Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Tiên tri ngày "Chủ nhật buồn”





Dựa ý lời bài ca "Chủ nhật buồn” của Phạm Duy



Cội mai mới chớm nụ đầu
Người sao đã vội về đâu hỡi người!

Xuân này biết có thắm tươi
Hay eo xèo vĩnh biệt người tài hoa
Đường khuya ai hát "Tình ca”
Thiết tha ướt vệt trăng tà bên song

Hôm nay ngày Chủ nhật buồn
Hồn ôm hoa mấy chục vòng đê mê
Chủ nhật nào đi lê thê
Chạm ngày Chủ nhật người về cõi hư

Đăm đăm nhìn dẫu qua đời
Mắt nào cười hướng về người thiên thu
Trái tim còn nặng lời ru
Hương chia ly đã mịt mù trần gian

Đôi con ngươi vẫn nồng nàn
Yêu không thôi dẫu đã tàn…người ơi!
Hương chia ly trót nuôi rồi
Tiên tri Chủ nhật tiễn người về nơi…

Xưa rằng Chủ nhật im hời
Nay nhằm Chủ nhật giã từ thế gian
Bình Dương nắng ngủ lá vàng
Cũng ngày Chủ nhật xe tang tiễn người…



Lưu Lãng Khách

Câu chuyện giàu nghèo




Đàm Lan






Đây là một câu chuyện không bao giờ có hồi kết, nó kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nói một cách tóm gọn : Nó luôn song hành trong cuộc sống loài người. Còn con người còn cuộc sống là còn chuyện giàu nghèo. Có quá nhiều góc độ để soi chiếu đề tài này. Bởi đó là sự sống còn, là yếu tố mật thiết chi phối kiểm soát điều vận đời sống con người. Hay dở nên hư được mất hệ luỵ thăng trầm tồn vong đều phụ thuộc vào nó. Khi con người luôn phụ thuộc vào các điều kiện phương tiện hỗ trợ, và luôn mang một tham vọng không ngừng về sự cải tiến nâng cấp những phương tiện ấy, thì cái đích cho những nhu cầu là không giới hạn. Không chỉ có nhu cầu nâng cấp vật chất, mà thông qua vật chất, người ta nâng cấp giá trị con người. Và không chỉ giá trị về mặt danh giá vị thế mà còn là quyền lực. Cái thứ quyền lực này có thể thao túng nhiều thứ quyền lực khác. Và người ta có thể đạt nhiều hơn những gì người ta muốn. Chính vì vậy mục đích giàu có hầu như không chừa một ai. Tuy nhiên, trong quá trình chinh phục đỉnh cao của đồng tiền, con người ta đã gặp không biết bao là trắc trở đớn đau, để rồi những cái giả phải trả là không hề nhỏ. Và cuộc sống đã đang và sẽ mãi xảy ra những bi thương thảm khốc từ bao câu chuỵên giàu nghèo. Mặc dù vậy, không ai bảo ai, giàu vẫn luôn là một khát vọng không ngừng nghỉ. Thế giới người vẫn cứ xoay quanh cái khổ của sự nghèo giàu.
Hãy thử xem cái khổ của nghèo.
Đầu tiên, ai cũng thấy và ai cũng biết, nghèo là một sự thiệt thòi, bấp bênh, vất vả, lam lũ, khổ sở, bệnh tật, đói kém. Tất tật những gánh nặng cuộc sống đè lên đôi vai người nghèo là sự túng thiếu. Không có tiền hầu như mọi thứ đều là ngõ cụt. Có thể hình tượng một chút rằng, tất cả những yếu tố trên như một búi bùng nhùng quấn quíu vào nhau mà khó tìm thấy nút gỡ. Nghèo là căn nguyên, nghèo là sự tiên quyết trong mọi cung bậc thăng giáng của cuộc đời đôi khi không chỉ của một người mà cả những người liên quan. Và nghèo trở thành nỗi ám ảnh khi người ta phải đối mặt với bất kỳ một nguy cơ. Điều này rất ảnh hưởng đến tâm lý sống, có một cảm giác thường trực là "Sợ”. Người nghèo sợ rất nhiều chuyện, bởi với bất cứ chuyện lớn nhỏ xảy ra là phải đụng đến tiền. Không có đồng tiền trong tay, không thể nói mạnh trong mọi tình huống, và luôn có xu hướng né tránh những câu chuyện có thể gây thiệt hại cho mình, hoặc thường có sự lựa chọn mang tính thu mình, cam chịu và nhẫn nhục. Chính vì thế mà có cặp từ "nghèo hèn”. Người ta bỗng nhiên nhút nhát, e dè, ngần ngại, thậm chí cả lo sợ khi chạm vào một hình thức sang trọng bề thế. Người nghèo bước chân vào một ngôi nhà sang trọng, cho dù là được mời, cho dù nhà chủ rất vồn vã, nhưng cũng vẫn lúng túng thấp thỏm, ngồi vào chỗ nào cũng thấy không ổn, chạm vào cái gì cũng lo đổ vỡ hư hỏng, cái nhìn thì chẳng khác nào ngồi bên vệ hè mà ngóc cổ, ngơ ngác trầm trồ ao ước khao khát nhưng chạnh lòng tủi thân. Người ta sợ cả những điều mà đáng ra không nên sợ, không phải sợ. Cái sợ ấy ăn vào tâm thức như một quán tính vậy. Chính cái tâm lý ấy mà người nghèo thường có cảm giác có lỗi trong một số trường hợp mà lẽ ra không phải vậy, và tâm thức mặc nhiên chịu sự đè ép, bất công. Có khi biết mình không sai, nhưng tình thế có lợi thuộc về người giàu có sang cả thì cũng chép miệng thôi chịu thiệt cho xong.
Một cái khổ nữa là sự tụ ti mặc cảm. Lúc nào cũng có một cảm giác thường trực là người ta xem thường mình, khinh mình vì mình nghèo. Trên thực tế tất nhiên cũng có những lúc gặp phải những người như thế, những người nông nổi hời hợt luôn đánh giá người khác qua những hình hài vật chất, và cứ nghiễm nhiên cho rằng nghèo là sự thấp kém. Nhưng không phải lúc nào và với ai cũng như thế. Có rất nhiều cảnh huống, lời nói vô tình hay mang một nghĩa khác, nhưng người nghèo với tâm lý mặc cảm sẵn có, luôn hiểu khác đi và tự định nghĩa theo cách nghĩ của mình. Điều này thật là tệ hại, nó khiến cho các mối quan hệ lẽ ra rất tự nhiên rất tốt lành lại thành méo mó khiên cưỡng và ngờ vực. Và cũng vì thế mà một số người nghèo có những hành xử tự vệ một cách thái quá, trở thành gây gỗ, xa lánh thậm chí thù hằn. Để cải thiện được tâm lý này thật khó, khó lắm.
Nghèo cũng có nhiều lý do để nghèo.
Nghèo vì lười biếng.
Có kha khá người không muốn làm việc nhiều, đụng vào đâu cũng thấy khó thấy khổ, làm cái gì cũng nửa chừng nửa đoạn, chỉ thích ăn chơi, ham hưởng thụ, có tư tưởng dở ông dở thằng, trong khi bản thân thì chẳng có lấy một chút tài cán khả năng gì đáng kể, nhưng lại thích ăn trên ngồi chốc, thích ra vẻ ta đây là người giỏi giang sang trọng, thích sai phái chỉ bảo người khác, nhưng nếu bị sai phái chỉ bảo (dù rất chính đáng) là khó chịu, là cảm thấy bị xúc phạm bị coi thường, là nổi tự ái vặt giở giọng ngang chướng. Người kiểu này lúc nhỏ thì bám vào cha mẹ, khi lớn thì bám vào bạn đời, về già thì bám vào con cái, tuy thế nhưng luôn tỏ ra kiêu căng phách lối, hay quát nạt tỏ ra quyền thế, kỳ thực cốt yếu là che giấu sự kém cỏi và tự ti của bản thân. Đa phần trong số này sẽ trở thành kẻ mồm mép điêu ngoa, giỏi mánh khoé lừa lọc, sẵn sàng làm việc xấu chỉ cần đáp ứng nhu cầu vật chất trong chốc lát. Và nếu có rủng rỉnh được ít nào thì cũng chỉ rất ngắn, bởi cái sự rủng rỉnh ấy sẽ phải mau chóng phục vụ cho nhu cầu sĩ diện và cấp tốc hưởng thụ. Cái nghèo này là cái nghèo bám chặt không tha.
Nghèo vì bệnh tật.
Đây là cái nghèo mà có cố gắng mấy cũng không khắc phục được bởi sự hạn chế của sức khoẻ. Sức khoẻ là vàng. Sức khoẻ là cuộc sống. Nên thiếu sức khoẻ là thiếu rất nhiều. Đã bệnh tật đã không có nhiều khả năng cơ hội để làm ra của cải, thì lại phải tốn phí nhiều thời gian và tiền bạc cho việc chữa trị. Nhất là bệnh nan y. Rất nhiều người ban đầu không đến nỗi khó khăn lắm, nhưng rồi một ngày phát hiện ra bệnh thì của trong nhà đội nón đi ra vùn vụt. Nếu là loại bệnh dai dẳng thì tình trạng cũng không khả quan hơn là mấy. Mà con người ta không ai là không có bệnh, vấn đề là bệnh gì và lúc nào mà thôi. Vì vậy nguy cơ nghèo vì bệnh luôn lẩn khuất trong mỗi người.
Nghèo vì số phận.
Đây không phải là cách nói duy tâm hay mặc nhận. Không ít người cũng rất chịu khó bôn ba. Cái gì cũng làm, cũng luôn đem hết công sức mình ra thực hiện nguyện vọng làm giàu. Và cũng không phải là loại bất tài. Nhưng tài và vận nhiều khi không đi đôi với nhau. Thấy người khác làm ngon lành, mình sờ tay vào thì thất bại. Người ta thì tính đâu trúng đó, mình thì tính cũng hay lắm, nhưng cứ không như ý, tưởng như nắm được vào tay rồi lại tuột mất. Hoặc cũng đạt được chút thành quả nhưng lại gặp chuyện không may làm hao hụt đi. Cũng nhiều khi luôn gặp sự cản trở từ những đối địch. Suốt đời lận đận long đong, cái đích giàu có vẫn mãi xa tầm với. Nên "Rằng hay thì thật là hay. Rốt đời thì vẫn lòng tay trắng trời.”

Nghèo vì thiên tai, biến cố
Đây là một chuyện không một người nào đủ tài ba để lường trước được. Đang phông phênh phơi phới, cứ ngỡ cuộc đời phía trước luôn mở rộng lối, cứ ngỡ những gì đang có và sẽ có là chuyện đương nhiên đã nắm trong tay, cứ ngỡ những viên gạch cứ nghiễm nhiên mà chất lên thành những tầng cao. Nhưng rồi bất chợt, một cơn hỏa hoạn, một cơn bão lũ, một ca tai nạn, một chuyện thất bát khủng hoảng trong công chuyện làm ăn… Nói chung là bất kỳ một biến cố nghiêm trọng nào đó ập đến, thế là tan tành cả cơ nghiệp, đang đùng đùng nhà ba tầng lăn ra lều bạt, đang ngời ngợi những sắc màu lộng lẫy thành ra nhem nhuốc lấm lem. Một sự sụp đổ không dễ gì vực lại, một cơn tai biến không dễ gì hồi phục, và thế là con người ta bỗng nhiên…nghèo.

Tâm thế người nghèo tuy có những băn bó lo toan, mỏi mong khao khát, nhưng cái sự hiểm nguy không phải thường xuyên rình rập. Họ có thể tùng tiệm liệu cơm gắp mắm, và đáp ứng được tương đối nhu cầu trong một thời đoạn, đủ để họ cảm thấy yên tâm. Một số tự biết khả năng điều kiện của mình không thể đi quá xa với quá tay, họ có thể tạm an hoà tâm thân. Đành rằng những mộng ước vẫn còn nóng hổi thôi thúc, nhưng dẫu sao thì hãy cứ trầm tĩnh để đi qua thực tại, trầm tĩnh để chuẩn bị cho mình những khả năng và điều kiện, trầm tĩnh để tìm đúng thời cơ phù hợp nhất mà phát triển. Và họ vẫn luôn tìm được những giây phút bằng an và thoải mái với sự trầm tĩnh ấy. Nghèo cũng có những hạnh phúc đáng quý của cái nghèo. Rõ ràng một điều, nghèo mà cẩn mực mà căn bản nhân cách thì không có nhiều nguy cơ cho con người băng hoại đạo đức, đó là nói về những con người những gia đình có tâm thế sống tạm bình ổn và có một nền giáo dục tốt về mặt nhân cách. Mặt khác, cũng có những loại tội phạm phát xuất từ cái nghèo, "đói ăn vụng túng làm liều”, nhưng thành phần liều này cũng không có nhiều điều kiện thuận lợi để gây tác hại lớn cho cộng đồng, họ cùng lắm chỉ trộm cắp, lừa gạt trong phạm vi nhỏ, chỉ cần có tinh thần cảnh giác thì vẫn tránh được. Tuy nhiên, đây là thành phần rất dễ bị lợi dụng lôi kéo cho những mưu đồ bất chính. Họ tự nhiên biến mình thành công cụ cho một số quyền thế, tự nhiên đánh đổi cả nhân cách lương tri thậm chí cả tính mạng chỉ để đem về một chút lợi lộc cho bản thân cho gia đình. Với những người này, quả thật đáng thương hơn đáng trách, họ không đủ điều kiện trình độ khả năng nhận thức việc làm của mình có tác hại thế nào cho chính mình và cho nhiều người, một số thì biết, biết rõ, nhưng cũng liều nhắm mắt đưa chân, cốt cho qua cái thời đoạn khó khăn, nhưng khi sa chân vào vũng lầy rồi thì không thể rút ra được nữa, mà chỉ ngày càng lún sâu.
Người nghèo cũng có những thú vui của người nghèo. Phần lớn những món ăn dân dã là từ những làng quê nghèo, phần lớn những trò chơi điền viên vận động cũng từ những làng quê nghèo, phần lớn những văn thơ nhạc họa cũng lấy cảm hứng từ những làng quê nghèo. Những làn điệu dân ca dân vũ cũng từ những làng quê nghèo. Và người nghèo, phần lớn có những thú vui lành mạnh, những thú vui mang tính cộng đồng. Bên cạnh đó, phần lớn những sáng tạo cũng từ người nghèo, bởi cái khó ló cái khôn. Ngoài ra, nghèo còn là một động lực tích cực và thiết thực. Tất nhiên, nghèo không phải là điều mà người ta muốn chọn lựa. Nó có những cái khổ thực tại đôi khi quẫn cùng, nhưng nó vẫn luôn có một con đường đi lên, chỉ là người ta tìm ra nó bằng cách nào. Nhưng một cuộc sống nghèo vẫn có thể đem lại cho người ta nhiều ý nghĩa. Người ta có cơ hội để thấm đẫm tình đời, để hiểu nhiều hơn những người chung quanh mình, để thấy rõ hơn những diễn cảnh cuộc sống nhiều mặt, và người ta học được rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng từ cuộc sống nghèo. Dẫu sao, thì chẳng ai từ chối cơ hội thoát nghèo, chẳng ai không muốn trở nên giàu có sung sướng nhàn hạ. Nhưng liệu rồi khi giàu có thật sung sướng và nhàn hạ không ?

Và đây là cái khổ của người giàu.

"giàu tham việc” đó là cái khổ đầu tiên. Muốn giàu thì phải làm nhiều, sáng chưa mở mắt đã nghĩ đến việc, tối leo lên giường vẫn còn việc nọ việc kia, việc tay chân việc đầu óc, việc trong nhà việc ngoài xưởng, công việc cứ như cuộc dây thừng bện rịt vào tay, lúc nào cũng hối hối hả hả tất tất tả tả, có ai níu lại thăm hỏi vài câu thì xin lỗi nhé đang bận quá. Có dứt ra đi đâu việc hiếu hỉ thì cũng ba chân bốn gót bởi ở nhà bao công việc đang chờ. Hầu như rất ít giây phút thảnh thơi nhàn tản, cho dù con số tài khoản có dài bao nhiêu thì vẫn cứ cung cúc mà nối cho nó dài thêm thêm mãi. Ăn một bữa cũng không yên chỗ nọ kêu chỗ kia réo, nhai nuốt trếu tráo cho xong còn đâm bổ đi mà việc. Ôm đau cũng chẳng dám nghỉ, đến mức nặng lắm mới phải nằm, mà nằm cũng có yên đâu, còn bận chỉ bảo cắt đặt, lo toan chuyện chiều chuyện sớm, hơi ngóc ngách là thôi ráng dậy mà làm chứ không thì việc chất thành núi rồi. Bên ngoài thấy cái nhà to cái xe xịn bộ đồ sang thì trầm trồ, có biết đâu là tướp mồ hôi sôi gan cháy ruột vì việc trùm đầu lấp cổ. Thế mà nhiều người chẳng hiểu cho còn choàng cái tiếng "Ôi giời A, B ấy à, giờ chỉ biết có tiền chứ biết đến ai nữa”. Có buổi ăn bữa nhậu nào thì cũng chân thấp chân cao đến rồi lại vội vã chân thấp chân cao về. Biết chung quanh to nhỏ xầm xì cũng đành chịu. Người ta chỉ biết trách móc chứ có ai làm hộ mình cái gì đâu, thôi kệ mình cứ lo việc mình đã ai nói gì nói. Lâu dần cũng thưa vắng bè bạn, thấy bận rộn quá người ta cũng ngại cù rủ.
Khổ vì giữ của.
Có của nhìn đâu cũng thấy trộm. Cất đâu cũng thấy không yên tâm. Không những trộm mà cướp mà kẻ lừa đảo cũng nhăm nhăm nhòm vào. Có cơ hội là ra tay, cho dù có đề phòng kỹ lưỡng cẩn mật đến đâu đi nữa. Thấy người lạ đến hỏi han là thần kinh căng lên cảnh giác nhưng mà kẻ lừa đảo thì nó lắm mưu mô lắm, càng ngày càng có những chiêu lừa tuyệt kỹ mà cho dù người có khôn ngoan lắm lắm cũng không thể tránh mãi được. Đã thế đâu chỉ người lạ lừa, người lạ thì giỏi lắm cũng chỉ lừa được ít ít thôi, bị mất mát nặng nề là ở những người quen kia, đã quen rồi, thậm chí là quá quen nên quên mất thận trọng. Hầu hết những người bị lừa là bởi người quen, bài học thì nhiều lắm, nhưng mỗi cách lừa mỗi khác, nên kiểu gì thì cũng có ngày sập bẫy. Nhà thì kiên cố cổng cửa vài ba lớp, nhưng vẫn cứ nơm nớp kẻ gian lọt vào, nhiều khi đã mất của lại còn thiệt thân. Không chỉ mất mát vì bị lừa đảo trộm cướp, mà còn mất vì cho vay. Người nọ người kia đến kêu khó kêu khổ, không cho vay thì chửa rủa là độc là ác, giàu có thế mà không biết giúp đỡ người khác, mà cho vay thì kha khá trong số đó khó đòi lắm nha. Không phải ai cũng có "kỹ năng” đòi nợ, khi vay thì xem chừng mềm mỏng tội nghiệp lắm, nhưng khi đi đòi thì không hiếm chủ nợ bị biến thành kẻ có lỗi, kẻ đi xin, nhiều khi còn bị con nợ giở trò trâng tráo thách thức. Để rồi, lắm cái tặc lưỡi "thôi coi như xui, bị móc túi, bị đánh rơi cho xong”.

Cái khổ bị moi khéo.
Đây là tình trạng bị kêu gọi làm từ thiện. Vốn dĩ, từ thiện là chuyện tự nguyện, tùy tâm. Nhưng không hiếm những tổ chức những cá nhân lạm dụng vào cái gọi là "nhiễu điều…”, tiếng là kêu gọi vận động quyên góp, nhưng hầu như ý là buộc ngầm. Gần như chẳng một doanh thương doanh nghiệp nào tránh khỏi cái nạn này, mỗi khi có sự cố thiên tai ở vùng miền nào đó thì y như rằng, hết đoàn thể nọ đến tập thể kia rều rễu lui tới, rồi không nhiều thì ít, kiểu gì thì cũng phải "thuế không biên lai” cho xong, mà nào đã yên, con số mà khiêm tốn quá cũng cũng bị lườm ngang nguýt dọc, con số cho dễ coi một tí thì năm mười lần như thế sẽ là bao nhiêu. Rồi lại nay nhà thờ này mai nhà chùa nọ, nay trẻ em khuyết tật mai người già neo đon, không móc túi thì mang tai mang tiếng, mà móc túi thì biết mình bị mất cắp công khai, vì không phải đồng tiền nào cũng đến đúng nơi nó cần đến, lắm lắm điềm nhiên mà tờ tiền rẽ ngang. Mình làm ăn xầy vẩy xoay đầu nọ bấu đầu kia mới gọi là dư dả tí chút. Đầy rẫy cái mác giàu mà nợ hàng tỷ, mở mắt ra là đã ngay ngáy một dống tiền lời, ai biết đấy là đâu, chỉ biết bâu xấu không được thì ong ve. Họ hàng bè bạn, có gì khó khăn là chạy ngay đến nhờ vả. Đâu phải việc gì cũng có thể lo liệu được, chuyện gì cũng ra tay hỗ trợ được, và đâu phải ai hỏi là mình cũng phải có bổn phận đáp ứng. Nếu buộc phải từ chối vì bất kỳ lý do gì thì thôi rồi, khi người đó quay lưng là đã biết một cái mác kiệt sỷ ích kỷ vô lương tâm dán ngay lên trán mình. Cả cái chuyện "tiếng dữ đồn ba ngày đường” là điều hẳn nhiên. Không chỉ có thế, câu chuyện còn được sáng tác thêm nhiêu chi tiết đắt đỏ để rồi lỡ đâu đó có ai quen hoặc không quen mà tỏ thái độ dè bỉu hoặc lạnh nhạt thì cũng chẳng lạ. Còn nếu để tránh được cái mác ấy, hoặc rộng lòng một chút để mình cũng là người biết tương quan thì có tiền núi bạc rừng đâu cho xuể.

Cái khổ bị ghen ghét đó kỵ thù hằn
Nhiều khi chả chọc ghẹo gì ai cả, nhưng cứ tự nhiên mà bị ghét, có cái nhà đẹp thì trẻ con đi qua ném đá, người lớn đi lại dè bỉu, có bộ quần áo sang trọng thì kẹ nọ liếc xéo, người kia bĩu môi, lời ăn tiếng nói cũng phải cẩn thận dè chừng kẻo người ta bảo mình là hống hách. Một câu đơn giản đôi khi cũng bị suy diễn tệ hại, một vài va chạm thông thường trong sinh hoạt đời sống cũng bị choàng vào cái tiếng "ỷ giàu”. Trong việc làm ăn rất dễ nảy sinh hằn thù hiểm họa, luôn luôn có những mưu kế hòng ăn được của mình, họ ăn được thì họ vừa hể hả vừa cười mình ngu, họ không ăn được thì họ cay cú bầm gan tím ruột tính kế trả thù. Hơi một tí cái gì không vừa ý là đem chuyện giàu ra mà nhiếc móc, cứ như mình giàu là có lỗi lớn với bàn dân thiên hạ vậy.

Cái khổ cô đơn

Cô đơn là vì người ta luôn phải hoài nghi, luôn phải đề phòng, cảm giác chung quanh họ không có ai là thật lòng, cảm giác ai lân la đến với họ luôn có ý đồ lợi dụng. Bạn bè, với những người bạn thật thì ít nhất cũng phải vào tầm ngang cơ, kém hơn dù ít nhiều cũng ngại giao du e bị xem thường e bị hiểu lầm. Họ hàng anh em cũng vậy, thấy giàu có quá cũng ngại lui tới vì sĩ diện cũng có mà vì tính cách không hợp cũng có. Bởi vô hình chung mà rằng, cách sống xử của người có tiền vẫn khác, nhiều khi là thói quen hào phóng chi tiêu, cũng dễ bị động chạm, "nó ỷ nhiều tiền, mình làm sao bì với nó”. Nhưng cũng không ít người giàu cũng tỏ ra ta đây kiêu kỳ sang trọng, thiếu hòa đồng, nên tạo ra một lằn ranh tất yếu. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh trong chuyện làm ăn, những mưu mô hiểm họa đối địch luôn rập rinh, nên sự thân tình chân thật với họ thương không dễ có. Vì vậy mà nếu cần một ai gan ruột để chia sẻ than thở hay nhờ cậy mà không dính dáng gì đến yếu tố lợi lộc là rất khó. Một số người hầu như cả đời không có được một người bạn thật tình. Ngay cả người thân trong gia đình cũng nhiều khi sống với nhau bằng những chiếc mạt nạ. Nếu nghe một người rất giàu có nhưng lại thốt lên một lời "Tôi cô đơn quá, tôi không hề tìm thấy hạnh phúc thật sự”. Thì hãy tin đó là lời nói thật của họ.
Nhưng dù sao giàu vẫn tốt hơn nhiều lần nghèo. Giàu nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển thành đạt. Giàu thì đương nhiên có điều kiện cuộc sống sung sướng tươi đẹp đủ đầy thoải mái dễ chịu. Giàu mà có tâm có đức thì giúp được cho đời sống chung của công đồng nâng cao. Giàu mà có thế lực có tầm nhìn xa có chiến lược hợp lý lại càng là cột trụ cho cả xã hội cả dân tộc vươn cao vươn xa. Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng và sự trợ giúp hữu hiệu nhiều mặt đời sống của người giàu với xã hội. Và đương nhiên, tính hai mặt vẫn luôn song hành trong mọi hình thái. Dù giàu hay nghèo, mỗi người luôn có một cái ngưỡng nhất định, cái ngưỡng này là điểm hội tụ tính cách đạo đức quan niệm tầm nhìn. Người đạt đến ngưỡng nào thì hành xử theo ngưỡng ấy. Nếu có cái nhìn minh định tỉnh táo và ôn hòa, thì có thể hiểu và chấp nhận mọi hành trạng theo từng cảnh huống cụ thể để con người có thể đối xử với nhau hợp lý và nhẹ nhàng hơn. Đáng tiếc là điều này rất khó thực hiện, không chỉ cảm quan mỗi người một phạm vi, mà còn vì những định kiến bị mặc nhiên mà đóng đinh vào tâm thức đa số. Sự phân hóa giàu nghèo nhiều khi không thể hiện ở con số, mà thể hiện trong cách sống của mỗi người khi đối diện với vấn đề. Chính điều này mới gây ra nhiều bất nhẫn phản cảm hệ lụy để rồi cuộc đời vẫn luôn "bị” diễn ra những điều bất hợp lý, phi nhân tính, mất cảm tình. Ở một góc độ tiệm cận có thể nói "Con người nhiều khi tự gây khó cho chính mình bởi những cảm quan thiên kiến và hạn hẹp”.
Và như thế, câu chuyện giàu nghèo mãi mãi là câu chuyện không có hồi kết, bài viết này chỉ nhằm khơi gợi một vài ý niệm suy cảm, phần còn lại dành cho mỗi người có thêm ngẫm ngợi riêng mình. Chỉ mong sao, con người ta giàu hay nghèo cũng nên nghĩ rằng "Tất cả phương tiện chỉ là guốc dép. Vấn đề là ta đi qua cuộc đời này bằng những bước chân thế nào. Và giá trị thực sự của cuộc sống, của sự tồn tại một Con Người là gì ? Hãy chọn cho mình một tâm thế sống sao cho thấy mình thanh thỏa, sao cho sự có mặt mình trong cuộc đời này không là sự vật vã.” Vậy thôi.

Công nhân Trung Quốc viết thư cảm ơn bác sĩ Việt Nam



Trước sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sĩ và tình nguyện viên tại Hà Tĩnh, các công nhân Trung Quốc đã bày tỏ sự xúc động, viết thư cảm ơn khi ra viện: "Chúng tôi mong hai nước đoàn kết, tạo quan hệ tốt, hữu nghị và tương trợ lẫn nhau, tạo môi trường ổn định trong khu vực và quốc tế", bức thư có đoạn.


Bức tâm thư được công nhân người Trung Quốc trao lại cho
lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh để bày tỏ lòng biết ơn. Ảnh: D.Tuấn.

"Chúng tôi những người Trung Quốc, mấy ngày nay được sự giúp đỡ tận tình của chính quyền Hà Tĩnh, bệnh viện, công an và tình nguyện viên chăm sóc bảo vệ... Chúng tôi vô cùng cảm kích", những dòng thư được công nhân Trung Quốc trao lại cho lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh ngày 18/5.


149 công nhân làm việc tại khu công nghiệp Formosa (Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhập viện cách đây 5 ngày để điều trị chấn thương. Được các y bác sĩ, sinh viên tình nguyện chăm sóc điều trị chu đáo, đến hôm qua, tất cả người bị thương đã ổn định tinh thần, sức khỏe và xuất viện - ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc sở Y tế Hà Tĩnh cho biết.

Cuộc ẩu đả giữa 5.000 công nhân Việt Nam và 1.000 công nhân Trung Quốc tối 14/5 tại cổng chính nhà máy Formosa đã làm một người chết và 149 người khác phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh và Bệnh viện thành phố Hà Tĩnh. Nguyên nhân vụ xô xát bắt nguồn từ câu nói kích động của một phụ nữ lạ mặt rằng "có lao động Việt Nam bị đánh chết".


5 ngày điều trị tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, các công nhân người Trung Quốc được tình nguyện viên chăm sóc tận tình. Ảnh: Nguyễn Hải.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo hai bệnh viện này huy động nhân lực cùng 100% trang thiết bị để cứu chữa người bị thương. Cùng với đó, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã tình nguyện đến chăm sóc cho các công nhân người Trung Quốc tại bệnh viện.

Nguyễn Hải
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-nhan-trung-quoc-viet-thu-cam-on-bac-si-viet-nam-2992386.html

Mạng TQ phơi bày ảnh quân đội ở biên giới Trung-Việt




[Đại Kỷ Nguyên ngày 18 tháng 5 năm 2014 ] kể từ ngày 13 tháng 5, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đã gây ra cuộc bạo loạn bài trừ Trung Quốc bùng phát trên toàn quốc. Có phương tiện truyền thông báo cáo rằng, quân đội đã có báo động cấp 3 chuẩn bị chiến tranh nhưng tờ báo quân đội cho rằng đó là “tin đồn thất thiệt “.

Buổi chiều ngày 17/5/2014 tại đường lớn ở
Quảng Tây Phòng Thành Cảng. ( Ảnh trên Internet)
Ngày 16 và ngày 17 tháng 5, Bằng Tường, Quảng Tây Phòng Thành Cảng, Sùng Tả, cùng các nơi khác dân mạng đã dự liệu rằng, một số lượng lớn bộ binh, pháo binh , xe tăng và quân đội bọc thép sẽ được điều động di chuyển tập trung tại biên giới Trung-Việt. Trước đó, tổng tham mưu trưởng của Trung Cộng Phong Huy trong cuộc phỏng vấn với Hoa Kỳ về việc tiếp tục “mở rộng” tại Biển Đông, mà mạng Tân Hoa Xã đã cao giọng báo cáo về văn hóa “hòa” của Tập Cận Bình. Phía chính phủ đã phát ra các tín hiệu rất gian xảo .


Dân mạng cho biết một số lượng lớn quân đội Trung Cộng đang tập kết tại biên giới Trung Việt.

Trang web “hoa nhài” của Trung Quốc đưa tin rằng, mặc dù Trung Cộng phủ nhận trạng thái quân đội tiến nhập vào giai đoạn cấp 3 và sẵn sàng chiến đấu tại biên giới Trung- Việt, nhưng tại thành phố Bằng Tường của Trung Quốc gần Việt Nam , Phòng Thành Cảng vẫn xuất hiện các thông báo khẩn cấp huy động các trang thiết bị vũ trang hạng nặng của quân giải phóng Trung Quốc . Một cư dân mạng tại thị trấn Long Châu, thành phố Sùng Tả tỉnh Quảng Tây ( chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 30 km ) đã học ba năm đại học, cho biết chưa bao giờ nhìn thấy một quy mô lớn quân đội được điều động như vậy.

Ngày 17 tháng 5, tại Côn Minh, Vân Nam cũng có tin một lượng lớn bộ đội và xe tăng đã dược huy động, tất cả các loại xe quân sự, xe tăng, xe bọc thép, các xe xếp hàng đợi lên đến vài km , gây ùn tắc giao thông tại đường cao tốc.


Một số lượng lớn quân đội đóng quân ở Thành phố Sùng Tả (Ảnh trên Internet)


09:00 vào buổi sáng ngày 17/5/2014 tại Côn Khúc – Côn Minh (Ảnh trên Internet)

ĐCSTQ công bố vào đầu tháng 5, giàn khoan dầu Trung Hải số 981 sẽ được di chuyển đến biển Đông quần đảo Tây Cát khoan thăm dò tới tháng 8. Sự kiện này đã gây ra các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Tuần trước, tại hiện trường hàng chục tàu thuyền hai bên đã xảy ra va chạm xung đột.

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc sử dụng các cuộc tấn công bằng vòi rồng vào các tàu thuyền Việt Nam, gây thương tích cho nhân viên; phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng giàn khoan đang hoạt động trong vùng biển Trung Quốc, Việt Nam cản trở hoạt động khoan của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và các chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế .

Kể từ đó, các cuộc diễu hành chống Trung Quốc trên toàn Việt Nam dẫn phát đến cuộc bạo động bài trừ Hoa , hơn một nghìn doanh nghiệp Đài Loan,Trung Quốc, Hồng Kông đã bị phá phách, cướp bóc, đốt phá, gây ra cái chết của hơn chục người Hoa , tình hình biên giới Trung- Việt trở nên căng thẳng. Các động thái quân đội có chiều hướng thu được sự chú ý quan tâm.

Các động thái hướng đi của Quân đội thu được sự chú ý, phía chính phủ phát ra những tín hiệu kì lạ

Mặc dù Việt Nam đối phản đối mạnh mẽ việc tổng cục dầu khí biển Trung Quốc đưa giàn khoan số hiệu 981 vào hoạt động ” khu vực vùng biển tranh chấp “, tổng tham mưu trưởng Phong Huy của Trung Cộng trước đó tại Hoa Kỳ cho biết, giàn khoan dầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động ở biển Đông, “khoan dầu trong vùng lãnh hải của mình”.

BBC cho biết cùng lúc đó phóng viên của “tờ báo quân đội” qua phương tiện truyền thông Sina blog tối ngày 15 đã đưa tin rằng, đối với thông tin báo cáo về việc quân đội tại biên giới Trung Việt đã bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến đấu cấp 3 là tin tức giả.

Tin sớm của truyền thông Trung Quốc cho biết, theo tin tức của phương tiện truyền thông Singapore, mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang gia tăng, bắt đầu vào buổi sáng thứ năm ( ngày 15), quân đội ở biên giới Việt Trung bao gồm bộ đội biên phòng tại Quảng Tây và Vân Nam bắt đầu bước vào giai đoạn chiến tranh cấp 3, tất cả các sĩ quan và binh sĩ đều phải hủy bỏ hết nghỉ phép .

Weibo cho biết : ”phóng viên đã nhận được nguồn tin từ bộ phận có vai vế quyền uy nhất trong chính quyền quân sự, một số báo cáo của các phương tiện truyền thông về Quân Giải phóng tại biên giới Trung-Việt bộ đội tiến nhập vào giai đoạn cấp 3 chuẩn bị chiến đấu là những tin tức sai “.

Những ngày vừa qua, mạng Tân Hoa Xã liên tục cao giọng phát biểu: Tập Cận Bình trong ngày 15 đối với các hoạt động trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội hữu nghị nước ngoài, đã đưa ra cái gọi là lý niệm văn hóa “trỗi dậy trong hòa bình ” để dẫn dắt Trung Quốc theo một con đường hòa bình và phát triển. Các nhà phân tích ngoại giới tin rằng, đường lối quân sự cứng rắn khiến thế cục căng thẳng thúc ép lên Bắc Kinh. Văn hóa “trỗi dậy trong hòa bình ” của Tập Cận Bình, xem ra có vẻ đã rất khó để thực hiện rồi. Tình trạng chia rẽ trong Trung Cộng đang ngày càng rõ rệt.


Một số lượng lớn quân đội đóng quân ở Quảng Tây thành phố Sùng Tả huyện Long Châu (Ảnh từ Internet)


Ngày 17/5/2014 vào lúc 15:30 một trăm xe quân sự tại đường cao tốc Nam Ninh ( Ảnh từ Internet)


Một số lượng lớn binh sĩ đồn trú tại thành phố Sùng Tả (Ảnh từ Internet)

( Phụ trách biên tập: Tôn Vân )
http://vietdaikynguyen.com/v3/7887-trung-quoc-dan-mang-phoi-bay-ro-quan-doi-tuan-hanh-tai-bien-gioi-trung-viet-phia-chinh-phu-dua-ra-tin-hieu-gian-xao/

Sự học




Photo: Lifehack Quotes



Tôi 21 tuổi, sắp hết quãng đường học hành đại học và chẳng biết có thể học được xa hơn nữa không. Nhưng câu hỏi tại sao phải học lúc nào cũng là nỗi băn khoăn lớn của một người chưa trưởng thành như tôi. Và sợ rằng những băn khoăn này mai sau sẽ bị phai nhạt theo thời gian vì mấy chữ cơm áo gạo tiền, thế nên tôi phải ghi chép lại để ghi nhớ luôn luôn và cũng có thể là để dạy lại cho con cái nữa.

Lúc còn nhỏ, sự học đến với ta giống như một điều ham thích, và học được điều gì lúc bấy giờ là tuyệt vời lắm. Cái hay của việc làm trẻ con là chúng nó chẳng biết gì cả, thế nên hiếm có đứa trẻ nào có thói ngạo mạn nghĩ rằng mình biết tuốt giống như người lớn. Như tôi đây, hồi bé tí được ông ngoại truyền lại cho cuốn “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” và đọc ngấu nghiến, khi ấy tôi có cảm giác sảng khoái và ngưỡng mộ dân tộc vô cùng, chỉ muốn kể cho bạn bè nghe rằng dân tộc ta đã trải qua biết bao triều đại oai hung và có bao nhân tài kiệt xuất. Đổi lại bây giờ mà đọc cuốn sách ấy, có khi ý nghĩ đầu tiên của tôi lại là khoe khoang sự thông thái của mình ra để nâng tầm sự ngu dốt của một vài cá nhân mình ghét trong hiện tại.

Và hồi còn bé, ngắm bản đồ Việt Nam, hay xem chương trình “thế giới động vật”, hay “khám phá kỳ thú”, hay ngồi nghịch đất cào giun lên cũng chỉ để cho thỏa cái thú tò mò và khát khao biết thêm và biết rộng.
Lúc ấy chúng ta là những con nòng nọc muốn mau mau hóa thành đàn cá mập đi ra biển

Rồi thì vào học phổ thông, cấp 2, rồi cấp 3, sự học phai nhạt dần, nó trở thành một cuộc ganh đua ngầm giữa những con người lỗi lạc trong lớp (tôi thích gọi bạn bè học hành siêu đẳng của mình như vậy) hoặc là trở thành một gánh nặng kinh hoàng với những đứa luôn luôn mong được vui chơi như thời mẫu giáo. Sự học đã trở nên nghiêm túc, nó không phải là một điều gì lung tung và đến bất ngờ nữa, nó là một hệ thống, có giáo trình, có người hướng dẫn, có kiểm tra.

Chao ôi, và có khi vì sự nghiêm chỉnh ấy nên đa số chúng ta mất dần hứng thú vào học hành. Ở thời điểm những cô cậu tuổi teen vừa phải trải qua sự phát triển về giới tính vô cùng phức tạp, lại vừa bị gò não vào những khuôn phép của tri thức nữa, học hành thật làm mất hết cả vui sướng còn gì. Đọc những điều mới cũng thú vị đấy, nhưng ta chẳng buồn tự tìm hiểu nữa. Sự muốn học lúc đó là để thi đại học, để đi du học, còn học để làm gì khác không thì bao nhiêu cô cậu nghĩ tới?
Kiến thức ta muốn có thì ta không nghĩ tới

Lên đại học, thoát khỏi cái kiếp bị người lớn gọi là “trẻ con”, chúng ta bắt đầu tận hưởng sự tự do và có những khi đã thực sự quên mất rằng chúng ta vẫn là “học sinh” – nghĩa là những người làm việc bằng cách “học”. Sinh viên chúng ta không ít người đam mê hoạt động ngoại khóa và rồi lấy cớ ấy để bỏ bê việc học, vì rằng họ quá bận rộn và nhiều trách nhiệm nên họ không thể nào đảm đương được việc học một cách đàng hoàng.

Sau này ít nhiều chúng ta đều hối hận đấy các bạn ạ. Không phải hối hận vì đã tham gia những hoạt động ấy, những chương trình ấy, mà hối hận là mình không học được rằng mình phải biết nói “không” với một số thứ. Sự thật là chúng ta rất hiếm khi thực sự bận rộn, chúng ta thường xuyên bận rộn không cần thiết. Sự thật là chúng ta có đủ thời gian để làm rất nhiều thứ, nhưng chúng ta thường xuyên nghỉ ngơi quá nhiều. Sự thật là chúng ta nghĩ rằng việc học có thể cứ từ từ.

Tôi không phải một con mọt sách, điều đó không có nghĩa là tôi không trân trọng việc học. Và tôi luôn hiểu rằng học không đơn giản chỉ là đến trường, ngồi vào bàn và lắng nghe. Và tôi cũng hiểu rằng tất cả những việc đó chỉ thuộc một quá trình gọi là giáo dục cho tất cả các thanh niên trên thế giới.
Mỗi lần học gạo là một lần bạn nên tự xấu hổ với bản thân

Có thể lúc nào đó bạn buông miệng nói rằng học hành bao năm thật vô nghĩa, vì mọi thứ sau này khi bạn làm việc chẳng giống những gì bạn đã học. Nhưng chẳng hạn đọc một bản báo cáo chuyên ngành và nhìn thấy những thuật ngữ đã được kinh qua thì bỗng nhận ra những lời nói của bạn mới thật là vô nghĩa. Và người ta cũng hay chê bai người khác vì có những suy nghĩ không hợp thời nữa, ví dụ như đừng tin tưởng vào sách vở mà hãy học từ thực tế. Nhưng mà biết sao được, trớ trêu thay, những thứ học được trong sách thì lại…hiếm khi sai.

Chuẩn bị ra trường và xin việc tôi mới hiểu được những điều này liệu có là trễ không? Và liệu suy nghĩ của tôi có quá gương mẫu và thừa thãi trong thế giới hằng ngày đổi thay như vầy không?



Street Footer

Nước cờ “chiếu tướng” Mỹ của TQ


.

Tờ The National Interest của Mỹ vừa có một bài viết phân tích kỹ lưỡng 4 sai lầm lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông. Vậy, nguyên nhân nào khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược giàn khoan toàn cầu ở khu vực này?

Sau đây chúng tôi xin được trích đăng bài viết trên Upi:

Sự hiện diện của giàn khoan dầu 981 ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào đầu tháng 5 đã trở thành một leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại biển Đông. Trong khi rất nhiều ý kiến ở Washington nhận thấy thái độ ngạo mạn, hấp tấp của Bắc Kinh thì với Trung Quốc, sự khiêu khích này bắt nguồn từ những ý đồ có tính chiến lược.

Điều gì đã xảy ra?



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) đi bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 19/6/2013.

Bắc Kinh khẳng định, biển Đông và tất cả nguồn tài nguyên của nó thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cũng vừa khuếch trương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn phân tách lãnh thổ của họ và điều các tàu cá, tàu hải giám, và tàu hải quân đến khu vực này.

Trong khi vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 dặm kể từ bờ biển ở biển Đông được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, gọi là EEZ. Cả Việt Nam và Philippines đều kịch liệt phản đối những động thái của Trung Quốc. Các nước Indonesia, Brunei, và Malaysia cũng cùng một thái độ, dù cho có phần dè dặt hơn.

Ý nghĩa của tất cả những điều này là gì?

Đầu tiên, theo quan điểm chiến lược toàn cầu, Bắc Kinh đang hành động trong giai đoạn “hòa hợp” với Nga. Hai quốc gia này đang cho thấy một liên minh có tính chiến lược trong ba năm vừa qua, tuy nhiên, nó cũng có thể mang một ý nghĩa mờ nhạt hơn là chống lại ảnh hưởng của Mỹ.

Khi tin Nga sáp nhập Crimea với phương Tây như “sét đánh ngang tai”, Trung Quốc cũng đang làm những điều tương tự ở phía Đông. Đó chính là chuyển động càng cua toàn cầu sử dụng chiến lược chiến tranh bất đối xứng đã được che đậy và tính toán để sử dụng vũ lực tối thiểu một cách vô cùng tinh vi trong trường hợp này.

Chiến lược hay ở chỗ nó không đủ kích động khiến Mỹ phải sử dụng quân đội, nhưng đủ để Trung Quốc và Nga dần đạt được các mục tiêu của mình. Hành động này một phần được “kích thích” bởi chính quyền Obama tự “phế” đi khả năng cùng lúc tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn. Trung Quốc và Nga đang phân tán sự chú ý và các nguồn lực của Mỹ. Theo “36 kế” kinh điển, Trung Quốc gọi chiến lược này là “Nước đục thả câu”.

Thứ hai, Trung Quốc nhận định sức mạnh toàn cầu Mỹ trong chiến lược rút lui nhanh chóng. Trung Quốc thấy được những thất bại trong an ninh quốc tế của Mỹ như ở Iraq (rút lui quá sớm), Afghnistan (tốn quá nhiều tiền), Libya (thất bại trong khẩu hiệu: “điều khiển từ phía sau”) và Yemen (al Qaeda có căn cứ mới mặc dù Mỹ tiến hành rất nhiều cuộc không kích máy bay không người lái).

Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ không thể giải mã được “người bạn-thù” Pakistan- nhìn thì có vẻ thân thiết với Mỹ song lại là gần như lại là một đồng minh với Bắc Kinh. Dường như những cam kết mà ông Obama “quảng cáo” với Trung Đông trong cuộc diễn thuyết ở Cairo năm 2009 đã thất bại bởi các cuộc khủng bố Hồi giáo Jihadist gia tăng và các chiến dịch Mùa Xuân Hồi giáo trở nên mục ruỗng.

Vậy là đến màn của biển Đông. Người Trung Quốc gọi chiến lược này là “cách bờ xem lửa”, tức là khiến cho đối thủ tự tiêu hao lực lượng quân sự của họ, sau đó mới đến nước đi của mình.

Thứ ba, về chiến lược trong khu vực, trong khi Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy yếu, thì họ vẫn thấp thỏm bởi chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel – khi ông nêu những cam kết quốc phòng và trợ giúp an ninh cho những khu vực quan trọng của trục châu Á, bao gồm tăng cường tập trận quân sự với các đồng minh ở Đông Nam Á như cuộc tập trận Balikatan (Vai kề Vai) ở Philippines bắt đầu vào ngày 5/5.

Như thế, hành động khiêu khích của TQ, trên thực tế, là phép thử vô hiệu hóa “cú đấm xoay” tổng lực truyền thống của Mỹ để bảo vệ khu vực cam kết bằng một cú đấm trực diện của “chiến tranh bất đối xứng” (theo đó sẽ phá huy vệ tinh, trung tâm xử lý… của Mỹ trong trường hợp xay ra chiến tranh giữa với Mỹ) của Trung Quốc. Nếu hành động nhanh gọn, Trung Quốc tin sẽ khó để Mỹ giúp được các đồng minh của họ sau này.



Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật gì ở biển Đông? Ảnh: Internet

Thứ tư, Trung Quốc đang e ngại sức mạnh của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Hà Nội đang xây dựng lực lượng quân đội và hải quân để bảo vệ đường huyết mạch – biển Đông – bằng ‘kho báu’ tàu hải quân, ngành ngư nghiệp, và ngành năng lượng. Hà Nội cũng nhận thức được an ninh toàn quốc gia rất dễ bị xâm nhập và chống phá từ cửa biển.

Vậy, nguồn gốc của bất ổn tại biển Đông bắt nguồn từ đâu? Dường như, diễn biến ngày càng xấu hơn, khi không bên nào chịu lùi bước. Trung Quốc đang tiến hành những động thái tương tự những tuyên bố về hàng hải như với Nhật Bản. Trừ phi những cái đầu đang kích động ở Bắc Kinh giảm bớt nhiệt, chứ không thì tình trạng rối loạn có thể dẫn tới một sai lầm kinh hoàng.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, Việt Nam giận dữ hơn Bắc Kinh tưởng tưởng. Một ASEAN liên minh lỏng lẻo đang bị buộc phải phối hợp với nhau trước những động thái của Trung Quốc nếu muốn đối diện với mục tiêu cuối cùng. Nhật Bản đang đẩy mạnh trở lại và hiện đại hóa quân sự. Mỹ không quá suy yếu đến mức Hải quân Quốc gia và Hạm đội Thái Bình Dương không thể hành động.

Trung Quốc dường như đang bị “mờ mắt” bởi ý nghĩ “Trung Quốc đang mạnh lên”, niềm tự hào ảo và những thành tích kinh tế khủng. Tuy nhiên, họ lại đang gặp nguy hiểm vì đã đi ngược lại châm ngôn sách lược của chính họ: “Qua cầu rút ván”, nghĩa là Trung Quốc đang có chiều hướng tự cô lập, và về quân đội bằng các hành động quá hấp tấp. Những chính trị gia sáng suốt của Trung Quốc có thể sẽ giúp giảm căng thẳng trong tình thế hiện nay một cách hiệu quả.

————-

http://www.baomoi.com/Gian-khoan-981–Nuoc-co-chieu-tuong-My-cua-TQ/119/13844408.epi

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Một dự báo của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về Biển Đông




Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi được Chúa Nguyễn Hoàng hỏi kế đã nói: “Hoành Sơn nhất đoái, vạn đại dung thân”, theo đó Nhà Nguyễn đã âm thầm và quyết liệt mở mang đất nước để có một Việt Nam trọn vẹn hình chữ S ngày hôm nay. Với Biển Đông, Cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: 

“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ 
 Đất Việt muôn năm vững trị bình”.


Trong Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Cự Ngao Đới Sơn:
Chữ Hán:
巨 鰲 戴 山
碧 浸 仙 山 徹 底 清
巨 鰲 戴 得 玉 壺 生
到 頭 石 有 補 天 力
著 腳 潮 無 卷 地 聲
萬 里 東 溟 歸 把 握
億 年 南 極 奠 隆 平
我 今 欲 展 扶 危 力
挽 卻 關 河 舊 帝 城

Phiên âm: Cự ngao đới sơn
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,
Trước cước trào vô quyển địa thanh.

Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình.
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
Vãn khước quan hà cựu đế thành.



Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núi
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời,
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.
Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,
Lấy lại quan hà, thành xưa của nhà vua.

.
Xin mạn dịch thơ như sau:



Con rùa lớn đội núi
Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất “kim nhật kim thì”, rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ ”Chí những phù nguy xin gắng sức” ( Ngã kim dục triển phù nguy lực). Nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược một dự báo thiên tài:



“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, /Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
(Vạn lý Đông minh quy bả ác / Ức niên Nam cực điện long bình.”)


Vào những ngày này Biển Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt đầy tính bá đạo, đại Hán, đầy mưu mô và hành động vừa gian ác, vừa xảo quyệt của nước lớn Trung Hoa, đang trong cơn hưng phát, thèm khát không gian sinh tồn, muốn bá chiếm biển Đông. Nào vạch đường lưỡi bò, nào xây dựng thành phố Tam Sa được tính toán xây dựng trên vùng chủ quyền của người khác, nào gọi thầu những lô thăm dò ngay trên vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nào ngang ngược, tàn bạo cắt cáp, rượt bắt tàu thuyền của ngư dân ta đang làm ăn trên vùng biển của nước mình…
Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển-đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy – làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!.


Biển Đông vạn dặm giang tay giữ 
 Đất Việt muôn năm vững trị bình”.


Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của Dân tộc.
Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông. Tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á.

Theo Blog KimDung/KyDuyen

Yêu người yêu cả buồn vui




Xin chị đừng để nhớ triền miên
Cho tháng ngày dài, dài thêm mòn mỏi
Lời yêu chị, tôi chưa hề gian dối
Trong lòng tôi, chỉ có chị là riêng

Cứ mỗi lần chị gọi bằng em
Sao tôi thấy buồn hơn trong mắt chị
Tóc chị xõa, kéo hồn tôi huyền bí
Đêm sẽ dài trong khói thuốc miên man

Chị ngập ngừng khi gọi bằng tên
Chính là lúc chị yêu tôi nhiều lắm
Chị cố nén tình mình trong câm lặng
Là vô tình, giết chết cả đời nhau

Thời gian nào dỗ ngọt nụ hôn trao
Tình đầu đời, trái tim bối rối
Tôi yêu chị nào đâu có tội
Chị dối lòng, lệ tuyệt vọng tràn môi

Yêu một người là yêu cả buồn vui
Biết được, mất khi tình trên lối rẽ
Mai mốt đây, chắc sẽ nhiều buồn tẻ
Chôn kỷ niệm sầu, xin gọi cố nhân

Giây phút bên nhau đời mãi vô cùng
Tôi hạnh phúc băng mình vào cuộc chiến
Những cánh thư còn một câu trìu mến
Chiến tranh vô tình, phải sống nghe anh !

Trúc Thanh Tâm

Có một kẻ thù lớn hơn Trung Quốc ngoài kia




Featured Image: Tamypu



Thời gian gần đây, chuyện Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam đang trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ. Và chính khi đất nước đứng trước nguy cơ chiến tranh do thế lực ngoại xâm, tinh thần của người Việt Nam được bộc lộ thật rõ ràng. Dù thể hiện dưới hình thức nào, tôi cũng trân trọng tình yêu của người dân Việt với Tổ quốc
Chuyện bạo động và mâu thuẫn manh nha

Ngay bây giờ, trên cá trang báo, các trang mạng xã hội (tiêu biểu là facebook), bên cạnh những bài viết, hình ảnh thể hiện lòng yêu nước là những hình ảnh, bài viết chế giễu của người Việt mình với nhau. Đó là những câu chuyện về người dân vùng Bình Dương, Hà Tĩnh- nơi xảy ra bạo động. Thật đáng buồn!

Giờ đây những người công nhân ấy đã bị coi như những kẻ tội đồ của Tổ quốc (đây là theo “quan điểm” của các facebook-er). Mọi người thi nhau chỉ trích họ, nào là họ sai, họ ngu, họ dốt, nào là những kẻ phá hoại, thiểu hiểu biết vân vân và mây mây.

Vâng, đúng là họ sai! Tôi thừa nhận điều đó bởi đó là điều quá rõ ràng. Thế nhưng chúng ta chỉ trích những người công nhân đó như vậy liệu có quá đáng lắm không?

Những người công nhân ấy, cũng giống như chúng ta, đều là người Việt, đều yêu quê hương đất nước mình vậy. Trước hành động của Trung Quốc, họ bức xúc. Hoàng Sa – Trường sa là của Việt Nam, Trung Quốc có còn gì đòi cướp. Chúng ta, những con người không tham gia biểu tình ở KCN Bình Dương và Hà Tĩnh hiểu được điều đó và tất nhiên những con người kia cũng hiểu được điều đó. Họ là con dân đất Việt, họ mang trong mình dòng máu Lạc Hồng và niềm tự tôn dân tộc, họ ý thức được hành động của Trung Quốc nên họ bất bình, họ muốn đòi quyền lợi cho đất nước. Đó là sai? không hề sai. Cái họ sai là chưa thể hiện tình yêu một cách đúng đắn.

Trên thế giới, biểu tình là hoạt đồng thường thấy khi một tập thể muốn đòi quyền lợi. Thật ra, về bản chất, hành động biểu tình của công nhân là đúng bởi họ nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nếu biểu tình được tiến hành trong hòa bình với sự tổ chức chặt chẽ, không vi phạm pháp luật thì đây là hành động thiết thực.

Điều đáng tiếc là những người công nhân ấy đã bị các thế lức phản động lợi dùng lòng yêu nước và dân trí thấp để gây ra các vụ bạo động gây thiệt hại lớn cho nước nhà. Những thiệt hại này không chỉ về mặt kinh tế mà còn là vấn đề ngoại giao và an ninh trật tự nước nhà. Nó góp phần làm căng thẳng mối quan hệ Việt-Trung. Tôi tin, những người công nhân ấy, khi biết được hậu quả mình gây nên sẽ vô cùng hối hận.
Nhưng sự cũng đã đành…

Giờ chúng ta chỉ trích họ ngu liệu có thây đổi được những việc đã qua không? Chúng ta-những con người luôn tự hào mình có hiểu biết, sẽ không làm những chuyện dại dột và ngu ngốc đó liệu chỉ nên ngồi đây và chỉ tríhc họ không? Nếu chúng ta hiểu biết thực sự thì việc quan trọng nhất là chỉ cho họ biết họ sai như thế nào chứ không phải là ra vẻ ta đây hơn người
Có một kẻ thù còn lớn hơn Trung Quốc…

đó chính là mâu thuẫn nội bộ. Giặc nào ta cũng sẽ đánh thắng được, miễn là dân đù lòng đoàn kết!

Tôi đọc trên facebook tin này:


CÔNG THỨC TẠO CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC

1. Đưa giàn khoan vào biển Việt Nam để khiêu khích.

2. Người Việt yêu nước muốn đấu tranh bảo vệ chủ quyền và phong trào phát động trong toàn quốc.

3. Lợi dụng một số tầng lớp yêu nước nhưng thiếu hiểu biết để gây ra bạo động.

4. Tầng lớp trí thức lên tiếng phản đối, chửi bới -> mâu thuẫn nội bộ.

5. Người Việt tự đánh người Việt -> công nhân mất việc, chính trị bất ổn, uy tín Việt Nam giảm.

6. Trung Quốc rút về nước và người Việt tiếp tục tự đánh nhau.

Tất nhiên đây chỉ là nhận định của một số người Việt, nhưng nó cũng đáng để chúng ta tự xem xét lại. tôi thắc mắc liệu âm mưu của Trung Quốc có như vậy hay không? giả là vậy thì Việt Nam ta đã thua bước đầu rồi!

Những vấn đề về tình hình biển Đông hiện nay tôi xin phép không bàn đến (các bạn có thể tìm đọc được rất nhiều bài phân tích sâu sắc của các chuyên gia rồi), tôi chỉ muốn nói rằng tôi có niềm tin mãnh liệt là Trung Quốc sẽ biến khỏi nước ta, sớm thôi. và vì vậy, nỗi lo lớn nhất của tôi không phải là nỗi lo từ giặc bên ngoài mà chính là nỗi lo nội bộ. không có gì đáng sợ bằng lòng người bất nhất

Đó chính là thời cơ, điểm yếu mà chúng đang đợi từ ta. Chúng đang thử thách tình đoàn kết dân tộc của Việt Nam. Giơf lên fb chỉ toàn hình ảnh, bài viết chế giễu AHBP to mồm yêu nước nhưng không có hành động thực tiễn, chỉ toàn sự xỉ vả công nhân những nơi bạo loạn.

Thôi xong, chúng ta mắc mưu Trung Quốc rồi! Bị lừa toàn diện luôn! Người dân trí còn thấp thì bị kích động chống phá nhà nước. Người có hiểu biết thì bị kích động mâu thuẫn nội bộ. Và thế là Việt Nam ta tan đàn xẻ nghé! Trong lúc đáng lẽ chúng ta cần đoàn kết nhất để chống giặc trong giặc ngoài thì chúng ta lại mâu thuẫn với nhau
Việt Nam ơi, xin hãy bình tĩnh!

Giờ là lúc chúng ta phải bình tĩnh! Bình tĩnh để nhận ra âm mưu chủa Trung Quốc. Cứ tiếp tục chỉ trích nhau thế này chỉ làm cho bọn chúng thêm hả dạ. tình yêu cần cái đầu lạnh và trái nóng! giờ chúng ta hãy cứ cố gắng làm tốt phận sự của mình, đừng để bị xúi giục! nHớ nhé mọi người: BÌNH TĨNH, BÌNH TĨNH VÀ VIỆT NAM SẼ CHIẾN THẮNG



Chỉ Vậy Thôi

Đối diện với Trung Quốc, nước cờ nào cho Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện nay?



Tác giả: Lê Nguyên


 Trong những ngày này tình hình Biển Đông đang rất nóng. Trung Quốc đã ngang ngược đưa dàn khoan “khủng” Hải Dương 981 và kéo theo là rất nhiều tàu, kể cả tàu chiến và máy bay vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm cho tình hình hết sức nguy hiểm. Trung Quốc đã tự lột mặt nạ “trỗi dậy trong hòa bình”, hiện hình chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Trong cuộc thử thách trước mắt, và lâu dài, với kẻ hàng xóm khổng lồ độc ác, tham lam, và trong thế giới đầy biến động khó lường hôm nay, và ngày mai, Việt Nam sẽ lựa chọn thế ứng xử, con đường đi của mình như thế nào là câu hỏi lớn không chỉ đối với các nhà lãnh đạo đất nước mà cả dân tộc, và mỗi người dân. Làm thế nào để chúng ta vẫn giữ được tư thế độc lập tự chủ nhưng vẫn có bạn bè đồng minh trong thế giới đầy nghi kỵ và ai cũng đề cao lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết là một bài toán rất khó giải. Sau đây là một bài viết trước khi sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 xảy ra nhưng thiết nghĩ vẫn có ý nghĩa như một ý kiến cá nhân để mọi người có thể tham khảo. Đây không phải là quan điểm của tòa soạn.


Nếu lấy cái mốc 2007-2008 là thời điểm có những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt – trong nước, năm 2007, lần đầu tiên có sự bùng nổ các phong trào biểu tình chống Trung Quốc vốn kết tụ từ những âm ỉ trước đó, và trong quan hệ với quốc tế, từ năm 2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO – thì có thể thấy trong vòng dăm năm trở lại đây, Việt Nam đang dần tiến tới một khúc quanh quan trọng mang tính quyết định cho vận mệnh của chính mình.

Nếu đặt Việt Nam giữa các “ông lớn” trên bàn cờ thế giới hiện nay và thu gọn lại thành một quan hệ tay ba Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ thì có thể công thức hoá khúc quanh quan trọng này dưới dạng các câu hỏi mang tính chiến lược, và việc lựa chọn đáp án nào sẽ mang tính quyết định cho vị thế của Việt Nam trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới nói chung: 1/ Đi gần hơn nữa với Trung Quốc trên mặt trận chống lại sức ảnh hưởng (ảnh hưởng vốn có và nỗ lực ảnh hưởng trở lại mang tính chiến lược) của Mỹ? 2/ Cố gắng giữ thăng bằng, hay là đu dây, giữa các cường quốc mà đặc biệt là giữa hai gã khổng lồ của thế kỉ 21 là Mĩ và Trung Quốc? và 3/ Trở thành đồng minh với Mĩ trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc?



Thực ra đã có nhiều bài báo từ nhiều phía, nhiều lực lượng khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp cổ xuý và vận động cho từng đáp án này. Trước hết đánh giá một cách sơ bộ về 3 câu hỏi: câu 1 dường như ít có khả năng xảy ra, bất chấp những cáo buộc, đôi khi là cực đoan, của các tiếng nói bất mãn trong và ngoài nước trước những phản ứng có vẻ như quá nhu nhược của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngoại trừ những tuyên bố phần nhiều là có tính toán về mặt ngoại giao và thường được để cho giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam về bên Đảng lên tiếng, cộng với những tuyên bố vừa cứng rắn, doạ dẫm, vừa phủ dụ lôi kéo của phía Trung Quốc được thể hiện qua tờ Hoàn cầu Thời báo, thì khó có thể tưởng tượng được kịch bản 1 này lại được Việt Nam lựa chọn.

Hai lựa chọn còn lại (giữ thăng bằng, đu dây, hay liên minh với Mĩ) thường gây nhiều tranh cãi nhất, và sẽ là trọng tâm mà tôi phân tích ở đây. Do vậy, trong bài báo này tôi sẽ đặt mối quan hệ này vào một bối cảnh rộng hơn với việc khu biệt hoá thành 6 lực lượng trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương hiện nay: 1/ Việt Nam – 2/ Trung Quốc – 3/ Hoa Kỳ – 4/ Đông Nam Á – 5/ Các cường quốc bậc trung hoặc từng là siêu cường có mối ràng buộc gần với những động thái giữa ba bên (Việt – Trung – Mỹ) bao gồm Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga – 6/ Liên Âu và phần còn lại của thế giới nói chung. Sau khi phân tích những vấn đề nội tại trong sự phát triển của Việt Nam và mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại, tôi sẽ cố gắng đi tới câu trả lời là một lựa chọn nước cờ cho Việt Nam.

Về cơ bản, mối tương tác giữa các lực lượng nêu trên là mối tương tác dựa trên sự ràng buộc giữa giá trị và lợi ích.[i] Mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại do vậy cần được các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận trong mối tương tác giữa giá trị và lợi ích này. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào một thế giới toàn cầu hoá, không quá khó để xác định và đánh giá bình diện giá trị: đó là các giá trị về tự do, dân chủ và luật chơi quốc tế. Đó là các yếu tố cần thiết vừa đem lại chính “giá trị” và “lợi ích” cho người dân trong nước, vừa tạo nên “quyền lực mềm” cho quốc gia với tư cách là một đối thủ trong cuộc chơi toàn cầu.

Bình diện còn lại, “lợi ích,” mới là yếu tố khó giải quyết vì bản chất của con người – xét ở cấp độ cá nhân cũng như một thực thể lớn hơn và trừu tượng hơn là quốc gia – là lòng tham. Lòng tham này được kích thích hay chế ngự dựa vào các yếu tố, thứ nhất là thực lực của bản thân từng đối thủ, và thứ hai là các “giá trị.” Nếu một lực lượng nào đó trên bàn cờ chính trị này bị chi phối quá lớn bởi bình diện “lợi ích” và bất chấp cả bình diện “giá trị,” lúc đó tất yếu nảy sinh mâu thuẫn và xung đột với các lực lượng còn lại. Các thế lực có thực lực yếu hơn, do vậy thường nhấn mạnh bình diện “giá trị,” dựa vào “giá trị” để bảo vệ mình, tất nhiên đồng thời với đó là tranh thủ thời gian để phát triển thực lực, tăng sức mạnh thực tế hỗ trợ cho cuộc cạnh tranh.

Trong thời gian qua, có thể quan sát thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có những bước đi khá khôn ngoan và đúng hướng trong việc nhấn mạnh “giá trị” đồng thời ra sức củng cố và phát triển thực lực của mình. Bên cạnh việc mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng một lực lượng quân đội ngày càng tinh nhuệ như là những biểu hiện cụ thể nhất của việc phát triển thực lực, ít nhất là đủ sức răn đe đối thủ, việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua luật biển vào cuối tháng 6 vừa rồi với những điều chỉnh cho phù hợp hơn với luật quốc tế, chính là những điều chỉnh khôn ngoan để phát triển bình diện “giá trị,” tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đó chính là những động tác cụ thể trong chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước thực hiện theo nguyên tắc tự lực tự cường mà Việt Nam đã quá thấm thía trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Song đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, cộng với một thực tế là thực lực của mình còn rất yếu nếu so sánh với Trung Quốc sát cạnh như một gã khổng lồ và tham lam, những động tác trên là không đủ nếu thiếu đi những tương tác với các lực lượng bên ngoài còn lại trong sơ đồ nêu trên. Vấn đề cần đặt ra, do vậy, là phải đánh giá được “giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của mỗi thế lực nêu trên trong cuộc chơi để từ đó có những bước đi hợp lí trong quan hệ với từng đối tượng.

Cho đến thời điểm này thì có thể nói không quá khó để nhận ra ý đồ, tham vọng của từng bên trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Với Việt Nam, trước hết là bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình theo đúng quy định của luật quốc tế về phạm vi 200 hải lí của khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; tiếp theo, bảo vệ phần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) mà mình đã chiếm hữu và quản lí liên tục trong lịch sử. Với Trung Quốc, hiện tại khó có thể dám phiêu lưu vào một xung đột quân sự trên biển Đông, song tham vọng lợi ích của nó đã quá rõ ràng: quyết tâm cướp đoạt Hoàng Sa và Trường Sa, biến 80% diện tích biển Đông thành cái ao nhà của mình, từ đó thực hiện tham vọng lớn hơn: dùng biển Đông làm bàn đạp tiến ra xưng hùng với thế giới.

Do vậy, trong mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, bên cạnh gấp rút trở thành một thực lực đủ mạnh về kinh tế lẫn quốc phòng, Việt Nam cần phải cho Trung Quốc thấy giới hạn của sự hoà hiếu và tính nguyên tắc trong việc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình. Bên cạnh một số chiến lược đã và đang được các nhà lãnh đạo Việt Nam thực hiện như chiến lược “nhím xù lông,” chiến lược “chống tiếp cận,” Việt Nam cần phải sử dụng đa dạng các phương cách khác nhau như ngoại giao nhân dân, ngoại giao đa phương, tranh thủ nước lớn và cộng đồng quốc tế.

Đặc biệt Việt Nam có thể sử dụng truyền thông và tiếng nói của các học giả để nói cho Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam sẵn sàng chiến đấu đến cùng một khi bị dồn đến chân tường, rằng gây sự với Việt Nam, Trung Quốc có thể lặp lại sai lầm trong lịch sử: 600 năm trước, bại trận ở Việt Nam đã khiến nhà Minh phải co về cố thủ nội địa và từ bỏ mộng vươn ra đại dương của mình. Lần này cũng vậy, sa lầy vào một xung đột quân sự lâu dài với Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc trở nên khốn đốn và tan tành mộng bá chủ toàn cầu.

Trong quan hệ giữa Việt Nam với lực lượng ngoài Trung Quốc, lực lượng số 6, tức “EU và phần còn lại của thế giới nói chung,” là ở xa nhất và có tác động ít trực tiếp nhất. Song EU với tư cách là một thực thể kinh tế quan trọng và cái nôi của các giá trị toàn cầu như tự do, dân chủ, vai trò của nó cũng không hề nhỏ. Về mặt kinh tế, có thể thấy sự ràng buộc rất lớn giữa EU như là một khu vực đang phải đối diện với những khó khăn rất lớn về kinh tế, và Trung Quốc như là một thế lực kinh tế mới nổi, có dự trữ ngoại tệ rất lớn và một công xưởng sản xuất hàng hoá cho toàn thế giới. Sự phụ thuộc về mặt kinh tế, tài chính của EU và Trung Quốc là điều có thể trông thấy rõ, song không vì thế mà Trung Quốc có thể hoàn toàn khuất phục được EU trong việc ủng hộ các tham vọng quá đáng về lợi ích của mình.

Bên cạnh đó, các nước EU cũng ngày càng tỏ ra e ngại Trung Quốc không chỉ như một thế lực hung hãn đang trỗi dậy, mà còn vì bản chất của nó là một sự kết hợp giữa nền toàn trị phi dân chủ với một chủ nghĩa tư bản hoang dã sẵn sàng vi phạm các cam kết về an toàn thực phẩm cũng như về luật lệ quốc tế và về nhân quyền nói chung chỉ để thực hiện các tham vọng lợi ích của mình. Do vậy, trong mối quan hệ với lực lượng này (EU và phần còn lại của thế giới nói chung), Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế và chính trị để biến mình thành một địa chỉ hấp dẫn cho quan hệ kinh tế với EU, xây dựng sự ràng buộc lợi ích lớn hơn giữa hai bên. Những cải cách về chính trị cũng là để đi gần hơn với EU và tranh thủ sự ủng hộ của EU trên bình diện “giá trị.”

Các cường quốc bậc trung trong vùng (Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga) ở các mức độ khác nhau đều có xung đột về lợi ích với Trung Quốc và ngày càng cảnh giác trước một Trung Quốc hung hãn. Nhật, Hàn Quốc, Australia và ở một góc độ nào đó là Ấn Độ, đều là đồng minh của Mĩ. Tuy có thể không nói ra trực tiếp, song kiềm chế một nước Trung Quốc độc đảng và tham lam đều là mục tiêu chung của các quốc gia này dưới sự dẫn dắt của Mĩ. Trường hợp của Nga có phức tạp hơn.

Nga từng là siêu cường một thời, song với tình hình hiện thời, uy thế ngày xưa đã mất cũng như mối ràng buộc quyền lợi của Nga với Việt Nam và vùng Đông Nam Á không còn trực tiếp thiết thân như xưa, cho nên trong bài toán Việt – Trung hiện nay, tạm thời có thể xếp Nga vào nhóm các cường quốc bậc trung trong vùng này. Nga có quan hệ lợi ích kinh tế mật thiết với Trung Quốc và có thể liên minh tạm thời với Trung Quốc để kiềm chế Mĩ. Song về lâu dài, Nga không thể trở thành đồng minh với Trung Quốc và vẫn luôn cảnh giác với Trung Quốc, không muốn Trung Quốc vươn lên lãnh đạo thế giới. Xét về bình diện “giá trị,” dù hiện thời chính quyền Putin có là một chế độ độc tài được bọc ngoài bởi một lớp nhung dân chủ, thì về lâu dài, xã hội – văn hoá Nga vẫn gần gũi Mĩ – Âu hơn là với Trung Quốc.

Chiến lược của Việt Nam do vậy phải không ngừng củng cố quan hệ kinh tế và chính trị với các cường quốc này, lôi kéo các cường quốc này can dự sâu hơn vào vấn đề biển Đông, tăng cường sự ràng buộc về mặt lợi ích với các nước, đồng thời cần cải cách chính trị, phát huy tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc này trên bình diện “giá trị.”

Thực ra hai lực lượng khó giải quyết nhất chính lại là ASEAN và một phần nào đó là Mĩ. Với Asean, trước hết phải có những phương thức ngoại giao khác nhau để các nước trong khối thấy được yêu cầu đoàn kết để tiếng nói chung bởi Trung Quốc sẽ là một thế lực có tiềm năng gây nguy hại không chỉ với những nước có can hệ trực tiếp về mặt lợi ích với Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực và thậm chí là cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Song, đối phó với việc Trung Quốc đang dùng quyền lực của cơ bắp lẫn đồng tiền để khiến Asean phải thúc thủ, Việt Nam không thể đủ tài chính và cơ bắp để chạy đua theo cách đó với Trung Quốc.

Một chiến lược thu phục lâu dài đối với các nước Asean mà Việt Nam cần tạo ra phải là sự thu phục bằng quyền lực mềm, bằng “giá trị”. Muốn làm được điều đó, bản thân Việt Nam phải chứng tỏ mình sẵn sàng tạo nên và đi theo các “giá trị” ấy, thông qua đó tác động lên những nước đang hoặc có nguy cơ rơi vào vòng tay Trung Quốc, giúp các nước cảnh giác trước những mối lợi trước mắt do Trung Quốc đem lại, và nhận ra rằng các bình diện “giá trị” như tự do, dân chủ, pháp quyền là cái đích tất yếu cần phải đi đến để đảm bảo một sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, giúp mỗi quốc gia kia tự xây dựng nên “sức đề kháng” đối với một gã láng giềng khổng lồ, độc tài và tham lam.

Song những diễn biến căng thẳng của diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa diễn ra tuần rồi với sự thất bại của cả khối không đưa ra được tuyên bố chung buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rằng với toàn bộ tính chất phức tạp về lịch sử, tôn giáo, chính trị, địa dư,… giữa 10 nước, phải mất một thời gian khá dài, có thể lên tới tầm ít nhất vài thập kỉ, thậm chí là nửa thế kỉ nữa thì ASEAN mới có thể tạo ra được một sự thống nhất như của châu Âu hiện thời. Dựa vào Asean là cần thiết nhưng không đủ, đặc biệt không kịp cho diễn tiến phát triển dồn dập của bàn cờ chính trị khu vực, và cho những tình huống cấp bách có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Con bài chốt, chung quy lại, không ai khác, chính là Mĩ.

Với Mĩ, bên cạnh sự khó khăn mà nền kinh tế khổng lồ này đang gặp phải, sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào Trung Quốc, Mĩ còn tỏ ra e dè ngại va chạm với Trung Quốc phần nhiều vì những lí do lịch sử: những va chạm và thất bại của Mĩ ở Đông Á (chiến tranh Triều Tiên) và Đông Nam Á (chiến tranh Việt Nam) trong thế kỉ 20 luôn luôn nằm trong thế kình địch với Trung Quốc. Đó vẫn là những vết thương lịch sử khiến Mĩ thận trọng và cân nhắc kĩ cho mỗi hành động trong hiện tại. Trong mối quan hệ Việt – Mĩ, hai bên đã có những bước tiến dài đáng kinh ngạc sau khi bình thường hoá vào năm 1995, song mối nghi kị lẫn nhau vẫn chưa phải là hoàn toàn chấm dứt. Mĩ, ở một mức độ nào đó hẳn vẫn còn cái nhìn nghi ngại về Việt Nam.

Ngược lại, Việt Nam hẳn cũng vẫn còn nghi ngại Mĩ rất nhiều vì vẫn chưa quên nỗi đau về việc bị các cường quốc trong thế kỉ 20 thoả hiệp trên lưng mình, trong đó có Mĩ. Song, quá khứ là bài học cần phải nhớ để rút ra kinh nghiệm cho bài toán hiện tại và tương lai; trong khi đó, xét trên tổng thể, chỉ có Mĩ là lực lượng duy nhất có thể làm đối trọng với Trung Quốc hiện nay.

Như vậy, qua sự phân tích các bình diện “giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của từng lực lượng trong sơ đồ trên, có thể đi đến một nhận định: bài toán then chốt nhất trong số các bài toán trên là phát triển mối quan hệ với Mĩ, lấy Mĩ làm đối trọng chính hỗ trợ cho sự đương đầu với Trung Quốc. Và trước hết, vấn đề then chốt trong bài toán then chốt cần giải này là phải cố gắng xoá tan sự nghi ngại đến từ cả hai phía, xây dựng và phát triển lòng tin lẫn nhau.

Làm thế nào để đạt được điều đó? Câu trả lời là: phải làm thế nào để cho hai bên tương hợp về “giá trị” và “lợi ích.” Tương hợp về “lợi ích” gần như đã không cần bàn cãi: bên cạnh yếu tố kinh tế thì xét về mặt địa – chính trị chiến lược, trong khi Việt Nam cần Mĩ làm đối trọng với Trung Quốc, Mĩ cũng rất cần Việt Nam như là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện kiềm chế tham vọng của Trung Quốc để cố gắng giữ ngôi vị bá chủ và tham vọng toàn cầu của mình. Song Mĩ hẳn cũng cảm thấy e ngại nếu đối tác của mình là một Việt Nam èo uột về thực lực kinh tế và bạc nhược về ý chí.

Sự “quyền biến” của Mĩ trong mối quan hệ với hai nước đồng minh của mình là Nhật Bản với Phillipines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc vừa qua đưa ra cho Việt Nam những bài học quan trọng: Mĩ sẵn sàng “cắt nghĩa” bản hiệp ước an ninh với Nhật theo hướng có lợi cho Nhật, tuyên bố có trách nhiệm bảo vệ quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài) cho Nhật bởi một thực tế thấy rõ là Nhật có thực lực. Trong khi đó, tình hình ngược lại với Phillippines trong vụ xung đột ở bãi đá ngầm Scarborough bởi thực lực của nước này quá yếu, đặc biệt là về mặt quân sự – quốc phòng.

Những cố gắng trong việc giữ thăng bằng giữa hai cường quốc Mĩ và Trung Quốc, kéo các cường quốc khác tham gia vào cuộc chơi để tăng thanh thế cho bản thân, đồng thời bên cạnh đó là những bước đi thận trọng, kín đáo ngày càng gần gũi hơn với Mĩ, là những nước đi khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Song một vấn đề chiến lược quan trọng mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thống nhất được với nhau, đó là giữ mối cân bằng này đến mức nào, đằng sau mối cân bằng này là mục tiêu chiến lược nào cần hướng đến.

Liệu mối cân bằng này có duy trì mãi được không? Và quan trọng hơn, liệu mối cân bằng này có là giải pháp tối ưu hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hay không? Nếu câu trả lời là “không” thì lãnh đạo Việt Nam phải trả lời tiếp câu hỏi: Vậy phải xây dựng mối quan hệ với Mĩ đến mức độ nào mới đủ sức làm thoái lui dã tâm của Trung Quốc và trong tình huống khẩn cấp xảy ra (một cuộc xung đột vũ trang chẳng hạn) thì lập tức có ngay lực lượng hỗ trợ đủ mạnh để đập tan ý chí của Trung Quốc? Trả lời câu hỏi này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải xác quyết một mục tiêu chiến lược rạch ròi, phải thống nhất được với nhau và quyết tâm đi tới mục tiêu đó. Mục tiêu đó là gì?

Dự đoán chính trị là một điều rất khó. Trong khoa học chính trị, người ta thường đưa ra các dự báo dựa trên các biến thiên (tham số) là các hành động của mỗi bên trong cuộc chơi chung, theo công thức: nếu các tham số a, b thì sẽ cho ra kết quả X; nếu các tham số là c, d thì sẽ cho ra kết quả Y. Trong bài toán đang đặt ra cho Việt Nam ở đây cũng vậy. Một kịch bản tốt đẹp và có phần lí tưởng là Trung Quốc sẽ gạt bỏ “lợi ích” của mình để tuân theo “giá trị” chung; lúc đó chiến lược giữ thăng bằng của Việt Nam hẳn tiếp tục phát huy tác dụng.

Song dựa trên các dữ kiện lịch sử với các tham số như chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại Hán cũng như diễn biến dồn dập và căng thẳng gần đây, rõ ràng kịch bản trên khó lòng xảy ra. Trung Quốc có vẻ không sẵn sàng từ bỏ “lợi ích” của mình và đồng thời có vẻ không còn che giấu cho tham vọng soán ngôi bá chủ toàn cầu. Do vậy Việt Nam cũng phải sẵn sàng các bước đi cần thiết cho chiến lược của mình trong cuộc chơi này. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cố gắng giữ thăng bằng trong chừng mực còn thấy nó cần thiết, trong khi đó phải luôn tỉnh táo quan sát và dự báo động thái của đối thủ.

Đồng thời, bằng các cách thức không khoa trương gây ồn ào và khó chịu không cần thiết cho đối thủ, Việt Nam cần đi tới với Mĩ càng thân thiết càng tốt để làm sao có thể thiết lập một mối quan hệ Việt – Mỹ có tính đồng minh không chính thức hay có thể gọi là đồng minh dự bị, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Mĩ và Singapore hiện nay. Mối quan hệ đồng minh dự bị có sự ràng buộc cần thiết nhất định nào đó về mặt hỗ trợ quân sự giữa hai bên, đồng thời nó có tính bước đệm cho một quan hệ đồng minh chính thức, để khi cần thiết, việc biến quan hệ đó trở thành đồng minh chính thức chỉ còn là công việc thay đổi tên gọi trên giấy tờ.

Trong dự đoán của tôi, dù còn những trở ngại và tranh cãi nội bộ, các nhà cầm quyền Việt Nam hẳn cũng đã tính đến các bước đi này. Song vấn đề đặt ra là trong khi khéo léo giữ mối thăng bằng, phải làm sao để cho các bước đi này có tiến độ nhanh hơn. Để đạt được tiến độ cần thiết cũng như là một mục tiêu chiến lược cần hướng đến là mối quan hệ đồng minh dự bị như là bước đệm cho việc trở thành đồng minh chính thức, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm. Xét từ mối quan hệ giữa “giá trị” và “lợi ích” mà tôi nêu trên, rõ ràng lời giải là phải làm cho “giá trị” và “lợi ích” giữa hai bên trở nên tương hợp.

Mĩ kêu gọi Việt Nam tham gia vào TPP và Việt Nam đã có phản hồi tích cực, sẵn sàng tham gia, đó là những bước đi rất quan trọng và hữu ích. Mĩ cũng nên có một số hành động mang tính biểu tượng, chẳng hạn huỷ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để thứ nhất, thể hiện sự hợp tác toàn diện về mặt quân sự; thứ hai, nó như là một sự khuyến khích động viên cho Việt Nam tiếp tục cải cách, dân chủ hoá; và thứ ba, rõ ràng Mĩ cũng thu được mối lợi của việc xuất khẩu vũ khí mà lâu nay, bất chấp lệnh cấm trên của Mĩ, Việt Nam vẫn có nguồn cung ứng hữu hiệu từ Nga.

Song mong muốn là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác và phức tạp hơn nhiều. Không phải cứ muốn kết ước đồng minh là lập tức có thể đặt bút kí kết ước đồng minh. Bên cạnh việc phải có những nước đi khéo léo và tiệm tiến, tránh gây sốc cho một Trung Quốc khổng lồ ngay sát bên, thì còn một trở ngại khác quan trọng hơn cần phải giải quyết: dù sao đi nữa cũng khó có thể tưởng tượng được việc Mĩ lại có một đồng minh là một quốc gia cộng sản. Và Việt Nam cũng khó tưởng tượng nổi mình lại là đồng minh với kẻ thù xưa. [...].

Phạm vi bài viết này không cho phép bàn quá rộng, song có thể dễ dàng đồng ý với nhau là nền kinh tế phát triển mạnh và vững chắc, bền vững chỉ khi được hỗ trợ bởi một thể chế dân chủ, và sự vững mạnh về kinh tế phải đi kèm với sự giàu có, sự tự do và các giá trị dân chủ cho mỗi người dân.[ii] Nếu bước đi này xảy ra, Mĩ có thể (và nên) phản hồi theo hướng tích cực là hình thành một quan hệ đồng minh dự bị với Việt Nam để khi chín muồi, mối quan hệ đồng minh dự bị này có thể dễ dàng chuyển thành đồng minh chính thức.

Một phản biện có thể được đặt ra ở đây là: giả sử Trung Quốc trở nên “biết điều hơn” và dần đi đến một xã hội dân chủ thực sự (kịch bản 1 có tính lí tưởng tôi nêu ở trên), thì có cần thiết trở thành đồng minh (dự bị hoặc chính thức) với Mĩ không? Câu trả lời vẫn là “CÓ” bởi 2 lí do: thứ nhất, dù thế nào đi nữa thì mô hình dân chủ Mĩ vẫn là một mô hình tiên tiến. Kết ước đồng minh với một nước có một mô hình xã hội tiên tiến như vậy không có gì đáng ngại, hơn nữa rất có thể nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam trong việc trở nên hùng mạnh và dân chủ.

Thứ hai, thực tế chứng minh rằng Mĩ vẫn có thể trở thành đồng minh với chính kẻ thù cũ của mình, trong số đó có nhiều nước có đầy đủ tiềm năng để trở thành đối thủ cạnh tranh ngôi vị với Mĩ, chẳng hạn Nhật. Hơn nữa, nếu kịch bản lí tưởng đó xảy ra (Trung Quốc trở thành một xứ dân chủ thực sự) thì khi đó, cuộc cạnh tranh Trung – Mĩ hẳn cũng sẽ thay đổi tính chất rất nhiều, và trong điều kiện quan hệ Việt – Mĩ đã chín muồi, việc Việt Nam trở thành đồng minh với Mĩ hay không chỉ còn là vấn đề thủ tục.

Một khi đã phân tích thấu đáo từng lực lượng trên bàn cờ chính trị thế giới, dự đoán các kịch bản khác nhau cho cuộc chơi này, từ đó xác quyết cho mình chiến lược cần theo đuổi và cái đích cần đi tới, thì việc đạt được kết quả hay không chỉ còn phụ thuộc vào ý chí và sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Một điều tưởng đã nhàm, song chung quy lại, rõ ràng cái cần phải làm ngay và làm xuyên suốt, vẫn là đân chủ hóa đất nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự với một thể chế tiến bộ. Đó vừa là việc tất yếu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh đặng theo đuổi triết lí tự lực tự cường đã được đúc rút qua chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, vừa là điều kiện cần để có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh dù là dự bị hay chính thức với Mĩ.



[i]Xem thêm: Lê Nguyên: “’Giá trị Mỹ’ và ‘lợi ích Mỹ’ trong ván bài ‘cách mạng hoa Nhài’,” link: http://www.vanhoanghean.com.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/2121-gia-tri-myq-va-qloi-ich-myq-trong-van-bai-qcach-mang-hoa-nhaiq.html


[ii]Xem thêm bài viết “’Giá trị Mỹ’ và ‘lợi ích Mỹ’ trong ván bài ‘cách mạng hoa Nhài’” ở link trên, đặc biệt là đoạn kết.

————–

http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/doi-dien-voi-trung-quoc,-nuoc-co-nao-cho-viet-nam-tren-ban-co-the-gioi-hien-nay