PHẦN 1 : BÌNH THƠ XƯA VÀ NAY
Người xưa bình thơ là thưởng thức thơ một cách trang trọng và nhận ra nỗi lòng của nhà thơ gửi vào tác phẩm.
Có người làm xong một bài thơ, phải khăn gói lên đường tìm đến bạn tri kỷ, tri âm để nhờ đọc và bình.Người bạn tri kỷ ấy nhã nhặn mời bạn mình vào thư phòng, pha ấm trà ngon, uống chung rượu quý, xông chút trầm hương, chuyện vãn đôi câu rồi mang bài thơ của bạn rung đùi ngồi ngâm lên, để mắt xem,miệng đọc, tai nghe ngấm vào lục phủ ngũ tạng từng chữ, từng câu.Sau khi thưởng thức rồi mới trầm ngâm, lấy bút son khuyên tròn vào một chữ thơ đắc địa gọi là 'thi nhãn' hay 'con mắt thơ'. Chính cái chữ ấy là tâm điểm bài thơ, như tâm điểm của vũ trụ, vốn vắng lặng chân không mà điều hành cả ba ngàn thế giới.Xong mới khe khẽ nói vài câu về nỗi lòng của bạn mình đã gửi vào thơ.
Lưu Hiệp đời Lương- Trung Hoa đã có câu nói được các thế hệ làm thơ trước thường nhắc:" Làm thơ không phải là sự phấn đấu nhất thời mà là tấc lòng gửi vào thiên cổ".
Nhà thơ Tô Đông Pha, một danh sĩ đời Tống, đã từng ngậm ngùi:" Thơ từ tạng phủ mà ra rồi trở lại làm sầu tạng phủ".
Như thế, đối với lớp người xưa, thơ chính là tiếng lòng của thi nhân.Người đọc thơ nhận ra tiếng lòng ấy, người ta gọi là người Mắt Xanh; không nhận ra, được cho là người Mắt Trắng, có đôi mắt trắng dã như vôi.
Mộng Liên Đường Chủ Nhân, trong bài Tựa viết cho Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn:
" Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế, tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình.Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là cái căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy"
"... Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ đến ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy..."
Trong lúc những nhà nho đời Tự Đức, Minh Mạng triều Nguyễn cho Truyện Kiều là một tác phẩm 'dâm tình' khuyên phụ nữ không nên đọc, thì cái nhìn của Mộng Liên Đường quả là cái nhìn của người có con mắt xanh.
* XƯỚNG HỌA
Xướng-họa là một lối chơi thơ thù tạc của các thi hữu nho sinh, nho sĩ ngày xưa. Thể thơ nào cũng có thể xướng-họa được, nhưng do tâm lý “sùng nho, sùng Tầu” mà thể thơ “Bát cú Đường Luật” được sử dụng nhiều hơn cả. Còn một lý do nữa là thể thơ này khá hiểm hóc, dễ “nắn gân” và làm “đo ván” nhau. Cái tâm lý chơi thơ xướng-họa, nhưng ngầm ý là để thư tài nhau để xác định chiếu trên, chiếu dưới vẫn còn khá nặng nề trong các chiếu thơ Đường hiện nay. Ở sân chơi Tri Ân chưa thấy xuất hiện tâm lý này, nhưng đề phòng khả năng thiên hạ trông vào, người ta sẽ dè bỉu, lườm nguýt không hay, nên tốt nhất chúng ta nên làm thơ xướng-họa cho hợp cách. Vả lại muốn làm một bài thơ họa hợp cách cũng không khó khăn gì. Chỉ cần chúng ta đọc kỹ một ví dụ mẫu mực dưới đây là có thể gỡ ra. Đó là cuộc xướng-họa mang tính chất bút chiến giữa hai nhà nho Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Tôn Thọ Tường thì hàng Pháp còn Phan Văn Trị thì chống Pháp.
Mỗi quốc gia, mỗi thời đại đều có tiếng thơ riêng.Ở Việt Nam, từ thơ cổ điển sang thơ mới, thơ tự do, thơ tân hình thức rồi thơ hậu hiện đại.Trong lúc ấy, ở phương Tây, sau thơ hậu hiện đại đã phát sinh ra một loại 'thơ-chống-thơ'.Bài thơ đôi khi chỉ có mũi tên hay trang giấy trắng.Thơ không còn dùng từ ngữ mà chỉ là những ký hiệu, biểu tượng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Thơ thay đổi nên việc bình thơ cũng khác. Với những bài thơ 'tương tác', người đọc có quyền thay đổi ký hiệu, mẫu tự, sắp xếp lại để trở thành một bài thơ mới, người chế tác và người đọc là đồng tác giả. Cũng may, lối thơ xếp đặt ấy chưa hợp với tâm thức Việt Nam.Trên các trang web, người đọc vẫn yêu thích các bài thơ cổ điển lẫn hiện đại.Mỗi trang web có một số độc giả yêu thơ khác nhau và những cách góp ý, phản hồi, bình thơ cũng khác nhau.Có trang bình thơ nghiêm túc, có trang thượng vàng hạ cám.Tựu trung là : Khen ngợi, chia sẻ hoặc đồng cảm; Nửa khen, nửa đùa, có tính hài hước; Cốt chọc cho vui; - Áp đặt, cố ý nói ngược ý thơ tác giả …Còn nhiều cách bình thơ khác nhau, nhưng đa số là những lời trao đổi vui đùa là chính. Dù sao sự góp ý, phản hồi hay bình thơ của một người đều biểu lộ góc nhìn, tính cách, trình độ thẩm mỹ thơ và trình độ văn hóa, giao tiếp của người ấy.
Người xưa bình thơ là thưởng thức thơ một cách trang trọng và nhận ra nỗi lòng của nhà thơ gửi vào tác phẩm.
Có người làm xong một bài thơ, phải khăn gói lên đường tìm đến bạn tri kỷ, tri âm để nhờ đọc và bình.Người bạn tri kỷ ấy nhã nhặn mời bạn mình vào thư phòng, pha ấm trà ngon, uống chung rượu quý, xông chút trầm hương, chuyện vãn đôi câu rồi mang bài thơ của bạn rung đùi ngồi ngâm lên, để mắt xem,miệng đọc, tai nghe ngấm vào lục phủ ngũ tạng từng chữ, từng câu.Sau khi thưởng thức rồi mới trầm ngâm, lấy bút son khuyên tròn vào một chữ thơ đắc địa gọi là 'thi nhãn' hay 'con mắt thơ'. Chính cái chữ ấy là tâm điểm bài thơ, như tâm điểm của vũ trụ, vốn vắng lặng chân không mà điều hành cả ba ngàn thế giới.Xong mới khe khẽ nói vài câu về nỗi lòng của bạn mình đã gửi vào thơ.
Lưu Hiệp đời Lương- Trung Hoa đã có câu nói được các thế hệ làm thơ trước thường nhắc:" Làm thơ không phải là sự phấn đấu nhất thời mà là tấc lòng gửi vào thiên cổ".
Nhà thơ Tô Đông Pha, một danh sĩ đời Tống, đã từng ngậm ngùi:" Thơ từ tạng phủ mà ra rồi trở lại làm sầu tạng phủ".
Như thế, đối với lớp người xưa, thơ chính là tiếng lòng của thi nhân.Người đọc thơ nhận ra tiếng lòng ấy, người ta gọi là người Mắt Xanh; không nhận ra, được cho là người Mắt Trắng, có đôi mắt trắng dã như vôi.
Mộng Liên Đường Chủ Nhân, trong bài Tựa viết cho Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn:
" Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế, tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình.Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là cái căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy"
"... Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ đến ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy..."
Trong lúc những nhà nho đời Tự Đức, Minh Mạng triều Nguyễn cho Truyện Kiều là một tác phẩm 'dâm tình' khuyên phụ nữ không nên đọc, thì cái nhìn của Mộng Liên Đường quả là cái nhìn của người có con mắt xanh.
* XƯỚNG HỌA
Xướng-họa là một lối chơi thơ thù tạc của các thi hữu nho sinh, nho sĩ ngày xưa. Thể thơ nào cũng có thể xướng-họa được, nhưng do tâm lý “sùng nho, sùng Tầu” mà thể thơ “Bát cú Đường Luật” được sử dụng nhiều hơn cả. Còn một lý do nữa là thể thơ này khá hiểm hóc, dễ “nắn gân” và làm “đo ván” nhau. Cái tâm lý chơi thơ xướng-họa, nhưng ngầm ý là để thư tài nhau để xác định chiếu trên, chiếu dưới vẫn còn khá nặng nề trong các chiếu thơ Đường hiện nay. Ở sân chơi Tri Ân chưa thấy xuất hiện tâm lý này, nhưng đề phòng khả năng thiên hạ trông vào, người ta sẽ dè bỉu, lườm nguýt không hay, nên tốt nhất chúng ta nên làm thơ xướng-họa cho hợp cách. Vả lại muốn làm một bài thơ họa hợp cách cũng không khó khăn gì. Chỉ cần chúng ta đọc kỹ một ví dụ mẫu mực dưới đây là có thể gỡ ra. Đó là cuộc xướng-họa mang tính chất bút chiến giữa hai nhà nho Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Tôn Thọ Tường thì hàng Pháp còn Phan Văn Trị thì chống Pháp.
Tôn phu nhân quy Thục
BÀI
XƯỚNG
Cật ngựa thanh gươm vẹn
chữ tòng (1)
Ngàn năm rạng tiết gái Giang
Đông (2)
Lìa Ngô bịn rịn chòm
mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má
hồng (3)
Son phấn thà đem dày
gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non
sông (4)
Ai về nhắn với Châu
Công Cẩn
Thà mất lòng anh, đặng bụng
chồng.(5)
Tôn Thọ Tường
BÀI HỌA
Cài trâm sửa trấp vẹn câu
tòng (1)
Mặt giã trời chiều biệt
cõi đông (2)
Ngút tỏa vầng Ngô in
sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm mầu
hồng (3)
Hai vai tơ tóc bền trời
đất
Một gánh cương thường
nặng núi sông (4)
Anh hỡi Tôn Quyền anh
có biết
Trai ngay thờ chúa, gái
thờ chồng ! (5)
Phan
Văn Trị
Chú ý:
-Các chữ in đậm là vần, các chữ in nghiêng là
chữ áp vần
-Nguyên tắc đòi hỏi một bài họa phải trả đủ vần
cho bài xướng, nhưng các chữ áp vần lại không được dùng lại các chữ áp vần của
bài xướng. Trong bài họa của Phan Văn Trị ta thấy ông đã trả đủ 5 vần của Tôn
Thọ Tường : tòng, đông, hồng, sông, chồng. nhưng các chữ áp vần của Tôn
Thọ Tường là: chữ, giang, má, non, bụng. Còn các chữ áp vần của Phan Văn
Trị lại là: câu, cõi, mầu, núi, thờ. Phải như vậy mới gọi là hợp cách.
-Cùng là họa vần nhưng cho phép người họa chọn
một trong ba cách sau đây:
1. Họa nguyên vận: Trả đủ vần và đúng thứ tự (1), (2), (3), (4), (5)
2. Họa ngược vận: Trả đủ vần nhưng ngược thứ tự (5), (4), (3), (2), (1).
3. Họa đảo vận: Trả đủ vần nhưng thứ tự đảo đi tùy ý người họa.
* BÌNH THƠ NGÀY NAY
Mỗi quốc gia, mỗi thời đại đều có tiếng thơ riêng.Ở Việt Nam, từ thơ cổ điển sang thơ mới, thơ tự do, thơ tân hình thức rồi thơ hậu hiện đại.Trong lúc ấy, ở phương Tây, sau thơ hậu hiện đại đã phát sinh ra một loại 'thơ-chống-thơ'.Bài thơ đôi khi chỉ có mũi tên hay trang giấy trắng.Thơ không còn dùng từ ngữ mà chỉ là những ký hiệu, biểu tượng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Thơ thay đổi nên việc bình thơ cũng khác. Với những bài thơ 'tương tác', người đọc có quyền thay đổi ký hiệu, mẫu tự, sắp xếp lại để trở thành một bài thơ mới, người chế tác và người đọc là đồng tác giả. Cũng may, lối thơ xếp đặt ấy chưa hợp với tâm thức Việt Nam.Trên các trang web, người đọc vẫn yêu thích các bài thơ cổ điển lẫn hiện đại.Mỗi trang web có một số độc giả yêu thơ khác nhau và những cách góp ý, phản hồi, bình thơ cũng khác nhau.Có trang bình thơ nghiêm túc, có trang thượng vàng hạ cám.Tựu trung là : Khen ngợi, chia sẻ hoặc đồng cảm; Nửa khen, nửa đùa, có tính hài hước; Cốt chọc cho vui; - Áp đặt, cố ý nói ngược ý thơ tác giả …Còn nhiều cách bình thơ khác nhau, nhưng đa số là những lời trao đổi vui đùa là chính. Dù sao sự góp ý, phản hồi hay bình thơ của một người đều biểu lộ góc nhìn, tính cách, trình độ thẩm mỹ thơ và trình độ văn hóa, giao tiếp của người ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét