Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Linh sam bể gỗ-giá 350k

Linh sam bể gỗ-giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




Khế zin- giá 250k

Khế zin- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Chữ Hán không phải là tiếng Hán


Chữ Hán không phải là tiếng Hán




Một ngôn ngữ bao giờ cũng gồm tiếng nói (âm) và chữ viết. Tiếng Việt ta là một thứ tiếng riêng biệt trên thế giới, dù từ vựng mượn hơn 60% từ tiếng Hán. Còn chữ viết, hiện chúng ta dùng hệ chữ Latin (a, b, c) – bỏ hệ chữ tượng hình như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…


Bàn về tham luận “đề nghị dạy chữ Hán trong nhà trường để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam” gây nhiều tranh cãi, ông Đoàn Lê Giang có bài viết nêu rõ quan điểm của mình để những người ngoài chuyên môn (Ngôn ngữ học) cũng hiểu được.

Chữ Hán là gì?

Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu công nguyên), được các thế hệ cha ông ta Việt hóa nó, đọc bằng âm Hán Việt (tương tự như Hàn Quốc có âm Hán Hàn, Nhật Bản có âm Hán Hòa (Onyomi).

Chữ Hán đã tạo nên 60-70% vốn từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: Hà Nội hoàn thành chỉnh trang đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, thì có lẽ 100% là từ gốc Hán các thời khác nhau. Chữ Hán là loại chữ tượng hình, chữ Sơn (山) giống núi, chữ Hỏa (火) giống lửa…

Có người cho là nên dùng chữ Nho cho khỏi nhầm. Dùng cũng được, nhưng nó không chuẩn, vì chữ ấy không chỉ dùng trong các văn bản Nho giáo, mà cả Phật giáo, Đạo giáo và cả những văn hóa khác. Có người nói nên dùng chữ Hán Nôm. Không được, vì trên đời không có chữ đó, mà chỉ có chữ Hán và chữ Nôm.

Vậy chữ Hán là nói tắt của chữ Hán cổ đọc theo âm Việt. Cách nói này rất phổ biến, và được giới nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận. Vậy chữ Hán không phải là tiếng Hán, càng không phải Trung văn.

Tại sao chúng ta nên học chữ Hán?

Vì hai lý do. Lý do thứ nhất: chúng ta muốn hiểu sâu được tiếng Việt thì chúng ta cần biết gốc gác tiếng Việt ra sao, tra cứu thế nào.

Ví dụ: từ Minh Tâm, nghĩa là sáng lòng, vì chữ Minh là sáng. Nhưng học trò thắc mắc thế U Minh thì là gì, sáng tối à? Không, “Minh” trong trường hợp này lại là “Tối”. U Minh là mờ mịt. Học trò lại hỏi: Thế Đồng Minh là cùng sáng à? Không, Đồng Minh là cùng phe, vì nó xuất phát từ nghĩa: cùng hội thề. Vì chữ Minh là Thề.



Vậy làm thế nào để cô giáo trả lời học sinh những câu hỏi ấy, làm thế nào cho học sinh không hỏi cô mà cũng biết được? Có hai cách:

Cách 1. Học âm Hán Việt, tự tra từ điển tiếng Việt. Đa số những người giỏi tiếng Việt hiện nay đều hình thành bằng con đường ấy. Nhưng thực ra họ cũng không thật tự tin vì từ ngữ thì vô bờ, sai đúng lẫn lộn, người ta không thể tự tin hoàn toàn được.

Cách 2. Học chữ Hán để có ấn tượng là chữ Hán rất nhiều từ đồng âm, nhiều nghĩa khác nhau. Sau đó biết cách tra từ điển. Từ điển chữ Hán có nhiều loại, rất phức tạp, phải học để có một chút vốn liếng mới tra được. Bằng cách này người ta có thể tự tra cứu, tự học tiếng Việt suốt đời.

Lý do thứ hai: học chữ Hán để cho chúng ta hiểu được văn hóa Việt Nam, chúng ta cảm thấy gắn bó với ông cha. Vì từ trước khi bỏ chữ Hán hoàn toàn vào đầu Thế kỷ 20, toàn bộ di sản văn hóa Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (một thứ chữ được hình thành từ chữ Hán). Chúng ta học chữ Hán để chúng ta hiểu sâu tiếng Việt, từ đó có thể hiểu được vốn văn hóa Việt Nam.

Văn hóa cổ dù có được dịch ra tiếng Việt, như các công trình của Lê Quý Đôn chẳng hạn, nếu không có vốn chữ Hán nhất định, đọc vẫn rất khó hiểu.

Đọc Truyện Kiều, nếu có biết chữ Hán, chữ Nôm thì mới hiểu thấu đáo cái hay của nó. Chúng ta nếu có biết chút ít chữ Hán thì đến các di tích văn hóa (đình chùa miếu mạo), nhìn một tập thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, chúng ta không thấy xa lạ, không thấy mình là “những đứa con thất cước của giống nòi” (chữ của Hoài Thanh).

Học chữ Hán có dễ không?

Học để trở thành học giả uyên thâm dịch được sách vở cổ thì rất khó, nhưng học để biết một số chữ, để biết tra từ điển Hán Việt, từ đó có thể tự học tiếng Việt suốt đời thì rất dễ. Vì người học chỉ học có hai kỹ năng: đọc, viết, mà không phải học kỹ năng nghe, nói. Đồng thời học chữ Hán như xem tranh, như học ghép hình rất dễ nhớ và thú vị.

Chúng ta là người Việt Nam, văn hóa chúng ta là văn hóa Đông Á, coi trọng gia đình, sống cần kiệm, đề cao đức liêm chính, hiếu kính, hiếu học…Tất cả những điều ấy có xấu không, có nên bỏ không, và có bỏ được không? Phương Tây cũng có điều ấy, đạo đức phương Tây được hình thành từ Cơ Đốc giáo và văn hóa truyền thống của họ, còn đạo đức chúng ta thì từ văn hóa bản địa và văn hóa Đông Á (Nho giáo, Đạo giáo của Trung Quốc, Phật giáo của Ấn Độ).

Những điều ấy được các bậc hiền triết phương Đông nói rất hay và từ rất sớm, các sách vỡ lòng chữ Hán ngày xưa vừa dạy chữ, vừa dạy người thông qua các sách đó rất thú vị và dễ nhớ. Vậy chúng ta có nên học một chút tinh hoa từ đó qua sách chữ Hán nhập môn không?

Nếu chúng ta chỉ lo đuổi theo phương Tây, bằng lòng với thứ ngôn ngữ trong các hộp thoại, tin nhắn với các ký tự lổn nhổn, tiếng Anh lẫn tiếng Việt thì rõ ràng nguy cơ làm giảm sự trong sáng tiếng Việt, mai một văn hóa truyền thống còn cao hơn rất nhiều.

Nguồn Vietnannet.vn

Linh sam sh Treo tường- giá 500k

Lnh sam sh Treo tường- giá 500k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Hàng về Hà nội ( Đỗ Việt)


Hàng về Hà nội ( Cường)


Hàng về Thanh hóa ( Thanh)


hàng về Bình Dương ( tắc kè)


Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

BÍ ẨN VỀ KHÍ CHẤT CỦA NGƯỜI THEO BÁT QUÁI


I. – Phân loại khí chất con người bát quái Chu dịch và ý nghĩa lâm sàng.


Bát quái Chu dịch tượng trưng 8 loại thuộc tính vật chất, tức quẻ Càn là trời, tính mạng; quẻ Khôn là đất, tính nhu; quẻ Chấn là sấm, tính cứng; quẻ Tốn là gió, tính thuận; quẻ Khảm là nước, tính nhu; quẻ Ly là lửa, tính nóng; quẻ Cấn là núi, sâu đậm; quẻ Đoài là đầm, tính thuận, tuy là Bát quái thực ra là 5 thuộc tính ngũ hành kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Trong đó, quẻ Ly thuộc tính hoả, vì Ly là mặt trời, vì Khảm Đoài đều là thuỷ, tính nhu; Chấn là sấm, Tốn là gió đều thuộc mộc; Khôn là đất, Cấn là núi đều thuộc thổ; quẻ Càn là trời, thuộc Kim. Vì vậy người Bát quái có thể tổng quát là năm loại người, cụ thể phân tích như sau:

1. người quẻ Ly và ý nghĩa lâm sàng của nó

a. Khí chất

quẻ Ly là mặt trời, khí hoả, Chu dịch - Thuyết quái viết: “ Ly là hoả, là mặt trời”. Dịch- Ly quái- thoán viết: “ Ly là sáng, mặt trăng, mặt trời chiếu sáng bầu trời, Khảm là mặt trăng”. Dịch – Ly quái - tượng cũng viết: “ Đại nhân tiếp tục chiếu sáng bốn phương”. ý nói mặt trời ở trên đỉnh cao soi chiếu muôn nơi, cho nên người giữ quẻ Ly có được quang nhiệt của dương khí trời , tất tính dương thịnh vượng khí hoả sung túc. Tính hoả bốc lên, tính hoả vượt ra ngoài, vì vậy khí chất người thuộc quẻ Ly hướng ngoại cao độ. Người mặt đỏ, nhiệt tình, kích động, hăng hái, đi như bay, việc làm mang tính bạo phát, tư duy nhanh như chớp, có tố chất của nhà phát minh, ánh mắt sắc bén, cho nên Dịch- Thuyết quái viết: “ Ly là mắt”, chịu lạnh mà ghét nóng, đúng là : “ ngọn lửa trong mùa đông”. Nhưng người này dễ tự cao huênh hoang, kiêu ngạo, hiếu chiến, dã tâm…

b. Hình dáng

dạng người này đầu nhỏ ( nhọn) mặt đỏ, thân hình vạm vỡ, mạnh khoẻ, mạch phần lớn biểu hiện sác hoặc hồng đại. Mắt không to, nhìn như sao băng.

c. Bệnh tật

Người thuộc loại Ly hoả, khí hoả nhiều, khí hoả thông ở tâm, tâm là tạng hoả, tâm là chủ huyết mạch, cho nên dạng người này dễ mắc bệnh huyết quản, bệnh động mạch vành, bệnh xơ cứng động mạch. Vì hoả động sinh ra phong, tổn đến huyết, dạng người này còn dễ mắc bệnh trúng phong, xuất huyết não. Dạng người này khí dương thịnh vượng, dương vượng thì nóng dễ sinh ra các bệnh về nhiệt, nhiệt đốt khô âm dịch vì vậy dễ có mối nguy hiểm dương cang âm hư. về mặt bệnh tinh thần dễ phát sinh chứng điên cuồng.
d. Tuổi thọ
Dạng người này khí dương thiên thịnh, khí dương hao tán quá lớn, lửa đốt khô âm dịch, cho nên tuổi thọ ngắn, dễ mắc bệnh cấp tính và chết đột ngột. Dịch – Ly quái - Tượng viết: “Đột nhiên xuất hiện, cũng như bỗng nhiên thiêu đốt, cũng như bỗng nhiên mất đi”.

2.Người quẻ Khảm và ý nghĩa lâm sàng của nó

a.Khí chất

Người quẻ Khảm là thuỷ, nẵm giữ khí thuỷ của trời, tính rất ấm nhu. Dịch- Thuyết quái viết: “ Khảm là thuỷ”. “ Dịch- Thuyết quái” viết: “ Khảm là chỗ hiểm vậy”, tức là một hào dương nằm giữa hai hào âm, hay nói khác đi, khảm là nước, tính nước trầm xuống, vì vậy người quẻ Khảm hướng nội cao độ. dịch- Khảm quái- Thoán: “ Tập khảm có nghĩa là trùng Khảm, hai lần Khảm”. Dịch- Khảm quái- Tượng viết: “ Hào 1 âm, hai lần hiểm sụp vào hố sâu, xấu”, biểu thị quẻ Khảm âm lặp lại mà gặp hiểm, vì vậy quẻ Khảm âm nhiều mà trầm tĩnh, thành phủ rất sâu, người quẻ Khảm trầm tĩnh, giỏi mưu chước, tâm kế, có tố chất của nhà tham mưu. Người thuộc loại này tính cách thuỷ khí tưong đối nặng tính nước( thuỷ) ẩn kín, vì vậy chất người quẻ Khảm âm nhiều mà không biểu lộ, bề ngoài tĩnh lặng như hộ nước. Dịch- Thuyết quái viết: “ Khảm là tai”, vì vậy tai người quẻ Khảm đặc biệt nhạy cảm, giỏi phân biệt âm thanh. Dạng người này cũng có thể có những tính cách xấu như: suy sút (ý chí), hậm hực, lạnh nhạt, tê liệt về tình cảm, âm hiểm. Dịch- Khảm quái- Tượng còn viết: “ Nước chảy mà không đầy, đi đến chỗ hiểm mà không mất điều tin, duy trì ý chí, cứng rắn, hành vi cao thượng, luôn có công”, hàm ý rất sâu sắc, cho rằng người quẻ Khảm như nước chảy long đong, thậm chí có khả năng từng trải nơi hiểm trở, vì vậy vô cùng giữ chữ tín, và giàu cương nghị ở bên trong. Tóm lại người quẻ Khảm cho dù không thuận lợi, nhưng trăm nghìn trắc trở cũng không sờn lòng kiên trì mãi cuối cùng sẽ thành công. “ dịch- Khảm quái- Tượng viết: “ Người quân tử nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh và tu tĩnh không ngày nào quên”. Người quẻ Khảm như nước chảy hoài không ngớt lại như nước suối lặng lẽ chảy mãi nuôi dưỡng vạn vật, âm thầm dâng hiến.

b.Hình dáng

Dạng người này mặt đen, người gày, hình dáng trung bình, mạch trầm, mắt sâu, tai lớn.

c.Bệnh tật

Người quẻ Khảm thuộc thuỷ, thuỷ tính lạnh, khí lạnh thông ở thận, vì vậy dễ mắc các bệnh liên quan đến thận, như: phù, thũng, đau lưng, hôn mê, không mang thai, ngũ canh tả ( tiêu chảy vào lúc sáng sớm). Tính lạnh ngưng trệ, kinh lạc tắc nghẽn, hơn nữa thuỷ tính lạnh, đông lại làm thương tổn khí dưong, vì vậy dương khí không đủ, âm khí thiên thịnh dễ gây bệnh thận dương hư suy, mệnh hoả không đủ. Về mặt bệnh tâm thần dễ mắc bệnh trầm uất.

d.Tuổi thọ

Dạng người ngày thọ lâu. Do âm nhiều khí dương hao tổn ít.

3. Ngưòi quẻ Khôn và ý nghĩa lâm sàng của nó

a.Khí chất

Quẻ Khôn tượng trưng địa, tính âm mà chất thuận. Như Dịch- Thuyết quái: “ Khôn là đất, là mẹ”. Dịch- Khôn quái- Thoán: “ Nhu thuận lợi chính”. Dịch- Thuyết quái: “ Khôn là thuận vậy”, có ý nói chất quẻ Khôn dày nhu thuận; Dịch- Khôn quái- Thoán: “ Ngưòi quân tử lấy đức dày che chở vạn vật”. “ Dịch- Thuyết quái” viết: “ Quẻ Khôn cất giữ” trình bày quẻ Khôn cất giữ không lộ ra ngoài, vì vậy người quẻ Khôn trên cơ bản thiên về hướng nội. “ Dịch- Khôn quái- thoán” viết: “ Quân tử lấy đức dày của khôn để chở vật”, vì vậy ngưòi quẻ Khôn khoan dung độ lượng, cần mẫn chăm chỉ, ung dung khiêm tốn, có tố chất của người thực nghiệp. Bên cạnh đó, Khôn thuộc thổ, thổ tính thấp, thấp tính dính trệ, nặng đục. cho nên khí huyết người quẻ Khôn vận hành chậm, khí chất ổn định như núi, nhưng dạng người này phản ứng chậm, lời nói việc làm chậm chạp, ít nhạy cảm với sự việc mới, dễ có hiện tượng an nhiên tự tại, không tranh giành.

b.Hình dáng

Chất người quẻ Khôn mặt vàng đầu to, người thấp chắc nịch, mạch hoãn, môi dày mũi to.

c.Bệnh tật

Quẻ Khôn thuộc thổ, thuộc âm, thấp, khí thấp thông ở tỳ, cho nên dạng người này thường mắc bệnh về Tỳ, như đau bụng, thổ tả, phù thũng…do tính thấp trọng trọc, dính ứ cho nên dạng người này khí huyết vận hành chậm nên dễ tích thấp sinh đàm, hay có những bệnh như đàm ẩm, tích tụ, phù thũng… và dễ mắc bệnh sa nội tạng.

d.Tuổi thọ

Dạng người này khí huyết vận hành chậm, khí cơ thể thiên về âm, ít bệnh cấp tính nên trường thọ.

4.Người quẻ Càn và ý nghĩa lâm sàng của nó

A.Khí chất

Quẻ Càn tượng trưng cho trời, thuộc khí Kim, cho nên tính mạnh mẽ, cứng rắn. Dịch- Thuyết quái viết: “ Càn là trời, là ngọc, là kim”, “ Càn là mạnh vậy”. Dịch - Thuyết quái còn viết: “ Càn là trời”, Dịch- Càn quái- Thoán viết: “Đức của trời lớn vậy thay, vạn vật bắt đầu này nở, thống lĩnh thiên hạ”. cho nên người quẻ Càn tính tình rộng rãi, nhìn xa trông rộng, biết tự kiềm chế, biết tổ chức, có tố chất của ngưòi lãnh đạo. Dịch- Thuyết quái viết: “ Càn là vua”, “ càn là cha”. Dịch- Thuyết quái còn viết: “ Càn là đầu”. Vì vậy mẫu người này phần lớn thông minh, có phong độ làm tưóng, lòng dạ rộng rãi bao la. Tính chất của dạng người này thường mạnh mẽ, không ngừng vươn lên. Dịch- Càn quái- Tượng viết: “ Trời vận hành mạnh, người quân tử không ngừng vươn lên”. Nhưng dạng người này giả dối háo danh, lòng tự ái quá mạnh, thậm chí có tư tưởng chỉ mình là nhất.

b.Hình dáng

Ngưòi quẻ Càn trán rộng, mặt vuông và trắng, xưong to cứng, dáng người vừa, mạch đại hữu lực.

c.Bệnh tật

Ngưòi quẻ Càn giữ khí kim táo, khí dưong thiên thịnh, khí kim nhiều, khí dương chủ nhiệt, khí kim táo, khí táo thông ở phế, cho nên dạng ngưòi này dẽ mắc các chứng bệnh có liên quan với phế, đặc biệt là các bệnh về nhiệt táo như ho, viêm phế quản mãn tính, bón, tiêu khát, táo dễ đốt khô chất dịch, cho nên thường có bệnh âm tân bất túc.

d.Tuổi thọ

Người qủe Càn nói chung là trường thọ, nhưng do khí dương táo làm thưong tổn âm dịch, vì vậy tuổi thọ chỉ thuộc loại trung bình.

5.người quẻ Tốn va ý nghĩa lâm sàng cua nó

a.Khí chất

Quẻ Tốn tượng trưng cho gió, nắm giữ khí phong cua trời, Dịch- Thuyết quái viết: “ Quẻ Tốn là mộc, là gió”, tính phong thuộc dương chủ động, Dịch- Thuyết quái viết: “ Gió làm vật toả ra”, cho nên loại người này thiên về tính dương. Quẻ Tốn thuộc mộc, khí phong làm tản đi, tính mộc điều đạt, gió lại chủ động, nên loại người này hiếu động, tính gấp, nhanh nhẹn được việc, tư duy minh mẫn, giỏi về ngoại vụ, có tố chất của nhà ngoại giao. Người quẻ Tốn đến đi vội vàng giống như cơn gió, nhưng tính phong nhiều biến đổi, vì vậy người quẻ Tốn phần đông không ổn định, khi thì giống như cuồng phong, khi thì giống như gió thoảng, lúc thì nhu thuận, lúc thì mạnh mẽ. Dịch- Tốn quái- Thoán viết: “ Nhu điều thuận”. Quẻ Tốn cứng mạnh ở bên trong rất ý chí. Ngoài ra, người quẻ Tốn đa nghi, đố kỵ, lòng dạ hẹp hòi.

b.Hình dáng

Dạng người này mặt xanh, người gầy, thân hơi cao, hoặc xinh xắn, mạch huyền.

c.Bệnh tật

Người quẻ Tốn nhiều khí phong, khí phong thông ở Can, cho nên dạng người này có khuynh hướng mắc bệnh liên quan về gan, tính phong thích động, dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, trúng phong các bệnh về dị ứng...Tính phong nhiều thay đổi vì vậy dạng người này hệ thống thần kinh phần nhiều không ổn định, dễ mắc các chứng bệnh rối loạn thần kinh, như buồn bực, chứng điên, thần kinh…

d.Tuổi thọ

Mẫu người này hiếu động, khí dương hao tán nhanh, nên tuổi thọ ngắn.
Người thuộc Bát quái chia thành 5 loại như ở trên đã trình bày, bà quẻ Cấn, Đoài, Chấn đều nhập chung vào 5 quẻ trên, như quẻ Cấn trên thực tế thuộc loại hình quẻ Khôn, vì Cấn tượng trưng cho núi. Dịch- Thuyết quái: “ Cấn là núi” cũng thuộc thổ, tính đậm chắc như núi, chủ thuận điều hoà, có đức thiện tự, thoả mãn với cái mà mình có, như Dịch- Cấn quái- Truyện viết: “ Cấn là dừng lại”. Sách Dịch- Thuyết quái ghi: “ Cấn là thuyết”. Thuyết là hoà nhã, vì vậy tính chất của Cấn cũng giống như quẻ Khôn nhu thuận đức dày. Quẻ Đoài tượng trưng cho đầm, đầm tính thấp, cũng là tính của âm thuỷ, sách Dịch- Đoài quái- Truyện viết rằng: “ Bên trong cương cứng mà bên ngoài nhu mềm”. Sách Dịch- Thuyết quái viết: “Đoài là thuyết”, vì vậy tính của Đoài quái chất âm mà nội hướng, giống như tính chất của quẻ Khảm. Quẻ Chấn thuộc sấm sét chủ động, như sách Dịch- Thuyết quái viết: “Chấn là động vậy”, sách Dịch- Chấn quái - Tượng viết: “ Chấn là hai lần sấm sét đến liên tục, một lần sấm sét vừa đi, lại một sấm sét khác đến” , nghĩa là nói tính chất của Chấn thuộc dương chủ động, tính chất của Chấn là trong cương có nhu, tuy chấn động nhưng hiền lành. Như sách Dịch- Chấn quái- Truyện viết: “ Tiếng sấm chấn động đến cả trăm dặm, mà đa số người đều sợ hãi”, sách Dịch- Chấn quái- Tượng viết: “ Ngưòi quân tử đối nhân xử thế đều nên cảnh giác đề phòng”, nói rõ tính chất của quẻ Chấn và quẻ Tốn cơ bản giống nhau. Bởi vậy, khí chất của ngưòi Bát quái thuộc khí chất ngũ hành.
Người phân chia theo Bát quái ngoài nhân tố bẩm sinh và nhân tố xã hội ra, cũng rất quan hệ với hoàn cảnh địa lý. Như ở phương Nam ứng với mặt trời và hoả nên người quẻ Ly nhiều; ở phương Bắc nhiều âm thuỷ nên người quẻ Khảm nhiều; ở phương Đông gió lớn của biển, nên người quẻ Tốn nhiều; ở phương Tây trời ráo dữ người quẻ Càn nhiều, ở trung ưong là thấp thổ và nhiều núi nên người quẻ Khôn nhiều.
Người thuộc Bát quái tuy qui nạp thành 5 loại : ngưới chất Ly, người chất Khảm, người chất Khôn, người chất Càn và người chất Tốn, nhưng người xã hội hiện đại giao lưu rất nhiều, hậu thiên chất quẻ đơn thuần và điển hình cực kỳ ít, đaih đa số biểu hiện tổng hợp. Như laọi hình đơn thuùân cuủa laọi hình quẻ Ly ít thấy, loại thường gặp hình kết hợp người Phong hoả. Tương tự loại hình khác cũng như vậy, vì vậy phán đoán một hình quẻ của mọi người phải tham khảo toàn diện. người thuộc chất bát quái như trình bày ở trên đều có giá trị quan trọng ở các mặt nhân loại học, xã hội học, tâm lý học và y học lâm sàng.

6. Đặc điểm khí chất Bát quái

a.Khí chất Bát quái là điển phạm về kết hợp âm dưong với ngũ hành

Khí chât Bát quái Chu dịch thể hiện kêt hợp hữu cơ của âm dương và ngũ hành như chất của Ly ( hoả ) thuộc loại hình dương thịnh; chất quẻ Khảm, Đoài (thuỷ) thuộc loại hình âm thịnh, chât quẻ Càn( Kim) thuộc loại hình âm dương cân bằng thiên về dương; chất quẻ Tốn , quẻ Chấn ( phong) thuộc loại hình dương, chất của quẻ Khôn, Cấn ( Thổ) thuộc về loại hình âm dương cân bằng thiên về âm, như bảng
Khí chất bát quái Ngũ hành Âm dương
Khảm, Đoài Thuỷ Âm thịnh
Ly Hoả Dương thịnh
Càn Kim Âm dương cân bằng nghiêng về dương
Tốn, Chấn Mộc Nghiêng về dương
Khôn, Cấn Thổ Âm dương cân bằng nghiêng về âm.

b.Khí chất Bát quái tồn tại đồng khí tương cầu

Khí chất Bát quái có đặc điểm riêng của mỗi quẻ. Dịch- Thuyết quái viết: “ Sấm làm nó động, gió làm nó tản, mưa tưói nhuần nó, mặt trời chiếu sáng nó, Cấn thu gặt nó, Đoài là vui vẻ, Càn là vua, Khôn cất giữ nó”. Khí chất Bát quái có qui tắc cùng tính tương xu như “Dịch- Càn quái- Văn ngôn viết: “Đồng khí tương cầu, nước chảy ẩm thấp, lửa làm khô táo”. Người cùng, khí chất dễ gần, dễ hợp tác, như người quẻ Khôn ( thổ ) và ngưòi quẻ Khảm ( thuỷ) đều thuộc âm, khí chất gần nhau, cho nên dễ hợp. Người quẻ Tốn ( gió) và ngưòi quẻ Ly ( lửa) đều thuộc dương, khí chất thông nhau, nên dễ gần. Ngưòi quẻ Khôn ( thổ) và người quẻ Tốn ( mộc) không muốn gần nhiều, bởi vì khí chất khác nhau, tính phong chủ động, tính thổ kết dính, một bên chậm chạp nên thường không hợp nhau, người mô hình quẻ Khảm ( thuỷ) và người quẻ Ly ( hoả) nước lửa không đi đôi với nhau, vì vậy hai mẫu người này khó ở với nhau, đó chính là “ bát tự bất hợp” mà người Trung Quốc hay nói.

c.Khí chất Bát quái tuy khác nhau, nhưng đều có thể hoà hiệp cùng tồn tại.

Dịch- Thuyết quái viết: “ Núi đầm cùng thông hơi với nhau, sấm gió cùng xô xát nhau, nước lửa chẳng cùng diệt nhau”.
Biểu thị bất luận giới tự nhiên hoặc xã hội con người tuy tính khác nhau, nhưng hoàn toàn có thể hài hoà cùng ở với nhau, cho dù vật chất hoặc người có tính chất trái ngược nhau, cũng có thể hợp thành một thể thống nhất.

Theo Gs Dương Lực

VĂN HOÁ VỎ




Đến hẹn lại lên, lại “làm vụ”, lại…kiếm miếng. Tết có lịch, Trung thu có bánh nướng bánh dẻo. Lịch đã có “nội dung” là ngày tháng trời đất cho, miễn phí, chỉ cần đóng vỏ cho đẹp cho to, biếu quan trên và bán. Bánh trung thu có “nội dung” là nhân ế từ những năm trước, có cả nhân mốc tồn kho hàng trăm tấn của “nước bạn 16 chữ vàng” chuyển sang, chỉ cần “đổi mới” cho thơm tho rồi dập vỏ bánh chữ thọ, đút vào hộp to, bọc da giả hoặc dát vàng 18k, biếu quan trên và bán.


Đó là chuyện thời vụ. Còn quanh năm thì bận rộn làm đủ thứ VỎ.
Việc lớn như tự do ngôn luận, tự do lập hội, dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra, bầu cử các loại…đến những việc “vặt” như chức tước, học vị, cấp bậc…rồi đến đồ ăn, đồ uống, trái cây.. tất tật, chỉ cốt cái vỏ. Cái văn hoá dập vỏ, đóng gói chưa bao giờ được chú trọng “đầu tư” và phát triển như bây giờ. Nghe nói có ông phụ trách về bảo vệ người tiêu dùng đặt câu hỏi: Hãy chỉ cho tôi thực phẩm nào là sạch, thứ nào là thật. Trộm nghĩ, người dân cũng có thể hỏi một câu tổng quát hơn: Hãy chỉ cho tôi bất cứ cái gì là …thật.
Mọi thứ đồ giả đều không phải đồ thật, chỉ có đểu giả là đểu …thật.




Lê Thanh Dũng