Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Cụ bà 91 tuổi và các dự án nhân đạo cho Việt Nam





Ở tuổi 91, cụ Cécile Minh chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Trái lại, cụ luôn bận rộn với hàng loạt dự án hỗ trợ Việt Nam.





Cụ Cécile Minh đọc lời chúc mừng đầu năm gửi tới các thành viên và bạn bè
của Hội hữu ái Pháp-Việt



Chính ánh mắt chăm chú, nụ cười hiền hậu, và đặc biệt là trái tim luôn đập vì những thân phận thiếu may mắn trong cuộc đời đã cuốn hút bất kỳ ai đã từng gặp cụ, để rồi rất nhiều người đã đến góp sức cùng cụ triển khai những dự án nhân đạo ở Việt Nam.

Cụ Cécile Minh sống tại Dreux, một thành phố nhỏ với hơn 30.000 dân, cách Paris khoảng một giờ chạy xe. Với bề dày 38 năm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Pháp, khi nghỉ hưu, cụ Cécile Minh đã thành lập Hội Ái hữu Pháp-Việt nhằm tập hợp những người bạn Pháp quan tâm và tình nguyện giúp đỡ Việt Nam.

Để có nguồn tài chính triển khai các dự án, cụ dựa vào những mối quan hệ với nhiều người Pháp nắm giữ các vị trí cao mà cụ có được khi còn công tác. Cụ cũng đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thuyết phục họ tặng các trang thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt hoặc quyên góp tiền bạc để mua thuốc men và dụng cụ y tế cho các bệnh viện ở Việt Nam.

Ngoài ra, cụ cũng tổ chức nhiều triển lãm tranh và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, sau đó bán lấy tiền gây quỹ. Điều làm chính cụ ngạc nhiên là mọi người luôn trao tặng hoặc đóng góp cho cụ một cách vô cùng hậu hĩnh, chính vì vậy mà 1/4 thế kỷ sắp trôi qua kể từ khi được thành lập, Hội Ái hữu Pháp-Việt vẫn luôn đứng vững, hoạt động hiệu quả và tiếp tục xây dựng nhiều dự án cho tương lai.

Nhân dịp đầu Xuân 2014, cụ tổ chức gặp mặt đón Tết Giáp Ngọ cho các thành viên và bạn bè của Hội Ái hữu Pháp-Việt tại thành phố Dreux. Hơn 60 người gồm các cặp vợ chồng, ông bà, bố mẹ và con cháu là người Pháp đã đến dự.

Rất nhiều người trong số các khách mời là người nghỉ hưu, một số đã biết Việt Nam từ những năm chiến tranh hoặc đã đi du lịch ở Việt Nam, số khác chưa bao giờ đến, nhưng họ vẫn tụ họp về đây như những người bạn của Việt Nam.

Giữa không gian đầy ắp tiếng cười, Chủ tịch Hội, cụ Cécile Minh đã có những lời chúc mừng chân thành tới các vị khách và cảm ơn sự đóng góp thịnh tình của những người bạn cho hoạt động của Hội trong một năm qua. Trong suốt bữa ăn, cụ luôn bận rộn, cái bận rộn của người chủ nhà đang tiếp khách. Cụ đến từng bàn trò chuyện với từng nhóm gia đình và bạn bè, mời họ thưởng thức các món ăn Á Đông mà họ thực sự ưa thích. Sự tiếp đón ân cần, cách trò chuyện tự nhiên nhưng chân thành đã khiến mọi người nể trọng và quý mến cụ.

Ông Jean-Claude Lécuyer, một nhân viên trong ngành giao thông vùng Ile-de-France cho biết: “Tôi tham gia Hội là vì thông qua hoạt động của Hội, tôi được gặp gỡ nhiều người, được biết thêm một đất nước và một nền văn hóa đặc sắc”.

Một phụ nữ sống tại thành phố Chartres, cách Dreux khoảng 30km, tâm sự: “Cụ Cécile Minh đã kể cho chúng tôi rất nhiều về những mảnh đời bất hạnh ở đất nước của các bạn sau nhiều năm chiến tranh. Qua lời giới thiệu của cụ, tôi đã nhận một cô gái tàn tật người Việt Nam làm con đỡ đầu, hàng năm chu cấp một khoản tiền hỗ trợ cháu trong cuộc sống và giúp cháu được đến trường”.

Còn Anis Husset, bác sỹ ngoại khoa về tiết niệu làm việc tại Bệnh viện Dreux, thì mong muốn có thêm nhiều dịp trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp Việt Nam sau chuyến công tác 15 ngày mới đây tại Bệnh viện Bưu điện Hà Nội.

Bác sỹ Anis Husset cho biết: “Các bác sỹ Việt Nam có trình độ chuyên môn rất cao, cái mà họ thiếu là các thiết bị hiện đại để thực hiện các ca phẫu thuật khó. Trong khả năng của mình, tôi phối hợp với cụ Minh để hỗ trợ họ”.

Phó Thị trưởng thành phố Dreux, bà Catherine Rault, người cũng có mặt tại bữa cơm đón năm mới Giáp Ngọ cho biết Tòa thị chính thành phố đã biết các hoạt động của cụ Cécile từ lâu và luôn ủng hộ những việc làm mang ý nghĩa nhân đạo của cụ.

Sau bữa cơm, trong lúc mọi người đang trò chuyện bên tách cà phê, một số thành viên của Hội đã đến từng bàn giới thiệu và chào bán những con ngựa bằng gỗ màu nâu ngộ nghĩnh hoặc những con búp bê xinh xắn, đáng yêu. Một thành viên giải thích: “Chúng tôi mua những con búp bê nhựa cũ ở chợ, đem chúng về tắm rửa sạch sẽ, sau đó khoác lên chúng những bộ cánh mới. Và đây là những con búp bê trông như mới, các bạn có thể trả giá tùy theo khả năng của mình”.




Một thành viên của Hội giới thiệu và mời mua búp bê để quyên góp tiền ủng hộ Việt Nam



Kiên trì, bền bỉ và sáng tạo, cụ Cécile Minh và các thành viên của Hội Ái hữu Pháp-Việt đã tích tiểu thành đại để hàng năm đều đặn gửi về Việt Nam hàng trăm cân thiết bị y tế và số tiền hàng chục nghìn euro được dùng để hỗ trợ các lớp dạy nghề, trao học bổng và giúp đỡ những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Đợt về nước gần đây nhất vào tháng 10/2013, cụ Cécile Minh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Sơn Tây và tặng bệnh viện gần 400kg các trang bị y tế dùng trong ngoại khoa.

Tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, các thành viên trong đoàn, với sự trợ giúp của các bác sỹ Việt Nam đã khám và phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhân gặp bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại đây.

Ngoài ra, thông qua Hội, Bệnh viện Bưu điện đã ký thỏa thuận với Bệnh viện Dreux, hàng năm đưa ít nhất hai bác sỹ của Bệnh viện Bưu điện sang Bệnh viện Dreux để thực tập trong thời gian từ 2-6 tháng. Đến nay đã có tám bác sỹ của Bệnh viện Việt Đức được đi thực tập theo chương trình này.

Trong 25 năm qua, Hội Ái hữu Pháp-Việt đã gửi về nước 12 container trang thiết bị y tế và trên 6.000 người khuyết tật đã được Hội giúp đỡ để có một cuộc sống tự lập. Điều đáng khâm phục là toàn bộ khối lượng công việc khổng lồ đó, thành quả lao động đó có được là nhờ sự tổ chức, sắp xếp của một người phụ nữ nhỏ bé và ở vào độ tuổi xưa nay hiếm.

Với những hoạt động hướng về Việt Nam, năm 2008, cụ Cécile Minh đã vinh dự được Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng Bằng khen và được Hội Hữu nghị Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc”.

Trao đổi với chúng tôi, cụ nói: “Tôi rất vui và tự hào vì thông qua các hoạt động của Hội, chúng tôi đã xây một cây cầu kết nối hai dân tộc Pháp-Việt”.

Rời quê hương từ năm 1939, sống và làm việc hơn 75 năm tại nước Pháp, giờ đây, cụ giao tiếp bằng tiếng Pháp tốt hơn tiếng Việt. Nhưng với tất cả mọi người, cụ luôn nhắc: “ Đừng bao giờ quên rằng Việt Nam là quê hương tôi, là đất nước tôi. Được làm một điều gì đó cho quê hương đối với tôi là một may mắn, một đặc ân”.

Người con gái của đất Hà thành năm xưa luôn tâm niệm một điều là phải làm nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước để làm lành những vết thương do hai cuộc chiến tranh để lại, làm nhiều hơn nữa để nuôi dưỡng ước mơ và truyền thêm nghị lực sống cho những thân phận kém may mắn.

Việc làm của cụ không chỉ góp phần xây dựng quê hương, không chỉ giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn khơi nguồn những tiềm năng vô tận sẵn có trong mỗi con người, giúp kết nối trái tim và những tấm lòng nhân ái, tại Pháp và Việt Nam, vì một cuộc sống tươi đẹp hơn./.

Bích Hà (TTXVN)

Đôi mắt nhân gian


Tôi trôi bồng bềnh trên một biển nước. Nước đen như mực. Những con sứa sáng rực như ánh sáng đèn neon tiến lại phía tôi. Chúng ngoe nguẩy những xúc tua như một đám thủy tức chuẩn bị bắt mồi rồi cố bám vào chân.

Tôi giật mình cố co chân lại nhưng hình như không thể thực hiện nổi, cảm thấy co cơ và đau nhức toàn bộ chân bên trái. Một con bạch tuộc lao lên mặt, tôi lấy tay đẩy ra nhưng nó cố tình lấy vòi móc vào mắt dù hai tay tôi vẫn đang bóp mạnh vào cổ nó. Tôi nghiến răng. Đôi mắt phọt ra khỏi hốc mắt rồi bay tít lên tận trời. Trời ở đây cũng lạ, xanh thăm thẳm, không một gợn mây, cứ như tôi đang đứng trước ống kính ở Universal Studio quan sát vũ trụ vậy. Đôi mắt bay ngược lên trời, nhưng vẫn chằm chằm nhìn vào tôi. Đến khi nó xa tít tận giữa thiên hà tôi vẫn thấy đôi mắt ấy. Trong tay tôi con bạch tuộc bị bóp mạnh, biến thành bộ xương trắng toát, rồi vỡ ra như bột mì rơi xuống làn nước đen. Tôi giật mình tỉnh giấc. Trán và sau gáy đẫm mồ hôi. Hai bàn tay nhớp nháp như dịch của con sứa vẫn còn sót lại. Một cái gối lớn đè lên chân. Dưới giường một tấm phim X quang đen có những vạch trắng in hình những dẻ xương sườn nằm chỏng chơ.




Minh họa: Phạm Minh Hải



Tôi uể oải khi nghe tiếng chim chích chòe hót inh tai ngoài giếng trời. Tiếng lịch kịch băm chặt trên thớt. Mùi hành. Mùi thịt rang mặn quá muối. Tiếng trẻ con khóc. Tôi lấy chăn trùm qua đầu. Đầu vẫn đau nhức. Tôi nghĩ giá như có khẩu súng săn tôi sẽ bắn con ác điểu từ lỗ cửa sổ nơi mèo vẫn thường chui vào nhà. Ở đời sao lại có người yêu thiên nhiên mà nuôi chim nhốt nơi giếng trời? Sao không để ở đầu giường mà nghe nó gáy sáng? Tôi đã có ý định gặp chủ nhà để than phiền về độ ồn của con chim, nhưng không biết người chủ của nó là ai, dù hai nhà hàng xóm đấu lưng lại với nhau. Hai dãy nhà cách nhau một khoảng thông gió. Dăm ba hộ làm chuồng cọp lấn ra để phơi đồ hay trồng cây cảnh. Tôi bực dọc tắt đồng hồ báo thức rồi nằm xuống một lần nữa. Tôi bật dậy vì trong đầu lóe lên một ý định ác độc. Tôi sẽ cho axít HClO vào chai nước rửa kiếng rỗng, tôi sẽ cố sức bình sinh “phụt” tới chỗ con ác điểu. Tôi vừa đánh răng vừa nhìn gương mặt chán chường của mình trong gương và tự bật cười với ý đồ nham hiểm của mình.

Phòng khám đã có sẵn một nhóm người ngồi trên dãy ghế đợi màu xanh. Tôi vén tay áo sơ mi coi đồng hồ: 7:30, nhiệt độ phòng 16 độ C. Bệnh viện Quốc tế giờ giấc bao giờ cũng rất chuẩn. Làm việc ở đây đã lâu nhưng tôi vẫn dị ứng với mùi thuốc sát trùng quen thuộc, thỉnh thoảng lại hắt hơi một tràng dài. Hôm nay nắng sớm, chứng dị ứng nắng làm tôi ngứa ngáy. Vòng tay ra sau lưng gãi, tay kia tôi vớ lấy một quyển sổ khám bệnh màu xanh. Từng người, từng người vào ra, rồi cũng đến bệnh nhân cuối cùng. Bụng tôi cồn cào, mắt hoa lên, dãy ghế đợi màu xanh hình như vẫn còn một người, một người có cặp mắt của giấc mơ đêm qua.

Cặp mắt ấy là của một người đã bước qua tuổi thanh niên. Anh ta có dáng cao và hơi gầy, đặc trưng của nhóm công chức hạng nhân viên thường thấy. Cách đây ba tháng tôi thấy anh ta ngồi ở vị trí cuối cùng của hàng ghế đợi. Vì danh sách đợi quá dài nên đến lượt anh ta thì hết giờ làm việc buổi sáng. Như một phản xạ có điều kiện tôi chạy nhanh ra khỏi phòng khi thấy cô bác sĩ Peach đang lắc lư tấm lưng bè bè đi tới. Tôi lướt qua người đàn ông ấy, nhưng anh ta không có phản ứng, tựa hồ như một người đang ngủ ngồi dù vẫn mở mắt. Thấy bóng cô Peach là tôi lại trốn. Chả bao giờ tôi thấy dễ chịu với những câu chuyện của cô ta. Đại loại như: Hôm qua ở bên em có một thằng trẻ mới 18 tuổi, người gầy giơ xương sườn, xăm trổ kín mít, nó bị H dương tính. Mà anh biết nó tên gì không? Tên nó là Trần Đại Phúc đấy, rõ mỉa mai chưa? Tôi đã chán những câu chuyện thế này rồi, tôi nói hay em kể về tên em đi, mắt cô ta lánh lên tự hào, em tên Đào, tiếng Anh là Peach, họ Lê, nên lấy là Le Peach. Mấy cô y tá trẻ trong khoa mỗi khi thấy cái lưng bè bè lắc lư thì lại gọi to bác sĩ Bitch (con chó cái). Hai ba cô bụm miệng cười với nhau cố sao không thành tiếng trước cửa phòng chứa y cụ. Ở cái bệnh viện nửa Tây nửa ta này, tên ai cũng là cả một câu chuyện cười.

Người đàn ông ấy đưa cặp mắt lơ đãng nhìn tôi rồi nói nhỏ nhẹ: Bác sĩ ơi, có thể tôi bị bệnh. Tôi đo nhịp tim và huyết áp của người đàn ông rồi ghi vào sổ. Tôi hỏi anh bị bệnh gì. Anh ta bẻ tay rồi vẫn nhìn tôi bằng cặp mắt ấy, nhưng tôi thấy nó mang nhiều sắc khí hơn. Tôi hất hàm hỏi: Bệnh gì? Có thể tôi bị trầm cảm, anh ta nói lí nhí. Tôi nổi giận: Anh có là bác sĩ không mà anh biết anh bị trầm cảm? Anh ta lúng túng, nhưng tôi không ngủ được. Đồng hồ đã quá giờ ăn trưa nên tôi sốt ruột muốn vọt ra khỏi phòng để tránh cô bác sĩ Peach. Anh không ngủ được thì về nhà cố ngủ, ở đây chỉ chữa bệnh cho những người có bệnh thôi. Tôi nói rồi vội vã cởi áo blouse, ném ống nghe xuống bàn rồi lủi nhanh ra phía toilet khi thấy cái tướng lặc lè từ phía hàng xà cừ.

Chứ cô Peach chỉ chờ đến giờ nghỉ trưa của tôi thì cô bắt đầu phát thanh. Như hôm qua tôi nói hay em đừng kể chuyện mấy đứa trẻ ranh nữa, em kể chuyện người già đi. Cô ta tuôn ra chuyện một bà xơ già sáu mươi tuổi nhận được kết quả HIV dương tính mà vẫn như không. Tôi nói bà ấy chăm sóc mấy đứa trẻ có H nên bị phơi nhiễm, vả lại già rồi nên thấy mọi sự vô thường, anh hả, anh chỉ mong sống đến bốn mươi. Câu chuyện của tôi và Peach cứ như thế, sao tôi không chán cho được.

Tôi vẫn gặp người đàn ông đó. Lần này ánh mắt anh ta nhìn vào tôi, ánh mắt dịu lại nhưng mang một chút của sự cầu xin. Anh ta nói như nài nỉ: Bác sĩ hãy giúp tôi. Tôi không tài nào ngủ được. Tôi trả lời: Ở đây chúng tôi chỉ chữa bệnh một cách cơ học thôi, còn về mặt tâm thần anh có thể đi nơi khác. Chắc anh có gì lo lắng thái quá, thôi anh đừng suy nghĩ nữa. Giọng anh ta yếu ớt: Hay là tôi bị rối loạn lo âu? Tôi bật cười: Ồ, anh là bác sĩ cho mình rồi đó.

Sau vụ mơ thấy bộ xương trắng trong vũng nước màu đen như mực thì tôi không mang phim về nhà để làm thêm nữa. Chắc lúc tôi đang xem phim xong đột nhiên buồn ngủ quá nên lăn ra ngủ, lại bị gối đè lên chân nên sinh ra ác mộng. Tôi sẽ cố đi ngủ sớm và sẽ dậy sớm hơn con ác điểu của nhà hàng xóm. Nhưng dạo này tôi không tài nào ngủ được, mỗi lần chợp mắt thì ánh mắt ấy lại chiếu rọi vào tôi làm tôi giật mình mở mắt ra. Ánh mắt của người thanh niên như ám ảnh hơn trên di ảnh. Tôi đi qua một đám tang nơi đầu hẻm, một đám tang đầy những hoa cúc và hoa loa kèn trắng. Tôi nhìn nhanh lên tấm ảnh thờ, đúng rồi, cặp mắt này nhìn tôi lần cuối cùng với ánh mắt cầu xin tha thiết. Tôi dắt xe vội vã rồi lên xe phóng nhanh như ma đuổi, nhưng hình như ánh mắt từ tấm ảnh đó cứ bám theo gáy tôi làm tôi cảm thấy rờn rợn.

Dạo này cứ đến 11 giờ thì tôi khám nhanh và kê toa cho bệnh nhân, sao cho 11 giờ 45 thì sẽ vọt lên phòng ăn. Nhưng tôi cũng không được yên, cô Peach qua phòng không tìm thấy tôi lại gọi vào điện thoại di động. Lần này tôi vẫn cố lắng nghe, nhưng tôi lái vấn đề sang hướng khác. Đại loại như cô ta cứ nói về bệnh nhân thì tôi lại nói: Em có thể đừng kể về bệnh nhân nữa được không? Cô ta ồ lên: Anh có biết ông trưởng khoa ngoại tiêu hoá không, ổng mới đầu tư mở phòng mạch riêng cách đây sáu tháng đấy. Vừa mới chết, nhưng để lại di chúc là toàn bộ tài sản cho đứa con gái bốn tuổi, không để lại cho cô vợ trẻ xu nào. Tôi nói: Nếu anh chết anh cũng làm vậy. Cô Peach cau mày như muốn trách tôi nói quở, rồi thêm: Anh có biết không, hôm khai trương phòng mạch ổng tự lên scan thử, thì có dấu hiệu lạ, tưởng cái máy mới mua 40 ngàn đô Mỹ bị hư nên ông ấy scan phát nữa, kết quả vẫn y như thế, vẫn ung thư gan. Sáu tháng sau thì đi. Sinh nghề tử nghiệp anh nhỉ? Cô Peach ra điệu trầm tư.

Người đàn ông ấy vẫn tiếp tục đến phòng khám. Tôi bảo anh ta: Để tôi giới thiệu anh qua bệnh viện tâm thần, trường hợp của anh không phải chuyên môn của tôi. Anh ta nhìn tôi nài nỉ: Tôi thực sự bị trầm cảm bác sĩ, bác sĩ phải cho tôi loại thuốc nào đấy. Tôi thực sự bị bệnh và tôi đang đến giới hạn của sự chịu đựng. Tôi muốn được dừng lại, tôi muốn được nghỉ ngơi. Bác sĩ hãy cho kê đơn cho tôi loại thuốc chống trầm cảm ba vòng nhé, tôi chỉ mua thuốc được khi có đơn. Ánh mắt anh ta khẩn thiết lắm. Tôi thầm nghĩ, lại thêm một kẻ bệnh tưởng. Cứ theo như sách đã học tôi sẽ cho hắn uống giả dược và tiêm nước cất thì sẽ hết bệnh. Nhưng trường hợp này lại đọc sách hẳn hoi và đòi cụ thể một loại thuốc chống trầm cảm Amtriplitin. Tôi nghĩ cứ để anh ta đi lại thế này thì rắc rối, trễ một chút cô Peach lại qua nữa thì phiền. Tôi kê đơn cho anh ta sáu viên và dặn uống một liều nhỏ bằng một phần tư mức bình thường.

Bẵng đi một tuần anh ta không đến tái khám nữa. Tôi nghĩ mình đã thành công. Cô Peach vẫn sang gặp tôi đều đều, tôi nghĩ những câu chuyện về bệnh nhân sẽ cạn kiệt thì cô sẽ để cho tôi yên. Nhưng cô lại lái sang chủ đề khác, ví dụ như: Anh có biết ông trưởng khoa tim mạch mới đổi xe hơi đấy, dạo này mổ suốt, tiền mua dụng cụ y khoa nhiều, nên bên bán dụng cụ chi hoa hồng cũng lắm. Thế chừng nào anh mua xe hơi đi cho đỡ mưa đỡ nắng, anh cứ đi cái xe gắn máy cà tàng mãi à? Mà anh nhớ là anh dị ứng nắng đấy. Tôi nói tôi chỉ muốn đi xe mà nhiều màu sơn xanh sơn đỏ ấy. Cô Peach hỏi xe Roll Royce phải không anh. Tôi ném cái tăm đang xỉa xuống bàn rồi thủng thẳng: Xe tang. Cô Peach có vẻ giận, cô nói: Anh đúng là người đời.

Hai tuần sau anh ta lại đến. Lần này anh ta có vẻ nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Tôi nghĩ có thể anh ta bị bệnh tưởng hoặc thuốc có tác dụng thật. Anh ta không xin thuốc nữa mà yêu cầu tôi cho giấy nghỉ. Tôi nói: Nhìn anh khoẻ mạnh, anh không thể bị bệnh được nên tôi không cho anh nghỉ được. Bảo hiểm xã hội chỉ dùng để chi trả cho những người ốm đau thực sự. Anh ta cố nài nỉ: Tôi ốm thực sự, tôi phát ốm lên rồi. Anh hãy cho tôi nghỉ. Tôi đề nghị anh ta đi về. Anh ta hét lên lần nữa: Tôi thực sự phát ốm lên rồi. Đến lúc bảo vệ lôi anh ta ra, anh ta giận dữ quát lên: Tôi không ổn, tôi thực sự ốm, tại sao các người không cho tôi nghỉ? Tôi muốn dừng lại.

Tôi thì vẫn cứ đi làm. Tôi đã nghĩ ra ý định độc ác giết chết con chích choè bằng chất tẩy rửa bồn cầu nhưng tôi vẫn chưa làm được. Buổi trưa tôi vẫn lắng nghe những câu chuyện của cô Peach, những câu chuyện liên tu bất tận không bao giờ hết. Ví dụ chuyện của hôm kia là: Các bác sĩ Nhật Bản biểu diễn kỹ thuật ghép gan, kết quả rất tốt, thành công mỹ mãn, nhưng bệnh nhân chết. Chuyện hôm qua là cô Hellen (tên Việt Nam là Nguyễn Thị Hên) y tá khoa ngoại, uống thuốc phơi nhiễm H mà người gầy tọp đi đến 6 kí, xuống hết cả thần sắc. Tôi nhìn vào thân hình hơi quá khổ của cô Peach, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, vừa uống canh vừa nói: Thế à, đó cũng là một phương pháp giảm cân đấy. Cô Peach nghe xong im lặng không nói gì.

Anh ta vẫn đến. Anh ta nói: Làm ơn bác sĩ cho tôi một cái giấy nghỉ, tôi thực sự ốm rồi. Tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Giọng anh ta yếu ớt, đôi vai anh ta co lại trong chiếc ghế sô pha màu xanh. Anh ta bắt đầu khóc.

Tôi quyết định rồi, hôm nay tôi sẽ không ăn cơm trưa nữa để tránh gặp cô Peach. Tôi sẽ khám bệnh qua trưa. Tôi cố gắng an thần, ngồi thẳng lưng lại và tôi đề nghị anh ta kể mọi chuyện.

Anh ta kể: Tôi làm việc ở một công ty quản lý nợ. Trong số khách hàng của công ty có một cặp vợ chồng trẻ có một khoản vay thế chấp. Chẳng may ông chồng chết do lao não. Công ty bắt tôi xiết nợ khách hàng với bất kỳ giá nào để thu hồi nợ. Cô gái ấy đã đề nghị gia hạn sáu tháng để sắp xếp công nợ. Tôi đã đồng ý và hàng tuần đến nhà để bám sát tình hình. Sau đó cô ta có chửa. Bà mẹ chồng nói cô ta hoang thai để giành thêm phần tài sản thừa kế của chồng. Một lần đến hạn thu lãi, qua điện thoại tôi yêu cầu cô ta đóng ngay lập tức trong buổi chiều hôm đó. Cô ta nói rằng đang đi khám thai, đề nghị đến ngày mai sẽ đóng. Tôi nói là đã hết quý, nếu cô không đóng tiền sẽ sinh ra nợ quá hạn làm xấu báo cáo tài chính của công ty, sếp sẽ la rầy tôi. Tôi đề nghị cô ta trả tiền bằng mọi giá. Cô ta vội vã chạy xe gắn máy trên đường, không may bị té xe và sẩy thai. Bây giờ thì cô ta vĩnh viễn không có con được nữa, bị liệt nằm trên giường sau tai nạn. Tôi thấy vô cùng ân hận, đó là lỗi của tôi.

Tôi thấy những giọt nước mắt của anh ta tuôn ra, tôi nghĩ đây không phải là giọt nước mắt khi bạn muốn thỏa hiệp mà là nước mắt của sự đau lòng thực sự. Tôi kê toa cho anh ta một liều thuốc chống trầm cảm ba vòng đủ liều, tôi nghĩ anh ta cần giúp. Tôi viết giấy đề nghị công ty cho anh ta nghỉ một tuần, hẹn một tuần sau thì tái khám.

Thế mà một tuần sau tôi đi qua một đám tang ngay ở chung cư gần nhà. Cặp mắt từ tấm ảnh thờ, đúng rồi cặp mắt của anh ta.

Tôi tưởng anh ta sẽ khỏi bệnh sau khi uống thuốc và nghỉ ngơi một tuần. Nhưng cô gái kia đã tự tử chết. Anh ta là kẻ có lương tâm, cảm thấy mình rất tội lỗi. Anh ta đã uống thuốc chống trầm cảm lớn hơn 50 liều cần thiết. Chất độc thần kinh làm anh ta an thần vĩnh viễn.

Tôi vẫn cứ bị ám ảnh vì cặp mắt của anh ta trên di ảnh. Tôi thấy nó ở khắp nơi. Nó ở trong gương. Nó ở trong bồn rửa mặt. Nó ở trong ly nước trà tôi uống. Nó ở trên bầu trời xanh xanh thẳm. Ở đâu nó cũng nhìn chằm chằm vào tôi. Giá như anh ta được phát hiện trầm cảm sớm hơn, giá như cô gái ấy đừng tự tử. Giá như ...

Cả tuần nay, mỗi buổi sáng căn phòng của tôi lại vắng lặng khác thường, không còn tiếng con chim chích chòe nữa. Tôi ghé đầu qua lỗ mèo chui nhìn qua giếng trời, con chim chích choè nằm chỏng chơ đưa hai chân khô cứng lên trời.

Tôi đến bệnh viện xem địa chỉ từ sổ lưu phòng khám, tôi đã biết anh ta là chính chủ của con chích choè kia.

Buổi trưa hôm nay tôi kiếm cô Peach. Tôi kể cho cô nghe một chuyện chả liên quan gì đến chuyên môn, chuyện con chích choè hay ồn ào bên giếng trời nhà tôi. Peach nghe xong, ôn tồn nói: Anh nên nghỉ ngơi. Anh nhìn có vẻ mệt mỏi lắm, lâu nay anh có nhiều biểu hiện của chứng trầm cảm.

Tôi nói: À! Peach này, cái cô gái trong câu chuyện người thanh niên kể đó, có cái thai thụ tinh nhân tạo từ trứng của cô ta và tinh trùng đông lạnh của người chồng quá cố. Cô ấy muốn giữ lại một chút kỷ niệm với chồng là đứa con. Cô đã làm nhiều lần mà chưa thành công.

Peach nói lên phòng hành chính làm thủ tục cho tôi. Cô đứng lên, rồi lại ngồi xuống. Peach ngập ngừng một hồi rồi nói: Em nói chuyện này, chuyện cuối cùng nhé, chuyện của em nhé. Em cũng đang uống thuốc chống phơi nhiễm H.

Peach ra đến cửa canteen rồi quay lại nhìn tôi. Lần đầu tiên tôi thấy ánh mắt Peach.

Từ hôm đó tôi không còn cảm thấy đôi mắt từ vũ trụ nhìn chằm chằm vào tôi nữa.

Tôi nhớ ánh mắt Peach, ánh mắt con người.

Đôi mắt nhân gian

Vũ Văn Song Toàn

“đàn vịt con” – tôi thích câu này


Posted on Tháng Mười Hai 31, 2013 by tumathien



Câu nói “dân chủ Việt Nam là đàn vịt con” của ông Lê Thăng Long lại là sự kiện kết thúc một năm 2013 có quá nhiều e chề của các nhà dân chủ. Câu nói đơn giản nhưng lại chính là tổng kết ấn tượng về phong trào dân chủ từ chính một người thuộc lề trái. Lê Thăng Long là người có trình độ chứ không phải tay xoàng nên chắc sẽ khiến nhiều vị nổi điên, đã thấy trên FB của Long những lời thóa mạ, ném đá, những tuyên bố nghỉ chơi của một số nhà dân chủ tiếng tăm…. Có rất nhiều nhà dân chủ đã chửi Lê Thăng Long là thằng điên, lôi ra quá khứ Long bị nghi là người của công an, phải thôi, ai khiến các nhà dân chủ nổi giận đều là người của công an mà, nhiều tấm gương khác đã cho thấy điều này. “đàn vịt con” là vậy đó.

Các nhà dân chủ luôn miệng tự xưng rồi vỗ ngực là “dân chủ”, nhưng đến khi bị chạm nọc tự ái hoặc bị chỉ ra những cái sai của mình thì không còn thấy dân chủ đâu cả mà là toàn một lũ háo danh, láo nháo. Hãy nhớ lại bài học Bần Cố Nông chơi xỏ các vị bô xít Huệ Chi, Thế Hùng hồi đầu năm. Chú vịt Huệ Chi điên tiết chửi ông nông dân Bần Cố Nông, người đã không những chỉ ra gian lận của bô xít mà còn chơi chữ khiến bô xít bẽ mặt, bị cả làng dân chủ chê cười vì “cạp cạp” như những chú vịt.

Thực ra, nói “đàn vịt con” vẫn còn nhẹ, những ví dụ sau cho thấy làng dân chủ còn thê thảm hơn nhiều:

- Theo blog Võ Khánh Linh: blogger Mẹ Nấm Gấu sau thất bại tổ chức biểu dương lực lượng đòi trả tự do cho tội nhân trốn thuế Lê Quốc Quân ngày 2/10 đã nhắn gửi một thành viên khác trong nhóm Tuyên bố 258 là Gió Lang Thang một câu thơ đậm mùi bất lực “Nội lực không có, ngoại lực tùy theo hướng gió. Chúng ta sống thua con chó” (Hiện câu này đã bị Gió Lang thang xóa).

- Ngài TS Diện Háng Nôm sau khi phong cho Bùi Thị Minh Hằng là người phụ nữ của năm đến nay đã chửi Hằng là đồ vô ơn. Còn Bùi Hằng cũng không phải tay vừa, chửi cả Xuân Diện và sau này chửi cả đám trí thức của TS Nguyễn Quang A. Con vịt già cắn những con vịt lông mượt, dáng vịt kiểng.

- Một đám bệnh hoạn Huỳnh Ngọc Chênh, Bọ Lập lộng hành trên mạng internet, xuyên tạc cả đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thêm một tên bệnh hoạn hiếp dâm trẻ em Azuku Nguyễn Văn Dũng, vậy mà nhiều tên khác vẫn rống lên là hắn trong sạch !?

Bấy nhiêu thôi cũng đủ để nói về làng dân chủ năm 2013.

Trung Quốc Bắt Tay Với Mỹ- Đàm Phán Trên Lưng Nhân Dân Việt Nam


Posted on Tháng Hai 17, 2014 by amaritx







Nếu trước đây những người lãnh đạo Trung Quốc ngấm ngầm làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thì trong thời kỳ 1969-1973, nhất là từ năm 1971, họ công khai câu kết với đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nguy cho chúng trước cuộc tiến công chiến lược mới của nhân dân Việt Nam, lấy con bài Việt Nam để buôn bán với Mỹ.


Năm 1969, cuộc “đại cách mạng văn hoá” ở Trung Quốc về cơ bản hoàn thành. Những người cầm quyền Bắc Kinh bên trong thì ra sức củng cố quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất, bên ngoài thì thi hành mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình nhích lại gần đế quốc Mỹ nhằm ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Họ mưu toan dùng con bài Việt Nam để đạt mục tiêu đối ngoại đó. Năm 1969 là năm đầu của Níchxơn vào Nhà Trắng. Ông ta đưa ra cái gọi là “học thuyết Nichxơn” nhằm cứu vãn và khôi phục địa vị của đế quốc Mỹ trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Thời kỳ 1969-1973 là thời kỳ nhân dân Việt Nam đẩy mạnh tiến công trên chiến trường cũng như tại Hội nghị bốn bên ở Pari, ngày càng giành thêm nhiều thắng lợi. Đây cũng là thời kỳ Bắc Kinh và Oasinhtơn tăng cường tiếp xúc, bắt tay công khai với nhau, bàn bạc không những các vấn đề tay đôi mà cả các vấn đề thuộc về chủ quyền của nhân dân Việt Nam và của nhân dân các nước ở Đông Dương.

1- Công khai phản bội nhân dân Việt nam
Từ tháng 11 năm 1968, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố tỏ ý muốn nối lại các cuộc đàm phán Trung Mỹ ở Vácsava và cùng với Mỹ ký một thoả thuận cùng tồn tại hoà bình. Tiếp đó phía Trung Quốc đã tích cực đáp ứng những tín hiệu của phía Mỹ. Sau khi lên làm tổng thống, Níchxơn báo cho phía Trung Quốc là các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiến hành ở Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã trả lời là “ bản thân Níchxơn có thể đến Bắc Kinh hoặc cử một phái viên đến để thảo luận về vấn đề Đài Loan” Tháng 6 năm 1970, Trung Quốc và Mỹ thoả thuận là đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn và Kitxinhgiơ sẽ tiến hành những cuộc đàm phán bí mật mỗi lần Kítxinhgiơ đến Pari đàm phán với phía Việt Nam” Ngày 10 tháng 12 năm 1970, qua người bạn thân tín Étga Xnâu, chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra lời mời Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc. : “Ông ta chắc chắn sẽ được hoan nghênh vì hiện nay những vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ phải được giải quyết với Níchxơn” Đây là bước ngoặt của Bắc Kinh có ý nghĩa quyết định trong quan hệ Trung Mỹ, đồng thời là bước ngoặt công khai phản bội cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương, phản bội cách mạng thế giới. Bắc Kinh tăng cường các cuộc tiếp xúc công khai với Mỹ: Tháng 3 năm 1971, Trung Quốc mời một đoàn bóng bàn Mỹ sang thăm Trung Quốc, mở đầu cái mà dư luận thế giới gọi là “ngoại giao bóng bàn”. Tháng 7 năm 1971 và tháng 10 năm 1971 Kitxinhgiơ, đặc phái viên của Níchxơn sang Bắc Kinh. Tháng 2 năm 1972, Níchxơn sang thăm Trung Quốc. Thông báo cho phía Việt Nam biết cuộc đi thăm Bắc Kinh lần thứ nhất của Kítxinhgiơ, ngày 13 tháng 7 năm 1971 Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã nói: “ Vấn đề Đông Dương là quan trọng nhất trong cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và Kítxinhgiơ. Kítxinhgiơ nói rằng Mỹ gắn việc giải quyết vấn đề Đông Dương với việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Mỹ nói có rút được quân Mỹ ở Đông Dương thì mới rút quân Mỹ ở Đài Loan. Đối với Trung Quốc, vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền nam Việt Nam là vấn đề số 1. Còn vấn đề Trung Quốc vào Liên hợp quốc là vấn đề số 2” Khi Níchxơn kết thúc cuộc đi thăm Trung Quốc, hai bên đã ký Thông cáo Thượng Hải ghi nhận kết quả hội đàm giữa hai bên, trong đó có một đoạn như sau: “Mỹ khẳng định mục tiêu cuối cùng là rút hết các lực lượng và cơ sở quân sự ra khỏi Đài Loan. Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi, Mỹ sẽ dần dần giảm lực lượng và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đài Loan” Đầu tháng 3 năm 1972, khi thông báo cho phía Việt Nam về cuộc hội đàm vơi Níchxơn, đại diện những người lãnh đạo Trung Quốc đã giải thích về đoạn thông cáo trên như sau: “Muốn bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ, muốn làm dịu tình hình ở Viễn Đông thì trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Chúng tôi không đòi giải quyết vấn đề Đài Loan trước. Vấn đề Đài Loan là bước sau” Thâm tâm của Bắc Kinh là lợi dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết trước vấn đề Đài Loan. Nhưng Việt Nam kiên quyết giữ vững đường lối độc lập tự chủ của mình. Do đó những người lãnh đạo Trung Quốc và Tổng thống Nichxơn mới thoả thuận: “Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi…” Điều đó có nghĩa là nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan thì họ cần ép Hà Nội đi vào một giải pháp thoả hiệp với Mỹ. Phía Trung Quốc dùng “củ cà rốt” viện trợ: nếu năm 1968 vì phản đối Việt Nam đàm phán với Mỹ họ đã giảm kim ngạch viện trợ cho Việt Nam thì năm 1971 và năm 1972, để lôi kéo Việt Nam đi vào chiều hướng của Bắc Kinh thoả hiệp với Mỹ, họ đã dành cho Việt Nam viện trợ cao nhất của họ so với những năm trước đó. Đây cũng là thủ đoạn nhằm che đậy sự phản bội của họ nhằm xoa dịu sự công phẩn của nhân dân Việt Nam. Đi đôi với tăng thêm viện trợ là sự thúc ép liên tục để Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ. Ngày 18 tháng 7 năm 1971, phía Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam phương án bốn điểm của Mỹ: rút quân và thả tù binh Mỹ trong 12 tháng kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1971, ngừng bắn toàn Đông Dương và giải pháp theo kiểu Giơnevơ năm 1954. Về rút quân, “vì thể diện” Mỹ muốn để lại một số cố vấn kỹ thuật; về chính trị “Mỹ không muốn bỏ Nguyễn Văn Thiệu cũng như không muốn bỏ Xirích Matắc” Trong cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 11 năm 1971 họ nói: “Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết trước vấn đề rút quân Mỹ và quan tâm giải quyết vấn đề tù binh Mỹ, việc đánh đổ nguỵ quyền Sài Gòn là lâu dài” Cũng trong dịp này, sau khi nhắc lại ý của phía Mỹ là “Mỹ có nhiều bạn cũ, Mỹ phải giữ” chủ tiach Mao Trạch Đông nói: “Vấn đề Đài Loan là vấn đề trường kỳ. Có lẽ mấy năm không giải quyết xong. Nếu xét nhanh hay chậm thì tôi thiên về chậm hơn. Hiện nay Tưởng có 65 vạn quân, ở giữa lại có eo biển. Chúng tôi không sang được, nó vẫn cứ đóng ở đó, chổi không đến nơi thì bụi không đi” Sau khi Níchxơn kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc, Kítxinhgiơ nói với các nhà báo ngày 1 tháng 3 năm 1972 rằng từ nay Níchxơn và bản thân y “chỉ còn việc nhìn về Mátxcơva và nghiền nát Việt Nam” Từ tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom lại và thả mìn phong toả các cảng miền bắc Việt Nam và đánh phá ác liệt miền nam Việt Nam nhằm đối phó với cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1972 của nhân dân Việt Nam, cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Bước phiêu lưu quân sự này chính là hậu quả rõ ràng của sự đồng loã giữa những người cầm quyền Trung Quốc và Níchxơn. Việc Hiệp định Pari không được ký tắt vào cuối tháng 10 năm 1972, ai cũng rõ đó là do sự lật lọng của Níchxơn- Kítxinhgiơ. Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc lại đứng trên quan điểm của Mỹ để gây sức ép với Việt Nam. Ngày 1 tháng 11 năm 1972, họ yêu cầu Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam dân chủ cộng hoà báo cáo với lãnh đạo Việt Nam: Việt Nam nên nhân nhượng về hai vấn đề rút quân miền bắc và miền bắc Việt Nam không nhận viện trợ quân sự để có thể ký kết được hiệp định. Và ngày 5 tháng 12 năm 1972, đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn chuyển tới phía Việt Nam lời đe doạ của Kitxinhgiơ: “Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc Việt Nam đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn: Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình” Đó chính là giọng lưỡi chuẩn bị cho cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 những ngày cuối năm 1972 nhằm huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam chấp nhận giải pháp do đế quốc Mỹ áp đặt. Trước sự câu kết của Bắc Kinh với Oasinhtơn phản bội nhân dân Việt Nam , nhân dân Việt Nam vẫn kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ và tin tưởng vào thắng lợi của mình. Khi phía Trung Quốc thông báo với phía Việt Nam rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, Níchxơn cũng sẽ cùng những người lãnh đạo Trung Quốc bàn về vấn đề Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam đã thẳng thắn nói: “Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam . Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa” Khi phía Trung Quốc thông báo chuyến đi thăm Trung Quốc của Níchxơn, những người lãnh đạo Việt Nam nói: “Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Việt Nam phải thắng. Tới đây, đế quốc Mỹ có thể đánh phá trở lại miền bắc ác liệt hơn nữa, nhưng nhân dân Việt Nam không sợ, nhân dân Việt Nam nhất định thắng” Bất chấp mọi sức ép của Bắc Kinh và Oasinhtơn, nhân dân Việt Nam không những không nhân nhượng về những vấn đề có tính nguyên tắc, mà còn trừng trị đích đáng đế quốc Mỹ về những tội ác của chúng và cuối cùng buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973.
2 -Nắm trọn vấn đề Campuchia
Trong khuôn khổ đường lối hoà hoãn và câu kết với đế quốc Mỹ , dọn con đường bành trướng xuống Đông nam châu Á sau này, đồng thời phá hoại Mặt trận đoàn kết nhân dân các nước ở Đông Dương, gây thêm sức ép đối với Việt Nam, từ năm 1970 Bắc Kinh tìm cách nắm các lực lượng Campuchia, thi hành một chính sách rất phức tạp đối với Campuchia, nhưng trước sau chỉ nhằm một mục tiêu: lợi ích ích kỷ của họ. Dư luận còn nhớ bọn đế quốc và phản động đã gây ra cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, lật đổ chính phủ của ông hoàng Nôrôđôm Xihanúc, đưa lon Non lên cầm quyền. Lon Non vốn là người Campuchia gốc Hoa, lại là người của Mỹ, cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc muốn dùng y và bỏ rơi ông Xihanúc. Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung quốc nói với đại sứ Việt Nam: “ Xihanúc không có lực lượng. Việt Nam cần ủng hộ Lon Non; Trung Quốc đón Xihanúc nhưng vẫn quan hệ tốt với đại sứ quán của PhnômPênh “ Tại PhnômPênh, đại sứ Trung Quốc cũng nói những điều tương tự với đại sứ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói với đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh là Trung Quốc không đồng ý để sinh viên Việt Nam ở Trung Quốc biểu tình chống Lon Non. Ngay sau khi nổ ra cuộc đảo chính ở PhnômPênh và ông Xihanúc tới Bắc Kinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang Trung Quốc thuyết phục những người lãnh đạo Trung Quốc nên ủng hộ ông Xihanúc, đồng thời trực tiếp biểu thị với ông Xihanúc sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với ông ta và lực lượng kháng chiến Khơme. Ngày 23 tháng 3 năm 1970, ông Xihanúc công bố bản tuyên cáo 5 điểm lên án cuộc đảo chính của Lon Non và kêu gọi nhân dân Campuchia đoàn kết chống đế quốc Mỹ và bè lũ Lon Non. Ngày 25 tháng 3 năm 1970, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên cáo đó. Ngày 7 tháng 4 năm 1970, Chính phủ Trung Quốc mới ra tuyên bố ủng hộ Tuyên cáo của ông Xihanúc. Tuy vậy, họ tiếp tục có những cuộc tiếp xúc bí mật với chính quyền Lon Non. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của các lực lượng vũ trang Việt Nam, lực lượng kháng chiến Khơme giành thêm nhiều chiến thắng mới, giải phóng một phần tư đất nước. Chỉ sau khi Níchxơn đưa quân Mỹ xâm lược Campuchia, gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới và ngay cả ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc mới cắt đứt quan hệ với chính quyền Lon Non ngày 5 tháng 5 năm 1970. Rõ ràng là do Việt Nam kiên quyết ủng hộ Chính phủ kháng chiến Campuchia và do tình hình thực tế trên chiến trường phát triển có lợi cho các lực lượng kháng chiến, những người cầm quyền Bắc Kinh mới chuyển sang ủng hộ ông Xihanúc, Chủ tịch Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia chống Mỹ xâm lược. Từ đó họ tìm cách nắm chặt ông Xihanúc làm con bài độc quyền của họ để chuẩn bị cho những cuộc mặc cả với Mỹ. Tuy ủng hộ ông Xihanúc và Chính phủ kháng chiến Campuchia, họ vẫn ngấm ngầm duy trì những quan hệ bí mật với bè lũ Lon Non-Xirích Matắc, mặt khác tích cực dùng bọn Pôn Pốt-IêngXary, dần dần biến Đảng Khơme thành một đảng phụ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc như kiểu các đảng, các nhóm theo Mao ở Đông nam châu Á và ở một số nước khác trên thế giới. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương lần thứ nhất tháng 4 năm 1970 và cố tình làm cho dư luận thấy rằng họ đã “đóng góp” nhiều vào hội nghị đó. Họ muốn chứng tỏ cho Mỹ hiểu rằng họ có thể giúp Mỹ tìm một giải pháp cho cả vấn đề Đông Dương và chính họ là người “thay mặt” cho Việt Nam và các nước khác ở Đông Dương để đàm phán với Mỹ. Trong bối cảnh nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia liên tiếp giáng những đòn mạnh mẽ vào các kế hoạch phiêu lưu quân sự của Níchxơn, ông Xihanúc đề nghị triệu tập Hội nghị cấp cao lần thứ hai của nhân dân các nước Đông Dương vào cuối năm 1971, nhằm phát huy thắng lợi, đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân các nước ở Đông Dương. Bề ngoài những người lãnh đạo Trung Quốc tán thành đề nghị đó, nhưng bên trong họ giật dây bọn Pôn Pốt-Iêng Xary phản đối. Mặt khác, nhân chuyến đi thăm Việt Nam tháng 3 năm 1971, họ gợi ý triệu tập hội nghị 5 nước 6 bên (hai miền Nam, Bắc Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên) trên đất Trung Quốc nhằm mục tiêu chống Nhật. Ý đồ của họ là phá hoại khối đoàn kết, lái chệch mục tiêu đấu tranh của nhân dân các nước ở Đông Dương, đồng thời tập hợp lực lượng dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh để họ có thêm thế đi vào đàm phán với Mỹ. Phía Việt Nam ủng hộ đề nghị của ông Xihanúc, không tán thành họp hội nghị 5 nước 6 bên như Trung Quốc gợi ý, cũng không tán thành quan điểm cho rằng nguy cơ bấy giờ là Nhật vì kẻ thù chính của nhân dân ba nước Đông Dương vẫn là đế quốc Mỹ xâm lược. Do đó, kế hoạch hội nghị 5 nước 6 bên của Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại. Trong lúc tìm cách nắm trọn vấn đề Campuchia, những người lãnh đạo Trung Quốc còn mưu toan nắm con đường vận chuyển quân sự qua ba nước Đông Dương. Trong mấy năm liền cho đến năm 1972, họ đề nghị giúp làm đường và vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền bắc đến miền nam Việt Nam, Lào và Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh và hứa cung cấp cho Việt Nam đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân nhân Trung Quốc để bảo đảm công việc này. Ý đồ của họ là qua đó nắm toàn bộ vấn đề Đông Dương để buôn bán với Mỹ và chuẩn bị bàn đạp đi xuống Đông nam châu Á. Tất nhiên phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị đó.
Nếu trước đây những người lãnh đạo Trung Quốc ngấm ngầm làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thì trong thời kỳ 1969-1973, nhất là từ năm 1971, họ công khai câu kết với đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nguy cho chúng trước cuộc tiến công chiến lược mới của nhân dân Việt Nam, lấy con bài Việt Nam để buôn bán với Mỹ. Nếu trước đây họ ngấm ngầm chia rẽ nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm cô lập Việt Nam thì trong thời kỳ này họ bắt đầu dùng bè lũ Pôn Pốt-Iêng Xary để phá hoại cách mạng ba nước Đông Dương, tích cực chuẩn bị biến Campuchia thành bàn đạp để tiến công Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, từ đó bành trướng xuống Đông nam châu Á sau này. Họ đã phơi trần bộ mặt ghê tởm của kẻ phản bội: phản bội nhân dân Việt Nam cũng như phản bội nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

VHNst

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

ĐẠI TÁ NGUYỄN BIÊN CƯƠNG VẠCH MẶT NGƯỜI BUÔN GIÓ




HÌNH MINH HỌA

Người Buôn gió trong bài “Hãy khen và tự khen mình” đã trích một câu nói của Hồ Chí Minh để cho rằng Hồ Chí Minh đã tự dùng bút danh CB để tự khen mình.

Đại tá Nguyễn Biên Cương trả lời như sau:

Câu nói mà Người Buôn gió trích dẫn: “Cụ Hồ là Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, luôn nói các cụ, các ngài…” lấy từ một bài viết của Bác đăng trên báo Sự thật số 79 ngày 26/06/1947. Ở bài này, Bác dùng bút danh là AG chứ không phải là CB (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) như Người Buôn gió đã “vô tình” nhầm lẫn để tha hồ suy diễn bút danh CB là “Của Bác” làm bổ trợ yểm đỡ cho sự xúc xiểm thâm hiểm hòng toan tính hạ bệ thần tượng của dân tộc mà “anh em, chiến hữu” của Người Buôn gió nỗ lực hơn 30 năm qua vẫn chẳng nhằm nhò gì.


Việc viết sai tên tác giả, một “nhầm lẫn” không đáng có, kèm theo sự trích dẫn, cắt xén có chủ ý khiến người ta khó có thể nghĩ rằng, Người Buôn gió chưa thật hiểu rõ câu nói đó ra đời trong hoàn cảnh, văn cảnh, ngữ cảnh, giá trị thực của nó. Thực chất, đó là bài báo của Bác có nhan đề: “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” viết từ năm 1947, nghĩa là khi cách mạng mới thành công, trình độ cán bộ ta nói chung, nhất là cán bộ cơ sở, còn rất nhiều hạn chế. Với tính cách là một nhà báo, người viết có quyền dùng các phương pháp khác nhau để diễn đạt sao cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ví dụ, trong đoạn văn này, Hồ Chí Minh, nhà báo A.G viết: “Thường những anh em đến nói trong một cuộc mitting, mở miệng là “các đồng chí”. Ba tiếng đó không phải là vô phép, nhưng vì nó không hợp hoàn cảnh nên nó chướng tai. Một hôm tôi có đến dự một cuộc mitting đã thấy một kinh nghiệm như vậy – Một cụ già nói khẽ với tôi: “Cụ Hồ, Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, thế mà cụ luôn luôn: “Thưa các cụ, các ngài.v.v. Đằng này, các cậu thanh niên bằng lứa cháu chúng mình mà có ý muốn làm thầy chúng mình”. Đó là một điều nên chú ý”. Chỉ có thế mà Người Buôn gió “chộp giựt” lấy được: “Trong phong trào học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nên học thêm đức tính khen và tự khen mình nữa mới đầy đủ tư tưởng và đạo đức của lãnh tụ kính yêu”. Đây thực sự là một ý đồ xuyên tạc tưởng rằng “khôn lỏi”, “ranh ma” nhưng kỳ thực vô cùng tiêu nhân, bì ổi của kẻ có nhân cách thấp hèn.


Trở lại với bài báo của Bác, tác giả A.G viết: “Đến địa phương nào, cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình và để hiểu biết tình hình địa phương. Đó là một việc cần cho tuyên truyền. Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đông hồ mà có kếT quả…Khi tiếp xúc với dân: thái độ phải mềm mỏng; Đối với cụ già phải cung kính, với anh em phải khiêm tốn, với phụ nữ phải nghiêm trang, với nhi đồng phải thân yêu….Thấy dân làm gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng phải làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội. Mong anh em đi tuyên truyền làm đúng như thế, thì chắc chắn sẽ thành công to…” (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) Rõ ràng đây là một bài viết giản dị, sinh động, có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng đã được Người Buôn gió hăm hở “phát kiến” rằng “Chủ tịch Hồ dùng bút danh khác khen Hồ Chí Minh (tức khen bản thân mình) chỉ nhằm mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân”. Cả một kho tàng lý luận, bài viết đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Buôn gió đã tìm được “sơ hở” để phản bác được sự nghiệp, nhân cách cao quý của một con người. Có lẽ anh ta không đủ “mở lòng” để hiểu điều vô cùng giản đơn là, một người như Hồ Chí Minh, từng nổi tiếng khắp thế giới và kể từ ngày lập nước luôn chiếm trọn niềm tin yêu, lòng tôn kính của toàn dân tộc thì có cần phải có một bài viết để tự đề cao mình?.


Đặt mình trong bối cảnh lịch sử đó, cả thế hệ người lính chiến đấu chống Pháp, Mỹ luôn tự hào vì mình là “Bộ đội cụ Hồ”, cả kho tàng văn học, thơ ca, nhạc họa không chỉ của người Việt Nam mà vô số dân tộc bị áp bức trên thế giới đều dành ngôn từ hay nhất ca ngợi Hồ Chủ tịch, thì một bài báo xuyên suốt mục tiêu, nội dung thể hiện tâm huyết của một Chủ tịch nước tới từng lĩnh vực tưởng như đơn giản nhưng góp phần không nhỏ xây dựng nên thế hệ cán bộ cách mạng liệu có phải chỉ để nhằm “mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân” .


Tư Mã Thiên: TMT đã đọc một số bài của Người buôn gió và thấy lối viết dí dỏm, phóng khoáng. Tuy nhiên, đó chỉ là lối viết phóng tác, nghĩ gì viết nấy; nếu để nghiên cứu thì trình độ của Người buôn gió chưa đủ. Nhiều nhà dân chủ muốn được nổi tiếng và như vậy thì mục tiêu của họ là Hồ Chí Minh, Tư Mã Thiên đã nhắc đến Đỗ Nam Hải, nay là Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

QUỲNH HẢI NGUYÊN TIÊU


Cô đơn về thân phận con người, cô đơn trong thân phận của một kẻ sĩ bất lực trước thời thế, cô đơn trong thân phận của một con dân trước một đất nước tan hoang bởi những bàn tay của những kẻ tham lam, dùng máu xương của nhân dân để xây thành quách quyền lực cho riêng dòng họ, cá nhân mình. Như vết thương trên cây gió đã thành khối trầm, tỏa hương thơm cho đời, tất cả chất liệu khổ đau đã làm thành khối tinh anh trong con người Nguyễn Du, chuyển tải thành những áng văn chương bất hủ lưu mãi muôn đời cho hậu thế, cho dân tộc.


瓊海元宵
阮攸;


Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên, 元夜空庭月滿天
Y y bất cải cựu thiền quyên. 依依不改舊嬋娟
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc? 一天春興誰家落
Vạn lý Quỳnh Châu, thử dạ viên ?. 萬里瓊州此夜圓
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán . 鴻嶺無家兄弟散
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. 白頭多恨歲時遷
Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến, 窮途憐汝遙相見
Hải giác thiên nhai tam thập niên. 海角天涯三十年


Đêm rằm tháng giêng ở Quỳnh Hải
Nguyễn Du
Đêm rằm tháng giêng, sân trống, trời đầy trăng.
Trăng không thay đổi gì, vẫn đẹp như thuở nào.
` Một trời xuân nồng ấm, nhà ai có người còn lưu lạc,
Khắp xứ Quỳnh Châu, đêm nay có ai về không?
(Còn ở) Hồng Lĩnh (quê tôi giờ đây) nhà tan, anh em li tán,
Bạc đầu vì hận năm tháng và thời cuộc sao đổi thay quá.
Đường cùng, ta bạn lại gặp nhau nơi đây,
Ba mươi tuổi rồi mà cứ (góc bể chân trời) rày đây mai đó.


Dịch thơ :

Sân vắng, trăng suông, rằm tháng giêng
Trăng xưa vẫn vậy, đẹp như tiên.
Một trời xuân ấm, ai lưu lạc ?
Quỳnh Hải đêm nay, có hạnh viên?
Hồng Lĩnh nhà tan, anh chị tán,
Bạc đầu quá hận thế thời điên .
Cùng đường lại gặp nhau, ta bạn,
Góc bể chân trời tam thập niên.



Nguyễn Du (阮攸; 1765–1820) Đại thi hào của dân tộc Việt Nam, trong gia tài văn chương của ông, ngoài tác phẩm bất hủ Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm, ông còn các tập thơ chữ Hán : Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập. Bài “ Quỳnh Hải nguyên tiêu” là bài đầu tiên trong Thanh Hiên thi tập. Bài này đã được nhiều người dịch, chú và bình. Trong bài viết này, xuất phát từ lòng ngưởng mộ của một kẻ hậu sanh đối với những nỗi niềm mà một thi hào của dân tộc trải lòng trong những con chữ, tôi cũng mạn bình ý tứ của người xưa. Về ý tứ thì chắc cũng chẳng khác gì mấy so với những văn nhân khác; tuy nhiên đối với câu thực 3,4 tôi lại nghĩ khác với rất nhiều người đã từng bình bài này. Cụ thể câu 3,4 này trước nay đa số người dịch bài này người ta hiểu rằng :

Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.

Một trời xuân hứng không biết rơi vào nhà ai,
Muôn dặm Quỳnh Châu đêm nay (trăng) tròn .

Tôi cho rằng hiểu như vậy là không thỏa đáng, còn tôi hiểu như thế nào về câu 3,4 này, ý tứ của nó ra sao, ý tứ ấy liên quan đến cái chỉnh thể của bài thơ như thế nào ? xin trình bày tiếp sau đây :

Nguyên dạ, không đình, nguyệt mãn thiên,
Sân vắng , trăng suông , rằm tháng giêng.

Như ta biết, mùa xuân là mùa của đoàn tụ, yêu thương, ấy thế mà ngay từ câu đầu tiên ông đã cho chúng ta thấy cái cô quạnh, trống vắng, không chỉ là tâm hồn của ông mà cả cảnh vật chung quanh ông nữa, một con trăng cô đơn giữa khung trời mênh mông lại chiếu vào mảnh sân vắng vẽ, mà con trăng ấy lại là trăng rằm thắng giêng điều ấy lại làm cho nỗi vắng vẽ cô đơn càng nhân lên gấp bội.

Y y bất cải, cựu thiền quyên,
Trăng xưa vẫn thế, đẹp như tiên.

Cũng vẫn là con trăng thuở nào, vẫn trẻ, đẹp như chưa từng thay đổi, thiên nhiên không thay đồi, nhưng có biết đâu rằng nơi đây con người và thời thế đã đổi thay biết bao nhiêu rồi.

Nhất thiên xuân hứng, thùy gia lạc?
Một trời xuân ấm, ai lưu lạc?

Một trời xuân, một đất nước đang xuân, đáng lẽ ra phải là hạnh phúc lắm chứ, vậy mà trên quê hương nước Việt của ông và Quỳnh Hải nơi ông đang ở, xuân với người chẳng có chung một nỗi niềm, bởi vì kể từ ngày ông bắt đầu nhận thức và thấm thía được nổi đau thân phận con người (1)thì cũng là lúc mà ông bị dày xéo bởi nổi đau của một con dân trong một đất nước mà vua, chúa tranh nhau quyền bính, bao nhiêu mưu mô hiểm ác nhất được dịp đem ra thi thố, rồi Tây Sơn đem quân ra Bắc dưới danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, nhưng kẻ yếu vẫn cứ yếu, yếu mà nắm quyền thì người khác làm thay, hết kẻ dưới tay rồi lại mời cả ngoại bang vào cướp nước (2). Lại phải đem máu xương của dân Việt ra để mà lấy lại quyền tự chủ, chiến tranh lại diễn ra, mà chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc, li tán, nên trong không khí xuân nồng ấm như thế lại làm cho ông tái tê hơn, rồi tự hỏi : Xuân nồng ấm thế nhưng nhà ai còn có người lưu lạc không?

Vạn Lý Quỳnh châu thử dạ viên ?
Quỳnh Hải đêm nay có hạnh viên?

Trong khắp xứ Quỳnh Hải đêm nay có ai lưu lạc, ra đi trong chiến tranh còn sống sót trở về đoàn viên không? Đặt câu hỏi như thế cũng có nghĩa là : Sao mà nhiều người ra đi nhưng quá ít trở về thế. Quỳnh Hải là một phần của nước Việt, là quê vợ ông, đối với ông nơi đây là đất khách quê người. Đất khách quê người mà như thế, còn quê ông thì như thế nào?

Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, (3)
Hồng Lĩnh nhà tan anh chị tán,

Câu trên là ông tự hỏi, nên không chắc lắm ai đã ra đi, bao nhiêu người trở về, nhưng ở câu này chính là câu trả lời, câu xác định, chính quê ông, nhà ông, gia đình ông là nạn nhân của thời cuộc. Quê vợ đã thế, quê mình cũng tan hoang, như thế là cả một đất nước chìm trong đói khổ, tang thương, chết chóc và ly tán.

Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Bạc đầu quá hận thế thời điên.

Ông giận sao mà thời gian qua nhanh quá, thoáng một cái mà ông đã bạc đầu, ông lại hận thời thế sao mà quá đảo điên, cứ thay đổi xoành xoạch. Trong vòng quay của tạo hóa (thời gian) ông dường như chẳng gặt gái được gì trong khi mà cái giá phải trả cho những ưu tư là một mái tóc bạc, còn trong vòng quay của thời cuộc, một kẻ sĩ như ông dường như chẳng có nghĩa lý gì. Có lẽ ông còn hận nhiều hơn thế, ông hận nhân gian, ông hận thời thế, rồi ông hận cả đất trời “Bản vô văn tự năng tăng mệnh . Hà sự kiền khôn thác đố nhân?” Chữ nghĩa nào có ghen với mệnh, mà sao trời đất lại ghét nhầm người?.Chính đây là khởi nguồn cho cái định đề tài mệnh tương đố về sau.

Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến.
Đường cùng lại gặp nhau, ta bạn.

Có thể xem đây là lúc Nguyễn Du tuyệt vọng nhất. Bởi vì nơi đây ông đã từng được gia đình bạn cha ông nuôi dưởng bảo bọc, rồi lại gả con gái cho ông, cũng từ nơi đây ông đã đèn sách nghiên bút đi thi, tuy không đổ cao nhưng cũng được tập ấm một chức quan nhỏ từ cha nuôi họ Hà của ông. Ít ra như thế cũng có nghĩa là ông đã có một đường đi riêng cho bản thân và gia đình mình, nhưng mọi thứ đều bị xóa sạch trước những đổi thay nhanh chóng của một đất nước đầy biến động. Trong lúc tuyệt vọng, cùng đường như thế ông lại gặp người bạn củ, người bạn tri âm đã bao lần lắng nghe tâm sự thầm kín của ông mà chưa từng phản đối hay tiết lộ, một người bạn mà trải qua bao đổi thay của nhân thế trong lúc ông đã già đi mà khuôn mặt người ấy vẫn cứ rạng ngời khi gặp lại ông, đặc biệt người bạn ấy từ ngàn xưa đến nay vẫn một mình cô đơn giữa một khung trời lồng lộng. Hai kẻ cô đơn gặp nhau, như hai người đồng bịnh đến với nhau, an ủi nhau. Trong câu này ông dùng chữ “lân” là có ý đó “ đồng bịnh tương lân” mà.

Hải giác thiên nhai tam thập niên.
Góc bể chân trời tam thập niên.

Lúc này ông đã 30 tuổi rồi, ngày xưa tam thập nhi lập, ba mươi tuổi mà chưa có sự nghiệp là xem như thất bại. ấy vậy mà ở cái tuổi này ông vẫn còn nương thân nơi quê vợ. Ông hận cho năm tháng qua mau, thời cuộc đổi thay như chong chóng, tóc đã bạc rồi mà dường như mọi thứ vẫn chưa có lối ra phía trước, hận mình bất lực trước những gì diễn ra trong tư cách của một kẻ sĩ trước vận mệnh của dân tộc “ Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Trong hoàn cảnh bản thân như thế mà lại vào lúc đầu xuân nữa, tất cả điều đó đã làm cho Nguyễn Du càng cảm thấy cô đơn hơn. Cô đơn về thân phận con người, cô đơn trong thân phận của một kẻ sĩ bất lực trước thời thế, cô đơn trong thân phận của một con dân trước một đất nước tan hoang bởi những bàn tay của những kẻ tham lam, dùng máu xương của nhân dân để xây thành quách quyền lực cho riêng dòng họ, cá nhân mình. Như vết thương trên cây gió đã thành khối trầm, tỏa hương thơm cho đời, tất cả chất liệu khổ đau đã làm thành khối tinh anh trong con người ông, chuyển tải thành những áng văn chương bất hủ lưu mãi muôn đời cho hậu thế, cho dân tộc.

Tinh anh phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa./.


Viên Như


1 – 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, bắt đầu kiếp ăn nhờ ở đậu.
2 – 1787 Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện quân Thanh, hậu quả là dưới sự chỉ huy của Tôn Sĩ Nghị quân Thanh đã sang xâm lược nước ta.

3 – 1791 Nguyễn Quýnh, anh cùng cha khác mẹ của ND bị Tây Sơn giết, phá bỏ dinh cơ của họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tỉnh.

Không đề 26





Valentine
Rượu tình say
Hương tình bay
Còn lại
Ngày tháng vắn dài
Giữ mãi trong tay
Xác tình cay
Valentine

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Hồn ở đâu bây giờ?




Hồi còn đi học ở quê nhà tôi vẫn thường nhịn ăn sáng để dành tiền mua sách. Không chỉ là loại sách dành cho trẻ con mà phần lớn là sách dành cho dân chuyên nghiệp.


Còn nhớ, một lần nọ, vô tình tôi mang vài cuốn sách vào lớp học và thầy tôi nhìn thấy. Ông cầm lên xem một hồi lâu rồi trả lại tôi, không nói gì, nhưng trước khi tôi ra trường, trong buổi gặp nhau cuối cùng để chia tay, thầy có một đề nghị với tôi. Thầy nói, nếu tôi vui lòng thì để lại kỷ niệm cho thầy bộ sách về chuyên môn mà thầy đang là giáo viên của bộ môn đó. Tôi thật sự vui mừng đáp ứng lời đề nghị đó của thầy. Vì bộ sách đó thật sự sẽ cần cho thầy hơn là tôi với tư cách là sinh viên mới của một bộ môn khác. Hơn nữa, nhu cầu cập nhật kiến thức của người thầy trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn cúa đất nước lúc bấy giờ làm tôi không kìm được xúc động.


Những ngày đó, thầy cô giáo bỏ nghề hàng loạt vì lương không đủ sống, vì nghề thầy bị khinh bạc là chuyện thường ngày ở đất nước ta. Thầy tôi vẫn giữ nghề cho tới những năm gần đây, sau hơn 30 năm tôi ra trường và vẫn không ngừng tự trao dồi, nâng cao kiến thức của mình vì sự tận tâm với các thế hệ học trò.


Tết này tình cờ đọc được bài viết mới của GS Ngô Bảo Châu, chợt nhớ lại một vài kỷ niệm xưa cũ như vậy. Những bộ sách mà tôi mua được thời trung học từ tiền ăn sáng ngày xưa đã giúp tôi rất nhiều không thể nói hết ở đây. Điều tôi muốn nhắc lại là kỷ niệm về những nhà sách tư nhân của cái thời khó khăn đó. Tại cái thị xã nhỏ bé quê tôi, trên con đường đi học hàng ngày ngang qua một con đường được coi là đại lộ lớn nhất của thị xã có tới vài nhà sách nho nhỏ do chính chủ nhân điều hành. Họ cũng là những nhà giáo, những trí thức không gặp thời và lui về với cái nghề mà bản thân mình khả dĩ chấp nhập được mở hiệu sách. Trước năm 1975, đó là những hiệu sách làm ăn khá sầm uất, sau đó một thời gian khá dài tuy đất nước có khó khăn song họ vẫn trụ được.


Bẵng đi một thời gian khá dài xa quê hương. Một ngày nọ tôi về và dành cho mình một buổi chiều đi lang thang trên những con đường cũ. Chợt nhận ra khu phố quen thuộc của hơn 30 năm về trước. Vẫn những ngôi nhà đó, mái ngói đó dù có rêu phong hơn. Con đường nhỏ ngày xưa giờ mang tên là Đại lộ ĐK… nhìn có vẻ khang trang hơn, xe cộ đông đúc hơn. Nhưng các hiệu sách ngày xưa đã biến mất. Vẫn còn đó các bảng tên, bảng hiệu quen thuộc, vẫn còn các thế hệ tiếp theo của các hiệu sách ngày xưa đang kinh doanh tấp nập. Nhưng lại là những mặt hàng khác, không còn là hiệu sách nữa.


Bẵng đi một thời gian khá dài xa quê hương. Một ngày nọ tôi về và dành cho mình một buổi chiều đi lang thang trên những con đường cũ. Chợt nhận ra khu phố quen thuộc của hơn 30 năm về trước. Vẫn những ngôi nhà đó, mái ngói đó dù có rêu phong hơn. Con đường nhỏ ngày xưa giờ mang tên là Đại lộ ĐK… nhìn có vẻ khang trang hơn, xe cộ đông đúc hơn. Nhưng các hiệu sách ngày xưa đã biến mất. Vẫn còn đó các bảng tên, bảng hiệu quen thuộc, vẫn còn các thế hệ tiếp theo của các hiệu sách ngày xưa đang kinh doanh tấp nập. Nhưng lại là những mặt hàng khác, không còn là hiệu sách nữa.


Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Tôi tự hỏi. Mặc cho ký ức về một cậu học trò thận trong lựa chọn từng quyển sách trong lúc người chủ hiệu sách cũng từ tốn giới thiệu với người khách quen nhỏ tuổi những cuốn sách mới, hay, có giá trị mà bản thân người bán cũng rất chọn lọc khi mang về cho cửa hàng nhà mình.


Tôi bất chợt tự thấy mình trong những câu chữ của GS Ngô Bảo Châu: “Con người cần có cái gì đó cao cả mà bám vào, để đu người lên để có thể nhìn về quá khứ và tương lai mà không nuối tiếc, không sợ hãi. Bạn có thể tìm thấy cả sự tuyệt vọng, cả sự cao cả của tâm hồn con người trong những trang sách. Vì thế mà bạn muốn có một tiệm sách cũ không quá xa nơi bạn sống”.
Nhưng tiếc rằng, giờ đây, để có thể tìm được những hiệu sách cũ quen thuộc, người ta đôi khi phải đi rất xa, rất xa tưởng như sẽ không bao giờ tới được nữa.


Những tiệm sách ấy, bây giờ ở đâu


Cuối tháng mười, tôi quay lại Paris mấy hôm vì chút công việc. Để tiết kiệm thời gian, ngay hôm đầu tiên tôi đã hẹn mấy người đồng nghiệp đến viện IHES cùng làm việc. Tám năm trước, tôi đã từng làm việc ở đây trong một thời gian dài. Dạo ấy, hàng sáng tôi lấy tàu B đi xuống bến Bures cách viện IHES khoảng mười phút đi bộ. Lần này, tôi quyết định đi sớm hơn thường lệ để có thời gian qua tiệm sách gần nhà ga Bures mua quyển Ký sự Algerie của Camus mới xuất bản. Tiệm sách nằm ngay trên đường đi từ nhà ga đến viện, đúng ở chỗ góc phố nơi phải rẽ trái. Tôi còn nhớ bà chủ tiệm luôn nhìn bạn qua cặp kính để trễ xuống mũi, luôn ở trong tư thế sẵn sàng tư vấn sách vở cho bạn với thái độ nghiêm túc và đầy tự hào nghề nghiệp. Không biết làm sao mà lần này tôi tìm mãi không thấy tiệm sách đâu và có lẽ vì thế mà cảm thấy thực sự hoang mang như một người đi lạc đường. Mất tới gần mười phút tôi mới hiểu ra rằng tiệm sách Bures đã đóng cửa. Nơi xưa là một tiệm sách sáng sủa, ngăn nắp và sạch sẽ, nay là một gian nhà tối om, trên cửa kính dán xô lệch những tờ quảng cáo loè loẹt.
Dịp hè vừa rồi, Trương Quý có cho tôi một quyển tản văn của Nguyễn Việt Hà. Văn anh Hà hóm hỉnh, đọc thỉnh thoảng muốn tủm tỉm cười, nhưng cười xong thì thấy buồn nhiều hơn là vui. Có một đoạn về những tiệm sách cũ của Hà Nội hơi thê lương, nhưng đọc đoạn này tôi lại cảm thấy vui. Anh Hà nhắc đến một tiệm sách cũ ở phố Hàng Bài, ngay phía bên trái rạp Tháng Tám. Vào cuối những năm bảy mươi, chiều nào tôi cũng đi qua, rồi đứng tần ngần nhìn qua cửa kính, dù biết mình không có tiền để mua sách và dù có mua thì đọc cũng không hiểu vì ở đấy không bán sách cho trẻ con. Nhưng đây là nơi ông ngoại mua cho tôi quyển sách đầu tiên, một quyển sách về ngành khoa học chăn nuôi. Tôi mê mẩn quyển sách ấy chỉ vì ngoài bìa có vẽ mấy con lợn rất đẹp. Tiệm sách này đã đóng cửa từ rất lâu. Ông ngoại tôi cũng đã mất. Những người thân và háng xóm của tôi không hiểu tại sao không hề nhớ về sự tồn tại của nó. Đọc sách Trương Quý cho, tôi phát hiện ra rằng có một người nữa là Nguyễn Việt Hà vẫn còn nhớ về nó. Không quen, chưa gặp bao giờ, vậy mà tự nhiên tôi cảm thấy quý anh ấy. Nhưng có một chi tiết mà có lẽ anh Hà chưa biết. Ở phía trong tiệm sách phố Hàng bài là nhà của ông bà Dực. Ông Dực là con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Tôi ngờ rằng tiệm sách có một mối liên hệ nào đó với học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
Một số người hỏi tôi tại sao trong nhiều lựa chọn tôi lại chọn về dạy học ở Chicago, một trong những nơi lạnh nhất nước Mỹ. (Khi tôi viết mấy dòng này, nhiệt độ ngoài trời đã xuống dưới -10 độ C.) Tôi có sẵn một số lý do để tuỳ hoàn cảnh mà trả lời câu hỏi này. Một trong những câu trả lời rất thật mà không mấy người tin là xung quanh đại học Chicago có nhiều tiệm sách. Lớn nhất là tiệm sách Seminary Coop. Tiệm này có hai chi nhánh. Chi nhánh lớn có thể nói là thiên đường của sách hàn lâm. Mỗi khi có ít phút sau giờ ăn trưa, tôi lại rẽ qua đó để đắm đuối. Có rất nhiều đầu sách nhân văn có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết nếu không nhìn thấy ở Seminary Coop. Chi nhánh nhỏ chủ yếu bán sách hư cấu và sách cho trẻ con. Đây là địa điểm vui chơi ưa thích của bé Nguyên và bé An và cũng là nơi tôi đưa các bé đến mỗi khi có việc gì cần phải lấy lòng hai bé. Đối với tôi, địa điểm vui chơi ưa thích lại là hiệu sách cũ Powell. Không lần nào qua Powell mà tôi không hoan hỉ ra về với vài ba quyển sách cũ, dĩ nhiên theo tôi là quý hiếm, và dĩ nhiên giá cả lại rất phải chăng. Trước đây, trong khu vực xung quanh đại học còn một tiệm nữa là Borders nhưng đã đóng cửa từ hai năm nay. Đây là một trong hai chuỗi tiệm sách lớn nhất ở Mỹ, với cửa hàng với diện tích kinh doanh rộng, vừa bán sách vừa bán bánh ngọt và cà phê, một mô hình kinh doanh một thời đã rất thịnh hành. Buổi chiều sau giờ đi học, trẻ con ngồi đọc sách lốc nhốc khắp cửa hàng. Tiếc là mô hình kinh doanh của Borders không sống sót được trong kỷ nguyên kinh doanh qua mạng và nó đã là một trong những nạn nhân đầu tiên của đế chế Amazon. Ngay sát nách trường vẫn còn một tiệm Barnes and Nobles hoạt động theo mô hình tương tự, hiện tại vẫn thoi thóp sống.
Tôi thành thật tin rằng cuộc sống ở một nơi nào đó sẽ dễ chịu hơn, nhân văn hơn nếu nơi đó có nhiều tiệm sách. Hà Nội bây giờ còn ít tiệm sách quá. Mật độ tiệm sách đạt cực điểm ở phố Đinh lễ, nơi sách mới được bán với chiết khấu cao nhất có thể. Nếu bạn phải tìm một quyển sách xuất bản chỉ một năm trước đây thôi, có đi dọc cả phố Đinh Lễ bạn cũng không tìm thấy. Đinh Lễ giống cái chợ hơn là một tiệm sách. Bạn đến đó để mua sách giá rẻ chứ không phải để nhẩn nha tìm một đầu sách mà bạn chưa biết. Tuy thế, ra Đinh Lễ vẫn thích, bạn bất chợt nhận ra rằng xung quanh bạn vẫn còn khá nhiều người thích đọc sách.
Trên phố Tràng Tiền còn sống sót hai tiệm sách mậu dịch. Gần kem bô đê ga là tiệm sách ngày xưa vẫn gọi là ngoại văn vì ngay ngoài cửa có cột chữ tiếng nga kniga. Ở trong đó lúc nào cũng tối om như tiền đồ chị Dậu. Bên đường bên kia, gần nhà in báo nhân dân cũ, bây giờ là trung tâm văn hoá Pháp, là toà nhà sáu tầng của tổng công ty sách. Ở đây sáng sủa hơn, nhưng phong cách kinh doanh thì vẫn kiên định với lý tưởng quốc doanh. Tuy diện tích kinh doanh lớn nhưng số đầu sách không hơn mấy sạp sách ngoài phố Đinh Lễ và vì dĩ nhiên là không có chiết khấu nên tôi ngờ rằng doanh thu của cửa hàng không hơn mấy doanh thu của sạp chị Hoa. Chục năm trước, khi xin nhà nước kinh phí để xây toà nhà này, tôi tin rằng mong muốn sâu thẳm của lãnh đạo tổng công ty sách vẫn là đem ánh sáng văn hoá đến cho nhân dân. Tuy nhiên môi trường kinh doanh khắc nghiệt đã không cho phép giấc mơ của họ trở thành hiện thực. Sắp tới, tổng công ty sách sẽ chuyển đổi một phần mục đich sử dụng của toà sang thành trung tâm thể hình thẩm mỹ. Tuy khác với mục tiêu đặt ra ban đầu, nhưng vẫn là một cách phục vụ nhân dân, tất nhiên chủ yếu là nhân dân có tiền.
Hoàng tử bé của Saint-Exupéry rất ít tin tưởng vào khả năng tư duy của người lớn. Người lớn thích làm ra kế hoạch kinh doanh, rồi phấn đầu bền bỉ để đảm bảo tiến độ của kế hoạch mà mình đặt ra, rồi thường xuyên cập nhật bảng cân đối thu chi để có thể theo dõi lợi nhuận. Phần lớn thời gian chúng ta cũng làm thế trong công việc hàng ngày của mình, và vì thế chúng ta dễ thông cảm với những người lớn hơn. Nhưng nỗi tuyệt vọng của con người rất ít khi liên quan đến kế hoạch kinh doanh hay bản cân đối thu chi. Gần đây, người ta hay nói về hiện sinh một cách khá là nôm na, rằng chúng ta không cần quan tâm đến cái gì khác ngoài chính cái khoảnh khắc mà ta đang sống. Triết lý vậy nghe cũng hay, cũng phảng phất chất thiền, nhưng mà sai. Nỗi tuyệt vọng của con người có nguồn gốc từ quá khứ và tương lai, nó là sự nuối tiếc về quá khứ và sự sợ hãi về tương lai. Sống hoàn toàn trong hiện tại sẽ làm dịu đi nỗi tuyệt vọng trong chốc lát, nhưng nỗi tuyệt vọng sẽ như cái bu mơ răng bay lộn ngược lại đập vào mặt ta với sức tàn phá gấp hai. Con người cần có cái gì đó cao cả mà bám vào, để đu người lên để có thể nhìn về quá khứ và tương lai mà không nuối tiếc, không sợ hãi.
Bạn có thể tìm thấy cả sự tuyệt vọng, cả sự cao cả của tâm hồn con người trong những trang sách. Vì thế mà bạn muốn có một tiệm sách cũ không quá xa nơi bạn sống.
Ngô Bảo Châu

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Xin chữ đầu năm



Nước non ngàn dặm xanh tươi
Gia đình hòa thuận người người yên vui
Hành hương dáng núi ngậm ngùi
Im nghe tử sĩ tới lui cửa thiền
Ngã từ hỉ xả vô biên
An tâm trút bỏ ưu phiền lợi danh

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Ngôn ngữ đêm



Đinh Trường Chinh










Trong góc tối hút sâu, hơi thở em còn vang trên hành lang trí nhớ. Anh trốn tìm đêm bằng hơi thở kiệt sức cuả chính mình.
Cố níu giữ giấc mơ.
Thơ rơi xuống bờ vực vô hình.
Giọt nước em cứa đứt lưỡi khuya.
Anh giãy chết.


Những lời kinh rơi đều từng hòn sỏi.
Trong giấc mơ, em là bãi cát trải dài trang giấy vàng khuya ố chữ. Anh rã lời thơ điếng lạnh bào thai.
Biển trôi những xác chữ loáng mặt đêm, dạt lưng em rũ rượi.
Anh trườn vai bám dọc thân xuôi.
Ðại dương cuốn ngộp chúng ta.
Trôi chìm mất nhau dưới trời rực tím.
Lật nghiêng trái đất vong thân.


Ðêm khát tiếng dương cầm, khát vầng trăng úa.
Nhổ neo trong giấc mơ, bài thơ chưa trọn chữ.
Vỗ cánh bay lên những vì sao.
Ðeo lấy mặt không gian đuối lãng.


Trong màu đêm hoen rỉ, trăng dội mặt tường đóng váng xanh mưa. Trăng truy tìm những buồm mây kiệt sức.
Thơ chảy vào anh những giấc mơ tan.
Những hòn sỏi rơi xuống đồi nằm quẩn hút.
Ðêm đè lên mặt sông trong mùa sương thoi thóp.


Anh bỗng vô thân khi thiếu em.
Cuối cơn mơ anh bồng những sợi sương mù.
Ngỡ là em.
Ngỡ ngực khuya.
Trầm vang vào nỗi chết anh.
Rất thật!