Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Chùm thơ của Lê Văn Hảo





Nhà thơ Lê Văn Hảo.
Bút danh: Trọng Thanh
Sinh năm: 1959 tại Thành phố Tuy Hòa - Phú Yên.
Cán bộ quân đội, hưu trí.
Giải nhất cuộc thi thơ “ Vì cuộc sống bình yên” lần thứ 2 năm 2010.




BẾN CUỘC ĐỜI

Trên bục giảng
Em viết ngàn trang sách
Chữ học trò thức trắng những đêm hoang…

Lá thu rụng
Khắc lời nguyền trên đá
Tình vỡ tan rách nát lúc xa xôi
Đêm em hiểu xây lâu đài trên cát
trăm ngàn đời còng gió vẫn neo đơn

Chiều chạy trốn
Bóng tà huy còn lại
Trăng vội về viên mãn tuổi năm mươi
Sau trăng khuyết có con đò đứng đợi
Chim sang sông, mai mối chẳng vuông tròn

Tháng giêng này
sao không thể gặp nhau
Hoa tí ngọ sau một giờ lụn tắt
Để ngày sau …
ai đó nghĩ về nhau

Rồi xuân qua
Một mùa xuân lại tới
Ta nợ người lời thú tội trước chiều hôm
Mộng chiêm bao ôm tình trong giấc ngủ
Đưa em về
Cập bến
trước bình minh



GỞI EM THĂM PHỐ MÙ SƯƠNG

Hỡi thành phố ngàn thông
Thành phố tình yêu
Hãy đón em tôi từ thành phố trẻ
Và đừng để em
lạnh buổi chiều vàng

Hỏi con sông con suối
Hỏi đồi Cù , thung lũng tình yêu
Hỏi thác Cam Ly, nước hồ Than Thở
Cho em xin,
Uống ngụm nước rừng

Hỡi các chàng trai
Chil, C’ho, C’hRu, Êđê
Đừng trộm nhìn em
Người đàn bà - mà tôi yêu dấu

Hỡi đấng thần linh
Già làng trưởng bản
Hỡi con beo, con gấu
Canh giữ bình yên giấc ngủ cho nàng

Này Chim Chrao hát bài ca mùa xuân
Hãy địu em tôi lên đồi Mộng mơ
Để đọc bài thơ tôi viết
Chuyện tình yêu tan vỡ bên hồ




Nhà thơ Lê Văn Hảo

NỖI NHỚ

Đốt thời gian, đốt ngày đốt tháng
Đốt tháng giêng, đốt cả mùa xuân
Đốt nỗi nhớ
Thành tro tàn đáy mắt
Đốt người tình vùi dưới bóng cội si

Đốt vàng mã đốt mùa đi
Chợt vấp phải tiếng thở dài đắng cay
Bến sông
Vắng khách
Chiều nay
Xót lòng ngọn gió heo may gọi đò

Đốt tất cả những gì ta có
Xa nhau rồi đừng bỏ lại làm chi
Trăm năm sau
Mộ đất cỏ xanh rì
Xin thục nữ ngâm bài thơ Nỗi Nhớ

Dẫu trời đất kêu người nằm dưới mộ
Quay trở về làm chúa của trần gian
Ta cóc nhận trốn Ngọc Hoàng ở lại
Vì nhớ thương
Anh đã xuống nơi này


NÓI VỚI EM

Ngồi trước biển
Một chiều đông còn lại
Viết câu thơ thắm lạnh giữa bàn tay
Em phương xa có hiểu đất trời này
Lời gió nói tự tình cùng anh đó

Nhìn vạt nắng
Trôi theo ngày đã cũ
Sóng vào bờ muôn thuở giận hờn nhau
Dấu chân xưa đắng đót dội ngày về
Trăng một nữa nghiêng bến đời hư thực

Nghe tiếng gọi
Rũ trăm ngàn cay đắng
Ngày theo ngày nên cứ mãi cô đơn
Nào xuân hỡi! Xuân đi xuân về trong tàn tạ
Chợt giật mình đất mẹ nhớ người xa

Dang bàn tay
Mời em về xứ biển
Muối mặn gừng cay son sắt nghĩa tình
Đời mang nặng một con tim du thực
Tặng lại người, một kẻ chẳng yêu ta

Hai con mắt
Chìm một đời dâu bể
Tuổi về chiều sao bỏng nhớ người dưng
Nhìn sợi tóc chiều nay sao bạc trắng
Chợt hiểu rồi tình mọn đã bay xa


TRỐNG VẮNG

Treo nỗi buồn vào mùa xuân
Cùng lời nguyền năm cũ
Vương vấn lòng
một bóng người xa…

Đêm thắm lạnh dày vò trang ký ức
Trả em về hư thực giấc chiêm bao
Tình em rộng, mà đời anh quá chật
Sợi nắng chiều không lọt kẽ bàn tay

Câu tạ tội anh van nài em mãi
Xin vội đừng cào xướt trái tim nhau
Lỡ đắm say đôi mắt buổi ban đầu
Nay tan vỡ mắt môi này gởi lại

Ngày tháng rộng mà cuộc tình quá mỏng
Quả ớt già xay xát cả lòng anh
Vướng dây tơ tầm chỉ biết hận mình
Bởi hạnh phúc theo lời nguyền đã mất

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

TRONG CUỘC TÌNH ÂN HẬN


Lô chuổi ngọc 5 cây- giá 700k

Lô chuổi ngọc 5 cây- giá 700k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979






Tác giả: Balazs Szalontai

.Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả.




Balazs Szalontai

Tháng Bảy 1979, ông Hoàng Văn Hoan, cựu ủy viên Bộ Chính trị, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc, bỏ trốn theo Trung Quốc.

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các phần tử “thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế – xã hội ăn sâu ở VN.

Vai trò cá nhân

Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản VN không to lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc. Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở TQ. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng. Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở TQ.Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất. Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực.

Kết quả là, vị trí của ông bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt – Trung, khi so với Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.Được biết vì tình cảm thân thiện với TQ, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân TQ trong tranh chấp Liên Xô – TQ.

Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị thay bằng Xuân Thủy (thân TQ hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng.Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô – Việt bắt đầu cải thiện, cùng lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân TQ trước đây của ban lãnh đạo Hà Nội. Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung – Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế Hoan bị suy giảm.

Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt – Trung. Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn quanh viện trợ kinh tế của TQ.

Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia. Năm 1974, Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi TQ để �chữa bệnh�, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm phán biên giới bí mật Việt – Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả đã thất bại.Tình hữu nghị giữa hai nước cộng sản Việt Nam – Trung Quốc đổ vỡ năm 1979. Sự khác biệt giữa TQ và VN về Campuchia và Hoàng Sa đã không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai trò trung gian thành công. Lê Duẩn và các đồng chí kết luận họ không còn cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro an ninh.Sau Chiến tranh Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1979, khi xung đột Việt – Campuchia và Việt – Trung lan rộng thành chiến tranh, vị trí của Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng Bảy, ông quyết định đào tẩu. Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia.

Cáo buộc của ông một phần dựa trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản VN đã dự định giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Hiệp ước Việt – Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia. Nhưng mặt khác, Hoan và nhà bảo trợ TQ dễ dàng bỏ qua là năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng việc cải thiện quan hệ VN – Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập Asean trong tương lai.

Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết. Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố �những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung sẽ vỡ đầu�.Mặc dù VN nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn dân ủng hộ. Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào �Vùng Kinh tế Mới�, nhiều người VN đã không đồng ý khi các đồng đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ lãnh đạo. Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN.

Khủng hoảng xã hội

Quyết loại bỏ những thành phần �bội phản�, giới chức có những biện pháp khắc nghiệt. Người Mèo và các cộng đồng thiểu số khác một phần đã phải ra đi khỏi các tỉnh miền bắc. Tại phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn vụ Hoan trốn thoát và chỉ trích ngành an ninh. Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc Tàu, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt – Trung.

Trước hết, các vụ tảo thanh trong hàng ngũ đảng đã bắt đầu từ những năm trước. Giai đoạn 1970 – 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.

Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt – Trung. Việc trục xuất các cá nhân thân TQ đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979 tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại, và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và các hành vi tội phạm.Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng, giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình cả nước là 3%).

Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn. Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả. Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành �quân dự bị gồm những kẻ tội phạm�. Không có việc làm, nhiều người lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.

Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi.

Và đến lúc qua đời, ông cũng đã “hết hạn sử dụng” đối với nước chủ nhà TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.





https://nghiencuulichsu.com/2016/08/26/hoang-van-hoan-va-vu%CC%A3-thanh-trung-sau-1979/

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Mai bonsai- giá 450k

Mai bonsai- giá 450k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


10 loại cây giải độc trong trường hợp nguy cấp nhất bạn phải biết để cứu sống mọi người




Nếu bị rắn cắn hay ngộ độc thực phẩm, chúng ta có thể sử dụng các loại cây dưới đây để khử độc tức khắc.

Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc rất phong phú, và là những thảo dược cứu cánh cho rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm, khi y học hiện đại chưa có mặt ở nước ta.


1. Bòn bọt chữa độc rắn

Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

2. Cam thảo đất chữa ngộ độc

Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100 g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

3. Cây mua giải độc sắn

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

4. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp

Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc, lấy 100 g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống.


Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

6. Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc

Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống.

Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

7. Ổi chữa độc gây tiêu chảy

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

8. Rau má giải độc gan

Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn, lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Có thể dùng chữa ngộ độc nấm với cách làm tương tự, hoặc lấy rau má 160 g đem sắc với 80 g đường phèn, lấy nước uống, hoặc lấy 160 g rau má và 400 g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

9. Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120 g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

10. Sắn dây chữa rắn độc cắn

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

internet có lợi hay có hại cho văn chương mạng và mạng văn chương



Nguyễn thị Hải Hà









Văn chương là gì?


Văn chương được tự điển Webster định nghĩa như sau: “Bài viết bằng văn xuôi hay thơ, đặc biệt là những bài viết có nhân vật chính yếu và từ trí tưởng tượng.” Định nghĩa này, cũng như nhiều định nghĩa khác, mặc dù không đầy đủ cũng nhấn mạnh hai điểm chính yếu về văn chương: ngôn ngữ và nhân vật của tưởng tượng. Khi kết hợp, hai điểm này sẽ đúc kết thành thế giới tiểu thuyết, nó tương phản và khiến người đọc liên tưởng đến cuộc sống hiện thực.



Nguyên văn:

What is literature? Traditionally set apart from other kinds of discourse, literature has been defined by the Webster’s Universal Unabridged Dictionary as “all writings in prose or verse, especially those of an imaginative or critical character.” Although this definition, like many others, has proved to be incomplete, it does highlight the presence of two major features of literature: its language and its imaginative character. When combine, these two elements produce a fictional world that reflects and evokes reality.[1]



Internet là gì?



Internet (hay mạng) là gì. Nó bao gồm những cái máy computer (điện toán) kết hợp với nhau tạo thành “mạng lưới”của nhiều hệ thống mạng khác. Mạng giúp cho mọi người có thể biểu lộ tư tưởng và đối đáp với nhau bằng chính computer của mỗi cá nhân.



Nguyên văn:

This internet consisted of wires linking computer terminals together to form a “web” of networks, which allowed people around the globe to communicate with each other via their computers.[2]



Định nghĩa đơn giản về Văn Chương Mạng và Mạng Văn Chương.


Tôi xin phép gồm chung truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tản mạn và các loại tương tự vào nhóm văn; thơ có vần điệu theo luật lệ và thơ tự do vào nhóm thơ. Sự quan sát của tôi về văn chương mạng và mạng văn chương chỉ giới hạn trong phạm vi tiếng Việt. Văn thơ đăng trên mạng gọi là văn chương mạng. Mạng (web) đăng văn chương, gọi là mạng văn chương. Khi dùng chữ văn mạng, tôi không khỏi nghĩ đến những nhà văn chỉ vì bày tỏ quan điểm của họ trên blog cá nhân hay trên facebook mà đến nỗi mất mạng (nói cách khác là văng mạng).



Có cái gọi là văn chương mạng hay không?


Như đã viết ở phía trên, mọi cố gắng định nghĩa văn chương đều đưa đến một kết cục không đầy đủ. Hằng ngày vào mạng, tôi vẫn tự hỏi mình muốn gì, tìm kiếm gì cái gì đây. Liệu chúng ta có thể tìm thấy văn chương đích thực trên mạng hay không? Nếu nói như Henry James “It takes a great deal of history to produce a little literature.”[3] có nghĩa là cần rất nhiều kinh nghiệm lịch sử để có thể đúc kết thành một chút văn chương; internet mới ra đời chừng vài chục năm, lịch sử không dày, thì làm sao tìm thấy văn chương trong cái rừng selfies, ảnh chó mèo hoa bướm, và rất nhiều quần là áo lụa.



Gọi một cách khái quát, văn chương mạng bao gồm tất cả văn thơ trên mạng sợ là không chính xác. Một tác phẩm nổi tiếng, trở thành đại diện cho một khuynh hướng văn chương, văn và thơ xuất bản từ trước năm 75 được đánh máy, hay scan lại, đưa lên mạng, có là văn chương mạng hay không? Có nên định nghĩa văn chương mạng là những tác phẩm chỉ xuất hiện trên mạng và chưa hề in thành sách? Và nếu đưa lên mạng trước in thành sách sau thì nó có còn là văn chương mạng hay không? Đó là những câu hỏi là tôi không có câu trả lời cho thỏa đáng. Gợi ra ở đây để giới văn học giúp tìm câu trả lời.



Tại sao không xuất bản văn chương theo cách in sách mà lại đưa văn thơ lên mạng? Có lẽ có nhiều lý do nhưng tôi chỉ nghĩ ra được vài trường hợp. Ở Hoa Kỳ, đất rộng người thưa. Người Việt sống rải rác ở khắp nơi trên đất Mỹ công việc in văn thơ thành sách không dễ dàng lắm nhưng nếu muốn vẫn có thể thực hiện được, chỉ có điều khó cạnh tranh với thị trường sách báo và phim ảnh Mỹ. Khó khăn vì số người thuần đọc tiếng Việt mỗi ngày mỗi ít đi, còn người đọc song ngữ bị nhiều nguồn giải trí chi phối nên cũng lơ là trong việc đọc tiếng Việt. In sách vẫn không khó bằng vận chuyển giao sách báo trên toàn đất Mỹ và cần có chỗ để tồn trữ sách báo in ra nhưng chưa bán hết. Người viết văn ở hải ngoại hầu như ai cũng có nghề tay mặt để kiếm sống. Không phải dựa vào việc bán tác phẩm để mưu sinh, đưa tác phẩm lên mạng để có nhiều người cùng khuynh hướng văn thơ đọc, để chia sẻ niềm vui hay biểu lộ lý tưởng cá nhân. Dân Trung quốc với số lượng dân đông sách văn chương có thể được tiêu thụ dễ dàng nhưng vẫn đưa tác phẩm lên mạng. Vì sao? Những người sống trong chế độ độc tài, không có tự do ngôn luận, quyền xuất bản là do nhà cầm quyền quyết định, để bảo vệ tự do tư tưởng và phản kháng chế độ kiểm duyệt; nhà văn chọn giải pháp đưa tác phẩm của họ lên mạng. Ngoài ra còn một số nhà văn muốn thử nghiệm một thể loại văn chương tiên phong, avant-garde, cũng đưa tác phẩm lên mạng.



Chen Cun, nhà văn gốc Thượng Hải, dù đã có tác phẩm in thành sách, trở thành nhà văn (chỉ đăng bài trên) mạng; đồng thời, ông làm chủ bút trang mạng văn chương Under The Banyan Tree (Dưới Gốc Cây Đa). Tháng 7 năm 2001, trong một bài tùy bút ông đặt câu hỏi.



“[…]If the highest achievementof web literature is to publish traditional books offline, if that is what qualities you as a writer and allows you to brag, then is there still a web literature? Its freedom, its randomness, and its nonutilitarian nature have already been polluted.[…]”[4]



Trích dịch. “[…] Nếu thành công cao quí nhất của mạng văn chương là được in ra tác phẩm, và nếu có ấn phẩm được xem là phẩm chất quí giá nhất để khẳng định bạn là nhà văn và cho phép bạn tự khoe khoang, thì thử hỏi có cái gọi là văn chương mạng hay không? Cái tự do của văn chương mạng, cái bất kỳ, bất qui chế của nó, và đặc biệt là tính chất phi độc tài của văn chương mạng đã trở nên bị ô nhiễm[…].”

Chen Cun cho rằng người ta chọn xuất bản văn chương trên mạng vì những tính chất đặc biệt của nó. Không định hướng, bất qui chế, và bất tuân độc tài. Đối với riêng tôi, chỉ đăng bài trên mạng là bởi vì tôi sợ in sách ra chẳng ai mua.

Tôi biết sẽ có nhiều người không vừa ý với định nghĩa văn chương mạng. Không phải văn thơ nào trên mạng cũng xứng đáng được gọi là văn chương, nếu hiểu văn chương theo ý nghĩa truyền thống, những điều hay cái đẹp vĩnh cửu của cuộc đời chỉ có trong những tác phẩm đã trải qua sự thử thách của thời gian và còn lưu truyền đến ngày nay. Chúng ta hãy thử nhìn sơ qua cái lợi và bất lợi của văn chương mạng.


I. Lợi

Nhìn chung, viết văn trên mạng hoàn toàn có lợi. Hầu như lợi nhiều hơn hại.

1. Người viết có nhiều tự do lựa chọn. Là người sinh ra và lớn lên ở miền Nam tôi thích dùng cách viết tiếng Việt của miền Nam trước năm 1975. Viết blog, giống như mình nói mình nghe, không bị gò ép phải theo một ngôn ngữ chuẩn mực nào cả. Muốn chơi theo kiểu avant-garde, hay ra khỏi lề lối, viết tiếng Việt xen tiếng Anh, ngôn ngữ kiểu dao búa hay chân chất quê mùa, tùy ý thích.

2. Tác phẩm được xuất bản ngay tức khắc. Người viết văn trên mạng cá nhân, blog hay facebook, tác phẩm được xuất bản ngay lập tức không cần phải xin phép hay chờ đợi được chấp thuận.

3. Nhìn thấy thành quả của tác phẩm ngay lập tức. Internet đưa người viết đến độc giả trên toàn thế giới; ý thức chính trị, đáp ứng thời sự, được công bố chỉ sau cái nhấp chuột. Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” trên Facebook của cô giáo Trần thị Lam ở Hà Tĩnh sau vụ cá chết ở Vũng Áng chỉ qua đêm biến cô giáo thành nhà thơ tên tuổi, lẫy lừng của văn chương mạng.

4. Ranh giới văn chương bị phá vỡ. Ở khía cạnh địa lý, mạng nối liền biên giới xóa nhòa khoảng cách của đại dương và núi non. Một người viết ở Việt Nam có thể có độc giả ở Hoa Kỳ. Một người ở Hoa Kỳ có thể gởi bài đăng trên mạng văn chương ở Pháp. Người đọc có thể thưởng thức nội dung tác phẩm mà không cần biết người viết đang sống ở đâu quốc nội hay hải ngoại, không cần biết khuynh hướng chính trị, hay theo chủ trương tôn giáo nào. Ở khía cạnh tư tưởng, người viết ẩn danh sau bút hiệu có thể tự do phát biểu quan điểm chính trị của mình mà không sợ bị làm hại. Người viết cũng có thể vượt qua những rào cản về tôn giáo hay phong tục để viết về các chủ đề bị cấm kỵ như tình dục không phải lo ngại bị xã hội lên án.

5. Văn chương mạng ít tốn kém. Mở một hay nhiều blogs và các trang facebooks chẳng tốn kém gì ngoài thời gian viết. Ngoài ra còn đỡ mất thì giờ trong việc đi vận động bán sách. Thuê một trang web có tốn kém hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cần phải biết thiết kế trang trí và bảo trì nhưng tốn kém này rất nhỏ so với công việc in ấn, di chuyển, giao dịch, quảng cáo tác phẩm hay tồn kho.

6. Dễ viết và dễ được tiếp nhận. Người đọc trên mạng thường có khuynh hướng dễ dãi trong việc đọc. Tác phẩm được nhiều người đọc chú ý thường ngắn, gọn, dễ hiểu, gây tranh cãi, hay gây sốc. Người viết trên Twitter hay facebooks có thể sản xuất hàng trăm câu ngắn trong vòng một ngày và càng update nhiều lần trong ngày càng được nhiều người đọc.

II. Bất lợi
Tưởng là hoàn toàn có lợi nhưng thật ra cũng có vài điều bất lợi.

1. Văn chương mạng thường bị xem là thiếu chất lượng. Người đọc thường quan niệm chỉ tác phẩm có giá trị mới được in thành sách. Tác phẩm nào không được in ra thành sách thì cho lên mạng, để người ta đọc chơi. Đọc không tốn tiền thì đọc dùm làm phước. Chính tôi, người viết mạng, khi đọc ấn phẩm, tôi cũng tập trung hơn, ghi chú phân tích kỹ hơn. Người viết trên mạng có thể thiếu tập trung tư tưởng, thiếu chọn lọc chủ đề, hay ngôn trở nên phóng túng. Vì là web cá nhân, blog cá nhân, người viết có thể đăng đàn hàng ngày, dịch một vài câu trong một tác phẩm lớn, đăng một hay một bài thơ ngoại quốc nổi tiếng nào đó, rồi phê bình một vài câu hay chửi bới các nhà văn khác. Tiếng là mạng văn chương nhưng thật ra không có tính chất văn chương.

2. Khó tìm một tác phẩm hay trên mạng. Văn mạng để thu hút độc giả (dễ phân tâm và thường vội vàng) thường ngắn gọn, dễ hiểu, và không đề cập đến những chủ đề đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ; vì thế, dễ trở thành hời hợt nông cạn. Dễ viết, dễ xuất bản, người viết không tự đòi hỏi chất lượng của tác phẩm, cẩu thả trong cách hành văn hay không xét lỗi chính tả. Đa số người dùng mạng, nhất là facebook chỉ muốn giải trí, tự tán thưởng nhan sắc, hay trò chuyện cho vui do đó không chú ý đến sáng tác văn chương.

3. Ít độc giả có lòng với văn chương. Được nhiều người vào trang, bấm like, không có nghĩa là có nhiều người thật sự đọc tác phẩm. Người đọc có thể nhấn nút like mà không hề đọc. Có khi người đọc kén chọn mà tác phẩm không thu hút thì sẽ người đọc sẽ bỏ tác phẩm dở dang.

4. Không tạo ra nguồn lợi tức cho người viết. Vì tác phẩm được đăng trên mạng, ai cũng có thể đọc và bình phẩm, không còn cần thiết phải mua tác phẩm nữa. Sách đã in mà đưa lên mạng hay xuất bản bằng hình thức pdf hay ebook cũng làm giảm mức bán sách vì tác phẩm có thể được lưu truyền trên mạng hay chuyền tay nhau bằng e-mail, tác giả không thể thu được lợi tức. Không ai có thể viết mà không có nguồn lợi tức để sống và tiếp tục dâng hiến cho đời những tác phẩm với toàn tâm toàn lực của tác giả. Không còn người viết văn đăng vài trên mạng thì sẽ không còn mạng văn chương.

5. Văn chương mạng dễ bị đạo văn hay trộm ý tưởng.

6. Văn chương mạng không được lưu trữ lâu dài. Một trang mạng văn chương vì bận bịu với cuộc sống, hay mất hứng thú có thể đóng cửa trang mạng; vì thế tác phẩm mạng không còn được lưu giữ. Điều này gây khó khăn cho người nghiên cứu. Nếu trong tương lai có người muốn nghiên cứu văn học mạng thì những tác phẩm (có thể) có giá trị văn học hay phản ánh tình hình xã hội không còn nữa.


III. Tương lai của văn chương mạng sẽ ra sao?


Một người có cái nhìn bi quan sẽ cho rằng tương lai của văn chương mạng và mạng văn chương không mấy sáng sủa. Ngày nay do sự phong phú của internet, người ta có thể tìm thấy hầu hết những gì cần biết mà không phải tốn tiền. Văn hóa mạng nghiễm nhiên trở thành một loại văn hóa chùa. Văn chương mạng trở thành một thứ tình “cho không biếu không.” Đọc “chùa” trên mạng là một điều tất nhiên. Chưa hề nghe một nhà văn mạng nhờ bán tác phẩm mà trở thành tỉ phú như J.K. Rowling tác giả của Harry Potter. Nhà văn mạng không thể tiếp tục sáng tác ngày này sang ngày khác nếu không có người đọc nghiêm túc, không được khuyến khích, không có danh tiếng, và không thể in sách vì nếu in sách cũng không bán được. Một ngày nào đó khi nhà văn mạng nhìn lại sự nghiệp văn chương mạng của mình ngẫm nghĩ “công không thành, danh chẳng đặng, tuổi trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.”[5] ắt sẽ thôi viết văn đưa lên mạng.

Mạng có thể truyền bá tư tưởng của một người nhanh chóng. Một tác phẩm nổi tiếng không hẳn là tác phẩm hay; nổi tiếng vì nó gây chấn động, quá khích, hay tạo tranh luận. Tác phẩm nổi tiếng có thể bị scan và đăng trên youtube để người ta có thể đọc (không tốn tiền) và người đăng không hề nghĩ đến sự tổn thất tài chính của tác giả. Một bài biên khảo có giá trị hay một truyện ngắn của một cây bút mạng chưa nổi tiếng có thể bị in ra dưới một cái tựa đề khác, dưới cái tên của một tác giả khác, ở một nơi xa xôi cách biệt nơi tác giả đang sinh sống ít có khả năng bị phanh phui và dẫu có người biết đến cũng chẳng lên tiếng mà rước vạ vào thân. Vì những lý do kể trên nhà văn sẽ không đưa tác phẩm lên mạng và những trang mạng văn chương dần dần có thể đi đến chỗ mai một.



Tuy nhiên, phái lạc quan tin là mạng văn chương sẽ tồn tại, “blogging will last because it taps into one of the most fundamental desires of many humans, which is to express their views – and to get the pleasures both selfish and selfless of knowing that others are listening and – one hopes – being enlightened and helped by the spreading of those views.”[6] Tạm dịch là: “Viết blog sẽ tồn tại bởi vì nó khơi dậy trong lòng người những mơ ước căn bản nhất, đó là được bày tỏ quan điểm của mình – và được hưởng thụ niềm vui vừa ích kỷ vừa vị tha khi biết rằng người khác đang lắng nghe mình và – người ta hy vọng rằng – nhờ nghe tiếng nói của mình mà được khai phóng và sẽ giúp truyền bá tư tưởng của người viết.”



Ngày xưa, trước khi internet trở thành phương tiện truyền thông hữu dụng, nằm ở đầu ngón tay của những bà nội trợ và các ông đã về hưu; một người mới viết văn phải nhờ sự đỡ đầu của một (hay nhiều) nhà văn nổi tiếng. Sự thành công hay thất bại của nhà văn mới ra lò, sách được in hay không, được quảng cáo bom tấn hay không, bán chạy hay không, có thể nằm ở đầu môi một người có quyền hành, rỉ tai một người khác có quyền hành hơn trong giới văn học như chủ bút, chủ biên, chủ tờ báo, chủ nhà xuất bản. Ngày nay, nhà văn không còn phải sợ (nhiều, nhưng vẫn phải kiêng nể chút chút) những cú rỉ tai của những người đầy quyền lực nữa. Dù gì vẫn có thể xuất bản bằng cách đưa nó lên mạng. Không cần tác phẩm hay mới có thể nổi tiếng. Một nhà (mang tiếng là) văn có thể lên mạng phát biểu một câu lếu láo, thiên hạ chửi um lên, thế là nổi tiếng. Nếu là người đẹp (cả giai lẫn gái) cứ tụt áo, vén mông, chu mỏ cá thế là nổi tiếng. Mỗi ngày đăng đàn rảo web này sang blog kia, chửi bới thô tục như Ba Giai Tú Xuất thế là nổi tiếng. Muốn người ta biết đến sự hiện diện của mình, bấm like cho thật nhiều dù không mấy ai đọc văn mình, thì cứ “add friend” “follow” “subscribe” cho thật nhiều rồi sau đó “drive-by” “like” cho thật nhiều người, như kiểu lái xe bắn tưới, không trúng người này thì trúng người kia.



Thế nhà văn có cần gửi bài đến mạng văn chương để được đăng không? Nhà văn vẫn sẽ tìm đến với mạng văn chương như một nơi qui tụ anh hùng của võ lâm. Điều nhà văn có thể tìm kiếm ở những trang mạng văn chương, trong cái xoa dầu ban phép mầu của chủ biên mạng, là sự đồng cảm của những nhà văn cùng thời. Một lời khen ngợi của một nhà văn thành danh có thể củng cố lòng tin vào khả năng viết của một người mới bắt đầu. Và dẫu tác phẩm có bị đánh cắp thì vẫn còn chút an ủi là ít ra tác phẩm của mình cũng hay mới có người ăn cắp.

Tùy theo độc giả định nghĩa thế nào là một tác phẩm lớn (hay tác phẩm để đời), có thể độc giả không bao giờ tìm thấy một tác phẩm để đời trên mạng. Riêng tôi thỉnh thoảng tôi gặp một vài truyện ngắn rất hay trên mạng, cái hay của những cây bút mới, cốt truyện hay vì nó mang tính chất rất cá nhân hầu như độc nhất vô nhị, hay vì nó chân chất ngây thơ như những mối tình của những người mới lớn, hay những suy nghĩ rất riêng chỉ có người Việt viết và người Việt hiểu. Đôi khi tôi gặp một nhà thơ vô danh, mỗi ngày làm một bài thơ chống Tàu, chống Cộng Sản, đọc rồi quên, nhưng khi đọc thì thấy hay. Đó là những người viết văn mạng, không cần in sách bán có tiền, không cần nổi danh là nhà thơ lớn. Họ viết để giải trí, để chia sẻ nỗi lòng, để có người đọc, hoặc chẳng để làm gì hết. Người viết văn và làm thơ trên mạng họ sáng tác những thứ mà họ thấy là hay, hay ít ra là họ thích đọc văn và thơ như vậy. Đó là cái duyên dáng của văn chương mạng.



Văn chương mạng sẽ không bị tận diệt, từ muôn đời, văn chương từ hình thức thể loại này chuyển hướng và biến sang hình thức thể loại khác. Biết đâu chừng, mai sau chúng ta sẽ có một tác phẩm thật vĩ đại, kết hợp bằng hằng triệu câu ngăn ngắn trên Twitter hay Facebook. Và nhà văn không chiếm tâm hồn độc giả bằng những tác phẩm có những đoạn văn dài lê thê không dấu chấm phết hằng chục trang mà bằng cách nắm giữ sự chú ý của người đọc và làm cho độc giả khóc hay cười hay vừa khóc vừa cười chỉ bằng ba câu hay năm câu đầu tiên. Nhà văn mạng có thể thật sự tìm thấy sự giải phóng cho chính ý nghĩ của mình bị cầm tù bởi những thành kiến chồng chất từ bao nhiêu năm của nền văn hóa cổ truyền. Và của nền văn hóa phụ hệ.









[1] Literature Across Culture, 4th. Edition, Edited by Sheena Gillespie, Terezinha Foncesca, and Tony Pipolo, New York, Queensborough Community College City University of New York, page 2. @2005 Pearson Education, Inc.


[2] http://lukethebook.me/post/6797683887/the-impact-of-the-internet-on-literature


[3] Henry James (1843-1916), Hawthorne, 1, 1897.


[4] Hockx, Michel. ”Internet Literature in China”. New York. Columbia University Press. New York. p. 68.


[5] Nguyễn Bá Trác, Hồ Trường.


[6] The Impact of the Internet on Literature, http://lukethebook.me/post/6797683887/the-impact-of-the-internet-on-literature







Nguyễn thị Hải Hà

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

TỪNG NGƯỜI TÌNH ĐÃ BỎ TA ĐI




- Trà Hoa Nữ-



"Từng người tình đã bỏ ta đi
Như dòng sông không bao giờ trở lại"*
Cô đơn chào ta nụ cười hoang dại
Xác xơ môi chờ


Tim yêu hôm nào giờ đã cạn khô
Bầu ngực thôi phập phồng nhung nhớ
Từng ngón tay thon mềm bấu vào vụn vỡ
Ngả nghiêng chiều

Ngả nghiêng buồn
Chếnh choáng những cơn say
Từng người tình bỏ ta đi chiều vàng nắng tắt
Bỏ lại sân ga hoang tàn héo hắt
Con dế cũng buồn thôi hát tình ca

Từng người tình đã bỏ đi xa
Chiều trôi
Chiều trôi ly coffe mặn đắng
" Vết thương cuối cùng"** nghe lòng trĩu nặng
" Cám ơn tình nhân đã dìu ta đến mộ phần"***

Cảm ơn người giúp ta hiểu bạc tình quân
Giúp ta đau đến tận cùng cõi chết
Ngủ đi thôi trái tim mỏi mệt
Đời là giấc mộng phù vân...
#Trà

*Ý lời bài hát Tình xa- Trịnh Công Sơn
**Bài hát Vết thương cuối cùng của Diên An
***Lời bài hát "Vết thương cuối cùng"

siêu mini kim giòn

Siêu mini( kim diòn)- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



*** Mèo mẹ 5 lần nhảy vào lửa để cứu con .












Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và vĩ đại nhất trên đời này . Người mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh vì con của mình , ngay cả trong loài vật cũng vậy . Nhưng hy sinh cho con đến mức 5 lần nhảy vào lửa để cứu con thì có lẽ nhiều con người còn thua con mèo mẹ can đảm tuyệt vời này .


Câu chuyện xảy ra vào ngày 30-03-1996 , đội cứu hỏa của thành phố Brooklyn , New York , được gọi đến để chữa lửa cho 1 tòa nhà bỏ hoang . Đây vốn là 1 nhà kho chứa hàng nhưng đã nhiều tháng không được sử dụng . Trong lúc đang chữa lửa , ông David Gianelli để ý thấy có 1 con mèo hoang cứ chạy ra chạy vào mấy lần , băng qua đám lửa đỏ để xông vào bên trong . Mới đầu ông không quan tâm lắm , nhưng khi thấy con mèo chạy vào đám lửa đến lần thứ 4 thì ông rất ngạc nhiên .

Khi đám lửa được dập tắt gần hết , ông lại thấy con mèo chạy vào lần nữa , lần này ông để ý theo dõi thì khi thấy nó chạy ra , miệng có ngậm 1 chú mèo con .

Ông Gianelli tò mò đi theo thì thấy con mèo mẹ đã cứu được cả đàn 5 con mèo con ra , nhưng bản thân nó thì bị thương trầm trọng . 2 mí mắt mèo bị cháy dính chặt vào nhau khiến cho nó không còn thấy đường , lông mặt của nó hoàn toàn cháy rụi , 1 chân bị bỏng nặng chảy máu không ngừng , và khắp mình bị cháy loang lổ , đen thui , khét lẹt . Con mèo mẹ dù không còn nhìn thấy , vẫn cố gắng dụi mũi vào từng đứa con , để biết chắc là tất cả còn sống , rồi nó không gượng được nữa , ngã gục xuống .

Ông Gianelli thấy vậy thì vô cùng xúc động . Ông vội báo lại cho cấp trên rồi cởi áo ra bọc cả 6 mẹ con mèo vào , vội vàng đem ra xe chở đến bệnh viện thú y gần đó nhất .

Thương thế của mèo mẹ nặng đến nỗi thú y cũng không chắc có cứu được không . Nhân viên trực hôm đó nói rằng họ chưa từng thấy 1 con mèo nào bị cháy bỏng nặng như thế , vậy mà nó vẫn không ngần ngại liên tiếp xông vào lửa để cứu bằng được tất cả con của mình ra , thật là 1 điều kỳ diệu . Mèo mẹ đau đớn nằm gục đó , nhưng mỗi lần nó nghe tiếng mèo con kêu meo meo , là nó lại gắng gượng ngồi dậy và dũi dũi mũi để tìm con !

Thú y nói với ông Gianelli là để cứu 6 mẹ con mèo hoang này thì phải chữa trị rất công phu và hàng tháng trời , số tiền sẽ lên đến 10 mấy ngàn đô , nếu không có tiền trả thì họ sẽ đành phải chích thuốc cho chúng ngủ luôn không thức dậy nữa để không đau đớn . Ông Gianelli năn nỉ bác sĩ hãy dùng mọi cách để cứu mèo , tiền bạc ông sẽ lo . Ông gọi điện thoại về báo cho đội cứu hỏa thì ai cũng hăng hái nói sẵn sàng đóng góp để cứu mèo .

Nhưng rồi ông Gianelli và đồng đội đã không phải bỏ ra đồng nào , vì khi câu chuyện cảm động về tình mẫu tử này được đưa lên báo , đã khiến cho cả nước Mỹ xúc động . Bệnh viện thú y Northshore Animal League ( Viện Thú Y Bể Bắc ) đã nhận được hơn 7000 lá thư hỏi thăm và chúc sức khỏe cho mèo , cùng hàng chục ngàn đô la tiền quyên góp để trả viện phí .

Cuối cùng mèo mẹ và 4 trong 5 con mèo con đã được cứu sống . Chú mèo bé nhất không cứu được vì bị nhiễm trùng quá nặng . Mèo mẹ được đặt tên là Scarlett và sau đó đã được bà Karen Wellen nhận nuôi . Bà Karen bị tai nạn giao thông và bị thương tật nhưng may mắn không chết , nên bà quyết định nhận nuôi những thú vật nào cũng bị thương tật như bà . Mèo mẹ Scarlett đã sống yên ổn , hạnh phúc với bà cho đến khi qua đời vào năm 2008 , được 13 tuổi ( Thông thường mèo sống đến 15 tuổi là thọ lắm ) . 4 con mèo con được chia ra làm 2 nhóm và cũng được 2 gia đình nhận nuôi .

Để tưởng nhớ và vinh danh tình mẫu tử tuyệt vời của mèo mẹ Scarlett , bệnh viện thú y Northshore đã đặt ra 1 giải thưởng đặc biệt dành cho những con vật can đảm , hy sinh thân mình để cứu người hoặc cứu các con vật khác . Giải thưởng này được đặt tên là Giải Thưởng Scarlett và được trao tặng hàng năm .

Một con mèo hoang mà còn biết thương con , hy sinh vì con vô bờ bến như vậy , thì thấy thật buồn thay cho 1 số bà mẹ là con người mà lại sẵn sàng vứt bỏ , đánh đập , ngược đãi con mình . Ở VN , nạn phá thai đang tăng nhanh 1 cách đáng sợ , và VN đang trở thành quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới . Đây là 1 điều rất đáng xấu hổ !

Mong rằng các bạn gái , các bà mẹ VN , khi đọc câu chuyện này sẽ suy nghĩ và thấy xúc động thật sự , để sau này không làm những điều có hại cho những đứa con bé nhỏ của mình , cho dù chúng đã chào đời hay chưa .

Tình mẫu tử là thiêng liêng và vĩ đại nhất , mà không phải ai cũng may mắn có được , xin hãy luôn gìn giữ và trân trọng .

Ngoc Nhi Nguyen

https://en.wikipedia.org/wiki/Scarlett_(cat)