Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Khôn khéo ngụy biện lấn át thiện tâm



Đạo Phật là một trong những tôn giáo lâu đời nhất và có nhiều tín đồ nhất trên thế giới. Đến với Phật giáo, người ta tìm đến sự bình an nơi tâm hồn, hướng về chân thiện mỹ, loại dần dục tà sân si...

Nó chưa bao giờ biết Đức Phật đã báo hiếu cha mẹ như thế nào? đã chăm sóc vợ con ra sao?.. Nhưng ngẫm những điều Ngài dạy, Nó rất tâm đắc và hiểu vì sao tín đồ Phật giáo đông đến như vậy. Ở nước Việt Nam đất chật hẹp người đông đúc này, Phật giáo có tầm ảnh hưởng rất quan trọng và Phật tử góp rất nhiều công sức trong việc lập nước và giữ nước, tinh thần tương thân tương trợ cứu khổ cứu nạn mọi lúc mọi nơi, kêu gọi tấm lòng bác ái thúc giục đồng bào cả nước vượt cái khó cái nghèo từng bước đi lên...

Cũng như vận mệnh một con người, lúc thịnh lúc suy, Phật giáo ngày nay đã và đang tham gia tích cực vào các vấn đề gai góc của toàn cầu: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chiến tranh và hòa bình, mâu thuẫn sắc tộc, tệ nạn buôn bán trẻ em & phụ nữ...

Việt Nam, truyền thống văn hóa Á đông, thờ cúng ông bà cha mẹ khiến tinh thân đạo Phật càng thêm gắn chặt. Chiến tranh đã qua, nước nhà độc lập, cái chủ nghĩa duy vật biện chứng kia cũng trở nên mù mờ trước tôn giáo. Kinh tế thị trường nên người giàu kẻ nghèo phân hóa rõ rệt, mở cửa hội nhập đồng nghĩa với tự do tín ngưỡng được đôi phần công nhận. Các thầy tu đã có ghế ngồi trong quốc hội, chùa chiền được xây dựng to đẹp rầm rộ khắp các tỉnh thành trong cả nước, thùng Phước Sương chật kín tiền cúng dường, bố thí trong những dịp viếng chùa lễ hội, khuôn viên chùa mở rộng tráng lệ nguy nga...
Nhưng Phật ơi...

Nó nhìn thấy những vị Thượng Tọa (trong Tam Bảo gọi là Tăng Bảo) ngồi trong những chiếc xe sang trọng đắt tiền vào loại nhất nhì thế giới kia có khiến thế gian bớt khổ hơn không? Hay hình ảnh các vị sư đáng kính bước ra từ chuyên cơ, mím môi cười oai trên những chiếc xe nhà giàu là một minh chứng cho sự cứu khổ cứu nạn. Hơn 87 triệu dân Việt Nam mấy ai hiểu được hai chữ Niết Bàn.



Nó nhìn thấy những chiếc xe biển số xanh đâu đó đậu trước cổng chùa, những cái bụng to cùng dáng đi oai vệ bước vội cả ngàn bậc đá thành tâm cúng vái, hương khói nghi ngút mịt mù, duy vật biện chứng chỉ để người lấn át người, còn công danh chức vụ bỗng lộc phải xin xỏ và trông nhờ vào thần may mắn. Xác người la liệt trong các nghĩa trang liệt sĩ với mục tiêu độc lập, còn công bằng, dân chủ xin tiếp tục phấn đấu thiên thu.



Nó nhìn thấy đêm ba mươi, đêm rằm âm lịch, người dân thắp hương cầu an, cầu vượng. Vàng mã đốt cháy thấy bao nhiêu như thiêu tiền thật, gạo muối quăng ra đường thương xót bấy nhiêu mồ hôi người làm ra. Đừng cho điều đó là nhỏ, chịu khó làm một bài toán thống kê sẽ thấy một con số nổi da gà. Sân si ở đâu xa, chính những điều nhỏ nhặt ấy mà ra.
Nó nhìn thấy những con chim bị cắt cánh bán đi bán lại nhiều lần cho ngàn người vạn người phóng sinh. Chim bay không được, mỏi mệt, chim chết cả ngàn cả vạn con. Thả chim trên trời chưa đủ, người ta còn ném tiền thật xuống núi, những tờ polime rơi lơ lững như thách thức những người kẻ túng tiền, những đứa trẻ liều mạng lao xuống nhặt.

Phật sinh ra từ Ấn Độ, đi đến đâu lại thấy khan khác một tí, người đời thường nói tam sao thất bản mà.
Phật tứ phương bốn biển. Trong Tâm có Phật.
Phật pháp vô biên, luật nhân quả tuyệt đối khiến mọi điều trở nên tương đối.

Cao siêu mà làm gì?Nó chỉ cần những vị Hòa thượng đáng kính lánh xa những thứ xa hoa phù phiếm gỉa tạo kia để cái chân cái thiện cái mỹ có chôn nương nhờ;

Nó chỉ cần những vị quan chức không dùng xe công, tiền thuế dân để lo chuyện riêng tư;
Nó chỉ cần người dân đừng đốt vàng mã, quăng gạo muối ra đường, cắt cánh chim, ném tiền thật... thì đất nước này đã tốt đẹp hơn lắm lắm rồi.

Mà buồn cười, Nó cần thì Nó lại phạm điều Tham.
Cuối cùng thì... mà... là... cũng khôn khéo ngụy biện lấn át thiện tâm. Chánh tà hư ảo.

MP

Chợ đời nhốn nháo nói leo





Muốn xem, muốn nghe, muốn biết điều gì, hãy ra chợ...

Nhiều lúc trên ti vi, phim ảnh... không gian và bối cảnh, ngôn ngữ đã được các đạo diễn hư cấu theo ý đồ riêng của mình. Và có thời, chúng ta đã bị nhiễm phim Hông Kông, bây giờ là Hàn Quốc... từ cách ăn mặc cho đến lời ăn tiếng nói, dáng đi điệu bộ. Sự bắt chước bao giờ cũng là con dao hai lưỡi và nền điện ảnh Việt Nam vốn đã yếu, lại thiếu bản lĩnh nên cách photocopy thường thiên về tầm tiêu cực...


VTV3 dành thời lượng giờ Vàng để chiếu phim Việt Nam và quảng cáo, nhưng, nhìn lối sống của các cô bé, cậu bé trong phim Vàng Anh chiếu trước kia hay những phim đang phát gần đây... ta tưởng Việt Nam đã bắt kịp với sự phồn vinh của thế giới. Thực tế, Việt Nam còn nghèo, đa số nhân dân Việt Nam rất nghèo.., không biết những đứa trẻ miền núi, nông thôn có mặc cảm không khi xem những bộ phim đầy vật chất đấy? Có thể VTV3 là độc lập chủ động về thu chi tài chính nên họ có quyền làm điều gì họ muốn, nhưng họ vẫn là một đơn vị nhà nước, đi lên từ thuế dân... và chắc cũng hiểu dân còn nghèo lắm!

Khuyên, hướng dẫn mọi người "Hãy chọn giá đúng", nhưng đòi hỏi cái giá của mình thì mãi tận mây xanh. Thói đời, mắt to hơn bụng!



Đời người như cảnh chợ. Mọi thành phần, mọi tính cách, mọi thiện ác lưu manh.. đều có ở chợ. Dân thành phố giờ đây đã biết đến siêu thị và chập chững hòa nhập cùng nó. Văn minh đấy! Nhưng nếu cúp điện ( nước mình xãy ra thường xuyên )... nó sẽ khốn nạn hơn cái chợ rất nhiều. Quan sát hết mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế thị trường định hướng cùng nền chính trị tham nhũng khủng khiếp, luật pháp mù mờ đã khiến mọi người văng tục, đốn mạt... May còn có cái để mà ganh đua, bầu không khí vẫn còn đủ thở và nước chưa đến mức cằn khô!

Mở cửa, lùa ngọn gió mát giao thương khiến sự phân hóa giàu nghèo nước ta đã đậm nhạt lên theo từng đường nét. Vui hay buồn cũng tùy cách luận. Tìm sự công bằng là điều vô lí, bản chất bán buôn nhưng yếu luật, lấp liếm bằng cách lấy mạnh hiếp yếu, lấy điếm thắng ngay.., nó phảng phất đến tất tần tật đời sống. Ngộ trong cái đầu mình nhiều lúc cũng quá cân đo.
\


Trong một đêm hoang tưởng, giá như tiền trên trái đất đột ngột biến mất đi, loài người sẽ mặc cả với nhau bằng gì nhĩ ? Khi một thế giới cúp điện, hết xăng... thú và người sẽ cảm thấy gần nhau hơn chăng? Anh Lại Văn Sâm sẽ chẳng còn hô hố sáng tạo sáng tác trên truyền hình mà đổ mồ hôi cuốc đất trồng rau bảo toàn sự sống. Và cô siêu người mẫu Phi Thanh Vân kia vẫn cứ mãi là Lọ Lem mũi tẹt về quê lấm la lấm lết trên đồng. Rồi cậu ấm Cường đô la sẽ hết cơ hội cùng Tăng Thanh Hà hay Hồ Ngọc Hà nói lời yêu thương. Còn nhiều lắm.., cái lí của đời và sự vô lí sẽ triệt tiêu chấm dứt những giá như.

Tín đồ cực đoan luôn luôn giữ vững niềm tin ngày tận thế và loài khủng long vẫn vô tư gặm cỏ, nhai xương cho đến lúc tuyệt chủng trên quả đất này. Chỉ mong mỗi cái đầu điều khiển cái miệng không được bắt chước nói leo!

Ghét siêu thị, ghét chợ, chẳng bao giờ thích mua sắm cái gì. Nhưng khi muốn tự tay cải thiện bữa ăn hay lai rai với bạn bè, nó thường tìm đến chợ. Cảnh, người nhốn nháo thật hơn.., và cũng Việt Nam hơn!

MP

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Quẹo trái hay quẹo phải ?



Ba vị lãnh tụ tối cao của đất nước Bạch Dương, Tùng Bách và Tre Xanh cùng nhau đi tìm con đường vận mênh cho dân tộc. Họ đi , đi mãi cuối cùng cũng đến ngã ba vận mệnh. tại ngã ba có tấm biển ghi : quẹo phải đường đi đến Tự Do, quẹo trái là đường đi đến Thiên Đường.




Tài xế của vị lãnh xứ sở Bạch Dương lên tiếng hỏi :

_ Thưa ngài E., quẹo trái hay quẹo phải ạ

_ Quẹo trái- vị lãnh tụ xứ bạch Dương không chút do dự

_ Nhưng thưa ngài..._tài xế do dự lên tiếng _ theo lời đồn thì cuối đường sẽ đụng vực thẳm ạ

_ Ta muốn đến đích, thà đụng vực thẳm vậy. Ngươi nghĩ quẹo phải có đi được đến cuối con đường không?

_ Dạ...hình như là vô tận ạ.

Vậy là ngài lãnh tụ Bạch Dương mạnh dạn quẹo trái.

....

_ Thưa Bác Đ., quẹo trái hay quẹo phải ạ? _ Tài xế của vị lãnh tụ xứ sở Tùng bách lên tiếng hỏi

_ Ngươi cứ bật đèn xi-nhan quẹo phải nhưng quẹo trái cho ta

...

_ Thưa cụ M.chúng ta quẹo trái hay quẹo phải a?_ Tài xế của vị lãnh tụ xứ Tre xanh lên tiếng hỏi

...

_ Thưa cụ M. chúng ta quẹo trái hay quẹo phải a?_ Tài xế của vị lãnh tụ xứ Tre xanh lên tiếng hỏi lần nữa

Vị lãnh tụ xứ Tre Xanh móc túi lấy khăn lau mồ hôi trán, rồi cụ từ tốn bảo :

_ Thôi, chú cứ bỏ tôi xuống rồi chú quẹo trái hay quẹo phải gì tùy chú vậy .

_ ???

Vô ngôn sư



Vũ Ngọc Anh



Như thường lệ, hay đó cũng là mực thước của ông; sau giờ cuối ở giảng đường là ông đi thẳng đến câu lạc bộ thể dục để hồi phục cả tâm sinh lý mà ông đã thải ra sau một ngày căng thẳng. Thường lệ, cũng là thói quen; ông đi đi về về từ nhà đến trường, đến câu lạc bộ chỉ trên đôi chân không mấy khỏe ấy. Cũng chính vì, chẳng những đôi chân mà cả thân thể ông hình như có dấu hiệu cũ mòn, nên ông vận dụng con đường đi để biến thành con đường dưỡng sinh. Để thực hiện mục tiêu, ông dời ngôi biệt thự ở Thủ Đức về thành phố - ở gần trường - bằng một căn nhà nhỏ nhưng khá tiện nghi trong khu yên tĩnh đường Nguyễn văn Thủ, Q.I. Kế hoạch này đã tỏ ra có hiệu lực, vì cả chục năm nay sức khỏe của ông dù có tuân thủ qui luật của thời gian nhưng hết sức tiệm tiến chứ không như một vài đồng liêu cùng tuổi như ông, cái tuổi lai rai đó.

Cũng theo lệ thường, sau buổi tập ở câu lạc bộ; ông về nhà và ôn lại các thao tác một cách nhẹ nhàng với mục đích cho ráo mồ hôi để tắm hơn là để nhớ vì mỗi bài tập ở câu lạc bộ không phải là bài học mới mà là những động tác quen thuộc vì tới lui cũng chỉ có dăm ba bài quyền mẫu mực thế thôi. Thế nhưng ông vẫn cần đến câu lạc bộ, vì ông cảm thấy hình như họ và ông có một mối đồng cảm nên ông tìm đến họ để trao đổi, chia xẻ cùng cái mục đích dưỡng sinh ấy.

Và một hôm, ông trược chân ngã trong phòng tắm; nhưng may thay, cũng nằm trong kế hoạch dự trù, tức sự cảnh giác cao của gia đình: mỗi khi ông hay bà tắm thì người giúp việc luôn luôn túc trực bên ngoài để nghe ngóng động tĩnh…nên hôm ấy ông được phát hiện kịp thời và đưa đi bệnh viện. Ông bị tai biến mạch máu não. Được chính người bạn thân, trưởng khoa tim mạch và thần kinh của bệnh viện trực tiếp điều trị hết sức tận tình nên ông qua khỏi điều đáng tiếc. Thế nhưng việc đáng tiếc còn sót lại là từ đó ông bị liệt nữa người bên trái.

Với ông, con người của ý chí, đâu phải chỉ vì một chút xíu tai họa như thế mà ông chịu đầu hàng với số phận dễ dàng! Người bạn bác sĩ trưởng khoa ấy chọn cho ông một nữ y tá vật lý trị liệu về nhà tiếp tục điều dưỡng cho ông, cùng với sự chăm sóc chu đáo của vợ con mà chính họ cũng được bổ sung kiến thức trị liệu thông qua tài liệu và do chính lời hướng dẫn của bác sĩ mỗi lần đến chữa trị. Tổng hợp cả vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu và luôn cả pháp môn khí công trong các bài thể dục dưỡng sinh nên việc chữa trị của bác sĩ gần như nhiều thuận lợi. Và một hôm, trong số các học trò đến thăm đã mách cho ông còn một phương pháp nữa, đó là nhân điện. Theo người học trò này thì chính người bác ruột của cô cũng bị bán thân bất toại mà chữa trị ở đây chỉ trong vòng ba tháng đã phục hồi hoàn toàn như cũ. Cô học trò đưa ra tất cả những khẳng định đáng tin cậy. Tất cả các loạt bài báo nói về ông thầy ấy: sự kiểm tra của viện y học dân tộc, hai tay ông nắm vào hai đầu dây điện làm sáng bóng đèn v.v…ông ấy học châm cứu tại viện y học dân tộc và có thời gian chữa trị tại đó. Có thể đó là tin mừng thực sự. Nhân điện thì ông nghe nói nhiều và nghi ngờ cũng nhiều vì có một lần ông thử để tìm hiểu và ông đã hiểu chẳng có tí nhân nào, chẳng có tí điện nào, chỉ toàn lũ điên; còn hiệu quả thì ông để cho mối nghi ngờ của ông khẳng định.

Nhưng lần này thì ông tin hơn là thử. Gia đình bị thuyết phục và ông quyết định đi thử một lần xem sao. …Trong lúc chờ tới phiên mình, ông nhìn người bệnh nằm trên chiếc giường sắt co rút và tránh né bàn tay ông thầy, có người năn nỉ xin thầy nhè nhẹ cho; cũng có người nhát thì nhảy thoát khỏi giường, kể như đầu hàng. Ông vừa ngạc nhiên vừa thắc mắc…họ bị xung động và phản ứng thật chăng? Chờ đến lúc tay ông thầy thật sự chạm vào các huyệt đạo trên thân thể và luồng điện xung kích vào cơ thể thì mọi nghi ngờ về nhân điện [nhân điện này] không còn hiện hữu trong ý nghỉ của ông nữa. Điện mà không có điện thì sao gọi là điện? Khi ông thầy chích vào khuyểu chân sau đầu gối thì ông tưởng chân ông là cái đùi ếch bị chích điện vậy. Điện thế mới là điện! Bàn tay ông thầy nắm từng ngón tay ông thì ông thốt lên như vô thức chứ ông không chủ ý nói xin thầy nhè nhẹ cho. Thế đấy, ông cứ cách nhật đến điều trị tại thầy Tư Ngang, xã Trung Mỹ Tây, huyện Hóc Môn này hơn bốn tháng thì ông đi lại bình thường và mọi sinh hoạt thường ngày trước đây cũng được phục hồi trở lại như thân thể của ông vậy.

Thế nhưng chỉ hơn một năm sau lại chính các học trò của ông đưa ông đi cứu cấp từ ngay trên bục giảng. Lần này thì mọi nổ lực của tình thương, của y học, của khí công, của bàn tay thầy Tư Ngang cũng đều lộ ra sự bất lực của mình. Ông cũng bị chấn thương động mạch não nhưng không bị liệt cơ như lần trước mà lần này là mất chức ngôn ngữ. Theo bác sĩ chuyên khoa điều trị là do sinh mạch trên não của ông bị gián đoạn làm cho trung khu ngôn ngữ trong thùy chẩm trái của não không nhận được thông tin nên mất khả năng viết và nói. Trong chuyên môn người ta gọi căn bệnh ấy là mất chức ngôn ngữ. Bác sĩ cho biết ông bị chứng thất ngữ lĩnh hội và cả chứng thất ngữ phát biểu.

Người bạn bác sĩ điều trị cho ông, giải thích: khúc cuộn thứ hai thùy chẩm bên trái của ông bị hỏng, nghĩa là mất liên lạc với điện trường trong não bộ nên không hiểu được ý nghĩa của chữ mặc dù vẫn viết chữ đựợc, gọi là chứng ngôn manh (mù chữ=cécité verbale) khiến người bệnh không thể diễn tả tư tưởng bằng chữ viết, cũng còn gọi là chứng thất thư(agraphie). Và không chỉ ông mất khả năng lãnh hội đó, mà ông còn mất cả khả năng phát biểu nữa là vì cả khúc cuộn thứ ba cũng trong thùy chẩm trái ấy cũng mất liên lạc điện trường nên dù vẫn nghe được nhưng không hiểu được ý nghĩa tiếng nói, chứng này được gọi là chứng ngôn lung (điếc chữ=surdité verbale) khiến người bệnh không thể diễn tả được tư tưởng bằng lời nói mặc dù cơ quan phát âm ở cổ ông vẫn nguyên vẹn, cũng được gọi là chứng thất ngôn (anarthrie).

Liệu ông có chịu bó tay trước hoàn cảnh mới này không. Quả thật ông không ra lệnh được, ông không diễn tả được. Gần như ông nghe mà không hiểu. Kể cả ông không thể làm điệu bộ cho người khác hiểu. Có lần vợ ông vô ý đưa đĩa cơm cho ông mà quên chiếc muỗng, ông chỉ ngồi mà ngó hết người này đến người kia và mọi người nhìn ông như thể chờ đợi ông ra hiệu để yêu cầu việc gì, nhưng ông không làm được cách gì hơn. Đứa con gái út nhìn ngay vào đĩa cơm và nhận ra thiếu chiếc muỗng, cô ta liền đưa đến cho ông chiếc muỗng, ông cười và gật đầu. Không đơn thuần như người câm không phát âm được thì dùng ngôn ngữ điệu bộ; còn ở đây, người mắc chứng mất ngôn ngữ không có khả năng định danh sự vật; vì thế, khả năng diễn tả cũng không còn.

Vợ ông nhờ người bạn dạy thanh nhạc ở viện âm nhạc đến tập cho ông phát âm để mong phục hồi khả năng phát âm của ông. Vâng, khả năng phát âm của ông rất tốt, ông có thể lên xuống cách quãng một octave rất khỏe. Vấn đề không phải ở hệ thanh quản, cũng không phải ở bộ phát âm lưỡi hay môi răng. Cũng không phải bộ nhớ bị trục trặc, vì lấy một cuốn sách ra và làm thao tác viết tựa đề cuốn sách ấy rồi đưa cho ông để ông viết lại thì ông hiểu và viết lại không sai. Thế mà ông không thể bút đàm được. Bạn bè ông, học trò ông, vợ con ông thử nghiệm qua nhiều phương pháp mà chưa rút ra được kết quả nào.

Trong đám môn sinh của ông có cô học trò rắn mắc đề nghị với các bạn, từ nay gọi thầy mình là vô ngôn sư. Không dè sự tinh nghịch ấy đã làm chết danh ông. Và từ đó, không phải chỉ trong đám môn sinh của ông mà cả trường – kể cả hàng giáo sư, thậm chí đến cả hàng xóm nữa, hể khi nhắc đến ông, người ta gọi là vô ngôn sư chứ không còn gọi tên ông nữa.

Chứng bệnh quả thật là lắc léo. Cơ thể khỏe mạnh. Từ điện tâm đồ đến điện não đồ và cả siêu âm nội tạng đều cho kết quả tốt và ổn định. Duy chỉ có trung khu ngôn ngữ trong não bộ ấy bị mất liên lạc với nhau mà con người đành bất lực. Ông mất đi tính năng động vốn là tư chất của ông, và có vẻ hơi ngơ ngát cũng vốn trái nghịch với cung cách trầm tư của ông nữa.

Là một nhà ngôn ngữ học mà giờ đây lại là người vô ngôn, chắc gì ông chịu đựng nổi tình cảnh ấy. Gia đình, bạn hữu, môn sinh của ông đều lo lắng về việc ấy. Thế nhưng riêng ông, mọi người đều không nhận ra dấu hiệu gì chứng tỏ ông có vẻ buồn rầu cả. Ông vui vẻ, hay cười. Thậm chí ông hay đùa với các cháu của ông. Ra đường ông vui vẻ, niềm nở với mọi người như xưa vậy. Thật khó nhận xét ông có mất đi sự mặc cảm không, nhưng sự lanh lợi thì không còn được như xưa nữa.

Mất chức ngôn ngữ, con người mất luôn cả khả năng suy tư – điều đó được y học xác nhận.

Và ngôn ngữ có mối liên hệ hữu cơ tất yếu với tư tưởng. Condillaccho rằng: “ta không thể nói mà không phân tích tư tưởng thành những yếu tố để có thể diễn đạt chúng lần lượt và lời nói chính là dụng cụ duy nhất cho phép ta tư tưởng”. Chính ngôn ngữ là phương tiện truyền thông chuyển đạt tư tưởng từ người này sang người khác, từ thời đại này sang thời đại khác. Ngôn ngữ còn nhiệm vụ lưu giữ tư tưởng phòng khi tư tưởng như bóng câu qua cửa sổ. Nhất là ngôn ngữ chữ viết là công cụ bảo lưu tư tưởng hiệu quả hơn cả. Chính vì thế mà Hamilton cho rằng: “ngôn ngữ là pháo đài của tư tưởng”. Ngôn ngữ cũng đóng góp vào việc phong phú hóa tư tưởng mà Burloud ghi nhận: “chính những chữ mà ta tìm kiếm để phát biểu tư tưởng đã thêm cho tư tưởng sự chính xác cần thiết”.

Và ngược lại, tư tưởng cũng ảnh hưởng đến ngôn ngữ, chắc là vậy, vì đương nhiên tư tưởng có trước ngôn ngữ, cho nên tư tưởng mới cần đến ngôn ngữ để biểu thị, để phát biểu, để chuyển tải. Do đó sự tiến bộ của tư tưởng kéo theo sự tiến bộ của ngôn ngữ. Mỗi khi có một tư tưởng mới phải cần có ngôn ngữ thích ứng như trong trường hợp Vương Dương Minh muốn nói đến “cái lương tri” mà ông khám phá ra, ông chỉ biết ú ớ “cái ấy” chứ biết dùng từ gì cho ổn; sau ông mới tìm ra từ “lương tri” thế cho “cái ấy”. Và người Ấn Độ cũng lúng túng như cụ Vương khi mô tả hay diễn đạt Đấng Cao Cả là “Ấy”(Tat) rồi sau mới có tên là Brahma. Đó là trường hợp mà Ferdinand de Saussure cho rằng: “Ở trước, ở ngoài ngôn ngữ, tư duy chỉ là một khối hổn loạn, vô hình thức, một đám mây u ám.”(1)

Muốn diễn tả tư tưởng mới thì người ta phải tạo ra ngôn ngữ mới để biểu đạt chúng. Như thế tư tưởng đóng cái vai trò kiện toàn ngôn ngữ và tăng bổ cho ngôn ngữ càng ngày thêm phong phú hơn để con người biết cách lột tả trung thực hơn. Và cái mối quan hệ hữu cơ mật thiết đó không thể khẳng định tính ưu thế về bên nào. Nó bổ sung cho nhau. Nó sống trong nhau. Từ “lương tri” của Vương Dương Minh chính là “tư tưởng lương tri” của Vương Dương Minh. Chính tính hữu cơ này giữa tư tưởng và ngôn ngữ cho phép Delacroix phát biểu: “ ngôn ngữ vừa là hậu quả vừa là điều kiện của tư tưởng luận lý”. Vì thế, một khi con người mất khả năng ngôn ngữ hay ngôn ngữ bị hạn chế thì khả năng suy tưởng cũng hỏng theo hoặc bị thu hẹp lại.

Tình cảnh vô ngôn là tình cảnh tối tăm tâm thức, là tình cảnh bi đát của con người, là tình cảnh thoái bộ của nhân loại, là tình trạng mất nhân tính, là trạng huống xuống cấp trở về nguyên bản sinh vật chưa tiến hóa – thôi rồi cái văn hóa mà mình đã bao thế hệ từ: “ Con Vật là Con Người giả trang dưới bộ lông lá và đi bốn chân. Con Sâu là Con Người đang bò vặn vẹo và trườn về sự triển khai nhân tính của mình.”[Shri Aurobindo-“Apercus et Pensées”-tr.27-Adyar-Paris,1950-]

Thơ: cách tân hay cách điệu?



Nguyễn Khôi






Thơ là hồn Dân tộc.
Thơ là chúa tể của văn chương 
(Trang Thế Hy).

Dân tộc Việt Nam ta là một Dân tộc Thơ (còn ai đó nói : Việt Nam là một cường quốc thơ... là nói quá, là mắc cái thói tự khen ,tự thưởng, tự sướng, thiên hạ họ cười mũi cho đấy).

Thơ là sản phẩm tinh hoa của thời đại...

Thơ cũ : từ đời Lý- Trần tới 1932 với tư tưởng Nho giáo "thi ngôn chí "- thơ chở Đạo.

Mẫu người : Tiểu nhân / Quân tử. Thể loại : luật Đường, lục bát, song thất lục bát...

Thơ mới :Nếu tính khởi từ Phan Khôi (1932) đến 1945, với tư tưởng tự do (cái "tôi" cá nhân) các Nhà thơ đã tự thân thoát khỏi chữ "ta" (thơ cũ) để tâm hồn họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ "tôi" (theo Hoài Thanh) làm nên một cuộc cách mạng trong thơ, tạo ra nền thơ mới với các Thi sĩ lừng danh : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu , Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên...

Thời Cách mạng (từ 19/8/1945) là thời kỳ giải phóng dân tộc gắn với xây dựng Chủ nghĩa xã hội, một luồng gió mới (gió Đông thổi bạt gió Tây) thồi vào hồn thi nhân ta - "Nay ở trong thơ nên có thép" , với mẫu người Chiến sĩ cách mạng luôn hiến dâng, xả thân vì sự nghiêp cao cả của toàn dân tộc ...đã cho thơ Tố Hữu, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Tế Hanh... cất cánh lên phơi phới, đăc biệt là Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Quang Dũng với lối viết "cách tân" gây ấn tượng mạnh trên thi đàn; tiếp theo thời Chống Mỹ cứu nước là 2 đỉnh cao cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật thơ ( 2 tiếng kèn xung trận ) là Bùi Minh Quốc và Phạm Tiến Duật.

Đó là thời lý tưởng (màu hồng) : cái TÔI (cá nhân) được hòa vào cái ta (tập thể- đồng chí, đồng bào) sống học tập, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Còn hôm nay, thời kỳ Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì : mặt phải là xã hội giầu lên, đời sống nói chung được nâng cao rõ rệt, sinh hoạt được cởi mở , tự do dân chủ hơn trước nhiều; Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường là cuốn hút mọi người trong xã hội cứ như tất cả quay cuồng vì "tiền" (nói theo Vương Trí Nhàn) ? Góc tâm hồn Việt do mở cửa hòa nhập nên đang bị lối sống gấp phương Tây thâm nhập ,chạy theo lối sống hưởng thụ dã man :đớp, hít, Sex, cờ bạc, lừa đảo... làm tha hóa một bộ phận không ít Cán bộ, dân cư...Đảng phải ra Nghị quyết "chỉnh đốn" là thế.

Trên thi đàn hôm nay : phần lớn vẫn là sáng tác theo lối truyền thống (nền thơ mới 1932-1945 kéo dài) , nhiều "Câu lạc bộ thơ Đường", thơ phường xã được khuyến khích thành phong trào, cái "được" của thơ phong trào (mà Nghệ sĩ Bành Thông làm chủ soái) là không đặt vấn đề "nghệ thuật thơ ca" lên hàng đầu (như các Hội VHNT) mà là tạo sân chơi cho những ai yêu thơ, thích làm thơ hội tụ kết dính với nhau nên các bạn thơ chia sẻ bao điều tâm tư tình cảm, ít có tổ chức nào hôm nay làm được như vậy. ? Còn giới các Nhà thơ có nghề thì đang có một số đi tiên phong "cách tân"- đổi mới thơ đương đại... Trước có Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Hoàng Hưng...về tư tưởng là muốn có "tự do, dân chủ" hơn nữa , mà đỉnh cao là "phu chữ" Lê Đạt, gây được tiếng vang trên thi đàn một thời...Rồi khi các vị quá cố thì cũng tắt lịm !. Gần đây có Nhóm Bùi Chát (Tp Hồ Chí Minh) làm thơ theo lối "Tân hình thức" với những câu thơ "vắt dòng", rất khó đọc theo mạch suy nghĩ của người Việt ta, hình thức thì khó "chơi", còn ngôn ngữ thì thô tục một cách cố tình để chửi bới chế độ đương thời .

Ở Hà Nội có Nguyễn Đình Chính với tập "Chẹc Chẹc" có cách viết mới đầy sáng tạo cả về hình thức lẫn nội dung, đọc rất vào; ở Huế có Trần Vàng Sao thơ viết rất gan ruột, câu thơ khá độc đáo, đáng học tập.

Gần đây nữa ,một hiện tượng thơ Hậu hiện đại khá nồi bật là Mai Văn Phấn ở Hải Phòng (quê Ninh Bình) "đã quyết liệt, nhẫn nại đưa thơ vào những ngóc ngách tâm hồn mình và những thế trận,ma trận chữ" : thi pháp hiện đại, giấu hiện thực và lãng mạn nằm nghỉ nơi tầng dưới của ngôn ngữ, hiện đại hóa chất Chân quê."...

Rồi nữa , có nhóm "Thơ làng Chùa ", cùng một số Nhà thơ trẻ vừa được giải thưởng Hội Nhà Văn...đang được "bốc thơm" thái quá cho cách viết kiểu gọi là Hậu hiện đại (thực thì đi sau nhiều so với một số Thi sĩ Sài Gòn ...) đó là "Sự mất ngủ của lửa" (mà cái đầu ít lửa ở bên trong, ngôn từ rườm rà tối tăm ,hồn thơ nguội , ít truyền cảm ) của Nguyễn Quang Thiều " -.đó là lối thơ

"văn xuôi hóa thơ"., nhiều câu như "dịch thơ Tây..(nhiều câu mở đầu bằng chữ "và"...)

Sự khác biệt giữa hệ thống thơ truyền thống "cũ" và thơ "cách tân" hôm nay ở chỗ : thơ truyền thống tập trung vào Ý mới, Tứ lạ (điểm chói sáng ) để tạo ra các câu thơ HAY để đời; còn thơ "cách tân" (mới) chủ yếu là thiết lập TỪ TRƯỜNG THƠ, đưa vào các ngõ ngách tâm hồn "đa tâm điểm" với ý muốn đặt độc giả vào một vị trí khách quan và tỉnh táo để nhìn thấy toàn bộ văn bản đúng nghĩa, mà nghệ thuật hư cấu như một trò chơi tự trình bày cách chơi của nó và mời độc giả tham dự vào trò chơi ấy. Văn chương (thơ) hậu hiện đại là trò chơi ngôn ngữ mang tính dân chủ tối đa...

Đôi lời kết : Theo thiển ý của NK thì Cách tân (đổi mới ) thơ ca là cần thiết, nhưng trước tiên phải là cách tân cái Hồn thơ (Luyện Tâm) rồi mới thay đổi cách trình bày (lối viết- luyện chữ)Nếu thơ "rất ít thời thế, càng không có các chủ đề chính trị, sự kiện thời sự (chạy vào thơ tình"anh anh/em em"), tránh né làm Nhà thơ Công dân, "mắc kê nô" tránh xa nơi thân phận con người đang chim đắm trong dục vọng tiền tài danh vọng- ), bỏ thơ chở Đạo, vây thơ viết cho ai, viết để làm gì ? không khéo cũng chỉ để làm thỏa mãn một trò chơi con chữ mà thôi, sẽ là vô bổ với thiên hạ (đại chúng).

Nói tóm lại :"Cách tân thơ" nếu không có nội dung tư tưởng mới lạ, có tính tiên phong của thời đại (chứ không phải đi tắt đón đầu), được xã hội tự giác chấp nhận (chứ không phải là cưỡng bức áp đặt), mà chỉ nặng về phô bày chữ nghĩa theo những cách diễn đạt khác lạ với truyền thống thì cũng mới chỉ là CÁCH ĐIỆU mà thôi .

Mùa Đông Mùa Đông Ơi




Mùa Đông. Lạnh vô cùng là gió.
Mùa Đông. Buồn vô cùng là nhớ.
Nhớ về một bến sông…

Mùa Đông. Mênh mông tuyết. Bầu trời trắng như bông. Những nhánh cây chịu rét / buồn đến nỗi cong, cong…

Mùa Đông.
Người bản xứ / áo mặc trùm kín đầu.
Những người là khách trọ / mười ngón tay đan nhau…

Những con chim bồ câu / ở lại cùng thành phố. Chúng nói gì, nho nhỏ .Chúng nói gì, hả em?

Tôi là người lữ thứ, nhìn trời bông tuyết bay.
Nhớ quá hà, nhớ ai?
Bến sông và…mùa Hạ.

Nhớ em thôi! Tất cả…Một Quê Hương xa vời.
Một Quê Hương, bầu trời, mây trôi không phải tuyết!

Bên chữ Yêu là Ghét. Tôi không hề ghét em.
Nhưng yêu không yêu thêm – một mình em.
Duy nhất!

Em ơi anh nói thật, kìa mùa Đông tuyết bay.
Anh đi Bắc về Tây, mười ngón tay đan mãi…

Lạnh đến lòng tê tái. Buồn chắc tim tái tê?
Đường xa mất hướng về…
Tóc thề em, sao nhỉ?…

Đôi bồ câu thủ thỉ. Chúng nói gì hả em?
Em có đang cười duyên trong lòng gương ý lược?

Trần Vấn Lệ

Và anh tồn tại


Lưu Quang Vũ

Giữa bao la đường xá của con người
Thành phố rộng, hồ xa, chiều nổi gió
Ngày chóng tắt, cây vườn mau đổ lá
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn
Anh lạc bước, em đưa anh trở lại
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền cát gió
Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng
Anh thành người có ích cũng nhờ em
Anh biế sống vững vàng không sợ hãi
Như người làm vườn, như người dệt vải
Ngày của đời thường thành ngày-ở-bên-em
Anh biết tình yêu không phải vô biên
Như tia nắng chúng mình không sống mãi
Như câu thơ, chắc gì ai đọc lại
Ai biết ngày mai sẽ có những gì
Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi
Giữa thế giới mong manh nhiều biến đổi
"Anh yêu em và anh tồn tại"
Em của anh ơi, đôi vai ấm dịu dàng
Người nhóm bếp mỗi chiều, người thức dậy lúc tinh sương
Em ở đấy, đời chẳng còn đáng ngại
Em ở đấy, bàn tay tin cậy
Bàn tay luôn đỏ lên vì giặt giũ mỗi ngày
Đôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa
Ngọn đèn sáng rụt rè bên cửa sổ
Đã quen lắm, anh vẫn còn bỡ ngỡ
Gọi tên em, môi vẫn lạ lùng sao.

Khuyên Quốc dân tấn thủ



Phan Chu Trinh



Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo,
Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Dở túi văn chương đã mốc meo,
Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo.
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo.

Huyết thù


Guy de Maupassant

Góa phụ Paolo Saverini sống một mình với đứa con trai trong một ngôi nhà nhỏ nghèo nàn trên vành đai của Bonifacio. Một thị trấn hình thành trên đỉnh những ngọn núi, nơi những mỏm đá nhô ra biển, trông ngang qua một con kênh tua tủa những đá ngầm, đến bờ biển Sardinia ở phía dưới. Dưới chân núi, phía bên kia và gần như bao quanh thị trấn ấy là dòng kênh có vai trò như một bến cảng, cắt vào trong đá như một hành lang khổng lồ. Xuyên một vòng giữa những bức vách đá dựng đứng trong nước, con kênh mang những chiếc thuyền đánh cá của người Italia hoặc của người Sardinia, đến tận thềm của những ngôi nhà đầu tiên và cứ mỗi hai tuần, những chiếc thuyền cũ kỹ chạy bằng hơi nước đến và đi từ Ajaccio.

Bên trên vùng núi trọc ấy là cụm nhà tạo nên những mảng vá màu trắng, trông giống như những tổ chim hoang, bám trên tảng đá nổi bật trên dòng kênh nguy hiểm mà hiếm có chiếc tàu nào liều lĩnh đi qua. Những luồng gió không bao giờ ngơi nghỉ luôn khuấy động mặt biển và ăn mòn bờ biển đến trơ trụi chỉ còn những đám cỏ lơ thơ bao phủ, gió còn thổi vào khe núi và tàn phá hai bên vách núi. Ðám bọt trắng xóa dật dờ bám quanh vô số mũi đá đen nằm khắp mọi nơi chọc thủng những cơn sóng, giống những chiếc lều rách nổi bềnh bồng nhấp nhô trên mặt nước

Căn nhà của bà góa phụ Saverini cheo leo trên một rìa đá; ba cửa sổ của căn nhà đều hướng ra khung cảnh hoang vu và heo hút này. Bà sống thui thủi ở đó với con trai là Antoine và con chó cái Semillante, một con chó to và ốm với bộ lông dài bờm xờm của một giống chó chăn cừu. Người thanh niên trẻ dùng nó để đi săn.

Buổi chiều nọ, sau một trận cãi vả, Antoine Saverini đã bị giết chết một cách thảm khốc bằng một nhát dao của tên phản phúc Nicolas Ravolati, hắn đã trốn đi Sardinia ngay đêm đó.

Khi nhận thi thể con mình và nhờ người ta mang về, bà mẹ già của anh đã không khóc, nhưng bà đã ngồi bất động rất lâu, nhìn vào xác con, vòng cánh tay nhăn nheo qua xác con mình, bà thề sẽ trả mối thù này cho con. Bà không muốn có ai bên cạnh, bà nhốt mình trong nhà cùng với xác chết và với con chó buồn thảm. Con chó cứ tru lên mãi, nó đứng ở chân giường, đầu sục vào xác chủ, đuôi cụp xuống. Nó không buồn nhúc nhích, cả bà mẹ cũng thế, bà cúi xuống và nhìn sững vào xác con lặng lẽ chùi nước mắt.

Xác người thanh niên nằm ngửa, trong chiếc áo choàng dày bằng vải séc với một lỗ thủng ở phía trước, trông như đang ngủ; nhưng khắp nơi đều đầy máu; máu trên áo sơ mi bị xé phăng bởi lần cấp cứu vội vàng; trên áo choàng, trên chiếc quần chẽn, trên mặt anh, trên đôi tay. Máu bết dính đông cứng lại trên râu và tóc anh.

Bà mẹ già bắt đầu nói với anh. Con chó lặng yên trong lúc bà nói.

“Rồi đây, con sẽ được báo thù, đứa con bé bỏng của mẹ, con của mẹ, đứa con đáng thương của mẹ. Hãy ngủ yên, ngủ đi, con sẽ được báo thù, con nghe đấy chứ! Mẹ của con đã thề như thế! Và mẹ của con sẽ luôn giữ lời thề; con biết như vậy mà”

Bà chập chạp cúi xuống thi thể của anh, đặt đôi môi giá lạnh của mình lên môi của xác chết.

Khi đó Semillante bắt đầu tru lên một lần nữa. Nó tru từng hồi dài, đều đều, những tiếng kêu não nùng thảm thiết.

Người đàn bà và con chó, vẫn cùng nhau ngồi đó cho đến sáng.

Antoine Saverini được chôn vào ngày hôm sau, và không bao lâu ở Bonifacio chẳng còn ai nói về anh nữa.

Anh chẳng có anh em hay bà con nào gần gũi. Không có một người đàn ông nào ở đó để báo thù. Chỉ có duy nhất mẹ anh, một bà già, đang nghiền ngẫm suy tính.

***

Từ phía bên kia của con kênh bà đã quan sát từ sáng đến tối, một đốm nhỏ trên bờ biển. Ðó là một làng nhỏ của người Sardinia, Longosardo, nơi những tên cướp người Corse trốn chạy và trú ẩn khi bị truy lùng gắt gao. Bọn họ trở thành toàn bộ cư dân cho cái làng nhỏ hướng ra bãi biển phía trước quê nhà của họ; và ở đó họ chờ đợi thời cơ thích hợp để trở về, về lại vùng cây bụi rậm ở Corsia. Bà biết rằng Nicolas Ravolati đã trốn tránh ở chính cái làng đó.

Ðơn độc một mình, suốt ngày dài ngồi bên cửa sổ, bà nhìn xa xăm nơi đó và hoạch định chuyện trả thù. Làm thế nào bà có thể thực hiện mà không có sự giúp đỡ của người khác, huống hồ là bà đã quá gầy yếu và đã gần đất xa trời? Nhưng bà đã hứa, đã thề trước xác con. Bà không thể quên, mà bà cũng không thể chờ đợi nữa. Bà sẽ làm gì đây? Ban đêm bà không thể ngủ được, bà không còn ngủ được cũng như không còn thấy thanh thản; bà miên man tìm kiếm cách giải quyết. Con chó nằm ngủ dưới chân bà thỉnh thoảng ngóc đầu dậy và tru lên. Từ khi chủ nó qua đời, nó vẫn thường tru lên như thế, như thể nó gọi anh, như thể cái tâm hồn của con vật, không nguôi thương nhớ, vẫn cứ giữ mãi những hồi ức không phai của người chủ.

Một đêm nọ, khi Semillante lại đang bắt đầu rền rĩ, bà mẹ bỗng nảy ra một ý tưởng, một ý tưởng hoàn toàn hợp lẽ với lòng hận thù sâu sắc và tàn bạo. Bà trầm tư cho đến sáng, thế rồi khi mặt trời ló dạng, bà đến nhà thờ. Bà cầu nguyện, quỳ gối trên nền đá, phủ phục trước Chúa, bà van xin Ngài giúp đỡ bà, cứu rỗi bà, ban cho cái thân hình suy sụp của bà một sức mạnh cần thiết để trả thù cho con trai.

Rồi bà trở về nhà. Trong sân có một thùng rượu cũ dùng để hứng nước mưa, bà úp lại, đổ nước đi, gắn chặt xuống đất bằng chiếc cọc và những hòn đá; kế đến bà xích Semillante vào chiếc cũi đó, rồi vào nhà.

Sau đó bà bắt đầu bước tới bước lui trong phòng, không nghỉ ngơi, mắt bà vẫn hướng ra vùng biển Sardinia. Hắn ở đó, tên sát nhân.

Suốt một ngày và đêm dài con chó cứ tru. Vào buổi sáng bà già cho nó một chút nước đựng trong chén, và không cho thêm gì nữa, không súp, không bánh mì.

Một ngày nữa trôi qua. Semillante kiệt sức, lơ mơ ngủ. Ngày hôm sau hai mắt nó sáng lên, lông dựng ngược và nó liều lĩnh giật sợi xích.

Một lần nữa, bà già không cho nó ăn gì. Con vật điên cuồng vì đói, sủa khàn cả giọng. Một đêm nữa trôi qua.

Lúc rạng sáng, bà mẹ Saverini đi sang hàng xóm để xin hai bó rơm. Bà lấy chiếc áo cũ đã hư của chồng nhồi rơm vào bên trong giống như một hình nhân.

Trồng một cái trụ trên sân trước chiếc cũi của Semillante, bà cột vào đó cái hình nộm mà giờ đây trông giống như một người đang đứng. Rồi bà trang trí cái đầu hình nộm với một sợi dây vải đã cũ. Con chó, ngạc nhiên nhìn người đàn ông bằng rơm, yên lặng, mặc dù bị cơn đói hành hạ.

Bà già đến nhà người bán thịt lợn và mua một miếng dồi thật dài. Khi trở về nhà, bà đốt một bếp lửa nhỏ ở sân sau, đóng chiếc cũi chó lại và nướng miếng dồi lợn. Semillante, điên cuồng, lồng lộn và nước bọt sủi đầy mép, mắt nó như gắn vào món ăn, mùi thơm phức đã cào cấu bao tử nó.

Với miếng dồi bốc khói bà mẹ làm thành một chiếc cổ áo cho hình nộm rơm. Phải rất lâu bà mới có thể buộc miếng dồi vòng quanh cổ sao cho nó ngập vào bên trong hình nộm. Khi công việc xong xuôi, bà thả con chó ra.

Với một cú nhảy vọt, con vật lao lên cổ họng hình nộm, móng chân nó bấu trên vai hình nộm và bắt đầu cắn xé. Con vật rơi xuống với một mếng dồi trong miệng, nó lao lên lần nữa, cắn ngập răng chiếc cổ áo làm bằng dồi ấy và xé thành những mếng vụn, nó lại rơi xuống lần nữa, rồi lại lao lên, ngấu nghiến một cách bạo tàn.

Với những miếng ngoạm lớn, nó bứt khuôn mặt và xé toàn bộ phần cổ ra manh mún. Bà già theo dõi, lặng lẽ và bất động, một niềm hy vọng loé trong tâm tưởng của bà. Thế rồi bà xích con chó lại lần nữa, bỏ đói nó hai ngày nữa, và lặp lại cuộc diễn tập khác thường đó.

Ròng rã ba tháng trời bà huấn luyện cho con chó chiến đấu theo kiểu ấy, đoạt lấy bữa ăn bằng những chiếc nanh nhọn. Bà đã không còn xích con chó nữa mà chỉ cần ra dấu là nó tấn công hình nộm.

Bà đã dạy cho con chó cắn nát và nhai ngấu nghiến cái hình nộm không có thức ăn giấu bên trong cổ họng. Sau đó bà thưởng cho nó miếng dồi lợn mà bà đã làm sẵn.

Ngay khi thấy hình người, Semaillante run lên, nó hướng mắt về phía bà chủ - người sẽ ra lệnh cho nó: ”Ði” trong tiếng huýt sáo kèm cái phẩy tay.


***

Khi cảm thấy giờ phán quyết đã điểm, một sáng chủ nhật bà mẹ Saverini đi xưng tội và rước lễ với một vẻ vô cùng thành kính; thế rồi bà khoác vào người bộ trang phục đàn ông giống như một người ăn xin. Bà mặc cả với một ngư dân Sardinia, để ông ta đưa bà cùng con chó sang bên kia eo biển.

Trong chiếc túi vải bà đựng một miếng dồi lợn thật lớn. Semillante đã không được ăn uống gì hai ngày nay. Cứ mỗi phút, bà già lại cho nó ngửi thấy mùi thức ăn thơm phức, kích thích cơn đói của nó.

Họ đến Longosardo. Người đàn bà đảo Corse bước đi bằng những bước khập khiễng. Bà đến nhà một người làm bánh và hỏi thăm nhà của Nicolas Ravolati. Hắn đã trở về lại nghề cũ, làm thợ mộc. Hắn đang làm việc một mình phía sau xưởng.

Bà già đẩy cửa và gọi hắn:

“Ê! Nicolas! ”

Người đàn ông quay lại; thế là, bà thả ngay con chó và la lên:

“Ði đi, cắn nó đi, cắn nó!”

Con thú điên cuồng lao tới và táp lấy cổ họng của hắn ta.

Người đàn ông chìa tay ra, túm chặt lấy con chó và lăn lộn trên nền đất. Hắn quằn quại vài phút, đập chân trên nền đất, thế rồi hắn nằm im bất động trong khi Semillante sục mõm vào cổ họng hắn và xé tơi tả.

Hai người láng giềng, ngồi trên bậu cửa thản nhiên kể lại rằng đã thấy một lão ăn mày đi ra với một con chó gầy còm vừa đi vừa ăn một thứ gì đó màu nâu mà chủ của nó cho.

Chiều hôm ấy, bà già trở về nhà. Ðêm đó bà ngủ rất ngon.

Nhị Tường dịch

Người đàn bà không nhan sắc


Trần Lệ Thường

Thơm đứng bên cửa sổ, tóc buộc ở sau gáy bằng một sợi dây thun màu vàng. Trong ngày, hễ có lúc nào thuận tiện chị lại đứng bên cửa sổ nhìn ra khoảng sân xi măng rợp bóng cây bàng. Gió đưa những chiếc lá xào xạc, lá nào vàng thì lìa cành rơi xuống sân. Hoàng hôn với những bóng râm sẫm lại giữa những cây bàng trong khi bầu trời vẫn còn giữ được một màu nhôm đánh bóng. luồng ánh sáng lấp lánh cuối ngày ví như tia hy vọng mỏng manh ở trong chị.

Đến tháng bảy mưa dầm thì chị về đây làm việc đã mười năm. Trước đó chị công tác ở một cơ quan hành chánh sự nghiệp trong thị xã. Quê ở vùng nông thôn sâu, bên dòng sông nước đục ngầu sáng chiều vẫn chở những mảng lục bình xuôi ngược. Khi chiến tranh kết thúc, mái nhà của gia đình chị chỉ còn là một hố bom khuất sau hàng dừa nước xanh rì. Cô bé Thơm lúc ấy mười ba tuổi, người gầy nhom đen đúa với đôi bàn tay, bàn chân thô kệch lại thêm tật lãng tai sau lần hụt chết vì một quả bom nổ rất gần - chẳng còn ai thân thích ngoài một người chú họ xa. Thơm được chú đưa về thị xã nuôi nấng và bắt cô phải học văn hoá dù cô đã qua tuổi tiểu học. Dù sau Thơm cũng qua được lớp năm phổ cập và đậu tiểu học. Năm Thơm hai mươi tuổi, chú Thơm xin cho cô vào làm việc ở một cơ quan hành chánh. Cô làm tạp vụ, tiếp phẩm và vô số công việc khác. Ban ngày, lặng lẽ chăm chỉ với công việc. Tối đến, lùi lũi về căn hộ chật hẹp ở khu tập thể, Thơm nằm co quắp trên chiếc giường gỗ cứng, mắt mở thao láo nhìn lên nóc mùng, cô cố vận dụng đôi tai bệnh tật của mình để lắng nghe tiếng gió thổi bên ngoài cửa sổ. Sáng ra, chưa sáu giờ, Thơm đã dậy nấu cơm, quét sân với đôi mắt trũng sâu vốn có tròng trắng nhiều hơn tròng đen.

Sau, nghe nói có làng trẻ mồ côi Thơm xin chuyển về đó. Ở đây, công việc có bận rộn hơn nhưng những đứa trẻ hình như khiến chị vui lên. Cùng với chị có hai người phụ nữ khác cũng làm công việc nuôi trẻ. Mẹ Hai, mẹ Tươi ngoài ba mươi tuổi có gia đình và con cái. Vì công việc đòi hỏi nên thỉnh thoảng cả hai mới về thăm nhà. Họ có một mái nhà riêng và một hạnh phúc riêng. Đôi lần chị thở dài khi chị nghĩ về họ rồi nhớ đến mình. Chú chị giờ đây đã về hưu sống với vợ chồng người con trai duy nhất, hoạ hoằn một năm có hai lần chú đến thăm chị, mặc dầu từ thị xã đến đây chỉ hơn hai mươi cây số. Lặng lẽ, cô đơn, đêm đêm ngồi đom những chiếc cúc áo đứt như người thư ký ngồi mân mê những chiếc đinh ghim mà mong cho đến giờ tan sở. Gần bốn mươi tuổi, chị chưa bao giờ nghe được một lời tỏ tình, một câu hò hẹn, nào đâu một bài thơ đẹp, nào đâu nhữngcánh bướm ép khô trong quyển vở học trò. Và chị chưa bao giờ nhỏ được một giọt nước mắt dỗi hờn trong một lần ai lỗi hẹn. Có lần xem phim truyền hình “Hoa Phong Lan” chị cứ bồi hồi day dứt. Giá mà có ai đó tặng cho chị một giò phong lan như vậy có lẽ chị hạnh phúc lắm. Thời gian cứ qua, mỗi ngày tóc chị mỗi ít đi, xơ xác, đôi vai gầy nhô lên qua lần vải áo rẻ tiền. Tự biết mình, một người đàn bà không nhan sắc, nên chị chẳng màng soi gương, không bao giờ quan tâm đến thân thể áo quần. chị chỉ cặm cụi với công việc và tìm vui trong tiếng cười của các đứa trẻ. Rồi bỗng dưng một tối ẵm thằng bé quấy khóc trên tay chị nẩy ra ý nghĩ có một đứa con riêng của mình. Thật hạnh phúc! Đó sẽ là niềm an ủi vô biên của chị! Và chị chọn đứa trẻ mà chị yêu mến nhất. Nó được mang đến đây khi vừa mở mắt chào đời được hai ngày, bây giờ đã qua tuổi thôi nôi. Trước tình cảnh của chị, ban giám đốc bằng lòng để chị nhận nuôi đứa bé. Mọi sinh hoạt chẳng có gì thay đổi, duy có đìều nó sẽ được khai sinh mang tên Lê Minh Nhựt, mẹ là Lê Thị Thơm.

Cũng chẳng có gì khiến cho chị phải ngóng trông khắc khoải nếu như không có một người trong đoàn từ thiện thường đến thăm trẻ muốn nhận nuôi bé Nhựt. Chẳng phải chú Sáu giám đốc đã cho anh ta biết bé Nhựt không phải là trẻ mồ côi đó hay sao... Nhưng anh ta vẫn tỏ ra quyến luyến bé, quan tâm đặc biệt đến nó làm như thằng bé bụ bẩm vừa biết nói bập bẹ này có sức thu hút đặc biệt đối với anh ta. Qua cô Huế y sĩ chị cũng biết đôi điều về anh ta. Tên là Phạm Văn Quân, đã từng đi bộ đội, có một mối tình dang dỡ trong chiến tranh. Hoà bình rồi, cuộc sống ổn định, anh ta có một cửa hiệu bán tạp hoá bên chợ Ba mươi tháng tư, sống với mẹ và một cô em gái… tất cả những chuyện về Quân chị không hề quan tâm. Huế nói thì chị làm ra vẻ chú ý, đầu gật gật. Những điều Huế được biết về Quân là qua những người cùng đi với Quân nói lại chưa biết thực hư thế nào. Cho dù có thực hay hư thì chị cũng không màng đến, cả đến dáng đi khập khểnh của Quân, nếu Huế không nói thì chị cũng không biết. “Anh ta là thương binh, bị thương ở chân trái”. Điều chị lo lắng là bé Nhựt rất mến Quân. Trẻ con được ai thương yêu chiều chuộng cũng đều quyến luyến người đó. Nào đồ chơi, nào quần áo, nào quà, nào bánh… Nó thường cười nắc nẻ mỗi khi Quân nhấc bổng nó lên cao. tiếng cười của cả hai làm vỡ toang không gian yên tĩnh của buổi trưa êm ả và muốn làm vỡ tung lồng ngực chị. Những lúc ấy Thơm từ trong cửa sổ nhìn ra rất khó chịu. bản tính ích kỷ của người phụ nữ trổi dậy ở trong chị, chị không muốn ai đụng vào một sở hữu của chị dù rằng họ không làm mất mát một thứ gì. Thêm nữa đó lại là lẽ sống của đời chị. bởi vậy chị thường tìm cách giữ rịt lấy thằng bé ở trong nhà mỗi khi thoáng thấy Quân đi vào hay đang đứng nói chuyện với ai đó cạnh cây bàng. Còn bé Nhựt vừa nhác thấy Quân đã vứt bỏ cả đồ chơi, bỏ dỡ chén cơm đang ăn tất tả chạy ra ngoài “Ba! Ba Quân! ”. Nó hét to lắm. Thật là ghét! Thơm bị lãng tai mà còn nghe nó hét inh ỏi. mỗi lần nghe như vậy chị lại thấy tưng tức, mặc dù tất cả trẻ ở đây đều gọi Quân là “Ba Quân”. Có lần Quân đến vào lúc bé Nhựt đang ngủ trưa. Thật may! Trưa nó ngủ dậy muộn. Chị khắp khởi mừng thầm. “Nó ngủ rồi”. Chị nói ngay khi Quân vừa bước vào. “Vậy à! ” Quân đưa mắt nhìn về phía thằng bé đang nằm ngủ như để yên tâm về những lời chị vừa nói. Thơm hả hê trong lòng khi thấy Quân có vẻ ngượng ngập, tay cầm một món gì đó trong chiếc hộp giấy. Chị vờ chăm chú xếp quần áo. “Nó mới ngủ thôi. Đừng đánh thức nó”. “Ờ! ” “Mà nè! ” Hôm trước nó ăn sôcôla của anh cho nó đau bụng cả đêm. Lần sau đừng để phần cho nó nữa, cứ chia hết cho mấy đứa kia đi”. Không ngẩng lên nhưng Thơm biết Quân đang nhìn chị khó chịu. “Tôi có bắt mất nó đâu mà chị ghét tôi quá vậy... ” Quân hỏi lớn tiếng, nhưng không phải vì đang bực mình mà vì anh biết chị bị lãng tai. Anh toan đi ra cửa nhưng chưa đi vội mà đưa chiếc hộp về phía chị. “Đưa bé hộ tôi”. chẳng biết chị có nghe hay không nhưng chị vẫn bình thản gấp chiếc áo trên tay và không buồn ngẩng lên. Quân thở ra, đặt chiếc hộp trển đầu giường rồi khập khểnh ra khỏi phòng. Tiếng chân của anh vang lên không đều và chị cũng không nghe thấy.

Lại một buổi chiều, mọi sinh hoạt đang dần đi vào buổi tối, tất cả trẻ đều đã tập trung vào nhà sau bữa ăn chiều vậy mà Quân còn bế bé Nhựt ngồi trên thành xi măng ở gốc cây bàng. Những người cùng đi với Quân chờ anh không được đã đi về trước. Đã vậy, đến lúc anh lên xe bảo nó vào nhà để anh đi về nó cứ lắc đầu “hổng chịu! hổng chịu! ” và khóc đòi theo. Thơm bồn chồn từ nãy giờ, không nén được chị ra ẵm phắt nó vào còn phát vào mông nó mấy cái ngay trước mặt Quân. Anh nhìn theo cả hai một lúc lâu với vẻ mặt buồn bã. Đợi hai mẹ con khuất hẳn trong nhà, anh mới nổ máy xe chạy đi. Nghe tiếng xe nổ bé Nhựt càng khóc dữ dội hơn, nó dỗi không thèm nhìn chị mà úp mặt xuống gối đến khi ngủ thiếp đi. Đêm hôm đó chị mấy lần đến giường thăm chừng như thể sợ nó có thể bất ngờ biến mất, như sợ có ngọn gió lạ ùa vào phòng cuốn nó đi. “Tôi có bắt mất nó đâu mà chị ghét tôi quá vậy”. Câu nói của Quân như là tiếng chuông gõ vào đầu Thơm từng hồi, từng hồi khiến chị vô cùng hoang mang lo sợ. Liệu có một lúc nào đó Quân sẽ thực hiện lời nói ấy không... Và bé Nhựt, tự nó sẽ bỏ chị mà về với Quân. Chị không có thời gian dành riêng cho nó, ăn thì ngồi xếp hàng như các trẻ khác, ngủ cùng đồng loạt trên giường như nhau. Với chị chỉ có sự khắc khe và hình phạt còn Quân luôn mở rộng vòng tay đón với bao vuốt ve trìu mến, cả đến những sự nuông chiều có khi quá đáng. Chị cứ ngồi bó gối trên giường thằng bé cho đến sáng. Phải biết giành giật lấy những gì mình đang có. chị quyết tâm nghĩ như vậy nên sáng hôm sau chị lên văn phòng gặp chú sáu giám đốc. “Cái gì... Nghỉ việc à... ” Chú sáu muốn nhảy chồm lên trên ghế khi nghe nguyện vọng của chị. “Rồi hai mẹ con sẽ sống ra sao... Đâu cần phải trốn tránh như vậy…”. “Cháu phải đi chú à…”. “Chặc! Thôi để chú nói với Quân đừng đến đây nữa để cho cháu yên tâm. Chú hứa như vậy. Nhớ! Không được lén lút bỏ đi đâu. Nghe chưa...”.

Quân không đến thật! Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày… chị thở phào nhẹ nhõm như người vừa cất được gánh nặng khỏi vai. Chị không còn lúc nào cũng để mắt đến thằng bé nữa. Có lẽ vì vậy nên chị không thấy nó buồn và ngơ ngác. Một tuần, hai tuần, rồi ba tuần… một đoàn xe gắn máy chạy vào sân chưa kịp dừng lại bé Nhựt đã chạy ra ngoài hét to: “Ba Quân! Ba Quân! ” Thơm ôm một chồng quần áo trẻ em. Vừa bước vào nhà trẻ, trông qua cửa sổ chị thấy nó xẻn lẻn đứng nhìn những gương mặt lạ hoắc vừa mới đến. Một người cúi xuống bế nó lên nựng nụi. Nó buồn thiu sụp mắt nhìn xuống đất. Thơm quay mặt đi che giấu nỗi xót xa và cũng như chị trốn tránh không muốn nhìn nhận lòng cảm thấy trống vắng. Như Huy Cận “Vậy đó tự nhiên mà họ lớn”. Cái “tự nhiên” sao mà thật “tự nhiên”. Đã hơn nửa đời người lẽ nào vẫn còn “tự nhiên” đến vậy. Lần đầu tiên trong đời chị cảm nhận một nỗi nhớ da diết dày vò tâm tư chị. Một sự tiếc nuối tưởng chừng như khiến chị ngạt thở. Thằng bé mỗi ngày càng bơ phờ thấy rõ, biếng ăn, lười chơi, đêm ngủ hay giật mình. Chị chợt nhận ra mình đã quá ích kỷ. Có lẽ không nên giành giựt những gì không thể giành giựt được. Về với Quân tương lai nó sẽ tốt đẹp hơn. Quân sẽ cho nó một mái nhà riêng và những gì nó mong muốn. Thơm muốn ứa nước mắt khi nghĩ đến lúc chị phải mất nó. Nhưng chị không thể vì chị mà không nghĩ đến tương lai của nó. Chị thầm mong Quân trở lại, lần này thôi, chị sẽ nói: “Tôi thua anh rồi!” và để Quân mang thằng bé đi càng xa càng tốt. Chị sẽ khóc, sẽ đau khổ lắm nhưng rồi chị sẽ quên, sẽ lại sống như những ngày tẻ nhạt trước đó. Không có bé Nhựt và không có cả Quân. Hôm trước, thằng bé ôm con gấu nhồi bông ngồi ở bậc thềm thì chú Sáu đến, thấy chú nó hỏi: “Ba! Ba Quân đâu...” Chú cười xoa đầu nó: “Bỏ rồi! Bỏ Nhựt rồi!” Rồi chú nhìn Thơm đang đứng cạnh đó. “Con có mẹ Thơm rồi”. Vẻ đắc ý của chú khiến Thơm phải nhìn xuống đất. Chị chỉ muốn nói với chú “Cháu đã sai rồi chú ạ!”

Hai mươi chín ngày rôi Quân vắng bóng. Mẹ Hai và mẹ Tư nói như vậy còn Huế y sĩ thì nói ba mươi ngày. Thơm thì cho là ba mươi mốt ngày. Chị tin là mình chính xác nhất. Từ buổi chiều Quân mặc chiếc áo sơ mi màu xanh dương và chiếc quần xam xám đứng vịn con ngựa gỗ cho thằng bé Nhựt cưỡi với vẽ mặt nặng trĩu. Chị biết, hôm đó chú Sáu đã nói những gì chú đã hứa với chị. Chú đâu biết là giờ đây chị cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Hình như là tiếng cười của Quân và thằng bé, hình như chiếc bóng của Quân ngã dài trên mặt sân, hình như… mọi cái điều hình như thoắt ẩn thoắt hiện ở trong chị, ở nơi người đàn bà không nhan sắc đã đi quá xa tuổi dậy thì. Chị bỗng dưng khắc khoải từng ngày, mong chờ từng phút mà hy vọng thì như ánh hoàng hôn sắp tắt ở cuối ngày.

Thơm vén mấy sợi tóc loà xoà trên má, nghe tiếng trẻ nhốn nháo chị biết chúng sắp sửa từ nhà ăn đi lên. Thơm định rời cửa sổ thì bỗng nhiên chị trông thấy Quân xuất hiện trên khoảng sân đã râm mát. Chị nhìn đăm đăm không chớp mắt như sợ chỉ cần chớp mắt một cái thì dáng người vừa xuất hiện kia sẽ biến mất như ảo ảnh. Trên sân Quân đang hối hả đi vào, về phía nhà trẻ, một tay xách vali, tay kia xách mấy túi nilon nằng trĩu. Anh có vẽ bơ phờ như vừa qua một chặng đường dài. Sau phút lặng người, Thơm như sực tỉnh quay đi toan tìm thằng bé thì nó đã cùng bọn trẻ chạy vào phòng. “Nhựt! Lại đây! Ba Quân! Ba Quân!” Chị gọi nó và chỉ tay ra cửa. Thằng bé ngẩn người ra nhìn chị một chút rồi chợt hiểu, nó ù chạy ra khỏi phòng. Bọn trẻ chạy theo nó nhưng đến cửa thì cả bọn dừng lại trố mắt nhìn nó đang lao vào vòng tay của Quân. “Ba! Ba!” Các thứ trên tay Quân bị vứt xuống sân. Anh nhấc bổng nó lên miết cằm vào mặt vào cổ nó. “Ôi! Nhớ quá! Nhớ quá!” Thằng bé cười nắc nẻ. “Bỏ! bỏ rồi!” “Bỏ à! Ai bỏ... Bỏ ai...” “Ba! Bỏ! Bỏ Nhựt!” Quân bật cười. “Không bao giờ! Không bao giờ ba Quân bỏ Nhựt”. Thơm đứng bất động bên cửa sổ với đôi mắt vô hồn. Cuối cùng thì ánh sáng le lói cuối ngày cũng tắt. Cuối cùng thì Quân cũng trở lại. Chị sắp mất tất cả rồi. Có ai như chị, đợi chờ để bàn giao lẽ sống của đời mình. Có cái gì đó dâng lên ngực chị đầy ứ, tức uất. Chị bỏ đi như chạy trốn ra phía sau nhà, đứng tựa vào bồn chứa nước, úp mặt vào hai bàn tay chị khóc nức nở. Khóc thật to như ngày nào người ta cho chị hay bom rơi ngay nhà của chị mà mẹ chị còn ở trong đó, như lúc người ta đưa cho chị chiếc nón tai bèo và chiếc khăn rằn của ba chị. Những giọt nước mắt đã từ lâu lắm rồi không thoát ra khỏi đôi mắt khô khốc của Thơm giờ như nguồn nước có muốn ngăn cũng không được. “Mẹ Thơm!” Tiếng gọi của thằng bé lôi khuôn mặt đầy nước mắt của chị ra khỏi đôi bàn tay, Quân đang bế nó trên tay đứng trước mặt chị. Thơm nhìn cả hai như qua một tấm kính phủ hơi sương. “Xin lỗi!”. Quân có vẽ bối rối. “Tôi thăm thằng bé một lát… tôi biết chị phiền. Xin chị thông cảm! Tôi đi thành phố vừa về đến đây thì ghé lại. Tôi … có quà cho hai mẹ con”. Quân đặt bé Nhựt xuống đất để nó chạy đến với thơm. Chị bế nó lên, úp mặt vào vai nó thổn thức. “Anh mang nó theo đi. Nó nhớ anh lắm… Nó rất cần anh…” Rồi chị sụt sùi khóc. Những tiếng nấc bị nén lại trong lồng ngực khiến đôi vai chị run lên. Tai chị lùng bùng nhưng chị vẫn nghe được tiếng Quân rõ ràng, chậm rãi. “Đi xa lâu ngày tôi cứ nôn nóng, linh cảm có người đang chờ đợi tôi. Không phải là bé Nhựt! Vì thằng bé, tôi biết nó nhớ tôi lắm, nó rất cần tôi. Và nó cũng rất cần chị” Quân bước tới một chút như sợ Thơm không nghe được lời anh. “Tôi cũng rất cần chị, nhưng… tôi không biết chị có cần tôi hay không?"


Thơm không trả lời, người người như nhẹ hẫng lâng lâng và chị như thấy trước mặt một giò phong lan thơm ngát.