Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

BÀI HỌC ĐẦU TIÊN ĐỂ LÀM NGƯỜI.



Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đ
ệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Nghề làm báo thật thật giả giả- Thanh Tra làm ra đâu cũng vào đấy!

Cuối năm, tôi viết một bài phỏng vấn anh bảy Đức- lúc đó là chánh Thanh tra Nhà nước tỉnh. Sau khi trao đổi với anh sơ lược, tôi soạn câu hỏi và gửi cho anh. Vài ngày sau,anh viết bài trả lời cho tôi. Đọc bài trả lời của anh có đoạn viết : Thanh tra làm ra nhưng rồi đâu vẫn vào đấy". Tôi đã lấy câu này làm tựa cho bài phỏng vấn và điện thoại cho anh.
Tôi bảo : cái tiêu đề này sẽ ảnh hưởng đến anh đấy, anh ngại không?- Anh suy nghĩ rồi gọi tôi qua văn phòng anh.
Quả thật nội dung của bài phỏng vấn của tôi là xoay quanh nhiều vụ "Tham nhũng" tồn động chưa được xử lý mà cơ quan thanh tra đã có kết luận đề nghị khởi tố. Bản thân anh Bảy là người chính trực, liêm khiết nên anh cũng rất bất bình nhưng quyền lực của cơ quan Thanh tra chỉ là " lập hồ sơ đề nghị khởi tố". Đó là nguyên nhân anh phát biểu : Thanh tra làm ra đâu cũng vào đấy!". mặc dù đó là sự thật, nhưng chúng tôi đều biết rằng phát biểu điều này có khả năng ảnh hưởng đến cái chức " chánh thanh tra" của anh .
Hai anh em ngồi uống trà, anh đọc lại bài phỏng vấn của tôi rất kỹ, cuối cùng anh bảo : " Phải vậy thôi, thà nghỉ chứ Thanh tra thế này thì thanh tra làm gì?. Tôi cười : anh chấp nhận trả giá. Anh gật đầu : bất quá thì bị kiểm điểm, được vận động về hưu sớm thôi. Anh cười, Những câu hỏi của mày dồn tao đến câu trả lời đó còn làm bộ nữa à?
Chúng tôi cùng cười. Tôi biết anh khi anh là Phó ban UBKT đảng và lúc anh làm trưởng đoàn kiểm tra giải quyết đơn tố cáo tiêu cực của bác sĩ Hồ sáu đối với giám đốc Sở y tế và lần đó chúng tôi cũng không ít lần tranh cãi nhưng cuối cùng anh cũng thừa nhận : ăn cắp một đồng hay 100 triệu đồng cũng là ăn cắp không thể bỏ qua. Từ đó chúng tôi thân nhau. Khi anh làm chánh thanh tra tỉnh, nhiều vụ anh gọi tôi tham gia nghiên cứu hồ sơ cùng với đoàn. Trong lúc đoàn làm việc, những gì phát hiện được tôi được toàn quyền viết bài mà không cần phải thông qua anh.,bởi anh tin tưởng tuyệt đối vào nhận định, cũng như kiến thức về pháp luật của tôi.
Bài báo đăng, quả nhiên không nằm ngoài dự đoán của tôi, anh được Ban Thường Vụ tỉnh ủy mời làm việc. Tôi đã nhiều lần hỏi thăm anh về nội dung các buổi làm việc đó thì anh chỉ im lặng và bảo làm việc không chính thức nên chẳng có gì phải nói. Năm sau, anh nghỉ hưu.
Anh lặng lẽ nghỉ và bàn giao. Tôi hỏi anh có buồn không? Anh đáp : mình đã làm tất cả những gì mình có thể làm cho đất nước rồi thì buồn cái gì? Bản thân anh cũng là thường binh. Sau này, tôi đã viết một bài về anh. Anh là một trong những số ít người Cộng sản mà tôi thực sự kính trọng.
Anh nghèo và sau này nghiện rượu trắng. Anh mất và để lại niềm kiêu hãnh cho gia đình cũng như bạn bè anh.
Trong thời giam anh đương nhiệm.bản thân tôi đã viết về một vụ tiêu cực kéo dài hơn 2 năm với tổng cộng hơn 10 bài, đó là chưa kể tôi lôi kéo bạn bè "đánh phụ" : Lao đông, Nông nghiệp, Tuần tin tức, Công an thành phố, Doanh nghiệp, Thanh niên nhưng "mọi việc dẫn đâu vào đấy!". Tôi nhớ bài viết cuối cùng tôi đã không ngần ngại diễn dẫn "luật hình sự" và viết như một bảng cáo trạng. Bài ra, An về bảo với tôi ( An cũng là phóng viên báo đang tập sự ở đoàn Luật sư tỉnh) : bên đoàn luật sư nói anh viết thế này thì Lý Văn Y  không bị khởi tố mới là chuyện lạ. Thế nhưng, chuyện lạ vẫn thường xảy ra.
Từ đó,tôi chỉ viết điều tra tiêu cực khi đích thân tổng biên tập yêu cầu.
Sau này, quyết định bỏ nghề. tôi gửi đơn xin nghỉ, nhưng mãi đến 6 tháng sau, Chú Sáu Tâm mới gọi tôi và hỏi lại tôi đã suy nghĩ kỹ chưa. Tôi vẫn quyết định nghỉ nhưng chú chần chừ chưa giải quyết. Đến khi tôi thẳng thắn bảo rằng: nghỉ bây giờ có chế độ ưu tiên. Chú về hưu cháu cũng không viết được, cũng phải nghỉ. Tổng cộng, tôi làm báo được 13 năm và tính 2 năm làm báo Văn nghệ tỉnh thì được 15 năm. Sau này, dù tôi đã nghỉ hơn 10 năm, Báo vẫn đề nghị cấp bằng khen 15 năm làm báo cho tôi.
Tôi nghỉ được năm,  chú Sáu Tâm xuống thăm tôi.Chú bảo :" tao cũng được đề nghị hưu sớm một năm". tôi cười : thì nghỉ đi, lãnh một lần tiền nhiều đấy chú. Vả lại, chú qua bên Hội nhà báo làm thì lãnh hai đầu lương có phải sướng hơn không?
Chú nghỉ và qua hội nhà báo làm. Chú bị tai nạn mất. Sau đám tang của chú ít lâu, thím gọi tôi bảo ghé thím lấy Thẻ Hội viên Hội Nhà Báo. Không ngờ, chú vẫn giữ thẻ tôi trả. Tôi biết, chú luôn mong muốn tôi trở lại với nghề báo.
Phát biểu của anh Bảy Đức vẫn luôn hiện diện trong suy nghĩ của tôi : Thanh tra làm ra đâu cũng vào đấy! huống chi là báo chí chỉ có tiếng nói.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Lúa, ốc bươu vàng và trí thức

Lúa, ốc bươu vàng và trí thức

Thanh Tung Nguyen .

Mới đây, tôi có đọc bài viết "Trớ trêu ốc bươu vàng giá trị hơn lúa!" của GS Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư thỉnh giảng cao cấp tại Đại học New South Wales, Việt kiều Úc. Đây có thể nói là một ví dụ điển hình về "tật xấu" của một số trí thức nước nhà: phê phán chính sách, than thở sự tình nhưng lại chẳng có được ý kiến, giải pháp gì để hạn chế sự bất cập đó. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, theo các thông tin trên internet, là một nhà khoa học Việt kiều, có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà. Ông thường xuyên có các bài viết trên blog, báo mạng về các vấn đề ông quan tâm, nên có thể bài viết này của ông cũng chỉ xuất phát từ sự trăn trở của ông với quê hương. Tuy nhiên, tôi thấy nó quá phù hợp để làm ví dụ về đề tài của bài viết này nên xin lấy ra để làm đối tượng mổ xẻ.


Tác giả mở đầu bài viết bằng vụ việc "Bộ trưởng thương mại Thái Lan, Boonsong Teriyapirom, bị Thủ tướng Yingluck Shinawatra cách chức, vì ông là tác giả của một chương trình nông nghiệp dẫn đến giá gạo Thái cao hơn giá gạo Ấn Độ và Việt Nam, và làm giảm lượng xuất khẩu của gạo Thái". Ông ngậm ngùi vì ở nước mình thì giá lúa xuống thấp, không ai chịu trách nhiệm. Ngay từ mở đầu, tác giả đã hiểu sai vấn đề.
- Tạm trữ lúa gạo bằng ngân sách nhà nước là một chính sách của chính phủ thủ tướng Yingluck Shinawatra đưa ra khi tranh cử thủ tướng (để thu hút cử tri nông thôn). Chương trình này rất đơn giản: Chính phủ mua gạo của nông dân với mức giá hào phóng, trên giá thị trường khoảng 50%, sau đó trữ gạo trong kho, giảm xuất khẩu. Thái Lan dự kiến sự thiếu hụt bất ngờ từ nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sẽ đẩy giá tăng đột biến trên toàn cầu, sau đó, nước này bán ra với mức giá cao hơn bình thường, nông dân và Chính phủ Thái Lan hưởng lợi, chỉ có người tiêu dùng thế giới bị thiệt. Chương trình này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cả phe đối lập, giới kinh tế và chuyên gia tài chính. Thực tế, nó đã gây thiệt hại cho ngân sách chính phủ khoảng 4.5 - 7 tỷ USD và hiện thời vẫn chưa có cách khắc phục. Ông Boonsong Teriyapirom, người chịu trách nhiệm trực tiếp của chương trình này đương nhiên phải trở thành "vật tế thần" để xoa dịu dư luận, phe phái đối lập,...
- Rõ ràng trong trường hợp của Thái Lan, thoạt nhìn thì có vẻ người nông dân sẽ được hưởng lợi vì giá tăng nhưng thực chất đất nước Thái Lan gặp thiệt hại. Ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của toàn dân bị thất thoát trong quá trình chuyển từ ngân sách đến túi nông dân do tham nhũng, gạo bị tồn kho không bán được, bị xuống cấp ... Trên thực tế, đây giống như trò múc nước từ ngăn này sang ngăn khác trong cùng một cái bể.

Tác giả lại so sánh giá thóc với giá ốc bươu vàng, là thứ "rác sinh học" để minh chứng cho sự bèo bọt của thóc. Ông than thở: "Tôi không biết có nơi nào mà người ta có thể ăn ốc bươu vàng thay cho gạo". Là một nhà khoa học, một trí thức lớn, thật lạ là tác giả lại hiểu vấn đề một cách "chân chất" như vậy. Ốc bươu vàng có thể là "rác sinh học" theo quan điểm của những người trồng lúa khi nó phá hoại mùa màng nhưng đối với các nhà chăn nuôi gia súc thì nó lại là nguồn thực phẩm chăn nuôi dồi dào, chi phí phải chăng. Nói cách khác, ra thị trường thì lúa hay ốc bươu vàng thì cùng đều là hàng hóa, và chịu sự chi phối của các mối quan hệ thị trường. Có nơi nào mà người ta ăn vàng thay gạo được không mà sao vàng lại đắt thế?!

"Kể khổ" giùm nông dân xong, ông chuyển sang chỉ trích chính sách nhà nước:
"Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Con số lời 30% có lẽ ru ngủ nhiều người và đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012. "
Chính sách đưa ra là thể hiện ý chí, nguyện vọng của chính phủ, định hướng hoạt động cho các cơ quan chuyên trách. Nhưng từ mong muốn đến hiện thực thì phải trải qua nhiều "trắc trở" nữa. Thay vì phê phán cái mong muốn tốt đẹp của chính phủ thì tác giả nên chỉ ra những khó khăn, giải pháp khắc phục để góp phần đưa mục tiêu đó sớm trở thành hiện thực. Ông giáo sư đã không làm được điều đó, mà chỉ đưa ra cái lý do muôn thuở rằng "thương lái ép giá". Thậm chí ông lại tiếp tục phê phán "chính sách tạm trữ lúa gạo của Nhà nước" vì "vô hình chung tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua lúa và tạm trữ". Ở trên thì ông ngầm ca ngợi Thái Lan (vì tăng giá gạo cho nông dân), dưới thì ông chê bai nhà nước, dù mục đích chính sách của 2 nước là tương tự nhau. Có lẽ tác giả cũng chưa hiểu rõ về chính sách này vì mục tiêu của nó là "buộc" các doanh nghiệp phải mua thóc, gạo trong 1 thời điểm nhất định để giải quyết phần nào đầu ra cho nông dân, kích thích tăng giá,.. chứ chẳng phải "vô hình chung" đâu. Chính sách của Việt Nam khác Thái Lan là nhà nước giao chỉ tiêu mua gạo cho các doanh nghiệp và hỗ trợ 100% lãi suất để doanh nghiệp thu mua. Nhờ vậy, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra nhiều và rủi ro như Thái Lan, đồng thời tránh được nguy cơ bị điều tra chống trợ giá xuất khẩu. Chính sách này thực chất lại là "gánh nặng" đối với các doanh nghiệp vì họ bị buộc phải mua khi chưa có nhu cầu, theo giá sàn do VFA quy định chứ không phải tự do. Tất nhiên, vì nhiều lý do, giải pháp này của chính phủ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, dù đã có tác động phần nào đến giá gạo. Nó chỉ là một cách giải quyết phần ngọn của vấn đề. Cái gốc của nó tôi sẽ phân tích trong bài viết khác.


Từ chuyện khó khăn của đầu ra hạt thóc, ông giáo sư đưa đến kết luận rằng đó là nguồn cơn của mọi vấn đề nông thôn miền Tây hiện tại:
"Với tình trạng như thế thì chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cha mẹ "quyết không để con làm ruộng". Thu nhập của nông dân nếu tính ra còn thấp hơn thu nhập của công nhân trong các hãng xưởng. Do đó, không ai ngạc nhiên khi phụ nữ xếp hàng đi lấy chồng Tàu, Hàn (một số thì bị chết thảm), và vấn nạn này là một quốc nhục.
Trong khi đó, nam thanh niên thì đi lang bạt làm thuê ở các khu kĩ nghệ khắp nước. Có nơi (như Thới Bình, Cà Mau) chỉ trong vòng 6 tháng có hàng ngàn thanh niên bỏ huyện đi làm ở các tỉnh khác. Ngày nay, đến mùa gặt lúa nông thôn rất khó tìm nhân công. Thêm vào đó là sự tăng trưởng dân số cộng với sự thiếu qui hoạch đã gây nên sức ép môi trường ghê gớm. Hệ quả là môi trường sống và môi trường canh tác càng ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Ở quê tôi, không ai dám tắm sông. Có thể nói không ngoa rằng nền tảng nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang lung lay.".

Chuyện nhà nông đầu tắt mặt tối thì đâu phải là chuyện gì mới lạ. Đó là điều hiển nhiên hàng ngàn năm nay. Dù theo thời gian, cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, điều kiện làm nông ngày càng được cải thiện nhưng so với các ngành nghề khác, nó vẫn là vất vả, dùng sức nhiều. Do đó, chuyện nhiều bậc cha mẹ mong con cái thoát ly cái khổ của nghề chân tay là hoàn toàn dễ hiểu, và nó diễn ra trên khắp mọi miền nông thôn cả nước, từ bao đời nay. Tác giả lại so sánh một cách rất khập khiễng "thu nhập của nông dân" với "thu nhập của công nhân". Nếu người nông thôn đổ ra thành thị để làm công nhân với một thu nhập thấp hơn khi ở quê làm ruộng thì người ta lên thành phố làm gì? Tuy nhiên, theo quan sát của tôi thì mặc dù xét về khoản thu nhập tiền mặt, người công nhân có vẻ kiếm được nhiều hơn nông dân nhưng ngoài áp lực công việc, họ còn phải chịu rất nhiều chi phí khác từ tiền thuê nhà đến các nhu yếu phẩm hàng ngày. Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, việc cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp là hoàn toàn dễ hiểu, thậm chí ở nước ta, sự chuyển đổi còn có vẻ hơi chậm (70% dân số ở nông thôn, làm nông nghiệp). Tác giả than thở rằng nông thôn thiếu nhân công nhưng lại bị áp lực về dân số gia tăng! Nghe có vẻ phi lô gíc! Về việc các cô gái đua nhau lấy chồng Tàu, chồng Hàn lại là một vấn nạn xã hội, tập hợp của nhiều yếu tố như sự thiếu hiểu biết, tâm lý lười lao động mà thích sớm hưởng thụ,.. Là một trí thức lớn, lý ra tác giả phải hiểu rằng cái nghèo không phải là nguyên nhân chính yếu của vấn nạn này. Nói về khó khăn, trên đất nước ta không đâu hơn được khu vực miền núi Tây Bắc và miền Trung cát sỏi, nhưng họ ít đối mặt với vấn nạn này.

Người dân miền Tây vốn được thiên nhiên ưu đãi nên hình thành tính cách phóng khoáng, chân chất, giản đơn. Nét đẹp tính cách ấy của người Nam Bộ lại kéo theo mặt trái là tâm lý thích an nhàn, hưởng thụ mà ít chịu khó, chịu khổ, không trọng việc học hành (nhất là đối với phụ nữ) như cư dân các miền Bắc, Trung. Về mặt khách quan, vùng đất Nam Bộ gặp nhiều khó khăn về giao thông do có quá nhiều sông ngòi, kênh rạch. Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nơi đây. Vai trò của những người trí thức chân chính là phải đào xới những khó khăn chủ quan và khách quan đó để đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục hiệu quả chứ không phải ngồi kể lể lại khó khăn này, khó khăn nọ, quy chụp lung tung để rối thêm tình hình. Điều đó cũng chẳng khác gì thái độ "bán cái" của ông "quan chức cao cấp thuộc vùng ĐBSCL" nào đó mà tác giả trích dẫn: “ĐBSCL ở xa trung ương quá, lâu lâu Bộ mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi chánh sách, bỏ rơi thì miền Tây không thoát nghèo được”.


Cả bài viết của vị giáo sư Việt kiều dù có thể mang theo sự trăn trở của ông với quê hương mình nhưng thật tiếc là nó không những chẳng đưa ra được tia sáng tri thức gì khả dĩ có thể đem lại lợi ích cho người nông dân quê nhà mà thậm chí còn mang đến những thông điệp tiêu cực không đáng có. Tôi cho rằng người nông dân không cần các vị trí thức "khóc" giùm cho mình mà họ cần các vị ấy chỉ cho họ cách để không phải "khóc" nữa. Đất nước, người dân cần những bài viết mang hàm lượng tri thức và khả dụng cao từ các vị trí thức chứ không phải "món gỏi xã hội chấm mù tạt". Hãy để việc lấy nước mắt thiên hạ cho các vị "phóng viên trồng cải".

QUYẾT ĐỊNH SỐ 311/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 (NGÀY 07/02/2013)

---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại công văn số 442/BNN-CB ngày 01 tháng 02 năm 2013,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mua tạm trữ 1.000.000 tấn (một triệu tấn) quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1 trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.

Điều 2. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Điều 3. Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp có kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn mua số thóc, gạo tạm trữ trên. Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.

Điều 4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này; bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.

Điều 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ.

Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo đúng quy định tại Quyết định này.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 8. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân được giao thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Hãy để chúng ta đưa nhau về..




Không phải con đường nào cũng đẹp như một ước mơ
hãy để chúng ta đưa nhau về…
trong thương nhớ…

Có lẽ không ai muốn nhắc về ngày mai lần nữa

có lẽ khoảnh khắc này là thứ còn lại sau tất cả
có lẽ nên mỉm cười để cảm ơn một phần duyên nợ
có lẽ nên dành cho những cơn mưa tối tìm về trên vòm cây than thở
và chúng ta chỉ giữ lại bình yên…

Hãy để chúng ta đưa nhau về như một thói quen

rồi từ mai sẽ từ bỏ…
rồi từ mai có thể người sẽ đi về cùng ai đó…
rồi từ mai một trong hai chúng ta phải học lại cách bày tỏ…
rồi từ mai biết rằng còn quá ít niềm vui được xếp dưới đáy cuộc đời vốn nhiều đau khổ…
làm sao mới tìm thấy được nhau trên con đường này?

Hãy xắn tay áo cao lên một chút để chạm vào cái lạnh đêm nay

vén tóc cho vành tai mà nghe rét buốt
chúng ta cần hôn nhau như lần đầu biết hôn mà vẫn cười khúc khích
cho phép mình nhìn thấy cả quãng đời vào một giây phút
để dù mai sau có đánh mất
vẫn biết cách tìm lại trong giấc mơ!

Hãy để chúng ta đưa nhau về như những ngày xưa

trong tim vang tiếng chuông gió
mỗi bước chân đều có một giọt sương nhắc nhở
mỗi tiếng cười đều có một vì sao cùng rạng rỡ
như thiên đường…


Đừng trách gì và cũng đừng ủi an

hết con đường này sẽ đến con đường khác
biết thế sao chúng ta vẫn muốn dừng mãi nơi con đường đang bước
biết thế sao chúng ta vẫn muốn hoán đổi tương lai thành kí ức
biết thế sao chúng ta cứ phải tự nhủ mình đừng khóc
khi khoé mắt rung lên…

Hãy để chúng ta đưa nhau về trên đường vắng lặng im

vì nhìn thấy nhau còn hơn vạn lời nói
vì được xác tín niềm tin rằng chúng ta chưa bao giờ nông nổi
kể cả khi cần phải đánh đổi
một phần đời…

Hãy để chúng ta đưa nhau về

dù là tận xa xôi*…
* Hãy chọn con đường dài nhất để bước đi bên cạnh nhau khi chúng ta không thể biết yêu thương kia tan vỡ vào lúc nào!
(SG, 17/12/2008)

Nguyễn Phong việt

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tập Thơ : Lá tìm duyên




 













17. Mùa Thu ơi !


Ngọn lửa tình yêu em bỏ lại
Từng đêm loe loét cháy
Đốt từng sợi cô đơn
Trong giấc mộng chập chờn.

Em mang theo dỗi hờn
Bước chân vào quên lãng
Lửa tình yêu đã cạn
Tắt trên miền dĩ vãng.

Lại một mùa lá rơi
Lửa tình yêu bổi hổi
Gom lá vàng chơi vơi
Đốt tháng ngày đơn côi

Mỏng manh từng sợi khói
Tình yêu bay về cội
Với bao lời muốn nói
Mùa Thu ơi!
Tình yêu ơi!
Đừng phai phôi....





22.Mùa Thu quê tôi

Khi những ngọn gió se se lạnh của mùa đông đi đến
Những chiếc lá vàng nhạt màu nhè nhẹ buông rơi
Tôi nhận ra mùa thu quê hương tôi
Mỏng manh ẩn hiện
Man mác trong cái nắng tháng chín chói chang
Mềm mại trong những cơn mưa dập nát
Và khẽ khàng trong đêm tỉnh lặng
Mùa thu chầm chậm lụi tàn
Tan trong khoảnh khắc ngỡ ngàng…
Nhớ thương!

Mùa thu quê tôi
Như giấc mơ của những đứa con hoang đàng xa xứ
Chợt nhận ra mình còn có…. quê hương.




. 26. Nhớ hạ

Hạ ơi ! Hạ ơi !
Hạ đã đi rồi
Cho mùa Thu đến rớt rơi lá vàng
Cho giờ tôi lại lang thang
Tìm đâu Hạ trắng chói chang góc chiều
Vui chi con gió liêu xiêu
Mang từng chiếc lá ỉu xìu, xác xơ

Còn trong trang vở cánh phượng khô
Ép vào mùa Hạ bài thơ dang dở
Tôi gọi nắng về trong nỗi nhớ
Chiều Thu buồn chân lạc bước bơ vơ

Hạ đi rồi
Thu về mang trăn trở
Một kiếp người
Một kiếp lá trơ vơ
Tôi vẫn là tôi trong đợi chờ...


















35. 









39. Tháng 5 mùa Hạ về


Tiếng ve non trở mình nưng nứt đất
Gió thì thào gọi nắng đến giao thoa
Mưa lất phất trãi niềm riêng ngây ngất
Đêm nồng nàn rũ sạch những đắn đo
Tháng năm về mang nắng ấm ủ cho
Cỏ cây háo hức đợi chờ mùa hoa trái
Trời đất rùng mình tỏa hương mê mải
Vị ái ân mời gọi những dại khờ.
Trái tim côi qua ngày tháng đợi chờ
Được sưởi ấm bởi từng tia nắng hạ
Được thắm đẫm với cơn mưa rền rả
Được vuốt ve trong khe khẽ tiếng ve.
Tháng năm về em dịu dàng thỏ thẻ
Lời tin yêu tươi trẻ nóng bên tai
Khối cô đơn vắn dài dần tan chảy
Nắng gọi tình lá úa cũng thôi rơi.
Tôi buông thả giọt đời trong diệu vợi
Nơi thẳm sâu em ươm hạt lả lơi
Nghe hân hoan hòa quyện với đất trời
Cùng cây cỏ đã đâm chồi nẩy lộc
Đất hoang tàn thôi không còn khô khốc
Mùa Hạ về mưa nắng ấp tin yêu...



47. ĐÊM ĐÔNG

Mùa đông hớn hở ru hời
Ngoài hiên giá lạnh gọi mời đơn côi
Đèn chao bóng ngã tơi bời
Em đi để lại những lời dối gian
Trắng tay xé toạc thiên đàng
Trông ra cũng chỉ lỡ làng nhân duyên
Gánh thêm một cõi ưu phiền
Mà nghe phiêu lãng đảo điên đất trời
Đêm Đông giá lạnh ru hời
Chôn trong con chữ nửa đời bạc vôi












69. Nhịp cầu tháng 7


Rêu phủ xanh trên những gờ tường
Nắng cũng nhạt với trời tháng sáu
Mưa rưng rức tháng ngày hao háo
Một nhịp cầu cho Chức Nữ- Ngưu Lang.

Năm đi qua quá nửa một con đường
Trái trên cành đang bồi hồi  đợi chín
Tim thao thức sao vẫn hoài câm nín
Dĩ vãng nghẹn ngào không thốt nổi lời yêu.

Tháng bảy về phố nhỏ vẫn liêu xiêu
Mưa bong bóng thả trôi dòng nông nỗi
Em mong mỏi anh ơi đừng đến vội
Cho tình em gánh nổi một nhịp cầu




76. Xin đừng nói yêu tôi


Xin em đừng nói yêu tôi
Cho thêm vỡ vụn trời chiều
Ngụm nắng cuối ngày xin em giữ lại
Đừng nhả vào tôi những giấc mơ

Xin em đừng nói yêu tôi
Cho tim tôi nát thêm nhiều
Những giọt nước mắt màu quyến rũ
Xin em giữ lại giữa dòng trôi

Xin em đừng nói yêu tôi
Với bước chân run rẫy xa rời
Hồn tôi đã mỏi trong chờ đợi
Giữa bóng đêm ma quỷ thét gào

Xin em đừng nói yêu tôi
Cho bình yên tan vỡ mặt hồ
Khát khao nào xin em gói lại
Cho tôi đi trong cô độc đến cuối trời

Tôi sẽ đến với tận cùng tuyệt vọng
Để ngắm nhìn trọn vẹn hạnh phúc của cô đơn
Ở nơi đó tôi chôn vùi ký ức
Chôn tình yêu tôi đã trao em

Xin em đừng nói yêu tôi
Xin em…







 








 






 BÀI DỰ PHÒNG CHO BIÊN TẬP CHỌN LỌC


1.  CÒN CHI NỮA


Chí cả đời trai đã nhạt nhòa
Tình yêu tung cánh giữa trời mơ
Sống trong hoan lạc miền nhung nhớ
Chết ở đau thương vẹn khóc sầu.

Kiêu hùng một thuở vùng tang tóc
Phong lưu vạn nẻo lạc khuê phòng
Ôm cả gió sương đời phiêu lãng
Gói trọn tim côi dưới gót hồng

Sinh tử phù vân tình vẫn nặng
Thực hư duyên phận hãy còn mang
Lãng tử đa đoan còn chi nữa
Kiếp người viên mãn : Ta với Nàng!


2.

3.KHÓI THUỐC

Dáng anh ngồi trầm mặc
Khói thuốc lượn lờ bay
Có chút gì cay cay
Long lanh trong màn khói

Thời gian như oằn lại
Khói thuốc lượn lờ bay
Không gian thêm trĩu nặng
Có chút gì cay cay

Anh trầm trong im lặng
Khói thuốc lượn lờ bay
Có chút gì cay cay
Bờ môi em thấm mặn

Bao lần em tư hỏi
Khi anh đã đi rồi
Có chút gì cay cay
Dáng anh ngồi khói bay

Nỗi nhớ sao dẳng dai...


4.Cầu vồng tháng bảy


Tháng bảy mặt trời ngỡ ngàng treo nắng
Cho tôi lóng ngóng đợi cầu vồng
Mưa ngâu chưa đến tình đã tắt ?
Nửa mảnh tim yêu đã lụi tàn.

Thu về mang lá vàng ủ ấm
Nhặt mảnh tim khô đốt chút tình
Niềm tin bật lửa run rẩy cháy
Hoài nghi lặp lòe thả nhớ bay

Trời vẫn vô thường mây che nắng
Lá vẫn vô tình xây mộ vàng
Bờ vai gầy guộc nào đủ chắn
Cơn giông tháng bảy đến sỗ sàng

Mưa ngâu đến cầu vồng có bắc
Em có cùng tôi bước qua sông?
Lửa tình sợ hãi rồi sẽ tắt
Còn mảnh tim nào để đớn đau.


5.


6.

8.




10.RỒI NGÀY MAI CŨNG SẼ RA ĐI

Rồi một ngày em cũng sẽ ra đi
Như bao người đàn bà đi qua một đời hư thực
Tình yêu em chỉ còn là một món quà trang sức
Tôi lại giữ gìn trong ngăn ký ức tình yêu

Rồi một mai tôi cũng sẽ ra đi
Đem thân xác nương nhờ biển cả
Linh hồn tôi theo từng con sóng nhỏ
Da diết vỗ bờ bồi lấp xót xa

Rồi một ngày em cũng sẽ ra đi
Tình yêu em cũng chỉ còn là một món quà trang sức
Tôi lại đeo trong những chiều tàn háo hức
Bước chân vào đêm vũ hội cô đơn

Rồi một mai tôi cũng sẽ ra đi
Gửi xác thân theo mùa thu trút lá
Linh hồn tôi hòa trong từng cơn gió nhẹ
Khe khẽ đong đưa nhịp võng trầm luân

Rồi một ngày em cũng sẽ ra đi
Tình yêu em chỉ còn là một món quà trang sức
Lấp lánh trong đêm như bao vì sao đêm thổn thức
Tôi chợt nhận ra mình còn có ký ức tình yêu

Rồi một mai tôi cũng sẽ ra đi
Trao thân xác vào đôi chân tình ái
Linh hồn tôi tràn theo từng nhịp bước
Nâng trái tim người mở cửa phôi phai..


11.MỘT ĐÊM CHỜ MƯA RƠI XUỐNG ĐỜI TÔI

Trăng khỏa thân làm mẫu
Đêm pha màu bằng những vì sao
Còn tôi cắm  trái tim chờ đợi
Cầm lỗi lầm hứng từng giọt sương say
Một vì sao rơi vì ghen tị
Đè bẹp tôi dưới nỗi nhớ trời cao

Cơn gió dỗi hờn thay nhau bẻ lá
Côn trùng đau rên rỉ gọi mưa
Mây tức tối tô đen huyền ảo
Trăng khóc thầm sương trắng đêm sâu.

Tôi mơ màng trong giấc mộng mưa ngâu
Hôn Chức nữ một nghìn năm hội ngộ
Nuốt mặt trời đốt vạn ngôi sao cháy dỡ
Gieo hạt mầm trong vũ trụ lãng quên

Mưa đứt vội
Đánh rơi nịt vú
Quẳng lên tôi một thực tại đục ngầu
Tôi sống lại lắng nghe đời khờ dại
Cất tiếng tru khao khát gọi tình

Trăng mĩm cười khỏa thân trọn vẹn
Tôi nghẹn lòng vót lại giấc mơ
Phơi con chữ lột trần câu thơ gửi nhớ
Làm mẫu cuồng si cho đêm vẽ Hằng Nga


















































































































































































Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

RU ĐỜI ĐI NHÉ

          
Uyển Di


Ru em


Bỗng dưng em thèm một giấc trưa nồng.

Giấc nồng lúc em vừa mười bảy, buổi trưa em ngủ vùi tóc rối, má em ngây hồng.
Ngoài kia là nắng lấp lánh thủy tinh, nắng ru em một giấc mê đời.
Ru em về thuở ấy. Cho em trong trắng ngây thơ. Cho em chưa biết sầu đau.
Cho ai thương em dịu dàng bé bỏng.
Cho em ra ngoài đồng, hỏi thăm giọt nắng hôm nay có ai buồn hay không?
Cho em đi dưới mưa nhẹ, đường hun hút cây hai hàng.
Cho em cười giọt tươi, tiếng trong như ban mai, như sương như lá.
Cho em nằm nghiêng tai nghe cỏ nói lời thầm thì, yêu thương màu nâu của đất.
Và cho em khóc, giọt nước mắt cho cơn yêu đầu đời.
* *




RU ĐỜI ĐI NHÉ


Em trang điểm má đỏ môi hồng
Tôi chưng diện , vai gầy uể oải.
Em đón gió thả tung tóc rối, đưa hồn đi rong
Tôi từng đêm chắt mót niềm tin, viết bản nhạc không lời
Em về tuổi mười bảy, thẹn thùng viết mấy câu thơ, vẫn vơ khi chiều nhạt màu,nghe biển rì rào khát khao cháy bỏng
Tiếng đàn tôi mênh mông, đi vào hoang vắng, gọi đêm sầu lá rớt ngoài song?
Em ươm mầm xanh tươi,đợi ánh nắng ban mai,long lanh mắt lá
Tôi gieo lụi tàn chờ trăng lên thả hồn mộng mị,yêu thương về trong khoảnh khắc
Cười vui em khóc,giọt nước mắt rơi sự sống vào đời
Tôi cúi nhặt làm hành trang sám hối...

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

TAO LÀ TẠO!

Đọc những suy nghĩ được public của ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về việc đột quỵ của ông chủ tịch TP Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Sơn, mình cứ thấy gờn gợn.





Ông Tạo viết thế này trên blog “Chuyện cao huyết áp bị đột quị là thường, nhưng cán bộ ta bây giờ tiệc tùng sơn hào hải vị quá nhiều mới dễ sinh cái bệnh đại nguy như thế. Vậy các quan nên ăn rau ăn cỏ vừa giữ được huyết áp bình thường lại vừa tiết kiệm cho dân. Điều đó có lợi cho cả bản thân và có lợi chung cho xã hội đang thời khốn khó.”

Rồi ông kết luận thế này “mong sao có thêm bài học cho những vị quan chức khác, làm sao để được dân mến, dân tin như những ngày chiến tranh gian khổ trước đây”.

Gờn gợn, bởi vì vừa đọc thoáng qua, mình liên tưởng đến tay “nhà văn” Phạm Viết Đào, kẻ mà mình đã comment thẳng vào blog của lão rằng, ông là thằng khốn nạn, khi lão hả hê cho rằng việc bố đẻ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bị tai nạn chết tại Hải Phòng, là “xác đáng” là “nhân nào quả nấy” .

Sau comment đó, Đào xóa bài viết, và cũng sau comment đó, mình coi Đào là một thứ cỏ rác không hơn không kém, chưa kể những trò nhố nhăng mang mác dân chủ cuội của lão.

Quay lại phát biểu của ông Tạo, thật trùng hợp làm sao khi ông Đào là một trong những người hăng hái “bê” về đầu tiên, đăng chình ình trên blog, hả hê bỡn cợt khi người ta đang trong trạng thái thập tử nhất sinh vì đột quỵ!

Mình không nghĩ, sự bất mãn chế độ, “ghen quan ghét chức” của ông Tạo lại có thể biến tướng một cách kinh dị, nhập nhằng như thế. Nói thật, mình thầm cầu mong cho phần đời còn lại của ông Tạo (ông sinh năm 1947?) sẽ không gặp phải những ca tai biến, đột quỵ chí mạng như thế, sau những chầu nhậu tới bến với đám bạn “lều văn, chòi thơ” của ông, thậm chí sau cả một sáng mai thức dậy thanh bình thơ phú. Để người đời khỏi phải mất công lọ mọ gõ mạng giả lại ông những dòng khuyên răn “nên ăn rau ăn cỏ vừa giữ được huyết áp bình thường lại vừa tiết kiệm cho dân. Điều đó có lợi cho cả bản thân và có lợi chung cho xã hội đang thời khốn khó.”

Ông Tạo nhỉ?

Và mình muốn chửi một ông bạn mình, đã khề khà tuyên ngôn một chân lý, rằng những thằng nào đã viết được một bài thơ hay, xúc cảm, đã họa được một bức tranh đẹp, có hồn, ắt tâm địa thằng đó không xấu, chắc chắn!


http://dg0000.blogspot.com/2013/04/tao-la-tao.html

 

Khúc hát sông quê




Thơ:Lê Huy Mậu
 




Ngỡ như người đã hát thay tôi
ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
tuổi thơ ơi!
quá nửa đời phiêu dạt
ta lại về úp mặt vào sông quê
như thuở nhỏ
úp mặt vào lòng mẹ
để tìm sự chở che…

Xin bắt đầu từ hạt phù sa

ta cúi nhặt tình cờ bên bờ sông tháng chạp
Ôi! Phù sa
những cá thể tự do trong hành trình của đất
đêm nao
chớp bể, mưa nguồn
trong cơn thác lũ
trong sóng đỏ
đất đi
kiến tạo
sinh thành…
Em ơi!
quả ớt cay bổi hổi
trên bãi sông
thuở chưa dấu chân người
anh nghe nói
có một thời
tất cả còn hoang dại
tổ tiên ta chỉ hái lượm mà thôi
lại nghe nói
thuở ta chưa biết ăn gì cả
ta cùng cây cỏ sinh đôi
rồi cây cỏ ăn ta
rồi ta ăn cây cỏ
cũng là khi cay đắng, ngọt bùi
ta và đất kết giao
lấy dòng sông làm lời thề non nước…
Chẳng biết ta đã ăn ở thế nào với đất
mà đất lở sông ơi!
nơi ta chăn trâu thả diều ngày cũ đã đâu rồi
hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng biết
có làng xóm nào sinh
có hòn đảo nào sinh
từ hạt đất bờ sông quê ta lở
như cuộc đời ta khuyết hao
để đắp bồi rờ rỡ
những sớm má hồng ríu rít cháu con ta…

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Nhà văn Trang Thế Hy và thơ triết luận về thân phận con người, cuộc đời



Bước qua tuổi "U 80", nhà văn Trang Thế Hy mới xuất bản tập thơ đầu tay mang tên: "Đắng và ngọt". Đây là tập thơ song ngữ Việt - Anh do NXB Thanh Niên ấn hành vào tháng 12/2009. Nhà văn Trang Thế Hy từng nổi tiếng với những tập truyện ngắn như: Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ mười ba (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993), Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (2008),... Đọc thơ của Trang Thế Hy, người yêu thơ cảm nhận được một phong cách thơ mang tính triết luận với tư duy thơ thâm trầm, sâu sắc về thân phận con người và cuộc đời. Tư duy thơ của Trang Thế Hy khỏe khoắn, câu thơ co duỗi linh hoạt, thấm đẫm chất văn xuôi, nhưng vẫn giữ được chất thơ ẩn chứa trong hình tượng chủ đạo của bài thơ.
Đã gần 18 năm, kể từ ngày nhà văn Trang Thế Hy rời Thành phố Hồ Chí Minh về sống ẩn cư tại quê nhà ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Những người yêu mến Trang Thế Hy có nhiều cách nhìn, cách lý giải khác nhau về việc ẩn cư của ông. Trang Thế Hy thì cho rằng việc này chính là... "đi chỗ khác chơi". Ông cho biết: "Tôi có được suy nghĩ này từ lời khuyên của một nghệ sĩ già, ông bảo: khi nào con viết hết được rồi thì nên biết đi chỗ khác chơi, đừng có bẹo hình bẹo dạng trong chốn trường văn trận bút, nhất là đừng để cho những người yêu mến mình phải đọc những câu lếu láo". Những lần ghé thăm và trò chuyện cùng Trang Thế Hy, tôi cảm nhận được sự hóm hỉnh, tính cách ung dung, tự tại và tư duy thâm trầm, sâu sắc của nhà văn Trang Thế Hy về con người, cuộc đời và văn chương nghệ thuật.
Phong thái và cách nói chuyện của nhà văn Trang Thế Hy giống như một hiền nhân hơn là một... nhà thơ. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm nhận được chất thơ thấp thoáng trong từng câu nói, phong thái và kiểu tư duy của nhà văn Trang Thế Hy. Theo cảm nhận của tôi, Trang Thế Hy là nhà thơ "ẩn danh" không chỉ trong cuộc đời mà trong cả trong những tác phẩm truyện ngắn của ông.
Thơ của Trang Thế Hy là thứ thơ đã được chưng cất từ những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc, mang tính máu thịt về số phận con người và cuộc đời. Trang Thế Hy là nhà văn làm thơ nên thơ của ông thường có sự pha trộn giữa giọng điệu của các nhân vật và giọng chủ đạo của nhà thơ để tạo dựng sự đối thoại và sự phức hợp giữa những giọng điệu khác nhau:
"Mẹ dạy:
"Có một thời ông nội cũng thơm bánh sữa như con hôm nay
đó là món quà thời gian tặng ông nội cách nay bảy mươi năm
"Thời gian như trẻ con hả mẹ,
Vui thì cho, giận thì đòi lại?"

(Lời dạy của mẹ về thời gian và văn minh)

"CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu,
Anh thì ngược lại,
anh yêu em trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp"
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng
làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.

(Lời nói dối nhân ái)
Trang Thế Hy thường sử dụng một vài yếu tố của cốt truyện, trong đó có sự đối thoại giữa các nhân vật để mở rộng cách nhìn, cách cảm về con người, sự vật. Tính triết luận trong thơ Trang Thế Hy không phải là sự triết lý khô khan mà chính là sự thăng hoa của cảm xúc, sự tan chảy của trí tuệ và sự chân thành của tiếng nói trái tim con  người:
"Miếng bánh mang dấu răng NÀNG  nằm buồn hiu
và khô queo trên mặt dĩa đầy xác kiến.
NÀNG đã từng cắn CHÀNG và CHÀNG biết răng
NÀNG không có độc.

Vậy cớ sao dấu răng NÀNG trên miếng bánh bị bỏ
quên lại tiêm vào tâm hồn CHÀNG một giọt nọc
không bao giờ tan của nỗi đau tuyệt ngọt?"

(Dấu răng)
Nỗi nhớ nhung
từ trái tim
chảy tràn xuống trang giấy thành thơ. 

Nàng ngỡ đó là định lý, nên thích lưu đày chàng
thật lâu trong cõi nhớ để gặt được nhiều thơ
nói về nàng.

(Định lý và định lý) 
Cái lạnh buồn của buổi chiều ẩm ướt giữa mùa mưa gợi lên trong tâm hồn người chuẩn bị biến thành tro câu tự hỏi không có lời giải đáp:
"Người bạn đường quyến rũ và tráo trở có tên là HY VỌNG
còn đang đi với ta hay đã bỏ rơi ta để đỏng đảnh với ai rồi?"

(Người bạn đường có tên là hy vọng)
Tư duy triết luận của nhà văn Trang Thế Hy không chỉ bộc lộ trong truyện ngắn, trong thơ mà còn biểu hiện qua những cuộc trò chuyện với mọi người và các cuộc trả lời phỏng vấn. Theo quan niệm của ông, nhà văn, nhà thơ không chỉ là người biết ứng xử có văn hóa mà còn phải biết gìn giữ nhân cách của mình trên từng trang viết, từng tác phẩm. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Trang Thế Hy từng thổ lộ: "Cái gì mình không yêu mến hay chưa kịp yêu mến thì đừng giả bộ yêu mến nó. Tôi luôn luôn tự dặn dò mình như vậy cả trong cuộc sống, chứ không phải chỉ khi viết văn thôi".
Nhà thơ không phải là người viết nên những câu thơ có vần điệu du dương, bay bổng mà chính là người phát hiện và khắc họa được chất thơ trong thẳm sâu tâm hồn con người và thế giới bí ẩn của sự vật, thiên nhiên. Nhìn ở góc độ bản chất của cơ chế sáng tạo thi ca, Trang Thế Hy là một nhà thơ theo đúng nghĩa - dù ông dành nhiều tâm huyết và thời gian cho công việc sáng tác truyện ngắn.
V.T.C

NGỤM BUỒN EM GIẤU DƯỚI ĐÁY SÔNG




Ngụm buồn em giấu dưới đáy sông
Bao tháng năm yên ngủ
Bất chợt một hôm giật mình tỉnh giấc
Hốt hoảng nhả từng ngụm buồn
Trừng lên vỡ tan thành con sóng
Rượt đuổi theo nhau khao khát khuấy động bến bờ

Tôi mơ màng đi giữa dòng sông
Đắm đuối vớt trăng trong cơn say phiền muộn
Chạm những con sóng luân hồi từ đáy dòng sông dâng hiến
Để ngã nhào theo đuổi bóng trăng tan

Tôi lịm dần trong mơ màng đắm đuối
Rã rời tan dưới đáy lòng sông
Chợt bàng hoàng với từng luồng sinh khí
Những ngụm buồn lặng lẽ áp môi hôn

Tôi trở về bên bến bờ cô độc
Ngắm trăng soi trên mặt nước yên bình
Và khờ khạo từng đêm chờ đợi
Ngụm buồn em giấu dưới đáy sông