Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

MÙI LỒN- THƠ VÔ LỐI HOÀNG VŨ THUẬT ( ĐỖ HOÀNG





MÙI là tên một bài thơ trong tập thơ " Mùi' của Tác giả Hoàng Vũ Thuật. Tập thơ được khá nhiều người khen ngợi, đặc biệt là với bài thơ MÙI.
Hoàng Thùy Anh đã nhận định : " Mùi chứa đựng trong nó những góc nhìn mới, chiêm nghiệm mới về thế giới, con người và thơ ca. Giọng điệu trầm tư, sâu lắng, đậm chất suy tưởng, liên tưởng đan cài với kiểu kết cấu mới lạ trên cái nền không - thời gian vừa trần tục vừa hư ảo tạo nên những thi ảnh phức hợp, đa nghĩa, tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút riêng cho Mùi. Khó khái quát hết ý đồ nghệ thuật mà Hoàng Vũ Thuật gửi gắm qua bài viết ngắn này, nhưng có thể khẳng định, Mùi giàu tính hàm súc, đa nghĩa, hứa hẹn nhiều sáng tạo độc đáo ở người đọc". ( Mùi - Khát vọng trong thơ Hoàng Vũ Thuật-VNTP HCM)

Về bài thơ Mùi, TS Trần Hoài Anh đã viết " ...Và đây chính là mùi hiện sinh, một cảm thức chủ đạo tan chảy trong thơ Hoàng Vũ Thuật, cái mùi mà bằng sự cảm nhận tinh tế của một thi nhân luôn khắc khoải trước số phận con người, anh đã nhìn thấy sự “lây nhiễm” của nó đối với nhân tính, khi con người ngày càng tha hóa khủng khiếp trước quyền lực, dục vọng, tiền tài...

Mùi...
có thể viêm nhiễm sau cuộc giải phẫu
có thể mới ra đời đã biến mất
có thể từ trời cao đổ xuống từ dưới đất trồi lên
....
mùi mưa mùi nắng mùi gió mùi cáu bẩn
mùi nguyên trinh
mùi kiệt quệ mùi phục sinh mùi mùa
mùi của mùi.
(Mùi)
( Mùi hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật- VNTP HCM)

Thế nhưng với sự bộc trực vốn có , Đỗ Hoàng đã thẳng thắn chỉ trích bài thơ " Mùi", cho đây là một bài thơ "Vô Lối" và ông đã " dịch" bài thơ đặt cho nó cái tựa thực với chính nó " Mùi Lồn".

Hẳn nhiên có người đồng tình với Đỗ Hoàng cũng có người không. " Cái mùi đàn bà" đã tạo ra biết bao biết bao thi phẩm tuyệt đẹp nhưng giờ cái " Mùi hương " ấy chỉ toát ra từ một nơi rất "tế nhị" .

MÙI

thơ Hoàng Vũ Thuật

ở đâu đó rất xa vừa nhìn thấy vừa không nhìn thấy
nghe được sờ được

dòng thác nóng ran hai bờ đêm

nguyên bản cuộc sống vốn thế
cơn sốt bất thần run bần bật

có thể viêm nhiễm sau cuộc phẫu có thể mới ra đời đã biến mất
có thể từ trời cao đổ xuống từ dưới đất trồi lên

mằn mặn nhàn nhạt hương một loài
hoa không tên gọi

mùi mưa mùi nắng mùi gió mùi cáu bẩn mùi nguyên trinh
mùi kiệt quệ mùi phục sinh mùi mùa

mùi của mùi

29/12/2010

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

MÙI LỒN!

ở nơi nào đó rất xa,
vừa nhìn thấy bóng ta bà vừa không.
nghe sờ được một dòng thác nóng
hai bờ đêm cháy bỏng râm ran.
nguyên sơ cuộc sống trần gian
bất thần cơn sốt lan tràn bật run.
sau phẫu thuật nhiễm trùng có thể
cái mới ra nhỏ bé đi tong.
từ trời đổ xuống khoảng không
từ đất nảy nở một dòng trồi lên
hương loài hoa chẳng có tên
mằn mặn nhạt nhạt mắm nêm quê nhà.
muì mưa nắng, mùi bùn sa
mùi trinh bạch, mùi thối tha…
mùi mùi!

Vỹ thanh:
Cuối cùng còn lai mùi tui (*)
Cái mùi vô lối mần đui mũi người!
(*) Tôi – tiếng Quảng Bình
Hà Nội ngày 4 – 1- 2016
Đ - H

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Văn chương nước Việt bét nhè bởi ông Nguyễn Lộc bút đè giáo khoa...(*)






Tran Manh Hao




SUỐT HÀNG CHỤC NĂM TRỜI, SÁCH GIÁO KHOA VĂN LỚP 10 CỦA BỘ GIÁO DỤC TỪNG DẠY SAI, DẠY BẬY VỀ THƠ NGUYỄN KHUYẾN, BIẾN NGUYỄN KHUYẾN THÀNH CHÍ PHÈO SUỐT NGÀY SAY LÈ NHÈ.


Trần Mạnh Hảo.

Là người Việt Nam từng được cắp sách đến trường, chắc ai trong chúng ta thảy đều yêu thích và thuộc ba bài thơ : "Thu vịnh", "Thu điếu" và "Thu ẩm" của thi hào Nguyễn Khuyến ? Sách giáo khoa văn học lớp 11 tập 1 do Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cho học sinh các tỉnh miền Nam, cụ thể phần thơ Nguyễn Khuyến do Phó Giáo sư Nguyễn Lộc viết, được nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ ba năm1993, đến nay 1998 đã được tái bản tới bảy, tám lần đều có dạy ba bài thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Ngoài sách giáo khoa Văn học dành cho học sinh, nhóm biên soạn trên còn biên soạn thêm một sách giáo khoa Văn học dành cho giáo viên đi kèm, cốt ý chỉ giáo, hướng dẫn giáo viên cách hiểu và cách giảng dạy các bài thơ văn. Rất tiếc, bên cạnh những chỉ dẫn, những gợi ý khá đúng đắn cho giáo viên và học sinh hiểu và cảm được ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, còn một số điều bất cập mà người soạn sách mắc phải. Để giáo viên và học sinh hiểu đúng ba bài thơ trên của Nguyễn Khuyến, chúng tôi xin góp ý với người soạn sách và nhà xuất bản Giáo dục đôi điều sau đây.

Giải thích câu thơ " Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái " trong bài "Thu vịnh", PGS Nguyễn Lộc viết trong phần chú thích trang 52, sách Văn học lớp 11, tập 1 dành cho học sinh các tỉnh miền Nam như sau :" Hoa năm ngoái : hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại đến bây giờ. Đây là cảnh tả thực ". Người soạn sách đã hiểu sai câu thơ này của Nguyễn Khuyến nên cũng bắt giáo viên và học sinh dạy và học sai câu thơ. " Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ", Nguyễn Khuyến muốn nhắc lại ý của câu thơ Sầm Tham " Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa " ( Xuân nay lại nở hoa năm ngoái) và cũng nhắc lại ý câu thơ của Thôi Hộ :" Đào hoa y cựu tiếu đông phong" mà Nguyễn Du đã chuyển thành Việt ngữ tuyệt vời như sau :" Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Mùà thu, Nguyễn Khuyến nhìn những bông hoa trước giậu vừa nở, tưởng hoa năm ngoái lại về, sao lại giải thích sai câu thơ cho giáo viên dạy và học trò học rằng :" hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại tới bây giờ ". Phàm những hoa nở trong mùa thu, khi tàn sẽ bị những trận gió mùa đông bấc dữ dội quật nát tan, chứ làm sao còn được "ép khô " mà đứng giữa trời như Nguyễn Lộc viết. Hoá ra Nguyễn Khuyến vịnh hoa khô chứ không phải hoa thật ư ? Vả lại, ý niện "năm ngoái" Nguyễn Khuyến dùng đây chỉ thời gian ước lệ, thuở nước chưa mất, hồn nước xưa còn hiện về trong hồn hoa.

Trong sách Văn học lớp 11, tập 1, dành cho giáo viên, xuất bản năm 1991 vẫn dùng cho niên học 1998-1999 này, PGS Nguyễn Lộc giải thích câu thơ thứ 3 trong bài "Thu vịnh " như sau :" Nước biếc trông như tầng khói phủ ", thì không phải là khói đang phủ dần mặt nước, mà nó đã phủ rồi" ( tr. 50). Quả là tác giả sách giáo khoa chưa hiểu đúng câu thơ trên của Nguyễn Khuyến. Nước ao hồ mùa thu trong câu thơ kia xanh quá trông giống như khói, chứ không phải ao hồ đã bốc khói như sách giáo khoa giải thích. " Nướùc biếc TRÔNG NHƯ tầng khói phủ ". Nguyễn Khuyến dùng chữ TRÔNG NHƯ, tức là không phải như thế, trông như khói nhưng không phải khói. Giống như ta ví von rằng cô X. trông như vợ tôi, tức là cô X. không phải vợ tôi và ngược lại. Hoặc hoa phượng trông như lửa cháy thì sao hoa phượng có thể biến thành lửa cháy được ? Vậy nên khi sách giáo khoa bảo rằng " Không phải là khói đang phủ dần mặt nước mà nó đã phủ rồi" là sai với tinh thần câu thơ của Nguyễn Khuyến. Cũng cần phải nói thêm ở trang 53 sách Văn học giáo viên, tác giả còn trích sai câu thơ này như sau :" Mặt nước trông như tầng khói phủ "

Khi giải thích hai câu cuối cùng của bài "Thu ẩm", trong sách Văn học dành cho giáo viên trang 52, PGS Nguyễn Lộc viết :"" Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy / Độ năm ba chén đã say nhè ". Câu 7 không có một động từ nào. Câu 8 thì có động từ say, nhưng ở đây là say nhè. Say nhè là say nói lè nhè chứ không phải say mặt đỏ bừng bừng đi quệnh quạng, lảo đảo rồi ngã dúi ngã dụi giống như trong câu thơ của Tản Đà :"Đất say đất cũng lăn quay / Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười ?". Người viết sách giáo khoa này không chỉ hiểu sai câu thơ của Tản Đà, mà hiểu rất sai bài thơ " Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến khi ông giải thích hai câu cuối cùng của bài thơ như trên. Qua câu 7 của bài thơ, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc hiểu rằng ông là người uống rượu kiểu tiên tửu, tâm tữu chứ không phải tục tửu kiểu Lưu Linh ; rằng ông mang tiếng hay rượu nhưng khả năng uống rượu lại rất hạn chế, chẳng qua mượn rượu làm cái cớ, làm chất xúc tác thôi, chứ rượu và say không phải mục đích của mình :" Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy ". Tiếp theo là câu 8 :" Độ năm ba chén đã say nhè ". Câu thơ này là một vế chưa nói hết của câu thứ 7 ; rằng tôi chỉ uống độ năm ba chén thôi là đã có thể say rồi đó nha, đó nhe, hoặc là uống độ năm ba chén là say nhè đấy ! " Độ năm ba chén đã say nhè" là một cách nói ví phỏng về sự uống rượu của mình chứ không phải tác giả bảo mình đã uống tới "năm ba chén đã say nhè " như sách giáo khoa giải thích.

Ta cần chú ý từ "Độ" ở đây có ý phỏng chừng chứ không phải có ý khảng định rằng mình đã xới tới "năm ba chén". Mà ngay cả " năm ba chén " ở đây cũng chỉ là con số áng chừng, không cụ thể. Kết hợp câu 7 lại với câu 8 của bài "Thu ẩm" cho chúng ta một cách hiểu biểu trưng, rất quy ước chứ không hề cụ thể như sách giáo khoa giải thích ; rằng có thể nhà thơ mới chỉ nhấm nháp chút rượu lấy hứng thôi, chứ thực ra chưa uống tới " năm ba chén" đâu. Nếu cứ hiểu ép, hiểu lấy được, bất chấp bút pháp ước lệ của nhà thơ mà cho rằng ông đã uống tới "năm ba chén " để đến mức " say nhè" thì cái sự " nhè " ở đây hoàn toàn không phải sự "say nhè " mà sách giáo khoa phân tích rằng " say nhè là say nói lè nhè", say kiểu Chí Phèo uống rượu.

Hiểu như thế quả tình đã giết chết tinh thần ung dung tự tại, tinh thần tiên phong đạo cốt của bậc túc nho Nguyễn Khuyến đang mượn ly rượu nhỏ mà uống cả hồn mùa thu tĩnh lặng, tuyệt vời trong chiếc ao con. Cần phải biết rằng trong thơ luật Đường mà Nguyễn Khuyến xử dụng ở đây với tinh thần " thi tại ngôn ngoại", rằng nói vậy nhưng không phải vậy đâu. Người soạn sách giáo khoa đã bị chữ "say nhè" úm, thành ra không còn tỉnh táo, mới bảo lão ẩm trong bài thơ đã say đến mức nói lè nhè thì còn gì là mùa thu Nguyễn Khuyến nữa. Hãy đọc kỹ bài "Thu ẩm" xem, Nguyễn Khuyến đâu có nói lè nhè mà ông rất tỉnh táo, thông qua ngôn ngữ thơ hết sức chính xác và tinh tế, nhà thơ đã mang toàn bộ hồn vía của mùa thu vào giấu trong ly rượu nhỏ, để biến ao thu thành nỗi say người. Vả lại, một người đã say nhè, say nói lè nhè như sách giáo khoa hiểu, không bao giờ tự nhận mình say.

Cho nên chỉ có người tỉnh táo mới bảo rằng tôi mang tiếng uống rượu hay, nhưng tửu lượng rất kém, uống độ "năm ba chén đã say nhè" đấy bạn ạ. Nghĩa là trong bài thơ " Thu ẩm", Nguyễn Khuyến chưa hề uống tới " năm ba chén" và chưa hề " say nói lè nhè " như sách giáo khoa áp đặt. Trong câu hỏi hướng dẫn học tập trang 53, sách Văn học cho học sinh, tác giả đã hướng dẫn sai tinh thần bài "Thu ẩm" như sau :"Đọc bài thơ có ấn tượng nhà thơ nhìn cảnh vật qua cảm giác chếnh choáng của người say. Em có cảm thấy như thế không ? Do những yếu tố nào mà có cảm giác ấy ?".

Tác giả phần sách giáo khoa này đã hướng dẫn chưa đúng tinh thần bài thơ " Thu ẩm " trong sách Văn học dành cho giáo viên ở trang 54 như sau :"Đặc biệt trong bài "Thu ẩm" thì cách cảm nhận thiên nhiên rõ ràng là của một người say, của một ông già say. Cố nhiên ở đây say mà vẫn tỉnh nên nhà thơ mới quan sát được, mới làm thơ được. Nhưng chính qua cái nhìn của một người say nên mọi cái trong bài thơ dường như cũng chếnh choáng, cũng nhòe nhoẹt, nghiêng ngả." Cả bài "Thu ẩm" dù tìm đến nổ mắt cũng chẳng thấy chỗ nào, cảnh nào " chếnh choáng, nhòe nhoẹt, nghiêng ngả" như sách giáo khoa áp đặt. Đến đây, tác giả sách giáo khoa này có thể sẽ dùng câu thơ thứ 6 trong bài :" Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe" để biện bác rằng nhà thơ không say rượu sao mắt lại, "đỏ hoe"? Nếu Nguyễn Khuyến chỉ cốt khoe sự mắt " đỏ hoe" của mình là vì say rượu thì bài thơ thường quá, xoàng quá, cần gì phải dạy trong nhà trường.

Cái sự " Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe" có thể có một chút nguyên nhân do hơi rượu, nhưng ai bảo nguyên nhân chính của sự mắt "đỏ hoe" kia nơi nhà thơ không phải là do lòng cảm động, xúc động trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc giấu trong hồn thu quanh nhà tạo nên ? Mà giang sơn ấy nay đã mất rồi, đã không còn hồn nước cũ nữa nên ông phải từ quan về ở ẩn, đau đớn mà lặng thinh ngồi cô đơn một mình ngắm mùa thu, hồn thu, như ngắm hồn nước cũ. Tâm trạïng ấy nhà thơ đã thể hiện trong toàn bộ thơ văn của mình mà cụ thể nhất nơi bài thơ "Cuốc kêu cảm hứng ". Một trí thức lớn, một tâm hồn thơ lớn, một nhân cách lớn như Nguyễn Khuyến, ai bảo ông không có thể ứa nước mắt, "đỏ hoe " con mắt vì những điều hệ trọng, thiêng liêng này chứ không hẳn chỉ vì một ly rượu nhạt ?

Chính vì chưa hiểu được tâm thức nơi hồn thơ Nguyễn Khuyến khi ông viết ba bài thơ tuyệt tác về mùa thu mà PGS Nguyễn Lộc ở trang 54 sách Văn học dành cho giáo viên như đã dẫn mới viết như sau :" Trong hai bài "Thu vịnh " và "Thu điếu" là cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của một người nhàn nhã, lòng thư thái." Không, cái nhàn nhã, cái thư thái chỉ là hiện tượng, chỉ là bề mặt của hai bài thơ trên chứ bản chất của hồn thơ Nguyễn Khuyến chừng như không một chút thư nhàn. Tức cảnh, sinh tình, mượn cảnh vật, mượn mùa thu, ao thu để nói lên tâm trạng u uẩn, u hoài, u tịch, cô đơn, thương nước nhớ nước cũ đã mất về tay giặc chính là chiều sâu tâm thức của hồn thơ Nguyễn Khuyến. Hồn thơ ấy núp vào mùa thu mà bàng bạc cảm thương một nỗi quan hoài, một niềm canh cánh khôn khuây về nước cũ, vua cũ không còn thực quyền trên đất nước mình nữa. Nhà thơ ngồi vịnh cảnh mùa thu mà hồn vía hầu như toàn hướng về "hoa năm ngoái", "ngỗng nước nào", vừa cất bút lên đã thẹn vời ông Đào Tiềm đời Tấn. Nỗi thẹn, nỗi xưa, nỗi buồn thu man mác mà sâu thăm thẳm hơn cả trời đất kia chính là tấm lòng thương nước, nhớ nước đến tím ruột bầm gan nơi nhà thơ, sao sách giáo khoa dám bảo ông vịnh cảnh thu với lòng thư thái, nhàn nhã được ?

Việc sách giáo khoa giảng giải chưa đúng tinh thần ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, thành ra giáo viên cứ thế mà giảng sai, học sinh cứ thế mà học sai suốt cả chục năm, suốt cả hàng bảy tám lần tái bản, thử hỏi có phải là việc quá ư hệ trọng hay chỉ là việc bình thường ? Chúng tôi muốn thông qua bài báo này để đánh động dư luận toàn xã hội hãy chú ý đến con em mình hơn nữa; bằng cách chú ý đến những gì các em đang học trong nhà trường từ mẫu giáo đến đại học, ít nhất cũng cần kiểm tra lại sách giáo khoa, để xem trường hợp dạy sai thơ Nguyễn Khuyến như trên chắc chưa phải là trường hợp duy nhất .,.

Sài Gòn ngày 7-10-1998

T.M.H.

* Tựa do chủ blog đặt

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

ĐẶT TÊN ...





Đỗ Hàn

Phòm phớn phở bước vào nhà cụ Tén.
Cụ đang ngồi thư thái thưởng trà. Phòm cất giọng:-“ Thưa cụ, con thay mặt dân làng cảm tạ cụ đã hiến trên 1000 mét vuông đất để dân làng làm sân sau của nhà đền ạ!”Cụ Tén xua tay: Chuyện có gì đâu bác Phòm. Đấy là đất tôi chớp thời cơ mua được, còn như bác hiến cả đất hương hỏa của các cụ để làm đường dân sinh mới đáng phục.
- Dạ, cháu là ….
- Vưỡn biết bác làm cán bộ. Cán bộ làm gương thế, dân ai dám không theo!
- Thưa cụ, chúng con đang tính xin ý kiến dân làng và Ủy ban Xã, đặt tên cái cầu sau đền, chỗ đất cụ hiến , là cầu cụ Tén ạ! -Cụ giãy nảy: - “Ấy chết, bác đừng làm tôi tổn thọ!”Rồi cụ nghiêm mặt: - Bác Phòm ạ, cái tên Tén là tên cha mẹ đặt cho tôi. Tôi không muốn lúc nào cũng có người réo tên cúng cơm của tôi. Bác hiểu không!?
- Dạ! Cháu xin lỗi vì sự ngu dốt ạ!
- Đó là các bác chưa nghĩ đến thôi. Chứ bác để ý mà xem. Cuối phố huyện mình có cái cầu cô Hương. Chẳng biết từ xa xưa dân ở đó quý trọng cô như thế nào. Nhưng nghe lũ trẻ nó nói: “ Cướp trên đầu cô Hương!”, rồi “ Có đái qua đầu cầu cô Hương mà đái!!!” Rồi chúng hẹn nhau lên cầu cô Hương hôn hít sờ mó nhau, ô uế cả cầu, hổ cả tên cô.
- Thế ý cụ thì đặt tên các cầu, các phố, các đường phố thì…
- Tôi chẳng dám Gái góa bàn chuyện triều đình. Nhưng cũng thế cả thôi!
Theo tôi thì đừng nên lấy tên cúng cơm đặt tên đường, chỉ lấy công tích hay địa danh phát tích của Người đó thôi. Ví như Đường Hai bà Trưng thì tên là Mê Linh, Đường Trần Hưng Đạo thì tên là Chí Linh, Đường Nguyễn Trãi thì tên là Côn Sơn, đường Lê Lợi thì là Lam Sơn…
Phòm gật gù. Tán thưởng. Rồi bỗng dưng đứng phắt dậy: Vậy thì đường Lê Lai tên là đường Cứu chúa, đường Phạm Ngũ Lão là đường Đan sọt, đường Yết Kiêu là đường Đục thuyền, đường Trịnh Văn Bô là đường 5000 lượng vàng…
Phòm bỗng lắc đầu: - Không ổn, không ổn cụ ạ! Nếu thế thì đường La Văn Cầu tên là đường Lựu đạn, Đường Bế văn Đàn là đường Giá súng, đường Phan Đình Giót là đường Lỗ Châu mai à? Ghê quá! Ghê quá! Rồi đường Nguyễn Bính là đường Lỡ bước sang ngang, đường Chế Lan Viên là đường Điêu tàn, Đường Trần Mai Ninh là đường Nhớ Máu à…Nghe sợ!
- Thế ý bác Phòm thì nên thế nào?
- Theo cháu thì Thủ đô và các thành phố lớn, ngoài các phố cổ Hàng Nón, hàng Đào, hàng Thùng… ra thì nên lấy tên các tỉnh thành cả nước. Có đường Lạng sơn, đường Phú Thọ, đường Trà vinh, đương Cà Mau…Rồi lấy đến cấp huyện, có đường Tam Quan, đường Củ Chi, đường Phù Ninh, đường Quảng xương, đường Thuận Thành… Có những con phố mang tên Độc lập, Tự do, Hạnh Phúc, phố Tình yêu, Thân ái, Thương yêu… Rồi phố Sao Hỏa, phố Sao Kim, phố Sao Thổ… Còn các phố Hoa nữa, phố Hoa Cúc, Phố Hoa Hồng, Phố Hoa Lan…Chao ôi! Thành phố sẽ tràn ngập hoa!!! Còn ở thôn quê, cần ghi công đức ai thì lấy họ và tên đệm của người đó đặt cho công trình ạ.
Cụ Tén chưa hiểu, vẫn ờ ờ… thì Phòm nói luôn: “ – Ví như cụ họ Lê Hữu, chúng con xin đặt tên cầu là CẦU LÊ HỮU, vừa nhớ ơn cụ Lê Hữu Tén, vừa nhắc nhở cả dòng họ Lê Hữu luôn noi gương và phải làm gương như cụ ạ!
Cụ Tén cười móm mém: “ Bác giỏi, giỏi…”. Mũi Phòm cũng phập phồng theo hơi thở và tiếng cười khộc khộc cố nén trong họng!
Làm trưởng thôn phải thế đấy!

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

BÀI TOÁN KHÓ NHẤT: Ý THỨC THE HARDEST PROBLEM: CONSCIOUSNESS




Phạm Viết Hưng

Ai cũng biết ý thức tồn tại, nhưng không ai biết bản chất ý thức là cái gì. Các nhà khoa học muốn nắm bắt được ý thức, nhưng họ chỉ tóm được cái bóng của nó chứ không phải bản thân ý thức. Vấn đề bản chất của ý thức đã trở thành bài toán khó nhất đang thách thức khoa học…(Everyone knows that consciousness exists, but no one knows what the nature of consciousness is. Scientists want to grasp consciousness, but they grasp only its shadow, not the consciousness itself. The problem of consciousness’ nature has become the hardest problem challenging science…)

Nếu có một cái gì đó hiển nhiên rõ ràng nhất nhưng lại bí ẩn khó hiểu nhất thì đó là Ý THỨC.

Ngay từ thời cổ Hy Lạp, một nhà thông thái bậc nhất như Socrates cũng đã phải thốt lên: “Tôi biết rằng tôi chẳng biết gì cả” (I know that I know nothing), rồi ông khuyên: “Hãy hiểu chính mình” (Connais-toi, toi même!). Dường như ông muốn nói với người đời rằng bao nhiêu hiểu biết cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không hiểu chính mình. Thế nào là hiểu chính mình? Ấy là đặt ra những câu hỏi về bản thân mình và trả lời những câu hỏi đó, chẳng hạn: sự hiểu biết của mình có đầy đủ không? Sự hiểu biết của mình có đúng đắn không? Tại sao mình có thể nhận biết, tư duy, cảm xúc, suy tưởng? Sự vật mà mình nhận thức được là hiện thực khách quan hay chỉ là ảo ảnh do ý thức tạo ra? Bản chất của ý thức là gì?… Có lẽ Socrates không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi này nên ông cảm thấy bao nhiêu sự biết của mình vẫn như chẳng biết gì cả. Trở ngại chính đối với ông có lẽ là bí mật về bản chất của ý thức.

Từ đó đến nay, ngót 2 thiên niên kỷ rưỡi đã trôi qua, loài người đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong sự hiểu biết thế giới, nhưng dường như vẫn dậm chân tại chỗ trong sự hiểu biết về chính mình, mặc dù các nhà triết học và khoa học không ngừng nghiên cứu, thảo luận, tranh cãi về bản chất của ý thức. Tình hình này đã được phản ánh rõ ràng và thú vị trong một bài báo của Oliver Burkeman trên tờ The Guardian của Anh ngày 21/01/2015. Tiêu đề là một câu hỏi chất vấn: “Tại sao những trí tuệ vĩ đại nhất thế giới đều bất lực trước bí mật của ý thức?” ( Why can’t the world’s greatest minds solve the mystery of consciousness? ).

Hỏi tức là đã trả lời: Bí mật của ý thức vượt quá khả năng của những trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại. Một trong những trí tuệ đó là René Descartes (1596-1650), nhà toán học và triết học trứ danh của nước Pháp và thế giới, cha đẻ của Hình học Giải tích, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại.

1/ Luận thuyết Descartes

Từ nửa sau thế kỷ 20 cho tới nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo ra một lợi thế rất lớn trong việc nghiên cứu bản chất của ý thức. Ấy là sự ra đời của một ngành khoa học “chạm” vào ý thức của con người: Khoa học về “Trí thông minh nhân tạo” (Artificial Intellgigence), viết tắt là AI. Thành tựu của AI đã và đang làm cho mọi người kinh ngạc, nhiều dự đoán cho rằng AI sẽ chế tạo ra những robots thông minh bằng và hơn con người trong một tương lai không xa. Năm 1997, chương trình Deep Blue đã đánh cờ thắng vua cờ Gary Kasparov, làm cho niềm hy vọng chế tạo ra trí thông minh trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.

Nhưng đúng vào lúc đó, khi tư duy logic cơ giới thô thiển hí hửng nhất, thì những nhà khoa học có đầu óc triết học sâu sắc lại nhận ra sự thật của trí thông minh là cái gì ─ cái mà từ xưa tới nay từng được coi là thước đo của trí thông minh là tư duy logic tính toán hóa ra không phải là “thành phần chủ yếu của tư duy thực sự”, như Douglas Hofstadter nhận định trong cuốn sách nổi tiếng của ông, “Gödel, Escher, Bach”. Đây là một cuốn sách từng đoạt Giải Pulitzer, một sách “gối đầu giường” của tất cả các nhà khoa học về trí thông minh nhân tạo hiện nay, một tác phẩm đặc biệt chuyên sâu dành cho tất cả những ai quan tâm tới vấn đề bản chất của ý thức và trí thông minh của con người. Nguyên văn câu nói của Hofstadter như sau:

“Khi một hoạt động trí não nào đó đã được chương trình hóa thì người ta sẽ mau chóng ngừng coi nó như một thành phần chủ yếu của tư duy thực sự” (Once some mental function is programmed, people soon cease to consider it as an essential ingredient of real thinking) [1]

Đó là một nhận định mang tính cách mạng về bản chất của ý thức, làm tiêu tan hy vọng của những ai tưởng rằng có thể giải mã bí ẩn của ý thức thông qua công nghệ trí thông minh nhân tạo.

Nếu quả thật toàn bộ ý thức có thể chương trình hóa thì chắc chắn đến một lúc nào đó con người sẽ có thể chế tạo ra những robots có ý thức, và như thế thì ý thức không còn gì là bí mật nữa. Khi đó ý thức có thể được xem như kết quả của một hệ thống vật chất hoạt động theo những quy tắc logic xác định. Có nghĩa là thành tựu của khoa học và công nghệ AI một mặt nói lên sức mạnh của tư duy logic, nhưng mặt khác chỉ ra rằng tư duy logic chỉ là một bộ phận của ý thức và thậm chí không phải là bộ phận chủ yếu của tư duy thực sự. Theo tờ The New York Times, Hofstadter cho rằng ý thức thực sự của con người nằm ở tư duy cảm xúc, chẳng hạn như soạn nhạc, viết văn ─ “những lĩnh vực đòi hỏi một linh hồn” (they require a soul), cái mà robots không có và không bao giờ có thể có [1].

Tại sao robots không thể có tư duy cảm xúc? Đơn giản vì cảm xúc không tuân thủ chương trình, cảm xúc là một dạng tư duy phi logic (non-logical thinking) trong khi computer là một cỗ máy hoạt động theo chương trình..

Tóm lại, thành tựu của AI càng làm cho vấn đề bản chất của ý thức càng trở nên khó hiểu hơn. Nó chỉ ra rằng con người, hay sự sống nói chung, là những thực thể hoàn toàn khác biệt với những cỗ máy, mặc dù con người và sự sống nói chung cũng có những yếu tố của những cỗ máy.

Bài báo trên tờ The Guardian ngày 21/01/2015 (đã dẫn) cũng có những ý kiến làm sáng tỏ thêm nhận định nói trên. Xin tóm lược một đoạn thú vị nhất:

Các nhà triết học và khoa học đã tranh cãi nẩy lửa trong hàng thập kỷ nay về vấn đề cái gì làm cho con người phức tạp hơn robots. Bộ não đặt ra đủ các loại bài toán làm cho các nhà khoa học phải bận tâm. Chẳng hạn, chúng ta học như thế nào, làm thế nào để ghi nhớ, hoặc để nhận biết sự vật? Có một số bài toán được xếp vào loại dễ, thí dụ: Làm thế nào để bạn biết rụt tay lại khi chạm phải nước nóng, hoặc nghe thấy tên mình trong một căn phòng hội hè ồn ào? Nếu có đủ thời gian và tiền tài trợ, một ngày nào đó các chuyên gia về thần kinh có thể sẽ đưa ra lời giải đáp. Chỉ có một bài toán duy nhất thực sự khó, được gọi là Bài toán Hóc búa về Ý thức (the Hard Problem of Consciousness), nội dung gồm những câu hỏi như: Tại sao mọi quá trình phức tạp diễn ra bên trong bộ não có cảm giác như từ bên trong nội tâm? Tại sao chúng ta không chỉ thông minh như robots (nói cách khác, tại sao chúng ta không ngu như robots) tức là chỉ có khả năng ghi nhận thông tin, hoặc có phản xạ đáp ứng với ngoại cảnh như tiếng ồn hoặc mùi vị của thức ăn bốc lên từ xoong chảo,… nhưng vẫn dốt đặc và trống rỗng cuộc sống nội tâm? Và làm thế nào mà bộ não sản sinh ra những cảm xúc nội tâm đó? Làm thế nào mà một bộ não nặng khoảng 1.4kg với những mô não mầu hồng nhạt nằm bên trong hộp sọ lại có thể làm nẩy sinh ra một cái gì đó đầy bí ẩn như ý thức về sự sống mà nó và toàn bộ cơ thể được gắn vào sự sống đó?
Khởi nguồn những tranh cãi về bản chất của ý thức dẫn chúng ta đi ngược trở về quá khứ những năm 1600, khi René Descartes nêu lên một luận thuyết về ý thức mà hàng trăm năm sau vẫn là chủ đề để các học giả tiếp tục tranh cãi mà không tìm thấy lời giải. Một mặt Descartes nhận thấy không có cái gì rõ ràng hơn và khó bác bỏ hơn một thực tế là tất cả chúng ta đều có ý thức. Về lý thuyết, tất cả mọi thứ mà bạn nghĩ là bạn biết về thế giới đều có thể chỉ là một ảo ảnh được tạo ra để đánh lừa bạn, nhưng bản thân ý thức thì không thể là một ảo ảnh. Mặt khác, hiện tượng quen thuộc nhất và chắc chắn nhất này lại không tuân thủ bất kỳ một quy luật thông thường nào của khoa học. Nó dường như không phải là vật chất. Nó không thể quan sát được, ngoại trừ sự cảm nhận từ bên trong, bởi chính ý thức của con người. Thậm chí nó không thể thực sự mô tả được. Do đó, Descartes kết luận, ý thức phải được tạo ra bởi một chất liệu gì đó đặc biệt, phi vật chất, không tuân thủ các định luật của tự nhiên; vì thế ý thức ắt phải là một cái gì đó do Chúa truyền cho chúng ta.

Luận thuyết Descartes nói trên đẩy khoa học duy vật vào tình trạng bế tắc: thừa nhận luận thuyết Descartes thì tự bác bỏ mình, không thừa nhận thì buộc phải chứng minh ý thức là vật chất. Nhưng làm thế nào để chứng minh?

Bế tắc! Bốn thế kỷ qua không có chứng minh nào cả! Thành tựu của khoa học về trí thông minh nhân tạo cho thấy trí thông minh thực sự nằm ở cảm xúc, một dạng ý thức phi logic, không tuân thủ bất kỳ một chương trình nào cả, và do đó nó nằm ở bên kia tầm với của khoa học. Trớ trêu thay, khoa học về trí thông minh nhân tạo không những không chống lại Descartes, mà vô tình còn ủng hộ Descartes.

Vậy là sau bốn thế kỷ, luận thuyết Descartes vẫn giữ nguyên giá trị. Bất chấp sự thắng thế của chủ nghĩa duy vật trong thế kỷ 20, những trí tuệ vĩ đại nhất trong thế kỷ này vẫn nghiêng về phía Descartes. Nhận định này có thể kiểm chứng thông qua tư duy của những đại diện khoa học lớn nhất trong thế kỷ 20.

2/ Các nhà khoa học giỏi nhất nghĩ gì về bản chất của ý thức?

Muốn bác bỏ Descartes thì phải chứng minh ý thức là vật chất. Rất nhiều công trình nghiên cứu muốn quy ý thức về một dạng năng lượng, nhưng khốn thay, không có cách nào để phát hiện ra dạng năng lượng đó. Vậy hãy tìm hiểu xem những bộ não vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 và hiện nay nghĩ gì về vấn đề này.

Max Planck là cha đẻ của khái niệm lượng tử, mở đầu cuộc cách mạng vĩ đại về nhận thức trong thế kỷ 20. Tầm vóc khổng lồ về khoa học và tư tưởng của ông là điều không thể bàn cãi. Các nhà khoa học duy vật rất ngại trích dẫn Planck bởi uy tín của ông quá lớn, nhưng ông lại có những phát biểu đối nghịch hoàn toàn với chủ nghĩa duy vật. Thật vậy, ông tuyên bố:

“Tôi coi ý thức là nền tảng căn bản, và vật chất bắt nguồn từ ý thức. Chúng ta không thể biết được những gì đằng sau ý thức. Mọi thứ chúng ta bàn đến, mọi thứ mà ta coi là đang tồn tại, đều do ý thức mặc nhận” (I regard consciousness as fundamental. I regard matter as derivative from consciousness. We cannot get behind consciousness. Everything that we talk about, everything that we regard as existing, postulates consciousness) [2]

Ý Planck muốn nói ý thức là gốc rễ của mọi nhận thức, phải có ý thức thì mới nhận biết được vật chất, vì thế không thể giải thích cái gốc rễ ấy là cái gì được. Giống như trong một hệ logic, không thể giải thích hệ tiên đề của hệ logic đó, vì hệ tiên đề là những nguyên lý đầu tiên chỉ có thể thừa nhận như một tiên nghiệm. Trong một trường hợp khác, ông nhắc lại ý kiến này trên phạm vi toàn vũ trụ.

“Mọi vật chất bắt nguồn và tồn tại chỉ vì một lực… Chúng ta phải thừa nhận đằng sau lực này tồn tại một Trí Tuệ có ý thức và thông minh. Trí Tuệ này là cái sinh ra mọi vật chất” (All matter originates and exists only by virtue of a force… We must assume behind this force the existence of a conscious ans intelligent Mind. This Mind is the matrix of all matter) [3]

Chú ý rằng chữ “Trí Tuệ” trong câu nói trên được Planck viết hoa. Vậy Trí Tuệ đó là gì nếu không phải Nhà Thiết kế Thông minh của vũ trụ mà Lý thuyết Thiết kế Thông minh ngày nay mô tả?

Người hiểu rõ khái niệm năng lượng hơn ai hết là Albert Einstein, nhưng Einstein chưa bao giờ thể hiện quan điểm coi ý thức như một dạng năng lượng, dù chỉ ở mức nghi vấn hoặc đặt vấn đề. Công thức nổi tiếng của ông, E = mc^2 , thâu tóm toàn bộ năng lượng và vật chất trong vũ trụ, nhưng không có chỗ cho ý thức ở đó. Ngược lại, ý thức đối với ông vẫn là một cái gì đó hoàn toàn không thể hiểu được, nó không thể là vật chất. Ông nói:

“Điều khó hiểu nhất về vũ trụ là ở chỗ nó có thể hiểu được” (The most incomprehensible thing about the universe is that it is comprehensible).

Còn ai hiểu vũ trụ bằng Einstein? Chẳng phải Thuyết tương đối tổng quát của ông đã mô tả toàn bộ vũ trụ trong một phương trình duy nhất đó sao? [4] Vậy mà ông không hiểu tại sao cái vũ trụ ấy lại có thể được phản ánh trong ý thức của con người, hay nói cách khác, làm sao mà con người có thể nắm bắt được cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu như thế. Giữa vũ trụ và ý thức của con người có một mối quan hệ tương tác như thế nào để ý thức có thể trở thành một tấm gương phản chiếu vũ trụ? Nếu vũ trụ quá bí ẩn thì cái ý thức nắm bắt được vũ trụ còn bí ẩn gấp bội! Tại sao vậy? Vì ý thức không tuân thủ bất cứ một định luật tự nhiên nào, như Descartes khẳng định! Nếu vũ trụ quá kỳ diệu để làm cho Einstein phải thốt lên những lời ngạc nhiên thán phục thì ý thức còn làm cho ông tò mò gấp bội, vì nó hoàn toàn bí ẩn đối với ông. Ông nói: “Trải nghiệm cái bí ẩn – dù có pha trộn cảm giác sợ hãi – cũng chính là trải nghiệm mà tôn giáo đã tạo ra. Hiểu biết về sự hiện hữu của cái mà ta không thể nhìn thấu, của những biểu hiện lý trí sâu thẳm nhất và cái đẹp rực rỡ nhất, những cái chỉ có thể đến với trí não của ta trong những hình thức sơ khai nhất; chính cái biết và cái cảm này làm nên tính tín ngưỡng đích thực; những người có tín ngưỡng sâu xa” [5] Tín ngưỡng mà ông nói ở đây là niềm tin vào sự hiện hữu của cái không thể chứng minh được. Đối với người Thiên Chúa giáo, đó là Chúa, là Thượng Đế. Đối với các nhà khoa học như Pascal, Newton, Galilé, Pasteur, Mendel, Kelvin, Einstein, Heisenberg, Godel,… đó là Đấng Sáng tạo. Bản thân ý thức cũng là một hiện hữu không thể nhìn thấu, không thể chứng minh bằng khoa học, vì thế niềm tin vào sự hiện hữu của ý thức cũng chính là một tín ngưỡng. Vì thế không có gì để ngạc nhiên khi bốn thế kỷ trước, Descartes cho rằng ý thức có nguồn gốc từ Chúa. Einstein không nói rõ như Descartes, nhưng cũng nói điều tương tự khi tuyên bố:

“Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng…” [6]. Quà tặng thiêng liêng ấy do ai tặng, nếu không phải Đấng Sáng tạo?

Chú ý rằng tư duy trực giác cũng chỉ là một dạng thức đặc biệt của ý thức. Nó chẳng phải cái gì khác chiếc đèn pha của ý thức giúp con người phát hiện được chân lý một cách trực tiếp và bất chợt, không thông qua suy luận. Tất cả các nhà khoa học lớn đều thấy rõ điều đó. Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cũng từng nói “Logic giúp ta chứng minh, trực giác giúp ta khám phá”. Nhưng có lẽ Einstein là người băn khoăn nhiều nhất về bí ẩn của trực giác, vì thế ông thường xuyên nhắc tới vai trò định hướng của trực giác trong khám phá, đồng thời gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về tính chất bí ẩn không thể giải thích của dạng năng lực tinh thần kỳ lạ này. Ông nói:

“Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một sự nhảy vọt trong ý thức được gọi là Trực giác hay gọi là gì tùy ý, nhờ đó mà bạn tìm thấy lời giải nhưng bạn không hiểu điều đó diễn ra như thế nào và tại sao” (The intellect has little to do on the road to discovery. There comes a leap in consciousness, call it Intuition or what you will, the solution comes to you and you don’t know or why).

Nếu Einstein còn để cho chúng ta tự suy đoán nguồn gốc của năng lực tinh thần kỳ lạ đó thì Nicolas Tesla, một nhà khoa học xuất chúng đầu thế kỷ 20 lại nói rõ rằng nó đến từ một Trung Tâm trong vũ trụ.

Vào thời của Tesla, khái niệm trung tâm phát thanh và truyền hình hoặc là chưa có, hoặc là còn quá non trẻ, vậy mà Tesla đã quan niệm bộ óc của chúng ta chỉ là một chiếc máy nhận thông tin, giống như chiếc radio hay tivi bây giờ vậy. Nói cách khác, theo Tesla, ý thức đơn giản chỉ là những thông tin xuất phát từ một Trung tâm trí tuệ trong vũ trụ. Trung Tâm này là gì, nếu không phải Thượng Đế? Đây, ông nói:

“Bộ não của tôi chỉ là một điểm tiếp nhận. Trong Vũ trụ tồn tại một trung tâm mà từ đó chúng ta nhận được tri thức, sức mạnh, cảm hứng. Tôi chưa thâm nhập được vào những bí mật của trung tâm này, nhưng tôi biết nó tồn tại” (My brain is only a receiver. In the Universe there is a core from which we obtain knowledge, strength, inspiration. I have not penetrated into the secrets of this core, but I know that it exists) [7]

Câu nói trên, mặc dù không có chứng minh khoa học, nhưng nó mang bóng dáng của một ngoại cảm tiên tri. [8]

Một câu nói khác của ông cũng chứa đựng nhiều gợi ý về bản chất của nhận thức:

“Thật nghịch lý nhưng là sự thật khi nói rằng chúng ta càng hiểu biết càng trở nên dốt nát theo nghĩa đen, bởi vì chỉ thông qua sự khai sáng thì chúng ta mới ý thức được những hạn chế của chúng ta” (It is paradoxical, yet true, to say, that the more we know, the more ignorant we become in the absolute sense, for it is only through enlightenment that we become conscious of our limitations) [9].

Tôi không rõ câu nói này được nói ra vào thời điểm nào, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của Định lý Bất toàn của Gödel năm 1931. Định lý này khẳng định rằng nhận thức của chúng ta bị hạn chế. Nhưng Tesla ý thức được tính hạn chế đó không phải do Định lý Gödel, mà do được khai sáng, tức được Chúa mặc khải. Khái niệm được mặc khải thực ra cũng là khái niệm trực giác như Einstein nhấn mạnh, đó là món quà thiêng liêng…

Như chúng ta đã thấy, ý thức của con người bao gồm cả logic lẫn phi logic, và Douglas Hofstadter đã chỉ ra rằng tư duy logic không phải là thành phần mang tính người nhiều nhất. Tư duy mang tính người nhiều nhất là tư duy cảm xúc ─ dạng tư duy theo cảm hứng, phi logic và không tuân thủ chương trình…

Sau một thời gian dài các nhà khoa học đánh giá trí thông minh theo cái gọi là IQ, để rồi thấy không ổn, gần đây họ sáng tác ra cái gọi là EQ. Đây là hệ quả của chủ nghĩa duy vật thô thiển, muốn quy mọi hiện tượng trong thế giới hiện thực về vật chất có thể cân đong đo đếm được. Điều đáng buồn là những sáng tác này được đám đông hùa theo, đương nhiên coi đó là những khái niệm khoa học. Nhưng đối với những người có cái nhìn triết học sâu sắc, đó chỉ là những trò hề khoa học. Bản thân chữ EQ (Emotional Quotient) đã là sai lầm, bởi cảm xúc là một hiện tượng không thể đo được. Nói cách khác, mọi giá trị đo lường về cảm xúc đều phiến diện, sai lệch, làm méo mó sự thật. Thí dụ, mọi cách cho điểm các bức tranh của Van Gogh đều vô nghĩa, kể cả việc đo giá trị bức tranh bằng số tiền bán được. Tất cả những con số đó đều là lừa dối, không phản ánh được cảm xúc thực sự của người thưởng thức tranh. Vì thế, Hofstadter từng nói nếu computer có thể vẽ tranh hay viết văn ở trình độ nghệ thuật thì đó sẽ là một thảm họa.

Tất cả những thảo luận nói trên sẽ có thể kém thuyết phục nếu không có Định lý Bất toàn của Kurrt Gödel, “nhà logic vĩ đại nhất kể từ sau Aristotle”.

Thật trớ trêu, Định lý Bất toàn là con đẻ của toán học logic, nó đặt nền móng cho khoa học computer, nhưng nội dung của nó lại nói lên tính bất toàn của logic. Nếu trường phái Hilbert tôn sùng logic như “đấng toàn năng” của toán học thì Gödel lại hạ nó xuống đúng vị trí của nó, rằng logic là ngôn ngữ đắc dụng của computer, với những hạn chế mang tính bản chất không thể khắc phục được, và đối với con người, logic chỉ là một bộ phận của ý thức ─ ý thức của con người rộng lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với cái phần logic đó. Đây, hãy nghe ông nói:

“Bộ não là một chiếc máy tính được kết nối với một tâm linh” (The brain is a computing machine connected with a spirit) và “Ý thức được kết nối với một cái toàn thể”

Chữ “bộ não” trong câu nói trên phải được hiểu là ý thức lưu hành trong bộ não. Vậy theo Gödel, ý thức ấy không chỉ có tư duy tính toán, tư duy theo chương trình, mà bao gồm cả tâm linh ─ phần ý thức chứa đựng tất cả những gì mà toán học nói riêng và khoa học nói chung bất lực, chẳng hạn như cảm xúc âm nhạc, cảm xúc trước cái đẹp, cảm xúc thi ca, khả năng trực giác, ngoại cảm, tiên tri,… Ở một mức độ nào đó, có thể thấy Gödel vượt xa Einstein trong những suy nghĩ về bản chất của ý thức ─ ông không dừng lại ở chỗ ngạc nhiên trước sự kỳ lạ khó hiểu về những khả năng không thể giải thích được của ý thức, mà cho rằng cái ý thức đó được nối kết với một trung tâm trí tuệ nào đó của vũ trụ, cái mà ông gọi là “một toàn thể” (one unity). Ở chỗ này ta thấy Gödel có phần nào giống Tesla, khi Tesla cho rằng bộ não chỉ là chiếc máy thu những tri thức được phát ra từ một Trung Tâm trong vũ trụ.

Cái mà Tesla gọi là một Trung Tâm, và Gödel gọi là một Toàn thể, thực ra là Thượng Đế, hoặc Đấng Sáng tạo, Đấng Toàn năng, Nhà Thiết kế Vũ trụ, Nhà Lập trình Vũ trụ, Chúa, Brama, Alah, Bà Mẹ Tự Nhiên,… Điều này rất dễ hiểu, bởi cả Tesla lẫn Gödel đều công khai bầy tỏ Đức tin của mình.

Tesla từng nói: “Quà tặng sức mạnh tinh thần đến từ Chúa, Thực thể Thần thánh, và nếu chúng ta tập trung tư tưởng của chúng ta vào chân lý đó, chúng ta sẽ hòa hợp với sức mạnh vĩ đại ấy. Mẹ tôi dạy tôi tìm kiếm mọi chân lý từ trong Kinh Thánh”. [11]

Gödel còn đi xa hơn thế, ông không chỉ khẳng định sự tồn tại của những thế giới khác với thế giới chúng ta đang sống, mà còn dùng toán học logic để chứng minh sự hiện hữu của Chúa. Đầu năm 2013 hai nhà khoa học computer là Christoph Benzmüller thuộc Đại học Tự do ở Berlin (Free University of Berlin) và Bruno Woltzenlogel Paleo thuộc Đại học Kỹ thuật Vienna đã bắt tay vào việc “computer hóa” toàn bộ chứng minh của Gödel. Không đầy một năm, đến Tháng 10, kết quả được công bố trong một công trình mang tên: “Formalization, Mechanization and Automation of Gödel’s Proof of God’s Existence” (Hình thức hóa, Cơ giới hóa và Tự động hóa chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa). Công trình này được giới khoa học computer nhiệt liệt hưởng ứng như một mẫu mực của bài toán computer hóa các định lý toán học. [12]

Erwin Schrödinger là nhà vật lý lỗi lạc người Áo, đoạt Giải Nobel năm 1933, nổi tiếng với phương trình sóng trong Cơ học Lượng tử. Ông tuyên bố rất rõ ràng và dứt khoát về bản chất của ý thức như sau:

“Ý thức không thể giải thích được bằng những thuật ngữ mang tính vật chất. Vì ý thức là khái niệm gốc rễ, không thể giải thích được bằng thuật ngữ của bất cứ thứ gì khác” (Consciousness cannot be accounted for in physical terms. For cansciousness is absolutely fundamental. It cannot be accounted for in terms of anything else). [13]

Ý kiến này có thể xem như một lời thuyết minh hoặc tán thưởng ý kiến của Planck đã dẫn ở trên, rằng phải có ý thức thì mới nhận thức được mọi thứ, ý thức là mắt xích đầu tiên của hệ thống nhận thức, vì thế không thể giải thích mắt xích đầu tiên ấy là cái gì được.

Tóm lại, luận thuyết Descartes vẫn đứng vững trong thế kỷ 20, ít nhất trong tư tưởng của những nhà khoa học tài giỏi nhất và có tầm nhìn triết học sâu xa nhất.

Tuy nhiên, các nhà khoa học duy vật không có lựa chọn nào khác là phải cố gắng chứng minh ý thức chỉ là một dạng vật chất đặc biệt nào đó. Hy vọng chứng minh này dấy lên mạnh mẽ trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng ngoại cảm và tâm linh trên khắp thế giới. Nổi tiếng nhất là hiện tượng chữa bệnh bằng tâm linh có hiệu quả thực tế rất cao của nhà chữa bệnh bằng tâm linh Bruno Gröning ở Đức giai đoạn 1949-1959 và nhà chữa bệnh bằng tâm linh Nguyễn Đức Cần ở Việt Nam những năm 1970,… Nhiều dự án nghiên cứu những hiện tượng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, được gọi tắt trên sách báo quốc tế là PSI, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học lẫn người không làm khoa học. Vậy kết quả PSI ra sao?

3/ PSI và những nghiên cứu thực tế về bản chất của ý thức

PSI là chữ viết tắt của thuật ngữ “Psychic phenomenna”, dịch nôm na là những hiện tượng tâm linh. Tìm hiểu kỹ hơn trên Google, gõ “what does psychic mean” (psychic nghĩa là gì), chúng ta nhận được kết quả như sau:

– Nếu đóng vai trò tính từ, “psychic” có nghĩa thứ nhất là tính chất liên quan đến những hiện tượng dường như không thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên, đặc biệt là hiện tượng thần giao cách cảm (telepathy) hoặc thấu thị (clairvoyance). Những từ đồng nghĩa với nó là “supernatural” (siêu tự nhiên), “paranormal” (dị thường, ngoài phạm vi giải thích của khoa học), “other-worldly” (thuộc thế giới khác), “supernormal” (siêu thường), “preternatural” (vượt quá tự nhiên), “metaphysical” (siêu hình), “extrasensory” (ngoại cảm), “transcendental” (siêu việt), “magic” (huyền ảo), “mystical” (huyền bí), occult (huyền bí),…

– Nghĩa thứ hai, “psychic” là tính chất liên quan đến linh hồn (soul) hoặc tư tưởng (mind).

– Nếu đóng vai trò danh từ thì “psychic” là một người có khả năng “psychic”, tức là có những khả năng dị thường không thể giải thích bằng các định luật tự nhiên được.

Vậy bản thân sự giải thích của Google (dựa trên các từ điển học thuật) đã thừa nhận hai sự thật:

Một, những hiện tượng ngoại cảm và tâm linh không thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên là có thật! Những hiện tượng này tồn tại khách quan, hoàn toàn không phải là bịa đặt, mê tín dị đoan như một số người lầm tưởng! Vì thế, việc quan tâm nghiên cứu những hiện tượng đó là cần thiết.

Hai, những hiện tượng ngoại cảm và tâm linh không thể giải thích bằng các định luật tự nhiên, tức là nằm bên ngoài khoa học. Nói cách khác, khoa học không thể giải thích những hiện tượng ngoại cảm và tâm linh!

Hai kết luận trên hoàn toàn phù hợp với kết luận trong cuốn BÊN NGOÀI KHOA HỌC do NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà-nội xuất bản năm 2004, trong đó viết:

“Đòi hỏi về tính phổ quát là một trong những lý do vì sao thật khó thực hiện một sự khảo sát khoa học về các hiện tượng như tâm động và ngoại cảm, các hiện tượng này dường như chỉ đi liền với một số cá nhân nào đó trong những hoàn cảnh đặc biệt. Với cùng lý do như vậy, kinh nghiệm cá nhân độc nhất, dù gây ấn tượng như thế nào đối với người nhận, không thể xem là một phần của khoa học” (ý kiến của nhà vật lý Peter Hodgson, trang 20).
“PSI vẫn còn đang trôi nổi! … Vì sao các nhà khoa học không chấp nhận PSI? Lý do đối với sự hoài nghi chính là chúng ta cần các số liệu lặp lại được và một lý thuyết có thể đứng vững được. Cả hai đòi hỏi này vẫn còn thiếu trong nghiên cứu về PSI…. Chừng nào mà người cổ vũ cho PSI vẫn chưa thể làm rõ việc ý nghĩ được sản sinh ra bởi các nơ-ron trong não của người gửi có thể đi qua xương sọ để vào não của người nhận thì hoài nghi là sự đáp ứng thích hợp…” (ý kiến của GS Đặng Mộng Lân, đồng dịch giả và biên tập viên của cuốn BÊN NGOÀI KHOA HỌC, trang 25-27, đã công bố trên tạp chí Vật lý Ngày nay số Tháng 10/2003).
Tóm lại, cho đến hôm nay, khi độc giả đang đọc những dòng này, thì tất cả những công trình nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh đều chưa đem lại một kết quả gì có lợi cho khoa học duy vật, và có lẽ điều này là BẤT KHẢ, vì như bản thân khái niệm “psychic”, tức “ngoại cảm và tâm linh”, đã được định nghĩa là những hiện tượng không thể giải thích được bằng các định luật tự nhiên.

Nói cách khác, những nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh không hề chứng minh được rằng ý thức là một dạng vật chất, mặc dù trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thường xuyên dùng những thuật ngữ vật lý để gán cho khả năng ngoại cảm và tâm linh, chẳng hạn, “trường sinh học”, “năng lượng tinh thần”, “năng lượng tâm linh”,… Thực chất, đây là một việc làm “gượng ép” ─ việc dùng những khái niệm và thuật ngữ quen thuộc trong một thế giới quen thuộc để mô tả một hiện tượng không biết rõ bản chất trong một thế giới chưa biết ─ tương tự như tình trạng khủng hoảng trong vật lý học đầu thế kỷ 20, khi các nhà vật lý cố gắng mô tả thế giới lượng tử bằng những khái niệm và thuật ngữ của thế giới vật chất thông thường. Niels Bohr đã cảnh tỉnh thế giới vật lý rằng đây là một nỗ lực BẤT KHẢ (impossible), và do đó đừng bao giờ cầu mong có thể hiểu được thế giới lượng tử một cách rõ ràng và xác định như thế giới hàng ngày của chúng ta. Rốt cuộc các nhà vật lý chỉ có thể tiên đoán các hiện tượng lượng tử theo xác suất, và sự khôn ngoan mách bảo chúng ta rằng đừng cố hiểu bản chất của thế giới lượng tử, mà hãy tận dụng các hiện tượng lượng tử vào đời sống của chúng ta, miễn là đem lại lợi ích cho loài người. Các nhà vật lý đã khôn ngoan đi theo con đường này. Chẳng hạn, “tương tác ma quái” giữa hai hạt photon là một hiện tượng không thể giải thích được, nhưng đã và đang được nghiên cứu để ứng dụng truyền thông tin tức thời, được gọi là “viễn tải lượng tử” (teleportation).

Đó là một bài học rất tốt cho những nghiên cứu về ngoại cảm và tâm linh, hay nói chung cho những nghiên cứu về bản chất của ý thức. Nói gợi ý cho chúng ta thấy không nhất thiết phải ôm lấy quan điểm lỗi thời cho rằng mọi thứ trong thế giới hiện thực đều là vật chất. Hãy thừa nhận sự tồn tại của những hiện thực phi vật chất hoặc siêu nhiên mà khoa học bất lực, để tìm cách ứng dụng những hiện tượng đó vào những mục đích thiết thực đối với đời sống loài người, điển hình là việc chữa bệnh.

Dù khoa học thừa nhận hay không, việc chữa bệnh của “hai vị thánh chữa bệnh”, Bruno Gröning và Nguyễn Đức Cần, vẫn mang lại những kết quả phi thường không thể chối cãi. Nếu phương pháp chữa bệnh bằng tâm linh của “hai vị thánh” này không thể giải thích được bằng khoa học thì đơn giản là khoa học vật chất quá nghèo nàn để giải thích các hiện tượng thuộc về ý thức và tâm linh.

Sự nghèo nàn này thiết tưởng đã quá rõ.

Định lý Bất toàn của Gödel đã nói rằng tư duy lý lẽ và logic không đủ để chứng minh mọi hiện tượng ngay trong thế giới vật chất thông thường chứ đừng nói đến những thế giới bên ngoài hoặc bên trên thế giới vật chất. Vì thế, cái cần phải thay đổi không phải là tìm kiếm một thứ máy móc hay công cụ vật lý tối tân hơn, tinh vi hơn, để chụp ảnh hay ghi lại dấu vết của ý thức hoặc tâm linh, mà là thay đổi thế giới quan, thay đổi cách nhìn về thế giới!

PSI không được khoa học thừa nhận vì nó nghiên cứu những hiện thực khách quan cao hơn, rộng hơn thế giới vật chất ─ thế giới bên ngoài hoặc bên trên tầm với của khoa học. Vậy nếu nhìn nhận khoa học chỉ là một trong số những con đường khám phá chân lý thì hãy bổ sung cho những hiểu biết hạn hẹp của khoa học bằng những phương pháp nhận thức khác.

4/ Những con đường tiệm cận tới bản chất của ý thức

Việc PSI không được công nhận là khoa học không phải là một tin buồn đối với những người tin vào thế giới tâm linh, mà ngược lại, đó là một tin vui, vì nó chứng tỏ hai điều:

Nó xác nhận hiện tượng tâm linh là có thật.
Nó chỉ ra rằng khoa học vật chất không đủ để nghiên cứu ý thức và tâm linh. Nói cách khác, nó chỉ ra “cái gót A-sin” của khoa học duy vật ─ một dạng nhận thức dựa trên tư tưởng nền tảng cho rằng thế giới chỉ có vật chất và vật chất, ngoài ra không có cái gì khác.
Cái “gót A-sin” ấy cản trở con người tiến về phía trước trên con đường nhận thức sự thật. Điều này đã được nhấn mạnh bởi David Hawkins, nhà triết học khoa học nổi tiếng của Mỹ trong thế kỷ 20 (từng là thành viên trong Dự án Manhattan – Dự án chế tạo bọm nguyên tử của Mỹ trong những năm 1940). Ông nói:

“Trở ngại chính trên con đường phát triển của chúng ta là sự thiếu hiểu biết về bản chất của bản thân ý thức” (The main obstacle to our development is our lack of knowledge about the nature of consciousness itself). [14]

Làm thế nào để vượt qua trở ngại đó? Liệu khoa học có thể tự nó vượt qua trở ngại này không?

Câu trả lời là KHÔNG, chừng nào khoa học còn tiếp tục duy trì quan điểm lỗi thời cho rằng thế giới chỉ có vật chất và vật chất mà thôi. Nếu đóng khung trong quan niệm như thế thì làm sao một lý thuyết thuần túy vật chất có thể giải thích một hiện thực phi vật chất? Chẳng phải các nhà khoa học giỏi nhất thế kỷ 20 như Max Planck, Einstein, Tesla, Gödel, Schrödinger,… đã nói rõ điều này rồi sao?

Các nhà triết học, thần học cũng thấy rõ điều đó. Trong cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử”, Đức Đạt Lai Lạt ma dùng thuyết nhân quả để bác bỏ khả năng quy giản tinh thần thành vật chất. Ngài viết:

“Điều cốt yếu để hiểu khái niệm của Phật giáo về ý thức – và sự bác bỏ của nó về khả năng quy giản tinh thần thành vật chất – là thuyết nhân quả” (trang 195, Công ty Nhã Nam và NXB Thế giới xuất bản năm 2016).

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng ý thức mang tính chủ quan, nhưng khoa học chỉ coi trọng những chứng cứ khách quan, và do đó khoa học dường như chẳng đạt được kết quả nào trong việc khám phá bản chất của ý thức:

“Kinh nghiệm của ý thức là hoàn toàn chủ quan. Tuy nhiên, điều nghịch lý là mặc cho thực tại không thể nghi ngờ của chủ quan tính của chúng ta và hàng ngàn năm khảo cứu triết học, có rất ít đồng thuận về vấn đề ý thức là gì. Khoa học, với phương pháp ngôi thứ ba đặc trưng của nó – cái nhìn khách quan từ bên ngoài – chỉ đạt được những tiến bộ ít ỏi đến kinh ngạc trong sự hiểu biết này” (trang 177, sách đã dẫn) (chữ in đậm do tôi nhấn mạnh, PVHg).

Vậy có cách nào để khoa học vượt qua trở ngại hiện nay không?

Đức Đạt Lai Lạt ma nêu lên một đề nghị: kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học với phương pháp nghiên cứu truyền thống của Phật học. Cụ thể, kết hợp phương pháp thí nghiệm khách quan, mà ngài gọi là “phương pháp ngôi thứ ba), của khoa học với phương pháp chủ quan của thiền định Phật giáo, mà ngài gọi là “phương pháp ngôi thứ nhất”.

Cái khó trong sự kết hợp này là ở chỗ khoa học xưa nay chỉ chấp nhận “phương pháp ngôi thứ ba”, tức là chỉ chấp nhận những kết luận được rút ra từ những thí nghiệm khách quan, có thể lặp đi lặp lại, cùng cho một kết quả như nhau. Chẳng hạn, quy luật F = ma dù được bạn kiểm tra ở Việt Nam hay tôi kiểm tra tại Úc sẽ đều cho một kết luận như nhau. Và khoa học xưa nay không chấp nhận bất kỳ một kinh nghiệm cá nhân chủ quan nào, nếu nó không được kiểm chứng bởi những người khác và cho cùng một kết quả. Vì thế khoa học rất khó có thể chấp nhận những kinh nghiệm thiền định của các bậc tu hành bất kể các ngài đắc đạo như thế nào. Xin nhắc lại ý kiến của nhà vật lý Peter Hodgson trong cuốn BÊN NGOÀI KHOA HỌC đã dẫn ở trên:

“…kinh nghiệm cá nhân độc nhất, dù gây ấn tượng như thế nào đối với người nhận, không thể xem là một phần của khoa học”.

Giả sử có một thiền giả cao cấp đã chứng ngộ được những sự thật huyền nhiệm ở những cõi giới ý thức siêu linh, đồng thời lại là một nhà khoa học xuất chúng về vật lý, có khả năng quy kết những sự thật chứng ngộ được thành một định luật biểu thị dưới dạng toán học, liệu định luật đó có được khoa học công nhận không?

Câu trả lời là KHÔNG, nếu định luật đó không thể phát biểu được ở “ngôi thứ ba”, tức là không được kiểm chứng bởi những người khác ở địa vị hoàn toàn khách quan.

Thực chất vấn đề Đức Đạt Lai Lạt ma nêu lên cũng chính là vấn để hóc búa nhất của PSI ─ làm thế nào để kiểm chứng những ý thức nẩy sinh trong bộ não của những nhà ngoại cảm? Làm thế nào để biết ý thức thực sự diễn ra như thế nào ở các “vị thánh chữa bệnh”? Không có cách nào cả. Chúng ta chỉ có thể xác nhận đó là những hiện thực, những sự thật diễn ra trước mắt, để tin rằng đó là những phép lạ có thật. Đọc cuốn “Nguyễn Đức Cần, nhà văn hóa tâm linh” của Nguyễn Phúc Giác Hải và Nguyễn Tài Đức, do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2013, một người có thể chất tinh thần lành mạnh không thể không tin đó là sự thật. Cá nhân tôi, tôi hoàn toàn tin đó là sự thật, vì hai lý do: một, tôi có người nhà được cụ Cần chữa bệnh; hai, bản thân tôi có những trải nghiệm tâm linh nhất định, đủ để tôi tin vào sự tồn tại của những thế giới tâm linh khác và cao hơn thế giới vật chất của chúng ta. Tuy nhiên, niềm tin của cá nhân tôi và của hàng nghìn hàng vạn người khác không đủ để trở thành một phát biểu ở “ngôi thứ ba” mà khoa học yêu cầu. Đức Đạt Lai Lạt Ma viết:

“Tôi biết rằng có sự hoài nghi sâu sắc về các phương pháp ngôi thứ nhất trong khoa học hiện đại” (trang201, sách đã dẫn).

Nhưng ngài cho rằng ĐÃ ĐẾN LÚC khoa học phải tìm cách dung nạp những trải nghiệm chủ quan, nếu thực sự muốn khám phá bí ẩn của ý thức, bởi bản thân ý thức mang tính chủ quan:

“Do đó một nghiên cứu khoa học toàn diện về ý thức phải dung chứa cả hai phương pháp ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất” (trang 199, sách đã dẫn).

Đây thực sự là một lời mời gọi khoa học nhưng đồng thời là một thách thức quá lớn đối với khoa học, bởi nếu khoa học chấp nhận “ngôi thứ nhất” thì khoa học không còn là khoa học nữa, ít nhất là khoa học theo cách hiểu như hiện nay.

Riêng tôi, từ lâu tôi đã cho rằng có thể tiệm cận tới thế giới kỳ diệu của ý thức bằng một phương pháp hoàn toàn khác, đó là phương pháp của logic toán học, mà Kurt Gödel từng gợi ý. Để đi theo hướng này, nhà khoa học phải xây dựng cho mình một hệ tiên đề. Từ đó nêu lên các định lý, tập hợp các định lý sẽ tạo nên một lý thuyết logic về ý thức. Nếu lý thuyết này phù hợp với các hiện tượng thực tế liên quan đến ý thức thì nó sẽ được chấp nhận; ngược lại nếu mâu thuẫn với thực tế thì sẽ bị loại bỏ.

5/ Hệ tiên đề về ý thức của sự sống

Việc gán cho ý thức bản chất vật chất, như năng lượng hoặc một trường vật chất nào đó, sẽ gặp phải hai khó khăn lớn: Một, phải chỉ ra dạng vật chất đó, hoặc phải cân đong đo đếm được dạng vật chất đó; Hai, việc cố gắng giải thích bản chất vật chất của ý thức là mâu thuẫn với logic nhận thức.

Thật vậy, theo logic nhận thức mà Planck và Schrödinger đã nói (mục 2 ở trên), phải có ý thức thì mới nhận biết được vật chất, do đó việc quy giản ý thức thành vật chất là một quy trình ngược, trái với logic nhận thức!

Tóm lại, khái niệm ý thức phải được coi là một tiên nghiệm, không cần giải thích. Nhưng từ tiên nghiệm đó có thể nêu lên các tiên đề về sự hiện hữu của ý thức, làm cơ sở cho một hệ thống lý thuyết logic về ý thức. Cụ thể, tôi xin nêu lên Hệ tiên đề về ý thức của sự sống gồm 3 tiên đề sau đây:

Tiên đề 1: Ý thức là một dạng thông tin đặc biệt mà chỉ sự sống mới có, được gọi là thông tin ý thức (conscious information).

Tiên đề 2: Tồn tại một Trung Tâm Ý Thức trong vũ trụ.

Tiên đề 3: Bộ não là một cỗ máy sinh học có khả năng thu nhận, lưu trữ, xử lý và phát ra thông tin ý thức.

Nếu bạn hiểu Lý thuyết Thông tin, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận Tiên đề 1. Thật vậy, theo Lý thuyết Thông tin, thông tin là một hiện thực phi vật chất, nhưng nó biểu lộ thông qua vật chất. Hoàn toàn tương tự, ý thức cũng là một hiện thực phi vật chất, và cũng biểu lộ thông qua vật chất.

Nếu bạn hiểu ý kiến của Planck và Tesla như đã dẫn ở mục 2, bạn cũng sẽ dễ dàng chấp nhận Tiên đề 2. Xin nhắc lại, Planck nói: “Mọi vật chất bắt nguồn và tồn tại chỉ vì một lực… Chúng ta phải thừa nhận đằng sau lực này tồn tại một Trí Tuệ có ý thức và thông minh. Trí Tuệ này là cái sinh ra mọi vật chất”.

Tesla cũng nói: “Bộ não của tôi chỉ là một điểm tiếp nhận. Trong Vũ trụ tồn tại một trung tâm mà từ đó chúng ta nhận được tri thức, sức mạnh, cảm hứng.”

Nếu bạn từng so sánh bộ não với computer, bạn cũng sẽ dễ dàng chấp nhận Tiên đề 3. Vật chất của bộ não giống như phần cứng; ý thức lưu hành trong bộ não giống như thông tin lưu hành trong computer.

Với hệ tiên đề đó, tôi cho rằng có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng về ý thức của sự sống, từ những hiện tượng thông thường ta gặp hàng ngày đến những chuyện khó hiểu như bí mật của các giấc mơ, từ những thiên tài khoa học như Einstein, Gödel… đến những vị thánh chữa bệnh như Bruno Gröning, Nguyễn Đức Cần,…

Thí dụ, Eisnstein giỏi hơn chúng ta không phải vì ông có bộ não tốt hơn chúng ta, như khoa học thần kinh muốn chứng minh, mà vì ông nhận được những thông tin đặc biệt từ Trung Tâm Ý Thức trong vũ trụ. Những nhà ngoại cảm hay các “vị thánh chữa bệnh” cũng vậy. Đó là lý do để ông thánh Bruno Gröning nói với những bệnh nhân được ông chữa lành rằng “Đừng cám ơn tôi, hãy cám ơn Thượng Đế”. Thượng Đế mà ông nói chính là Trung Tâm Ý Thức đã nói ở Tiên Đề 2.

Nếu ai chất vấn tôi rằng làm thế nào mà kiểm chứng các tiên đề nói trên, tôi xin trả lời rằng: Tiên đề là những mệnh đề được xây dựng trên niềm tin. Bất kỳ một lý thuyết khoa học nào cũng đều xây dựng trên một hệ tiên đề dựa trên niềm tin ban đầu. Toán học có hệ tiên đề Euclid, hệ tiên đề Hilbert,… Vật lý cũng có những tiên đề của nó, chẳng hạn, vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng, các định luật vật lý đúng trong mọi thời điểm của lịch sử hình thành vũ trụ,…

Hệ tiên đề về ý thức của sự sống nêu trên có thể không đầy đủ. Điều này là bình thường. Theo Định lý Bất toàn của Gödel, không tồn tại một hệ tiên đề nào vừa đầy đủ vừa phi mâu thuẫn. Vậy điều quan trọng nhất là ở chỗ lý thuyết xây dựng từ hệ tiên đề nói trên có phù hợp với các sự kiện thực tế về ý thức hay không. Hiện còn quá sớm để nói điều này. Phải có thời gian nghiên cứu và kiểm chứng mới có thể có một kết luận chính xác. Nhưng trực giác gợi ý cho tôi thấy hệ tiên đề nói trên là hợp lý và hữu dụng để xây dựng nên một lý thuyết cho phép giải thích được phần lớn những hiện tượng về ý thức của sự sống. Vậy xin tạm thời bỏ ngỏ việc kiểm chứng tính hợp lý và hữu hiệu của hệ tiên đề nói trên cho những nghiên cứu tiếp theo.

Để kết, xin giải thích đôi lời tại sao tại sao nên áp dụng phương pháp tiên đề để nghiên cứu ý thức.

Vì vấn đề ý thức thực chất là vấn đề siêu hình (phi vật chất), không thể dùng khoa học vật chất để khám phá một đối tượng siêu hình. Chỉ có thể áp dụng triết học và thần học để xử lý các vấn đề siêu hình. Tuy nhiên, triết học và thần học từ trước tới nay không được coi là khoa học chính xác, vì thế chưa có độ thuyết phục cao. Liệu có thể có một thứ triết học hay thần học có tính chính xác cao như toán học hay các khoa học vật chất không?

Một lần nữa, Kurt Gödel, tác giả của Định lý Bất toàn nổi tiếng, nói cho chúng ta biết rằng CÓ! Có thể có một thứ triết học hoặc thần học chính xác như thế. Ông nói:

“Triết học, với tư cách một lý thuyết chính xác, nên áp dụng cho siêu hình học như Newton đã làm đối với vật lý. Tôi cho rằng có nhiều khả năng sự phát triển của một lý thuyết triết học như thế sẽ xảy ra trong vòng 100 năm tới hoặc sớm hơn” (Philosophy as an exact theory should do for metaphysics as much as Newton did for physics. I think it is perfectly possible that the development of such a philosophical theory will take place within the next hundred years or even sooner) [10]

Ông cũng nói: “Tôn giáo cũng có thể được xây dựng như một hệ thống triết học dựa trên một hệ tiên đề” (Religion may also be developed as a philosophical system built on axioms). [10]

Bản thân Gödel đã áp dụng phương pháp tiên đề để chứng minh sự hiện hữu của Chúa ─ bài toán lớn nhất của triết học, thần học và siêu hình học nói chung [12]. Đó là một mô hình mẫu mực của việc sử dụng phương pháp tiên đề để giải quyết các bài toán của siêu hình học, như ông khuyên chúng ta nên làm.

Việc xây dựng Hệ tiên đề về ý thức của sự sống như tôi trình bầy ở trên là một thử nghiệm phương pháp tiên đề theo lời khuyên của Gödel.

CHUYỆN CUNG TRĂNG- BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA





Chuyện mơ mộng, giàu chất thơ, nhưng chưa tường tận mắt, thường ví như chuyện cung trăng. Bởi trăng cách rất xa loài người, đâu dễ gì lên đến nơi để kiểm chứng. Tiếc là, ngày 20/7/1969, phi thuyền Apollo tí teo bày đặt đáp lên mặt trăng, làm mọi chuyện hết còn thơ mộng.


Chẳng có cây đa, không thấy chú Cuội, bóng dáng chị Hằng càng biệt tăm, lấy đâu ra nguyệt điện để lòe thiên hạ. Chỉ có đất tối thui, thiếu không khí để thở, con người đứng không vững như bay bay. Lại còn phát hiện ra điều rất thật: loài người chỉ nhìn thấy phân nửa phần sáng của mặt trăng do phản chiếu ánh mặt trời, còn nửa kia không bao giờ thấy được. Do vậy ánh sáng mờ ảo của mặt trăng từ lâu còn là ánh trăng lừa dối.


Làm sao để trở lại thời thơ mộng? Cùng lúc,thời hiện tại, do quản lý kém cỏi, xã hội đã biến dạng đến mức không còn được nhận biết đầy đủ. Những hình ảnh tốt đẹp trong đời thường của tình nhân loại, đã dần dần bị méo mó, mọi sự việc đều bị ô nhiễm trầm trọng không như giá trị ban đầu. Tình cảm, nhân bản không còn được tôn trọng. Tin tức xấu xa của cái ác cứ hiển nhiên dồn dập, tạo đà cho bệnh vô cảm ngày càng phát triển. Riết rồi ai cũng tự than: Bao giờ cho đến… ngày xưa!


Mà ngày xưa có gì hay để mong trở lại? Và muốn biết ngày xưa thì tìm ở đâu? Câu hỏi cũng không dễ trả lời. Riêng những người yêu thiên nhiên, đam mê cảnh đẹp, lại chọn cho mình một hướng đi: Tự về nguồn, để tìm lại bóng dáng ngày xưa! Ít ra là để tâm hồn bớt chai lì, Với cảnh sắc diệu kỳ do trời đất tạo nên, hòa với bàn tay lao động tài hoa bồi đắp của những người đi mở lối, và với tình yêu thiên nhiên vốn có sẵn, có thể làm con người gần với chân thiện mỹ.


Để về nguồn, có thể tìm nơi có nước chảy, nước chảy rì rào chầm chậm là nơi gần nguồn. Gần nguồn, chắc nơi đó sẽ gần với ngày xưa?


Lần hồi theo nguồn nước, sẽ lên dần đến vùng cao. Vùng cao có người ở chắc ngày xưa cũng cỡ này. Hỏi chuyện những người ở vùng cao, phát hiện ra có nhiều chuyện tựa cung trăng vì ít thấy xuất hiện ở vùng ngày nay hiện đại.


Phụ nữ H’Mông có thai, đến lúc lâm bồn, phải tự mình đỡ đẻ miễn sao có đứa bé chào đời. Sống chết gì mặc kệ. Khi chồng về nhà, được nấu cho nồi nước nóng là hạnh phúc nhất trên đời, còn không thì ráng chịu. Thế mà vẫn hạnh phúc ấm êm.


Và người phụ nữ, dù đã có mang, nhưng không muốn ở với chồng cũ, vẫn có thể đi tìm người yêu khác. Và người yêu mới này, chỉ biết đó là đứa con của mình, chứ không hề phân biệt nhóm máu hay cần thử AND để làm gì. Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn!


Hoá ra, ngày xưa cũng không xa lắm. Nếu biết lang thang về nguồn, đôi khi sẽ gặp ngày xưa với những câu chuyện mơ màng tựa chuyện cung trăng vậy.


Tìm hình ảnh ngày xưa gặp hay hoăc dở tùy người đối diện, hay do hên xui. Nhưng cứ ở mãi một chỗ để than vãn cũng không làm tâm sáng lên bao nhiêu.


Hãy thu xếp hành trang và lên đường bạn nhé!




Tìm trở lại ngày xưa nên thơ
Người bàng hoàng sầu thương trong mơ
Nhung nhớ cất tiếng hát êm trong sương mờ
Một đoàn người hò reo vang vang
Dồn dập dồn giọng ca hiêng ngang
Đó đây vang vang lừng lời yêu nước Nam


Trong gian nan còn tìm thấy hy vọng
Ai chưa quên tổ quốc, xin đồng thanh
Âm ba vang trời, cất tiếng đón mời
Bước lên kết hợp ai còn lẻ loi


Lời bài hát sinh hoạt SVHS trước năm 1975







Tính Nhiệm

HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO

THE TEACHERS’ CHARTER
Maxcova, ngay 9-11 tháng 8 năm 1954
Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn quốc tế các nhà giáo, tại cuộc họp thứ XIX được tổ chức tại Maxcova vào ngày 9, 10 tháng 8 năm 1954, đã nhất trí thông qua Hiến chương Nhà giáo với nội dung như sau:
HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO
________________________________________
PREAMBLE
Teachers have an important function to perform in society since the education of children is vital, not only for development of the individual, but also for the progress of society. The teaching profession imposes upon its members responsibilities which should carry corresponding rights. Teachers are entitled to exercise freely full civic and profession rights.
Accepting as their aim the development of the child’s individual personality, teachers must respect their pupil right to freedom of thought and encourage in them the development of independent judgment.

LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà giáo phải thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử, không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Nghề giảng dạy đặt cho người thày những trách nhiệm, mà những trách nhiệm này đòi hỏi có những quyền tương ứng. Các giáo viên cần có quyền dân sự một cách đầy đủ và quyền tự do hành nghề.
Chấp nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, giáo viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập .
________________________________________
Article 1. The essential duties of the teacher are to respect the individuality of the child, discover and develop his abilities, to care for his education and training , to aim constantly at shaping the moral consciousness of the future man and citizen, and to educate him in a spirit of democracy, peace, and friendship between peoples.


Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu của giáo viên là phải tôn trọng tính cá nhân của trẻ em, khám phá và phát triển khả năng của trẻ em, chăm lo quá trình giáo dục và đào tạo, luôn luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong một tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị giữa con người với nhau.
________________________________________
Article 2. The right of the teacher are independent of sex, race and colour, and of his personal beliefs and opinion, provided always that he does not impose his beliefs and opinion upon the child.
No teacher should be penalized for educating his pupils in accordance with his duties as defined in Article 1.


Điều 2 . Quyền của giáo viên không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin và ý kiến cá nhân, miễn là giáo viên không áp đặt niềm tin và ý kiến của mình cho trẻ em.
Giáo viên không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.
________________________________________
Article 3. Teachers are entitled to have agreements embodying safeguards against arbitrary decision affecting their tenure of office, and their professional life. In particular safeguards should be provided against arbitrary decisions on recruitment, probation, appointment, promotion, disciplinary measures dismissal.


Điều 3. Giáo viên có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳ làm việc và cuộc sống nghề nghiệp. Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được đảm bảo để chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, tập sự, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luật đuổi việc.
________________________________________
Article 4. In matters which concern the school curriculum and educational practice, the pedagogical and professional liberty of teacher must be respected and their initiative encouraged, particularly in the choice of teaching methods and textbooks, and through the participation of their representatives in the study of pedagogical and professional problems.

Điều 4. Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn của giáo viên phải được tôn trọng, các sáng kiến cần được khuyến khích, đặc biệt là lựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa thông qua sự tham gia của đại diện giáo viên trong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn.
________________________________________
Article 5. Teachers should have the right freely to join professional bodies, and such bodies should be entitles to represent them on all occasions.


Điều 5. Giáo viên phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức như vậy nên làm đại diện cho giáo viên trong mọi hoàn cảnh.
________________________________________
Article 6. All Teacher should have the right to academic and professional training of the highest possible standard, the educational requirement for university entrance being included. Social and financial circumstances should not debar a student from training for teaching.


Điều 6. Tất cả các giáo viên phải có quyền được nâng cao trình độ về mặt học thuật và chuyên môn theo các tiêu chuẩn cao nhất có thể, kể cả yêu cầu được học để có thể vào học ở bậc đại học. Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viên được học để trở thành giáo viên.
________________________________________
Article 7. Teachers should have the opportunity to continue their professional education. They should have the right to take part in supplementary course, and have the necessary financial assistance to do so; in particular special facilities for travel and foreign exchange should be available to enable them to get first-hand knowledge of the life of their own and of other countries.


Điều 7. Giáo viên cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn. Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc tạo điều kiện đặc biệt để giáo viên có thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài giúp họ có kiến thức thực tế trong cuộc sống riêng (trong nước) và ở nước ngoài.
________________________________________
Article 8. Teachers are entitled to salaries corresponding to the importance of their social and educational function and such as to enable them to devote themselves entirely to their profession without financial anxiety.
For teacher with equal qualifications and length of service, the principle of equal pay for equal work should be recognized without discrimination.

Điều 8. Giáo viên được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.
Đối với những giáo viên có trình độ và thâm niên công tác ngang nhau, cần áp dụng nguyên tắc trả lương công bằng: công việc như nhau thì lương cũng như nhau, không nên phân biệt.
________________________________________
Article 9. Teachers are entitled to holidays with pay for a period corresponding to the full school holidays, sick leave with pay and adequate pension scheme, which includes provision for widow, children and dependants.


Điều 9. Giáo viên được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ (chỗ này hơi khó hiểu), trẻ em và người phụ thuộc.
________________________________________
Article 10. Teacher are entitled to carry on their work in suitable premises, equipped with the necessary apparatus and materials, and in classes small enough for effective teaching.


Điều 10. Giáo viên có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.
________________________________________
Article 11. The equipment of a school should not depend upon the social status of the pupils, nor on the type of school, but upon educational needs.
All school should be provided with suitable accommodation to enable qualified staff to carry out the special services entrusted to them, e.g. medical and dental care, school meals and physical education. They should also be provided with laboratories, workshops and libraries.


Điều 11. Trang thiết bị trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh cũng như thể loại trường mà chỉ phụ thuộc vào mục đích/nhu cầu giáo dục.

Các trường cần có nơi ăn ở phù hợp cho những nhân viên đủ trình độ, đảm đương các dịch vụ chuyên biệt tại chỗ như chăm sóc ý tế nha khoa, cũng cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất. Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.
________________________________________
Article 12. The school should contribute to the development of character. A humane discipline in keeping with the self-respect of both pupil and teacher, should exclude coercion and violence.


Điều 12 . Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo, phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh và giáo viên, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.
________________________________________
Article 13. Maladjusted children should be taught in special classes with a view to fitting them as soon as possible to enter ordinary classes and normal life.
Children whose physical handicaps prevent them from participating in ordinary school life should be educated in special schools by method suited to their special needs and disabilities.


Điều 13 . Trẻ em lệch lạc về hành vi (trẻ em cá biệt) cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.

Trẻ em khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với nhu cầu đặc biệt và tình trạng khuyết tật của trẻ em.
________________________________________
Article 14. Provision should be made for educational research in classes or schools where experiments in methods may be tried under suitable conditions, so that the progress of educational practice and theory may be advanced. An information service should be available to make the results of research known.


Điều 14. Các cơ sở giáo dục cần có cơ sở vật chất cần thiết để có thể tiến hành các thực nghiệm khoa học, khả dĩ trong điều kiện thích hợp, sao cho có thể đẩy mạnh các tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục. Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.
________________________________________
Article 15. Through their chosen representatives teachers should have the opportunity of shaping policy to improve the administration of schools and the practice of their profession.


Điều 15 . Thông qua đại diện do mình bầu, giáo viên cần có cơ hội để xây dựng các chính sách để cải thiện hoạt động quản lý các trường học và hành nghề.
________________________________________
(Unanimously adopted)
Delegates of the constituent Federations of the Joint Committee of International Teachers’ Federation.



(Đã nhất trí thông qua)

Đại biểu của Liên đoàn thành viên của Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn Quốc tế các nhà giáo.

Một bản dịch khác:

Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu của nhà giáo là phải tôn trọng tính cá thể của trẻ, khám phá và phát triển khả năng, chăm lo quá trình giáo dục và đào tạo, luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị giữa con người với nhau.

Điều 2. Quyền của nhà giáo không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin và định kiến cá nhân, miễn là họ không áp đặt niềm tin và địnhkiến của mình cho trẻ.
Nhà giáo không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.

Điều 3. Nhà giáo có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳ công việc và nghề nghiệp của họ.
Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được thực thi để chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, tập sự, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luật bãi nhiệm.

Điều 4. Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn của nhà giáo phải được tôn trọng, các sáng kiến cần được khuyến khích, đặc biệt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa, cũng như trong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn, thông qua đại diện nhà giáo.

Điều 5. Nhà giáo phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức ấy phải có quyền đại diện cho nhà giáo trong mọi hoàn cảnh.

Điều 6. Tất cả các nhà giáo phải có quyền được đào tạo về mặt học thuật và chuyên môn theo các tiêu chuẩn cao nhất có thể, bao gồm cả những yêu cầu về giáo dục để có thể theo học ở bậc đại học.
Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viên theo học để trở thành nhà giáo.


Điều 7. Nhà giáo cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn.
Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc tạo điều kiện đặc biệt để họ có thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài, nhằm giúp họ có kiến thức thực tế về cuộc sống của chính họ ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Điều 8. Nhà giáo được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục mà họ đảm nhận, để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.

Đối với những nhà giáo có trình độ và thâm niên công tác ngang nhau, cần áp dụng nguyên tắc trả lương công bằng, công việc như nhau thì lương cũng như nhau, không phân biệt.

Điều 9. Nhà giáo được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ, trẻ em và người phụ thuộc.

Điều 10. Nhà giáo có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.

Điều 11. Trang thiết bị trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh cũng như thể loại trường mà chỉ phụ thuộc vào mục đích hay nhu cầu giáo dục.
Các trường cần được cung cấp nơi ăn ở phù hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên đủ trình độ, có thể đảm đương các dịch vụ chuyên biệt được giao như chăm sóc y tế và nha khoa, cung cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất.
Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.

Điều 12. Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo, phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh và nhà giáo, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.

Điều 13. Trẻ em lệch lạc về hành vi cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.
Trẻ khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với đặc điểm và tình trạng khuyết tật của các em.

Điều 14. Cần hỗ trợ các nghiên cứu giáo dục tại các cơ sở giáo dục, nơi mà các thực nghiệm về phương pháp có thể được tiến hành trong điều kiện thích hợp, nhằm có thể đẩy mạnh tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục.
Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.

Điều 15. Thông qua đại diện do mình bầu, nhà giáo cần có cơ hội để xây dựng các chính sách nhằm cải thiện hoạt động quản lý các trường học và thực thi nghề nghiệp của mình

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

TỤC THỜ MÃ VIỆN Ở VIỆT NAM





Trương Thái Du 

Cách đây 12 năm, BBC có một bài viết gây nhiều tranh cãi và bất ngờ: “Ký ức về Mã Viện ở miền Bắc Việt Nam“. Nội dung ở đấy giới thiệu học giả Olga Dror từ đại học Cornell và các nghiên cứu liên quan đến tục thờ Mã Viện tại Việt Nam. Bài báo kết luận: “Bà không thể giải thích vì sao ngôi làng lại thờ một viên tướng Trung Hoa đã đàn áp các nữ anh hùng dân tộc chiến đấu vì tự do của đất nước. Bà chỉ có thể nói rằng việc thờ Mã Viện là một truyền thống mà người địa phương đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và rằng việc thờ viên tướng này là điều bà được dạy khi còn trẻ. Điều này đặt giả thiết rằng Mã Viện đã được cả người Việt Nam và Trung Quốc thờ như một vị thần bảo vệ”.

Trước đó, cũng BBC nhắc đến quyển “Một luận thuyết nhỏ về những giáo phái của người Hoa và Đông Kinh” của bà Olga Dror, kèm theo một phần bài giới thiệu sách của tiến sĩ Li Tana, ĐH Quốc gia Úc, in trong Journal of Southeast Asian Studies năm 2003:

“Theo Dror, các đền thờ Mã Viện tồn tại không chỉ ở Hà Nội mà cả ở Cổ Loa, cũng như Thanh Hóa và Phúc Yên. Cô còn tìm thấy rằng ở Bắc Ninh nơi người dân thờ Hai Bà Trưng, họ cũng thờ Mã Viện ở trong cùng một ngôi đền. Tất cả những điều này tìm thấy ở miền Bắc, thật kinh ngạc.

Còn ở miền Nam Việt Nam, được đặt ở các hội quán người Hoa, tục thờ Mã Viện từng được người ta tin là đã do Hoa Kiều đem vào Việt Nam. Điều này là vì tước danh của Mã Viện là Phục Ba (chinh phục sóng dữ), nó đặc biệt đáp ứng nhu cầu của các lái buôn thường gặp nguy nan trên biển, và ông là một nhân vật Trung Hoa hùng mạnh được xem là có thể bảo vệ quyền lợi của người Hoa ở Việt Nam. Nhưng như Dror chỉ ra, còn nhiều khía cạnh khác của vấn đề này. Giờ đây tôi (tác giả Li Tana) thấy rất có thể câu chuyện lại diễn ra theo hướng ngược lại, tức là người Hoa đã lấy lại tục thờ Mã Viện từ người Việt Nam, bởi khi họ đến Việt Nam, việc thờ phụng Mã Viện như một thần bản địa đã diễn ra rộng khắp. Điều này cũng giải thích vì sao Mã Viện lại được gọi là bản thổ công”.

Thật ra cả hai bà tiến sĩ đều chưa đi đến cái mốc đầu tiên trong sử Việt khẳng định tục thờ Mã Viện ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu, đến nỗi nó đã trở thành “cổ tích – vết tích cổ xưa” trong An Nam Chí Lược viết bởi Lê Tắc khoảng năm 1335:

威武廟: 東坡記漢兩伏波皆有功於嶺南之民, 前伏波邳離路侯, 後伏波新息馬侯. 南越自三代不能平, 秦雖通道置吏旋復為夷. 邳離始滅其國開九郡. 然至東漢女子徴側反震動六十餘城. 時世祖初平民勞厭兵方下玉關謝西域. 況國荒何足以辱王師. 非新息苦戰則九郡左袵至今矣. 由此論之兩伏波廟食嶺南均矣. 海上有伏波祠元豐中詔封忠顯王. 凡濟海必卜焉謂可濟則濟否則止, 使人信之如度量衡必不吾欺者. 嗚呼非盛德其孰能如此. 某以罪謫儋耳三年, 今乃復還海北往返皆順風無以答神, 貺乃碑而銘之:

至險莫測海與風

至幽不仁魚與龍

至信可恃惟二公

寄命一葉萬仞中

自此而南洗心胷

撫循良民必清通

自此而北端汝躬

屈伸窮達常正忠

生為人英死愈雄

神雖無言我意同

Tạm dịch: (Dấu vết xa xưa thứ hai sau Việt vương thành là) Uy Vũ Miếu: Đông Pha (tức Tô Đông Pha 1037 -1101) viết rằng nhà Hán có hai Phục Ba tướng quân đều có công với dân Lĩnh Nam, thứ nhất là Bi Li Lộ Hầu (tức Lộ Bác Đức – người đã tiêu diệt họ Triệu ở Nam Việt năm 111 BC), thứ hai là Tân Tức Mã Hầu (tức Mã Viện – người đã dập tắt khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43). Đất Nam Việt từ thời Tam Đại (Hạ – Thương – Chu) không thể bình định được, thời Tần tuy đã mở đường đến nơi, xếp đặt quan lại cai trị nhưng rồi cũng trở lại tình trạng man mọi. Đầu tiên Lộ Bác Đức diệt Nam Việt mở mang chín quận. Tuy nhiên đến đầu nhà Đông Hán, bà Trưng Trắc nổi dậy làm chấn động hơn 60 thành trì. Thời ấy vua Thế Tổ (Hán Quang Vũ Đế) mới lên ngôi, dân tình lao khổ chán ghét chiến tranh, cửa ải Ngọc Quan bị dẹp, đường sang Tây Vực cắt đứt. Hơn nữa nước (Việt) ta xa xôi hẻo lánh, chẳng đáng phiền lụy đến quân triều đình. Nếu không có Tân Tức Hầu (Mã Viện) khổ chiến, thì cả chín quận đến giờ vẫn mặc áo cài khuy bên trái (ý nói sinh hoạt với phong tục và văn hóa phương nam). Do đó miếu hai vị Phục Ba được thờ phụng nhiều nơi ở Lĩnh Nam. Bên bờ biển (Quảng Đông ngày nay) cũng có đền thờ Phục Ba, được nhà Tống sắc phong Trung Hiển Vương vào giữa những năm Nguyên Phong (1078 – 1085). Mỗi khi đi biển, mọi người thường đến đây cầu xin, nếu quẻ bói bình an thì đi, nếu không thì dừng lại, dân chúng sùng tín như đong đếm, vì chưa từng bị dối lừa. Ôi! công đức không cao dày, làm sao linh nghiệm như thế. Tôi (Tô Đông Pha) từng mắc tội bị đày đi Đam Nhĩ (Đảo Hải Nam) ba năm, hôm nay được về lại biển bắc, đi về đều sóng yên biển lặng, không có gì báo đáp thần nhân, bèn dựng bia đá có khắc minh văn như sau:

Nguy hiểm nhất là cuồng phong bất trắc của biển cả

Đen đủi nhất là gặp cá to như rồng dữ

Tin tưởng nhất là được nương nhờ hai ngài Phục Ba

Gởi sinh mệnh như một chiếc lá giữa muôn trùng dặm nước

Gột tẩy sạch mọi sợ hãi trong tâm can lúc đi xuống phương nam

An ủi lương dân mọi sự sẽ hanh thông

Thẳng một mạch quay về phương bắc

Làm rõ oan ức, thông suốt đạo lý trung nghĩa

Bình sinh là kẻ xuất chúng, chết anh hùng

Các ngài chẳng nói gì hẳn đồng ý với tôi như vậy.

Rất tiếc Lê Tắc không ghi chú Uy Vũ Miếu nằm ở địa phương nào tại Việt Nam, trong khi đó 伏波祠 – Phục Ba Từ – Đền thờ Phục Ba bên bờ biển mà Lê Tắc nhắc đến có thể chính là Phục Ba Từ (vẫn còn giữ nguyên tên) tại Trạm Giang – Quảng Đông – Trung Quốc (ảnh dưới). Không loại trừ Tô Đông Pha bị đi đày từ Quảng Châu. Do đó cũng có thể tồn tại một đền Phục Ba khác tại hải cảng Quảng Châu, nơi Lộ Bác Đức đã đánh thành Phiên Ngu của Nam Việt.



Trạm Giang chính là trị sở xa xưa của quận Hợp Phố thời Hán, nơi Mã Viện tập hợp binh thuyền trước khi viễn chinh đến Việt Nam dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Những nguyên nhân có thể có đã đưa Mã Viện và Lộ Bác Đức vào đền thờ ở phương nam có thể liệt kê như sau:

a. Giản dị nhất là vì Hầu hiệu của hai ông đều là Phục Ba – Khuất phục sóng dữ. Nó đã trở thành tín ngưỡng của những người đi biển nói chung và dân di cư gốc Âu Việt từ lãnh thổ Nam Việt cũ xuống Việt Nam từ sau năm 111 BC. Không loại trừ ở Bắc Việt, miếu thờ Phục Ba là nơi hương khói cho cả Lộ Bác Đức và Mã Viện. Đặc biệt là phong tục thờ Phục Ba của di dân Hoa Nam đến Nam Việt Nam từ cuối thời Minh chắc chắn không phải từ việc hàm ơn Mã Viện hoặc bắt chước tục thờ Mã Viện của người Bắc Việt như Li Tana đề xuất ở trên.

b. Mã Viện là một viên tướng xâm lược nổi tiếng, đồng chủng, đồng văn và suốt 200 năm đồng triều với các quan lại Hán cai trị khắp châu thổ sông Hồng và sông Mã từ sau năm 43, việc thờ tự ban đầu xuất phát từ đấy.

c. Như đã khảo sát trong “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam“, thành phần di truyền chính của người Kinh Việt Nam hiện nay là từ Hoa Nam. Công cuộc thực dân của Mã Viện đã mở toang cánh cửa di dân xuống châu thổ sông Hồng và sông Mã. “Công ơn” ấy có thể đã được ghi nhớ bằng các miếu thờ Mã Viện rất phổ biến ở Bắc Việt trước đây.

***

Trên không gian mạng Việt ngữ chúng tôi thấy có tác giả Lý Vĩnh Huê với tục danh “Hoa Bộ” hay Robert Lý nổi tiếng từng khảo cứu một bài thơ của Lê Quý Đôn, xin chép lại ở đây để mọi người tham chiếu:

《經鬼門謁伏波將軍廟》 KINH QUỶ MÔN YẾT PHỤC BA TƯỚNG QUÂN MIẾU

瞻謁山祠向水涯 Chiêm yết sơn từ hướng thủy nhai

修然心緒動追依 Tu nhiên tâm tự động truy y

鄉並款段仙為者 Hương tịnh khoản đoàn tiên vi giả

塞漠旌旄壯亦哉 Tái mạc tinh mao tráng diệc tai

當日偉談傳米穀 Đương nhật vĩ đàm truyền mễ cốc

千秋公議恨雲臺 Thiên thu công nghị hận Vân đài

炎郊處處依餘庇 Viêm Giao xứ xứ y dư tý

鳶詀元曾此地來 Diên chiếm Nguyên tằng thử địa lai



散盡千金惠故人 Tán tận thiên kim huệ cố nhân

間並一劂事明君 Gian tình nhất quyết sự minh quân

應知功大多貽累 Ưng tri công đại đa di lụy

只為情深苦服勞 Chỉ vị tình thâm khổ phục lao

能記荒蔞酬主簿 Năng ký hoang lâu thù chủ bạc

仙緣薏苡圓將軍 Tiên duyên ý dĩ viên tương quân

至今浩氣英風在 Chí kim hạo khí anh phong tại

繚繞吳山粵嶠雲 Liễu nhiễu Ngô sơn Việt kiệu vân



(Tạm dịch: QUA QUỶ MÔN VIẾNG MIẾU PHỤC BA TƯỚNG QUÂN

Bái viếng núi đền nhìn ra chân trời; Tấm lòng kính cẩn nhớ về thuở nào. Làng quê thờ phụng vị tiên; Cờ xí biên ải thêm hùng tráng thay. Thuở ấy bậc lưu hầu truyền dạy [cho dân trồng] mễ cốc; Ngàn thu bàn luận còn ghi mối hận đài mây. Cả Viêm bang lẫn Giao Chỉ thảy được nương nhờ; Diều hâu Nguyên Mông từng thử ghé chốn này.

Trút ngàn vàng đền ơn người cũ; Cùng nắm con dao thờ minh chúa. Đành chịu công lớn nhiều âu lo; Chỉ bởi thâm tình nên phải chịu khổ. Cỏ hoang còn biết báo đáp quan ngài; Lau lách nhờ duyên trọn theo tướng quân. Chí khí phi thường đến nay vẫn còn; Quanh quẩn trong mây ở núi Ngô non Việt).

***

Người Việt Nam hiện nay luôn thắc mắc tại sao cha ông họ từng thờ tự một kẻ xâm lược. Lịch sử cần phải được truy xét biện chứng, nếu không tư duy chúng ta cứ quanh quẩn trong lối mòn tù đọng mà không tự ý thức được. Chẳng hạn việc tồn tại đền thờ Sầm Nghi Đống ở Hà Nội là rất bình thường. Thứ nhất là do triều Tây Sơn rất ngắn. Thứ hai là tâm tình hoài Lê ở châu thổ sông Hồng rất mạnh. Sầm Nghi Đống là đồng minh của nhà Lê, cũng như mới đây quân đội Mỹ là đồng minh của Nam Việt Nam và người Việt ở California đã đang và sẽ dựng những tượng đài vinh danh tướng lính Mỹ đã sát cánh cùng họ trong chiến tranh Việt – Mỹ.

Tuy nhiên tục thờ Mã Viện xưa cũ hơn và ẩn giấu một bí ẩn mà chúng tôi đã khai mở trong quyển sách “Khảo chứng tiền sử Việt Nam bằng Cổ thư và Thiên văn học“. Nó liên quan đến quá trình hình thành dân tộc Việt Nam, chủ yếu từ nhánh Hoa Nam đã Nam Tiến trong suốt 2000 năm qua!

T.T.D

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

ĐĨ BÚT, VĂN NÔ




Một bầy đĩ bút kết văn nô
Xoen xoét miệng mồm giỏi tụng hô!
Ác bá Tàu lai làm nát biển,
Tội đồ Việt rởm phá tan mồ!
Quốc gia dẫn độ bên lèn đổ,
Làng bản đưa dồn mép vực xô
Nối giáo cho phường ăn hại nước
Chính loài nói láo phá cơ đồ!


Đỗ Hoàng

Đức “Dũng” trong đạo Phật




I. Định danh:
Từ điển Hán - Việt của Thiều Chửu, NXB Văn hóa – Thông tin, 2005, tr.55, định nghĩa:
“Dũng là mạnh”.
“Dũng là gan tợn hơn người”
(Dũng cảm không chùng trước việc nguy hiểm)
Từ điển Hán - Việt Trần Văn Chánh, NXB Trẻ, TP. HCM, 1997, tr. 292, thì ghi:
“Dũng là dũng cảm, gan dạ, gan góc, mạnh dạn, mạnh bạo, bạo dạn”.
(Dũng khí là tinh thần can đảm).
Từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB TP.HCM, 1997 (bản đã tu chỉnh) chuyển dịch:
“Dũng: Bravery; Courage (nghĩa là can đảm)
Dũng khí: Bravery; Courage.
Dũng cảm: Valiant (quả quyết);
Dauntless (không nản lòng, không sợ hãi)”
Khi Từ Hải trong truyện Kim Vân Kiều, hiên ngang chết đứng bởi loạn tên của phục binh Hồ Tôn Hiến, Thúy Kiều đã khóc rằng:
“Khóc rằng: Trí, dũng có thừa
Bởi nghe lời thiếp nên cơ sự này”
Như thế ý nghĩa của từ “Dũng” phổ biến trong xã hội, trong quần chúng, là ý nghĩa biểu lộ sự gan dạ, dám nghĩ, dám làm.

II. Chữ Dũng trong Khổng học, Lão – Trang kinh:
Học giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, trong “Đại Cương Triết Học Trung Quốc”, NXBTP.HCM, tập II, 1992, lý luận:
“Dục lập, dục đạt thì phải “lực hành” mà muốn lực hành thì phải có Dũng. Cho nên ở Chương Hiến vấn, Khổng Tử đã nói: ‘Kẻ nhân tức hữu Dũng’...
Nhân mà tới một mức cao, để có thể giúp đời được thì lại cần phải có trí... Nếu không sáng suốt thì chẳng giúp được người mà còn hại cho mình nữa” (tr. 309)
“Bậc trí thì không mê hoặc; bậc nhân thì không lo lắng; bậc dũng thì không sợ sệt”. (tr. 311)
Học giả Nguyễn Duy Cần trong “Trang Tử Tinh Hoa”, NXB Thanh niên, 1999, diễn đạt:
“Chân nhân – Chí nhân, thần nhân, và thánh nhân - là hạng người ‘Vô kỷ, Vô công, Vô danh’” (tr. 141)
Họ làm tất cả vì cuộc đời mà không bị vướng mắc vào tự ngã, vào công trạng, vào danh tiếng.
Tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập tiếp đến các đặc điểm của bậc chân nhân và kết luận: “Có lẽ vì thế mà những công trình vĩ đại văn hóa của những bậc vĩ nhân Đông Phương ngày xưa đã để lại cho đời, phần nhiều đều là vô danh, thật rất khác xa với cái hạnh của người đời nay...” (tr.145) . Và, “nhờ được thế mà lòng họ luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt luôn bình thản”. (tr. 146)
Cùng lập luận ấy, nhận thức ấy, học giả Nguyễn Duy Cần, trong tập sách “Cái Dũng Của Thánh Nhân”, NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 9, 10 đã viết:
“Bất kỳ là tôn giáo hay luân lý nào, nếu bàn đến chỗ cùng cực của nhân cách, đều lấy tính điềm đạm (điềm tĩnh) làm căn bản... Cái Dũng của thánh nhân, tức là chỗ cùng cực của điềm đạm”
Phương Chi, vua Lý Thánh Tông, Việt Nam, trước khi đi chinh phạt Chiêm Thành, đã rút ra một bài học từ giáo lý nhà Phật để lại làm cẩm nang hành động cho Thái phi Ỷ Lan rằng: “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định” (giữ tâm yên lặng, bất động trước các biến động của cuộc đời).
Nay thử tìm hiểu thêm nội dung của “cái – gọi – là Dũng cảm” biểu hiện trong Phật giáo.

III. Dũng cảm trong giáo lý nhà Phật:

Thật tế ở đời, các cá nhân thường có các điều kiện sống khác nhau, biểu hiện tình cảm và nhận thức ở nhiều cấp độ khác nhau, hành xử với các quyết tâm, nỗ lực bất đồng. Ba lãnh vực tâm thức của tình cảm, lý trí và ý chí như là ba nhân tố cơ bản tổ hợp nên nhân tính, nhân cách của mỗi người qua các thời điểm; chúng có mối liên hệ mật thiết, cơ hữu với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, mà không độc lập, tách biệt nhau. Có thể nói rằng tâm thức của mỗi người là sự tổ hợp của: Tình + Trí (hay ý) + Chí – đức dũng cảm là thuộc hành hoạt của ý chí - . Vì thế nên Trang Tử đã nói:
“Lặn xuống đáy biển mà không biết sợ giao long, đó là cái Dũng của người chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ, báo, đó là cái Dũng của người thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mệnh và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái Dũng của Thánh nhân...” (“Cái Dũng Của Thánh Nhân”, Nguyễn Duy Cần, NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 11)
Vào thời kỳ chấn hưng Phật giáo cận đại, giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Gia đình Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ sau 1945) đã sinh hoạt với châm ngôn:
Từ bi, Trí tuệ và Dũng cảm (hay gọi là Bi + Trí + Dũng). Đây là nền giáo dục nâng cao phẩm cách con người của Tình + Ý + Chí. Châm ngôn trên nói rõ là: Phật tử mở rộng tình thương, tôn trọng sự sống; Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật; và Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường giải thoát khổ đau cho tự thân và cho tha nhân. Cái Dũng của giáo dục tuổi trẻ Việt Nam của Phật giáo là thế. Đấy là ngôn ngữ (Dũng) của thời đại.
Nếu tìm hiểu trong kho tàng tâm lý học của Theravada và Phật giáo phát triển (tâm lý A-Tỳ-Đàm, Câu Xá, Duy Thức) thì không có nguyên gốc thuật ngữ nào của Phật giáo gọi là Dũng, Dũng cảm, hay Dũng khí. Nhưng nếu đi vào kinh tạng thì nhà học Phật sẽ tìm thấy từ tương đương:
Đức Phật đã dạy trong nhiều kinh của Nam tạng và Bắc tạng rằng: Có bốn nhân tố tâm lý là gốc của mọi hành động sai lầm dẫn đến khổ đau, ưu não cho mình và người là Tham, sân, si và sợ hãi.
Đức Phật cũng dạy có bốn nhân tốë tâm lý giúp con người đi ra khỏi tâm lý sai lầm, đi ra khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não là:
Vô tham, vô sân (từ), vô si (hay minh, trí tuệ) và vô úy (không sợ hãi, hay định tỉnh, như như bất động; hay không dao động).
Vô úy là thái độ sống của người Phật tử chân chính giữa dòng đời vô thường, biến động. Thái độ sống ấy biểu hiện một cách tự nhiên của những tâm hồn nhuần thấm từ bi và trí tuệ. Không có một nỗ lực khác thường nào ở đây để được ngợi ca là can đảm, hay dũng cảm. Chính vì thế mà thái độ sống điềm nhiên ấy thật sự mang bản chất dũng cảm, đúng nghĩa Dũng cảm, bởi dũng cảm luôn có mặt ngay trong tâm thức từ bi, trí tuệ: Có trí tuệ là có dũng cảm; có từ bi là có dũng cảm; và có trí tuệ là có từ bi và dũng cảm – Đây là đặc tính trí tuệ của Phật giáo, của cái thấy biết như thật sự vật và tư duy về như thật sự vật. Rất thật! Thế nên, dưới thời đại Lý, Trần, khi Phật Giáo giữ vai trò chủ đạo Văn hóa, thì Dân tộc Việt Nam đã làm hưng khởi lên sức mạnh Dũng cảm của dòng dõi bậc Thánh, đầy đủ sức mạnh để bình Chiêm, thắng Tống và ba lần đại phá quân Nguyên – Mông. Cái sức mạnh mà Quốc sư Vạn Hạnh đã để lại trong một bài thiền thi của Ngài rằng:
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
(“Thân như bóng chớp chiều tà,
Cỏ xuân tươi tốt, thu sang rụng rời.
Sá chi suy thịnh việc đời,
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành,”)
Cái sức mạnh mà bài Kinh ngắn (250 chữ) Bát Nhã Tâm Kinh trong thời khóa tụng sớm, chiều hằng ngày của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam – cốt lõi của giáo lý Bát Nhã, Đại thừa Phật giáo – đã nói:
“... Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa, cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa, cố đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.”
(Việt dịch: Bồ tát an trú và trí tuệ vô ngã tròn đầy, nên tâm không vướng ngại; vì không vướng ngại, nên không sợ hãi, rời xa các tâm tưởng mộng mị sai lầm, cuối cùng được giải thoát hoàn toàn khổ đau. Chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và vị lai đều an trú vào trí tuệ ấy mà thành bậc đại giác ngộ.)
Sở đắc của chư vị Bồ tát, chư vị Thiền sư xưa nay là sở đắc chỉ một trí tuệ ấy. Sự đóng góp của chư vị Bồ tát và chư vị Thiền sư xưa nay là sự đóng góp chỉ xây dựng một nền Văn hóa vô ngã, vô úy ấy.
Quả thế, nếu con người thường thấy rõ sự thật không có tự ngã của thân tâm mình, không có tự ngã của mọi hiện hữu, thì tâm lý sẽ không vướng mắc vào nội tâm, ngoại cảnh, sẽ tự do tự tại. Trong trạng thái tâm lý của trí tuệ, tự do tự tại ấy, một sức mạnh tâm thức không hạn lượng sẽ bung khởi mà thuật ngữ nhà Phật gọi là Thần lực, Thần thông (iddhimantu: supernatural powers) sẽ được sử dụng để cứu đời, phục vụ đời. Cái Dũng, hay vô úy, của Phật giáo cũng chỉ nhằm để cứu khổ tự thân và cuộc đời. Đấy là mục đích đầu tiên và sau cùng của một đệ tử Đức Phật. Không có ý nghĩa nào khác hơn thế.

HT THÍCH THIỆN CHƠN