Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Hổ báo’ !




Tác giả: Hoàng Linh




Ngày càng có nhiều hành vi phi chuẩn mực trên đường phố

“Hổ báo” là từ mà dân mạng ưa dùng, xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn để chỉ những hành động bạo lực, khác thường… của “sửu nhi”, những kẻ trẻ người non dạ hung hăng. Nhưng mới đây, từ “hổ báo” đã được dùng để chỉ hành vi phi chuẩn mực của một số cán bộ trong quan hệ xã hội.



Hàng loạt vụ đánh người xảy ra gần đây như thanh tra giao thông đánh tiếp viên hàng không, cán bộ kiểm lâm đánh nhân viên trạm thu phí, hay mới nhất là vụ một cán bộ của Sở Ngoại vụ TP. Hà Nội đánh một tiến sĩ 76 tuổi, đã đặt ra câu hỏi: Sao một số cán bộ lại dễ dàng có hành vi “hổ báo” như vậy?



Cho dù cơ quan có trách nhiệm đã ban hành các quyết định kỷ luật đối với những công chức trên nhưng hành vi hổ báo của một số vẫn tiếp tục xảy ra. Chị Nguyễn Thị Minh Th. (SN 1993, quê ở tỉnh Ninh Bình) tới Công an phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) trình báo sự việc: tối 13.11, chị đang đi xe đạp điện cùng bạn ở đường Tây Sơn thì có xe ô tô xin vượt nhưng vì đường đông nên chị Th. không thể nhường đường ngay. Sau đó, người đàn ông lái xe ô tô vượt lên ép xe chị Th. dừng lại rồi bước xuống tát chị Th. Chị Th. không tin ở mắt mình khi mà một người đàn ông bề ngoài sang trọng có thể hành xử côn đồ như vậy trên phố đông.

Những người ưa dùng bạo lực thường được xem là những người thiếu giáo dục, thiếu học vấn, thiếu kỹ năng giao tiếp… Nhưng những “hổ báo” gây chấn động dư luận nêu trên không thuộc nhóm người thiếu học vấn mà là hàng “tinh hoa” trong xã hội: những cán bộ có học thức, địa vị xã hội,những người thuộc tầng lớp trên đưa đón con đi học bằng ô tô…

Lại có ý kiến cho rằng sự nóng nảy, hành vi bạo lực là một thói quen xấu khó kiểm soát của người Việt.
Nhưng trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ… tổng kết các tính tật của người Việt không thấy có những hành vi “hổ báo”.

Từ gần thế kỷ trước, ngay trong quyển Việt Nam sử lược (in lần đầu năm 1919), phần đầu sách viết về “Người Việt Nam”, cụ Trần Trọng Kim đã đưa ra những nhận xét về tính cách tốt, xấu của người Việt theo kiểu chân thật thấy sao viết vậy: “Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tông giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác…” (xem Việt Nam sử lược, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1999).

Năm 1913, trên Đông Dương Tạp Chí, cụ Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) có loạt bài viết “Xét tật mình” nói về một số tính xấu cần sửa của người Việt nhưng tuyệt không thấy nói tới những hành vi hung bạo trong quan hệ xã hội.
Như vậy hành động “hổ báo”, dùng nắm đấm thay cho thương lượng là một tật xấu mới phát sinh trong chính xã hội của chúng ta và không chỉ có ở một số cán bộ như trên đã nêu mà xuất hiện mọi lúc mọi nơi: va quẹt xe cũng đâm, đánh nhau; nhìn nhau thiếu thiện cảm (nhìn đểu) cũng xô xát chết người; mọi va chạm bình thường trong sinh hoạt đều có thể biến thành huyết án… Đó là câu chuyện dài.

Quay lại với chuyện những cán bộ có hành vi “hổ báo”, có ý kiến cho rằng việc tuyển dụng cán bộ, công chức quá nặng về bằng cấp, hộ khẩu, các mối quan hệ “con, cháu ông nào” mà chưa chú trọng nhiều đến văn hóa, đạo đức của người được tuyển dụng. Họ được học nhiều về chuyên môn nghiệp vụ nhưng không được đào tạo bài bản về đạo đức công vụ, về văn hóa giao tiếp nơi công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân đã được quy định rõ tại Luật Cán bộ, công chức. Họ không biết hy sinh, vị tha để hành xử đúng mực. Cái tôi của họ quá lớn dẫn đến thiếu nhân hậu đối với người khác.

Đó cũng chỉ là một góc nhìn. Trên thực tế luật cán bộ công chức đã có những quy định rõ ràng, chuẩn mực cho cán bộ công chức. Điều 17 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn”. Những hành vi “hổ báo” của cán bộ công chức do đó cần phải được xử lý theo luật,một khi họ không tự giác tuân theo thì các hình thức chế tài phải được áp dụng để ngăn chận những hành vi có nguy cơ biến thành tính tật của cán bộ, công chức.

Xét về tâm lý, nhiều cán bộ bước ra khỏi cơ quan công quyền vẫn nghĩ là mình có quyền lực, được ưu tiên… dẫn đến những hành vi coi thường các chuẩn mực cộng đồng nên mới có việc cán bộ kiểm lâm trèo vào trạm thu phí hành hung nhân viên soát vé, cán bộ thanh tra giao thông xô xát với nhân viên hàng không hay một cán bộ ngành ngoại vụ lại tung nắm đấm vào người đáng tuổi cha chú mình, hoặc quý ông bước xuống xe ô tô tát vào mặt một phụ nữ trên phố…

————–

http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/ho-bao–47900.html

Hàng về Quãng Ngãi ( Nhật)


Định mệnh





Ta nguệch ngoạc trên trang nhật ký không màu
vỏn vẹn hai từ "định mệnh "
giản đơn thế để dặn lòng thôi lưu luyến
tất cả là vô hình
như làn gió không tên


Ta quay trở về cùng thế giới riêng
nơi có tiếng cười cố ý lấp vết lõm buồn trũng sâu hố mắt
dang rộng đôi tay
đuổi nhặt từng giọt nắng .
đuổi bắt chiếc bóng mình ...
đuổi giấc mơ hoang

Ngẩn mặt nhìn đời - như thách thức thời gian
cứ dửng dưng - dù vết roi kia gió âm thầm quất vụt
nỗi đau có nhói lên - chừng một lúc
rồi sẽ nguôi dần ...
không thể dẵng dai ?

Ta hững hờ buông hai chữ "định mệnh" .
ô hay ... !
những chiếc lá cuối cùng của mùa thu bỗng dỗi hờn rời cây bay mất
giòng sông thơ ...
thủy triều mặn như nước mắt
ngơ ngác hỏi cuộc đời :
"định mệnh " có - không ?

Thôi ! Ta phải kịp quay về hơ ấm bàn tay trơn
giận lắm ngọn gió đông - vô tình chi đến thế
đã biết trước thế nào là không thể
ập đến làm gì - bỏ cái lạnh lại...
rồi đi ?

Huỳnh Gia

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Toán học và Thơ


Toán học và Thơ


Tác giả: Pierre Darriulat



Các bảng chữ Mesopotamia: một mảnh ghi một trong các sử thi Gilgamesh (trái) và một mảnh ghi giá trị của √2 (phải).

Nhiều nhà toán học từng nói vui về một sự tương đồng giữa toán học và thơ, trong đó người ta thường nhắc đến hai câu nổi tiếng: “không thể là một nhà toán học mà không có tâm hồn thơ” (Sofia Kovalevska) và “nếu một nhà toán học không phải là nhà thơ theo nghĩa nào đấy thì đó không bao giờ là một nhà toán học hoàn hảo”. Thoạt nghe nhiều người có thể ngạc nhiên. Ở đây, có thể tạm diễn giải rằng toán học và thơ cùng có sức mạnh cho phép con người tưởng tượng ra những thế giới mới, khác với khoa học có sứ mệnh phản ánh thế giới “thực” (mặc dù bản thân các nhà khoa học cũng nên có trí tưởng tượng phong phú, nhưng ta không bàn chuyện đó ở đây). Chính khả năng tưởng tượng ra các thế giới mới ở toán học và thơ ca khiến ta cảm thấy chúng mang lại một nguồn tri thức khác với những kiến thức duy lý thuần túy, nó sâu sắc và chạm đến gần hơn sự bí ẩn của thế giới; chúng ta thường cảm thấy sự hoàn hảo tinh khiết của toán học cũng như vẻ đẹp biến ảo của những vần thơ thật khác biệt với thế giới duy vật lạnh lẽo của khoa học. Vậy ẩn giấu đằng sau đó là điều gì?




Thời cổ đại

Toán và thơ được coi là cùng sinh ra đầu tiên ở Mesopotamia (nay là Iraq) khoảng năm-sáu nghìn năm trước khi chữ viết bắt đầu xuất hiện. Thực ra, chúng được thừa hưởng từ nền văn hóa truyền khẩu khởi đầu từ khoảng mười nghìn năm trước. Sau Mesopotamia, Ai Cập cũng sớm hình thành một nền văn minh tiến bộ tương tự nhưng để lại ít tư liệu hơn do họ ghi chép trên giấy cói kém bền hơn các bảng đất nung của người Mesopotamia. Trong các tư liệu còn sót lại, ngoài những thông tin có tính đời thường như hồ sơ lưu kho, cẩm nang kỹ thuật, còn có những nội dung mang tính tôn giáo và huyền bí với hành văn mang tính thơ ca. Bí ẩn về sự ra đời của thế giới luôn là nguồn cảm hứng và động lực khiến con người tưởng tượng ra những thế giới huyền bí và sáng tác ra các huyền thoại. Cũng trong giai đoạn này, toán học đã khá phát triển nhưng chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề thực dụng. Phải tới ba nghìn năm sau, thứ toán học có động lực thuần túy từ trí tò mò mới ra đời ở Trung Quốc và Hy Lạp.
Ở Mesopotamia, khoảng năm nghìn năm trước chữ viết phát triển từ dạng chữ biểu ý sang chữ biểu âm. Nói cách khác, người ta không còn chỉ dùng chữ tượng hình để biểu đạt các sự vật và khái niệm, mà còn dùng chữ như các âm tiết và ghép chúng thành từ, trong đó ý nghĩa của từ không nhất thiết còn liên quan tới các sự vật, khái niệm gốc của chữ tượng hình ban đầu – ngày nay, chúng ta còn giữ được vài trăm bảng chữ như vậy bằng đất sét. Cũng trong kỷ nguyên này, người ta không chỉ ghi chép những cẩm nang kỹ thuật hay các danh mục từ vựng, mà mở rộng sang cả những ghi chép lịch sử, bài giảng đạo đức, các bài thánh ca, nguyện cầu, ai điếu, những chuyện huyền bí và các sử thi. Trong số các văn bản nổi tiếng nhất có sử thi Gilgamesh (12 bảng) kể về những cuộc chiến của một vị vua đi tìm sự bất tử. Giống đa số các nền văn minh cổ đại khác, người Mesopotamia tin rằng nhân loại và Vũ trụ được tạo ra bởi nhiều vị thần, là những đấng cai quản Vũ trụ thường gây chiến lẫn nhau để giành quyền lực. Thơ ca chiếm phần lớn trong văn học Mesopotamia, với những thi luật phản ánh bề dày một di sản văn học truyền khẩu đã tồn tại từ lâu trước khi có văn viết.

Số học của người Mesopotamia cũng khá tiên tiến, nhưng khác với văn học, nó phát triển thuần túy do những mục đích thực dụng. Họ sử dụng hệ đếm 60 (ngày nay còn được lưu lại trong cách chúng ta đo góc và tính thời gian), trong đó có ký tự cho số 1 và số 10, nhưng không có số 0. Ký tự số 1, là đơn vị, nghĩa là 60n với mọi số nguyên n, bao gồm cả số âm: có thể nghĩa là 1/60, hay 1, hay 3.600, v.v. Giá trị cụ thể được xác định tùy theo văn cảnh. Họ không có công thức, phương trình, chỉ có các phép tính bằng bảng tính (tính căn bậc hai, bậc ba, nghịch đảo, v.v.). Ví dụ, bảng tính cho thấy √2 có thể được tính bằng 1+24/60+51/602 +10/603=1,41421296. Hình học Mesopotamia khá tiên tiến, nhưng cũng thuần túy mang tính thực dụng. Họ có thể tính những diện tích và thể tích đơn giản, ước lượng số π bằng 3, hoặc bằng 3+7/60+30/602=3,125. Họ biết cách chuyển độ dài thành thời gian mặt trời, và biết ghi chép các vụ nhật thực, nguyệt thực, thời gian lặn/mọc các vì sao và hành tinh.

Từ những gì chúng ta biết, toán học Ai Cập phát triển khá tương đồng với Mesopotamia nhưng họ sử dụng hệ đếm thập phân và đi sau Mesopotamia một vài (rất ít) thế kỷ. Người Ai Cập cổ đại rất tin vào quyền năng của từ ngữ, cho rằng gọi tên tức là mang lại sự sống. Những người biết viết trong xã hội tập hợp lại thành một giới tinh hoa. Các tư liệu dạng hình vẽ trong mộ cổ còn lại ngày nay cho thấy các bài thơ được viết ra nhằm bảo vệ, nuôi dưỡng các linh hồn ở thế giới bên kia, và bổ sung thêm vào các nội dung từng được tìm thấy trong nền văn minh Mesopotamia.


Trung Hoa cổ đại: công cụ Chu Dịch bói thiên cơ (trái) và một bài thơ trong Kinh Thi (phải).

Ở Trung Quốc, trong khoảng một nghìn năm TCN, dưới triều nhà Chu, toán học phát triển từ một số yếu tố tương tự như ở Mesopotamia và Ai Cập, tới một ngưỡng hiện đại hơn. Nó trở thành một trong sáu bộ môn mà người đi học phải thông thạo. Người Trung Quốc phát kiến ra việc dùng số âm, hệ thập phân, và hình học đại số. Họ đã có nhận thức về số 0 và vô cùng khi giải quyết vấn đề xác định điểm trong hình học. Họ biết biểu đạt định lý Pythagore, phát triển số học và đại số tinh tế tới mức có thể phục vụ cho thiên văn học. Họ còn dùng Chu Dịch, liên quan tới hệ nhị phân, cho việc bói toán, suy đoán thiên cơ.

Kinh Thi là tập hợp những bài thơ cổ nhất của Trung Quốc còn lại đến nay, trong đó Khổng Tử tổng hợp 305 bài từ thế kỷ 11 tới 7 TCN. Trong đó có những lời thơ ngắn đơn giản, những bài tán tụng các vị vua thời kỳ đầu nhà Chu, hoặc các nội dung dùng trong các buổi lễ hay tiệc. Các bài thơ ngắn thường là các bài hát dân gian về tình ái, nỗi tương tư, lời người lính ngoài chiến trường, những câu chuyện đồng áng và gia sự, hay thậm chí cả những châm biếm và phản kháng chính trị. Các câu thơ được viết bằng bốn âm tiêt (sử dụng hình thức bốn âm tiết – thơ bốn chữ), ngắt nhịp ở giữa câu và vần ở cuối câu.

Homer và Hesiod thống trị thơ ca Hi Lạp trong thế kỷ 8 TCN. Không rõ thực hư nhưng người ta kể rằng Homer đi tới từng làng cùng các nhạc công để hát những bài thơ của mình; nhà thơ mù này được nhớ đến với một phong cách cao quý và mạnh mẽ trong Iliad và Odyssey, những tác phẩm đầu tiên của thơ ca phương Tây. Hesiod viết Thần phả (Theogony) về thế giới và các vị thần, ông cũng viết Công việc và Ngày, ca ngợi lao động trung thực, cần cù, danh dự, và tinh thần phi bạo lực. Đây chính là nguồn chủ đạo của thần thoại Hy Lạp, đồng thời còn có nội dung truyền thừa các kỹ năng đồng áng, tư duy kinh tế và thiên văn học.

Tới thế kỷ 6 TCN, Thales là người đầu tiên đặt nền móng phát triển tư duy trừu tượng trong hình học, và Pythagore là người đầu tiên nhận thấy có thể xây dựng một hệ thống toán học hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố hình học tương ứng với các số. Các vấn đề liên quan tới số vô tỷ (các bài toán dựng một hình vuông có diện tích bằng hình tròn cho trước, và dựng một hình hộp thể tích gấp đôi một hình hộp cho trước) và vô cùng (nghịch lý Zeno về Achilles và con rùa) được thảo luận. Giai đoạn Hellenistic (từ thế kỷ 4 TCN) chứng kiến một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất trong toán học. Năm 387 TCN, Plato xây dựng Viện Hàn lâm, nơi những nghiên cứu của Aristotle về logic sẽ tác động sâu sắc tới tư tưởng nhân loại hàng nghìn năm tiếp theo. Đóng góp quan trọng nhất của người Hy Lạp là khái niệm về việc chứng minh, phương pháp suy luận dùng các bước logic để chứng minh hoặc bác bỏ một định lý dựa trên các tiên đề giả định ban đầu.

Tóm lại, trong khoảng hai nghìn năm trước, toán học và thơ đã đạt tới một trình độ hoàn mỹ cho phép con người tưởng tượng/sáng tạo ra những thế giới mới thuần túy xuất phát từ trí tò mò. Sức mạnh thúc đẩy xúc cảm mạnh mẽ từ ngôn từ đã khiến thơ trở thành công cụ được chú trọng của các tôn giáo và triết học siêu hình, khiến chúng ta tin rằng mình có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của thế giới. Vẻ đẹp và sự hoàn mỹ của các kết cấu toán học cũng khiến ta nghĩ rằng chúng mang lại căn cứ chứng minh bản chất thần thánh của tạo hóa. Dù đúng hay sai, điều này mang lại cho toán học và thơ một chức năng quan trọng hàng đầu đối với nhân loại, đó là khiến chúng ta cảm thấy mình tiếp cận những ranh giới của cái chưa biết.

Sự kỳ diệu của toán học

Nhìn tổng thể, toán học là sự phát kiến ra những khái niệm mới, cấu trúc mới. Khoa học thường bị lệ thuộc vào các hiện tượng thực tiễn là đối tượng mà nó tìm cách lý giải, nhưng toán học có thể tự tách mình ra khỏi những hiện tượng đó. Nó biến những quy luật tự nhiên thành các tiên đề, lấy đó làm cơ sở để tiếp tục khám phá những chân trời mới. Khoa học vẫn thường xuyên phải sửa đổi các giả thuyết, nhưng toán học thì bất tử. Toán học có thể đi từ thế giới thực tới những thế giới tưởng tượng, với những số nguyên dương, số nguyên âm, số hữu tỷ, số thực, số phức, các quaternion… Từ ba chiều không gian người ta tưởng tượng ra chiều thứ tư, và nhiều hơn nữa; từ cách đo đạc thông thường (hình học Euclid), người ta hình dung ra những cách đo khác; rồi đến những cấu trúc nhóm, nhẫn, không gian topo, nút, v.v. Trí tưởng tượng đôi khi xuất phát từ các mục đích thực dụng, nhưng cũng có lúc thuần túy do trí tò mò. Thông thường, các khái niệm mới sẽ tìm được đất để ứng dụng trong thực tế, nhưng không nhất thiết khi nào cũng như vậy.

Toán học có thể đưa trí tưởng tượng đi rất xa, thậm chí nó có thể làm lung lay chính những logic làm nền tảng cho toán học truyền thống. Lấy một ví dụ đơn giản như nghịch lý nói dối, trong đó một thông điệp A phát biểu rằng: “thông điệp A sai”. Giả định rằng thông điệp A là đúng, thì nghĩa là “thông điệp A sai” là đúng, suy ra A là thông điệp sai. Ngược lại, nếu giả định thông điệp A sai thì nghĩa là lời phát biểu “thông điệp A sai” là sai, suy ra A là thông điệp đúng. Như vậy, luôn tồn tại một nghịch lý, đó là A luôn vừa đúng vừa sai. Câu chuyện này thúc đẩy nhiều nhận định từ các nhà toán học và logic đương đại, liên quan tới các định lý Gödels và Tarski về tính không xác định. Về cơ bản, các chân lý số học không thể được định nghĩa đơn thuần bằng số học. Theo đó, người ta khám phá ra các logic đa giá trị (multiple-valued logics), trong đó không chỉ có đúng và sai, mà có thể có những logic “mơ hồ”, với chân lý có thể là bất kỳ giá trị nào giữa 0 và 1.

Một minh họa khác là các khái niệm về vô cùng và vi phân, vốn luôn lôi cuốn các nhà toán học và triết gia. Ta hãy đếm 1, 2, 3…, và nghĩ về một điều mà trong trực giác tưởng như rất bất hợp lý: số nguyên và số hữu tỷ là hai tập hợp có số lượng phần tử bằng nhau. Tình cờ ở đây ta nghĩ tới tộc người Hotentot [ở châu Phi], những người chỉ nhận thức được ba số, một, hai, và số nhiều: vậy làm sao họ có thể nghĩ đến vô cùng? Phải tới đầu thế kỷ 20, nhờ Dedekind, Cantor, Frege và một số người khác, vấn đề này mới sáng tỏ. Trong vật lý, vi phân và vô cùng cũng được dùng rất nhiều nhưng chỉ với vai trò là công cụ, còn để mô tả thế giới, vật lý không hề cần đến khái niệm vô cùng.


Hy Lạp cổ đại: Homer (trái), một cảnh trong Odyssey (phải), và Hesiod (dưới)

Giữa thế kỷ 17, Descartes lập luận rằng “cần kết luận rằng Chúa tồn tại, bởi tôi, một thực thể hữu hạn, chẳng thể có ý tưởng về điều gì đó vô tận, trừ phi nó được đưa vào trí óc tôi bởi điều gì đó thực sự vô tận”. Thật khó để chúng ta, trong thế kỷ 21 này, bị thuyết phục bởi một lập luận như vậy, nhưng trên thực tế nhiều người đến nay vẫn tin rằng sự tinh khiết của toán học bắt nguồn từ một bản chất thần thánh: vài thập kỷ trước, Dirac, Wigner, Einstein và Chandrasekhar từng hỏi làm sao mà con người có thể “hiểu được” Vũ trụ: “Làm sao trí óc con người phát kiến được những khái niệm trừu tượng và nhận ra vẻ đẹp của chúng? Và vì sao những khái niệm đó tình cờ có sự tương ứng chính xác với Tự nhiên?” Ngày nay nếu chúng ta nhìn nhận những vấn đề này sáng rõ hơn các vị tiền bối nêu trên, thì không phải vì ta thông minh hơn họ; đơn giản chỉ là ta hiểu hơn về cách vận hành của bộ não. Đó là nhờ các nhà sinh học thần kinh: “giả thuyết chấn động” của Francis Crick năm 1994 mà đến nay đã có bằng chứng, rằng chúng ta đơn thuần cấu thành bởi các nguyên tử, các quy tắc vật lý và hóa học của các tế bào vận hành cơ thể và trí não của chúng ta. Chúng ta có thể tin vào bằng chứng của kết luận này mà không còn phải e ngại sẽ bị coi là những kẻ duy vật giáo điều.
Nhận thức mới trên đây giúp ta nhận thức đầy đủ hơn trước đây về bản chất suy luận vô tận trong vòng lặp và tính tự dẫn chiếu trong kiến thức: chúng ta tự kể cho mình một câu chuyện, kể về việc ta tự kể cho mình một câu chuyện, kể về việc… Tuy nhiên, nhận thức mới không làm mất đi tính bí ẩn đằng sau sự tồn tại của thế giới, mà chỉ khiến bản chất sâu sắc của nó trở nên hiển nhiên hơn: ta nhận ra mình sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi “vì sao thế giới tồn tại thay vì chẳng có gì”, bởi giữa vòng lặp vô tận của tri thức kể trên, câu hỏi đó trở thành vô nghĩa. Leibniz từng suy đoán rằng phải có một lý do nào đó trong Tự nhiên khiến thế giới tồn tại thay vì không có gì. Nhưng nay chúng ta phải từ bỏ hi vọng tìm được một “lý do” như vậy; lý do nào thì cũng chỉ là sự sáng tạo của chính chúng ta. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm của Chandrasekhar và những người cùng phía với ông ta, bởi việc chúng ta rèn giũa (chứ không phải phát kiến) nên logic và toán học chính là nhằm quan sát và lý giải thế giới (mà chúng ta là một phần trong đó): vậy thì làm sao ta có thể tự ngỡ ngàng về hiệu quả kỳ diệu của chúng? Cơ sở khách quan nào để ta có thể đo lường tính kỳ diệu này?


Viện Hàn lâm của Plato theo tưởng tượng của họa sỹ Raphael, với chân dung Epicures (2),
Pythagoras (6), Socrates (12), Plato (14), Aristotle (15) và Euclid hoặc Archimedes (18).

Wittgenstein viết rằng “thế giới như thế nào không phải là điều Bí ẩn (khoa học tự nhiên có nghĩa vụ trả lời câu hỏi này), việc thế giới tồn tại mới là điều Bí ẩn; với những gì ta không thể nói, ta phải giữ im lặng”. Đề nghị giữ im lặng này của ông là nhằm vào các triết gia: các vị mà cứ tỏ ra thấu hiểu về điều Bí ẩn thì sẽ chỉ sinh thêm ra những chuyện tán gẫu tầm phào.
Nhưng đối với các nhà thơ và nhà toán học, họ hoàn toàn có quyền khiến chúng ta cảm thấy họ đưa ta tới gần hơn ranh giới của cái chưa biết, mang lại làn gió thoảng đến từ phía bên kia. Đã có nhiều nỗ lực tìm cách đặt mối liên hệ giữa cái đẹp và toán học như một cách để chúng ta thoát khỏi ám ảnh về tính chủ quan hiển nhiên của toán. Một trong những ví dụ nổi tiếng là chuỗi Fibonacci, trong đó mỗi phần tử là tổng của hai phần tử đứng trước nó, Fn=Fn-1+Fn-2. Tỉ lệ giữa hai phần tử đứng cạnh nhau nhanh chóng tiệm cận với cái được gọi là “tỉ lệ thần thánh”, hay “tỉ lệ Vàng”, φ=½(1+√5). Nhiều triết gia và nghệ sỹ coi đó như một căn cứ căn bản vận hành sự sáng tạo thế giới.

Sự kỳ diệu của thơ

Sự phát triển của toán và thơ trong trí tuệ tập thể của nhân loại (tức văn hóa của chúng ta) có những điểm tương đồng rõ rệt với sự phát triển trong tâm trí một đứa trẻ. Quả thực não người từ mười nghìn năm trước về mặt di truyền đã tiến hóa tương đương như ngày nay, nhưng ở đây ta bàn về sự tích lũy tri thức chứ không phải về tố chất bẩm sinh. Nhưng nhân loại đã phải nỗ lực rất nhiều qua hàng nghìn năm để tích lũy tri thức, còn đứa trẻ thì được dạy bởi cha mẹ, gia đình, thầy cô, nghĩa là hấp thu những tri thức đã được tiêu hóa từ trước. Tuy nhiên, tôi thấy thật thú vị là trẻ rất dễ tiếp thu các bài đồng dao, bài hát, và dễ được truyền cảm hứng bởi thơ ca. Việc nhập vai đóng vai trò quan trọng trong cách học của chúng. Chúng cũng thật dễ bị lôi cuốn bởi các câu hỏi nảy sinh từ những sáng tạo trong toán học, từ vô cùng, chiều không gian khác, máy đi ngược thời gian, v.v. Nhờ thế mà các tác phẩm khoa học giả tưởng mới đắt hàng đến vậy.

Tính chính xác tuyệt đối là quy tắc duy nhất mà toán học phải tuân thủ, nhưng trong sáng tạo toán học, đó cũng không phải là yêu cầu căn bản nhất. Trái lại, có rất nhiều quy tắc khác nhau trong thơ, do chính các nhà thơ tự đặt ra. Thật lạ là những quy tắc đó không làm giảm chất lượng sáng tác thơ do hạn chế tự do sáng tạo, mà có thể còn đưa ra những hình ảnh, ẩn dụ, gợi mở làm tôn lên vẻ đẹp. Những quy tắc này có nhiều dạng khác nhau tùy theo các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, phần quan trọng trong vẻ đẹp của thơ Trung Quốc và Nhật Bản là bố cục hài hòa của chữ tượng hình. Cho phép tôi minh họa bằng hai bài thơ của Hồ Chí Minh:


Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.



Nghe tiếng giã gạo
Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông.
Sống ở trên đời, người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.
Tuy thơ không chỉ là chơi với chữ nhưng có một phần tương đồng nhất định ở đây. Một ví dụ nổi tiếng là Đi thuyền của Hàn Mặc Tử (1912-1940), một bài thơ có thể vừa đọc xuôi vừa đọc ngược, thậm chí có thể bỏ bớt hai hoặc bốn âm đầu trong mỗi câu.
Bèo trôi nước giợn sóng mênh mông
Cỏ mọc bờ xa bóng liễu trông
Chèo vững thiếp qua vời khổ hải
Chí bền chàng đến vận trung không
Theo lần nguyệt xế mây mờ mịt
Hoạ đáp thông reo trống não nồng
Neo thả biết đâu nơi định trước
Bèo trôi nước giợn sóng mênh mông
Mông mênh sóng giợn nước trôi bèo
Trước định nơi đâu biết thả neo
Nồng não trống reo thông đáp hoạ
Mịt mờ mây xế nguyệt lần theo
Không trung vận đến chàng bền chí
Hải khổ vời qua thiếp vững chèo
Trông liễu bóng xa bờ mọc cỏ
Mông mênh sóng giợn nước trôi bèo
Những câu đối từng rất phổ biến trong văn hóa Việt là một ví dụ dễ thấy khác của kỹ năng chơi chữ. Trong bài thơ nổi tiếng Ông đồ, viết năm 1936, Vũ Đình Liên xót xa về sự quên lãng của giới trẻ đối với loại thơ này:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Một ví dụ thơ Việt Nam nữa là tác phẩm của Thanh Hải, với âm điệu có thể trực tiếp chuyển thành nhạc mà không hề phải điều chỉnh gì:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Chơi chữ có một lịch sử lâu đời: trên một chiếc đĩa tìm thấy ở Pompei, với niên đại 79 sau CN, có năm từ xếp thành một trật tự đối xứng hoàn mỹ, cho phép đọc theo bất kỳ chiều nào. Khi còn là một đứa trẻ, tôi được học ở trường một bài thơ gợi nhắc đến 125 chữ số đầu của số π! Ý tưởng ở đây là đếm số chữ trong mỗi từ. Tất nhiên, chuyện này thật vô ích, nhưng tôi vẫn còn nhớ hai câu đầu:
Que j’aime à faire apprendre ce nombre utile aux sages!
Immortel Archimède, artiste ingénieur,


Các ví dụ chơi chữ: tác phẩm Trăm nghìn tỷ bài thơ của Raymond Queneau (trái), một đôi câu đối
của Việt Nam (1906, phải) ,và một viên đá tìm thấy ở Pompeii (79 sau CN, dưới).

Ở Pháp, trào lưu Oulipo khởi đầu bởi Raymond Queneau và François Le Lionnais, một nhà thơ và một nhà toán học, nổi tiếng cũng bởi một kỳ tài tương tự: La Disparition là một tiểu thuyết không hề có chữ e, nguyên âm phổ biến nhất trong tiếng Pháp; Trăm nghìn tỷ bài thơ là một tập hợp gồm mười bài thơ, trong đó bạn có thể chọn bất kỳ câu thơ nào để tự chế thành bài thơ của mình; có những tiểu thuyết mà độc giả có thể đọc theo hàng tỷ cách từ những trang không đánh số. Các bài thơ holorhyme được viết từ những câu nghe giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau, ví dụ: Par les bois du djinn, où s’entasse de l’effroi,/Parle et bois du gin, ou cent tasses de lait froid dịch nghĩa là: trong khu rừng của những vị thần djinn, nơi nỗi sợ đầy rẫy,/nói chuyện và uống rượu gin, hay một trăm cốc sữa lạnh. Ngoài ra, còn có các palindrome là những câu viết xuôi hay đảo ngược đều như nhau, ví dụ Do geese see God? Was it Eliot’s toilet I saw? Murder for a jar of red rum. Never odd or even.

Lewis Caroll (1832-1898) vừa là nhà thơ vừa là nhà toán học, nổi tiếng nhờ viết Alice ở xứ sở thần tiên và Nhìn qua gương soi. Trong bài thơ Đi săn quái vật, Đồ tể giải thích cho Hải ly vì sao 2 + 1 = 3:
“Lấy số Ba làm đối tượng tính toán —
Một con số thật là dễ viết
Ta cộng Bảy, và Mười, rồi nhân lên
Với Một Nghìn đã trừ đi Tám.
Lấy kết quả tiếp theo ta chia
Cho Chín Trăm với Chín Mươi và Hai:
Rồi trừ Mười Bảy, câu trả lời sẽ là
Đúng một cách chính xác và tuyệt đối hoàn hảo.”
Cho những ai không đánh giá cao sự hài hước của mình, ông nói rằng: “Có những người có lẽ sẽ chê trách tôi vì đã pha trộn sự trang nghiêm với sự tươi tắn, nhưng tôi không tin rằng Chúa muốn chúng ta chia cuộc sống thành hai nửa riêng rẽ”.
Chơi chữ cũng thường là cách để người ta qua mặt sự kiểm duyệt; hẳn chúng ta còn nhớ những câu thơ chúc thọ Bác Hồ trong một thể chế chính trị không cho phép điều này:
Cụ già thong thả buông cần trúc,
Hồ rộng trời in mặt nước hồng.
Muôn vạn đài sen hương bát ngát,
Tuổi già vui thú với non sông.
Gần đây hơn, Cao ni ma trở thành một biểu tượng về đòi hỏi mở rộng tự do ngôn luận trên Internet ở Trung Quốc.
Ta có thể kể tiếp vô vàn những ví dụ về cách các nhà toán học và nhà thơ chơi với con chữ để thỏa mãn ý thích của họ. Nhưng thực ra điều gì khiến một câu thơ gây cảm hứng? Một hỗn hợp của những điều trực tiếp nói ra và những gì ngụ ý phía sau, hay một hỗn hợp của nhạc điệu và âm điệu. Thay vì cố phân tích rõ rành – mà như vậy có thể còn làm mất phẩm giá của thơ – tôi muốn kết thúc bài viết này bằng trích dẫn một số câu thơ nổi tiếng tình cờ đến trong tâm trí1. Nhưng tiếc là tôi không dịch ra tiếng Việt được. Tôi chỉ có thể đơn giản sử dụng những câu Kiều vốn đã ăn sâu trong tâm khảm những người bạn Việt Nam của mình, xin trích lại hai câu:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nguyễn Du



Chuỗi Fibonacci: sự tương đồng giữa vòng xoắn Fibonacci spirals và lõi nhụy hoa hướng dương (trái);
chuỗi Fibonacci biểu diễn thành kích thước các hình vuông (phải) theo một tỉ lệ xấp xỉ tỉ lệ Vàng.

Hai cuộc cách mạng Văn hóa và Khoa học
Năm 1959, nhà khoa học đồng thời là nhà văn người Anh C.P. Snow có bài diễn văn nổi tiếng và đầy sức ảnh hưởng bàn về việc đời sống trí thức trong tất cả các xã hội phương Tây đang bị chia thành hai lĩnh vực văn hóa – khoa học và nhân văn – và đây chính là trở ngại lớn trong giải quyết các vấn đề của thế giới. “Vậy là thành tựu vĩ đại của vật lý hiện đại cứ vươn cao lên, trong khi đa số những người thông tuệ nhất trong thế giới phương Tây chẳng hiểu gì về nó hơn những tổ tiên của họ từ thời đồ đá”. Những phản hồi có tính xây dựng và ít khiêu khích hơn dành cho các nhận định của Snow trong những năm gần đây thể hiện sự hướng tới tái hợp tư duy văn chương với tư duy khoa học. Tuy nhiên, trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, hai giới này vẫn nói những ngôn ngữ vênh nhau và không hiểu được nhau.

Cuộc dạo chơi ngắn ngủi của chúng ta qua các lãnh địa của toán và thơ cho chúng ta thấy cả hai đều đáng trân trọng: chúng ta hãy dạy trẻ em yêu cả hai, các môn nhân văn và các môn khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật, thơ và toán! Điều đó sẽ trang bị tốt hơn cho các em để có thể đối diện với những khó khăn mà thế giới toàn cầu hóa không ngừng biến động mang lại. Điều đó cũng sẽ giúp tạo nên một thế giới thân ái hơn.

Thanh Xuân dịch
——–
1 Với các độc giả quen thuộc văn học phương Tây, dưới đây là một vài câu thơ [Thanh Xuân dịch]: Để thấy thế giới trong một hạt cát,/Và thiên đường trong một bông hoa dại,/Để giữ vô hạn trong lòng bàn tay,/Và vĩnh cửu trong một giờ khắc/William Blake. Tôi biết mình sẽ gặp gỡ số phận /Đâu đó giữa những đám mây trên cao;/Những người tôi đang chiến đấu chống lại, tôi đâu thù hận họ,/Và những kẻ đang được tôi bảo vệ, tôi đâu có yêu họ/William Butler Yeats. Ariane, em ơi, tình yêu nào làm em đau đớn/Em nằm chết trên bến bờ nơi bị bỏ lại?/Jean Racine. Tôi không biết chuyện ấy nghĩa là sao,/Rằng tôi buồn quá,/Câu chuyện cổ tích từ thời xưa cũ,/Không đến trong tâm trí tôi./Heinrich Heine. Đi qua nửa đường đời,/Thấy mình giữa rừng tối,/Ôi con đường thẳng đã mất/Dante Alligheri. Và khi gió và đông buốt hơn/Cả mảnh đất không còn tình yêu,/Nó sẽ thì thầm về khu vườn ấy,/Và em sẽ hiểu/Oscar Wilde.

Cấy ghép nội tạng là phi khoa học.






Nhiều bác sỹ tung hô những thành tựu cấy ghép nội tạng và được dân chúng tung hô nhiệt liệt. Ít ai biết rằng những bệnh nhân được cấy ghép nội tạng chỉ sống thêm được vài năm mà thôi.

Hệ miễn dịch đào thải mọi yếu tố ngoại lai



Hệ miễn dịch của con người là một hệ rất kỳ lạ. Nó tự động đào thải tất cả những yếu tố ngoại lai. Những yếu tố ngoại lai bao gồm cả những bộ phận thuộc về một cá thể khác.

Các bệnh nhân ý thức rõ ràng nhất về sự đào thải của hệ miễn dịch là các bệnh nhân ghép thận. Thị trường chợ đen ghép thận lớn nhất là tại Trung Quốc. Ở đó, những người nhà giàu ăn chơi sa đọa và bị hỏng thận, dùng tiền để mua thận lành từ những người nghèo nhưng khỏe mạnh. Các bác sỹ thực hiện những ca ghép thận thành công. Chỉ cần nghỉ ngơi khoảng ba tháng, người được ghép thận không còn phải dùng ống chạy thận.

Thế nhưng, để quả thận mua được chạy được thì những người nhà giàu lại phải thường xuyên sử dụng một loại thuốc có chức năng chống thải ghép. Đó là vì cơ thể con người tự động đào thải mọi yếu tố ngoại lai, dưới sự chỉ đạo của hệ miễn dịch. Thuốc chống thải ghép là loại thuốc tắt chức năng của hệ miễn dịch. Sau đó, thận của người khác có thể hoạt động trong cơ thể của người nhà giàu này, nhưng người nhà giàu lại mắc thêm nhiều bệnh khác về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết…Vì tắt chức năng của hệ miễn dịch để phục vụ cho thận thì cũng phải tắt chức năng ở những nội tạng khác.

Do đó, cấy ghép nội tạng là một điều hết sức phi khoa học. Tuy nhiên, không hiểu vì sao nền y học trên thế giới hầu hết các bác sỹ vẫn công khai gọi đó là thành tựu khoa học. Họ còn trình chiếu công khai trên các kênh truyền hình, kể cả các kênh truyền hình quốc gia.

Cấy ghép nội tạng- Phi đạo đức

Ngoài tính phi khoa học, việc cấy ghép nội tạng còn là phi đạo đức.Ảnh một ca mổ cướp nội tạng của học viên Pháp luân công ở Trung Quốc

Mỗi ca ghép thận có chi phí khoảng 5 000 $. Những kẻ bất chính làm giàu bằng cách mổ cướp nội tạng hoặc mua nội tạng của người khỏe mạnh, các bác sỹ làm giàu chỉ nhờ thực hiện những ca mổ tách nội tạng của người này rồi ghép vào nội tạng của người kia. Bản thân người nhận nội tạng cũng không ý thức được tội ác mình gây ra, đó là do họ không hề ý thức được rằng thứ nội tạng được cấy vào cơ thể mình chỉ là kéo dài thời gian mang bệnh mà thôi. Họ không nhận thức được rằng cơ thể con người tự động đào thải mọi yếu tố ngoại lai, từ đó kích cầu cho tội ác mổ cướp ghép nội tạng.

Các học viên Pháp Luân Công, một môn tu tập sức khỏe và đạo đức ở Trung Quốc là nạn nhân đông đảo nhất của tội ác mổ cướp ghép nội tạng. Tại trang Phapluan.org, nhiều bằng chứng cho thấy thị trường mổ ghép nội tạng ở Trung Quốc có sự tiếp tay bởi chính phủ và bởi chính những người Hoa có ăn có học .

Suy cho cùng, mọi tội ác đều là do vô minh- thiếu hiểu biết mà ra.

Huy Kim

Phân loại vài trường phái triết học theo “Lý Thuyết Hiểu Biết”




Đầu tiên người ta quan niệm giác quan cho ra hiểu biết về sự vật. Rồi mới nhận ra là giác quan có thể cho ra những hiểu biết sai lầm, và càng không thể cho biết toàn bộ sự vật. Nói cách khác, sự vật cho tôi một số cảm tưởng về nó, nhưng những thông tin ấy không cho biết nó như thế nào, là gì … Hố sâu giữa sự vật và tôi được Hegel phát biểu như sau : làm sao để sự vật “tự nó” có thể trở thành “của tôi”. Tức là phải tìm ra phương tiện lượng định sự vật, để đi đến một hiểu biết nào đó về nó.

Nếu nghĩ rằng phương tiện lượng định sự vật đến từ tâm não của chính mình, thì bạn đứng trong trường phái DUY TÂM. Triết lý này cho là bạn phóng ra thiên nhiên những gì đã được lập trình sẵn trong đầu óc, và sự hiểu biết sự vật phản ảnh chính tâm thức của bạn.

Nếu nghĩ rằng phương tiện lượng định sự vật đến từ chính sự vật, thì bạn thuộc về trường phái DUY … NGHIỆM (đứa nảo bảo “duy vật” : bị đòn !). Ở đây, sự vật cho bạn các phương tiện để hiểu biết nó, hay, nói cách khác, tâm trí của bạn chỉ tiếp nhận những gì sự vật gửi đến bạn. Hume, Aristote … khi cho rằng : không gì biết được, hay có được trong tâm trí, mà không từng đi qua giác quan, phát biểu ý tưởng này.

Nếu bạn nghĩ phương tiện lượng định nói trên vừa thuộc về sự vật, vừa thuộc về tâm trí, thì bạn thuộc về trường phái “CẤU TẠO” – Constructivism (hay “ba phải”, tùy ý). Trường phái này tự nhận là phát nguồn từ quan điểm của Kant, theo đó sự vật cho chúng ta một hình ảnh được chúng ta phối trí theo những quy định của tâm trí.

Nếu bạn nghĩ phương tiện lượng định sự vật đến không đến từ sự vật, cũng không đến từ tâm trí mình, mà đến từ tương quan giữa hai phạm trù này, biệt lập với sự chủ quan của chúng ta, cũng như biệt lập với chính sự vật , thì bạn thuộc về CẤU TRÚC CHỦ NGHĨA. Theo phái này, những gì sự vật biểu hiện ra, ví như những âm thanh, chỉ hiểu được, tức trở thành câu nói, nếu những biểu hiện ấy kết nối với nhau trong một cấu trúc, như những âm thanh được kết nối trong một ngôn ngữ.

Từ Aristote, phương tiện hiểu biết sự vật phải tuân theo luận lý (logique). Nếu bạn áp dụng luận lý ấy trong phạm trù Duy Tâm, cho rằng hiểu biết sự vật tùy thuộc Tâm mình, thì cái lý ấy gần với Tâm Lý học. Nếu bạn đứng trong lập trường duy nghiệm, cho rằng cái lý ấy nằm trong chính sự vật, thì có thể nói nó tương hợp với “bản thể luận” (ontology), vì nói về một sự vật : “nó LÀ gì” (ontos nghĩa là “LÀ” – to be, être). Nếu bạn chỉ tập trung vào khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, thì cái lý ấy áp dụng vào việc hoàn chỉnh những hình thức tìm kiếm sự thật, tức luận lý học thuần túy.

Nếu muốn tóm tắt “Lý Thuyết Hiểu Biết” một cách đơn giản thì có thể nghĩ như sau :
Chúng ta có một hiểu biết nào đó, đúng, sai, vừa đúng vừa sai v.v… không cần “biết” (!), nhưng tựu chung, “Lý Thuyết Hiểu Biết” chỉ là đặt câu hỏi : bao nhiều phần của sự hiểu biết ấy đến từ chính chúng ta (bộ óc bị lập trình), bao nhiêu phần đến từ sự vật, bao nhiêu phần đến từ cả hai, và từ khoảng cách giữa chủ thể và khách thể.

Nếu muốn, bạn có thể đi thêm một bước, với Marx, và cho rằng “Lý Thuyết Hiểu Biết” là một lý thuyết hành động. Thật vậy, hiểu biết về một sự kiện chỉ là một sự đối thoại giữa những ý thức có hiểu biết về sự kiện ấy, với thôi thúc hành động, để kiểm nghiệm chúng, và đi đến những hiểu biết mới, gần với sự thật hơn.



Nguyễn Hoài Vân–

Còn kẻ đê tiện hơn Lê Bá Thiềm



 Bạch Hoàn.








Còn kẻ đê tiện hơn Lê Bá Thiềm

Ở một vùng quê nhỏ như Hồng Lĩnh, đường đường giữ chức phó bí thư, kiêm chủ tịch UBND thị xã, ông Nguyễn Văn Hổ là quan to. Chức tước ấy có thể khiến người khác run sợ như khi Hổ gầm lên. Nhìn vào cái cách ông ấy chỉ tay trong hình dưới là đủ hiểu.


Hồ sơ về chủ tịch Hổ khá dày. Câu chuyện gần nhất liên quan đến việc điều động 21 nữ giáo viên đi tiếp khách, uống rượu phục vụ quan khách trong sự kiện Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, tổ chức tại thị xã Hồng Lĩnh vào cuối 08-2016.

Khi dư luận có lời ra tiếng vào về việc giáo viên bị ép phải đi tiệc rượu với quan khách, phải chịu đựng những hành động khiếm nhã, quan Hổ điềm nhiên nói, "Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ".

Kẻ đi bằng đầu gối để tiến thân mới coi việc mua vui cho quan trên là vinh dự, mới coi gặp gỡ quan chức ở quán karaoke là cơ hội. Người tử tế không cần điều đó, thưa ông chủ tịch.

Nói về việc các giáo viên nữ phản ánh sau khi làm nhiệm vụ đón tiếp đoàn còn phải đi ăn uống, hát karaoke, Nguyễn Văn Hổ chối bay chối biến rằng không có chuyện đó. "Họ tự thêm thắt chuyện vào rồi để đánh lạc hướng và nhận xét là cán bộ thị xã thế này thế kia. Nhưng thực tế là không hề có

Này, Nguyễn Văn Hổ, ông định dối trên lừa dưới đến bao giờ?

Nguyễn Văn Hổ, Lê Bá Thiềm, cả hai ông đều hùng hồn tuyên bố chỉ điều động giáo viên đi làm lễ tân, không đi tiếp khách, không tham gia tiệc rượu.

Vậy, ông nói gì về thông báo số 77 của UBND thị xã Hồng Lĩnh (hình dưới). Ông còn dám phủ nhận việc yêu cầu giáo viên đi tiếp khách nữa hay không, khi nó được ghi rõ trong thông báo 77. Để tôi bớt chút thời gian vàng ngọc của tôi gõ ra đây phục vụ ông.

"Các đồng chí Y., H., D., H. tham gia tiệc chiêu đãi Ban tổ chức, các đoàn vào chiều ngày 19-8-2016, tại nhà hàng Hoàng Quân.
...
Nhận được văn bản, đề nghị các cán bộ, giáo viên và các phòng ban liên quan tổ chức thực hiện".

(Việc tế nhị, tôi chủ động viết tắt tên giáo viên).

Thứ nhất, thông báo ghi rõ các giáo viên phải tham gia tiệc, ông cấm cãi nữa.

Thứ hai, nhà hàng Hoàng Quân ở thị xã Hồng Lĩnh chuyên tổ chức tiệc, hội nghị, đương nhiên họ có sẵn đội ngũ nhân viên bưng bê, phục vụ. Thế nên, việc yêu cầu giáo viên tham gia tiệc với quan khách, đương nhiên không phải để bưng bê. Họ phải ngồi đó làm gì? Nguyễn Văn Hổ, Lê Bá Thiềm, các ông cứ từ từ mà trả lời dư luận.

Thứ ba, tôi được biết đó là tiệc chiêu đãi của thị xã Hồng Lĩnh. Vậy, ông có tham gia không? Ông có hành động khiếm nhã nào không mà giờ cãi nhem nhẻm vậy?

Vẫn một luận điệu như Lê Bá Thiềm, Nguyễn Văn Hổ nói rằng đó là điều động giáo viên đi làm nhiệm vụ chính trị. Vậy ông cho tôi hỏi, quan chức đi tiệc tùng là làm nhiệm vụ chính trị sao? Giáo viên phải ngồi mua vui cho các người là phục vụ nhiệm vụ chính trị sao?

Tôi tuyệt đối không tin rằng, làm nhiệm vụ chính trị là mua vui cho quan chức. Nguyễn Văn Hổ, ông quá coi thường nhân dân rồi.

----

Thông báo số 77 có ba trang. Hai trang trước tôi dùng hình đã xoá tên, hơi mờ, dù tôi có bản nét. Tuy nhiên, tôi cho rằng không cần thiết phải công khai tên các giáo viên bị điều động.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

HỮNG HỜ THIÊN THAI


Trần Hạ Vi




Đoan trang
rũ rượi
bên thềm
Thanh xuân em
cởi
dáng mềm thiên tiên


Tung
đầy đặn
hứng
triền miên
Gió hây hẩy gió
đào nguyên mơ màng

Mê man
ngọc chuốt
hoang đàng
Mắt hờ mi nhắm
sẽ sàng...
mơ yêu!

Một chút thôi,
chút sẽ chiều
Hững hờ
tay giữ
khóa kiều thiên thai...

MỘT BÀI THƠ ĐẶC SẮC VỀ ĐÀN BÀ CỦA PHẠM NGỌC THÁI (Nguyễn Thị Xuân)










NGƯỜI ĐÀN BÀ CHỨA LINH HỒN THÁNH LINH


Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...
Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?

Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
Em mở rộng động trinh,
để anh vào tận sâu trong hứng khởi
Lúc sướng vui em đã uốn mình.

Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
để gieo hoa cho thế thái nhân tình
Vĩ đại và vô biên...
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.


Trấn át ác quỉ bạo tàn
Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.



PHẠM NGỌC THÁI
. Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai",
Nxb Văn hoá Thông tin 2012





 Bài thơ gợi cho ta một thế giới: Thế giới đàn bà:

Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
để gieo hoa cho thế thái nhân tình
Vĩ đại và vô biên...
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.

Đây là khổ thơ thứ ba. Đã tóm bắt từ nhân sinh cho tới vũ trụ của người đàn bà: Vĩ đại và vô biên /- Bởi vì sao?... vì nàng "gieo hoa cho thế thái nhân tình"- Biểu tượng của sự sống bất tử! Nhưng nàng cũng rất bình dị trong cuộc sống và thân thiết đối với người đàn ông. Là người vợ hiền cơm dẻo canh ngọt, đầu gối tay ấp. Bình dị trong tiếng nói nàng trìu mến, dịu dàng mà chiếm ngự cả trái tim chàng. Bình dị với ánh mắt nàng cười, mang đến mùa thu mát lành, trong xanh.
Câu thơ "Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em..." - Nó triết lí. Như người ta thường nói, người đàn bà là hoa thơm của đất trời... trái ngọt của sự sống. Ở đây, tác giả chỉ ra rằng "... cái của em để gieo hoa cho thế thái nhân tình" - Về nghĩa đen ta có thể hiểu: "cái của em"vừa để sinh nở, tức là sinh con đẻ cái bảo tồn nòi giống. Duy trì và phát triển trong thế thái nhân tình. Với nghĩa bao trùm: nó còn mang theo tính luyến ái trai gái. Là cội nguồn của cuộc sống. Đồng thời "cái của em" là nhân tố tạo ra cả hoà bình cùng chiến tranh, hạnh phúc và khổ đau của con người.
"thế thái nhân tình" mà không có hoa thì cũng không thể kết trái. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa. Thế giới sẽ không không...
Xin liên tưởng đến những thi phẩm khác của tác giả. Như ở bài "Nguyệt của chị Hằng và nguyệt của em", nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã viết:
Nếu như em không có nguyệt
Thì loài người cần gì tổng thống nữa, em ơi !

Hoặc bài "Có một thời như thế", anh cũng có những câu thơ bình luận về "cái của em" thật đặc sắc:

Tạo hoá sinh ra kỳ quan vĩ đại
Suy cho cùng nhất cái này thôi !
Nhân loại tồn sinh phát triển ở nơi này
Không có sẽ hư vô phù phiếm cả...

Trở lại với "Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh". Sau đó nhà thơ trào ra cảm xúc:

Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống...

Bởi vì, không có em thì không có gì cả. Sự luyến ái chính đáng gái trai là cao thượng và thiêng liêng.



Cô giáo Nguyễn Thị Xuân


Nếu nhà thơ Nga vĩ đại Mikhail Lermontov, đã viết những câu thơ bất hủ thần tượng tình yêu đối với người đàn bà:

Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ....

Thì người đàn bà của tình yêu cũng được nhà thơ Phạm Ngọc Thái nâng lên ý nghĩa thần thánh. Nó đọng lại súc tích trong câu kết của khổ thơ:

Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.

Giờ xin trở về với những câu thơ đầu:

Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...

Thế mà tất cả còn lại về nàng chỉ là một hồi ức xa xăm. Hình ảnh hai chữ "cát bụi" - Ý nói, tình yêu thuở xa xưa đã chìm lấp vào trong những tháng năm trôi dạt của cuộc đời. Khắc họa tình yêu trong bối cảnh nổi chìm ở dân dã. Tức là, tác giả đề cập về chủ đề "tình yêu và cuộc sống" chốn nhân quần. Tôi bỗng nhớ đến bài thơ "Những bóng người trên sân ga" của thi nhân Nguyễn Bính. Ông tả về cảnh chia ly trong nhân tình:

Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

Cuộc chia ly trong "những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính và cuộc chia ly tình yêu với người đàn bà của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, có gì khác nhau? Ta không rõ. Nhưng chắc tâm trạng thì cũng là... "buồn ở đâu hơn ở chốn này"? Chỉ biết rằng, sự chia ly tình yêu đó đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi buồn nhớ khôn nguôi, yêu thương da diết. Như câu thơ đã viết :

Người đàn bà anh mãi mãi không quên

Hoặc một kiểu nuối cảm ở "Hai sắc hoa ti-gôn" của nữ sĩ TTKH chăng?

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Bởi sau đó nhà thơ đã đặt câu hỏi về nàng?
Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?

Nghĩa là, nhà thơ không còn gặp lại và cũng không biết tin tức về em nữa. Không biết giờ em sống ra sao? Hạnh phúc hay là... "bèo dạt mây trôi"? Đó là ý của câu thơ "Nàng đã lẫn vào trong cát bụi..." - Trái tim nhà thơ thổn thức: em có còn nhớ những tháng năm, khi chúng mình yêu nhau? Người đàn bà ấy đã thành thần tượng của đời anh và của cả thi ca.
Cũng nỗi cảm hoài trên, có một khổ thơ được tác giả cảm xúc lại giây phút đã cùng nàng tận hưởng những khoái lạc yêu đương. Đó là khổ thơ thứ hai:

Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
Em mở rộng động trinh
để anh vào tận sâu trong hứng khởi
Lúc sướng vui em đã uốn mình.

Đoạn thơ tả thực... nhưng hình ảnh thì lại mang màu sắc thơ mĩ học. Nào là: ánh mắt như sao sa; vòm ngực tiên trắng mềm; động trinh... Những hình ảnh mĩ học đó giúp cho tác giả dẫu tả thực vào xác thể của người yêu, cảm khoái của tình dục, mà thơ không bị thô. Ta đọc câu cuối của khổ:

Lúc sướng vui em đã uốn mình

Hoặc khi tác giả tả về sự khoái lạc tột cùng: Em mở rộng động trinh... để anh vào tận sâu trong hứng khởi /- Hình ảnh mang tính biểu tượng của thơ tượng trưng.

Nói về việc sử dụng biểu tượng thơ tượng trưng - Trong thế giới thơ tình của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, phải thừa nhận rằng: Bên cạnh những hình ảnh nhụy nhàng hoa mỹ, có một số bài anh tả khá sâu vào khoái lạc hay về thân thể người đàn bà, đã đạt được sự thành công. Vẫn đầy tính nghệ thuật ngôn ngữ. Cảm xúc sâu mà thơ huyền ảo, không bị tục. Thí dụ bài "cô áo trắng":

Em bọc trong anh không cần quần áo
Ôi, nguyệt của em đây một động sâu huyền ảo
Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong
Em đừng hỏi vì sao anh yêu em!

Rồi nhà thơ kết luận:

Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm!
Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi...

Hay bài "Người đàn bà trắng" - Một trong những tuyệt đỉnh thi ca của anh, đã tả về cái của người đàn bà như thế này:

Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai...
Người đàn bà ai mà định nghĩa?

Thơ Phạm Ngọc Thái thường đi đến tột cùng sự viên mãn của thơ tự do hiện đại. Chính vì vậy mà tác giả đã được mệnh danh là "con đại bàng của thi ca hiện đại Việt Nam".

Nói về khổ thơ cuối cùng. Sau khi gieo một câu thơ đạt đến điểm đỉnh về người đàn bà: Trái tim em chứa linh hồn thánh linh /-Tác giả hạ một đoạn thơ kết bài:

Trấn át ác quỉ bạo tàn
Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.

Tôi nhớ trong tác phẩm của thi hào Nga Pushkin - Ông từng nói ý rằng: Tình yêu của người đàn bà có thể hoá giải cả hận thù và cải hoá sự tàn ác. Tức là, người đàn bà có thể biến một tên bạo chúa trở nên nhân từ, xoá bỏ vợi đi những tội ác, mang lại lòng nhân ái lớn lao trong cuộc sống con người. Đó là ý nghĩa của câu thơ:

Trấn át ác quỉ bạo tàn...

Hình tượng của khổ thơ kết, nó phản ảnh cả về vị thế cũng như phẩm giá của người đàn bà, trong sự tồn tại của thế giới cộng đồng.
Nếu hai câu thơ trích của nhà thơ Nga Mikhail Lermontov ở trên: Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng / Miếu thờ 
bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ /- Được xem là lời tuyên ngôn bất hủ của tình yêu !... thì hai câu kết ở đây, chính là bản tuyên ngôn của bài thơ "Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh" này:

Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.

Hình tượng đúc kết cả tính vũ trụ, lịch sử và nhân sinh... trong ý nghĩa sinh tồn của xã hội loài người. Nó có thể đạt đến tầm vóc là một bài thơ đặc sắc mẫu mực của thơ tự do hiện đại, khi xây dựng biểu tượng về người đàn bà.

Nguyễn Thị Xuân
GV. Trường Tiểu học, Ba Đình, Hà Nội

Facebook, like, và nhu cầu được nhìn nhận







1. Một nghiên cứu

Elizabeth Martin, Facebook activity reveas clues to mental illness (Sinh hoạt Facebook cho thấy dấu hiệu bệnh tâm thần), University of Missouri, Medical Health News Today, 2013.

nói rằng phân tích sinh hoạt của một cá nhân trên mang xã hội Facebook có thể giúp bác sĩ tâm thần hiểu rỏ hơn về tình trạng sức khoẻ của người ấy – cũng cần như hỏi chuyện bệnh lý.

2. Sống ảo qua các hiện tượng mà các báo tường thuật gần đây như “like là cởi”,“nói là làm”, “mình thích thì mình chụp thôi”, … cho ta nhiều …bài học.

. một nữ sinh 13 tuổi tại Khánh Hòa đã giữ lời hứa đủ 1.000 likes đốt trường,

. một thanh niên tự tẫm xăng đốt và nhảy cầu khi đủ 40.000 likes

. L.H. viết là được 20.000 like thì cô ta sẽ trút áo ngực hoàn toàn.

Trong chừng mực nào đó các hiện tượng ấy cũng có thể là biểu hiệu của những tâm thần bất ổn.

.

Ở đây tác giả bài này không nói đến bệnh lý, chỉ phân tích hiện tượng dưới khía cạnh xã hội học.

3. Thông thường trên mạng xã hội mà điển hình là Facebook, người trẻ diễn tả được tâm trạng, lại có người đọc, người thích. Đó cũng là một cách …giải tỏa sự cô đơn – Dù là người đọc không hoàn toàn hiểu mình (Ai tri âm đó mặn mà với ai), nhưng còn hơn là có cảm tưởng … đang hét to trên hoang đảo. Ta cần …trút bầu tâm sự, ta cần có người đọc, người nghe, người thích.

Trên Facebook, dĩ nhiên là ta không gặp những người đối thoại chăm chú lắng nghe như một bác sĩ tâm thần nhưng ít nhất là ta có “bạn”, được cảm thấy không còn cô đơn, được kể chuyện của mình.

Ta cần liên hệ xã hội. Con người là một con vật sống trong xã hội. Ta còn có nhu cầu được thừa nhận, được đồng tình, như một nhu cầu tối cần thiết.

4. Thật vậy, con người không chỉ cần cơm no áo ấm mà còn cần sống với cộng đồng và được cộng đồng nhìn nhận như một thành viên.

Trẻ con thì cần được cha mẹ thương yêu bảo bọc – không có gì làm trẻ khổ hơn khi bị chính cha mẹ mình bỏ rơi, không chú ý đến – nếu ở trong trường hợp đó, cái đau khổ này sẽ theo đuổi cá nhân ấy ngay đến lúc trưởng thành sau này. Mỗi khi gặp khó khăn thì khó khăn sẽ bị phóng đại lên vì “vết thương” khó lành của thời thơ ấu ấy.

Lớn hơn thì cần thầy cô và bạn học ở trường, ở khu xóm, … nhìn nhận. Hiện với internet thì tha nhân là cả thế giới đại đồng. Nhu cầu được thừa nhận bởi xã hội cũng nằm trong ý muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của gia đình. Tuổi thiếu niên là lúc rất cần có “bạn” đồng trang lứa.

5. Mạng xã hội Facebook được giới trẻ tiếp đón nhiệt tình vì Facebook trả lời được nhu cầu được nhìn nhận của người trẻ. Hiện hữu là hiện hữu trong mắt của người khác.

Thế là hàng ngày hàng giờ, giới trẻ vào Facebook để truy cập những phản ứng của bạn mình mà cả những …yêu ghét của “vòng bằng hữu” của các bạn ấy. Tức là còn hơn kiểu … bán hàng đa cấp: chỉ cần có 10 bạn thì ta có thể đọc được trạng thái, status, của hàng trăm người hay nhiều hơn nữa. Ta hết cô đơn và ta được có cảm tưởng là thành viên của một cộng đồng rộng với nhiều phản ứng và liên hệ hổ tương!

6. Nhu cầu được thừa nhận có thể biểu hiệu qua nhiều hình thức

. cố gắng học giỏi để được cha mẹ khen

. làm việc hết sức mình để được chủ hay bạn bè khâm phục

. có nhiều tiền bạc để chi cho bè bạn để được, chẳng hạn, một ánh mắt đồng lõa, một cái bắt tay nồng nhiệt, một bữa nhậu vui, …

. …

Nhưng khi các em không có điều kiện để thể hiện các điều như thế thì các em sẽ làm bất cứ việc gì để được thừa nhận, để được yêu thương, ngay cả những việc điên cuồng nhất, những việc trái luân thường đạo lý hay phạm luật.

Các chuyên viên tâm lý học đã giải thích hiện tượng này: nếu ai đó làm bất cứ việc gì để không bị …bỏ rơi thì một là người đó thiếu bản thể, không tự đứng vững trên hai chân mình, cần người đối diện một cách quá đáng. Cũng có thể vì thời niên thiếu đã không đủ tình yêu, có thể vì không đủ tự tin, có thể vì lúc nào cũng có cảm tưởng bị bỏ ngoài lề, không ai biết mình có giá trị, có thể vì đã bị thương tổn lúc bé, …

Những người đó cần được giúp đở.

7. Nhu cầu được nổi tiếng

Báo chí trên mạng hàng ngày đưa nhiều tin của người nổi tiếng. Những người đẹp, người giàu, người có quyền lực, …

Nổi tiếng là … độ tích cực nhất, theo quan niệm của nhiều người, của sự được nhìn nhận.

Đẹp, giàu và có quyền lực, … không ở trong tầm tay của bất cứ trẻ nào. Thế nên sẽ có em tìm đủ mọi cách để … nổi tiếng. Tự đốt mình, đốt trường hay trút bỏ xiêm y là những cách để được nổi tiếng, trong lối suy nghĩ …ngắn của các em. Cái cần, không là kết án những em ấy mà phải hiểu tại sao các em đi đến những suy nghĩ như thế.

8. Cụ thể thì làm thế nào, làm những gì?

. Tôn trọng bản thể của trẻ. Chúng không đòi được chào đời. Cha mẹ đã cho chúng chào đời thì phải có trách nhiệm với chúng, phải thương yêu và bảo vệ chúng. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Trong một gia đình, trong một lớp học, tất cả trẻ đều độc nhất vô nhị. Làm sao để mỗi trẻ phát triển theo chiều hướng riêng của chúng. Đàn áp bản thể trẻ thì có khả năng là một ngày nào đó chúng “bùng nổ” dưới những dạng bất ngờ.

. Không giáo dục bằng bạo lực. “Yêu cho roi cho vọt” chỉ đúng cho cái thuở mà nhân loại còn dốt về tâm lý trẻ con. Cần nhiều khen thưởng và cần tránh cho trẻ những thất bại không đáng có. Nếu không, để được …yêu thương chúng có thể mạo hiểm “sáng tạo” ra những hình thức rất nguy hiểm để tự khẳng định.

. Đối thoại là cách hay nhất để hiểu trẻ và giúp trẻ phát triển. Đừng quên nói lời yêu thương. Văn hóa Á đông kín đáo, ít biểu lộ tình cảm nhưng dù là được sinh ra ở phương Đông, làm sao trẻ biết được là ta yêu chúng nếu ta không biểu lộ?

. Không đào tạo rập khuôn theo mẫu. Gia đình và trường học phải làm sao ngừng đào tạo những chú lính chì, hay những robot được lập trình trước và hoàn toàn giống nhau.

. Đồng thời môi trường cũng cần được … sạch hóa, báo chí bớt chuyện people (người nổi tiếng), xã hội cần chú trọng đến các sinh hoạt văn hóa giải trí cho trẻ để bồi dưỡng chúng, …

.

Có như thế thì mỗi trẻ sẽ biết tự …yêu mình, không có nhu cầu, bằng mọi giá, được tha nhân thừa nhận hay cần nổi tiếng.

Thí dụ của bạn trẻ sẳn sàng tẩm xăng đốt mình và nhảy cầu là điển hình của người không yêu mình chẳng hạn

.

Chuyện nghiện Facebook cũng là một vấn đề rất quan trọng, cũng cần đặt lên bàn thảo luận.

Nguyễn Huỳnh Mai