Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Đạo Đức Kinh Phi Quyền Chính : Vấn Nạn Đọc mà Không Tiêu Hóa, Biết mà Không Hiểu, Chưa Hiểu Đã Kết Luận


Đạo Đức Kinh Phi Quyền Chính : Vấn Nạn Đọc mà Không Tiêu Hóa, Biết mà Không Hiểu, Chưa Hiểu Đã Kết Luận

Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một trong vài học giả uyên bác và hiếm của nền cổ học Hán Việt. Nhưng ông vì chọn lối súc tích trong cách dịch, có nghĩa là nhiều khi giữ nguyên từ Hán Việt và chẳng diễn dịch gì hết. Điều này có thể do không nhận thức được tính thiếu khuyết của tiếng (âm) HÁN VIỆT trong cách chuyển tải hội ý sang tiếng Nôm vốn nghèo nàn của người Việt mà chính Phan Chu Trinh cũng than thở, đã khiến có nhiều ngộ nhận hiểu sai tư tưởng "chính trị" và nhân sinh vũ trụ quan của Lão Tử qua Đạo Đức kinh.

Cần nhắc và nhấn mạnh ở đây là bản chất của các áng văn tối cổ Trung hoa vốn dĩ súc tích cô đọng một phần có thể vì quan điểm kiệm ngôn, nhưng chắc chắn, phần lớn là vì ở thời điểm đó Lão Tử và nhiều người phải ĐỤC KHẮC TƯ TƯỞNG mình trên GỖ, ĐÁ, THẺ TRE, chứ không được thoải mái VIẾT RA GIẤY như sau này. Sự kiện này khiến ngay cả con cháu người Tầu, người Hoa của Lão Tử cũng điên đầu tranh luận với nhau về hàm nghĩa của những cổ thư súc tích này, chứ không chỉ riêng người Việt hay các học giả thế giới Âu Tây. Cho nên hiện nay có rất nhiều BẢN DỊCH, hay đúng hơn là bản DIỄN Ý quyển Đạo Đức Kinh khác nhau của nhiều học giả Âu Tây.

Một trường hợp điển hình, là khi đã có nhiều nhà nghiên cứu Tây lẫn Tầu nhìn ra được tư tưởng TỰ NGUYỆN KHÔNG CƯỠNG CẦU và TỰ CHUYỂN HÓA của Lão Tử tương đồng thật khắn khít chặt chẽ với nguyên lý phi quyền chính, và dựa trên bằng chứng từ Đạo Đức Kinh, họ kết luận rằng Lão Tử phải được coi như là người phi quyền chính (anarchist) cổ đại nhất, nếu chưa muốn nói là đầu tiên của nhân loại.

Kết luận này làm nhiều người hâm mộ cũng như không "biết" về Lão Tử Đạo Đức Kinh "bất bình". Dĩ nhiên do nhiều nguyên do, nhưng hầu như có hai nguyên nhân chính đưa đến phản ứng này.

-Nguyên nhân thứ nhất là những người hâm mộ thái quá, cường điệu hóa xem "Lão Giáo" như một tôn giáo, hoặc là một hệ thống triết thuyết hơn là một "con đường, lối sống" (ĐẠO). Điều này khiến họ cảm thấy bị "xúc phạm," cũng như học thuyết, hay tín lý "Lão tử" bị xúc phạm, bị bỉ hóa từ "vô vi" xuống ngang với thuyết chính trị "hữu vi" phi quyền chính.

-Nguyên nhân thứ hai là có thể họ hiểu đúng về Lão Tử qua Đạo Đức kinh, nhưng lại chẳng hiểu gì, hay chưa tham khảo, không hiểu gì về nguyên lý phi quyền chính, mà thường có ấn tượng sai do chỉ nghe truyền miệng qua tai rằng phi quyền chính là một hệ thống tư tưởng chính trị định chế hữu vi phi lý.

Những người này không nhớ hay không hiểu rằng toàn bộ Đạo Đức Kinh không phải là một mớ tín lý, tín điều giáo lệnh, hay hệ thống triết thuyết, nhưng là một chuỗi lý giải trình bày một CÁCH NHÌN, LỐI SỐNG, một CON ĐƯỜNG SỐNG ỨNG XỬ trong nhân quần xã hội theo một NGUYÊN LÝ VÔ VI, nguyên lý vô vi, không có nghĩa là không làm gì hết, mà là KHÔNG LÀM VIỆC ÁP ĐẶT CƯỠNG CẦU, nhưng LÀM TỰ NGUYỆN TỰ NHIÊN VỚI NHAU, chứ KHÔNG CƯỠNG BUỘC, ÁP ĐẶT lên lẫn nhau. Nguyên lý phi quyền chính (anarchism- voluntarism-liberatarism) thời nay, nếu hiểu đúng, có khác gì?

Chính vì điểm tương đồng nền tảng này mà hầu như không một người phi quyền chính nào khi đã đọc qua Đạo Đức Kinh mà không có cùng một cảm giác bừng sáng và cùng một kết luận: Lão tử đã nhìn ra nguyên lý tự nhiên tự nguyện không cưỡng đặt- tức là bản chất nền tảng của định chế quyền lực cai trị- như vậy cũng có nghĩa, như trong Đạo Đức kinh có lý giải, là xã hội không cần định chế cai trị luật pháp để có trật tự hạnh phúc, từ hàng ngàn năm trước, và lão Tử hẳn phải được coi một người phi quyền chính tiên khởi nhất.

Lấy thí dụ trong chương 57, nói về tác động của định chế quyền chính và đời sống dân chúng xã hội. Nguyễn Duy Cần dịch rất súc tích, không phải dịch SAI, nghĩa là dùng ngay chính tiếng (âm) Hán Việt, mà không diễn hoặc dịch ra tiếng Nôm, tức là coi như "không dịch", khiến độc giả Việt tùy nghi "diễn giải" theo tiếng Nôm của riêng mình, và thường không để tâm đến bối cảnh trọng tâm luận giải của câu nói Đạo Đức Kinh.

Chương 57





57.
。天下多忌讳
而民弥贫
。民多利器
国家 滋昏。人多伎巧
奇物泫起
。法令滋彰
盗贼多有
。故
圣人云
我无为而民自化
。我好静而民自正

。我无事而民自富
。我无欲而民自朴。

1- "Kị húy" ở trong tương quan quyền chính và dân chúng không phải là KIÊNG KỊ, mà chính là TRÁNH NÉ, NỂ SỢ, DẤU ĐÚT (húy 讳)-諱 - do bị LUẬT CẤM ĐOÁN và PHÁP QUYỀN CƯỠNG BỨC, cho nên cần dịch rõ như sau:

Xã hội dân chúng bị nhiều cấm đoán cưỡng bức (kị húy)
Thì dân chúng càng nghèo khốn,

2- Dân đa lợi khí- trong bối cảnh Lão Tử luận bàn đời sống xã hội trong định chế tập quyền của ông, và ngay nguyên chữ KHÍ (器) là khí cụ, khí giới, hay lòng coi trọng. Như vậy LỢI KHÍ là những phương thức, thủ thuật, thủ đoạn để mưu tư lợi, coi trọng tư lợi. Cho nên cần diễn dịch là:

Người dân dùng nhiều phương thức thủ thuật mưu tư lợi
Xã hội càng trở nên mê tối (hôn-昏-hôn ám, mê muội, mất khả năng tỉnh táo đúng đắn)

3- Nhân đa kĩ xảo- nên hiểu và dịch là : Người người ai cũng nhiều mánh lới- Điều quái lạ càng nảy sinh.

4- Pháp Lệnh tư chương 彰 - Pháp luật lệnh lạc nhà nước càng (chương 彰) rõ nêu cao, chi tiết rành mạch, nghĩa là nhiều, đủ thứ luật chi phối đủ thứ sinh hoạt của người dân. -Đạo tặc (盗贼) ở đây trong bối cảnh Lão tử đang bàn đến, không chỉ là trộm cướp từ ngoài, mà nhiều luật ràng buộc khó khăn- sẽ sinh ra tham ô bên trong hệ thống quyền chính không chỉ cướp trộm dân chúng bên ngoài.

Cho nên cũng nên dịch là : -Pháp luật lệnh lạc nhà nước càng nhiều, (càng rành mạch chi tiết)
Trộm cướp tham ô càng sinh nhiều.

5- Ngã Vô Vi Dân tự hóa- Vô vi: nghĩa là KHÔNG LÀM RA NHỮNG LUẬT LỆ, xen lấn vào đời sống hành xử của dân chúng. Thì người dân tự nhiên hành xử trao đổi tự nguyện tốt đẹp với nhau. Cho nên cũng cần dịch hay diễn Nôm cho rõ là:

-Ta không CAI TRỊ làm luật lệnh, mà dân tự họ thay đổi với nhau ra tốt đẹp,

6- Ngã hiếu Tĩnh 静 nhi dân tự Chính 正- Ta ưa thích bình lặng (tịnh- không dấy chủ động) mà người dân tự nhiên tự nguyện điều chỉnh cho đúng (正) với nhau.

-Ta chọn bình lặng rồi dân tự làm đúng cho họ,

7-Ngã vô sự nhi dân tự phú- vô sự (无事) không bày ra việc, chính sách, điều luật, mà dân tự biết trao đổi tự làm giầu. Hiểu nôm na là không ăn cơm hớt, nhiễu sự, đòi chỉ đạo, chen lấn vào chuyện của dân chúng.

- Ta không bày việc cho dân mà dân tự giầu.

8- Ngã vô dục, nhi dân tự phác- Vô dục -trong bối cảnh bàn luận định chế cai trị, nghĩa là không có tham vọng cai trị kiểm soát người dân, người dân tự nhiên tự nguyện hành xử đơn giản chân thật với nhau- không còn nhu cầu đa tâm luồn lách pháp luật và lừa đảo nhau.

-Ta không tham muốn cai trị mà dân trở về cách tự nhiên.

Chúng ta đã có thể thấy những diễn giải tương hợp với nội dung và bối cảnh mà Lão Tử trình bày súc tích con đường (Đạo) sống, cách hành xử PHI QUYỀN CHÍNH, CƯỠNG ĐẶT trong hoàn cảnh xã hội quân quyền phong kiến trọng quyền vua, lệnh chúa, cách đây mấy ngàn năm. Chương 57 này mượn ngôi vị vua cai trị nước để bàn về VÔ VI trong HÀNH XỬ CHÍNH TRỊ- bằng nguyên lý VÔ CHÍNH PHỦ hay XÃ HỘI PHI QUYỀN CHÍNH.

Đạo Đức Kinh gồm 81 chương, đề cập rất nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội con người, và lý giải đề nghị Con Đường (Đạo) cách sống, cách nhìn vấn đề trong đó. Tùy chúng ta trích dẫn lãnh vực nào. Sự tự hủy của tâm lý vinh nhục trong hành xử xã hội, chương 13. Tác hại hủy thể của Luân lý chương 18.-19 Như chống chiến tranh, chống bạo lực quân sự, chống chính thống bảo thủ (hữu) làm khác, ngược lại với truyền thống bảo thủ cố hữu (tả, bên trái) v.v (chương 31)

Vì vậy Lão Tử mới nói Quân Tử, người nhận thức hiểu biết, trọng lối phi truyền thống, khác ngược với cố hữu bảo thủ, tương tự nhóm như khuynh TẢ hiện nay, ngược với HỮU, là qui định chế qui củ truyền thống bạo lực luật lệ áp đặt kỷ cương- Những kẻ chủ trương cần Nhà nước quyền chính, cần giải pháp quân sự chiến tranh- chủ trương phía PHẢI (qui hữu)- cũng tương tự như đám hũu khuynh bây giờ.

Bài viết nhỏ này chỉ mong trình bày thiển ý của Tôi về những khiếm khuyết khách quan thời đại của học giả Việt về Đạo Đức kinh, cũng như cách hiểu thái quá mang tính "tín điều" của phần đông độc giả Việt nam, khiến vị thế của Lão Tử và Đạo Đức Kinh của ông chưa được họ đánh giả và học hỏi đúng đắn, điều mà một số học giả cũng như độc giả Âu Mỹ đã làm được-

Có lẽ vì họ không bị căn bệnh ung thư Hán Việt trong ngôn ngữ của họ chăng? Hay là tại căn bệnh lạc hậu nọa tính tư duy của "giống giòi đậu phọng đỏ chúng ta"? Đọc mà không tiêu hóa lý giải suy ngẫm, BIẾT nhưng không chịu khó tìm truy vấn để HIỂU?

Hay là tại độc giả phương Đông thiếu căn bản nhận thức giá trị tự thân để truy tìm hạnh phúc của tự do tự chủ cá nhân như một số lớn người phương Tây đã đạt được để có ước vọng truy tìm và có khả năng nhận ra chính yếu tính tự nguyện tự nhiên phi quyền chính áp đặt đó là nền tảng của Lão Tữ Đạo Đức kinh?

Thôi thì cũng đành tùy căn, tùy duyên, tùy tầm của mỗi người vậy!

NKPTC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét