Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’







Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dù ở thời đại nào, dù là Quốc gia quán quân kiểu loại nào, các Quốc gia quán quân đều có những đóng góp trên nhiều mặt cho lịch sử. Quốc gia quán quân có 7 giá trị như sau.

Thúc đẩy nền văn minh có bước tiến mới

Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi lần xuất hiện một Quốc gia quán quân mới bao giờ cũng đem lại cho thế giới một làn gió mới, thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một giai đoạn lịch sử mới, mang lại cho nền văn minh trái đất một đợt khai hóa và tiến hóa, đem lại tin tốt lành cho loài người. Tuy rằng các Quốc gia quán quân kiểu thực dân và kiểu bá quyền cũng đem lại tai nạn và bất hạnh cho cộng đồng quốc tế, nhưng không thể vì thế mà phủ định công trạng mà các quốc gia đó đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng quốc tế.

Khi đóng góp của một quốc gia đối với thế giới không thể tiếp tục xếp hạng thứ nhất thì quốc gia đó cũng không thể tiếp tục duy trì vị trí Quốc gia quán quân thế giới, nó phải nhường chiếc mũ Quốc gia quán quân cho nước khác, tuy rằng có khi sự chuyển tiếp Quốc gia quán quân cũ mới phải thực hiện bằng chiến tranh.

Mở ra một thời đại lịch sử mới

Thế giới cận đại từng trải qua mấy thời đại kích động lòng người, như “thời đại hàng hải lớn”, “thời đại công nghiệp hóa”, “thời đại tin học”. Sự khai mở các thời đại ấy đều gắn chặt với tên các Quốc gia quán quân đó. Mỗi quốc gia đều đã khai mở và cống hiến cho thế giới một “thời đại”.

Bồ Đào Nha và Hà Lan đều sáng tạo và cống hiến cho nhân loại một thời đại “hàng hải lớn”, thời đại “phát hiện lớn về địa lý”. Nó làm cho lịch sử loài người thực sự trở thành lịch sử thế giới, mở rộng vũ đài hoạt động của nhân loại tới toàn thế giới, cuộc cạnh tranh tiến hành giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu đã mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình lịch sử nhân loại.

Nước Anh mở ra thời đại công nghiệp hóa thế giới. Ngày 1/5/1851, Hội chợ quốc tế đầu tiên khai mạc tại Anh, trưng ra trước thế giới sự phồn vinh và giàu có của nước Anh. Trước đó, trên thế giới từng xuất hiện những cường quốc, nước lớn, nước giàu, nhưng chưa từng có một quốc gia nào như nước Anh, nhờ khai sáng một nền văn minh công nghiệp mà làm cho đất nước mình giàu mạnh tới mức sức mạnh của họ ngang bằng với sức mạnh của các quốc gia khác cộng lại. Nước Anh thời đại công nghiệp hóa dẫn dắt trào lưu toàn cầu, khiến cho toàn thế giới đều đi lên con đường cách mạng công nghiệp. Trong lịch sử nhân loại, nước này đầu tiên chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, là nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Sức mạnh công nghiệp của Anh tương đương với tổng sức mạnh công nghiệp của các nước còn lại. Năm 1860, số dân nước Anh chỉ chiếm 2% tổng số dân toàn thế giới, 10% tổng số dân châu Âu, thế mà sản phẩm công nghiệp Anh sản xuất lại chiếm 40 – 50% tổng sản lượng toàn thế giới và 55 – 65% tổng sản lượng của châu Âu. Nước Anh thời đại công nghiệp hóa là nhà máy của thế giới; đó là cơ sở vật chất để nước Anh dẫn đầu thế giới, xưng bá và cống hiến cho thế giới.

Mỹ trở thành Quốc gia quán quân cũng là do nước này có cống hiến mang tính khai sáng kỷ nguyên mới của thế giới. Marx từng hết lời ca ngợi nước Mỹ là “Nơi trước nhất sinh ra tư tưởng nước cộng hòa dân chủ vĩ đại”, ca ngợi bản Tuyên ngôn Độc lập do các thuộc địa ở Bắc Mỹ công bố năm 1776 là “Tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người”. Marx còn đánh giá cao bản Tuyên ngôn Giải phóng của Mỹ năm 1863. Ông từng thay mặt Quốc tế I gửi lời chúc mừng chan chứa nhiệt tình: “Công nhân châu Âu tin chắc là, cũng như cuộc chiến tranh Độc lập của Mỹ đã mở ra kỷ nguyên mới giai cấp tư sản giành thắng lợi, cuộc chiến tranh chống chế độ nô lệ của Mỹ sẽ mở ra kỷ nguyên mới giai cấp công nhân giành thắng lợi. Họ tin rằng cuộc chiến đấu chưa từng có trong lịch sử do người con trung thành của giai cấp công nhân Abraham Lincoln lãnh đạo đất nước mình tiến hành nhằm giải phóng các chủng tộc bị nô dịch và cải tạo chế độ xã hội là tiếng nói mở đầu của một thời đại sắp tới.”

Với việc mở ra thời đại tin học, nước Mỹ cũng đi đầu thế giới, có cống hiến hàng đầu. Năm 1992, sau khi được bầu làm Tổng thống Mỹ, ông Clinton đã áp dụng chiến lược phát triển về sau được gọi là “Kinh tế học Clinton”, trong đó có một biện pháp chiến lược quan trọng là đẩy mạnh chính sách sản nghiệp công nghệ, tận dụng ưu thế lực lượng mạnh về nhân tài và khoa học kỹ thuật của nước Mỹ, dẫn đầu trào lưu mới phát triển công nghệ điện tử, công nghệ tin học của thế giới. Điều đó chẳng những tăng được sức cạnh tranh toàn cầu cho các sản phẩm của Mỹ, khiến cho nước Mỹ phát huy được tác dụng dẫn đầu trong lĩnh vực điện tử-tin học góp phần làm kinh tế thế giới tăng trưởng trong thế kỷ 21, hơn nữa còn kéo cả thế giới tiến sang thời đại tin học hóa.

Xây dựng trật tự mới cho thế giới

Quốc gia quán quân là nhà thiết kế thế giới. Công việc thiết kế ấy gồm có: hình thành một cục diện quốc tế mới, xác lập một bộ chuẩn tắc quốc tế mới, sáng lập một bộ quy chế quốc tế mới, xây dựng một trật tự quốc tế mới, cấu trúc một hệ thống quốc tế mới, v.v…

Chuyên gia lịch sử ngoại giao Mỹ Warren Cohen từng nói: Khi bắt đầu Thế chiến II, người Mỹ đã bắt đầu tiến hành thiết kế tổng thể thế giới sau chiến tranh. “Nếu nói bản thân Tổng thống quá quan tâm tới các vấn đề quân sự và chiến lược mà không có thời gian suy nghĩ nhiều về tình thế thế giới sau chiến thắng, thế thì những người khác lại càng có nhiều thời gian lao vào công việc thiết kế thế giới sau chiến tranh. Trong đó đáng chú ý nhất là các cố gắng của chính phủ Mỹ. Hầu như là cùng với với việc chiến tranh sắp nổ ra, người ta đã bắt đầu tổ chức các nhóm nghiên cứu và tiểu ban tư vấn nhằm vào các công việc của thế giới trong tương lai, người ta triệu tập các quan chức và nghị sĩ, nhà báo, học giả, sĩ quan, tức mọi nhân viên liên quan trong ngành để tiến hành nghiên cứu và bàn thảo rộng rãi về mọi công việc sau chiến tranh, trong đó có việc chiếm đóng các nước thù địch, điều chỉnh lãnh thổ, an ninh quốc tế và tái xây dựng mối quan hệ thương mại, v.v…

Cho dù việc thảo luận của các tiểu ban ấy còn chưa vượt quá mức trao đổi tin tức và quan điểm, nhưng đã xuất hiện một số quan niệm đặc biệt xác định. Một khi Washington bắt đầu tìm kiếm sự chỉ đạo cụ thể sau chiến tranh, các quan niệm đó sẽ lập tức trở thành một phần trong chính sách chính thức của nước Mỹ. Rất rõ ràng, các quan niệm ấy thuộc kiểu Thomas Wilson, hầu hết thành viên tham gia các nhóm nghiên cứu đều đồng ý rằng sau khi đánh bại các nước khối Trục thì bộ khung chủ yếu về giữ gìn trật tự và an ninh thế giới sẽ là phải khôi phục nguyên tắc hợp tác quốc tế chứ không phải là thế quân bình lỗi thời.” Sau Thế chiến II, nước Mỹ bắt đầu thi công bản thiết kế của mình, tạo dựng một thế giới phù hợp yêu cầu lợi ích của Mỹ.

Bản thiết kế tổng thể thế giới của Quốc gia quán quân được thực hiện qua việc thi công cấu trúc “hệ thống thế giới”, chủ yếu gồm 4 trụ cột: – hệ thống kinh tế có tính thế giới; – hệ thống tư tưởng có tính thế giới; – hệ thống quân sự có tính thế giới; – hệ thống quy tắc chế độ có tính thế giới.

Dẫn dắt trào lưu mới toàn cầu

Quốc gia quán quân là quốc gia hình mẫu, gương mẫu, đứng đầu thế giới. Quốc gia đó có khả năng nêu gương mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng, sức lây nhiễm mạnh mẽ. Quốc gia quán quân vừa là “quốc gia đặc sắc” độc đáo, lại vừa là quốc gia có giá trị bắt chước quốc tế, bao giờ cũng được một nhóm đông đảo quốc gia khác học tập và bắt chước.

Khi nước Anh hát vang bài ca khải hoàn trong cao trào công nghiệp hóa, toàn thế giới đều nhìn vào họ, đi theo họ. Sự xuất hiện Quốc gia quán quân Anh Quốc đã làm cho thế giới xuất hiện làn sóng “Anh Quốc hóa thế giới”. Công cuộc công nghiệp hóa của nước Anh đã tạo nên một đợt “Anh Quốc hóa”. Nước này dùng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần làm lễ rửa tội cho thế giới, mà thế giới cũng bằng lòng tiếp nhận tắm mình trong văn minh Anh Quốc.

Khi xuất hiện tân Quốc gia quán quân là nước Mỹ, trên thế giới bèn xuất hiện làn sóng “Mỹ Quốc hóa thế giới”, điều đó thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Cùng với sự trỗi dậy của nước Mỹ, thế giới đều nhanh chóng Mỹ hóa trên các mặt văn hóa vật chất và văn hóa đại chúng. “Giấc mơ Mỹ” trở thành thứ người ta hướng tới, lối sống Mỹ trở thành thứ người ta phổ biến theo đuổi. Ngay từ buổi giao thời giữa hai thế kỷ 19 và 20, các nhà quan sát nước ngoài đã bàn về ảnh hưởng phổ biến của hàng hóa Mỹ và lối sống Mỹ đối với toàn thế giới. Người Mỹ hưởng thụ tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới là đối tượng hâm mộ của khắp năm châu, dường như họ đại diện cho sự phồn vinh vật chất, sự thoải mái dễ chịu và một lối sống thoát khỏi sự rối loạn của thế giới cũ.

Trước Thế chiến II, hầu hết các nước còn chưa có những sản phẩm hiện đại như đồ điện, xe hơi, điện thoại – là những thứ vật phẩm hồi đó đã trở thành cực kỳ phổ cập tại Mỹ. Điều đáng chú ý là hiện tượng này trở nên nổi bật hơn từ sau năm 1919, hơn nữa do địa vị châu Âu bị suy thoái, tư tưởng “phương Tây suy thoái” trở nên phổ biến, do bị chiến tranh phá hoại và do một số nước châu Âu đi theo Mỹ về công nghiệp và thương mại, châu Âu cảm thấy mình ở vào thế phòng ngự, không còn là suối nguồn của trí tuệ và trung tâm văn minh nữa. Đứng trước sự tái tạo thế giới, châu Âu hầu như không còn có thể đưa ra thứ gì nữa. Nhiệm vụ giữ hòa bình (không chỉ về địa chính trị mà còn cả về chính trị và văn hóa) không thể không nhờ cậy nước khác, trước hết là Mỹ. Nước Mỹ chưa bị chiến tranh gây tổn thương trở thành tượng trưng cho văn hóa vật chất và văn hóa đại chúng. Chẳng những trong nước Mỹ xảy ra sự đồng chất hóa mà toàn cầu cũng xảy ra sự đồng chất hóa văn hóa Mỹ. Ba phát minh ô tô, điện ảnh và máy thu thanh kết nối người Mỹ ở khắp nơi lại với nhau cũng phát huy tác dụng như vậy trên toàn thế giới, bởi lẽ về cơ bản chúng đều là sản phẩm của văn minh Mỹ, sau chiến tranh, chúng truyền bá tới mọi xó xỉnh trên khắp năm châu.

Sáng tạo phát triển kỳ tích mới

Quốc gia quán quân là quốc gia sáng tạo kỳ tích cho nhân loại, và chỉ có như thế thì mới trở thành quán quân.

Thế kỷ 17 là thế kỷ của Hà Lan. Tiểu quốc Hà Lan diện tích chỉ tương đương 2,5 lần thành phố Bắc Kinh, số dân chưa đầy 2 triệu, thế mà đã viết nên một kỳ tích nước lớn trỗi dậy. Ngày 26/7/1581, bảy tỉnh miền Bắc Hà Lan tuyên bố thành lập nước cộng hòa liên tỉnh, độc lập, tách ra khỏi Tây Ban Nha. Vì tỉnh Hà Lan lớn nhất, kinh tế phát triển nhất, cho nên gọi là nước cộng hòa Hà Lan. Cộng hòa Hà Lan là nước cộng hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Hà Lan còn sáng tạo được những cái nhất thế giới trên nhiều mặt khác. Hồi đó nước này được gọi là “thánh địa Mecca nông nghiệp”, các sản phẩm từ sữa bò, rau củ hoa quả, nghề làm vườn của Hà Lan đều nổi tiếng châu Âu, người châu Âu nào muốn học kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến tất phải tới đây. Giao thông vận tải trên biển của Hà Lan cũng nhất thế giới, là “người đánh xe trên biển” của cả năm châu. Năm 1602, người Hà Lan thành lập công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới – Công ty Đông Ấn Độ liên hợp Hà Lan, thành lập Sở Giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới – Sở Giao dịch chứng khoán Amsterdam. Ngân hàng đầu tiên trên thế giới do Hà Lan sáng lập – Ngân hàng Amsterdam ra đời vào năm 1609, sớm khoảng 100 năm so với Ngân hàng Anh Quốc. Hà Lan là quốc gia đầu tiên kinh tế tăng trưởng liên tục. Một trong hai đồng chủ nhân giải Nobel kinh tế 1993 là Douglass C. North từng đánh giá cao sự trỗi dậy của Hà Lan: “Trong thời kỳ đầu của lịch sử cận đại, Hà Lan đã trở thành thủ lĩnh kinh tế của châu Âu”, “Trên thực tế, Hà Lan là quốc gia đầu tiên đạt được sự tăng trưởng kinh tế liên tục theo ý nghĩa chúng ta xác định”. Cho tới nay, người Hà Lan vẫn sống giàu có, các quy tắc buôn bán do họ đặt ra vẫn ảnh hưởng tới thế giới.

Trong nửa sau thế kỷ 17, Hà Lan có hơn 16.000 tàu buôn, chiếm 3/4 tổng tấn số đội tàu buôn của cả châu Âu, bằng tổng tấn số tàu buôn của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cộng lại. Nếu lấy quốc gia làm đơn vị so sánh thì Hà Lan bằng 4~5 lần nước Anh, 7 lần Pháp. Họ hầu như độc quyền về vận tải biển toàn cầu. Có bình luận cho rằng “Người Hà Lan khai thác mật từ các nước khác… Na Uy là khu rừng của họ, hai bờ sông Rhein là vườn nho của họ, Ireland là bãi chăn nuôi gia súc của họ, Phổ, Ba Lan là vựa thóc của họ, Ấn Độ và các nước A Rập là vườn trái cây của họ.” Amsterdam hồi thế kỷ 17 là trung tâm buôn bán của toàn châu Âu. Khi công thương nghiệp Hà Lan phát triển tới đỉnh cao, tích lũy tư bản của Hà Lan cao hơn tổng tích lũy tư bản của các nước châu Âu, đầu tư ở ngoài nước nhiều hơn Anh Quốc 15 lần, trình độ công trường thủ công nghiệp của Hà Lan đứng đầu châu Âu.

Năm 1664, Thomas Mun, một người Anh nổi tiếng theo chủ nghĩa trọng thương từng nói: “Đây là một kỳ tích trên thế giới: một quốc gia nhỏ như vậy, to chưa bằng hai quận to nhất ở nước ta, tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm, nguyên liệu gỗ hoặc các loại vũ khí cần thiết cho thời kỳ chiến tranh hay hòa bình đều ít tới mức không đáng kể, thế mà rốt cuộc nước ấy có dư thừa tất cả mọi thứ.” Một đại gia sử học phái Niên giám Pháp là Braudel từng diễn tả tâm trạng của người châu Âu đối với sự trỗi dậy của Hà Lan, ông viết: “Hồi ấy người ta chỉ nhìn thấy một số biểu hiện khiến thiên hạ hoa mắt. Như thường lệ, người ta không chú ý tới quá trình chuẩn bị lâu dài, cho đến khi Hà Lan đạt được những thành tựu sáng chói lóa mắt, họ mới tỉnh ngộ. Trong khoảnh khắc, bất cứ ai cũng không thể hiểu nổi vì sao một nước nhỏ mới đầu còn non nớt nay bỗng dưng mọi cái đều thành công, phát triển thần tốc, giàu mạnh vô song. Mọi người hăng hái bàn thảo về bí quyết, kỳ tích và sự giàu có kỳ lạ của Hà Lan.”

Marx từng hết lời ca ngợi kỳ tích trỗi dậy của nước Mỹ. Trong Hình thái ý thức của nước Đức ông viết: “Thí dụ hoàn thiện nhất về quốc gia hiện đại là Bắc Mỹ .” Trong Siêu hình học chính trị kinh tế học, Marx gọi nước Mỹ là “quốc gia tiến bộ nhanh nhất tại Bắc Mỹ”.

Xây dựng mô hình mới ưu việt

Một quốc gia áp dụng mô hình như thế nào để tạo dựng kết cấu của mình, để vận hành và phát triển bản thân, điều đó quan hệ tới tính chất quốc gia, sức sống và tiền đồ của quốc gia đó, là sức cạnh tranh quan trọng của quốc gia. Quốc gia quán quân đều là quốc gia sáng tạo mô hình mới, cống hiến mô hình phát triển, là quốc gia có mô hình tiên tiến nhất.

Mô hình chính trị của nước Anh là mô hình tiên tiến nhất trên thế giới hồi ấy. Nước Anh đầu tiên xác lập chế độ nhà nước hiện đại, gồm các chế độ chính trị như chế độ nội các, chế độ quân chủ lập hiến, chế độ hai đảng, chế độ chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội. Một hệ thống chế độ chính trị như thế đã bảo đảm nước Anh được yên ổn lâu dài và phát triển ổn định. Đóng góp của nước Anh về mô hình kinh tế cũng có tính vạch thời đại. Mô hình công nghiệp hóa của nước Anh có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với thế giới.

Mô hình Mỹ chẳng những tạo dựng sự trỗi dậy và bá quyền của nước Mỹ, hơn nữa đối với thế giới nó còn phát huy được ảnh hưởng không quốc gia nào có thể sánh nổi. Mỹ là nước lớn có thời gian dựng nước ngắn nhất thế giới, mà lại là nước lớn có lịch sử chế độ cộng hòa lâu dài nhất. Trong thời gian hơn 200 năm sau khi nước Mỹ lập quốc, trên thế giới bình quân cứ 2 nước thì một nước có chính phủ bị các thế lực khác lật đổ. Thế nhưng chính phủ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ ngược lại vẫn luôn luôn tiếp tục ổn định. Từ ngày lập quốc đến nay nước Mỹ chưa hề có đảo chính. Sau khi độc lập, nước Mỹ đã xây dựng được một thể chế chính trị có đặc sắc riêng không giống các quốc gia khác.

Hiến pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ xác lập năm 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Hiến pháp này dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng dân chủ và nguyên tắc dân chủ của giai cấp tư sản, đầu tiên sáng tạo nên một hệ thống chế độ quốc gia và chế độ chính trị của giai cấp tư sản lấy đặc trưng là chế độ cộng hòa dân chủ, bao gồm chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo v.v…Chính quyền Mỹ cấu tạo bởi ba bộ phận lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội phụ trách việc lập pháp, nhưng các nghị quyết của Quốc hội chỉ có hiệu lực sau khi được Tổng thống phê chuẩn. Tổng thống chủ trì công việc chính trị, nhưng các quan chức quan trọng do Tổng thống bổ nhiệm và các hiệp ước do Tổng thống ký kết thì phải được thượng viện quốc hội phê chuẩn; quốc hội còn có quyền phế truất và bãi miễn Tổng thống; Tòa án Tối cao là cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm xử lý mọi vấn đề pháp luật và hiến pháp. Cơ chế phân quyền của nước Mỹ bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng quyền lực.

Trong quá trình song hành với các mô hình khác trên thế giới, nhất là với “mô hình Liên Xô” trong cuộc đua chiến tranh lạnh lâu dài, “mô hình Mỹ” đã thể hiện tính lâu dài và ngoan cường của nó, là cơ sở và vốn liếng quan trọng để nước Mỹ trước sau duy trì được ưu thế tự thân và ảnh hưởng rộng rãi tới thế giới.

Của cải tăng lên nhất thiên hạ
Quốc gia quán quân là nhà quán quân làm giàu trên thế giới, quán quân về mặt của cải. Anh Quốc lên ngôi bá chủ công nghiệp thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp, năm 1850 họ sản xuất một nửa sản phẩm kim loại, các sản phẩm từ bông và sắt thép của toàn thế giới, cũng như hai phần ba sản lượng than; đứng đầu toàn cầu về ngành đóng tàu và xây dựng đường sắt. Năm 1860, Anh sản xuất 40 – 50% sản phẩm công nghiệp của thế giới, 55 – 60% sản phẩm công nghiệp của châu Âu. Ngoại thương của nước Anh năm 1850 chiếm 20% tổng lượng buôn bán của thế giới; 10 năm sau tăng lên 40%. Đồng Bảng Anh trở thành đồng tiền quốc tế. Trong tình hình nước Anh chỉ chiếm 0,2% diện tích lục địa thế giới, số dân hồi ấy chỉ có hơn 10 triệu (chiếm 2% số dân toàn thế giới hoặc 10% số dân châu Âu), thế mà nước này sở hữu năng lực công nghiệp hiện đại tương đương với 40 – 50% tiềm lực công nghiệp toàn thế giới; đồng Bảng Anh có uy quyền vô địch toàn cầu.

Nước Mỹ sau Thế chiến II có sức mạnh siêu cường. Giáo sư Lưu Kim Chất, học giả ngành lịch sử quan hệ quốc tế ở Đại học Bắc Kinh viết trong cuốn Chiến tranh lạnh như sau: Mỹ đứng thứ nhất trong thương mại quốc tế, các sản phẩm của Mỹ, trò giải trí tiêu khiển và lối sống Mỹ tràn ngập khắp thế giới. Tuy rằng trong chiến tranh có 410 nghìn người Mỹ chết, song Mỹ là nước lớn duy nhất không bị chiến tranh trực tiếp phá hoại, hơn thế nữa, nền kinh tế quốc dân Mỹ mở rộng gấp đôi. Thời gian 1940 – 1945, lợi nhuận sau thuế của các công ty Mỹ lên tới 124,95 tỷ USD, bằng 3,5 lần mức 6 năm trước chiến tranh. Sau chiến tranh, nước Mỹ tập trung 3/4 tổng số vốn và 2/3 năng lực sản xuất công nghiệp toàn thế giới. Mỹ nắm gần 59% trữ lượng vàng của thế giới tư bản, sở hữu trên một nửa tổng trọng tải lực lượng tàu buôn toàn thế giới. Mỹ chiếm một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. Mỹ trở thành nước xuất khẩu tư bản và chủ nợ lớn nhất thế giới.

Lưu Minh Phúc (Liu MingFu), 65 tuổi, nguyên đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã nghỉ hưu, năm 2010 xuất bản sách Giấc mơ Trung Quốc, đang chuẩn bị xuất bản 3 cuốn sách mới. New York Times đánh giá ông là học giả diều hâu nổi tiếng nhất trong quân đội Trung Quốc, quan điểm của Lưu Minh Phúc được coi trọng dưới thời Tập Cận Bình.

Nguồn: 中国梦: 后美国时代的大国思维与战略定位 刘明福

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/08/02/gia-tri-cua-quoc-gia-quan-quan/#sthash.TBctzYeL.dpuf

Truyện con lợn thứ mười ba và sự tích hoa ngũ sắc



Truyện: Phó Đức Tùng - Tranh: Vũ Tuấn Kiệt





Ngày xửa ngày xưa, Ngọc hoàng Thượng đế làm ra người phụ nữ, một kiệt tác hoàn hảo, với đủ những nguyên liệu quý giá nhất mà Người có được. Người say mê tác phẩm của mình, không lúc nào rời. Thế rồi người hòa mình với tác phẩm đó, đẻ ra mười hai người con gái, nhan sắc mỹ miều. Người phụ nữ đầu tiên đó sau này được phong là Tây vương Mẫu, là bậc sinh thành ra thiên hạ.

Mười hai người con mỗi người một vẻ, một tính cách, và đều có những tài năng rất riêng. Nếu hợp cả mười hai người lại thì không có sắc thái đẹp đẽ gì, không có ý tưởng hay ho nào, không có tài năng đặc biệt nào là không được thể hiện. Thượng đế yêu họ lắm, và cho mỗi cô cai quản một cung trên thượng giới, tạo thành một chế độ gia đình trị. Mỗi cung quản lý 1 canh giờ trong ngày, một tháng trong năm, một năm trong chu kỳ thái tuế. Mỗi cung có một ngọc ấn trấn cung, khắc hình một con vật, từ chuột đến lợn, dân gian vẫn gọi là 12 con giáp. 12 con giáp này vốn là 12 con linh thú trấn cung của 12 cung. Mỗi con có một số đặc điểm, tượng trưng cho bản sắc, cũng như nhiệm vụ của cung đó. Cứ đến phiên cung nào quản lý thì thiên hạ lại được ban phát ân trạch theo cách của cung đó, nên mỗi thời đều có cá tính của nó.

Ở phương Tây, người ta còn gọi 12 cô tiên nữ này là 12 bà mụ. Mỗi khi một đứa trẻ ra đời, họ đều mời 12 bà mụ đến ban phước lành và các năng lực cho nó. Và thường thì trong mười hai bà, sẽ có một bà nhận đỡ đầu cho đứa bé. Khi đó, người ta nói là đứa bé có tuổi này hay tuổi kia, theo cung của mẹ đỡ đầu. Và cũng từ đó, người ta có thể dự đoán phần nào tính cách, số phận của đứa trẻ, vì những tặng phẩm của người mẹ đỡ đầu sẽ là tài sản đầu đời lớn nhất của nó mà từ đó, nó gây dựng tương lai.

Tuy mỗi cô một vẻ, nhưng cô út có lẽ là người hoàn mỹ hơn cả, và được cha mẹ cũng như các chị yêu chiều nhất. Cô được giao cho làm chủ cung Hợi, một cung nhàn hạ nhất, ít việc nhất mà lại nhiều lộc nhất trên thiên đình. Việc của cô chủ yếu là chuẩn bị quà tặng cho cha mẹ và 12 chị em trong mỗi dịp cuối năm, nghĩa là khi hết một vòng công việc của các cung, lo xong mọi sự cơ bản cho thiên hạ. Vì thế, con Lợn, biểu tượng của cung này là một con vật được nuôi ăn quanh năm, chẳng phải làm gì, chỉ mỗi dùng vào việc tế lễ các thần vào dịp cuối năm. Con Lợn có mười hai cái vú, để nuôi mười hai chú lợn con, tượng trưng cho món quà của cung Hợi cho 12 cung thái tuế.

Sau khi đẻ ra 12 người con gái, Ngọc hoàng thượng đế và Tây vương mẫu quyết định phải dừng đẻ, vì mọi thứ tốt đẹp trên đời, mọi cung trên thượng giới đã có chủ và mọi công việc thế gian đã có người quản lý. Mọi sự tưởng chừng như mỹ mãn, hoàn toàn theo quy luật. Nhưng rồi một ngày kia, thượng đế say rượu, không kìm được lòng dục, lại ngủ với Tây vương mẫu, và đẻ ra một người con gái thứ 13. Người con gái này vô cùng xấu xí, quái đản, chẳng ra gái, cũng chẳng giống trai. Cô chẳng có tai, có mũi. Giữa trán cô mọc một con mắt duy nhất, sáng quắc, tỏa ra một hơi lạnh kinh người. Toàn thân cô tròn ung ủng, đầy những vết sẹo lồi lõm như hố bom. Tóc tai rối bời, cứng đơ như rễ tre. Cô gái tội nghiệp vừa đẻ ra đã buồn rười rượi, chẳng bao giờ nói, chẳng bao giờ cười. Vì quá xấu xí, cô gái không bao giờ dám xuất hiện, chừng nào có ánh sáng mặt trời, và chẳng bao giờ dám gặp ai. Thượng đế thương con, sợ người ta chế giễu, chê cười nên cho cô ra ở riêng tại một tòa biệt cung rất xa, chẳng ai tới được. Và ông phao tin là cô quá đẹp, đẹp tới mức thần thánh, không thể bị sự trần tục làm cho ô uế, nên phải để cô ở riêng. Tất cả mọi người không ai thấy cô, nên chỉ có thể tưởng tượng ra một người con gái vô cùng đẹp, vô cùng tinh túy mà mọi sự trần tục đều không thể giống được. Sau này người ta gọi cô là Hằng Nga, tượng trưng cho sự trong trắng nguyên vẹn, và một vẻ đẹp mơ ước nhưng chưa ai biết là gì.


Hằng Nga giáng trần

Ban ngày, khi mặt trời chiếu sáng thế gian, không ai thấy bóng dáng Hằng Nga. Nhưng khi đêm đến, nhìn lên bầu trời, người ta có thể thấy một tinh cầu sáng lạnh, chính là ánh sáng tỏa ra từ con mắt độc nhất của Hằng Nga. Nếu cô ngủ, nhắm mắt, người ta sẽ không nhìn thấy gì. Khi cô hé mắt, người ta sẽ thấy một quầng sáng hình lưỡi liền, hoặc câu liêm. Và khi cô tỉnh hoàn toàn thì ta có thể thấy một vầng sáng tròn vành vạnh. Người đời gọi tinh cầu đó là cung Quảng Hàn, và họ biết đó chính là nơi ở của Hằng Nga. Tên gọi này xuất phát từ cảm giác buồn rười rượi, lạnh lẽo, dễ bi lụy mà nguồn sáng kia tạo ra ở mỗi người ngắm nó. Đồng thời, nó cũng là biểu tượng của một vẻ đẹp trinh tiết, lý tưởng không thể với tới. Biết bao thế hệ con trai, đàn ông đã từng say đắm ngắm trăng, rồi thầm mong mình có được người yêu đẹp đẽ như Hằng Nga. Biết bao đời phụ nữ từng ngắm trăng với sự ghen ghét, hoặc tự kỷ, hoặc mong ước được một phần như Hằng Nga. Có ai biết đâu vẻ đẹp mong ước của mọi thời đại lại chính là người con gái xấu xí lỡ kế hoạch của thượng đế.

Từ khi có thêm Hằng Nga, cô gái thứ 12 trở thành chị áp út, và tất nhiên, cô cũng muốn có một phần quà cho người em út của mình. Cô cố gắng bớt nhặt từ những vật liệu thừa trong việc làm 12 món quà tặng của 12 cung để cố biện ra một phần quà cho em. Tuy nhiên, vì không nằm trong hoạch định nên phần quà này kiểu gì cũng không được trọn vẹn như 12 phần kia. Người ta quan sát thấy con lợn thường đẻ 13 con, nhưng vì chỉ có 12 cái vú nên nó chỉ nuôi được 12 con, một con yếu nhất bao giờ cũng sẽ bị chết ngay sau khi đẻ, và dân gian vẫn gọi con lợn xấu số này là con lót ổ. Giống lợn thường đẻ ban đêm. Sáng ra, người ta đã thấy một chú lợn con thứ 13 nằm chết, xác đã lạnh. Có tin đồn là Hằng Nga thường trượt theo ánh trăng xuống hạ giới để ăn xác chết của chú lợn thứ 13 này. Vì thế, khắp nơi trên thế giới, người ta đều có liên tưởng giữa ánh trăng tròn, tức là khi Hằng Nga hoàn toàn tỉnh giấc, với những hoạt động ma quỷ, ăn xác chết, ma cà rồng hút máu v.v…

Người nông dân khi tỉnh giấc thường thấy xác một chú lợn con đã chết. Trong niềm vui vì mới có được 12 chú lợn con kháu khỉnh, đang tranh nhau bú mẹ, anh ta dọn dẹp chuồng lợn, và vứt xác chú lợn xấu số ra góc vườn xa, cùng với phân rác. Ngày hôm sau, giòi bọ, bọ hung lao vào xâu xé cái xác, cũng như rác rưởi, phân, và tất cả đều biến mất trong khoảnh khắc. Thế nhưng một thời gian sau, từ chỗ bãi rác nọ bỗng mọc lên một loài hoa lạ, có hình tròn như mặt trăng, với nhiều cánh nhỏ màu sắc lung linh như cầu vồng, nhưng không rực rỡ như ánh mặt trời, mà âm u, lành lạnh như ánh trăng. Hoa không có hương thơm, mà có mùi hăng hắc, cay cay như không khí đám ma. Do màu sắc của nó mà giới học thuật thường gọi đây là hoa ngũ sắc. Người dân thì lại gọi đây là hoa cứt lợn, vì thấy nó mọc lên từ bãi phân lợn. Thực ra, hoa này là món quà Hằng Nga, hay có nơi còn cho là bà mụ thứ 13, đem xuống hạ giới để tặng cho đứa con đỡ đầu xấu số của mình. Người đời hay tả bà mụ thứ 13 là một bà phù thủy độc ác, chuyên nguyền rủa những đứa trẻ, vì bố mẹ nó đã không hậu đãi mình. Ít ai biết được bà mụ thứ 13 chính là Hằng Nga đáng thương, và rằng nàng chỉ được nhận đỡ đầu những đứa trẻ yểu mệnh. Cũng như những người mẹ đỡ đầu khác, Hằng Nga yêu quý con đỡ đầu của mình, và mang tặng nó món quà đẹp đẽ nhất. Chỉ có điều nó chẳng bao giờ có phúc để hưởng, và món quà của nàng cũng chẳng mấy ai biết trân trọng, thậm chí còn cho rằng chính nàng mang tới tai ương.


Hoa ngũ sắc tặng cho lợn con thứ 13

Không ai trồng hay cắm hoa cứt lợn, mặc dù nó cũng rất đẹp. Hoa chỉ lẳng lặng mọc ở những nơi hoang vu, ven rừng, cuối vườn. Nhưng những bụi hoa này là nơi tụ họp của muôn loài bướm, mà người ta đồn là vong hồn của những sinh linh xấu số chết yểu hóa thành.

Hàng về Đà Nẳng( Thắng)


«Thánh Kinh•Khải Huyền» (6): Ngày tàn của thế giới



Tác giả: Bạch Ca








Tranh: Cảnh tượng ném lư hương sau khi mở phong ấn thứ bảy.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

8:01 “Khi Chiên Con mở ấn thứ bảy, trên trời yên lặng khoảng nửa giờ.”

8:02 “Tôi thấy bảy vị thiên sứ đứng trước mặt Đức Chúa Trời, và họ được ban cho bảy cây kèn.”

8:03 “Một vị thiên sứ khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm một lư hương bằng vàng; vị ấy được ban cho nhiều hương thơm để dâng hương trên bàn thờ bằng vàng ở trước ngai với những lời cầu nguyện của tất cả các Thánh đồ.”

8:04 “Khói của hương thơm từ tay vị thiên sứ quyện với những lời cầu nguyện của các Thánh đồ bay lên trước mặt Đức Chúa Trời.”

8:05 “Kế đó vị thiên sứ ấy lấy lửa trên bàn thờ bỏ vào đầy lư hương, rồi ném lư hương đó xuống đất, thì có sấm nổ, âm vang, sét chớp, và động đất.”

8:06 “Bấy giờ bảy vị thiên sứ chuẩn bị thổi kèn.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Bắt đầu từ đây, các loại tai họa trong ngày tàn của thế giới sẽ liên tiếp xảy ra theo bảy tiếng kèn của bảy vị thiên sứ.

“Thánh đồ” ở đây bao gồm các đệ tử chân tu của chư Phật Thế tôn từ xưa tới nay (Chúa Jesus, Phật Thích Ca Mâu Ni, v.v.)

“Chuẩn bị thổi kèn” cũng là thời điểm mà chúng Thần tính toán cho thế gian đã tới.


Tranh: Bảy vị thiên sứ với bảy cây kèn.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

11:01 “Đoạn tôi được cho một cây thước đo, giống như một cây gậy, và được bảo rằng, ‘Hãy đứng dậy và đo đền thờ Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những người thờ phượng Ngài trong đó,”

11:02 “nhưng hãy chừa sân ngoài của đền thờ, đừng đo nó, vì nó đã được ban cho các dân ngoại, và họ sẽ giày đạp thành thánh trong bốn mươi hai tháng.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Ngày tàn của thế giới bắt đầu từ tiếng kèn thứ nhất. Sau đó, sự việc đầu tiên là “hai vị sứ giả của Thượng Đế”, do đó chúng ta đưa các chương tiết liên quan của Chương 11 đặt tại đây.

Lúc này, Thánh John nhìn thấy trong quyển sách với bảy phong ấn, vào thời điểm ngày tàn của thế giới, Thượng Đế sẽ ban cho ông quyền hành để đo lường tâm của các tín đồ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. “Cây thước đo” ở đây đại biểu cho quyền đo lường tâm của giáo đồ trong 42 tháng.

“Đền thờ Đức Chúa Trời” ở đây chỉ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, chứ không phải chỉ bảo điện của Thượng Đế trên thiên giới. Sự việc Thánh John cầm gậy đo lường cũng không phải đo đạc diện tích của Thần điện, mà là đo lường tâm kính bái Thượng Đế của con người, xem ai giả ai thật, thật giả như thế nào.

“Những người thờ phượng” không phải chỉ người đến bái Thần, mà chỉ các giáo đồ Do Thái và Cơ Đốc, họ chính là người thờ phượng Đức Chúa Trời. Thánh John là người đến xem biểu hiện của những người này trong ngày tàn của thế giới, xem ai giả ai thật. Cũng như vậy, trong thời gian này, Phật giáo, Đạo giáo cũng có người như thánh John tới kiểm tra tâm giáo đồ của họ.

“Sân ngoài của đền thờ” là chỉ những người không phải giáo đồ Do Thái hoặc Cơ Đốc, nhưng tự nhận mình là người tin Thượng Đế. Những người này không ở trong thánh điện, mà ở sân ngoài.

“Họ sẽ giày đạp thành thánh trong bốn mươi hai tháng” không phải chỉ những người này sẽ tới dẫm đạp thành Jerusalem trong 42 tháng, mà là những người này tuy cầu khoan dung của Thượng Đế, nhưng không thuộc người trong điện của Thượng Đế, chẳng khác nào giày đạp thánh điện. Câu này đã thuyết minh Thánh John sẽ tới đo lường tâm giáo đồ trong 42 tháng, cũng chính như tiết 3 Chương này nói: “Ta sẽ cho hai nhân chứng của Ta, mặc vải gai, nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày“. “1.260” ngày này chính là 42 tháng vào ngày tàn của thế giới. Tương tự, trong 1.260 ngày này, tại sân thánh điện của Phật giáo, Đạo giáo cũng sẽ có rất nhiều người như vậy.

Nhờ phúc của Đại Pháp, đoạn thời gian này trong ngày tàn của thế giới đã được hóa giải. Chỉ cần con người có thể bứt khỏi kiềm chế của ma quỷ Sa-tăng, nhận rõ đâu là Sa-tăng, đâu là Cứu Thế Chủ, chọn đi theo Cứu Thế Chủ, thì đều có cơ hội. Đợi đến thẩm phán ngày tận thế thì bất cứ sinh mệnh nào cũng không còn cơ hội nữa.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

11:03 “Ta sẽ cho hai nhân chứng của Ta, mặc vải gai, nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.’”

11:04 “Đó là hai cây ô-liu và hai cây đèn đứng trước mặt Chúa của thế gian.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

“Mặc vải gai” ý nói trông cũng như người bình thường.

“Nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” chính là từ khi hai vị này truyền bá phúc âm của Thượng Đế cho đến khi bị sát hại là đúng 1.260 ngày, không ít hơn cũng không nhiều hơn một ngày nào. Đoạn thời gian này cũng chính là 42 tháng mà Thánh John được quyền đo lường giáo đồ. Một số người có thể liên hệ đoạn thời gian này với 1.260 ngày lánh nạn của dân tộc Trung Hoa (ở bộ phận thứ ba “Vương quốc ma quỷ”), nhưng kỳ thực không có quan hệ gì, là hai sự kiện độc lập, chỉ đều là 1.260 ngày mà thôi.

Trong lịch sử, phúc âm của Thượng Đế là do hai người Abraham và Moses truyền xuất ra. Nhờ có hai người này, thế nhân mới biết được lịch sử nhân loại là bởi Thượng Đế sáng tạo vạn vật, giữa Thượng Đế với con người là có giao ước, và Thượng Đế sẽ theo giao ước này để thẩm phán nhân loại trong ngày tàn của thế giới. Do đó, Abraham và Moses chính là “hai cây ô-liu và hai cây đèn” của Thượng Đế.

“Chúa của thế gian” là Chúa của thế giới dưới mặt đất, tức Chúa Jesus. Chúa Jesus đã thuận ý chỉ của Thượng Đế để tới làm Vương tại Thiên Địa vị lai, nên Ngài mới nói mình là con của Thượng Đế, Ngài tới để hoàn thành sự việc tất thành của Thượng Đế. Vì vậy «Khải Huyền» mô tả “hai cây ô-liu và hai cây đèn đứng trước mặt Chúa của thế gian”, chính là Abraham và Moses đứng trước mặt Chúa Jesus, ba người họ đều là đến để hoàn thành sứ mệnh Thượng Đế giao phó.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

11:05 “Nếu ai muốn làm hại họ, lửa từ miệng họ phun ra sẽ thiêu rụi kẻ thù của họ. Nếu ai muốn làm hại họ, kẻ ấy sẽ bị giết như thế.”

11:06 “Hai vị ấy có quyền đóng cửa trời để mưa không rơi xuống đất trong những ngày họ nói tiên tri, và họ có quyền biến nước thành máu và đánh phạt trái đất bằng mọi thứ tai họa, bất cứ lúc nào họ muốn.”

11:07 “Khi họ hoàn thành sứ mạng làm chứng của mình, một con thú từ vực thẳm đi lên sẽ tấn công họ, đánh bại họ, và giết họ.”

11:08 “Thi thể của họ sẽ bị phơi bày trên đường của thành phố lớn mà phương diện thuộc linh gọi là Sô-đôm và Ai-cập, nơi Chúa của họ đã chịu đóng đinh.”

11:09 “Người ta từ các dân tộc, các bộ lạc, các ngôn ngữ, và các quốc gia sẽ nhìn thấy thi thể của họ trong ba ngày rưỡi; và chúng không cho đem thi thể của họ chôn trong mộ.”

11:10 “Những người sống trên đất sẽ hân hoan về cái chết của họ, người ta sẽ ăn mừng và tặng quà cho nhau, vì hai vị tiên tri ấy đã làm khổ những người sống trên đất.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

“Một con thú từ vực thẳm đi lên” như đã được giải mã trong bộ phận thứ tư “Bức hại Thánh đồ mãn”. Tại đây, «Khải Huyền» muốn nói với chúng ta một chân tướng, đó là theo an bài quá khứ của chúng Thần, ngày tàn của thế giới sẽ kết thúc  . Điều này có nghĩa là trong 10 năm đổ lại kể từ hiện tại, con người thế gian sẽ phải chịu các loại tai họa khi ngày tàn của thế giới bắt đầu.

“Sẽ tấn công họ, đánh bại họ, và giết họ” chỉ rõ hai vị tiên tri này sẽ bị thế lực các quốc gia cộng sản sát hại, trong đại chiến thế giới thứ III . Tiết 13, 14, 15 Chương 16 nói từ miệng đại hồng long, con thú, và tiên tri giả xuất ra ba tà linh ma quỷ đến hành sự tại các nơi trên thế giới để mê hoặc người dân ở đó. Việc hai vị sứ giả truyền phúc âm của Thượng Đế dẫn đầu lực lượng các quốc gia Cơ Đốc và Do Thái bị giết hại chứng tỏ phe các nước cộng sản chiến thắng trong trận chiến cuối cùng tại Armageddon.
“Sô-đôm và Ai-cập” là ẩn dụ chỉ thành phố tội ác, nơi Chúa Jesus bị đóng đinh, tức Jerusalem.

Khi ngày tàn của thế giới đến, hai vị sứ giả được tùy ý tùy lúc dùng công năng để trừng phạt thế giới, vì vậy người ta cho rằng hai người họ chính là nguyên nhân của các tai họa. Do đó «Khải Huyền» mới nói “vì hai vị tiên tri ấy đã làm khổ những người sống trên đất”. . Bởi vậy sau khi hai vị tiên tri bị sát hại, «Khải Huyền» nói: “Những người sống trên đất sẽ hân hoan về cái chết của họ, người ta sẽ ăn mừng và tặng quà cho nhau”.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

11:11 “Nhưng sau ba ngày rưỡi, sinh khí từ Đức Chúa Trời nhập vào họ, khiến họ đứng dậy trên chân mình. Bấy giờ những kẻ đang nhìn xem họ đều cực kỳ sợ hãi.”

11:12 “Họ nghe một tiếng lớn từ trời gọi họ rằng, ‘Hãy lên đây!’ Bấy giờ họ được cất lên trời trong đám mây, giữa lúc những kẻ thù của họ đang nhìn theo.”

11:13 “Ngay giờ đó một trận động đất lớn xảy ra; một phần mười của thành phố bị sụp đổ, và bảy ngàn người bị chết vì trận động đất ấy; những người sống sót đều cực kỳ sợ hãi, và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời trên trời.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Từ khi hai vị tiên tri bắt đầu truyền bá phúc âm tại thế gian cho tới khi họ bị thế lực đảng cộng sản sát hại trên đường phố Jerusalem là tổng cộng 1.260 ngày. 1.263 ngày sau, vào trưa ngày thứ 1.264, hai vị sứ giả của Thượng Đế phục sinh. Tiết 11, 12, 13 Chương này là điều Thánh John nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn.

“Được cất lên trời trong đám mây” chính là bạch nhật phi thăng, bay lên giữa ban ngày, những người có mặt đều chứng kiến tận mắt.

“Ngay giờ đó một trận động đất lớn xảy ra” chính là chỉ đại địa chấn xuất hiện do rương đựng giao ước trên bảo điện của Thượng Đế khai mở. Ngày thẩm phán của Thượng Đế dựa trên những giao ước này bắt đầu từ đây.

“Những người sống sót đều cực kỳ sợ hãi, và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời trên trời” cho thấy hết thảy mục đích những an bài này đều là để hy vọng con người có thể minh bạch họ là do Thượng Đế tạo ra, và con người cần phải kính sợ Thượng Đế. Tại đây, «Khải Huyền» khải ngộ với thế nhân rằng chỉ khi con người tuân thủ giao ước với Thượng Đế, kính sợ Thượng Đế, thì mới nắm được cơ hội cuối cùng, tức được Cứu Thế Chủ cứu độ.


Tranh: Hai vị sứ giả của Thượng Đế và cảnh Thánh John đo đền thờ.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

16:13 “Bấy giờ tôi thấy từ miệng Con Rồng, từ miệng Con Thú, và từ miệng tiên tri giả, xuất ra ba tà linh ô uế giống như ba con ếch.”

16:14 “Vì chúng là tà linh của các quỷ nên chúng làm các phép lạ. Chúng đến với các vua trên toàn thế giới để kết hợp họ lại với nhau, hầu đánh trận trong ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng.”

16:15 “(Nầy, Ta đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ thức canh trông đợi và gìn giữ y phục mình, để không bước đi lõa lồ và không bị người ta thấy sự xấu hổ của mình).”

16:16 “Ba tà linh ấy quy tụ họ về một nơi mà tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Hạc-ma-ghê-đôn.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Để tiện lý giải và ăn khớp, sau khi giải mã “hai vị sứ giả của Thượng Đế”, chúng ta tiếp tục giải mã “ba tà linh ô uế”.

“Tà linh ô uế” ở đây chỉ những thứ bẩn thỉu tà ác xuất ra từ miệng “con rồng, con thú, và tiên tri giả”.

“Các vua trên toàn thế giới” chỉ những người lãnh đạo các quốc gia trên thế giới.

“Ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng” là ngày Thượng Đế thẩm phán thế giới dựa trên giao ước trong bảo điện của Ngài. Chúng ta phân biệt “ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng” (the great day of God) ở đây với “tiệc rượu lớn của Đức Chúa Trời” (the great feast of God) trong Chương 19 tiết 17. “Tiệc rượu lớn của Đức Chúa Trời” là chỉ Cứu Thế Chủ “vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ” Thành Tín Chân Thật diệt trừ chúng quân của Sa-tăng. Trước đây người ta vẫn thường lẫn hai “ngày lớn” này, cứ tưởng là một sự kiện, do đó lý giải không được chân ý của «Khải Huyền».

Chương 16 tiết 15 là lời Thánh John cảm thán với những người bị ma quỷ mê hoặc chứ không phải lời thoại từ quyển sách với bảy phong ấn. “Nầy, Ta đến như kẻ trộm” ý nói xuất quỷ nhập thần, khiến người ta liên tưởng tới “kẻ trộm”, ý là sẽ nhận hình phạt ngay lập tức nếu vẫn bị ma quỷ mê hoặc.

“Armageddon”, mục đích là tranh chiến với phe Cơ Đốc tại nhân gian và cuối cùng giết hại hai vị sứ giả truyền phúc âm của Thượng Đế.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

8:07 “Vị thiên sứ thứ nhất thổi kèn thì có mưa đá và lửa trộn với máu ném vào trái đất. Một phần ba trái đất bị thiêu đốt, một phần ba cây cối bị thiêu trụi, và tất cả cỏ xanh bị thiêu hủy.”

8:08 “Vị thiên sứ thứ nhì thổi kèn thì có vật gì giống như một núi lớn đang phựt cháy bị ném vào biển. Một phần ba biển biến thành máu,”

8:09 “một phần ba các sinh vật sống trong biển chết, và một phần ba tàu bè ghe thuyền bị tiêu hủy.”

8:10 “Vị thiên sứ thứ ba thổi kèn thì có một ngôi sao lớn cháy phừng phừng như một ngọn đuốc từ trời lao xuống một phần ba các sông ngòi và các suối nước.”

8:11 “Tên của ngôi sao ấy là Ngải Đắng, và một phần ba các nguồn nước trở thành ngải đắng; nhiều người chết vì nước ấy, bởi nước đã hóa ra đắng.”

8:12 “Vị thiên sứ thứ tư thổi kèn thì một phần ba mặt trời, một phần ba mặt trăng, và một phần ba các ngôi sao bị đánh, đến nỗi chúng bị tối đi một phần ba. Một phần ba ban ngày không có ánh sáng và một phần ba ban đêm cũng vậy.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Khi ngày tàn của thế giới bắt đầu, những người cần được bảo hộ đều được bảo hộ nhờ “thụ ấn của Thượng Đế”, và đất, biển còn lại cùng các sinh mệnh trên đó đều phải chịu hình phạt. Vì là hình phạt nên chỉ có một ít là gây ra cái chết.

Tiếng kèn thứ nhất là hỏa tai đối với cây cỏ, côn trùng, chim chóc và thú vật trên mặt đất. Ở đây «Khải Huyền» chỉ miêu tả báo ứng đối với cây cỏ chứ không miêu tả động vật. Kỳ thực không có cây cỏ thì cũng không còn không gian sinh tồn cho động vật, do vậy động vật cũng bị báo ứng theo đó. Tương đối mà nói, đất và các sinh mệnh trên đó, ngoại trừ người, là có tội ít hơn biển, nên chịu báo ứng trước.

Tiếng kèn thứ hai là núi lửa bùng phát, phun trào dưới đáy biển để làm hại các sinh linh trong biển. Tương đối mà nói, biển và các sinh linh trong đó có tội ít hơn sông suối, nên chịu báo ứng trước.

Tiếng kèn thứ ba là báo ứng đối với nước ngọt bằng sao chổi. “Các sông ngòi và các suối nước” ở đây chỉ nước ngọt, tức nước nuôi sống các sinh mệnh trên mặt đất, so với nước biển là bất đồng. Tương đối mà nói, sông suối có tội ít hơn địa cầu nói chung nên chịu báo ứng trước. Tuy nhiên nhờ phúc của Đại Pháp, tai họa sao chổi đã được miễn.

Tiếng kèn thứ tư là tai họa nhắm vào địa cầu và cả vũ trụ này. Tương đối mà nói, địa cầu và vũ trụ nói chung có tội ít hơn người, nên chịu báo ứng trước. Tuy nhiên, tai họa này cũng đã được Cứu Thế Chủ giải trừ cho nhân loại.

Tại đây, «Khải Huyền» muốn khải ngộ với thế nhân rằng tai họa ngày tận thế không chỉ nhắm vào nhân loại, mà báo ứng cả đất, biển, sông suối, vũ trụ và các sinh linh trong đó. Cũng là nói rằng không chỉ con người có tội, mà đất, biển, sông suối, vũ trụ và các sinh linh trong đó đều có tội, nên mới đối diện với hủy diệt trong Pháp lý thành-trụ-hoại-diệt. Bởi vậy chúng Thần quá khứ mới an bài tự cứu trong quyển sách lịch sử với bảy phong ấn, để cứu vãn hết thảy nhân loại, đất, biển, địa cầu, vũ trụ,… và làm mới Thiên Địa. Tuy nhiên, như trên đã nói, nhờ phúc của Đại Pháp, các tình huống trên đã phát sinh thay đổi, các loại tai họa trong an bài cũ đã không xuất hiện nữa.

Ngày tàn của thế giới là kết thúc quá khứ, còn thẩm phán ngày tận thế là bắt đầu vị lai.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

8:13 “Bấy giờ tôi thấy và nghe một chim đại bàng bay giữa trời kêu lớn, ‘Khốn thay! Khốn thay! Khốn thay cho những ai sống trên đất, vì tiếng kèn của ba vị thiên sứ khác sẽ thổi!’”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Nếu như nói bốn tiếng kèn trước là báo ứng đối với đất, biển, nước ngọt, và vũ trụ, thì bắt đầu từ tiếng kèn thứ năm là báo ứng nhắm thẳng vào người. Con người có tội còn lớn hơn đất, biển, nước ngọt, và vũ trụ, do đó chịu báo ứng sau.

Trước khi báo ứng xảy ra đối với con người, Thánh John đã nhìn thấy trong quyển sách với bảy phong ấn nước Mỹ sẽ phát ra lời cảnh báo đối với toàn nhân loại, nói với con người tai họa lớn hơn nữa sắp đến rồi.

Trong «Khải Huyền», chỉ cần là đại bàng, tại mặt đất chứ không phải trên thiên giới, thì nhất định là chỉ Mỹ quốc. Bởi vì không thể tiết lộ thiên cơ, không thể trực tiếp hiển thị nước Mỹ cho Thánh John biết, nên chúng Thần đã hiển thị hình ảnh chim đại bàng bay giữa không trung cho Thánh John xem để khải ngộ người đời sau.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

9:01 “Vị thiên sứ thứ năm thổi kèn, tôi thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và ngôi sao ấy được ban cho chìa khóa của vực thẳm.”

9:02 “Ngôi sao ấy mở vực thẳm, khói từ vực thẳm bốc lên cuồn cuộn như khói của một lò lửa lớn; mặt trời và bầu trời bị khói từ vực thẳm che tối.”

9:03 “Từ trong luồng khói đó châu chấu bay ra khắp đất, và chúng được ban cho quyền phá hoại như quyền của những bò cạp trên đất.”

9:04 “Chúng được lệnh không được làm hại cỏ xanh, các loài thực vật, hay cây cối trên đất, nhưng chỉ làm hại những người không có ấn của Đức Chúa Trời trên trán.”

9:05 “Chúng không được phép giết họ, nhưng chỉ hành hạ trong năm tháng, và họ sẽ bị đau đớn như bị bò cạp chích.”

9:06 “Trong những ngày ấy người ta sẽ tìm cái chết nhưng tìm không thấy, họ mong cho được chết, nhưng tử thần đã trốn khỏi họ.”

9:07 “Hình dạng những châu chấu ấy giống như những ngựa chiến được chuẩn bị sẵn sàng để ra trận. Trên đầu chúng có vật gì giống như cái mão bằng vàng, và mặt chúng giống như mặt người.”

9:08 “Chúng có tóc như tóc phụ nữ, và răng chúng như răng sư tử.”

9:09 “Chúng có giáp che ngực cứng như giáp sắt, và âm thanh của cánh chúng như tiếng của nhiều xe chiến mã đang xông vào trận mạc.”

9:10 “Chúng có đuôi như đuôi bò cạp với ngòi chích độc trong đuôi ấy, và trong đuôi chúng có chất độc làm người ta đau đớn trong năm tháng.”

9:11 “Chúng có một vua lãnh đạo chúng, đó là quỷ sứ của vực thẳm. Tên của nó trong tiếng Hê-bơ-rơ là ‘A-ba-đôn,’ còn tên đó trong tiếng Hy-lạp là ‘A-pô-ly-ôn.’”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Thánh John nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn, tiếng kèn thứ năm vang lên là tai họa báo ứng bằng một loại virus tựa như “châu chấu”, virus này khiến người ta chịu đau đớn “muốn chết không được, muốn sống không xong” trong 5 tháng. Đây là báo ứng nhắm vào những người “không có ấn của Đức Chúa Trời trên trán”.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

9:12 “Cơn khốn thứ nhất đã qua, này, còn hai cơn khốn nữa sắp đến.”

9:13 “Vị thiên sứ thứ sáu thổi kèn, tôi nghe có tiếng từ bốn sừng của bàn thờ bằng vàng trước mặt Đức Chúa Trời”

9:14 “bảo vị thiên sứ thứ sáu đang có cây kèn rằng, ‘Hãy thả bốn thiên sứ đang bị trói ở sông lớn Ơ-phơ-rát ra.’”

9:15 “Vậy bốn thiên sứ ấy, vốn được chuẩn bị sẵn cho giờ, ngày, tháng, và năm, được thả ra để tiêu diệt một phần ba nhân loại.”

9:16 “Số của các kỵ binh là hai trăm triệu; tôi đã nghe được quân số đó của họ.”

9:17 “Các chiến mã và các kỵ binh tôi thấy trong khải tượng trông giống như thế này: Họ mặc áo giáp đỏ như lửa, xanh như nước biển, và vàng như lưu huỳnh; đầu các chiến mã giống như đầu sư tử, và miệng chúng phun ra lửa, khói, và lưu huỳnh.”

9:18 “Một phần ba nhân loại bị tiêu diệt bằng ba tai họa đó, tức bằng lửa, khói, và lưu huỳnh phun ra từ miệng chúng.”

9:19 “Sức mạnh của các chiến mã ấy ở trong miệng và đuôi chúng, vì đuôi chúng giống như rắn độc có đầu gây ra tử thương.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

“Cơn khốn thứ nhất” là dịch bệnh “muốn chết không được, muốn sống không xong” như đã nói ở trước. Còn “cơn khốn thứ hai” là đại chiến thế giới thứ III.

Sau tiếng kèn thứ sáu, thế lực các quốc gia cộng sản tụ tập để tranh chiến với thế lực các quốc gia Cơ Đốc, từ đó đại chiến thế giới thứ III bùng phát. May là nhờ phúc của Đại Pháp, “cơn khốn thứ hai” này thực tế đã không phát sinh nữa, đã được giải trừ.

“Bốn thiên sứ” đại biểu bốn chủng thế lực. Bốn thiên sứ bị trói ở sông Euphrates chứng tỏ bốn thế lực đều tập trung tại Trung Đông: thế lực Do Thái giáo Israel, thế lực các nước Hồi giáo, thế lực các nước Cơ Đốc giáo và thế lực các nước cộng sản. «Khải Huyền» dùng chữ “bị trói” để miêu tả cực kỳ chính xác cục diện tại Trung Đông: lực lượng bốn phe đều muốn xông lên đánh một trận lớn, nhưng bị trói lại không thể thi triển được, tuy nhiên xung đột nhỏ thì liên miên bất đoạn. “Hãy thả bốn thiên sứ đang bị trói ở sông lớn Ơ-phơ-rát ra” tức là khi thời điểm tới, chúng Thần sẽ cho phép xảy ra đại chiến.

“Vậy bốn thiên sứ ấy, vốn được chuẩn bị sẵn cho giờ, ngày, tháng, và năm, được thả ra để tiêu diệt một phần ba nhân loại” chứng tỏ chúng Thần quá khứ đã an bài rất kỹ để chuẩn bị trận đại chiến thế giới thứ III này. Tuy nhiên nhờ phúc của Đại Pháp, bốn vị thiên sứ bị trói tại Trung Đông này đã không được thả ra, lực lượng quân sự các bên đều dần được giải trừ, đại chiến thế giới thứ III đã không thể phát sinh nữa.

“Số của các kỵ binh là hai trăm triệu” tức là quân số các bên tham chiến tổng cộng 200 triệu, chứng tỏ đây là một cuộc chiến tranh thế giới đại quy mô.

“Các chiến mã” ở đây là các chiến xa và chiến thuyền, “các kỵ binh” là binh sĩ trên chiến xa và chiến thuyền.

“Họ mặc áo giáp đỏ như lửa, xanh như nước biển, và vàng như lưu huỳnh; đầu các chiến mã giống như đầu sư tử, và miệng chúng phun ra lửa, khói, và lưu huỳnh” là chỉ binh lính với áo giáp chống đạn, mặt nạ phòng hơi độc, kính nhìn ban đêm, súng ống lựu đạn cùng các loại trang bị hiện đại khác.

“Một phần ba nhân loại bị tiêu diệt” là kết quả thương vong từ cuộc đại chiến thế giới này.

“Sức mạnh của các chiến mã ấy ở trong miệng và đuôi chúng, vì đuôi chúng giống như rắn độc có đầu gây ra tử thương” là mô tả công năng của xe tăng và tàu chiến. Các loại xe tăng, tàu chiến khác nhau có công năng khác nhau, tuy nhiên đối với Thánh John sống cách đây 2.000 năm thì rất kỳ quái vì cả “miệng và đuôi” đều có thể gây ra tử thương, là thứ “chiến mã” ông chưa từng thấy qua.


Tranh: Cảnh tượng khi thổi tiếng kèn thứ sáu.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

9:20 “Tuy nhiên, nhân loại còn lại, tức những người không bị giết bởi các tai họa ấy, vẫn không chịu ăn năn về những việc do tay họ làm ra. Họ vẫn không từ bỏ sự thờ lạy các quỷ và các thần tượng làm bằng vàng, bạc, đồng, đá, gỗ là những thứ không có khả năng thấy, nghe, và đi.”

9:21 “Họ vẫn không ăn năn từ bỏ các tội giết người, tà thuật, gian dâm, và trộm cắp của họ.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Rất nhiều người đọc «Khải Huyền» đến đây thì không hiểu rõ vì sao sau đại chiến thế giới thứ III, các tín đồ ma giáo hoặc kẻ sát nhân phóng hỏa lại vẫn còn sống, và “vẫn không ăn năn từ bỏ các tội giết người, tà thuật, gian dâm, và trộm cắp”. Kỳ thực tại đây «Khải Huyền» hy vọng thế nhân ngộ được rằng khi ngày tàn của thế giới bắt đầu, các đầy tớ của Thượng Đế, đệ tử của chư Phật Thế tôn cùng thế nhân thức tỉnh đều được bảo hộ, và những người còn lại sẽ lần lượt chết trong các tai họa. Chúng ta có thể quan sát thấy rằng, các tai họa càng về sau thì càng nặng và nhắm vào các chúng sinh với tội càng nặng. Như vậy đối với những kẻ ác cùng cực, thì sẽ phải chịu tội trong hồ lửa sau cùng, tức “hình thần toàn diệt”, do vậy không thể để chết sớm được.

“Thờ lạy các quỷ” chính là chỉ tin đảng cộng sản hoặc ma quỷ chuyển sinh vào tôn giáo thời mạt kiếp để lừa người.

“Các thần tượng làm bằng vàng, bạc, đồng, đá, gỗ là những thứ không có khả năng thấy, nghe, và đi” là các loại tượng do con người tạo ra và được đặt ở nhà, trong chùa, tại giáo đường hay trên núi. Bất kể tượng ai, thì đều thuộc về bái ngẫu tượng. Các tượng mà «Khải Huyền» nói đến này là các tượng mà tín đồ Cơ Đốc giáo, Phật giáo và Đạo giáo thường thờ lạy, chẳng hạn tượng Phật, tượng Chúa Jesus trên giá thập tự, tượng Quan Âm, tượng Thái Thượng Lão Quân, v.v. Như vậy các tín đồ này đều chấp trước vào ngẫu tượng mà bỏ qua khải thị của Thần, cũng như quên mất giao ước với Thượng Đế.

Từ 2.000 năm trước, Chúa Jesus đã thuận ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah tới thế gian, chứng thực với thế nhân thế nào là Cứu Thế Chủ, lưu lại tham chiếu lịch sử. Khi Chúa Jesus truyền Đạo năm xưa, Ngài chính là đã chuộc tội cho người Israel, và là Chúa Cứu Thế mà Do Thái giáo nói tới. Tuy nhiên giáo đồ Do Thái khi ấy đều thờ lạy ngẫu tượng tại giáo đường hoặc tại nhà chứ không tin Chúa Jesus, do đó không được Chúa Jesus chuộc tội; và vì họ không tuân thủ giao ước với Thượng Đế, nên cũng không được Thiên Chúa Jehovah cứu độ. Tại đây «Khải Huyền» một lần nữa khải ngộ với thế nhân, khi Cứu Thế Chủ Pháp Luân Thánh Vương tới cứu người thời mạt thế, hy vọng những người thờ lạy ngẫu tượng tại nhà, trong chùa hay tại giáo đường sẽ không cô phụ đạo lý mà Chúa Jesus năm xưa đã lấy huyết của mình để chứng thực, từ đó tỉnh ngộ, đi theo Cứu Thế Chủ, được cứu độ và có tương lai.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

10:01 “Tôi lại thấy một vị thiên sứ mạnh mẽ khác từ trời xuống, mình cuộn trong mây, trên đầu có cầu vồng, mặt sáng rực như mặt trời, và hai chân như hai trụ lửa.”

10:02 “Trong tay vị thiên sứ ấy cầm một cuộn sách nhỏ đã được mở ra. Vị thiên sứ ấy đặt chân phải trên biển và chân trái trên đất,”

10:03 “rồi hô lên một tiếng lớn như tiếng sư tử rống. Khi vị thiên sứ ấy hô lên, bảy tiếng sấm vang rền đáp lại.”

10:04 “Khi bảy tiếng sấm vừa dứt lời, tôi định ghi xuống thì tôi nghe có tiếng từ trời phán, ‘Hãy niêm phong những lời của bảy tiếng sấm vừa nói, đừng ghi lại những lời ấy.’”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Vị thiên sứ mạnh mẽ đạp chân lên biển và đất để tuyên đọc nội dung cuốn sách nhỏ, do đó «Khải Huyền» mới nói “cuộn sách nhỏ đã được mở ra”.

Khi Thánh John nghe xong tiếng lớn như sấm vang rền và định ghi xuống thì thanh âm trên thiên thượng bảo ông hãy niêm phong lời ấy lại, không để thế nhân biết. Vì sao? Vì nội dung cuốn sách nhỏ bao hàm chân tướng trong «Khải Huyền», mà đây là thiên cơ không thể để con người biết. Cũng là nói rằng chúng Thần muốn thế nhân khám phá nội dung cuốn sách nhỏ bằng cách giải mã «Khải Huyền», chứ không trực tiếp nói với thế nhân.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

10:05 “Bấy giờ vị thiên sứ tôi đã thấy đứng trên biển và trên đất đưa tay phải lên trời,”

10:06 “nhân danh Đấng hằng sống đời đời vô cùng, Đấng đã tạo dựng trời và mọi vật trong đó, đất và mọi vật trong đó, biển và mọi vật trong đó, và thề rằng, ‘Sẽ không còn trì hoãn nữa,”

10:07 “nhưng trong những ngày tiếng kèn của vị thiên sứ thứ bảy vang lên, huyền nhiệm của Đức Chúa Trời sẽ được làm ứng nghiệm, y như Ngài đã báo cho các đầy tớ Ngài, là các vị tiên tri.”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Khi Thánh John nhìn thấy vị thiên sứ đứng trên biển và đất, thì đại chiến thế giới thứ III vừa mới kết thúc tại nhân gian, phe Sa-tăng cộng sản thắng lợi, và hai vị sứ giả của Thượng Đế bị giết hại trên đường phố Jerusalem. Chính vì vậy, ngày lớn thẩm phán của Thượng Đế đối với nhân loại đã đến, hết thảy trời cũ đất cũ sẽ kết thúc, trời mới đất mới sắp đến, do đó «Khải Huyền» nói: “Sẽ không còn trì hoãn nữa”.

Vậy còn “huyền nhiệm của Đức Chúa Trời”? Chính là những bí mật mà Thượng Đế tiết lộ cho nhân loại qua các vị tiên tri. (1) Thông qua phúc âm của Abraham, thế nhân biết được Thượng Đế là Chúa Sáng Thế, là Đấng an bài bí mật của nhân loại. (2) Thông qua phúc âm của Moses, thế nhân biết được giữa con người và Thượng Đế là có giao ước. (3) Thông qua Chúa Jesus, thế nhân biết được thế nào là Cứu Thế Chủ, thế nào là Thánh đồ, từ đó lựa chọn đi theo Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp để tiến nhập vị lai. (4) Thông qua khải thị của Thánh John, thế nhân biết được bí mật về đại thẩm phán của Thượng Đế và tân Thiên, tân Địa.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

【Nguyên văn Khải Huyền】

10:08 “Kế đó, tiếng tôi đã nghe từ trời phán với tôi một lần nữa rằng, ‘Hãy đi, lấy cuộn sách đã mở ở nơi tay vị thiên sứ đứng trên biển và trên đất.’”

10:09 “Tôi đến gặp vị thiên sứ ấy và xin vị ấy cho tôi cuộn sách nhỏ. Vị thiên sứ ấy nói với tôi, ‘Hãy lấy và ăn đi. Nó sẽ ngọt như mật trong miệng ngươi, nhưng sẽ đắng trong bụng ngươi.’”

10:10 “Tôi lấy cuộn sách nhỏ khỏi tay vị thiên sứ và ăn nó. Sách ấy ngọt như mật trong miệng tôi, nhưng khi nuốt vào, bụng tôi thấy đắng.”

10:11 “Bấy giờ tôi được bảo, ‘Ngươi còn phải nói tiên tri về nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều ngôn ngữ, và nhiều vua chúa.’”

【Gỡ bỏ phong ấn】

Vì sao Thánh John được dẫn lên thiên giới? Bởi vì quyển sách lịch sử với bảy phong ấn đã định Thánh John sẽ là người viết «Khải Huyền» và truyền lại cho thế nhân, từ đó khiến thế nhân ngộ Đạo, ngộ được chân tướng trong cuốn sách nhỏ. Do đó, để thế nhân có thể khai mở chỗ mê trong «Khải Huyền», chúng Thần đã để Thánh John ăn cuốn sách nhỏ.

“Ngươi còn phải nói tiên tri về nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều ngôn ngữ, và nhiều vua chúa”: trước đây, rất nhiều người đọc «Khải Huyền» cho rằng nhờ đó mà Thánh John có được năng lực tiên tri. Thực ra câu này là Thần muốn Thánh John dùng hình thức tiên tri trong «Khải Huyền» để giúp thế nhân ngộ được nội dung cuốn sách nhỏ.

Chân ý của «Khải Huyền», cũng là chân tướng trong cuốn sách nhỏ mà «Khải Huyền» muốn khải ngộ thế nhân chính là:

Thiên Địa cũ sẽ bị giải thể, bị hủy, và Cứu Thế Chủ sẽ tới cứu vãn hết thảy nguy nan. Nhưng để an bài tự cứu, chúng Thần quá khứ đã can nhiễu an bài cứu độ chúng sinh của Cứu Thế Chủ, và các an bài này đều được ghi lại thành phép tắc trong quyển sách lịch sử với bảy phong ấn trên thiên thượng.

“Vạn vương chi Vương, vạn chủ chi Chủ” Thành Tín Chân Thật—Pháp Luân Thánh Vương Lý Hồng Chí Sư Phụ chính là Cứu Thế Chủ mà chúng Thần dựa vào để an bài tự cứu, là hy vọng duy nhất để cứu vãn và làm mới Thiên Địa!

Tất cả chư Phật Thế tôn xuất hiện trong lịch sử đều là để trải đường cho Cứu Thế Chủ!

Tất cả chúng sinh phải được Cứu Thế Chủ cứu độ thì mới có được vị lai!

Phong trào cộng sản trong lịch sử chỉ là để khiến Trung Quốc trở thành vương quốc ma quỷ của Sa-tăng, nhằm gây ra đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ Pháp Luân Đại Pháp tại thế gian, thực hiện “khảo nghiệm” của chúng Thần quá khứ đối với đệ tử Đại Pháp.

Tất cả chúng sinh đều được quan sát biểu hiện trong đoạn thời gian Đại Pháp bị bức hại này. Có thể phân biệt Thiện-ác, nhận rõ đâu là ma quỷ, đâu là Cứu Thế Chủ, thì mới có thể được đắc cứu!

Tất cả những ai có thể thức tỉnh trong đại hoạn nạn bức hại Thánh đồ và ủng hộ chính nghĩa thì đều được cứu độ!


Tranh: Thánh John nhận cuộn sách từ vị thiên sứ và ăn nó.

﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡﹡

Để thuận tiện cho độc giả chính giải chân ý của «Khải Huyền», dưới đây chúng ta sẽ hình thành bộ phận thứ sáu “Ngày tàn của thế giới” dựa trên cơ sở gỡ bỏ phong ấn ở trên, toàn bộ tổng hợp như sau. Trong đó, phần chữ số bên tay trái đại biểu chương tiết nguyên văn đối ứng với chân ý trong chính giải.

8:01 “Khi Chúa Jesus mở ấn thứ bảy, trên thiên thượng yên lặng khoảng nửa giờ.”

8:02 “Sau đó tôi nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn bảy vị thiên sứ đứng trước mặt Thượng Đế, và họ được chúng Thần ban cho bảy cây kèn.”

8:03 “Tôi còn nhìn thấy một vị thiên sứ khác đến đứng trước bàn thờ, tay cầm một lư hương bằng vàng; vị ấy được ban cho nhiều hương thơm để dâng hương trên bàn thờ bằng vàng ở trước ngai Thượng Đế với những lời cầu nguyện của tất cả các Thánh đồ.”

8:04 “Tôi nhìn thấy khói của hương thơm từ tay vị thiên sứ quyện với những lời cầu nguyện của các Thánh đồ bay lên trước mặt Thượng Đế.”

8:05 “Kế đó tôi nhìn thấy vị thiên sứ ấy lấy lửa trên bàn thờ bỏ vào đầy lư hương, rồi ném lư hương đó xuống mặt đất, thì có sấm nổ, âm vang, sét chớp, và động đất. Thời điểm chúng Thần báo ứng tội ác của thế gian đã đến, thời khắc Thượng Đế giải oan cho các Thánh đồ đã đến.”

8:06 “Bấy giờ tôi nhìn thấy bảy vị thiên sứ chuẩn bị thổi kèn. Vậy là thời điểm chúng Thần trừng phạt nhân loại đã đến, các loại tai họa trong ngày tàn của thế giới đã đến.”

11:01 “Khi ấy, tôi nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn, trong 42 tháng ngày tàn của thế giới, tôi được Thượng Đế ban cho quyền đo lường tâm của các giáo đồ, để xem biểu hiện của họ khi hai vị sứ giả của Thượng Đế truyền bá phúc âm tại thế gian. Tôi còn được Thượng Đế bảo rằng, ‘Hãy đứng dậy và dùng quyền hành của mình để đo lường tâm các giáo đồ Do Thái và Cơ Đốc, xem ai thật ai giả,”

11:02 “với những người cầu khoan dung của Ta, nhưng không tin người do Ta phái xuống, thì không phải là người trong điện của Ta. Ta sẽ cho họ 42 tháng, xem họ có thể bứt khỏi kiềm chế của Sa-tăng để đi theo Cứu Thế Chủ hay không. Sau 42 tháng, hết thảy đều triệt để kết thúc, không còn cơ hội nữa.”

11:03 “Khi ấy, Ta sẽ cho hai nhân chứng của Ta trở lại nhân gian, ăn mặc như người bình thường, và truyền bá phúc âm của Ta giữa các loại tai họa ngày tận thế tại thế gian trong 1.260 ngày.’”

11:04 “Hai người này chính là Abraham và Moses. Họ sẽ đứng trước mặt Chúa Jesus, vị Chủ Thiên Địa vị lai, cũng giống như hai cây ô-liu và hai cây đèn đứng trước mặt Chúa của thế gian trong Do Thái giáo của Ta.”

11:05 “Ta sẽ ban cho hai người này công năng. Nếu ai muốn làm hại họ, lửa từ miệng họ phun ra sẽ thiêu rụi kẻ thù của họ. Nếu ai muốn làm hại họ, kẻ ấy nhất định sẽ bị giết như thế.”

11:06 “Ta sẽ ban cho hai người này công năng. Hai người ấy có quyền đóng cửa trời để mưa không rơi xuống đất trong những ngày họ nói tiên tri, và họ có quyền biến nước thành máu và đánh phạt trái đất bằng mọi thứ tai họa, bất cứ lúc nào họ muốn.”

11:07 “Khi họ hoàn thành sứ mạng làm chứng của mình, thế lực tà ác các quốc gia cộng sản nhất định sẽ giao chiến với họ. Chúng sẽ được phép đánh bại họ, và giết họ trong ngày Ta mở rương đựng giao ước trên thánh điện để thẩm phán thế gian.”

11:08 “Thi thể của họ sẽ bị phơi bày trên đường của thành phố lớn mà phương diện thuộc linh gọi là thành phố tội ác Sodom và Ai Cập, nơi Chúa Jesus của họ đã chịu đóng đinh, tức Jerusalem.”

11:09 “Người ta từ các dân tộc, các chủng tộc, các ngôn ngữ, và các quốc gia sẽ nhìn thấy thi thể của họ trong ba ngày rưỡi; và chúng không cho đem thi thể của họ chôn trong mộ.”

11:10 “Những người sống trên đất sẽ hân hoan về cái chết của họ, người ta sẽ ăn mừng và tặng quà cho nhau, vì người ta cho rằng hai vị tiên tri ấy đã dùng công năng để làm khổ những người sống trên đất. Người ta cho rằng hai người họ chính là nguyên nhân của các tai họa trong ngày tàn của thế giới.”

11:11 “Nhưng tôi nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn, sau ba ngày rưỡi, sinh khí từ Thượng Đế sẽ nhập vào họ, khiến họ đứng dậy trên chân mình. Bấy giờ những kẻ đang nhìn xem họ đều cực kỳ sợ hãi.”

11:12 “Hai vị tiên tri ấy nghe một tiếng lớn từ trời gọi họ rằng, ‘Hãy lên đây!’ Bấy giờ họ được bay lên giữa ban ngày trong đám mây, giữa lúc những kẻ thù của họ đang nhìn theo.”

11:13 “Ngay giờ đó, Thượng Đế mở rương đựng giao ước trên bảo điện để thẩm phán nhân loại và khiến một trận động đất lớn xảy ra; một phần mười của thành phố Jerusalem bị sụp đổ, và bảy ngàn người bị chết vì trận động đất ấy; những người sống sót đều cực kỳ sợ hãi, và nguyện dâng vinh diệu lên Thượng Đế trên trời.”

16:13 “Khi Thượng Đế phái hai vị sứ giả của Ngài xuống thế gian truyền bá phúc âm, tôi lại nhìn thấy từ miệng con rồng , từ miệng con thú,, và từ miệng tiên tri giả , xuất ra ba tà linh ô uế giống như ba con ếch đến mê hoặc thế nhân.
16:14 “Vì chúng là tà linh của các quỷ nên chúng làm được những việc lạ lùng. Chúng đến với các lãnh đạo trên toàn thế giới để giao dịch dơ bẩn với họ và dụ dỗ họ bằng lợi ích kinh tế. . Do đó ma quỷ tập hợp lực lượng tại nhân gian hầu đánh trận với vương quốc Cơ Đốc trong ngày thẩm phán của Thượng Đế.”

16:15 “Nhìn tới đây, tôi (Thánh John) không kìm nổi cảm thán: Nhìn này, ta đến không ai biết như kẻ trộm. Ta cảnh tỉnh các ngươi phải nghiêm khắc yêu cầu hành vi của bản thân, phước cho những ai không bước đi lõa lồ trong sự xấu hổ. Đừng để những thứ tà linh lạn quỷ ấy khống chế các ngươi.”

16:16 “Tôi nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn, thế lực ma quỷ quy tụ lực lượng về một nơi mà tiếng Hebrew gọi là Armageddon. Tại đây, chúng chuẩn bị tranh chiến với lực lượng Cơ Đốc do hai vị sứ giả của Thượng Đế dẫn đầu.”

8:07 “Tôi nhìn vào quyển sách với bảy phong ấn, thấy khi Thượng Đế phái hai vị sứ giả của Ngài xuống thế gian truyền bá phúc âm, vị thiên sứ thứ nhất thổi kèn, tức thì có mưa đá và lửa từ trên trời rơi xuống. Một phần ba trái đất bị thiêu đốt, một phần ba cây cối bị thiêu trụi, và tất cả cỏ xanh bị thiêu hủy. Đây là báo ứng của Thượng Đế đối với đất.”

8:08 “Khi vị thiên sứ thứ nhì thổi kèn, tôi lại nhìn vào quyển sách với bảy phong ấn, thấy núi lửa dưới đáy biển bùng phát, phun trào dung nham khắp nơi. Một phần ba biển biến thành đỏ như máu,”

8:09 “một phần ba các sinh vật sống trong biển chết, và một phần ba tàu bè ghe thuyền bị tiêu hủy. Đây là báo ứng của Thượng Đế đối với biển.”

8:10 “Khi vị thiên sứ thứ ba thổi kèn, tôi nhìn vào quyển sách với bảy phong ấn, thấy có một ngôi sao chổi cháy phừng phừng như một ngọn đuốc từ trời lao xuống một phần ba các sông ngòi và các suối nước trên mặt đất. Đây là báo ứng của Thượng Đế đối với nước ngọt.”

8:11 “Tên của ngôi sao chổi ấy là Ngải Đắng, và một phần ba các nguồn nước trở thành ngải đắng; thế là nhiều người chết vì nước ấy, bởi nước đã hóa ra đắng.”

8:12 “Khi vị thiên sứ thứ tư thổi kèn, tôi lại nhìn vào quyển sách với bảy phong ấn, thấy vũ trụ chịu đả kích từ bên ngoài, bao gồm mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, đến nỗi chúng bị tối đi một phần ba. Một phần ba ban ngày không có ánh sáng và một phần ba ban đêm cũng vậy. Đây là báo ứng của Thượng Đế đối với vũ trụ.”

8:13 “Bấy giờ tôi thấy và nghe nước Mỹ phát ra lời cảnh báo đối với toàn nhân loại, hô lớn: ‘Những tai họa này đều là Thượng Đế trừng phạt nhân loại chúng ta! Còn có ba tai họa như vậy nữa đang tới! Hỡi nhân loại trên mặt đất, có họa rồi, có họa rồi, có họa rồi!’”

9:01 “Khi vị thiên sứ thứ năm thổi kèn, tôi thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và ngôi sao ấy được chúng Thần an bài để mở ra vực thẳm không đáy.”

9:02 “Ngôi sao ấy mở vực thẳm, khói từ vực thẳm bốc lên cuồn cuộn như khói của một lò lửa lớn; mặt trời và bầu trời bị khói từ vực thẳm che tối.”

9:03 “Tôi còn nhìn thấy từ trong luồng khói đó một loại virus bay ra khắp đất như châu chấu, và chúng Thần ban cho loại virus này quyền phá hoại như quyền của những bò cạp trên đất.”

9:04 “Chúng Thần căn dặn loại virus này: ‘Các ngươi không được làm hại cỏ xanh, các loài thực vật, hay cây cối trên đất, mà chỉ làm hại những người không có ấn của Thượng Đế trên trán.”

9:05 “Các ngươi không được phép giết họ, mà chỉ hành hạ trong 5 tháng, và họ sẽ bị đau đớn như bị bò cạp chích.'”

9:06 “Trong những ngày ấy người ta sẽ tìm cái chết nhưng tìm không thấy, họ mong cho được chết, nhưng tử thần đã trốn khỏi họ.”

9:07 “Tôi nhìn thấy hình dạng những con virus ấy giống như những ngựa chiến được chuẩn bị sẵn sàng để ra trận. Trên đầu chúng có vật gì giống như cái mão bằng vàng, và mặt chúng giống như mặt người.”

9:08 “Chúng có tóc như tóc phụ nữ, và răng chúng như răng sư tử.”

9:09 “Chúng có giáp che ngực cứng như giáp sắt, và âm thanh của cánh chúng như tiếng của nhiều xe chiến mã đang xông vào trận mạc.”

9:10 “Chúng có đuôi như đuôi bò cạp với ngòi chích độc trong đuôi ấy, và trong đuôi chúng có chất độc làm người ta đau đớn trong 5 tháng.”

9:11 “Tôi còn nhìn thấy chúng có một vua lãnh đạo chúng, đó là sứ giả của vực thẳm. Tên của vị sứ giả trong tiếng Hebrew là ‘Abaddon,’ còn tên đó trong tiếng Hy Lạp là ‘Apollyon.’”

9:12 “Tôi nhìn thấy cơn thống khổ thứ nhất trong 5 tháng đã qua, còn hai cơn thống khổ nữa sắp đến.”

9:13 “Lúc ấy thế lực các quốc gia cộng sản và thế lực các quốc gia Cơ Đốc đã tụ tập lại. Khi vị thiên sứ thứ sáu thổi kèn, tôi nghe có tiếng từ bốn sừng của bàn thờ bằng vàng trước mặt Thượng Đế”

9:14 “bảo vị thiên sứ thứ sáu đang có cây kèn rằng, ‘Hãy thả bốn thế lực Do Thái giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo và cộng sản tập trung tại Trung Đông ra.’”

9:15 “Vậy bốn thế lực ấy, vốn được chuẩn bị sẵn cho giờ, ngày, tháng, và năm, được thả ra để gây chiến tranh toàn diện tại Trung Đông, khiến đại chiến thế giới thứ III bùng nổ. Chúng Thần đã an bài kỹ bốn thế lực này để khi thời điểm tới, họ được thả ra để tiêu diệt một phần ba nhân loại.”

9:16 “Quân số các bên tham chiến là 200 triệu; tôi đã nghe được quân số đó của họ.”

9:17 “Các binh lính, chiến xa và chiến thuyền tôi thấy trong quyển sách với bảy phong ấn là như thế này: Binh lính mặc áo giáp chống đạn, mặt nạ phòng hơi độc, kính nhìn ban đêm, súng ống lựu đạn, với đủ màu đỏ như lửa, xanh như nước biển, và vàng như lưu huỳnh; đầu các xe tăng và tàu chiến trông hung hãn như đầu sư tử, và chúng bắn ra các loại đạn pháo.”

9:18 “Một phần ba nhân loại bị tiêu diệt bằng ba tai họa đó, tức bằng đạn, pháo, và tên lửa bắn ra từ xe tăng và tàu chiến.”

9:19 “Sức mạnh của các xe tăng ấy nằm ở đầu và đuôi chúng, vì chúng đều có thể gây ra tử thương.”

9:20 “Tuy nhiên, tôi nhìn thấy nhân loại còn lại, tức những người không bị giết bởi các tai họa ấy, vẫn không chịu ăn năn về những việc tự họ gây ra. Họ vẫn không từ bỏ thờ lạy các lãnh tụ cộng sản hoặc ma quỷ chuyển sinh vào tôn giáo, tức các tượng làm bằng vàng, bạc, đồng, đá, gỗ là những thứ không có khả năng thấy, nghe, và đi. Cho dù ở nhà, trong chùa, tại giáo đường hay trên núi, bất kể tượng ai, thì đều là bái ngẫu tượng, đều là cô phụ đạo lý Chúa Jesus năm xưa đã dùng huyết của mình để chứng thực với thế nhân, đều là cô phụ an bài khổ tâm mấy ngàn năm qua của Thượng Đế, đều là không tuân thủ giao ước với Thượng Đế.”

9:21 “Vẫn còn có những người không ăn năn từ bỏ các tội ác giết người, tà thuật, gian dâm, và trộm cắp của họ. Những người này sẽ phải chịu báo ứng mãnh liệt hơn nữa về sau.”

10:01 “Tôi lại nhìn thấy từ quyển sách với bảy phong ấn một vị thiên sứ mạnh mẽ khác từ trời hạ xuống, mình cuộn trong mây, trên đầu có cầu vồng, mặt sáng rực như mặt trời, và hai chân như hai trụ lửa.”

10:02 “Trong tay vị thiên sứ ấy cầm một cuộn sách nhỏ đã được mở ra. Vị thiên sứ ấy đặt chân phải trên biển và chân trái trên đất,”

10:03 “rồi hô lên một tiếng lớn như tiếng sư tử rống. Khi vị thiên sứ ấy hô lên, bảy âm thanh vang rền như sấm phát ra nội dung của cuộn sách nhỏ.”

10:04 “Khi bảy âm thanh có nội dung cuộn sách nhỏ vừa dứt, tôi định ghi xuống thì tôi nghe có tiếng từ trời phán, ‘Hãy niêm phong những lời từ cuộn sách nhỏ lại, không thể để con người trực tiếp biết được.’ Thế là tôi không ghi lại âm thanh vị thiên sứ có nội dung của cuộn sách nhỏ nữa.”

10:05 “Bấy giờ vị thiên sứ tôi đã thấy đứng trên biển và trên đất đưa tay phải lên trời,”

10:06 “Ngài nhân danh Đấng hằng sống đời đời vô cùng, Đấng đã tạo dựng trời và mọi vật trong đó, đất và mọi vật trong đó, biển và mọi vật trong đó, thề rằng, ‘Sẽ không còn trì hoãn nữa,”

10:07 “trong những ngày tiếng kèn của vị thiên sứ thứ bảy vang lên, bí mật của Thượng Đế sẽ hiển lộ hoàn toàn, y như Ngài đã báo cho các đầy tớ Ngài, là các vị tiên tri Abraham, Moses, Chúa Jesus, và Thánh John. (1) Thông qua phúc âm của Abraham, thế nhân biết được Thượng Đế là Chúa Sáng Thế, là Đấng an bài bí mật của nhân loại. (2) Thông qua phúc âm của Moses, thế nhân biết được giữa con người và Thượng Đế là có giao ước. (3) Thông qua Chúa Jesus, thế nhân biết được thế nào là Cứu Thế Chủ, thế nào là Thánh đồ, từ đó lựa chọn đi theo Cứu Thế Chủ thời mạt kiếp để tiến nhập vị lai. (4) Thông qua khải thị của Thánh John, thế nhân biết được bí mật về đại thẩm phán của Thượng Đế và tân Thiên, tân Địa.”

10:08 “Kế đó, tiếng tôi đã nghe từ trời phán với tôi một lần nữa rằng, ‘Hãy đi, lấy cuộn sách đã mở ở nơi tay vị thiên sứ đứng trên biển và trên đất.’”

10:09 “Tôi đến gặp vị thiên sứ ấy và xin vị ấy: ‘Xin Ngài ban cho con cuộn sách nhỏ’. Vị thiên sứ ấy nói với tôi, ‘Hãy lấy và ăn nó đi. Nó sẽ ngọt như mật trong miệng ngươi, nhưng sẽ đắng trong bụng ngươi.’”

10:10 “Tôi lấy cuộn sách nhỏ khỏi tay vị thiên sứ và ăn nó. Sách ấy ngọt như mật trong miệng tôi, nhưng khi nuốt vào, bụng tôi thấy đắng.”

10:11 “Bấy giờ vị thiên sứ ấy bảo tôi, ‘Vì ngươi đã ăn cuộn sách nhỏ, ngươi nhất định sẽ dùng hình thức tiên tri «Khải Huyền» để đem nội dung của nó lưu truyền tới nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều ngôn ngữ, và nhiều vua chúa.’”



Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/book/html/zhengjie/z006.htm

“Vũ trụ là vô hạn về cả không gian và thời gian”


Tác giả: Sử Kha (chỉnh lý)



Tiểu sử của Trương Hành



Trương Hành (Nguồn: Internet)

Trương Hành, tự là Bình Tử, sinh ra ở quận Nam Dương, huyện Tây Ngạc, trấn Thạch Kiều (nay là thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, cách Thành Bắc 25 km), vào năm thứ ba Chương Đế Kiến Sơ tại vị (tức năm 78 SCN). Năm 16 tuổi, ông rời quê hương đi du học vòng quanh Trung Quốc. Ông đã gặp rất nhiều học giả nổi tiếng. Một lần ông đến Trường An, kinh đô cũ của triều Hán. Ở đó, ông đã đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử địa phương, và nghiên cứu địa hình, các sản vật, phong tục và nhân tình thế thái ở vùng núi xung quanh. Sau đó, ông đã đến Lạc Dương, thủ đô của Đông Hán, và theo học tại Đại học, trường học cao nhất ở đó.

Trương Hành cũng đặc biệt yêu thích văn học. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học với nhiều phong cách khác nhau, đáng chú ý gồm có Quy điền phú, Nhị kinh phú, Tứ sầu thi, Đồng thanh ca. Vào năm thứ tư An Đế Vĩnh Sơ tại vị (tức năm 111 SCN), Trương Hành theo lệnh tiến kinh, nhậm các chức Lang Trung, Thái Sử Lệnh, chức quan nhỏ Công Xa Tư Mã Lệnh, rồi đến cấp quan bậc trung. Trong đó thời gian đảm nhận chức Thái Sử Lệnh là dài nhất, được 14 năm. Thái Sử Lệnh là quan viên phụ trách các sự vụ như quan trắc thiên tượng, biên soạn hiệu đính lịch, dự báo thời tiết, và tổ chức các nghiên cứu về thời tiết và khí trời. Trong khoảng thời gian đảm đương chức vụ này, ông đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về lịch thiên văn, và đã có nhiều cống hiến vô cùng to lớn.

Theo kiến thức và quan sát thực tế của ông về quy luật vận hành của các thiên thể, Trương Hành đã tạo ra bộ máy “Hỗn thiên nghi”, diễn tả chính xác quy luật vận hành của các tinh cầu và thuyết Hỗn Thiên (cho rằng trời giống như một cái vỏ trứng gà, đất như lòng đỏ trứng gà). Ông tinh thông thiên văn và lịch toán. Ông đã viết rất nhiều sách về thiên văn học, trong đó có Linh hiến, Linh hiến đồvà Hỗn Thiên nghi đồ chú là các trứ tác về thiên văn học. Ông là một trong những đại diện tiêu biểu cho những người theo thuyết Hỗn Thiên trong thời kỳ Đông Hán.

Linh hiến – Thiên văn học trứ tác

Linh hiến là tác phẩm nổi tiếng nhất trong những cuốn sách của Trương Hành. Đó là một cuốn sách thiên văn học mô tả sự phát triển và vận động của thiên, địa, nhật, nguyệt và các ngôi sao. TrongLinh hiến, Trương Hành nói rằng: các chiều không gian mà chúng ta có thể quan sát được là có giới hạn, còn những chiều không gian mà chúng ta không thể thấy được thì vô cùng vô tận. Tác phẩm của ông đề xuất một cách rõ ràng lý thuyết rằng vũ trụ là vô hạn về cả không gian và thời gian.

Trong Linh hiến, Trương Hành chỉ ra rằng Mặt Trăng tự nó không thể phát sáng mà là nhờ phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời. Ông cho rằng Mặt Trời và Mặt Trăng giống như nước với lửa. Lửa có thể phát ra ánh sáng và nước thì có thể phản chiếu ánh sáng. Ông chỉ ra rằng ánh sáng Mặt Trăng tỏa ra là do chiếu xạ ánh sáng Mặt Trời, và vào ban ngày không nhìn thấy được ánh trăng, là vì lúc đó nó bị ánh sáng Mặt Trời áp đảo. Đồng thời ông cũng giải thích về nguyên nhân xuất hiện nguyệt thực. Ông tin rằng khi trăng tròn, chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ mặt trăng; nhưng sẽ có lúc chúng ta không thể, đó là khi Trái Đất được mặt trời chiếu sáng, ông gọi bóng của Trái Đất là “Ám hư” và khi Mặt Trăng đi qua vị trí của “Ám hư”, hiện tượng nguyệt thực sẽ xảy ra. Lý giải của ông về nguyên lý của nguyệt thực rất sâu sắc.

Ngoài ra, trong Linh hiến, Trương Hành cũng tính toán đường kính góc của Mặt Trời và Mặt Trăng, và ghi chép lại 2.500 ngôi sao mà ông quan sát thấy trong thời gian ở Lạc Dương, các tính toán này rất gần với kết quả của các nhà thiên văn học hiện đại. Trong một cuốn sách thiên văn học khác tên là Hỗn thiên nghi đồ chú, ông đã đo được một năm Mặt Trời là “365 độ và một phần tư”, rất giống với con số mà các nhà thiên văn hiện đại tính toán được là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây.

Trong Linh hiến, Trương Hành sử dụng một số thuật ngữ hiện đại như đường xích đạo, hình e-lip, Nam Cực và Bắc Cực. Ông cũng là người đầu tiên vẽ hoàn chỉnh biểu đồ sao ở Trung Quốc, trong đó có 2.500 vì tinh tú. Theo Trương Hành: “Có 124 ngôi sao luôn phát sáng và 320 ngôi sao có tên. Tổng số các sao là 2.500, vẫn còn một số ngôi sao chưa được liệt kê vào đây.” Biểu đồ sao mà Trương Hành thực hiện không chỉ vượt qua rất nhiều những người tiền nhiệm trước đó, mà còn là biểu đồ hàng đầu trong một thời gian dài sau đó. Trong giai đoạn cuối triều Hán, Trung Quốc rơi vào hỗn loạn và biểu đồ sao của Trương Hành đã bị thất lạc. Vào đầu triều Tấn, biểu đồ sao Trương Hành chỉ còn 1.464 ngôi sao, trong đó chỉ có một nửa số ngôi sao được sắp xếp bởi Trương Hành. Phải đến thời Khang Hy Hoàng đế của triều Thanh, một biểu đồ sao phức tạp hơn đã được tạo ra nhờ sử dụng một kính viễn vọng, và biểu đồ lần này bao gồm hơn 3.000 ngôi sao.

Hỗn thiên nghi và Hậu phong địa động nghi


Hỗn thiên nghi (nhà Minh)

Vào năm 117 SCN, Trương Hành đã chế tạo ra máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi đầu tiên trên thế giới và nó được điều khiển bởi các bánh răng bằng đồng. Hỗn thiên nghi có một quả cầu bên ngoài và một quả cầu bên trong, cả hai quả cầu đều quay. Trên bề mặt được chạm khắc Nam Cực, Bắc Cực, đường xích đạo, hoàng đạo, 24 tiết khí, Mặt Trời, Mặt Trăng, và các tinh tú. Các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao, cũng như trạng thái của quỹ đạo của chúng tương ứng với vị trí thực tế trong vũ trụ.

Vào năm 132 SCN, Trương Hành phát minh ra Hậu Phong địa động nghi, được làm bằng đồng tinh luyện, có hình một nồi rượu. Trên bề mặt có tám con rồng. Đầu của mỗi con rồng nhìn ra tám hướng đông, nam, tây, bắc, đông bắc, đông nam, tây bắc và tây nam. Mỗi con rồng ngậm một quả bóng đồng và có một con ếch ngồi dưới đầu của nó. Khi một trận động đất xảy ra, miệng của rồng ở hướng của trận động đất sẽ tự động mở ra, và quả bóng đồng sẽ rơi vào miệng của con ếch tương ứng, ngay lập tức các nhân viên sẽ ghi lại thời gian và phương hướng của trận động đất. Năm 138 SCN, chiếc máy địa chấn này đã phát hiện chính xác một trận động đất xảy ra ở Lũng Tây. Địa động nghi mà Trương Hành phát minh ra là bộ máy đầu tiên trên thế giới có khả năng đo được hướng của một trận động đất, và nó đã có từ 1.700 năm trước khi máy địa chấn châu Âu được phát minh.



Địa động nghi của Trương Hành

Trương Hành cũng phát minh ra máy đo quãng đường có thể gõ một tiếng trống sau khi xe đi được một lý (0,5 km), cơ cấu la bàn có kim luôn chỉ về hướng Nam, đồng hồ Mặt Trời của Trung Quốc cổ đại để đo vị trí của Mặt Trời, một con chim gỗ bay, và nhiều thứ khác nữa. Ông cũng ước tính pilà căn bậc hai của 10, ông đã viết hơn 30 cuốn sách về thiên văn học lẫn văn học và có nhiều đóng góp to lớn trong lịch pháp, toán học, văn học và nghệ thuật.

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/1045

Cuộc đối thoại giữa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và trưởng đoàn gánh hát




 Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

 Một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến hóa duyên ở nước Ma Kiệt Đà, Ngài ở tại tịnh xá Trúc Viên Già Lan Đà ở phía bắc thành Vương Xá. Một hôm, có một vị trưởng đoàn gánh hát nổi tiếng thời bấy giờ đến tịnh xá Trúc Viên Già Lan Đà. Ông đến hành lễ trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cung kính hỏi rằng: “Trước đây, con từng nghe các bậc tiền bối trong giới văn nghệ nói rằng: Nếu người nghệ nhân có thể biểu diễn hết mình trước quần chúng, mang niềm vui đến cho mọi người, giúp mọi người vui cười thỏa thích, vậy thì người nghệ nhân đó sau khi chết có thể có một cuộc sống vui vẻ nơi cõi trời. Nói như vậy Ngài thấy có đúng không?”

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời rằng: “Chúng ta không nên bàn đến chuyện này nữa, ông đừng hỏi ta nhìn nhận sự việc này như thế nào”. Vị trưởng đoàn gánh hát vẫn không nản lòng, hỏi đi hỏi lại ba lần, Đức Phật đành phải trả lời: “Ta hỏi ông câu này, ông nghĩ thế nào hãy trả lời như thế. Trước đây, khi thế gian còn chưa có đấng cứu độ, mọi người đều chưa xa rời khỏi tham sân si, cũng không biết được cần phải xa rời tham sân si, vẫn bị trói buộc bởi tham sân si. Nội dung các vở biểu diễn ca múa hý kịch của nghệ nhân cũng không tách khỏi tham sân si, như vậy mới có thể phù hợp với thị hiếu của mọi người, thu hút mọi người đến xem. Mọi người đến xem nghệ nhân biểu diễn, vui cười thỏa thích, há chằng phải lại càng làm mạnh thêm tâm tham sân si của họ hay sao, khiến cho mọi người càng bị trói buộc vào tham sân si hay sao? Đây chính là giống như một người bị trói hai tay ngược ra đằng sau bằng dây gai, có người muốn hành hạ anh ta càng đau đớn hơn, bèn liên tục tưới nước lên sợi dây gai, dây gai hút nước liền nở ra, khiến dây trói càng chặt hơn, vậy há chẳng phải là khiến anh ta càng bị trói chặt hơn, càng đau khổ hơn hay sao?”

“Đúng vậy”, vị trưởng đoàn gánh hát trả lời.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Vậy nên chúng sinh đã không thể xa lìa sự trói buộc của tham sân si, lại còn chịu sự kích động của ca múa hý kịch, há chẳng phải là càng làm tăng thêm tâm tham sân si của họ sao?”

Vị trưởng đoàn gánh hát nghe xong không thể không thừa nhận lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói có đạo lý: các màn biểu diễn ca múa hý kịch giúp cho mọi người vui cười thỏa thích, nhưng cũng kích động chúng sinh tăng thêm tâm tham sân si, nên càng khiến chúng sinh bị trói buộc sâu hơn vào tham sân si.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tiếp: “Vậy nên, các bậc tiền bối trong giới văn nghệ xưa nay nói rằng người nghệ nhân biểu diễn ca múa hý kịch mang niềm vui đến cho mọi người, giúp mọi người vui cười thỏa thích, thì sau khi chết có thể có cuộc sống vui vẻ nơi cõi trời, quan điểm đó là tà kiến sai lầm! Thành thật mà nói, những người ôm giữ tà kiến như vậy sau khi chết chỉ có thể rơi vào địa ngục hoặc đầu thai làm súc vật, sao có thể lên trời được?”

Trưởng đoàn gánh hát sau khi nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp xong, lập tức quy y Phật Pháp. Nghe nói vị này về sau đã tu thành quả vị A La Hán.

Kỳ thực nếu như dùng hình thức ca múa nghệ thuật để tuyên dương các loại tà kiến, quan điểm sai lầm, văn hóa tà đảng, thuyết vô thần, thuyết tiến hóa và những thứ làm bại hoại đạo đức nhân loại, những thứ văn hóa phẩm đồi trụy hạ lưu, những thứ làm tăng trưởng tâm chấp trước của con người, vậy thì sẽ đều gây hại cho con người. Tuy nhiên, thuận theo sự bại hoại của nhân loại, đa số các tác phẩm nghệ thuật trong giới văn nghệ hiện nay đều mang ít nhiều những nội dung bất chính như vậy

Nếu dùng hình thức nghệ thuật chính thống chân chính để ca ngợi Thần Phật, ca ngợi những người tu luyện chân chính, ca ngợi vẻ đẹp của Phật Pháp, vạch trần tà ác, thức tỉnh lương tâm con người thế gian và chúng sinh, tuyên dương những điều ngay chính, tốt đẹp, vậy thì đều tốt cho nhân loại, cho chúng sinh, thậm chí là một việc đại thiện, tích vô lượng công đức.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2008/05/08/52731.佛家故事:释迦牟尼佛与歌舞团团主的对话.html

Trung Quốc và giấc mơ “quốc gia quán quân” của thế giới


by amaritx




Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc)



Quốc gia quán quân là quốc gia giàu mạnh nhất xuất hiện trong quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu kể từ sau khi hình thành hệ thống thế giới cận đại, là quốc gia dẫn đầu thế giới trong một thời gian, là quốc gia in dấu ấn sâu sắc trên toàn thế giới, có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Đổi ngôi Quán quân: 100 năm quay một vòng

Sự xuất hiện và thay thế Quốc gia quán quân có đặc điểm và quy luật của nó. Quốc gia quán quân loại hình khác nhau thì có những bộ mặt khác nhau. Địa vị và tác dụng của quốc gia đó thể hiện ở giá trị của nó đối với thế giới. Đại diện điển hình các Quốc gia quán quân xuất hiện trên thế giới cận đại trong 500 năm qua là Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16, Hà Lan ở thế kỷ 17, Anh – thế kỷ 18 và 19, Mỹ – thế kỷ 20. Trung Quốc sẽ trở thành Quốc gia quán quân trong thế kỷ 21.

Động lực của nước lớn trỗi dậy

Động lực chủ yếu làm cho thế giới phát triển tiến lên là sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Nếu nói nội bộ một quốc gia thì sự cạnh tranh giữa các giai cấp, tập đoàn, tầng lớp là động lực phát triển của quốc gia, thế thì sau khi hình thành hệ thống quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia chính là động lực phát triển thế giới, là động lực giúp nước lớn trỗi dậy.

GS Joseph Nye ở Học viện chính trị Kennedy thuộc Đại học Harvard nói: “Một số sử gia cho rằng giữa các quốc gia châu Âu có sự cạnh tranh, đúng là điều này đã làm cho các quốc gia đó luôn tự phát triển. Tại châu Á, Trung Quốc có địa vị chủ đạo, không nước nào có thể cạnh tranh với họ, vả lại trên vấn đề đối phó với sự xâm lược của các quốc gia phương Bắc, Trung Quốc chỉ giải quyết nội bộ, vì thế họ không có động lực bành trướng lãnh thổ.” “Không nghi ngờ gì nữa, cách đây 1.500 năm Trung Quốc là nước siêu lớn ở Đông Á. Hồi đó người châu Âu bắt đầu thám hiểm hàng hải, còn người Trung Quốc thì giảm hoạt động này. Bởi vậy bạn sẽ thấy đa số nước lớn bành trướng sức mạnh tới mấy châu lục đều bắt nguồn từ châu Âu.”

Theo Nye, sở dĩ phương Tây phát triển nhanh là do giữa các quốc gia ấy có sự cạnh tranh kịch liệt, đem lại động lực và sức sống cho thế giới. Trong thời cận đại, phương Đông phát triển chậm, thậm chí không tiến lên, đó là do chưa hình thành cạnh tranh giữa các quốc gia.

Trên thế giới ngày nay, số lượng quốc gia tham gia cạnh tranh tăng lên rất nhiều so với ngày trước. Trong thế kỷ 20, số lượng quốc gia có chủ quyền hợp pháp và giành được độc lập chính trị tăng lên ổn định: thập niên 1930 chỉ có khoảng 60 nước, cuối thế kỷ 20 có chừng 190 nước. Đến tháng 9/2002, Liên Hợp Quốc có 191 nước thành viên. Năm 2008 toàn thế giới có 225 quốc gia và lãnh thổ, gồm 194 quốc gia và 31 lãnh thổ. Thế giới đang phát triển trong sự cạnh tranh và ganh đua giữa các quốc gia. Sức sống, động lực, sức sáng tạo của cộng đồng quốc tế bắt nguồn từ động lực thúc đẩy của sự cạnh tranh đó. Cạnh tranh giữa các quốc gia nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn là động lực lớn nhất làm cho thế giới tiến lên.

Có thể chia mục tiêu cạnh tranh giữa các quốc gia làm mục tiêu thấp nhất và mục tiêu cao nhất. Nhà lý luận quan hệ quốc tế nổi tiếng người Mỹ Kenneth Neal Waltz cho rằng quốc gia “coi sự tự bảo tồn mình là mục tiêu tối thiểu, coi tranh giành quyền dẫn dắt thế giới là mục tiêu cao nhất”. Mục tiêu tối thiểu của cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia là sự sinh tồn tự thân của quốc gia đó. Mục tiêu cao nhất là trở thành Quốc gia quán quân thế giới, là giành quyền dẫn dắt thế giới.

Cuộc vật lộn, cạnh tranh của các quốc gia trên vũ đài thế giới gồm 4 tầng nấc:

An ninh. An ninh là mục tiêu chiến lược cơ bản nhất, quan trọng nhất. Lịch sử phát triển và thế giới tiến bộ đến như ngày nay, tuyệt đại đa số lợi ích an ninh của các quốc gia dân tộc đều được bảo đảm. Hiện nay 194 quốc gia về cơ bản không tồn tại nguy hiểm bị chinh phục và tiêu vong, chủ quyền quốc gia của họ trên cơ bản là an toàn. Chỉ có mười mấy nước bị đe dọa và khốn khổ bởi chiến tranh.
Phát triển. Tuy thế giới tiến sang thời đại hòa bình và phát triển đã nhiều năm nay, song số quốc gia thực sự có thể phát triển tương đối lớn và nhanh còn ít. Tổng số nước phát triển và nước mới công nghiệp hóa chỉ vào khoảng 40~50 nước, chiếm chừng 1/4 tổng số quốc gia.
Trỗi dậy. Trong nhóm nước đang phát triển, các nước trỗi dậy là những nước có thể ảnh hưởng tới tình hình thế giới. Xưa nay những nước như vậy tồn tại và xuất hiện không nhiều, trong 500 năm gần đây chỉ khoảng mười mấy nước. Hiện nay số nước có cơ hội, có điều kiện trỗi dậy trở thành cường quốc thế giới cũng chỉ là mấy nước đó.
Quốc gia quán quân là quốc gia ở đỉnh cao nhất. Thông thường khoảng 100 năm mới xuất hiện một Quốc gia quán quân. Tuy thế, trên thế giới cận đại 500 năm nay trước sau từng có 7-8 nước tranh giành ngôi báu này, nhưng thực sự tiến lên địa vị này cũng chỉ có mấy nước đó. Một nước muốn trở thành quán quân trên thế giới tất phải là quốc gia trỗi dậy, nhưng quốc gia trỗi dậy không nhất định đều trở thành quán quân. Từ một quốc gia sinh tồn, quốc gia đang phát triển, quốc gia đang trỗi dậy cho tới Quốc gia quán quân là cả một quá trình phấn đấu thần kỳ.

Thay đổi quốc gia quán quân: Sự thể hiện tập trung sức sống của thế giới

Khi có sự cạnh tranh giữa các quốc gia thì sẽ có quốc gia đào thải hoặc chiến thắng. Sự suy thoái của Quốc gia quán quân cũ và sự trỗi dậy của Quốc gia quán quân mới, sự đổi vị trí của họ thể hiện sức sống tiến bộ và phát triển của thế giới. Mỗi Quốc gia quán quân mới ra đời đánh dấu một lần nhảy vọt và tiến bộ có tính lịch sử của thế giới.

Trong phần mở đầu sách “Ngoại giao” (Diplomacy), Kissinger viết: “Tựa như tồn tại một quy luật tự nhiên nào đó, mỗi thế kỷ đều có một nước lớn trỗi dậy, họ có sức mạnh, có ý chí, có sự khích lệ về trí thức và đạo đức, dựa vào giá trị của mình xây dựng lại toàn bộ hệ thống quốc tế.”

Thực ra từ 2.000 năm trước, sử gia vĩ đại cổ Hy Lạp Herodotus căn cứ quá trình lịch sử thăng trầm của các thành bang Hy Lạp đã đưa ra một phán đoán nổi tiếng: sự suy vong của đô thị phồn hoa và sự trỗi dậy của đô thị nhược tiểu đã hùng hồn nói lên một kết luận: xưa nay tình hình tốt đẹp không bao giờ kéo dài. Điều này trên thực tế vạch ra quy luật phát triển không cân bằng trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, cũng là luật chu kỳ bá quyền: Quốc gia quán quân sẽ phải bị thay thế, không thể có một quốc gia nào đó độc quyền lâu dài.

Hồi thập niên 1980, nhà chính trị học quốc tế nổi tiếng người Mỹ George Modelski từng đưa ra lý thuyết “chu kỳ trăm năm” thay thế quốc gia bá quyền, cũng có thể gọi đó là lý thuyết chu kỳ trăm năm về “quyền lãnh đạo thế giới”. Ông chia nền chính trị quốc tế 500 năm qua làm 5 chu kỳ có tính thế kỷ (1495 – 2030), cứ cách khoảng 100 năm lại có một nước lớn trỗi dậy, lại xuất hiện một quốc gia bá quyền dẫn đầu hệ thống thế giới. Trong thời gian ấy đã lần lượt xuất hiện các quốc gia bá quyền: Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Hà Lan thế kỷ 17, Anh Quốc thế kỷ 18-19, Mỹ thế kỷ 20.

Dù là chu kỳ trăm năm “quốc gia bá quyền” hay là chu kỳ trăm năm “quyền lãnh đạo thế giới”, điều đó nói lên trong quá trình rượt đuổi cạnh tranh giữa các quốc gia, chưa hề có Quốc gia quán quân vĩnh viễn. Nhiệm kỳ của Quốc gia quán quân là “nhiệm kỳ thế kỷ”, “nhiệm kỳ trăm năm”. Người ta thường nói “thế kỷ Hà Lan”, “thế kỷ Anh”, “thế kỷ Mỹ”, nhiệm kỳ quán quân của các Quốc gia quán quân này là một thế kỷ. Chế độ nhiệm kỳ hình thành tự nhiên của Quốc gia quán quân là điều tốt đối với thế giới. Dù là muốn giữ vị trí quán quân hay muốn tiến lên quán quân, họ đều mang lại cho thế giới sức sống và động lực phát triển. Sự thay thế Quốc gia quán quân thể hiện trình độ vận động tổng thể của thế giới được nâng cao. Thí dụ, sự xuất hiện nước Anh đem lại cho thế giới tin mừng công nghiệp hoá; nước Mỹ tiến lên vị trí quán quân mang lại sự thay đổi mới cho thế giới; Quốc gia quán quân mới xuất hiện sau Mỹ nhất định cũng sẽ đem lại cho thế giới một cục diện mới.

Ba bộ mặt của “Quốc gia quán quân”

Đại để có thể chia Quốc gia quán quân thế giới ra làm ba kiểu loại.

Kiểu thực dân

Quốc gia quán quân “kiểu thực dân” là quốc gia thực hành “chủ nghĩa đế quốc thực dân”; thông qua sự chiếm đóng quân sự mà tiến hành trực tiếp thống trị, biến các nước yếu thành thuộc địa của mình, xây dựng đại đế quốc thực dân. Mấy nước lớn trỗi dậy thời kỳ đầu đều thuộc loại Quốc gia quán quân “kiểu thực dân”, gồm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh. Dựa vào lô-gích kẻ cướp “phát hiện thì chiếm lĩnh”, họ thực hành xâm chiếm bằng vũ lực, xây dựng những đế quốc thực dân khổng lồ.

Năm 1549, các thuộc địa ở châu Mỹ của Tây Ban Nha chiều Bắc – Nam dài tổng cộng tới hơn 10 nghìn km, trải rộng trên 67 độ kinh, tổng diện tích lên tới 25 triệu km2.

Hà Lan thế kỷ 17 không những là một nước lớn về thương mại mà còn là một cường quốc thực dân. Hoạt động thực dân của Hà Lan chủ yếu tiến hành thông qua hai công ty Đông Ấn và Tây Ấn. Phạm vi thực dân của công ty Đông Ấn chủ yếu ở châu Á, của công ty Tây Ấn là ở châu Phi và châu Mỹ. Diện tích các thuộc địa do hai công ty này xây dựng ở hải ngoại lớn gấp 60 lần chính quốc Hà Lan.

Anh Quốc là “đế quốc thực dân” với mục tiêu chiếm lĩnh thế giới trong thời kỳ bành trướng tư bản. Các thuộc địa bị đế quốc Đại Anh xâm chiếm rộng tới hơn 30 triệu km2, lớn gấp trên 100 lần diện tích chính quốc, chiếm chừng 1/4 diện tích toàn bộ lục địa trên trái đất, số dân gần 400 triệu, gấp 9 lần số dân chính quốc. Trong 50 năm 1815 – 1865, nước Anh đã mở rộng các thuộc địa của họ với tốc độ bình quân mỗi năm 100 nghìn km2, xây dựng nên một “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” cùng một hệ thống thương mại quốc tế phục vụ lợi ích của đế quốc này. Các thuộc địa ấy cung cấp nhiều nguyên liệu quý cho nước Anh, cũng như cung cấp kênh xuất khẩu các sản phẩm Anh chế tạo. Tại nước Anh dần dần hình thành một “tam giác lành tính” gồm thuộc địa hải ngoại, thương mại quốc tế, và lực lượng hải quân hùng mạnh. Anh trở thành một thế giới thuộc địa, thế giới buôn bán. Họ dùng hạm đội để hộ tống tàu buôn và kiểm soát thế giới. Năm 1865 nhà kinh tế Anh W. Stanley Jevons mô tả: “Những đồng bằng ở Bắc Mỹ và Nga là nơi trồng ngô của chúng ta, Canada và biển Baltic là khu rừng của chúng ta, châu Úc có những bãi chăn gia súc của ta; Peru cho ta bạc trắng; vàng của Nam Phi và Australia chảy về London; người Ấn Độ và Trung Quốc trồng trà cho ta; cà phê, mía và hương liệu của ta trồng khắp quần đảo Đông Ấn. Bông của chúng ta lâu nay trồng tại miền Nam nước Mỹ, hiện nay đang mở rộng đến tất cả mọi vùng ấm áp trên trái đất.”

Kiểu bá quyền

Quốc gia quán quân “kiểu bá quyền” là quốc gia không coi chiếm đất và thôn tính đất đai nước khác là mục tiêu, mà thông qua sự dẫn dắt và kiểm soát thế giới để thực hiện lợi ích bá quyền của mình. Nếu nói Quốc gia quán quân “kiểu thực dân” thuộc loại “kẻ cướp dã man” thế thì Quốc gia quán quân “kiểu bá quyền” thuộc loại “kẻ cướp văn minh”. Hai kẻ cướp ấy tuy khác nhau nhưng đều thuộc hàng kẻ cướp. Nước Mỹ là một tiêu bản của Quốc gia quán quân “kiểu bá quyền”. Chuyên gia lịch sử ngoại giao Mỹ Warren Cohen viết trong Lịch sử quan hệ đối ngoại Mỹ như sau:

“Từ năm 1776 trở đi người Mỹ luôn luôn xây dựng một bộ chế độ của mình nhằm thích ứng với nhu cầu tự thân không ngừng biến đổi của họ. Đúng thế, họ tranh giành quyền lực thế giới với người châu Âu… Người Philippines, người Cuba, người Trung Quốc và người Trung Mỹ có đầy đủ lý do để cho rằng Mỹ chẳng khác gì các nước đế quốc khác. Thế nhưng không như các nước lớn khác, nước Mỹ có một đại lục lớn để sinh sôi nẩy nở và khai thác, nó không vì thừa dân mà khát khao chiếm thuộc địa, cũng không vì thiếu nguyên vật liệu mà thèm khát những lãnh địa bảo hộ rộng lớn, đồng thời cũng không cần (như nước Nga) khát khao chiếm lĩnh những vùng đất rộng để làm đường đi tới các cảng biển mới xây dựng nhằm tạo dựng một hệ thống vận chuyển quan trọng.”

“Nước Mỹ không muốn tham gia hàng ngũ của người châu Âu và người Nhật tìm kiếm lãnh thổ và trở thành đế quốc thực dân. Các quan chức Mỹ chỉ muốn giành được những mảnh đất phân tán, diện tích tương đối nhỏ để dùng làm cơ sở bành trướng thương mại cần thiết. Khi sáng tạo và đánh giá thành tích công nghiệp, người Mỹ cũng không muốn bắt chước người châu Âu, không muốn dùng tiêu chuẩn của người châu Âu hoặc người Nhật…

Xét về mặt sáng tạo cái mới và xây dựng quy chế, những người lãnh đạo tổ hợp công ty kiểu Mỹ vượt xa các đối thủ nước ngoài. Mối quan hệ giữa các tổ hợp đó với chính quyền và các yêu cầu chính sách ngoại giao họ nêu ra với các quan chức nhà nước cũng khác hẳn các đối thủ của họ.”

“Nước Mỹ là quốc gia – dân tộc đầu tiên của thế kỷ 20. Đổi mới khoa học, dây chuyền công nghiệp hợp lý hóa và toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia, quyền lực chính trị tập quyền hóa với cơ sở là hệ thống thông tin hiện đại, chủ nghĩa can thiệp quân sự, chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt, chủ nghĩa chủng tộc cực đoan và cuộc cách mạng có ý nghĩa sâu xa – tất cả những cái đó đã cùng tạo dựng nên tiến trình phát triển của thế kỷ 20.”

Các đoạn viết nói trên đã trình bày các đặc điểm nước Mỹ không dùng thủ đoạn thực dân để tạo dựng bá quyền.

Cho dù trong thời đại chiến tranh và cách mạng hay là trong thời đại hòa bình và phát triển, nước Mỹ bao giờ cũng là một “đế quốc bá quyền” lấy việc kiểm soát thế giới làm mục tiêu. Bá quyền Mỹ thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.

Sau Thế chiến II, nước Mỹ xuất hiện với tư cách thủ lĩnh chống chiến tranh phát xít của thế giới, có cái vốn chính trị to lớn, chủ đạo việc cấu trúc và xây dựng cơ chế quốc tế: xây dựng cơ chế an ninh tập thể của Liên Hợp Quốc, xác lập địa vị chủ đạo trong nền chính trị quốc tế, xây dựng Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, xác lập hệ thống tài chính thế giới lấy đồng USD làm hạt nhân; xây dựng hệ thống thương mại tự do quốc tế lấy cơ sở là hiệp định thuế quan thương mại; thực hành chiến lược ngăn chặn, đề xuất chủ nghĩa Truman, kế hoạch Marshall, xây dựng Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương NATO.

Mỹ là nước đề xướng, kiến tạo Liên Hợp Quốc và là nhà tài trợ lớn nhất cho Liên Hợp Quốc, cũng là nước hưởng lợi lớn nhất từ Liên Hợp Quốc. Mỹ luôn luôn thông qua việc thực hành bá quyền chế độ và bá quyền quyền lực để thực hiện lợi ích quốc gia của họ. Mỹ từng gọi Liên Hợp Quốc là “nền chính trị bạo tàn của đa số” và dựa theo nguyên tắc nước lớn nhất trí để thiết kế, xây dựng, lãnh đạo và kiểm soát tổ chức quốc tế quan trọng nhất thế giới này. Trong các hoạt động thời kỳ đầu của Liên Hợp Quốc, Mỹ kiểm soát và chi phối đa số ổn định trong Liên Hợp Quốc, thông qua cỗ máy biểu quyết này biến ý chí và nguyện vọng của họ thành hành động. Trong thời gian 1946 – 1953 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hơn 800 nghị quyết, tỷ lệ thành công của Mỹ là 97%, bất kỳ vấn đề an ninh quan trọng nào có liên quan tới Mỹ đều chưa bị thất bại.

Mỹ còn là nước ủng hộ và tổ chức nhiều tổ chức có tính khu vực. Cái gọi là nguyên tắc nước lớn nhất trí, thực chất là nguyên tắc nhất trí với Mỹ. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp của Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai chiếm hơn một nửa tổng sản lượng của toàn thế giới; Mỹ cử quân đội đến đóng tại 50 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Nước Mỹ dùng phương thức của họ để chủ đạo trật tự quốc tế. Mỹ và Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ với nội dung là tranh giành bá quyền thế giới. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, cuối cùng Mỹ xác lập được địa vị bá quyền của mình, hơn nữa còn thực hành chủ nghĩa đơn phương, liên tục nhiều lần gây chiến tranh, khoe khoang vũ lực trước toàn thế giới.

Một biểu hiện quan trọng của bá quyền Mỹ là muốn dùng mô hình Mỹ để cải tạo thế giới, muốn mở rộng dân chủ kiểu Mỹ trên toàn cầu, muốn tiến hành Mỹ hóa toàn thế giới. Đây là sự mất dân chủ lớn nhất của bá quyền Mỹ trong mối quan hệ quốc tế, là sự chuyên chế và độc tài của bá quyền Mỹ.

Kiểu dẫn dắt

Quốc gia quán quân “kiểu dẫn dắt” là loại Quốc gia quán quân không dùng thủ đoạn chinh phục để xây dựng nền văn minh, không thông qua bá quyền thế giới và phương pháp chinh phục để thực hiện lợi ích quốc gia của mình. Tuy hiện nay chưa phải là Quốc gia quán quân, song Trung Quốc khẳng định sẽ là một Quốc gia quán quân “kiểu dẫn dắt”.

Sử gia Mỹ nổi tiếng Brooks Adams cho rằng các nền văn minh vĩ đại đều được xây dựng bằng phương pháp chinh phục, cổ súy trung tâm văn minh thế giới không lệ thuộc Mỹ (phi Mỹ), Mỹ nên nắm cơ hội để bành trướng ra bên ngoài, nhất là bành trướng về phía châu Á và vùng Thái Bình Dương, thực hiện ưu thế kinh tế của Mỹ trong phạm vi thế giới.

Trên thực tế, đây là một “Thuyết bành trướng có lý”, “Thuyết chinh phục có lý”, “Thuyết bá quyền có lý”. Trước hết, sự việc nền văn minh tư bản phương Tây được tạo dựng bằng phương pháp chinh phục không thể chứng minh tất cả mọi nền văn minh vĩ đại xưa nay đều được xây dựng bằng phương pháp chinh phục – chẳng hạn nền văn minh Trung Hoa. Thứ hai, nếu nói các nền văn minh vĩ đại đều được xây dựng bằng phương pháp chinh phục, thế thì phương pháp ấy cũng trở thành thứ cùng tồn vong với nền văn minh, không có chinh phục thì không có văn minh, không cần chinh phục là không cần văn minh, chinh phục cũng trở thành một phần của văn minh. Điều này rất rõ ràng là thứ logic của kẻ cướp. Thứ ba, sự kiện một số nền văn minh vĩ đại xa xưa được xây dựng bằng phương pháp chinh phục không có nghĩa là các nền văn minh sau này cũng đều phải được xây dựng bằng phương pháp chinh phục.

Nền văn minh trong tương lai sẽ là nền văn minh không cần dùng phương pháp chinh phục để tạo dựng. Trung Quốc sẽ sáng tạo một kiểu nền văn minh có tính phi chinh phục. Chừng nào còn cần chinh phục để tạo dựng nên thì loại văn minh ấy là văn minh làm bạn với dã man, không phải là nền văn minh thực sự cao cấp. Dùng phương pháp phi chinh phục để sáng tạo một loại văn minh phi chinh phục – đó là trách nhiệm của Trung Quốc, là yêu cầu mà tiến trình phát triển văn minh thế giới và những người yêu chuộng hòa bình, phát triển và văn minh trên thế giới đặt ra với Trung Quốc, là cống hiến mà người Trung Quốc cần đóng góp cho văn minh thế giới. Cũng chỉ có truyền thống văn minh Trung Quốc và nền tảng văn minh Trung Quốc mới có thể gánh vác nổi nhiệm vụ nặng nề nâng cấp đổi đời văn minh thế giới như vậy.

Những Quốc gia quán quân trước nước Mỹ (kể cả Mỹ), không nước nào không có tính hai mang: một mặt Quốc gia quán quân dẫn đầu ngọn trào phát triển thế giới và có quốc lực tổng hợp xếp hạng thứ nhất, mặt khác lại là quốc gia bá quyền sử dụng thủ đoạn chiếm lĩnh và chinh phục để thống trị hoặc kiểm soát nước khác, xưng bá thế giới, áp chế những người bất đồng chính kiến. Nhưng quốc gia nhất thế giới mà Trung Quốc cần theo đuổi, cần tranh thủ trở thành lại là một loại Quốc gia quán quân kiểu hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử thế giới.

Brzezinski từng nói: “Xét về lâu dài, nền chính trị toàn cầu nhất định sẽ trở nên ngày càng không tương thích với tình trạng một quốc gia độc đoán nắm sức mạnh bá quyền. Cho nên nước Mỹ không những là siêu cường thực sự có tính toàn cầu đầu tiên và duy nhất, mà rất có thể cũng là siêu cường cuối cùng.” Xét từ xu thế phát triển của cộng đồng xã hội và thế giới loài người cũng thấy nước Mỹ sẽ là quốc gia bá quyền cuối cùng trên trái đất này, thế giới sau đây sẽ không thể xuất hiện một quốc gia bá quyền mới. Trong cuộc đua phát triển tiến bộ quốc gia hết vòng này đến vòng khác, bao giờ cũng sẽ xuất hiện tân Quốc gia quán quân dẫn đầu thế giới, đã không thể không có Quốc gia quán quân, cũng chẳng thể có tình trạng một quốc gia mãi mãi độc quyền chiếm ngôi quán quân. Cho nên sự chấm dứt quốc gia bá quyền không đồng nghĩa với sự chấm dứt Quốc gia quán quân. Trung Quốc không làm quốc gia bá quyền, điều đó không có nghĩa là không làm Quốc gia quán quân. Xét từ góc độ thế giới, Quốc gia quán quân kiểu thực dân đã kết thúc từ lâu, Quốc gia quán quân kiểu bá quyền cũng sẽ chấm dứt, nhưng Quốc gia quán quân kiểu thứ ba, tức kiểu dẫn dắt của Trung Quốc, là Quốc gia quán quân kiểu mới, tính chất căn bản của nó không phải là tranh bá và xưng bá thế giới, mà là tranh thủ tiến lên trước và dẫn đầu thế giới.

(Đón đọc phần 2: Giá trị của quốc gia quán quân)

Lưu Minh Phúc (Liu MingFu), 65 tuổi, nguyên đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã nghỉ hưu, năm 2010 xuất bản sách Giấc mơ Trung Quốc, đang chuẩn bị xuất bản 3 cuốn sách mới. New York Times đánh giá ông là học giả diều hâu nổi tiếng nhất trong quân đội Trung Quốc, quan điểm của Lưu Minh Phúc được coi trọng dưới thời Tập Cận Bình.

Nguồn: 中国梦: 后美国时代的大国思维与战略定位 刘明福

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Những căn bệnh thời đại




Tác giả: Trường Giang

———Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi: biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.





Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh, xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.

Trong thời đại ngày nay – thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.

Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.



1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa

Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân công công tác phân phối các quyền lợi vật chất – tinh thần. Họ hay gần gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc tầm thường hằng ngày.

Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo; ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.

Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các cấp có nhiều tham vọng.

2. Bệnh bảo thủ

Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới; ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa vời và sửa ngấm ngầm.

Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định. Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v…) họ đều theo những chuẩn mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý và nền văn minh thời đại.

3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa

Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ… đều có căn nguyên từ căn bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.

Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ…

4. Bệnh hám danh, hám địa vị

Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt, dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.

Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh, nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng. Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,

5. Bệnh nói dối

Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.

6. Bệnh đố kỵ, cố chấp

Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.

Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.

7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay

Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ “chui vào vỏ ốc”, sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng; nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.

Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.

8. Bệnh ham làm giàu bất chấp ruộng tâm, đạo lý, pháp luật

Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối, không kiềm chế.

Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó, giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát triển.

Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ” trở thành bệnh hoạn.

Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới, nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự đời của thế cuộc.

———-

http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nhung_can_benh_thoi_dai.html