giơ vai ra gánh, giơ lưng ra chịu và giơ cổ ra để bị chém. “Vậy tốt hơn.” Để giữ trật tự, một đám được giao nhiệm vụ trông coi. “Sẽ bình đắng.” Giáo dục, khoa học và nghệ thuật được nấu chung trong nồi cám lợn, quấy lên và chia đều cho tất cả. Sẽ không có thiên tài. “Một xứ sở bình đắng cần quái gì những thiên tài? Phải giết chúng từ trong trứng nước!” Để công bằng, mọi người đều được giao nhiệm vụ gièm pha, xúc xiểm, rình rập và tố giác lẫn nhau. Ông chọn ra một vị chân đất khổ hạnh, mặc hồng y và dẫn đường. Ông chọn vài con trong bầy cừu. Gán tội và hi sinh chúng. Máu đổ ra từ bàn hiến tế sẽ là thứ keo gắn kết nỗi khiếp nhược của đám giấy bồi. Theo lập trình, thỉnh thoảng sẽ có làm loạn, rồi có sự trấn áp và đổ máu. Nhưng không sao, điều đó chỉ để củng cố uy quyền. Vì uy quyền thì chủ yếu dùng để trừng phạt hơn là tưởng thưởng. Và uy quyền cũng yếu đi nếu thiếu sự sợ hãi tuân phục của đám đông.

Ông lão làm mọi thứ đến cuối ngày. Khi đã mệt mỏi, ông nghỉ ngơi, ăn uống rồi đi ngủ.

Ông dự tính sẽ làm thêm nhiều mô hình như vậy, bán đi mọi nơi để kiếm lời trang trải cho cuộc sống.

Ông ngủ. Nằm bên cạnh ông là con chó trung thành.

Trong mơ ông thấy mình là thượng đế.



II



GOD – DOG.



Lê Minh Chánh

Gia đình là bến đỗ nơi ta có thể quay về




Featured Image: Mental Picture


Gia đình ở hai tiếng ba, mẹ

Tôi nhớ lúc nhỏ có đọc được trong cuốn sách giáo khoa môn Giáo Dục Công Dân năm cấp hai một câu ngạn ngữ Châu Phi. Câu nói ấy ý như sau:


“Dù con cái có là rắn độc thì bà mẹ vẫn ôm ấp nó quanh hai bầu vú của mình.”
— Ngạn ngữ châu Phi

Câu nói ấy gây ấn tượng mạnh với tôi đến tận ngày nay vì hình ảnh một người dám để rắn độc cắn mà chỉ nghĩ đến thôi tôi cũng đã rùng mình. Tôi tự hỏi, điều gì ở những người phụ nữ bé nhỏ này đã có thể khiến người trở nên mạnh mẽ đến như vậy. Câu hỏi ấy vẫn còn bỏ ngỏ.

Thế là tôi nghĩ đến mẹ tôi.

Ngày xưa khi còn nhỏ, tôi hay ốm yếu bệnh tật. Tôi sốt nhiều đến mức đã nghĩ đó là chuyện bình thường, ai cũng như tôi. Chỉ đến khi năm lớp tám tôi mới nhận ra để rồi tự hỏi vì sao tôi chẳng bao giờ nghe thấy ba mẹ than phiền vì có đứa con ốm yếu như tôi. Tôi luôn nhớ cái hình ảnh giữa đêm thức giấc, hình ảnh mẹ ngồi kế bên, chán mẹ nhăn nheo vì lo lắng, tay mẹ thì luyên thuyên hết đắp khăn lên trán đến nắm tay nắm chân cho tôi đỡ lạnh. Đến giờ tôi mới nhận ra, dù tôi có bệnh hàng tháng đi chăng nữa thì tôi vẫn là con của mẹ, và mẹ vẫn sẽ mãi lo lắng cho tôi.

Thế là tôi nghĩ đến ba tôi.

Ngày xưa khi còn nhỏ, gia đình tôi sống ở khu chung cư dành cho giáo viên. Mỗi mùa nước lũ, ba mẹ phải lấy tất cả chăn nệm trong nhà để ngăn nước tràn vào nhà. Chỉ có một mùa nước lũ, nước mưa lớn quá dù có ngăn thế nào nước vẫn tràn vào nhà, ngập đến đầu gối của ba. Để tôi có thể tự do đi lại, ba đã đặt những chiếc ghế nhựa khắp nhà. Lúc ấy bé con tôi cứ nghĩ đó là trò chơi, chạy lên hết cái ghế này đến lên cái ghế khác, rất thích thú. Một tối tôi muốn đi nhà vệ sinh. Gấp rút quá ba không biết phải làm thế nào, đã ẫm tôi trên lưng rồi chạy như bay vào nhà vệ sinh, tìm cái ghế cho tôi ngồi trên đó. Chỉ đến lúc đó thôi tôi mới nhận ra, chân ba đẫm trong nước mưa bầy nhầy dơ bẩn để chân tôi khô ráo sạch sẽ.

Thế là tôi nghĩ đến ba mẹ của các bạn.

Tôi nghĩ đến những người ba người mẹ đã vì bạn mà sáng đi chiều về, mồ hôi nhễ nhại, chỉ kịp lấy khăn thấm, ăn vội vài miếng cơm, nằm nghỉ vài phút đồng hồ quí giá, để rồi lại tất bật ra đi trong buổi trưa nắng như thiêu như đốt. Tôi nghĩ đến những người ba người mẹ vì cuộc đời của bạn mà bỏ qua cuộc đời của bản thân. Tôi nghĩ đến những người ba người mẹ vì bạn trên giảng đường đại học mà đứng bán xôi bán bánh hay ngủ lây lất ở những khúc đường thành phố. Tôi nghĩ đến những người ba người mẹ vì bạn mà đứng đợi trước cổng trường, lo lắng đến mức nước mắt rưng rưng. Tôi nghĩ đến những người ba người mẹ đã thức để lo giấc ngủ của bạn được tròn vành.

Đó là những hình ảnh tôi đã được nhìn thấy trên mặt báo những ngày thi đại học gần đây và thật tâm tôi tin rằng bản thân các bạn còn vô vàn những kỷ niệm đẹp đẽ khác của riêng ba mẹ dành cho các bạn.

Tôi biết có nhiều người đến khi ba mẹ qua đời mới nhận ra được tài sản vô giá đó của mình. Tôi cũng biết có nhiều người may mắn hơn, đến khi sinh ra đứa con đầu lòng mới nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng cao cả như thế nào. Thế nên tôi tự định đoạt cái may mắn của mình để có thể nâng niu cái báu vật của mình lâu hơn cả họ. Vì dù thời gian còn lại là rất nhiều thì với tôi vẫn là chưa đủ.

Và tôi thật tâm mong muốn các bạn nhận ra được báu vật và sự may mắn của riêng mỗi các bạn.

Hãy nhìn vào khuôn mặt của ba mẹ các bạn, nhìn những nếp nhăn thấm đẫm sương, những đôi mắt mờ đi vì năm tháng mà sao quá đỗi trong veo và đong đầy cảm xúc. Hãy nhìn những mái đầu bạc phơ vì sương gió, những bàn tay rám nắng và chai sạn, cái lưng khòm đi vì gánh nặng gia đình mà sao vẫn to lớn và vĩ đại.

Ba mẹ của chúng ta đẹp đẽ biết bao nhiêu.
Gia đình ở hai tiếng bạn bè

Nhưng rồi cuộc đời của mỗi người là mỗi khác nhau. Và có những cuộc đời được sinh ra, với vô vàn những lý do khác nhau, không được hay đã không còn được tận hưởng cái hơi ấm từ tài sản quý giá này, tôi muốn gửi gắm đến bạn một câu nói của giáo sư Meg Jay trong cuốn sách The Defining Decade:


“Những người có gia đình tan vỡ như Emma cảm thấy như cuộc đời họ sẽ sống trong đau khổ. Họ lớn lên tin tưởng rằng gia đình là của người khác và rằng họ sẽ không bao giờ với tới được. Giải pháp duy nhất của họ là tìm đến bạn bè, bác sĩ tâm lý, hoặc bạn trai để được nghe những lời an ủi, hoặc chỉ để nguyền rủa cái gọi là gia đình. Điều mà chẳng ai nói với những thanh niên tuổi hai mươi như Emma đó là cuối cùng, và bỗng dưng, họ có thể chọn lựa và tạo dựng được gia đình cho chính bản thân họ. Và đây chính là gia đình mà cuộc đời họ thuộc về, là những người sẽ định nghĩa những thập kỉ tiếp theo của cuộc đời họ.”

(“Clients like Emma feel destined for unhappiness because of broken families. They grew up believing that family was beyond their control, or something other people got to have. The only solution they have ever known has been to turn to friends or therapists or boyfriends for moments of solace, or to swear off family altogether. What no one tells twentysomethings like Emma is that finally, and suddenly, they can pick their own families—they can create their own families—and these are the families that life will be about. These are the families that will define the decades ahead.”)
— Meg Jay, PhD in The Defining Decade.

Hãy nhìn xung quanh các bạn, tìm cho mình một hay những người mà bạn tin tưởng. Những người thật lòng yêu thương bạn và bạn thật lòng thương yêu. Những người mà bạn cảm thấy may mắn và tự hào được gọi hai tiếng bạn thân. Những người sẽ lắng nghe bạn nói, thương yêu, chia sẻ, vì đó sẽ là một gia đình mới hơn, một gia đình rất riêng của bạn.
Gia đình không chỉ ở hai tiếng “gia đình”

Gia đình không chỉ đơn thuần là những danh từ như “gia đình” là “ba” “mẹ” “anh” “chị” “em” hay “bạn bè”. Gia đình có cái nghĩa sâu xa hơn rất nhiều mà đôi khi vì vòng quay cuộc sống chúng ta bỗng quên khuấy đi mất. Gia đình, đó là những người thật lòng yêu thương bạn; những người mà bạn tin rằng, dù bạn có thay đổi thế nào, ở xa cách mấy, thì họ vẫn sẽ luôn ở đó, là bến đỗ nơi ta có thể quay về, là nguồn động viên, là tình yêu thương, là sự quan tâm chăm sóc không bao giờ thay đổi.

Hãy gửi đến họ những nụ hôn nồng nàn nhất, những cái ôm ấm áp nhất, những dòng thư thật tâm nhất, những lời nói yêu thương sâu thẫm nhất trong lòng bạn.

Vì bạn, vì họ, vì chúng ta xứng đáng được nhận yêu thương.

Tôi thân chúc các bạn hạnh phúc.

Trân Nguyễn

Sức sống của rừng- Dương Quốc Định


































Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông




Giáo sư Carl Thayer có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.


Giáo sư Carl Thayer.The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông.

Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông.

Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào.

Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông.

Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung.

Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt".

"Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào.

Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế.

Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)?

Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm.

Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.

Hồng Thủy ( Giáo Dục )
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Giao-su-Carl-Thayer-Lo-ngai-MyTrung-Quoc-moc-ngoac-o-Bien-Dong-post147290.gd

Điều trần về bức cung, nhục hình


Tác giả: Đỗ Du (thực hiện)

Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết trong tháng 8 tới, cơ quan này sẽ tổ chức phiên điều trần, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong thời gian qua


Phóng viên: Những cơ quan nào sẽ được mời tham gia phiên điều trần, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đình Quyền: Sẽ có 3 cơ quan tố tụng gồm Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao. Phiên điều trần sẽ xem xét chức năng giám đốc của TAND Tối cao; chức năng kiểm tra, thanh tra của Bộ Công an và chức năng kiểm sát, giám sát của VKSND Tối cao. Liên quan đến trách nhiệm của ai thì phải làm rõ và xử lý. Muốn vậy thì phải làm rõ hành vi của người vi phạm nhưng việc này không đơn giản bởi có vụ đã xảy ra khá lâu, như vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang xảy ra cách đây 10 năm rồi. Rõ ràng, chức năng xét xử, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát phải được tăng cường hơn bao giờ hết để bảo đảm quyền dân chủ trong quá trình xét xử.



Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Đối với những vụ án còn khiếu nại kéo dài có được đưa ra mổ xẻ, xem xét?




Tất cả những vấn đề liên quan đến người dân mà còn oan sai thì các cơ quan nhà nước còn có trách nhiệm. Đó là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nếu người dân còn kêu oan thì cơ quan nhà nước phải rà soát lại, xem có oan hay không. Đến khi nào có trả lời chính thức thì quá trình đó mới dừng lại.

Từ khía cạnh pháp luật, theo ông có kẽ hở nào không khi vụ án đã trải qua các phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhưng vẫn có thể xảy ra oan sai?

- Về cơ bản, pháp luật tố tụng hình sự hết sức chặt chẽ. Tôi đã 4 lần tham gia làm Bộ Luật Tố tụng hình sự và tất nhiên vẫn còn có vấn đề nhưng nếu làm tốt thì khó mà xảy ra oan sai. Rõ ràng, trong quá trình thực hiện có những cái chưa tốt, chưa đúng nên mới xảy ra oan sai. Xảy ra oan sai có rất nhiều nguyên nhân nhưng tôi có thể khẳng định 80%-90% là do tổ chức thực hiện pháp luật. Đừng đổ tội cho pháp luật bởi pháp luật có thể chưa hoàn thiện nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt pháp luật, tôi tin rằng những tồn tại đó không thể xảy ra.

Người thân cầm ảnh ông Nguyễn Mậu Thuận tại phiên tòa sơ thẩm Ảnh: ĐỖ DU

Đã có ý kiến nếu tại phiên tòa, bị cáo khai bị ép cung, nhục hình thì có thể triệu tập điều tra viên để làm cho rõ, ông nghĩ sao về đề xuất này?

- Theo quy định, viện kiểm sát đã kiểm sát cơ quan điều tra từ quá trình tạm giữ hình sự người liên quan, chứ chưa nói tới quá trình khởi tố hình sự. Nếu có việc truy bức, nhục hình thì viện kiểm sát phải nắm được. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan điều tra như thế nào sẽ được xem xét, tính đến khi tổng kết thực hiện Bộ Luật Tố tụng hình sự trong thời gian tới. Đặc biệt là điều tra viên chính trong các vụ án hình sự trước tòa như thế nào, chứ không chỉ có cơ quan công tố như hiện nay.

Việc xây dựng, sửa đổi Luật Tạm giam, tạm giữ; Luật Tố tụng hình sự; Luật Hình sự sắp tới có tính tới việc lắp đặt camera ở phòng hỏi cung để góp phần chống bức cung, nhục hình không, thưa ông ?

- Chống truy bức, bức cung, nhục hình chỉ là một biện pháp kỹ thuật thôi. Để chống được tình trạng này, chúng ta phải áp dụng cả chục biện pháp, trong đó, việc lắp camera chỉ là một biện pháp. Chúng ta phải làm từ ngọn, tiêu chuẩn tuyển dụng điều tra viên, cách bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan điều tra…

Vai trò của luật sư có được tăng cường khi sửa các luật nói trên?

- Tăng cường vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng cũng góp phần giảm bức cung, nhục hình.


Làm việc với VKSND Tối cao chiều 8-7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu VKSND Tối cao phải chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để giảm thiểu tối đa án oan sai, cũng như xử nghiêm các trường hợp xâm phạm hoạt động tư pháp. Theo Chủ tịch nước, số lượng án xâm phạm hoạt động tư pháp không nhiều nhưng chỉ cần mỗi năm, mỗi cơ quan xảy ra một vụ cũng đủ gây ra tai họa lớn.


Nhiều vụ bức cung, nhục hình

Chiều 9-7-2014, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ sang VKSND tỉnh Phú Yên để điều tra lại vụ án 5 cán bộ Công an TP Tuy Hòa dùng nhục hình dẫn tới chết người.

Ngày 8-5, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 4 bị cáo nguyên là công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội về tội giết người. Trước đó, ngày 30-8-2012, tại trụ sở công an xã, 4 bị cáo này đã đánh để xét hỏi dẫn tới cái chết của ông Nguyễn Mậu Thuận. HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì có dấu hiệu vi phạm tố tụng.

Ngày 9-5, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 cán bộ thụ lý, kiểm sát điều tra vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) về hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Ông Chấn bị bắt giam, truy tố và lĩnh án tù chung thân về hành vi giết người vào năm 2003. Sau khi được minh oan và trở về nhà, ông Chấn đã có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo việc mình bị ép cung để nhận tội.

Trong vụ án trộm cổ vật ở Bắc Giang xảy ra từ tháng 6-2001 đến 7-2003, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang đã cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm ở nhiều đình, chùa. Trong các phiên tòa, cả 8 bị cáo này đều tố bị ép cung, nhục hình trong quá trình giam giữ, lấy lời khai.

—————

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dieu-tran-ve-buc-cung-nhuc-hinh-20140713221909734.htm

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Thơ Minh Đan







Tác giả Minh Đan

Minh Đan tên đầy đủ là Lữ Ngọc Minh Đan, sinh năm 1979 tại Bình Định. Hiện sống và làm việc tại TP. HCM.




Vén thì

Lắng
gọt giũa ngày đông
dệt đôi chiếu ấm
bóng non cao đổ
đêm ghì
đợi hình hài mới
vén thì.


Biển mặn
Tan bờ rồi, sóng không buồn vỗ
muối không buồn mặn
em buồn gói tên anh vào ngọn trắng
dưới lòng sâu nụ hôn
cát

Mất nhau
biển cạn
cát bỏng
em vụt tay
khuấy những giọt nước mắt.


Nhảy kim
Ra đi
tìm nửa cuộc đời
quẩn quanh bát nháo lơi bơi
chợ tình

ngày trơ mắt bão môi xinh
sóng ánh mắt
cứ lình kình nhú gai

về thôi thâu
tóm bi hài
mỏi mê
cười… khóc lên hai
vai gầy

nhân duyên giả định buồn rây
ba mươi
tủi
nhảy kim bày cuộc chơi…


Miền gió chướng

Gió mười phương bật thức đại dương
cô đơn em
băng băng sóng vực

Đứng lên thôi
cho rạn vỡ máu
gió lịch xịch
trăm năm phơi ngửa cội nguồn

Giữa lốc cuốn sa mạc
chán chường
xương rồng mọc
bão cát khua động niềm im lặng
hoa nở
màu hi vọng.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

nỗi buồn










người về như bóng nắng
người về như lá bay
thời gian phôi pha
thiên nhiên thay đổi
áng mây trôi đi
anh chẳng thể mong đợi
những cơn mưa lạnh đêm xưa
cơn mưa vẫn bão bùng trong lòng ta
ơi-mưa xưa-ta vẫn nghe tiếng mưa
đêm cuối mùa năm ấy
anh đừng ước điều không còn đã qua
nỗi buồn
nỗi buồn cháy tan trong ta
như điếu thuốc đã tàn dưới chân
trái tim thổn thức
vì đâu
ta biết hỏi ai
người trên thế gian này
người có cô đơn
người có khóc
chia ly
nước mắt lăn trong đời nhau
anh có hay như vết xâm không tẩy xóa được
ta cào xé ta rách nát vẫn còn đó
giọt lệ chưa chảy hết còn mặn chát nỗi buồn
ngày mai
đừng nói chuyện ngày mai
niềm tin ta ngờ vực…giấc mơ tuyệt vọng
ta về đây lạc lõng mơ hồ
phố xá cũ nhìn xem rất lạ
anh nhắc nghe khúc hát, tiếng đàn bầu tuổi thơ
cây đàn treo trên tường chờ ta đã bao năm
đã bao năm dang dở
ta lạc trong cung điện, những nhịp buồn cô liêu
đàn anh nghe một đoạn
tiếng nức nở trong lòng
lá thu rơi tơi tả gió thu cuộn hư không
đàn anh nghe một điệu
câu ca ru xuân tình
sao nghe mà trôi nổi
từng cơn song phiêu linh
ta lỡ đàn như thế làm sao sống bên người
ta lỡ đàn như thế nên cứ phụ lòng người



đừng theo ta đi khỏi thành phố này
thành phố của tuổi thanh xuân trải qua thời bi hận
hãy ở lại đây
cho dù sao chăng nữa con đường xa thêm nữa xa nhau thêm nữa
nỗi buồn là vết xâm hiện hữu là đất trầm luân nứt rạn
là khoảng cách muôn trùng, thi sĩ như con chim lẻ bạn
đọc câu thơ cũ:
đất thăm thẳm trời xanh (1)
rồi ta sẽ bỏ đi
nỗi buồn tràn ngập
chẳng thể nói một lờì

Hàn Song Tường


• Thơ Trần Tử Ngang, trong bài Đăng u châu đài ca, bản dịch của Linh Vũ Nguyễn hữu nhã.

Tình Bidong








Khi tôi thức giấc bác Hải đã đi rồi vì tôi thấy xe của Bác không còn đậu trước sân. Tôi hỏi mẹ.

- Mẹ có thấy bác Hải hơi weird không?

- Kỳ cục như thế nào? Đêm qua con và bác thức khuya quá, to nhỏ cả đêm. Thế con có ghi nhận được gì để viết không?

- Weird ở chỗ bác thoa kem dưỡng da lên mặt lên cổ, cả bàn tay nữa. Móng tay của Bác cũng được cắt và sơn bóng nữa. Từ trước đến nay Bác là người đàn ông đầu tiên con biết làm đẹp kỹ như thế.

- Thoa kem dưỡng da thì có ăn nhằm gì. Chẳng những nhuộm tóc, bác còn cắt mỡ mi mắt, chích Botox, nip and tuck nữa chứ. Bác cố giữ cho trẻ mãi không già.

- Bác vẫn chưa lập gia đình hả mẹ?

- Chưa. Bác chẳng chịu ai mà cũng chẳng ai chịu Bác.



Bác Hải có họ hàng xa với gia đình tôi nhưng tôi chẳng biết quan hệ như thế nào. Người Việt tôn ti trật tự đủ thứ kiểu xưng hô, tôi chỉ biết Bác là uncle vì mẹ tôi bảo thế. Bác Hải tính ra có lẽ đã hơn sáu mươi, nhìn Bác khó mà đoán tuổi. Tóc bác đen nhánh nhưng đã thưa. Da mặt Bác không có nếp nhăn nhưng không còn trẻ khỏe. Bác trắng đến nhợt nhạt, tuy thế nhìn Bác vẫn thấy được một người đã có một thời tuấn tú. Trông Bác tôi tưởng tượng Keanu Reeves khi về già cũng sẽ giống như Bác. Tôi muốn tìm hiểu về boat people, về cuộc sống của thuyền nhân ở trại tị nạn. Mẹ tôi không muốn nói chuyện quá khứ, “vì nó u tối, buồn bã, và mẹ không đủ tiếng Anh để nói.” Mẹ đề nghị tôi nói chuyện với bác Hải vì chẳng những Bác đã từng sống ở đảo Bidong, Bác còn có thể kể có ngạnh có nguồn vì bác thường hay viết văn viết báo. Tối qua bác Hải đến thăm gia đình tôi và mẹ tôi mời Bác ăn cơm tối.



Bác Hải ra sân sau ngồi hút thuốc. Tôi giúp Mẹ sắp chén đĩa vào máy rửa chén. Sau đó tôi mang chai wine còn hơn phân nửa ra ngồi nói chuyện với Bác. Để tránh muỗi tôi nhóm lửa trong cái chậu sành to, và để có thể ngồi lâu, tôi mang ra lạc rang và mực sấy. Bác Hải ôm cây đàn gỗ của tôi khảy chập chùng một bản nhạc quen thuộc.

- Bài gì thế bác?

- Biển Nhớ.

Bác rít một hơi thuốc. Đốm lửa làm mặt bác ửng hồng trong bóng tối. Sau lưng bác là rừng, mấy bụi hoa kim ngân vừa bắt đầu nở, hương thơm dìu dịu trong đêm hè. Đom đóm bắt đầu bay lập lòe.

- Chắc Bác có nhiều kỷ niệm với bài hát này, nhất là thời gian bác ở đảo Bidong? Cháu muốn tìm hiểu về cuộc sống của những người ở đảo bác có thể kể cháu nghe không?

- Chuyện dài lắm kể bao giờ cho hết. Những chuyện thật sự đáng kể lại cho con cháu nghe là những chuyện đã nằm dưới lòng biển sâu. Còn chuyện của bác thì chỉ là kỷ niệm riêng tư nhỏ bé.



Bác Hải kể. Tôi chép lại trí nhớ của bác Hải theo trí nhớ của tôi. Nếu đây là một câu chuyện có thật thì sự thật này đã bị méo mó theo thời gian và trí nhớ của người kể cũng như người nghe. Tôi tên là David, sinh năm 1981.



*****



Bidong là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Mã Lai, diện tích chừng một kí lô mét vuông. Cuối thập niên bảy mươi đầu thập niên tám mươi, có lúc đảo chứa độ bốn mươi ngàn người tị nạn. Có khi hơn. Mật độ đông người hơn cả Thượng Hải hay thành phố New York gấp mấy lần. Đi đâu cũng thấy người chen chúc. Đảo được chia ra nhiều khu. Khu A, B, C, và D có bãi biển cát trắng, cạn và lài có thể tắm được. Khu A và B có chỗ cho tàu chở người tị nạn, xà lan chở thức ăn và thuốc men cập bến. Dọc theo bãi biển khu A và B, dẫn đến chỗ ở của Cao Ủy có hàng dừa rợp bóng. Dưới hàng dừa này người ta họp chợ bán cá tươi mới vừa lưới được. Trên đảo có bệnh viện do các bác sĩ ngoại quốc và Peace Corp đến giúp. Khu C và D có nhiều hàng quán cà phê, cửa hàng bán vải. Trên đảo có chùa, nhà thờ, thư viện chứa một số sách tiếng Anh, và một xưởng kỹ thuật dạy nghề cho dân sống trên đảo chờ ngày đi định cư. Dù cuộc sống tạm bợ và thiếu thốn, người tị nạn cố gắng thiết lập một xã hội nho nhỏ mô phỏng cái xã hội miền Nam họ vừa bỏ lại sau lưng.



Từ ngoài khơi nhìn vào, đảo được viền bằng những cái hộp vuông nhiều màu phần lớn là màu xanh. Xanh dương đậm ngã sang tím sẫm, xanh nước biển, xanh aqua, xanh turquoise, xanh da trời, xanh trứng sáo, và xanh của lá cây đậm nhạt. Lên đảo mới thấy đó là màu của những tấm vải bạt bằng nhựa dày, mái che những túp lều cất bằng cành cây, gỗ vụn, và tre của người tị nạn. Đa số những túp lều này là những căn nhà sàn cách mặt đất chừng một thước nước mưa nước biển và cũng để tránh chuột.



Khu F ở tuốt trên cao, gần đỉnh của đảo. Đó là một dãy nhà dài vách gỗ mái tôn, ngăn ra thành những căn nhỏ, đủ cho một gia đình. Mỗi căn có một gác lửng và một cái divan ở tầng dưới. Dãy nhà dài này chưa hoàn tất khi tôi đến nhà không có điện, phía sau nhà vẫn chưa được lắp gỗ nên có thể nhìn thấy những căn nhà phía dưới. Trước nhà, chỗ đáng lẽ là sàn gỗ thì chỉ có mấy cái khung và nền đất. Vài tháng sau chúng tôi có điện khi trời vừa sụp tối và điện sẽ cúp vào giờ đi ngủ. Trên đảo chẳng mấy ai có đồng hồ hay chú ý đến thì giờ. Bây giờ nhớ lại có lẽ khoảng mười giờ tối thì cúp điện.



Tôi được cho ở căn thứ nhì của dãy nhà dài thứ nhất kể từ đỉnh đồi đếm xuống. Căn thứ nhất có tấm bạt che làm cửa nhà của cặp vợ chồng trẻ. Anh chồng gốc Hoa con nhà giàu, chị vợ là vũ nữ được anh trốn nhà dẫn đi. Căn thứ nhì của hai cô gái đến trước tôi. Căn thứ ba của một nhóm thanh niên rất đông. Họ có thể chia thành những nhóm nhỏ và dọn sang những căn bên cạnh nhưng họ thích ở chung với nhau. Đứng ở cửa tôi có thể nhìn thấy con đường đất nhỏ đủ một người đi. Con đường nằm trên cao hơn cửa vào nhà chừng hai ba bước chân. Bên trên, đi một đỗi nữa mới đến đỉnh đồi. Chung quanh vẫn còn rừng với rất nhiều cây cao.



Hai cô gái đến trước tôi chiếm căn gác, còn tôi ngủ ở divan tầng dưới. Mấy hôm sau một cô dọn nhà xuống khu C ở chung với người yêu. Khu C ở ngay dưới chân đồi. Đứng ở sau nhà tôi có thể nhìn thấy khu C, nơi đó có giếng nước ngọt nên nhiều người trồng được rau. Chẳng hiểu nhờ đâu mà có rau muống, còn rau dền dại thì mọc nhiều, chỉ cần tưới nước là có rau để ăn. Lang thang một vài nơi còn nhiều cây rậm rạp tôi thấy mấy cây muỗm trái thật sai. Những người không leo cây được nhặt muỗm rụng về ngâm muối hay nước mắm hay nấu canh. Cô gái ở lại, có lẽ trẻ hơn tôi. Cô có giọng nói rất khó nghe. Cô nói nhanh tôi chỉ nghe tiếng líu ríu trầm bổng như tiếng chim. Ban đầu tôi tưởng cô nói tiếng ngoại quốc, nhưng lắng tai nghe kỹ và khi cô nói chậm lạ, tôi đoán cô ở một nơi nào đó thuộc miền Trung. Tuy nhiên giọng miền Trung của cô không giống bất cứ giọng miền Trung nào tôi đã từng nghe qua. Cô có mái tóc rậm, những lọn tóc trên trán loăn xoăn, da sậm, thoạt nhìn trông cô giống thổ dân Phi. Tóc chỉ chấm vai, nhưng cô thường cột búi phía sau nên trông cô già trước tuổi. Khi tôi thắc mắc về thân thế cũng như giọng nói, cô trả lời một hơi như đã quen bị phỏng vấn như thế này:

- Em ở đảo Phụng Quì. Em đi chung với mấy người trên đảo ở căn bên cạnh. Tụi em ở cùng làng, cùng đảo, đi biển đánh cá từ khi còn nhỏ nên như là người trong gia đình. Anh tên gì?

- Hải. Còn em?

- Em tên Biển.

Cô cười. Nụ cười của cô làm tôi nghĩ cô vừa bịa ra cái tên để trêu tôi. Cô xưng em ngọt quá làm tôi thấy dạn dĩ hơn, nên ghẹo cô.

- Ừ! Anh cũng là Biển. Đây là biển lớn, đó là biển nhỏ. Cuộc sống ở đây như thế nào vậy em?

- Ở đây người ta phát gạo, dầu ăn, nước mắm, muối, đường, đậu xanh. Thỉnh thoảng có thịt gà tươi hay cá hộp. Kem đánh răng, xà bông, nhiều lắm xài không hết. Có người dùng kem đánh răng để gội đầu, cho mát. Có anh về đây ở chung đỡ sợ ma. Củi thì vào rừng nhặt cành cây khô.

- Ở chung với người lạ như thế này có phiền em không?

Cô hướng mặt ra cửa, tay dang ra chỉ về hướng bên phải.

- Trên kia có cái nghĩa địa chừng bốn năm ngôi mộ. Một chị treo cổ tự tử khi mới vừa lên đảo, một ông cụ bị dừa rơi xuống trúng đầu, còn mấy ngôi mộ kia em không biết. Người ta nói ở đây có ma. Không phiền đâu. Có anh đỡ sợ ma.



Độ hơn một tuần sau khi tôi dọn vào tôi bị đau mắt cấp tính. Trước khi tôi lên tàu cả Sài Gòn đang có dịch đau mắt cấp tính. Cả chuyến tàu tôi đi, khi lên bờ người nào cũng bị mắt đỏ. Có lẽ trẻ và khỏe mạnh hơn nên mãi hơn một tuần sau tôi mới bị đau mắt, nhưng bị rất nặng. Mắt tôi đổ ghèn, sưng húp. Từ trưa tôi đã bị sốt và đến tối thì run cầm cập. Chiều hôm ấy có cơn dông. Gió thổi thốc từ đằng trước ra đằng sau nhà, lộng mái rung rinh. Lúc mới lên đảo, tôi ngủ không cần đắp chăn. Những người đi trước có để lại cái chăn mỏng cũ sờn. Tôi chê dơ chê hôi không dùng. Biển nhúng khăn ướt đắp lên trán tôi. Trong cơn sốt, tôi cầm tay Biển thấy mát rượi. Tôi áp tay nàng lên má tôi. Người tôi càng sốt tôi càng run. Biển lấy mền đắp cho tôi. Tôi nói:

- Lạnh quá! Ôm anh cho ấm chút được không?

Biển lên divan ôm tôi. Gần sáng cơn sốt hạ đi tôi tỉnh giấc trong vòng tay Biển, người tôi lăn tăn cảm giác thèm muốn. Tôi vuốt ve lần lên ngực nàng và thì thầm:

- Cho anh nhé?

Biển không kháng cự khi tôi cởi áo quần của nàng. Tuy nhiên, dù rất thèm muốn thằng bé không chịu vâng lời tôi, nên hì hục mãi tôi vẫn không thể nhập vào bên trong của nàng. Có lẽ cơn sốt và nhiều ngày thiếu ăn khiến tôi yếu đi. Tuy nhiên vài ngày sau tôi lại gõ cửa vườn đào và lần này tôi thành công.



Dân Bidong có một câu nói lề: Tình Bidong có lít thì dông. Có lít tức là có tên trong danh sách (list) người đi định cư. Câu nói hàm ý tình yêu ở Bidong thường tan rã khi người ta rời đảo. Có danh sách đi định cư như là một cơ hội cho người ta cao bay xa chạy chấm dứt những ân tình giả trá. Thật ra, việc định cư nằm ngoài sự quyết định của hầu hết dân tị nạn. Nhiều khi đôi bên yêu nhau thành thật nhưng bị đưa đi định cư mỗi người một ngã. Rồi thì xa mặt cách lòng. Tôi không phủ nhận cũng có những trường hợp lừa dối.



Nghĩ cho cùng, Bidong là nơi thuận tiện để người ta yêu nhau. Nắng hạ ươm vàng, biển xanh bất tận, sóng hôn bờ cát trắng muôn đời. Thời giờ trên đảo có thừa, ngoài một số ít thời gian học Anh ngữ, lãnh thực phẩm, chờ đợi nghe tên mình trên loa phóng thanh để được Cao ủy phỏng vấn, người ta không có gì giải trí ngoài việc yêu nhau. Người ra đi lúc bấy giờ thường là những người trẻ và khỏe để có thể chịu đựng những ngày lênh đênh sóng gió trên biển và có thể gầy dựng tương lai ở xứ người.

Trẻ nên cơ thể phát triển, háo hức, thèm muốn, đòi hỏi. Thêm vào đó là thiếu vắng sự kiểm soát kềm chế của gia đình. Tôi với Biển, vừa là lửa vừa là rơm.



Tôi không phải là người lãng mạn thiếu thực tế. Gia đình tôi là công chức nghèo phải tom góp vơ vét hết tiền bạc trong nhà, thậm chí bán cả bát đĩa sứ, để cho tôi vượt biên. Tôi muốn dùng tất cả khả năng của tôi để kiếm sống và gửi tiền về giúp gia đình. Tôi không thể nghĩ đến tương lai xa vời trong lúc này. Điều quan trọng nhất là đi định cư càng sớm càng tốt, vướng vít thê nhi lại càng không nên.



Bidong, như Pleiku, đi năm phút đã về chốn cũ. Không tiền, xa gia đình, thì ai cũng thấy may mà có em đời còn dễ thương. Người ta chỉ khai thác mặt trước của đảo. Tôi dùng chữ mặt trước để chỉ phần đảo đối diện với đất liền của Mã Lai. Các khu A. B, C, D đều nằm ở mặt trước của đảo. Khu F ở gần chóp đỉnh của đảo. Nếu đứng ở khu F hướng mặt lên đỉnh đồi, khu G nằm bên tay trái, tôi không dám nói chắc nhưng đoán nó nằm ở hướng Bắc của đảo. Từ khu F có con đường núi dẫn khu G. Có rất nhiều nơi trên đảo không có người ở và không có đường đi. Tôi không còn nhớ chính xác vị trí nhưng có một nơi ở mặt sau của đảo, không được đặt tên chia khu, sau cơn mưa là xuất hiện ra một cái thác nhỏ tiếp theo dòng thác là một con suối nước rất mát và trong. Vượt qua đỉnh đồi khu F hướng về mặt sau của đảo là nơi có rất nhiều gành đá. Gió ngoài biển vào ngay mặt sau của đảo, nên gió mạnh, nhiều sóng lớn. Biển ở đây sâu người ta có thể từ trên gành đá nhảy xuống, hoặc chờ thủy triều lên ngồi trên gành đá thả chân xuống khuấy nước. Bên ngoài gành đá, không xa lắm, độ chục cái bơi sải là đến một hòn đá lớn hai ba người đứng lên được khi thủy triều rút. Khi nước dâng đứng trên gành đá có thể nhìn thấy hòn đá màu tím sẫm vì rong rêu và chung quanh hòn đá nước biển màu aqua vì ánh sáng mặt trời có soi tận đáy cát trắng. Nơi đây có rất nhiều cá đủ thứ màu, những con cá to chừng bàn tay bơi từng đàn.



Hôm ấy tôi đi bơi với Biển. Nàng mặc áo cánh màu sậm có hoa to, quần ngắn màu đen. (Cao ủy có nhiều quần áo cũ còn tốt, và những người biết may có thể đến xưởng may, sửa quần áo cho vừa người. Nhiều cô ăn mặc áo đầm và quần jean rất đẹp.) Biển nhảy xuống, thả ngửa bơi ra hòn đá. Cái áo trông quê mùa kín đáo nhưng khi thấm nước thì lộ liễu vô cùng. Hai trái ngực căng tròn trôi lấp lửng giữa những vòng nước tròn lan rộng ra, mặt trời sáng lung linh giữa những vòng tròn làm chói mắt. Tôi chỉ biết bơi chập chửng, kết quả của những ngày bơi chó trong hồ tắm với đám bạn học, nhưng những vòng tròn đầy mời gọi khiến tôi không thể nhịn thèm bèn lao theo nàng. Tôi tưởng tượng ở phía sau nàng, như hai con rắn biển giao nhau dưới nước. Không dễ. Khi tôi áp người nóng hổi vào phía sau nàng, Biển bơi ra xa. Dọc nước mãi cho đến khi chiều xuống, thủy triều lên, sóng đánh mạnh. Tôi bị sóng đẩy vào, lôi ra, dập tôi vào gành đá. Biển nói: sóng lớn, mệt rồi, thôi lên. Biển gối sóng leo lên gành đá dễ dàng, còn tôi loay hoay mãi không lên bờ được. Tay chân tôi cóng lại. Mặt môi tôi cũng tím đi. Biển lại nhảy xuống biển đỡ tôi từ phía sau, theo cơn sóng đưa vào, đẩy tôi lên gành đá. Mãi giúp tôi, những con hàu đóng trên gành đá cắt chân nàng chảy máu đầm đìa.



Một trong những cử chỉ yêu chìu của tôi mà Biển rất hài lòng là tôi thường mang nước giếng từ chân đồi khu C lên đỉnh đồi khu F cho nàng tắm. Nước giếng vừa mát vừa ngọt, chìu nàng cũng là chìu mình vì sau khi tắm nước giếng chúng tôi làm tình và ngủ rất ngon. Hình ảnh nàng tắm dưới ánh trăng trên đảo cũng là một hình ảnh rất gợi tình.



Biển là người xương to, có lẽ vì là dân làng chài nên cơ thể rắn chắc. Nàng không cao hơn tôi nhưng nhìn riêng người ta dễ có cảm giác vóc dáng nàng cao lớn hơn tôi. Có thể nói Biển không phải là mẩu người lý tưởng của tôi nhưng tôi tin tôi là mẩu người lý tưởng của nàng. Biển cho tôi cái cảm giác trong mắt nàng chỉ có tôi. Mỗi khi gặp tôi đứng chung với ai đó trên những con đường ở Bidong, mắt nàng như sáng lên và chỉ nhìn thấy tôi. Nàng yêu mến tôi một phần vì tôi đã làm thông dịch viên giúp những người đánh cá của đảo Phụng Quỳ ở kế bên.



Họ là một nhóm thanh niên đánh cá, cả chục người ở chung với nhau. Người lớn tuổi nhất tên là Nhất, chừng hai mươi lăm tuổi. Nhất chững chạc, có vẻ đầu đàn, khi anh nói những người kia vâng theo. Người nhỏ nhất là Chút, chừng chín tuổi. Họ ở cùng đảo Phụng Quỳ. Họ hiền lành, dễ thương, tính tình rộng rãi, nhưng họ hơi ồn ào và chửi thề dòn như bắp rang. Học vấn của họ rất ít. Nhất là người biết chữ nhiều nhất chỉ học hết lớp ba trường đảo. Họ nói cùng giọng với Biển và nhờ trò chuyện với Biển nhiều nên tôi hiểu được họ. Tôi thường làm thông dịch viên cho họ, vì những người thông dịch viên của Cao Ủy không hiểu cái tiếng Việt của đảo Phụng Quỳ. Với họ học tiếng Anh là chuyện rất khó khăn. Nhiều lần, anh Nhất nói đùa, “Phải chi anh Hải đi học giùm tui, tui đánh cá dùm anh.”



Để trả công tôi thông dịch, Nhất thường cho tôi cá. Ban đầu Nhất mướn thuyền của ngư dân Mã Lai. Mướn thuyền trả bằng cá. Dân Mã Lai biết mấy người ở đảo chẳng trốn đi đâu được nên bằng lòng cho mướn. Cá câu được, lưới được, họ đem bán, còn dư họ đem cho những người chung quanh. Nhất và các bạn dặn, đừng ăn những con cá màu, có vân hoa đẹp ở khu F, coi chừng ngộ độc. Họ thường câu loại cá có mũi kim dài độ hai ba tấc tùy theo cá lớn nhỏ, thân cá hơi dẹp và dài, có khi dài hơn một sãi tay. Cá có thịt trắng, trong xanh. Thiếu gia vị chỉ cần luộc cá cho chút muối, đôi khi nấu chung với muỗm hoang, vậy mà ăn rất ngon. Nhóm thanh niên đảo Phụng Quỳ được nhận đi định cư ở Úc. Họ rất sợ bị “xù” vì ít học và chỉ biết nghề đánh cá, nên được đi định cư họ rất mừng. Trước khi rời đảo họ tổ chức ăn mừng bằng cách đánh bài, uống nước lã, và ca hát và chửi thề rất nhộn nhịp.

Để tránh ồn ào, Biển rủ tôi đi ngắm trăng ở khu G. Đường đến khu G khó đi và người ta lại đồn đãi là ở đó có ma nên ban đêm chắc chắn là không ai đến. Biển khu G rất sạch, cát trắng có trộn lẫn nhiều mảnh vỏ sò, tuy đã bị sóng nhồi vỡ nát nhưng không đủ mịn. Những nơi không có vỏ sò thì lại có rất nhiều san hô trắng chìm lập lờ dưới nước. Không phải là chỗ tắm lý tưởng nhưng là chỗ ngắm trăng lên rất tuyệt. Tôi mang theo một cây guitar cũ của một thằng bạn đi định cư để lại. Dù tôi không giỏi đàn hát, nhưng có cây đàn cũng giúp không khí tăng thêm phần lãng mạn.



Đêm tháng Sáu, trời rất ấm và biển êm. Chúng tôi ngồi là một mõm đá, mặt phẳng rộng, nhô ra bãi biển. Bên trên cao hơn một chút có một mõm đá khác nhỏ hơn ngắn hơn, che mõm đá chúng tôi ngồi như một mái nhà. Biển nói:

- Tháng này, ở quê em trăng màu vàng sậm như mật ong.

- Anh tưởng mặt trăng chỉ sáng màu trắng thôi chứ.

- Không đâu anh, có một đôi lần trăng mới lên to, đỏ sậm như gạch nung rồi khi lên cao biến thành màu nâu.

Tôi đàn bâng quơ một vài bản vụng về, rồi cất đàn sang một bên. Chúng tôi ngồi im lặng bên nhau và có cảm giác thời gian như ngừng lại. Mặt trăng màu vàng sậm treo lửng lơ bên dưới những ngọn cây rừng và nằm mãi ở đó chứ không chịu lên cao.

- Em có thuộc bài hát nào về trăng không?

- Cô kia tát nước bên đàng, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

- Hay đó. Câu này nói trăng có màu vàng nhưng không nói là vàng như mật hay vàng như đường mía.

- Ai mua trăng tôi bán trăng cho, trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ. Ai mua trăng tôi bán trăng cho. Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.

- Em có biết bài này của ai không?

- Không biết. Em nghe trong một bài hát. Anh biết không?

Tôi cũng không biết nhưng nói liều. Nghĩ rằng cứ nói một cái tên người nào đó thì cô gái dân chài này cũng chẳng biết đúng hay sai.

- Của Hàn Mặc Tử đó em.

- Anh giỏi quá ha. Em còn thuộc vài câu nữa, có mấy bà cụ trên đảo thỉnh thoảng hát ru trẻ con. Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc nửa soi dặm đường.

- Câu này ở trong truyện Kiều. Các cụ xưa, cả mẹ anh cũng thế, hay đọc thơ Truyện Kiều, gọi là lẩy Kiều. Anh có biết hai câu này: Trăng nằm sóng soải trên cành liễu. Đợi gió đông về để lả lơi.

Hai câu thơ này gợi lên hình ảnh của xác thịt. Tôi ôm Biển, chúng tôi cùng quàng tấm chăn mỏng nàng mang theo. Thường khi Biển đáp ứng cơn ham muốn của tôi nhưng đêm nay nàng từ chối. Thôi anh. Em chỉ muốn ngồi chơi ngắm trăng. Tôi nói vào tóc Biển.

- Không làm tình cũng được, nhưng anh thích nhìn em khỏa thân giữa biển trăng. Em cởi áo quần cho anh ngắm rồi anh sẽ hát em nghe.

Nàng ngần ngừ một chút rồi cũng chìu ý tôi. Cởi quần áo, dường như Biển cũng cởi bỏ lớp vỏ của một cô gái làng chài. Nàng đá nước tung tóe. Nước biển ngời lân tinh lóng lánh giữa hai đùi. Trông nàng đẹp hơn bình thường, không biết vì tôi đã quen mắt với nàng hay vì ánh trăng giữa khung cảnh núi đồi và sóng biển đã mở đôi mắt tôi.

Tôi hát cho nàng nghe một bài nhạc Pháp tôi đặt lời Việt.

Nếu em sẽ ra đi, giữa nắng hạ lung linh. Khác gì em mang theo, cả bầu trời mông mênh. Và những cánh chim âu, gãy cánh trong mây sầu. Hạt tình vừa mới ươm. Tim đôi ta đắm say. Ngày vừa mới rạng đông. Đêm dài như dòng sông. Ánh trăng thề đứng yên. Lời tình ca triền miên …

Nếu em ở lại đây, anh dệt áo bằng mây, nhưng dứt áo ra đi, xin để lại tình yêu, vương trên những ngón tay và trên mắt môi cay…

Biển đấm nhẹ vào vai tôi. Thôi ông ơi, trước sau gì cũng phải đi. Nghe lời anh ở đây hoài có mà chết đói. Chúng tôi nằm úp thìa trên tảng đá nói chuyện vu vơ. Mặt trăng vẫn yên lặng với màu mật ong óng ả. Khi tôi thăm dò lần nữa thì Biển ưng thuận. Tôi yêu cầu:

- Yêu nhau xong rồi em đừng đẩy anh ra, cứ để yên trong đó nhé, anh thích thế.

Chúng tôi yên lặng yêu nhau. Biển không nói nhưng tôi nghĩ nàng biết tôi không thể cho nàng những thứ nàng mơ ước. Chúng tôi không thề thốt hứa hẹn điều gì. Khi hôn nàng, trên má nàng những hạt nước biển chưa kịp khô.



Khi tôi tỉnh dậy chân trời đã có ánh hồng. Xa xa những chiếc thuyền đánh cá của Mã Lai túa ra giống như những con chim én màu đen bay sà trên mặt nước. Không thấy Biển đâu, tôi chạy vội về căn nhà ở khu F thì hay tin Biển đã rời đảo Giọng hát của Lệ Thu với bài Biển Nhớ bay lãng đãng trên những ngọn cây cao còn ướt hơi sương. Dù đã nhiều lần nghe Lệ Thu hát trước và bài Biển Nhớ hầu như hàng ngày khi ở trên đảo, lần đầu tiên bài hát làm tôi chảy nước mắt.



Bác Hải ngừng kể, giọng nói có phần xa vắng. David, khơi lại ngọn lửa, rót thêm wine vào ly của ông Hải. Im lặng chờ đợi.



Tôi trở lại căn nhà ở khu F thấy có một tờ giấy gấp lại theo hình phong bì. Bên trong là một tờ giấy năm đồng Mã Lai và bốn câu thơ:

Thuyền về Đại Lược,

Duyên ngược Kim Long.

Đến đây chỗ rẽ giữa dòng,

Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.

Bài thơ được viết bằng nét chữ ngay ngắn, đẹp nắn nót. Tôi đoán, Biển nhờ người nào đó viết dùm, chứ có lẽ nàng không biết mấy câu thơ này, vì chính tôi cũng không biết những câu thơ rất hay này. Tôi không nghĩ là Biển viết chữ thành thạo như thế dù tôi chưa hề nhìn thấy nét chữ của nàng. Ở câu thứ ba chữ nhòe đi như được viết trên giấy hơi ướt, tôi đoán là chữ giữa dòng, nhưng rất có thể đó là hai chữ của lòng.



Ngày được tin tôi được Mỹ theo sự bảo lãnh của chú tôi, hai đứa tôi nấu chè đậu xanh ăn mừng. Tôi viết cho Biển địa chỉ nhà chú tôi, cũng như địa chỉ nhà tôi ở Việt Nam. Dù chúng tôi chưa hề hứa hẹn chuyện lâu dài, tôi biết Biển mến tôi. Thật ra tôi còn nghĩ là nàng yêu tôi nhiều hơn tôi yêu nàng. Nếu muốn, chúng tôi có thể gặp lại nhau. Biển nói vì nàng ở đảo xa xôi, trên đảo không có Bưu điện, chưa có chỗ ở cố định ở Úc, khi cuộc sống ổn định sẽ liên lạc với tôi.

- Em sẽ viết thư cho anh địa chỉ và số điện thoại của em.



Sau khi Biển đi rồi, tôi ở lại Bidong thêm bốn tháng. Người Mỹ có câu sự vắng mặt làm tình cảm gắn bó hơn câu nói này đúng với tình cảm của tôi. Biển đi rồi nhưng hình ảnh của nàng càng ngày càng đậm nét và tràn đầy trong tư tưởng tôi. Những đêm khuya gió lộng tôi nhớ hai đứa ôm nhau đắp cái chăn vừa cũ vừa bẩn. Tôi dọn đến ở với đám bạn vì căn nhà trở nên trống vắng quá nhìn chỗ nào cũng thấy bóng dáng nàng. Có một kỷ niệm mỗi lần nghĩ đến là tôi buồn cười. Giữa trưa hai đứa tôi đang quấn lấy nhau, môi tôi dán chặt môi nàng để khóa khẩu, cố tránh gây tiếng động. Chợt Biển ngừng lại đẩy tôi ra. Ngó chung quanh chẳng có gì ngoài cái lon nhôm uống nước, nàng cầm lấy cái lon nhôm ném mạnh lên vách gỗ ngăn với căn gác của đám con trai đảo Phụng Quỳ. Thì ra đám con trai nhà bên cạnh biết những trò giải trí của hai chúng tôi nên lén xem qua khe vách.



Trước ngày tôi đi định cư tôi tình cờ gặp Thanh ở gần trường Huấn Nghệ. Thanh là một trong đám thanh niên đảo Phụng Quỳ, bị hoãn định cư vì trước ngày rời đảo đã đánh nhau với một người đánh cá Mã Lai. Trong khi các bạn Thanh đều được nhận đi Úc thì Thanh vẫn chưa biết sẽ về đâu. Tôi hỏi về cuộc sống của Thanh ở đảo Phụng Quì.

- Thanh có ở gần nhà Biển không?

- Không. Trước kia ba má chị Biển ở trên đảo nhưng sau đó dọn về Phan Thiết để chị đi học. Nhờ vậy mà chị được học đến hết lớp mười hai chứ nếu ở đảo chắc cũng chỉ học đến hết lớp hai lớp ba như tụi em. Chị Biển nhờ có học nên được phái đoàn cho đi Mỹ chứ không bị Mỹ xù như em. Chị giả bộ tên Biển để chọc anh chơi chứ tên thật của chị là Ngò, họ Bùi. Tụi em hay gọi chị là bụi ngò. Đưa tay mà ngắt bụi ngò. Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ. Chị nói đứa nào nói thật tên tau, tau xui ông nỏ lờm thông dịch cho tụi mi là tụi mi rồi đời, ở làm chúa đảo luôn.



Tôi ngỡ ngàng nhưng không muốn nói thêm vì sợ Thanh biết là tôi mù mịt về thân thế của nàng, thậm chí tôi còn ngờ là cô là người ít học, và hiểu lầm cả nơi định cư. Một phần Biển ít nói, một phần tôi ít khi ở nhà. Tôi chỉ về nhà để ăn ngủ và làm tình. Tôi mất liên lạc với Biển từ đó. Sang Mỹ tôi ở với chú tôi một thời gian. Hằng ngày tôi trông đợi một lá thư hay một cú điện thoại của cô nàng sống chung với tôi như vợ chồng suốt hai tháng trời ở Bidong. Theo đúng như lời Thanh nói thì Biển cũng ở Mỹ như tôi thì chuyện liên lạc thăm hỏi nhau không phải là chuyện khó. Thế mà nàng biệt tăm, như một cánh chim bay mất vào cuối trời.



Có lẽ nàng giận tôi. Có lần tôi rủ đám bạn đến nhà tôi ở khu F chơi. Biển chiên cơm mời tôi và các bạn. Chúng tôi đứng chung quanh bàn ăn, và chỉ có hai cái ghế, một cái dành cho Biển với tư cách chủ nhà. Tôi nghịch ngợm kéo lùi cái ghế trong khi Biển đang ngồi xuống làm nàng té ngồi trên đất. Biển cười gượng, ánh mắt nàng tối lại. Một lần khác tôi dẫn Hà về ăn chè đậu xanh Biển nấu. Hà là học trò tôi dạy kèm Toán Lý Hóa ở Sài Gòn. Biển dặn tôi về ăn chè đậu xanh Biển chờ. Hôm ấy tôi về trễ Biển đã đi ngủ sớm. Tôi biết nàng chỉ nằm im trên gác giả vờ ngủ. Tôi nằn nì mời Hà vào ăn chè dù cô học trò nhỏ nhắn và xinh xắn ấy từ chối mãi. Ăn xong tôi đưa Hà về. Đêm đó khi tôi đòi yêu, Biển chìu tôi trong im lặng. Tôi có cảm giác má nàng ướt không phải chỉ bởi mồ hôi của đêm hè trên đảo. Cũng có thể nàng giận vì đêm cuối cùng ở biển, trong lúc tâm tình tôi tò mò hỏi, trong chuyến đi nàng có bị hải tặc xâm phạm không? Biển làm thinh rất lâu không trả lời mà nói sang chuyện khác.



Tôi chờ cú điện thoại của Biển, hay lá thư của nàng kể từ khi tôi sang Mỹ. Một tuần, rồi một tháng, rồi một năm. Năm năm. Mười năm. Ba chục năm. Càng lâu ngày, nỗi chờ đợi càng nung nấu trong tôi. Đi đâu tôi cũng lục trong quyển điện thoại niên giám tìm tên nàng. Ở bất cứ nơi nào có người Việt tôi đều để ý tìm kiếm một bóng dáng, một mái tóc, cái eo, và bờ vai giống với Biển trong trí nhớ của tôi.



Không ngờ, mấy chục năm sau nhìn lại, chuỗi ngày ở đảo Bidong là thời trăng mật hạnh phúc nhất đời tôi. Thời gian trôi qua, tôi quen người khác, nhưng không bao giờ tôi có lại niềm vui, hay sự thỏa mãn tưởng có thể chết ngất đi trong cảm giác của những ngày xưa ấy. Tôi tìm kiếm trong những người đàn bà có dáng dấp của Biển sự hưởng thụ lạc thú một cách carefree như nàng, hưởng thụ mà không đòi hỏi một sự đền đáp hay ràng buộc. Tôi cố tìm lại cái cảm giác hai cá thể nhập thành một giữa không gian hoang dã với vầng trăng màu mật, sóng biển có lân tinh, trong tiếng sóng vỗ vào gành đá của mấy chục năm về trước. Thời gian càng trôi qua tôi càng gán tặng cho Biển những đức tính và cái đẹp mà trước kia tôi không nhìn thấy. Tôi không tìm thấy ở những người đàn bà đến với tôi sau này, cái nhìn dành cho tôi đầy say đắm và ngưỡng mộ như Biển. Một trong những bức ảnh tồn tại trong trí nhớ của tôi là Biển nằm nghiêng mặt trên divan,tóc xỏa, một chân co lên đến ngực, lặng lẽ ngắm tôi cười đùa ca hát với đám bạn. Ngày ấy tôi thấy Biển là một cô gái si tình trong im lặng. Năm đồng Mã Lai Biển để lại cho tôi, tôi lộng kính để dành. Tờ giấy chép bốn câu ca dao được cất chung với giấy tờ quan trọng như giấy thông hành, giấy chủ quyền nhà và xe. Tôi cố bảo toàn hình dáng để nếu có khi nào gặp lại nhau trên đường phố Biển có thể nhìn ra tôi ngay tức khắc.



Tôi kể lại vắn tắt những chuyện bác Hải kể đêm qua.

- Theo lời Bác kể thì đảo Bidong rất đẹp và thơ mộng, chứ không bẩn thỉu tồi tệ đầy rác rến, kém vệ sinh như con đã nghe nói. Theo Bác, Bidong đầy hạnh phúc như một thiên đường, như một chỗ hưởng tuần trăng mật chứ không phải là trại tị nạn. Tôi nói.

- Hạnh phúc là cái nhìn tương đối. Với những người đàn ông trẻ tuổi thời ấy, thoát cuộc sống nghèo đói ở VN, thoát cảnh bị bắt đi nghĩa vụ đánh Kampuchia và Trung quốc, thoát cảnh bị bắt đi thanh niên xung phong, có cơm đủ ăn có mái nhà che trên đầu, nhất là có một cô gái để ôm ngủ mỗi đêm thì dĩ nhiên thấy cuộc sống là hạnh phúc. Mới chui ra từ địa ngục thì đâu cũng là thiên đường. Vả lại ai cũng biết những khổ sở ở trại tị nạn chỉ là tạm thời. Được đi định cư ở nước ngoài, được đi học Đại học, được sống tự do không sợ tù tội hay chết chóc, là tương lai tươi đẹp. Theo mẹ, chưa chắc là bác Hải yêu cô gái ấy, Bác yêu hình ảnh của Bác trong đôi mắt của cô gái ấy. Mẹ nghĩ là nếu bây giờ người đàn bà ấy đứng ngay trước mặt Bác chưa chắc Bác đã nhìn ra. Khi Bác đi tìm, Bác tìm một cô gái trẻ lúc tuổi đôi mươi, nhưng cô gái ấy bây giờ ít ra cũng hơn năm mươi, tóc đã hai màu, nặng hơn ngày xưa cả chục kí. Mẹ ngạc nhiên là Bác không hề tự hỏi, liệu cô ấy khi rời đảo có mang trong người đứa con của Bác? Có lẽ cô gái ấy, bà ấy, là người khôn ngoan, biết người biết ta, nên không tìm cách liên lạc với Bác, để giữa hai người chỉ là một thứ tình Bidong có list thì dông.



Nguyễn thị Hải Hà

02-07-2014

Thế giới dạy dỗ con em họ như thế nào?





Featured Image: Robert Lang




“Ai làm chủ giáo dục người đó có thể thay đổi thế giới.” - Gottfried Leibniz

Chúng ta ai cũng biết tầm quan trọng của nền giáo dục từ ngàn xưa đến nay, bao gồm giáo dục con người, giáo dục nhân cách và tri thức, điều này ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tương lai của không chỉ cá nhân đó mà còn ảnh hường trực tiếp đến tương lai của một đất nước và dân tộc anh ta. Giáo dục không còn là việc của riêng ai mà là công việc của toàn xã hội, từ gia đình, trường học đến những phong tục tập quán ngàn xưa cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên nhân cách và thói quen của con người.

Giáo dục không chỉ là học tiểu học – trung học – đại học mà còn là những bài học dạy cho trẻ từ thuở lọt lòng. Mỗi quốc gia khác nhau thì có những nét đặc trưng khác nhau trong cách dạy con cái và giáo dục văn hóa cho các thế hệ tiếp nối. Chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng và phát triển cho thế giới này. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có nước thì hùng mạnh nước thì không, tại sao có những con người thích tạo ra cái mới còn những người khác lại chỉ thích ngồi đợi những cái mới ấy? Tại sao có người coi sách như vàng còn những người khác lại coi sách là thứ chỉ để bán đồng nát? Phải chăng tất cả đều bắt nguồn từ những suy nghĩ và nhận thức mà mỗi người đều mang sẵn trong đầu. Và nhận thức đó từ đâu mà có? Phải chăng tất cả từ sự giáo dục, dạy dỗ mà họ nhận được từ khi còn thơ bé và luôn mang theo bên mình cho tới khi chết đi?

Chúng ta biết và đều ngầm thừa nhận rằng hầu hết con người Châu Âu – Mỹ đều tự lập và mạnh mẽ, người Pháp luôn điềm tĩnh chỉn chu, người Nhật thì cực kỳ khuôn phép và người Israel lại tuyệt đối thông minh sáng tạo… Tại sao lại có những sự khác biệt đó?

Hãy nghiên cứu nền giáo dục của họ, cách họ dạy dỗ một đứa trẻ từ khi lọt lòng cho tới khi nhận thức và trưởng thành. Sau đó hãy tự so sánh với nền văn hóa, giáo dục của Việt Nam chúng ta. Tôi tin bạn sẽ nhận ra và học hỏi được nhiều điều thú vị.

Bài viết có thể hơi dài, hãy kiên nhẫn…
Dạy trẻ kiểu… Anh

Mẹ Anh đối xử rất tốt với con theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết họ không quát con to tiếng mà sử dụng những từ ngữ rất tình cảm và không bao giờ nói những điều tiêu cực về con mình, kể cả bé có hư đến thế nào. Có một mẹ Việt đi dạo đến công viên và nói chuyện với một vài người mẹ Anh cũng đang ở đó. Mẹ Việt kể về con mình với những từ đại loại như: “Nghịch như quỷ, hư lắm, đến giờ cầm thìa còn như cầm kiếm….” Và họ nói với cô rằng: “Có lẽ chị chưa kể về con mình một cách tích cực rồi!” Câu nói vu vơ nhưng làm mẹ Việt vô cùng xấu hổ. Cô chợt nhận ra nói đùa về con mình không làm cho vấn đề trở nên hài hước mà thậm chí biến cô thành một người mẹ tồi. Trong khi mẹ Anh luôn rất chu đáo, lịch sự và tôn trọng con mình. Ở những nơi công cộng, bến tàu điện ngầm, siêu thị, trong nhà hàng… nếu lớn tiếng mắng hay phạt con, bạn sẽ nhận được những ánh mắt như thể đang.. bạo hành bé vậy.

Mẹ Anh không bao giờ cạnh tranh hay dè bỉu nhau chuyện nuôi con. Thậm chí các bà mẹ thường xuyên chia sẻ về những điều vụng về của mình: “Sáng nay hết bánh mì nên cho con ăn khoai tây chiên vậy.” Những chia sẻ như thế thường nhận được rất nhiều đồng cảm của các bà mẹ khác. Tất cả những điều đó cũng chỉ để cho thấy rằng mẹ Anh không quan trong phải gồng mình thành những bà mẹ hoàn hảo.

Một bà mẹ Việt được mời đến gia đình người Anh dự tiệc Giáng Sinh, buổi tiệc rất đông con nít. Một cô bé mới 20 tháng tuổi tên là Ely, vừa đến là thích thú ngay với con heo bằng bông to đùng, nhấn vào mũi thì phát ra nhạc. Con heo đó thuộc ‘quyền sở hữu’ của một cô bé 10 tuổi khác, cũng là con cháu nhà đấy. Ban đầu, bé lớn sẵn lòng cho bé nhỏ mượn chơi, nhưng sau khoảng 30 phút thì bé lớn đòi lại. Lập tức, bé nhỏ khóc ré lên, lao về phía mẹ mình, chỉ tay về con heo. Mọi người trong nhà đều hiểu con bé muốn gì nhưng không một ai bênh vực bé cả. Mẹ của bé bế bé lên và chỉ cho bé những món đồ chơi khác, đứa bé vẫn khóc la nhưng mẹ bé kiên quyết không chiều theo.

Cuối cùng sau 10 phút, bé cũng quên con heo và bắt đầu chơi những món đồ chơi mới. Mẹ Việt thủ thỉ: “Ely ngoan quá! Nhưng sao chị không kêu Florence đưa con heo cho Ely, được vậy thì Ely đã không khóc lâu như thế!” Chị ấy mỉm cười giải thích: “Ồ, không nên chút nào! Đó vốn không phải là đồ chơi của Ely mà là của Florence. Florence đã cho mượn 30 phút, nếu Florence muốn lấy lại cũng là hợp lý! Quan trọng hơn là không nên tập cho trẻ con, dù còn rất nhỏ tuổi thói quen ĐÒI GÌ ĐƯỢC NẤY, NHẤT LÀ NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ như vừa rồi!” Vậy mới thấy, mẹ Anh dạy con rằng không phải cứ nhỏ hơn là có quyền được ưu tiên mọi thứ.
Dạy con kiểu Đức

Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào nhưng dạy như thế nào mới là điều quan trọng. Mẹ Đức dạy con từ từ vựng đầu tiên mà các bé thực sự hiểu, đó là từ “không”. Khi nói “không” với bé, mẹ Đức nói rất nghiêm túc, rõ ràng để bé hiểu được đúng nghĩa của từ này, sau đó là giải thích tại sao bé “không” được phép làm. Bé chưa hiểu gì nhiều nhưng từ “không” được lặp đi lặp lại nhiều lần bé sẽ quen, bộ nhớ của trẻ như một cái tủ rỗng, từ “không” là thứ đồ đạc đầu tiên được đặt vào. Nên các bạn thấy, trẻ em phương Tây chơi chung với bạn rất tự giác và độc lập, chỉ cần nghe mẹ nói “không” là bé tự ý biết mình không được phép làm việc đó.

Đối với trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu hình thành tính cách cá nhân nên chúng có lý lẽ của chúng để tránh từ “không” của bố mẹ. Trong trường hợp này cần đến đàm phán và thương lượng. Mẹ Đức giải thích lý do tại sao một cách cặn kẽ cho bé, vì dù sao bé cũng nên biết cái vạch giới hạn của bố mẹ đề ra. Đặc biệt khi mẹ nói “không” thì bố cũng phải đồng tình và ngược lại, vì bé sẽ cầu cứu người thứ ba. Để cho bé biết rằng điều đó được sự nhất trí của bố mẹ thì bố mẹ phải phối hợp ăn ý, khi không cầu cứu ai được nữa bé sẽ hiểu: À, mình “không” được phép làm thật rồi.

Phương châm của các bậc cha mẹ người Đức là làm bạn của trẻ để tìm phương án giải quyết tốt nhất, đừng cho rằng bố mẹ luôn luôn đúng và bắt buộc con luôn làm theo ý mình, điều này hoàn toàn sai lầm. Bố mẹ cũng phải tôn trọng ý kiến của con cái khi con nói “Không”.

Mẹ Đức cho rằng, mỗi đứa trẻ phát triển theo cách riêng của chúng nên họ không quan tâm nhiều đến chuyện cân nặng, chiều cao và nhất là không đem con mình ra so sánh với những trẻ khác. Điều này vừa khiến cho bố mẹ bận tâm suy nghĩ vừa thể hiện sự bất công đối với trẻ, khiến cho trẻ cảm thấy mình kém cỏi so với bạn bè.

Đối với người Đức, trẻ em cần được học tính tự lập từ rất sớm, ngay từ việc nhỏ nhất. Ví dụ, khi mẹ làm cái gì nên cho bé đứng hay ngồi bên cạnh xem cùng hoặc hướng dẫn cho bé làm cùng, đừng nói: “Con không được sờ vào, để mẹ làm một loáng cho nhanh.” Mẹ làm thì nhanh thật nhưng bé sẽ không học được gì nếu bố mẹ cứ làm hộ mãi. Khi nấu cơm hãy cho bé đong gạo, giặt quần áo hãy để bé tự cho quần áo của nó vào máy giặt. Dọn nhà hãy đưa cho bé một cái khăn và khoanh vùng, đây là vùng của con. Đặc biệt rác phải được bỏ vào thùng rác. Trẻ em học rất nhanh và nhớ lâu, chỉ cần hướng dẫn một lần, lần sau bé sẽ nhớ và tự ý thức được việc đó phải làm như thế nào.

Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ con tiêu tiền sớm, vì tiền thúc giục bản năng xấu xa của con người. Người Đức dạy cho trẻ em cách tiêu tiền từ rất sớm. Người mẹ cho con một đồng và nói, con chỉ có một đồng thôi, nếu con mua kẹo thì con sẽ không được chơi ô tô, và nếu con chơi ô tô thì con sẽ không mua kẹo. Mỗi khi cho con đi mua đồ cùng, bé được phép chọn đồ và khi mẹ nói không được, cái này đắt quá, con chọn thứ khác đi, thứ nào rẻ hơn ấy. Lúc đầu bé không làm theo mà nằm ra đất khóc ăn vạ. Mẹ mặc kệ đẩy xe đi, bé khóc chán thì đứng lên chạy theo mẹ, nhiều lần như thế sẽ quen, để làm được việc này người mẹ cần phải rất kiên nhẫn.

Mỗi khi mua cái gì cho bé thì mẹ đều đưa tiền cho con trả kèm theo: “Con không được phép mang vật đó ra khỏi cửa hàng mà chưa trả tiền, như thế là không tốt, là phạm pháp.” Sau rất nhiều lần như thế bé sẽ biết: À ha, phải trả tiền trước khi mang đồ đi. Phải cho trẻ biết giá của đồ vật ấy là bao nhiêu, có hợp với túi tiền nhà mình không. Không dạy cho trẻ cách “có tiền ta mua được tất cả”, hoặc chúng đòi cái gì cũng mua với ý nghĩ con mình không thua con hàng xóm được. Điều ấy tạo cho trẻ sớm có tính đua đòi, tồi tệ nhất sẽ dẫn đến ăn cắp. Trong một đám bạn chơi chung, nhưng khi ra về đồ chơi của bạn nào được trả về đúng cho bạn đó.
Còn mẹ Pháp dạy con như thế nào?

Họ cho rằng, làm cha mẹ tốt không có nghĩa là phải thường xuyên phục dịch con cái của mình. Có lẽ vì vậy, người mẹ Pháp lúc nào cũng chỉn chu, sang trọng. Không bao giờ chúng ta thấy cảnh họ phải tất tả vì lũ trẻ. Mẹ Pháp để con cái tự phát triển là chính.

Thực ra, họ không hoàn toàn để mặc con cái mình. Họ giải thích rằng, họ không muốn lúc nào cũng bao bọc con cái, biến chúng thành những con thú nhồi bông. Họ hướng cho bọn trẻ tự do phát triển. Như vậy sẽ đỡ mệt mỏi cho bố mẹ, mà lại tốt hơn cho con cái.

Các bậc cha mẹ Pháp ít khi an ủi, dỗ dành con mình. Một ví dụ cụ thể là khi đứa trẻ gặp ác mộng, bà mẹ Pháp sẽ bình tĩnh nói với con mình rằng: “Cuộc sống này là thế đấy. Rồi con sẽ gặp nhiều chuyện kinh khủng hơn nhiều.” Và kết quả là, những đứa trẻ Pháp rất dễ chấp nhận và thích nghi với những điều tồi tệ của cuộc sống.

Liệu đó có phải lý do chúng ta luôn thấy người Pháp trong bộ dạng bảnh bao bình tĩnh, họ luôn điềm tĩnh một cách lạ lùng, cứ như thể chẳng có gì trên đời khiến họ phải bận tâm vậy. Điều đó vô tình tạo nên những người con Pháp vô cùng thanh tao và luôn luôn trầm tĩnh trong mọi hoàn cảnh, bởi vì họ biết rằng, chuyện gì xảy ra cũng là lẽ rất thường?

Một so sánh khác là trong khi cha mẹ Mỹ thường có xu hướng ca ngợi, để khuyến khích con mình mỗi khi chúng làm được điều gì đó, dù chỉ là rất nhỏ, thì mẹ Pháp lại bình thường hoá những chuyện đó. Thậm chí, khi đứa trẻ khoe một bức tranh vừa mới vẽ, họ có thể cười nhạo và đùa rằng: “Còn lâu mới được bằng Picasso!” Mẹ Pháp không quá chú trọng đến chuyện con mình phải học nhiều, biết nhiều. Họ không khuyến khích con cái đọc sách trước khi lên sáu tuổi. Thay vào đó, họ để trẻ tự do phát triển trí não với những trò chơi thông minh, phù hợp lứa tuổi. Họ luôn nhiệt tình khi nói chuyện với con và dạy chúng nhận biết thế giới xung quanh.
Cách người Do Thái dạy trẻ

Từ lâu người Do Thái được biết đến là “dân tộc thông minh nhất thế giới”, chỉ với hơn 13 triệu dân nhưng đã sản sinh ra hơn 30% chủ nhân giải Nobel của toàn cầu. Nhiều người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau là người Do Thái hoặc có gốc Do Thái như tỷ phú Warrant Buffet, tỷ phú George Soros, tỷ phú Abramovich (người Nga gốc Do Thái), Albert Einstein…

Dành thời gian lặn lội sang mảnh đất Israel xa xôi, chuyên gia Lại Thị Hải Lý – Sáng lập Tập đoàn Giáo dục và đầu tư VSK – phương án 0 tuổi tại Việt Nam là người đưa giáo dục sớm Do Thái về Việt Nam, đã đến nhiều trường mầm non và thăm các gia đình ở nước này, tận mắt tìm hiểu, lắng nghe cách dạy con và những bí quyết để có những thế hệ tài năng. Cô nhận xét: Người Do Thái yêu thương con với tầm nhìn xa, trông rộng… Bất cứ phụ huynh nào trên thế giới này đều yêu thương con cái nhưng với các bậc cha mẹ Do Thái luôn mong muốn tình yêu giọt máu đào, thấm sâu và nuôi dưỡng đứa trẻ nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho con chứ không phải là tình yêu kiểu giọt nước mát thỏa mãn những nhu cầu tức thì của con. Người Do Thái muốn đào tạo những đứa trẻ bản lĩnh, mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày.

Theo quan niệm của các cha mẹ Do Thái, phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm. Chính họ cho rằng phải tránh 3 “không” gồm: Không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thì và không thỏa mãn quá mức. Phần 20 điểm còn lại không phải là không yêu con mà điều đó ẩn giấu vào tình yêu lý trí, khoa học, nghệ thuật. Ở Israel, có những trường mang tên quý tộc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khi trẻ em học ở đây được rèn luyện nhiều về chỉ số vượt khó AQ. Học sinh sẽ trải qua thử thách kể cả những vất vả. Các phụ huynh Do Thái rất chú trọng dạy con về tính tự lập, trẻ em có được kỹ năng phục vụ bản thân từ rất sớm.

Nhiều phụ huynh Do Thái vẫn kể cho con về câu chuyện “Cà rốt, trứng gà, cà phê” để định hướng cho trẻ cách đương đầu với khó khăn thử thách, hoặc câu chuyện “con lừa thồ sách trên lưng” để nhắc nhở con về việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Việc phát triển trí tuệ rất được người Do Thái quan tâm, điều này là nhờ thói quen và đam mê đọc sách. Ở Israel cứ 4.500 người sẽ có một thư viện với các đầu sách cực kỳ quá giá, cả nước có hơn 1000 thư viện công cộng. Chính vì vậy, trẻ con Do Thái thường chủ động đọc sách từ rất sớm, sách quý được truyền từ đời này sang đời khác, tủ sách thường được đặt đầu giường của các em.

Tại mỗi gia đình người Do Thái, phụ huynh luôn chú trọng việc dạy con làm việc nhà. Từ lúc 2 tuổi, các em đã phải bắt đầu học để tự làm mọi việc như tự xúc cơm ăn. Ở trường học thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan 1 ngày tới nơi làm việc của cha mẹ. Nhiều em đã chảy nước mắt vì chứng kiến cha mẹ là thợ dệt phải làm việc quần quật cả ngày bên máy khâu. Trẻ em Do Thái đều phải giúp bố mẹ làm việc nhà, kể cả những gia đình giàu có nhất. Sự nuông chiều vốn không phải là triết lý của người Do Thái, mà tình yêu của người mẹ dành cho con nằm ở khả năng tự lập và trưởng thành của người con sau này.

Câu chuyện về gia đình sư tử mà các phụ huỵnh Do Thái vẫn kể với mục đích để nhắc nhở cho mỗi người làm cha mẹ mang đến nhiều suy ngẫm cực kỳ sâu sắc. Chuyện là, có một bà mẹ sư tử nói sẽ dạy con đi săn. Hai anh em sư tử quá hứng khởi, chạy quá nhanh nên người anh lăn vòng tròn và bị thương. Sau đó, mẹ sư tử cho người anh ở nhà. Hàng ngày, mẹ và em sư tử vẫn đi săn mồi nhưng khi ăn không quên để phần cho người anh. Từ đó, anh sư tử sống trong sự thoải mái, hàng ngày được ăn mà không phải đi kiếm mồi. Cho đến khi trưởng thành, mẹ sư tử mất, lúc đó 2 anh em phải tự đi kiếm ăn nhưng rồi chúng lạc nhau, sư tử anh không thể kiếm nổi đồ ăn cho mình nên đói mà chết. Trước khi chết sư tử anh chỉ thốt lên một câu rằng: “Con hận mẹ.”

Đối với phụ huynh Do Thái, giáo dục con cách quản lý tài sản được thực hiện ngày từ khi trẻ còn bé. Một bà mẹ có con là triệu phú ở Israel cho biết, mục tiêu ban đầu không phải tạo ra triệu phú mà triệu phú là hệ quả tất yếu của quá trình giáo dục.

Theo Cựu Thủ tướng Israel, dân tộc này đã coi trí tuệ và nguồn nhân lực, 13 triệu người dân Do Thái trên toàn thế giới chính là tài sản lớn nhất của dân tộc. Tinh hoa của nền giáo dục Do Thái đã được đúc kết hàng ngàn năm qua Kinh Tohran và Kinh Talmudh, qua cách nuôi dạy con cái của các gia đình Do Thái. Đó chính là tính tự lập và khả năng sinh tồn. Theo triết lý của người Do Thái, chỉ số thông minh IQ chỉ chiếm có 20% trong bí quyết thành công, còn lại 80% nằm ở chỉ số vượt khó AQ và khả năng ứng dụng kiến thức và thích nghi với cuộc sống EQ.

Người Do Thái cũng sớm rèn cho con khả năng quản lý tiền bạc và dạy con hiểu về giá trị của đồng tiền từ khi các em còn rất nhỏ. Việc cho con sớm nhận biết với tiền là cách để các bậc phụ huynh Do Thái giúp con mình sớm hiểu được giá trị của lao động. Với trẻ em Do Thái, 3 tuổi được dạy cách phân biệt tiền và biết giá tri tiền, 4 tuổi được bố mẹ đưa tiền để dùng mua sắm những đồ đơn giản, 5 tuổi hiểu có được là nhờ lao động nên phải chi tiêu hợp lý. Từ 6-10 tuổi được bố mẹ cho số tiền lớn hơn một chút và học cách quản lý tiền, tài sản, khi trẻ 10 tuổi sẽ có tài khoản riêng. Thậm chí, tại nhiều gia đình Do Thái, khi con làm việc nhà có thể thưởng những khoản tiền nho nhỏ.

Ngoài ra còn có thể kể đến thuyết Thai giáo học “Thai nhi là thiên tài” và phương pháp giáo dục sớm 0-6 tuổi được lưu truyền lại trong kinh Tohran và kinh Talmudh của người Do Thái. Chính vì vậy, trò chuyện với thai nhi, vận động nhẹ nhàng, giải toán cho bà bầu,… là các cách đã được các bà mẹ áp dụng để nâng cao khả năng phát triển trí tuệ cho thai nhi. Các nhà khoa học cũng cho rằng con người chỉ sử dụng 3-5% tiềm năng của não bộ, còn ở thiên tài Albert Einstein là 10%. Chính vì thế, việc tìm ra khả năng sản sinh tối đa tiềm năng của não bộ sẽ là cách để tạo ra những thiên tài. Giống như việc các nhà công nghệ gen di truyền đã kích hoạt sự phát triển của cây cà chua bằng ánh sáng đỏ vào đúng thời điểm, khiến cây cà chua phát triển khổng lồ trên nền sa mạc.

Một sự kích hoạt não bộ của trẻ đúng thời điểm sẽ giúp sản sinh ra những thiên tài. Là một chuyên gia về Giáo dục sớm, bà Lại Thị Hải Lý đã áp dụng bí quyết của người Israel đối với cô con gái Bella, kết quả là bé biết nói từ lúc 6 tháng tuổi, 13 tháng tuổi đã biết đọc chữ và 15 tháng tuổi đã nói được 200 từ tiếng Anh, hiện giờ ở tuổi lên 4, bé đã có thể giao tiếp đơn giản bằng 6 thứ tiếng. Đại sứ Đinh Xuân Lưu và học giả Lại Thị Hải Lý hy vọng rằng tinh hoa của nền giáo dục Israel có thể được Việt Nam áp dụng để tạo đà cho một thế hệ trẻ Việt Nam trí tuệ cao trong tương lai.
Một chuyến “dự giờ” trẻ Nhật học mầm non

Mầm non tại Nhật là một hệ thống giáo dục có tính hòa nhập, các bé không phân riêng từng lớp mà học chung cả với nhau. Trước 9 giờ 30 sáng và sau 3 giờ 30 chiều, cả trường đều chơi chung. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.

Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ. Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội. Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!” Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười’. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.

Ngoài ra họ còn rất nghiêm túc khi dạy bọn trẻ cách sử dụng hai câu nói thể hiện phép lịch sự căn bản: “Xin lỗi” “Cảm ơn”. Điều này thể hiện rõ thong cách phục vụ bữa trưa tại trường. Một vài em sẽ được chọn ra để cùng giáo viên phục vụ trà cho các bạn cùng lớp, trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon và đôi khi nó sẽ được thay thế bằng một vài hát vui vẻ. Việc trẻ được chọn ra để phục vụ các bạn khác không được coi là việc vặt mà nó giống như một vinh dự, một điều rất đặc biệt mà đứa trẻ được phép làm. Và khi giúp các bạn khác ăn uống, các bé cũng được cảm ơn một cách lịch sự nhất.

Đặc biệt, trẻ học mầm non tại Nhật học rất ít, mà chỉ chơi là nhiều. Chỉ có 30 phút trước khi ra về là giờ hát tập thể và nghe cô giáo kể chuyện. Toàn bộ thời gian còn lại, các bé có thể chơi bất cứ trò gì mình thích trong khuôn viên nhà trường.

Trong trường, có rất nhiều thứ để chơi, từ trong nhà ra đến ngoài sân, ở ngoài sân có bãi cát, xích đu, cầu trượt, dây leo… còn trong nhà có các loại nhạc cụ, đồ chơi, gỗ, gối, gấu bông, búp bê, chăn, chiếu, băng dính, giấy màu… Rất nhiều thứ để chơi, và những loại đồ chơi này đều có đặc điểm chung là giúp trẻ phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo. Trẻ sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách chơi, cách kết hợp những thứ có sẵn trong lớp học hoặc ngoài sân để có được những trò chơi thú vị. Các bé được tự do chơi và làm thứ mình thích. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ, chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.

Bọn trẻ được tham gia vô vàn các hoạt động dã ngoại và ngoại khóa cực kỳ thú vị: Leo núi, thăm cảnh quan tự nhiên, đền chùa, di tích lịch sử. Ngoài ra chúng còn rất nhiều những ngày hội thể thao, biểu diễn văn nghệ, tham gia các lễ hội và sự kiện cộng đồng, những buổi giao lưu và các hoạt động triễn lãm nghệ thuật khác nữa.

Chúng được dạy cách để luôn cư xử như những công dân mẫu mực và tự lập trong những hành động nhỏ bé nhất. Để giúp trẻ có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con. Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò chuyện, cho ăn, dọn chuồng… đặc biệt những khi thú bị ốm, tình cảm của các bé với các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu thương động vật mà trẻ vẫn hiểu được một cách sâu sắc.

Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự gieo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm. Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.

Và đặc biệt, trẻ rất ham học, một cách tự nhiên chứ không hề gò ép. Các cô giáo giải thích rằng, nhắc nhở hoặc thậm chí là cả quát mắng đi chăng nữa thì cũng chỉ có thể khiến các bé im lặng trong ít phút, quan trọng là phải làm sao để khơi dậy được sự ham học trong trẻ. Trẻ em rất thích những điều mới lạ, nếu bắt các bé phải ngồi im trong lớp cả ngày thì lớp học sẽ trở thành một cái gì đó rất nhàm chán; ngược lại vì cả ngày đã được nô đùa chạy nhảy thoải mái rồi, do đó, với các bé việc học là một cái gì đó rất mới, rất hấp dẫn, rất thú vị (vì thật ra một ngày các bé chỉ ngồi trong lớp học có 30 phút), nên bé nào cũng háo hức và chăm chú lắng nghe. Các bé không phải học, mà là được học.
Cùng xem học sinh Mỹ học tiểu học

Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá. Một cô giáo mẫu giáo người Trung Quốc về hưu thấy học sinh tiểu học Mỹ suốt ngày “chỉ biết chơi” thì không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho cậu cháu Hoa kiều ở Mỹ của mình. Bà nói với mẹ của cậu bé: Nếu là ở Trung Quốc, áp lực của học sinh chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học rất lớn, cả ngày phải cắm đầu vào làm bài tập… Nhưng cháu tôi thì sao? Mỗi ngày tan học về là đi đá bóng, chơi bóng bầu dục cùng lũ trẻ… thời gian cho việc làm bài, tập đàn ít như thế, làm mẹ thì phải chú ý!

Người mẹ nói, thành tích của cháu ở trường hầu như là điểm A, trừ đôi khi ngẫu nhiên sai sót, nhiều lần cháu đem về toàn điểm 100. Đối với học sinh tiểu học ở Mỹ thì như vậy là đủ rồi. Giáo dục tiểu học không phải là giáo dục tinh anh, cần tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng việc kết bạn, vận động và những hoạt động ngoại khóa.

Đương nhiên, người bà của cậu bé vẫn không bằng lòng, bà nói bài giảng của Mỹ quá nhẹ nhàng, bài tập quá đơn giản, thì chắc thi cử cũng rất dễ dàng. Bà nhấn mạnh, người Trung Quốc chúng tôi coi trọng các nền tảng cơ sở vững chắc. Kỳ thực, người Mỹ cũng coi trọng việc xây dựng nền tảng.

Chỉ có điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ khác nhau. Người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.

Một người cha Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.

Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con. Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do.”

Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập.” Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Hôm qua và hôm nay của Trung Quốc”, ông kinh ngạc suýt ngã, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làmtiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?

Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình.” Người cha im lặng.

Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh… Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.
Còn Việt Nam…

Không có gì nhiều để nói cả, tôi muốn bạn hãy tự cảm nhận và đánh giá cách giáo dục trẻ em của chúng ta. Tôi cũng không hề chê trách cách thức và phương pháp mà chúng ta đang dùng dạy dỗ con em mình, từ lọt lòng, mầm non hay tiểu học. Cũng như không hoàn toàn cho rằng cách họ dạy con trẻ là hoản hảo, toàn diện hay tuyệt vời. Tôi chỉ thật sự mong muốn chúng ta nhìn lại nền giáo dục và cách giáo dục của chúng ta hiện nay, có gì bất cập, thật ra là quá nhiều bất cập, cần có chút gì đó đổi mới, cần phải đổi mới. Để các thế hệ tiếp nối có nhiều cơ hội làm rạng danh nước nhà.

Một đất nước muốn thay đổi thì trước tiên phải thay đổi con người, nhất là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai. Chúng ta có lẽ đều muốn nhưng sự thật là để thay đổi cả nền giáo dục là một điều cực kỳ khó khăn, vậy thì hãy thay đổi từng bước một, bắt đầu từ việc làm mới lại cách giáo dục mầm non toàn diện hơn nữa, hãy chú trọng giáo dục nhân cách trước rồi hãy nhồi nhét kiến thức vào sau. Mỗi người chúng ta cũng đừng phí thời gian chờ đợi các chính sách của Nhà Nước, mà tự mình, hãy chắt lọc tinh hoa của thế giới mà giáo dục con cái của mình, ngay hôm nay. Để một ngày kia, Việt Nam tự hào là thế hệ vừa tự lập và mạnh mẽ, vừa đạo đức và sáng tạo, vừa bản lĩnh và không ngừng vươn xa…

Vị của con gái


Vị của con gái



Có một thói quen thế này:

Ba cô gái: Nâu đá nhiều sữa, nâu đá ít sữa, nâu nóng cực ít sữa.

Tôi đã quen như thế với vị của các cô gái thường café phố cổ sáng thứ 7, mỗi người một vị và cùng thú thưởng thức từng giọt café chạm vào đầu lưỡi. Tôi vẫn thích cái cảm giác khó gọi thành tên đến thảnh thơi và quên đi mọi thứ xung quanh để chỉ tập trung vào cảm giác tận hưởng ngay lúc này. Vị cảm của từng thú vui cũng có khi được ví von với cách cảm về vị của con gái. Đỏng đảnh lắm, cá tính lắm, đáng yêu nhưng cũng có khi khó chiều, khó ưa lắm.
Con gái à, đổi vị thì sao nhỉ? Bất ngờ một sáng nào đó, tôi thích một ly đen nóng không đường?

Con gái hình như thường thích những gì mới lạ hơn con trai thì phải? Café ư… tùy địa điểm, tùy đối tượng để nàng gọi cho mình một loại đồ uống vô cùng nữ tính, điệu đà, độc đáo thay vì tính cách của con trai thường chỉ trung thành với một hoặc một vài loại đơn giản nào đó. Thế nhưng, con gái đôi khi cũng thích thử cảm giác mới của những vị mà nhiều người nghĩ chỉ dành cho con trai. Con gái nếu đi theo nhóm thì sẽ chẳng có đồ uống nào giống đồ uống nào, các nàng thích sự đa dạng cũng giống như vẻ phức tạp trong bản chất con người họ. Tùy cách con gái “chọn vị” – lấy ví dụ về đồ uống cũng như tôi gọi nhân hóa lên tất cả những gì tạo nên một con người mang tên “phái yếu”. Vị của mùi, của hình thức bề ngoài, của cách nói chuyện hoặc sâu hơn bên trong nữa là vị của tính cách, vị của tâm hồn. Mỗi sự lựa chọn và cách thể hiện của vị khiến cho người con gái ấy trở nên cá tính và cực kỳ đặc biệt như thế. Mỗi cô gái có một vị thú vị lắm!

Để viết về một người con gái, một người phụ nữ, một người đàn bà thì hẳn bạn đã nghe đến câu chuyện rằng tác giả sẽ mang đến cho bạn một tập rất dày nhưng chỉ toàn giấy trắng rồi chứ! Con gái vốn thế phải không – lúc thì ngây ngô đến dễ thương nhưng lúc thì phức tạp đến khó hiểu? “Cái cảm” của bản thân họ và “sự nếm” của người thưởng thức thường có sự pha tạp của sự hoài nghi khi người ta nghĩ về con gái. Đặc biệt với con trai, họ cứ tưởng dễ nắm bắt lấy một cô gái nhưng dường như vẫn có những lúc vắt tay lên trán than rằng, chẳng hiểu gì về họ cả. Đúng vậy đó, thực tế con gái là một giới tính trái dấu với con trai, cũng là con người có cách suy nghĩ, cá tính riêng; và chỉ có điều con gái có những cách thể hiện thế nào để phù hợp với người nếm trong từng hoàn cảnh.

Người phương Đông quan niệm có 5 vị cơ bản trong cách cảm nhận bằng vị giác: Mặn, ngọt, chua, cay và đắng. Sự cảm nhận của mỗi cá nhân về từng vị là khác nhau. Có người thích vị này, có người hợp vị khác, có người chịu được sự tột cùng trong giới hạn ngưỡng của vị đó, nhưng cũng có người đôi khi chỉ chạm vào vị đó để thưởng thức thêm cho đủ sự trọn vẹn của ngũ vị. Điều này hệt như cái cách chúng ta trải qua bất kỳ chuyện nào dù lớn, dù nhỏ trong cuộc sống. Liệu bạn có đủ tinh tế để cảm nhận: Đắng tượng trưng cho khó khăn ban đầu, cay tượng trưng cho sự nản chí, chua là sự thất bại, mặn là sự cố gắng, ngọt là sự thành công.

Từ những cung bậc cảm xúc và cách thể hiện ra bên ngoài khi đối diện với cuộc sống, mọi việc đều bắt đầu từ đắng, “thuốc đắng giã tật”, vượt qua đắng để mạnh mẽ hơn và cảm thấy ấm áp, nhẹ nhõm hơn khi nếm qua vị cay; nhăn nhó nhưng có lẽ sẽ dịu, thanh và chín chắn hơn khi vượt qua thất bại với vị chua; thêm vị mặn như một chất xúc tác để có thêm hứng thú, sáng tạo và thử thách để thấy rằng chẳng có gì là nhạt nhẽo trên cuộc đời này cả. Để rồi cuối cùng, vị ngọt luôn là cảm giác của sự chờ đợi nhất, ngọt vừa đủ, không quá để nếm từng giọt hạnh phúc của sung sướng, đón nhận niềm vui khi đã trải qua đủ cả đắng, cay, chua, mặn.
Tôi yêu những cô gái có vị ngọt nhưng lại tò mò về những cô gái có vị đắng

Đắng là vị nhạy cảm nhất trong các vị, của café, của socola, của bia. Đắng là vị phát hiện rõ rệt và là cảm giác của sự khó chịu. Đắng là vị khó kết hợp với tất cả các vị khác nhất. Đắng trong cảm nhận chưa quen ban đầu của một điều gì đó khó chạm tới. Những cô gái có vị đắng thường khoác lên mình một vẻ bề ngoài khó tiếp cận, một lối suy nghĩ không mấy dễ hiểu, đắng mà! Thế nhưng, phần thưởng dành cho những ai biết cảm thì sẽ thấy vị ngọt bí ẩn đằng sau một tách café đắng, vị ngậy bên trong thỏi socola nguyên chất và vị sảng khoái khi tận hưởng ly bia tươi đắng.

Sẽ thế nào nếu bạn là một cô gái có vị ngọt? Ngọt dễ làm ta liên tưởng đến một số tính từ như: xinh xắn, ngọt ngào, dễ thương, nhẹ nhàng… Vị ngọt thường được coi là mang đến cảm giác tích cực, thoải mái, dễ ưa nhưng đối nghịch với nó thì cũng dễ chán. Ngọt từ bên trong, sâu sắc một cách vừa phải và có chút gì đấy pha trộn của cay, chua, mặn nhé – sẽ là một vị của sự pha trộn hoàn hảo hơn. Thỉnh thoảng biến hóa và thử đổi vị xem sao?

Con gái à, bạn thấy mình có vị gì? Có bị quá đắng khiến mình trở nên khó chịu và bị tránh xa hay không? Quá cay đến xè lưỡi để bị ấn tượng không dám lại gần ở lần thứ hai? Quá chua đến đanh đá để người nếm phải nhăn nhó đến khó chịu và tẩy chay hay không? Quá mặn để đáng bị bỏ đi? Hay thậm chí quá ngọt để kích thích sự hưng phấn vượt quá ngưỡng cho phép hay không? Mỗi vị một chút, tùy theo hoàn cảnh để tự mình cảm nhận sự đa dạng và hoàn hảo trong tính cách của một người phụ nữ, trải nghiệm mọi cung bậc của cảm xúc, phù hợp trong cách thể hiện vị để người nếm luôn thích thú và mới mẻ với một người con gái đặc biệt.

Con trai à, gửi đến các chàng thông điệp về sự đa dạng vẫn luôn ẩn chứa ở những cô gái vẫn đang trải nghiệm để hướng đến vị ngọt thật sự nhé. Dành đủ thời gian để nếm trọn vẹn từng vị, không phán xét, không khó chịu có lẽ sẽ là giây phút thoải mái để hiểu rằng cuộc đời luôn mang đến đủ thứ, đủ loại người mà bạn cần và rồi sẽ có lúc bạn cảm nhận được vị ngọt ngay cả khi đang ngậm một thứ gì đắng nhất. Trọn vẹn trong sự cân bằng hoàn hảo!

Có nhiều cách để cảm nhận vẻ đẹp của một người con gái, qua vị có lẽ cũng là một góc nhìn mang tính cá nhân, cũng hấp dẫn đấy chứ nhỉ?



Bùi Phương Linh