Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Buôn làng buồn





 NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ



Tôi đã ghé qua một buôn làng đang phiền muộn. Buôn làng này nằm trên rẻo cao của một thị trấn nhỏ. Tất cả gần 100 hộ dân. Điều đặc biệt là họ không mang nỗi buồn theo trong giờ lên rẫy, trong các cuộc hội hè và cả trong giấc ngủ. Chỉ đôi khi có vài đôi mắt trũng sâu không chứa điều gì ở trong đó. Những đôi mắt đen nhánh, đen và to như mắt của trâu rừng. Những đôi mắt tròn xoe cười như nắng khi mặt trời vừa lên. Những nụ cười cũng tròn xoe lấp lánh trắng dưới đôi mắt và làn da đem nhẻm.

Tối nay, câu chuyện của già làng tạm gác lại trong tiếng tù và còn váng vất trên ngọn men. Những hũ rượu đã vơi và những đôi mắt lim dim. Những câu chuyện già làng kể đi kể lại. Những bài hát được hát đi hát lại. Những con người ngồi đấy choàng lên nhau giữa màng đêm những sọc xanh đỏ vàng của những mảnh trang phục thổ cẩm đã thẫm màu. Mùa hè năm nay sông trông buồn rũ rượi, cây cối trong nhà héo úa hết cả. Những bông hoa trắng rã rượi trên vùng núi xứ nhiệt đới này. Hình như tất cả đã hẹn nhau đi xem lễ hội gió mây, ở trên núi ấy. Họ đã đi qua và mắt không nhìn thấy những hạt sương đang xâu chuỗi trên lưới nhện. Họ lướt qua cánh rừng tràm, ở đó nghe nói đang có trận mưa máu.

Một buổi sáng mùa hè trên núi, trong văng vắt.

Đã có rất nhiều tiếng khóc. Họ đang khóc trâu. Một cụ già đang trùm chiếc khăn kín mít gần cả khuôn mặt và một cậu bé đen nhẻm đang dắt trâu đi. Cậu bé có đôi mắt thật đen của núi rừng. Hôm nay cả làng dậy từ sáng sớm để khóc trâu. Con trâu không biết khóc. Đôi mắt của nó lúc nào cũng buồn buồn mơ mơ dại dại giữa núi rừng. Họ thương trâu và tiễn trâu về với giàng. Giàng sẽ cho họ mùa màng bội thu.

Gió sáng sớm lùa trên chóp núi đìu hiu lành lạnh. Tiếng phèng la, tiếng chiêng tiếng trống đã bắt đầu động đậy. Họ chuẩn bị cúng giàng.

Họ cùng quàng tay vào nhau mà đi hứng mưa.

- Ọ..ọ…ọ…ọ…tiếng trâu kêu

Họ đi vây tròn. Họ chạy vây tròn. Núi rừng vây tròn. Con trâu đứng ở giữa, ngơ ngác nhìn. Nó không nghe được tiếng người ta hò hét, cả tiếng chiêng tiếng trống đang khuấy sâu vào tận lòng núi. Nó nghe tiếng nứt, núi đang đổ nhào về phía nó. Nó giựt mạnh, sợi dây thừng kéo cái mũi, mũi nó sắp đứt, cái cột đã được người ta đóng bằng bê tông chôn sâu xuống. Những trận mưa lao đang đâm vào nó. Núi đang gần ngã nhào. Những tiếng hò reo đang đâm vào mắt nó. Đùi nó đang bị xả. Tiếp tục mưa lao...bắt đầu một trận mưa máu. Lưng nó đang bị xả. Mưa máu. Người ta hò reo, chiêng trống hò reo, người người đang ngồi trên khán đài bật dậy hò reo. Người ta ngửa cổ uống mưa. Nó thật ngọt. Đám trẻ con cười ngất như đang lên cơn hoang dại của núi rừng. Bốn vó chân trâu đẫm máu. Con trâu đang hứng trận mưa máu. Nó gắng sức chạy vầy quanh. Người vẫn chạy theo vây quanh. Đôi mắt nó gần rớt ra. Nó không còn thấy gì cả. Cả cặp sừng đang bị băm ra. Người ta ngửa cổ hứng máu. Hò reo và cười ngất giữa núi rừng vây quanh.



Và họ đã đi vòng quanh nhau, cùng uống mưa máu. Nó ngọt ngào và lên men rượu máu. Họ tu ừng ực cho đã cơn khát. Họ bảo nhau: “Uống đi”, như người ta uống rượu rắn ấy, những con rắn đang cuộn tròn vào nhau, chúng đang lên men.

- Ự..ự…ự… tiếng ngưười vừa nhảy vừa phóng lao

- Ự..ự..ự… tiếng trâu đang rên

Phía bên kia, những người khác đã đốt những cụm lửa thật to. Họ chuẩn bị thiêu.

- Ọ..ọ…

Con trâu đang thoi thóp chờ giàng đưa về trời. Đôi mắt nó lờ đờ không chịu nhắm nghiền lại. Đôi mắt to và đen thật hiền. Đến khi sắp chết cũng thật hiền. Người ta đang khiêng nó lên.



Cụm lửa bùng lên chờ đợi, bên dãy núi đang nghiêng.



Mặt trời nhuốm đỏ máu. Rừng nhuốm đỏ máu. Một trận mưa máu đã được uống cạn. Con trâu nằm vật xuống giữa một vòng người vẫn đang còn vòng quanh. Trước mắt nó là một thảm cỏ đỏ màu máu. Những ngọn cỏ đang đâm ra từ những lá sách. Chúng mọc băm quanh thân, phủ lên màu bùn đỏ.

Lửa đã bắt đầu, có mấy cái nồi to đặt trên ngọn lửa lớn đang sôi sùng sục. Họ băm nhỏ ruột, gan, lá lách… và từng mảng thịt trâu cho vào đấy. Họ bỏ vào cả những loại lá rừng. Họ đang nấu món tả pín lù. Khói bốc nghi ngút.

Họ ăn xì xoạp, họ tu rượu ừng ực. Những đôi mắt đen tròn xoe nhìn nhau rất hiền tựa mắt trâu. Họ hát và cười vang. Họ gõ chiêng, gõ phèng la và chạy vòng tròn quanh ngọn lửa. Những đôi chân đất, những mái tóc bện rối với sương rừng.

Họ cùng quang vai vào nhau, quàng vai vào núi , chúc tụng nhau. Họ lảo đảo ngả nghiêng. Núi cũng lảo đảo ngả nghiêng.



***

Ngày hôm sau, họ chuẩn bị tiếp các món ăn chế biến từ cá: cá gói lá rừng vùi tro, cá nướng, lạp cá, gỏi cá, cá nướng ống, mắm cá; các loại côn trùng nhuyễn thể: ếch, nhái, con sùng, mối, con dế, kiến chua, kiến thơm, kiến đỏ, nhộng ong. Trong những buổi hội làng, họ thường chuẩn bị thật nhiều. Phần thịt của con trâu được chia làm rất nhiều món: thịt nướng tươi, nướng khô,nướng bằng ống tre, xào, lạp thịt, và có rất nhiều loại nấm thật lạ. Những bình rượu cũng độc đáo từ hương vị, đó là những bí mật của rễ cây rừng lên men. Họ chuẩn bị cúng giàng. Họ cúng và cầu nguyện.

Họ kể, ngôi làng này như đang bị ma ám. Nhiều người đã ra đi rất bí ẩn. Sự bí ẩn không thể lý giải được khi mà con ma cứ cướp đi thật bất ngờ. Có một gia đình vừa trải qua những ngày buồn đau tột độ khi 2 người con chết chỉ trong vòng 9 ngày. Mới tháng 2 vừa rồi chứ có xa xôi gì, một gia đình đã lần lượt mất đi đứa con gái hơn 20 tuổi và đứa con trai thua chị hai tuổi. Đứa con gái ốm yếu vì bệnh gan chết thì không nói, đứa con trai đang thật mạnh khỏe lại chết thật đột ngột khi đang cày rẫy. Họ kể về nhiều người đang khỏe mạnh, ngày ngày xuống suối bắt cá, lên nương làm rẫy bỗng đổ bệnh rồi mất, phần lớn dưới tuổi 40. Chỉ còn lại những tấm thân mòn mỏi của người già ở lại. Ngày ngày họ ngồi bệt ở bậu cửa và ngước nhìn một nơi rất xa xăm.

Ai ? ai đã lấy đi những đứa con của họ? Dòng sông ngoài kia vẫn chảy, nhưng mùa hè này thật cạn, nó đang trơ dần lớp đáy màu đỏ úa và vô vàn lớp lá rửa mục. Họ vẫn uống nước ở dòng sông này. Nghe nói phía thượng nguồn con sông đang bị cắt bởi những công trình gì đấy. Người ta chắn đập, người ta làm đường gì đó. Bây giờ không còn một con cá dưới sông. Những con suối cũng đã đục một màu đỏ ối, bị khoét bởi những con đường nhựa dang dở. Người ta phải vào tận rừng sâu mới bắt được những con cá trên nguồn.

Bữa tiệc cúng giàng đến ba ngày.

Mình sông đã nghe tiếng rắc. Chúng đang khô và vặn mình qua những ngọn núi rũ ngọn.

Họ đã ngưng tiếng phèn la và đã rủ nhau ra về. Còn lại những tán nhà trống hoác, vắng lặng và mùi men rượu chua ủ nồng trên những chiếc chiếu bẩn thỉu. Tôi đi qua một dải gồ ghề, hoang dã bao phủ bởi rừng với những tán tre mọc dày đặc cộng vởi cỏ voi cao ngang thắt lưng. Tôi thấy già làng đang đứng đó một mình khấn vái. Tiếng lầm rầm. Ông ngước mặt lên trời, trước tượng giàng được làm bằng gỗ với những nhát đục đẽo thô sơ. Tôi thấy hai hốc mắt của tượng gỗ như đang nhấp nháy dưới ánh chiều còn sót lại lờ mờ. Một bệ gỗ, trên đấy người ta đặt gà, xôi, cá, thịt, tất cả đều bọc trong những gói lá.


***

Tôi đã thấy tất cả mọi thứ trong màu đen bởi mặt trời ở đây lặn sớm vào buổi sáng. Bức tượng kia thật là đối xứng hoàn hảo: đôi mắt, đôi vú, đôi tay, đôi chân trên một cái cọc gỗ. Tôi nhìn thấy những bông hoa ở đây mọc thẳng đứng, những ngọn núi được cắt đồng đều nhau và một dòng sông không bao giờ đổ. Họ bảo, đó là ý nguyện của giàng, giàng muốn thế. Mọi thứ cần phải hoàn hảo trong một trục đối xứng thật cân bằng. Họ dâng lên giàng tất cả, chỉ cầu xin giàng đừng lấy đi sinh mạng những đức con của họ. Nhưng rồi, dòng sông đã cạn khô, những tiếng thở dài và vặn mình. Nghe tiếng “ rắc”. Chúng đang vỡ vụn ra từ đáy sông. Dòng sông đang chảy ngược về trời. Họ khấn nguyện. Họ sẽ băng rừng vượt suối tìm cái để cúng giàng. Những con trâu đang còn nằm đó chờ họ khóc. Họ lại được nếm món tả pín lù đầy mê hoặc trong tiếng cồng chiêng gọi hồn về núi.


Triết lý sống hạnh phúc rất đơn giản của người Pháp











Một cô gái ban đầu mới tới Paris sinh sống đã rất ngạc nhiên với con người nơi đây. Nhưng sau nhiều năm sinh sống cùng họ, cô đã hiểu ra rất nhiều điều về văn hóa của người Paris. Hãy cùng đọc ba câu chuyện mà cô đã trải nghiệm:


Câu chuyện thứ nhất: Quán cà phê hơn 50 năm tuổi

Lần đầu tiên tới Paris, tôi mang theo lời ủy thác của ông nội tôi, đó là thay ông đến hỏi thăm quán cà phê năm xưa mà ông yêu thích nhất ở Paris.


Tôi thầm nghĩ, hương vị của cà phê Paris có thể lưu lại đến nửa thế kỷ sao? Tôi thực sự không tin! Tôi liền lên Google kiểm tra một chút về nó, thật không ngờ quán cà phê đó vẫn còn tồn tại, thậm chí ngay cả địa chỉ cũng không thay đổi. Tôi bị kích động rất mạnh và quyết định đi tới đó ngay lập tức

Đi tới quán cà phê, bước vào cửa và nhìn xung quanh, điều khiến tôi giật mình chính là trong quầy ba, một bà lão tóc bạc đang chăm chú điều chế cà phê.

Tôi đi đến trước mặt bà và xúc động lấy ra bức ảnh mà năm đó ông tôi chụp ở đây. Bà cũng rất xúc động, rồi bà chỉ vào một cô gái bán cà phê và nói đó là bà, tên là Sophia.

Lúc này tôi không chỉ là xúc động vì đã tìm được bạn cũ của ông nội, mà còn là cảm động về Paris.

Quán cà phê đã nửa thế kỷ, ngay cả nhân viên cũng không thay đổi, những bông hoa ở trước cửa vẫn là loài hoa năm xưa…

Tôi hỏi bà Sophia: “Bà ơi! Tại sao bà không mở rộng quán cà phê này ra? Ít nhất trước cửa cũng treo biển hiệu chữ vàng “Quán cà phê lâu năm” chẳng hạn?”

Bà Sophia cười và nói: “Nếu làm như vậy, quán cà phê của ta còn có thể khiến ông nội cháu nhớ mãi được sao?”

Tôi chợt biết rằng, quán cà phê này cũng giống bà Sophia và giống cả Paris đều an phận với chính mình chứ không ào ào bắt chước hay làm theo người khác mà thay đổi điều mình mong muốn.

50 năm trước một người đàn ông trẻ tuổi ngồi đó thưởng thức cà phê, 50 năm sau cháu gái của ông ấy cũng ngồi ở chính nơi đó thưởng thức cà phê. Hơn nữa, chủ quán cà phê vẫn là người ấy chỉ khác là đầu bà đã bạc trắng, nhưng vẫn với thái độ vui tươi, say sưa điều chế cà phê như xưa.

Ngay lúc này, trong lòng tôi trào dâng một cảm giác thật khó tả…

Câu chuyện thứ hai: Ông chủ cửa hàng phomai nổi tiếng


Tại Paris, phô mai Matthew là loại thực phẩm duy nhất khiến tôi bỏ tiền mua ngay mà không cần phải suy nghĩ gì bởi hương vị tuyệt vời của nó.

Từ khi cửa hàng này được một vị đạo diễn nổi tiếng của Hollywood tới quay hình cho một buổi giao lưu doanh nhân thành đạt thì nó càng trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều. Cũng chính vì vậy, tôi đã hoài nghi rằng mình có thể không còn được chứng kiến nụ cười sáng lạn của ông Matthew trước quầy hàng mỗi lần tới đây mua phô mai nữa.

Nhưng mà ông Matthew vẫn y như trước đây, vẫn tươi cười niềm nở với những sinh viên khi vào quán của ông mua hàng và giới thiệu: “Xin chào! Phô mai Matthew là tự tay Matthew làm nhé!”
Mặc dù bây giờ người đến mua phô mai Matthew đều phải đứng xếp hàng dài, nhưng ông Matthew vẫn chỉ nhận rằng: “Tôi chỉ là một người yêu thích làm phô mai, miệt mài làm việc, rời xa phiền toái.”

Ông thậm chí còn từ chối rất nhiều những đơn đặt hàng lớn tại các chuỗi siêu thị.

Ông nói: “Chúng tôi ở đây vô cùng vui vẻ, những gì đang có hiện tại tôi cảm thấy rất hài lòng, tôi cảm thấy đã đủ rồi!”

Ông Matthew cũng nói:

“Tôi cũng không giàu có! Nhưng tiền đối với tôi mà nói giống như bánh pudding vậy, nhiều quá nó sẽ phá hủy răng của tôi!”

Tôi đã hiểu rằng trong con người ông Matthew dường như luôn có tồn tại một loại cảm giác “thấy đủ rồi!”.

Câu chuyện thứ ba: Xưởng thêu truyền thống


Gia tộc nhà bạn tôi – Malena nổi tiếng với nghề kinh doanh hàng thêu, xưởng thêu nhà họ là một trong hai công xưởng thêu thủ công còn tồn tại của Paris. Một xưởng thêu kia mới bán lại cho hãng Chanel.

Hàng năm, các nhà thiết kế nổi tiếng ở nước Pháp sẽ gửi những bản vẽ phác thảo đến đặt hàng họ thêu. Những thương hiệu nổi tiếng như LV, Chanel, Dior… đều cho người đến đàm phán với xưởng thêu để ký kết hợp tác. Nhưng mẹ của Malena cho rằng: “Như vậy thì chúng tôi sẽ biến thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất hàng xa xỉ phẩm của các tập đoàn nổi tiếng và sẽ bận rộn hết ngày này sang ngày khác.”

“Sau đó, ngay cả thời gian để may váy cưới hay lễ phục tốt nghiệp cho con gái của mình tôi cũng không có nữa. Tôi còn muốn may cả váy cưới cho cháu gái của tôi nữa. Chúng tôi không cần phải khiến mình trở nên hùng mạnh, bởi vì chúng tôi luôn được làm điều mình muốn, thế là đủ rồi!”

Sau khi sống ở Paris một thời gian lâu dài, tôi phát hiện, mỗi người ở đây đều tự có vị trí riêng của mình. Sự tự tin của họ không phải nhờ so sánh với người khác, mà nằm ở chỗ họ có thể là chính mình bất kể lúc nào.
Thầy giáo của tôi thường nhắc nhở chúng tôi rằng: “Kỳ thực, hạnh phúc là khi chúng ta không có quá nhiều ham muốn.”

Một người sáng suốt luôn có một âm thanh trong lòng tự nhắc nhở mình: “Càng có nhiều không đồng nghĩa với càng hạnh phúc. Hạnh phúc không phải nằm ở có bao nhiêu mà nằm ở “thấy đủ.””

———-

http://www.webtretho.com/forum/f3950/triet-ly-song-hanh-phuc-rat-don-gian-cua-nguoi-phap-2141047/

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

10 DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT NỀN CHUYÊN CHÍNH NHÂN QUYỀN





1. Nhân quyền được toàn xã hội thừa nhận là một chân lí duy nhất đúng thay vì một ý thức hệ giữa vô vàn ý thức hệ khác biệt, một loại "lẽ tự nhiên", "luật trời" hoặc "ý Chúa" thay vì một bộ công cụ nhân tạo để giải quyết những vấn đề thực tiễn của xã hội con người, một thứ chính nghĩa tối cao và bất khả xâm phạm để nhân danh thay vì một lí thuyết sơ khai để suy ngẫm và thách thức.

2. Truy cập thông tin không bị hạn chế bằng hệ thống kiểm duyệt công khai, nhưng bị bóp nghẹt bằng luật bản quyền và giá cước viễn thông.


3. Dư luận không bị định hướng bởi ban tuyên giáo, nhưng bị định hướng bởi các phương tiện truyền thông đại chúng nằm trong tay các tập đoàn tư bản.

4. Giới luật gia trở thành một quyền lực lớn trong xã hội, và luật sư thường dắt mũi thân chủ.

5. Luật pháp ngày càng dày và phức tạp lên với một tốc độ chóng mặt.

6. Xã hội chấp nhận việc nước này đưa quân đến nước kia với lí do "can thiệp nhân đạo", "yểm trợ nhân quyền" hoặc "giám sát tiến trình dân chủ hóa".

7. Các chính khách và chính đảng cần tiền của các tập đoàn tư bản để tranh cử.

8. Nguyên thủ quốc gia được đám đông lựa chọn vì thành tích đi tù và tài ăn nói hơn là thành tích quản trị và chính sách tương lai.

9. Quá trình tranh cử diễn ra sôi động và quyết liệt, nhưng chính sách của chính phủ mới và chính phủ cũ không khác nhau nhiều.

10. Chính quyền liên tục hô hào nhân quyền, nhưng cũng liên tục "chống khủng bố" bằng cách theo dõi điện thoại, hộp thư điện tử và kết quả search trên internet của người dân, đồng thời gia tăng sử dụng máy bay không người lái và biệt kích ám sát.

[Nhà Dân Chủ]

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Cháu ngoại không cho bế...

Bợm nhậu 1: ly này nữa tao nghỉ nhé!
Bợm nhậu 2 : Chưa xỉn mà nghỉ thế nào được
Bợm nhậu 1 : Ậy, lúc này không xỉn được. Cháu ngoại của tao khó lắm
Bợm nhậu 2: Cháu ngoại mà liên quan gì?
Bợm nhậu 1 : Ậy, cháu ngoại tao bảo nếu tao mà xỉn thì nó không cho bế...
Bợm nhậu 1 : phải rồi, xỉn thì bế cháu có mà té u đầu
Bợm nhấu : Ậy, nó không phải không cho bế nó mà là...không cho bế... bà nội!

Không còn: Một người làm quan cả họ được nhờ



Thời phong kiến, các chí sĩ cố gắng " Văn ôn võ luyện" , " dùi mài kinh sử " để hầu kiếm được một chức quan. Làm quan thì được" bổng lộc" và cả họ được nhờ.

Thời đại @ ngày nay thì không còn " Một người làm quan cả họ được nhờ nữa.

Bởi lẽ, một người làm quan rồi thì vợ cũng làm quan, con làm quan, cháu chắt làm quan tất, thậm chí cả anh đầy tớ theo hầu cũng được làm quan luôn. Thế nên, chẳng phải lo cho cả họ mà mạnh ai nấy lo vậy.

Chỉ có điều là không biết đến năm nào đất nước chỉ còn quan chứ không còn dân nữa!

Tội phạm: hoàn cảnh hay bản chất?




BookHunter: Trong khi dư luận đang tranh cãi về bãi bỏ án tử hình nhưng chưa có tranh luận nào đi sâu vào tâm lý tội phạm, chúng tôi xin giới thiệu một cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này.

Bài viết này sẽ phân tích và mở rộng ý tưởng từ cuốn “Inside Criminal Mind” của bác sĩ tâm lý học Samenow, từ đó trả lời câu hỏi: tội phạm là người như thế nào? Việc trả lời câu hỏi này là có ích trong việc cải tạo tội phạm và xây dựng xã hội ít tội phạm hơn..

Mở đề: Tôi xin miêu tả vài nét về một nhóm người. Các bạn hãy xem nhóm người này có nét gì giống mình không:

Họ nghĩ đúng hay sai phụ thuộc vào góc nhìn
Một thứ là không nên làm nếu nó quá rủi ro hoặc quá dễ, không đáng làm
Họ không quan tâm tới cảm xúc của người khác, nhất là khi người khác không hiểu họ
Họ sống vì bản thân mình
Họ khác người, độc nhất và vượt trội
Họ được làm mọi thứ

Đây là những suy nghĩ thường có của tội phạm, theo Samenow. Tác giả nhấn mạnh thêm, tội phạm khác người thường về lối nghĩ, họ không tư duy như đa phần người dân. Trong khi đó, nhiều phương pháp ngăn chặn và cải tạo tội phạm vẫn giả định họ là người thường, bị áp lực từ môi trường đẩy vào con đường bất nghĩa, vì thế các phương pháp này tốn kém và không hiệu quả. Sau đây là phần tóm tắt ý tưởng của sách:

Học thuyết truyền thống về tâm lý tội phạm cho rằng họ là người bình thường, nhưng có những chấn động tâm lý xuất phát từ bạo hành gia đình, mất công bằng xã hội, phân biệt chủng tộc, vấn đề về tình cảm…, từ đó trở thành tội phạm. Hoặc cũng có thuyết cho rằng gen chính là nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội. Xuất phát từ giả thuyết khoa học trên, các nhà nghiên cứu phỏng vấn tội phạm theo hướng tìm về quá khứ, hoặc tìm hiểu về gen và não của tội phạm. Với dữ liệu thu thập được, họ tìm ra hàng trăm yếu tố tăng khả năng phạm tội, từ các hành vi của thành viên trong gia đình, cán bộ trong trường học đến những thay đổi về khí hậu, thực phẩm. Theo học thuyết này, tội phạm lại trở thành nạn nhân của môi trường, và việc phạm tội không còn là lỗi của họ.

Tác giả chỉ trích các thuyết này là thiếu thực tế. Với kinh nghiệm tiếp xúc với tội phạm Mỹ trong mấy chục năm của mình, ông nhận thấy tội phạm không hề có biểu hiện là nạn nhân,bị điều khiển bởi môi trường. Thay vào đó, họ luôn chủ động, quyết đoán, tính toán hành vi của mình. Ông phỏng vấn những người xung quanh tội phạm và thấy rằng những lời đổ lỗi cho môi trường của tội phạm thường là lời nói dối, nhằm đổ trách nhiệm cho người khác, chứng minh bản thân vô tội, tạo thiện cảm với bác sĩ tâm lý và tòa án. Bác sĩ muốn nghe những câu chuyện quá khứ, nhân quả, tội phạm hiểu và thỏa mãn nhu cầu đó của bác sĩ.

Một ví dụ rõ ràng nhất là về quan hệ giữa tội phạm và gia đình. Rất nhiều thiếu niên hư hỏng đổ lỗi cho bố mẹ đánh, chửi, hoặc bỏ rơi mình. Thậm chí chúng còn lợi dụng luật bảo vệ trẻ em để trình báo với cảnh sát rằng bố mẹ bạo hành mình, nhằm đưa bố mẹ ra tòa. Trong khi đó, khi phỏng vấn bố mẹ của tội phạm, tác giả nhận ra họ luôn tìm cách bảo vệ con, hướng dẫn con. Họ đầu tư cho con vào trường tốt, nếu con gặp vấn đề về tâm lý thì họ đưa con đến gặp bác sĩ. Đứa con có cơ hội nói dối với bác sĩ về bố mẹ mình, rằng bố mẹ quá nghiêm khắc, bạo lực, xa lánh con cái. Trong khi đó, chính đứa con mới có những hành vi bạo lực như đập phá, bắt nạt các em, đánh bố mẹ, hoặc chính chúng tự xa lánh gia đình. Tội phạm luôn cho rằng bố mẹ mình đương nhiên phải bảo vệ mình, phải thuê luật sư thật tốt để bào chữa cho tội ác của mình, phải chi tiền tại ngoại cho mình, còn chúng không cần phải làm gì để đền ơn.

Theo thuyết truyền thống, bạn bè được cho là nguồn gây nên áp lực khiến trẻ em trở thành tội phạm. Samenow phủ nhận điều này và cho rằng bạn bè chỉ là yếu tố thúc đẩy chứ không quyết định con đường phạm tội của trẻ. Những đứa trẻ trước khi vào trong nhóm hư hỏng thì đã có xu hướng phạm tội rồi. Chúng có tư duy rằng mình đặc biệt, không thể chơi với những người bình thường. Vì vậy, chúng tự tách biệt với số đông và tìm đến những nhóm chuyên bỏ học, uống rượu, hút thuốc và phá phách. Khi ở trong nhóm hư hỏng, chúng lại càng phải chứng minh sự đặc biệt của mình bằng cách trở nên táo tợn hơn, bạo lực hơn, “ngầu” hơn. Chúng chọn những điều này với sự vui sướng và hứng thú chứ không hề bị ép buộc.

Chất gây nghiện cũng chỉ là yếu tố kích thích phạm tội chứ không phải là nguyên nhân khiến người tốt trở nên độc ác. Người có xu hướng phạm tội hay người bình thường đều có thể đã thử chất gây nghiện. Nhưng nhóm người thứ nhất bị hút vào tác dụng của loại chất này, vì nó làm họ quên đi sự nhàm chán của cuộc sống, khiến họ cảm thấy mình khác biệt, khiến họ tự tin hơn, hấp dẫn hơn. Chất gây nghiện trở thành mục tiêu mới của cuộc đời tội phạm: họ sử dụng nó, nghĩ về nó, nói về nó, kiếm tiền để có nó. Khi không có chất gây nghiện, họ trở nên táo tợn hơn, bạo lực hơn, dễ phạm tội hơn.

Trong học tập và công việc, tội phạm luôn cảm thấy có sự nhàm chán nhất định. Họ không chịu được sự lặp đi lặp lại và thường làm điều gì đó để chống đối hệ thống. Có những người bỏ học và bỏ việc, cho rằng chúng quá tầm thường, và luôn mơ ước mình có thể làm điều gì đó thật vĩ đại, thành công nhanh chóng. Có người xây dựng mặt nạ đẹp đẽ, rồi lợi dụng lòng tin của người khác để thực hiện tội ác (ví dụ như vay rồi bỏ trốn, làm cha sứ để xâm hại tình dục trẻ em…). Tội phạm không thiếu tiền hay tình dục, những gì họ muốn là sự thích thú khi thống trị và lợi dụng người khác, họ muốn chứng minh mình giỏi hơn hệ thống, người khác không thể từ chối mình.

Từ việc tìm hiểu cuộc sống và suy nghĩ của nhiều tội phạm, tác giả đưa ra nhận định chung về nhóm người này. Tội phạm có những xu hướng sau:

Cho mình là duy nhất, là số một, người khác phải phục tùng mình.
Làm điều ác nhằm xây dựng hình tượng độc nhất của mình. Đè nén người khác bằng lừa dối, bạo lực và đe dọa.

Không chịu nổi sự mâu thuẫn nhỏ với thế giới, nhưng lại làm tổn thương người khác nhiều lần. Mọi va chạm đều như đang thách thức vị trí độc tôn của tội phạm.

Đổ lỗi cho người khác, nhìn mình như người tốt. Khi gây nên hành vi phạm pháp thì có thể tự đưa ra lí do phạm tội nhằm lấn át lương tâm của mình. Nếu họ bị bắt và bỏ tù thì chỉ trách mình thiếu thận trọng, hoặc luật sư bào chữa vô trách nhiệm.

Tác giả khẳng định, tội ác rất ít khi tự phát sinh từ áp lực. Nhiều người phải chịu áp lực khi làm việc, nhưng họ có nhiều cách giải tỏa áp lực như nói chuyện với bạn bè, đi chơi, hoặc bàn luận với sếp để đưa ra giải pháp có tính xây dựng. Người đem súng đến xả vào đồng nghiệp rồi tự sát không giống người bình thường: điều tra cho thấy, những người thực hiện các vụ xả súng có quá khứ phạm tội, hoặc đã tưởng tượng về việc xả súng trong thời gian rất dài, có thể từ thời thiếu niên.

Tác giả cũng tìm ra liên hệ giữa tội phạm và khủng bố hay bạo chúa. Hitler, Biladen, Zarqawi đều có những hành vi bạo lực và ám ảnh về vị trí độc tôn trước khi nắm quyền lực. Tư tưởng như Hồi giáo chỉ tạo cho tội phạm cái cớ để mở rộng phạm vi của mình. Nhóm cực đoan thường lôi kéo không phải người sùng đạo mà là tội phạm từ khắp nơi trên thế giới bằng việc nhấn mạnh vào yếu tố vui vẻ, hào hứng, kích động khi tham gia nhóm. Các hành vi của nhóm đôi khi đi ngược lại chính những lý tưởng mà nhóm sử dụng.

Từ việc miêu tả tội phạm là người như thế nào, tác giả chứng minh những giải pháp hiện tại nhằm răn đe và cải tạo tội phạm là không hiệu quả. Nhà tù thường không làm cho tội phạm thấy hối hận, mà chỉ khiến chúng cảm thấy tiếc vì mình quá bất cẩn. Chúng sử dụng thời gian trong tù nhằm học hỏi kinh nghiệm, lập kế hoạch, kết bè kết đảng, uy hiếp người khác. Các hoạt động cải tạo như dạy nghề, dạy văn hóa là không hiệu quả vì không thay đổi lối suy nghĩ của tội phạm.

Chương trình cải tạo tội phạm cần phải thay đổi tư duy của họ, ví dụ như chương trình mà thầy của tác giả, bác sĩ tâm lý học Yochelson, đã thực hiện. Trong chương trình này, mỗi tội phạm phải ghi chép lại những suy nghĩ của mình trong một ngày để trình bày lại trong nhóm điều trị. Bác sĩ sẽ lắng nghe suy nghĩ của từng tội phạm, rồi phân tích một cách khách quan về các suy nghĩ đáng chú ý, chỉ ra những điểm cho thấy đối tượng hay lừa dối bản thân và lừa dối người khác, không kiềm chế được nóng giận, lợi dụng người khác, tự cho mình đặc quyền…. Bác sĩ và tội phạm cần hoạt động tích cực trong vài năm đề khiến người tội phạm tự biết cách điều chỉnh suy nghĩ của mình.

Nhận xét cá nhân về ý tưởng trong cuốn sách:

Tác giả đưa ra một thuyết mới về tội phạm, nhấn mạnh rằng tội phạm tự đưa ra quyết định và có thể tự thay đổi bản thân khi và chỉ khi thay đổi tư duy của mình ,trái ngược với thuyết cũ cho rằng tội phạm là do môi trường tác động. Trong hoạt động răn đe và cải tạo tội phạm, thuyết mới hiệu quả hơn thuyết truyền thống vì nó không khuyến khích tội phạm nói dối, bào chữa cho các hành vi của mình. Thêm nữa, dù cho tội phạm có bị tác động bởi môi trường hay không thì khi bị bắt họ thường đã lún sâu vào lối sống phạm tội. Họ hào hứng với việc gây tội ác, thành thạo trong việc khai thác điểm yếu của môi trường, rất dễ nổi nóng với người xung quanh. Họ không tin tưởng vào các quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, chọn lối sống cô lập , khép kín. Khi tội phạm đã quen với lối sống này, việc chỉ ra nguyên nhân từ môi trường, hay cải thiện môi trường của họ không giúp họ thoát ra khỏi con đường phạm pháp. Chỉ khi họ tự thay đổi lối nghĩ, tự giám sát bản thân, điều đó mới trở thành hiện thực.

Kiến thức trong cuốn sách cũng giúp chúng ta hiểu thêm về lối nghĩ của tội phạm và xác định xem ai có thể là tội phạm. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rằng tác giả cố gắng nhấn mạnh, cường điệu hóa các đặc tính nhằm chuyển tải ý tưởng một cách rõ ràng hơn. Trên thực tế, không phải tội phạm nào cũng có đủ các đặc tính đã nêu và cũng đều khó cải tạo, và không phải người nào có một vài đặc tính giống tội phạm đều là tội phạm. Thêm nữa, cuốn sách dựa vào kinh nghiệm của tác giả khi hoạt động tư vấn tại Mỹ, nên chưa chắc đã đúng với Việt Nam. Chúng ta chưa thể chắc chắn rằng tội phạm Việt cũng là những người có suy nghĩ giống như trên, hay sẽ có những đặc tính khác.

Một điểm mà tác giả chọn bỏ qua không nêu ra trong cuốn sách là lý do khiến con người trở thành tội phạm. Trong công việc cải tạo tội phạm, có thể điều này không cần thiết. Tuy nhiên chúng ta cần mở rộng phạm vi ra toàn bộ xã hội. Tại Mỹ, vào năm 1982 có 394.380 phạm nhân, năm 2011 có 2.266.800 phạm nhân, chưa kể đến 4.814.200 người trong diện quản chế hoặc tha bổng. Chi phí cho một phạm nhân ở tù 1 năm lên tới vào chục ngàn USD (tại nhà tù New York: 167.000 USD, tại nhà tù New Jersey: 44.000 USD). Những còn số này cho thấy: 1. Số tù nhân tăng rất nhanh; 2. Chi phí cho tù nhân rất cao, làm tổn hao nguồn lực của xã hội. Tốc độ tăng tù nhân khó có thể hoàn toàn là do tăng dân số, luật pháp siết chặt hơn, hệ thống bắt tội phạm hiệu quả hơn. Chúng ta có thể nghi ngờ việc xã hội Mỹ chứa yếu tố khiến cho số lượng tội phạm nhiều lên. Nếu không tìm ra nguyên nhân này, số lượng tội phạm sẽ tăng nhanh hơn khả năng cải tạo tội phạm theo phương pháp thay đổi tư duy mà tác giả đưa ra (để có một dự án hiệu quả (cải tạo được 5 – 10 tội phạm), cần ít nhất một bác sĩ tâm lý hiểu vấn đề, kiên nhẫn lắng nghe, đưa nhận xét, liên tục giám sát tội phạm trong vòng vài năm).

Tôi chú ý tới việc tội phạm thấy chán trường học, công việc, khi phải nghe lệnh từ người khác, nhưng lại không hề thấy mệt mỏi hay chán nản khi thực hiện các hoạt động không được cho phép. Họ đặc biệt tinh tường trong việc nhận ra các điểm yếu của hệ thống hay của con người,và thực hiện những hành vi này một cách vô thức như người thường lái xe. Tội phạm còn đề cao cá tính của mình (sự độc nhất, sự vượt trội, người khác không thể không tuân theo) và phản ứng một cách quyết liệt khi thấy bất cứ hành động nào thách thức cá tính đó. Nhằm giải thích các đặc tính này, tôi xin đưa ra một giả thuyết: tội phạm vốn là người nhạy cảm hơn người khác. Họ cảm nhận được sự khác biệt giữa mình và người khác và họ tự hào về nó. Họ phá phách để chứng tỏ sự hơn người, nhưng môi trường xung quanh lại thấy rằng họ là một đối tượng dị biệt cần phải uốn nắn cho giống với người khác. Bị bắt thay đổi bởi bố mẹ và thầy cô, họ thấy mình cần phải bảo vệ cá tính của mình bằng cách dựng lên bức tường ngăn cách giữa mình và người khác. Để đạt được điều gì đó, họ không giao tiếp mà sử dụng hành vi tiêu cực (hò hét, đập phá) để đòi cái lợi về cho mình. Càng bị ép buộc, họ càng trở nên cực đoan và cho rằng mình là số một, người khác không hiểu mình, sợ mình, và phải tuân theo mình. Một số tội phạm rơi vào giữa trạng thái tiêu cực tột độ, nghĩ rằng mình nên tự tử vì thế giới này không cần mình, và tích cực tột độ, nghĩ rằng mình là bá chủ, người khác không thể chống lại mình.

Có rất nhiều vòng tương tác khiến cho tội phạm chìm sâu hơn. Ví dụ, việc tách biệt dẫn đến người khác không hiểu được bản thân, dẫn đến càng tách biệt hơn. Việc tức giận vì thứ nhỏ dẫn đến không chịu hiểu nguyên do và không tìm giải pháp, dẫn đến càng nóng giận hơn. Việc không làm việc, không học tập dẫn đến thiếu khả năng hòa nhập xã hội, dẫn đến bỏlàm việc và học tập. Việc chơi với bạn xấu, hay sử dụng chất kích thích cũng khiến tội phạm ngày càng khó rút khỏi con đường phạm pháp (cơ chế đã nêu ở phần trước).

Tóm lại, thuyết này cho rằng tư duy và môi trường cùng tương tác để tạo nên con người tội phạm. Khi tội phạm đã đạt đến một điểm nhất định, họ rất nhanh chóng bị cuốn vào các vòng tương tác khiến họ không thể quay trở lại. Để ngăn chặn sự gia tăng tội phạm, cần phải giảm thiểu các yếu tố khiến cho nhóm người khác biệt cảm thấy họ cần phải tự cô lập bản thân để tránh bị đồng hóa.

Trong xã hội phát triển, những yếu tố đó chính là tính tổ chức quá cao, đẩy con người vào một quy trình: học, làm, nghỉ hưu, chết. Tính tổ chức tạo nên xã hội phát triển nhanh, nhưng giữa những xã hội này cũng xuất hiện những con người chống lại sự tổ chức, chống lại lối nghĩ của phần đông, lợi dụng những điểm yếu của hệ thống để trục lợi. Việc tuân theo hệ thống làm đám đông thấy an tâm còn tội phạm thấy nhàm chán, trong khi đó việc chống lại tổ chức trở thành nỗi sợ của đám đông và niềm vui của cá nhân tội phạm.

Tại sao chúng ta lại quá chú trọng việc có tổ chức hoặc phá tổ chức đến vậy? Trong khi đó, các yếu tố như theo đuổi nghệ thuật, theo đuổi sự thật, hay cái khác không hề được nhắc tới trong các gia đình có tội phạm được nêu trong sách. Bố mẹ của các trẻ em có hành vi tội phạm đều rất lo lắng, đưa con đi chữa trị, giáo huấn, nhưng những vị bố mẹ này liệu đã nghĩ tới việc con mình sẽ chống lại nỗ lực quản lý của mình? Vì sao họ không từ bỏ việc quản lý và tự tìm mục đích sống khác?

Một tín hiệu tích cực là việc một số tội phạm có khả năng nghệ thuật khá cao. Trong các nhà tù, các hoạt động vẽ tranh, triển lãm, biểu diễn âm nhạc lại được hưởng ứng. Theo tác giả, những hoạt động này không thay đổi tư duy của những tội phạm vì họ đã quen với cuộc sống phạm pháp. Nhưng nếu các hoạt động này được triển khai sớm hơn, từ trước khi các đứa trẻ trở thành tội phạm, có thể chúng đã trở thành nghệ sĩ.

Những điều trên mới chỉ là một thuyết về tâm lý tội phạm. Tôi mong sẽ có nghiên cứu để kiểm nghiệm thuyết này. Một hướng nghiên cứu có thể là tìm hiểu về tuổi thơ của tội phạm, về cách nuôi dạy con, và về đặc tính của những đứa trẻ có tương lai phạm tội. Từ đó chúng ta có thể tìm hiểu xem liệu chúng có thể được biến chuyển thành con người có tính xây dựng hơn, thay vì trở thành tội phạm của xã hội. Trong trường hợp thuyết này bị bác bỏ, điều cần thiết đối vẫn là tìm cách giảm thiểu số người phạm tội, nhằm giảm chi phí và tổn thất cho xã hội.

Nguyễn Phương Mạnh

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Phản vật chất là gì?




Trong vật lý lượng tử, phản vật chất là khái niệm mở rộng của phản hạt, mà ở đó phản vật chất được tạo thành từ liên kết phản hạt theo cách y hệt như hạt liên kết với nhau tạo thành vật chất.

Trong đó phản hạt-antiparticle là những hạt có cùng khối lượng nhưng khác dấu với các hạt cơ bản mà ta đã biết. Ví dụ, phản electron còn gọi là positron có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện dương.



Hình ảnh buồng mây của positron lần đầu tiên phát hiện năm 1932.

Một phản electron và phản proton có thể kết hợp với nhau để tạo thành phân tử phản hydro theo cách giống hệt một electron và proton tạo thành hydro thông thường. Vì vậy, việc tạo phản vật chất và vật chất gặp nhau sẽ tiêu hủy lẫn nhau giống như hạt và phản hạt, kết quả phóng ra các photon mang năng lượng lớn (các tia gamma) hoặc các cặp vật chất-phản vật chất khác.

Có rất nhiều lời suy đoán rất đáng chú ý về vì sao vật chất lại là thành phần chủ yếu tạo nên vũ trụ của chúng ta hay phản vật chất tập trung chủ yếu ở đâu và cách khai thác chúng, nhưng hiện tại thì sự chênh lệch về số lượng của vật chất và phản vật chất trong vũ trụ mà chúng ta quan sát được vẫn là vấn đề chưa được giải quyết của vật lý.

Ký hiệu: phản vật chất có ký hiệu giống vật chất nhưng có dấu "-" trên đầu. Ví dụ proton và phản pronton có ký hiệu lần lượt là p và p̅. Một cách viết khác là dựa theo sự trái dấu của điện tích. Ví dụ electron và positron sẽ được ký hiệu là e+ và e- .



Hình vẽ mô tả điện tích của hạt (trái) và của phản hạt (phải). Từ trên xuống là các cặp hạt và phản hạt: Electron/positron, proton/antiproton, neutron/antineutron.

Hiện nay, con người đã tạo ra được phản vật chất như phản hydro và phản heli và có giá thành rất đắt. Một miligam phản vật chất có giá khoảng 300 tỷ USD, lý do cho giá thành cao như vậy là vì việc tạo ra phản vật chất cực kỳ khó khăn và nhu cầu về phản vật chất rất lớn trong các ngành y học, năng lượng và phục vụ nghiên cứu vật lý.

Trịnh Khắc Duy - PAC




Nguồn gốc của vật chất là từ đâu? phản vật chất tồn tại thế nào?


Nếu xét đơn giản thì vật chất sinh ra từ vụ nổ bigbang, hẳn bạn đã nghe nói vũ trụ sinh ra từ một điểm kỳ dị , lúc đó không tồn tại vật chất mà chỉ có năng lượng(dưới dạng photon chẳng hạn) , và từ năng lượng sinh ra vật chất.
Sau Bigbang 10-33 giây, vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon .Lúc vũ trụ được 10-6 giây thì hình thành các hadron.Lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.

Nếu bạn xét phức tạp hơn thì phải xét trước bigbang là gì , điều này có rất nhiều giả thuyết .
Trong đó có giả thuyết là bigbang sinh ra không gian và cả thời gian nên không hề có khái niệm "trước" lúc đó thời gian không tồn tại.
Và một số giả thuyết khác như
- Một vũ trụ gương (nhìn trong gương) đối xứng đối với điểm không của thời gian.

- Những Bigbang nhiều vô số xảy ra ở mọi thời điểm từ các lỗ đen nguyên thuỷ.

- Va chạm của các màng 3 chiều...
-Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một lỗ kim xong giãn nở trở lại.
...
nếu theo các giả thuyết trên thì rõ ràng đã tồn tại vật chất trước bigbang, sau đó không còn vật chất , và vật chất lại được sinh ra sau bigbang . Và điều này cứ lặp lại...

Đối với phản vật chất, theo lý thuyết thì có vật chất thì phải có phản vật chất . Và đã có bằng chứng xác thực về phản vật chất . Giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, phản electron (còn được gọi là positron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất.

Nguồn gốc của nó cũng như vật chất.
Tất cả các thuyết vật lý đều nói rằng khi vụ nổ lớn (Big Bang), đánh dấu sự hình thành ở 13,5 tỉ năm trước, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Vật chất và phản vật chất kết hợp lại, và tự hủy nhiều lần, cuối cùng chuyển sang năng lượng, được biết như dạng bức xạ phông vũ trụ. Các định luật của tự nhiên đòi hỏi vật chất và phản vật chất phải được tạo dưới dạng cặp. Nhưng một vài phần triệu giây sau vụ Nổ Lớn Big Bang, vật chất dường như nhiều hơn so với phản vật chất một chút, do đó cứ mỗi tỉ phản hạt thì lại có một tỉ + 1 hạt vật chất. Trong giây đầu hình thành vũ trụ, tất cả các phản vật chất bị phá hủy, để lại sau đó là dạng hạt vật chất.

Con người đã tạo được phản vật chất :
Năm 1996, Phòng thí nghiệm Fermi, (Chicago, Mỹ) đã tạo ra 7 phản nguyên tử hydro trong một máy gia tốc hạt. Có điều các hạt này tồn tại trong thời gian quá ngắn ngủi, lại chuyển động với tốc độ sát gần ánh sáng, nên không thể lưu giữ để nghiên cứu.

Tháng 10 năm 2002, Phòng thí nghiệm vật lý hạt châu Âu (European Organization for Nuclear Research-CERN) thông báo kết quả thí nghiệm ATRAP, tiếp nối thí nghiệm ATHENA tháng 9, tạo ra phản nguyên tử Hydro từ phản proton và positron( giống electron nhưng mang điện tích dương) .

Tóm lại phản vật chất cũng được hình thành bởi các hạt giống vật chất nhưng các hạt này có điện tích ngược lại , tức là được hình thành từ phản proton và phản electron .Nó cũng được tạo ra như vật chất , ban đầu có số lượng bằng vật chất , nhưng sau đó vì một lý do chưa rõ mà nó có số lượng ít hơn . Do lúc đầu tồn tại chung , chúng gặp nhau và đánh nhau , cả hai cùng biến mất chỉ còn năng lượng . Do vật chất có quân số đông hơn, trong cuộc chiến 1 đổi lấy 1 này , phản vật chất đã chết hết chỉ còn vật chất cho đến ngày nay.( thực ra trong vũ trụ cũng còn nhưng rất ít) .
Con người có thể tạo được phản vật chất trong phòng thí nghiệm.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Ôi Các Trí Thức Dỏm: Giáo Sư, Tiến Sĩ, Sử Gia, Luật Gia, Nhà Văn, Nhà Báo ..!




Trần Khách Quan


Một tuyên ngôn độc lập theo danh nghĩa của ông vua bù nhìn Bảo Đại thực chất chỉ là việc làm tay sai của các đế quốc Nhật và Pháp, thế mà lại được nhiều vị Giáo Sư, Tiến Sĩ , Sử Gia, Luật Gia, Nhà Văn, Nhà Báo, v.v…tôn vinh [1]! Như vậy, những kẻ này gọi là TRÍ THỨC được chăng ?-(TKQ)



From: Khach-Quan Tran khachquan_tran@yahoo.com [ChinhNghiaViet] To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com, Nguyen Thanh Gian, Ts Hong Linh, Toma Thien

NGHĨ VỀ TRÍ THỨC VN.

Từ ngữ TRÍ THỨC gồm 2 phần :

. TRÍ: trí tuệ mà chức năng là suy luận và phán đoán, nghĩa là xử trí.

. THỨC: kiến thức hay nôm na là sự hiểu biết. Trình độ kiến thức được thể hiện ở chỗ:

-Hoặc là học thức mà bằng cấp là một loại thước đo.

-Hoặc ở kinh nghiệm sống và làm việc mà sự thành công vật chất và tinh thần là một loại thước đo.

-Hoặc ở cả học thức lẫn kinh nghiệm sống và làm việc.

Nhưng, nếu không có việc làm cho học thức, nghĩa là nếu học thức không được sử dụng trong việc làm thì bằng cấp dù có cao bao nhiêu cũng thành vô dụng. Lúc đó, học thức hay kiến thức từ bằng cấp chẳng khác gì một nhà kho bụi bặm chứa đầy sách mà chủ nhân chẳng hề biết sử dụng. Nó cũng giống như một hard drive chứa đầy dữ kiện nhưng không đi cùng vớ một computer để xử lý. Nếu có việc làm, học thức càng cao sẽ càng nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm sống và làm việc ở một trình độ cao tương ứng. Đó là tác động tích cực của học thức hay bằng cấp đối với kinh nghiệm sống và làm việc. Như vậy, kinh nghiệm sống và làm việc mới chính là kiến thức của TRÍ THỨC và nó được hỗ trợ bởi học thức. Bằng cấp chỉ là cần nhưng chưa đủ để nói lên trình độ kiến thức của TRÍ THỨC.

Dĩ nhiên, trình độ kiến thức càng cao thì TRÍ THỨC sẽ xử trí công việc càng thích hợp. Nhưng xin lưu ý rằng: Mọi người đều có kiến thức về kinh nghiệm sống và làm việc ở một mức độ nhất định nào đó và đều phải xử trí thường xuyên với những vấn đề của cuộc sống thường ngày (như đi đâu, nghĩ sao, làm như thế nào, v.v...). Tuy nhiên, nếu đã mang danh TRÍ THỨC thì người đó phải xử trí ở một trình độ cao hơn và thích hợp hơn người bình thường.

Trong thực tế, theo thói quen của người Việt Nam thì TRÍ THỨC là người có bằng cấp hay địa vị cao, không cần biết những người này có xử trí thích hợp hay không ! Thói quen này có thể đã được hình thành do tuyệt đại đa số dân ta đã sống quá lâu trong thân phận nô lệ đói nghèo dưới ách cai trị của ngoại bang, trong khi chỉ có một thiểu số dân Việt lại được đào tạo có bằng cấp và địa vị cao để phục vụ cho việc cai trị và trở thành tầng lớp cao riêng biệt gọi là TRÍ THỨC. Nhưng, bằng cấp và địa vị cao có xử trí thích hợp hay không để được gọi là TRÍ THỨC thì phải xét lại :

- Một tuyên ngôn độc lập theo danh nghĩa của ông vua bù nhìn Bảo Đại thực chất chỉ là việc làm tay sai của các đế quốc Nhật và Pháp, thế mà lại được nhiều vị Giáo Sư, Tiến Sĩ , Sử Gia, Luật Gia, Nhà Văn, Nhà Báo, v.v…tôn vinh [1]! Như vậy, những kẻ này gọi làTRÍ THỨC được chăng ?

Tại sao những “TRÍ THỨC DỎM” này lại không hiểu rằng chính là do hành động tuyên ngôn đó của “tay sai yêu nước Bảo Đại” mà các đế quốc được tiếp tay cho “chính danh, chính nghĩa” để tiếp tục nô dịch dân Việt Nam ta ?

- Một chính phủ Trần Trọng Kim độc lập theo chiêu bài, nhưng bù nhìn tay sai của đế quốc Nhật trong thực chất “không có quyền tài chánh, quân sự, ngoại giao”, thế mà lại được nhiều vị Giáo Sư, Tiến Sĩ , Sử Gia, Luật Gia, Nhà Văn, Nhà Báo, v.v… tôn vinh là chính phủ “chính danh, chính nghĩa” [2]! Như vậy, những kẻ này gọi là TRÍ THỨC được chăng ? (Trong khi, “cái cũi chó mạ vàng” đã được ông Trần Trọng Kim nhận ra trong hồi ký về tính chất bù nhìn của chiêu bài độc lập giả tạo của ngoại bang!)

Chúng ta thấy, những “TRÍ THỨC DỎM ” đã xử trí không thích hợp trong vấn đề độc lập chủ quyền! Thế thì, có thể tin được chăng vào những “TRÍ THỨC DỎM” đó vẫn cứ ra rả hằng ngày trong vấn đề dân chủ và nhân quyền? Vì xử trí không thích hợp, những“TRÍ THỨC DỎM” Giáo Sư, Tiến Sĩ , Sử Gia, Luật Gia, Nhà Văn, Nhà Báo, v.v… đã nhục nhã nuôi dưỡng và truyền bá một tinh thần nô lệ nguy hiểm thay vì một tinh thần độc lập tự chủ.

Hãy tỉnh thức đi thôi, quý vị “Trí Ngủ” mang danh Trí Thức VN đang khoe mình với những bằng cấp và danh phận thật to.

Khách Quan

_________________________

TỔNG QUAN CHÂN DUNG BÍ THƯ 64 TỈNH THÀNH





Trong một tổng kết dưới dạng đồ họa, VietNamNet thống kê một số đặc điểm phác họa về các bí thư tỉnh, thành nhiệm kỳ mới.


63 tỉnh, thành đã kết thúc Đại hội Đảng bộ, bầu nhân sự nhiệm kỳ mới thành công và chuẩn bị đoàn đại biểu sẵn sàng đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm sau.


61 tỉnh, thành phố đã bầu Bí thư.


Nhiệm kỳ 5 năm tới là giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của đất nước trong hội nhập sâu rộng đòi hỏi sức bật cộng hưởng từ các địa phương. Quyết định cho mọi thành công chính là ở con người. Trong số các tân Bí thư, có 38 người tái cử, 3 người là nữ (Vĩnh Phúc, Ninh Bình, An Giang).


Do vai trò quan trọng, Đảng bộ Hà Nội và TP.HCM không bầu Bí thư Thành ủy mà sẽ chờ nhân sự do Bộ Chính trị phân công sau Đại hội Đảng toàn quốc. Một trong những dấu ấn của đại hội Đảng bộ địa phương nhiệm kỳ này, đó là sự xuất hiện của lãnh đạo trẻ: 2 lãnh đạo địa phương dưới 40 tuổi (Đà Nẵng, Kiên Giang).


Trong một tổng kết dưới dạng đồ họa, VietNamNet thống kê một số đặc điểm phác họa về 61 bí thư. Như độ tuổi trung bình là 52,8 tuổi...


Mời độc giả xem đồ họa: