Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Nhân vật lịch sử (tiếp theo của phần I chương "Hỗn mang")


Ở entry trước tôi đã gọi Phạm Đình Trúc Thu là một “nhân vật lịch sử”, và để bạn đọc trên mạng có cơ hội biết đến giá trị của một cây viết như anh, tôi đã dẫn các link đến trang “Một Đời Thực-Hư” để họ cùng tham khảo. “Nhà báo Việt Nam tự do” là anh tự giới thiệu mình với tư cách tác giả blog, nhưng “Một Đời Thực-Hư” không phải là một trang báo, nó giống như một cái sọt chứa đủ thứ mà chủ blog nhặt nhạnh ở khắp các trang mạng đây đó, từ đề tài triết học đến kinh tế, chính trị, văn hóa, thơ…, tóm lại là các lĩnh vực mà một người uyên thâm trong xã hội này thường bàn tới. Kiểu blog sưu tầm như vậy có khá nhiều trên mạng.
Mèo Ainu không biết làm gì khác để tìm kiếm ngoài thao tác google. Bằng cách này, cái mà nó tìm thấy là Phạm Đình Trúc Thu có thơ đăng trên một (hoặc có lẽ là vài) trang mạng, các trang loại ấy thì nhan nhản. Dấu ấn duy nhất có tính đặc trưng mà Phạm Đình Trúc Thu để lại trên Google là các cuộc tranh cãi đôi co mà người ngoài cuộc xem vào không hiểu là chuyện gì ngoài chuyện những người tranh cãi đua nhau dùng từ ngữ hạ đẳng với mục đích miệt thị lẫn nhau, mà Phạm Đình Trúc Thu luôn có vẻ vượt trội về phong cách hạ đẳng này. Cho nên cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên khi anh tốn công cố gắng dùng trang “Một Đời Thực-Hư” để giới thiệu Ái Nữ như một nhân vật hạ đẳng mà anh cần phải lăng nhục để làm gương, trong khi anh không hề ý thức về chuyện bản thân mình có đủ tư cách để lăng nhục kẻ khác hay không. Những bài viết anh chê bai chửi mắng người nọ người kia không giúp người đọc hình dung được đối tượng đáng bị chê bai chửi mắng ở chỗ nào mà chỉ khiến họ cảm thấy anh có nhu cầu gièm pha người khác một cách bức xúc. Có lẽ trong cuộc đời anh đã bị người ta xem thường coi khinh nhiều quá.

Còn thơ của Phạm Đình Trúc Thu thì sao? So với những bài thơ được tạo nên từ phần mềm làm thơ của máy tính thì thơ của anh không tệ. Chẳng hạn như bốn câu anh để lại trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ là mượn vài từ trong thơ Quách Mạt Nhược mà mới đầu anh tưởng là thơ Ái Nữ do đọc không kỹ, sau đó anh lại mất công thanh minh rằng bốn câu này không thể hiện tình cảm hay tâm trạng của anh. Có lẽ anh cần nặn ra thơ thật nhanh để trang trí comment cho đẹp, mặc dù comment của anh cũng tối nghĩa, và càng về sau thì sự màu mè đỏm dáng đó càng rơi rụng. Nhờ có anh mà bạn đọc Alaykum Salam tự tin quay trở lại viết thêm comment cho blog Hơi Thở Của Vũ Trụ, họ thật là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Vấn đề của Mèo Ainu là nó Dường Như Không Biết Gì Cả, nó chỉ mới từ trong xó chạy bổ ra đường đuổi theo cuộn len màu nhiệm, không để ý đến chuyện sẽ va chạm và làm rơi vỡ những gì. Do hầu như chưa quen biết giới “nhiều chữ” ngoài đời nên nó không hình dung được nhân vật Phạm Đình Trúc Thu có vị trí như thế nào trong xã hội. Vốn kinh nghiệm duy nhất là những chuyện mà bạn Cáo Tequila nhắc nhở, theo đó thì nhận xét của “bần nông” Nguyễn Huy Thiệp rất đáng tham khảo vì ông ta hiểu đời và trung thực. Ông ta đã viết thế này:
“... nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả. Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: “Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!”, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”.
Đoạn văn trên được ông Thiệp viết vào năm 2004, tức là cách đây hơn mười năm, trong “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn”. Từ đó đến nay hẳn vẫn chưa có gì thay đổi, nếu không thì Acemediavn Trẻ Trâu đã chẳng viết những lời thống thiết trên Blog Việt:
“Tôi có thể quả quyết, chắc chắn rằng, mọi lời kêu gọi khẩu hiệu từ trên trời rơi xuống không lọt vào tai tôi được nữa. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà cái quá trình sa đọa tâm hồn rồi rơi xuống vũng bùn độc địa vẫn diễn ra không ngừng và dưới nhiều hình thức. Cả cuộc đời người ta đã làm cái việc nói suông, làm cho kẻ khác kinh ngạc và khâm phục cái trí tuệ giả tạo uyên thâm của mình. Rồi đến khi cái hiện thực hiện ra, nhiều đến nỗi tràn ngập như cỏ dại triển khai trước mắt họ, thì ta thấy trong họ có sinh ra được một sức kháng cự động vật học nào để kháng cự không? Có thể họ đã làm tự phá sản bởi chính những gì họ nói, nhưng có thể họ vô tình hay hữu ý quay lưng lại cái hiện tượng giả dối ấy thì hơn tất cả, họ đã thành hiện tượng có hại, đầu độc xã hội và góp phần làm mục ruỗng”.
Đoạn trích đó ở trong bài viết có tên là “Trò trẻ con”, được Trẻ Trâu viết vào năm 2013.
Phạm Đình Trúc Thu hoàn toàn phù hợp là một nhà thơ theo nhận định của ông Thiệp: “nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”.
Mèo Ainu không thể không “kinh ngạc và khâm phục” trước một nhân vật như vậy. Tại sao Phạm Đình Trúc Thu không cần đếm xỉa đến một logic thực tế nào, chỉ chăm chăm réo tên đối tượng kèm theo những từ ngữ thô bỉ?
Thượng Đế luôn có logic của Ngài. Đúng vào thời điểm này tôi đọc được bài viết “Cá thối” của Victor Volsky do dịch giả Phạm Nguyên Trường dịch. Thì ra cách mà Phạm Đình Trúc Thu thực hiện đã được đúc kết ở tầm quốc tế và được áp dụng cho mục đích chính trị, gọi là “kỹ thuật cá thối”.
“Kỹ thuật “cá thối” như sau. Bịa ra một lời kết án. Càng thô bỉ và càng tai tiếng thì càng tốt. Ví dụ như trộm cắp vặt, lạm dụng tình dục trẻ em hoặc giết người, tốt nhất là do lòng tham mà ra. Mục đích của “cá thối” không phải là chứng minh tội lỗi của nạn nhân, mà là gây ra những cuộc tranh luận công khai về nạn nhân. Tâm lý của con người là sau khi một lời buộc tội được tung ra thì bao giờ cũng có những người ủng hộ và những người phản đối, có các “chuyên gia” và những “người nắm được chuyện”, những người kịch liệt tố cáo và những người bảo vệ nhiệt thành cho bị cáo.
Nhưng dù thái độ và quan điểm của họ có như thế nào thì tất cả những người tham gia thảo luận cũng sẽ nhắc tên nạn nhân nhiều lần, cùng với những lời buộc tội thô bỉ và tai tiếng, do đó mà xát “cá thối” vào quần áo anh ta (hoặc cô ta) cho đến khi mùi hôi thối bám vào nạn nhân và sẽ theo nạn trên mọi nẻo đường. Và mỗi lần nhắc đến tên tuổi nạn nhân là người ta lại nghĩ ngay đến tội lỗi bịa đặt kia (ăn cắp, giết người, lạm dụng tình dục trẻ con)”.
Đoạn trên trích từ bài viết “Cá thối”: Vì sao Putin lại được 86% dân chúng ủng hộ?” của Victor Volsky do dịch giả Phạm Nguyên Trường dịch. Tôi đã dẫn link bài viết này và trao đổi với bạn đọc Người Hà Nội (tức Chim Câu nước Áo), rằng có thể không phải Phạm Đình Trúc Thu quá dốt nát mà là anh đang ứng dụng “kỹ thuật cá thối”. Chim Câu phân tích như sau:
“Sử dụng "kỹ thuật cá thối" như trong bài viết mà bác Phạm Nguyên Trường dịch chỉ có hiệu quả khi những người sử dụng có quyền sinh, quyền sát, bởi vì rất nhiều khi phải khóa miệng người khác bằng những lý do trời ơi, đất hỡi (lịch sử các nước đã và đang chứng minh). Bác Trúc Thu sử dụng kỹ năng này với khả năng đọc và viết còm nhom xấu trai của bác ấy chỉ làm trò tiêu khiển cho thiên hạ, chưa kể đến việc kẻ khác tự nhiên được hưởng lợi, như là bác Trúc Thu quảng cáo không công cho bác Lá Bàng”.
Tại sao bỗng nhiên lại có “bác Lá Bàng” xuất hiện ở đây?
Song song với việc xát “cá thối” vào Ái Nữ thì Phạm Đình Trúc Thu cũng đang ra sức bôi nhọ Nhà Gom Lá Bàng, một blogger nghe nói nổi đình nổi đám từ thời có blog Yahoo và sau này có nhiều bạn đọc trên Blogspot, từ giữa năm 2014 Nhà Gom Lá Bàng mới mở thêm cửa giao lưu trên Blog Tiếng Việt. Với sự toàn tâm toàn lực của Phạm Đình Trúc Thu trong việc thi triển chiêu pháp này, anh xứng đáng được có thêm một tên riêng trong tiểu thuyết, từ nay tôi gọi tên anh là Cá Thối để nhớ rằng trong thế giới tồn tại một dạng nhân vật như thế.
Blog của Nhà Gom Lá Bàng đặt chế độ kiểm duyệt comment và Cá Thối không có cơ hội gây ầm ĩ ở đó, do chủ blog ấy thích nghe những lời lịch sự êm ái và không thấy cần thiết phải đáp lời Cá Thối. Tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí” là một cơ hội tốt cho Phạm Đình Trúc Thu, vì blog Hơi Thở Của Vũ Trụ còn được gọi là “Trại Điên”, bất cứ ai cũng có thể vào đó xả ra những hỉ nộ ái ố của mình và mọi kiểu “điên” đều được quan sát bởi nhiều khán giả.
Ái Nữ không phải là công chúa Li-dơ trong truyện cổ An-đéc-xen, cho nên chiến thuật của Cá Thối không gây cản trở gì cho vai diễn của cô ta. Do không thích tự lượm ống bơ đeo vào mình như lão Bùi Giáng, cho nên cô ta lấy làm đắc ý với chiến dịch “PR” của Cá Thối và hình dung ra Đỉnh Cao Của Ngu, chế tác kiệt xuất của Tequila-Trẻ Trâu, trong tay cô ta đã trở thành một món “võ lâm chí bảo” mà nhiều khách giang hồ muốn giành giật.
Nhưng Cá Thối không giàu năng lực như Mèo Ainu hy vọng. Chỉ vừa mới chạm phải Chim Câu nước Áo, một nhân vật hiếu sự trong chiếu chèo Hơi Thở Của Vũ Trụ, Cá Thối đã cụt hứng và viết lời thoái thác:
“Câu chuyện của tôi với Ái Nữ đã chấm dứt. Ái Nữ thắc mắc vì sao tôi có hứng thú với blog Ái Nữ thì tôi cũng trả lời Ái Nữ là vì tôi muốn biết Nhà Gom Lá Bàng ở đâu trong cái blog này. Giờ là lúc tôi "cư xử" với cái thằng lưu manh Nhà Gom Lá Bàng, không rảnh để đọc Ái Nữ đâu”.
Nội dung comment của Cá Thối là vậy, tuy nhiên Cá Thối hành văn tùy tiện, thiếu mạch lạc và sai chính tả nên tôi đã chỉnh sửa cho đỡ rối mắt bạn đọc, các bạn có thể đọc lại lời của Phạm Đình Trúc Thu ở bản anh ấy tự soạn xem bản chỉnh sửa của tôi có đúng không.
Sau khi va chạm với Chim Câu nước Áo, Cá Thối bèn một mực phao lên rằng bạn đọc Người Hà Nội trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ chính là blogger Nhà Gom Lá Bàng mà chẳng cần có chứng cớ nào hết. Cư dân Blogspot có lẽ chỉ biết blogger Nhà Gom Lá Bàng chứ không biết đến nhân vật Người Hà Nội, nhưng cư dân và khách quen của Blog Tiếng Việt thì biết cả hai và khó tin nổi là họ có thể hình dung hai người ấy là một, vì thế họ sẽ xếp Cá Thối vào một trong hai loại: hoặc là cực kỳ ngu dốt, hoặc là tay lừa bịp chuyên nghiệp.
Trong chiếu chèo Hơi Thở Của Vũ Trụ thì Chúng-Tôi-Là-Một và Chúng-Ta-Là-Một, cho nên Người Hà Nội và Nhà Gom Lá Bàng Là-Một không hề vi phạm nguyên tắc gì. Một người dùng nhiều tên hoặc nhiều người dùng trùng một tên đều đã từng xảy ra ở đây. Tuy nhiên hai nhân vật này quá khác biệt nếu như không nói là trái ngược: Blogger Nhà Gom Lá Bàng luôn né tránh những cuộc cãi vã vì lo hao tổn thời gian và sức lực, trong khi bạn đọc Người Hà Nội luôn sẵn sàng giải phóng năng lượng để giải trí với những nhân vật như Cá Thối.
Tôi không có gì phải lo lắng về nhân vật Chim Câu nước Áo, vì anh ấy tỏ ra dồi dào sức lực và luôn biết cách hài hước. Nhưng với Nhà Gom Lá Bàng thì khác, anh mới nhạy cảm và dễ tổn thương làm sao.
Lá Bàng rất dễ bị tổn thương, cho nên anh cũng dễ sinh lòng thương cảm kẻ khác. Gần chỗ anh ở từng có một gã nát rượu, sinh thời gã đuổi đánh vợ thường xuyên, đến nỗi Lá Bàng cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao chị vợ ấy vẫn còn sống. Ấy thế mà một ngày khi cái hũ rượu biết đi ấy không còn đi được nữa, anh viết entry “Chuyện anh chàng nghiện rượu đã chết…”, trong đó anh than rằng:“Ôi, đời quả là vô thường, đời quả là bể khổ vô biên!... Ôi, tất cả cái mà anh ta muốn, ông trời đều không cho anh ta, dù chỉ là một hạt bụi, và tại sao tất cả những tội lỗi của loài người đều đổ lên đầu của anh ta!” Không may cho Lá Bàng là Ái Nữ đã lướt qua entry ấy, cô ta vốn không ưa những kẻ khóc gió than mây, và vì là Kẻ Ác nên cô ta không biết thương xót, cô ta đã buông một comment lạnh lùng: “Entry này rất hay, nhưng láo! Dám đổ oan cho ông trời! Anh ta muốn rượu, thì trời cho anh ta rượu, đủ để uống cho đến tận lúc chết rồi còn gì!” Lá Bàng kiểm duyệt và đã không cho comment ấy của Ái Nữ xuất hiện, anh chỉ cho hiện lên bản copy, trong đó anh cắt biến chữ “láo” đi và thay bằng ba dấu chấm, rồi anh thanh minh rằng ông trời mà anh nhắc tới không phải là ông trời viết hoa.
Cho đến nay, chưa từng có công trình nghiên cứu của ai phân tích về chuyện ông trời viết hoa và ông trời không viết hoa của Nhà Gom Lá Bàng khác nhau như thế nào, vì anh chưa từng được biết tới như một triết gia. Việc Cá Thối lu loa lên rằng Nhà Gom Lá Bàng là “triết gia dỏm” có thể là vội vã, trong sự vội vã đó ngầm báo hiệu nguy cơ có nhiều người sẽ xem Nhà Gom Lá Bàng như một nhà triết học. Chẳng phải có người đã giật mình với bài viết “Việt Nam không có triết gia” của anh đó sao?
Mèo Ainu vốn lười và dốt, nó không biết tên các triết gia cũng như các triết thuyết của họ, với nó thì dù có các nhà triết học hay không cũng không làm vũ trụ sứt mẻ gì. Trong trường học của Thượng Đế, khi nhắc đến triết học, Ngài chỉ dạy nó duy nhất một chữ “BIẾN”. Theo đó thì có thể xem Nhà Gom Lá Bàng như một triết gia, vì anh đang muốn biến mất: Anh muốn chết. Bi kịch của anh chính là bi kịch của anh chàng nghiện rượu, trong đó các thứ rượu từng uống anh là các môn triết học đông tây kim cổ, giờ thì anh muốn uống loại rượu anh xem là cuối cùng: cái chết. Tiếc thay, nhiều khả năng là cái chết sẽ uống anh mà không để cho anh uống nó.
Trong câu chuyện cổ tích về nước sống và nước chết, nếu một người bị chết vì nhiều vết thương, những vết thương ấy sẽ liền khi được nước chết vẩy lên, rồi sau đó khi được vẩy tiếp nước sống, người ấy sẽ sống lại. Nhà Gom Lá Bàng muốn cái chết sẽ chữa lành những vết thương, những bi kịch mà anh vẫn thường kể trong blog. Nhưng rồi anh sẽ chết vì những vết thương hay chết nhờ “nước chết”? Và “nước sống” của anh là gì? Hành trình của Nhà Gom Lá Bàng không dễ dàng, anh đang đi đến ngõ cụt của các triết gia từ mấy trăm năm trước. Anh có thoát được bế tắc không hay cuối cùng vẫn chỉ là kẻ sống dở chết dở?
Câu chuyện của Nhà Gom Lá Bàng có vẻ không ngắn, chúng ta sẽ gặp lại anh ở những entry khác trong một nhân vật có tên gọi khác.


*
* *
Gần đây đã xảy ra những chuyện sôi nổi. Trong khi Mèo Ainu đang ra sức giả vờ chăm chỉ bằng cách vặn những cái nút cho sản phẩm của một công ty còn chưa đăng ký nhãn hiệu thì trên mạng Facebook sục sôi vì một nhân vật “cá thối” khác. Chuyện nảy sinh chính từ bản dịch bài “Cá Thối” của Phạm Nguyên Trường.
Sau khi chia sẻ bản dịch bài viết “Cá Thối” của Victor Volsky trên Facebook, dịch giả Phạm Nguyên Trường được một số người hỏi rằng có phải ông ám chỉ Thiên Lương là “cá thối” không, đồng thời ông bị Thiên Lương unfriend.
Thiên Lương là nhân vật được Leonvu Quant nhắc tới trong “Độc ngã luận: Lolita và những ngày tháng Tư”. Lần này, với sự ủng hộ ra mặt của Phạm Nguyên Trường, Leonvu Quant viết hẳn về Thiên Lương trong một note có tiêu đề: “Về một gã mất dạy: vừa ăn cắp vừa la làng!”
Khoan nói đến chuyện ăn cắp, nhưng dùng từ “la làng” thì đúng. Chỉ với duy nhất một cuốn sách dịch là tác phẩm “Lolita”, Thiên Lương cứ thế nhè vào Dương Tường mà chê bai chửi rủa, kèm theo chửi tất tần tật làng dịch thuật cùng giới “nhiều chữ” trong nước. Dương Tường là dịch giả đã dịch “Lolita” trước đó, và nghe nói được người ta xếp vào làng cây đa cây đề với khá nhiều tác phẩm dịch. Việc Thiên Lương đưa ra một bản dịch khác tốt hơn kèm theo gọi công trình của Dương Tường là một “thảm họa dịch thuật” đã bỏ bom vào dư luận. Một điều đáng nói là ngoài Gấu Dở Hơi ra thì chưa từng có ai nhận là được nhìn thấy Thiên Lương cả, anh ta chỉ hiện ra bằng một tài khoản Facebook khai rằng đang sống ở nước Anh.
Gấu Dở Hơi thì nhiều người biết, vì Gấu cầm chịch diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ nghe nói rất sôi nổi một thời, và vì Gấu làm phiên dịch cho các chính khách, các nguyên thủ. Như mới đây thôi, Gấu phiên dịch cho tổng thống Mỹ Obama trong cuộc viếng thăm của ngài Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một cuộc gặp lịch sử được người Việt Nam dán mắt theo dõi vào ngày 07-7-2015 vừa qua, và họ che giấu bớt nỗi vui mừng bằng việc phàn nàn rằng người Mỹ lẩy Kiều rất có duyên, trong khi lãnh đạo của Việt Nam thì không khoe được chút hiểu biết nào về văn hóa Mỹ.
Gấu Dở Hơi đã “chống lưng” cho Thiên Lương trong việc làm om sòm làng dịch thuật suốt ba năm qua, đòi hỏi chất lượng dịch văn chương phải được cải thiện. Và từ việc gây được sự chú ý trên mạng xã hội, Thiên Lương đã từ phê bình dịch thuật đi đến phê bình tổng hợp, đặc biệt chĩa mũi dùi xỉa xói vào những cái mà anh ta cho là ngây thơ dốt nát của những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Vì thế nhiều người nghi ngờ Thiên Lương là dư luận viên cấp cao. “Dư luận viên” là một từ mới có lẽ được đẻ ra trên mạng Facebook, dùng để chỉ những người lên mạng phát biểu với chủ ý bảo vệ chế độ chính trị hiện thời.
Còn Phạm Nguyên Trường là một dịch giả cần mẫn, ông chú ý dịch những bài viết có đề tài chính trị xã hội phân tích tình huống của các quốc gia trong lịch sử mà khi đọc người ta dễ liên tưởng đến hoàn cảnh của nước Việt hiện tại. Các tác phẩm dịch đã xuất bản của ông có những cái tên như thế này: “Đường về nô lệ”, “Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội”, “Chủ nghĩa tự do truyền thống”, “Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại”… Năm 2013 ông nhận được giải dịch thuật của quỹ văn hóa Phan Châu Trinh.
Mèo Ainu không nhận ra là bài viết “Cá thối” ám chỉ Thiên Lương, vì đây vẫn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm dịch của Phạm Nguyên Trường. Mặc dù thế, Thiên Lương vẫn unfriend Phạm Nguyên Trường mà chẳng có lý do nào, giống như đã unfriend Mèo Ainu sau khi nó “like” và “share” bài viết “Độc ngã luận” của Leonvu Quant. Mèo Ainu không phiền lòng gì ngoài chuyện nó chưa kịp báo cho Thiên Lương biết rằng trong tiểu thuyết anh ta mang tên Khỉ Điên, dựa vào lời phát biểu của anh ta trên Facebook: “Dịch giả là con khỉ bắt chước nhà văn”. Nó nghĩ anh ta điên như thế cũng tốt, vì thiếu những kẻ như vậy thì thế giới này bớt hẳn đi sự phong phú.
Không giống như Mèo Ainu thích chuyện phiền toái, Phạm Nguyên Trường thuộc mẫu người đứng đắn và nghiêm túc, hẳn là ông không có kinh nghiệm chơi với những kẻ điên kiểu như Thiên Lương. Khỉ Điên đã thành công trong việc làm cho ông phát cáu. Sau khi bài viết “Về một gã mất dạy” của Leonvu Quant đăng lên, họ réo gọi Gấu Dở Hơi vào cuộc, và Gấu Dở Hơi với phong cách khệnh khạng kẻ cả đặc trưng của loài gấu, đã thành công trong việc làm cho vị học giả đáng kính này phải cáu thêm nữa.
Khi nghe Phạm Nguyên Trường phàn nàn về Khỉ Điên, Gấu Dở Hơi thản nhiên nói: "Vâng, xin đồng ý với chú ạ. Tay đó cháu quen đã nhiều năm ở ngoài đời, tính tình rất khó ưa, khó chơi, nói chung đểu". Dĩ nhiên đó chỉ là câu nói kiểu đùa cợt của “Trung tá Anh Gấu Phạm vinh quang muôn năm” (Gấu Dở Hơi vẫn thường xưng giễu trên Facebook như thế), nhưng Phạm Nguyên Trường vin luôn vào đó để nói: “Phải chăng nick Thiên Lương đã không còn tác dụng và bị vất đi, chẳng khác gì Anh Phạm vất cái xi-líp rách và bẩn của vợ mình vào sọt rác mà không cần giặt?”
Phạm Nguyên Trường không biết đùa kiểu như Gấu Dở Hơi, ông nói vòng nói vèo để ám chỉ rằng Thiên Lương chỉ là một cái nick trên Facebook do Gấu Dở Hơi tạo ra để diễn kịch. Nhiều người vẫn khó chịu về chuyện Khỉ Điên cứ diễn vai điên trên Facebook mà không chịu lộ diện cho người ta biết mình là ai.
Tạm xếp những tác phẩm dịch của Phạm Nguyên Trường sang một bên, chỉ cần xem những status trên Facebook của ông, không khó gì để nhận ra rằng ông ủng hộ những người đấu tranh dân chủ, đòi thay đổi chế độ chính trị hiện hành. Nhưng khốn nỗi, rất khó để nhận ra đường lối đấu tranh của những người đòi quyền dân chủ hiện tại. Như Phạm Nguyên Trường, với cách tranh luận thiếu chặt chẽ trên Facebook, có thể thấy ông là một người nhiệt thành, nhưng không phải là một nhà chính trị.
Leonvu Quant càng không phải là nhà chính trị, chẳng qua anh như nhiều người khó chịu với những màn chửi rủa của Khỉ Điên, anh muốn bảo vệ cho “duy mĩ”. Và cũng như nhiều người, Leonvu Quant muốn chính trị của Việt Nam thay đổi. Vì thế chuyện anh có thiện cảm và bênh vực những người như Phạm Nguyên Trường rất dễ hiểu. Anh cho rằng Thiên Lương là một dư luận viên đã được sự chỉ đạo.
Cuống cuồng. Nháo nhào. Một chiếc xe mất phanh. Một con thuyền sắp đắm. Đó là không khí mà những người mất tỉnh táo có thể cảm nhận thấy trên mạng xã hội giai đoạn này.
Những người tỉnh táo hình như đều im lặng, hoặc họ cũng giả vờ mất tỉnh táo. Tỉnh táo là một thái độ vô duyên trên Facebook Việt. Người ta muốn điên. Ngày Quốc khánh 2 – 9, người ta điên lên vì chuyện một cô sinh viên xinh đẹp đeo lon trung tá trong khối diễu binh. Một status được viết bằng những từ toàn dấu sắc với phong cách hài tếu tả lại quốc khánh năm xưa cũng được viết vào ngày điên ấy, và đến ngày 4 – 9, tác giả của status này, Đỗ Văn Hùng, bị thu thẻ nhà báo và xử lý miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên.
Ngài Cú Thông Thái, một tay trùm quản lý truyền thông, là kẻ hiếm hoi đã tỏ ra tỉnh táo trước sự kiện về nhân sự của Báo Thanh Niên. Ngài ta nói: “Sự việc của anh Đỗ Hùng chỉ để thấy không có một thoả thuận giữa các tờ báo với phóng viên của mình về hành xử trên mạng xã hội. Và theo tôi nên có một thoả thuận như vậy”. Để chứng minh mình là kẻ hiểu việc, Ngài Cú Thông Thái “khoe” thêm: “Có lẽ nhiều bạn không biết, một trong những sản phẩm bán chạy nhất của T&A Ogilvy cho các doanh nghiệp là "Bộ Quy tắc Ứng xử của Nhân viên trên mạng xã hội”. Sau màn “khoe khoang” ấy, lập tức Ngài Cú Thông Thái bị nhiều kẻ chửi cho thậm tệ, họ cho rằng ngài ta tranh thủ lúc người khác gặp hoạn nạn để bán hàng.
Người ta thích kẻ điên. Điên như Đội trưởng Đội Nỏ Thần ấy.
Đỗ Xuân Thọ là tiến sĩ cơ học ứng dụng, đó là yếu tố hợp lý trong việc ông chế “nỏ thần”. Hình cover trên Facebook của ông có mặt trời mười bốn tia giống như hình trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, giữa mặt trời ấy có ba chữ “Tâm Vũ Trụ”, đó là tên học thuyết của ông. Còn tên blog của ông là “Sóng Ý Thức”. Cái “lẫy nỏ” mà ông sáng chế mang ký hiệu BLSYT tức là “Bộ Lọc Sóng Ý Thức”. Ông Thọ dùng Nỏ Thần để bắn ai? Cái đích là “tứ trụ triều đình” mang tên Sang-Trọng-Hùng-Dũng. Tên của bốn ông lớn vào thời điểm hiện tại: chủ tịch nước, tổng bí thư, chủ tịch quốc hội, thủ tướng. Thật tình cờ, tên của bốn vị lãnh đạo hợp thành những tính từ mà người Việt Nam vô cùng ưa chuộng, họ liên tục nhắc đến bốn từ này. Vô tình, bốn chữ ấy trở thành bia cho Đội trưởng Đội Nỏ Thần bắn. Ông tiến sĩ điên chống cộng một cách điên cuồng thông qua những status điên, những entry điên. Nếu không phải người ta xem ông như một người điên thì hẳn ông đã bị bỏ tù như những nhà bất đồng chính kiến. Nhưng hẳn ông cũng đã thuyết phục được nhiều người là ông không điên, nếu không thì ông đã bị tống vào trại tâm thần.
Tôi tin Đỗ Xuân Thọ điên thật. Điên vì bế tắc. Mặc dù tuyên bố đã dùng toán học chứng minh được Tâm Vũ Trụ, nhưng ông vẫn chưa đến được nơi ấy, cho nên Tâm Vũ Trụ mới chỉ được ông trình diễn như một học thuyết. Status cuối cùng của ông trên Facebook vào lúc 23h10’ ngày 04-02-2015 là bốn câu thơ sau:
Uống rượu thâu đêm nghĩ chuyện đời
Cái gì là Thọ, nghĩ tả tơi
Cái gì là của Tâm Vũ Trụ
Cái gì là của Việt Nam tôi?
Ông qua đời ngay sau đêm ấy. Friendlist của ông rất đông những người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ và khoa học. Không ai unfriend ông.


*
Việt Nam có cái gì chung với Tâm Vũ Trụ không? Tôi không điên kiểu ông Thọ nên đã không đưa ra câu hỏi ấy cho một nhà nghiên cứu Đông Nam Á của một trường đại học ở châu Âu khi người ấy đến thăm tôi vào cuối tháng Chín.
Ở chương trước tôi đã nói rằng tôi không gần với các học giả. Người ấy không đến thăm tôi như một học giả tìm đến đối tượng mà họ nghiên cứu. Tôi không phải là Đông Nam Á.
Mặc dù người ấy chủ động hẹn trước, một cuộc hẹn được sắp xếp từ trước khi người ấy bay sang Việt Nam, nhưng tôi nghĩ người ấy không hề biết họ gặp tôi để làm gì cả. Chưa từng có ai biết vì sao họ gặp tôi. Tôi cũng thế.
Nhưng tôi biết người ấy xuất hiện cùng với luồng gió lạ, một năng lực siêu hình làm cho đêm Sài Gòn bừng lên những rung động mới. Gió Đông đã nổi. Đó là một nhà thơ.
Chúng tôi gặp nhau trong quán cà phê Wan-Ko-Fi. Uống trà. Do không hề có những trao đổi về công việc, cho nên khi người ấy đi khỏi thì tôi quên hết những gì chúng tôi đã nói. Nhân vật ấy huyền bí như tiểu thuyết này. Điều duy nhất tôi biết là cách mà người ấy tìm ra tôi. Đường link dẫn tới chương “Phượng Hoàng” trên Blog Việt đã hiện ra trên timeline của Leonvu Quant vào ngày Mười Ba tháng Sáu khi tôi báo cho anh biết anh đã trở thành nhân vật trong tiểu thuyết. Và tôi thấy người ấy để lại một comment:
“breathy and high
the sixth interlude
like arms wide to the sky”.


*
* *
Sau hôm nhà thơ Gió Đông xuất hiện, tôi gọi điện cho Mohammed Hamdan Edan Al-lssawi. Gió Đông đến từ châu Âu, nơi đang rối ren với việc tiếp nhận những dòng người tị nạn. Chiến sự ở Trung Đông quá dai dẳng và việc gì phải đến thì đã đến, rồi sẽ đến.
Tôi chưa tìm được việc cho Mohammed ở Việt Nam, nhưng anh đến được Baghdad và đã tiếp tục công việc của một giảng viên đại học. Cách đây một tháng tôi hỏi anh: “Ở đó có an toàn không?” Câu trả lời: “Tạm thời an toàn”.
Lần này thì anh khiến tôi phát sốt khi không phát tín hiệu đáp lại. Khi tôi đã gọi tên và cầu nguyện cho ai thì tức là sự an nguy của họ liên quan mật thiết đến tôi. Nhưng nỗi lo của tôi về anh chỉ là chuyện tâm lý. Tôi biết linh hồn anh mạnh mẽ. Có lẽ anh mới là người lo cho tôi.
Chỉ là máy của Mohammed hết tiền. Anh nói chỗ anh an toàn, nhưng công việc của anh lại đòi hỏi anh phải đi vào nơi nguy hiểm. Nghe được thông tin ấy, tôi cảm thấy bình an. “Nguy hiểm” đối với chúng tôi nhiều khi chỉ là một từ ngữ.


*
Đêm ngày 05-10 vừa rồi, Gấu Dở Hơi thở phào khi tạm thời thoát khỏi sự căng thẳng của “nàng Tề Phi Phi”. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đàm phán thành công tại Atlanta.
Cộng đồng mạng lại được một phen rộ lên những lời hoan hỉ và chế giễu. Cả lo lắng nữa. Cho nước Việt.
Ngành may không phải là đối tượng của những nỗi băn khoăn. Nữ diễn viên Hồng Ánh lại xuất hiện duyên dáng và rạng rỡ trong bộ sưu tập thời trang mới của một nhà thiết kế. Nhưng phu quân của cô, ông Nguyễn Thanh Sơn, tổng giám đốc T&A Ogilvy, thì lo ngại cho những người nông dân khi hiệp định TPP được thi hành. Chẳng nhiều người còn lạ về một chuyện lạ rằng xuất khẩu gạo của Việt Nam vốn là một thành tích được tự hào lâu nay trên mặt các báo chính thống, lúc nào cũng nhất nhì thế giới, nhưng thế giới lại không hề được biết đến thương hiệu “gạo Việt”.
Nàng Tề Phi Phi là một người đẹp hấp dẫn nhưng độc ác. Một đối tượng khiêu khích những kẻ anh hùng.
Quần hùng sẽ họp nhau vào ngày 14-10 sắp tới, với hơn năm trăm doanh nghiệp, tại diễn đàn Vietnam Brand Matters do học viện SAGE tổ chức. Thương hiệu Việt Nam. Thương hiệu dẫn đầu. Đó là những gì các diễn giả sẽ nói.


*

(còn nữa)

Được đăng bởi Ái Nữ vào lúc 21:48
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Nhãn: Tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí"

24 nhận xét:

  1. Đáng khen là nói thẳng được những gì mình nghĩ về Phạm Đình trúc Thu. Tốn công minh họa cho Nhà Gom Lá bàng cũng chẳng làm khác đi được lại khoe cái dốt của mình ra " Chẳng phải có người đã giật mình với bài viết “Việt Nam không có triết gia” của anh đó sao?". Chỉ cần tra G+ thì rõ ngay NGLB chỉ biết "ăn cắp ".Và hơn ai hết gã tự biết cái " trình độ triết học" của gã. Một kẻ hoang tưởng , dấu hiệu tâm thần đáng thương như NGLB không cần để tôi tiếp tục tốn công đọc và viết về một kẻ tự nhận " đang đi trong vô cực và hiểu phật, chúa, thượng đế nhất ...thiên hạ". Cũng như Ái nữ đây vậy. Chuyện " Việt nam không có triết gia đã xưa như trái đất " nhưng rất mới với mèo Ainu. Hi hi...nếu đã " xúc phạm" người ta thì văn hoa màu mè chi cho nó mệt óc.
    Còn Ainu muốn tranh luận, Phản biện một cách " đúng nghĩa" thì nên hiện thân đi, Trúc Thu sẽ hầu cho. Làm một " bóng ma " nhát ma thiên hạ làm gì?
    Hi hi...Không biết Ainu bây giờ đã để tóc dài chưa? Trông cũng trên trung bình đấy chứ!
    Viết " cái lồn què" cho dài người đọc làm biếng.
    Hỏng biết ông bà mình sao lại có tiếng ' cái lồn què" vậy kìa.
    Viết tiếp đi nhưng tôi rất làm biếng qua Blog tiếng việt cứ đăng bên boglpost đi cho tiện.
    ( cái này bưng từ bolgtiengviet về)
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger]
      14.10.15@11:50

      Với Mèo Ainu không hiểu biết sách vở thì chuyện Việt Nam có hay không có triết gia đương nhiên là mới rồi.

      Tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí" không có những chuyện mới, chỉ có nhân vật là mới thôi.

      "Diễn viên thì khi không khi có, còn sân khấu thì muôn thuở. Diễn viên thì động mà sân khấu thì bất động".

      Tôi vẫn chê Acemediavn Trẻ Trâu khi hắn viết câu này, giờ mới biết hắn viết cho tình huống nào.

      Sân khấu Hơi Thở Của Vũ Trụ có rất đông diễn viên, mà hình như Cá Thối muốn giành lấy vai nhân vật chính. Có xứng đáng không?

      Người Hà Nội sẽ nghĩ sao? Cư dân Blogspot sẽ nghĩ sao? Khi Ái Nữ nói rằng hai blog Một Đời Thực-Hư và Ngố 180' có chung một chủ?

      Họ hiện ra như hai nhân vật đối nghịch, một có vẻ lố lăng đáng ghét và một có vẻ khiêm cung đáng mến. Nhưng chỉ Là-Một mà thôi. Các bạn đọc có thể hình dung ra sao về diễn viên như vậy?

      Tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí" hiện ra như mớ len rối trong chân của một con mèo, nhưng ít nhất nó cũng có bạn đọc chung thủy là Cá Thối. Còn chuyện Cá Thối có thể nổi lên thành một nhân vật hấp dẫn đặc biệt hay không thì chỉ có Trời mới biết.
    2. Trả lời cho biết nè, tôi k biết blog Ngố là của ai. Phạm đình trúc Thu đã là " nhân vật" lịch sử thì rồi thì cần chi làm " ngố " nữa. hi hi.. cái tên " cá thối " nghe cũng được quá đấy chứ! Một đời Thực- Hư nếu Trúc Thu có dễ thương thì cũng chỉ dễ thương với những người dễ thương mà thôi. cái com này của cô nàng Ainu " xinh đẹp" như Hoa mười giờ đã hơi dễ thương rồi. Không có chung thủy đọc " Ngày tận thế huyền bí "đâu. Có người báo mới biết người đẹp Ainu đây đang ngắm nghía Phạm đình trúc Thu nên mới qua xem vòng 1, vòng 2, vòng 3 của của Ainu thế nào?
      " Ở trên mạng mà mà còn không dám sống thật thì ngoài đời thế nào"? - Câu này của người đẹp phải k? ha ha...
      Xóa
    3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger]
      14.10.15@16:16

      @ Người Hà Nội

      Cứ nhìn cái còm phía trên thì Cá Thối vẫn đang cố diễn vai một kẻ đọc không thạo.
      Anh còn nhớ những chi tiết trong hai blog Một Đời Thực-Hư và Ngố 180' tôi nhắc tới trong những comment ở entry trước chứ?

      Thấy Cá Thối nhắc đến chuyện "giật mình" với bài viết "Việt Nam không có triết gia", tôi bèn lục lại bài đăng trong blog Ngố 180' có chạy cái tít "Không có cái đẹp của sự thông thái" VN tìm đâu ra triết gia? (Bài tồng chí NGLB, tít giật mình đây) thì không ngờ lần này tôi lại đọc thấy cái tít ấy nó khác: "Không có cái đẹp của sự thông thái" VN tìm đâu ra triết gia? (Bài tồng chí NGLB, tít mình giật dây).

      Tôi đã đọc nhầm cụm từ "mình giật dây" thành "giật mình đây" hay nó đã được chữa lại, hay bác Hồng Giang viết nhầm? Trường hợp bác Hồng Giang viết nhầm thì bác ấy viết nhầm những từ nào thành cụm từ "mình giật dây", và chúng ta có thể hiểu điều này ra sao?

      Dù cái tít mà bác Hồng Giang đặt ra có nghĩa thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thay đổi được sự thật mà tôi chứng kiến rằng có những người quan tâm đến bài viết, hay nói đúng hơn là đến cái tít bài viết "Việt Nam không có triết gia" của Nhà Gom Lá Bàng. Còn Cá Thối thì bằng hành động của mình đang cố gắng chứng minh là Nhà Gom Lá Bàng nói... đúng. Chuyện Việt Nam không có triết gia là chuyện "xưa như trái đất", Cá Thối chỉ còn mỗi một việc chứng minh rằng Nhà Gom Lá Bàng không phải triết gia nữa là chuyện đó đúng hẳn, đúng hoàn toàn.

      Chim Câu, anh thử nghĩ xem liệu tôi có động cơ nào để phản đối Cá Thối ở điều đó không? Hì hì...
    4. lại loài ra cái dốt. những kẻ muốn Việt nam có triết gia đã ngớ ngẩn rồi chẳng hỉu biết gì về tư tưởng phương Đông. Có muốn biết cái thằng chuyên " ăn cắp " NGLB chôm cái gọi là Triết gia ở đâu thì tìm từ khóa " Triết học Việt nam" hay "Tư tưởng Việt" thì sẽ đọc được cái nhận định này. Đối với cái thằng bệnh tâm thần NGLB chỉ đáng tội nghiệp, có kẻ đã Dốt mà không chịu học hỏi. Triết học phương Tây đi vào ngõ cụt, thì tưởng phương Đông thì vô tận. Miệng thì cứ " chúng ta là một" nhưng xem ra chẳng hiểu nổi cái " một" của phương Đông. Ha ha... có muốn tranh biện thì tập làm " người lớn" đi. Hi hi...Trúc Thu này mà viết thêm vài bài về cái gã tâm thần NGLB thì hắn " tự tử" thôi. Lo mà chữa bịnh cho hắn đi...
      Xóa
    5. Phần lớn phương Đông đầu không có triết học thì lấy đâu ra Triết gia. Chỉ có những đầu óc mê muội " tây phương hóa" mới muốn " Triết học hóa " phương Đông. Con Mèo chịu khó tìm đúng sách mà đọc. Đọc cuốn hành trình về Phương Đông" xem các triết gia phương Tây nói gì?
      Sớm muộn gì thì cái thằng NGLB cũng bị tâm thần thôi., Cứ đưa những bài nó viết và những câu mà tôi trích " Đi trong vô cực.." " Chỉ có anh NGLB là thông hiểu Phật, Chúa, Thượng đế...nhất). Một cái thằng không biết làm gì cả ngày chỉ biết xem phim, tưởng tượng, đọc ba chớp ba sáng bài trên mạng của người ta rồi xào nấu " nghĩ ra" đủ món hầm bà lằng. Có những người đọc " fan" như con mèo này thì càng mau trở thành bệnh nhân hơn nữa. Nhớ xuất hiện đàng hoàng để tôi còn ngắm xem vòng 1, vòng 2, vòng 3 thế nào, có đủ làm cho Phạm Đình Trúc Thu có hứng thú để tiếp tục trò chơi hay không? Hi hi... có những kẻ kiêu hãnh mình đây trí thức đạo đức nhưng lại chưa phân biệt được " lời nói" và " hành vi thực hiện bằng lời nói. chưa hiểu được con người khác con vật là ờ " hành vi". Đợi khi nào Ainu hiện thân thì tôi sẽ tiếp tục, nhé, còn muốn làm "con ma" nhát thiên hạ thì có lắm lời cũng với tôi chỉ đáng " khinh " thôi.
      Trước nay tôi không tranh luận với phụ nữ vì không muốn họ " bẽ mặt" thôi nhưng với con mèo kiêu ngạo, ngốc nghếch này thì phá lệ một lần vậy.
      Xóa
    6. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger]
      14.10.15@19:12

      @ Chim Câu
      May quá! Bác Cá Thối vẫn còn đủ nhiệt tình để "PR" cho bác Lá Bàng đây này. Nhưng anh nghĩ xem liệu bác Cá Thối có làm việc hiệu quả không? Tôi thấy bác Lá Bàng viết quả có lăng nhăng khó đọc thật, nhưng vẫn còn dễ coi hơn văn của bác Cá Thối nhiều. Tôi nghĩ bác Cá Thối chỉ cần giật tít là đủ, rồi cứ viết lăng nhăng xuống dưới, đỡ hao tổn năng lượng.
    7. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] 
      14.10.15@19:30

      @ Người Hà Nội
      Xem cái còm phía trên thì thấy bác Cá Thối đúng là không đọc tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí" hoặc là không đọc được. Ấy thế mà bác ta cứ khăng khăng nhận "PR" cho tác phẩm này và những nhân vật của nó. Như vậy liệu có kiêu ngạo quá không?
    8. Ái Nữ là thực hay ảo, đối với tôi không quan trọng. Tôi biết có một linh hồn với tên Ái Nữ trò chuyện với tôi thế là đủ. Người thực hay kẻ ảo không quan trọng với tôi. Tôi chỉ quan tâm đến cái hồn của kẻ viết. Một cái xác thực có thể có nhiều linh hồn, mỗi linh hồn viết dưới tên riêng chả có gì là xấu. Chỉ bất hạnh cho những thể xác khi mà các linh hồn đó không hòa hợp được với nhau. Sự bất đồng đó dày vò thân xác, chỉ khổ thôi. Nếu như thân chủ đời thực của Ngõ 180' và Một Đời 'Thực Hư là một, thì tôi chỉ biết chia buồn cho thân xác ở đời thực đó.
      "Đợi khi nào Ainu hiện thân thì tôi sẽ tiếp tục, nhé, còn muốn làm "con ma" nhát thiên hạ thì có lắm lời cũng với tôi chỉ đáng " khinh " thôi" - Phạm Đình Trúc Thu-
      Ái Nữ không hề giấu tung tích thực của mình. Qua các bài viết của mình Ái Nữ thuật lại tiểu sử của mình chi li hơn khai tiểu sử vào Đảng CS. Là đọc giả tích cực của Ái Nữ bác Trúc Thu qua các bài viết của Ái Nữ thừa Ái Nữ ngoài đời thật là ai. Với với thói quen Cá Thối bác Trúc Thu vu vạ chủ nhà này rồi.
      Đối với các bạn đọc mới của Ái Nữ có thể xem:
      1. Thay hồn đổi xác http://ainu.blogtiengviet.net/2013/06/19/thay_har_n_a_ar_i_xaic_1
      2. Lời ước nguyện và lời tuyên bố trong tâm linhhttp://ainu.blogtiengviet.net/2013/08/08/lar_i_adar_c_nguyar_n_van_lar_i_tuyaon_b
      ....
      Người đọc có thể bằng cảm nhận văn chương của mình, mà tự xác định thật hay ảo. Những người có tâm hồn trai sạn, hoặc cứ cố tình đòi thật hay ảo thì có thể làm chuyến du lịch tới các địa chỉ liên quan mà xác minh. Bác Trúc Thu nên làm chuyến du lịch đi nhé.

      @ Ái Nữ
      Theo tôi không nên tranh luận với bác Trúc Thu nữa. Khả năng đọc, viết, nhân cách của bác ấy đã được bác ấy tự thể hiện rất rõ qua các cảm nhận ở
      Nhân vật lịch sử - Phần 1- 
      tại
      Blogspot http://hoithocuavutru.blogspot.co.at/2015/07/chuong-7-hon-mang.html
      cũng như tại
      Blog Tiếng Việt http://ainu.blogtiengviet.net/2015/07/14/ch_ng_7_h_n_mang
      Ngôn ngữ của bác Trúc Thu bây giờ là thứ đầu đường xó chợ. Lời bác ấy vô nghĩa. Tranh luận với bác ấy chỉ phí công.

      Ps. Còm sau tôi sẽ kể qua vừa rồi gặp một kẻ tự xưng là bố của Chí Phèo.
      :-)
    9. Ối Người Hà Nội chưa cần chia buồn vội. "Ái Nữ nói rằng hai blog Một Đời Thực-Hư và Ngố 180' có chung một chủ", nhưng chưa nói rằng hai blog đó "có chung một chủ nhân".

      Anh thử nghĩ mà xem: Hai blogger đó cùng đọc những bài viết của Nhà Gom Lá Bàng, cùng đăng tiểu thuyết "Ngày Tận Thế Huyền Bí". Nhưng văn phong hai người khác nhau. Phạm Đình Trúc Thu thì câu cú chữ nghĩa lủng củng, nhưng lại tích cực luyện môn "đánh gục". Hồng Giang thì câu cú chữ nghĩa cẩn thận có logic, nhưng rất thận trọng khi đưa ra những quan điểm. Nếu một người mà đồng thời diễn được hai vai đó thì đương nhiên là một diễn viên siêu cao thủ.

      Phạm Đình Trúc Thu nói rằng không biết Ngố 180' là ai, nhưng dùng lại cái tên blog "Một Đời Thực-Hư" mà Hồng Giang đã bỏ. Trường hợp này không phải là "ăn cắp", nhưng không chứng minh được khả năng sáng tạo của Phạm Đình Trúc Thu.
    10. Đã không biết xấu hổ rồi mà lại còn nhăng nhít. Trước đây tôi đọc tranh luận của Ainu với Triết học đường phố thấy hiện ra một người rất sáng trí, nhiệt tình, trong sáng thế nhưng rồi chỉ biết giao du với những loại luu manh dần trở nên kẻ chẳng ra gì. ( Hỏng chừng còn chưa hiểu hay chữ lưu manh nữa chứ!)
      Muốn dấn thân thì không dám xuất hiện với người thật của mình thì dấn thân vào cái gì. Học theo cái lũ chó, làm một bóng ma lại không biết hổ thẹn. Một bóng ma mà tự cho mình có tư cách để xỉa xói, chỉ trích người được hay sao?Một chữ Dũng học còn chưa xong, lại học theo thói bầy đàn. bản thân muốn tìm tư do nhưng đầu óc thì mê muội đầy những thói quen, định kiến.
      Học theo thói ngụy biện rồi bô lô bô la " sủa".

      Anh LB ơi sao anh trích dẫn tư liệu mà lại chặt đầu chặt đuôi vậy?
      Anh chỉ đọc lướt qua thôi, đâu có đọc hết em. Bị hỏi bí quá truy cập mạng thời may có tư liệu nên đọc vội bác cái việc lập đền thờ Mã viện thôi, ai dè...
      Sao người Việt mình lại lập đền thờ Mã viện vậy hả anh?
      Thì em đọc tư liệu đó đi, chứ em hỏi anh anh biết hỏi ai? Có lẽ người Việt hèn sợ tụi tàu truyền kiếp nên mới thờ nó.
      Anh LB ơi, Hà Lan mời anh sang giạng triết học gì vậy?
      À, cái này thì nhiều lắm em ơi, đại khái là " triết học cà phê " đó.
      Mấy vị giáo sư nào gửi gắm hy vọng anh làm thay đổi hệ tư tư tưởng Việt vậy anh?
      Mấy vị này nổi tiếng lắm em ơi, học không muốn nhắc tên, nên anh không nói ra thôi. Ui, anh đâu có giỏi như vậy, tại mấy ổng thấy anh " Thông minh" quá mà khuyến khích thôi.
      Ủa, sao anh lại bảo " quân xử thần tử thần bất tử bất Trung"là của Khổng tử vậy anh?
      Hi hi... anh ghét Khổng tử mà em! Hỏng thấy anh đuổi khổng tử , Trang tử về nước đó sao? Đuổi Khổng tử, trang Tử cũng như đuổi lũ tàu vậy, chứ chuyện sơ đẳng như vậy sao anh lầm lẫn được.
      Vậy anh cũng đâu có lầm " Hư vô" là " hư ảo" phải không anh?
      Đúng rồi, anh đánh máy lộn thôi em .
      Cái bài Việt Nam không có triết gia nhiều người đọc lắm sao anh gỡ bỏ rồi?
      Anh không muốn nổi tiếng mà em!Anh Lb nè , đi trong Vô cực là thế thế nào hả anh?
      Thì giống như phê thuốc vậy đó em...

      Ha ha... Trên làng Blog này chỉ có NGLB là nhạy cảm "Nên Kiểm duyệt com" thôi còn thiên hạ không có ai " nhạy cảm dễ thương " như anh Lá Bàng cả.
      Xóa
    11. @ Chim Câu
      Đọc còm trên của Cá Thối tôi chẳng hiểu gì ngoài chuyện Cá Thối cứ muốn "ân ái" với Lá Bàng nhưng không được đáp lại nên mới chạy vào sân Hơi Thở Của Vũ Trụ để la làng. Nếu như Mèo Ainu không giao du với những kẻ lưu manh thì làm sao có thể thoải mái chứa còm của Cá Thối cơ chứ! Hic hic hic...
    12. Tôi đã nói, rằng Ái Nữ không hề giấu tung tích, việc này có thể kiểm tra dễ dàng. Bác LB cũng chẳng giấu gì thân thế của bác ấy, bác Trúc Thu biết rõ bác LB, bác Trúc Thu còn đưa cả ảnh bác LB ngồi với một người phụ nữ lên mạng kèm theo lời chú thích "không phải Ái Nữ". Còn tôi đã đưa những bằng chứng về tôi ở Nhân vật lịch sử - Phần 1-, thậm chí đã lâu lắm rồi tôi đã khai báo cụ thể về tôi tại nhà của 1, 2 cây Đại Thụ của Blog Tiếng Việt. Chẳng có "ma" nào ở đây dọa bác Trúc Thu cả, cho nên xin bác Trúc Thu đừng có Cá Thối tiếp tục luận điệu "Muốn dấn thân thì không dám xuất hiện với người thật của mình thì dấn thân vào cái gì. Học theo cái lũ chó, làm một bóng ma lại không biết hổ thẹn. Một bóng ma mà tự cho mình có tư cách để xỉa xói, chỉ trích người được hay sao?". Mà nếu một bóng ma chỉ ra bản chất đúng của bác Trúc Thu, thì cái bóng ma đó có gì đáng trách? Chả lẽ cái bản chấtđúng đó của bác Trúc Thu là không đúng, chỉ vì nó bị một bóng ma vạch ra. Mà ở Nhân vật lịch sử - Phần 1-, bác Trúc Thu rất tích cực tranh luận với các bóng ma đấy chứ, nhớ lại mấy câu cuối cùng của bác Trúc Thu:

      "Còn mèo Ainu bảo người ta có tư cách gì à? Sao không tự hỏi cái thằng lưu manh Người Hà nội có tư cách gì trong cái " bờ lờ,,," hơi thở vũ trụ này,Hay là Người Hà nội gom lá bàng đang ở trong váy của Ái nữ nên sợ có người khác xin " núp vát" mà lên tiếng trước.“

      "Trước giờ tôi không cần phải tranh cãi vì người Hà nội chỉ là thứ " bá dơ" không hơi đâu mà phí lời. Riêng Ái nu thì khác nhưng xem ra tôi thấy thất vọng cho một người " thông minh" " có kiến thức biết tôn trọng sự thật lại dần " đánh mất mình". Câu chuyện của tôi với Ái nu là chấm dứt . Ái nữ thắc mắc là vì sao tôi có hứng thú với " blog Ái nữ" thì tôi cũng trả lời cho ái nữ biết là vì tôi muốn biết " NGLB " ở đâu trong cái blog này. Giờ lá lúc tôi " cư xử" với cái thằng lưu manh NGLB không rãnh để đọc Ái nữ đâu.
      Chúc may mắn!"


      Cứ tưởng bác Trúc Thu là người biết thua, biết thắng. Ai dè, cố đấm ăn xôi.

      :-)

      1. Ps. Trước xuất còm, bác Trúc Thu nên đọc kỹ lời đối phương, không nên cứ cắm mũi mà viết ra cái những còm tối nghĩa chả ăn nhằm với nhau. Tôi phải đoán ý của bác Trúc Thu ở còm trên.
      Hay là. Hóa ra. Bác ấy có cảm tình với Ái Nữ, một người rất sáng trí, nhiệt tình, trong sáng, đã lâu. Trong khi đó Ái Nữ cứ muội muội, huynh huynh với những kẻ llưu manh khác. Thôi thì bác Trúc Thu gắn các kẻ khác thành bác LB để đánh ghen cho tiện. Ái Nữ cũng là nạn nhân.
      Hay là. Té ra. Bác Trúc Thu cũng như bao người khác hâm mộ bác LB đã lâu, nhưng bác LB chỉ đoái hoài tới những bóng hồng, nên bác Trúc Thu giận hờn.
      Hay là. Thì ra... Hic, Hic, Hi, Hi...
      :-)

      Bác Trúc Thu ơi. Càng nói càng dở. Blog đâu có phải là nơi sinh ra cơm cháo, gạo tiền, nơi đây vui là chính. Cho nên bác Trúc Thu ơi. Im lặng là vàng

      2. Ps. Tiện thể báo tin cho những ai quan tâm. Đừng ghen nhé.
      ...
      "Em đang bị tấn công bởi một gã đàn ông sinh sau một giáp, nhưng không thể mở miệng ra chê gã là "chưa lớn", vì trước đấy em cứ tưởng gã lớn bằng... bố em."
      ...
    13. Tự suy nghĩ đi nhé Ainu. Tôi làm biếng nói rồi. Tội nghiệp con chó " Người hà nội" lẽo đẽo theo sau " sủa".
      Xóa
    14. @ Bác Trúc Thu
      Nơi tôi sinh sống, con chó có địa vị không tệ. Đã có lần tôi thổ lộ tâm tư của tôi với một bác Đại Thụ của Blog Tiếng Việt:
      " Ở BlogTV có lần tôi được ví với con chó, nhưng chẳng thấy giận, bởi vì nhớ lại thời trẻ mùa hè nắng đẹp ra công viên thấy các cô như tiên giáng trần âu yếm hôn hít mấy chú chó, lúc đó chỉ ước thành chúng nó, kẻ trung thành với chủ" 
      Bác Trúc Thu thấy đó. Cái còm trên của bác chỉ làm tôi vui thêm, vì theo bác tôi dễ thương như mấy chú chó nên tôi nay tự thấy có thể có cơ hội...
      :-)
    15. @ Chim Câu
      Anh đã nói là không nên tranh luận với Cá Thối nữa, vậy mà... Trong blog của tôi có ảnh, Cá Thối lục thấy mà vẫn còn gào toáng lên đòi người ta "hiện thân", chả hiểu Cá Thối đang hiện thân theo nghĩa nào.

      Anh dài dòng như thế chỉ để khoe khéo cái Ps dưới cùng của anh chứ gì? Đấy là tôi nói riêng với anh Đức Thắng. Anh Đức Thắng thỉnh thoảng vẫn đọc blog của tôi, nhưng anh ấy chỉ quan tâm đến nội dung bài viết chứ không đòi hỏi phải biết tôi là ai cả, có lần anh ấy còn gọi tôi là... "ông". Nhưng đầu tháng Chín vừa rồi tôi đến Pleiku chơi có gặp anh ấy, anh ấy cứ ngẩn ra nhìn rồi bảo không ngờ là tôi "chưa lớn". Hì hì...
  2. "Học Triết để làm gì?
    Triết là môn học cho những người yêu sự thật.
    Mình không biết đến đỉnh cao triết học thì như thế nào , nhưng khi chưa đến đỉnh cao, thì chắc chắn là học triết để chửi đời là nhiều. :D"

    "Mình không nghĩ triết học chỉ dành cho người thông minh, đúng hơn nó dành cho người muốn biết sự thật, chả cần đọc sách vở, chỉ cần là người luôn đi tìm sự thật, nguồn cội các vấn đề trong cuộc sống thì đã là triết gia rồi. Nghe thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng dám đối mặt với sự thật, nhất là người Việt Nam".


    (Nicholas Chan)
    Trả lời
    Trả lời
    1. Hiện thân không phải để cho Trúc Thu này biết mà là chịu trách nhiệm về những gì mình viết trước người đọc, người mình phê phán, chỉ trích...thậm chí là chửi. Đó là sự thật.Học triết để tìm ra sự giải thoát, tìm sự tự do từ cái nhìn khách quan đối với sự vật. Phật giáo gọi đó là Như thị. Nói cách khác sự thật do chính sự vật thể hiện.
      Ainu là người có tâm trí rất sáng, nhìn thấy cái không đúng của " Nhị nguyên luận" và tìm đến với cái " Nhất nguyên luận" của Phương Đông.
      Tư duy con người thường đi theo chiều thuận nên gì nghịch lại thường gây ra phản ứng. " chả cần đọc sách vở, chỉ cần là người luôn đi tìm sự thật, nguồn cội các vấn đề trong cuộc sống thì đã là triết gia rồi"... triết gia cho chính mình thôi, cho cái vũ trụ của mình. Học triết là để hòa hợp cái "tiểu vũ trụ " vào cái " đại vũ trụ".
      Về bản thân tôi thì tôi không có gì để phải biện minh giải thích vì tôi chịu trách nhiệm trước những gì mình viết. Và đó là sự thật.

      Xóa
    2. @ Chim Câu

      Anh thấy rắc rối chưa? Nào tôi đã nhờ bác Cá Thối thay tôi chịu trách nhiệm về những gì tôi viết bao giờ đâu nhỉ? Ai có thể hiểu nổi cái "logic" này của Cá Thối?

      Dù sao tôi cũng làm hết những gì có thể làm mà chưa làm, đó là tra từ điển từ "hiện thân", vì đây là một từ tôi hiếm khi dùng, suy theo ngữ cảnh cứ tưởng Cá Thối nói "hiện thân" nghĩa là khai họ tên và trưng ảnh, nhưng theo như comment trên của Cá Thối thì chắc là không phải.

      Hỡi ôi, theo từ điển, "hiện thân" có nghĩa là "thần linh hiện ra", hoặc "người được coi là biểu hiện của một điều gì".

      Tôi e rằng trong "Ngày Tận Thế Huyền Bí", Mèo Ainu đã "hiện thân" lộ liễu, chả còn nước non nào mà "hiện" thêm. Có phải Cá Thối coi thường bạn đọc blog Hơi Thở Của Vũ Trụ quá chăng?
    3. Lại ngụy biện. Hiện thân là xuất hiện với tên thật ảnh thật của mình để người ta còn biết AInu là ai? Ngay như tôi nếu không tìm hiểu thì làm sao biết được mặt mày Ainu, còn ainu tên gì tôi có biết đâu.
      Ha ha...thật là buồn cười khi bảo Trần Đăng Khoa "ngu" anh Trần đăng khoa lại chẳng biết người bảo mình " ngu" là ai?
      Học xem bao nhiêu người không dùng nick ảo, ảnh ảo? Nếu muốn sử sụng mạng XH để vui chơi giải trí thì dùng nick ảo ai cấm, Còn đã dám nhận định, phê phán, chửi bới...thì để người ta biết biết. Chỉ có loại "lưu manh" mới " ném đá giấu tay" như vậy? Bước lên mạng xã hội ít nhất cũng cần phải hiểu mạng XH là gì? Nó không phải là " thế giới ảo" chỉ có những kẻ " muốn biến nó thành thế giới ảo" để phục vụ cho lợi ích của mình.
      Trước khi muốn hỏi người khác điều gì thì hãy hỏi mình trước đã.
      Hay là mình chỉ dám nói những gì mà ở ngoài đời trước mặt người ta mình không dám nói.
      Muốn " sự thật" thì chính mình phải xem " mạng xã hội" cũng thật như đang sống ở đời thường vậy.
      Con người tự tìm đến cái ảo đúng là " tiến bộ". Đã vậy còn dùng cái " ảo" nói đến cái "thật " thì không biết phải gọi là gì.
      Đúng là chịu trách nhiệm nhưng không biết là chịu trách nhiệm với ai đây?
      Ngay như " Trương Duy Nhất" nhà nước muốn bắt y chịu trách nhiệm với những gì mình viết cũng phải bắt " tận tay" lúc y đang ngồi máy và phải chính y thừa nhận mình đã viết những bài viết mang tính xuyên tạc, vu khống, bôi bác chế độ.
      Đã dốt mà lại không chịu học hỏi,tìm hiểu cho nên người.
      Xóa
    4. Hơi Thở Của Vũ Trụ là một blog có lịch sử. Trần Đăng Khoa dẫu có "ngu", khi đọc tác phẩm của Ái Nữ cũng chưa hề đặt ra đòi hỏi khiếm nhã như thế. Một người viết chỉ hiện thân thực sự bằng tác phẩm của mình. Trúc Thu đã không hiểu văn chương mà đòi khen chê trình độ triết của kẻ khác thì dĩ nhiên quá tầm với, có kiễng chân cũng chưa tới đâu.
    5. "Ngay như tôi nếu không tìm hiểu thì làm sao biết được mặt mày Ainu, còn ainu tên gì tôi có biết đâu."- Trúc Thu -
      Chẳng biết gì về Ái Nữ, thế mà bác Trúc Thu đã từng rất tận tình lăng xê cho Ái Nữ tại nhà mình?
      Đã mất công tìm hiểu mặt mày Ái Nữ, chả lã bác Trúc Thu không chịu khó mất thêm chút công tìm ra tên tuổi và sự nghiệp của Ái Nữ. Có khó khăn gì đâu. Các thông tin đó nằm ngay trong nhà của Ái Nữ. Thậm chí tôi đã dâng đến tận tay bác Trúc Thu rồi còn gì. Thế nên bác Trúc Thu ơi. Tìm quá dễ. Thôi thì. Đừng có Cá Thối lu loa người ta ẩn danh. Ẩn danh, nhưng chỉ ra được bản chất thật của kẻ khác thì đã sao?
      Nhớ lại bác Trúc Thu ca ngợi Ái Nữ "Trước đây tôi đọc tranh luận của Ainu với Triết học đường phố thấy hiện ra một người rất sáng trí, nhiệt tình, trong sáng thế". Trong khi đó, thực ra Ái Nữ lúc đó đại náo Triết Học Đường Phố, hình như Ái Nữ bị họ cấm cửa (? Phiền Ái Nữ xác minh nhé). Mà thấy bác Trúc Thu nhìn nhận sự việc hời hợt.
      Lời lẽ ở còm này của bác Trúc Thu nông cạn, áp đạt, đe dọa, thô thiển và rất thân với chính phủ giống như của một "dư luận viên" (lưu ý: để tránh bị chụp mũ, tôi không hề không có thiện chí với chính phủ VN). Lại thấy bác Trúc Thu chịu khó đăng bài viết của mấy bác "dư luận viên" chuyên nghiệp. Lại thấy bác Trúc Thu có cảm tình với Ái Nữ trong khi Ái Nữ làm khó dễ một Tiến Sỹ chống cộng ở Triết Học Đường Phố. Nếu trong các bài viết của bác Trúc Thu có chứa những từ ngữ ngạo mạn đặc trưng như "kền kền, "Dzân chủ"... thì có thể nói rằng bác Trúc Thu là "dư luận viên" :-)
      Còn về Lão Khoa. Nếu biết chọn đúng lúc, đúng chỗ nói lão ta "ngu", thì lão ta sẽ sướng gấp vạn lần bây giờ được khen "thần đồng". Không tin, bác Trúc Thu hỏi lão ta xem. Nhớ chuyện hiện tại. Có một bác cuốc nương ở vùng sơn cước không tung hô khẩu hiệu treo ở nhà LK "Cái còn thì vẫn còn nguyên.Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan... ". Lão ta không giận, hình như mà còn lên đó chén chú, chén anh cùng nhau "chênh chao", "chếnh choáng"... không chỉ một lần.

      Ps. Bác Trúc Thu ơi. Bác "Bàn về đoạn văn " ở nhà trọ" trong Chương 4- Cuộn Len của thượng đế ( Ngày Tận Thế huyền bí)
      PĐTT : Theo đề nghị của một bạn đọc nữ, tôi xin được lạm bàn về một đoạn văn trong chương4 : Cuộn len của thượng đế."

      Bài "Ở nhà trọ" của Ái Nữ cũng có thêm tính bảo vệ danh dự cho người phụ nữ. Người phụ nữ trong câu chuyện không trở thành công cụ để thỏa mãn nhục vọng của gã đàn ông. Giới phụ nữ theo tôi tự hào về chuyện đó. Thế mà có một bác gái nào đó không vừa ý, đưa đơn đặt hàng hòng làm bẽ mặt Ái Nữ? Bạn Đọc Nữ đó của bác Trúc Thu là ai vậy? Ái Nữ nên xem trong thời gian đó có xích mích trực tiếp hoặc gián tiếp với bác gái nào không? Cho đến khi Ái Nữ xuất bài "Nhân vật lịch sử", bác Trúc Thu trong mắt một số người là người có kiến thức uyên bác, có nanh vuôt sắc nhọn, mọi người tránh xa không dám động chạm tới bác Trúc Thu. Có lẽ Bạn Đọc Nữ đó chọn mặt gửi vàng mà chọn bác Trúc Thu ;-). Chẳng biết bây giờ bác gái ấy cười hay khóc.
    6. @ Người Hà Nội

      Hì hì... Anh có nghi ngờ bác Cá Thối là "dư luận viên" không đấy? Tôi thì chẳng giống như Leonvu Quant, tôi không quan tâm ai phục vụ ai bảo vệ ai mà chỉ nhìn vào lời nói hành động cá nhân của họ có thuyết phục không mà thôi. Cho nên bác Cá Thối có là "dư luận viên" hay không chả phải là vấn đề. Nhưng nếu bác ấy diễn xuất nghèo nàn như thế, làm sao tôi có thể "tô vẽ" cho nhân vật hấp dẫn được?

      À mà tôi không có thời gian cũng như hứng thú tìm hiểu xem có ai đơn phương xích mích với tôi không, vì những người ấy không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Có lẽ họ muốn ồn ào để giải trí chút thôi mà, như thế thì đâu cần xích mích cá nhân. Đã là giải trí phù phiếm thì mau quên lắm, chắc họ đang giải trí với những nhân vật khác rồi, chứ tôi đâu ảo tưởng là họ quan tâm đến tôi được lâu như thế, Có bác Cá Thối vẫn còn đây cũng vui rồi, vì chả nhẽ nhân vật lại biến đi đột ngột quá.
    7. Ha ha...Hơi thở vũ trụ là bogl có lịch sử. Đúng là thối không thể chịu nổi. Viết một bài mà đầy cái ngu ở trong đó lại huênh hoang . Được thôi, muốn trúc Thu này viết chửi cái thứ lưu manh thì có khó gì. Hi hi...

Biệt khúc




Tìm nhau chi nữa, anh?
Tháng Mười cơn mưa vụng
Mùa thu vàng hoa cúc
Bầy sẻ trốn rong chơi.

Gọi nhau chi nữa, anh?
Vườn xưa giờ thăm thẳm

Chiếc lá nằm co quắp
Đếm từng mùa biệt ly.


Nhắn nhau chi nữa, anh?
Biển bạc đầu giá lạnh
Sóng trùng trùng ngăn cách
Ngắt nghẹn lời trăm năm.

Biệt nhau chi nữa, anh?
Môi đắng cười ngô nghê
Mắt buồn thôi ngấn lệ
Cơn đau nào chới với...

Đừng tìm nhau, anh ơi
Giá băng đã xuân thì
Để mùa xưa yên nghỉ
Trên đỉnh đời hoang mê.

Tìm nhau chi nữa, anh?


10/2015
Sẻ
Đoản khúc cuối cho người.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

N ÉT Đ Ẹ P T I Ế N G V I Ệ T Khẩu âm gốc - Tiếng Việt chuẩn




“Tôi nói tiếng ba miền (phần cuối)”
Lê Bá Vận


Tiếng Việt được gần 90 triệu người nói, đứng hàng thứ 12 trên thế giới gồm khoảng bảy ngàn ngôn ngữ khác nhau. Các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Việt vào nhánh Mon-Kmer thuộc ngôn ngữ Austro- Asiatic (Đông Nam Á). ‘Mon’ là vùng Pegu của Miến Điện.


Có 3 loại từ ngữ trong tiếng Việt : 1) chữ nôm. 2) chữ nho. 3) chữ Pháp/Anh.
Tiếng nôm ví dụ : cha mẹ, trời đất, mưa gió, làm ruộng… là tiếng cùng chung dòng họ với tiếng nói các nước ĐNÁ : Kmer, Chàm, Lào, Thái, Nùng, H’mong, Bahnar, Rhade, Malay, Indonesia…ví dụ từ ngữ”chó”(Việt), là ‘chó’ (Miên, Lào,Thái), ‘chío’ (Mường). Văn phạm Kmer giống văn phạm Việt Nam.
Chữ nho. Là tiếng Hán-Việt, mượn của Trung Quốc, ví dụ “bình đẳng, bác ái”, có thể viết ra bằng chữ Hán, song đọc theo lối Việt nam. Chữ nho đã thành Việt hóa, có quốc tịch Việt, đặc biệt các từ trừu tượng. Song le văn phạm Hán và Việt khác nhau cơ bản về vị trí tính từ và danh từ. Ta nói ‘ngựa trắng’, ‘bay cao’ người Hoa nói ‘bạch mã’, ‘cao phi’. Hiện nay tiếng Việt đang du nhập thêm nhiều tiếng Hán Việt mới cho nhu cầu từ ngữ chính trị, nhân văn, xã hội…Nếu dùng có chọn lọc thì điều này là tốt.
Tiếng Pháp/Anh khoảng một thế kỷ nay, không nhiều, vài trăm chữ, xem như đang hưởng qui chế thường trú : xà phòng, ga ra, tennis, cà rem… Việt nam ngày càng cần thêm từ ngữ về khoa học kỹ thuật mượn từ các nước tiên tiến Âu Mỹ.


Tiếng Việt đơn âm, không đổi dạng, do đó được xem thua kém các ngôn ngữ khác đa âm, về phương diện tạo từ ngữ mới cũng như văn phạm kém chặt chẽ! Bù lại, có rất nhiều ‘âm’ và ‘thanh’, tiếng Việt đã phát huy được các thế mạnh riêng biệt để tạo những nét đẹp của nó, như sau :
-Sự phong phú các từ kép.
-Sự linh động về văn phạm.
-Tính họa vần của ngôn ngữ.


*Sự phong phú các từ kép.

Ta thường nói: xanh lè, đỏ lòm, trắng xóa, tím ngắt, vàng khè…
Riêng ‘trắng’ có 20 loại, trắng bạch/ bệch/ bóc/ bong/ bốp/ dã/ đục/ hếu/ lốp/ muốt/ ngà/ngần/ ngồn ngộn/nõn /nuột/ phau/tinh/ toát/trẻo/xóa. Ngoài màu sắc lại có các từ ngữ kép: trắng án, trắng chân, trắng đen, trắng mắt, trắng răng, trắng tay, trong trắng, trắng trớt.
Thí dụ trên cho thấy các từ kép thành lập chỉ đơn giản viết kề trực tiếp các ‘từ’, mỗi ‘từ’ trong từ kép đứng riêng có thể vô nghĩa.
a-Tính từ, phó từ: xun xoe, khệnh khạng, ba lăng nhăng, hốc hác, lộn tùng phèo…
b-Danh từ : xe ngựa, tủ lạnh, áo ấm, ống nghe, máy ảnh …Có 75 từ kép về “xe”, 67 về “máy”v.v… (Từ điển Việt-Anh, Viện Ngôn ngữ học,1999).
c-Động từ : ăn năn, làm tới, áp đặt, mày mò, máy mó…Có 108 từ kép về “ăn”, 103 về “nói’, 102 về “làm”, 16 về “chơi”v.v… cũng theo Từ điển trên. Nhiều từ kép chỉ có thể chuyển Anh ngữ bằng giải thích, như ăn vã ( ăn không cơm), nói leo, chơi trèo…


Các từ kép Việt nam thiên hình vạn trạng, phong phú hình ảnh, màu sắc, tình huống. Chúng tương đương với từ ngữ đa âm, nhất là đã có ý kiến mạnhdạn viết chúng liền nhau : chắpvá, bépxép, sungsướng, máybay…Các từ kép được thành lập dễ vì tiếng Việt rất ưa nói gọn, nói tắt và văn phạm lại cho phép mà không gây hiểu lầm nghĩa. Ví dụ: máy lạnh, máy dệt, hiệu ảnh, xe thơ …người Hoa nói: lãnh khí cơ, chức bố cơ, chiếu tướng quán, bưu chính xa…tuy nhiên ‘băng tương, tín tương, y quỹ’… là ‘tủ lạnh, hộp thơ, tủ áo’.
Mặt khác chúng ta lại có thể tạo nhiều từ ngữ mới từ số còn tồn kho trong ngữ vựng :
Ví dụ : nam, nàm, nám, nảm, nãm, nạm , 3 từ ngữ nàm, nảm, nãm chưa được dùng.
Xoe, xòe, xóe, xỏe, xõe, xọe, 5 từ ngữ chưa được dùng.
Xun, xùn, xún, xủn, xũn, xụn, tất cả 6 từ ngữ chưa được dùng.
Các từ kép lắm khi gây tranh luận thú vị để tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc.
-‘Bánh tét’, nhiều người cho rằng ‘tét’ là do ‘tết’ đọc trại ra. Song lại có người nghĩ rằng sành ăn thì không dùng dao cắt mà dùng sợi lạt buộc bánh, khoanh tròn tét bánh ra.
-‘Vợ chồng’, được giải thích gợi ý hình ảnh động tác dưới ‘bợ’ trên ‘chồng’. Song không nên gán cho người Việt xưa thiện lương những dâm ý này. Các dân tộc khác cũng vậy. Chữ ‘vợ’ không do chữ ‘bợ’ mà ra. Chữ ‘chồng’ có 2 nghĩa: người chồng và chồng chất, 2 nghĩa không liên quan gì đến nhau.
-‘Chợ búa’, trong chợ bán búa?, lại còn hóc búa, hắc búa, búa xua...! Có ý kiến ‘búa’ trong ‘chợ búa’ không phải là kềm búa mà chỉ là một tiếng đệm vô nghĩa cũng như ta nói ‘bếp núc’, ‘đồng áng’, ‘góa bụa’...là những từ kép.
- ‘Vẫn còn xuân’, trong bài “Cô gái xuân” câu đầu là “Em như cô gái vẫn còn xuân”, lẽ ra phải nói “mới vào xuân”??


*Sự linh động về văn phạm.

Ở đầu bài tôi viết : “Tiếng Việt được gần 90 triệu người nói, đứng hàng thứ 12 trên thế giới gồm khoảng bảy ngàn ngôn ngữ khác nhau”. Như vậy văn phạm không chặt chẽ, có thể hiểu hoặc tiếng Việt hoặc trên thế giới gồm 7000 ngôn ngữ khác nhau. Phải viết ‘và gồm’ hoặc ‘mà gồm’. Một ví dụ khác “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. Có thể hiểu ‘ở đâu cần, ở đâu khó thì có thanh niên’ hoặc ‘không cần, không khó có thanh niên’. Do đó nghĩa của câu tùy nội dung. Thêm một ví dụ: “Trường hợp ông có rất nhiều”. Nghiêm túc thì phải nói: “Trường hợp như ông có rất nhiều”.
Tiếng Việt được nói bởi gần 90 triệu người, có đặc điểm hay nói tắt cho gọn nhẹ, rất dễ bị bắt bẻ về văn phạm lỏng lẻo nhất là khi viết câu dài gồm nhiều mệnh đề. Thời Pháp thuộc xưa học trò làm luận trong bài năng dùng “thì là mà của bởi” để giúp văn phạm chặt chẽ giống văn Pháp thì lại bị thầy giáo chê văn nặng, viết văn tây và khuyên viết văn câu ngắn. Nói vậy chứ hiện nay rất nhiều người viết nhẹ nhàng, linh hoạt văn phạm, chỉ chặt chẽ khi cần thiết.


Thực vậy nét đẹp trong văn phạm Việt nam là nằm trong sự linh động, mềm dẻo.
Hãy so nghĩa câu: “Sao không bảo nó đến” và các câu hoán từ: “đến sao không bảo nó”, “bảo nó đến sao không”, “nó đến sao không bảo” v.v…thì biết tiếng Việt nói xuôi ngược dọc ngang gì cũng xong mà vẫn đúng văn phạm, cho ta cảm tưởng xem một người làm xiếc uốn éo bẻ gập tay chân đầu cổ, thân hình mềm như con bún, khó tưởng tượng.Tiếng Việt là mềm dẻo như vậy.
Điển hình là những bài thơ thuận nghịch độc mà dưới đây là một:
Cảnh xuân

“Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời,
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi.
Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc,
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi.
Qua lại khách chờ sông lặng sóng,
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người.
Xa gần tiếng hát đàn trầm bổng,
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

Vô danh.
Bài này có 8 cách đọc: đọc ngược xuôi, cắt đầu xén đuôi mà vẫn hay, vẫn mượt mà: 1-đọc xuôi. 2-ngược. 3-xuôi, bỏ 2 chữ đầu. 4-ngược, bỏ 2 chữ cuối. 5-ngược, bỏ 3 chữ đầu. 6-xuôi, bỏ 3 chữ cuối. 7- xuôi, bỏ 4 chữ đầu. 8-ngược, bỏ 4 chữ cuối.
Bài thơ đối đáp giữa Nguyễn Trãi và Thị Lộ cũng tiêu biểu:
Vấn: Cô ở đâu mà bán chiếu gon? Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn, Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi, Đã có chồng chưa, được mấy con? Đáp: Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon. Cớ chi ông hỏi hết hay còn,
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ, Chồng còn chưa có hỏi chi con.
Ba chữ cuối “hỏi chi con” có 2 nghĩa”: ‘hỏi chi về con’ hoặc ‘hỏi chi hở con’; cả 2 nghĩa văn phạm Việt nam rất linh động đều chấp nhận. Nếu là tiếng Pháp hoặc Anh thì mỗi ý nói mỗi cách, cố chuyển nguyên văn từng chữ là nói tiếng ‘bồi’, lỗi nặng văn phạm.


Nói lái cũng thể hiện sự mềm dẻo của tiếng Việt. Nói lái ngụ ý xỏ xiên, trào phúng mà lắm khi tục tỉu: tranh đấu/trâu đánh/tránh đâu, chôm đồ nhà, chà đồ nhôm, cậu nhứt cậu? và câu nói lái của Trạng Quỳnh ghẹo một bà chúa “nắng cực cho nên phải đá bèo”. Nói lái đã tạo ra nhiều giai thoại trong văn chương. Tôi có lần muốn đặt bút hiệu, cách đây cũng vài chục năm. Tên tôi là “Vận” tức là ‘vân+dấu nặng’, tức là “Vân Trọng” hoặc “Trọng Vân” nghe rất hay, song vì nói lái thành “Trận Vong” nên đành thôi, bằng không chắc chết trận từ lâu. ‘Có kiêng, có lành’. Hiện nay tôi có khi đơn giản lấy biệt hiệu là “Van le”.
Tiếng Việt cũng có khi tưởng như tự mâu thuẫn, song lại có cái lý của nó, ‘ý tại ngôn ngoại’, ví dụ “đánh thắng quân địch” (ta thắng) đồng nghĩa với “đánh bại quân địch” (địch bại)’; “áo ấm” (giúp ấm) đồng nghĩa với “áo rét” (chống lạnh); “nín thinh” (nín tiếng) đồng nghĩa với “làm thinh” (làm sự nín tiếng). Có người nói “làm thinh” thực ra là “hàm thanh”, ‘hàm’ là chữ Hán có nghĩa là ‘ngậm’ (im hơi ngậm tiếng); cũng là một lối giải thích nhưng chắc không phải; 2 phụ âm ‘l’ và ‘h’ không có liên hệ thân quyến gì; “trên búa dưới đe” (ở trên có búa, ở dưới có đe) đồng nghĩa với “trên đe dưới búa” ( nằm trên đe, dưới búa); “mày ngu hơn nó”và “mày ngu thua nó” đồng nghĩa (mày ngu hơn nó/ mày ngu và thua nó); “ nhẹ thêm…,giảm thêm..., mất thêm...”, đồng nghĩa với “nhẹ bớt…, giảm bớt…, mất bớt…”.


*Tính họa vần trong ngôn ngữ.

Ngoài thi ca, tiếng Việt còn ưa lối nói có vần, được thể hiện rõ nét trong sự hình thành các thành ngữ, tục ngữ phản ánh mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày. Trong số 12 ngàn thành ngữ-tục ngữ tuyển chọn, có 400 bắt đầu là ‘từ’ “ăn”, 220 “có”, 180 “làm”, 80 “người”, 70 “được” v.v…(Thành ngữ-tục ngữ Việt Nam, Thùy Linh biên sọan, Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội 2007). Thâm thúy và phong phú chúng là kho báu của văn hóa dân tộc. Thành ngữ là một phần câu chưa diễn đạt một ý trọn vẹn, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh. Chúng được cấu trúc theo 3 thể loại: 1-tự lập. 2- dùng từ kép. 3- dùng vần
1*Thành ngữ - tục ngữ tự lập: Cá mè một lứa, Dầu sôi lửa bỏng, Đỏ mặt tía tai, Gan cóc tía, Kinh hồn bạt vía, Lo sốt vó, Sát khí đằng đằng, Đánh đu với tinh, Đỉa đeo chân hạc, Già néo đứt dây, Giơ đầu chịu báng, Lạt mềm buộc chặt, Lấy thịt đè người, Muỗi đốt chân voi, Ngang như cua, nhát như cáy, Ngựa quen đường cũ chạy về, Tránh voi chẳng xấu mặt nào, Trèo cao ngã đau, Tức nước vỡ bờ, Vạch lá tìm sâu…
2*Thành ngữ - tục ngữ dùng từ kép : ví dụ từ kép là “ăn mặc” sẽ cho thành/tục ngữ “ăn Bắc mặc Kinh”, từ kép “bụng dạ” sẽ cho “bụng làm dạ chịu”, ăn bờ ngủ bụi, ba hồn bảy vía, bồ trong bịch ngoài, cũ người mới ta, dao to búa lớn, đầu voi đuôi chuột, được ăn thua chịu, gả đi bán lại, giơ nanh giơ vuốt, ơn cả nghĩa dày, tre già măng mọc, vợ đẻ con đau, xa thươnggần chán…hoặc : còn nước còn tát (dùng từ lặp).
3*Thành ngữ dùng vần: Ăn quen bén màu, cận đâu xâu đó, có mới nới cũ, có tật giật mình, được làm vua thua làm giặc, được voi đòi tiên, giả dại qua ải, làm ả ngả mặt lên, năng nhặt chặt bị, ngủ ngày cày đêm, nói phải củ cải cũng nghe, nói trước bước không qua, nước sông công lính, ông ăn chả bà ăn nem, quyền giả vạ thật, thằng dại làm hại thằng khôn, theo sướng bướng khổ, thuận sống chống chết, tướng mất sĩ như đĩ mất váy, vợ chồng cũ không rủ cũng tới, xôi hỏng bỏng không, yêu con chị vị con em…

*Nhận xét một số đặc điểm:

a-các biến ý: “Ăn cho/chưa no lo cho/chưa tới” và “Ăn cho no đo cho thẳng. ”Bắt được tay day được trán”/( day được cánh, Huế). “Chờ được vạ má đã sưng” và “Chờ mạ má sưng”, tiếng Huế.
“Nói gần mần xa”, “Sức đến mô xô đến đó… là của Huế, Bình Trị Thiên. ” Cũng như “gian thâm lậm mạt” hoặc lầm mạt.
b-thêm thắt: “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Thêm vào “Miệng không vành bóp méo như chơi/nhiều nơi” (miền Nam).
Tôi có khi cũng tấp tểnh thêm thắt : ”Giảng kinh cho Thích ca”, tôi thêm: “dạy hỏi ngã cho người Bắc” hoặc “ Tránh ô mồ gặp ô mả”. Thêm “Tránh sóng cả gặp đá ngầm”. “Con dài cái rộng, con động cái/cây yên” để chỉ cách xử dụng các loại từ ‘cái’ và ‘con’…Miễn sao, tức tình tức cảnh, nói cho có vần.
c-đối chiếu tục ngữ Hoa : Nhiều tục ngữ Việt nam lấy ý từ tục ngữ Trung Quốc và ưa nói theo vần: ‘Chiết quăng tri y’/gãy tay hay thuốc. ‘Cương tắc thổ nhu tắc nhự’ (cứng nhả mềm nuốt) mềm nắn rắn buông. ‘Hữu chí cánh thành’/ có chí thì nên. ‘Lực bất tòng tâm’/ Ý hay tay vụng. ‘Phúc sào vô hoàn noãn’/ lật ổ đổ trứng. ‘Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai’/ phúc không hai tai chẳng một. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”/ Có duyên ngàn dặm vẫn gặp mặt. Không duyên trước mắt lại chẳng ngờ. “Tại gia thiên nhật hảo. Xuất lộ bán thời nan”/ sẩy nhà ra thất ngiệp. “Trung ngôn nghịch nhĩ”/ nói thật mất lòng.Tục ngữ Trung quốc nói theo vần không nhiều vd. “Nhập gia tùy tục đáo giang tùy khúc”/ vào nhà giữ tục, vào sông theo khúc . “Nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh”/ nghề tinh thì thân vinh. “Y bệnh bất y mệnh”/ chữa bệnh không chữa được mệnh.
Tục ngữ Pháp, Anh: “À bon chat, bon rat” (Pháp)/ mèo giỏi có chuột hay, vỏ quit dày có móng tay nhọn, ‘cao nhân tất hữu cao nhân trị’ . “Haste makes waste”(Mỹ)/ dục tốc bất đạt, ưa nhanh thành hỏng. Tuy nhiên tục ngữ Pháp Anh ít khi nói theo vần:”Le chat parti, les souris dansent” (Pháp: mèo vắng nhà, chuột nhảy múa)/ chủ vắng nhà gà bươi bếp; “Familarity breads contempt” (Anh Mỹ)/ quen quá hóa nhờn.
Tục ngữ ghi chép đúc kết kinh ngiệm khôn ngoan của nhân loại trong cuộc sống hàng ngày do đó tương tự cho mọi quốc gia là điều đương nhiên. Các tục ngữ: “Thiện trác giả bất thương” (Tàu, thợ đẽo gỗ giỏi thì tay không bị thương), “C’est en forgeant qu’on devient forgeron” (Pháp, rèn mãi thì thành thợ rèn), “Practice makes perfect” (Mỹ, làm mãi thì thuần thục), “Trăm hay không bằng tay quen”, “khéo tay do hay làm”, (Việt) đều nói lên cùng một ý là phải tập tành. Nếu đặt theo vần thì tục ngữ nhiều ít mang tính chất thơ và giúp dễ nhớ. Thành ngữ, tục ngữ Việt nam trong cấu tạo mang tính chất này, là một nét đẹp của tiếng Việt.
d-ý nghĩa: một số tục ngữ có nhiều nghĩa bóng, tùy tình huống mà dùng:
“Bắt cóc bỏ dĩa” có các nghĩa: 1) làm gấp gấp, không tính toán trước. Ngụ ý là gấp gáp, lật đật, hấp tấp, ngồi không yên một chỗ, nhảy qua nhảy lại, di chuyển hoài. (Bùi Minh Đức, Từ điển tiếng Huế, 2009, tr 106). 2) thay thế nhân sự hoặc phương án không bằng trước, vào phút chót vì bất khả kháng “giao thoa chắp mối tơ thừa cậy em” (Kiều). 3) việc làm không kết quả hoặc kết quả thu được không bền. 4) cũng có tục ngữ “làm như nhái bò đĩa”. 5)nhận xét: tính con cóc là khoan thai, ưa ngồi xổm (squatter) “con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó (trầm ngâm), con cóc nhảy đi” (Thơ con cóc). 6) các nghĩa khác??
“Bói ra ma quét nhà ra rác” có các nghĩa : 1)nhìn kỹ thì khi nào cũng thấy có khuyết điểm. (BMĐ, TĐTH 2009, tr153). 2) chuyện tất nhiên xẩy, bói thì tất nhiên ra ma (cũng như) quét nhà thì tất nhiên ra rác, ‘đĩ khóc tù van’, “số cô có vợ có chồng, sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”. 3) không nên tin vào bói toán nhất là khi đau ốm (thuốc tra ma cúng), bói ra ma không có nghĩa “nhân vô thập toàn”.
“Cha lú chú khun” có các nghĩa : 1)cha dại có chú khôn ngoan bày vẽ (BMĐ, TĐTH 2009, tr270). 2) nghĩa rộng, lời khuyên cảnh giác, thế nào đối phương cũng có người đứng đàng sau mưu sĩ thầy dùi. (‘chú’ có nghĩa chung, không bắt buộc là ông chú thực sự).
“Tránh/ chạy trời không khỏi nắng” có các nghĩa: 1) không tránh khỏi (Đi xe không đèn thế
nào cũng bị phạt, tránh trời không khỏi nắng). (Nói văn hoa). (BMĐ, TĐTH 2009, tr1812). 2) cụ thể là nhận công việc hoặc chịu hoàn cảnh không mấy thích thú mà tưởng đã thoát “chém cha cái số ba đào, gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” (Kiều).
Những tục ngữ “Tránh đó gặp đăng”, “Tránh/ ghét của nào trời trao của ấy”, “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, “Tránh/ chạy trời không khỏi nắng”, “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” v.v… đều hàm ý không tránh khỏi trong những hoàn cảnh và mức độ khác nhau.“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, rủi ro do mình tự tạo, song đi xe không đèn là ban đêm, tránh nắng là ban ngày.
“Ăn vóc học hay” có các nghĩa: 1)ăn nhiều học nhiều (Bùi Minh Đức, ‘Chữ Nghĩa Tiếng Huế’ 2008, tr115). 2) lời khuyên, nhờ ăn có sức vóc, (cũng như) nhờ học biết điều hay. Hoặc giả “ăn óc học hay” vì các bà mẹ muốn con học mau giỏi. Ta có lối hay nói đùa theo vần, đau tim ăn trái sim, đau phổi ăn trái ổi, đau thận ăn quả mận hết bệnh. Còn đau bao tử? cử ăn chua (chanh).
“ Có thực mới vực được đạo” có các nghĩa: 1) có ăn mới lăn được đạo. 2) viễn vông phí công thuyết giảng.
e-Các thành ngữ sành điệu. Đây là một tập tranh biếm họa, minh họa cho các thành ngữ của giới trẻ hôm nay, được tác giả cuốn sách gọi là “các thành ngữ sành điệu”. Những thành ngữ được sản xuất theo lối nói có vần này nhiều khi rất chướng, khó nghe với những người chưa quen, nhưng hiện nay lại rất thịnh hành trong nước, đặc biệt giới trẻ coi là thời thượng. Tác giả cuốn sách là anh Nguyễn Thành Phụng - một họa sĩ trẻ sinh năm 1986 tại Hà Nội. Cuốn sách chứa đựng 115 ‘thành ngữ” có vần, ví dụ “đau khổ như con hổ”, “sát thủ đầu mưng mủ”, “tự nhiên như thằng điên”, “nhỏ như con thỏ” v.v…mỗi thành ngữ tác giả vẽ một bức tranh minh họa, không cần dùng lời giải thích. Tin cho biết Nhà Xuất bản Mỹ thuật ra lệnh thu hồi quyển “Sát thủ đầu mưng mủ”, trong lúc trên thị trường vẫn bày bán tràn ngập cuốn sách này (LTS, Thời Báo ,Toronto 12/11/2011).
g-dịch thuật thi văn: “Cô tô thành ngoại Hàn sơn tự. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” Thuyền ai đậu bến Cô tô. Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn. Tản Đà đã dịch 2 câu Đường thi ra thành thơ lục bát, hoàn toàn của Việt nam mà đặc điểm là mỗi câu đều họa vần câu trước. Thơ lục bát cũng sản sinh thơ lục bát gián thất.
“À vaincre sans péril on triomphe sans gloire”(Le Cid, Pháp), thắng không khó chẳng có vinh quang. Thi văn ở đâu cũng nhiều họa vần, nhưng ở thi văn Việt lại càng nhiều hơn.


*Khẩu âm gốc - Thuyết hỏi ngã. 

Nước Việt nam hẹp nhưng dài, khẩu âm tức là tiếng nói, giọng nói khác nhau theo vùng. Có 3 khẩu âm chính tương ứng ba miền bắc trung nam. Xét sâu hơn lại có thể chia ra thành 5 khẩu âm chính: 1-giọng Bắc bao gồm cả Thanh hóa. 2-giọng Nghệ Tĩnh. 3- giọng Bình Trị Thiên, từ đèo Ngang đến đèo Hải vân. 4-giọng Quảng từ đèo Hải vân đến đèo Cả. 5-giọng Nam từ đèo Cả đến mũi Cà mau.
Có phần chắc chắn có một khẩu âm nguyên thủy duy nhất được tổ tiên người Việt nói từ nhiều ngàn năm trước, không ngoài 5 khẩu âm kể trên? Và nếu vậy thì đó là khẩu âm nào? Tôi nghĩ ta có thể căn cứ vào sự biến chuyển “thanh âm” trong ngôn ngữ để có câu trả lời.
Tiếng Việt đơn âm, phát âm cung điệu trầm bổng theo 6 ‘thanh’ (làm thành thang âm), được viết theo ký hiệu các dấu:
không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
Tôi nghĩ khẩu âm Nghệ Tĩnh là khẩu âm gốc của tiếng Việt, xưa được nói trên toàn quốc. Trong 6 ‘thanh’ người Nghệ Tĩnh chỉ nói 3 thanh /không/, /huyền/ và /nặng/. Ba thanh còn lại /sắc/, hỏi/, /ngã/ đều phát âm hướng về dấu /nặng/, đọc giống dấu nặng.
Lấy ví dụ về người Nghệ Tĩnh phát âm các dấu hỏi ngã thành dấu ‘nặng’: Cha mắng con: ”Đồ hư sáng đến giờ đã đánh vợ năm cái và đánh mẹ hai cái rồi.(Thuyền buôn bát đĩa. Nghi Lộc, Nghệ an, đánh vỡ, đánh mẻ, nhặt trên internet 2011). Ví dụ về dấu ‘sắc’ : “Thưa đồng chị, trược cọ hộ”, một dân quân địa phương dẫn đường trong rừng, báo cáo với viên tiểu đội trưởng (người Bắc) làm người này giật mình tưởng rằng đàng trước có hổ (cọp). Người dẫn đường muốn nói “Thưa đồng chí, trước có hố” (chuyện nghe kể lại 2009). Có điều để ý nghe thì ở thành thị, âm ‘dấu’ sắc tuy đọc theo dấu nặng, song thỉnh thoảng cũng có vẻ muốn trồi lên, bớt hướng về dấu nặng. Tiếng Nghệ Tĩnh trầm, âm thấp, ngâm thơ đặc biệt truyền cảm, thí dụ ngâm Kiều, các đoạn Kiều tỉ tê nhờ em thay thế kết duyên với Kim Trọng. Chẳng trách cụ Nguyện Du người Hà Tĩnh đã viết được truyện Kiều áng thơ bất hủ.
Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt ở Nghệ Tĩnh là miền cực nam xa xôi, biệt lập vẫn giữ như cũ, nhưng ở miền Bắc do tiếp xúc trực tiếp lâu dài với ngôn ngữ, văn hóa Trung quốc thống trị, khẩu âm Nghệ Tĩnh từ lâu của nhân dân chịu ảnh hưởng nặng, làm một cuộc cách mạng thay da đổi thịt, gột bớt những âm thấp, trở nên sắc sảo có trầm có bổng như giọng Hoa để biến thành giọng Bắc hiện tại. Hai thanh /dấu sắc/ và /dấu ngã/ được phát âm nâng cao lên một bát âm. Đồng thời tương tự Trung quốc, người miền Bắc cũng bắt chước phát âm /tr/ thành /ch/ và /s/ thành /x/. Các từ ngữ Hán Việt xuất hiện nhiều. Đó là quá trình hình thành giọng Bắc từ khẩu âm Nghệ Tĩnh nguyên thủy, diễn ra suốt thời kỳ đô hộ Tàu, ban đầu ngập ngừng bỡ ngỡ từng lúc, về sau thành thục thường trực. Thanh hóa nằm kề Nghệ Tĩnh nhưng tiếp giáp các tỉnh miền Bắc nên giọng nói được thanh hóa, na ná giống Bắc.


Từ đầu thế kỷ 14, năm 1306 vua Chàm Chế Mân dâng 2 châu Ô Lý để xin cưới công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tôn. Đến năm 1469 đời vua Lê Thánh Tông thì Thuận Hóa là tỉnh cuối của nước, nằm về phía Bắc đèo Hải vân. Trong gần 2 thế kỷ đã hình thành khẩu âm Bình Trị Thiên, cơ bản là khẩu âm Nghệ Tĩnh sát kề, nhưng giữ những cải tiến về phát âm cao 2 thanh dấu ‘sắc’ và ‘ngã’ do ảnh hưởng của nhiều người miền Bắc vào sinh sống, đặc biệt từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng là chúa Tiên được cử vào trấn đóng Thuận Hóa thì người Thanh Hóa cùng tỉnh vào theo rất đông. Tiếng Bình Trị Thiên lại thêm một cải tiến mới là phát âm đưa nốt thanh ‘dấu hỏi’ còn lại lên cao, đồng thời người Huế lại biến các phụ âm /t/ thành /c/ và /n/ thành /ng/ ở cuối ‘từ’. Các cải tiến này là không thể đảo ngược và được dùng từ Bình Trị Thiên vào đến Cà Mau, miền Nam. Nhiều người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 cũng đã dần dà phát âm một số ‘từ’ mang dấu ‘hỏi’ lên cao đặc biệt các ‘từ’ /ở/, /để/ rất năng gặp. Họ cũng phát âm dấu ‘nặng’ nhẹ bớt.
Vua Lê ThánhTông tiếp tục chinh phạt Chiêm thành mở rộng thêm bờ cõi, và từ năm 1474 đưa các phạm nhân tới Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn để tăng dân. Có thể tiếng Quảng được hình thành từ lúc ấy. Dân Bắc Ninh, Thanh Hóa lại theo đường biển đi tập thể ghe thuyền vào các xứ Quảng lập nghiệp cả gia đình. Đà nẵng chỉ cách Thừa Thiên-Huế một đèo Hải Vân, xưa đi bộ qua đèo phải từ sáng sớm đến chiều, mà khí hậu và giọng nói Huế, Quảng đã khác hẳn. Tiếng Quảng có khuynh hướng đọc nguyên âm /ă/ thành /e/.
Giọng Nam bộ hình thành từ thế kỷ 17 khi các chúa Nguyễn lập nghiệp đàng trong 1558- 1775. Giọng Nam giống giọng Quảng nhưng điều chỉnh phát âm các nguyên âm đúng hơn. Giọng Nam sửa giũa lại giọng Quảng cũng như giọng Huế mài giũa lại giọng Nghệ Tĩnh, Bình Trị. Hiện tại có thể xem giọng Nam là ổn định.


*Tiếng Việt chuẩn.

Hiện tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam. Nhưng tiếng Việt miền nào trong nước được cho là chuẩn? Chúng ta sẽ xét vấn đề qua 3 tiêu chuẩn: a- số lượng người xử dụng. b-số lượng tác phẩm được viết. c-sự tiến hóa của mỗi thứ tiếng. Chúng ta lại chia tiếng Việt thành 3 nhóm lớn: 1-tiếng Hà nội gồm toàn miền Bắc và Thanh Hóa. 2-tiếng Huế gồm Nghệ Tĩnh Bình Trị Thiên mà từ ngữ là chung và giọng nói cơ bản giống nhau. 3- tiếng Sài gòn gồm toàn miền Nam và miền Trung từ đèo Hải vân trở vào (tiếng Quảng), từ ngữ và khẩu âm nói chung tương tự.
*a- Số lượng người xử dụng. Dân số miền Bắc cho đến Thanh Hóa có thể ít hơn dân số miền Nam từ Quảng Nam trở vào, tuy nhiên số người nói tiếng Bắc ở miền Bắc có thể lên đến 99%. Ở miền Nam số người nói tiếng Nam chắc chỉ 70% ở các thành thị? Số người nói tiếng Huế còn ít nhưng trong tương lai nếu chiếm được đa số thì những từ ngữ “mô tê răng ri rứa…” lại là những từ ngữ chuẩn của tiếng Việt.
*b-Số lượng tác phẩm viết, thước đo văn hóa. Chữ quốc ngữ được xử dụng ở miền Nam cũng 40 năm trước, khi ởTrung và Bắc đang còn thi cử chữ Hán. Trong thời gian đó số lượng báo chí, thi văn, tiểu thuyết, khảo cứu, từ điển được viết nhiều, và ngôn ngữ miền Nam thiên về dùng chữ nôm: thầy cãi, sách mẹo, đờn cò/gáo đờn kìm, hộp quẹt, cô năm, anh ba, Huỳnh kim Tiếng, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Khỏe/ Được/ Của/ Giỏi/ Trỗi/ Nở/ Sang/ Giàu …cũng như nhiều địa danh: Bà rịa, Thốt nốt, nhiều từ kép mới : xà nẹo, hà rầm, dang ca, bù trất...Thi ca Nam bộ vừa văn chương vừa bình dân:
“Đờn kêu ơi hỡi Lý Thông. Ăn ở hai lòng bạc ngỡi lắm thay”.
Trong vòng 20 năm sau cho đến 1945, số lượng tác phẩm viết ở Nam và Bắc có thể tương đương? Từ 1945 đến 1975 miền Bắc sáng tác ít và một chiều, nhưng ở miền Nam phong phú trăm hoa đua nở, trong đó công lao đóng góp của các nhà văn miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 là lớn. Hiện tại ở miền Bắc chỉ có các nhà văn Bắc, ở miền Nam thì có đủ Nam Bắc Trung. Ở hải ngoại số lượng tác phẩm do tác giả người miền Nam viết nhiều vượt hẳn, cũng có thể vì người miền Nam chạy trốn ra ngoại quốc năm 1975 nhiều hơn. Người Huế viết nhiều nhưng không thể sánh Nam Bắc.
*c-Sự tiến hóa ngôn ngữ. Tiếng Bắc đã hình thành từ tiếng Nghệ Tĩnh trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Sự tiến hóa này tối thiểu cũng mất hai trăm năm. Ngày nay người Nghệ Tĩnh chuyện trò với người Bắc, hai giọng nghe hòa hợp không lạc điệu như giọng Huế đối với giọng Bắc. Giọng Huế cũng hình thành từ giọng Nghệ Tĩnh bằng cách tô lục chuốt hồng thêm và đứng biệt lập. Tổ tiên ta vào Nam đã bốn trăm năm và giọng Nam được hình thành có lẽ trong vòng một hai trăm năm. Chỉ trong thời gian đó mà các tiếng Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng lẫn tiếng Bắc, đã tan biến mất và hòa lẫn với nhau tạo thành một khẩu âm mới là giọng Nam khác hẳn, với những điệu hát, câu hò, tiếng ca vọng cổ phản ánh sự bao la bát ngát mà trước đó không nơi nào có, của ruộng đồng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
“ Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, buôn bán ham lời chèo chống mỏi mê”.
Nói chung, giọng Nam vì thoát thai từ đủ các giọng do đó dễ hòa điệu với tất cả nhất là với giọng Bắc.
Giọng Nam trong quá trình hình thành đã giữ lại các nét đẹp nhất cuả tiếng Việt. Đó là một lợi điểm. Có thể nào giọng Nam là điểm cuối của sự tiến hóa ngôn ngữ Việt?


Có một thời, trước 1954 và ngay cả trước 1975 nhiều người bắc trung nam đều cho rằng tiếng Bắc là chuẩn nhất. Tôi ra Hà nội học trong thập niên 1950 mãi cho đến ngày chia đôi đất nước năm 1954 mới vào Nam, cũng nhận thấy người Hà nội, giọng Hà nội thanh lịch xứng đáng chốn ngàn năm văn vật. Qua năm 1975 người ngoài Bắc vào Nam đã không còn nói tiếng Bắc hồi nào. Hiện tại thì những người dân Hà nội chính gốc di cư vào Nam năm 1954 nhường chỗ cho dân ngoại tỉnh nhập cư, đã than phiền giọng Hà nội nay biến chất quá nhiều, mất trọn sự thanh lịch năm xưa! Giọng Sài gòn thì không thay đổi.


Tiếng nôm là tiếng gốc của ngôn ngữ Việt Nam, giọng Nghệ Tĩnh là khẩu âm nguyên thủy của người Việt Nam.
Tuy vậy theo trên, hiện tại ta chưa thể dứt khoát kết luận tiếng nói miền nào, từ ngữ miền nào là hay, là chuẩn nhất. Nhân dân Việt Nam xử dụng các từ ngữ chung cho ba miền, cọng thêm một số nào đó từ ngữ địa phương, nói nhiều khẩu âm, mỗi khẩu âm có những khuyết điểm sai trái về phát âm nhưng đồng thời có nhiều ưu điểm tạo nên cái hay độc đáo riêng. Tiếng Hà nội thì sắc sảo điêu luyện, Nghệ Tĩnh thì chân phương trung thực ( phát âm đúng các phụ âm và nguyên âm), Huế nhu hòa kín đáo, Quảng sắc bén bộc trực (Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co…), Nam thoáng, khoáng đạt; thổ âm các vùng hẻo lánh, thôn quê thì chơn chất, thuần hậu. Tiếng Việt đa dạng trong đồng nhất và có nhiều nét đẹp. Tôi nghĩ đó là điều chúng ta trân trọng, tự hào và cố sức bảo trì.

Đọc thơ Võ Văn Luyến – Người câu bóng mình

khalychamtoi rat it viet bai Nhan dinh Tac pham (khong viet phe binh) chot nho VVL mot trong nhung nguoi Ban tho dat Quang Tri, khi toi di "giang ho" da ghe tham xu so nay.
Đọc thơ Võ Văn Luyến – Người câu bóng mình

Điều quan trọng với từng cá thể, không chỉ ở con người thuộc vào hàng đẳng cấp cao nhất trong “thập loại chúng sinh” nói chung. Có đúng sự sống là trên tất cả? Một khi đã trưởng thành về mặt lý trí và tâm thức, con người thiết lập ra một tương quan vững chãi và sáng tạo. Con người đang hành động là để nhân danh cái tôi trong mọi nỗ lực ý thức. Động cơ thúc đẩy tình cảm của con người đích thực là những động cơ nào? Khó mà trả lời thuyết phục. Có thể (ta) đã và đang nhìn thấy được những lực hấp dẫn và xô đẩy, những yêu thương, hờn giận, những lên cơn, đờ đẫn… là trầm hệ trong sự khám phá muôn thuở trên bề mặt quả cầu đất này.

Võ Văn Luyến – người câu bóng mình đã tìm thấy cái cô đơn diễm phúc đang nhìn sự an bài có trật tự, thi nhân cảm thấy cuộc đời này là một thảm kịch chứ không phải là một thế giới xô bồ hỗn loạn. Ngôn từ thi ca vốn rất giàu nhân tính, đó là một nét chung mà người viết ra những câu thơ luôn rung cảm theo nhịp đập của trái tim: “người đàn ông giết mình bằng thời gian/ bằng những hạt hồng cầu mê ngủ/ bằng những con chữ U chạy nhanh như gió/ úp ngược chiều trái tim.” (Người câu bóng mình – trang 5).

Có cần diễn tả nhu cầu cảm thông và bất khả cảm thông? Mặc nhiên bút pháp thật thân tình của tiến trình sáng tạo luôn phơi bày màu sắc quê hương toàn diện và hiện thực bất biến, những hình ảnh đã hòa hợp vào tâm hồn thi nhân. Một khuynh hướng tự do khai triển không vượt quá giới hạn văn chương thẩm mỹ, và ngược lại không bị giam cầm trong những phổ quyết nhất định của kiếp con người: “Mấy mùa sim hẹn tôi về/ Nắng day dưa nhớ, mưa mê mải tìm … “Mấy mùa trăng lạc ca dao/ Cỏ hoa chúm chím môi đào dạ thưa…” hay là một phản tỉnh vỗ về?: “Nẻo vui phố cưới cơn mê/ Chiều xa ngồi vớt câu thề trôi sông…”(Khúc trầm-Gửi miền sương ngọt – trang 11&12).

Có một thứ ánh sáng tinh tuyền xuyên thủng vòm trời tiên thiên của linh hồn thi nhân. Chính vì vậy, nó xác định và tập hợp những gì được gọi là phức số định mệnh , để rồi hòa nhập vào ý thức thượng đẳng: “Khi những sợi mưa tơ giăng trước nhà/ Những nụ xuân nói điều chi rất khẽ…” một khi sự vận dụng của trí tuệ hiện thể: “Tuổi chín mươi ngày gần tháng xa/ Đong mưa nắng ủ mầm hạt nhớ/ Đêm ngắn hơn chiêm bao/ Tự tình mẹ với ngọn đèn trăn trở”… (Mẹ ơi xuân đến rồi kìa – trang 13&14).

Thi nhân không thể trầm mình vào lòng một vũ trụ với trí tưởng tượng khôi hài. Vì sao? Bởi lẽ sự sáng tạo sẽ hình thành một kích độ khởi diễn cường điệu trong từ chương thi ca giả tạo. Làm thế nào để tìm cách diễn tả được bối cảnh thiên nhiên thực tại? Không cần phải toan tính sắp xếp… thiên nhiên luôn tồn tại và thật gần với con người. Chỉ có những tinh thần phá chấp mới thể hiện rõ cái thiên chức khảo sát và tạo ra thứ ngôn ngữ rực rỡ sắc màu: “Những con chim mang mùa đông đi biệt/ Hàng cây tự tình tay gối gió đêm/ Mắt lá thẳm câu thơ chừng canh tết/ Tuổi khói sương cúi vai mẹ rưng thềm”…(Xuân thức – trang 18&19).

Con người dùng ngôn từ hoặc hình ảnh… để khám phá ra một thế giới siêu việt. Đó chính là mối tương quan mật thiết của nhiều văn-nghệ sĩ, mọi sự cố gắng để được hòa mình với trật tự thiên nhiên bất di bất dịch, có thể hy sinh cả một đời người và nghĩ cái chết là để trở về đại ngã. Sự cấu tạo ngôn từ đều phải được thanh lọc, một khi tâm hồn hết vẩn đục ánh lên sáng ngời: “Dòng sông tự mình rõ nắng mưa ấm lạnh, mặc rối nhiễu giông gió mây vần, mặc sáng tối vây quanh, mặc suối khe dự cuộc chia phần…Dòng sông ơn biển thẳm non cao, ơn chí bền tình sâu đất lặng, ơn tuổi thơ thuyền giấy, ơn con chuồn chuồn tin cậy, ơn tóc xỏa mái nhì mái đẩy, ơn đôi bờ bồi lở sinh thành” (Tâm thức xuân – trang 22).

Nghệ thuật đã được khẳng định, là cảm giác của trường tượng trưng nhưng đem kết tinh lại theo một tinh thần nghiêm khắc, có thể sẽ đạt đến mức lấy sự trầm tư mà thấu triệt nội tâm và ngoại giới: “Khe Sanh giọt sương không tan/ Long lanh dưới tán lá rợp/ Tôi có bốn mươi tám giờ tơ nõn diệp lục/ Nhói giấc mơ trốn tìm” Sao lại chỉ bốn mươi tám giờ. VVL có đúng là một thi nhân cô đơn hay đã tràn đầy hạnh phúc? Một lối viết trải nguồn tâm sự: …“Khe Sanh đập nhịp chập chùng/ Câu thơ ướm tà áo mỏng/ Ngựa hí nhà ai khớp móng/ Kiệu vàng rước một đơn côi” (Khe Sanh mắt chớp – trang 26).

“Ta ngồi đó chờ đợi, không chờ đợi gì cả, chờ đợi vô thể, chờ đợi không chờ đợi – Nietzsche và tiếng nói heo hút của Heidegger …” (Im lặng Hố Thẳm – Phạm Công Thiện dịch). Thi ca xuất phát từ xúc cảm chủ quan trong sự sáng tạo tâm tư, thi nhân luôn vượt lên trên đời sống thực dụng. Tất cả những hiện thể chỉ là cái cớ để thử thách khả năng chính (ta) khi chạm vào ngôn ngữ: “Những núi đồi cỏ xanh ngậm sương/ Có gì đăm chiêu trong mắt ngựa chiến/ Kinh thành sau lưng lửa trời binh biến/ Cháy tâm can . Rạn vỡ đêm dày”…(Sự minh triết trong thành Tân Sở - trang27&28)

Trong khoảng khắc đi tìm vĩnh cửu, thi nhân dừng bước chân để chiêm nghiệm sự mầu nhiệm của đất trời và vẻ vô thường của đời sống, nhưng với niềm tin cùng những rung cảm thì đời sống biến thành sự thật vĩnh tồn: “Biển gọi anh về/ Con sóng trắng miên man ngực bể…Những mắt đèn chong thức vào khuya/ Bóng đổ dài trên cát… Về đây nghe gió ngân vô hồi/ Hạt muối quên có mình làm chứng/ Con tàu quên đếm tuổi đi ngày tháng… (Biển xưng tụng – trang 32&33).

(Khi tiếp xúc có thì cảm thụ có, khi tiếp xúc không thì cảm thụ không”. Đó là nói về tiến trình của sự thay đổi phù hợp với các tác dụng tức thời. Câu hỏi: “ai tiếp xúc, ai cảm thụ” nếu đặt ra sẽ không hợp lý vì cho dù sự suy tưởng theo cách quy giản đến vô tận thì cái “ai” làm chủ thể này vẫn không thể xác định được… lời giảng do Gotama Siddhatha). Một sự tái tạo tư tưởng mãnh liệt, những gì thấp hèn “rất ký sinh” nó được chuyển thể thành thứ chất liệu từ chương tinh túy: “Những con rận lạc nhau trong rừng tóc hoa râm/ Trăm năm ngàn năm trước vẫn còn ngơ ngác…Những con rận yêu nhau có theo mùa không nhỉ/ Có hờn ghen khi tranh chấp bạn tình?…Tôi rỗng không chốn hoang đường nắng đổ/ Ngọn gió nào cũng thổi phía xa xôi. (Gió thổi phía hoang đường – trang 36&37).

Quá khứ sẽ tái hiện lại khi (ta) hoài niệm hay trong giấc mơ… chính là sự mạc khải làm cho văn-nghệ sĩ hiểu rằng đời sống có cái gì rất đáng sống, cho dù tiềm thế đang ngủ vùi dưới lớp bụi thời gian, nhưng nó sẽ được thể hiện trong tâm trí của con người: “Bọc trong hạt cát trắng tinh/ Từ tâm soi tỏ dáng hình quê hương/ Nắng mưa dầu dãi vô thường/ Cao sâu chín chữ tạ ơn sinh thành” (Tạ ơn sinh thành – trang 42).

Võ Văn Luyến cấu tạo nét chân thực ở bên trên thực tại đời sống, thi nhân đã làm nổi bật yếu tính đời sống. Không thể tìm thấy nỗi bất bình với mọi người và bất bình với cái tôi. Niềm tự hào chính mình trong sự yên lặng và trong sự cô đơn của bóng đêm: “Khi không tự hành hạ mình mất ngủ/ Khi không lũ chó sủa đêm chọc tức…Khi không thấy triết lý kỳ nhông đổi màu đáng sợ/ Khi không kẻ quỵt nợ tình chui vào mặt nạ…Khi không muốn làm ăn mày sang trọng/ Khi không viết những câu thơ vô hồn. (Lan man đêm mất ngủ - trang 66).

Có biết bao người chống lại hoặc tìm phương cách thoát ly ra ngoài hiện tại. Có phải đó là thái độ trú ẩn vào tháp ngà? Chỉ là sắc thái mong manh của tâm tình! Văn-nghệ sĩ là những con người thật sư tự do, họ cố đi sâu vào ẩn mật tiềm tàng: “Ửng trên ngọn nắng không mùa/ Bỗng dưng cơn gió năm xưa xanh màu/ Từ hồn mục rã thương đau/ Ta như mới thấy cây sầu trổ bông. (Hóa hiện – trang 82). Thì hãy cứ giam mình vào mê lộ cô đơn lúc bấy giờ (ta) đã hoàn tất những gì thuộc về ước vọng: “Trời thả một chiếc lá vàng/ Thế là mặt đất nguyện làm mùa thu/ Em đi từ buổi sương mù/ Chiêm bao tôi gặp lời ru vọng buồn.” (Vọng – trang 83).

Văn-nghệ sĩ là người mãi đi tìm những hình thái và câu chữ Đẹp để làm một phương tiện tri thức. Tất nhiên là để tra vấn cái chưa từng biết được ý nghĩa của đời sống. Khi tác phẩm hiện hữu thì nó trở thành: mệnh đề tuyệt đối với khả năng tri thức… “ Với Thi ca, quan hệ với chúng ta như là một kinh nghiệm, nghĩa là một cái gì phải được sống qua. Chúng ta coi đó là một trong những hình thức tối thượng… Vì vậy ta không nên lấy làm ngạc nhiên rằng tình yêu và thi ca hiện thân với chúng ta, hai khuôn mặt cùng chung một thực tại… - Octavio Paz Lozano”.

Người câu bóng mình Nxb Hội nhà văn – 2011 (gồm 67 bài thơ). Những câu thơ tiêu biểu tôi trích ra trong bài viết, là để cảm nhận nghệ thuật thơ Võ Văn Luyến một người “mần” thơ của đất Quảng Trị.

thành phố Tây Ninh - cuối mùa xuân 2014

nha tho Vo Van Luyen

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng


Giáo sư Phạm Xuân Yêm, theo nét vẽ của Hoàng Tường.

Nhân Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang nhóm họp để bàn về công tác giáo dục, khoa học, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giáo sư về các lĩnh vực này. Chúng tôi quan niệm, để tiếp cận và nhận thức vấn đề một cách khách quan, có thể, và cần lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau để có những kết luận và quyết định sáng suốt nhất. Với tinh thần đó, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.


Tiến sĩ Quốc gia Đại học Paris, nguyên Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học (ngành Vật Lý lý thuyết), làm việc tại Đại học Pierre & Marie Curie, Paris, giáo sư Phạm Xuân Yêm là một trí thức luôn quan tâm đến văn hóa, giáo dục và khoa học của nước nhà.




Phóng viên:Thưa giáo sư, khoa học, giáo dục cũng là những bộ phận, những thành tố cấu thành của một nền văn hóa, song trong nhận thức thông thường, bề ngoài, theo cơ cấu hành chính thì đó là ba ngành, ba lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Khoa học, giáo dục, văn hóa là ba chân kiềng tạo nên trí tuệ và phẩm chất, tư cách của một cộng đồng, một dân tộc. Là một nhà khoa học, đồng thời là nhà giáo, người am hiểu và quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa, nền văn hóa của đất nước, lại làm việc ở Paris – một trung tâm văn hóa lớn của thế giới, xin đề nghị giáo sư phân tích mối liên hệ hữu cơ của ba nhân tố này trong tổng thể một nền văn hóa? Yếu tố nào có vai trò tiên phong, định hướng sự vận động của nền văn hóa? Và yếu tố nào đóng vai trò động lực, chi phối sự vận động của nền văn hóa, của xã hội?


Giáo sư Phạm Xuân Yêm : Đúng như cách đặt vấn đề của quý Tạp chí, thực sự có mối liên hệ hữu cơ giữa ba nhân tố (khoa học, giáo dục, văn hóa) trong tổng thể một nền văn hiến, tôi thiển nghĩ chúng theo một tuần tự trước sau. Bằng cách đảo ngược vấn đề như một cách tiếp cận, theo chân nhà Phật và cũng là phương pháp thường được khai thác trong khoa học, tôi mạn phép dùng chữ Vô như vô văn hóa, vô giáo dục mà không cần dài dòng vì chúng ta đều cảm nhận rất rõ ràng chúng là gì trong muôn vàn khía cạnh phong phú của cuộc sống. Trái lại, ít ai dùng chữ vô khoa học, nó hẹp hơn và chỉ hàm nghĩa thiếu logic, thiếu thuyết phục bằng lý luận và thực


Văn hoá theo tôi hiểu là cả một tiến trình để đạt tới chân thiện mỹ, nó bàng bạc bao trùm mọi suy tư, hành động, ngôn từ, giao tiếp của con người cho đáng là người. Văn hóa chỉ có thể thăng hoa khi được xây dựng trên một nền tảng giáo dục cởi mở, không độc tôn, theo những tiêu chuẩn phổ quát tiến bộ của thế giới để dẫn đường người học trở nên công dân trung thực, đạo đức, có kiến thức đủ khả năng tự lập để suy xét và hành động; sau đó trong Giáo dục thì yếu tố Khoa học (với cả hai chân là Nhân văn và Tự nhiên) đóng vai trò hải đăng.


Sau đây tôi chỉ giới hạn đến yếu tố Khoa học tự nhiên. Nó không phải ngẫu nhiên mà có như ngày nay chúng ta biết. Khoa học được xem là khai sinh tại Hy Lạp cổ đại 2600 năm trước, nhưng rồi từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên nó phải nhường chỗ cho những quan tâm đạo đức, siêu hình, thần học, tôn giáo; chúng chi phối độc tôn cả văn hóa lẫn tư duy. Hơn ngàn năm sau (750 – 1100) là thời đại khoa học mang dấu ấn Hồi giáo vàng son rồi tàn lụi, kéo dài triền miên để vào thế kỷ 17 với Galilei, Kepler, Descartes, Newton, khoa học mới bức phá thoát khỏi các sợi dây trói buộc nó. Nó luôn luôn phải trả giá đắt cho những cuộc bức phá của mình. Từ đó Khoa học trở thành có tính khai minh, ảnh hưởng lan tỏa vào phong trào khai sáng ở thế kỷ 18 trên toàn lục địa Âu châu.


Từ thế kỷ 18 qua thế kỷ 19, khoa học đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, và được thể chế hóa vào các trường đại học, viện nghiên cứu, hàn lâm. Khoa học có giá trị ngày càng phổ quát. Giáo dục, Văn hóa và cả Kinh tế chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều của khoa học. Khoa học đã dần dần thay đổi thế giới quan Trung cổ từ Âu sang Á. Đầu thế kỷ 19, với sự ra đời của đại học nghiên cứu Đức (Humboldt), khoa học được đưa vào trung tâm của giáo dục đại học, lấy nghiên cứu khoa học làm nòng cốt hoạt động. Chân lý không còn là bất biến, cái cấm kỵ, mà là “cái mãi mãi phải đi tìm”. Đại học do đó phải có tự do, tự chủ để nghiên cứu và giảng dạy, Khoa học phát triển ngày càng mạnh mẽ.


Quyền lực tôn giáo mạnh mẽ và cũng tàn bạo biết bao nhiêu nhưng cuối cùng đã không ngăn chặn được sự phát triển khoa học của thời đại. Sự xuất hiện và phát triển khoa học đã có một tác dụng thâm nhập toàn khắp vào thế giới quan của con người và giúp con người nhận biết quyền lực nào đáng được tin hay không. Khoa học tự nó có hệ thống giá trị đạo đức của nó, có nguồn gốc trong sự cởi mở đối với các ý tưởng mới, và sự nghi ngờ trước những gì không được kiểm chứng bởi thực nghiệm và lý tính, tôn trọng cuộc truy vấn có lương tâm những chân lý mới, có tính chăm chút, cẩn trọng và hoàn hảo. “Trong các bông hoa đạo đức của khoa học thì không nghi ngờ tính trung thực là bông hoa cao cả nhất” như Max Planck, người khai sáng thuyết lượng tử, viết.


Chính thể nào không am hiểu sự phát triển lành mạnh của khoa học sẽ tụt hậu. Ở đâu không tôn trọng chân lý, mà lại bè phái, ở đó gian dối phát triển tràn lan. Khoa học là “sức mạnh đại diện” trên trường quốc tế. Quốc gia nào có khoa học phát triển lên đỉnh cao là có uy tín lớn trên trường quốc tế.


Có thể lấy dẫn chứng từ lịch sử dân tộc Việt Nam? Và có thể dẫn chứng từ các nước khác, nước Pháp chẳng hạn?


Điểm son của triết lý giáo dục tiến bộ trên thế giới là sự bao dung, tôn trọng và bàn cãi tự do những tư tưởng, triết lý, chính kiến, tín ngưỡng khác nhau, chúng bổ túc cho nhau. Tư duy độc lập, phê phán, phản biện, tự vấn không ngừng là những yếu tố quyết định của một nền giáo dục tiến bộ và phổ quát. Không thể áp đặt độc tôn bất kỳ một hệ tư tưởng chính trị, tôn giáo, triết học nào đó lên sự nghiệp giáo dục đào tạo con người. Nó kìm hãm tư duy sáng tạo, đẩy lùi nền văn hóa và phát triển xã hội.


Triết lý giáo dục ở Pháp dựa trên hai nền tảng: nhà trường thế tục và cộng hòa. Nhà nước tôn trọng và trung lập đối với mọi tín ngưỡng, chính kiến, tư tưởng, nhân sinh quan, triết học. Nhà trường là nơi hòa trộn mọi thành phần, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, giai cấp xã hội, lý lịch của học sinh.


Ta thấy rõ sự khác biệt so với thời phong kiến hàng ngàn năm bên Đông Á mà học thuyết cửa Khổng sân Trình đã độc tôn thống trị tư duy thần dân. Cũng như Cơ đốc giáo với giả thuyết địa tâm sai lầm bên Âu châu đã đưa Giordano Bruno lên dàn hỏa thiêu và Galileo Galilei phải quỳ gối tự chối bỏ tác phẩm đặt nền tảng cho Vật lý và Thiên văn hiện đại. Điển hình gần đây hơn là thời Stalin đã dùng quyền lực chính trị để áp đặt lý thuyết về di truyền của Lysenko, gây tai hại trầm trọng cho nền khoa học của Liên Xô vào giữa thế kỷ 20 vậy. Cũng vậy, giáo điều phát xít Đức đã đẩy lùi nền khoa học Âu châu trong bao năm, làm những tài năng phải di tản sang Mỹ châu. Gần đây hơn là thời đen tối của chủ nghĩa Mao bên Trung Quốc, của Taliban bên Afghanistan. Ở Việt Nam, vụ Nhân văn - Giai phẩm thời 1956 - 1958, dù muốn hay không đã ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức, giáo dục, thậm chí khoa học kéo dài cả hàng thế hệ.


Việt Nam chưa có nền khoa học xứng đáng với tiềm năng. Vài con én không làm nổi mùa xuân nên đất nước mãi yếu kém. Nhà khoa học chân chính, lương thiện hiện nay có đồng lương không đủ sống cho gia đình. Làm sao có khoa học phát triển mạnh mẽ được. Nhà khoa học chưa phải lúc nào cũng thuận lợi nói lên sự thật, thì làm sao phục vụ quốc gia hữu hiệu được? Việt Nam là một phản thí dụ của Hàn Quốc gần Việt Nam nhất trong bối cảnh lịch sử cận đại: Thể chế kinh tế - chính trị chậm cải cách đổi mới, tính phi-trung thực, tinh thần bè phái, lợi ích cục bộ, không tôn trọng tiếng nói nhân dân và trí thức, thích nghe một chiều, không ngước nhìn thế giới để học và tự biên tự diễn, những cái đó giết chết văn hoá, khoa học và giáo dục.


Thăng trầm trong lịch sử của các nền văn hiến, đặc biệt Ai Cập, và của khoa học nói riêng cứ đeo đuổi tôi hoài.


Về văn hóa, giáo dục và khoa học Việt Nam hiện nay đang có những nhận định khác nhau. Một xu hướng có vẻ nổi trội là cho rằng văn hóa - giáo dục - khoa học của chúng ta đang có nhiều sa sút, khủng hoảng và tụt hậu so với thế giới, thậm chí có mặt so với chính mình, nhất là về giáo dục. Về giáo dục chẳng hạn, hình như là tư duy giáo dục còn lạc hậu hơn Đông Kinh nghĩa thục hồi đầu thế kỷ trước hay hồi chính phủ Trần Trọng Kim với cải cách giáo dục của Hoàng Xuân Hãn và các cộng sự. Giáo sư có bình luận gì về những nhận định này? Và giáo sư có nhận định riêng của mình không?


Đúng quá đi chứ. Nếu làm mất đi tính khách quan, trung thực của khoa học, thì làm sao có thể xây dựng được văn hóa, khoa học, giáo dục lành mạnh? Điều kiện tiên quyết là phải trả lại sự khách quan cho xã hội. Đó là tính khoa học, tính trung thực, tính công bằng. Cá nhân tôi có những kỷ niệm vô cùng quý giá đối với nền giáo dục của thời kháng chiến giành độc lập (1946 -1954) với các thầy Hoàng Ngọc Phách, Đinh Gia Khánh, Hà Sĩ Hồ… ở trường Trung học cơ sở Hàn Thuyên từ Bắc Ninh di tản dần tới Thái Nguyên, đêm đêm học hành dưới đèn dầu hỏa, thầy trò thương yêu nhau như một đại gia đình vì cùng chia sẻ một niềm tin trong sáng là độc lập, tự do, hạnh phúc. Chương trình giáo dục lúc đó chủ yếu chỉ là sự kéo dài chương trình Hoàng Xuân Hãn.Ngày nay khi giáo dục đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, như GS Hoàng Tụy nhận định, thì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ngày càng xa lắc.



Trung thực là một yếu tố quan trọng đầu tiên cho
một nền giáo dục nghiêm chỉnh. Ảnh Minh họa


Thế nào là một nền giáo dục hay một nền khoa học hiện đại hay là các tiêu chí của một nền giáo dục - khoa học hiện đại?


Khách quan, định hướng theo khoa học, không giáo điều, không quan liêu. Mọi người cần phải được tôn trọng, và được trọng dụng theo tài năng chứ không theo tiêu chuẩn chính trị, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, bè phái lợi ích cục bộ. Giáo dục cần phải khoa học, khai phóng, dân chủ, nhân văn, cởi mở với thế giới, không đóng kín, học hỏi thế giới, phi-ý thức hệ, phi - chính trị hóa.


Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền tảng văn hóa như thế nào?


Một nền văn hóa khai phóng, nghĩa là cởi mở với cái mới, tôn trọng chân lý, tôn trọng sự đa dạng của ý kiến kể cả chính kiến, quý trọng cái tiến bộ, phải biết cái gì cũ, lạc hậu cần phải bỏ và thay vào đó bằng cái mới, không ngừng đi tìm học hỏi ở các dân tộc khác. Cần nhìn nhận hoạt động dân chủ, thảo luận thẳng thắn. Tôn trọng nhân tài xứng đáng, vai trò trọng yếu của lực lượng khoa học, công nghệ.


Phải chăng một nền/hệ thống giáo dục hay một nền khoa học sẽ tạo những giá trị văn hóa của mình?


Đồng ý hoàn toàn, chỉ xin thay … chữ hay bằng chữ và, giáo dục và một nền khoa học…


Giáo dục và khoa học của các quốc gia/dân tộc có một nền tảng chung là tri thức. Phân biệt các nền văn hóa là nhờ sự khác biệt truyền thống/bản sắc. Theo giáo sư thì giáo dục và khoa học đòi hỏi những phẩm chất chung nào? Tại sao?


Mỗi quốc gia đều có truyền thống/ bản sắc. Hãy xem tấm gương Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ hiện đại hóa đất nước nhưng có mất mát truyền thống/ bản sắc của họ đâu? Còn Việt Nam với đường lối chính trị hiện thời có phù hợp với bản sắc và văn hóa dân tộc không?


Theo tôi, đường lối chính trị tất nhiên liên quan và tác động đến chính sách văn hóa, ảnh hưởng đến sự vận động và bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, các thể chế chính trị dựa trên nền tảng các học thuyết chính trị khác nhau đều có thể có chính sách phù hợp để bảo tồn và làm sâu sắc hơn, phong phú hơn truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Việt Nam không là ngoại lệ. Xin giáo sư trở lại những phẩm chất chung của giáo dục và khoa học?


Tính trung thực, niềm say mê, sự cần cù chăm chỉ, khắc nghiệt với chính mình, quyết tâm lao động, không sờn khó khăn của từng cá nhân có lẽ là những phẩm chất chung đòi hỏi bởi một nền giáo dục và nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh.


Trong lịch sử, và cả trong thế giới hiện đại, cả văn hóa, giáo dục và khoa học, nếu muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự tiến bộ của cách thức tổ chức và quản trị xã hội. Một xã hội nếu giải phóng và phát huy được tiềm năng sáng tạo sẽ phát triển được giáo dục và khoa học, sẽ có một nền văn hóa tiến bộ và có nhiều giá trị ưu việt. Nhìn vào thực tiễn của đất nước hiện nay, theo giáo sư thì vấn đề nào, điều kiện nào có ý nghĩa quyết định để phát huy được những phẩm chất tốt đẹp về trí tuệ và tinh thần, cả nguồn lực vật chất nữa nhằm khắc phục tình trạng sa sút, lạc hậu của nền giáo dục, non yếu của nền khoa học và sự suy thoái của văn hóa?


Mỗi quốc gia muốn phát triển thành công, cần phải có một loại khai sáng nhất định từ những nhà lãnh đạo của các tổ chức và quản lý xã hội, càng cao càng phải có ý thức và trách nhiệm lớn hơn đối với lịch sử, điều dĩ nhiên trong một xã hội công bằng dân chủ. Các nhà lãnh đạo trước nhất phải là những nhà chính trị có tinh thần khai sáng, hiểu biết văn hoá thế giới, có tầm nhìn, hiểu biết giá trị của giáo dục, khoa học, của con người, của tính chính trực, của công bằng, của sự tôn trọng nhân cách, của những quyền tự do cơ bản, như quyền phát biểu, quyền nghiên cứu chân lý và phổ biến. Nhà nước cần tạo điều kiện để cùng với nhân dân tạo ra tri thức cần thiết cho sự phát triển đất nước, và trị vì trên cơ sở đó, chứ không phải áp đặt. Cứ nhìn sự khác biệt như mặt trăng mặt trời giữa hai cách thức tổ chức xã hội của Bắc và Nam Triều Tiên.


Đất nước nào xây dựng thành công đều có một triết lý của khai sáng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Trung Quốc, trong chừng mực nào đó, cũng có một loại khai sáng. Họ đã thành công. Họ hiểu quy luật của sự vận hành của khoa học trong xã hội, và đã tạo điều kiện về văn hoá, giáo dục, cơ chế để cho khoa học, công nghệ phát triển. Việt Nam còn lúng túng, chưa tìm ra một loại khai sáng cho mình, đổi mới thế nào, cách mạng công nghiệp là gì, và làm sao để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển. Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI cho thấy sự bế tắc trong việc thực hiện cuộc đổi mới toàn diện giáo dục-đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách đã được đề ra từ 16 năm trước.



GS Phạm Xuân Yêm (thứ ba từ phải) cùng gia đình.



Trên thế giới có những trường hợp tương tự, có những đặc điểm lịch sử và văn hóa gần với chúng ta mà/và họ đã giải quyết thành công để phát triển về văn hóa, giáo dục và khoa học?


Hãy xem Nhật Bản từ thế kỷ 19 thời Minh Trị Duy Tân. Mới hơn là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và nhất là Hồng Kông. Tại sao Việt Nam không học được gì hay của những quốc gia này? Việt Nam đang sống giữa vùng đất có nhiều thần kỳ kinh tế hơn tất cả nơi khác, sao VN không học được để cất cánh theo? Cải cách thể chế là quan trọng nhất, là chìa khóa để giải quyết thành công sự phát triển văn hóa, giáo dục và khoa học, tuy không thể một sớm một chiều, nhưng sẽ là tụ điểm của mọi thành phần dân tộc.


Chúng ta có thể tham khảo và học tập được những gì ở các quốc gia - dân tộc, các nền văn hóa đó?


Hãy xem văn hoá đọc sách và giáo dục của họ. Việt Nam chưa tỏ ra biết học, muốn học, cứ coi mỗi cuốn sách xuất bản chỉ có chừng một, hai ngàn bản thì thấy rõ. Hãy xem khoảng cách giữa Việt Nam và những quốc gia phát triển khu vực ngày càng xa ra, chứ không thu hẹp lại. Học chính sách chọn nhân tài, đãi ngộ nhân tài, tinh thần công minh chính trực, rất khoa học của họ từ trên xuống dưới. Ở Việt Nam không phải như thế. Tiêu chuẩn chọn người không phải do tài năng, mà phần lớn do tham nhũng, quan hệ.


Cách tham khảo, học tập họ nên như thế nào để có hiệu quả nhất, vừa phát triển được và vừa bảo vệ được truyền thống và bản sắc của mình?


Câu này phải đặt ra cho những nhà lãnh đạo. Thế giới hiện nay muốn học cái gì cũng được, miễn là có quyết tâm. Hãy xem các quốc gia trong khu vực, họ phát triển thành rồng, nhưng có ai nói họ mất bản sắc, hay không có bản sắc? Các bài học không thiếu. Nhật Bản cũng từng học khắp nơi ở phương Tây, từng học của Trung Hoa một ngàn năm trước, rồi lại học của phương Tây, ai chê Nhật Bản mất bản sắc? Họ giữ được truyền thống Khổng giáo còn hơn quốc gia từng là nôi của Khổng giáo là Trung Hoa. Trung Hoa đã phá nát các giá trị đạo đức của Khổng giáo, chứ không phải Nhật Bản đổi mới.


Sự sám hối của tổng thống U Thein Sein xứ Myanmar và sự hòa giải với anh thư Aung San Suu Kyi bởi quyền lợi tối cao của đất nước mà giải thưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông vinh danh hai vị vừa rồi ở Boston là một bài học quý báu cho tất cả chúng ta.


Trân trọng cảm ơn giáo sư về cuộc trao đổi này!


Phan Thắng (thực hiện)
(Theo Văn hóa Nghệ An)

LÍ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐÃ CHẾT




Nguyễn Vũ Hiệp


Trong vòng 200 năm trở lại đây, nhân loại đã liên tục chứng kiến cái chết của những lí tưởng chính trị.

Lí tưởng quân chủ đã chết, lí tưởng dân tộc đã chết, lí tưởng cộng sản đã chết, và lí tưởng dân chủ sắp chết. Hết lần này đến lần khác, con người đặt cược vào lí tưởng chính trị toàn bộ của cải, sinh mạng và hạnh phúc của mình cùng người thân. Hết lần này đến lần khác, người ta thua sạch canh bạc ấy trong nỗi thất vọng tràn trề. Họ tin lí tưởng sẽ mang lại hòa bình, nhưng lí tưởng chỉ thúc đẩy chém giết. Họ tin lí tưởng sẽ mang lại thịnh vượng, nhưng lí tưởng chỉ kéo dài đói khổ. Họ tin lí tưởng sẽ thúc đẩy nhân đạo, nhưng mọi thảm kịch nhân đạo trong vòng hai thế kỉ đều có một lí tưởng cao đẹp để nhân danh.

Dù dưới thể chế nào đi nữa, mỗi lần người lãnh đạo nhắc đến lí tưởng chính trị, thể chế ấy lại tiến thêm một bước đến độc đoán chuyên quyền.

Dù là dân tộc nào, mỗi lần dân chúng phát biểu lí tưởng chính trị một cách đồng thanh, dân tộc lại sắp mất hòa bình vì người dân mất lí trí.

Mọi lí tưởng chính trị đều từng là những kẻ giết người hàng loạt. Nhân danh lí tưởng về một xã hội bình đẳng và nhân ái, phần nghèo hơn của nhiều xã hội đã cầm súng giết những phần ít nghèo hơn. Nhân danh lí tưởng về một dân tộc Đức mạnh mẽ và không khuất phục, những người Đức lí tưởng đã treo cổ những người Đức không lí tưởng, cho đến khi cả dân tộc kiệt quệ và bị chiếm đóng suốt một thời gian dài. Nhân danh lí tưởng về quyền con người tối cao, quân đội Mỹ đã tước bỏ quyền sống của hàng triệu người, và biến hàng tỉ người khác thành những nô lệ tình nguyện trong trật tự dollar Mỹ. Nhân danh tất cả những lí tưởng này, người Việt Nam đã và đang giam nhau trong vũng lầy hiện tại.

Dù bênh vực lí tưởng chính trị bằng bao nhiêu lí thuyết, ta cũng phải thừa nhận rằng chưa có lí tưởng chính trị nào trở thành hiện thực, trong khi mọi lí tưởng chính trị đều bị những kẻ lừa đảo dùng làm mồi nhử đám đông.

Đâu là nguyên nhân của thực tế này?

Trước tiên, cần nhớ rằng mọi lí tưởng chính trị đều gắn liền với một lí thuyết chính trị. Trong khi đó, mọi lí thuyết đều đặt nền tảng trên những khái niệm tưởng tượng và những giả định không thể chứng minh. Chẳng hạn, cả “dân tộc”, “giai cấp vô sản” lẫn “nhân quyền” đều là những tập thể chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Ai có thể định nghĩa dân tộc Pháp nếu nhìn vào cấu tạo nhân chủng, văn hóa và dòng lịch sử rất phức tạp của nước Pháp? Dân tộc Phillipines là gì, ngoài một sản phẩm tưởng tượng của kẻ ngoại xâm? Giai cấp vô sản – tập hợp những người công nhân không sở hữu phương tiện sản xuất, là thành phần cư dân chính trong xã hội tư bản và tồn tại bền vững trong trật tự tư bản – có đang thực sự tồn tại ngoài đời? Và nhân quyền bất khả xâm phạm có thật không, khi trong suốt dòng lịch sử của loài người, chưa từng có con người nào được đảm bảo những quyền đó? Khi mà cho đến ngày nay, người ta vẫn phải biện bạch rằng đó là những quyền mà con người được Chúa ban tặng? Khi mà trong thực tế, chúng chỉ là sản phẩm tưởng tượng trong những bản hợp đồng được kí bởi đám chính khách đang tìm kiếm trật tự quyền lực hậu Thế chiến II?

Mọi lập luận của lí thuyết chính trị đều đặt nền tảng trên những khái niệm tưởng tượng và giả định không thể chứng minh. Và những giả định này lại đến từ những ám ảnh và đam mê mà con người theo đuổi một cách vô thức. Bởi vậy, có thể nói rằng mọi lí tưởng chính trị đều đặt nền tảng trên ảo tưởng, cùng niềm tin rằng mình không ảo tưởng. Lí thuyết càng dài, khái niệm càng nhiều, lập luận càng phức tạp thì lí tưởng càng xa rời hiện thực đang diễn ra.

Thứ hai, càng có nhiều lí tưởng, con người càng có ít tính người. Một nền tảng quan trọng của tính người là khả năng giao tiếp và đồng cảm với đồng loại. Khi theo đuổi lí tưởng chính trị, con người bị khiếm khuyết khả năng ấy. Càng bị lí thuyết chính trị ám ảnh đầu óc và ngôn ngữ, khả năng giao tiếp bình thường và trôi chảy càng kém đi. Càng tôn sùng lí tưởng chính trị, người ta càng bị định kiến chính trị che mắt và bịt lỗ tai. Thay vì đồng cảm với những người xung quanh, họ chỉ muốn đồng hóa mọi người vào lí tưởng mà họ theo đuổi.

Vì vậy, cả “người cộng sản”, “người dân tộc” lẫn “người dân chủ” đều thiếu thông minh và thiếu nhân tính. Lớp mặt nạ mĩ từ đeo trên mặt họ càng dày, thì nhân tính của họ càng vơi. Lượng lí thuyết trong đầu họ càng đậm đặc, thì họ càng khó cảm nhận thực tế đang diễn ra ngoài đời.

Tuy nhiên, người hoạt động chính trị vẫn cần hiểu lí thuyết.

Và cần hiểu nhiều hệ lí thuyết, thay vì chỉ một.

Nhờ thế, mới đỡ bị lừa bởi những người cuồng lí tưởng, mà vẫn có khả năng giao tiếp và đồng cảm với họ khi nhu cầu công việc đặt ra.

Khi thông thạo nhiều hệ lí thuyết cùng lúc, ta cũng có được khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh, qua cái nhìn của nhiều nhóm lợi ích khác biệt, để tìm giải pháp tối ưu cho vấn đề.