Hiển thị các bài đăng có nhãn Sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

KHÁT VỌNG VÀ NIỀM VUI



hãy trở thành một người làm vườn giỏi và thông minh cho linh hồn của bạn.
WASS ALBERT

KHÁT VỌNG VÀ NIỀM VUI


Làm thỏa mãn tất cả mọi khát vọng của bạn: đây là nghệ thuật lớn nhất của đời sống người. Người nào làm được, người ấy hạnh phúc. Nhưng muốn làm được, bạn hãy có ít khát vọng thôi.

Khát vọng là vườn cây của linh hồn người. Nó có rễ, có thân và ở thời điểm đỉnh niềm vui nở hoa. Mục đích của mọi cái rễ là mang lại hoa. Nhưng một người làm vườn tốt phải chăm sóc kỹ lưỡng mọi cây cối trong vườn của mình. Chỉ được phép trồng những loại cây có hoa đẹp mang hương sắc. Hoặc sẽ dâng những loại quả thơm ngon. Cỏ dại, cây dại đừng để nó quấy rầy.

Và cũng đừng trồng những cây mà đất. vị trí, khí hậu của vườn không thích hợp với sự phát triển của nó. Bởi nó sẽ không có khả năng nở hoa. Một người làm vườn thông minh và giỏi cần làm như thế.

Tóm lại bạn hãy trở thành một người làm vườn giỏi và thông minh cho linh hồn của bạn.

Bạn hãy biết vui sướng với hoa tuyết, hoa tím và hoa lúa mỳ. Với sự bình thản của rừng. Nếu bạn một mình: hãy là một mình. Nếu bạn không một mình: hãy vui vì không cần một mình. Hãy mong ước cái ngày mai mang tới, và hãy vui với cái hôm nay đang có.

Tất cả các loại đất đều trồng được một loại hoa nào đấy. Mỗi ngày đều có một niềm vui riêng. Hãy rèn luyện đôi mắt của bạn để có thể nhìn thấy những điều này.

NGUYỄN HỒNG NHUNG dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

( Budapest. 2017. június 22.)

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Con người là gì ? Một câu hỏi vô nghĩa







Nói "con người là thế này hay thế nọ" là một thái độ "phi nhân" ...

§§§§§§§§§§§§§

Câu hỏi "con người là gì ?" trong bản chất không khác tảng đá là gì, cây soài là gì và con chó là gì ? Suy đến tận cùng, thì câu hỏi ấy không có câu trả lời. Chúng ta chỉ tiếp cận sự vật theo nhiều khía cạnh mà không bao giờ đạt được đến sự hiểu biết trọn vẹn về nó. Bất quá, chúng ta có thể hình dung được cái nó "không là". Và từ cái "không là" này sang cài "không là" khác, hy vọng đến gần cái "nó là" (phủ định và phủ định của phủ định ...).

Con người được tách biệt khỏi sự vật trong thiên nhiên, ở một điểm quan trọng : anh "là" những gì anh "làm", là hành vi của anh. Đành rằng anh bị quy định, bởi các genes, bởi môi trường xã hội, tâm lý, thiên nhiên v.v..., nhưng bên cạnh sự quy định ấy anh có thể chọn cái anh là. Hệ thống quy định tuy chặt chẽ, nhưng vẫn dành cho anh một khoảng trống, một khoảng Hư Vô, trong đó anh có thể quyết định sự trở thành của mình.

Điều này đưa đến hai hệ luận :

1) Không thể biết "Con Người là gì", khi chưa xác định muốn nói đến con người nào (địa chỉ, số điện thoại, E Mail, số thẻ "chứng minh nhân dân", v.v...), và vào lúc nào đặt câu hỏi ấy, vì cái "tôi là", chính là một sự trở thành liên tục, có thể thay đổi trong thời gian.

2) Làm sao biết được có sự hiện hữu của khoảng hư vô vừa được nói ? Có thể đó chỉ là một niềm tin ? Tựu trung, tin vào Thiên Chúa thì khác gì tin vào một khoảng hư vô, vì chẳng ai biết Thiên Chúa ra sao cả, nên cái khoảng trống để mình hình dung Thiên Chúa cũng có thể là một khoảng hư vô trong đó mình đặt vào hình ảnh của chính mình ...

Dù sao, điều quan trọng cần lưu ý là : nói "con người là thế này hay thế nọ" là một thái độ "phi nhân", vì nó gán cho mọi người một hình ảnh cố định, một cách giáo điều, độc đoán. Tức là nó hạn chế con người trong một số quy định (kiểu như "con người là con vật đi hai chân không có lông vũ" - a biped without feather), và từ chối không cho con người được Tự Do quyết định sự trở thành của mình, vào mỗi giây phút.

Thái độ ngược lại, thì là một thái độ Nhân Bản, trong đó con người tách khỏi thiên nhiên qua khả năng Tự Do quyết định cái "mình là" vào mỗi thời điểm. Tảng đá, cây soài, con chó, không có sự tự do ấy.

Khi nó hành sử quyền tự do, thì một con người có thể làm những điều mà bạn không đồng ý, thậm chí chống lại, hay lên án ... nhưng điều ấy không có nghĩa là phải tước đoạt sự tự do của nó, nhân danh một xã hội trật tự, an bình ... theo ý bạn, và đem con người kia vào quy chế tương đương với con chó, hay cây soài ...

(Tranh minh họa : Picasso)

Nguyễn Hoài Vân

AI BUÔNG TIẾNG GỌI GIỮA ĐỜI THIẾT THA?




Nguyễn Xuân Chiến



I.- TIẾNG GỌI LÀ GÌ?



a).- Năm 1913, lúc đó Mohandas Gandhi, vừa mới 44 tuổi, từng bị bắt, bị đánhđập đến đổ máu và bị bỏ tù nhưng vẫn nhất định tranh đấu đến cùng. Trong hơn 7 năm gian khổ, Gandhi đã vào tù ra khám nhiều lần. Lần này, người vợ Gandhi là bà Kasturbai được phép vào ngục thăm viếng. Trông bà có vẻ già hơn ông nhiều đến nỗi những người mới gặp lần đầu cứ ngỡ đây là người mẹ của Gandhi!

Thấy ông Gandhi gầy còm, trơ xương với da, bà xúc động quá, nói:

- Anh ơi, nhìn anh, em chịu không nổi. Sao thế anh? Họ còn tiếp tục hay chăng và anh còn đeo đuổi con đường này hay chăng?

Mặc dù cơ thể chưa hồi phục, Gandhi ung dung trả lời:

- Chính quyền Anh Quốc đại diện cho quyền lực của vô minh, dĩ nhiên họ còn tiếp tục mãi mãi. Bàn tay sắt máu của bạo lực, ngu dốt sẽ tồn tại trường kỳ. Họ không thể dừng lại!

Bà Kasturbai hỏi:

- Còn anh, anh có thể dừng lại không?

Gandhi rất yếu, nhưng vẫn ráng cười với vợ:

- Anh ư? Anh cũng không thể dừng lại, dù sẽ chết bởi đánh đập và bỏ đói. Vì sao ư? Em à, hãy nghe đây, Anh là đại diện cho tiếng gọi của Chân lý và Con người. Không bao giờ dừng bước, đầu hàng, bởi vì Chân lý và Con người luôn luôn có sức mạnh bất biến.

Và Gandhi đã hành động theo tiếng gọi của Chân lý và Con người. Hay nói đúng hơn, tiếng gọi Chân lývà Con người đã cất lên trong lòng Gandhi, đồng nghĩa với “Sau rốt, Chân lý và Con người sẽ phải thắng”.

Nhờ vậy, người ta thường trân trọng gọi ông là Mahatma Gandhi. “Gandhi, bậc đại nhân”. Một người đã chấp nhận sống chết trọn vẹn, trong Tiếng gọi của Chân lý và Con người.



b).- George Washington (1732 - 1799) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra HIẾN PHÁP HOA KỲ năm 1787. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ.

Có lần cuộc chiến đấu với quân đội Hoàng gia Anh chưa ngã ngũ, phe của quốc gia non trẻ Hoa Kỳ có vài người nẩy ý định buông súng, nhưng George Washington nói với các tướng lãnh:

“Nếu đầu hàng phen này thì vĩnh viễn chúng ta không cất đầu lên được. Không! Phải tiếp tục chiến đấu. Tiếng gọi của đất nước Hoa Kỳ đang vang vọng ở trong tôi!”

Và George Washington đã sống theo Tiếng gọi của đất nước Hoa Kỳ, và cùng mọi người hình thành nên một quốc gia thịnh vượng, tự do, dân chủ.






* * *

“Tiếng gọi”, ngươi là ai? ngươi là cái chi? Mà ngươi có sức mạnh và ảnh hưởng ghê gớm đến thế?

“Tiếng gọi” đã vạch lối chỉ đường cho biết bao anh hùng, hào kiệt, đã định hình một phong cách sốngdũng cảm kiên cường, và làm trưởng thành biết bao số phận. Có thể tiếng gọi giúp chúng ta hoài bão đại chí và giúp chúng ta vượt qua bao thử thách để rồi ngẩng cao đầu trở nên bất khuất. “Tiếng gọi” đã làm cho Chân lý và Con người trở nên sắt son, tươi xanh như vĩnh cửu, hòa điệu cùng vũ trụ không lời.

Tiếng gọi?



II.- NHữNG TIẾNG GỌI Ở TRONG TA

Chúng ta thực sự chỉ sống theo những tiếng gọi trong ta. Chấm hết.

Thuở thanh niên, các bạn đang ở trong giai đoạn khí huyết phương cương, tâm hồn rất mãnh liệt, chỉ nghe theo tiếng gọi tình yêu mà thôi, và bạn đang yêu. Yêu chết bỏ. Yêu cuồng si, và không có sức mạnh nào có thể ngăn trở.

Nhưng mười năm kế tiếp, bạn lập gia đình và chuyên chú kinh doanh lớn nhỏ. Lúc này, bạn chỉ biết nghe theo tiếng gọi của sự nghiệp, công danh, tiền bạc, vân vân.

Lúc trung niên, bạn bắt đầu mỏi mệt, hơi chán chường thế sự, bây giờ lại trổi lên tiếng gọi của bạn bè, rượu chè, ăn chơi… không màng tới những tiếng gọi khác! Nhưng cũng có những người thao thức tâm linh thì lắng nghe tiếng gọi giải thoát, của thức tỉnh, của tình thương xả kỷ, và bắt đầu tìm cầu thiện tri thức để học hỏi và hành trì. Lúc này đây, các tiếng gọi khác vẫn còn hiện hữu nhưng hiện hữucho những người khác, chứ không phải cho bản thân mình.

Thật vậy, giữa cuộc sống bình thường chúng ta luôn luôn bị chi phối bởi vô số tiếng gọi, vô số âm thanhđang bàng bạc khắp mọi nơi trong vũ trụ. Tại lòng ta, tâm ta luôn dày đặc, lổn chổn những tiếng gọi – đương nhiên tiếng gọi nào cường liệt nhất sẽ hướng dẫn và điều động cuộc đời ta. Thế thôi!

Giáo lý nhà Phật tạm chia ra mười thứ tiếng gọi (ở ngay trong tâm chúng ta) như sau:

1.- Tiếng gọi của Phật: còn gọi là Phật Âm, Sư tử Hống Âm, Đại Vân Lôi Âm, Vô Lậu Âm, Pháp ThânViên Mãn Âm... gồm đủ tám đặc tánh:

a. Cực hảo âm: tức là tiếng tối thắng bậc nhất trên đời.

b. Nhu nhuyến âm: tiếng dịu dàng, êm đềm, tha thiết.

c. Hòa thích âm: tiếng gọi hòa thuận, dễ nghe, dễ rung cảm.

d. Tôn huệ âm: tiếng gọi khiến chúng sanh phát khởi lòng tự tín và mở bày trí tuệ

e. Bất nữ âm: tiếng gọi dũng mãnh, hùng hồn của đấng trượng phu.

f. Bất ngộ âm: tiếng gọi chắc thật, dứt khoát, rõ nét, nghe chẳng lẫm lẫn, lộn xộn.

g. Thâm viễn âm: tiếng gọi sâu thẳm, vang vọng, gần hay xa đều nghe rõ.

h. Bất kiệt âm: tiếng gọi bền bỉ, vĩnh cửu, không dứt bặt. Mãi mãi ở trong ta, không bao giờ bị thời gian và không gian làm cho hư hoại.

Tiếng gọi của Phật, bậc giác ngộ, lúc nào cũng tương ứng với tâm toàn giác, chánh biến tri, đại biđại trí tuệ, vô lượng vô biên công đức của tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, tứ vô úy, thập lực, thập bát bất cọng...

2.- Tiếng gọi của Bồ-tát: còn gọi là Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm, tiếng gọi bố thí ba la mật, tiếng gọi trí tuệ vượt bờ, tiếng gọi thiền định đưa ta sang tận mé bờ kia, tiếng gọi trì giới qua khỏi bờ mê… v.v...

Tiếng gọi của Bồ-tát lúc nào cũng tương ứng với mười hạnh nguyện vĩ đại của Phổ Hiền, mười hai hoằng thệ nguyện của Quán Thế Âm. Tiếng gọi của Bồ-tát chính là tiếng gọi thoát khổ, cứu khổ cứu nạn. Tiếng gọi của Bồ-tát luôn luôn ban phát sự vô úy cho chúng sanh, khiến chúng sanh cắt lìa cái Tưởng của Sợ Hãi, Dày Vò, Bức Xúc... Vì thế, kinh Pháp Hoa nói:

Diệu Âm, Quán Thế Âm

Phạm Âm, Hải Triều Âm

thắng bỉ thế gian âm

thị cố tu thường niệm ...

3.- Tiếng gọi của Thanh Văn: là tiếng gọi giải thoát của những bậc Thánh, lấy tâm vô ngã quán sát tứ diệu đế, đắc A La Hán. Đây là tiếng gọi của sự ly dục, sự từ bỏ, sự cắt lìa tham ái, tiếng gọi của Niết bàn vắng lặng.

4.- Tiếng gọi của Duyên Giác

Là tiếng gọi thanh tịnh vô vi của những bậc Thánh dùng tâm Vô Ngã quán sát thập nhị nhân duyên. Là tiếng gọi giải thoát, của những bậc thánh đã dứt trừ phiền não, đoạn tận tham sân si, xóa sạch ngã chấp, không còn lưu luyến sinh tử.

5.- Tiếng gọi của Cõi Trời

Là tiếng gọi của sự ham thích khoái lạc, dù là khoái lạc của tứ thiền, bát định cho đến khoái lạc của thiên đường cõi Dục, đều là những thứ an ổn giả tạo, hạnh phúc có điều kiện của chư thiên, chư tiên, nghĩa là những kẻ được triển hạn trầm luân. Mà lao ngục của họ dẫu được kiến tạo bằng thứ nguyên liệu vật chất có vẻ vi tế hơn, lộng lẫy hơn, nhưng cũng vẫn là kiếp sống đọa đày trong chiếc lồng son. Chúng sanh thường bị dày xéo bởi tám khổ, nên khao khát khoái lạc này rồi mê say lắng nghe, khiến trôi chìm sanh tử mãi.

6.- Tiếng gọi của Loài Người

Trong pháp giới, chỉ có Cõi Người là được chư Phật chư Bồ-tát thường xuyên vào ra thị hiện để thuyết pháp giáo hoá. Bởi lẽ loài người có đủ trí tuệ và tỉnh thức để thực hiện sự nghiệp tâm linh, có thể tiến bộ trên con đường giải thoát.

Nhưng loài người vốn bị quấy rầy bởi tình yêu (ái), của khát vọng (dục), và cho nên tiếng gọi của loài người cũng là tiếng gọi của thị phi, nhân ngã, bỉ thử (phân biệt trí). Đôi khi còn là tiếng gọi của tám khổ. Nhưng, trong phiền não khốn khổ ấy không loại trừ Nhân Tính, và Phật Tánh, khuynh hướng làm cho con người giải thoát, hoặc đạt đến niết-bàn và cứu độ chúng sanh.

7.- Tiếng gọi của A tu la

Là tiếng gọi của sự tranh đấu, hơn thua, của lòng kiêu mạn, sân hận. Nghĩa là tiếng gọi của những kẻ làm việc thiện với ngã chấp kiên cố sâu dày. Đó là tiếng gọi của siêu nhân, anh hùng hào kiệt, tiếng gọi chọc trời khuấy nước vì tràn đầy những âm thanh gậy gộc giáo mác. Tiếng gọi khiến kẻ khác nuốt lệ căm hờn, vì chứa đựng âm thanh giết chóc, náo loạn, ghê gớm của bom hạch tâm, của quyền lực thống trị.

8.- Tiếng gọi của Quỷ Đói

Là tiếng gọi của sự thèm khát mà không được thỏa mãn, của sự thiếu thốn mà không được đáp ứng. Hừng hực. Bực bội. Ấm ức. Tiếng gọi của lòng tham được phát triển quá độ hóa thành sư bỏn sẻn, ích kỷ. Tiếng gọi của những linh hồn co ro cô độc, không ai quan tâm, chẳng ai cúng kiến, hoặc của loài dã quỷ lẩn thẩn nơi chốn hoang dã mịt mù.

9.-Tiếng gọi của súc vật, thú vật

Là tiếng gọi của sự sướng khổ vì cảm giác nhục dục, của "con lợn lòng", của những khoái lạc nhầy nhụa, trâng tráo, dơ bẩn, u mê. Đây là tiếng gọi của loài bốn chân, hai cánh, bẩm tánh ngu si, nếp sống tồi tàn, hôi hám, trần truồng ... như tiếng khọt khẹt của khỉ, be be của dê, à uôm của hổ báo, gâu gâu của chó, meo meo của mèo. Trong tiếng gọi của súc vật, ta thường cảm nhận chúng nó luôn luôn rên rỉ, ngậm hờn, u uất, sợ hãi, đó là những âm thanh bế tắc, tuyệt vọng, nghẹn tức trong yết hầu mà nói không ra được.

10.- Tiếng gọi của Địa Ngục

Là tiếng gọi của sự tối tăm, mù lòa, của vô minh hoàn toàn. Đây là tiếng gọi thảm thiết, khốc liệt nhất của thế gian, là thứ âm thanh phát xuất từ lao tù, hình phạt, dụng cụ hành quyết, tra tấn.

Tiếng gọi của địa ngục còn là Tiếng gọi của tàn nhẫn, dửng dưng, lạnh nhạt. Tiếng gọi của lòng vô cảm, của máy móc, của chiến tranh bấm nút, của sản xuất dây chuyền, của sức mạnh tập thể.

Tóm lại, tiếng gọi của địa ngục là những âm thanh thuần khổ, âm thanh cảm ứng với mười điều cực ác, những tư tưởng ngăn che sự sáng, những ý niệm chống báng đạo lý như thực, rời xa chánh pháp.



III.- TIẾNG GỌI NÀO THIẾT THA?



Năng lực của Tâm thì thường có tác dụng như một Tiếng Gọi. Tiếng Gọi là tên khác năng lực tâm. Nói nôm na vắn tắt, Tiếng gọi là sức mạnh của Tâm. Nó thôi thúc, giục giã chúng ta phải làm một cái gì. Nó hướng dẫn chúng ta nên đi về đâu, quay theo đường hướng nào. Nếu chúng ta bị vấp váp, té xiêu lật ngửa thì tiếng gọi sẵn sàng nâng đỡ ta dậy. Chúng ta có khi sợ hãi tính đường thối lui thì tiếng gọitrong ta sẽ vỗ về, an ủi, khiến chúng ta yên lòng vững chân tiến tới.




Có khi nào Tiếng gọi tỏ ra bế tắc, chùn bước không?

Khi con người trở nên lững thững, sống nhạt thếch, sống chẳng ra hồn – thì khi ấy tiếng gọi trở nên “câm nín”, “dứt bặt”.

* * *

Kể chuyện thực để nghe chơi:

Tôi biết một cô gái Hà Nội tuổi mới hai mươi ba. Sinh trưởng trong gia đình khá giả, quyền thế. Cha mẹ chỉ có hai gái. Người chị là bác sĩ nội trú, cô ta là em út, cũng vừa tốt nghiệp ngoại thương, nên được chiều chuộng rất mực. Cha mẹ dùng quyền và cả tiền bạc để kiếm cho một chỗ làm tốt, lương cao. Nhưng, cô ta có vẻ không màng đến, đi làm mấy hôm bèn xin nghỉ việc ngang xương. Gia đình lại chạy vạy một chỗ làm khác ngon lành hơn, nhưng cô vẫn không chịu vâng theo. Rồi không biết bao nhiêu lá áp lực, dọa nạt, khuyên nhủ, vỗ về… cô ta chịu miến cưỡng đi làm, nhưng chỉ nửa tháng lại bỏ việc. Chỉ nói: Chán lắm! Vớ vẩn!

Cả gia đình đều cực kỳ lo lắng, ngại cô ta bị bệnh thần kinh. Đưa đến bệnh viện tâm thần và khám kỹ lưỡng. Một vị bác sĩ lớn tuổi khám xong, nói với hai bậc sinh thành rằng: “Bình thường. Có thể chưa có người yêu nên cô bức xúc mà không biết giãi bày với ai. Có thể, nỗi cô đơn vì thiếu bạn hoặc người tình làm cô ta trở nên “lờ khờ, dở hơi” như vậy!”. Thói đời, cha mẹ nào mà không cưng chiều con cái hết mức, hỏi:

- Hay là… bố mẹ kiếm cho con một người yêu?

- Vớ vẩn!

Rồi bố mẹ đem cô ta đến bệnh viện Đông Y. Sau khi vọng, văn, vấn, thiết và chẩn trị bằng máy móc tối tân của Trung Y, các thầy thuốc Tàu đành thúc thủ, tìm không ra bệnh trạng.

- Cứ cho cô ta đi du lịch một thời gian để giải tỏa ức chế, may chăng?

Gia đình bèn mua vé máy bay cho cô ta vào Saigon, vui chơi thoải mái - tiếp theo là đi Huế, Đà Nẵng, dự tính phải một tháng. Té ra, chưa đầy tuần lẽ sau cô ta đã mò về nhà. Cô ta nhếch môi: “Saigon thì ô nhiễm, bụi bặm đầy. Đà Nẵng thì cũng không khác gì. Huế loanh quanh lẩn quẩn mấy cái mồ mã các ông vua đã chết lâu đời, và thành quách, cung điện bé tí như đồ chơi bọn trẻ. Sông Hương thì như cái ao làng. Không cần đi đâu cả! Vớ vẩn!”

Hoàn toàn tuyệt vọng. Một giải pháp đều “Vớ vẩn”!

Gia đình không biết làm gì hơn là để mặc cô ta, phó thác cho trời đất. Làm chi bây giờ?

Bế tắc.

Từ đó đến nay, cô ta buổi sáng điểm tâm xong, cô ta chưng diện đàng hoàng, rồi tha thẩn đi loanh quanh các công viên, các khu giải trí công cọng như Hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Ba mẫu… rồi lững thững về nhà. Đọc sách qua loa. Chiều lại tiếp tục như thế. Bố mẹ mướn người theo dõixem cô ta có hẹn hò bí mật với ai không? Kết quả: Không có ai cả. Cô ta luôn luôn lững thững đi một mình và cũng lững thững về một mình. Công cốc!

* * *

Có thể xem như “tiếng gọi ở trong cô ta chưa định hình”, nghĩa là cô ta chưa tha thiết một tiếng gọi nào - dĩ nhiên là còn mờ nhạt nên cô ta không dám sống theo một tiếng gọi duy nhất. Một khi tiếng gọi nào đó đủ mạnh thì cô ta đã dũng cảm sống theo nó. Chỉ dám đi tửng tửng cả ngày như vậy mặc dù không hề biết để làm chi?

Phải chăng, trong vài kiếp sống vừa qua, cô ta tuy có thao thức ít nhiều, nhưng hời hợt và không dám sống thật với cái bên trong của mình. Lười biếng phản kháng, vẫn còn ưa tuân phục những sức mạnh bên ngoài. Thiếu dứt khoát, kém nồng nhiệt, có cơ hội không dám nắm bắt, chông chênh giữa hai cực đoan. Chính vì vậy, cô ta ru mình trong một “Trạng thái lừng khừng” dĩ nhiên là không rõ nét, làm việc chi cũng lở dở lương ương.

Rồi đời sống qua mau, đến khi chuyển kiếp cô ta phải mang hành trang “lừng khừng” tới kiếp sống mới, nhưng lòng cô ta thì vẫn như xưa, vẫn lừng khừng như cũ. Và không một ai có thể thay đổi cái bản chất lừng khừng ấy cả. Trừ phi, cô ta phải chuyển hóa tư tưởng và cả đời sống bên trong.

Tiếng gọi, ngươi ở đâu? Gần hay xa?



* * *

Trước khi tiếng gọi thực sự cất lên cùng chúng ta, thì chúng ta vẫn sống bình thường, vì Tiếng gọi còn câm nín, chưa ra tay hành động, chưa buông những âm thanh tha thiết. Như Paul Gauguin chẳng hạn.

Từ cái thế giới chật chội của một nhân viên bưu điện, chàng Paul Gauguin đã ngoài bốn mươi tuổi, tầm thường, nhàn nhạt, thậm chí hơi…cù lần, lố bịch. Đột nhiên một ngày kia anh biến mất: anh cả gan bỏ nhà đi Paris. Và thiên hạ, dĩ nhiên, kháo nhau cho là anh bỏ vợ con đi theo một cô nàng nào đó. Người đại diện được gia đình nhờ tới Paris để tìm.

Khi người đại diện gia đình gặp Gauguin ở trong căn nhà trọ tồi tàn ở Paris thì, dĩ nhiên, trước hết ông phát hiện Paul Gauguin đang sống… một mình, chẳng có cô nàng nào cả.

Paul Gauguin thản nhiên từ chối trở lại gia đình: con ông cũng lớn, vợ ông đủ sức tự lập, Ông tin rằng không có ông thì vợ, con ông vẫn đủ sức bươn chải một mình… Và đây là lúc ông có thể và phải sống cuộc đời của riêng ông mà ông ấp ủ từ lâu.

Paul Gauguin tuyên bố ngắn gọn:

“Tôi vẽ”. “Tôi phải vẽ”.

Anh chỉ trả lời cụt ngủn như thế với người đại diện gia đình. Bởi vì anh không quen dài dòng vô ích. Giấc mộng rất lớn của Paul Gauguin, khát vọng của anh, hay nói cách khác: Tiếng gọi tha thiết trong anh chỉ được thốt ra bằng lời ngắn gọn thế thôi. Nhưng nó sẽ được bàn tay anh, khối óc anh “nói” lên bằng những kiệt tác hội họa sau này…

Tiếng gọi của nghệ thuật! Ai dám sống theo?



IV. - TIẾN TRÌNH NHÂN – DUYÊN – QUẢ

Các câu chuyện được trích dẫn trong bài viết này, đều nói lên Tiến trình Nhân Duyên Quả của Tiếng gọi.

Tất cả vũ trụ này đều là tiến trình nhân duyên quả, thông qua ba đời, Quá khứ, Hiện tại, Vị lai - thì tiếng gọi cũng như thế!

Như thái tử Tất đạt đa từng ngàn muôn ức kiếp gieo nhân duyên giải thoát và cứu độ chúng sanh, cho nên kiếp này dẫu vua Tịnh Phạn tìm mọi cách để níu kéo, ngăn trở, nhưng cái quả là Ngài phải ra đi.

Nếu Tâm ta khuynh hướng về Tự do, Công bằng, Dân chủ, Bác ái, và suốt đời hy sinh cho những cứu cánh ấy, như luôn luôn đòi hỏi nhân quyền, chuyên đi làm từ thiện, cứu trợ những người khốn khó, hoặc viết sách khuyến khích “học làm người”, dạy dỗ và thuyết giảng về các đề mục như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… thì ta đã phát ra tiếng gọi của con người – dĩ nhiên đã và đang sum vầy trong cảnh sống của con người. không thể khác được.

Nếu chúng ta ưa hơn thua, ưa tranh giành địa vị trong một tầng lớp nào đó, ưa bày mưu lập đảng để tranh đấu vì một điều không bao giờ hiện hữu trên trái đất mà dẫn dụ chúng sanh xem như là chân lý(giả tạo)… tức là chúng ta tạo nghiệp nhân của A tu la, đồng nghĩa cất lên tiếng gọi A tu la, chắc hẳn chúng ta sẽ gặt quả báo của loài A tu la, chuyên tranh chấp, giành giật để rồi sống trong cảnh giới hơn thua, đấu đá nhau mãi.

Nếu chúng ta ưa những trò chơi rẻ tiền và lén lút xem những phim Sex bậy bạ, mê đắm những trò “xuống xóm mua vui”… thì chúng ta tạo một trong những nhân tố để làm loài bàng sanh, loài súc vật. Còn gọi là Tiếng gọi của súc sanh, bàng sanh.

Nếu chúng ta sống với tình yêu thương vô phân biệt, sẵn sàng nghe ai khổ sở, bức bối, bị áp chế… liền đến ngay để giúp đỡ, chia xẻ, an ủi. thì tâm ta đang sống trong tiếng gọi của Bồ-tát Quán thế âm, “năng dữ chúng sanh chi lạc, năng bạt chúng sanh chi khổ”, chuyên giải trừ tất cả mọi khổ nạn, tai ách của chúng sanh.

Nếu nhân duyên là cuộc sống chúng ta, thì cái quả là Tiếng gọi. Nếu tiếng gọi là nhân duyên thì cuộc sống chúng ta sẽ là cái quả. Bây giờ muốn phát ra Tiếng gọi nào, thì chúng ta cứ nhìn vào cuộc sống của ai đó, xem y hành xử thế nào, chí hướng đi về đâu, và công phu tu tập ra sao?



V.- CHÚNG TA PHÁT RA TIẾNG GỌI NÀO?

Nếu Tâm lúc nào cũng rung cảm theo tiếng rống uy hùng của Sư Tử Chúa tràn trề Phật lực, mang tính chất đại bi đại trí, giải thoát viên mãn, vô lượng quang, vô lượng thọ, thì đương nhiên Tâm đang ở trong cảnh giới thù diệu trang nghiêm của chư Phật, bởi vì chúng ta đang dõi theo âm thanh của Đấng Giác ngộ.

Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, âm thanh của đức Phật tức đấng giác ngộ, có mười thứ vô lượng.

1) Âm thanh Phật như Hư Không giới vô lượng vì âm thanh ấy trải khắp mọi nơi.

2) Âm thanh Phật như Pháp Giới vô lượng, vì không chỗ nào mà âm thanh ấy chẳng khắp.

3) Âm thanh Phật như chúng sanh giới vô lượng, vì âm thanh ấy khiến tất cả tâm hoan hỷ.

4) Âm thanh Phật như các nghiệp vô lượng, vì âm thanh ấy giải thích quả báo của nghiệp.

5) Âm thanh Phật như vô lượng phiền não vì âm thanh ấy có khả năng diệt trừ mọi phiền não.

6) Âm thanh Phật như ngôn âm của chúng sanh vô lượng, vì tùy theo sự hiểu biết của chúng sanh mà làm cho nghe được.

7) Âm thanh Phật như dục giải của vô lượng chúng sanh, vì âm thanh ấy quán sát cứu độ khắp chúng sanh.

8) Âm thanh Phật như tam thế vô lượng vì âm thanh ấy vô biên tế (không có giới hạn).

9) Âm thanh Phật như trí huệ vô lượng vì âm thanh ấy phân biệt tất cả.

10) Âm thanh Phật như Phật cảnh giới vô lượng, vì âm thanh ấy nhập vào Phật pháp giới.

Như vậy, tiếng gọi của Phật chính là âm thanh của Phật, có đặc chất “vô lượng”. Gồm có mười sắc thái Vô lượng như đã nói ở trên, được chứa đựng trong Danh hiệu Phật.

Vả lại, chúng ta cũng thừa hiểu rằng: tất cả tiếng gọi của thế gian đều dẫn đến chỗ trói buộc, phiền lụyvà chìm trôi sinh tử không dứt. Vì bản chất của thế gian là vô minh do đó tiếng gọi của thế gian là tiếng gọi hoàn toàn vô minh.

Chỉ có tiếng gọi của thánh nhân là mang nhiều đặc chất minh triết, hạnh phúc, bẻ gãy xiềng xích ngũ dục, là khô cạn biển khổ vô minh.

Nhưng duy chỉ có tiếng gọi của Phật là bậc nhất, là rốt ráo, là giải thoát tròn đầy, khắp đến tất cả, vang vọng mười phương pháp giới, không bị chướng ngại, không bị biến đổi, sinh diệt. Vì sao?

Vì tiếng gọi của Phật chính là danh hiệu Phật. Danh hiệu Phật chính là Đức Phật, với đầy đủ vô lượng vô biên đức tướng và năng lực Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác.

Kinh Hoa Nghiêm nói tiếp:

".... Nếu có những chúng sanh

chưa phát tâm bồ đề

được nghe danh hiệu Phật

quyết định thành chánh giác…”



Nhưng, làm thế nào để được “thường xuyên nghe Danh Hiệu Phật”? làm thế nào để mãi mãi “tiếp nhận Tiếng Gọi của Như Lai”?

Muốn tiếp nhận Tiếng Gọi của Như Lai, thì không chi hơn là xướng niệm danh hiệu Đấng Giác Ngộ. Hay là cất lên âm thanh tràn đầy Phật lực, âm thanh của Vô lượng thọ, âm thanh của Vô lượngquang…

Giáo sư, thi sĩ Phạm Công Thiện cũng đã viết trong cuốn Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở VềSự Im Lặng:

… sau cùng chỉ cần niệm Phật thôi, chẳng cần vãng sinh Cực Lạc gì cả, lúc ấy Tha Lực đột nhiên chuyển hóa thành Vô Lực; Vô Lực chuyển thành Diệu Lực của Không Tính, và tất cả mọi Ý Lực đã được hủy diệt, và tiếng “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” “Namo Amitàbhàya Buddhàya” trở thành tiếng kêu của kẻ Giác Ngộ, …



Tiếng kêu của kẻ Giác Ngộ?

Hay:

Ai buông Tiếng gọi giữa đời thiết tha?



Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật…

TA ĐI ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG?



Vĩnh Hảo





Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì.


Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời.


“Ta đi để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”


Thân nầy chẳng qua cũng chỉ được trăm năm. Thân không bền, vậy danh bền chăng? – Danh là cái trừu tượng, không có hình tướng, hẳn nhiên là có thể bền hơn thân. Nhưng nếu sống ở đời mà không làm nên công danh sự nghiệp gì như lập ngôn của Nguyễn Công Trứ “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” (2) thì dù đã có cái tên cha mẹ đặt cho, danh nầy cũng chỉ là cái tên bình thường như bao nhiêu người khác: vô danh; và cái thân vô danh cũng sẽ lặng lẽ đi qua cuộc đời trong vòng trăm năm, rồi để lại một nhúm tro, một nấm mồ, danh còn chăng thì còn trên bia mộ dãi nắng phơi sương trong nghĩa trang.


Đến như những người tài hoa trong văn học nghệ thuật, để lại những tác phẩm bất hủ, công danh của họ cũng không thể dài lâu như núi sông, như thiên địa. Vì vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đã tự thán, biết ba trăm năm sau còn có ai khóc cho Tố Như (3) nầy hay không! Ba trăm năm cũng là kỳ vọng khá cao, vì lúc ấy Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) chưa được viết. Kể từ năm 1820, khi tiên sinh nằm xuống, đến nay là 197 năm, người khóc Tố Như dường như đã giảm đi nhiều theo thời gian. Truyện Kiều được lưu truyền, ngâm đọc trong dân gian thì hãy còn người thường xuyên nhớ đến Tố Như. Nhưng khi chỉ còn cái tên trong văn liệu, nằm trong văn khố, văn học sử thì không ai dám chắc sẽ tồn tại bao lâu, và người khóc Tố Như e chỉ còn lác đác, năm thì mười họa mới trích dẫn Truyện Kiều xuống từ một trang mạng nào đó.


Thân như thế, danh như thế, ta đi để lại gì không?


Trăm năm sống ở đời, ai cũng để lại một cái gì, di sản hay di họa, cho người ở lại. Di sản hay di họa là do nơi lợi ích hay thiệt hại, từ hành nghiệp, sự nghiệp của người ra đi. Di sản có khi lợi ích cho một cá nhân, một gia đình, hay một dòng họ; có khi là công ích, làm lợi cho số đông xã hội, quốc gia, hay nhân loại. Di họa cũng thế, có khi là nợ nần hay tai tiếng làm tán gia bại sản, phá nát một dòng họ; có khi sai lầm, hoang tưởng từ chủ thuyết và chính sách, dẫn cả một dân tộc đến chỗ diệt vong.


Sống với nhận thức và chứng nghiệm sâu sắc về nguyên lý nhân-quả, người ta không chỉ tự hỏi, ta đi để lại gì không mà còn nên tự hỏi, ta đi mang theo gì không.


“Để lại gì” là dành cho người ở lại, “mang theo gì” là nghĩ cho chính ta.


Dành cho người không hẳn là vì lợi tha – có khi chỉ vì tình thế bắt buộc mà chính mình không hề nghĩ đến. Nghĩ cho ta chưa chắc là vị kỷ, bởi vì giữa ta và người, trong cuộc tử-sinh nầy, đều có tác động và tương thuộc lẫn nhau bởi nhân-quả. Để lại hay mang theo, là nơi cái “công” mà người ra đi tác tạo trong một đời, cùng với mục đích mà người ấy muốn để lại. Theo quan niệm của người Đông phương, “công” có thể là vật chất hay tinh thần, có thể nhỏ, có thể to lớn, nhưng lợi ích cho đời, cho người, thì gọi là “đức”; còn như chỉ gieo họa dài lâu cho nhiều người, nhiều thế hệ thì đó là “tội.”


Vì vậy khi lập thân, sống ở đời, người ta cần cân nhắc về nguyên nhân và hậu quả trong cả hành xử, lời nói và ý nghĩ của mình; mục tiêu tạo lập sự nghiệp của mình là gì, để lại cho người hay để mang theo?


Một khi ra đi, sang bên kia thế giới, hẳn nhiên là sẽ không mang theo được gì. Thân xác nầy còn không mang theo được thì tiền của, sản nghiệp, những người thân yêu… đều sẽ bỏ lại hết. Không một thứ vật chất nào có thể mang theo được (dù nhỏ xíu như viên kim cương, hay mỏng nhẹ như một mảnh bằng).





Không nhất thiết phải để lại gì cho đời. Nhưng nếu để lại thì để cho đáng, và cho đúng người, đúng chỗ. Cũng không nhất thiết phải mang theo gì cho nặng nề khi ra đi. Nhưng nếu cần mang theo gì, nên nhớ rằng cái có thể mang theo được là công (đức) hay nghiệp (tội) mà mình đã làm trong cuộc sống trăm năm nầy.


Một di sản (tinh thần hay vật chất) để lại cho người vô tích sự, cho người xấu-ác, thì di sản ấy cũng thành vô dụng, sẽ bị hủy hoại không lâu sau đó; mà nếu kẻ xấu-ác kia sử dụng di sản ấy để làm việc ác, tổn người hại vật, phung phí hưởng lạc cá nhân, thì “công đức” của người ra đi chẳng những không có gì mà còn gián tiếp mang theo nghiệt tội.


Ngược lại, di sản được trao đúng người, được sử dụng đúng việc, mang lại lợi ích cho đời, cho người, thì với tác động dây chuyền của nhân-duyên-quả, di sản ấy không những tăng ích mãi, mà công đức của người ra đi cũng vô hạn lượng. (4)





Thu sang rồi.


Đêm về, hơi thu lạnh se sắt. Nhưng khi trời sắp sáng, những luồng gió dữ từ rừng núi thốc về mang hơi nóng hầm hập khô khốc suốt mấy ngày đầu mùa. Khắp nơi, lá chầm chậm chuyển sắc. Lá vàng chen lá xanh. Mai kia lá sẽ khô, rụng. Như bao nhiều đời người đã đến và đi, qua trần gian nầy. Không ai biết có bao nhiêu bao lá vàng rơi nơi đây, hay lặng lẽ rơi trên rừng thẳm. Cũng không ai quan tâm có những hành giả đến rồi đi, vô tung vô tích trên đỉnh cao mờ bóng mây ngàn. Hạc trắng bay qua tầng không. Không để lại gì. Không mang theo gì. Có chăng là làn gió thoảng, theo sau đôi cánh vỗ; và một trời xanh biếc, bềnh bồng mây trắng bay.





(1) Thơ Vũ Hoàng Chương, trích từ thi tập Rừng Phong, do Nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1954 (theo Nhà thơ Viên Linh trong “Chiêu Niệm Văn Chương,” trang 121-122):


Nguyện cầu


Ta đi để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về.


Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.


Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.
Nói chi thua-được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu.


Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn-mất hơi tàn thanh âm.


(2) Nợ tang bồng, thơ Nguyễn Công Trứ. Nên hiểu rằng đối với Nguyễn Công Trứ và ngữ nghĩa của thời đại ông (hậu bán thế kỷ thứ 18), hai chữ “công danh” không tách rời nhau. Cho nên nói “danh” là nói “công.” Không có công thì không có danh. Ở đầu bài, hai chữ “công danh” này đã được nhắc đến (Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn), nên khi nói “danh” ở câu sau, hàm ý công danh, sự nghiệp đóng góp cho non sông, chứ không phải khuyến khích chạy theo danh vọng như một số người thời nay lầm tưởng và thực hiện cho kỳ được.


(3) “Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”


Hai câu cuối của bài Độc Tiểu Thanh Ký, trích từ “Thanh Hiên Thi Tập” của Nguyễn Du, tác phẩm được viết vào khoảng 1802 – 1804 (theo Gs. Lê Thước & Gs. Trương Chính trong “Thơ Chữ Hán Nguyễn Du,” nxb Văn Học, 1978). Tố Như là một bút hiệu khác của Nguyễn Du.


(4) Như Nobel Prizes, được thành lập năm 1895, là di sản của nhà phát minh người Thụy Điển, Alfred Nobel (1833-1896), tăng ích mỗi năm trên những giải thưởng dành cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo, cống hiến lợi ích cho nhân loại qua các lĩnh vực Vật lý (Physics), Hoá học (Chemistry), Y học (Medicine), Văn học (Literature) và Hòa bình (Peace). Đến năm 1968 thì Swedish National Bank lập thêm giải Khoa học Kinh tế (Economic Sciences) để tưởng nhớ Alfred Nobel.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả?





Nguồn: “Why is purple considered the color of royalty?”,


Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang


Màu tím đã gắn liền với nhiều bậc quân vương từ thời kỳ cổ đại, khi đó màu này được quý trọng vì có sắc đậm và thường được dành riêng cho giới tinh hoa. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím[1]”.


Nguyên nhân màu tím có được danh tiếng vương giả như vậy chỉ đơn giản là vì quy luật cung – cầu. Trong suốt nhiều thế kỷ, việc buôn bán thuốc nhuộm màu tím tập trung ở thành phố Tyre của người Phoenicia, ngày nay thuộc Lebannon (Li-băng). “Màu tím xứ Tyre” của người Phoenicia có từ một loài ốc biển ngày nay có tên Bolinus brandaris, loài ốc này quý hiếm đến mức giá trị của chúng được tính bằng số vàng có khối lượng tương ứng. Để tạo ra được thuốc nhuộm tím, thợ nhuộm phải đập vỡ vỏ ốc, trích xuất chất dịch nhầy màu tím và đem phơi ra ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian chính xác. Cần đến 250.000 con ốc mới đủ tạo ra một ounce (khoảng 30 gram) thuốc nhuộm dùng được, nhưng kết quả thu được sẽ có màu tím rực rỡ và khó phai mờ.


Trang phục nhuộm màu tím có giá đắt đến mức không tưởng – một pound (khoảng 0,45 kg) len màu tím còn đắt hơn số tiền người bình thường kiếm được trong một năm – vì vậy chúng đương nhiên trở thành biểu trưng cho giới giàu có và quyền lực. Thêm nữa là màu tím xứ Tyre còn được cho là tượng trưng cho màu máu khô – màu mà tương truyền là có ý nghĩa linh thiêng. Sự độc quyền sử dụng màu tím của giới hoàng gia cuối cùng đã dần biến mất sau khi Đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ 15, nhưng màu tím vẫn không trở nên phổ biến hơn cho đến những năm 1850, khi thuốc nhuộm tổng hợp bắt đầu xuất hiện.


—————-


[1] Nguyên văn: “born in the purple”.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

PHỤ NỮ VÀ LÀM ĐẸP




Sinh ra trên đời được làm phụ nữ là một điều hạnh phúc, vì kể từ khi chào đời bạn đã được yêu mến gọi là “phái đẹp”. Lớn lên, thậm chí cho đến già, nếu bạn vẫn còn tự hào mình đẹp thì bạn vẫn còn được đàn ông săn đón như diễn viên điện ảnh Trung Quốc Lưu Hiểu Khánh ở tuổi ngoài 60 vẫn có thể vào vai một cô gái đẹp đôi mươi và vẫn cưới được thêm một tỉ phú về làm chồng thứ tư, hay như ca sĩ có giọng hát lả lơi Ý Lan, đã gần 60 tuổi mà mỗi lần chị xuất hiện trên sân khấu hay ngoài đời thường đều khiến chúng ta ngỡ ngàng vì sự trẻ trung xinh đẹp và rất điệu đà.


Câu danh ngôn nổi tiếng “Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp” mà cánh đàn ông sau khi vỡ mộng thường chua chát trong hơi men rằng “Không có phụ nữ đẹp, chỉ có phụ nữ biết làm đẹp” quả là rất chí lý và đáng mừng thay cho những ai “biết” làm đẹp.


***


Làm đẹp là hành động mà bất kỳ một người phụ nữ nào bắt đầu có nhận thức đều đã làm và nên tiếp tục làm cho đến cuối chặng đường đời phù hoa này. Một đứa trẻ chập chững biết đi đã biết soi gương và cài cho mình một mớ nơ xanh đỏ tím vàng lên đầu. Một bà cụ trăm tuổi trong cơn hấp hối xếp hàng mua vé về với tổ tiên cũng còn nhớ dặn con cháu chải cho mình cái đầu tử tế rồi quấn lên chiếc khăn nhung đen huyền đã may sẵn từ lần ốm năm kia…


Bản chất của việc làm đẹp là điều rất tốt đẹp, đúng đắn. Mỗi người chúng ta đẹp hơn lên là một nhánh lan rừng điểm xuyến thêm cho mùa Xuân muôn sắc. Vì vậy, ai cũng cần làm đẹp và nên biết cách làm đẹp cho bản thân, nhất là phụ nữ hiện đại.


Tuy nhiên cũng không hiếm phụ nữ bỏ bê sắc đẹp. Không phải vì họ không muốn đẹp, mà có thể họ tự cho mình cái quyền “được xấu” khi đã đạt được một thành quả nào đó như lấy được chồng hay “trói” được một anh chàng nào đó đúng kế hoạch… Họ không biết rằng chiến lợi phẩm họ vừa mới chiếm đoạt được không phải là một cái tivi hay một cái ipad mà là một loại động vật bậc cao có tâm hồn, có mắt để nhìn, có óc để suy và đặc biệt là có chân để chạy!


Để tìm một điển hình cho thành phần này chẳng đâu xa lạ. Bạn cứ nhìn một vòng quanh công sở bạn làm việc hay một vòng quanh hàng xóm nơi bạn sinh sống. Một cô chừng 30 tuổi có một anh chồng lười việc nhà và hai đứa con thơ sẽ sẵn sàng cho phép mình mặc một chiếc áo nhàu nát hay đi một đôi săng đan màu sặc sỡ nhưng cáu bẩn đất cát, ngồi lên một chiếc xe máy khoảng chừng hai năm rưỡi chưa lau chùi rửa ráy để ra đường, thậm chí đến cả chỗ làm. Rồi một ngày hè bức bối nào đó chồng cô có lỡ buồn mồm nói mát mẻ đôi câu cho bớt cái nóng bức thì ngay tối hôm đó anh chồng sẽ được ngồi nhai rau muống luộc với cơm nguội và cố mà đọc cho được cái thông điệp trên bộ mặt cang trường kia rằng “Tôi còn bận lo cho hai đứa con, thời gian đâu mà làm đẹp, thời gian đâu mà anh đòi sơn hào hải vị…”. Anh chồng may mắn có được người vợ hết lòng chăm lo con cái kia sẽ ngồi gật gù thương cảm, gỡ chút xơ rau muống già dắt nơi kẽ răng khẽ dịu dàng thưa với vợ anh rằng “Thật may cho cái cô Angelina Jolie kia, cô có tận 6 đứa con để tự tay chăm sóc chứ nếu cũng chỉ có 2 đứa như em thì chắc giờ cô ta phải bù xù, xấu xí lắm em nhỉ?”…


Ngoài ra cũng có những người phụ nữ luôn nghĩ rằng mình vốn xấu sẵn rồi, mình không thể đẹp lên được nên mặc kệ nó. Suy nghĩ này là vô cùng tai hại, vì sống với suy nghĩ đó thì tất yếu mỗi ngày bạn sẽ mỗi xấu hơn thêm.


Quay lại vấn đề chính là làm sao để bạn đẹp hơn mỗi ngày?


Tôi không phải là nhà chuyên môn trong việc làm đẹp nên không thể đi sâu chi tiết, hay hướng dẫn bạn cách làm đẹp. Vả lại điều đó không mấy quan trọng khi một người đã có đủ quyết tâm, đủ nhiệt huyết để làm đẹp. Vì một khi bạn đã có đủ động lực, bạn tin rằng mình sẽ “Ngày một đẹp hơn!” và bạn “Không chấp nhận mình xấu!” Thì bạn sẽ có trăm phương nghìn kế để làm cho mình đẹp lên.
Trong khuôn khổ nội dung bài viết này, tôi hy vọng rằng sẽ truyền được cho bạn chút nhiệt huyết làm đẹp, cho bạn thấy những lý do chính đáng để bạn luôn phải làm đẹp bản thân và hướng cho những người xung quanh bạn cùng làm đẹp.


***


Lý do đầu tiên là: chẳng ai thích bạn xấu cả(đặc biệt là bạn)!


Có chăng chỉ là mấy đứa ghen ăn tức ở hoặc là vợ của xếp bạn. Mà thế thì bạn càng cần phải đẹp!


Nếu bạn là phụ nữ, có thể bạn không tin. Nhưng đàn ông chúng tôi thực sự cảm thấy xui xẻo và mất hứng khi gặp phụ nữ “xấu”. Kiểu như, mới mờ sáng bước ra ngõ đã gặp ngay một cô tuổi đôi mươi, kéo lê xoèn xoẹt đôi dép, đầu tóc rối bời, quần áo nhếc nhác… Chữ “xấu” tôi để trong ngoặc kép và xin các bạn đừng hiểu đơn thuần theo nghĩa đen. Bạn không cần phải đẹp như tiên sa, toả sáng như thiên thần. Vì dù bạn có đẹp như tiên nhưng bạn đến chỗ đông người với một cái miệng hoặc một cái nách ngát hương thì lập tức bạn tự biến mình thành con vịt xấu xí. Ngược lại, có thể sinh ra bạn đã có ngoại hình khiếm khuyết, có thể bạn “không đẹp” theo một số tiêu chí sách vở nào đó… Nhưng bạn vẫn là người phụ nữ “đẹp” nếu bạn biết trân trọng những gì bạn có, tự tin(không lố bịch) và luôn hướng đến cái đẹp. Nói có thể bạn không tin, nhưng nếu xem những bức ảnh của cô đào Marilyn Monroe lúc còn chưa nổi tiếng, quá nửa phụ nữ thấy mình còn xinh hơn. Với cái nốt ruồi to ở vị trí được cho là khá vô duyên vào thời đó, nếu là một người bình thường có thể đã xoá bỏ nó. Nhưng Marilyn Monroe đã tự tin với nó và khiến cho cả thế giới thay đổi quan điểm, rồi cùng với những nỗ lực không ngừng, cô đã trở thành biểu tượng của sắc đẹp cho đến tận ngày hôm nay.


Lý do thứ hai là: làm cho mình đẹp hơn không quá khó như nhiều người vẫn hay nghĩ!


Sự thật là làm đẹp không quá phức tạp, không quá cầu kỳ và gian nan như bạn nghĩ. Không cần thiết phải bỏ ra hàng đống tiền và vài tiếng đồng hồ mỗi ngày để đắp đủ các thứ lên mặt, bôi đủ các thứ chẳng rõ nguồn gốc lên cơ thể để có làn da đẹp. Những thứ đó chỉ là những tác động ngắn hạn, không phải là giải pháp lâu dài. Điều gì sẽ xảy ra với làn da của bạn nếu bạn ngừng sử dụng nó? Cũng không loại trừ trường hợp có rất nhiều tác dụng phụ của nó chưa xuất hiện ngay thời gian đầu bạn dùng nó cho đến khi bạn phát hiện ra thì đã muộn. Muốn có một làn da đẹp(trừ những người mắc bệnh ngoài da mãn tính hoặc rối loạn nội tiết…), bạn cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Không đến mức như các ngôi sao chuyên nghiệp, nhưng ít ra bạn cần hiểu thứ mình đang nhồi vào bao tử vốn khá nhạy cảm của mình là gì? Và đặc biệt đảm bảo cho mình một giấc ngủ ngon(không quá dài và không quá ngắn, chừng 6 tiếng mỗi ngày là vừa). Ngoài ra việc duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên không những giúp cho chúng ta có một hình thể đẹp mà còn giúp chúng ta có một sức khoẻ tốt, một khả năng bền bỉ chống lại bệnh tật. Mà một người thường xuyên bệnh tật cũng không bao giờ có một làn da đẹp.


Cũng không nhất thiết phải bỏ ra mấy chục triệu đồng mỗi năm để mua thẻ tập nếu bạn chưa có đủ điều kiện kinh tế và thời gian. Để có một hình thể đẹp thì điều đầu tiên bạn cần khắc cốt ghi tâm là:


Trân trọng lấy cái hình thể bạn đang có ngay lúc này!


Có thể bạn sẽ cảm thấy buồn cười. “Tôi béo thế này có gì mà trân trọng?”, hoặc là “Tôi gầy ốm tong teo thế này có gì mà trân trọng?”.


Bạn cần nhớ rằng, với suy nghĩ đó, với cách bạn đang thả trôi con người bạn, thì chỉ một năm, thậm chí một vài tháng sau bạn sẽ lại mơ ước về hình thể của bạn lúc này! Vì thế bạn hãy trân trọng nó, đừng ghét bỏ nó! Và bạn hãy bắt đầu chiến dịch làm cho nó ngày một hoàn thiện hơn ngay từ ngày hôm nay! Ngay từ lúc này! Và với bất kỳ thứ gì bạn đang có sẵn! Một mẩu dây, một vài bậc cầu thang, một chiếc ghế, thậm chí là ngay chiếc giường bạn vẫn thường ngủ… với vài phút đồng hồ những khi bạn rỗi và cái bụng không quá no. Cách tập thế nào thì đã có cụ Google chỉ bảo tận tình miễn phí, tôi cũng không cần phải nói kỹ. Và nhảy dây hay nằm ngửa trên giường tập cơ bụng, cơ lưng thì rất đơn giản mà hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Bạn tập môn nào cũng được. Erobick, võ thuật, khí công, yoga, thể dục nhịp điệu, chạy bộ, bơi lội… Miễn là bạn thấy phù hợp và cảm thấy hạnh phúc với nó.


Tuy nhiên đại đa phần những người chưa làm được đều có lý do là quá bận, thời gian không cố định được hoặc là không có tiền… Nếu vậy, bạn hãy bắt đầu bằng những thói quen tốt, gần gũi với cuộc sống hàng ngày mà không hề mất thời gian hay tiền bạc gì cả như:


Cố gắng đi bộ nếu quãng đường không xa và bạn không quá vội. Mỗi lần đi bộ bạn hãy cố gắng rảo bước thật nhanh, vươn dài bước chân hơn mức bình thường. Điều này nếu bạn để ý sẽ thấy người phương Tây luôn luôn như vậy.


Khi đi cầu thang ít nhất bạn hãy bước 2 bậc một lần bước, nếu là thanh niên có thể nhảy lò cò, bước thụt lùi… Điều này cũng như nhảy dây, chạy bộ, rất tốt cho đôi chân, bớt nhão, bớt lồi lõm, săn chắc hơn. Và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, phấn khích khi làm được những điều chẳng giống ai như vậy.


Rồi những khi bạn nằm đọc sách, xem tivi hay mơ mộng về một anh chàng nào đó bạn cũng có thể tập được bằng nhiều tư thế khác nhau. Ví dụ như bạn có thể nằm ngửa, kê một chiếc gối cao, hai tay cầm sách đọc, duỗi thẳng hai chân và nâng lên lơ lửng cách mặt giường khoảng chừng gang tay. Giữ được càng lâu càng tốt!…


Nói thì dài, nhưng chung qui lại bạn nên nhớ rằng bản thân bạn vốn đã chứa đựng đầy đủ những yếu tố để đẹp rồi. Chỉ cần bạn cho nó một cơ hội để toả sáng ra ngoài, cho nó một cơ hội để phát triển mà thôi. Thật vậy, bất kỳ ai, chỉ cần “gọn gàng, sạch sẽ, thơm tho” là đã đẹp được một nửa. Duyên dáng, hay đơn giản hơn là “không vô duyên” là đã đẹp được ba phần tư. Thêm vào “hiểu biết, nhân ái” là đẹp toàn diện.


***


“Gọn gàng, sạch sẽ, thơm tho” thì thật dễ và ai cũng biết cách làm. Tuy nhiên cũng đừng vì sạch quá mà cả ngày cầm đũa đi gắp vi trùng trong khi chồng ngủ gật chờ cơm, và cũng đừng vì thơm mà mỗi khi chuẩn bị ra đường bạn lại giội lên cơ thể một nửa gáo nước hoa.


Để được duyên dáng có thể khó nhưng để “không vô duyên” khi chẳng mấy khó. Chỉ cần bạn đừng cười hở quá nhiều răng khi bạn có một hàm răng đen xỉn 3068. Bạn cũng không nên quá tự tin mặc quần shot cũn cỡn đến dự tiệc trong khi bạn sở hữu một cặp đùi ếch ộp với rất nhiều lúm đồng tiền trên đó.


Còn “hiểu biết, nhân ái” thì hãy để bạn tự mình suy xét và trở thành một người phụ nữ đẹp toàn diện cho đàn ông chúng tôi được thấy yêu đời hơn.


Cuối cùng xin nhờ mấy đức ông chồng những khi rảnh rỗi ngồi gỡ xơ rau muống dắt răng đừng nên trách vợ mình đoảng, mà hãy tự ngậm ngùi vì tạo hóa ban tặng cho hàm răng thưa. Và hãy lựa lời mà đọc to, rõ ràng cho vị hôn thê của mình nghe bài này nhé. Vì những phụ nữ lười làm đẹp cũng rất ít khi siêng đọc!




Phạm Phú Quảng

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

‘Mẹ già như chuối chín cây’,







Ân hận lớn nhất đời này của chúng ta chính là chưa bao giờ kịp nói một lời yêu thương với những đấng sinh thành…

Ở làng nọ, có một cây táo vừa cao vừa lớn, quanh năm cây lá xanh tươi, quả sai trĩu trịt. Cây táo mọc ngay đầu làng, suốt bao nhiêu năm nay đã trở thành nơi che mưa cho nắng cho dân làng. Tụi trẻ con cũng hay kéo nhau ra đây chơi trốn tìm.

Có những đêm trăng sáng, giữa ánh trăng vằng vặc mênh mang, bọn trẻ đuổi nhau quanh gốc cây, tiếng cười giòn tan vang trong không trung thăm thẳm. Cây táo cổ thụ lại mỉm cười nhìn chúng hạnh phúc. Những chiếc lá vui vẻ đu đưa như đang cất tiếng hát nhè nhẹ.

Một cậu bé ở trong làng rất thân thiết với cây táo, hàng ngày đều chạy ra gốc cây chơi thơ thẩn một mình. Đến mùa hoa táo, cậu nhặt những bông hoa trắng muốt nhỏ li ti, rồi xếp hình trái tim, hình cái kính và ông mặt trời. Chơi chán cậu lại leo lên chạc cây gần mặt đất, ngồi vắt vẻo trên đó. Cậu tưởng tượng như mình đang chuẩn bị bay thẳng lên cung trăng chơi với chị Hằng và chú Cuội vậy.

Có những khi mệt lả, cậu lại ngủ luôn trên những chạc cây. Cậu thích nhất là những lúc trời nắng nóng oi bức được ngồi dưới tán cây mát mẻ. Cây táo mỉm cười hạnh phúc nhìn cậu bé, ôm trọn cậu vào giữa những tán cây của mình. Cậu bé leo lên cây, chọn những trái chín mọng, đỏ ươm, vừa ăn vừa cười tít cả mắt.

Bốn mùa xuân hạ thu đông nối đuôi nhau, mọi người trong làng cũng đã quen với cảnh cậu bé suốt ngày quanh quẩn bên cây táo. Cậu rất yêu cây táo, có những lúc mẹ gọi về ăn cơm, gọi tới 3, 4 lần mới kéo được cậu về nhà.

Mẹ nhìn cậu cười xòa nói: “Thân nhau nhỉ? Tối cho ngủ luôn trên cây với bầy dơi nhé”.

Cây táo cũng rất yêu mến và thích chơi với cậu.

Về sau lớn lên, cậu bé bắt đầu bận rộn với bài vở và hò hẹn với bè bạn, không còn thói quen hàng ngày tới chơi đùa với cây táo nữa. Thi thoảng thấy bóng cậu đi ngang qua, cây táo mừng lắm, những tán cây như muốn vươn tới, sà vào lòng cậu bé.

Một hôm, cậu lại tới chỗ cây táo, cây táo buồn buồn, nói muốn chơi đùa với cậu. Cậu nói: “Không được, tớ không còn nhỏ nữa, không thể chơi với bạn được nữa. Tớ muốn chơi ô tô với tàu thủy điều khiển từ xa cơ, nhưng tớ lại không có tiền mua”.

Cây táo nói: “Thật là tiếc, tôi cũng không có tiền cho cậu. Nhưng nhìn này, những trái táo trên thân tôi trông rất đẹp mắt, lại ngon miệng nữa. Cậu hãy hái hết quả trên cây của tôi mang đi bán, chẳng phải cậu sẽ có tiền rồi hay sao?”.

Cậu bé vô cùng cảm kích, hái tất cả trái táo trên cây xuống, vẻ mặt hớn hở, cậu nhảy chân sáo rời đi.

Sau đó, rất lâu sau cậu bé cũng không trở lại. Cây táo đứng một mình giữa không gian vắng lặng, hồi tưởng lại khuôn mặt đáng yêu của cậu rồi thở dài. Cây táo lặng lẽ đứng im phăng phắc, chẳng buồn nhúc nhích lấy một cái lá, cứ đau đáu nhìn về con đường làng nhỏ quanh co dẫn đến nhà cậu bé.

Một hôm, cuối cùng thì cậu bé cũng đến. Nhưng không còn là cậu bé ngày xưa với khuôn mặt bầu bĩnh nữa. Giờ cậu đã là một chàng thanh niên cao lớn. Nhưng trong lòng cây táo, cậu vẫn là cậu bé ngày nào. Cây táo quá đỗi vui mừng, sà tán cây xuống vuốt ve khuôn mặt cậu, vẻ mời mọc cậu bé cùng chơi với mình.

Cậu nói: “Không được, tôi không có thời gian chơi với bạn được đâu. Tôi bận lắm. Tôi chuẩn bị lấy vợ đấy. Nhưng nhà tôi nhiều chỗ bị mục nát hết rồi, chúng tôi cần một ngôi nhà mới, sau này còn đón bọn trẻ ra đời nữa. Bạn có thể giúp tôi không?”.

“Tôi không có nhà”, cây táo nói. “Nhưng, cậu có thể chặt hết cành cây của tôi xuống để đóng lấy một cái nhà. Cậu sẽ không phải lo lắng cho vợ con mình nữa”.

Thế là cậu thanh niên chặt hết cành cây xuống, vui vẻ chở về dựng nhà. Nhìn thấy cậu thanh niên vui vẻ, cây táo cũng hớn hở ra mặt. Mặc dù trên thân cây táo thi thoảng lại ứa ra những vết nhựa đùng đục, lâu lâu chuyển thành màu vàng vàng. Có lẽ phải mất một thời gian thật lâu những vết nhựa ấy mới khô đi, cây táo mới không bị bứt rứt vì cơn đau đớn gặm nhấm.

Nhưng từ đó không thấy cậu thanh niên đến thăm cây táo nữa. Giờ cây táo không còn cành lá xum xuê như trước. Những trái táo mới ra cũng còi cọc, không còn mọng nước và ngọt lịm. Người dân trong làng cũng không dừng chân trò chuyện dưới gốc cây táo cành lá xác xơ nữa.

Cây táo cứ đứng một mình lẻ bóng và ủ rũ suốt ngày này qua ngày khác, suốt tháng này qua tháng khác, suốt năm này qua năm khác. Cây táo lại chìm vào sự cô đơn và nỗi bi thương da diết vì mong nhớ “cậu bé”.

Một mùa hè nọ, cậu thanh niên đã trở về! Cây đại thụ quá đỗi vui mừng nói: “Lại đây chơi với tôi nào. Cậu đi đâu mà giờ mới về, tôi nhớ cậu lắm đó, cậu có biết không?”.

Cậu thanh niên giờ đã bước sang tuổi ba mươi, một vài nếp nhăn vì lo toan cho cuộc sống đã in hằn trên trán cậu. Cậu nói: “Bây giờ tâm trạng tôi không được vui, mỗi ngày tôi lại già đi. Mà tôi thì muốn căng buồm ra khơi, muốn tìm một góc trời bình yên để có thể thư giãn một chút. Bạn có thể cho tôi một con thuyền không?”.

Cây táo nhìn lại thân xác tàn tạ của mình, chẳng còn gì ngoài vài cành cây to. Cây táo âu yếm nhìn cậu nói: “Hãy chặt những cành to của tôi đi mang đi làm thành một cái thuyền! Cậu sẽ được thỏa nguyện”.

Thế là cậu đốn hạ những cành to của cây đại thụ xuống để làm thành một chiếc thuyền gỗ chắc chắn. Trước khi rời đi cậu ôm chầm lấy cái thân cây trơ trọi, mắt cậu ươn ướt. Cây táo chỉ mỉm cười hiền từ với cậu, ánh mắt đau đáu dõi theo cho tới khi bóng cậu khuất hẳn…

Lần này cây táo không còn sung sức như trước nữa. Cái thân cây cô độc trơ trọi như muốn oằn mình xuống. Trên thân cây đã thêm những lớp vỏ xù xì, thô ráp. Cây táo biết mình đã già thật rồi, không biết có thể tiếp tục chờ đợi “cậu bé” trở về không nữa. Những giọt nhựa cây to như giọt nước mắt nhỏ xuống thân và gốc cây. Cây táo đau đớn vì phải lìa xa một phần thân thể của mình thì ít mà vì xa “cậu bé” thì nhiều.

Cậu thanh niên vui vẻ giong buồm ra khơi thực hiện hoài bão của mình. Cậu cũng không nghĩ quá nhiều về cây táo. Không biết bao nhiêu cái xuân hạ thu đông nối gót nhau qua đi như cuốn tranh bốn mùa lần giở hết trang này tới trang khác. Chẳng biết đã bao lâu rồi cây táo không được thấy khuôn mặt cậu.

Có những hôm trái gió trở trời, cây táo trông lại càng xác xơ, gầy guộc hơn trước. Thân cây táo dần dần bị bầy mối ăn mục ruỗng, người ta phải chặt cả thân cây táo đi, chỉ còn để trơ lại cái gốc cây xù xì.

Mấy chục năm sau, cuối cùng thì cậu thanh niên cũng quay về thăm cây táo. Nhưng giờ cậu đã là một ông lão tóc bạc, cái lưng cũng không còn thẳng như trước.

Cây táo nhìn thấy cậu vui như nắng hạn gặp mưa rào nhưng bất chợt buồn bã vì mình chỉ còn trơ cái gốc. Cây táo nói: “Xin lỗi cậu nhé. Tôi đã không còn gì cho cậu nữa rồi, quả của tôi cũng hết rồi”.

Ông lão nói: “Răng của tôi đã rụng hết, không thể ăn được trái cây nữa rồi”.

Cây táo lại nói: “Tôi cũng không còn cành to để cậu leo lên nữa”.

Ông lão lại nói: “Tôi già rồi, không leo nổi nữa đâu”.

“Thân của tôi đã bị mối ăn mục ruỗng hết, người dân trong làng cũng đẵn đi rồi. Tôi chẳng còn thứ gì có thể cho cậu được nữa… Chỉ còn lại mỗi cái rễ già khô này thôi”. Trên khuôn mặt nhăn nheo của cây táo đã ngân ngấn những giọt nước mắt.

Ông lão nói: “Đã bao năm trôi qua, bây giờ tôi cũng đã thấm mệt. Tôi chẳng còn thiết tha gì nữa. Tôi chỉ muốn có một nơi để nghỉ ngơi thôi”.

Cây táo reo lên vui mừng:

“Được, vậy thì cái rễ già của tôi thích hợp nhất cho cậu nghỉ ngơi rồi, hãy ngồi xuống và nhắm mắt lại, tôi sẽ ru cho cậu ngủ nhé!”.

Ông lão ngồi xuống, cây đại thụ vui mừng rớt nước mắt… Bao nhiêu ký ức lại ùa về. Nhớ những ngày đầu, khi ấy ông lão bây giờ chỉ là một cậu bé lon ton xếp hình trái tim dưới gốc cây, đến khi cậu có một mái ấm của riêng mình, rồi lại bay cao bay xa nơi chân trời góc biển. Giờ này cậu lại trở về bên cây táo.

Với cây táo, đó đã là điều quá mãn nguyện rồi, là hạnh phúc tuyệt vời nhất rồi. Cây táo hạnh phúc vì mình đã làm tất cả những gì có thể, chỉ cần cậu bé vui là được. Dẫu sức tàn lực kiệt, cây táo vẫn thấy hạnh phúc lâng lâng khi lại được dang tay ôm “cậu bé” vào lòng, lắng nghe hơi thở và vuốt ve cậu…

Bao nhiêu ký ức lại ùa về, kỷ niệm đã qua như được thâu lại trong một cuộn phim. Giờ đây cậu bé đã già, cây táo đã mục ruỗng, cuộc đời rồi cũng có lúc kết thúc, hãy trân quý những gì bạn đang có.
***

Cây táo và cậu bé trong câu chuyện trên là một ẩn dụ rất sâu sắc. Bạn có từng nghĩ rằng phải chăng cây táo ấy chính là hình ảnh của cha mẹ, còn cậu bé kia chính là chúng ta?

Ngày nhỏ, chúng ta thích chơi đùa với cha mẹ. Sau khi lớn lên, có những người bạn mới rồi có người yêu, rồi có vợ. Ta lại rời xa cha mẹ để theo đuổi hạnh phúc và sự nghiệp của riêng mình. Chỉ đến khi gặp chuyện buồn đau, phiền phức, muốn tìm một bến đỗ bình yên sau tháng ngày mỏi mệt, chúng ta mới quay về bên họ.

Nhưng dẫu ta đối xử với cha mẹ thế nào thì cha mẹ cũng vẫn mãi mãi ở đó, mòn mỏi chờ đợi bóng dáng của ta. Cha mẹ dốc cạn mọi thứ chỉ để được nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt chúng ta. Có thể bạn cho rằng cậu bé thật tàn nhẫn với cây đại thụ, nhưng trớ trêu rằng đó lại là cách mà rất nhiều người chúng ta đang đối đãi với cha mẹ mình.

Xin hãy trân quý thời gian được ở cùng cha mẹ, bởi vì: “Mẹ già như chuối chín cây, biết ngày nào rụng, biết ngày nào rơi!”.

Thời gian vẫn cứ trôi đi mang thêm những nếp nhăn trên gương mặt cha mẹ, lấy đi sức sống trên dáng hình của cha mẹ. Một sớm mai, ngoảnh nhìn trong gương, tóc đã bạc đi mấy phần, da đã điểm vết đồi mồi.

Rồi đến một ngày thời gian cũng đón cha mẹ tới một thế giới khác. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi. Ân hận lớn nhất đời này của chúng ta chính là chưa bao giờ kịp nói một lời yêu thương với những đấng sinh thành…

Minh Nguyệt

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

SỨC MẠNH CỦA SỰ TỬ TẾ





Nguyên Cẩn

Người ta thường cho rằng trong thời bao cấp, khó tìm thấy nụ cười. Không phải vì người ta quá lo toan cuộc sống mà quên mất nụ cười mà là vì ngày ấy cơ chế xin cho còn quá nặng nề (!) đến mức tìm được một cô mậu dịch viên hay anh nhân viên trực tổng đài điện thoại nói năng dịu dàng còn khó hơn hái sao trên trời. Giờ đây, vào các quán xá, cơ quan (trừ các cơ quan công quyền), công ty, ngân hàng, người ta bắt gặp nhiều nụ cười hơn, có khi cười theo “quán tính”, nhưng cũng vẫn cứ là cười kèm theo những lời chào hỏi ân cần. Sức mạnh của nụ cười và sự niềm nở, theo hai tác giả Linda Kaplan Thaler và Robin Koval, chính là sức mạnh của sự tử tế. Các tác giả dẫn chứng sự lớn mạnh của Tập đoàn The Kaplan Thaler bắt nguồn từ việc ký kết được hợp đồng với một trong những đối tác lớn là US Bank, ngân hàng lớn thứ sáu của Hoa Kỳ. Vào ngày đối tác đến, dù chuẩn bị rất kỹ, họ vẫn cảm thấy lo sợ khi trong chuyến viếng thăm này có ngài Chủ tịch US Bank, Richard Davis. Khi vị chủ tịch bước vào phòng họp cùng đoàn người của ông, ông nhắc ngay đến Frank, nhân viên bảo vệ bên ngoài. Ông nói: “Anh ấy đón tôi nhiệt tình quá. Thế nên tôi chợt nghĩ, sao mình không muốn làm việc với một công ty có những người như Frank chứ?”. Ông ấy nào biết, anh chàng bảo vệ nhiệt tình Frank luôn niềm nở và luôn chúc mọi người khách một ngày tốt đẹp mỗi khi họ đến công ty.

Dù rằng Davis không chỉ vì anh bảo vệ công ty mà giao kết làm ăn nếu không có ấn tượng về cách làm ăn của Kaplan Thaler Group, thế nhưng công của Frank không phải là nhỏ. Câu chuyện diễn ra tiếp theo được các tác giả ví như chuyện phim Disney với hàng triệu đô la rót vào tài khoản của mình. Khi viết “Sức mạnh của sự tử tế”, họ đã “hoàn toàn không còn tin vào triết lý phổ biến hiện nay là ‘Thật thà thường thua thiệt’” hay “Ở hiền chưa chắc gặp lành”. “Thành công của chúng tôi giành được không phải bằng gươm đao mà bằng hoa và chocolate. Sự lớn mạnh của chúng tôi không phải kết quả của nỗi sợ hãi và sự hăm dọa, mà bằng nụ cười và lời ngợi khen” (trích Sức mạnh của sự tử tế. Cách chinh phục giới kinh doanh bằng sự tử tế, Tác giả: Linda Kaplan Thaler và Robin Koval – Dịch giả: Trịnh Ngọc Minh. Nxb Tri Thức).

Hiệu quả của sự tử tế

Hiệu quả rõ nhất là The Kaplan Thaler Group đã trở thành một tên tuổi lớn trong ngành quảng cáo với gần một tỷ đô la doanh thu hàng năm. Điều đó khẳng định rằng những người tử tế hiền lành không phải luôn bị xem là những kẻ nhút nhát, thụ động, ba phải; không phải là “tấm thảm chùi chân”cho những người hung hăng. Vì hiền lành không có nghĩa là “ngây ngô” hay “ngớ ngẩn”. Các tác giả khẳng định “Hiền lành là một từ cứng rắn nhất trên đời. Nó có nghĩa là bước tới phía trước với sự tự tin trong sáng đến từ nhận thức, rằng ta phải hết sức nhân hậu và đặt nhu cầu người khác ngang với nhu cầu của chính mình”. Từ đó hãy suy ngẫm những lợi ích mà lòng nhân hậu đem lại (Ở đây, từ kindness được dịch là “nhân hậu” thì sẽ rõ nghĩa và rộng rãi hơn nếu chỉ dịch là “tử tế”):

Nhân hậu sẽ được hạnh phúc hơn trong tình yêu: Theo nghiên cứu của Đại học Toronto và theo thống kê về số vụ ly hôn thì những người có tính khí không quá sôi nổi và dễ cảm thông với người khác thường có tỷ lệ ly hôn thấp hơn nhiều (50%) so với những người khác.

Nhân hậu sẽ làm ra nhiều tiền hơn: Người ta tính chỉ số EQ và thấy rằng nó tương ứng với khả năng tăng thu nhập của công ty. Theo Giáo sư Daniel Golman thì trạng thái tinh thần hứng khởi và hỗ trợ lẫn nhau của nhân viên cứ tăng 2% thì thu nhập tăng 1% (cách tính được ghi lại bởi các nghiên cứu trong tác phẩm Tổng quan về lãnh đạo).

Nhân hậu sẽ làm khỏe người hơn: Tác giả dựa theo một nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy những người già ở Mỹ nếu chịu khó giúp đỡ người khác, dù là công tác thiện nguyện hay chỉ là giúp hàng xóm láng giềng thì tỷ lệ chết sớm giảm 60% so với những người chẳng bao giờ giúp ai.

Nhân hậu sẽ ít phải ra tòa: Điều này không mới vì có khi nào những người hiền lành lại lao mình vào những cuộc tranh chấp, dù là đất đai, hợp đồng hay va quẹt xe ngoài phố. Họ sẽ nhẫn nhịn xin lỗi và giải quyết ôn hòa. Theo Malcom Gladwell ghi nhận trong Blink: Sức mạnh của việc nghĩ mà không cần suy nghĩ” thì “các bác sĩ chưa bao giờ bị kiện cáo thường nói chuyện với bệnh nhân trung bình lâu hơn ba phút so với những bác sĩ đã ra tòa”.

Hãy khơi dậy sự tử tế hay lòng nhân hậu

Người ta nói rằng có một thứ rất quý bạn có thể cho đi mà không sợ phải mất gì trong túi hay tài khoản của mình: lời khen. Thế nhưng người ta vẫn cứ tiết kiệm và bủn xỉn trong việc ban phát những lời khen “miễn phí”ấy. Còn nữa, đâu là nụ cười trong cuộc sống hôm nay khi chúng ta giành nhau từng centimet vỉa hè, khi chúng ta chen chúc trên đường phố, chúng ta chỉ có một gương mặt: cau có và hung bạo (?). Hãy thử nhìn từng đoàn người mỗi buổi chiều nối đuôi nhau trên phố, từng đoàn người sắp hàng trên sân ga, thậm chí cả ở phi trường nơi gồm phần đông là những người khá giả, hãy chỉ ra những cái nhìn bao dung hay nụ cười thân thiện. (?). Ai nấy đều căng thẳng đến nỗi đánh mất cả sự “tử tế” ít ỏi đã được giáo dục một cách “quấy quá” trong chương trình học vốn đã mất cân bằng trầm trọng giữa trí dục và đức dục từ lâu (!). Những điều gì này không có gì mới vì tự hơn 2.5oo năm trước, Đức Phật đã dạy “Phàm cái gì mình không ưa, không thích, thì người khác cũng không ưa, không thích: vậy thì tại sao ta lại đem cái mình không ưa, không thích mà tròng vào cổ kẻ khác” (Tăng Nhất A-hàm). Có ai thích bị người khác đối xử tệ bạc, giận dỗi, chỉ trích bao giờ? Theo lập trường “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, Phật đã nêu lên bảy thiện nghiệp của thân và miệng gọi là Tự thông pháp mà Phật giáo đã tóm tắt ý nghĩa trong một bài kệ:

“Tâm rong ruổi tất cả phương hướng
Mà không thấy người nào đáng yêu hơn mình
Như thế người khác cũng cho chính họ là người đáng yêu hơn hết.
Bởi vậy, biết yêu mình thì đừng hại người” (Trung A-hàm, Kinh Thiện Sinh).

Nói cách khác, đó chính là ý nghĩa của Tứ nhiếp pháp mà Phật nhiều lần nhấn mạnh: “Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối với bạn bè như phương Bắc: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng, bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử” (Trường bộ, kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt).

Tổ chức, dù lớn hay nhỏ, nếu sống và hành động theo Tứ nhiếp pháp thì sự đoàn kết và cấu trúc sẽ chặt chẽ và tạo nền móng cho sự phát triển vững bền, “như chiếc xe dựa vào sự điều khiển của người xà ích” (Kinh Thiện sinh). Đó chính là điều mà các tác giả Âu Mỹ đang ra sức cổ vũ cho “Sức mạnh của sự tử tế”.■

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giao số 91

NGUYÊN NHÂN LÀM CHO ĐẤT NƯỚC SUY VONG



Lời Phật dạy thật rõ ràng. Những bất hạnh do thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh v.v… giáng xuống một dân tộc, quốc gia do chính những con người sống trong đất nước ấy gây ra

NGUYÊN NHÂN LÀM CHO ĐẤT NƯỚC SUY VONG

Quảng Tánh



Theo giáo lý Cộng nghiệp, người dân ở trong một nước có cộng nghiệp với nhau. Nếu mỗi người đều tạo nghiệp tốt thì nhà nhà hạnh phúc an vui, đất nước trở nên giàu mạnh. Ngược lại, mỗi người đều gây tạo nghiệp ác thì khó tránh khỏi họa nước mất, nhà tan. Thế nên, không phải kinh tế hay kỹ thuật mà chính là đạo đức cá nhân và xã hội mới là chuẩn mực căn bản quyết định sự tồn vong của đất nước.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy, Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Thế nào Cù-đàm? Có nhân duyên gì? Có hạnh xưa nào khiến cho nhân dân này có tận, có diệt, có giảm bớt? Xưa là thành quách, ngày nay đã tan hoại; xưa có nhân dân, ngày nay hoang vắng?

Thế Tôn bảo:

- Phạm chí nên biết! Do nhân dân này hành phi pháp, nên khiến xưa có thành quách, ngày nay tiêu diệt, xưa có nhân dân ngày nay hoang vắng, đều do nhân dân xan tham, kiết phược, quen hành ái dục mà gây nên, khiến gió mưa không đúng thời, mưa đã không đúng thời, trồng trọt rễ không tăng trưởng. Trong đó, nhân dân chết đầy đường.

Phạm chí nên biết, do nhân duyên này, khiến nước bị hủy hoại, dân không đông đúc.

Lại nữa, Phạm chí, nhân dân hành phi pháp, khiến có sấm, chớp, sét giật tự nhiên ứng hiện; trời giáng mưa đá, hư hoại mầm sống. Bấy giờ nhân dân chết chóc không đếm nổi.

Lại nữa, Phạm chí, nhân dân hành phi pháp, cạnh tranh lẫn nhau, hoặc lấy tay đấm, thêm gạch đá ném nhau, mỗi người đều táng mạng.

Lại nữa, Phạm chí, nhân dân kia đã cạnh tranh nhau chẳng yên ở; quốc chủ không an, mỗi bên hưng binh công phạt lẫn nhau, đến nỗi đại chúng chết không kể, hoặc bị chết bởi do đao, hoặc chết bởi giáo, tên. Như thế, Phạm chí! Do nhân duyên này, khiến dân giảm thiểu, chẳng đông đúc nữa.

Lại nữa, nhân dân hành phi pháp, nên khiến thần kỳ không giúp đỡ cho được tiện lợi, hoặc gặp nguy khốn, tật bệnh, liệt giường, người lành bệnh ít, người bệnh dịch chết nhiều. Đó là, này Phạm chí! Do nhân duyên này khiến dân giảm thiểu, không được đông đúc.

Bấy giờ Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Cù-đàm! Ngài nói thật thích thay! Nói nghĩa giảm thiểu của người xưa. Thật như lời Như Lai dạy, xưa có thành quách, hôm nay tiêu diệt; xưa có nhân dân, hôm nay hoang vắng. Sở dĩ như thế, và có phi pháp, liền sanh keo kiệt, tật đố; đã sanh keo kiệt, tật đố, liền sanh nghiệp tà; đã sanh nghiệp tà nên khiến trời mưa không đúng thời, ngũ cốc chẳng chín, nhân dân chẳng mạnh, nên khiến phi pháp lưu hành, trời giáng tai biến làm hư hoại mầm mống. Đó là do nhân dân hành phi pháp, dính mắc tham lam, keo kiệt, tật đố. Khi đó, quốc vương chẳng yên, mỗi bên hưng binh, công phạt lẫn nhau, người chết rất nhiều, nên khiến quốc độ hoang sơ, nhân dân ly tán. Hôm nay, Thế Tôn nói rất lành, thích thay! Do phi pháp đưa đến tai họa này; cho đến bị người khác bắt, đoạn đứt mạng sống. Do phi pháp nên liền sanh tâm trộm, đã sanh tâm trộm, sau bị vua giết; đã sanh tà niệm thì phi nhân được tiện lợi. Do nhân duyên này liền bị mạng chung, nhân dân giảm bớt, nên khiến không có thành quách để ở…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 34. Đẳng kiến [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.353)

Lời Phật dạy thật rõ ràng. Những bất hạnh do thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh v.v… giáng xuống một dân tộc, quốc gia do chính những con người sống trong đất nước ấy gây ra. Nói rộng hơn, những thảm họa có tính toàn cầu cũng do nhân loại tự gây nên. Đức Phật xác định nguyên nhân khiến đất nước suy vong là “do nhân dân hành phi pháp”. Phi pháp, nói riêng là làm sai với pháp luật hiện hành, nói chung là sai với Chánh pháp.

Nhân quả thật đúng đắn, tự nhiên ứng nghiệm mà không cần ai thưởng phạt. Khi người dân của đất nước nào không hướng thiện, làm lành thì đất nước ấy tự suy vong. Điều cần ưu tư nhất là hiện nay chúng ta đang đang sống trong một xã hội mà cái ác biểu hiện quá nhiều, mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Nếu mỗi người không tự thức tỉnh, bỏ ác làm lành, tu nhân tích đức thì sẽ không kịp cứu lấy mình, nói chi đến cứu dân giúp nước.



Quảng Tánh

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

CÁI ÁC CÓ TỒN TẠI KHÔNG VÀ THƯỢNG ĐẾ CÓ TẠO RA CÁI ÁC KHÔNG?



Thượng Đế không tạo ra điều ác, điều ác chính là kết quả của việc trái tim con người không còn lương thiện. Nó giống như cái lạnh sẽ đến khi không có nhiệt hoặc bóng tối sẽ đến khi không còn ánh sáng nữa.


Trong một lần giảng bài trên lớp, một vị giáo sư hỏi các sinh viên: “Có phải mọi thứ trên đời này đều do Thượng Đế tạo ra không?”.

Một sinh viên đứng dậy và trả lời: “Vâng, đúng ạ”.

Vị giáo sư hỏi tiếp: “Nếu Thượng Đế tạo ra tất cả mọi thứ, điều đó có nghĩa Thượng Đế cũng tạo ra cả cái ác. Nếu chiểu theo nguyên tắc: Những việc chúng ta làm sẽ xác định chúng ta là ai, vậy Thượng Đế cũng là kẻ ác phải không?”

Cả lớp im lặng sau khi nghe điều này. Vị giáo sư rất vui mừng khi một lần nữa ông lại chứng minh được rằng Thượng Đế có lẽ chỉ hiện diện trong thần thoại.

Tuy nhiên chỉ ít phút sau, một sinh viên khác đứng dậy và nói: “Thưa giáo sư, em có thể hỏi thầy một câu được không ạ?”

Vị giáo sư đáp: “Tất nhiên rồi”.

Cậu sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, cái lạnh có tồn tại không ạ?”

“Tất nhiên là có. Chẳng lẽ cậu chưa bao giờ thấy lạnh sao chàng trai?”, vị giáo sư hỏi vặn lại cậu sinh viên.

Trong lớp bỗng bật lên những tràng cười không ngớt và tiếng xì xào bàn tán.

Nghe câu trả lời từ giáo sư, cậu sinh viên từ tốn nói: “Thưa thầy, thực ra cái lạnh không hề tồn tại. Theo định luật vật lý thì chúng ta chỉ nghĩ về cái lạnh khi chúng ta không thấy có nhiệt. Khi nhiệt độ xuống đến 0 độ, đó là lúc thực sự không có nhiệt. Vậy chúng ta tạo ra từ “lạnh” là để diễn tả trạng thái không có nhiệt”.

Cậu sinh viên này tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác: “Thưa thầy, bóng tối có tồn tại không ạ?”

“Tất nhiên là có rồi”.

Thượng Đế không tạo ra điều ác, điều ác chính là kết quả của việc trái tim con người không còn lương thiện. Nó giống như cái lạnh sẽ đến khi không có nhiệt hoặc bóng tối sẽ đến khi không còn ánh sáng nữa.
Một lần nữa, cậu sinh viên lại trả lời: “Thưa thầy, thầy lại sai rồi. Bóng tối thực sự không tồn tại. Đó chỉ là trạng thái không có ánh sáng. Chúng ta chỉ có thể nghiên cứu về ánh sáng mà không nghiên cứu về bóng tối. Theo định luật Newton, chúng ta có thể nghiên cứu về ánh sáng trắng và phát triển nó thành nhiều màu khác nhau nhưng chúng ta không thể đo lường được mức độ tối của bóng tối. Làm thế nào để chúng ta có thể đo được lượng bóng tối trong một không gian nhất định? Bóng tối chỉ là cụm từ được sử dụng để mô tả việc thiếu ánh sáng mà thôi”.

Cuối cùng, cậu sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy thì cái ác có tồn tại không?”

Vị giáo sư trả lời: “Có, tất nhiên cái ác có tồn tại. Không những thế, chúng ta còn thấy nó đang hiện diện trong cuộc sống hàng ngày. Tội phạm, bạo lực xảy ra trên toàn thế giới chính là ví dụ về cái ác”.

Một lần nữa, cậu sinh viên vừa lắc đầu vừa mỉm cười: “Không phải vậy thưa giáo sư. Cái ác tự nó không tồn tại, mà đó chỉ là sự thiếu vắng cái thiện. Thượng Đế không tạo ra điều ác, điều ác chính là kết quả của việc trái tim con người không còn lương thiện. Nó giống như cái lạnh sẽ đến khi không có nhiệt hoặc bóng tối sẽ đến khi không còn ánh sáng nữa”.

***

Có lẽ, điều mà vị giáo sư trong câu chuyện ở trên ngờ vực, cũng là nỗi nghi hoặc của rất nhiều người trên thế gian này. Tuy nhiên, câu trả lời hết sức đơn giản nhưng cũng cực kỳ thông minh của cậu học trò đã giải khai cho những điều thắc mắc ấy.

Vậy, có bao giờ bạn từng suy nghĩ, nếu bạn tin vào Thượng đế và Thần Phật, và Họ không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Thượng đế, Thần Phật thật sự có tồn tại, nhưng bạn lại phỉ báng Họ, bạn sẽ mất những gì?

Nhờ có niềm tin vào Phật, bạn đã có một đời an lạc. Vậy bạn đã được gì và mất gì? (Ảnh dẫn theo tinhhoa.net)
Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Thượng đế, Thần Phật hay không thì đều biết rằng Thượng đế, Thần Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người sống lương thiện, chân thành và khoan dung. Mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Thượng đế, Thần Phật phù hộ.

Người có lòng tin vào Đấng tối cao và Thần Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Họ luôn luôn vui vẻ, bao dung và biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng điều thiện và hòa ái, chân thành; như vậy không tốt sao?

Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức để ước thúc tâm mình.

Shakespeare đã từng nói rằng:

“Đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không, tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm”.

Nếu khi bạn chết, bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi điều gì?

Hãy nhìn xung quanh chúng ta, nếu một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không còn phân biệt được thiện – ác, đúng – sai. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người có những đức tính này là những người tốt nhất. Còn những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm, bái lạy Phật chỉ vì danh lợi, họ đã bị mất đi phương hướng, tìm không thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống này.

Bản tính con người là thiện – ác đồng thời tồn tại. Vậy nên, hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, hãy tưới lên nó đức tin đúng đắn, nếu như vậy bạn sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc tròn đầy!

Ngọc Tâm

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Phật Giáo Chưa Bao Giờ Có Ảo Tưởng, Ảo Giác, Nói Chi Tới Thời Thượng -





Phật Giáo Sẽ Giúp Mở Cửa Bản Thể Như Thế Nào?

Trần Ngẫu Hồ


LTS: Tòa soạn đăng bài này chỉ vì có liên quan đến một bài chúng tôi đăng trước đây để tự cảnh giác về việc dẫn chứng một vài câu nói được truyền tụng sâu rộng, thích hợp với lời dạy của Đức Phật: "03. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền." Ngoài ra chúng tôi không có ý kiến về nội dung khác trong triết lý Phật giáo. (SH)



Cuối tháng 5 vừa rồi, xuất hiện hai bài viết liên can tới Phật Giáo, một của nhà văn Đông La (ĐL), bài: “Đạo Phật Bị Lộn Ngược Theo Con Mắt Thịt Của Trần Mạnh Hảo” mà ông ĐL đã viết để chỉnh sửa ông nhà văn Trần Mạnh Hảo (TMH) về những nhận xét sai lạc của ông ta về Phật Giáo (PG), và khi đọc kỹ thì tôi lại thấy ông ĐL đã giơ cao mà đánh khẽ, tôi thấy ông ĐL vẫn còn giữ lòng nhân, chưa nêu hết cái thiếu tri thức về Phật giáo của ông nhà văn đã vô tình hay cố ý làm giảm giá trị của PG này. Tôi sẽ phân tách những sự không hiểu biết về Phật giáo của ông nhà văn này qua những dòng dưới đây.

Còn bài kia là bài: “Phật Giáo Với Những Ảo Tưởng Thời Thượng” của tác giả Trần Trọng Sỹ. Vừa đọc tựa đề của bài này, tôi cảm thấy hơi có gì quá đáng trong đó, nhưng khi đọc kỹ nội dung của toàn bài, thì thấy ông này không có ý dè bỉu, chê bai gì Phật Giáo cả, mà ngược lại tác giả còn bầy tỏ sự trân trọng với Phật Giáo nữa là khác. Nôi dung của bài viết cho thấy ý của tác giả muốn kêu gọi những trích dẫn nhận xét của những nhà khoa học lớn trên thế giới về những giá trị của Phật Giáo cần phải thận trọng và cần có dẫn chứng nguồn đường hoàng, chứ không nên nhắm mắt dẫn chứng đại, khi chính mình chưa đưa ra được nguồn một cách rõ ràng.

Nếu tôi hiểu đúng ý tác giả là như vậy, thì tựa đề là: “Phật Giáo Với Những Ảo Tưởng Thời Thượng” lại có vẻ bao quát, thâu gồm và ám chỉ toàn thể những gì thuộc về Phật Giáo, mà lẽ ra với nội dung của bài viết để kêu gọi sự trích dẫn cần thận trọng hơn, thì chỉ nên đề là: “Phật Tử Với…” hay những “Hành Giả Phật Giáo Với Những Ảo Tưởng Thời Thượng…”, thì có vẻ thích hợp hơn. Có lẽ tác giả muốn gây sự chú ý cho người đọc chăng?

Với thiện ý kêu gọi sự thận trọng này của tác giả, cá nhân tôi, thấy đây là một thái độ đúng đắn của một người viết trí thức. Thế nên, tôi là một Phật Tử bình phàm, cũng mong có được sự góp ý để làm sáng tỏ thêm cho vấn đề.

Cũng như cố giáo sư Trần Chung Ngọc (TCN), và giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang (NMQ), sự đóng góp tri thức của tác giả Trần Trọng Sỹ về những bài viết về sự thật của Catô Lích, về thời sự, về giá trị của Phật Giáo là những vốn kiến thức rất đáng trân trọng, rất cần thiết và rất quý báu cho cộng đồng đọc sách ở hải ngoại cũng như quốc nội. Xin được tuyên dương thiện ý của nhà phê bình Trần Trọng Sỹ trong những công tác nêu lên những sự thật thời sự, lịch sử này.

Thế nên, để góp ý với tác giả Trần Trọng Sỹ, và cũng để gây sự chú ý của người đọc, bằng cách lật ngược chủ đề, song song với việc để mong làm sáng tỏ giá trị của Phật Giáo đối với khoa học với chủ đề:

“Phật Giáo Chưa Bao Giờ Có Ảo Tuởng, Ảo Giác, Nói Chi Tới Thời Thượng?”

Bài viết này của tôi không có ý đối nghịch gì với tác giả Trần Trọng Sỹ cả, và trong ý nghĩa góp ý này, nếu có sự thiếu sót, mong có sự chỉ dậy từ các vị thức giả, xin được cám ơn trước.

Đồng thời tôi cũng muốn giới thiệu một phần bài nói chuyện của Tiến Sỹ Nguyễn Tường Bách mang tựa: “Khi Vật lý Gõ Cửa Bản Thể Học”.

Trong bài này có một vài đoạn tôi cũng muốn phân tách, vì bài viết rất hay của ông, và cũng vì nó cũng có liên hệ tới chủ đề tôi muốn nói hôm nay. Bằng những sự phân tách mang tính xác định, với chủ đề:

“ Phật Giáo Sẽ Giúp Mở Cửa Bản Thể Như Thế Nào? ”.

Trước hết, xin được nêu rõ tà ý của nhà văn Trần Mạnh Hảo, bằng sự lạc dẫn những giá trị của Phật Giáo.

Phần 1: Nhà văn Trần Mạnh Hảo đã lạc dẫn dư luận về giá trị của Phật Giáo như thế nào khi diễn giải sai ý nghĩa, giá trị của dục lạc trong Phật Pháp?

Tôi đã đọc kỹ bài: “Thời Đức Phật, nhiều người tin rằng tình dục rất thánh thiện” (http://www.nguoiduatin.vn/thoi-duc-phat-nhieu-nguoi-tin-ran…), thì nhận thấy sự đối thoại những vị này với nhau về những lời dậy của Phật trong vấn đề tình dục rất chừng mực, rất trôi chảy và khai thông, nghĩa là không có những nhận xét cực đoan nào trong đó, nhưng ông TMH đã dẫn chứng chỉ một đoạn cực đoan trong câu hỏi và che lấp toàn bộ câu hỏi của nhà báo, xong lại phân tách sai lạc về vấn đề tình dục theo cái hiểu nông cạn, và rồi dẫn tới kết luận luôn là: “…Cho nên về nguyên tắc DỤC KHÔNG THỂ DIỆT vì DỤC là bản năng con người, chỉ có thể TIẾT DỤC mà thôi…”

Câu hỏi của nhà báo, mà chính ông ta, người hỏi, cũng biết, là để dành cho những người thoát ly gia đình, đi theo con đường giải thoát giác ngộ của đức Phật, câu trả lời cho người ký giả Mỹ của nhà Sư cũng theo chiều hướng đó. Và trong đó, nhà Sư có nhắc nhở rằng với những dục lạc thế gian của thường nhân thì Phật Giáo không cấm đoán.



Nhưng khi trưng dẫn, ông TMH cố tình để sát câu hỏi và câu trả lời ngay kế cận nhau, sau khi đã gọt hết những ý đã giải thích chúng:

Với mục đích để cho người đọc (TMH) thấy Phật Giáo là một tôn giáo bất bình thường, quá quắt, không đáng để nương tựa vào, cố tình hướng dẫn độc giả tới kết luận, Phật Giáo đã xem dục tình thế gian là cái gì ghê tởm qua ý trích dẫn của ông TMH.

Xin đọc kỹ trưng dẫn và ý tưởng cố tình bóp méo khi trưng dẫn của ông nhà văn này: <Trích>:

“Đọc kinh Phật ta thấy một số điều cực đoan, quá trớn được cho là lời Phật dạy… Ví dụ như câu nói về diệt dục rất cực đoan, rất dung tục sau đây lại được gán cho lời Phật dạy:

Ký giả Mỹ Simon Alex hỏi vị sư Tích Lan Bhante Gunaratana câu nói dưới đây có phải lời Phật dạy không: “Thà rằng đưa dương vật vào miệng một con rắn độc hay một con rắn hổ mang kinh tởm có lẽ còn tốt hơn là đưa nó vào một người đàn bà". Nhà sư thường đi giảng kinh Phật trên khắp các đại học danh tiếng trên thế giới thừa nhận rằng đúng là lời này có ghi trong kinh Phật.

(Trích bài :'Thời Đức Phật, nhiều người tin rằng tình dục rất thánh thiện' (http://www.nguoiduatin.vn/thoi-duc-phat-nhieu-nguoi-tin-ran…) (Ký giả Simon Alev của tờ "Giác ngộ là gì" (What is Enlightenment) của Hoa Kỳ phỏng vấn một nhà sư Tích Lan, ngài Bhante Gunaratana về chủ đề Phật giáo và tình dục.)

Dục nghĩa là ham muốn, mà ham muốn lớn nhất trong dục là ái dục, tức tình yêu trai gái. Dục (ham muốn) là bản năng của sinh vật nói chung, con người nói riêng. Khát nước đòi uống là dục, đói đòi ăn là dục, ham muốn ái tình là dục, thở khí oxy vào để sống là dục, tham giàu là dục, tham chức quyền là dục (nằm trong bản năng thống trị kẻ khác của sinh vật), tham sống sợ chết là dục, ham muốn được giải thoát, được giác ngộ cũng có thể được coi là dục…

Nói tóm lại, DỤC phần lớn là bản năng tự nhiên, sinh ra đã có trong con người. Cho nên về nguyên tắc DỤC KHÔNG THỂ DIỆT vì DỤC là bản năng con người, chỉ có thể TIẾT DỤC mà thôi. Ngay đến cả Đức Thích Ca Màu Ni sau khi giác ngộ thành Phật lúc 35 tuổi, cho tới khi Ngài viên tịch năm 80 tuổi vẫn còn bị DỤC đeo đẳng; vì Ngài vẫn chưa thoát khỏi vô thường đói ăn khát uống, còn phụ thuộc vào các hành như phải thở, phải ăn, phải uống, phải làm các hành vi trao đổi chất của con người, thì sao lại đề ra tiêu chí DIỆT DỤC cực đoan như thế? Nên nhớ là Đức Phật tổ năm 80 tuổi đã viên tịch vì ngộ độc thức ăn; chính Ngài khi tại thế cũng chưa thoát khỏi vô thường… Sau khi viên tịch, Ngài nhập Niết Bàn. Còn Niết Bàn là gì, ở đâu, tồn tại trong dạng thức nào thì Phật không nói. Chúng sinh phải tự tìm ra Niết Bàn trong tâm mình khi đã giác ngộ thoát khỏi tham, sân, si, đạt tới cõi từ bi hỉ xả…

Việc một số kinh sách được gán cho là lời Phật dậy (ngụy tạo) có thái độ lên án gay gắt, thậm chí phỉ nhổ, nguyên rủa hành vi tính giao của con người là một sự vô lối, một ứng xử thiếu văn hóa người, mà thiếu văn hóa người thì cũng thiếu văn hóa Phật…Thử hỏi ai trong chúng ta, kể cả Đức Thế Tôn không được sinh ra bởi hành vi giao phối giữa cha và mẹ mình?” <Hết trích>

Đọc kỹ tôi thấy trong đoạn văn trên của ông TMH là đã giảng giải sai lạc giá trị của Phật giáo hơn là làm sáng tỏ vấn đề giải thích về Dục Lạc của đời thường, hơn nữa ngay cả một người Phật Tử trung bình, ai ai cũng đều biết Phật đã dạy ngũ giới, và nhấn mạnh nhiều tới lý nhân quả để răn dậy, cảm hóa chúng sinh Phật Tử.

Lý nhân quả và ngũ giới là những pháp chừng mực, thăng bằng trong Phật Pháp nhưng ông TMH hoàn toàn không nhắc tới, ông chỉ trích dẫn theo kiểu “đoạn chương thủ ý” và giải thích Phật Giáo theo cái thấy hạn hẹp, lạc dẫn, bôi bác nên tôi kết luận là tà ý vì thế.

Đã có kiến thức hạn hẹp, giới hạn về Phật Giáo, ông TMH lại cố với để giải thích những ý nghĩa cao xa của Phật Giáo bằng những nhận định cẩu thả, tô vẽ một cách kém cỏi,về đức Phật. Về đức Phật, ông TMH viết: <Trích>:

“Ngay đến cả Đức Thích Ca Màu Ni sau khi giác ngộ thành Phật lúc 35 tuổi, cho tới khi Ngài viên tịch năm 80 tuổi vẫn còn bị DỤC đeo đẳng; vì Ngài vẫn chưa thoát khỏi vô thường đói ăn khát uống, còn phụ thuộc vào các hành như phải thở, phải ăn, phải uống, phải làm các hành vi trao đổi chất của con người, thì sao lại đề ra tiêu chí DIỆT DỤC cực đoan như thế? Nên nhớ là Đức Phật tổ năm 80 tuổi đã viên tịch vì ngộ độc thức ăn; chính Ngài khi tại thế cũng chưa thoát khỏi vô thường…Sau khi viên tịch, Ngài nhập Niết Bàn. Còn Niết Bàn là gì, ở đâu, tồn tại trong dạng thức nào thì Phật không nói. Chúng sinh phải tự tìm ra Niết Bàn trong tâm mình khi đã giác ngộ thoát khỏi tham, sân, si, đạt tới cõi từ bi hỉ xả…<Hết trích>.

Viết như thế này thì ông TMH chẳng những đã tỏ ra mình thiếu tri thức Phật pháp thấy rõ, và lại còn quá liều lĩnh nữa. Vì với chỉ một người vừa mới thoát ly gia đình theo Phật để mong tìm đến giải thoát khỏi tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), và cuối cùng để thành Phật để được tự do tự tại, thì cũng đã được giáo dục bằng cả rừng kinh điển với những lời giảng của chính đức Phật, từ đơn giản đến những uyên áo, thâm sâu. Song song với việc tiết độ bằng cả hàng trăm những giới luật khe khắt, người tu sĩ được giáo dục ngay từ đầu rằng, phải xem những nhu cầu như ăn, uống, ngủ nghỉ chỉ là những phương tiện và phải giảm thiểu để vừa đủ để tồn tại, và càng đơn giản những nhu cầu này thì càng tốt. Người tu sĩ, nam cũng như nữ chỉ khởi đầu giữ bên mình với ba y (y phục thay đổi) và một bát (để ăn và uống).

Điều chính là phải thực tập thiền định để đạt được trí tuệ từ đó. Trí tuệ là giá trị chính của các thiền sinh sơ cơ mới gia nhập Phật Giáo.

Về cái ăn thì không bao giờ được biến nó thành cái dục ăn, không những vậy, những vị xuất gia này phải không được dùng ngũ vị tân, tức hành, tỏi, tiêu, dấm, ớt hoặc bất cứ thứ gì với ý định để làm cho đĩa đồ ăn thành hương vị thơm, ngon hơn bình thường. Nhất là không được sát hại sinh vật để biến thành thức ăn khoái khẩu cho mình.

Thời đức Phật và cũng có lẽ ngay hiện tại trong một vài tông phái, người tu sĩ chỉ ăn một ngày một bữa, và sau đó chỉ là lao động, học tập và thiền định.

Bia rượu, và những chất kích thích thì cấm tuyệt. Với một người sơ cơ, mới gia nhập vào gia đình Phật Giáo còn phải vậy, huống chi bậc đại thánh đã giải thoát, giác ngộ như đức Phật, được xem như một vị thầy của các loài Trời và loài Người. Hiểu như vậy ta mới thấy cái sự thiếu tri thức của ông TMH khi dám cả gan đặt bút viết: Cho tới khi Ngài viên tịch năm 80 muơi tuổi vẫn còn bị dục đeo đẳng!?!

Ông TMH tuyệt đối không hiểu Niết Bàn là gì khi viết: “Sau khi viên tịch, Ngài nhập Niết Bàn. Còn Niết Bàn là gì, ở đâu, tồn tại trong dạng thức nào thì Phật không nói.”

Thật ra, chẳng phải ngài nhập Niết Bàn sau khi viên tịch như ông TMH hiểu, mà ngài đạt trạng thái Niết Bàn ngay sau sát na nhìn thấy sao mai xuất hiện trên bầu trời ở sau canh 4, sau khi đã đắc lậu tận thông và sau sự từ chối quyết liệt hành vi mời mọc dục lạc của 3 nàng con gái đẹp tuyệt trần.

Từ sau sát na đại ngộ đó, ngài bước khỏi tọa cụ và tuyên xưng trước nhân loại ngài là Phật đã thành.

Vì ngài đã Niết Bàn lúc còn thân người nên kinh sách gọi đó là trạng thái Hữu Dư Niết Bàn,

Thế nên trong lúc đi giảng pháp hóa độ chúng sinh ngài luôn luôn hoặc xưng là “Ta” hoặc “Như Lai”. Từ Như Lai được giải thích như sau: “Lai là tới, Như là Đại Định Vô Sanh”. Người tới từ Đại Định Vô Sanh chính là người đang ở trong Đại Định Vô Sanh vậy.

Nếu không đạt được Hữu Dư Niết Bàn - giải thoát ngay trong hiện đời, hành giả sẽ không thể thể nhập Vô Dư Niết Bàn khi không còn thân mạng, tức đã qua đời.

Đây là điểm tích cực và thực tế của Phật Giáo mà không một tôn giáo nào có.



Đại Định Vô Sanh là trạng thái không còn sinh sinh, diệt diệt trong tâm, là trạng thái lúc nào cũng ở trong thiền định, là trạng thái sạch hoàn toàn tham, sân, si, và các lậu uẩn vi tế, là trạng thái thường xuyên rỗng lặng và sáng suốt với trí giác (Như Như), Phật Tánh với lòng đại bi. Đại Định Vô Sanh chính là trạng thái Niết Bàn Hữu Dư, chính là giải thoát, là trạng thái các chư Phật nỗ lực đạt tới.

Trong tác phẩm: “Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang” (Từ đây xin được viết tắt là TNVTTVTTBB), vừa mới được xuất bản tháng 02/2017, tôi đã giải thích một cách đơn sơ nhưng tạm đầy đủ những vấn đề như Niết Bàn, thiền định, Đại Định Vô Sanh, hoặc sự yên lặng của đức Phật về những vấn đề siêu hình như:

Sau khi ngài nhập diệt là còn hay mất? Vũ Trụ có tạo ra, và cai quản bởi vị Thượng Đế nào không? Vũ Trụ là hữu hay vô hạn, thế giới Big Bang Sinh Diệt này từ đâu mà ra? Còn nhiều vấn đề phi hữu hóc búa khác cũng được giải thích trong tác phẩm này. Mong ông Trần Mạnh Hảo tìm mua và đọc, ông có thể mua sách ở địa chỉ email này: TheTrangVuTru@yahoo.com.

Trong cuốn: “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II”, trang 265 ,Giáo Sư Trần Chung Ngọc đã viết:

“Ken Tanaka, một giáo sư của viện Phật học Berkeley phát biểu rằng: Rõ ràng là Giáo Hoàng không chịu làm bài tập, nghĩa là không chịu tìm hiểu cặn kẽ, và đã trình bày một quan điểm quá đơn giản về Phật Giáo.”

Tôi cũng thấy ông Trần Mạnh Hảo có quá ít kiến thức về Phật Giáo mà lại với quá cao, khi nhận xét về những vấn đề uyên áo của Phật Giáo như Niết Bàn, sự Giải Thoát của Đức Phật, sự im lặng của Đức Phật, thì thật là khôi hài và thật là tội nghiệp.

Sau cùng, tôi đề nghị ông Trần Mạnh Hảo sau này muốn viết về Phật Giáo thì nên trang bị cho mình những kiến thức căn bản về Phật Giáo, nhất là nếu có thể được, ông TMH nên thực hành thiền tánh không của Phật Giáo trước khi viết về Phật Giáo, chỉ để đỡ lộ những khiếm khuyết của chính mình, và cũng để dư luận, người đọc đỡ phải đọc những lời diễn giải lạc dẫn, ngớ ngẩn, bôi bịa của ông về Đức Phật và Phật Giáo mà thôi. Cám ơn ông nhiều lắm.

Phần 2: Phật Giáo chưa bao giờ có ảo giác, ảo tưởng, nói chi tới thời thuợng?

Tôi là một người có trong số những nguời trích dẫn những nhận định của các nhà khoa học nhận xét về Phật Giáo, trong bài: http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/3529-Phat-giao-Ki-to-giao-doi-chieu-qua-nhung-nhan-dinh-dien-hinh-cua- danh-nhan-tri-thuc-the-gioi.html.

của ông GS Trần Chung Ngọc.

Và trong tác phẩm: “Tuyên Ngôn Về Thể Trạng Vũ Trụ Tiền Big Bang”, tôi đã dùng bài trích dẫn được cho là của Einstein và của Egerton C.Baptist này, trong đó 2 vị này tuyên bố như sau:

Einstein: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi ý nghĩa về Thượng Đế và tránh nói đến những giáo lý và thần học. Tôn giáo ấy sẽ bao quát tất cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên cơ sở đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể mà không rời nhất thể. Phật giáo đáp ứng được những yêu cầu ấy. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những nhu cầu hiện đại của khoa học thì đó là Phật Giáo”.

[The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism.] (trang 175 TNVTTVTTBB).

Và của Egerton C. Baptist: “Phật giáo bắt đầu ở nơi khoa học chấm dứt”. (Tr.141 TNVTTVTTBB).

Nên tôi nghĩ mình có nhiệm vụ góp ý với những phê bình về điều này.

Tháng trước, tôi gặp lại anh bạn đã mua ủng hộ tôi tác phẩm “TNVTTVTTBB” của tôi ở SJ, anh Tiến Sỹ Trần T, trong lúc ngồi nói chuyện tôi có nhắc tới trích dẫn nhận xét của nhà bác học Einstein về Phật Giáo, nhưng anh bạn tôi ngắt lời tôi và nói trong tâm trạng như thất vọng: “Báo cho anh một tin buồn là điều mà anh trích dẫn nói là của Einstein thì người ta khám phá ra là tin giả rồi!”. Tôi cười trả lời anh: “Tin đó là giả hay là thật, thì đối với thực tế không có gì là quan trọng cả, vì như anh đã nhận xét, cuốn sách của tôi là một cuốn sách đầu tiên anh đã đọc từ đầu tới cuối một cách liên tục, trong vòng một ngày, trong khi đó, anh tự nhận là một người đọc chọn lựa và khó tính mà?

Nếu Einstein, hoặc những nhà khoa học nào đó, có những nhận xét như vậy về Phật Giáo, thì chứng tỏ là họ có hiểu sâu về Phật Giáo, và như vậy thì tốt cho họ, vì họ chẳng những là những người toàn triệt, đã giỏi về khoa học lại còn rành rẽ về đạo học, bản thể học. Còn nếu họ hoặc ông Einstein không tuyên bố như vậy, thì giá trị của Phật Giáo cũng vẫn thế, nghĩa là chẳng thay đổi gì cả”.

Vâng, đúng vậy, sở dĩ tôi trích dẫn hai lời nhận định như trên từ bài viết: http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/3529-Phat-giao-Ki-to-giao-doi-chieu-qua-những-nhận-dinh-dien-hinh-cua-mot-so-danh-nhan-tri-thuc-the-gioi.html”

Trong bài này, trừ phần đầu, GS TCN đã phê bình, nhận xét về Catô Lích, còn phần sau, GS TCN đã trích dẫn tóm tắt những nhận xét rất tích cực của hàng mấy chục các nhà khoa học, trí thức, cả những người chức sắc Catô Lích nữa về Phật Giáo, tất cả đều bày tỏ sự ngưỡng mộ chân thành, cảm phục cao độ của họ về những giá trị chân thật của Phật Giáo, và vì thế nên tôi thấy sự ngưỡng mộ của các khoa học gia, trí thức tây phương với Đức Phật và Phật Giáo là có thật.

Nhưng điều cốt yếu nhất là người trích dẫn có tư duy sâu xa đủ để thấy, hiểu những trưng dẫn của mình là đúng với giá trị của Phật Giáo hay chăng? Xin được nhấn mạnh, những điều đó được đưa ra để nhận định có đúng với giá trị thật sự của Phật Giáo hay chăng? Chứ không phải là nhờ những nhận định của những nhà khoa học đó mà Phật Giáo trở thành có giá trị, và tôi thấy hai nhận định của 2 vị trên đây với giá trị Phật Giáo là chính xác.

Phần trích dẫn của hai vị này được đặt ở chương cuối của cuốn sách.

Trang 7 của TNVTTVTTBB dẫn lời của Phật trong kinh Viên Giác, trang 8 lời nhận định tóm lược của tác giả Trần Ngẫu Hồ:

“Cuối cùng chỉ còn một sự thật này: Chỉ có cái bất sinh diệt ‘Vô Sanh’, và cái sinh sinh, diệt diệt mà thôi”.

Việc đặt những nhận định của những vị trí thức trong lãnh vực khoa học này ở gần sau cùng của cuốn sách cho thấy, người viết không dựa vào đó để làm sáng tỏ những điều mình viết, tôi đã chứng minh sự hiện hữu của Vũ Trụ Thực Hữu, Phi Hữu trước Big Bang bằng giải thích tâm thành tựu của hai vị Phật đầu tiên của nhân loại là ngài Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Ma Ha Ca Diếp. Tâm đó là tâm rỗng lặng hồn nhiên, là tâm trong trạng thái Đại Định Vô Sanh.

Tôi sẽ tóm lược những chương chính trong tác phẩm để chứng minh Vũ Trụ là một Đại Định phi hữu, thực hữu.

Chương 4 (TNVTTVTTBB trang 55), nêu 2 nhận định của 2 nhà khoa học Eisenberg và Trịnh Xuân Thuận cho rằng Vũ Trụ Thế Giới của chúng ta, bao gồm cả con người đều ra từ Big Bang, Trang 58 của TNVTTVTTBB, trưng dẫn lời nhận định của GS Trịnh Xuân Thuận như sau:

“Tôi (TXT) muốn thêm vào: “Khoa học đã phát hiện ra một khía cạnh khác, mối liên kết của vũ trụ này: Tất cả chúng ta đều được sinh ra từ Big Bang…”

Và trang 65 của TNVTTVTTBB viết: <Trích> …“Tóm lại, vì: Trong mỗi chúng ta, vừa mang một lịch sử của sự khởi đầu, chúng ta đã biến đổi, kết hợp, chập lên nhau và tiến hóa từ những hạt bụi đầu tiên (tức là trong mỗi chúng ta đều có dấu ấn của Big Bang, sinh ra từ Big Bang, tức khởi đầu của sinh diệt, chúng ta sẽ làm rõ nghĩa, chính chúng ta hàm chứa Big Bang ở những trang sau).

Và nay, trong mỗi chúng ta lại đều có hàm chứa một cái trước khởi đầu. Đó là Đại Định Vô Sanh, thì rõ ràng Đại Định Vô Sanh chính là Vũ Trụ Đại Định, tức là cái vũ trụ trước khi có vũ trụ sinh diệt hay theo cách gọi của những nhà khoa học là Big Bang.

Đại Định Vô Sanh là nỗ lực và đích đến của Đức Phật Thích Ca. Và cũng là của tất cả con người chúng ta về sau.

Chúng ta là từ Big Bang mà ra, thế hệ sinh sinh, diệt diệt biến hóa từ Big Bang, sinh sinh, diệt diệt không ngừng nghỉ kể từ sau Big Bang, trong tất cả con người chúng ta lại có cái không sinh diệt là Đại Định Vô Sanh, vậy thì quá rõ ràng trước Big Bang là một Vũ Trụ Đại Định (Đại Định của tất cả con người gộp lại), thật là dễ hiểu, như chuyện bày trước mắt.” <HếtTrích>

Như vậy, thể trạng của Vũ Trụ là một Đại Định Phi hữu, nhưng thực hữu đã có từ trước đức Phật, đã có từ trước khi Big Bang xảy ra, điều còn lại là chứng minh đuợc điều đó.

Và tôi đã chứng minh một cách đơn giản như sau:

Con người đã nhận biết thế giới Big Bang qua cái thức của con người, không có cái thức của con người thì thế giới sinh diệt Big Bang không thể nhận biết, nên nơi trang 64 TNVTTVTTBB đã viết:

“Vì thế nên con người, vừa là đại diện sinh động của sinh diệt (tức Big Bang) và đồng thời cũng lại là gốc tích sau cuối của sinh diệt, lại vừa đóng vai trò chính thức, tiền phong và rõ nét của tiến hóa.

Và nay, ta lại đồng ý với nhau trong mỗi con người đều có thể đạt được Đại Định Vô Sanh, và sống trong Đại Định Vô Sanh để giải thoát ra khỏi sinh diệt khi đang sống trong sinh diệt (tức Big Bang) .

Chúng ta có thể thấy sự kiện này qua những trường hợp đại diện rõ ràng như ngài Phật Thích Ca, ngài Ma Ha Ca Diếp, và các vị tổ của thiền tông. (Tuy vậy, theo thực tế, như sự xác định và sự chỉ dậy của đức Thích Ca thì Đại Định Vô Sanh hay Phật Tánh đều đã có sẵn trong mỗi con người sinh diệt là chúng ta).

Và các ngài đã sống trong Đại Định Vô Sanh khi đang còn mang thân xác hữu hình (Thân xác sinh sinh diệt diệt). Thì rõ ràng là trước Big Bang (Hay trước các sinh diệt) phải là một Vũ Trụ Đại Định.

Hay nói khác đi, Đại Định Vô Sanh là mẫu số chung cho tất cả các chúng sinh cùng tướng trạng trên trái đất chúng ta” …

Tôi nghĩ, sự luận trình như vậy đã rõ ràng và đầy đủ để thấy là trước Big Bang là một Vũ Trụ Đại Định, và muốn thể nhập vào Vũ Trụ đó, thì con người chúng ta phải đạt được trạng thái Đại Định Vô Sanh, là trạng thái mà đức Phật thích Ca đã nỗ lực đạt được.

Vậy Đại Định Vô Sanh là gì? Đó là trạng thái thường xuyên trong thiền, khi nào tâm ta không có những tạp niệm mà nhà Phật gọi là những tư tưởng sinh sinh, diệt diệt (nổi lên, rồi lại chìm xuống) trong tâm ta, thì đó là trạng thái thiền, đó là trạng thái rỗng lặng, hồn nhiên, như như và trạng thái này chính là bản thể của Vũ Trụ trước khi Big Bang xảy ra.

Tình cờ, tôi đọc bài: “Khi Vật Lý Gõ Cửa Bản Thể Học” của Tiến Sĩ Nguyễn Tường Bách (NTB), viết năm 2013, và sau khi đọc kỹ bài này, tôi cảm thấy luận trình về thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang là một Đại Định rỗng lặng là đúng.

Ông NTB viết: <Trích> “Lấy ví dụ, cái bàn này là một hạt hạ nguyên tử, nó không nằm yên. Khi nào chúng ta nhìn nó thì nó mới xuất hiện, nếu chúng ta nhìn nơi khác thì nó không có mặt. Nếu dùng thước để đo, ban đầu chúng ta đo, nó dài 3m, nhưng sau đó, chúng ta đo lại thì chỉ còn 2,5m, lần sau nữa thì lại 3,5m. nó xuất hiện có vẻ ngẫu nhiên, không tuân thủ theo quyết định luận của Newton.

Dĩ nhiên, tính ngẫu nhiên này chỉ xuất hiện trong mức độ nhỏ nhất của vật chất. Mức độ này rất nhỏ, chúng ta không thể tưởng tượng được, mức độ đó phải được cộng thêm với 17 con số 0 nữa mới thành một centimet. Đó là mức độ nhỏ nhiệm nhất của vật chất, với mức độ đó, người ta hy vọng nếu khám phá được quy luật vật chất thì sẽ khám phá được thế giới, bởi nó là viên gạch cuối cùng của ngôi nhà vụ trụ, nhưng người ta không ngờ đến mức đó, hành tung của vật chất lại không như chúng ta chờ đợi. Do đó hàng loạt vấn đề triết học được đặt ra về tự tính của thế giới. Heisenberg nói: cái thiên nhiên, cái nature dường như xuất hiện theo cách chúng ta hỏi nó. Bởi vì khi thì nó xuất hiện theo dạng từng hạt, lúc thì xuất hiện theo dạng sóng, về mô hình, hai dạng này không tương thích với nhau. Nhưng nếu chúng ta mở một thí nghiệm khảo sát hạt thì nó có vai trò của hạt thật. Nhưng nếu chúng ta đo để xem vật chất có phải là sóng hay không thì nó cũng là sóng thật. Thiên nhiên là gì thì chưa biết, nhưng dường như nó trả lời theo cách mà chúng ta hỏi nó. Thế thì ý thức con người có ảnh hưởng gì lên thiên nhiên?

Ngày trước, người ta nói thực tại là gì không biết, nhưng nó luôn tồn tại độc lập, không bị ý thức con người ảnh hưởng lên nó. Con người dù có chết đi nữa thì thực tại vẫn là thực tại. Nhưng bây giờ, ở hạ nguyên tử thì ý thức xem ra có thể tác động lên được. Dường như thực tại là cái gì đó “nói chuyện” với ý thức, và có những nhà khoa học đi xa hơn, họ nêu lên vấn đề: phải chăng khi ý thức khảo sát thực tại thì chính lúc đó ý thức “tạo tác” ra thực tại, phải chăng thực tại là một sản phẩm do ý thức bày ra. Cho nên ngày nay mối quan hệ giữa thực tại và ý thức đã được đặt ra…<Hết Trích>.

Nhưng tận cùng của vật chất là Không, đúng như với lời dậy của đức Phật cho ông Anan trong kinh Lăng Nghiêm:

“Này ông Anan, nếu ông lấy một vi trần (Một hạt bụi nhỏ nhất bay trong không khí, chỉ thấy được qua khe nắng) chẻ ra làm 7 lần ông sẽ có một cực vi, ông lại lấy 1 cực vi này chẻ ra làm 7 lần ông sẽ có một siêu vi, nếu ông chẻ 1 siêu vi này làm 7 lần thì ông sẽ có một lân hư trần, và nếu ông chẻ lân hư trần này 7 lần thì sau cùng sẽ là hư không (cái không).”

Tôi sẽ triển khai, giải thích cái Không này chính là Bản Thể ở những trang sau.

Trong bài: “Khi Vật lý Gõ Cửa Bản Thể Học”, Ông Tiến Sỹ NTB viết: “…Khi nào chúng ta nhìn thì nó mới xuất hiện, nếu chúng ta nhìn đi nơi khác thì nó không có mặt..”.

Xin được mạn phép thêm thắt làm sáng tỏ hơn những câu của T/S NTB theo cách thế của Phật Pháp xem sao nhé:

“Khi nào chúng ta nhìn nó (với cái tâm đi tìm xem nó là gì?) thì nó sẽ có mặt”

“Khi nào chúng ta không nhìn nó (tương đương với tâm không: không nhìn thì với vật đó tâm ta là tâm không đi tìm) thì nó không có mặt”

“Khi nào chúng ta tìm nó (với sự chăm chú) thì nó sẽ là hạt cho chúng ta đo.”

“Khi nào cúng ta tìm nó với tâm hăm hở, ào ạt, hồ hởi thì chúng sẽ là sóng”

Như vậy, vật chất chẳng phải là hạt, cũng chẳng là sóng (mà đúng thật là không). Nhưng chỉ vì tâm của hành giả, lúc đi tìm nó như thế nào mà nó trở thành hạt hay là sóng.

Cũng vậy, chẳng phải là vật chất lúc đo được 3m (theo thí dụ của T/S NTB), lúc sau lại đo được 2m5.

Mà là tâm của hành giả lúc đo (Đang ở trạng thái sinh diệt: Tư luơng, tìm hiểu) nó khác nhau nên thành ra lúc 3m, lúc 2m5.

Có giống không? Sự kết luận của ngài Lục Tổ (638-713) năm nào, cách nay tới hơn 13 thế kỷ?

Tôi thấy giống lắm, ngài nói khi nghe 2 ông Tăng tranh cãi gió động, hay phướn động khi nhìn thấy cờ bay:

“Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động. Mà do tâm hành giả động”.

“Phải rồi, vì do tâm của hành giả động nên đã quyết đoán và tranh cãi gió làm chủ tể, hay phướn làm chủ tể.

Hãy đưa cho ta xem cái gì được gọi là gió? Cái gì là phướn? Cái cột, cái dây treo hay miếng vải là Phướn? Cái Không khí hay sự chuyển động của không khí là Gió? Đi tìm ngay chính chúng cũng đã chưa ra chủ tể, sao các ông lại tranh nhau (cái tưởng là) chủ tể của chúng mà làm gì?

Vã lại, chúng chỉ nương nhau mà tạm có thôi. Gió chẳng nổi lên sao phướn lay động? Cũng nhờ phướn lay động nên gió thành “thấy được rõ đang động” (cây, cỏ, vật chất lay cũng trong phạm trù của phướn). Cũng vì Tâm của các ông động nên không thấy được cái gốc không động của vấn đề, chứ tuyệt nhiên (chia chẻ tận cùng) thì chúng chỉ là không mà thôi.

Càng tranh luận, càng giành phần đúng về mình thì tâm càng động”.

Cũng thế, tận cùng của vật chất là Không, vậy mà các ông (Khoa Học Gia) cố tìm nó nên “tâm sinh diệt đi tìm” của các ông đã tương tác (mạnh) lên nó, cái không đó, nên nó thành ra hạt hay sóng cho các ông đo. Tâm tương tác mạnh lên nó (hăm hở nhiều, hồ hởi nhiều) thì nó thành sóng, tâm tương tác yếu lên nó thì nó thành hạt. Chứ các ông khi không nhìn (Tương đương với không đi tìm, sinh diệt) thì nó có hiện ra đâu? Nó là Không mà các ông đo đạc cái gì đây?

Trong TNVTTVTTBB tôi viết: Giữa tâm sinh diệt và phi hữu có một lằn ranh mong manh, mơ hồ. Nay ta thấy rõ tâm đi tìm của ta có thể ảnh hưởng lên nó (cái lân hư này, tức cực vi) nên nó lúc là hạt, lúc là sóng như bản báo cáo của T/S NTB.

Nhưng tới phạm vi vi mô, phạm vi hạt thì thấy tâm sinh diệt rõ hơn. Trong bản báo cáo của Tiến Sỹ NTB, (xin được cám ơn Tiến Sỹ Nguyễn Tường Bách).

Và với sự giải thích như trên, chúng ta đi tới giải trình và kết luận về Bản Thể như sau:

Bản thể là sự thật sau cùng, sự thật này chính là “Cái Không” sau cùng của vật chất. Cũng là cái Không không xuất hiện, trong sự không nhìn của các Khoa Học Gia, trong bài viết của ông NTB. Cái Không này cũng là cái Không mà Đức Thích Ca dậy cho ông Anan, cũng chính là cái Không (rỗng lặng, hồn nhiên) mà ngài đã “kiến tánh” ở ngay sau sát na nhìn thấy sao mai hiện trên bầu trời, mà sau này tôi đặt là Kiến Tánh Vô Sanh, rồi sau đó ngài hợp Kiến Tánh Vô Sanh với Đại Định để trở thành Đại Định Vô Sanh, tức trạng thái thường xuyên không rời Thiền, trạng thái rỗng lặng hồn nhiên thường xuyên để trở thành Phật.

Ngang đây, chúng ta hãy thử dùng những giá trị của Phật Giáo để giải trình Bản Thể và Thực Tại:

Kinh Kim Cang, lời Phật dậy: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng, phi tướng ắt kiến như lại”. Câu này đã được giải thích nhiều trên dư luận bởi các thiền giả. Nhưng xin được mạo muội giải thích theo cái “thấy” của tôi như sau:

“Những gì thuộc về hình tướng, có hình tướng, đều là giả hữu (giả có) mà thôi. Nếu ai mà thấy được cái không tướng (phi tướng - tướng thật) trong cái tướng, thì là thấu triệt (hiểu) được Đại Định Vô Sanh.

Lai là đến, Như là Đại Định Vô Sanh. Vậy nên, thấy (kiến) như lai, là thấy được Đại Định Vô Sanh. Người đến từ Đại Định Vô Sanh là người đang trong Đại Định Vô Sanh vậy.”

Xin được nêu vài thí dụ để hiển lộ giá trị của không tướng trong thế trần (để dễ hiểu hơn về cái phi tướng trong kinh Kim Cang):

Tôi khoe bạn một bộ ly uống trà từ đầu đời Lý, mà tôi mới sưu tầm, mua được. Tôi và bạn đều trầm trồ những đường nét vẽ trên cái ly, và hoàn toàn không quan tâm tới cái gì chứa được nước trà để mà mình đem lên miệng uống?

Sự cột tâm, chạy theo những nét vẽ trên ly là sự chạy theo hữu tướng, không để ý tới, quan tâm tới cái gì đựng nước trà cho ta uống là không biết tới cái phi hữu của cái ly, đúng không? Chính cái chỗ không của cái ly mới giúp cho chúng ta uống được trà, chứ nếu cái không của cái ly bị đặc, bị chiếm hữu, chúng ta đâu còn xử dụng cái ly đó được nữa? Ngay cả chỉ một chút dơ, đất bám trên cái vành ly, tức cái không của ly đã bị xâm phạm, ta cũng không muốn uống nữa là huống chi.

Cái không của cái tách trà đời Lý, cái không của cái ly bằng thủy tinh rẻ tiền thì cũng chẳng khác nhau, cái không của tách bằng thủy tinh thì cũng giúp ta uống được trà vậy.

Từ cái Không của cái tách trà, ta suy rộng ra những thứ khác cũng vậy thôi, ta cũng nương sống vào cái Không của cái chén ăn cơm, đôi giầy, cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái xa lộ. v..v.. Buổi sáng lái xe ra xa lộ, không cần biết hôm đó xa lộ đông xe bao nhiêu, miễn xa lộ còn cái Không của xa lộ là ta chạy xe được. Cái Không của xa lộ chỉ cần bị chiếm đóng một chút, bởi một cái tai nạn nào đó là cả xa lộ kẹt cứng, hoặc mưa lớn, đất chuồi, hoặc ngập lụt một đoạn nhỏ là cái Không của xa lộ xem như bị chiếm đóng, thế là cả xa lộ coi như hết xài. Chỉ sau khi khai thông những thứ này, thì cái Không của xa lộ mới xài lại được.

Con người chúng ta cũng có cái Không này, bao tử, bọng tiểu mà chẳng Không thì làm sao mà có “tinh thần” ăn uống?

Kinh mạch chẳng Không thì máu huyết sao lưu thông? Lỗ mũi, lỗ tai chẳng Không làm sao hít thở, nghe ngóng?

Thế nên nói vạn vật đồng nhất thể, là ở cái thể Không này, hay cái Phi Tướng (Vô Tướng) trong kinh Kim Cang.

Cái Không này không thể bị hủy diệt bởi bất cứ thứ gì, căn nhà của ta có bị cháy tiêu nhưng cái Không của căn nhà làm sao mà cháy được? Bằng cớ là dọn sạch tro tàn của căn nhà cháy đi, thì căn nhà mới lại có thể được cất lên ngay tại cái chỗ cháy đó và ta vẫn nương vào cái Không của căn nhà mà sống đó thôi. Bom Nguyên Tử cũng chẳng tiêu hủy được cái Không (Nhưng có điều phải đợi cho phóng xạ tan đi thì cái Không ở đó mới xử dụng lại được, rồi phóng xạ cũng phải tan, nhưng cái Không thì chẳng bao giờ tan). Cái Không có thể kéo cho dài tới đâu cũng được, như xa lộ 101 nối dài các tiểu bang miền Tây nước Mỹ, cái Không có thể nhét vào căn nhà xinh xắn, tủ, chai, lọ. Cái Không có thể uốn nắn theo cầu đường, chẳng những vậy con người còn có thể ép cái Không sát nhau, mà cái Không chẳng dòn gẫy: Bỏ 05 bộ quần áo vào cái bao nylon rồi lấy máy hút hút hết không khí ra, cái Không như dính sát vào nhau, tới nơi, lấy quần áo ra, cái Không lại xuất hiện nơi bộ quần áo, và chúng ta lại mặc vào người lại được.

Cái Không dung chứa cái sống là thế, cái sống nương vào cái Không để mà tồn tại là thế, cái Không không thể bị tiêu hủy bởi bất cứ cái gì. Kể cả thời gian cũng không tiêu hủy được nó. Cái Không lại có trong tất cả chúng ta và vạn vật. Cái Không chẳng bao giờ thay đổi, chẳng mới, chẳng già.

Vậy thì cái Không đấy là Bản Thể của vạn vật, chứ còn cái gì có thể là Bản Thể được nữa?

Nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng ta có thể thể nhập vào cái Vô Tướng này, bằng chính tâm Không của chúng ta (Xin xem trong TNVTTVTTBB). Bản Thể đơn giản, dễ thấy như ngay trước mắt vậy.

Không biết lối giải thích đơn giản của tôi, bạn đọc đã thấy, và hiểu và công nhận Bản Thể chỉ là cái Không đơn sơ đó chưa?

Bây giờ chúng ta giải thích thực tại.

Trong TNVTTVTTBB, tôi đã giải thích thực tại như sau: Nếu nói thực tại là bây giờ thì là không sai, nhưng chỉ đúng trên mặt chữ nghĩa, hiện tượng, chứ chưa hoàn toàn đúng một cách rốt ráo. Vì nói bây giờ là nói tới thời khắc này khác với thời khắc đã qua, như vậy vẫn còn trôi lăn. Trôi lăn sao là thực tại được?

Thực tại phải không còn trôi lăn, không quá khứ, không hiện tại, không tương lai.

Đức Phật Thích Ca sau khi nhập được vào định phi tưởng, phi phi tưởng xứ định, thì ngài vẫn thấy chúng sinh trong cõi đó còn trong luân hồi, khi xuất định ngài hoang mang cùng cực, vì khi vào cái định cao nhất mà vẫn chưa được rốt ráo, còn trôi lăn, luân hồi. Thì đâu là nơi không còn luân hồi, trôi lăn?

Ngài sau đó nhất quyết đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Và như kinh sách đã tường thuật, sau 49 ngày đêm, và sau khi phát hiện sao mai mọc trên bầu trời, thì ngài đại ngộ Vô Sanh.

Nghĩa là thấy (kiến) được cái rỗng lặng, đại định phải ở ngay trong con người mình, chứ chẳng phải từ ngoài đi vào Định như những ngày xưa nữa, nói rõ hơn là phải thường xuyên ở trong Định, ngay cả khi đối cảnh, tức lúc tiếp xúc với các sinh hoạt, cảnh trần xung quanh mình, muốn vậy, tâm phải không sinh, diệt chạy theo cảnh khi tiếp xúc với cảnh, sự kiện này gọi là “kiến tánh”. Kiến Tánh thường xuyên khi đối cảnh thì gọi là Kiến Tánh Vô Sanh. Rỗng lặng thường xuyên khi đối cảnh, và cả lúc không đối cảnh thì gọi là Đại Định Vô Sanh (Định với Kiến Tánh Vô Sanh), Đại Định Vô Sanh là trạng thái không rời thiền.

Với kết quả đó nên Ngài tuyên xưng ngài là Như Lai, là người đã giải thoát (khỏi luân hồi khổ đau), là người thường xuyên trong Đại Định Vô Sanh (lai là đến đây, như là đại định vô sanh. Đến từ Đại Định Vô Sanh để giảng pháp cho các ông tức phải là đang ở trong Đại Định Vô Sanh vậy).

Vậy Thực Tại là trạng thái không rời thiền định, là Đại Định Vô Sanh, trạng thái rỗng lặng thường xuyên. Là trạng thái sống với không trôi lăn, cuốn hút bởi hữu tướng, luôn luôn thấy cái phi tướng. Không bị ảnh hưởng bởi thời gian.

Cái không trôi lăn, phi thời gian này chính là Thiền.

Sống trong bản thể rỗng rang là sống với tánh không, cái sống này vĩnh cửu không còn bị hủy diệt bởi bất cứ cái gì. Như đã giải thích đơn giản ở trên: Cái Không của căn nhà không bị hủy diệt, khi căn nhà bị hủy diệt, thì cái Không của con người sống với thực tại, với tánh không lại bị hủy diệt được sao? Sống trong tánh không là sống trong cái tâm vô sanh, rỗng lặng, là cái sống phi hữu, nhưng thực hữu, uyên nguyên, trầm mặc, mới là cái sống thật sự vĩnh cửu.

Sự chết theo cách gọi của thế gian chỉ là sự chấm dứt cái duyên sống của thân họ với cái sống sinh sinh, diệt diệt hữu vi mà thôi, khi đang sống với tánh không thì cái tâm vô sanh của họ như thế nào, thì khi chấm dứt cái duyên của thân mạng thì tâm của họ vẫn vậy, không chạy theo hữu tướng sinh diệt, thế nên mới gọi là giải thoát. Khi nào thân mạng của họ chấm dứt họ sẽ vẫn trong cõi Vô Sanh, còn gọi là Vô Dư Niết Bàn, hay Vũ Trụ Đại Định, Bản Thể Vĩnh Cửu.

Vậy xin kết luận: Sống với Thực Tại hay Hiện Tiền chính là Thiền Định, cũng là đang sống mà không rời thiền định, phi thời gian, phi không gian (phi tướng), phi biến đổi, sống lặng lẽ, rỗng rang, hồn nhiên, như như.

Trong bài viết: “KHOA HỌC LÀ TỪ ĐÂU, VÀ Ở ĐÂU TRONG CUỘC SỐNG?”

Gởi đăng ở Blog Đông La, thứ 4, ngày 01/03/2017, tôi nhận định về thiền định như sau:

“ … Các thế hệ chúng ta đều được biết, Einstein đã cất công đi tìm một lý luận để nối kết tất cả các lý luận mà người ta gọi là trường thống nhất, nhưng ông ta đã thất bại. Làm sao mà tìm được sự thống nhất khi đang trong sinh diệt? Mọi sự trong sinh diệt đều trôi lăn, cái mà ta gọi là hiện tại, bây giờ, cũng đang trôi thành cái dĩ vãng, dù chỉ một sát na cũng đã khác rồi. (Điều này thấy rõ, trong cái kết quả khác nhau trong công việc đi tìm đo hạt trong bản báo cáo Vật Lý: “Khi Vật lý Gõ Cửa Bản Thể Học” của Tiến Sỹ NTB).

Không biết sau này người ta có thể tìm ra một sự thống nhất không? Nhưng trong TNVTTVTTBB, tôi đã lý luận để giới thiệu sự thống nhất đó, nhưng đúng nhất, thì tôi chỉ làm rõ, giới thiệu một cách của Phật Giáo để đi vào sự thống nhất:

Đó là thiền tánh không, còn có thể gọi là khoa học thiền định cũng đúng.

Trong từng con người đều có thể thực hiện Đại Định Vô Sanh, để đi vào Vũ Trụ Đại Định, vào cái Bản Thể Vĩnh Cửu, mà căn bản của nó là từ thiền định. Nên trong một nghĩa nào đó thì giá trị của thiền là giá trị của Bản Thể Vô Sanh.

Khi nào các vọng tưởng vắng lặng thì trạng thái thiền xuất hiện, ở lâu trong trạng thái này thì vào định. Vào định quen thuộc, ở lâu trong trạng thái định đó là đại định, phối hợp với Kiến Tánh Vô Sanh (trạng thái rỗng lặng hồn nhiên vô sanh lúc đối cảnh trong đi đứng nằm ngồi) thì gọi là Đại Định Vô Sanh.

Đây là trạng thái giải thoát, trạng thái của niết bàn hữu dư, trạng thái đồng bản thể với vũ trụ đại định. Trạng thái của vũ trụ lúc trước Big Bang xảy ra.

Vì sao thiền tánh không lại là cách sau cùng thống nhất con người lại với nhau? Vì trong thiền ấy có 4 đặc tính là: Thường, Lạc, Ngã, và Tịnh. Dầu chỉ nhập được vào thiền ấy 05 phút, thì ta cũng có những đặc tính đó trong người.

“Thường” là sự thường hằng, tâm như như, không biến đổi, không sinh diệt, không bị chi phối bởi bất cứ gì chung quanh.

“Lạc” là sự khinh an, thoải mái, an lạc trong thanh dịu, nhẹ nhàng.

“Ngã” là sự tự tại, tự tánh, độc lập, không bị lệ thuộc vào bất cứ gì cả.

“Tịnh” là sự thanh tịnh, vô nhiễm; từ sự thanh tịnh, lòng bi mẫn thật sự, tình thương vô vị lợi, lòng đại bi phát sinh tới muôn loài, muôn vật.

Với 4 đặc tính này, thấy được giá trị của thiền, mới thấy được vai trò thống nhất của nó, thiền mới là phương cách đem con người lại với nhau, không nghi kỵ nhau, chống báng nhau, nên sẽ dễ dàng cùng nhau hợp tác phát triển xã hội, làm việc cộng đồng. Dường như ở Nhật người ta có áp dụng thiền vào chương trình giáo dục?

Khoa học gia có trí tuệ từ thiền định, sẽ hiểu được những gì thuộc về phi hữu mà những phuơng trình, những bài toán của mình chưa với tới được, biết đâu nhờ thiền định, khoa học gia sẽ tìm ra được sự liên kết giữa thế giới hữu vi (hữu) và vô vi (phi hữu)?

Các vị lãnh đạo có trí tuệ từ thiền định mới khiến họ thương dân, thương nước với lòng từ bi thật sự, họ sẽ cần mẫn với nhiệm vụ, sẽ không còn mơ màng tới tham nhũng, mánh mung tư lợi nữa.

Thế nên trong nhà thiền có câu: “tri không không giác hữu” tức là: “biết không rồi biết có” là vậy.

Giá trị của thiền là cái dễ nhất có thể đem áp dụng cho mọi con người, không cần phải thông minh quán thế gì cả, mà ngay một người ít thông minh cũng có thể thực hành được. Thế nên thiền là phương pháp thống nhất con người lại với nhau. Là tôn giáo tương lai của nhân loại.

Với Kiến Tánh Vô Sanh, có được trí tuệ từ thiền định, tiến tới Đại Định Vô Sanh, để sau cùng thể nhập Vũ Trụ Đại Định, cũng là Niết Bàn Vô Dư, Bản Thể Vĩnh Cữu, bất diệt.

Trên đây, tôi đã dùng những giá trị của Phật Giáo để mà giải trình Bản Thể và Thực Tại, nêu rõ giá trị của Thiền Định, và thiền chính là cách nối kết con người ngồi lại với nhau, an hòa thật sự.

Vậy thì, câu: Einstein tuyên bố (Xin tóm tắt) “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu… Phật Giáo đáp ứng được nhu cầu ấy, nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu hiện đại của Khoa Học thì đó là Phật Giáo”

Và câu: Egerton C. Baptist (Tóm tắt) “Phật Giáo bắt đầu ở chỗ Khoa Học chấm dứt”.

Mà nếu đúng là quý ông này đã nhận định, tuyên bố như trên thì đó là những nhận định trí thức vừa khít với giá trị của Phật Giáo. Chứng tỏ họ là những người có trí tuệ, vừa giỏi về Khoa Học lại vừa tiến gần đến sự rốt ráo, thấu triệt Bản Thể, Thực Tại sau cùng.

Còn nếu họ không có những nhận định như vậy, mà ai đó đã gắn những câu tuyên bố đó cho họ, thì chính họ, là những người đã được hời quá, với một mùa bội thu cho trí tuệ, tư duy và danh tiếng của họ, chứ họ có mất mát gì đâu?

Trần Ngẫu Hồ