Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Càng lên cao, đạo đức người học lại giảm


- Bất cập giảng dạy môn đạo đức trong trường phổ thông, lối sống đạo đức HSSV có chiều hướng đi xuống là những nội dung đặt ra tại hội thảo về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (HSSV) sáng 11/4.


Ảnh minh họa


Hàng loạt bất cập giảng dạy môn đạo đức trong trường học phổ thông được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước TS.Chu Văn Yêm chỉ ra từ kết quả khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố gồm: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình.

Kết quả khảo sát được thực hiện 22 trường, 43 lớp đồng thời trực tiếp lấy ý kiến khảo sát 295 giáo viên, 1.494 học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 cho hay: 39% giáo viên coi Giáo dục công dân (GDCD) là môn phụ, 52% cho rằng môn này chưa được quan tâm đúng mức, 73% cho rằng mức lương giáo viên không đủ sống, không có chế độ đãi ngộ dành riêng cho họ.

47% cho rằng trình độ, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn học này hiện chưa đảm bảo. “Cá biệt, có trường ở Hà Tĩnh không có giáo viên đúng chuyên môn nên bố trí cả giáo viên Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ,…dạy môn GDCD, coi đây như một nghĩa vụ “quay vòng” đối với tất cả giáo viên trong trường” – ông Yêm cho hay.

Đa số ý kiến cho rằng việc lồng ghép là cần thiết nhưng trên thực tế để lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng môn khác càng lên lớp cao càng khó khăn do khối lượng kiến thức từng môn học gia tăng và tính chuyên sâu cao hơn. 39% giáo viên cho rằng số tiết học dành cho môn học này như hiện nay là không phù hợp.

Về giáo trình, chương trình, SGK môn đạo đức/GDCD ở cả 3 cấp in đen trắng, tranh ảnh minh họa ít (sách lớp 8 không có hình ảnh). Từ năm 2002 đến nay, nội dung chương trình không có gì thay đổi, không cập nhật thực tiễn.

Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học sinh từ 25 tỉnh, thành phố của Văn phòng Chủ tịch nước cho thấy có sự “suy giảm” về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học, hạnh kiểm tốt giảm, hạnh kiểm trung bình và yếu tăng.

Cụ thể: Ở bậc THCS tỉ lệ HS xếp loại tốt đạt 70,77% nhưng lên THPT giảm xuống 65,67%; Tỷ lệ học sinh xếp loại khá bậc THCS 23,54%, THPT: 24,9%; Trung bình: THCS là 5,00%, THPT: 5,58%; Yếu: THCS là 0,69%, THPT: 3,84%.

Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) Ngũ Duy Anh nhìn nhận, tình trạng không trung thực trong thi cử vẫn còn khá nhiều ở các trường. Khảo sát và phỏng vấn sâu 3000 cán bộ, giáo viên của Bộ GD-ĐT cho thấy 18,59% HSSV được hỏi hiện tượng quay cóp khi làm bài kiểm tra còn tương đối nhiều, chỉ 32,38% cho là không có. Khi được hỏi về việc gian lận trong thi cử có đến 35,92% phân vân trước các hành động này...

Để giáo dục lối sống, đạo đức cho HSSV theo ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD-ĐT và Dạy nghề (Ban Tuyên giáo TƯ) mỗi người cha người mẹ, người thầy... phải là tấm gương sáng. Ta cứ rao giảng đạo đức, phải thế này thế kia mà chính chúng ta không làm gương thì dạy người trẻ, con cái làm sao?
Văn Chung
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169980/cang-len-cao--dao-duc-nguoi-hoc-lai-giam.html

Ếch ngồi đáy giếng




*Photo: Leaders



Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả.

Thành ngữ trên có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Vì vậy nó càng lấy làm oai.

Nhưng năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện về con ếch đã đặt ra mấy vấn đề đáng suy ngẫm cho con người:

1. Về tác động của môi trường sống tự nhiên lên chủ thể: Ếch sống trong môi trường giếng, có thể do ngẫu nhiên mà cũng có thể là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa – “giếng đâu thì ếch đó”. Môi trường này có ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của đối tượng, như dân gian nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”

2. Về tác động của môi trường xã hội lên chủ thể: Sống cùng với ếch ở trong môi trường tự nhiên là cái giếng có một “cộng đồng xã hội” gồm: Nhái, cua, ốc nhỏ… Ếch thì to xác hơn các loài khác trong“xã hội” ấy nên ếch ta mặc nhiên trở thành kẻ mạnh. Do đó nó tỏ thái độ nhâng nháo, xấc xược tự coi mình là chúa tể và lấy đó làm oai. Như vậy ếch đã làm vẩn đục môi trường xã hội. Quan hệ ứng xử công bằng, văn minh, hiểu biết giữa “chúa tể” ếch với cư dân đã bị phá vỡ. Tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ hoảng sợ là kiểu ngôn ngữ “miệng nhà quan có gang có thép” hay nói cách khác là kẻ mạnh luôn luôn thắng. Những con vật bé nhỏ khác trong giếng phải sợ sệt nhún nhường ếch cũng là điều tất yếu.

3. Về nhận thức thế giới: Vì ếch sống trong môi trường như vậy nên nó nhìn thế giới bên ngoài qua hai lăng kính: Cái miệng giếng và quan hệ giữa ếch với các loài khác bên trong cái miệng giếng ấy:

- “Miệng giếng” khiến cho ếch hiểu biết hạn hẹp do nó ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài;

- Với vị thế chúa tể nên các con vật khác trong giếng sợ hãi ếch từ đó mặc nhiên thiết lập nên mối quan hệ : trên – dưới, mạnh – yếu rất rõ ràng.

Bi kịch của ếch là đã không nhận ra điều đó. Ếch chẳng giỏi giang gì nhưng qua hai lăng kính ấy, ếch tự cho mình tài giỏi hơn người – thật đúng là “thùng rỗng kêu to”.

4. Về tính cách: Ếch thể hiện rõ tính chủ quan trong suy nghĩ, huyênh hoang trong lời nói và hợm hĩnh trong hành động ứng xử với cộng đồng ếch huênh hoang, hợm hĩnh “coi trời bằng vung”, cho rằng mình là trung tâm là đỉnh cao…

Bốn yếu tố này có mối quan hệ điều kiện – kết quả hoặc nguyên nhân – hậu quả với nhau. Cái này là tiền đề dẫn đến cái kia. Một triết gia phương Tây đã nói: “Sự lặp lại lần thứ nhất là một bi kịch, lặp lại lần thứ hai là một hài kịch.“ Cuộc đời của ếch phải chẳng đi từ bi kịch đến hài kịch.

Không nhận thức được tình trạng tri thức kém cỏi, tầm nhìn hạn hẹp của mình là một bi kịch; tình trạng đó dẫn đến một kết cục thê thảm. Cái kết cục của ếch chẳng ai xót thương mà nó lại mang tính hài hước để giúp chúng ta đi đến một bài học ngụ ngôn: số phận của những người thiếu hiểu biết do nhận thức kém mà lại huênh hoang, hợm hĩnh thì sẽ phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Chung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc chứng bệnh “ếch ngồi đáy giếng” ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân không chỉ do môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như chuyện của ếch. Ngoài ra còn do môi trường giáo dục, với người lớn thì do cả môi trường công tác bao gồm cả địa vị, chức vụ, quyền hạn, các mối quan hệ…

Vấn đề “ếch ngồi đáy giếng” chỉ có thể thay đổi bằng nhận thức. Điều quan trọng là chúng ta cần biết chúng ta còn hạn chế và cố gắng học hỏi. Phải có tính khiêm nhường, điều gì biết thì nói biết còn điều gì không biết thì bảo không biết, nói sai nhầm thì xin lỗi người nghe và chỉnh sửa lại … đó cũng là một cách để thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí là nếu không thay đổi nhận thức thì dù được “ngồi trên ngọn cây” ếch ta vẫn coi trời bằng vung thôi. Vậy phải chăng bản chất của ếch là vậy. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời!”

Hegel – triết gia Đức nói: “Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý.” Ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp là một kết thúc hợp lí bởi kiểu tư duy của ếch không thể tồn tại theo logic của nhận thức.

Khi bàn về sự hạn hẹp trong nhận thức, có người đã chia ra “năm mức độ dốt” (five orders of ignorance) có thể tóm tắt như sau:
- Dốt độ 0: Có nghĩa là không dốt - có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và có thể chứng minh được kiến thức của mình. Tri thức mênh mông, biển học vô bờ, vậy nên giỏi trong chuyên môn và luôn trau dồi học tập “học, học nữa học mãi” là điều đáng quý.
- Dốt độ 1: Là loại thiếu kiến thức nhưng phải biết là mình thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức nhưng có nhận thức, vậy cũng chưa đến nỗi nào. Thiếu kiến thức thì khiêm tốn, cố gắng học hỏi để nâng cao chuyên môn và mở rộng hiểu biết.
- Dốt độ 2: Thiếu kiến thức và thiếu nhận thức - dốt mà còn không nhận thức được tình trạng dốt của mình. “Ếch ngồi đáy giếng” là kiểu dốt độ 2. Loại này khá phổ biến trong xã hội. Tai hại hơn là họ rất tự tin vào “hiểu biết sai” của mình, đôi khi trích dẫn cả nguồn tư liệu sai trái để bao biện cho mình do không đủ trình độ để thẩm định được độ tin cậy của tư liệu. Thậm chí có khi họ lấy cái sai của mình để “dạy bảo” người khác hoặc cố chấp bảo thủ.
- Dốt độ 3: Thiếu quá trình – có nghĩa là không chỉ không biết là mình dốt mà còn không có cách nào để cải thiện tình trạng đó (…). Nói cách khác là vừa thiếu kiến thức vừa thiếu nhận thức một cách trầm trọng.
- Dốt độ 4: dốt toàn diện – loại này xin miễn bàn. Dân gian có chuyện vui “Dốt có chuôi” để hài kịch hóa loại dốt này.

“Ếch ngồi đáy giếng” coi trời bằng vung suy cho cùng là câu chuyện phê phán cái dốt. Câu chuyện không chỉ là nhận xét khái quát về những người không biết rõ cái nhìn hạn hẹp của mình hay không biết sự hiểu biết bị giới hạn của mình trước cái bao la rộng lớn của tri thức nên đã có những suy đoán hồ đồ về sự vật.

Tuy nhiên cũng có thể coi như đây là một quy luật tâm lý học: Sự vật được tri giác như thế nào là do nơi vị trí đứng của chủ thể tri giác. Con ếch chưa ra khỏi cái giếng bao giờ, nó không biết rằng thế giới bên ngoài rộng lớn lắm khó khăn nhiều lắm, mọi thứ tuyệt vời lắm. Khoảng cách từ miệng giếng đến bầu trời là chặng đường nhận thức thế giới không dễ dàng gì nếu ta không gạt bỏ tự ngã, biết cầu thị, không cố chấp… Hegel nói:


“Ai nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì thế giới cũng nhìn nhận người đó một cách hợp lý.”

Đó là một chân lý. Đừng để cái sự dốt trở thành một thứ trầm tích đáng ghét trong xã hội và con người. Đừng để lời nói về sự dốt đưa mọi người xuống địa ngục – một địa ngục trần gian như cách nói của Jean Paul Sartre – Triết gia hiện sinh Pháp đầu thế kỉ XX:

“Người khác là địa ngục của ta.”



Mộc Nhân

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Thơ Nhã Thuyên





Nhã Thuyên

.

Nhã Thuyên, làm thơ, viết văn và đôi khi làm phim và chụp ảnh thong dong. Sáng tác của cô xuất hiện trên Talawas, Damau, Tienve, RHINO Poetry và một vài nơi chốn khác. Cô là tác giả của vài tập thơ và truyện cực ngắn, bao gồm Viết (2008), Ngón tay út (2011), Rìa vực (2011) và Màu cỏ xanh trong suốt (2012, đồng tác giả) cùng vài cuốn sách tranh nho nhỏ cho trẻ em. Dự án cá nhân “Những tiếng nói ngầm” (2011-2013), được hỗ trợ bởi mạng nghệ thuật châu Á Arts Network Asia tập trung nghiên cứu quá trình bên lề hoá trong thơ Việt Nam đương đại. Tác phẩm của cô gần đây được dịch và giới thiệu trong chuỗi tác phẩm của các tác giả thơ Châu Á Thái Bình Dương của Vagabond Press, Australia 2013. Cô đồng biên tập tạp chí văn chương Ajar.








Giấc mơ nước
tôi nhìn những móng tay nàng miệt mài và dai dẳng cào xới bãi đất hoang lì trơ sỏi tìm một dấu hiệu của mạch nước.

đêm đêm, giấc mơ của nàng về mạch nước ộc vào cơn ngủ của tôi, mạch nước biến hóa liên tục vị trí và hình dạng, tôi vẫn thấy nàng mê mải cào xới bãi đất hoang lì, nàng lổm ngổm trên bãi đất như một con cua, khom lưng, chúi đầu, mười ngón chân, mười ngón tay bật móng, những đầu ngón tròn trụi, tôi thấy nàng vô vọng và nàng chết vì kiệt sức.

một ban mai, tôi chứng kiến bãi đất bỗng phì nhiêu và không ngừng giãn nở phập phồng chất bột mịn và êm rùng mình.

nàng nói: dưới sâu vẫn không có nước, chỉ có những ảo tưởng nước, những ảo tưởng chảy tuôn và nuôi bãi đất cằn, nhưng phải cào xới không thôi.



Tự nguyện
vì thế, tôi trở lại, đi miết một con đường, bởi người đã đặt vào tay tôi bông hoa tôi tìm kiếm.

người nói: "này em, đây chỉ là cái bóng của bông hoa em tìm, anh tặng em. và em là kẻ phải đi tìm nó...".

ngôn từ không làm nở bông hoa nhưng không hủy hoại cái bóng của nó.

cái bóng mang hi vọng của nguồn chiếu.

người đã lưu giữ cái - bóng - tôi như vòm trời giữ sắc xanh cuồng mê ảo tưởng dẫu cái - bóng - tôi khởi nguyên không màu.

tôi đứng ngợp mùa bội xanh độc quyền bầu trời.

vì thế, tôi trở lại, đi miết một con đường, làm nở hình hài bóng.



Linh hồn chảy mịn

người chết về buồn bã phủ một vùng xám

đứa bé gặp cha run rẩy từng mạch máu thơ

tôi cùng người chảy mịn hai linh hồn

thảng thốt da thịt về trong da thịt đã bỏ hoang như mảng đất khô rạn hớp từng cơn nắng

máu lên thơm tươi trong tôi căng rạn chực nứt từng thớ từng thớ

tôi hốt hoảng tập quen da thịt đã lìa bỏ da thịt như cái chết của người bỏ lìa sự sống tôi

đứa trẻ đứng qua những đêm những đêm đợi những cơn mơ lên xanh như ánh sáng

và ngày trôi đi và người về thức canh tôi mơ trong đêm không thể ngủ đợi người về từ một cõi nơi thịt xương đóng băng

làm sao ép một kẻ - dương - gian phải coi chuyện sống chết là tất - nhiên - chia - lìa bởi tôi là thân cây mà mạch rễ tôi đã thúc sâu tận đáy nguồn suối khơi từ những linh hồn chảy mịn

tôi cùng người chảy mịn hai linh hồn

tôi được sống ký ức nhân nhân lên mãi của những người đã chết

ký ức đắp bồi thành da thịt và linh hồn lột sạch tôi từng lớp từng lớp đời sống bẩn thỉu

đứa trẻ không rơi nước mắt trên nấm mộ bởi tôi chẳng bao giờ tìm cách quên nỗi đớn đau mà tôi - sống - với

day dứt dội sóng đổ không thôi vào những đêm trên biển cả tối như vực đen của trí óc ngây thơ sửng sốt trước đời người

ngày và ngày và đêm và đêm đứa trẻ đứng đây đợi những cơn mơ lên xanh như ánh sáng hốt hoảng nhìn tôi - kẻ luôn luôn trở lại nhìn mình đứng mãi như một thú hoang

hãy khẩn khoản và uống cho say lịm để sống tươi thơm

nao nức sống đến! kìa những linh hồn cùng chảy mịn!

Ý nghĩa điều bắt đầu

HUỲNH LÊ NHẬT TẤN



Từ khi sinh ra lớn lên. Bạn
Có nghĩ tự mình bóc từng hạt
lớp da, tính chai lỳ trên khuôn
mặt kẻ lạ? Riêng tôi thích khui

lớp màng trinh như trái trứng gà
mẹ hấp sống trong nồi cơm từ
chiều. Muốn ăn xin từ tốn sẽ
hấp dẫn như lực hút mặt đất

Tôi đang khát uống từng giọt khi
cuống họng khô tưởng như có em …

Nỗi buồn : Tự hào hay sợ hãi?



Tôi đã từng trải qua những trải nghiệm mới mẻ, mọi thứ đổi thay nhanh chóng, cảm xúc biến thiên xoành xoạch của thời trẻ. Tôi cùng từng trải qua cái tuổi trẻ bồng bột thích chứng tỏ bản thân mình. Thời mà mọi thứ bắt đầu chuyển biến khá lớn trong tâm hồn một con người, biết nhận thức hơn, có nhiều suy nghĩ hơn mà đôi khi chẳng ai có thể giải đáp nỗi. Rồi tôi cũng bắt đầu biết yêu, biết thất tình, biết cảm giác bị bạn bè chơi khăm, bị lừa dối, bị phân biệt, và còn nhiều thứ kinh khủng hơn mấy chuyện đó.

Ai trong chúng ta đều đã, đang hoặc sẽ trải qua những vấn đề đó; chúng ta có cuộc sống riêng, nhưng chúng ta sẽ vướng mắc ở những vấn đề chung – cuộc chơi của tâm trí và đối mặt với sự khắc nghiệt của cuộc đời. Một ít vốn tính mạnh mẽ vượt qua như diều gặp gió càng trở nên giỏi giang hơn, ít khác yếu đuối nên chịu khuất phục và lui về góc tường với nỗi sợ hãi.

Nhưng hiện nay giới trẻ đang có trào lưu kiểu như trải qua được chút chuyện tình cảm buồn rồi cứ ôm khư khư tưởng chừng như nó là to tát lắm, rồi cứ ngỡ mình đang phải gồng mình gánh chịu cả bầu trời tối sầm đen thui lui, rồi tự hào nghĩ rằng mình đã trải nghiệm nhiều lắm, trưởng thành lắm, sâu sắc lắm, đau khổ lắm, tổn thương lắm, tuyệt vọng lắm. Một ít lên facebook đăng những dòng sướt mướt đến ấu trĩ không cách chi chấp nhận được, một ít cuồng kiểu drama lãng mạn Hàn Quốc…

Vâng! Đây là kết quả của một nền văn hóa tiêu thụ, của thời trang, xe cộ, tiền bạc và phim thị trường, và nhạc thị trường, và tình cảm mì ăn liền quen vài hôm đã “chồng” – “vợ” ấu trĩ đến mức không chịu nỗi. Chúng ta tiêu thụ văn hóa bề mặt thì làm sao có thể phân tích mọi thứ ở mức độ sâu sắc?

Đáng tiếc thay, giới trẻ bây giờ như thế. Hôm rồi có bài viết của blogger Chou Lê về việc top 10 sách bán chạy nhất của Tiki toàn là sách của những tác giả trẻ với tên gọi: Buồn làm sao buông / Người yêu cũ có người yêu mới?!?? Mới trải qua được vài mối tình đã vội gọi tên những cảm xúc, đám đông hí hửng vì cảm xúc của mình được ai đó hiểu và gọi thành tên nên rầm rộ mua vô. Các bạn nghĩ là người xưa không sâu sắc như các bạn nên không viết được như thế hay sao? Hay là họ không hiểu những cảm xúc đó? Hay là các bạn nghĩ phải gọi thành tên thì những cảm xúc đó mới đẹp đẽ và “đáng tự hào” biết bao như một tờ giấy chứng nhận: “Tôi đã trải qua những mỗi tình chia ly”?

Bạn ơi! Đời sống này luôn và mãi mãi khắc nghiệt. Nếu bạn không tự đứng dậy, không ai mang đến ông bụt cho bạn cả. Nếu bạn buồn nên không buông ư? Rồi bạn sẽ phải buông thôi; hoa hồng đẹp không có nghĩa là phải nắm nó thật chặt đâu. Nếu bạn thất bại trong một mối tình, khóc cho đã đi, rồi hãy đứng dậy mà đi tìm người khác phù hợp với mình hơn. Chẳng có ai tới chìa tay ra giúp bạn như trong phim hay trong chuyện tình cảm sướt mướt đâu. Bởi vì, biết sao không? Thế giới này quá ồn ào, không còn ai có thể nghe tiếng khóc hay tiếng la của bạn đâu, những tình huống trong chuyện đã không còn hiện hữu lâu rồi, bạn phải tự mình đi kiếm cái mà bạn muốn. Bạn phải tự đi, ôm cái thất bại hay lòng tự hào về những cảm xúc đau buồn đã được chứng nhận trong mấy cuốn sách Top ten kia từ ngày này qua ngày nọ chẳng được cái gì cả. Phải tự thân, tự thân…

Bạn! Mỗi người sống trên đời đều trải qua những thứ đó; thất bại trong công việc, thất bại trong tình cảm, đau khổ xảy tới với gia đình, ai ai cũng phải nếm qua. Một chút cảm xúc buồn bã của tuổi trẻ khi thất tình, hay những giây phút “chán” chường vì không có việc gì để làm. Đó chưa là cái gì trong cuộc đời này cả, nếu không muốn nói là nhỏ bé. Xin lỗi! Nhưng nếu bạn tưởng tôi coi thường những tình cảm mong manh, dễ thương của tuổi trẻ thì có lẽ bạn đã nhầm. Tôi đang không coi thường nó bởi vì tôi từng như thế, tôi chỉ đang nói mọi người hãy trải nghiệm cuộc sống và trân quý mọi thứ trên đời, từ thành công cho tới thất bại, từ công việc cho tới tình cảm. Từ đó mà trở nên cứng cáp, trưởng thành, sống cho tốt, mạnh mẽ và có ích. Đừng tưởng mình đã trải qua những thứ kinh khủng nhất cuộc đời bạn ạ, vì thế đừng ôm nó khư khư tưởng chừng như “có mỗi mình ta” chịu sự đau khổ tổn thương tột cùng đó, hãy cảm ơn dòng đời đã làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn, sức chịu đựng tốt hơn và trưởng thành hơn.

Mỗi thất bại sẽ là mẹ thành công nếu chúng ta chịu học bài học từ nó, nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ tiếp tục sai lại bài toán cũ, thất bại lúc này là bà ngoại của thất bại chứ không phải là thành công gì nữa. Đơn cử, nếu bạn muốn thành công trong tình cảm, hãy học các lý do thất bại từ những mối tình trước, và bạn sẽ hoàn thiện lối sống có bản sắc, tình yêu sẽ lại đến, sớm thôi.

Tôi muốn nói mọi người hãy mạnh mẽ! Đừng lo lắng “nếu cả thế giới này đều mạnh mẽ thì sao?”, không bao giờ có chuyện đó đâu, yên chí đi! Và biết đâu những bạn gái hay ôm khư khư niềm đau từ các mối tình cũ khi đọc được bài này, tôi hi vọng có thể giúp bạn nhận ra điều gì đó hơn là nước mắt, và rụt rè, và sợ hãi, và bi lụy. Hãy nhớ, những người mạnh mẽ không làm người ta sợ tiếp xúc và chơi cùng, mà chính là những người yếu đuối, bi lụy, mang trong mình đầy nỗi sợ hãi. Tôi thừa nhận, mình rất sợ hãi những cô gái yêu đuối, bi lụy.

Sự thực là, yếu đuối là kém cỏi, yếu đuối là không có bản sắc, yếu đuối là không có sức hút. Xin đừng hiểu nhầm ý tôi rằng mạnh mẽ sẽ không khóc, chỉ có yếu đuối mới khóc; đó không phải là ý của tôi. Mạnh mẽ là dám đứng lên trải nghiệm cuộc đời dù trước đó đã bị lừa dối, ruồng bỏ hay gì đi nữa. Mạnh mẽ là “không rảnh” mà ngồi đếm số lần thất bại rồi quay lại cảm xúc của đoạn 3, mạnh mẽ là dám bước tiếp, sống cho ra sống.

Mạnh mẽ hay yếu đuối là quyền của bạn. Tự hào về nỗi đau hay sợ hãi nó rúc vào một góc tối cũng là quyền của bạn. Nhưng tôi không tin ai đó thích những điều tiêu cực. Đời sống là chuyến hành trình, khúc nào qua rồi thì cho qua để tiếp xúc với những trải nghiệm mới đa sắc màu đẹp đẽ.

Nỗi buồn không phải để tự hào, cũng không dành cho sợ hãi, nó vốn không sinh ra để đảm nhiệm ý nghĩa đó. Nó sinh ra để tôi luyện và đào tạo bạn. Và nếu bạn không tận dụng nó một cách đúng đắn, bạn bỏ qua chính mình, bạn chấp nhận tầm thường, bạn lãng phí cuộc sống. Nỗi buồn, thất bại sinh ra với mục đích để cho bạn ăn “no bụng”, rồi sau đó lớn lên, cứng cáp, trưởng thành, có nhiều sức khỏe làm nhiều việc mình muốn…

Trải nghiệm là không có giới hạn, và cảm xúc thì sẽ chẳng bao giờ là cũ. Bạn sẽ được đi khắp muôn nơi, ngắm nhìn thiên nhiên, ngắm nhìn con người, ngắm địa cầu xanh tươi, những điều mới mẻ đầy thích thú mà mãi về sau bạn mới biết là: Tuổi trẻ đa sắc thái đẹp thật đấy, nhưng sẽ đáng tiếc nếu chỉ dừng lại ở mức đó…

-Lục Phong-

Nịnh


 



 

Cô con gái cưng của Mác hỏi cha : “Ba ơi , thói xấu đáng ghét nhất của con người là gì ?” . Mác trả lời ngay không một chút do dự : “Thói nịnh hót”. Không riêng gì Mác, mọi người chân chính từ xưa đến nay đều có ý kiến tương tự như vậy. Vua Pie đệ nhất của Nga thường nói: “Thà tôi có một kẻ thù trắng trợn còn hơn có một nịnh thần bịp bợm”. Còn nhà dân chủ Ôgut Bêben thì gọi những kẻ nịnh là bọn “chỉ quen vẫy đuôi mừng trước chủ”…



Biểu hiện của thói nịnh hót rất phong phú. Loại nịnh phổ biến nhất, thường gặp nhất là dùng lời nói để tâng bốc người khác một cách quá đáng, có khi hèn hạ nhằm mục đích cầu lợi. Đối tượng để kẻ nịnh tâng bốc chủ yếu là người có chức, có quyền. Anh là thủ trưởng của kẻ nịnh ư ? Thế thì anh lập tức trở thành con người “toàn thiện, toàn mỹ” rồi. Mọi lời nói, cử chỉ, hành động của anh đều trở thành mẫu mực.

Nếu anh nói dài, lượng thông tin quá nghèo nàn thì kẻ nịnh vẫn bảo rằng anh phát biểu sâu sắc, phong phú; những ý kiến anh nêu ra mang tính khoa học và có giá trị chỉ đạo làm cho mọi người “sáng ra”. Nếu anh phát biểu cụt lủn, ấp a ấp úng như ngậm hột thị, chẳng ai hiểu anh muốn nói gì thì kẻ nịnh sẽ bảo rằng anh phát biểu ngắn gọn, súc tích và dễ tiếp thu.

Nếu anh thô bạo, kẻ nịnh sẽ nói rằng anh có thái độ nghiêm khắc cần thiết của người lãnh đạo. Nếu anh mềm yếu, rụt rè, kẻ nịnh sẽ bảo là anh tế nhị, độ lượng. Nếu anh ăn mặc cầu kỳ, xa hoa, kẻ nịnh sẽ bảo rằng anh lịch sự. Ngược lại, anh ăn mặc cẩu thả, lôi thôi, lếch thếch, kẻ nịnh sẽ bảo rằng anh giản dị, tiết kiệm…Thôi thì đủ thứ. Những ưu điểm, sở trường của anh, kẻ nịnh sẽ “bốc” lên theo cấp số nhân. Những khuyết điểm, nhược điểm của anh, kẻ nịnh sẽ hóa phép, biến tất cả thành những điều hay, lẽ phải.

Một loại nịnh khác là cùng với việc dùng lời nói, kẻ nịnh còn có những cử chỉ và hành động thích hợp. Thông thường thì những kẻ nịnh hay khúm núm, xun xoe trước đối tượng mà hắn thấy cần thiết phải nịnh. Anh là thủ trưởng của hắn? Thế thì khi gặp hắn, anh chỉ việc hững hờ chìa bàn tay trái của mình ra (không cần chìa tay phải) kẻ nịnh sẽ dùng cả hai tay của hắn ôm chặt lấy bàn tay anh, mắt hắn long lanh sung sướng, đầu hắn hơi cúi xuống, lưng hắn hơi khom lại, hai gối hơi chùng với tư thế nửa đứng, nửa quỳ và kèm theo lời chào hỏi tâng bốc ngọt ngào.



Ảnh chỉ mang tính minh họa

Những cử chỉ và hành động của kẻ nịnh thường khá lộ liễu, nhưng đôi khi lại rất kín đáo, tinh vi; phải chú ý quan sát thật kỹ mới thấy được.

Những kẻ nịnh cũng thường là những kẻ hay xúc xiểm và hay nói xấu người khác. Bởi thế ngôn ngữ dân gian mới có khái niệm “xiểm nịnh”. Họ đã nịnh anh thì trước mặt anh thế nào họ cũng tìm được những đối tượng mà anh không ưa thích để nói xấu. Họ ca ngợi anh là thông minh, lịch sự, độ lượng … thì thế nào họ chê người mà anh không thích là ngu đần thiếu văn hóa và hẹp hòi…

Kẻ nịnh không chỉ nịnh cấp trên thôi đâu; nhiều khi họ nịnh cả đồng cấp và cấp dưới nữa đấy. Sắp đến kỳ xét lương, nâng ngạch bậc cán bộ; sắp bầu cấp ủy mới hoặc cơ quan sắp lấy ý kiến của quần chúng về việc đề bạt cán bộ… Toàn những việc hệ trọng cả. Những kẻ nịnh đánh hơi các khoản ấy tinh lắm. Họ thừa hiểu rằng muốn vào được cấp ủy phải có sự tín nhiệm của đa số đảng viên; muốn được đề bạt , được nâng lương sớm thì cũng phải có sự ủng hộ của quần chúng. Chỉ được lòng cấp trên thôi thì chưa đủ. Thế là họ mở chiến dịch lấy lòng tất cả mọi người, tìm mọi cách tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.

Cần phân biệt nịnh với quý mến và kính trọng. Chúng ta không phủ nhận sự quý mến và kính trọng thật sự thường thấy trong quan hệ giao tiếp ứng xử giữa người và người. Không phải cứ khen nhau, tôn trọng nhau, tặng nhau thứ này, thứ khác đều là những hiện tượng xu nịnh. Chúng ta không vơ đũa cả nắm, không hồ đồ và thiển cận như vậy. Trong cuộc sống , sự quý mến và tôn trọng nhau một cách chân thành; sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, tặng nhau, giúp nhau khi cái này, khi cái khác là những chuyện thường tình, là những điều cần thiết.

Đó là biểu hiện của sự quý mến và kính trọng thật sự, là những nét đẹp trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Chúng ta chỉ phê phán thói nịnh hót nấp dưới chiêu bài quý mến và kính trọng; bởi vì đó là sự giả dối. Trong thực tế, những kẻ nịnh thường nấp dưới chiêu bài quý mến và kính trọng cho nên dễ làm cho nhiều người bị lừa. Không phải họ nịnh anh tức là họ quý mến hay kính trọng anh đâu. Khi nào anh hết vai trò quan trọng đối với họ, hoặc anh thất thế thì họ sẽ hững hờ, lạnh nhạt với anh ngay, thậm chí họ còn có thể quay lại đá đít anh cho mà xem.

Thói nịnh hót gây ra tác hại không nhỏ, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trước hết nó làm cho kẻ nịnh mất hết bản lĩnh, mất hết nhân cách, trở nên thoái hóa biến chất, bị mọi người khinh bỉ. Nó làm cho người được nịnh không đánh giá đúng mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dễ mắc khuyết điểm, sai lầm. Nó uốn lệch nhận thức của người được nịnh. Nếu người được nịnh đó là cán bộ lãnh đạo, quản lý thì sẽ làm tổn hại đến công việc chung như: Đánh giá sai lệch đội ngũ cán bộ dưới quyền mình, dẫn tới tình trạng người tốt không được trọng dụng, kẻ xấu lộng hành… Thói nịnh hót còn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, tạo ra sự chia rẽ, bè phái, làm suy yếu tổ chức .

Nịnh và ưa nịnh là hai mặt của một vấn đề . Kẻ nịnh và kẻ ưa nịnh là tiền đề tồn tại của nhau . Có kẻ nịnh bởi vì có người ưa nịnh và ngược lại . Sự tồn tại của hai hiện tượng : nịnh và ưa nịnh chứng tỏ một điều là do chúng ta tu dưỡng kém , do việc tự phê bình và phê bình không được đẩy mạnh trong các tổ chức đảng , chính quyền , đoàn thể và trong các tổ chức quần chúng khác . Thường có tình trạng là mọi người có thể tự nhận mình có khuyết điểm này khuyết điểm khác , nhưng ít ai dám dũng cảm nhận mình có thói nịnh hót hoặc ưa nịnh . Khi phê bình người khác cũng vậy ; dường như chúng ta đều cảm thấy có gì khó nói khi phê bình đồng chí mình , bạn mình là có thói nịnh hót hoặc thích được nịnh hót .

Muốn hạn chế được thói nịnh hót điều quan trọng nhất là phải tạo ra được dư luận xã hội rộng rãi lên án thật mạnh mẽ thói nịnh và ưa nịnh. Phải làm cho những kẻ nịnh và ưa nịnh cảm thấy xấu hổ, nhục nhã khi mắc phải căn bệnh này. Đáng tiếc là trong pháp luật của ta không thấy có điều khoản nào xác định khung hình phạt đối với thói nịnh và ưa nịnh. Nó chưa bị coi là một tội giống như tội giết người , tội tham nhũng…Đành phải sống chung với thói nịnh và ưa nịnh vậy thôi chứ biết làm sao bây giờ ./.


Tiến Hải 

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Chủ tịch nước yêu cầu xét xử nghiêm vụ dùng nhục hình





Theo Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có ý kiến yêu cầu xét xử nghiêm vụ án 5 công an dùng nhục hình tại TP Tuy Hòa, Phú Yên.


Chủ tịch nước yêu cầu xét xử nghiêm vụ dùng nhục hình (09/04)
Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát (06/04)
Bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng (06/04)
Bất chấp (05/04)
Vụ công an dùng nhục hình: “Vụ án còn nhiều việc chưa rõ” (05/04)


Theo bản tin này, vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến việc Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo nguyên sĩ quan công an về tội danh dùng nhục hình, gây tử vong.

Nhiều cơ quan truyền thông theo dõi phiên tòa đã nêu vấn đề về mức án tòa tuyên dành cho các bị cáo là chưa hợp lý.

Sau khi xem xét, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.

Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan pháp luật nói trên để thực hiện.

*Trước đó, chiều 3-4, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã tuyên bản án dành cho 5 bị cáo nguyên là sĩ quan công an dùng nhục hình, trong đó có 3 người chịu án giam, còn 2 người được cho hưởng án treo.

Theo bản án tuyên, có 3 bị cáo bị phạt tù giam gồm:

Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa): 5 năm tù giam

Bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên): 2 năm tù

Bị cáo Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa): 1 năm 6 tháng tù giam

Hai bị cáo được kết án tù nhưng cho hưởng án treo là:

Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa): 1 năm 3 tháng tù, cho hưởng án treo

Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa): 1 năm tù, cho hưởng án treo.

Theo bản án, Hội đồng xét xử nhận định tất cả các bị cáo đều phạm tội “dùng nhục hình” đối với anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến anh này tử vong như truy tố của Viện KSND TP Tuy Hòa.

Bản án cho rằng việc tuyên mức án trên là đã xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.

Án cũng tuyên buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho gia đình bị hại 99 triệu đồng, có trách nhiệm cấp dưỡng cho hai con nhỏ của anh Kiều mỗi tháng 575.000 đồng/tháng.

TTXVN-TL


Về vụ án  chúng ta có thể mô tả như sau :

- Bắt cóc ( bắt giam giữ người trái pháp luật)
- Tra tấn  dã man( dùng vũ khí tấn công nạn nhân không có khả năng tự vệ (với 72 vết thương) mục đích khai thác thông tin từ nạn nhân)
- Giết người ( dùng vũ khí đánh vào vùng nguy hiểm mà bản thân ngưới tấn công hiểu rõ có thể gây ra chết người. 5 công an viên này đều là sĩ quan được đào tạo nghiệp vụ chính quy có khả năng tự vệ không chế, vô hiệu hóa đối tượng. Nạn nhân hoàn toàn không có khả năng tự vệ ( bị trói) thì tại sao lại phải đánh vào đầu nạn nhân?Tiết lộ của ông trưởng Công An về việc " sợ nạn nhân đập đầu vào tường tự tử" )?
Câu hỏi :
- Vì sao : Sợ nạn nhân đập đầu vào tường tự tử? Bản thân nạn nhân chỉ là nghi can của một vụ trộm cắp mà nếu bị kết án thì mức hình phạt cũng không khiến nạn nhân phải nảy sinh ý định " tự tử")? phải chăng nạn nhân quá uất ức vì bị " tra tấn dã man" và đã từng phản ứng bằng cách " tự tử" và các Công An này đều biết và ngăn chặn khi họ chưa " đạt mục đích"?
- Trong 72 vết thương trên mình nạn nhân thì có bao nhiêu vết thương ở vùng nguy hiểm, cụ thể là vùng đầu nạn nhân)?
- Có phải chỉ duy nhất Nguyễn Nhân Thành Thảo dùng " dùi cui" (vũ khí dù có tính sát thương nhẹ) đánh vào đầu nạn nhân?

"Lạm quyền" là tội phạm cực kỳ nguy hiểm vì chính nó nguyên nhân tạo ra " bất công xã hội" huống chi là " sự lạm quyền gây hậu quả nghiêm trọng"!
Quyền đầu tiên của " nhân quyền" là " quyền được sống " không một ai có thể tước đi khi người đó không có hành vi "gây nguy hiểm cho xã hội".


Cúc áo của mẹ

Ấn phẩm “Văn học và Tuổi trẻ”, là tạp chí ra hàng tháng của Nhà xuất bản Giáo dục, số tháng 3-2011 (235), đăng truyện ngắn “Cúc áo của mẹ” của Nhất Băng (là nhà văn chuyên nghiệp, tên khai sinh Lỗ Nghĩa Bân, sinh năm 1972, Hội viên Hội Nhà văn tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc; Anh đã được trao nhiều giải thưởng quốc gia về truyện cực ngắn); Bản dịch của Nhà báo-Dịch giả Vũ Phong Tạo. Đồng thời, như thường lệ, Ban Biên tập đã động viên các bạn đọc trẻ tuổi phẩm bình truyện ngắn trên.


Đến số tháng 5+6 (236-237), tại hai trang 101 và 102, tạp chí đã chọn đăng bốn lời bình truyện “Cúc áo của mẹ” của bốn bạn đọc trẻ: Hoàng Khánh Linh, Đỗ Văn Hải, Dương Lệ Trúc và Võ Văn Đại, là học sinh từ đồng bằng Bắc Bộ Nam Định, đến ven biển miền Trung Quảng Nam, Bình Định, rồi đến cao nguyên miền tây Kon Tum, gần như trên khắp đất nước hình chữ S duyên dáng!


Xin cung cấp toàn văn truyện ngắn “Cúc áo của mẹ” và nội dung của bốn lời bình khá xúc tích và hấp dẫn ấy, mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc củng cố niềm tin của người lớn chúng ta, của cả xã hội chúng ta đối với thế hệ trẻ ngày nay.


Nỗi ám ảnh

Truyện khai thác một đề tài không mới nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt. Có lẽ bởi hình ảnh “cúc áo của mẹ”. Hình ảnh này trở đi trở lại, ám ảnh một cách nhức nhối. Bà mẹ làm việc đến khi kiệt sức chết vì bà bị ám ảnh về chiếc áo. Bà thấy mình có lỗi khi không thể mang cho con hạnh phúc, cuộc sống sung sướng bằng bạn, bằng bè. Và người mẹ đáng thương và đáng trọng ấy cùng tấm áo năm xưa lại thành nỗi ám ảnh cho cậu con trai suốt cả cuộc đời.
Ám ảnh mang tên niềm ân hận đã được đẩy đến cao trào khi cậu quỳ sụp trước “cúc áo của mẹ” trong buổi biểu diễn thời trang. Chi tiết đặc biệt về chiếc cúc áo đó khiến người đọc không khỏi bật ra tiếng khóc đau đớn, chua xót cho số phận của nhân vật.
Câu chuyện khép lại bằng câu nói đầy ý nghĩa của nhà thiết kế, nó làm cho người ta phải day dứt. trăn trở không yên, rồi cũng bị ám ảnh lúc nào không hay…
HOÀNG KHÁNH LINH (Lớp 10A3 - THPT Nghĩa Hưng A - Nghĩa Hưng - Nam Định)


Một hình ảnh nhiều ám gợi

“Cúc áo của mẹ” vừa là tên truyện ngắn lại vừa là hình ảnh để tác giả gửi gắm tình cảm. Hình ảnh chiếc áo có hàng cúc áo “kì lạ” xuất hiện ở phần đầu tác phẩm cho thấy sự khéo léo của người mẹ nghèo khó nhưng rất mực yêu thương, chăm lo cho con. Người con chỉ vì nhất thời nông nổi của tuổi trẻ mà làm mẹ đau lòng dẫn đến sự ra đi mãi mãi. Khi người con nhận ra sai lầm, cậu muốn nói một lời xin lỗi nhưng cơ hội đã không còn.
Và chiếc áo có hàng cúc hình chữ “vê” (V) trở lại ở cuối tác phẩm, trong triển lãm thời trang càng làm cho nhân vật người con thêm ân hận, day dứt. Giờ đây sống giữa vật chất đủ đầy, có tôn tạo phần mộ của mẹ đẹp bao nhiêu nữa thì mẹ cậu vẫn mãi mãi xa cậu mất rồi. Câu nói của nhà thiết kế thời trang ở cuối tác phẩm như một lời tri ân sâu sắc tới tất cả các bà mẹ trên thế gian này.
Truyện có sức gợi lớn, mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc.
ĐỖ VĂN HẢI (59B - Nguyễn Văn Trỗi - Quy Nhơn - Bình Định)


Nhà nghệ thuật chân chính
Trong cuộc đời, không có gì là hoàn hảo nếu thiếu đi một tấm lòng, một trái tim biết tạo ra nghệ thuật. Và hơn bao giờ hết, người mẹ chính là một nhà nghệ thuật sáng giá nhất bởi vì họ mang trong mình một thứ mà không hẳn nhà nghệ thuật nào cũng có, đó chính là đức hi sinh cao cả. Câu chuyện đã khép lại nhưng đồng thời mở ra cho con người ta bao trăn trở…
DƯƠNG LỆ TRÚC (Lớp 11/1- THPT Sào Nam- Duy Xuyên- Quảng Nam)


Cúc áo của mẹ - Triết lí về cuộc sống và con người

Kết cấu theo dòng hồi ức, truyện để lại khá nhiều dư vị quen thuộc: Lòng thương con của mẹ, vì sự xốc nổi của con mà mẹ phải chịu sự cay đắng đến tuyệt vọng, nỗi ăn năn muộn màng của đứa con thơ dại…
Nhưng nếu dừng lại ở đó thôi thì đây cũng chỉ là một câu chuyện thường, nếu không nói là sáo mòn. Nét đặc sắc làm nên ý nghĩa sâu xa của truyện có lẽ là nằm ở chi tiết tấm vải lót màu vàng và hai hàng cúc áo hình chữ “vê” (V).
Cái áo mà cậu học trò này và anh người mẫu kia mặc rõ ràng là như nhau.
Nhưng tại sao khi tạo ra nó là một người mẹ nghèo khổ - dù là người “phát minh” ra trước, người mặc nó là cậu học trò lúc nào cũng “mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm”, trước đó luôn phải “mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp”, thì nó thật tầm thường?Cả người tạo ra và người mặc đều bị khinh thường, bị cười nhạo, mỉa mai.
Còn khi người tạo ra là “một nhà thiết kế thời trang bậc thầy”, người mặc là người mẫu, và xuất hiện trên sàn diễn thời trang danh tiếng, thì nó trở thành một thứ mốt thời thượng, và nhà thiết kế này lại được bao kẻ tôn sùng, tung hô!
Cho nên, hành động “quỳ sụp” và “oà khóc thống khổ” của người con ấy không hẳn là sự ăn năn của đứa con tuổi 12-13, mà có lẽ đó là sự cay đắng chua chát của một người từng trải đã nhận ra sự trớ trêu của cuộc sống và bất công của lòng người: Thứ cao quý có khi lại bị cho là tầm thường, người đáng kính có lúc lại bị coi khinh!
VÕ VĂN ĐẠI (Trường THPT Lê Lợi - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum)



CÚC ÁO CỦA MẸ

Tác giả: NHẤT BĂNG - Vũ Phong Tạo dịchAnh ấy còn nhớ, năm tổ chức lễ sinh nhật 12 tuổi, anh ấy vẫn còn đang đi học, thầy giáo tự nhiên chẳng có lý do gì cho cậu ta nghỉ học. Vừa sáng tinh mơ, mẹ cậu đã kéo cậu ra khỏi chăn, cậu lẩn tránh bàn tay lạnh cóng của mẹ, còn nằm rán trên giường một lát, thì đã nghe thấy mẹ nói: "Con trông đây là cái gì?"



Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo "thịnh hành" trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần, ngay bát miến trường thọ cũng ăn vội vội vàng vàng. Cậu muốn đến lớp, đến trường ra oai với các bạn học, rằng cậu cũng có một chiếc áo mới của mình, mà là một bộ "mốt" nhất nữa.


Cần hiểu rằng, từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa!

Quả nhiên đúng như dự kiến của cậu, khi cậu bước vào lớp học, ánh mắt của các bạn đều trố lên, các bạn đều không ngờ được rằng, cậu lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế này.

Ngồi trên vị trí của mình, cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn ấy đều vây quanh cậu, vạch xem quần áo mới của cậu. Có bạn bỗng hỏi:

- Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ "vê" (V).

Các bạn lật xem áo của cậu, bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy, cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ "vê" (V).

Biết rõ sự thực, các bạn cười òa lên, ánh mắt lại giễu cợt như trước. Những ánh mắt ấy làm cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, trước mặt khách đến thăm, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…

Cậu rõ ràng cảm thấy, từ hôm ấy trở đi, mẹ hình như biến thành một người khác. Mẹ làm nghề xay đậu phụ, thường ngày mẹ rất ít ngơi tay, từ đó về sau đến thời gian xả hơi mẹ cũng không giữ lại cho mình. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, tận mắt nhìn thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa.

Song, cậu thừa kế được tính khí kiên cường và cần cù phấn đấu của mẹ. Cậu cố gắng học tập, làm cho cuộc đời của cậu phát sinh biến đổi một trời một vực. Cậu có rất nhiều rất nhiều tiền, trùng tu tôn tạo phần mộ của mẹ nhiều lần.

Rồi một hôm, cậu tham gia một cuộc triển lãm trình diễn thời trang, đó là những mẫu thiết kế của nhà thiết kế thời trang bậc thầy, đỉnh cao thế giới. Trong đó, có một người mẫu nam bước lên sàn diễn, mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. bộ áo màu trắng ấy với hai dãy khuy đồng hình chữ "vê" (V).

- Bên trong có phải là…?

Cậu không làm chủ mình được nữa, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng!

Cậu ta quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe anh ta kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi.

Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: "Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!".

VŨ PHONG TẠO dịch
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12866
(Theo Bán nguyệt san “Truyện mini chọn lọc”, TQ)

Khi người bỏ ta, ta bỏ người?








“Những người xuất hiện trong cuộc đời bạn, giống như những hành khách trên một chuyến xe buýt. Đến trạm dừng, người này xuống, ắt sẽ có người khác lên.” - Khuyết danh (nguyên tắc cho những mối quan hệ)

Thật ra, trên đời này, chẳng ai thích sự biệt ly cả. Dù đấy là một tình yêu tan vỡ, hay là đôi bạn không còn chung hướng, thì chẳng ai dễ chịu cả. Nên chăng, tôi cũng chẳng thích thú gì nói về sự kết thúc. Nhưng buổi tiệc nào cũng phải có lúc tàn. Đôi khi, kết thúc là sự hiển nhiên, đôi khi kết thúc lại là sự ép buộc. Muôn vàn cách kết thúc, là cũng muôn vàn tâm trạng, muôn vàn cảm xúc của những người trong cuộc. Xe đã chạm bến, thì phải có người xuống, kẻ lên. Mỗi người phải tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ sự tích cực… Vì, nói gì đi nữa, tương lai của chúng ta vẫn đang là một con đường thẳng tắp phía trước.

Trong các kiểu chấm dứt, tôi ngán ngẫm nhất là khi người ta kết thúc nhau bằng một cuộc cãi vã, bằng một sự im lặng vô tình, hay thậm chí chỉ là trò đùa ngớ ngẫn. Vậy thôi là kết thúc! Thật tâm, chẳng lẽ họ không thấy tiếc nuối. Không phải cái tiếc nuối day dứt ân hận, mà cái tiếc nuối đôi phần cảm thấy bất lực, cái tiếc nuối chắc lưỡi hai tiếng duyên phận. Phận luôn ở trong tay mình. Nên nếu là người trong cuộc, mỗi người hãy bỏ qua một chút ngại ngùng, một chút tự tôn, ngồi lại với nhau. Ai cũng có cái sai, ai cũng có cái đúng, chia sẻ với nhau thật tâm hơn, hiểu nhau hơn, rồi sẽ thân nhau hơn.

Còn đối với sự xa cách, sao cứ phải nặng nề ai trước, ai sau. Một cuộc điện thoại, một dòng tin nhắn, thậm chí là một bức thư tay, chẳng ai hại ai, cũng chẳng ai phiền ai. Nếu đã quá lâu, chuyện cũ không còn nhớ, thì chuyện mới vẫn đầy ắp mà. Công việc này, tình cảm này, con cái này, ăn uống này, buôn chuyện người khác này… Có gì đâu mà phải phức tạp mà đến thây kệ nhau trong giữa dòng đời?

Tuy nhiên, có những mối quan hệ mà tâm không muốn, nhưng cuộc đời xô đẩy, thì lòng đành phải chấp nhận. Như chuyện làm, chuyện học, chuyện tương lai… làm mà sao ta quản được. Chỉ mong sao chuyện làm đã xong, chuyện tương lai tạm ổn, ta vẫn nhớ tới bạn, bạn vẫn nhớ tới ta. Lâu ngày gặp nhau, chén chú chén anh cũng thấy ấm lòng yên dạ. Yêu nhau thật lòng, thật tâm, người ta còn chịu được xa, được cách. Tình bạn như bông hoa nhài, vốn thoang thoảng hương thơm nhưng đọng mãi không thôi, cớ sao mà phải hít hà tham lam để tàn hoa, nát nhụy?


“Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta bắt buộc phải chọn lựa, từ bỏ và không từ bỏ, không phải để cho bản thân chúng ta thảnh thơi, mà là để cho cái mới có cơ hội bước tới…” - Khuyết danh

Quả thật, trong cuộc sống, đôi lúc, có những cái chúng ta phải than rằng, cái cũ không đi thì sao cái mới có thể đến. Nghe thì có vẻ chua chát, phụ bạc, nhưng có thể đơn giản chỉ là chiếc áo đã quá chật, hay ngôi nhà đã quá cũ. Phức tạp hơn, như là một tình bạn không thể dung hòa, một tình yêu chẳng còn sự tin tưởng. Tệ bạc hơn nữa là sự dối lừa, là sự hèn mạt, là nhỏ nhen, là thấp kém với nhau. Đã nhìn thấy “shit” trong mắt nhau, đã mang đôi giày chật chội của nhau, nhưng không thể nào hiểu nổi, không thể nào chấp nhận nổi, không thể dung hòa nổi. Giải thoát cho nhau không phải vì lười biếng, cũng không phải vì hèn nhát, mà đơn giản chỉ là để nhau thanh thản hơn, nhìn chính mình hơn và nhín chính họ hơn. Có thể một ngày nào đó, suy nghĩ đã khác, tư tưởng đã khác, thì sẽ hiểu nhau, san sẻ nhau, chấp nhận nhau. Chúng ta vẫn có một cơ hội là bạn.

À! Có một “sự kết thúc” mà tôi thực sự rất ghét. Là kiểu kết thúc mà chẳng ai nhờ vả được ai, chẳng ai có thể đong đưa được ai, chẳng ai còn có thể lợi dụng được ai. Đấy đâu phải là sự kết thúc. Bởi vì thực sự nó đâu đã bắt đầu. Ngồi chung mâm với nhau thế là thành bạn, chén tạc, chén thù hóa ra thân. Thấy nhau đẹp, thấy nhau xinh, ôm ấp nhau, lẫn lộn thỏa mãn vài phần dục vọng. Thấy nhau giàu, thấy nhau sang, ngọt nhạt thảo mai hy vọng vớ được vài bữa ngon, vài chuyến đi chơi miễn phí. Thấy nhau có tiếng, có trí, có vai vế, hà hơi thân cận, giựt le với đời, chứ chẳng để học hỏi, chẳng để suy nghiệm. Mối quan hệ ấy đâu đã bao giờ thực sự bắt đầu để mà kết thúc?

Xã hội này, sách vở này, dạy ta kết bạn, dạy ta kết thân, dạy ta “never eat alone”. Nhưng hình như chẳng mấy ai dạy ta phải kết thúc một mối quan hệ như thế nào. Thế nên, khi chuyến xe buýt đã cập bến, đành phải tự thân ta trải nghiệm, tự thân ta thấu hiểu và tự thân ta vượt qua. Chỉ hy vọng sao, đừng vì đã từng quá quý một người, đừng vì đã từng quá cảm động một người, mà sự ra đi của họ làm tan vỡ đức tin của ta. Biết rằng cuộc sống đôi lúc cần phải có một chút nhẫn tâm, nhưng thật ra thì… đừng vẫn hay hơn!



Diều Hâu Đuôi Đỏ

Tài sản quan chức: Phân biệt “tiền bẩn” không khó





.
Tham nhũng hoặc lạm dụng vị trí công việc để làm giàu bất chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và người dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh các chế tài của luật pháp, cần phải có những đãi ngộ xứng đáng cho những người giữ vị trí quan trọng trong xã hội… Trong cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH Lê Như Tiến sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.


Nên nhìn nhận công bằng về lương quan chức

Thưa ông, trên Tuần Việt Nam những ngày qua đang có rất nhiều ý kiến tranh luận về việc làm giàu của quan chức. Theo ông, có nên áp dụng cơ chế những người giữ chức vụ quan trọng trong xã hội được hưởng lương cao, đảm bảo mức sống đầy đủ, giàu có hơn mặt bằng chung, như một hình thức phòng ngừa tham nhũng?
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Dân phải giàu thì nước mới mạnh. Quan chức thì trước hết cũng là dân, không nên phân biệt quan chức có được làm giàu hay không, vấn đề là cách làm giàu có chính đáng hay không? Nếu người ta làm giàu bằng tài năng, hiệu quả công việc, chất xám… mà họ bỏ ra, thì việc họ có thu nhập vượt trội hơn những người khác là hoàn toàn hợp lý.

Tôi ủng hộ quan điểm những người nắm giữ những vị trí nhất định trong xã hội phải có thu nhập trước hết là đủ sống, sau đó là có thể tích lũy và đầu tư cho việc tái tạo sức lao động. Tôi cho rằng nên có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho họ.

Nhưng hiện nay, nói thẳng ra là đồng lương chưa đủ sống, vậy thì nói gì đến chuyện tích lũy và nuôi gia đình. Chúng ta nên nhìn nhận công bằng, rộng mở về vấn đề này.

Khi một quan chức tự nhiên giàu lên, anh ta phải có nghĩa vụ chứng minh được đó là tài sản từ thu nhập chính đáng.

Ví dụ đó là tài sản thừa kế từ ông bà tổ tiên, tài sản từ sản xuất lao động mà có. Tôi vẫn cho rằng nên phân định ‘tiền sạch’ với ‘tiền bẩn’ - tiền do lợi dụng chức vụ, tham nhũng, tước đoạt của người khác mà có.

Việc này cần phải có những cơ chế giám sát chặt chẽ, đặc biệt đối với những người ở những vị trí dễ lạm dụng chức vụ để tham nhũng như quản lý đất đai công sản, thu chi ngân sách, quản lý tài chính, bổ nhiệm đề bạt cán bộ, ban hành chính sách hay cấp phép đầu tư..vv..vv

ĐBQH Lê Như Tiến. Ảnh: Lê Anh Dũng



Làm thế nào chúng ta phân biệt được ‘tiền sạch’ ‘tiền bẩn’? Khi người dân nhìn thấy ông bộ trưởng/thứ trưởng nào đó ở những biệt thự rất to, nhà đất nhiều… đương nhiên họ phải đặt câu hỏi?
Quan trọng ta có muốn làm hay không, chứ chúng ta có rất nhiều công cụ để giám sát (Các Luật phòng chống tham nhũng, Luật cán bộ công chức…) và để xác minh tài sản, như Ủy ban Kiểm tra của Đảng, sự giám sát của QH, thanh tra của CP và các cơ quan điều tra. Vấn đề chính là có muốn làm không. Nút thắt chính là ở khâu triển khai thực hiện.

Có thể lý giải được điều gì, khi mà các cơ quan thanh tra đã tiến hành trên 64 nghìn cuộc thanh tra nhưng chỉ chuyển sang cơ quan điều tra 464 vụ, chiếm 0,6%. Chứng tỏ là có sự “nắn dòng, bẻ ghi” trong quá trình thanh tra điều tra.

Nếu họ chứng minh được đó là tài sản của ông bà để lại: một căn nhà ở đây, một mảnh đất ở TP Hồ Chí Minh, hoặc sẵn một căn nhà cho thuê hàng tháng, hoặc có con cháu làm ở doanh nghiệp X.Y hay đang công tác ở nước ngoài, lương cao vv…vv.. Sau khi cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc, thấy thông tin đó là chính xác thì tài sản của họ là minh bạch.

Thực tế là hiếm khi thấy những người có chức vụ ở trong các căn hộ khiêm tốn, tài sản đơn sơ… không lẽ tất cả quan chức đều có bố mẹ giàu có, hoặc con cái ở nước ngoài?
Chính vì thế tôi mới nói họ phải có nghĩa vụ chứng minh, giải trình. Nếu không chứng minh được thì đó rõ ràng là tài sản bất minh.

Thực tế đã có nhiều quan chức đã bị dư luận lên án vì không bạch hóa được tài sản. Gần đây, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng được biết nhiều cán bộ cấp cao sau khi nghỉ hưu cũng bị phát hiện có nhiều tài sản bất minh. Có nhiều người khác đã có nhà trước đó, nhưng được Nhà nước cấp thêm nhà theo kiểu cho không. Như vậy rõ ràng có sự bất bình đẳng giữa các công chức với nhau.

Kê khai nhưng không công khai?
Như ông nói: chúng ta có nhiều công cụ giám sát, có nhiều cơ quan thanh tra/kiểm tra sự minh bạch tài sản. Nhưng người dân không được biết về những thông tin và kết quả kiểm tra đó ở đâu, như thế nào; làm sao người dân phát huy được vai trò giám sát?
Tôi đã phát biểu vấn đề này trên diễn đàn Quốc hội. Chúng ta có kê khai nhưng không công khai. Hàng năm, mỗi đợt bầu cử, ứng cử, bổ nhiệm đề bạt, ta đều có những cuộc kê khai, kiểm tra tài sản công chức. Nhưng kê khai xong chỉ để trong ngăn tủ cơ quan, được khóa kỹ lưỡng; không công khai nơi cư trú hay thông tin tài sản về người được kê khai. Điều này khiến người dân, cử tri không biết thông tin, không thể giám sát được công chức mà họ bầu ra. Kê khai mà không công khai là hoàn toàn vô nghĩa.

Tôi đề nghị Chính phủ công khai toàn bộ những hồ sơ tài sản quan chức để người dân giám sát. Chính người dân trên địa bàn sẽ chỉ rõ người quan chức mà họ bầu ra có bao nhiêu tài sản trước và sau khi nắm chức vụ; bao nhiêu tài sản được dịch chuyển cho người thân, bao nhiêu tài sản không được đưa vào kê khai.. Như vậy sẽ đảm bảo sự minh bạch.

Thêm nữa, nhà nước cần cơ chế bảo vệ người phát hiện và tố cáo về những tài sản bất minh của các quan chức, hoặc có những nghi vấn tài sản do vi phạm pháp luật mà có. Đôi khi, người tố cáo lại trở thành nạn nhân của kẻ tham nhũng vì những kẻ tham nhũng có chức có quyền, có tiền thì không thiếu gì thủ đoạn đê hèn để trả thù và trù dập người tố cáo.

Ông có cho rằng cơ chế giám sát tài sản quan chức có, nhưng khó thực hiện vì người ban hành chính sách cũng chính là đối tượng chịu thực thi chính sách. Nói cách khác là không ai muốn ‘lấy đá ghè chân mình’?
Chính xác! Tôi cũng đã nghe nhiều vị chức sắc nói ‘Chẳng ai tự lấy đá ghè vào chân mình’. Làm sao mình lại tự kiểm tra giám sát chính mình được. Rất khó!

Thưa ông, có vẻ như hình ảnh một vị quan chức giản dị, hòa đồng với người dân dễ được lòng dân hơn. Nhưng, có nhiều độc giả gửi thư phản hồi với tòa soạn rằng, điều mà người dân quan tâm không chỉ là vị quan chức đó giàu hay nghèo mà quan trọng nhất là chất lượng, hiệu quả công việc và đóng góp được gì cho sự hưng thịnh của quốc gia? Ông bình luận gì về điều này?
Người dân không tiếc đãi ngộ vật chất với người có chức có quyền để họ có điều kiện và yên tâm cống hiến hơn cho đất nước, như phương tiện đi lại, lương cao, nhà ở…

Tuy nhiên, người dân cũng đòi hỏi những cán bộ đó phải thực sự là công bộc của dân và phải đem lại lợi ích cho nhân dân chứ không phải người dân cần những người cán bộ đi xe đạp cà tang, ăn cơm bụi nhưng lại không có cống hiến được gì cho đất nước.

Xin cảm ơn ông!