
"Ám ảnh, day dứt.." đó là những cụm từ mà những phóng viên chiến trường Mỹ cùng với những người lính từng tham chiến tại Việt Nam đến nay vẫn phải thốt lên mỗi khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam. Trong thời kỳ diễn ra chiến tranh, đã có những người trực tiếp cầm máy bước vào trong cuộc chiến, ghi lại những bức ảnh chân thực, ấn tượng nhất về sự khốc liệt của nó. Trong số đó đã có nhiều bức đạt được giải Pulitzer - giải thưởng cao quý dành cho các nhà báo Mỹ, rất nhiều bức khác mãi đến nay mới được công bố.

Một lính nhảy dù Mỹ bị thương chờ đợi cứu thương ở một doanh trại gần biên giới Lào, vào tháng 5/1969

Xác một lính Mỹ được thả xuống ở gần biên giới Campuchia năm 1966

Một người lính Sài Gòn đánh một người bị trói tay nghi là Việt Cộng vào tháng 10/1965

Lính Mỹ chạy nhanh ra khỏi một máy bay bị bắn rơi ở một ngôi làng thuộc Cà Mau ngày 11/12/1962

Một người mẹ dắt 2 con nhỏ chạy khỏi ngôi nhà bị lính Sài Gòn thiêu trụi

Một người mẹ khóc đứa con gái bị thương do lính Mỹ bắn nhầm trong một đợt càn quét năm 1963

Một người nông dân bị quân đội Sài Gòn đánh vì bị cáo buộc cung cấp thông tin sai

Trực thăng Eagle Flight bay ở phía trên để yểm trợ cho quân đội Sài Gòn thực hiện chiến dịch tấn công bộ đội Việt Nam ở Long An tháng 12/1964.

Máy bay Skyraider A-1 bay ở tầm thấp và dội bom xuống các vị trí được cho là nơi ẩn náu của bộ đội Việt Nam ngày 26/12/1964.





Trong bức ảnh nổi tiếng "Reaching Out", Jeremiah Purdie, một lính thủy quân lục chiến, với cuộn băng dính đầy máu cuốn quanh đầu, cố gắng kéo người đồng đội bị thương của mình dậy. Nhìn nhức bức ảnh này, chúng ta nhận thấy tình người đối lập với khung cảnh khủng bố, tan hoang, một hành động nhân văn đối lập với khung cảnh cuộc chiến hoàn toàn phi nhân đạo.


Ngày 19/3/1964, một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Tấm ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer cho ảnh năm 1965.




"Chiến tranh là địa ngục"

Lời nhắn viết trên áo trấn thủ của một lính Mỹ, thể hiện sự ám ảnh của anh ta trước mức độ ác liệt của chiến trường Khe Sanh: “Cảnh báo: Làm lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh là một trải nghiệm có hại cho sức khỏe”.
Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
Lược dịch: Lê Chung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét