Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ông Nguyễn Bá Thanh: Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ



(TNO) Sáng 24.9, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư cùng Đoàn đại biểu quốc hội TP.Đà Nẵng tiếp tục có cuộc tiếp xúc cử tri tại 11 xã của huyện Hòa Vang.




Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn - Ảnh: H.B


“Không bắt tận tay khó quy tội tham nhũng”

Tại cuộc tiếp xúc này, các cử tri đề cập tới nhiều vấn đề như xây dựng nông thôn mới mà đường xá được xây dựng quá kém chất lượng; bố trí tái định cư còn nhiều bất cập; một khu dân cư tại Hòa Phước còn bị ngập lụt khi mùa mưa về...
Hầu hết các cử tri đều rất quan tâm tới việc bỏ phiếu tín nhiệm trong thời qua, cũng như vấn đề tham nhũng.
Cử tri Trần Đình Nam (xã Hòa Tiến) đặt câu hỏi: “Thấy Quốc hội vừa qua tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm là rất tiến bộ. Nhưng cử tri chúng tôi vẫn còn băn khoăn là những cán bộ tín nhiệm thấp thì đã giải quyết ra sao rồi?”.
Một số cử tri khác lại lo lắng: “Vừa rồi thấy chúng ta đã hô hào rất mạnh trong việc xử lý tham nhũng, nhưng vẫn chưa thấy xử lý được vụ nào. Chúng tôi đề nghị Quốc hội nên mạnh tay hơn nữa đối với vấn nạn này”.
Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư cho biết thời gian tới sẽ tiến hành xử lý tất cả các vụ tham nhũng từ nhỏ đến lớn chứ không chỉ có lớn mới đưa ra xử.


Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lý
Ông Nguyễn Bá Thanh

 

Ông Thanh lấy ví dụ vụ làm xét nghiệm dỏm tại Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) và cho rằng sự việc không chỉ gây thất thu đến tiền tỉ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nên vụ án cũng được nhanh chóng khởi tố mấy chục người.
Theo ông Thanh, riêng một số vụ án được cho là tham nhũng hiện tại cũng rất khó xử lý cho thỏa đáng vì luật pháp vẫn chưa hoàn thiện.
“Mua con tàu 30 tỉ rồi cùng nhau đưa lên tới 40-50 tỉ để chia chác nhau nhưng chúng ta không bắt được tận tay thì khó mà xử lý họ với tội tham nhũng. Vì không bắt được tận tay như vậy nên mới phải xử lý theo tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết thêm, tới đây, phòng chống tham nhũng sẽ được các cấp làm quyết liệt, đối với những vụ kiểu như trên sẽ được xem xét là vụ án và tội phạm tham nhũng để xử lý.
Cũng theo ông Thanh công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn chứ không thể ngày một ngày hai.
“Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc, cứ tố cáo thẳng tới tôi”
Tình trạng xuống cấp của nền y đức nước nhà, đặc biệt là những bất cập trong việc chi trả viện phí, việc khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế chưa được như mong đợi cũng được các cử tri đề cập.

Cử tri Huỳnh Thiệu (xã Hòa Phước) cho rằng: “Nhà nước phát động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, người dân cũng đồng tình tham gia nhưng tôi thấy sao mà những người có bảo hiểm vào viện là lắm phiền phức. Làm đủ thứ thủ tục phiền hà. Nằm bệnh viện uống thuốc 10 ngày chưa hết bệnh nhưng ra ngoài mua thuốc uống chỉ có 5 ngày đã khỏi. Không biết chất lượng thuốc bảo hiểm y tế ra sao!”.
Một cử tri khác lại cho biết gia đình có hai con đã tốt nghiệp trung cấp y nhưng xin việc không nơi nào nhận. Trong khi trường lớp thì mở tràn lan mà đào tạo xong rồi lại không có việc làm. “Nhiều người nói là phải chạy chọt. Vậy bây giờ cho tôi hỏi, để xin việc ở Hòa Vang là phải mất bao nhiêu (ý nói tiền chạy chọt - PV), ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thì bao nhiêu?”, cử tri này nói.
Về tiêu cực trong ngành y ông Thanh cho rằng một phần do tiền viện phí, tiền bảo hiểm của người dân đóng góp thực sự chưa cao nên nguồn thu không đủ. Bởi vậy mà chất lượng y tế thấp, bệnh viện quá tải, thiếu máy móc điều trị. Tuy nhiên, một phần cũng có tiêu cực, người nào đưa cho vài đồng thì y, bác sĩ khi chích thuốc cũng chích nhẹ nhàng và ít đau hơn.
Để có chất lượng y tế tốt hơn theo ông Thanh: “Tôi nghĩ là phải mất vài thập niên nữa thì tình trạng y tế mới cải thiện lên được. Khi đó kinh tế tốt lên thì đời sống người dân, y tế cũng sẽ được cải thiện hơn”, ông Thanh nói.
Về tiêu cực "chạy việc" như cử tri đề cập, ông Thanh cũng tin là sự việc cử tri này nêu là có và chỉ dẫn: “Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lý”.

Hoàng Bảo

Tự thiêu trước cổng công an phường

(NLĐO) - Trưa 24-9, tại đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3, TP HCM, một người đàn ông bất ngờ tự thiêu trước sự bàng hoàng của nhiều người.
Anh Nguyễn Văn Lắm (SN 1996, bảo vệ nhà hàng Tao Ngộ), người chứng kiến sự việc, kể khoảng 11 giờ 11 phút, mọi người thấy một người đàn ông mang theo bình đựng đá màu đỏ đến ngồi ở ghế đá trước cổng Công an phường 8, quận 3.

“Chúng tôi cứ tưởng ông ngồi chơi nên không để ý lắm. Bất ngờ, người này mở bình đựng đá, trút xăng từ trên đầu xuống rồi bật quẹt đốt”- anh Lắm kể.


Hiện trường xảy ra vụ tự thiêu
 

Mọi người đang dọn dẹp hiện trường

Nghe tiếng người dân kêu cứu, Công an phường 8, quận 3, đã nhanh chóng chữa cháy và đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Nhiều người dân khu vực cho biết người đàn ông này làm nghề sửa xe ở ngã tư đường Pasteur - Võ Thị Sáu.
Bệnh viện Quận 1 (đường Hai Bà Trưng, quận 1) cũng xác nhận một người đàn ông tên Sơn đã được đưa đến cấp cứu vào khoảng 12 giờ cùng ngày. Sau đó, bệnh nhân đã được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy.


Tin-ảnh: Kh. Miên 

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Triết lý của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi trong Ngũ luân thư







Người ta vẫn nói, để hiểu được người Nhật tu dưỡng bản thân hằng ngày thế nào, các doanh nghiệp Nhật lập chiến lược kinh doanh của mình ra sao, các chính trị gia ra quyết định thế nào, thì phải đọc tác phẩm kinh điển Go Rin No Sho (Ngũ Luân Thư) của Kiếm Thánh Miyamoto Musashi.

Nguyễn Phương Văn


Tử địa Sekigahara là cách người ta gọi trận chiến cực kỳ khốc liệt giữa hai phe lãnh chúa Nhật Bản, phe Đông Quân và phe Tây Quân, diễn ra ngày 15 tháng thứ 9 niên hiệu Khánh Trường thứ 5 (ngày 21 tháng 10 năm 1600), tại Sekigahara, thuộc tỉnh Gifu ngày nay. Gọi là tử địa vì sau trận chiến khốc liệt ấy đã có bảy mươi ngàn người chết, còn Seigahara được coi là trận đánh lớn nhất lịch sử Nhật Bản.

Một kiếm khách mười sáu tuổi, tên là Miyamoto Musashi, bước vào trận đánh với tư cách là võ sĩ bên Tây Quân, sau đó là phe thua trận. Kiếm khách trẻ trung và cuồng nhiệt ấy đã chiến đấu anh dũng qua ba ngày của trận chiến.Chàng không chỉ sống sót và bước ra khỏi tử địa mà còn thoát khỏi chuỗi ngày gian nan bị phe chiến thắng truy sát. Kể từ ngày đó, kiếm khách này vân du khắp nơi chỉ để luyện kiếm, báo thù và tham dự các cuộc quyết đấu sinh tử. Mushashi không thất bại một lần nào và trở thành sư tổ của môn phái sử dụng song kiếm có tên Nhị Thiên Nhất Lưu. Sau này ông được người Nhật gọi là Kensei (Kiếm Thánh).

Người ta vẫn nói, để hiểu được một người Nhật bước chân ra thế giới bên ngoài để kinh doanh, thì phải hiểu cái tinh thần của một chiến binh bước vào tử địa Seigahara.

Để hiểu được các quan chức chính phủ hoặc tập đoàn Nhật Bản đồng loạt từ chức để bảo vệ uy tín cho lãnh đạo, cũng giống như các samurai thuộc hạ tự mổ bụng tuẫn tiết (hara-kiri) để tránh cho mình và “tướng quân” của mình bị làm nhục, thì phải hiểu được tinh thần võ sỹ đạo.

Và để hiểu được người Nhật tu dưỡng bản thân hằng ngày thế nào, các doanh nghiệp Nhật lập chiến lược kinh doanh của mình ra sao, các chính trị gia ra quyết định thế nào, thì phải đọc tác phẩm kinh điển Go Rin No Sho (Ngũ Luân Thư) của Kiếm Thánh Myamoto Musashi.

Go Rin No Sho là quyển sách về binh pháp được Kiếm Thánh Musashi viết trong những tuần lễ cuối đời khi ông ở ẩn trong hang núi. Kể từ khi được dịch sang Anh ngữ với tên A Book of Five Rings, cuốn sách được nghiền ngẫm từ giảng đường Havard nơi các sinh viên sử dụng sách như cẩm nang để thành công trong cuộc đời, đến các doanh nhân đọc để có cách nghĩ mới về chiến lược kinh doanh và các nhà quân sự cao cấp đọc để biết những nguyên tắc của một binh pháp thư chưa bao giờ sai suốt 300 năm kể từ khi được viết ra.

Tạp chí Time ca ngợi cuốn sách rất ngắn gọn: “Ở phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả lắng nghe”.

Time cũng viết “Go Rin No Sho là câu trả lời của Nhật Bản cho Havard MBA”.

Với những doanh nghiệp đang khát khao chinh phục phương Tây giống như người Nhật cũng rất nên đọc cuốn sách này, bởi như Time Out viết: “Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa cộng đồng kinh doanh phương tây dễ như lưỡi kiếm samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong những xí nghiệp hay những máy móc tự động. Câu trả lời nằm trong sách binh pháp Go Rin No Sho”.

Giới quân sự và chính trị thì ngầm so sánh Go Rin No Sho với Tôn Tử Binh Pháp khi cho rằng binh pháp của Tôn Tử chỉ là sách dành cho bậc tướng, còn Go Rin No Sho mới là sách cho bậc vương.

Dựa trên triết lý của Zen (Thiền) và cách tiếp cận thực dụng để làm chủ kỹ năng chiến thắng, Go Rin No Sho được cho là cuốn cẩm nang sâu sắc nhất từng được viết ra trên thế giới này. Với doanh nhân, đây là cuốn cẩm nang chiến lược kinh doanh. Với nhà chính trị quân sự, đây là cẩm nang binh pháp. Với tất cả những ai yêu thích kinh doanh và quân sự, đây là cuốn sách không dễ đọc nhưng rất đáng để nghiền ngẫm.

Sau chiến thắng của Đông Quân ở trận chiến Sekigahara, Chúa Tokugawa Ieyasu chính thức trở thành Shogun của Nhật Bản và là Shogun đầu tiên của Mạc Phủ Tokugawa. Mạc Phủ Tokugawa đặt chính quyền của mình ở Edo (ngày nay là Tokyo). Từ đây, một thời kỳ thanh bình tương đối lâu dài mở ra với đất nước Nhật Bản (1603-1867).

Thời kỳ Tokugawa (còn được gọi là thời kỳ Edo) đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong lịch sử xã hội Nhật Bản. Bộ máy của Tokugawa không chỉ kiểm soát chính quyền, luật pháp, giáo dục mà còn kiểm soát trang phục và hành vi của các giai cấp vốn được phân biệt rất rạch ròi: samurai, nông dân, nghệ nhân và thương nhân. Samurai là giai cấp tinh hoa nhất.

Tinh thần Bushido (võ sỹ đạo) được hình thành và phát triển trong suốt hai thế kỷ rưỡi thanh bình của thời kỳ Tokugawa. Trong thời gian này có nhiều binh thư được các Samurai đọc để tiếp thu và rèn luyện tinh thần sống mà không quan tâm đến cái chết. Họ hiểu và chấp nhận lối sống khổ hạnh, tu dưỡng tinh thần và lý tưởng. Sẵn sàng dâng hiến bản thân mình cho cái hay, cái đẹp của võ đạo. Họ đọc sách, nghiền ngẫm và rèn luyện phân biệt thiện ác, để trong nguy nan họ sẵn sàng hiến sinh mạng của mình cho thị tộc và lãnh chúa của mình. Tinh thần võ sỹ đạo đó tồn tại trong tư tưởng của người Nhật Bản cho đến tận ngày nay.

Dưới thời Tokugawa, các đội quân địa phương bị giải tán. Mặc dù Tokugawa và một số lãnh chúa vẫn tuyển dụng samurai nhưng phần lớn các samurai trở nên thất nghiệp. Một số samurai sống được nhờ sở hữu điền trang, số còn lại phải chuyển sang làm nghề thủ công hoặc làm kiếm khách lang thang. Thiên hạ thái bình đã khiến cho tầng lớp chiến binh trở thành người thừa, họ phải chuyển đổi thành giai cấp khác để nuôi giữ tinh thần thượng võ cổ xưa. Đây cũng là thời kỳ nở hoa của Kiếm Đạo (Kendo).

Kể từ khi tầng lớp samurai hình thành ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ tám, nghệ thuật quân sự luôn được coi là hình thái học thuật cao nhất, được truyền cảm hứng nhờ dạy Thiền và cảm nhận Thần Đạo. Còn Kiếm Đạo luôn đồng nghĩa với sự cao quý.

Musashi là một samurai ở đầu thời kỳ Tokugawa. Nhưng khác với các samurai từ bỏ đao kiếm, Musashi vẫn kiên trì theo đuổi mẫu hình của kiếm khách lý tưởng để kiếm tìm sự giác ngộ trên con đường gian nan của Kiếm Đạo.

Trong phần “binh pháp” ngắn gọn thuộc Địa Thư của Go Rin No Sho, ta có thể thấy triết lý của Musashi ngay trong lời phê phán những samurai vì mưu sinh mà kiếm tiền bằng nghề dạy đánh kiếm: “Nếu ta nhìn vào thế giới, ta thấy các môn nghệ thuật được đem bán. Người ta dùng khí tài để bán chính bản thân mình. Cũng như đối với hạt và quả, cái hạt ngày càng ít quan trọng hơn quả. Trong cái đạo binh pháp đó, cả người dạy lẫn người học đều chú tâm để phơi bày kỹ thuật hoa mỹ. Họ tìm cách để đóa hoa nở vội. Họ nói Đạo trường này Đạo trường kia. Họ tìm kiếm tư lợi. Có người đã từng nói: Binh pháp sơ lậu là căn nguyên khổ ải. Lời nói thật chí lý”.

Hy sinh cả cuộc đời cho kiếm đạo, chấp nhận cuộc sống khổ hạnh, cấm dục và nhẫn nhục của Musashi đã đi vào nhiều tác phẩm văn học, trong đó có tiểu thuyết kiếm hiệp kinh điển “Miyamoto Musashi” của văn hào Yoshikawa Eiji. Tiểu thuyết kiếm hiệp này là best-seller ở nước Nhật thời trước Đệ nhị thế chiến. Cuộc đời và lý tưởng võ sĩ đạo cao cả của Musashi chính là liều doping cho tinh thần cực đoan của dân Nhật, từ người dân đến binh lính, từ sĩ quan tới lãnh đạo chính trị, giúp họ tiến hành cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Quốc, Đông Dương và Thái Bình Dương. Hơn nữa, khi thế chiến kết thúc và Nhật Bản thành kẻ thua cuộc, người dân Nhật Bản lại đọc tiểu thuyết “Miyamoto Musashi” và dựa vào nguồn lực tinh thần của Musashi để tái thiết đất nước trong hoàn cảnh: kinh tế thì đổ nát bên ngoài, con người thì đổ vỡ bên trong.

Kiếm khách vô song từ thế kỷ 17 Musashi tiếp tục đồng hành với người dân Nhật Bản trong suốt thế kỷ 20: khi nước Nhật gây chiến với thế giới, khi nước Nhật chiến bại, khi nước Nhật tái thiết. Tinh thần của Musashi đã dẫn dắt nước Nhật Bản thành cường quốc của thế kỷ 20.

Miyamoto Musashi là ký ức và là tương lai của tinh thần Nhật Bản.

Shinmen Musashi No Kami Fujiwara NoGenshin, hay còn được biết nhiều hơn với tên Miyamoto Musashi sinh năm 1584 trong một gia đình Samurai có gốc gác lâu đời. Số phận nghiệt ngã đến với ông rất sớm khi trở thành trẻ mồ côi năm bảy tuổi.

Năm mười ba tuổi, với sức vóc mạnh mẽ hơn lứa tuổi của mình cộng với tài năng và sự hung hãn bẩm sinh, Musashi đã có tham gia cuộc quyết đấu đầu tiên của đời mình với kiếm thủ Thần Đạo Lưu có tên là Arima Kihei. Với thanh mộc kiếm trong tay, Musashi đã đánh kiếm thủ lớn tuổi hơn này ngã xuống, rồi dùng mộc kiếm đập vào ông này vào đầu cho đến chết.

Năm mười sáu tuổi Musashi tham dự cuộc quyết đấu thứ hai và đánh bại võ sĩ tài năng Tadashima Akiyama.

Sau trận chiến Sekigahara, Musashi đến Kyoto là thủ đô Nhật Bản lúc bấy giờ để tìm gia đình cừu hận Yoshioka, thách đấu và đánh bại cả ba anh em võ sĩ lừng danh của gia tộc này. Musashi dùng mộc kiếm đánh gục người anh thứ nhất, đánh chết người anh thứ hai bằng cách chém mộc kiếm vào đầu, và giết người thứ ba bằng cách dùng kiếm thép xả thân võ sĩ này.

Sau cuộc quyết đấu có tính trả thù này, Musashi bắt đầu từ bỏ kiếm thép và chỉ sử dụng mộc kiếm. Trong một lần thách đấu với kiếm sĩ giỏi nhất của lãnh chúa Matsudaira, Musashi dụng song kiếm đánh bại võ sĩ này nhưng không giết chết. Ngay lập tức chính lãnh chúa Matsudaira thách đấu với Musashi và bị Mushashi dùng tuyệt chiêu “Thạch Hỏa” để hạ gục nhưng không giết chết. Lãnh chúa Matsudaira chấp nhận thua cuộc, mời Musashi ở lại và tôn làm sư phụ.

Musashi dọc ngang Nhật Bản, trả thù, thách đấu và bị thách đấu như vậy đến năm hai chín tuổi. Giai đoạn này giúp Musashi có những trải nghiệm để xây dựng kiếm pháp của riêng mình.

Kiếm pháp do Musashi phát triển là lối tập kiếm tự thân sáng tạo dựa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Ông là bậc thầy của các trường phái song kiếm (Nhị Đao Lưu – Nito Ryu, Nhị Thiên Nhất Lưu – Niten Ichi Ryu, Thần Đạo Nhị Thiên Nhất Lưu – Shinmen Niten Ichi Ryu) sử dụng một trường kiếm và đoản kiếm. Kiếm pháp do Musashi sáng lập sử dụng hai thanh trường kiếm có tên là Nhị Thiên Nhất Lưu. Tên này là do tư thế cầm hai trường kiếm vung trên đầu của ông. Tuyệt chiêu của kiếm pháp Niten (Nhị Thiên) là dùng “hợp kiếm”, và “giao kiếm”: hai thanh kiếm cùng lúc chuyển động tới mục tiêu thay vì một thanh phòng thủ và một thanh tấn công.

Vào độ tuổi gần ba mươi Musashi trở thành huyền thoại sống và được coi là đệ nhất kiếm khi ông đánh bại và giết chết đại cừu thù và cũng là kiếm thủ thượng thừa Sasaki Korijo ở đảo Ganryu Shima. Ông đánh bại Sasaki bằng một thanh mộc kiếm ông tự đẽo từ mái chèo của con thuyền ông dùng để bơi ra đảo.

Ở tuổi ba mươi, sau khoảng sáu mươi trận quyết đấu bất bại, Musashi bỗng từ bỏ quyết đấu. Có lẽ ở đỉnh cao danh vọng ấy ông nhận ra mình vẫn còn yếu kém và con người không có ai là vô khuyết. Từ năm ba mươi tuổi đến năm năm mươi tuổi, kiếm khách Musashi trở thành một nghệ nhân lừng danh trong các lĩnh vực nghệ thuật mà ông tham gia: điêu khắc, thư pháp và tranh thủy mặc.

Ở tuổi năm mươi ông viết: “Ta đã nhận ra chân đạo”.

Suốt phần đời còn lại ông chỉ luyện kiếm, dạy kiếm, phát triển kiếm pháp, tư duy binh pháp và viết sách. Ông thực hành, chiêm nghiệm Thiền và Kiếm đạo để tìm ra chân lý. Musashi trở thành biểu tượng của sự phá chấp, huỷ bỏ mọi chấp ngã, từ hành động đến nhận thức.

“Thần đạo và Kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến một mục đích là diệt ngã”.

Đệ nhất kiếm khách Musashi đã trở thành Kiếm Thánh. Một kiếm khách mà ẩn chứa bên trong lại là một vị đại thiền sư.

Ngoài kiếm đạo, tất cả những lĩnh vực nghệ thuật mà Musashi tham gia, từ thư pháp, tranh thủy mặc đến tranh khắc gỗ, từ rèn kiếm đến điêu khắc, ông đều là bậc thầy. Ông trở thành bậc thầy vì ông không có thầy. Ông tự mình rèn luyện, tìm tòi,cải cách, sáng tạo. Ông xóa bỏ lối mòn, kể cả lối mòn do chính mình tạo ra.

Ông đập vỡ các chấp ngã trong chính bản thân mình để mở cái ngã của mình ra với cả thế giới, hài hòa với âm-dương, với thiên-địa và trên tất cả là hòa hợp con người với tự nhiên.

Ông nói: “Không có nghề cao quý,chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch”.

Ông cũng nói: “Khi ngươi đã thấu hiểu cái đạo của binh pháp, sẽ chẳng có một thứ gì ngươi không thể hiểu”.

Năm 1643 Musashi lánh đời về ở ẩn trong một hang núi có tên Reigendo. Ở đây, trong những tuần cuối đời ông viết cuốn binh thư Go Rin No Sho.

Go Rin No Sho ngày nay đứng đầu bảng trong tất cả các thư viện Kiếm đạo. Đây là cuốn sách độc đáo nhất trong các sách binh pháp khi nó đề cập đến binh pháp chiến trận và thuật chiến đấu cá nhân bằng cùng một cách tiếp cận. Cuốn sách không phải là thuyết về binh pháp thuyết, mà theo lời của Musashi cuốn sách này là cẩm nang cho những người đàn ông muốn học binh pháp.

Bởi nó là cẩm nang, nội dung của nó luôn vượt lên trên tầm hiểu biết của những ai đọc nó. Đọc sách này càng nhiều lần, người đọc càng tìm thấy nhiều hơn trong từng trang sách.

Nhãn quan Kiếm đạo trong sách của Musashi cực kỳ đa dạng. Kẻ nhập môn có thể đọc sách này ở đẳng cấp nhập môn. Những bậc thầy cũng đọc những trang sách này nhưng ở đẳng cấp cao hơn. Sách không chỉ áp dụng cho quân sự, mà có thể dẫn đường cho bất cứ chiến lược gia nào, từ kinh doanh đến chính trị, miễn là ở lĩnh vực áp dụng người ta cần lập kế hoạch và có chiến thuật cho mọi tình huống.

Mọi kế hoạch kinh doanh, mọi chiến dịch quân sự, đều có thể dùng Go Rin No Sho làm cẩm nang dẫn lối. Ngay cả một người bình thường, cũng có thể đọc Go Rin No Sho để hoàn thiện cuộc sống của mình. Và triết lý của cuốn binh thư này có thể ảnh hưởng đến người đọc trong suốt cuộc đời.

Lòng tốt, sự tử tế: Gieo và gặt



Tuyết Yến


Tác giả với bà Dominique tại nhà dưỡng lão VICHY

Có ai dám tự tin rằng trong đời mình chỉ để lạc mất lòng tốt một lần?

1-Nhiều người hay chỉ trích, phê bình rằng xã hội hiện nay thiếu đi sự tử tế, cái xấu lấn át cái tốt, người ngay sợ kẻ gian, rồi vô vàn những thói xấu của người Việt bị dè bỉu, châm biếm. Đặc biệt khi ra nước ngoài, nhất là đến các nước phương Tây, khi trở về, họ lại càng có nhiều chuyện để so sánh và tỏ ra đắc ý khi nghĩ về những thói hư, tật xấu của người Việt.

Người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung có nền văn hóa làng xã, cộng đồng. Thế nhưng người phương Tây thì khác, họ tôn trọng cái TÔI và không can thiệp, tham dự sâu vào cuộc sống riêng tư của mỗi người.

Người Việt ra đường gặp người quen thay câu chào hỏi thường mở đầu bằng câu hỏi: “đi đâu đấy?”. Bạn bè của con cháu tới nhà chơi, bố mẹ thường bắt đầu câu hỏi: “Cháu con nhà ai? Bố mẹ cháu làm gì?”. Văn hóa Á Đông khiến mỗi người đều có thói quen quan tâm tới công việc, hành động, cử chỉ của người khác. Xét ở một góc độ nào đó, có thể cho là thọc mạch, là vô duyên, là tò mò, thậm chí làm phiền người khác, song ít ai nghĩ rằng đó lại là một trong những điều mà người phương Tây thèm muốn.

2-Những ngày sống xa nhà, học tập tại cộng hòa Pháp, tôi thường dành thời gian của những ngày nghỉ cuối tuần đến thăm các khu dưỡng lão (maison de retraite). Đây là một trong những hoạt động ngoại khóa của trung tâm CAVILAM, nơi tôi đang theo học ở VICHY, một thành phố thuộc miền Trung của đất nước Tây âu này.

Những người già ở đây rảnh rỗi, họ có nhiều thời gian nói chuyện với chúng tôi để cuộc sống bớt nhàm chán, cô đơn. Đổi lại, chúng tôi có điều kiện trau dồi thêm vốn ngoại ngữ ít ỏi của mình, được tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa nước bạn. Trao đổi, trò chuyện với họ, tôi mới thấy rằng nếp sống văn hóa nhiều thế hệ trong một gia đình, trách nhiệm của con cái với cha mẹ ở các nước phương Đông được đề cao và là niềm ao ước của những người già Tây âu này.

Một điều dưỡng viên ở đây cho biết: những người già ở đây rất háo hức cho những ngày cuối tuần. Họ dậy sớm hơn, ăn cũng nhanh hơn. Nhiều người đòi điều dưỡng mặc cho những bộ đồ đẹp, thậm chí có bà lão còn trang điểm để chờ đợi gặp gỡ chúng tôi. Những người già cô đơn, bệnh tật, ốm yếu, khóe mắt chợt bừng lên niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trò chuyện.

Bà Dominique có 6 người con. Nhưng cả năm nay rồi không có người con, người cháu nào tới thăm bà. Chúng chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm khiến bà trở thành người khó tính nhất khu dưỡng lão. Thế nhưng, chỉ sau vài lần gặp gỡ, chúng tôi đã được bà chia sẻ, tâm sự và còn làm những chiếc bánh cờ-rếp đậm chất Pháp cho chúng tôi ăn.

Không nói ra nhưng mỗi người trong chúng tôi đều không bao giờ dám nghĩ đến tương lai già nua của mình ở những trại dưỡng lão như vậy! Có thể, định cư ở nước ngoài cũng là mong ước của nhiều bạn trẻ nhưng sống những năm tháng cuối đời ở những nơi như thế này, dù điều kiện chăm sóc dinh dưỡng, y tế đảm bảo cũng làm người ta sợ hãi và buồn chán!

3-Những ngày bố tôi nằm viện, ông phải thở ô xy và việc ăn uống rất khó khăn do ông hay bị sặc. Bệnh nhân cùng phòng bố tôi là một bác trung niên bị bệnh tim song bác có thể tự chăm sóc cho mình. Những cơn ho khiến bố tôi rất khó ngủ. Sau nhiều trận ho mệt, ông lả đi vì mệt rồi ngủ thiếp đi.

Cánh cửa căn phòng của bệnh viện bị hư nên mỗi khi đóng mở lại kêu rít lên khiến người khác giật mình. Mỗi khi thấy bố tôi ngủ, bác cùng phòng lại mang chiếc gối ra chặn ở cửa để y tá, hay bác sĩ vào thăm bệnh sẽ không bị sập cửa, hay gây nên tiếng ồn. Ông cũng thường xuyên nhắc nhở mấy cô y tá trẻ nói chuyện nhỏ thôi để cho bố tôi ngủ.

Bố tôi nằm viện cả tháng trời, việc chăm sóc bố, chúng tôi phải phân chia nhau. Nhiều lần chỉ có một mình phải chăm lo cho bố đến quá bữa tôi cũng chưa đi ăn được, người thay ca sau cũng kẹt công việc chưa đến kịp. Những lúc như vậy, bao giờ bác cũng hỏi : ‘‘muộn tồi, cháu đói không, để bác mua luôn cho một hộp cơm ?’’.

Có lẽ chỉ có người Việt mới như vậy! Những nghĩa cử giản dị ấy bạn cũng như tôi đều bắt gặp ở bệnh viện, ở nơi này, nơi khác. Người Việt mình đấy !

4-Gần nhà tôi có một bác cựu chiến binh. Ông không thích ở nhà, hàng ngày ông ra đường nhặt các loạt rác rưởi người ta “quên” cho vào thùng rác mà tiện tay ném ra đường. Trên cổ ông đeo lủng lẳng các loại túi theo kiểu phân loại rác của ông. Rồi ông hát, những bài hát về cái thời của ông, về Trường Sơn, về chiến tranh, về người lính, về những gì mà ông say mê gần như cả cuộc đời…Thực ra ông bị một căn bệnh mà y học gọi là hội chứng chiến tranh, thỉnh thoảng ông vẫn hô: xung phong, tập trung, bắn, bắn!!

Nhiều người trong khu phố coi ông như người điên và tìm cách tránh xa, nhưng tụi trẻ con thì cứ chạy theo để nghe ông hát, những bài hát hình như không giống với những ca khúc của chúng bây giờ. Và rồi chúng cũng bắt đầu nhặt rác, giúp ông vứt rác vào thùng, làm sạch sẽ phố phường hơn…

Chị bán phở đầu ngõ bao giờ cũng mời ông một bát phở ăn sáng, đổi lại ông ngồi hát cho mọi người trong quán nghe. Thói quen nghe ông hát khiến nhiều khách muốn quay lại với chị chủ hàng trở thành khách quen.

Sự tử tế của chị đã được đền đáp!

Một câu chuyện nữa tôi mới đọc gần đây cũng khiến bản thân phải suy nghĩ. Nếu như người đàn ông có tên Quốc Khánh trên đường đi làm về ngày hôm ấy không “mua việc” vào mình để ý, theo dõi xem một thiếu nữ khoảng 20 tuổi kia sao lại dắt theo 2 cháu bé ngồi vật vờ ở phố Liễu Giai, Hà Nội thì có lẽ hai cháu bé đó đã bị bán đi phương trời nào đó mất rồi.

Nghĩ tụi nhỏ lạc đường, anh Khánh đã hỏi thăm và nhận ra giọng 2 đứa trẻ khác với giọng của chị nó. Nghi ngờ thiếu nữ bắt cóc hai đứa trẻ, ngay lập tức, anh Khánh hô hoán mọi người và kêu hai cảnh sát giao thông gần đó đến giúp đỡ. Nhờ vậy, hai đứa trẻ bị bắt cóc đã may mắn về được với gia đình trong niềm xúc động trào nước mắt của cha mẹ chúng.

Rồi còn nữa những câu chuyện về những vụ việc dọc đường, trên phố, nếu ai đó cũng ngại “mua việc”, cũng ngại “ ôm rơm cho dặm bụng” thì có lẽ sẽ không có những trường hợp người gặp tai nạn được cứu sống kịp thời, người bệnh may mắn thoát chết…vân vân và vân vân. Có thể đâu đó vẫn còn chuyện người tốt gặp vạ lây như chuyện đưa người bị tai nạn vào bệnh viện bị người nhà hiểu lầm đánh cho chí chết, hay như những chuyện bực mình vì lòng tốt bị bỏ rơi. Nhưng dẫu gì chăng nữa lòng tốt, sự tử tế vẫn luôn thường trực và cho ta thấy cuộc sống này đáng sống hơn!

Chuyện ở khu phố tôi chứ đâu. Ông cụ bị tai biến, cả nhà cuống cuồng đưa đi bệnh viện, quên cả khóa cửa. Người hàng xóm sang hỏi han tình hình, thấy cửa không khóa, vội về lấy khóa nhà mình sang khóa lại. Rồi ông chẳng dám đi đâu vì sợ người nhà bên đó cần việc gì về nhà lại không vào được khi không có chìa khóa.

Không ai dám nói trước rằng cả cuộc đời này tôi không cần nhờ đến ai, không cần sự giúp đỡ của người khác vẫn có thể sống ổn. Nếu như mọi người cứ sống thờ ơ, sống chỉ biết đến mình, cứ nghĩ rằng mình không phiền đến ai, chẳng cần ai giúp mình, thì vẫn có chuyện kẻ trộm mang cả ô tô đến khuân đồ, rồi ngang nhiên phá khóa mà hàng xóm cứ nghĩ rằng họ chuyển nhà hay chắc chủ nhà mất chìa khóa nên nhờ thợ khóa đến sửa.

Lòng tốt, sự tử tế không thể có được khi ta không cho đi lòng tốt và sự tử tế. Đừng đòi hỏi những người xung quanh giúp đỡ bạn khi bạn chẳng giúp đỡ, quan tâm tới ai bao giờ.

Lúc bản thân hay người thân của mình gặp nạn, bạn than thở, buồn chán vì chẳng ai giúp tôi, chẳng ai đưa tôi hay người thân của tôi đi bệnh viện, trong khi chính bạn cũng cho qua những chuyện thường gặp trên đường và đều cho đó là chuyện của ai đó, không liên quan tới mình và rồi lại buông lời kêu ca, phàn nàn rằng xã hội bây giờ thiếu đi sự tử tế, thiếu đi lòng tốt!

5-Trong bài diễn văn tại lễ bế giảng của Đại học Syracus ( Mỹ), nhà văn nổi tiếng George Saunders đồng thời là giáo sư của trường Đại học này đã tâm sự với sinh viên rằng: “Điều khiến tôi tiếc nhất trong đời mình là những lần để lạc mất lòng tốt”.

Cậu bé George một lần đánh rơi lòng tốt mà day dứt tới tận bây giờ. Chỉ vì không làm được gì đó tốt hơn cho một người bạn gái có thể hơi “khác người” bị nhiều người kỳ thị mà George luôn cảm thấy ăn năn, dù rằng ông vẫn tốt với người bạn gái đó hơn những người khác, song ông nghĩ, đáng lẽ đã có thể làm tốt hơn thế!

Có ai dám tự tin rằng trong đời mình chỉ để lạc mất lòng tốt một lần?

Một bạn học sinh lớp 11 đã viết: “Ta ích kỉ trước người tốt, ta sợ hãi trước kẻ xấu, ta lừa dối trước chính bản thân mình. Vậy nên cuối cùng, ai kia mất cái ví tiền, nhưng ta mất đi nhân tính. “Cho” và “nhận” gắn bó thế nào, thì “giữ” và “mất” cũng khăng khít tương tự như vậy!”./.

Tuyên bố Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị


Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”(trích điều 19
[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận”(trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] . Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia,



hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU vv..., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.

Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung quốc gia tăng các hành động xâm phạm.

Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.
Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN TUYÊN BỐ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ 23-9-2013


STT Họ và tên, chức danh (nghề nghiệp, nơi làm việc), thành phố/ nước

1. Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội
2. Phạm XuânYêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
3. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá Huế, Huế
4. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
5. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
6. JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội
7. Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
8. Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ
9. Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
10. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
11. Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM
12. Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp
13. Trần Thị Tươi, cộng tác viên báo chí, TP. HCM
14. Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội
15. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
16. Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney, Australia
17. Nguyễn Thế Trường, đại tá, cựu chiến binh, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung Bộ, Hà Nội
18. Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
19. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
20. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM
21. Nguyễn Thị Ngọc Trai, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
22. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, đại tá cựu chiến binh, TP HCM
23. Phạm Gia Toàn, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội
24. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
25. Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội
26. Nguyễn Thị Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt
27. Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
28. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
29. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
30. Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản
31. Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
32. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt (1966), TP HCM
33. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
34. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
35. Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng
36. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
37. Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
38. Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật Bản, TP HCM
39. Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội
40. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
41. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
42. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, Hà Nội
43. André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước 1975, Pháp
44. Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM
45. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
46. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
47. Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
48. Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội
49. Phạm Xuân Phương, đại tá, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị, cựu chiến binh, Hà Nội
50. Đoàn Văn Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương Cục Miền Nam, TP HCM
51. Nguyễn Thị Hoài Phương, làm nghề tự do, Hà Nội
52. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
53. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, TP HCM
54. Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội
55. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM
56. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM
57. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
58. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
59. Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
60. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
61. Phạm Đức Nguyên, PGS, giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội
62. Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
63. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An
64. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
65. Trần Tố Nga, nữ cựu tù chính trị, cán bộ hưu trí, TP HCM, Paris
66. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
67. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
68. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
69. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
70. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM
71. Trần Lương, nghệ sĩ thị giác, Hà Nội
72. Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ
73. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam trước 1975, TP HCM
74. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
75. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
76. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM
77. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội
78. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
79. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
80. Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, Hoa Kỳ
81. Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
82. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM
83. Phạm Khiêm Ích, PGS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà Nội
84. Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM
85. Nguyễn Thị Hoài Hương, làm nghề tự do, Hà Nội
86. Hoàng Hưng, làm thơ - dịch sách - làm báo, TP HCM
87. Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi hương, TP HCM
88. Nguyễn Thế Hùng, GS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
89. Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada
90. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An
91. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM
92. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM
93. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
94. Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu
95. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
96. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
97. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
98. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
99. Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp
100. Hoàng Thị Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội
101. Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM
102. Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966-1967), nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM (1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), TP HCM
103. Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chí Diễn Đàn, Paris
104. Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục - Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội
105. Huy Đức, nhà báo, TP HCM
106. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM
107. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Toulouse, Pháp
108. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
109. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, TP HCM
110. Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
111. Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế
112. Trần Hữu Dũng, GS, nhà giáo nghỉ hưu, Dayton, Hoa Kỳ
113. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
114. Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM
115. Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội
116. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
117. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
118. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
119. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
120. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
121. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
122. Ngô Bảo Châu, GS Toán học, Hà Nội, Chicago
123. Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM
124. Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian, Hoa Kỳ
125. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học tại chức Hải Phòng, TP HCM
126. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
127. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, TP HCM
128. Đặng Thị Nguyệt Ánh, TS, Hà Nội
129. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
130. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội

BÀI CA CỦA DẾ





Em hãy lắng nghe
Bài ca của dế
Những cô, chàng,  dế dễ thương
Ăn cỏ
Uống sương
Hát lời vô thường
Khi tình yêu đã dứt

Em hãy lắng nghe
Bài ca của dế
Vang lên từ thảm cỏ non
Nơi gốc rạ mỏi mòn
Rỉ rả
Tháng mười tháng năm
Rỉ rả vĩnh hằng
Lời ca không thay đổi

Em hãy lắng nghe
Bài ca của dế
Bài ca thông thái
Trầm tỉnh chín muồi
Đi qua những lo toan tăm tối
Vợt qua mùa xuân sôi nổi
Và mùa hè bức bối 
Không bao giờ thay đổi
Lành mạnh
Sạch trong

Em có nghe không?
Bài ca của dế
Bài ca không có sự xáo động
Chỉ có sự yên bình
Thông thái mênh mông



Giá trị đạo đức



Tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hoá nếu như nó định thường và được định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người. Vai trò định hướng ấy thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ.

Thiện là đạo đức, hay nói đúng hơn, bản chất đạo đức là cái thiện. Chỉ nói cái thiện không thôi thì con người nhận thức vẫn còn nông cạn, nó phải được phát triển thành thông điệp, hay thậm chí thành một quy chế, để cho con người nhận thức ra nó dưới dạng thức cụ thể và có tính thực hành. Không có cái thiện thì không thể có đạo đức. Không có cái thiện thì người ta gọi là đạo đức giả.

Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau, đều được xã hội hoá. Họ sồng, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui tắc và các thước độ văn hoá của xã hội và thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những thước đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá nhân cần phải tuân theo.

Đạo đức có cấu trúc của nó. Các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.

- Ý thức đạo đức: Như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con người phải đưa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức.

- Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân.

Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo đức. Khi xem xét văn hoá đạo đức chúng ta không thể chỉ xem xét ý thức đạo đức mà phải xem xét cùng với những hành vi đạo đức.

- Quan hệ đạo đức: Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức.

Cần phải phân biệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng. Cả đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng đều góp phần tạo ra một cộng đồng tốt.

Tuy nhiên, nói một cộng đồng có đạo đức không có nghĩa là đạo đức của tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy đều giống nhau. Đạo đức là cái thiện, nhưng cái thiện thể hiện rất cụ thể dưới hình thức ứng xử hoặc thái độ của từng cá nhân. Đời sống tinh thần của các cá nhân được hun đúc, hình thành bởi lịch sử cá nhân. Đạo đức cá nhân là phần góp về đạo đức của mỗi người, các sự góp đó tạo thành đặc điểm cộng đồng. Nếu nó tương tác với nhau tạo ra một giá trị tương đối đồng nhất trong cộng đồng thì đó gọi là đạo đức của cộng đồng.

Đạo đức có một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển liên tục. Không có chuyện đạo đức của thế kỷ này phá vỡ đạo đức của thế kỷ trước. Trong văn hoá có đạo đức, nhưng như thế không có nghĩa là các yếu tố đạo đức của dân tộc này khác với dân tộc khác, của thế kỷ này khác với thế kỷ khác. Văn hoá thể hiện hình thức của đạo đức, là phương thức để con người và các dân tộc thể hiện bản thân mình.

Chính vì thế, đạo đức của dân tộc nào, cộng đồng nào, thời đại nào cũng có cái vỏ văn hoá trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Một hiện tượng đáng được lý giải trong đời sống hiện nay là nỗi lo lắng của một số người về nguy cơ đạo đức bị phá vỡ bởi các thành quả khoa học kỹ thuật, như hiện tượng thụ thai trong ung nghiệm trước kia, nhân bản vô tình mới đây. Theo tôi, cần phân biệt nỗi lo của các nhà chính trị với nỗi lo của xã hội. Các nhà chính trị để có tâm lý của những người làm cha mẹ, luôn lo con mình dại, thực ra là lo cái sĩ diện của chính mình. Nếu như tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh có nỗi lo ấy thì cũng không có gì lạ. Tổng thống Mỹ,. thủ tướng Anh cũng đều được nền đạo đức, văn hoá của nước Mỹ hay nước Anh tạo ra. Con người thì lại luôn thay đổi. Cái gì mà nhân loại không thừa nhận sẽ biến mất.

Nhưng đạo đức thì không thể mất đi. Đạo đức còn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại. Đạo đức thuộc về con người, là bản chất của con người, cũng như cái thiện có nội đung phổ biến trong đời sống con người, mặc dù mỗi dân tộc thể hiện đạo đức của mình dưới những hình thức văn hoá khác nhau.
( Trích Tiểu luận  Văn Hóa và Con người của
Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch, Tổng giám đốc InvestConsult Group)

NGƯỜI ĐÀN BÀ



HAMVAS BÉLA

( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra)


1.

Tư duy theo kiểu kết cấu gương về nhận thức của con người lịch sử không ở đâu tự trả thù chính mình như khi bàn đến bản chất và sự sống của người đàn bà. Nghĩa là khi một người nào đó tin rằng đàn bà là một nửa của đàn ông, thực ra họ đã hiểu sai hoàn toàn về hiện thực. Ở đây trong cách tư duy của con người lịch sử đã lộ rõ bản chất hoàn toàn bất lực của nó. Khối lượng văn bản đồ sộ nói về đàn bà hoàn toàn có thể vứt đi.

Gần đây nhất, khi người ta nói về sự bùng nổ của chiêm tinh học, sự chú ý đến tính chất lưỡng tính của con người được coi như một khám phá vĩ đại. Trong thời hiện đại, ngoài một vài nhà huyền học và nhà thơ, không có tư tưởng nào có thể chấp nhận khi bàn về sự sống đàn bà.

Như mọi tư tưởng của thời cổ, nền tảng cần xuất phát: sự siêu hình. Vì chỉ từ cơ cấu ý nghĩa, từ hình ảnh, từ truyền thuyết không thể hiểu được nguồn gốc và bản chất của sự sống đàn bà. Có một điều bí ẩn không thể đặt tên và không thể nắm bắt mà người ta gọi là sự nhạy cảm siêu hình, là kinh nghiệm đầu tiên linh hồn kinh nghiệm, trước khi có tất cả các cơ cấu, hình ảnh truyền thuyết. Sự sống đàn bà chỉ có thể hiểu được từ đấy.

Bí ẩn của thế gian không phải là hai giới tính riêng biệt, không phải hai giới tính trong MỘT, mà là giới tính cổ. Bởi vì hai giới tính là hai, còn giới tính cổ là MỘT. Sự bí ẩn của sự sống đàn bà nằm ở nơi MỘT biến thành hai.

Vấn đề này mang một ý nghĩa sâu sắc, nghiêm chỉnh, đầy khó khăn và chưa nghe thấy bao giờ; nhưng sự tuyệt vời ở chỗ chính trong vấn đề này, thứ sâu sắc, khó khăn, nghiêm chỉnh và có ý nghĩa chỉ duy nhất có MỘT, chính đây là sự thống nhất lớn nhất giữa các truyền thống. Sự thống nhất này đôi khi theo đúng nghĩa cứ như có một sự thỏa thuận trước.

Tiếng Sankhja của Ấn độ gọi cái MỘT cổ, hiện thực cổ không thể chia cắt, cái bản chất cổ trước nhất của tạo hóa là Purusa.

Sự thể hiện đầu tiên của Purusa: là bản thân nguyên lý thế giới tạo hóa, là kẻ tạo dựng, là cái nôi, là nguồn gốc của mọi hình thức: Prakriti.

Purusa là sự sống cổ không chất và không thể chất hóa, là cái vô danh, vô giới hạn, cái tuyệt đối.

Prakriti là các chất lượng, các tên gọi, các giới hạn, các hình thức, là cái toàn bộ của các sinh linh.

Purusa là sự sống đàn ông, Prakriti là sự sống đàn bà.

Sen-sien-kien của Trung quốc nói như sau:” Tất cả, cái có hình dạng, đều từ cái vô dạng bước ra. Cái không có hình dạng, cũng không có điểm dính mắc. Như vậy hình dạng là bản chất cổ của các sinh linh. Trong đó chứa đựng sự chuyển đổi lớn lao vô tận, CÁC NGUỒN LỚN, KHỞI THỦY, SỰ TINH KHÔI. SỰ CHUYỂN ĐỔI vẫn vô hình, CÁC NGUỒN là sự bắt đầu của các sức mạnh; KHỞI THỦY là cái bắt đầu của các hình dạng; SỰ TINH KHÔI là vật chất đầu tiên”.

Cái vô hình, thứ chưa có điểm dính mắc: là dương, là sự sống đàn ông. Hình dạng, bản chất cổ của các sinh linh chứa đựng SỰ CHUYỂN ĐỔI, CÁC NGUỒN LỚN, KHỞI THỦY, SỰ TINH KHÔI: đấy là âm, là sự sống đàn bà.

Trong truyền thống Ấn độ và Trung quốc đều có nghĩa như vậy. Và truyền thống Iran, Hêber, Ai cập cũng thế.

Tất cả siêu hình đều ghi nhận, cái đầu tiên, vô chất và không thể chất hóa, cái bản chất đi trước sự tạo dựng và các hình dạng là đàn ông( Purusa, Átman, Adam). Còn đàn bà là Prakriti, maja, Éva, Thái Âm, Csih, là sự tạo dựng các hình dạng, là phụ mẫu, là vật chất đầu tiên, mà truyền thống Trung quốc gọi là KHỞI THỦY, là các tên gọi, các sinh linh, là tổng thể và hình dạng cổ của các giới hạn và các tạo phẩm.

Khi giải nghĩa các hình ảnh truyền thuyết, có thể phát biểu thành lời sách thiêng Do thái như sau: Adam là con người đầu tiên; là con người, là nhân loại, là chúa tể của thiên nhiên, là sinh linh tinh thần; là bản sao của TẠO HÓA. ĐẤNG TỐI CAO từ xương sườn của Adam tạo ra Éva, người đàn bà.

Nhưng người đàn bà, trong khoảnh khắc bước vào sự sống đã là: người mẹ. Và không chỉ là người mẹ của những đứa con của Adam và Éva, của toàn bộ nhân loại mà còn là người mẹ của chính Adam nữa.

Sự bí ẩn này ở các nơi khác cũng trình bày như vậy. Nữ thần mẹ trong truyền thuyết của tất cả các dân tộc đều là mẹ của các vị thần, và là mẹ của cả vị thần đã tạo ra nữ thần mẹ. Khi ghi nhận những văn bản truyền thống, sự bí ẩn thoạt nhìn có vẻ nghịch lý này dễ hiểu một cách phổ quát đến mức không cần sử dụng những hình ảnh tượng trưng sáng sủa hơn.

Tri thức từ đó đến nay đã nhợt nhòa và biến mất. Ngày nay tất cả mọi người sẽ đều ngơ ngác không hiểu gì cả, nếu trong những chương sách của cuốn Mysterium Magnum không bộc lộ trực giác thần thánh của Jakob Böhme.

Theo cuốn sách này: „Adam là đàn ông và là đàn bà, hoặc không là ai, mà là một sinh linh trinh nguyên, là sự trong sạch, là hình ảnh cổ e lệ, là bản sao của Thượng đế; là cả hai bản chất cổ: vừa là lửa, và là ánh sáng, có cả hai trong Adam.”

Lời giải thích: Adam không mang hai giới tính, mà mang giới tính cổ. Giới tính cổ là trạng thái trong đó hai giới tính là một: „đàn ông và đàn bà, và không là một trong hai thứ.”

TẠO HÓA không tạo dựng ra Eva để phù hợp với Adam. Về điều này không hề ai nói đến. Böhme cho rằng: Đấng Tối cao đã tạo ra Eva từ bản chất của Adam.”

Cần phải hiểu điều này như thế nào?

Cần hiểu: Tạo Hóa lấy ra bản chất cấu thành sự sống của Adam, và từ đó, từ sự sống cô đọng này tạo dựng ra Eva. Bởi vậy Eva như một con người và như bản chất của sự sống bước vào sự sống: Matrix mundi - như Böhme viết: là mô hình cơ bản của thế gian, là hình ảnh cổ, hình dạng cổ: đấy là người mẹ cổ.

Ý nghĩa ẩn náu trong tiếng Sankja Ấn cổ cũng như vậy khi gọi cái toàn thể của các tên gọi, các giới hạn, các hình thức, các bản chất là Prakriti.

Bởi vậy Sen-sien-kien Trung Quốc gọi Thái Dương là hình ảnh cổ của thế gian. Bởi vậy trong các truyền thuyết, nữ thần Mẹ là mẹ của các vị thần. Là mẹ của mọi hình dạng, mọi bản chất, mọi vật chất, của sự đông đảo, của mọi thấu kính, mọi giác quan, mọi lý tưởng.

Mẹ: người mẹ của thế gian. Magna Mater. Là người mà từ đấy sự đông đảo của sự sống vĩnh viễn tuôn chảy. Là Mater và Matrix. Không phải một nửa của Adam, không phải một mặt kia của sự đối xứng, mà là bản chất của Adam.

Là người bước vào sự sống muộn hơn, muộn hơn trong thời gian nhưng về bản chất, vượt qua Adam. Đấy là nữ thần Mẹ, là Maat và Izisz của Ai cập, là Gaia Hy lạp, là Maja Ấn độ, là EL Ruah và En-sof Do thái, là Dương của Trung quốc, cũng là tạo phẩm của nguyên tắc tinh thần-đàn ông-thượng đế cổ- nhưng tạo phẩm này tuyệt đối, có trước và trên cả Tạo hóa. Đây là sự ra đời huyền bí của người đàn bà.
2.

Phần sau đây so với phần trước cũng không kém sâu sắc, khó, và nghiêm chỉnh, và đầy ý nghĩa. Ở đây một lần nữa nếu không nhắc đến khái niệm Sophia của Böhme, không gì có thể diễn tả cho con người lịch sử hiểu nổi.


Böhme không đặt ra cái tên Sophia. Trong thời trung cổ đây là một truyền thống bí mật của các nhà giả kim mà phái ngộ đạo thời Alexandria, đặc biệt là Philon mang trở lại với thời cổ Ai cập. Văn bản mang tính chất Hermetikus nói về Tinh khôi thế giới (Kore kosmos) rất có thể đã dựa trên nền tảng truyền thống hàng nghìn năm.

Truyền thuyết Sophia cho rằng khi con người bắt đầu bị vật chất hóa, Adam thực thể, bản chất đầu tiên, và cổ nhất” hình ảnh cổ e lệ của thực thể trinh khiết, trong sạch” không rơi xuống vật chất mà ở lại trong thế giới tinh thần.

Thực thể trinh khiết này là Sophia-sự Thông Thái.” Sự Thông Thái là bản sao của Tình Yêu Thương”- „Tình yêu Thương nhìn thấy và nhận ra mình trong sự Thông Thái.”

Sophia trong hình hài cô gái trinh khiết ở lại với Thượng đế, và Eva „người đàn bà” Adam rơi xuống vật chất, người đàn bà bằng xương-thịt Eva thay thế vị trí này.

Sophia là lý tưởng, là Mẹ Trinh nữ cổ của thế giới, là Matrix, là sự Thông Thái mà Tình Yêu Thương nhận ra nó ở đấy, Sophia là Eva của Trời, là nàng con gái Trinh khiết. Còn Eva là thực thể trần tục, là bản sao, là phụ bản đã đánh mất bản chất vũ trụ, được sắp đặt bên cạnh con người đã bị vật chất hóa.
3.

Giờ đây để hiểu những phần tiếp theo không mấy khó khăn.


Cần phân biệt giữa cái đẹp và sự quyến rũ.

Con người thông thường cho rằng đàn bà và cái đẹp như nhau, điều này được coi như sự tất nhiên tự thân. Đến mức người ta chỉ phân biệt cái đẹp từ bản chất đàn bà trong một số trường hợp ngoại lệ. Con người cho rằng hình ảnh tượng trưng tái tạo vĩnh cửu của bản chất vĩnh cửu của cái đẹp là đàn bà trên thế gian: trong hình dáng của họ, trong giọng nói, cử chỉ. Con người không nhận ra, khi họ nói người đàn bà đẹp, thực ra họ đồng nhất Eva và Sophia, họ đồng nhất người đàn bà với hình ảnh cổ đầu tiên, Sophia.

Sự đồng nhất này trong thiên nhiên vật chất là không thể loại bỏ. Con người không bao giờ có thể nhìn người đàn bà một cách khác, bởi vì không bao giờ thoát khỏi người đàn bà đầu tiên – Sophia- Trinh Nữ cổ, nhưng cũng không bao giờ thoát khỏi thực thể đàn bà tồn tại trong thế gian giác quan.

Giữa những kỷ niệm cổ lưu giữ trong con người, sau hình ảnh cổ về Thượng đế ngay lập tức tiếp đến hình ảnh người đàn bà cổ: thực thể Cổ, mà con người đã đánh mất, và mong muốn tìm thấy lại, thực thể chân chính từ bản chất của họ, mà Eva chỉ là bản sao trần thế thô thiển.

Con người không bao giờ tin tưởng một cách hoàn toàn và đầy đủ vào Eva, không trở thành một với Eva được. Trong bản chất sâu thẳm nhất con người luôn luôn tiếp đón người đàn bà trần thế bằng sự bảo trì. Và cái sinh linh sâu thẳm nhất này biết Eva không có nghĩa là cái đẹp, mà cái đẹp là Cô gái Trời.

Trong chừng mực người ta thấy người đàn bà trần thế đẹp, khi họ nói hoặc cho rằng như vậy, đấy là lúc con người đã đồng nhất một cách sai lầm người đàn bà trần thế với người đàn bà trời, và lẫn lộn cả hai( adhjása). Nhưng sự nhầm lẫn này không chỉ hợp luật, không thể tránh khỏi, không thể chống đỡ nổi mà còn không giảm bớt cả sự mê muội của họ.

Eva không đẹp. Eva quyến rũ. Eva là thực thể đã để lại sắc đẹp trong thế giới tinh thần và đổi lấy sự quyến rũ. Người đàn bà trần thế không đẹp mà quyến rũ. Và con người, khi nói đàn bà đẹp, là họ nhầm lẫn Người Con Gái của Sắc đẹp – thực thể thật sự của bản chất con người với sự quyến rũ và sắc quyến rũ.

Toàn bộ sự sống của người đàn bà trần thế nằm trong sự quyến rũ. Sự quyến rũ là sự vật chất hóa của đàn bà. Trên họ là dấu ấn của các Quyền lực, bên trong họ: tính cách, hình ảnh. Đàn bà trang điểm, ăn diện, tìm cảm hứng trong việc, chưa nói đến bản chất bên trong, mới chỉ ở hiện thực thân xác họ đã xoay khác với nguồn gốc thiên nhiên, mới chỉ ở hình dáng vật chất, họ đã thay đổi và che đậy.

Mục đích duy nhất của họ: quyến rũ. Trở nên quyến rũ.

Sự quyến rũ vô sinh và trống rỗng, vô đích và vô nghĩa. Tại sao? Tại sao phải quyến rũ? Để thống trị? để nắm quyền lực? Tìm giới tính cho khả năng sinh sản?

Không. Người hiểu được sự quyến rũ là người nhận ra sự kiêu ngạo trống rỗng bên trong đàn bà, tội lỗi bắt nguồn từ cái TÔI đàn bà- sự ngạo mạn đàn bà. Từ sự quyến rũ không nảy sinh tình yêu, hôn nhân, sự thống trị, quyền lực, chiến thắng, vinh quang, hạnh phúc, sự yên ổn, sự thức tỉnh, sự cao thượng.

Từ sự quyến rũ không nảy sinh bất cứ cái gì: toàn bộ chỉ là một trò chơi phép thuật nhân tạo sặc sỡ, ngây ngất và mù quáng, một thứ bỏ bùa và làm mê mẩn, nhưng nếu trò chơi tan ra, cả kẻ đi quyến rũ lẫn người bị quyến rũ đều thất vọng, tội nghiệp, đều còn lại một mình một cách cay đắng và trống rỗng.

Sự quyến rũ và sắc quyến rũ là sự bù đắp và giả danh sắc đẹp cùng sự thông thái: đây là sắc đẹp và sự thông thái bị rơi vào tội lỗi. Bởi vì sắc đẹp và sự thông thái của Sophia là tình yêu thương và đánh thức tình yêu thương; Sự quyến rũ của Eva đánh thức ảo ảnh.

Sắc đẹp của Sophia ràng buộc vĩnh cửu: nhập làm một với nhau trong tình yêu thương để quay trở lại MỘT trong thời gian vô tận. Sự quyến rũ của Eva khiến người ta ngất ngây, nhưng khi tỉnh giấc sau sự ngây ngất mới té ra không hề có sự hội nhập làm một; toàn bộ chỉ là ảo ảnh và phép thuật.

Và đây là hoàn cảnh khiến tất cả mọi người đều hiểu sai, khi cho rằng bản thân Eva, kẻ đi quyến rũ không thất bại, không bị lừa dối bị phù phép như Adam, kẻ bị Eva lừa dối và phù phép. Thực ra, người đàn bà trong sự quyến rũ cũng chính là nạn nhân như người đàn ông.

Bởi vì sự quyến rũ của Eva có nghĩa là: thông qua bản thân mình, Eva mang sự quyến rũ đến thế gian. Vì Eva, thế gian đầy rẫy ảo ảnh, sự quyến rũ, phép màu: những vẻ bên ngoài lôi cuốn, các hình ảnh, các mặt nạ, mà sau chúng chẳng hề có cái gì, bởi con người rơi vào phép màu mà nó tự biết nó bị lừa.

Người đàn bà trần thế có một mục đích duy nhất là quyến rũ, một cách vô thức, không cố ý, và sâu sắc hơn nữa: theo bản chất. Và đấy cũng là định mệnh của họ. Đàn bà sợ nhất: già đi và xấu đi. Bởi nếu đàn bà là đẹp, sẽ không bao giờ xấu đi và già đi.

Sắc đẹp không phải là một tính chất để có thể đánh mất, sắc đẹp không phải một đặc tính, mà là một sự tương đồng với Thượng đế. Thứ có thể bị mất, và thứ đàn bà có thể mất, đấy là sự quyến rũ. Bởi vậy họ sẽ xấu xí và sẽ già nua. Sắc đẹp không phải là cái gì bên ngoài đích thực.

Từ đâu chúng ta biết điều này? từ một thứ đúng là cái đẹp: từ nghệ thuật. Ở đó có cái đẹp, và còn lại vĩnh viễn. Trong nghệ thuật cái đẹp đã hiện thực hóa. Cái đẹp là lửa và ánh sáng rạng rỡ ngự trị trên toàn bộ thực thể.

Vẻ ngoài ngây ngất, đấy là sắc quyến rũ; là quần áo, mỹ phẩm,vai trò, nụ cười cử chỉ và phong cách đã học được. Và cái mà đàn bà đánh mất: các công cụ quyến rũ. Và cái mà kẻ đi quyến rũ buộc phải trải qua như một định mệnh: thừa nhận thứ đã lựa chọn là chiếc mặt nạ chứ không phải một khuôn mặt.
4.

Sự sống người căng thẳng giữa sự tỉnh táo của ý nghĩa thượng đế và sự mê muội tối tăm. Giữa sự sống đàn bà là Sophia, Cô gái Trời và mụ phù thủy già đáng ghét, kẻ quyến rũ thất bại.


Truyền thống biết đến các tên gọi khác nhau của Sophia, cũng như biết đến tên gọi của các phù thủy – Hekate của Hy lạp, Dakini của Tây tạng, Kinapipiltin của Mexico- và truyền thống biết rằng, đây là con đường sự sống của đàn bà: sự tỉnh táo của người đàn bà là Sophia, là Cô gái Trời, là Cái Đẹp, sự Thông Thái, Tình Yêu Thương. Còn nỗi mê muội của đàn bà: sự quyến rũ, lôi kéo, phép màu phù thủy thể xác, những thứ mà người đàn bà là nạn nhân đầu tiên của nó.

Sự nhốn nháo hỗn loạn của sự sống trần thế, mà Veda gọi là luân hồi (szamszara), là bản chất quyến rũ và lôi kéo của sự sống vật chất, là maja. Đây là tính chất Prakriti, tính chất âm, là ảo vọng, sự mờ mịt, là mặt nạ, tấm màn che, là ảo ảnh, là vô tận của sự phản chiếu.

Bởi vậy truyền thống cổ gọi đất, thiên nhiên vật chất, sự sống thân xác con người là đàn bà, đấy là nguồn gốc và mang tính chất đàn bà. Đấy là luân hồi: các hình dạng, các thực thể, các ảo tưởng, sự phun ra và tuôn trào vô tận của các hình ảnh – một quá trình liên tục không thể dừng lại từ thế giới đàn bà. Đây là”nước” như Thales đã nói: là bắt đầu của mọi sự vật.

Thời kỳ lịch sử tưởng rằng người đàn bà đã cá nhân hóa tính chất ảo của thiên nhiên vật chất. Với niềm tin này tất nhiên con người luôn luôn sống trong viparjaja. Viparjaja có nghĩa là sự đảo ngược ý nghĩa gốc của sự vật.

Cái đầu tiên không phải là thiên nhiên vật chất mà là người đàn bà. Bởi vì khi con người-đàn ông và đàn bà- bị vật chất hóa, thực chất thế giới tinh thần đã bị vật chất hóa. Con người đã mang theo cả thiên nhiên lao xuống bóng tối. Và từ đó trở đi từ thực thể đàn bà tràn ngập ảo ảnh này, phép màu này để sự đông đảo nhốn nháo một cách hỗn loạn, để tràn lan một sự sinh sôi không thể dừng lại, nhưng trong toàn bộ sự đông đảo trống rỗng và không có gì hết;

Đây là sự quyến rũ mãnh liệt, vọng tưởng, như người Hy lạp nói: pszeudosz, apaté : không cái gì mang khuôn mặt riêng, không gì và không ai là riêng mình, chỉ là chiếc mặt nạ, mặt nạ lừa gạt, trong đó sự sống” đến ý nghĩa cũng không được thể hiện”, bởi vì toàn bộ sự thoái hóa thuần túy chỉ là tiểu xảo, lừa lọc, một hội hóa trang đánh lừa.

„ Nơi không có cái gì ở đúng vị trí riêng của nó, ở đó tất cả chỉ muốn biến vị trí của người khác thành sự tranh cãi…Và không có gì ở đúng vị trí riêng của nó, chỉ bắt buộc phải có bởi người khác.”

Ảo ảnh, maja, không-hiện thực, như Platon nói, không phải là trạng thái bên ngoài. Đây là vị trí bị cưỡng bức phải tỉnh táo trong đờ đẫn. Đây là sự cưỡng bức trong ảo ảnh, là trạng thái ý thức mà Veda gọi là luân hồi (szamszara) và truyền thống Hy lạp gọi là ananke.

Linh hồn quanh quẩn giữa những hình ảnh tự phù phép riêng trong một nhu cầu. Đây là sự tê liệt của ý thức mà szamszara và ananke đã thắt nút những sợi dây của số phận, dệt, đánh dạt, cắt rời: đây là những Moira, là những người đàn bà Định Mệnh, những kẻ phủ trên mặt mạng khăn choàng nặng dày, ngồi dệt và xe chỉ, vĩnh viễn và vô nghĩa, vô lý tháo tung những sợi dây sự sống của con người theo sự thất thường của họ.
5.

Sự thất bại của đàn bà mang đến trạng thái bất tỉnh của linh hồn trên thế gian, nghĩa là linh hồn vật vờ lầm lạc trong sự phù phép. Trong trạng thái bất tỉnh này, như người Ai cập nói:”linh hồn thay đổi một cách bất lực theo điều nó muốn”. Bởi vậy thực thể thay đổi, biến thành sự đông đảo, sự sặc sỡ, sự hóa trang, thuần túy là nhầm lẫn (pszeudosz) thuần túy là mặt nạ.


Linh hồn đánh mất hình ảnh cổ, ánh sáng của Sophia, sự Thông Thái và Tình Yêu Thương. Và vì đánh mất ánh sáng cổ, nên cái gì nó cũng muốn, với khả năng thay đổi vô hạn, nó luân hồi trong các mức độ và góc cạnh không thể tính toán được mọi biến thái. Đây là ý nghĩa tượng trưng của một trong những tư tưởng luân hồi thời cổ.

Linh hồn ở trong trạng thái bị cưỡng bức, sống dưới sự phù phép và quyến rũ của những hình ảnh mộng tự thân: linh hồn không bao giờ là cái TÔI cá nhân, mà là CON NGƯỜI, là NHÂN LOẠI, là LINH HỒN NGƯỜI, tồn tại không mục đích, phục vụ cho chuẩn mực riêng của mình với khát vọng thay đổi, mơ ước tất cả các hình ảnh mộng, rơi vào tất cả mọi ảo ảnh, một cách tò mò, mê muội; liên tục nhầm lẫn bản thân với các hình ảnh mộng, và đồn nhất mình với các kiểu mặt nạ.

Đây là maja mà linh hồn nếu tự đánh mất mình có thể hút vào. Tính chất linh hồn của nó từ từ, sau hàng triệu năm ngót dần, tan loãng. Nó có thể rơi vào hòa với lũ ma quỷ, quái vật, ma cà rồng, rơi vào các bông hoa, các loài chim, các loại đá, các vì sao, thiên thể. Chính bởi vì sự sống-maja là như vậy, không xác định hình dạng, thực thể, hình thức sự sống.

Linh hồn trong trí tưởng tượng, trải qua những ảo ảnh ngày càng mới hơn trong giấc mộng: các thực thể, các hiện tượng, các thế giới, các hình thức được tạo dựng rồi tan ra và nhường chỗ cho những ảo ảnh mới. Những hình thức, hình dạng, thực thể, các sự kiện này trống rỗng và không nội dung. Phi bản thể. Maja là phép thuật và phi hiện thực. Là ảo ảnh của linh hồn bất lực, ảo ảnh bốc hơi bay đi không đọng lại bất cứ một cái gì.

Ở đây linh hồn sống trong sự phù phép, trong thế giới vật chất, trong trạng thái buồn ngủ: một hình ảnh duy nhất của quá khứ nó cũng không muốn từ bỏ. Nó chìm nghỉm một cách lười biếng vào những ảo giác tự thân, lặp đi lặp lại, không thức tỉnh, vô hướng, tối tăm, ngất lịm trong những khả năng vô tận riêng và sự giàu có riêng của nó.

Nó muốn nếm thử tất cả, muốn kinh nghiệm tất cả những gì nó nghĩa rằng chính là nó. Nhưng đó không phải là nó, đó là maja, là phép thuật. Sự thèm khát này, cảm giác đói khát sống này không bao giờ thỏa mãn và thật đáng xấu hổ, là sự nhồm nhoàm, nuốt chửng đời sống vô giới hạn, là đặc tính của sự sống-maja.

Trong thế giới vật chất, trong thời kỳ muộn mằn sau này, dưới thời khải huyền sự tỉnh táo gần như ngủ yên, và bản chất đàn bà này của sự sống trở thành kẻ thống trị.

Sự tham muốn trơ trẽn, thực thể đàn bà, chủ yếu là đặc tính xác thịt đàn bà, bị lộ tẩy. Lộ tẩy hay nói đúng hơn bị lên án, bởi vì đây chính là khải huyền (apokalipsis), là bản án, là giai đoạn cuối cùng của tạo hóa.

Eva là thực thể đồng hóa mình hoàn toàn với thân xác, và sự độc lập của linh hồn trong Eva không hề hiện ra cũng chẳng hề nhen nhóm. Eva càng nhầm lẫn mình với thể xác mình bao nhiêu, người đàn bà càng tham lam, đói khát và ham muốn bấy nhiêu: càng đắp lên mình một cách đói khát những ảo ảnh ham muốn của thế gian bao nhiêu, Eva càng quyến rũ nhiều thêm những thực thể và đồ vật ham muốn bấy nhiêu.

„ Mang tất cả đến đây cho ta”- thân xác đàn bà lên tiếng. Bởi vậy cái khoảnh khắc truyền thống cổ, khi con người đặt cái TÔI bản thân mình vào giữa trung tâm sự sống một cách trái phép, là bắt nguồn từ sự sống đàn bà.

Truyền thống gọi người đàn bà thân xác tuyệt đối là phù thủy. Đây là Hekate, Kinapipiltin, Dakini, những kẻ không là gì khác ngoài xác thịt thuần túy.

Đây là hình ảnh của sắc hấp dẫn cổ Sophia-Tình Yêu Thương- sự Thông Thái đã bị chìm đắm và tăm tối hóa, khi người đàn bà đồng hóa bản thân mình với xác thịt của mình, mong muốn thực hiện tính chất phổ quát của các thực thể và các sự vật bằng cách sử dụng thân xác.

Đây là sự tham lam đói khát, là hình ảnh hư hỏng của phép màu thượng đế của Sophia: là sự phù phép của quyến rũ. Tại đây người đàn bà đạt đến mức độ mà truyền thống đặt tên là sự tăm tối bên ngoài. Trong khoảnh khắc này Szét biến thành con mồi- khi thực thể cổ, Cô gái Trời bị quên biến, giữ lại mỗi thân xác là một hiện thực duy nhất.

Người đàn bà quay lưng lại với Aton, ánh sáng bên trong, và phục vụ thân xác bên ngoài. Kẻ nào quay ra ngoài, kẻ đó bị bóng tối nuốt chửng.
6.

„Tất cả mọi căng thẳng- Baader nói – Tất cả mọi nhị nguyên thực ra đều là xung đột – sự rối loạn hoàn cảnh xảy ra trong thế giới cực, điện từ, đều là kết quả di căn của nó. Tính chất nhị nguyên và xung đột sau rốt xuất xứ từ sự căng thẳng và rối loạn của hoàn cảnh chủ yếu nhất: giới tính, hai giới tính, tính chất nhị nguyên của đàn ông và đàn bà.”


Sự sống đàn bà cũng liên quan đến những bến đỗ như sự sống người: nhận thức ra trạng thái cổ, ra quá trình vật chất hóa, ra sự thức tỉnh, sự lặp lại, sự tăm tối bên ngoài và sự giải thoát. Nhưng những bến đỗ mang đặc tính đàn bà đặc thù, không thể nhầm lẫn với những bến đỗ của đàn ông.

Chính vì vậy, khi nói về sự giải thoát của thực thể đàn bà, không được phép tin rằng ở đây mục đích là quay trở lại ý nghĩa thượng đế. Đàn bà không giải thoát bằng việc quay trở lại với tri thức thượng đế, mà quay trở về trong hình ảnh người đàn bà cổ, Trinh Nữ Trời.


Những hình ảnh tượng trưng của giải thoát đàn bà: Izis trên tay là Horus bé bỏng, là Magna Mater (Đức Mẹ Đồng Trinh) trên tay bồng con trẻ tượng trưng cho nhân loại. Trong thực thể đàn bà thức tỉnh tình yêu thương thượng đế. Bởi tình yêu thương là mức độ cao nhất của sự tỉnh táo. Trong hình hài này người đàn bà quay trở về với MỘT, với TẠO HÓA.


Truyền thống Ấn độ cho rằng, cùng với sự biến mất những chu kỳ thế giới lớn, tất cả sức mạnh và khả năng của tạo hóa tích tụ và tinh khiết lại trong một dạng hình. Dạng hình đó là: Sakti. Là bản chất của sự sống.


Và Sakti, Người Đàn Bà, ngủ qua đêm thế gian cùng Brahman. Nhưng khi năm mới của thế gian lại bắt đầu, sự tạo dựng mới bắt đầu, từ bản thân mình người đàn bà một lần nữa phóng tỏa ra thế gian các sức mạnh của mình.


Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

Và nhớ, nhớ là đừng có mở mồm xin lỗi đấy nhé.




T nghe tin thủ trưởng cũ bị nạn bèn vội vàng đến thăm. Nguyên cái việc thủ trưởng cũ, đã về hưu mà lại được nhân viên cũ đến thăm như vậy thì hẳn là thủ trưởng cũ cũng đáng là một con người cần được đến thăm.

T làm việc dưới thời thủ trưởng cũ hơn 5 năm. Có nhiều việc T không hẳn là đã đồng ý với ông Ch, thủ trưởng cũ. Nhưng cái mà T phục ông là ông luôn luôn trực sẵn lời xin lỗi ở cửa miệng. Cái thời bao cấp cơ quan cấp viện của T chỉ có mấy gian nhà xây cấp 4, đất còn thừa cỏ mọc tốt um. Có mấy chị phụ nữ bèn nghĩ cách trồng rau cải thiện. Một lần ông Ch đi ra nhà vệ sinh thì gặp chị H xách xô phân đi tưới cho cà. Chị này vốn không từ nông dân mà ra nên nhìn thấy cứt đã kinh, nay lại còn tự tay đi múc cứt nên chị ra tay xách xô cứt còn mắt thì nhắm chặt mồn nhổ phì phì. Mắt nhắm chặt nên chị H không nhìn thấy thủ trưởng, lại còn cứ phăm phăm bước. Thành ra khi hai người chạm vào nhau thì cả xô cứt đổ hết vào ông Ch. Chị H mở mắt ra hoảng hồn hét toáng lên. Còn ông Ch thì mặt cũng trắng bệch ra và mồn thì không ngớt tuôn ra những câu xin lỗi: ôi cô H ơi, tôi xin lỗi cô. Tôi sơ ý quá để đến nỗi thành ra thế này, thôi xin cô bỏ qua cho tôi. Chị H không còn biết nói sao nữa cứ mặc cho hai tay dính cứt mà dơ lên trời.

Một lần khác thì là sau khi lên lương. Tay G, nhân viên phòng nghiên cứu không được lên lương. Lý do là vì tay này chân ngoài dài hơn chân trong. Hắn luôn bỏ cơ quan để đi làm ngoài. Thật ra cái hồi đấy thì ai mà đi làm ngoài được là quá tốt. Là phải có tay nghề tốt mới được đi làm ngoài. Không đi làm ngoài thì đến cơ quan cũng ngồi chơi xơi nước, uống nước chè, hút thuốc lào và đánh rắm vặt. Viện nghiên cứu thì có việc gì mà làm đâu. Hội đồng lương không xét cho G là cũng có phần ghen tị vì nó lại được đi làm ngoài. Tay G, nếu biết điều thì cũng nên cho qua việc đó. Bởi cứ chiểu theo qui định thì G cũng đã vi phạm rồi. Nhưng G lại là tay không biết điều. G tức tối lên phòng thủ trưởng để hỏi cho ra nhẽ. Ông Ch thấy G hùng hùng hổ hổ bước vào phòng thì đã vội vàng chạy ra:

-Xin lỗi G có việc gì mà tức giận vậy?

-Tại sao ông không cho tôi lên lương? Mọi việc ông giao tôi đều làm tốt cơ mà.

-Xin lỗi G nhé. Tớ biết vậy nhưng chủ tịch công đoàn bảo là cậu không đi làm đủ giờ.

-Đủ giờ là đủ giờ nào ông nói cho tôi nghe xem. Đến đây chỉ ngồi chơi như chúng nó thì tôi không ngồi được ê đít lắm.

-Ấy xin lỗi G, cậu đừng nói vậy. Thì người ta lên lương để cho cậu đến ngồi chơi ở cơ quan mà. Giờ cậu không đến ngồi chơi ở cơ quan thì người ta không lên lương cho cậu.

-Trời đất, thế mà ông đồng ý với chúng nó à?

G tức điên người vơ lấy cái nghế dơ lên đầu.

Ông Ch tưởng sắp bị G phang vào đầu bèn lấy hai tay ôm chặt lấy đầu, rồi bảo G:

-Cậu đừng đánh tớ, cậu đánh tớ chết rồi thì lấy ai ký quyết định lên lương cho cậu.

Ông Ch là một tiến sỹ khoa học. Các công trình khoa học của ông được báo chí nước ngoài ca ngợi rầm rộ.

Khi T đến thăm ông Ch thì G cũng đến thăm ông. G bây giờ là một nhà doanh nghiệp rất thành đạt.

Ông Ch lẩy bẩy định ra khỏi giường để tiếp chúng tôi. Trông thần sắc ông già mới ngoài 70 tuổi hồng hào khỏe mạnh chỉ có điều chân ông bị què nên dịch chuyển khó khăn. Ông thở dài đến sượt rồi không cố ra khỏi giường nữa. Chúng tôi kéo ghế đến ngồi cạnh giường ông. Ông lảng ánh mắt nhìn của chúng tôi. Ông lại thở dài đến sượt. G nhìn ông Ch rồi bắt đầu cười. Ban đầu thì còn cười kiểm soát được. Lát sau thì G cười như hóa dại. Cười đến giàn giụa cả nước mắt. Ông Ch vẫn yên lặng. Cười chán rồi G mới nói:

-Ông lại giở cái bài xin lỗi ra chứ gì. Ông kể đi chúng tôi nghe với. Kể đi rồi tôi dạy cách cho ông. Lần sau ông không què nữa.

Bấy giờ ông Ch mới thủng thẳng kể:

-Mình đang đi bộ ở lề đường bên phải. Các cậu nhớ nhé, lề đường bên phải. Có hai thằng thanh niên. Thanh niên nhé chứ không phải oắt con nhé. Nó vừa đi xe máy nó vừa bấm điện thoại di động. Thế là nó đâm sầm vào mình. Nó ngã chổng kềnh ra. Mình thì không ngã. Mình mới đỡ chúng dậy và tiện mồm xin lỗi. Câu xin lỗi của mình như là câu thần trú vậy. Rõ ràng mình thấy chúng đang nằm dưới đất như là bị thương nặng lắm. Vậy mà chúng vùng ngay dậy túm lấy mình chửi: thằng già kia mày đi thế à? Mày đâm vào chúng ông. Mình mới cãi lại: Chính các anh đâm vào tôi các anh ngã đấy chứ. Tôi đang đi bộ cơ mà. Một thằng mới đạp cho tôi một nhát làm tôi ngã nhào xuống đất, rồi nó bảo: Chúng ông đâm vào mày thì việc đéo gì mày phải xin lỗi chúng ông. Mày lại định lên mặt đạo đức để dạy chúng ông à? Đồ trí thức rắm rít. Nói xong chúng nhảy lên xe phóng đi. Còn mình thì què lê ra như thế này đây.

-Ối ông Ch ơi là ông Ch ơi. G lại cười như nắc nẻ. Tôi đã đoán không sai là ông lại dở bài xin lỗi ra mà. Ông có biết không hai cái thằng mà ông bảo là thanh niên đó, chúng là cái loại oắt con của trí tuệ và đạo đức nhưng lại là bợm già trong việc đụng trạm giao thông. Bởi chính bọn chúng là những kẻ góp phần làm cho việc giao thông ở xứ xở này rồi loạn. Chúng chính là điểm đen của giao thông, rất dễ xóa nhưng lại không ai muốn xóa. Tôi có thể nói với ông cả một chuyên đề về vấn đề này. Nhưng thôi để khi khác. Khi chúng đụng tay lái vào ông, chúng ngã xe chúng vội nằm kềnh ra để thoát tội. Trong trường hợp này là để thoát tội chứ không phải ăn vạ, vì ông là ông già đi bộ ở lề đường bên phải, vì chúng chưa biết là ông có bị thương hay không? Nên cách tốt nhất là chúng cứ nằm ì ra đấy đã. Ông không bị thương hay bị ngã, ông lại còn đỡ chúng dậy và xin lỗi. Thế là chúng điên lên chúng cho ông ăn đòn là đúng rồi. Ông là vật cản trên đường chúng đi. Ông hiểu chưa?

-Thế à? Bài giảng hay quá cậu ạ? Vậy lần sau tớ phải làm thế nào?

-Bận sau á? Ông nhớ nhá. Ông chưa ngã thì ông cũng cứ phải lăn kềnh ra đất. Ông nằm im như chết rồi. Sau đó là ông rên rỉ. ông nhắm chặt mắt lại và rên rỉ. Và nhớ, nhớ là đừng có mở mồm xin lỗi đấy nhé.

Y BAN

Không biết lùi.



Nơi đây động mưa là ngập. Ngập đường ngập phố. Nước trắng xóa những con đường. Đường ngập tất phải tắc đường. Trời quang mây tạnh. Đường phố khô nỏ thì chỉ tắc đường lúc cao điểm. Còn khi mưa thì ắt những chỗ ngập thì xe chết máy. Xe mô tô chết máy thì có sẵn đội lau bu gi trực sẵn. Lau xong bu gi máy lại nổ bành bạch được luôn. ô tô chết máy thì phải đợi cứu hộ. Gặp chỗ nước sâu cứu hộ cũng chết máy. Ở ngã tư N, con xe cứu hộ nằm ngang ngã tư chết chềnh ềnh. Thế là xe vùn tắc lại. Ngã tư có 4 đường giao nhau. Một con đường ngập trắng nước, vắng xe. Một chiếc ô tô con đen láng đứng chắn chỗ rẽ con đường. Tình thế này sẽ con kẹt lâu. Mấy người đi xe máy bèn bàn nhau rẽ vào con đường nước để tìm cách thoát khỏi đám két xe. Một chị phụ nữ đứng gần chiếc xe nhất được làm nhiệm vụ nói với lái xe lùi xuống một chút, một chút thôi, độ khoảng 20 cm thì các xe mô tô có thể lách qua đó. Chị phụ nữ gõ vào cửa xe. Lái xe mở kính để nghe chị phụ nữ nói:

-Xin anh làm ơn lùi lại một chút cho chúng tôi rẽ đường này với.

Lái xe nói với chị phụ nữ:

-Xin lỗi đây không biết lùi.

Rồi lái xe đóng sập của lại.

Mọi người không còn cách nào khác nên đứng chôn chân tại chỗ. Ba phút sau một giọng phụ nữ nói trong nuối tiếc:

-Thôi xong, bây giờ có lùi cũng chẳng còn chỗ rồi.

Quả là vậy. Cái khoảng trống 20 cm mà những người đi xe máy loay hoay giữ để mong người lái xe ô tô con đen láng kia lùi xuống để họ có lối thoát vào con đường nước kia đã bị một chiếc xe mô tô chèn ngang. Dòng người cú thế tiến lên, lấp kín vào từng cm đường. Hai giờ sau đám kẹt xe mới được giải phóng.

Ở đây những con người đã quá quen với kẹt xe. Họ đứng trong đám kẹt xe một cách cần mẫn chăm chỉ không nóng vội không bức bối không nhìn vào tương lai không mơ về quá khứ.

Tôi là một kẻ lạc loài trong đám kẹt xe đó. Bởi tôi ngoái đầu nhìn lại. Tôi ngoái đầu nhìn lại vì câu nói của người lái xe ám ảnh tôi. Đây không biết lùi. Có thể ai nghe câu nói đó xe phát khùng lên. Còn tôi tôi lại tin gã lái xe nói đúng. Dân tộc tôi là dân tộc không biết lùi. Bốn nghìn năm lịch sử chúng tôi đắm chìm trong khẩu lệnh: tiến lên. Trong trường học trẻ con luôn được dạy rằng: phải tiến lên hàng đầu. Từ tiến lên thì đứa trẻ nào đến trường cũng biết. Mà chưa đến trường cũng biết. Chúng biết từ tiến lên từ trong bụng mẹ. Nhưng còn hàng đầu thì lại là một khái niệm mơ hồ. Tại sao lại là khái niệm mơ hồ? Tôi không phải là nhà nghiên cứu nên tôi không thể giải thích thấu đáo điều này. Trẻ con lại càng mơ hồ. Sự mơ hồ đó được chúng làm thành thơ như sau: 

"Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
 Hàng đầu ta tiến về đâu
 Hàng đầu ta tiến về đâu thì về."

Và đám kẹt xe kia nó đang trở thành một thứ văn hóa của dân tộc tôi.


Y Ban