Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Vĩ Thanh




truyện ngắn

Năm giờ chiều Mồm Loa sai một đồng chí đưa công văn đến bộ phận xuất bản của Trại. Việc kiểm điểm không thể khất lần mãi. Bộ phận xuất bản gồm tuyền những đồng chí đọc thông viết thạo lại còn biết viết văn làm thơ. Đồng chí Nã Phá Luân đã đầu tư một số cám tương đối cho bộ phận này. Cái kho lớn đã được ngăn một khoảnh nhỏ cho bộ phận xuất bản. Những bức tường được sơn màu trắng. Trên một bức tường được viết bản nội qui như sau: Chúng ta không làm việc được như các đồng chí Lừa, không đẻ trứng được như các đồng chí Gà, không cho tinh trùng như những đồng chí Lọn rẽo. Chúng ta không biết vẫy đuôi mừng và sủa gâu gâu như những đồng chí chó..Chúng ta chỉ nghĩ ra những mĩ từ thật đẹp để ca ngợi đồng chí Nã Phá Luân. Những mĩ từ đó sẽ được đổi thành cám.

Trong bộ phận xuất bản có mười đồng chí, được phân những thứ bậc cao thấp. Phần cám được chia theo thứ bậc sau khi dòng chữ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu bị mờ đi. Những con vật không thèm buồn bàn ra tán vào rằng những dòng chữ kia bị xoá đi hay bị mờ theo thời gian.

Thời gian vừa qua bộ phận xuất bản đã phạm phải sai lầm. Cho in ấn và phát hành một cuốn sách nói xấu trại súc vật. Cuốn sách này lại đi gọi các đồng chí lợn là con lợn. Gây hiểu lầm và ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của trại. Đồng chí Nã Phá Luân rất phiền lòng. Mồm loa hiến kể, bắt hết bọn kia cho vào tù. Đồng chí Nã Phá Luân có cách nghĩ khác. Cho bọn kia vào tù thì quá dễ. Nhưng lại mất cám để nuôi chúng. Lại ảnh hưởng đến uy tín của trại, về vấn đề lợn quyền và tự do eng éc. Đồng chí Nã Phá Luân bèn gọi cấp trên của cấp lãnh đạo bộ phận xuất bản. Đồng chí Nã Phá Luân thân tình chỉ bảo đồng chí cấp trên:

- Tôi biết thời gian vừa qua đồng chí có sáng tác được một số hoan ca sự trong sáng, tài năng và đạo đức của chúng ta. Một xã hội tươi đẹp nhất trong mọi xã hội. Đặc biệt là hoan ca về trận đánh ở cối xay. Tuy nhiên chưa có tác phẩm nào xứng với tầm của thời đại. Nay đồng chí lại để lọt một tác phẩm nói xấu chúng ta như vậy. Đồng chí không thấy xấu hổ hay sao, khi chúng viết, tiếng đầu lòng con gọi éc. Chúng ta đã có bước phát triển nhảy vọt. Tiếng éc là tiếng lợn bị chọc tiết. Không thể có tiếng éc trong trại chúng ta. Cũng không thể có chữ ủn ỉn. Chúng ta no đủ, không thể ủn ỉn. Đồng chí phải đi thực tế. Đến các bộ phận. Phải tìm tấm gương để cho mọi con vật noi theo. Những hoan ca không được có những từ phản cảm như là éc hay ủn ỉn. Có điều này tại sao các đồng chí mang tiếng là những nghệ sỹ mà lại không nhận ra nhỉ. Rất đậm đà bản sắc, bản chất. Ịch ịch ịch ịch.

- Kính thưa đồng chí Nã Phán Luân, tôi đã nghe ra cả một bản giao hưởng tuyệt mĩ trong từng lời nói của đồng chí. Tôi sẽ chỉ đạo viết bản giao hưởng ịch thưa đồng chi Nã Phá Luân

- Chuyện đã xảy ra, các đồng chí phải tự kiểm điểm sâu sắc. Phải tự nhận thức tác hại của vấn đề. Tôi không đưa ra bất cứ hình thức xử phạt nào. Điều này rất mang tiếng. Các đồng chí phải tự xử. Sau đó báo cáo lên tôi.

Trại súc vật đã chuyên nghiệp hoá súc vật thành từng súc vật chuyên sâu. Nhóm lừa chuyên kéo, thi thoảng có cử tạ. Nhóm xuất bản đã làm thành thơ, thân lừa ưa cử tạ. Nhóm cừu chuyên để xén lông, không cần chó săn cũng sắp hàng đi thẳng tắp. Nhóm gà mái chuyên đẻ trứng, đẻ xong cũng không cần cục ta cục tác. Nhóm lợn, không được gọi là nhóm lợn, bầy đàn lợn có sự phân hoá rất lớn. Một số ít được nằm trên giường có đệm trải ga trằng, được hút xì gà và uống các loại rượu nước ngoài với mức thuế lến đến 200%. Trừ rưọu Na pô lê ông, cấm không được nhập. Được đi xe hơi ngoại nhập với mức thuế 300%. Một số nhiều hơn được nằm trên giường không trải ga trắng, được uống rượu ngoại nhập nhưng rẻ tiền hơn, được đi xe hơi ngoại nhập nhưng ít tiền hơn. Một số đông hơn nữa chỉ được nằm trên nền rơm nhưng vẫn được đi xe ngựa kéo. Nhóm này chỉ được uống rượu của trại tự nấu. Uống xong say bí tỉ nên nằm đâu đái ỉa ra đấy. Nhiều bận đi họp không kịp tắm rửa thối hoắc cả phòng họp. Nhóm lợn rẽo, chuyên chỉ để phối giống, được ăn ngon mặc đẹp, không phải làm việc gì.

Những con vật không được làm ăn riêng lẻ mà phải làm việc theo tập thể gọi là Hợp tác xã. Buổi sáng đúng 6 giờ một con trâu già, đã hết tuổi làm việc. gõ kẻng giục tất cả ra đồng. Một con chó già đã rụng hết răng nhưng vẫn hay sủa hóng, làm nhiệm vụ điểm danh. Con vật nào đi muộn 5 phút bị trừ khẩu phần ăn. Đúng 11 giờ trưa kẻng lại vang lên. Các con vật được về nghỉ trưa. Kẻng vang lên đúng vào lúc con vật nào đó đang dơ cuốc quá đầu để chuẩn bị bổ xuống luống đất, thì ngay lập tức chúng bèn hạ cuốc xuống, phủi chân đi về. Chúng không buồn bổ nhát cuốc. Mặc dù buổi chiều chúng sẽ mất sức để dơ cái cuốc lên cao hơn đầu và bổ xuống đất, để đất được lật lên. Một lần bò thi sỹ khi đi thực tế để viết thơ đã phân tích như sau: Một ngày có hai hiệu lệnh kẻng để cho các con vật được nghỉ ngơi, cũng có ít nhất hai con vật dơ cuốc quá đầu nhưng không bổ xuống để lật đất lên. Tình trạng này khi chưa có hợp tác xã không xảy ra. Như vậy một ngày sẽ có 4 đơn vị năng lượng bị tiêu hao mà không có 4 đơn vị đất được lật lên. Đó là chưa kể đến việc các đơn vị đất được lật rất nông, sẽ dẫn đến tình trạng đất không tơi. Cây trồng gieo xuống sẽ không tươi tốt. Tuy nhiên sau khi đi thực tế về thi sỹ bò lại làm thơ rằng: Mất mùa là bởi thiên tai. Được mùa là bởi thiên tài chúng ta.

Ban đấu mỗi con vật trong trại không chú ý lắm đến câu chuyện. Sau khi nghe thấy thuốc độc thì đều thất kinh. Chúng thì thào với nhau rằng, đồng chí Nã Phá Luân đã ban cho đồng chí cấp trên nhà thơ ba món: thanh gươm, dải lụa và chén thuốc độc để đồng chí tự xử. Những con vật thất kinh. Phen này chắc đồng chí cấp trên nhà thơ không thể thoát bằng nước mắt được rồi. Chẳng là ba lần trước đồng chí đã khóc rất thành khẩn nên thoát tội.

Những đồng chí trong bộ phận xuất bản căng thẳng lo lắng, cuộc họp sẽ diễn ra trong không khí nhồi da sáo thịt như những con vật trong trại kháo nhau. Phần trăm trách nhiệm cám đã được ghi rõ ràng nhưng kín đáo dưới chân một bức tường. Sự kín đáo đó là rất cần thiết, vì những con vật đã biết nhòm nhỏ nhau và đã biết kiện tụng. Đồng chí Nã Phá Luân phải đau đầu vì vấn đề kiện tụng vượt cấp. Mồm Loa cũng bị kiện. Trong một đơn kiện, bầy chó đã gọi Mồm Loa là Mồm Loa Mép Dải. Sau lưng Mồm Loa những con vật chỉ gọi là Mép Dải. Phần trăm trách nhiệm được chia như sau: đồng chí biên tập được chia 100% cơ bản, đồng chí phó được chia 100% cơ bản cộng thêm 70% cơ bản, đồng chí trưởng được cộng thêm 80% cơ bản. Triểu theo phần trăm ăn thì đồng chí nào ăn nhiều hơn thì trách nhiệm nhiều hơn. Nhưng ở trại súc vật thì lại không phải thế. Khi có sai phạm xảy ra thì trách nhiệm sẽ được trút xuống cho đồng chí được ăn ít nhất. Thời gian vừa qua các đồng chí trong bộ phận xuất bản ngấm ngầm trút giận lên đồng chí biên tập cuốn sách. Cho rằng vì đồng chí này mà phần cám đã bị rút bớt.

Trái ngước với sự căng thẳng lo lắng, cuộc họp do đồng chí cấp trên nhà thơ chủ trì lại hết sức nhân văn. Đồng chí ân cần hỏi thăm từng đồng chí trong bộ phận xuất bản. Đồng chí hết sức ca ngợi tài năng của đồng chí biên tập:

- Đồng chí ạ, cậu là một người rất có tài, rất có tài. Mọi tác phẩm của cậu đều được đón nhận. Tài thật mới được đón nhận như vậy chứ. Bộ phận xuất bản mà không có đồng chí thì chằng còn được biết đến. Đồng chí là tài năng nhất trong bộ phận xuất bản.

Sau khi ca ngợi xong tài năng của đồng chí biên tập đồng chí cấp trên nhà thơ bèn đứng lên trên bục cao nhất. Đồng chí rất trịnh trọng lấy trong ca tap ra một bọc đen đen. Các đồng chí tham dự cuộc họp hồi hộp theo dõi. Có đồng chí yếu tim phải đưa tay lên giữ chặt lấy ngực, đồng chí đã bị tai biến mạch máu não phải đưa cả hai tay giữ chặt lấy đầu. Mọi đồng chí đều đoán già đoán non, trong cái bọc đen đen kia là thanh gươm, giải lụa và chén thuốc độc, không biết ba thứ đó có phải được ban cho đồng chí biên tập, đồng chí phó và đồng chí trưởng như những con vật đã kháo nhau bấy lâu nay?

Mặc cho các con vật mặt ghệt ra vì đoán già đoán non, đồng chí cấp trên nhà thơ mặt đầy ăn năn hối lỗi. Hình như có cả một giọt nước mắt to sắp sửa rơi ra khỏi tròng mắt. Những bộ mặt đang ghệt ra kia dãn ra chút ít. Có đồng chí sẵn óc hài hước đã bật ra dấu hiệu của tiếng cười. Khóc , chắc lại khóc. Tiếng cười cũng là một bệnh dịch dễ lây. Dấu hiệu của tiếng cười loang ra trên hầu khắp vẻ mặt của bộ phận xuất bản. Đồng chí cấp trên nhà thơ đã nhận ra dấu hiệu đó. Đồng chí bèn dứt khoát, là động tác dứt khoát, rút trong cái túi đen ra một vật. Nó có màu vàng sáng choé, to cỡ bàn tay của con người. Các con vật cùng dướn về phía trước để nhìn cho rõ. Nhìn rõ rồi thì cùng ồ lên một lượt. Đó đích thị là cái Bàn Vả, made in china, Đồng chi cấp trên chủ tịch theo nhịp một hai vả cái bàn vả vào má, một hai, phải trái, một hai, phải trái..đủ một trăm cái. Hai má đồng chí chủ tịch nhà thơ sưng vù và đỏ lựng. Vẻ đau đớn hằn trên nét mặt cùng với vẻ ăn năn sám hối thành khẩn. Những con vật trong bộ phận xuất bản tròn xoe mắt nhìn. Có con lộn hết cả tròng ra khỏi hốc mắt.

Ba con lừa, hai con vịt, năm con gà mái và Mồm Loa đang chụm đầu vào ô cửa kính nhỏ xíu để hóng hớt, bỗng nhiên cùng ù té chạy. Vịt quàng quạc: mắt lợn luộc. Gà mái lạc giọng: khiếp khiếp.

Trong phòng cuộc họp vẫn chưa kết thúc. Đồng chí chủ tịch nhà thơ sau khi tự vả đúng một trăm cái vào hai má theo nhịp một hai bèn từ tốn gói cái bàn vả vào hộp, cho vào túi đen rồi đút lại vào ca táp. Cất cái ca tap xuống dưới gầm bàn. Đồng chí nói:

- Đồng chí Nã Phá Luân tuyệt vời của chúng ta. Đồng chí ân nhân của chúng ta. Đồng chí nhân văn của chúng ta. Đồng chí hào sảng của chúng ta. Đồng chí đức độ của chúng ta. Đồng chí nhất mực trong sáng của chúng ta. Đồng chí vị tha của chúng ta. Đồng chí Nã Phá Luân đã truyền đạt ý kiến rằng, không có kỷ luật, không có kiểm điểm gì hết. Nhưng mỗi đồng chí trong bộ phận xuất bản của chúng ta phải nhận thức rằng, đó là một cuốn sách tồi tệ, một quả bom tấn mà bọn phá hoại, bọn thù địch đã cài vào để phá hoại bộ phận của chúng ta. Các đồng chí đã nhận thức rõ ràng chưa?

Lúc đó đã gần 12 giờ trưa, tất cả những con vật đều đã đói. Chúng dơ tay biểu quyết. 100% đã nhận thức rõ ràng.

Y Ban

Lời Giải Nghĩa Từng Phần



Hình như đợi cũng hơi lâu
Từ lúc gã chạy bàn hỏi tôi món ăn
Chổ cái quán cóc bụi đời nầy,
Bên ngoài tuyết rơi.

Hình như trời nhá nhem tối
Từ lúc tôi nghe tiếng cửa khép
Phía bếp sau lưng
Kể từ lần sau rốt tôi thấy
Có người còn qua lại trên đường.

Chỉ trơ trơ một ly nước đá lạnh
Làm bạn
Chiếc bàn nầy tôi đã sà xuống
Ngay từ lúc mới chui vào.

Và mong chờ,
Chờ đợi lãng nhách
Để nhge lóm
Câu chuyện lãng xẹt
Của nồi niêu xoong chảo
Nấu nướng.




The Partial Explanation
by Charles Simic



Seems like a long time
Since the waiter took my order.
Grimy little luncheonette,
The snow falling outside



Seems like it has grown darker
Since I last heard the kitchen door
Behind my back
Since I last noticed
Anyone pass on the street.



A glass of ice-water
Keeps me company
At this table I chose myself
Upon entering.



And a longing,
Incredible longing
To eavesdrop
On the conversation
Of cooks.



Lý Ốc BR

Hành trình kiếm tìm trường sinh bất tử






Photo: RIA Novosti



Hiện nay trong bảng xếp hạng về độ dài tuổi thọ dân cư, Nga đứng ở hàng thứ 130 với tuổi thọ nam giới. Còn với phụ nữ - Nga xếp thứ 100. Cao hơn một chút trong bảng xếp hạng này là Ấn Độ. Nhưng các chuyên viên về kéo dài nhân thọ cho rằng trong tương lai gần việc lập bảng đánh giá như vậy sẽ chẳng còn bất kỳ ý nghĩa nào nữa. Bởi vì kích thước chiều dài của đời người có thể được gia tăng.

Tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva (MGU) cách đây chưa lâu đã xuất hiện phòng thí nghiệm mới, nơi các chuyên viên cố gắng chế xuất thuốc chữa lão hóa. Đa số các nhà khoa học trên thế giới bây giờ đều tán thành lý thuyết chung về lão hóa – qua thời gian, các phần tử gốc tự do sẽ giết chúng ta. Cơ thể con người tự phá vỡ chính nó, chỉ bởi lẽ đơn giản là chúng ta hít thở hàng ngày, - trưởng nhóm nghiên cứu của trường MGU, ông Maksim Skulachev giải thích.

“Trong con người ở mỗi tế bào đều có một cơ quan nhỏ bé. Đó là ty thể (mitochondrion) - bào quan phổ biến ở các tế bào nhân chuẩn có lớp màng kép và hệ gene riêng. Ty thể được coi là trung tâm năng lượng của tế bào, chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng trong quá trình hô hấp. Nhưng đồng thời có tỷ lệ phần trăm nhỏ oxy bị nó biến thành chất độc. Và con người càng lớn tuổi thì các ty thể càng tạo ra nhiều độc tố lưu cữu”.

Để tổng hợp loại thuốc tương lai chữa lão hóa, trên cơ sở nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Matxcơva đã thành lập một nhà máy hóa chất. Kinh phí hoạt động do tài trợ của các nhà đầu tư tư nhân quan tâm đến triển vọng bất tử. Và các nhà khoa học Nga là những người đầu tiên trên thế giới đạt thành công thu nhận chất có thể làm trẻ hóa đôi mắt người.

Như lệ thường, các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm trước hết với chuột. Một nhóm chuột được cho ăn với loại thuốc có tác dụng làm ngừng quá trình sản ra các gốc tự do. Nhóm đối chứng gồm những con chuột được nuôi theo chế độ ăn uống đặc biệt với thức ăn thiết kế dành riêng cho các phi hành gia. Hóa ra là những con chuột nhận được liều thuốc chống lão hóa sống lâu hơn gần như gấp đôi thời gian so với bốn chục đồng loại ở điều kiện “quí tộc không gian”. Và thêm nữa, những con chuột ở nhóm I năng động hơn rõ rệt.

Còn có con đường khác để kéo dài tuổi thọ, như hiện nay các chuyên viên Nga đang tập trung nghiên cứu. Cách không xa Matxcơva, có cơ sở làm việc để tái tạo các mô bị tổn thương của cơ thể con người. Nguyên liệu tái tạo được chích xuất từ tế bào gốc. Đó là kiểu một loại vật liệu xây dựng vạn năng, trong các cơ quan của người lớn dùng để hàn gắn các cơ quan bị hư hại hay già cỗi.

Nhưng chu trình trẻ hóa bằng tế bào gốc hoàn toàn không rẻ. Số tiền cho một ca phẫu thuật đã có thể tới 15 nghìn dollar. Vì thế, dễ hiểu rằng khách hàng chọn lựa phương án “cải lão hoàn đồng” này phải là những người giàu có.

Tuy nhiên các nhà khoa học chuyên nghiên cứu gen và tế bào dù sao cũng thường cảnh báo một cách trung thực: ngay cả khi nào đó, cơ thể của chúng ta trẻ trung tráng kiện tưởng chừng vĩnh viễn thì điểm yếu vẫn sẽ là ở đầu. Hiện thời chưa một ai biết được, liệu não bộ có đủ sức tiếp nhận xử lý thông tin trong suốt quá trình 120 năm dài hoặc là lâu hơn nữa hay chăng. Rất có thể, đến lúc đó bộ não người đơn giản là sẽ thấy chán cảnh bất tử.

Trung Quốc và Nhật Bản lo ngại về khả năng Mỹ phá sản





© Flickr.com/joiseyshowaa/cc-by-sa 3.0



Trung Quốc không tuyên chiến mà cảnh báo Hoa Kỳ. Bắc Kinh sẽ không bán bớt trái phiếu kho bạc Mỹ, lo ngại các khoản đầu tư nước ngoài bị rút đột ngột khỏi Trung Quốc. Mặc dù có khối lượng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ kém Trung Quốc, nhưng Tokyo sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn Bắc Kinh nếu Hoa Kỳ phá sản. Các chuyên gia đã chia sẻ dự đoán với đài Tiếng nói nước Nga trong trường hợp Hoa Kỳ không thể phục vụ tài chính hai chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc là người giữ khối lượng trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất - gần 1,3 ngàn tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ hai với 1,1 ngàn tỷ. Hôm thứ Ba tuần này, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diêu đã yêu cầu Washington đảm bảo an toàn đầu tư chứng khoán. Ông kêu gọi thông qua các biện pháp đề phòng trường hợp bất khả kháng, đặc biệt, trong thanh toán lãi.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Tao Aso nêu ý kiến rằng, Tokyo nên cân nhắc các tác động khả năng nếu Mỹ phá sản. Chuyên gia Viện Viễn Đông, ông Yakov Berger đã lưu ý đến việc Bắc Kinh và Tokyo cùng lúc nhắc nhở con nợ về trách nhiệm: “Đó là hai quốc gia lớn đang cấp tín dụng và trợ cấp nền kinh tế Mỹ. Mặc dù quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản lúc này không phải là tốt đẹp nhất, nhưng như chúng ta thấy, họ hành động khá nhịp nhàng.”

“Trung Quốc sẽ không "nhấn chìm” Hoa Kỳ bằng cách bán tháo trái phiếu kho bạc, họ e ngại sự biến động mạnh của đồng đô la,” - ông Yakov Berger nói: “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ. Bắc Kinh luôn ứng xử có trách nhiệm và họ đã không bán đổ trái phiếu kho bạc Mỹ vào thị trường trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Quan điểm của Trung Quốc cho thấy có trách nhiệm không chỉ với bản thân mà cả thế giới, đã góp phần giúp Hoa Kỳ vượt qua những suy thoái nội bộ. Trong tình huống hiện nay, Trung Quốc cũng có vai trò rất quan trọng. Ttuyên bố của Trung Quốc là sự cảnh báo, chứ không là lời tuyên chiến hay nỗ lực kiếm lợi.”

Washington và Bắc Kinh bị trói buộc chặt chẽ. Lúc này, Trung Quốc rất cần yếu tố bảo hiểm trước khả năng khủng hoảng ngân sách ở Hoa Kỳ, - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội – chính trị, ông Vladimir Yevseyev nhận định: “Không chỉ Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ, mà Hoa Kỳ cũng đầu tư vào Trung Quốc. Trong thực tế, đó là các hoạt động cho vay lẫn nhau. Sẽ không có việc Trung Quốc đơn phương rút tiền. Đến lượt mình, Mỹ cũng có thể rút vốn từ Trung Quốc. Đây là quá trình song phương, Trung Quốc mong có yếu tố bảo hiểm trước những vấn đề tương tự như đã từng xảy ra ở Mỹ, khi các ngân hàng thi nhau phá sản năm 2008. Trung Quốc hi vọng chính phủ Mỹ cung cấp thêm sự đảm bảo. Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc thực sự lo ngại sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ.”

“Trước khủng hoảng của Mỹ, Trung Quốc sẽ dễ vượt khó khăn hơn Nhật Bản,” - Phó giám đốc Viện Viễn Đông Andrey Ostrovsky cho biết ý kiến: “Trung Quốc đã thấy trước tình huống này và nỗ lực giải phóng bớt chứng khoán Mỹ. Hai năm trước, Trung Quốc đã quyết định tái định hướng vào thị trường trong nước. Đây là một quyết định đúng đắn. Cùng các vấn đề kinh tế nội bộ, tình huống khả năng đối với Nhật Bản sẽ xấu hơn Trung Quốc. Nhật Bản ràng buộc nhiều hơn với Mỹ. Trung Quốc nắm khối lượng sản xuất khổng lồ, không đối mặt với gánh nặng như “hậu quả” Fukushima và sở hữu một nền kinh tế đa dạng hơn Nhật Bản.”

Theo các chuyên gia đánh giá, Trung Quốc và Nhật Bản đã đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ nhiều hơn so với con số 2,4 ngàn tỷ đô la. Bắc Kinh mua trái phiếu Mỹ thông qua các trung gian. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn giữ 3,5 ngàn tỷ tài sản được định giá bằng đô la, cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi phá sản. Đầu tư tư nhân của Nhật Bản vào các tài sản của chính phủ Mỹ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Do đó, không mấy ai dám dự báo về mức độ khủng hoảng ở Mỹ sẽ tác động tới các chủ nợ.

Phương pháp hồi ký



Florian Znaniecki, Lê Hải dịch và chú thích[1]

[...] Giới sử gia từ lâu và hoàn toàn tận dụng hồi ký và nhật ký cho công việc của mình, cũng nhiều lần bàn luận và phê bình loại hình tư liệu này. Tuy nhiên, đối với sử gia, vai trò của người viết hòi ký ngay từ đầu đã giới hạn trong phạm vi tác giả viết về ký ức cuộc đời mình có thành thật hay không. Tại ví sử gia cần nhất là xác định các sự kiện cá nhân từ quá khứ khách quan một cách chắc chắn, cho nên không chỉ sự dối trá cố ý trong nhật ký, mà ngay cả những lỗi vô ý cũng làm giảm giá trị của toàn bộ văn bản. Vai trò của tác giả nhật ký đối với sử gia đầu tiên hết không phải là đối tượng nghiên cứu, mà là chứng nhân thuật lại sự kiện mà người đó đã nhìn thấy hoặc nghe thấy, và những ghi chép đó sẽ là cơ sở để mô tả lại sự việc đã xảy ra một cách khách quan[2].

Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận là qua ánh sáng của các nghiên cứu mới nhất về tâm lý học (của quá trình xác nhận), chỉ cần dao động rất nhỏ về cá tính, sắc tộc, nghề nghiệp, giai cấp, dân tộc và quan điểm tôn giáo, hay nhu cầu quan sát và ghi nhận hiện tượng một cách chủ quan, thậm chí ngay cả trong trường hợp có ý định khách quan nhất, vẫn khó mà thuật lại hay viết lại một cách đáng tin cậy nhất kết quả quan sát của bản thân (chưa nói đến của người khác), và sau cùng là cũng kết quả đối với những người không được đào tạo về kỹ năng quan sát cũng sẽ không đúng với hiện thực khách quan vốn là kết quả của nhiều mối nối, ngay cả đối với những quan sát thông thường nhất, sẽ được nhân lên nhiều trong ký ức. Vì vậy mà sử gia có thói quen chỉ dựa vào hồi ký sau khi kết hợp với các nguồn khác cũng như các đánh giá nnghiêm khắc về trình độ, mức độ thẳng thắn và lương tâm của người viết; chỉ coi họ hoàn toàn đáng tin cậy từ góc độ nằm ngoài ý thức, tức là không phải những mô tả về sự kiện hay con người, mà là phong tục hay lòng tin của một thời đại và môi trường xung quanh.

Đến thời hiện đại người ta mới bắt đầu chú ý đến hồi ký như nguồn nghiên cứu cho ngành tâm lý học cá nhân. Những bản lý lịch kinh điển như Thánh Augustyn, Rousseau, Amiel, Marie Bashkirtseff, v.v. được sử dụng như tài liệu nghiên cứu cho nhiều nhà tâm lý học, đặc biệt là người Pháp. [...] Ngược với sử gia, nhật ký chẳng qua chỉ là phương tiện truy cập thông tin về môi trường mà cá nhân đó đang sinh hoạt, nhà tâm lý quan tâm đặc biệt tới cảm nhận riêng tư, chủ quan của người viết nhật ký, chỉ chú ý đến khách quan nếu tạo ra một phản ứng tâm lý nhất định. Như vậy nhà tâm lý coi môi trường xã hội như dữ liệu, mà một phần cho phép xác định chính xác cảm giác, tưởng tượng, khái niệm, cảm nhận, cảm xúc, ươcớnguyện, thói quen và chịu đựng của tác giả, v.v. cũng như xác định các mối quan hệ giữa chúng. Với nhà tâm lý thì quan trọng nhất là lời kể của người viết nhật ký về cảm nhận riêng của mình, cho nên đánh giá rất cao hồi ký, nơi có nhiều thành phần tự phân tích, như vừa mô tả. Đến đây có thể thấy thêm một nguồn sai lệch, đó là người viết có ý thức phát biểu sai về bản thân, hay tác giả không hiểu sai về bản thân do không có khả năng nhận thức nội tâm và tự đánh giá. Trong cả hai truờng hợp, trải nghiệm thực tế của người viết nhật ký có thể hoàn toàn khác với những gì đã viết ra. Quá trình điều chỉnh các sai lầm đó đối với nhà tâm lý học, từ một phía khi đối chiếu các nhật ký với nhau thì kết quả khó có thể là lừa dối, còn nhầm lẫn về bản thân cũng dễ dàng được phát hiện, từ phía khác khi so sánh tâm lý một con người với những người khác sẽ cho phép nhận định chúng ta đã biết gì về tâm lý nói chung.

Tổng thể hành động

Tính hữu dụng của hồi ký trong các nghiên cứu xã hội bây giờ mới bắt đầu khởi sắc. Chúng tôi đã cùng giáo sư W.I. Thomas giới thiệu sơ qua trong phần mở đầu cho tập thứ ba của bộ sách về "Nông dân Ba Lan"; mà các nghiên cứu sau đó buộc chúng tôi phải bổ sung và mở rộng các định lý trong đó. Khác với nhà tâm lý, nhà xã hội học xét toàn bộ lý lịch tác giả và chỉ riêng trên nền môi trường xã hội của họ, trong mối quan hê ệhông tách rời với họ; cũng khác với sử gia chỉ xét đến môi trường xã hội của người viết nhật ký, hoàn toàn cách ly và qui chiếu đối với cá tính con người đó. Cá nhân tiêu biểu và môi trường xung quanh anh ta tạo thành một thế thống nhất trong mắt nhà xã hội học. Có nghĩa là, trước hết, cá nhân từ góc độ xã hội học không phải là tổng thể trải nghiệm, có tồn tại riêng, mà chỉ tồn tại trong phạm vi dữ liệu có được, trong chừng mực là đối tượng của nhận thức. Cá nhân có thể coi như là tổng thể các hoạt động mà mỗi hoạt động biểu hiện một chủ thể trong môi trường và cho phép tóm bắt và mô tả chỉ trong mối quan hệ với chủ thể đó, mà hoạt động này tác động hoặc làm ảnh hưởng, nhưng từ góc cạnh ngược lại nhà xã hội học không quan tâm xem cá nhân đó có nhận thức được hành động của mình hay không, hay là có trình bày xem đã suy tính như thế nào, mà chỉ là nó đã xuất hiện hay không và xuất hiện như thế nào trong kết quả, tức là có tác động hay không và tác động như thế nào đối với môi trường xung quanh cá nhân đó. Hai là, nhà xã hội học không quan tâm đến môi trường như là 'chính nó'; nhà xã hội học hoàn toàn không quan tâm đến việc tạo lập một góc nhìn đáng tin cậy và khách quan của một quan sát viên không thiên vị một cách hoàn hảo, mà ngược lại, xét môi trường như chính cá nhân nọ đã giới thiệu, đã sống và hoạt động bên trong đó, để mà nhận thức được môi trường là như thế nào đối với cá nhân đó, các chủ thể mang tính chất gì trong hệ quả nhận thức về bản thân. Bởi vì ảnh hưởng của sự vật và con người lên nhận thức cuộc sống của chúng ta phụ thuộc không chỉ vào việc chúng là như thế nào đối với bản thân và những người khác, mà còn vào việc chúng là như thế nào đối với chúng ta và trong các ứng xử thực tế của chúng ta.

Hệ quả của góc nhìn xã hội học như vừa trình bày, hồi ký chắc chắn chứa nhiều giá trị mang tính chất tài liệu khoa học hơn là đối với nhà tâm lý hay sử gia: tức là những gì đối với họ là nguồn tạo sai lầm thì với nhà xã hội học lại là dữ liệu để nghiên cứu, dù thường là có giới hạn và không đầy đủ. Đặt giả sử là người viết nhật ký lừa dối hoặc nhầm lẫn khi viết lại cảm giác hoặc ước mơ của chính mình, rằng thay vì chính những cảm giác hoặc ước mơ người đó thực sự trải nghiệm trong một khung cảnh nhất định, trong hồi tưởng lại thể hiện cái khác. Với nhà tâm lý thì lời khai của người này bị mất giá trị hoặc thậm chí đối với khoa học còn có hại nếu không thể thuyết phục người đó nhìn nhận sai lầm. Thế nhưng nhà xã hội học thì lại nhìn thấy trong lời khai đó một hành động thực tế của hiện tượng thể hiện rõ ràng về một xu hướng; phát biểu bằng ngôn từ về nhu cầu ít nhất là một phần nhu cầu của xã hội được hiện thực hóa. Chuyện lời khai đúng hay sai không có giá trị, vì lời khai là hiện thực, bản thân đã có giá trị, thông qua những gì người nói ra đã đặt giá trị cho nó. Ví dụ như trong trường hợp người đó xác nhận là cầu chúc tốt lành cho người bạn, hoặc tuyên bố mình là người chồng chung thủy, thì riêng lời nói đó đã có nghĩa là ít nhất tại thời điểm người đó nói ra câu đó, và nhiều khả năng là trong khoảng thời gian mà nội dung lời nói đó liên quan tới, đã tồn tại bên trong người đó một ý tốt lành nhất định đối với người bạn, cùng với một phần ý nguyện muốn trở thành người chồng chung thủy. Trừ trường hợp rất hiếm gặp với đối tượng lừa dối có mục tiêu, mà phần không phù hợp với thực tế rất cần để thực hiện ý đồ, người ta không nói ra những ước nguyện mà họ không hề có; và ngay cả kẻ lừa đảo lúc đó cũng chỉ có thể - nếu bản thân là diễn viên giỏi - dù chỉ thoáng qua và mong muốn thực sự, khát vọng và cảm giác về những gì mình đang đóng giả.

Tổng thể ý thức

Khó khăn chỉ bắt đầu khi cần xác định vai trò mà ước nguyện đó đã giữ trong hoạt động cuộc sống của con người đó trong mối quan hệ với những ước nguyện khác. Người tuyên bố muốn chúc tốt lành cho bạn mình có thể trong những khoảnh khắc khác có thể muốn làm hại người bạn đó, khi mà lòng tốt chỉ là trên lời nói hoặc trong xúc cảm xã hội nhất thời. Người mà có lúc muốn trở thành người chồng chung thủy có thể có những nhu cầu khác trái ngược với ước nguyện này và trong lúc ước muốn trở thành chung thủy chỉ giới hạn trong khu vực tưởng tượng, còn những nhu cầu trái ngược lại xuất hiện ra bên ngoài thông qua các hoạt động vật chất. Cho nên khó khăn của nhà xã hội học phát xuất không phải ở chỗ người viết nhật ký nói gì, mà là người đó giấu diếm điều gì, không phải là không có giá trị, mà từ những tư liệu cá nhân chưa đầy đủ nằm trong hồi ký. Mọi phát biểu đều giá trị như dữ liệu, nhưng không phải tất cả dữ liệu đều chiếu sáng như cần đến vào toàn bộ cá tính nhân vật hoặc một phần nhất định của tổng thể ý thức.

Nói một cách khác, tất cả những lời khai cá nhân được trình bày trong hồi ký chắc chắn trở thành vật liệu cho các phân tích xã hội học, để phân chia các thành phần đơn vị cho cá nhân đại diện trong xã hội; nhưng vật liệu đó có thể không đủ cho khối tổng hợp, trong mối quan hệ thực tế bền vững, tạo thành từ các thành phần đó. Hồi ký càng "đúng" bao nhiêu, tức là tác giả càng có lương tâm và biết cách ghi chép bao nhiêu từ những gì anh ta suy nghĩ, cảm nhận và ước muốn quan trọng nhất trong cuộc đời, thì càng ít một cách caeteris paribus cảm nhận thấy thiếu số lượng vật liệu; nhưng và những lừa dối xét về tâm lý của hồi ký, mà vật liệu chứa đến bão hòa, có thể được sử dụng làm cơ sở cho những tổng hợp quan trọng, vì cho phép kết luận gián tiếp về những ước nguyện và tổng thể mà tác giả không trực tiếp nói ra. Cũng cần phải nói thêm rằng càng thành công theo lối này bao nhiêu trong việc xây dựng ước nguyện, mà tác giả có thể cố tình hoặc vô ý lấp đi, thì càng chiếu sáng thêm vào vật liệu bấy nhiêu, hơn là sự thẳng thắn toàn bộ, khi chính hành động giấu diếm ước muốn thường chứa đựng những vấn đề tâm lý xã hội rất cơ bản.

Mối quan tâm tương tự cũng áp dụng cho mối quan hệ giữa những sự kiện khách quan mà tác giả hồi ký trình bày và những người xung quanh. Chúng ta hãy tưởng tượng ra trường hợp người viết hồi ký cố tình hoặc vô tình làm sai sự kiện, diễn giải môi trường chẳng hạn như là giới thiệu sai về hành động của người khác. Nếu thực chất tự suy luận là con người đó trong cách hành động vừa được mô tả, mà trong mọi trường hợp không có lợi ích gì đối với anh ta, hoặc nhầm lẫn, hay có lý do, khi quan điểm của cá nhân xã hội liên quan tới môi trường phụ thuộc vào chuyện cá nhân đó nhìn nhận xã hội như thế nào. Nếu như người viết hồi ký cố tình dẫn dắt sai lạc, thì chúng ta đã có một trường hợp rất phức tạp. Theo góc nhìn xã hội học thì sự dàn dựng hành động của người thứ hai không có gì là hoàn toàn không thật. Dù sao thì nó cũng tồn tại như một sáng tác của trí tưởng tượng, nhưng lại không phải chỉ là một cuộc chơi tưởng tượng không liên quan gì đến cuộc sống, mà là biểu hiện của một ước nguyện nào đó của tác giả, người muốn đẩy các hành động dàn dựng để chúng được hiểu như là thực sự xảy ra. Chúng ta giả sử như đó là hành động ăn thịt người - có nghĩa là đối tượng khát khao muốn con người nọ có hành động như đã giả thuyết, dù chỉ là làm như vậy để giải thích cho hành động nào đó của mình. Chúng ta cũng giả sử là người đó tuyên bố là người kia công nhận vị thế cao hơn của người đó trong một lãnh vực nào đó - tức là ước muốn là sự công nhận đó xảy ra trên thực tế. Các sự kiện được tạo dựng cũng chính là sự kiện thực tế ở chỗ là đối tượng thông qua nó mà cân bằng với ước nguyện của bản thân. Cho nên nó có quan hệ với môi trường thực tế - mối quan hệ mà đối với sử gia không có giá trị khách quan, mà mang tính chủ quan trong mắt đối tượng, và cũng chính là điều kiện giúp nhà xã hội học hiểu được hành vi của đối tượng. Để hiểu toàn bộ tất nhiên cần phải biết đủ các sự kiện, thực tế khách quan mà trong đó đối tượng đã tạo dựng ra các sự kiện tưởng tượng, bởi vì đối tượng biết các sự kiện đó và một cách nào đó phản ứng lại, cho nên sự thiếu hiểu biết của chúng ta bi che lấp bằng phần có liên quan tới những sự kiện bị giấu trong hành vi của đối tượng.

Nói cách khác, nhà xã hội học thường tìm thấy trong hồi ký những cơ sở mà những nhà khoa học khác coi như là tư liệu không đầy đủ: tất cả tài liệu có được, cho phép tạo ra kết quả khoa học, nhưng trong số tài liệu có được lại chưa đủ để giải quyết nhiều vấn đề. Cách duy nhất để thoát khỏi khu vực đó là tận dụng các dữ liệu có liên quan tới những vấn đề mà qua đó có thể giải quyết. Mỗi một hồi ký, đủ rộng và chi tiết, cho phép đạt đến các kết quả khoa học bền vững và có giá trị, đối với ít nhất một phần nghiên cứu rộng rãi như là cuộc sống xã hội; và chủ yếu là cần phải có càng nhiều hồi ký càng tốt.

Tổng thể các mối quan tâm

Trong số các vấn đề khoa học, mà nhà xã hội học đặt ra cho mình đối với một hồi ký nhất định, đầu tiên là vấn đề tạo thành và phát triển của cá tính tâm lý xã hội của tác giả dưới tác động của môi trường. Cá nhân mang theo mình một tổ hợp các quán tính tự nhiên, mà từng bước theo đà phát triển và mối quan hệ với điều kiện môi trường được mô tả như là những nhu cầu đặc biệt, tạo thành những thích nghi và chấp nhận ít nhiều bền vững, thể hiện một cách khách quan qua thói quen, tổ chức theo chuẩn mực và tư tưởng. Như vậy ở đây chúng ta sẽ có rất nhiều quá trình khác nhau, mà trước hết phải phân tích để phân chia các phần tử và sự kiện cơ bản nhất và quan trọng nhất, rồi sau đó khảo sát sự liên tưởng của chúng, mối quan hệ qua lại, rồi ít nhiều là các tổ hợp có thể giữa chúng. Cá tính cá nhân trong xã hội học không phải là một khối toàn phâầ và không thể phân chia. Nó là một tập hợp của ít nhiều những tổng thể hành động - rất đa dạng và có tổ chức, liên tục bổ sung theo thời gian - và những giá trị có liên quan, mà chúng ta có thể gọi là tổng thể các mối quan tâm. Giữa những tổng thể đó có thể xuất hiện mối quan hệ gần hoặc xa; nhưng thường thì cách biệt một khoảng nhất định. Cách biệt đó thường kết hợp với thực tế là chúng ta thuộc vào các nhóm xã hội khác nhau, mà thường thì không có quan hệ gì với nhau, và trong mỗi nhóm như vậy thì lại có một tổng thể mối quan tâm khác nhau. Và không ít lần chúng ta cố tình giữ sự phân biệt như vậy bên trong cá tính của mình, không cho phép ví dụ như là để cuộc sống gia đình ảnh hưởng đến việc thực hiện các trách nhiệm công việc, hay để cho các khó khăn trong nghề nghiệp ảnh hưởng đến tình cảm cuộc sống, hay để việc hưởng thụ tình cảm ảnh hưởng tới nghiên cứu khoa học, và rồi những khám phá khoa học giằng xé cuộc sống tâm linh tôn giáo của chúng ta. Tương tự như vậy, chúng ta thường không muốn gặp bạn bè chính trị trong đám bạn bè giải trí, và bạn tâm giao trong mối quan hệ hợp tác chính trị hay cuộc sống gia đình. Ngay cả khi chúng ta cố gắng thống nhất con người mình lại, nối kết các tổng thể các mối quan tâm khác nhau vào trong một khu vực chung, thì chũng ta cũng không bao giờ có thể thực hiện hoàn toàn được mục tiêu đó: có những tổng thể thoát ra khỏi mối quan hệ đó hoặc mối quan hệ sẽ quá lỏng lẻo để có thể được coi như là một thể thống nhất.

Trong số các tổng thể đó, một số giữ vai trò xuất chúng trong toàn bộ cuộc sống của một cá nhân, khi quá đa dạng và móc nối, và nhất là cập nhật thường xuyên và lâu bền trong ý thức, còn những tổng thể khác thì lại nghèo nàn về thành phần, tách biệt và thường ít khi và có vai trò không đáng kể. Ví dụ chúng ta có thể so sánh tổng thể gia đình, nghề nghiệp hoặc công việc với những tổng thể các mối quan tâm lỏng lẻo nối kết chúng ta trong những chuyến du ngoạn nước ngoài. Thế nhưng cũng có những tổng thể được tổ chức chặt chẽ, các thành phần cụ thể của chúng hòa hợp và tác động qua lại với nhau, hay trong cơ cấu khác có thể hỗn loạn, hay có những thành phần đối nghịch với nhau, và có những quá trình đi ngược với nhau. Tổ chức của các tổng thể sẽ chủ yếu là ở thể tĩnh, dựa vào điều kiện các giá trị không đổi bền vững và sự lặp lại của các hoạt động tương tự, ví dụ như là mối quan tâm nghề nghiệp của người công nhân hay công chức trung bình, nhưng cũng có thể là ở thể động, đòi hỏi mở rộng khu vực giá trị và phát triển hoạt động ra các vùng mới, ví dụ như là mối quan tâm nghề nghiệp của nghệ sĩ và nhà khoa học, hay là các hoạt động xã hội mang tính yêu nước.

Cá nhân xã hội

Nếu tổng thể các mối quan tâm càng đa dạng và tổ chức tốt bao nhiêu thì tính chất xã hội học của cá nhân xã hội càng quan trọng bấy nhiêu. Khi đó cá nhân con người cùng toàn bộ những tổng thể nổi trội có thể tạo ra một cách khoa học khaí niệm gọi là cá nhân xã hội, tức là những gì được coi là quan trọng đối với người khác và chính cá nhân đó. Sự tái hiện đó sẽ dễ dàng hơn nếu tổ chức tốt hơn và cá nhân chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc sống xã hội của mình hơn. Nhà xã hội học đứng trước hai nhiệm vụ: một là nghiên cứu xem tổng thể các mối quan tâm được hình thành như thế nào qua các hoạt động định hướng của chủ thể vớI điều kiện môi trường và sau khi hình thành thì thay đổi như thế nào. Qua đó mà hiểu rằng nghiên cứu cá nhân xã hội chỉ là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu so sánh rộng hơn với các cá nhân khác, mà mục tiêu cuối cùng là phát hiện qui luật chung của việc hình thành và thay đổi các cá nhân xã hội.


Hồi ký có cái lợi là một cách vô tình hay hữu ý các tổng thể các mối quan tâm hàng đầu được đưa lên trước. Thực sự thì không phải tất cả đều lộ ra như nhau. Trong mỗi xã hội đều có những thang bậc chung được công nhận về hoạt động và giá trị của con người. Một nhóm thì coi điều này cao hơn, hay tốt đẹp, hữu dụng, hay là bình thường v.v. và khuyến khích tiết lộ, còn nhóm khác thì lại coi đó là thấp hèn, xấu xa, có hạI, không bình thường và không chỉ ngăn điều đó hoạt động, mà còn thường nhìn tiêu cực vào chuyện nhắc đến bằng lời. Cho nên người viết hồi ký bị ảnh hưởng bởi các đánh giá và hoạt động đứng thấp trong thang bậc xã hội (cũng xảy ra dù hiếm trường hợp ngược lại, là tác giả giấu những gì được xã hội đánh giá là cao đẹp, do sợ bị coi là giả tạo). Nếu sự im lặng đó chỉ liên quan đến một giá trị hay hoạt động duy nhất, thì không có nhiều ý nghĩa, chỉ là sự kiện riêng lẻ, và không có gì quan trọng trong việc hiểu con người xã hội của tác giả, nhưng nếu là một phần của một tổng thể rộng hơn thì có thể qua so sánh mà lấp đầy khoảng trống này. Nếu toàn bộ một tổng thể lớn hơn của xã hội bị đặt trong im lặng thì mất mát là vô cùng lớn và không có cách nào đảo ngược.


Cũng may là sự im lặng toàn bộ một tổng thể lớn vẫn chưa ảnh hưởng tới nhận biết khoa học về các tổng thể công khai khác, và ngược với lý thuyết phân tâm học của ngày hôm nay, chìa khóa để hiểu toàn bộ cuộc sống nhận thức của một cá nhân nhìn qua chính các tổng thể đó - bị cấm và im lặng do ảnh hưởng xã hội - trước hết là tổng thể tính dục. Chẳng hạn như ta nhìn thấy mối quan hệ giữa các tổng thể cụ thể trong cuộc sống của một cá nhân có thể rất lỏng lẻo và tổng thể im lặng có thể không có ảnh hưởng gì đáng kể bằng cách này hay cách khác lên tổng thể công khai. Ví dụ như ở nhiều người mối quan tâm tính dục không hề có ý nghĩa đối với mối quan tâm nghề nghiệp hay xã hội. Nếu có tồn tại ảnh hưởng đó thì điều đó không phải là huyền thoại bí mật mà được công khai qua thực nghiệm trong thay đổi về tổng thể cuộc sống, cho phép tổng quát và dẫn nguồn. Ảnh hưởng của tổng thể tính dục lên sự sáng tạo của nghệ sĩ thể hiện ra rõ ràng qua các động cơ tính dục và nộI dung tác phẩm, còn nảh hưởng của điều đó lên công việc chuyên môn của trưởng phòng thì là qua việc chọn lựa nhân viên văn phòng và cư xử đối với nhân viên v.v.

còn đúng gần 1 trang nữa, lười rồi. Ai cần thì nói lý do hợp lý tớ sẽ dịch nốt cho nhé, hi hi

[1] Florian Znaniecki (1882-1958) là người sáng lập ra ngành xã hội học Ba Lan (1920), đồng thời cũng là chủ tịch Hội xã hội học Hoa Kỳ (1953-1954) với nhiều đóng góp mang tính sáng lập cho nhiều nhánh nghiên cứu trong đó có phương pháp thực nghiệm và phép phân tích dữ liệu liên quan đến cuộc sống của cá nhân. Bản gốc của bài dịch này bằng tiếng Ba Lan, được tập sách do Jerzy Szacki chỉ đạo biên tập (1995) sưu tầm và xuất bản (Stolat Socjologii Polskiej, PWN), trích từ Lời nói đầu do Znaniecki viết (1924) cho công trình của W. Berkan, Zyciorys wlasny, Poznan, trang III-XII.
[2] Xin nhớ là tác giả viết bài này từ thập niên 1920s, khi lý thuyết sử vẫn theo lối mòn trước khi bị dao động và thay đổi sau những tác động của thời hậu hiện đại, đặc biệt là phát biểu đòi "kết thúc lịch sử" của Francis Fukuyama (1989). Mời đọc thêm ở http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14651&rb=0302

Ngoặc kép

Thơ Vũ Thiên Kiều

Thứ hai - 29/07/2013 11:35
Thơ Vũ Thiên Kiều
Thơ Vũ Thiên Kiều
























 
dấu ngoặc kép nụ đời mím chặt
quân tử nghiêng
ghế dựa chắc mây mù
cời tro lửa
ngày dọa ngày thõng thượt
bình tĩnh nạp hơi
núi lửa
quẫn một lần
xúc mặt trời
cánh đồng vung vẩy nắng
miệng sấm làm loa khoan nhặt giếng thiền

cỏ dại ngậm sương rìa đất
bẻ ngoặt khúc sang
đường lạ
đá nhăm nhăm bài bói hai thì
lời xin lỗi...
vết châm trì ngáo bức

“mặc cả”! “mặc cả”! “mặc cả”
sông trồi sụt
không gọi nguồn uốn khúc
chạn chén nằm im nghe đũa thở dài

vịn dấu nháy
tàu lưng chừng vách núi
giọt nước tẩy trang
phồng
rộp rộp má hồng!

Bóng và anh


Đoàn Vị Thượng




Khi anh quay nhìn thì bóng quay đi
Khi anh quay đi thì bóng quay nhìn
Bóng là người yêu không có chuyện tình.

Khi mặt trời tắt ai cũng đêm đen
Anh không thấy anh vẫn nghe hơi bóng
Bóng là người thù không có oán ghen.

Bóng ở mặt trời bóng ở ngọn đèn
Ở đâu có sáng thì bóng mới ra
Bóng mới là người anh chỉ là ma.

Mai Tôi Đi



Thơ: Nguyên Sa; Nhạc: Anh Bằng; Trình bày: Nguyễn Hồng Nhung


Người dân và chuyện xã hội




Nguyễn Vạn Phú
Cả tuần trước, rất nhiều người bày tỏ 

sự phẫn nộ trước một chiêu thức câu khách của một tờ báo mạng. Tờ báo này đưa tin “Rùng mình vì Lê Khánh bị tạt axit nát nửa mặt” với những câu mở đầu y như thật:

“Nữ diễn viên Lê Khánh xinh đẹp bị chính mẹ đẻ tạt axit hủy hoại nhan sắc khiến người hâm mộ rùng mình”… Chỉ đến khi đọc đến một nửa tin, xem nhiều hình ảnh ghê rợn, người ta mới biết đây chỉ là một vai diễn mới của Lê Khánh.

Người đọc tức giận, mách bạn bè về tin này. Đến lượt họ, tức thì tức nhưng ai nấy đều nhấn vào đường dẫn để đọc tin cho thỏa óc tò mò. Thỏa óc tò mò xong lại tức nên chia sẻ cảm giác bị lừa trên các mạng xã hội, kèm theo đường dẫn đến tin. Thế là một mẩu tin cố tình sai lệch đã lan tỏa như đám cháy rừng.

Có lẽ bản thân tờ báo này cũng không muốn sử dụng thủ thuật câu khách như thế này đâu, nhưng vì hiện nay khách hàng quảng cáo đang bị chi phối bởi số lượng người vào xem, họ nghĩ càng nhiều người xem, quảng cáo của họ càng có cơ may được chú ý đến.

Thế là các báo nghĩ đủ trò, đủ kiểu, càng gây sốc chừng nào càng tốt, miễn sao cái cuối cùng là “lượng người ghé vào xem” vì tình hình làm ăn nói chung đang rất khó khăn. Loại ví dụ về chuyện câu khách bị phản ứng như trên nhiều vô kể, hầu như ngày nào cũng thấy một vài vụ.

Giả thử bây giờ nhà quảng cáo quyết định quảng cáo ở các tờ báo điện tử, nhưng chọn tờ nào thì không dựa vào “lượng người xem” nữa mà dựa vào một số yếu tố khác, ví dụ xếp hạng, đánh giá tin bài thì sao nhỉ?

Ngay lập tức, các loại tin giật gân câu khách bằng sex, xìcăngđan, chuyện hậu trường nhảm nhí của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thời trang sẽ giảm hẳn (cứ hi vọng là thế). Thị trường báo điện tử bỗng chốc sạch sẽ hẳn lên. Ai lại không muốn một phép lạ như thế?

Muốn vậy phải có ít nhất hai giả định. Giả thử các công ty quảng cáo ngồi lại với nhau, cùng đồng lòng không dùng “lượng người xem” như yếu tố quyết định đặt chỗ quảng cáo nữa. Giả thử tiếp là các tờ báo điện tử ngồi lại với nhau ra quy ước, dưới mỗi tin bài sẽ thiết kế một nút tương tự nút “like” trên Facebook, có thể gọi bằng một cái tên Việt hóa nào đó và để độc giả đánh giá tin bài họ thích, lấy đó làm tiêu chí mới cho nhà quảng cáo chọn lựa.

Đối chiếu với tâm lý hiện nay, dù vào đọc tin bài nhảm nhí nhưng không ai thích cả, thậm chí còn “ném đá” trên mạng xã hội thì có thể tin rằng họ sẽ dùng nút “thích” để bình chọn cho tin bài hữu ích với họ chứ không phải loại tin bài họ vào xem vì tò mò, vì muốn biết trình độ câu khách của báo đến đâu!

Vậy là một vấn nạn của báo chí sẽ có thể được giải quyết.

Nhưng thật ra sự đời đâu có đơn giản như thế. Trước tiên phải khẳng định trong câu chuyện này vai trò can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước là hầu như không thể có. Không thể kêu gọi hay trông chờ Nhà nước có những quy định buộc dưới bài báo phải có nút “thích”, điều này là chắc chắn và cũng là chuyện hợp lý.

Ngược lại, vai trò của các hội đoàn là rất lớn nếu không muốn nói là quyết định. Hội nhà báo, Hiệp hội quảng cáo… chính là nơi phải khởi xướng những thay đổi một khi xã hội đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhưng chưa tới mức cần sự can thiệp của Nhà nước. Các công ty quảng cáo không thể tự dưng ngồi lại với nhau, các tờ báo điện tử cũng không bỗng nhiên ngồi xuống bàn chuyện lấy lại uy tín đang bị xuống thấp.

Từ đó mới thấy vai trò của các hội đoàn vừa hỗ trợ việc quản lý xã hội, giúp cho Nhà nước một tay, vừa là tấm gương phản chiếu lương tâm xã hội để khuyến khích điều đúng, ngăn chặn điều sai.

Việc đánh giá xếp hạng phim ảnh, sách báo, việc duy trì đạo đức nghề nghiệp trong các giới như luật sư, bác sĩ… đều đi theo con đường này cả. Cái đó gọi là người dân chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội. Một chuyện rất bình thường ở các nước.

Thái độ phi chính trị chỉ là ảo tưởng!


Cách đây gần 2400 năm, nhà triết học Hy lạp Aristote ( 384-322 trước Tây lịch) đã nói : « Con người là một con vật chính trị. » Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng,con người đã
tự qui tụ lại,sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một tốt đẹp hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn ; đó là chính trị.
Theo như Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền :
« Xét rằng sự xao nhãng và trà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm và lương tri của nhân loại ; và một thế giới mà trong đó, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi như ước vọng cao cả của nhân loại. »
« Xét rằng quả là một điều cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo
đảm bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áP bức, bóc lột ; trong trường hợp ngược lại, thì con người có quyền nổi lên chống lại độc tài, áp bức và bóc lột. »

Cách hành xử đúng, những luật lệ, những cơ chế giúp cho đời sống con người thăng tiến về cả 2 phương diện vật chất và tinh thần, tất cả những việc đó đều liên quan đến chính trị. Vì vậy nên Aristote mớI nói con người là con vật chính trị.
Cũng có người cho rằng ở những xã hội nguyên thủy, không có chính trị, vì ở những xã hội này, không có những hình thức chính quyền, tổ chức nhân xã như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Nhưng nếu chúng ta hiểu chính trị là hình thức ứng xử tốt đẹp giữa con người và con người, thì ngay dù dưới bất cứ một xã hội nào, bắt đầu bằng xã hội 2 người là gia đình lúc ban đầu, thì cũng đã có chính trị.
Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ : chính và trị. Chính có nghĩa là ngay thẳng. Trị là cai trị.
Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo, liên quan đế Chân, Thiện, Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng sự thật, trái lại với gian xảo, ăn gian nói dối, nói láo và tuyên truyền.

Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương tri, trái lại cái gì là ác ôn, côn đồ, vô lương tâm, vô lương tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay thich và kính trọng, trái lại với cái gì xấu, mọi người chán ghét, chê cười, phỉ nhổ.
Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách khác đi là làm sao để đời sống của ngưòi bị trị mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật chất cũng như tinh thần ; về vật chất thì người dân , tối thiểu, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh, trái ngược với đời sống man dai, cầm thú,

Chính trị theo nguyên nghĩa lúc đầu là con đường vương đạo, trái với bá đạo. Đó là quan niệm của những bậc hiền triết từ Đông sang Tây. Chính trị là con đường đại đạo, con đường dưa đến cái học lớn, như đức Khổng Tử, gốc người nước Tống, hiện là tỉnh Hà Nam bên Tàu, vào thế kỷ thứ V trước tây nguyên, khi ngài nói : « Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện » ( Con đường dại học, đó là làm sáng cái đức sáng, làm mới người dân, ngừng lại chỗ tốt cao nhất. » Đó cũng là quan niệm về tám cái chính ( Bát Chính), của đức Phật, chính ở đây cũng có nghĩa là ngay, thẳng như trong chữ chính trị.

Bát chính đó là :
1) Chính định là định cái chỗ mình hiện hữu, có mặt một cách đúng
2) Chính kiến là nhìn đúng :
3) Chính niệm là quan niệm đúng ;
4) Chính tư duy là suy nghĩ đúng ;
5) Chính ngôn là nói đúng ;
6) Chính nghiệp là hành động đúng ;
7) Chính tín là tin tưởng đúng ;
8) Chính mạng là số mạng đúng.

Theo Mạnh Tử ( 372-289 trước Tây Lịch), thì chính trị đó là đặt quyền lợi của dân lên trên hết,
khi ngài nói : « Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh » có nghĩa là dân quí nhất, sau đó mới tới luật pháp và cuối cùng mới tới quan quyền.
Ở Việt Nam ta, đức Trần hưng Đạo, được ngừơi dân tự động coi như thánh nhân. Trước khi chết ngài nói đến chính trị, con đường vương đạo, với vua Anh Tôn : 

« Khoan sức dân để làm kế xâu rễ, bền gốc, đó là cách giữ nước hay hơn cả ! » 

Nguyễn Trãi ( 1380-1442), quê ở huyện Thường Tính, tỉnh Hà Đông, cách chúng ta cả sáu bảy trăm năm cũng quan niệm chính trị là vương đạo, trái với bá đạo, khi ngài nói : 

« Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo .... Đem nhân nghĩ để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo » ( Bình Ngô Đại Cáo).
Ở Tây phương chữ chính trị ( Politique ) được định nghĩa là một khoa học hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất ( La politique : science ou art de gouverner
un Etat, qui montre une prudence calculée) ( Larouuse) Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do ( la politique est la science de la liberté), có nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.
Nhưng về sau này, người ta hiểu sai chữ chính trị, thay vì hiều nghĩa chính trị là chính đạo, vương đạo, thì họ hiểu chính trị là tà đạo, bá đạo, làm chính trị là có quyền dùng mọi phương tiện, thủ thuật, ngay dù vô luân lý, vô đạo đức, cướp của giết người, miễn là đạt được mục đích của mình.
Theo người xưa, như theo Aristote ( 384-322 trước Tây lịch), cắt nghĩa trong quyển Chính Trị ( La Politique) : 

« Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn. »
Đó là định nghĩa chính trị theo trường phái chính đạo hay tà đạo. Và từ đó chúng ta cũng có thể định nghĩa thái độ chính trị theo 2 trường phái này. Nếu theo chính đạo, thì thái độ chính trị là thái độ lựa chọn dứt khoát Chân, Thiện , Mỹ, chống lại thái độ lựa chọn cái dối trá, xảo quyệt, ác ôn, côn đồ, xấu xa, và cũng chống lại thái độ không lựa chọn, lừng khừng của trường phái tà trị. Thái độ này rất cần thiết cho mọi người, mọi công dân tốt, vì chỈ có thái độ chính trị tốt, thì con người và xã hội mới trở nên tốt.

Làm chính trị là một cái nghề như nghề bác sĩ kỹ sư. Đó là nghề của ông bộ trưởng, nghị sĩ, tổng thống, thủ tướng, nếu ở trong một nước dân chủ, thì là do dân bầu ra, và họ có nhiệm vụ và bổn phận phải áp dụng, thực hiện đường lối chánh đạo, có nghĩa là lo phúc lợi cho dân, nếu không dân có quyền truất phế hay không bầu vào nhiệm
Người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phânbiệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen, nhưng người dân không cần phải làm chính trị.

Chúng ta đã hiểu chính trị theo quan niệm của trường phái vương đạo hay bá đạo. Nhưng làm thế nào để chính trị được hiểu và áp dụng như vương đạo ?
– Không còn cách nào hơn là thực hiện dân chủ. Với dân chủ có sự phân biệt quyền hành rõ ràng, để tránh sự lạm dụng quyền hành của những kẻ độc tài. Thêm vào đó, với dân chủ, người dân có thể kiểm soát, bầu ra hay truất phế những người làm chính trị, mỗi khi có những cuộc bầu cử qua lá phiếu của mình. Nói như Churchill : 

" Dân chủ không phải là chế độ tốt đẹp nhất ;
nhưng là chế độ tránh được nhiều cái xấu nhất »