Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ảnh nghệ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

20 tác phẩm đẹp nhất cuộc thi ảnh quốc tế ở Italy



Hơn 15.000 bức ảnh từ hơn 100 nước gửi về tham dự giải thưởng nhiếp ảnh thế giới Siena (Italy) lần thứ nhất khiến người xem choáng ngợp.

Giải cao nhất thuộc về Vladimir Proshin với bức ảnh chụp những ngư dân đánh cá trên dòng sông tại thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc năm 2013.

Giải về hiệu ứng màu sắc thuộc về bức ảnh khinh khí cầu Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ của Giulio Montini. Cảnh tượng 100 khinh khí cầu lần lượt bay lên không trung trong ánh mặt trời lên vô cùng ngoạn mục. Tác giả may mắn ở độ cao bên trên các khinh khí cầu và chụp được một khinh khí cầu đơn lẻ.


Bức ảnh bình minh trên Vạn Lý Trường Thành của Joseph Tam đoạt giải ảnh du lịch.


Bức ảnh ngư dân trên sông Li, Quảng Tây, Trung Quốc của Loe Djatinegoro đoạt giải trong hạng mục hiệu ứng màu sắc. Ngư dân ở đây dùng chim cốc được huấn luyện để lặn và bắt cá. Đây là hình thức đánh bắt có từ hơn 1.000 năm ở Trung Quốc.



Giải ba ảnh du lịch thuộc về Jørgen Johanson với tấm hình đoàn lạc đà đi lấy muối ở Danakil Depression, Ethiopia. Đây là một trong những nơi nóng và khắc nghiệt nhất trái đất, và cũng là một trong những điểm thấp nhất trái đất. Hồ Asale nằm ở 116 m dưới mực nước biển. Người Afar làm muối và dùng lạc đà để vận chuyển muối.



Bức ảnh bình minh trên đường đến Al Ain, Dubai của tác giả Lal Nallath được vinh danh về hiệu ứng màu sắc. Mỗi buổi sáng, nơi đây lại rộn rã với những chú ngựa phi nước đại, những con lạc đà thong thả dạo bước, những chú chim chao liệng trên bầu trời.



Giải nhì ảnh du lịch thuộc về Sergey Anisimov. 14.000 người dân du mục ở miền bắc nước Nga sống chung với những đàn hươu và nuôi tuần lộc, một trong những nghề hiếm nhất trên thế giới.



Ảnh chụp đền Shwamibagh, Bangladesh của tác giả Noor Ahmed Gelal giành giải về hiệu ứng màu sắc. Cộng đồng người Hindu tổ chức lễ hội Rakher Upabas kéo dài 3 ngày ở đền Loknath ở Barodi, gần Dhaka. Các tín đồ thắp đèn đất để cầu nguyện và ăn chay cho tới khi đèn cháy hết.



Ngày hè ở French Riviera của tác giả Sebastien Nogier giành giải hạng mục du lịch. Những chàng trai trẻ lặn dưới biển Địa trung Hải trong một ngày hè nóng nực ở Nice, miền nam nước Pháp năm 2014.



Dòng sông Yamuna của tác giả Bruno Tamiozzo đoạt giải du lịch. Yamuna gần đền Taj Mahal là nhánh lớn nhất của dòng sông Hằng linh thiêng được người Hindu sùng kính.



Bức ảnh chụp ở Sellin, đảo Rügen, Đức của tác giả Massimo della Latta được vinh danh trong hạng mục du lịch. Những cabin này được sử dụng phổ biến ở vùng duyên hải phía bắc nước Đức.



Giải nhất ảnh du lịch thuộc về bức ảnh Nhảy tàu ở Gazipur, Bangladesh, của tác giả Noor Ahmed Gelal. Sau lễ hội thường niên Biswa Iztema lớn thứ 2 của người đạo Hồi ở Bangladesh, nhiều người lao lên tàu ở ga Tongi để cố kiếm một chỗ về nhà.



Ảnh chú tiểu ở Bagan, Myanmar của tác giả Lim Chee Keong đoạt giải ảnh du lịch.



Bức ảnh chụp cảnh sát cơ động tác chiến tại một công viên gần sân vận động Dynamo Kiev, chuẩn bị trấn áp đoàn người biểu tình chống chính phủ tại phố Hrushveskoho giành giải hiệu ứng màu sắc.



Dòng sông Omo, Ethiopia của Fausto Podavini đoạt giải du lịch. Một cậu bé bộ lạc Dassanech ở nam Ethiopia dù còn nhỏ tuổi, nhưng người đã phủ đầy những vết thương biểu trưng cho sức mạnh thể chất của con người.



Bức ảnh Con đường của Vladimir Proshin chụp ở ngôi làng Kantaurovo, miền trung nước Nga giành giải hiệu ứng màu sắc. Người trong ảnh không làm việc mà chỉ sống bằng tiền quyên góp. Tấm hình phản ánh số phận của con người, sự lựa chọn đời sống tâm linh và những gì họ có thể đạt được dù thiếu tiền.



Một tác phẩm đoạt giải hiệu ứng màu sắc khác thuộc về Antonio Grambone với hình ảnh cơn bão đang tới ở Vallo Scalo, một thị trấn nhỏ gần Salerno.



Bức ảnh chụp một trận bóng chày dưới cánh máy bay của tác giả Khalid Rayhan Shawon giành giải ảnh du lịch.



Bức ảnh David của tác giả Edmondo Senatore chụp một trong những người vô gia cư ở các thành phố tại Italy.


Kỷ niệm chiến thắng của tác giả Khalid Rayhan Shawon giành giải hiệu ứng hình ảnh. Một đứa trẻ ở tòa nhà đang xây dở gần sân bay quốc tế Dhaka thích thú ngắm máy bay hạ cánh, còn một bé khác đang phất cờ kỷ niệm ngày chiến thắng 16/12 của Bangladesh.


http://fatasa1.blogspot.com/2015/12/20-tac-pham-ep-nhat-cuoc-thi-anh-quoc.html

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Tuyên ngôn đời nghệ sĩ


Marina Abramovic – Khôi Nguyên dịch






.

1. Đạo đức trong đời nghệ sĩ:

- Nghệ sĩ thì không được dối mình hay dối người
- Nghệ sĩ thì không được ăn cắp ý tưởng từ các nghệ sĩ khác
- Nghệ sĩ thì không được thỏa hiệp vì chính mình hay vì thị trường nghệ thuật
- Nghệ sĩ thì không được giết người
- Nghệ sĩ thì không được biến mình thành thần tượng

2. Quan hệ của nghệ sĩ với đời sống tình yêu:

- Nghệ sĩ phải tránh yêu một nghệ sĩ khác



.

3. Quan hệ của nghệ sĩ với dục tình:

- Nghệ sĩ phải nghĩ ra một quan điểm dục tình cho đời
- Nghệ sĩ thì phải gợi tình



.

4. Quan hệ của nghệ sĩ với khổ đau:

- Nghệ sĩ thì phải đau khổ
- Từ đau khổ mà tác phẩm hay nhất ra đời
- Đau khổ mang đến biến đổi
- Qua đau khổ mà tinh thần nghệ sĩ thăng hoa



.

5. Quan hệ của nghệ sĩ với trầm cảm:

- Nghệ sĩ thì không được trầm cảm
- Trầm cảm là một bệnh và phải chữa khỏi được
- Trầm cảm không ích gì cho nghệ sĩ



.

6. Quan hệ của nghệ sĩ với tự tử:
- Tự tử là một tội ác với đời
- Nghệ sĩ thì không được tự tử



.

7. Quan hệ của nghệ sĩ với cảm hứng:

- Nghệ sĩ thì phải nhìn sâu vào chính mình để tìm cảm hứng
- Nhìn càng sâu vào chính mình, mình càng trở nên đại đồng
- Nghệ sĩ là vạn vật



.

8. Mối quan hệ của nghệ sĩ với tự chủ:

- Nghệ sĩ không nên tự chủ về đời mình
- Nghệ sĩ phải tự chủ hoàn toàn với tác phẩm mình



.

9. Mối quan hệ của nghệ sĩ với sự trong sáng:
- Nghệ sĩ thì phải cho và nhận cùng lúc
- Trong sáng nghĩa là biết thâu nhận
- Trong sáng nghĩa là cho đi
- Trong sáng nghĩa là nhận



.

10. Mối quan hệ của nghệ sĩ với các biểu tượng:

- Nghệ sĩ thì phải tạo ra các biểu tượng cho chính mình
- Các biểu tượng là ngôn ngữ của một nghệ sĩ
- Ngôn ngữ ấy phải được dịch ra
- Đôi khi khó mà tìm được chìa khóa



.

11. Mối liên hệ của nghệ sĩ với im lặng:

- Nghệ sĩ thì phải hiểu im lặng
- Nghệ sĩ thì phải tạo được một không gian cho im lặng để bước vào tác phẩm của mình
- Im lặng giống như một hòn đảo giữa đại dương hỗn loạn



.

12. Mối quan hệ của nghệ sĩ với sự cô đơn:

- Nghệ sĩ thì phải dành một thời gian dài cho cô đơn
- Cô đơn cực kỳ quan trọng
- Xa nhà
- Xa khỏi studio
- Xa khỏi gia đình
- Xa khỏi bạn bè
- Nghệ sĩ thì phải ở một thời gian dài bên những thác nước
- Nghệ sĩ thì phải ở một thời gian dài bên những núi lửa đang phun
- Nghệ sĩ thì phải ở một thời gian dài bên những con sông, nhìn nước xiết
- Nghệ sĩ thì phải dành một thời gian dài nhìn chân trời, nơi đại dương và bầu trời gặp gỡ
- Nghệ sĩ thì phải dành một thời gian dài để nhìn sao trên bầu trời đêm


.

13. Đạo đức nghệ sĩ trong công việc:
- Nghệ sĩ phải tránh đến studio mỗi ngày
- Nghệ sĩ không được đối xử với thời khóa biểu làm việc của mình như một ông chủ nhà băng với thời khóa biểu của ông
- Nghệ sĩ phải khai thác cuộc sống và chỉ làm việc khi ý tưởng đến, trong giấc mơ hay giữa ban ngày, như một cảnh tượng hiện lên như một sự ngạc nhiên
- Nghệ sĩ không được lặp lại chính mình
- Nghệ sĩ không được sản xuất quá nhiều
- Nghệ sĩ phải tránh sự ô nhiễm nghệ thuật của chính mình



.

14. Tài sản của nghệ sĩ:

- Các nhà sư khuyên rằng tốt nhất có chín thứ tài sản sau trong đời:
1 áo choàng cho mùa hè
1 áo choàng cho mùa đông
1 đôi giày
1 cái bát khất thực
1 cái mùng chống muỗi
1 cuốn sách kinh
1 cái dù
1 cái chiếu để ngủ
1 cặp kiếng nếu cần
- Nghệ sĩ thì phải quyết được những món tài sản cá nhân tối thiều mình cần có
- Nghệ sĩ thì phải càng lúc càng bớt thêm, bớt thêm



.

15. Danh sách bạn của nghệ sĩ:

- Nghệ sĩ phải có bè bạn nâng tinh thần mình




.

16. Danh sách kẻ thù của nghệ sĩ:

- Kẻ thù là quan trọng
- Đức Dalai Lama từng nói trắc ẩn với bạn thì dễ nhưng trắc ẩn với kẻ thù thì khó hơn nhiều.
- Nghệ sĩ thì phải biết tha thứ



.

17. Các kịch bản chết khác:
- Nghệ sĩ thì phải ý thức về sự hữu tử của mình
- Với nghệ sĩ, không chỉ sống thế nào mới quan trọng mà chết thế nào cũng quan trọng
- Nghệ sĩ thì phải coi những biểu tượng của tác phẩm là những dấu hiệu cho các kịch bản chết khác nhau
- Nghệ sĩ thì phải chết một cách có ý thức và không sợ hãi



.

18. Các kịch bản tang lễ khác:
- Nghệ sĩ thì phải đưa ra các chỉ dẫn trước đám tang để mọi việc được thực hiện đúng như ý nguyện
- Đám tang là tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của nghệ sĩ trước khi lìa đời



.

*

Toàn bộ ảnh trong bài là từ các tác phẩm trình diễn của Abramovic, do bà diễn hoặc người khác diễn lại.

Nội dung bài từ trang facebook Marina Abramovic

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Thế giới ảnh khỏa thân của Dương Quốc Định: Đàn tỳ bà


Đàn tỳ bà đã có mặt nước Việt muộn nhất là từ 1.000 năm trước, vào đầu thời Lý. Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa hai nhạc công dùng ống sênh, và ống tiêu thổi dọc.

Trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đàn tỳ bà luôn đóng vai trò quan trọng trong dàn nhạc triều đình với màu âm trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình....












S.T

______________________________

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Những bức ảnh "chiến tranh nổi tiếng" về chiến tranh Việt Nam





"Ám ảnh, day dứt.." đó là những cụm từ mà những phóng viên chiến trường Mỹ cùng với những người lính từng tham chiến tại Việt Nam đến nay vẫn phải thốt lên mỗi khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam. Trong thời kỳ diễn ra chiến tranh, đã có những người trực tiếp cầm máy bước vào trong cuộc chiến, ghi lại những bức ảnh chân thực, ấn tượng nhất về sự khốc liệt của nó. Trong số đó đã có nhiều bức đạt được giải Pulitzer - giải thưởng cao quý dành cho các nhà báo Mỹ, rất nhiều bức khác mãi đến nay mới được công bố.



Một lính nhảy dù Mỹ bị thương chờ đợi cứu thương ở một doanh trại gần biên giới Lào, vào tháng 5/1969



Xác một lính Mỹ được thả xuống ở gần biên giới Campuchia năm 1966



Một người lính Sài Gòn đánh một người bị trói tay nghi là Việt Cộng vào tháng 10/1965



Lính Mỹ chạy nhanh ra khỏi một máy bay bị bắn rơi ở một ngôi làng thuộc Cà Mau ngày 11/12/1962



Một người mẹ dắt 2 con nhỏ chạy khỏi ngôi nhà bị lính Sài Gòn thiêu trụi




Một người mẹ khóc đứa con gái bị thương do lính Mỹ bắn nhầm trong một đợt càn quét năm 1963



Một người nông dân bị quân đội Sài Gòn đánh vì bị cáo buộc cung cấp thông tin sai




Trực thăng Eagle Flight bay ở phía trên để yểm trợ cho quân đội Sài Gòn thực hiện chiến dịch tấn công bộ đội Việt Nam ở Long An tháng 12/1964.



Máy bay Skyraider A-1 bay ở tầm thấp và dội bom xuống các vị trí được cho là nơi ẩn náu của bộ đội Việt Nam ngày 26/12/1964.













Trong bức ảnh nổi tiếng "Reaching Out", Jeremiah Purdie, một lính thủy quân lục chiến, với cuộn băng dính đầy máu cuốn quanh đầu, cố gắng kéo người đồng đội bị thương của mình dậy. Nhìn nhức bức ảnh này, chúng ta nhận thấy tình người đối lập với khung cảnh khủng bố, tan hoang, một hành động nhân văn đối lập với khung cảnh cuộc chiến hoàn toàn phi nhân đạo.





Ngày 19/3/1964, một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Tấm ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer cho ảnh năm 1965.
Viên tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng trưởng Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, dùng súng lục bắn vào đầu của Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên một đường phố Sài Gòn vào đầu cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân ngày 1/1/1968. Bức ảnh này của Eddie Adams giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1969.
Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy gào thét kêu cứu dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính của Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa ngày 8/6/1972. Bức ảnh này của Nick Ut đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1973.
Bên trong một bệnh viện dã chiến của lính Mỹ ở thị trấn Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị. (Tháng 3/1968)



"Chiến tranh là địa ngục"



Lời nhắn viết trên áo trấn thủ của một lính Mỹ, thể hiện sự ám ảnh của anh ta trước mức độ ác liệt của chiến trường Khe Sanh: “Cảnh báo: Làm lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh là một trải nghiệm có hại cho sức khỏe”.

Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
Lược dịch: Lê Chung