Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

TÓC GIÓ THÔI BAY





Tháng ba
tóc gió thôi bay
khuy áo em cài nhốt mắt ai
môi hôn nắng lửa tình phực cháy
đốt rụi hồn ta dưới ánh ngài


Tháng ba
tóc gió thôi bay
em in hình hài lên bóng say
hương thơm hơi thở già nhân ngãi
nén chặt tình ta dưới gót giày

Tháng ba
nắng đỏ tình say
dang tay em đón giọt hoài thai
vai ta gánh trọn mùa ân ái
từ nay
tóc gió thôi bay...

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Hồng ngọc -giá 1,5 triệu đồng

Hồng ngọc -giá 1,5 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Sự tích hoa hồng





Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.

Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên răn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.

Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.

Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.

Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.

Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.

Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.

Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:

"Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !..."

Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:

"Thưa phụ hoàng, con đây !".

Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.

Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:

"Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau".

Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói:

"Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi".

Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:

"Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy".

Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:

"Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó..."

Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.

Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

THOÁT KHỎI LUÂN HỒI




Đọa cõi ta bà
cha mẹ cho tinh
đất trời cho khí
tinh khí luyện thần
vào đường vô ngã
bước đến hư vô
thoát khỏi luân hồi
chu du vạn cõi
thiên hà là ta


Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Hồng ngọc -giá 150k




Hồng ngọc -giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Cần lắm một người bạn tri kỷ trong cuộc đời







Cuộc sống thì muôn hình vạn trạng, vậy nên cảm xúc của con người cũng biến đổi muôn vàn. Ngoài tình yêu, tình bạn và tình thân chúng ta vẫn còn một thứ tình cảm là kết tinh của cả ba tạo thành đó gọi là: tri kỷ. Trong cuộc sống, tìm được người mình yêu thương, tâm đầu ý hợp đã khó, tìm được một người bạn tri kỷ còn khó hơn gấp nghìn lần. Mất người yêu, mất chồng hay mất vợ, ta buồn… buồn lắm, nhưng rồi sau này ta vẫn còn có thể có cơ hội gặp gỡ và tìm được một người yêu mới, chồng mới hay vợ mới… còn bạn tri kỷ một khi mất đi, ta sẽ đau hơn gấp nghìn lần và sẽ buồn… buồn cả một đời.








Bạn tri kỷ, đó là một thứ tình tâm giao vừa ấm áp như tình yêu, lại vừa nâng giữ như tình thân. Ranh giới khiến người ta đôi khi có thể ngộ nhận tri kỷ và người yêu thành ra mong manh tới mức không phải người nào trong cuộc cũng có thể tỉnh táo mà tránh né. Quá một chút thôi có thể là sẽ mất.



Bạn tri kỷ luôn là người hiểu ta nhất. Chỉ có người ấy mới biết được ta nghĩ gì , buồn gì, vui gì, thích gì, ghét gì... dù ta không cần nói gì hết.

Bạn tri kỷ là người ta mong tìm đến nhất mỗi khi gặp chuyện khó khăn, đau khổ, bất hạnh… Và sau khi được tâm sự, được dựa vào vai bạn để khóc, những muộn phiền ưu tư sẽ nguôi ngoai… ta bỗng thấy nhẹ lòng hơn.

Bạn tri kỷ là người ta có thể nói thật nhất mọi ý nghĩ của mình ngay cả những chuyện thầm kín không bao giờ có thể chia sẻ cùng ai… kể cả vợ hoặc chồng.

Bạn tri kỷ là người dám phê bình những khuyết điểm của ta, những sai lầm của ta mà chẳng sợ ta khó chịu hay giận dỗi…Và bao giờ sau đó cũng cho ta những lời khuyên rất chân thành, có lợi nhất cho ta.

Bạn tri kỷ là người luôn kiên nhẫn lắng nghe ta kể lể đủ điều, nhất là về những điều phiền muộn, khó chịu, những ước mơ hoài bão tưởng chừng như viển vông, hão huyền của ta mà chẳng bao giờ chế giễu, nhạo báng ta hay thấy sốt ruột vì mất thời gian của họ.

Bạn tri kỷ là người âm thầm lặng lẽ mang đến cho ta những hạnh phúc giản dị nhưng chẳng bao giờ kể công.

Tất cả những người yêu ta đều có thể rời bỏ ta ra đi, chỉ có bạn tri kỷ vẫn luôn ở bên ta, họ cho ta mượn một bờ vai ấm áp để tựa, lẳng lặng nghe ta tâm sự cho vơi nỗi buồn, động viên, dỗ dành ta… Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn tri kỷ cũng luôn ở bên ta, giúp ta vượt qua mọi khó khăn, sóng gió trong cuộc sống.

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng đã là bạn tri kỷ thì phải cùng đồng hành trên tất cả những chặng đường đời, phải thường xuyên hẹn hò với nhau như hình với bóng, hay phải buôn chuyện điện thoại với nhau mấy tiếng đồng hồ…Thực ra không phải như vậy. Có khi cả năm chẳng có cơ hội gặp nhau lần nào, cả năm chẳng đi chơi riêng với nhau bao giờ, thi thoảng có gọi điện thoại cũng chỉ nói ngắn gọn vài câu. Ấy nhưng mà mỗi lúc ở cạnh nhau, không cần ai phải nói nhiều, cả hai đều đọc được suy nghĩ của người kia và hiểu hết mọi tính cách của nhau. Đôi khi chỉ là bạn thấy có bài hát, bản nhạc không lời nào hay và gửi cho ta để cùng thưởng thức. Khi nghe những bài hát ấy, bản nhạc ấy, ta cũng dường như cảm nhận được tình cảm của bạn mình gửi gắm ở trong đó.Đôi khi, bạn đi chơi xa, chỉ mua về tặng ta một chiếc vòng đeo tay rất bình thường, không có giá trị về kinh tế nhưng ta lại luôn trân trọng, yêu quý món quà đó hơn cả những chiếc vòng vàng đắt tiền, luôn đeo chiếc vòng đó bên tay cho đến khi chẳng may nó bị vỡ mới thôi. Đôi khi, chỉ cần nghe bạn nói cần tìm mua một giỏ hoa Phong Lan rừng tặng bạn thân, ta sẵn sàng lấy ngay giỏ hoa Phong Lan rừng mà mình yêu thích nhất để mang cho bạn đi tặng người khác. Không phải là chỉ là giúp đỡ chính bạn tri kỷ của mình mà ta còn sẵn sàng giúp đỡ hay làm vui lòng cả những người bạn thân của họ, làm không vì mục đích gì hết, đơn giản là lòng ta cảm thấy vui. Đôi khi, ta được bạn tri kỷ tặng cho một giỏ hoa Phong Lan rừng-Loài hoa mà ta yêu thích nhất. Bạn thì cất công tìm bằng được đúng loài hoa ta yêu thích dù có khó tìm đến mấy, còn ta sẽ cố gắng chăm sóc giỏ hoa đó hằng ngày để đền đáp tấm lòng của bạn. Dường như tình cảm tốt đẹp giữa hai người bạn đều đã được gửi gắm qua giỏ hoa ấy. Đôi khi, bạn đi công tác xa về, mua cho ta một ít hải sản, một hộp bánh Bía, một chai mật ong, một ít khoai lang hay một túi long nhãn… Những món quà đơn giản nhưng chứa chan tình cảm và cả tấm lòng của bạn dành cho ta. Đôi khi, mấy tháng không gặp nhau, không điện thoại, không thư từ liên lạc nhưng chỉ cần nhận được một tấm ảnh chụp chung giữa hai người nhân một dịp nào đó do bạn gửi cho ta, ta cũng cảm thấy ấm áp vô cùng và cảm nhận rằng bạn cũng đang nhớ đến ta chứ không hề lãng quên ta. Đôi khi, ta có bài viết được đăng báo, chỉ đơn giản là gửi tặng bạn một tờ báo có đăng bài viết của ta, ta cũng muốn bạn đọc bài của ta, bạn cũng thích được đọc báo có bài của ta, trân trọng từng tờ báo của ta tặng. Một tờ báo không có gì quý giá nhưng đều thể hiện tình cảm quý mến giữa hai người. Đôi khi, ta có dịp lên vùng biên giới- nơi bạn sống và làm việc để đi công tác. Khi về, ta bị cơn đau dạ dầy hành hạ, bạn không yên tâm để ta đi xe khách một mình nên đã tự lái xe đi cả đoạn đường dài mấy trăm cây số trong đêm đông giá rét, đầy sương mù để đưa ta về Hà Nội. Trời mưa, không nhìn thấy kính, đi đêm buồn ngủ đến mức hai mắt cứ trùng xuống nhưng bạn vẫn phải cố gắng thức để lái xe. Trời gần sáng đưa ta về đến Hà Nội xong thì bạn lại vội vàng lái xe quay về cửa khẩu ngay. Dù sau này, có thể mãi mãi không còn có cơ hội gặp lại nhau nữa, không còn có kỷ niệm nào như thế nữa, một người ở tận biên giới xa xôi, một người ở mãi Hà Nội, nhưng hai người bạn vẫn luôn nhớ về nhau, tình cảm trong nhau vẫn luôn còn nguyên vẹn. Cả hai đều đã có gia đình, dù không thể cùng đồng hành trên mỗi chặng đường đời nhưng họ vẫn luôn nhớ về nhau. Có những ngày mưa, có một người ở tận biên giới, sương lạnh trắng xóa, không ai nhắn tin, gọi điện cho ai nhưng cả hai đều biết rằng người kia cũng đang ngồi ngắm mưa rơi và nhớ tới một người bạn ở phương xa giống như mình. Có lẽ, giữa những người có tình cảm thực sự với nhau thì dù ít có cơ hội gặp nhau, dù ít có thời gian gắn bó bên nhau, dù khoảng cách địa lý có xa xôi đến mấy nhưng trong lòng họ luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho nhau, luôn nhớ đến nhau với những điều thiêng liêng nhất, luôn đặt nhau ở vị trí trang trọng nhất trong trái tim mình.

Theo lý thuyết, người hạnh phúc thì không cần có tình nhân nhưng con người muốn hưởng hạnh phúc trọn vẹn thì vẫn cần có thêm một người bạn tri kỷ.

Vợ hoặc chồng có chung với ta nhiều thứ: chung nhà, chung giường, chung con, chung cả đường đi lối về…Nhưng có khi ta vẫn cảm thấy mình cô đơn với trái tim lạnh ngắt trong chính ngôi nhà của mình. Còn bạn tri kỷ chẳng có gì chung với ta, ngoài kỷ niệm chung, sở thích chung. Nhưng ta luôn cảm thấy ấm áp khi nghĩ về họ.

Ta thường tự tay nấu món ăn ngon chồng thích ăn, mất bao nhiêu công sức và tâm huyết để nấu xong bữa cơm nhưng khi ăn, chồng chẳng bao giờ nói được một câu khen nào dễ nghe, hoặc là không khen hoặc là chê hết cái này đến cái kia.Trong khi, ta chẳng bao giờ nấu ăn cho bạn tri kỷ. Giỏi lắm mới hẹn đi ăn ngoài cùng nhau được một bữa. Nhưng bạn luôn chủ động gọi đủ các món ta thích ăn nhất và hỏi xem ta ăn món này có ngon không, có thích gọi thêm món khác nữa hay không?

Vợ hoặc chồng có thể bỏ ra nhiều tiền để mua những món quà có giá trị tặng ta nhưng ngày lễ tình yêu, ngày quốc tế phụ nữ, ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới…có khi lại không nhớ. Còn bạn tri kỷ chẳng bao giờ mua tặng ta những món quà đắt tiền. Nhưng đi đâu cũng nhớ mua một món quà nhỏ tặng ta làm kỷ niệm, nhân dịp lễ nào cũng gửi tin nhắn hay gọi điện chúc mừng ta đầu tiên trong ngày.

Rõ ràng là bạn tri kỷ luôn hiểu ta nhất, luôn ở bên cạnh ta, luôn giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, luôn có ý nghĩa quan trọng trong trái tim ta nhưng tại sao ta lại không chọn họ làm người yêu hay cùng họ nên duyên vợ chồng?Có lẽ vì vợ chồng là nợ nhưng bạn tri kỷ là duyên. Vợ chồng là định mệnh mà định mệnh thường mù quáng bởi định mệnh chọn người theo thời điểm. Bạn tri kỷ là bí mật trong tim, dịu dàng và đẹp đẽ như ánh sáng có khả năng chữa lành mọi vết thương.

Bạn tri kỷ là người mà chúng ta có thể làm đủ trò với họ như một người bạn, có thể lãng mạn như một người yêu và lại là nơi tìm về sau những vấp ngã như một người thân. Cái tình cảm ấy vô cùng thiêng liêng khi vượt trên tình bạn và cũng không cần tính đến cái giới hạn của tình yêu. Bởi giữa tri kỷ với nhau, một cái ôm chân thành, hai bàn tay siết chặt và cùng làm những điều nhỏ nhặt cũng đã đủ thấy vui. Chẳng cần nói, cũng chẳng cần cười, chỉ cần nhìn vào mắt nhau và cảm nhận cũng đủ để hiểu được suy nghĩ của đối phương. Bạn tri kỷ là một người mà không phải ai cũng có thể tìm được, họ ẩn rất sâu như chính bí mật của riêng mỗi người. Vậy nên khi có một ai đó cầm được chìa khóa, mở được chiếc hộp bí ẩn kia để chạm sâu vào từng ngóc ngách của tâm hồn, thì hẳn đó là bạn tri kỷ. Bởi đôi khi giữa những người yêu nhau vẫn còn có sự riêng tư cần phải giữ, nhưng với bạn tri kỷ thì nắm rõ từng suy nghĩ dành cho nhau.

Nếu như bạn đang có một người tri kỷ như thế, hẳn là bạn rất may mắn trong cuộc đời này. Bởi vì tri kỷ là thứ tình cảm vô định hình... Cái mà ta gọi là trên tình bạn nhưng lại thi vị hơn cả tình yêu.

Ai từng nghe qua tích Bá Nha Tử Kì, hẳn sẽ biết câu: “Cao sơn lưu thủy, tri kỷ khó tìm”. Đối với một kiếp nhân sinh, trong đời chỉ cần có được một người tri kỷ cũng là hạnh phúc lắm rồi. Chúc tất cả mọi người sẽ tìm thấy cho riêng mình một người bạn tri kỷ và sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn trọn vẹn.



(Thân tặng bạn Hoàng Thu Phương-Giảng viên Tiếng Anh, Khoa Sau đại học,Viện Đại học Mở Hà Nội)

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2015

Th.s Vũ Thị Minh Huyền

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Điều gì giúp đánh bại tham nhũng?







Nguồn: Lucy P. Marcus, “What beats corruption?”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham nhũng là một vấn nạn toàn cầu, đôi khi ăn sâu tại nhiều quốc gia đến mức chống lại nó dường như là điều không thể. Vào tháng 1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng thường niên, trong đó nhấn mạnh rằng vấn đề này “vẫn là một căn bệnh tồn tại khắp thế giới”.

Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa mới cảnh báo Ukraine rằng khoản cứu trợ tài chính trị giá 40 tỉ đôla có thể bị cắt vì những lo ngại rằng các quan chức tham nhũng sẽ ăn cắp hoặc đục khoét những khoản tiền này. Và trong chuyến thăm gần đây đến Mexico, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các lãnh đạo của Mexico – mà một số những cá nhân đó (bao gồm tổng thống và phu nhân) đang bị dính vào những bê bối về xung đột lợi ích – chống lại tham nhũng.

Nhưng thay đổi là điều có thể, như chúng ta đã thấy trong giới doanh nghiệp toàn cầu trong vài năm vừa qua. Chưa đầy một thập niên trước, các công ty được điều hành từ những phòng “hộp đen” bởi một vài cá nhân với quyền lực dường như không thể đụng đến. Những nhà hoạt động vì quyền cổ đông với mong muốn trái ngược bị coi là một sự phiền toái – quá nhiều những người mơ mộng làm điều tốt nhưng không thể thay đổi gì cả. Điều quan trọng duy nhất, như những người “thực dụng” lập luận, là mức lãi của khoản đầu tư, bất kể cái giá mà con người, hành tinh, và các nền kinh tế phải chịu.

Những người thực dụng đã sai. Từ đầu năm nay, Warren Buffett của Berkshire Hathaway và Tổng giám đốc của JP Morgan Chase Jamie Dimon đã tổ chức những cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp khác để thảo luận về những cải thiện có thể đạt được trong quản lý doanh nghiệp. Vào ngày 1 tháng 2, Laurence Fink, Tổng giám đốc của Công ty đầu tư BlackRock, viết một lá thư gửi đến một số các công ty lớn nhất thế giới với nội dung cảnh báo mạnh mẽ chống lại lối suy nghĩ ngắn hạn và yêu cầu các công ty phải hoạch định các kế hoạch chiến lược rõ ràng.

Ngày hôm sau, luật sư doanh nghiệp Martin Lipton, một nhà phê bình lâu năm chống lại các nhà hoạt động vì quyền cổ đông, xuất bản một bài viết mang tên “Mô hình quản lý doanh nghiệp mới.” Lipton thừa nhận rằng các nhà đầu tư dài hạn chủ động sẽ tồn tại lâu dài và các công ty cần phải tuân theo những tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản lý ngặt nghèo hơn và chú trọng hơn tới trách nhiệm xã hội của công ty.

Tương tự như thế, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy gần đây tuyên bố rằng họ sẽ buộc các công ty trong danh mục đầu tư của họ phải chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân quyền của mình. Và phụ nữ, một thời từng được nói rằng bình đẳng giới tính trong hội đồng quản trị có thể đạt được trong vòng một thế hệ, giờ sẽ được hưởng lợi vì luật về quota nam – nữ (trong hội đồng công ty) đã được thông qua vào năm ngoái ở Ý, Đức và Pháp.

Những điều này không xảy ra trong một đêm. Thay đổi giờ đến nhanh hơn, nhưng là do những lực đẩy được tích tụ theo thời gian. Những người tố cáo tham nhũng sẽ không bị bịt miệng, các phóng viên sẽ điều tra các doanh nhân xấu, và các nhà đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm cho các lựa chọn của mình (dẫn đến việc họ phải hành xử như quỹ đầu tư quốc gia Na Uy). Những ảnh hưởng cộng dồn và tương hỗ lẫn nhau của những điều nói trên cùng các nhân tố khác đã đem đến những thay đổi mà gần đây được coi là điều không tưởng.

Rõ ràng là đường đi vẫn còn dài, không ai đang treo lên băng rôn “nhiệm vụ đã hoàn tất”. Nhưng quá trình thay đổi này đã cung cấp một lộ trình cho trận chiến chống tham nhũng.

Một thời chỉ có một số tổ chức phi chính phủ lên tiếng lo ngại về tham nhũng, và lâu lâu chỉ có một số phóng viên dũng cảm viết được về những điều mà họ và những người khác đã quan sát thấy. Chống tham nhũng dường như là việc bất khả thi, với những thành quả nhỏ nhoi đáp lại những nỗ lực khó khăn và đơn độc.

Nhưng các tiếng nói đó đã được nhân lên và củng cố, và giờ đã trở thành một điệp khúc mạnh mẽ hơn.

Các chính phủ giờ đang thông qua những đạo luật cứng rắn hơn, như Đạo luật chống hối lộ 2010 của Anh, và những cơ chế giám sát sâu rộng như Công ước phòng chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc đã khuyến khích làm thêm luật và tăng cường thực thi chúng. Các công ty giờ đang chịu áp lực thực thụ phải tuân theo các quy định phòng chống tham nhũng, và nhiều vụ lớn – từ bê bối tham nhũng ở Mexico của Walmart (bao gồm việc vi phạm luật chống các hành vi tham nhũng ở nước ngoài của Mỹ) đến các đối tượng đang nằm trong tầm ngắm của lực lượng thực thi pháp luật, như là Petrobras, Rolls-Royce, TeliaSonora và FIFA – tất cả đều có thể giúp nâng cao mức răn đe.

Và các quan chức nhà nước (cấp cao) giờ cũng đang bị truy tố. Cựu tổng thống Guatemala Otto Perez Molina đã bị buộc phải từ chức và sau đó phải ngồi tù vì tham nhũng. Chủ tịch Hạ viện Indonesia cũng bị buộc phải từ chức sau khi ông bị bắt quả tang vòi vĩnh một chi nhánh của công ty khai thác khoáng sản Freeport-McMoRan. Và Tòa đặc biệt về các tội tham nhũng của Indonesia vừa mới tuyên phạt cựu bộ trưởng năng lượng và tài nguyên Jero Wacik bốn năm tù.

Báo chí đã đóng một vai trò lớn hơn. Các phóng viên đã thu thập được nhiều thông tin hơn và có nhiều phương tiện hơn để chia sẻ các câu chuyện của họ, bao gồm mạng xã hội. Và họ đang đưa tin về những người dân mà khi đối mặt với tham nhũng tràn lan đã không thể còn im lặng được nữa. Ví dụ như ở Moldova, nước nghèo nhất châu Âu, một bê bối ngân hàng lên tới cả tỷ đô đã khuấy động một làn sống biểu tình rộng rãi của người dân nhằm kêu gọi bầu cử sớm.

Đây là kiểu động lực báo trước cho những thay đổi thực sự. Thực tế, nhiều quan chức chính phủ đang có lập trường nguyên tắc. Ở Ukraine, Aivaras Abromavicius đã từ chức Bộ trưởng phát triển kinh tế và thương mại với lý do rằng đang có những ngăn cản chống lại các biện pháp chống tham nhũng ở cấp cao.

Và việc chống tham nhũng đang tạo nên những khác biệt. Những công ty bán hàng xa xỉ, như là Prada và LVMH, nói rằng nỗ lực phòng chống hối lộ của Trung Quốc là một lý do khiến doanh số của họ giảm xuống. Hồi đầu năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia nơi “không ai dám tham nhũng.” (Dĩ nhiên, chính sách của Trung Quốc về tham nhũng không phải là không có các ngụ ý chính trị đáng lo ngại.)

Tham nhũng nảy nở ở những nơi mà quyền lực, sự bí mật và đàn áp kết hợp với nhau. Nó sẽ bị đánh tan bởi việc huy động xã hội dân sự, ánh sáng, và sự thực thi pháp luật nghiêm túc. Những người coi tham nhũng là vấn nạn khó chữa nên ghi nhận về những quá trình tương tự vốn đã và đang thay đổi phương cách quản trị doanh nghiệp.

Lucy P. Marcus, nhà sáng lập và tổng giám đốc của Marcus Venture Consulting Ltd., là giáo sư ngành lãnh đạo và quản lý tại Trường Kinh doanh IE và là thành viên không điều hành của hội đồng quản trị công ty Atlantia SpA.

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/03/13/dieu-gi-giup-danh-bai-tham-nhung/#sthash.2x7Eq4rn.dpuf

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Bắt Đầu Và Kết Thúc Từ Một Mùa Xuân






Dương Như Tâm




... mùa xuân dân tộc, ngày tết cổ truyền của Việt Nam không phải là dịp để rãnh rang đi du lịch hay tụ họp ăn uống hoặc khoe khoang sự giàu sang giả ảo; mà là dịp để người thân, con cháu trong gia đình đoàn tụ với nhau. (DKT)

Nhớ tính triết lý của bộ phim Hàn Quốc "Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân" trước đây chắc rằng ai cũng đã từng một lần xem qua. Nếu nói cho tròn câu để tựa đề bộ phim thêm hấp dẫn là "Xuân Hạ Thu Đông" thì có thể sẽ không gây thắc mắc. Thêm một từ "Xuân" nữa vào có lẽ những người thực hiện không đơn giản ý niệm rằng không chỉ là thêm mà là khằng định quy luật tất yếu cõi nhân gian. Với triết lý nhà Phật, chuyện xuân hay không xuân chẳng có gì là ý nghĩa, tất cả do cuộc sống mà ra và đương nhiên từ cuộc sống mà diệt. Chẳng có chi là quan trọng.


Vậy nên, nếu chúng ta chấp nhận theo nghĩa sống thế gian, thì các nhà làm phim thêm chữ xuân ấy vào thì cũng nên hiểu nó khác với chữ xuân đầu.






Con người ta vì thế chọn mùa xuân là mùa của sự sống, của hy vọng tốt đẹp. Năm qua mình sống vui buồn sướng khổ đan xen nên xuân lại đến với chúng ta lại mang một màu áo mới. Có ai đó thầm ước nguyện năm cũ mau qua cho năm mới lại về, gởi vào đó tất cả những hy vọng, hoài bảo tốt đẹp và yên bình nhất cho cuộc sống. Và cứ thế, mùa xuân cứ lặp đi lặp lại bằng những điệp khúc gian nan chốn nhân gian ấy. Vậy thì nói "đời là bể khổ" thì có gì sai đâu ! Mình vui buồn sướng khổ do chính nghiệp dĩ của mình ấy thôi.


Tất nhiên, mùa xuân của mỗi người mỗi khác, ví như những vui buồn sướng khổ của từng người đều khác biệt. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật là biệt nghiệp mỗi một chúng sanh đều khác nhau. Cho nên mùa xuân với anh thì bắt đầu nhưng mùa xuân với tôi thì kết thúc. Kết thúc một chuyện đời, một phần nghiệp dĩ đã gian nan thực thi nhiệm vụ trả hết cho người suốt năm qua !


Nghĩ về mùa xuân, ngày tết dân tộc Việt Nam.


Người học phật chúng ta may mắn nhận ra được những điều đó nên xuân đến xuân đi thì cứ như lẽ tự nhiên, không hững hờ mà cũng chẳng nồng nhiệt làm chi với mớ lo toan, mệt mỏi rồi cho đó là mùa xuân. Có đáng nói chăng là từ trong ý niệm chốn nhân gian này, mùa xuân gắn liền với nền tảng dân tộc, với cuộc sống đầy ước vọng, luôn muốn được vươn lên của chốn tối tăm nghèo đói. Mùa xuân được trân trọng từ ý niệm đó. Và khi nền tảng dân tộc được trường tồn bằng sức sống văn hóa đặc trưng, thì chuyện mùa xuân ở đây lại trở nên thiêng liêng cao cả, mang ý nghĩa thiết yếu trong đời sống hiện tại và mai sau của cả một dân tộc.


Một chàng sinh viên, một chị làm nghề Osin hay những nghề lao động chân tay thì mong ước mùa xuân về để làm thêm tăng thu nhập gởi về cho gia đình. Trong khi đó một người làm dâu trong một gia đình phong kiến thì lại mong mỏi mùa xuân đừng về để khỏi bị nhà chồng sai khiến mệt lừ ba ngày tết ! Ngoài ra còn có những tư tưởng lợi dụng nền tảng kinh tế, nông nghiệp chen vào yêu cầu ăn tết tây, bỏ tết ta, thực chất chỉ vì những người, này cảm thấy khó chịu trước những tập tục dân tộc ngày tết mang ý nghĩa nhân văn rất cao..v..v.. Đó là khái lược tổng hợp các diễn đàn vừa qua báo chí mở ra để tranh thủ ý kiến bạn đọc. Trong đó có một ý kiến ngắn mà cũng là khằng định đúc kết rằng "những ai muốn bỏ ngày tết dân tộc, hay muốn ngày tết ngắn lại, đó không phải là người Việt Nam".


Mỗi người trong chúng ta, khi bước lên đường, hòa nhập vào dòng chảy thời gian, dù có mang màu sắc khác biệt dân tộc nơi xứ người, đều mang theo trong hành trang một gia tài quý giá của dân tộc, xuất phát từ cuộc sống gia đình. Rất không may cho các thế lực u minh chống phá ngày tết - mùa xuân dân tộc, ngày tết cổ truyền của Việt Nam không phải là dịp để rãnh rang đi du lịch hay tụ họp ăn uống hoặc khoe khoang sự giàu sang giả ảo; mà là dịp để người thân, con cháu trong gia đình đoàn tụ với nhau. Chính cái nét đẹp ấy giúp cho ngày tết dân tộc Việt Nam có ý nghĩa sống động, lung linh nhất mà khắp nơi đều hết lời ngưỡng mộ và ca ngợi. Ngày tết Việt Nam dù trong hoàn cảnh chiến tranh, nghèo khó hay trong hạnh phúc sum vầy vẫn chỉ có một gam màu đoàn tụ rất đẹp ấy. Lúc ngặt nghèo thì một hai đòn bánh tét, bánh chưng dâng cúng ông bà ba ngày tết cũng đâu có mất ý nghĩa; còn khi giàu thì lễ nghĩa tươm tất hơn , hiếu hỷ mừng tuổi nhau, lì xì cho các cháu nhỏ, góp thêm nét đẹp vốn đã đẹp quá chừng rồi của ngày tết dân tộc chúng ta.


Mùa xuân hằng năm có ngày tết dân tộc thêm rạo rực là vậy. Bởi vì mùa xuân mới là sự bắt đầu của một hành trang mới bước vào những ngày tháng chờ đợi phía trước, bỏ lại sau lưng những ưu phiền năm cũ, trong đó có mùa xuân cũ đã qua.


Trong chốn nhân gian, từ hiện tượng duyên sinh của đất trời, con người đã định vị được ngày tháng và bốn mùa luân chuyển và đặt tên cho đó những xuân hạ thu đông. Để con người có chỗ mà vịnh vào đó để sống, để đấu tranh với nghịch duyên và để tồn tại. Vì thế, thêm một từ xuân vào vòng xoay bốn mùa như bộ phim nói trên là Xuân Hạ Thu Đông rồi Xuân âu cũng đâu có gì sai biệt hay mất đi ý nghĩa mà cũng do chính con người đã biết dùng đến trí khôn từ thuở khai thiên lập địa đến tận bây giờ .
Vâng! Tất cả phải bắt đầu từ mùa xuân để rối chính mùa xuân cũng là điểm ta phải đến, phải kết thúc.





Xuân Đinh Dậu 2017





Dương Như Tâm

“Trong đống tro tàn” của Trần Văn Thủy




Tác giả: Phạm Phú Minh
.

Theo sự hiểu biết của tôi thì nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Có chuyện gì vậy? Chuyện tử tế? Thì có gì lạ? Chẳng phải là từ khai thiên lập địa con người vẫn sống giữa cuộc tranh đấu giữa cái Thiện với cái Ác đó sao, một cuộc tranh đấu bất tận như tên của một cuốn phim Mỹ: From Here To Eternity -Từ đây cho đến mãi mãi về sau, được người Pháp chuyển dịch thành Tant qu’il y aura des hommes – Cho đến khi nào còn con người. Hai cái tên tiếng Anh và tiếng Pháp của cuốn phim nổi tiếng ấy đều cho thấy cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu nó sẽ còn mãi mãi trong xã hội loài người, khiến người ta phải nghĩ một cách sâu xa hơn, là bản chất và mục tiêu đời sống của chúng ta chính là cố gắng đẩy lùi cái xấu để cái tốt được lên ngôi.heo sự hiểu biết của tôi thì nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng nghĩ cũng lạ, cái trật tự tinh thần để phân biệt tốt xấu thì đã được con người xác định từ rất xa xưa, có lẽ ngay từ bản năng của sự sống: mạng sống là tốt, giết hại là xấu; thương yêu là tốt, thù hận là xấu; tự do thoải mái là tốt, gông cùm kiềm hãm là xấu; sáng kiến phát triển là tốt, hủ lậu trì trệ là xấu; no cơm ấm áo là tốt, đói rét là xấu… Những cặp tốt xấu như thế có thể kể ra vô tận, cho thấy thân phận của con người thật ra rất chênh vênh, nhưng kinh nghiệm sống và sự thăng hoa tinh thần của con người trong quá trình “thành người” của mình đã khẳng định phía nào nên theo, cái gì nên loại bỏ. Ý thức đó tạo nên ĐẠO LÝ chung cho cuộc sống của con người đông tây kim cổ.

Chuyện con người sống tử tế với con người và vạn vật chẳng qua cũng chỉ nằm trong Đạo Lý ấy mà thôi, nhưng sở dĩ có người như Trần Văn Thủy phải làm phim để đặt ra như một vấn nạn trước lương tâm con người, là vì cuộc sống trong cơ chế đang ngự trị trên đất nước Việt Nam xem ra thiếu vắng sự Tốt lành mà ngược lại, nghiêng về phía cái Ác. Đây không phải là chuyện tốt xấu trong một xã hội bình thường, mà là kết quả của một chế độ khác thường. Vì thế nguy cơ của cái Ác trở thành một khuynh hướng đè bẹp cái Thiện ngày càng rõ rệt, và đã trở thành một nguy cơ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Phim Chuyện Tử Tế ra đời năm 1985, tính năm nay 2016 đã là 31 năm, vậy hành trình của nó và của tác giả làm nên nó, hiện đã tới đâu rồi? Câu chuyện nó vượt biên một cách bí mật để đến được Liên Hoan Phim Leipzig Đông Đức cuối năm 1988 có thể dựng thành một cuốn phim trinh thám nghẹt thở. Và sau khi nó chiếu và được nhiệt liệt hoan nghênh tại liên hoan này thì tới phiên tác giả của nó lập tức “vượt biên” sang Pháp ngay trong đêm đó, cũng nghẹt thở không kém. Khi đã đến Pháp, tác giả của nó mới biết Chuyện Tử Tế đã được giải thưởng Bồ Câu Bạc ở liên hoan phim Leipzig. Rồi nó được chiếu trong rạp hát và đài truyền hình Pháp. Rồi nhiều nước khác đã mua phim Chuyện Tử Tế…
Đạo diễn Trần Văn Thủy vào thời điểm tham dự liên hoan phim Chuyện Tử Tế đã đứng trước một đường ranh giới rất mong manh, hoặc nó đoạt được giải thì ông là người có công, được quay về Việt Nam an toàn, hoặc nó không gặt hái được gì cả thì ông bắt buộc phải chọn con đường lưu vong tại Tây Âu.
Nhưng sự tử tế đã mỉm cười với ông, và hôm nay đạo diễn Trần Văn Thủy, ở tuổi 76, đã đúc kết mọi chuyện với cuốn sách Chuyện Nghề Của Thủy và cuốn Trong Đống Tro Tàn t. Hình ảnh “đống tro tàn” mà tác giả gợi ra nó như thế nào là tùy cách nhìn của người đọc, nhưng với tác giả, thì tôi đoán cái tên đó phần nào cũng là tổng kết cái hành trình mà ông đã đi suốt nửa thế kỷ qua, tròn 50 năm (1966-2016). Chưa hẳn nó có ý nghĩa tiêu cực như khi chúng ta đứng trước một căn nhà đã bị thiêu rụi, mọi thứ đã thành tro, mà chỉ là tổng kết thời gian gần cả đời người với nhiều nỗi truân chuyên gay cấn liên tục với một chủ đề gần như duy nhất: sự tử tế. Đống tro tàn chỉ là một cách nói, có thể là một ám chỉ rằng trong cái đám ngổn ngang đó vẫn còn sót lại một vài tàn lửa sẽ làm bùng lên ngọn lửa của cái Thiện.
Nhưng có một điều chắc chắn, trong đống mà tác giả gọi là tro tàn này chứa đựng một tấm lòng hừng hực nóng, qua các câu chuyện đời của tác giả. Có nhiều chuyện được kể lại, xem qua thì là những chuyện vui buồn, những kỷ niệm trong đời, nhưng tất cả hầu như chỉ một chủ đề, đó là sự thăng hoa tốt đẹp của bản chất con người, mà các tôn giáo lớn từ hàng ngàn năm trước đã nhìn ra và dẫn dắt nhân loại.
Đây có thể là tác phẩm văn học cuối cùng của ông, vì có cả lời trăng trối căn dặn mọi chuyện sau khi ông qua đời. Trong Mấy Lời Gửi Lại, xem như là Di Chúc của ông, sau những dặn dò cụ thể liên quan đến tang lễ và việc gia đình, gia tộc, ở phần cuối ông viết:
“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng.
Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”.
Điều ông nuối tiếc là ở chỗ lớp con cháu sẽ không được sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ ông hằng mong ước, nghĩa là sống trong một “xã hội lương thiện, tử tế hơn”. Một chữ “hơn” đầy ý nghĩa, nói lên thực tại đáng buồn của xã hội Việt Nam trong hiện tại.
Chương 2, Cha Tôi, là một bài viết mà tôi cho quan trọng nhất trong tập sách này. Kể lại cuộc đời cha mình, ông đã ghi rõ “tưởng nhớ về Thầy – người Cha đẻ và là người Cha tinh thần của con” cho thấy cái nhìn đầy yêu mến và khâm phục của ông về thân phụ của mình, mà theo tôi, ông coi là một mẫu mực, một tấm gương cho suốt cuộc đời của ông.
Có một câu nói của thân phụ ông mà suốt đời ông không quên, đó là câu thân phụ ông thốt ra một cách bình tĩnh sau khi chứng kiến cảnh người bạn thân của mình (bác Phó Mâu) đã bị bắn chết trong cuộc đấu tố:
“Sau hôm về chợ Cồn để chôn cất bác Phó Mâu, Thầy tôi lên gác nằm. Một lát sau ông cho gọi tôi và Lai, người em sát tôi lên. Hai chúng tôi ngồi chờ bố bảo gì. Ông vẫn nằm vắt tay lên trán, im lặng. Không hiểu sao những lúc Thầy tôi im lặng như thế tôi rất sợ, tôi lên tiếng rất khẽ:
– Thầy bảo gì chúng con ạ?
Một lát sau ông mới thủng thẳng nói một câu rất ngắn:
– Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ!
Tôi không hiểu. Lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi hỏi lại:
– Thầy bảo gì cơ ạ?
– Thầy và bác Phó Mâu đã giúp Việt Minh quá nhiều, bây giờ bác chết oan, Thầy không còn tin vào cái gì nữa!
Trong cuộc đời, tôi rất nhớ những điều Thầy tôi đã nói với tôi. Đây không phải là lúc kể ra tất cả, nhưng cái câu đau đớn, bất đắc chí: “Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ”! Thì chắc chắn xuống mồ tôi cũng không thể nào quên được”.
Kể ra một người trong tuổi thiếu niên mà được nhận lãnh một câu nói như thế từ cha của mình trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước thì cũng khó mà quên được. “Hỏng-hẳn-rồi-các-con-ạ” là một khẳng định khái quát cả một sự sụp đổ toàn diện trong tâm hồn người cha, truyền lại cho các con mình nhận thức về tương lai của cái chế độ mà họ đang sống trong đó với biết bao kỳ vọng chế độ đó sẽ mở ra một thời kỳ tốt đẹp cho đất nước. “Hỏng hẳn rồi” đã ghi một dấu ấn quan trọng nhất trong lòng tác giả khi mới lớn, để suốt đời ông luôn để tâm nhìn thấy nó hỏng ở chỗ nào, và định hướng các hành vi của ông để lên tiếng cảnh báo cho mọi người về cái nguy cơ vô cùng thảm khốc cho cả một dân tộc.
Trong cuốn sách mà có vẻ tác giả cho là cuối cùng này của mình, chúng tôi nghĩ chương Cha Tôi là nơi Trần Văn Thủy khẳng định điều tâm huyết nhất trong đời mình, đó là nét Đạo Lý mà cha ông đã truyền cho ông. Đạo Lý ấy cha ông đã tiếp nhận từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó cũng không khác với Đạo Lý chung của nhân loại đã có từ ngàn đời.
Trần Văn Thủy thì quan tâm và suy nghĩ rất nhiều về vấn đề nền tảng ấy trong các chương khác trong cuốn sách này. Ông vốn là người làm phim tài liệu, luôn luôn ghi nhận và viết xuống những đề tài mà ông cho là đáng làm phim trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của ông, nhưng tiếc thay không mấy dự định của ông đã được thực hiện. Chương “Những kịch bản không thành phim” ông ghi lại nội dung những đứa con điện ảnh không bao giờ được ra đời ấy, với những nhận xét có khi nhiều phẫn nộ.
Ví dụ từ năm 1980 ông đã có một kịch bản về Trịnh Công Sơn:
“Một kịch bản khác tôi tâm đắc vô cùng đó là khi tôi viết về Trịnh Công Sơn năm 1980. Có lẽ khi ấy vừa ở Nga về, vừa làm xong bộ phim “Phản bội” nổi tiếng (1979 – 1980), đang”hăng tiết vịt”, tôi đã viết về Trịnh Công Sơn. Tôi kể những ngày tháng nằm hầm ở chiến trường miền Nam (1966 – 1969), mở trộm đài Sài Gòn, nghe nhạc Trịnh mà nổi da gà. Những Đại bác đêm đêm vọng về thành phố/Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe/Những Người con gái Việt Nam da vàng… Con người miền Nam, hơi thở miền Nam, nhạc Trịnh ám ảnh tôi. Sao lại yêu thương đến thế! Sao lại da diết lay động đến thế! Vấn đề tôi đặt ra trong kịch bản đó không chỉ là những giai điệu, những ca từ hút hồn của nhạc Trịnh mà tôi tự vấn: Mảnh đất nào, văn hóa nào, phẩm hạnh nào đã nuôi dưỡng một tâm hồn trong sáng và chân thiện đến thế, đã sản sinh ra con người chân tình đến thế? Nếu như Karl Marx nói: “Con người là sản phẩm của tổng hòa mọi quan hệ xã hội” thì cái xã hội miền Nam đầy rẫy những “Tội ác và tàn dư của Mỹ Ngụy” ấy tại sao lại sản sinh ra Trịnh Công Sơn? ”
Ba mươi năm sau khi làm phim Chuyện Tử Tế để kêu gọi lòng tử tế trong xã hội mình đang sống, đạo diễn Trần Văn Thủy cay đắng nhận ra mình vẫn sống trong xã hội ấy, nhưng:
“Ngày nay trong một chế độ nhân danh sự ưu việt, người ta lại thấy bao điều xót xa trong quan hệ giữa người với người. Tham nhũng, bè phái, cửa quyền. Đạo đức xuống cấp một cách khủng khiếp.”…
“Ai cũng biết rằng tòa án và pháp luật chỉ làm công việc giải quyết hậu quả của hành động. Còn muốn ngăn chặn cái mầm gây ra tội ác, làm nó triệt tiêu khi còn trong trứng, triệt tiêu ngay trong ý nghĩ của con người, thì không gì bằng tôn giáo” (…) “tôn giáo nói chung, cái đạo chân chính nào cũng khuyên con người nghĩ thiện, làm thiện, tránh xa tội lỗi, xa điều độc ác. Và như vậy nó góp phần tích cực vào việc giữ gìn đạo đức, trật tự an ninh xã hội, làm cho đất nước lành mạnh”.
Mỗi một chương của cuốn sách này là một câu chuyện hay, có thể nói là hấp dẫn, nhưng luôn luôn ẩn nỗi cảm động, thấm thía và rất lôi cuốn người đọc. Tác giả quan sát rất tinh tế về các nhân vật mình quen biết, các sự kiện vui buồn xảy ra với mình, nhưng khi kể ra thì chuyện nào cũng đáng là một bài học cho người đọc, bài học về nhân cách, về thái độ sống ở đời với một chủ đề bất biến là tích cực nhấn mạnh về sự tử tế, lòng nhân ái.
Tác giả có sự quan hệ rất rộng rãi, đề tài viết có thể là về giới làm phim Nhật Bản, hoặc những người Mỹ hoạt động văn hóa và nhân đạo; về việc thực hiện một cuốn phim tài liệu về nhà thờ Phát Diệm với kiến trúc tôn giáo độc đáo; về một người thầy thuốc hiếm có về bệnh phong cùi, Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, mà khi đọc xong câu chuyện của ông, độc giả chỉ có thể thốt lên: đó là một bậc Thánh, hoặc là một Bồ Tát; về nhạc sĩ Phạm Duy là người ông rất hâm mộ từ thời còn rất trẻ…
Với con mắt quan sát tinh nhạy của một đạo diễn phim tài liệu cộng với một tấm lòng đề cao cái Thiện và chống lại cái Ác, và cộng thêm nữa sự sắc sảo tinh quái của một người sống trong sự kềm cặp mà lúc nào cũng khao khát xé rào để rao giảng những điều chẳng phù hợp chút nào với đường lối của xã hội đương thời, Trần Văn Thủy rất xứng đáng với câu nhận xét sau đây của Larry Berman, một nhà văn Mỹ:
“… on a war that ravaged so many, yet left us with survivors like Tran Van Thuy, war photographer, filmmaker and ultimately philosopher.”
“… về một cuộc chiến đã hủy hoại biết bao sinh mạng, nhưng đã để lại cho chúng ta những người sống sót như Trần Văn Thủy, một nhà quay phim thời chiến, một đạo diễn điện ảnh, và cuối cùng là một triết gia.” – [Trích từ lời Tựa trong bản dịch sang Anh ngữ cuốn tự truyện Trong Mắt Ai (In Whose Eyes) của Trần Văn Thủy]
Nhìn cuộc sống ở một xã hội mà ông phải sống và rút ra từ đấy những nhận xét, những phán đoán, thẩm định nhằm phá vỡ hàng rào dây thép gai ý thức hệ quái đản trong thời đại của chúng ta, thì ngoài vai trò nghề nghiệp, đúng Trần Văn Thủy còn là một triết gia, một triết gia dấn thân với những tác phẩm văn học nghệ thuật rất can đảm và hết sức sâu sắc của ông.
Chẳng hạn, nếu chúng ta được xem phim Chuyện Tử Tế, hoặc ít ra được xem kịch bản của phim do chính đạo diễn viết, chúng ta sẽ thấy lời bình trong phim quan hệ tới mức độ nào. Không có lời bình thì chỉ là một phim câm, cái đó đã hẳn, nhưng điều quan trọng, đó là lời bình do Trần Văn Thủy viết. Lời ấy là linh hồn của phim. Đó là những lời gãy gọn dễ hiểu nhưng mang khả năng khái quát rất cao – xem/nghe tới đâu thấm thía tới đó, và đặc biệt là nó có khả năng dẫn dắt người xem hiểu ra ngoài, vượt lên trên những gì đang xem. Như thế, lời bình đã chứa đựng triết lý của sự việc, sự vật, nâng chúng lên một tầng phổ quát.
Rất nhanh, thế giới đã bắt được các tín hiệu nhân bản mà Trần Văn Thủy đã gửi gắm trong phim Chuyện Tử Tế. Vào cuối những năm 80 có tới hơn 10 đài Truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền Chuyện Tử Tế, và đạo diễn Mỹ John Gianvito đã đề cử Chuyện Tử Tế là một trong mười bộ phim Tài liệu hay nhất thế giới của mọi thời đại. Những chuyện như thế chưa từng xảy ra với Điện ảnh Việt Nam.
Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được.
Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào. Tâm trạng và mục tiêu của người Việt Nam khi dong thuyền ra khơi để làm một chuyến vượt biên không lãng mạn tự hỏi đi hết biển thì sẽ đến đâu, mà là nhắm tới một bến bờ cụ thể nào đó mình có thể sống được một đời sống tự do, xứng đáng là của một con người. Nhưng một khi cuộc sống đã ổn định trên miền đất mới, thì chắc chắn con đường quay về quê cũ trong lòng họ vẫn còn, dưới rất nhiều dạng: chính trị, kinh tế, tình cảm… hoặc lắm khi chỉ là một giấc mơ về một đất nước tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
Nhưng đâu phải chỉ có con đường cụ thể với hai hướng đi và về nó ràng buộc chúng ta. Trong lòng bất cứ ai cũng có thể mở ra vô số con đường sẽ dẫn đến vô số nơi mà chính trong tác phẩm Trong Đống Tro Tàn tác giả luôn luôn đề cập tới: con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang…
Nhạc sĩ Phạm Duy khi viết câu kết cho trường ca Con Đường Cái Quan của ông, đã mô tả cảm nhận của người Việt Nam khi đã hoàn tất cuộc Nam Tiến của mình tại Mũi Cà Mau:
Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối!
Người tạm dừng bước chân vui! Người ơi!
Người mơ ước tới: đường tan ranh giới
Để người được mãi
Đi trong một duyên tình dài.
Con đường thế giới xa xôi,
Trong lòng dân chúng nơi nơi.
Phải chăng khi viết những câu này vào năm 1960, Phạm Duy đã có tiên cảm về “con đường thế giới xa xôi” mà người Việt Nam sẽ dấn bước vào, và sau này đã gây thắc mắc về một bờ bến nơi Trần Văn Thủy? Nhưng Phạm Duy cũng thấy ra niềm vui trong “một duyên tình dài”, phải chăng đó là tình của nhân loại, của sự Tử Tế, của lòng Nhân Ái mà Trần Văn Thủy thao thức và vận động suốt đời ông để mong cho nó thắng cái xấu và cái ác?

CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM CUỐI.


Có một bậc thầy Tây Tạng khai thị cho mọi người: “Học để biết chết như thế nào, tức là học để biết sống như thế nào. Mà học để biết sống như thế nào là học cách để hành động, không những trong kiếp này mà còn trong nhiều kiếp sắp đến. Để chuyển hóa bản thân thật sự, và để được tái sinh như là một người được chuyển hóa để giúp đỡ những người khác, là thật sự giúp đỡ thế giới một cách có tác động mạnh nhất.”

CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM CUỐI.

Bởi vì người thế gian thường nói sống chết, rồi hiểu sống là điểm khởi đầu và chết là điểm cuối của cuộc đời. Nghĩa là cho chết là hết, là điểm cuối, là xong cuộc đời. Do nghĩ như vậy nên người khi sống lo tranh thủ hưởng thụ để chết không kịp, cũng từ quan niệm đó khiến người tạo nhiều nghiệp dữ không thể lường được.

Nhưng trong Phật pháp thì không phải vậy, dạy người tu hành luôn nhớ chết để rồi sống, chứ không phải chết là hết. Nghĩa là chết đời này để sống một đời kế tiếp, tức đời này được coi như là một trạm chuyển tiếp chứ không phải là điểm cuối cùng, rõ ràng là như vậy.

Chính cuộc sống của chúng ta hiện tại đâu phải đây là lần đầu tiên có mặt trên cuộc đời này. Cuộc sống hiện tại của chúng ta hiện nay là tiếp nối của quá khứ. Như vậy, cuộc đời hiện tại là trạm chuyển tiếp, từ trạm này chuyển tiếp qua trạm vị lai. Nếu như đời quá khứ con người không có chết thì làm sao có đời hiện tại này, cũng như đời hiện tại này không có chết thì làm sao có đời vị lai. Thấu rõ được lẽ thật đó, thì chết là để sống chứ không phải là điểm cuối cùng.

Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải chết như thế nào để sống không có hối tiếc, bởi đã biết rõ sự chết của ta không phải là điểm cuối cùng. Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở Việt Nam, khi sắp tịch Ngài có bài kệ để nhắc nhở môn đồ:

Thu lai bất báo nhạn lai qui,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỷ độ tác kim sư.

DỊCH:

Thu về chẳng hẹn nhạn cùng bay
Cười lạt người đời luống xót vay.
Thôi! hỡi môn đồ đừng lưu luyến
Thầy xưa mấy lượt hóa thầy nay.

Khi Ngài sắp tịch thì môn đồ buồn khóc lưu luyến vì phải mất thầy, nên Ngài nhắc nhở.

“Thu về chẳng hẹn nhạn cùng bay” Mỗi lần mùa thu về thì đâu có hẹn nhạn bay cùng, tuy không hẹn mà nó cũng đến. Cũng như cái chết khi đúng thời điểm thì nó phải chết chứ không thể hẹn được.

“Cười lạt người đời luống xót vay” Người đời không biết được lẽ thực đó cho nên thấy chết thì buồn xót, thương khóc.

Vì thế, Ngài nhắc nhở: “Thôi! hỡi môn đồ đừng lưu luyến, Thầy xưa mấy lượt hóa thầy nay.” Bởi vì không phải mới lần đầu thầy chết, mà thầy đã hóa biết bao lần như thế rồi. Lần này chỉ là một lần trong bao lần mà thầy hóa lại thôi. Cái chết hiện giờ rồi sẽ lại hóa nữa, nào phải là lần đầu thầy chết. Ngài nhắc nhở khuyên môn đồ đừng lưu luyến, buồn khóc.

Hiểu như vậy thì khi chết đừng có buồn, bởi chết là để sống mà!. Còn người cứ nghĩ chết là hết, là cuối cùng, là mất hết cả cuộc đời cho nên buồn tiếc, thương khóc đủ thứ, đây chúng ta hiểu chết để sống thì không phải lo mất.

Thế nên, khi Lục Tổ báo tin Ngài sắp tịch, thì môn đồ đều khóc lóc, chỉ có ngài Thần hội là không khóc. Lục Tổ bảo: “Tiểu sư Thần Hội lại được thiện ác bình đẳng, chê khen chẳng động, buồn vui chẳng sanh, ngoài ra thì đều chẳng được”. Tức là ngài Thần Hội lúc đó còn trẻ cho nên Tổ gọi là Tiểu sư, và khen là được thiện ác bình đẳng, khen chê, buồn vui gì cũng chẳng có động, còn mọi người thì không được vậy.

Tổ bảo tiếp: “Vậy thì mấy năm nay ở trong núi trọn tu đạo gì? Nay các ông buồn khóc là lo cho ai, nếu lo cho ta chẳng biết chỗ đi thì ta đã tự biết chỗ đi, nếu ta không biết chỗ đi thì trọn chẳng báo trước cho các ông. Các ông buồn khóc bởi vì chẳng biết chỗ đi của ta, nếu biết chỗ đi của ta tức chẳng nên buồn khóc”. Lục Tổ quở là mấy ông ở trong núi tu đạo gì mà đến giờ vẫn giống như người thế gian cũng buồn khóc. Mà các ông khóc vậy là khóc cho ai? Nếu mà khóc cho ta, lo cho ta, sợ ta chết không biết chỗ đi, thì chính ta đã biết chỗ đi nên báo trước cho các ông là ta đi, vậy thì các ông buồn khóc cho ta thì không phải rồi! Như vậy chính là các ông thiếu tu. Tức là nhắc nhở mọi người phải khéo tu hành, đừng giống như người đời.

Bởi người đời không thấu được nghĩa thật của sự chết sống, nên khi cái chết đến là buồn khóc lưu luyến, còn hiểu được nghĩa này thì đâu có buồn khóc như vậy, đó là nhắc cho mọi người khéo gắng tu hành thêm. Như vậy, hãy nhớ cái chết không phải là điểm cuối cùng, và chết không phải là hết, mà chết là để sống, đó là ý nghĩa chân thật.

Nguồn : Thư viện Hoa Sen