Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Từ khái niệm vật thể hóa phụ nữ …





Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai








Khái niệm “người đẹp” …
Khái niệm về cái đẹp của người phụ nữ chỉ có giá trị tương đối. Thế nào là một phụ nữ “đẹp” thay đổi tùy theo thời điểm, tùy theo xã hội, …

Ai cũng biết bài ca dao “Mười thương”. Thế nhưng tóc bỏ đuôi gà, má lúm đồng tiền, ăn nói mặn mà có duyên, … hiện không còn là những tiêu chí cho các hoa hậu ở xứ ta.

Các người đẹp phải cao, phải có vòng 1 và vòng 3 thật to, phải da trắng, … Sự “độc tài” của các tiêu chí này “lây” sang các lĩnh vực giải trí khác. Rốt cục, các nữ diễn viên, ca sĩ cũng cố gắng mang giày có đế cao, kín đáo (hay ồn ào) nhờ giải phẩu thẫm mỹ để “đẹp”. Có cô còn tuyên bố là “đẹp giả còn hơn xấu thật”. Bất cứ nhà giáo, nhà tư tưỡng nào cũng không thể chấp nhận câu này.

Khác với các sắc diện phụ nữ các nước láng giềng, đi du lịch ở nước ngoài, khi gặp người đồng hương, ai trong chúng ta cũng nhận ra ngay. Thế nhưng, nếu nhìn các người mẫu và hoa hậu Việt Nam hiện giờ, họ giống bất cứ hoa hậu hay người mẫu nào trên thế giới và đồng thời họ khác xa với cái kiều diễm mộc mạc của các thiếu nữ Việt Nam- vì họ đã được chọn theo tiêu chí “quốc tế”..

Rất nhiều các cô gái trẻ hào hứng tham dự các cuộc thi Hoa hậu, Người đẹp, Hoa hậu học đường…

Thật không ngoa khi nói là hoa hậu hay người mẫu Việt là những phụ nữ tình cờ hội đủ các tiêu chỉ hiện thời của thị trường khai thác vóc dáng của các cô.

Bên cạnh các cô, đại đa số phụ nữ khác cũng đẹp, nhưng không sống vì hào nhoáng và không bỏ suốt thời gian mỗi ngày để ngồi trước gương trang điểm..

Cái đẹp là một giá trị, đồng hàng với các giá trị khác như sự thật, công lý và bác ái. Ta nghiêng mình trước các kiệt tác của thiên nhiên, của các nghệ sĩ và cái đẹp của tri thức.

Nhưng cái đẹp của phụ nữ mà một số thành phần đang tôn vinh là một cái đẹp bề ngoài của thể hình, một cái đẹp nhuộm nhiều sắc màu tình dục giới tính, tạo ham muốn cho phái mạnh chứ không phải cái đẹp thuần hậu mặn mà mà ta có thể tưởng tượng khi ta nghĩ đến một hình ảnh phụ nữ vừa đẹp nết vừa đẹp người..

Đến ý thức về thân thể và bản năng bảo vệ thân thể.

Có thể nói trẻ sơ sinh đã có ý thức về thân thể mình : chúng khóc khi bị lạnh, chúng hét khi bao tử bị dày vò bởi cơn đói, chúng thoải mái khi được săn sóc bồng bế, …Ý thức về cái riêng tư của thân thể cũng phát hiện rất sớm : có nhiều nghiên cứu cho thấy, ở nhà trẻ, các cháu, 6 – 8 tháng tuổi, “từ chối” một cô bảo mẫu lạ thay tả cho mình, bỏ ăn khi đau nhức ở đâu đó trong thân thể..

Về liên hệ giữa cá thể và người khác, trẻ đã có nhận định từ 8-9 tháng tuổi nên bắt đầu sợ người lạ. Bắt đầu 6 tuổi, ý thức giới tính đã rõ rệt, … môi trường xã hội trong suốt thời niên thiếu ảnh hưởng rất lớn trên trẻ, chứ không phải đợi đến lúc dậy thì..

Các cô người mẫu và hoa hậu không thoát khỏi các “luật phát triển tâm sinh lý” đó. Có khác chăng là quá sớm, nếu không nói là từ bé, bởi ảnh hưởng của báo chí, internet, các phương tiện truyền thông khác và các khuôn mẫu chung quanh, nên các cô, có khi từ 13-14 tuổi đã bắt đầu “ hành trình” của hotgirl, người đẹp tuổi học trò, … tạo dáng, chụp ảnh, cả những ảnh phô trương những phần nhạy cảm của thân thể. “Mới lạ sau quen”, dần dần các cô xem việc trút bỏ quần áo là bình thường..

Nhìn các ảnh của các người đẹp, nhiều người … lo sợ..

Trước nhất là các kiểu tạo dáng cong lưng ưỡn ngực, những tư thế không bình thường chút nào (các cô sẽ thế nào sau này nhỉ, đau lưng, vẹo sống ?).

Thứ nhì, khoe thân thể, không tôn trọng cái riêng tư của cá nhân, chụp những ảnh phòng ngủ, giường chiếu là đánh mất cái tự trọng căn bản..

Ăn mặc đẹp, đồng ý, nhưng ăn mặc hở hang không có nghĩa là đẹp, nhất là khi cái hở hang đi ngược lại nhu cầu bảo vệ thân thể mình.

Tôi không quan niệm phụ nữ phải che mặt hay phải vận áo quần đen từ đầu đến chân như người theo đạo Hồi, nhưng tôi muốn bảo vệ tính riêng tư của thân thể người phụ nữ, một cái riêng tư bất khả xâm phạm. Đó là chưa nói tới luân thường đạo lý của Việt Nam..

Có người bảo ở bên trời Âu còn “hở” hơn thế nữa. Nhưng sự thật khác hẳn : Ở miền Nam nước Pháp có vài bãi biển “top less” (không mặc áo ngực) nhưng chỉ hạn chế ở đấy thôi và hạn chế trong bối cảnh của mùa hè. Ngoài ra, các “người đẹp” không nhởn nhơ trên các báo chí hàng ngày (trừ vài báo lá cải chuyên đăng chuyện người nổi tiếng) và không ăn mặc khêu gợi ngoài đường phố để gây ảnh hưởng trên giới trẻ. Cách ăn mặc của học sinh, sinh viên các trường bên này hoàn toàn khác với cách ăn mặc của các Lady Gaga. Giới trẻ bên này cũng không mơ túi xách Louis Vuiton hay Chanel như giới trẻ bên Trung Quốc hay ở xứ ta đến nỗi phải cần bán thân để xài hàng hiệu. Các em cũng không bị ám ảnh bởi giải phẫu thẩm mỹ nâng mũi, độn cằm hay nâng ngực….

Vật thể hóa phụ nữ.
Các phương tiện truyền thông thì tặng cho các người đẹp những mỹ từ như “gợi cảm”, “nóng bỏng”, “khó cưỡng”, … toàn là những từ thuộc giới tính. Một người đẹp chỉ là một vật thể giới tính thôi sao?.

Người ta còn tóm tắt những “sở hữu” của các cô bởi chiều dài của đôi chân, vòng đo của bộ ngực – chữ “sở hữu” thông thường để chỉ “vai trò làm chủ một vật dụng”? Các bộ phận của thân thể các cô, như thế, được xem như những vật vô tri chứ không phải là một phần không tách rời được của các cô..

Lại các chữ như “khoe hàng, lộ hàng” được dùng để tả cách ăn mặc của các cô và các bộ phận của cơ thể. Như vậy thì một người đẹp chỉ là một hàng hóa ?.

Nữ hoàng sắc đẹp nhiều khi còn được cho là một “thương hiệu” – tức là một cái gì kinh doanh được, bán được, làm ra tiền được.

Ngôn ngữ tải biểu tượng : trong ngôn ngữ hiện thời, các người đẹp đã bị vật thể hóa từ từ, mà không một ai lên tiếng phản đối. Khi đã bị vật thể hóa thì nhân phẩm các cô có còn hay không ?.

Bị vật thể hóa, không còn phản ứng tự bảo vệ vẹn tròn cơ thể, không còn “vùng riêng tư”, nói ra thì có vẻ nghịch lý nhưng các cô không yêu cơ thể mình (đây là giải thích theo tâm thần học), sẵn sàng phơi bày trước mắt mọi người, dùng cơ thể như một phương tiện mưu sinh. Như thế, đi đến bán thân chỉ còn một bước. Một bước ngắn.

Trước sức mạnh của tiền bạc, phải có bản lĩnh để giữ một cái “đầu lạnh”. Trước cám dỗ của …đô la, phải có khả năng suy nghĩ, cân nhắc, phải có đạo đức. Một chuyện dễ cho những người lớn tuổi nhưng cho một thiếu nữ 18, 20 tuổi, còn nông nổi…chuyện không đương nhiên chút nào..

Ở châu Âu, nhóm chữ “được bảo bọc” (protégée) để chỉ một thiếu nữ không phải lo sự sống mà được một người đàn ông chi tiền giúp, là một cụm từ có ý nghĩa xấu xa. Bên ta thì dịch ra là “sống bám” nhưng nhiều khi người sống bám không lấy đó làm hổ thẹn. Đúng ra, lòng tự trọng cá nhân không cho phép cô ấy núp bóng một người đàn ông như thế – trừ khi người ấy và cô ta sống trong một liên hệ gia đình với bổn phận tương trợ lẫn nhau..

Cách đây gần nửa thế kỷ, phụ nữ Âu Tây nổi lên chống lại hình ảnh phụ nữ “vật cảnh”, “búp bê”, “đồ trang trí” để giành quyền … làm người, đòi được đi học, đi làm, tự lập, …. Hiện nay, một số tựa bài báo của ta trên mạng mời độc giả ngắm “vẻ đẹp búp bê” của vài phụ nữ trẻ. Quả là phản bội những đấu tranh của các bà các mẹ và các chị của chúng ta..

Vai trò của truyền thông ?

Báo chí trên mạng phần đông đi theo thị hiếu của độc giả : chuyện các người đẹp, các đại gia, … ăn khách nên báo nào cũng có chuyên trang về mục này, kể cả những báo “nghiêm chỉnh” nhất..

Thế nhưng cũng nên đánh hồi chuông báo động, kêu gọi giới truyền thông chú ý đến tầm ảnh hưởng của mình trên quần chúng nói chung và trên giới trẻ nói riêng. Trách nhiệm của các cơ quan truyền thông rất lớn. Phơi bày cơ thể phụ nữ trên các phương tiện truyền thông không những xúc phạm phụ nữ mà còn lung lạc trẻ con, ám ảnh trí tưởng tượng của người lớn, thậm chí có thể đưa đẩy tới những chuyện vi phạm thuần phong mỹ tục, hay vi phạm luật pháp (những hiện tượng như cướp, hiếp, mại dâm… mà ta vẫn chưa nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả )..

Kết luận

Nhiều người hay viện cớ “có cầu thì có cung” hay ngược lại. Theo lý thuyết này, không ai có trách nhiệm hết mà trách nhiệm đó là do một bàn tay vô hình (khái niệm này của Adam Smith) của thị trường..

Trách nhiệm ở đây liên hệ tới rất nhiều người và cơ quan : những người xem việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như một hoạt động văn hóa (bán thân thể hay ít nhất bán hình ảnh của thân thể phụ nữ là văn hóa thật à ?), những người sống nhờ những sinh hoạt liên quan đến sắc đẹp phụ nữ, những phương tiện truyền thông ăn theo, sự thiếu cẩn mật và suy nghĩ của một số cha mẹ và sự thiếu chín chắn của một số các cô người đẹp..

Sự kiện một số hoa hậu, hay một số người thuộc giới giải trí chọn cách sống “lạ đời” là quyền của họ. Họ chỉ là một thiểu số. Nhưng có thể cũng cần giúp họ nhìn rõ hơn trước khi họ lựa chọn (để tránh cho họ những “sụp đổ” của ngày mai)..

Trong khi đó, phải làm sao để các cách sống ấy không được đưa ra như khuôn mẫu, không “bình thường hóa” những cái “bất bình thường” để bảo vệ giới trẻ. Để chúng không nghĩ rằng trở thành người mẫu và hoa hậu là một trong những cứu cánh trong đời.

———

http://huynhmai.org/2014/04/07/tu-khai-niem-vat-the-hoa-phu-nu/

Hồng ngọc-giá 300k

Hồng ngọc-giá 300k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Trung ương Đảng nhận diện những biểu hiện suy thoái, “tự chuyển hoá”




Tác giả: PT


Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 khoá XII của Ban Chấp hành TƯ Đảng được ban hành nêu rõ 9 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ Đảng viên hiện nay. TƯ xác định nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật… để chỉnh đốn Đảng.
. >> Toàn văn nghị quyết Hội nghị 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng
>> “Cán bộ suy thoái sống ích kỷ, hám danh, ham quyền, vô cảm với dân”


Văn phòng TƯ Đảng vừa thông báo đến các cơ quan ngôn luận, báo chí toàn văn Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII: “Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.

TƯ Đảng thống nhất ra Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng sau Hội nghị lần thứ 4, diễn ra đầu tháng 10/2016.





Tham nhũng tập trung vào số Đảng viên có chức vụ

Nghị quyết nêu rõ, thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm.

TƯ thống nhất đánh giá, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái.

Theo đó, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI ở nhiều khía cạnh chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Nghị quyết nêu rõ hạn chế như việc tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Cơ chế kiểm soát quyền lực chậm được hoàn thiện, còn nhiều sơ hở. Thiếu cơ chế để xử lý, thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín, trì trệ trong công tác, kém hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ được nhận định chung là còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng; chính sách tiền lương, nhà ở chưa tạo được động lực cống hiến cho cán bộ, công chức.

Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới”. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu. Việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức.

Cụ thể hoá biểu hiện suy thoái, tự chuyển hoá

Nghị quyết TƯ 4 lần này nêu rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị

4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.

9) Vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.

9 biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống cũng được chỉ rõ:

1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4) Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.

5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên…; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

TƯ cũng chỉ rõ 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ:

1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.

2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hoá” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.

6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.

7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.

8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học – nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.

9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết TƯ 4 lần này nhấn mạnh quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

Với 4 nhóm giải pháp được nêu ra (nhóm giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội), TƯ Đảng thống nhất để Bộ Chính trị ban hành kế hoạch thực hiện, phân công cụ thể và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, thể chế hoá, cụ thể hoá nội dung Nghị quyết thành các văn bản pháp luật để thực hiện. Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ, cơ quan trực thuộc Trung ương phải tổ chức học tập, quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.

Nghị quyết được phổ biến đến từng chi bộ Đảng.

—————-

http://dantri.com.vn/chinh-tri/trung-uong-dang-nhan-dien-nhung-bieu-hien-suy-thoai-tu-chuyen-hoa-20161031190928642.htm

Chân Lý

Chân lý là sự tổng hợp của hai đối cực .. chỉ biết có cái hại mà chẳng biết đến cái lợi của cái hại ấy cũng như chỉ biết đến cái lợi mà không biết đến cái hại của cái lợi ấy, đó là chưa biết đến chỗ thật biết vậy”

Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Khoa học hay tâm linh?



Phong Doanh


Khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có Khoa học.

Ba cách lý giải khác nhau về nguồn gốc vũ trụ

Dù bạn là ai, đang làm nghề gì để sống, mặc cho cái sự tất bật vì miếng cơm manh áo có đến mức nào thì đôi khi bạn cũng hãy dành một chút thời gian cố gạt bỏ mọi lo nghĩ về mưu sinh, về những mối quan hệ phức tạp của xã hội vỗn dĩ như cái lưới bùng nhùng chụp lấy mỗi con người trong suốt cả cuộc đời để mà ngẫm nghĩ, để mà tò mò như một triết gia.

Sẽ dễ hơn để đạt được cái trạng thái “cách ly” với đời thường ấy, nếu bạn để lòng mình thật thư giãn và nhìn lên bầu trời sao mung lung hay ngắm một cánh đồng hoặc một cánh rừng xanh biếc vào mùa hạ, vàng ruộm vào mùa thu, chạy dài đến nơi trời và đất giao nhau hoặc nằm dài trên thảo nguyên dõi mắt theo đôi cánh đại bàng giang rộng lướt giữa bầu trời xanh bao la hoặc đứng trên bờ cát trắng ngắm những con sóng đùa dỡn đuổi nhau từ tít tận nơi nào để xô về liếm lên đôi chân trần của bạn. Lúc đó bạn sẽ cảm nhận được một phần nào vẻ đẹp thiên nhiên kì thú và cũng đầy bí ẩn.

Vẻ đẹp đó gần như chắc chắn sẽ reo vào trong đầu bạn một câu hỏi: Từ đâu mà chúng ta có được cái thế giới đẹp đẽ nhường này và tại sao chúng ta lại có mặt ở đây, trên Trái đất - ngôi nhà chung của toàn nhân loại, để cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Đó là câu hỏi thường trực đối với những người có trí tò mò, nhưng cũng là câu hỏi hay bị lãng quên đối với phần đông nhân loại vì cuộc mưu sinh gian khó và nặng nhọc hoặc vì mải vùi đầu vào những cám dỗ hàng ngày. Bởi vậy, nếu mỗi con người đã từng hoặc đang hoặc sẽ hiện diện trên thế giới này được hỏi về nguồn gốc của Trái đất hay rộng hơn nữa là của toàn vũ trụ nói chung và của nhân loại nói riêng, thì chúng ta sẽ nhận được một trong ba câu trả lời chính đại loại thế này:

A. Thượng đế tạo ra tất cả và cai quản mọi thứ trên đời;
B. Vũ trụ tự thân tồn tại và vận hành, nhân loại là sản phẩm của sự vận hành đó;
C. Vũ trụ tồn tại như là hệ quả của khả năng nhận thức của con người.


Sẽ là bình thường nếu người nào đó trong suốt cuộc đời của mình lúc thì thuộc nhóm này, lúc lại chuyển sang nhóm kia trong ba nhóm liệt kê ở trên. Số đông những người có học thức trong nhóm B thường được gọi bằng một cái tên là nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học xuất chúng của nhân loại lại thuộc về nhóm A, và cũng có nhiều nhà thông thái của những thế kỷ trước sáng lập ra trường phái triết học làm cơ sở cho niềm tin của những người nhóm C.

Những người thuộc về nhóm B có thể chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất có quan điểm vô thần. Họ coi mọi hiện tượng, mọi tương tác trong thế giới vật chất, trong đó con người là một bộ phận, đều theo những quy luật của tự nhiên mà khoa học sẽ dần khám phá để đưa ra ánh sáng, tuyệt nhiên không có gì là huyền bí cả. Họ chỉ công nhận những gì mà khoa học đã chứng minh hoặc giải thích một cách thỏa đáng bằng thực nghiệm hoặc bằng suy luận lôgic chặt chẽ.

Bộ phận thứ hai coi Thượng đế chính là thế giới khách quan tồn tại ngoài ý thức của con người với những quy luật vận động và phát triển cụ thể có thể nhận thức được. Trong khi tín đồ của phần lớn các tôn giáo trên thế giới gần như thuộc cả vào nhóm A thì đạo Phật lại có thế giới quan gần với nhóm B hơn. Mặc dù vậy, giữa những người nhóm B và đạo Phật vẫn có những sự khác biệt: Những người thuộc nhóm B không tin vào những điều huyền bí, trong khi đó các tín đồ của đạo Phật lại có những đức tin vào những điều như vậy. Một trong sự khác biệt đó là vấn đề tồn tại “kiếp người” dẫn đến luật Luân hồi như Đức Phật đã dạy.

Ngày nay một khái niệm với cái tên gọi là tâm linh đã được bàn luận đến nhiều trên toàn thế giới. Tất cả những hiện tượng xảy ra trong khả năng cảm nhận được của con người, dù có thể chỉ là một thiểu số ít ỏi, nhưng không thể (hoặc chưa thể) giải thích được bằng khoa học thì đều quy về tâm linh.

Một số biểu hiện sau thường được nhắc đến như những hiện tượng tiêu biểu của tâm linh. Đó là hiện tượng một số người có khả năng chữa bệnh cho người khác chỉ bằng thôi miên hoặc bằng tay không. Một số người khác lại có thể dùng ý nghĩ (hay ý chí) bắt các vật thay đổi trạng thái mà không cần chạm trực tiếp vào chúng. Lại có một số siêu nhân biết được các sự kiện xảy ra ở khoảng cách rất xa (thần giao cách cảm) hoặc nhìn thấy trước các sự kiện sẽ xảy ra sau một thời gian rất dài trong tương lai (tiên tri). Ngạc nhiên hơn nữa, có những người nói về tiền kiếp của mình một cách rõ ràng, và trong nhiều trường hợp được xác nhận là chính xác. Những hiện tượng kể trên và biết bao hiện tượng “kỳ bí” khác không có cách nào lý giải bằng những cách tiếp cận khoa học thông thường ở thời điểm hiện tại.

Hai cách tiếp cận với thế giới vật chất
Trước khi bàn về việc có hay không có một sức mạnh siêu nhiên tạo ra vũ trụ và con người, chúng ta phải nhắc đến một điều rằng, dù vũ trụ được hình thành theo quan niệm của nhóm A hay nhóm B thì khoa học và tâm linh, theo cách nhìn của người viết bài này, cũng chỉ là hai cách tiếp cận (hai phương pháp) được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu về thế giới vật chất và khả năng nhận thức của con người chứ không phải là hai phạm trù đối lập với nhau.

Các phương pháp khoa học do con người tạo ra còn phương pháp tâm linh thì hình như không phải vậy. Một trong những biểu hiện rất khác biệt của hai phương pháp đó thể hiện ở chỗ: Khoa học có thể truyền đạt và đào tạo nhưng tâm linh thì không. Những kết quả đạt được bằng hai cách tiếp cận cũng vì thế mà khác nhau. Trong khi khoa học luôn có tính kế thừa và hoàn thiện theo thời gian khiến cho các kết quả đạt được bằng phương pháp này ngày càng sâu hơn, rộng hơn và chính xác hơn thì những gì phương pháp tâm linh mang lại thường rất bất ngờ, đơn lẻ và hết sức sửng sốt (theo nghĩa không hiểu vì sao lại thế).

Nếu hình tượng hóa bản chất của hai phương pháp nói trên bằng ngôn ngữ toán học thì ví dụ sau có thể có ý nghĩa nhất định. Chúng ta hãy hình dung việc tính tổng của vô số các số hạng (chuỗi số), chẳng hạn tổng: 1/2 + 1/(2.3) +1/(3.4) +...+1/[n.(n+1)] + .... Ta có thể ví phương pháp khoa học để nhận tổng trên là cách cộng dần từng số hạng một. Ngày qua ngày chúng ta càng tiến sát hơn đến giá trị 1 của nó (nhưng không bao giờ đạt được đúng giá trị này).

Trong khi đó cách tiếp cận tâm linh cho ta biết tổng đó đúng bằng một (nhưng không phải ai cũng biết và không cần cũng như không thể giải thích vì sao). Chúng ta đều biết, hầu hết các lý thuyết khoa học đều được hoàn thiện từng bước kiểu như vậy và chưa có lý thuyết nào được coi là đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, ít nhất là trong thời gian dài nữa. Chúng ta sẽ bàn thêm về tình trạng này ở phần sau.

Một minh chứng cũng khá điển hình cho sự so sánh bản chất của phương pháp khoa học và tâm linh theo tinh thần nói trên là trường hợp nhà toán học Ấn Độ Ramanujan. Ta đều biết số Pi là một số vô tỉ và có rất nhiều cách biểu diễn giá trị của nó qua chuỗi số. Các chuỗi đó đều rút ra từ những lập luận toán học chặt chẽ. Nhà toán học Ấn nói trên cũng đưa ra một chuỗi số để tính số Pi nhưng bằng một công thức mà chẳng biết nó được rút ra như thế nào, giống như có ai mách bảo ông thì phải.

Một ví dụ nữa về sự “mách bảo huyền bí” ấy là việc phát hiện những cây thuốc trị bệnh cứu người được truyền lại trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tại thời điểm mà những người đầu tiên bắt đầu biết sử dụng chúng, khi mà khoa học dược liệu còn chưa manh nha thì sự mách bảo kia là lời giải thích duy nhất. Người viết bài này có niềm tin rằng, khi các nguồn năng lượng hóa thạch trên trái đất suy kiệt hoặc ô nhiễm đã ở mức đặt nhân loại vào tình trạng tồn vong thì công nghệ để có được những nguồn năng lượng mới sẽ đến một cách tự nhiên, đơn giản hơn nhiều so với những gì mà các nhà khoa học và công nghệ hiện giờ đang hình dung và cố sức theo đuổi. Sẽ xuất hiện những cá nhân được “mách bảo” về vấn đề này, nếu “cái duyên tồn tại” của loài người chưa hết.

Những người chỉ tin vào khoa học có lí của họ. Như chúng ta đã biết, những kết quả mà khoa học mang lại không chỉ giải thích được nhiều hiện tượng của tự nhiên và của con người mà nó còn được ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống, đưa văn minh của loài người ngày một tiến xa và vì thế mà làm cho con người tự tin hơn dù vẫn còn cô độc trong vũ trụ bao la. Ngành khoa học đi đầu trong tìm hiểu thế giới vật chất là vật lý học, trong khi đó ngành sinh học càng ngày càng đi sâu vào bí mật của sự sống. Cả hai ngành này hình như đang rất tự tin tiến đến câu trả lời về cấu tạo vật chất, vũ trụ ra đời như thế nào, con người thoát thai từ đâu và tiến hóa ra sao. Những kết quả của hai ngành nói trên đạt được quả thật là to lớn và vĩ đại, làm giàu cho tri thức của nhân loại về cấu tạo vật chất vô cơ và hữu cơ. Trong khi đó những kết quả trải nghiệm bằng tâm linh lại thường thiếu lập luận và những lời giải thích như nói đến ở trên, ấy là chưa kể còn một số người vì lợi ích cá nhân đã đưa ra những câu chuyện đồn thổi, hoang đường mang màu sắc mê tín nhằm trục lợi.

Cũng vì những lý do nêu trên mà có một thực tế là những tín đồ của Khoa học thường lên án hoặc chí ít là chê bai những gì mà phái công nhận Tâm linh đưa ra. Phải chăng chỉ có Khoa học mới là đáng tin còn tâm linh chỉ là câu chuyện tầm phào của số đông những người “không phải là nhà khoa học”?


Đi tìm mô hình chuẩn
Trước khi thảo luận về nguồn gốc của thế giới vật chất và của con người, chúng ta phải công nhận với nhau một điều là: dù có nguồn gốc xuất xứ thế nào đi chăng nữa thì thế giới vô cơ (những gì tạo nên vũ trụ) và thế giới hữu cơ (chí ít là giới sinh vật trên trái đất) cũng đa dạng và phong phú đến mức vượt xa khỏi tầm tưởng tượng của những người cứ cho là thông thái nhất, mơ mộng nhất trong số chúng ta. Hình như sự đa dạng là quy tắc số một của tạo hóa. Và, hình như vũ trụ và sự sống chỉ có thể thể hiện sự tồn tại và vận động của mình qua sự tương tác của các hệ vật chất đa dạng đó.

Không những thế, chỉ riêng thế giới sinh vật trên trái đất của chúng ta cũng đã hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ bé nhất. Sự hoàn hảo ấy không thể là sự kết hợp ngẫu nhiên của thế giới vật chất mà thành. Nó gần với một bản thiết kế hoàn chỉnh ngay từ lúc xuất hiện. Ngày nay ai cũng biết rằng một số dạng đặc biệt của các hợp chất hữu cơ tạo nên sự sống trên trái đất. Các chất này lại tổng hợp từ các nguyên tử của một số nguyên tố hóa học mà quan trọng nhất là Hydro, Nitrogen và Carbon. Đến lượt các nguyên tử của mọi nguyên tố lại cấu tạo bởi các hạt cơ bản (nhưng biết đâu đến một lúc nào đó chúng ta lại ngộ ra rằng các hạt cơ bản kia thực chất có chung một nguồn gốc “siêu hạt” nào đấy. Đó có lẽ mới là cái gốc của mọi thứ trên đời, một sự thống nhất trong đa dạng).

Vật lý học ngày nay đã phát hiện được một điều: hình như một số loại hạt cơ bản đã được định dạng (bằng thực nghiệm hoặc từ suy luận gián tiếp) tạo nên mọi dạng vật chất trong vũ trụ. Vấn đề còn lại, theo cách nghĩ của các nhà vật lý, là xây dựng được một lý thuyết cho phép giải thích sự ra đời của các hạt đó để rồi thông qua một vụ nổ lớn, gọi là Big Bang, mà tạo nên một (hoặc nhiều) vũ trụ như ngày nay, để rồi vào một ngày đẹp trời nào đó cách thời điểm vụ nổ kia từ chín đến mười tỉ năm thì trái đất của chúng ta được hình thành, và rồi sau vài tỉ năm nữa sự sống xuất hiện trên địa cầu, tiến hóa dần thành con người như ngày nay.

Hình như các nhà vật lý đã rất yên tâm rằng họ đã hiểu được động lực học quá trình hình thành các dạng vật chất cô đọng của vũ trụ (các thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh) sau Big Bang và những định luật vật lí chi phối tương tác của vật chất. Bước đầu tiên trong tham vọng xây dựng mô hình chung cho việc hợp nhất toàn bộ thế giới vật chất có từ thời Anhxtanh là những cố gắng xây dựng trường thống nhất cho bốn loại lực tương tác trong tự nhiên bao gồm: lực tương tác hạt nhân yếu, lực tương tác hạt nhân mạnh, lực điện từ và lực hấp dẫn. Đã có những lý thuyết cho phép kết hợp được ba lực đầu tiên vào chung một mô hình, nhưng với lực hấp dẫn thì cho đến nay vẫn chưa có kết quả.

Một trong những hướng xây dựng trường thống nhất là Mô hình chuẩn, trong đó giả thiết tồn tại thêm một loại hạt cơ bản nữa gọi là hạt Higgs hay trường Higgs (mang tên nhà vật lý người Xcốtlen). Nhờ có sự tồn tại của loại hạt này mà khi các hạt cơ bản khác tương tác với nó mới có khối lượng. Một trong những mục đích xây dựng máy va đập hardron (LHC) lớn nhất hiện nay ở châu Âu là phát hiện ra hạt Higgs bằng thực nghiệm. Như vậy trường Higgs sẽ đóng vai trò là trường hấp dẫn và các hạt cơ bản khác nói riêng và vật chất nói chung có khối lượng là do tương tác với trường này. Nếu hạt Higgs không phát hiện được bằng thực nghiệm thì các nhà vật lý lý thuyết đã có một số lý thuyết khác bổ sung hoặc thay thế vào Mô hình chuẩn, chẳng hạn như bằng cách đưa vào chiều thứ năm để cùng với ba chiều không gian, một chiều thời gian tạo thành một không gian năm chiều mà chiều thứ năm là không quan sát được nhưng lại thể hiện tác động của lực hấp dẫn.

TOE, lý thuyết của mọi thứ

Đi xa hơn, họ còn tham vọng xây dựng nên một lý thuyết gọi là lý thuyết của mọi thứ (TOE, theory of everything) với số chiều lên đến 11, và tất nhiên bảy chiều thêm đó không quan sát được. Trong lý thuyết ấy mỗi hạt cơ bản được sinh ra như kết quả rung động của những dây một chiều (spring) như những lát cắt của một màng (membrance) trong không gian 11 chiều kia. Họ cho rằng vật chất được sinh ra từ hư vô bằng cơ chế rung đó. Và ở thời điểm ban đầu, khi chưa xuất hiện khái niệm thời gian, các hạt này nhiều vô cùng tận nhưng lại tập trung ở một vùng không gian vô cùng nhỏ để rồi tạo ra Big Bang. Dù rất được kỳ vọng nhưng lý thuyết dây vẫn có những điểm nghi vấn mà chính giới vật lý chỉ ra.

Có hai nghi vấn chính như sau. Một là, theo lý luận của một số nhà khoa học (trong đó có cả nhà vật lý lỗi lạc người Anh là Hawking) thì TOE bao gồm các phương trình toán học xây dựng trên một số tiên đề là các định luật vật lý. Vì vậy nó cũng chỉ là một lý thuyết hình thức về các con số nên nó cũng bị chi phối bởi định lý nổi tiếng Gödel về tính không hoàn thiện hoặc tính không tương thích. Hai là, TOE không đưa ra được một dự đoán thực nghiệm nào mang tính định lượng, một điều rất khác thường đối với các lý thuyết vật lý (gần đây nhóm ba nhà vật lý, trong đó có nhà vật lý trẻ người Việt là Đàm Thanh Sơn đã sử dụng lý thuyết dây tính toán được cái gọi là độ nhớt lượng tử của vật chất ở hai trạng thái giới hạn: nhiệt độ cực cao và nhiệt độ cực thấp, và bước đầu đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm).

Với nghi vấn thứ nhất những người ủng hộ TOE rất khó bằng lý luận để bác bỏ, trong khi đối với nghi vấn thứ hai họ cũng mong chờ những kết quả của cỗ máy LHC mang lại để họ có thể hiệu chỉnh lý thuyết của mình. Theo quan điểm của người viết bài này thì giả sử các hạt cơ bản đúng là được tạo nên từ dao động của các sợi dây “huyền bí” kia thì vẫn không thể kết luận rằng vũ trụ tự thân nó sinh ra, bởi lẽ “cái màng” và cơ chế rung của nó lại đặt ra câu hỏi tiếp theo: ai tạo ra cái màng ấy. Ở đây hình như không có câu trả lời cuối cùng bằng Khoa học về sự xuất hiện của thế giới vật chất, càng đi sâu vào cấu trúc vi mô của nó thì những vấn đề nan giải khác lại xuất hiện, thậm chí không ít lần những phát hiện mới bằng thực nghiệm hoặc bằng quan sát đe dọa sự xem xét lại nền móng của cả ngành vật lý hiện đại.

Còn có những vũ trụ khác?

Rất nhiều giả thiết về sự tồn tại của những dạng vật chất chưa được kiểm chứng để có được sự phù hợp giữa các lý thuyết hiện thời với các kết quả quan sát. Có một ý kiến thông thái cho rằng, nhiều lý thuyết khác nhau đến mức như loại trừ nhau nhưng đều có một điểm chung là giải thích được một cách ngoạn mục các hiện tượng vật lý đã biết. Chẳng có cơ sở gì để tin được là chỉ có một vũ trụ mà chúng ta đang quan sát thấy. Phải chăng vũ trụ là hình thức cuối cùng theo chiều vĩ mô để quy luật đa dạng không còn áp dụng được nữa. Nếu còn có những vũ trụ nữa khác với vũ trụ của chúng ta thì ai mà biết được ở đó vận tốc ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn hay không và giá trị của các hằng số vật lý bằng bao nhiêu. Những câu hỏi đại loại như vậy thuộc về những vấn đề không thể nhận biết được của con người trái đất. Trong khi đó Tâm linh có thể cho chúng ta câu trả lời về những vấn đề mà khoa học bó tay. Một trong số đó là câu hỏi về sự ra đời của thế giới vật chất, và nó đơn giản đến mức làm các nhà khoa học phải hoài nghi.

Vấn đề thứ hai luôn gây sự tò mò cho con người ấy là nguồn gốc của chính nó và nói rộng ra là từ đâu mà thế giới sinh vật xuất hiện trên trái đất. Nói về các dạng năng lượng gắn với từng cấp độ cấu trúc vật chất thì năng lượng hóa học gắn với cấu trúc phân tử, điện năng với nguyên tử và ở cấp độ hạt cơ bản sẽ là năng lượng hạt nhân, bao gồm cả các bức xạ vũ trụ, và có thể là cả trường hấp dẫn. Với cách nhìn nhận này thì năng lượng của các ngôi sao là năng lượng thuộc lớp thứ ba. Độ lớn (cường độ) và tầm lan tỏa (khoảng cách ảnh hưởng) của các lớp năng lượng liệt kê ở trên tăng từ lớp thứ nhất đến lớp thứ ba. Con người là một hệ vật chất đặc biệt tồn tại và hoạt động dựa trên nguồn năng lượng hóa học.

Ai cũng biết, thế giới sinh vật trên Trái đất tạo nên một môi trường sinh thái cực kỳ đa dạng. Giới thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ và sinh sản cũng bằng các hợp chất hữu cơ, còn giới động vật thì trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các hợp chất hữu cơ của thực vật để nạp năng lượng. Tạo hóa đã lập nên một sự cân bằng giữa các giống loài từ rất xa xưa. Những đặc biệt về điều kiện môi trường và cách nạp năng lượng đã khiến cho chúng ta trong một thời gian dài (có lẽ cho đến tận hôm nay) ngộ nhận về sự tồn tại của các sinh vật khác trong vũ trụ, thậm chí trong hệ mặt trời.

Đây là trích dẫn từ một bản tin dựa trên một thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ: “Báo Telegraph đưa tin, các nhà khoa học của NASA cho thấy những vi khuẩn lạ có tên là GFAJ-1 trong hồ Mono ở California (Mỹ) – có nồng độ muối và thạch tín rất cao. Loại vi khuẩn mới này có cấu trúc ADN khác xa hoàn toàn mọi sinh vật sống trên Trái đất của chúng ta và có thể sinh trưởng ở những môi trường khắc nghiệt mà chúng ta nghĩ rằng không thể tồn tại sự sống. Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về khái niệm sự sống cũng như mở ra một tia sáng mới trong việc tìm kiếm sự sống ở các hành tinh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong hệ Mặt trời như sao Hỏa hay sao Thổ....

Thông thường, mọi sự sống trên Trái đất đều được cấu thành từ sáu chất, đó là: carbon, hyđrô, nitơ, ôxy, lưu huỳnh và phốt pho. Tuy nhiên, loại vi khuẩn mới được tìm thấy thì lại không tuân theo nguyên tắc trên, thay vì phốt pho, loại vi khuẩn này lại chứa chất thạch tín”. Người ta cũng đã phát hiện ra loại vi khuẩn sống ở độ sâu trên hai ngàn mét trong lòng đất không cần đến ô xy và năng lượng chúng sử dụng để duy trì sự sống là các tia phóng xạ của các nguyên tố phóng xạ trong vỏ trái đất. Sự tồn tại của những sinh vật trong những điều kiện khác xa với môi trường chúng ta đang sống càng chứng tỏ một điều rằng trong vũ trụ bao la nhất định còn tồn tại những hệ vật chất khác mà ta gọi chung là “thể sống” (nghĩ là có nhận năng lượng từ bên ngoài để tồn tại và vận động cũng như để trao đổi thông tin giữa các thể sống cùng loại với nhau). Lượng thông tin nắm bắt được (ví như hiểu biết về thế giới vật chất) cùng với khả năng truyền tin (phương thức và tốc độ) sẽ xác định mức tiến hóa của các dạng thể sống.


Với ba dạng thức năng lượng như nói ở trên thì con người chúng ta có thể là thể sống “kém văn minh” nhất cũng nên. Giữa các loại thể sống khác nhau thì sự tiếp xúc cũng như trao đổi thông tin nói chung không thể xảy ra, nếu có thì chỉ là hãn hữu và trong những trường hợp đặc biệt. Rất có thể phương pháp tâm linh của chúng ta là một trong những hình thức trao đổi như vậy giữa những người có khả năng đặc biệt (gọi là năng lực trời cho) với những loại thể sống cao cấp hơn loài người. Nếu quả thật con người có linh hồn thì linh hồn chắc chắn thuộc về một trong những thể sống cấp cao hơn đó.

Con người không chỉ nhận được sự trợ giúp về thông tin từ các thể sống cấp cao hơn mà còn cả về sức mạnh vật lý. Ngày nay ai cũng biết những trường hợp mà một số cá nhân thể hiện những màn trình diễn rất ấn tượng về sức mạnh cơ thể (ví dụ như các nhà yoga có thể bay lên khỏi mặt đất, các võ sư có thể ra đòn “nghìn cân”...). Trong khuôn khổ của các định luật bảo toàn của vật lý (mà ở đây là định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng) thì những gì mà các cá nhân ấy tác động lên cơ thể mình hoặc các vật thể khác là không thể giải thích nổi. Phải chăng họ đã được tiếp sức bởi những thể sống khác có nguồn năng lượng vô biên như trường hấp dẫn chẳng hạn. Nhưng những thể sống nói trên vẫn có bản chất vật chất, nghĩa là có cấu tạo từ vật chất, cần thu nhận năng lượng từ môi trường bên ngoài (ví dụ năng lượng từ các thức ăn hữu cơ, điện năng hoặc năng lượng của trường hấp dẫn). Là vật chất nên chúng có thể vẫn phải tuân thủ các định luật vật lý nhưng ở những biểu hiện với cấp độ tinh vi khác nhau. Nhưng, tất cả những loại thể sống ấy, bao gồm cả chúng ta, ở đâu mà ra.

Câu hỏi đó con người đang tìm câu trả lời bằng khoa học, còn những thể sống văn minh hơn loài người có lẽ họ đã biết rõ rồi, và đôi khi họ hé mở cho chúng ta bằng con đường ta gọi là Tâm linh. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi ở trên là: Vũ trụ cùng các thể sống khác nhau được tạo ra bởi một Sức mạnh siêu nhiên, Người không bị ràng buộc bởi bất cứ định luật nào. Các định luật mà mọi dạng vật chất phải tuân thủ cũng do Sức mạnh đó áp đặt để thế giới vật chất, trong đó có các dạng sống, tự điều chỉnh để mà tồn tại, để mà tiến hóa. Nhưng tại sao Thượng đế lại có thể tạo ra các dạng sống khác ngoài dạng sống trên trái đất hiện có. Câu trả lời có lẽ là phải dựa vào qui luật đa dạng của thế giới vật chất mà Người đã tạo dựng nên.

Tính đa dạng nằm trong thiết kế ban đầu

Tính đa dạng đã nằm trong thiết kế ban đầu của Thượng đế và nó xuyên suốt trong cả hai thế giới: vật chất vô tri và sự sống. Hiện tại chúng ta chưa có thể chứng minh được bằng khoa học rằng còn có những thể sống khác không dựa vào năng lượng hóa học nhỏ nhoi như chúng ta. Đa dạng về mức năng lượng thì cũng sẽ phải đa dạng về những nền văn minh sử dụng chúng.

Do đó, khoa học của loài người chỉ là con đường để khám phá những chân trời mà Thượng đế đã tạo nên, thông qua đó mà tiến hóa đến đỉnh cao nhất của dạng sống mà chúng ta thuộc về. Vì vậy, giống như hệ quả của định lý Gödel, Khoa học không thể tự hoàn chỉnh và trọn vẹn, nghĩa là sẽ không có câu trả lời cho hai câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ và loài người bằng các phương pháp khoa học. Điều đó đôi khi được biểu hiện bởi cái cảm giác của các nhà khoa học khi mà nhiều lần họ tưởng như đã đi đến đích thì lại xuất hiện những yếu tố mới không thể giải thích nổi. Ngay cả cái đỉnh cao trí tuệ của thể sống dựa trên năng lượng hóa học mà con người chắc chắn là đại diện cũng chưa được hình dung trong ngày hôm nay.

Những bước đi ngày càng tăng tốc của khoa học và công nghệ làm chúng ta vừa mừng vừa lo. Mừng thì ai cũng biết. Còn lo là có phải chúng ta đã đang rất gần cái đỉnh cao kia rồi hay chưa? Khi loài người đã chạm đỉnh thì có thể cái vòng tuần hoàn của sự sống trên trái đất này lại bắt đầu từ điểm xuất phát cũng nên. Thượng đế có nhiều cách để điều khiển cái vòng tuần hoàn đó lắm. Mà không chỉ đối với chúng ta. Cái vòng tuần hoàn của vũ trụ cũng có trong bản Thiết kế vĩ đại của Người. Biến thiên tuần hoàn là cách thức duy nhất để mọi thứ trên đời này tồn tại và biến động mà không dẫn đến trạng thái tự hủy diệt hoặc lặng lẽ biến mất.

Có một niềm an ủi cho chúng ta, những sinh linh sống bằng nguồn năng lượng hóa học ở cấp độ phân tử. Đó là phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên trái đất mà Thượng đế đã ban cho như đã nhắc đến trong phần mở đầu của bài viết. Cho đến hôm nay có lẽ con người không quá tự tin đến mức vô lối để mà nói rằng nó là chúa tể của loại thể sống dựa trên sự tiêu hóa các hợp chất hữu cơ trên trái đất này. Nó là chúa tể vì nó đã có trong tay khả năng tiêu diệt mọi loài kể cả bản thân mình. Nó là chúa tể vì nó có khoa học và công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chung của muôn loài nhằm phục vụ cho mình là chính.

Hãy hình dung vào buổi chiều của một ngày cuối tuần nắng đẹp và ấm áp, một số khá đông những “chủ nhân ông” của Trái đất tập trung trên sân Old Trafford hoặc ngồi trước màn hình của chiếc tivi ở mọi ngõ ngách để hò reo cổ vũ cho trận bóng giữa đội MU và đội Chealse. Niềm vui và sự phấn khích tràn trề trên khuôn mặt họ đã đốt đi một lượng calo nhất định. Nhưng không sao, họ sẽ nạp lại nhiều hơn từ những món ăn hấp dẫn và đầy dinh dưỡng đang đợi họ trên bàn trong những căn phòng bếp ngạt ngào mùi hương ẩm thực. Nhiều thú vui nữa đánh đổi bằng calo đang chờ họ ngay trong buổi tối hôm nay...

Trong lúc ấy thì những thể sống cao cấp hơn đang tụ tập ở đâu đó trên một hành tinh nóng hoặc lạnh hơn trái đất đến mức chẳng có một hợp chất hữu cơ nào để mà nhấm nháp, hoặc đang chu du giữa khoảng không bao la, lạnh lẽo của vũ trụ với tốc độ không chậm hơn ánh sáng. Đổi lại, những thể sống ấy không cần phải làm gì để kiếm miếng cơm manh áo như những kẻ trần tục của trái đất. Năng lượng họ cần tràn trề ở khắp mọi nơi. Chẳng biết họ có chơi đá bóng hay không hay là chỉ ca hát và đọc thơ suốt ngày như ở quê vợ của chàng Từ Thức. Và vì bất diệt nên họ cũng chẳng cần đến thú vui sinh sản.

Nếu Thượng đế cứ để con người như thời ăn lông ở lỗ thì có lẽ cân bằng sinh thái sẽ tốt hơn, trái đất sẽ an toàn hơn. Nhưng dù sao thì cũng không thể vứt bỏ được lòng tham và thói ích kỉ trong thế giới sinh vật trên trái đất, bởi lẽ nó phải tranh dành nhau nguồn thức ăn hữu cơ vốn dĩ bao giờ cũng có hạn. Vì vậy, lòng tham có bản chất từ cái dạng năng lượng hóa học vì nó nhỏ nhoi và không có sẵn.

Hơn thế nữa, con người không ăn tươi nuốt sống thức ăn từ thiên nhiên mà còn biết tạo ra nhiều thực đơn với độ dinh dưỡng và sự hấp dẫn rất khác nhau bằng cách xào nấu, hấp hầm với nhiều gia vị. Vì thế mà lòng tham giữa con người với nhau còn cao hơn nhiều so với các loài động vật khác. Nhưng, cũng nhờ có lòng tham ấy mà con người mới tiến hóa như bây giờ.

Ngày nay những hiểu biết về cấu trúc gen hình như lại một lần nữa làm các nhà khoa học ảo tưởng rằng họ đã khám phá ra gần đến tận cùng bí mật của cuộc sống trên Trái đất. Thậm chí họ còn tạo ra những sinh linh nhân bản. Nhưng đó đâu có phải là con người đã có thể thay thế thiên nhiên trong sinh sản ra các loài sinh vật. Đó chỉ là một sự can thiệp vào qui trình sinh sản mà thôi, tuyệt nhiên không có ý nghĩa thần thánh nhân tạo gì.



Người viết bài này đồng tình với quan điểm của nhà khoa học, ông Francis S. Collins, Giám đốc dự án giải mã gen người, rằng càng hiểu biết sâu về gen càng thấy sự tinh tế hết mực trong thiết kế sự sống của Đấng Tối Cao. Chỉ có điều tôi không phải là tín đồ của thuyết tiến hóa Darwin. Mỗi loài trong giới thực vật đều có bản đồ gen từ lúc ra đời. Và tất nhiên nó phải được tạo thành từ những nguyên tố hóa học mà Người đã tạo ra trước đó. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi về đại thể các bộ gen của giới sinh vật có những điểm tương đồng để rồi từ đó Darwin xây dựng nên thuyết tiến hóa. Ngay đến con người đấy, đông như vậy mà cũng chẳng tìm được hai cá thể có dấu vân tay giống hệt nhau nữa là. Đa dạng về giống loài còn đi cùng với đa dạng về cá thể. Đó là một thiết kế chỉ có Thượng đế mới thực hiện nổi.

Chỉ còn một câu hỏi cần phải tìm câu trả lời. Nếu quả thực có Thượng đế thì tại sao Người lại không bao giờ hiện diện bằng cách này hay cách khác để người trần mắt thịt như chúng khỏi phải hồ nghi. Gợi ý cho câu trả lời có lẽ lại phải tìm trong quy luật đa dạng. Nếu chúng ta biết được một cách đích thực rằng, con người chỉ là những con rối trong tay một Đấng Tối Cao thì liệu cuộc sống còn ý nghĩa hay không, màn kịch cuộc đời chắc không còn nhiều hấp dẫn, mọi động lực để thôi thúc con người dấn thân cũng chẳng còn nhiều. Với một Người đã thiết kế nên một thế giới phong phú và hoàn hảo như thế này thì kịch bản ấy không thể chấp nhận. Nhưng nếu để con người tự tin đến mức vô thần thì vở kịch kia cũng không thể kéo dài. Tính ích kỉ nói trên sẽ biến loài người thành dã thú.

Vì vậy trong sâu thẳm của bản chất con người đã được cấy vào một tiềm thức về tính nhân bản như một đối nghịch với tính ích kỉ. Nếu nhờ có tính ích kỉ mà con người năng động và tiến hóa thì tính nhân bản lại giúp nhân loại vượt qua được những thời khắc nguy nan, chẳng hạn như trong các trường hợp thiên tai khủng khiếp, hoặc khi dân số giảm sút một cách đáng kể. Vì những lý do đó mà Sức mạnh Siêu nhiên chỉ được hé lộ một cách gián tiếp và rất hãn hữu, như trong các trường hợp tâm linh chúng ta vừa nhắc đến, đủ để giữ số đông sống có đức tin.

Kết

Để kết thúc bài viết này tôi muốn lấy câu truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam để nói về bản chất của khoa học và tâm linh. Chuyện rằng nhà kia có hai cô con gái lấy hai chàng trai, một chàng là thư sinh nhiều chữ nghĩa, chàng còn lại chỉ là một anh nông dân cục mịch. Một hôm bố vợ cùng hai chàng rể du xuân. Đến bên bờ hồ ông bố hỏi hai chàng trai tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước. Chàng thư sinh bảo con vịt nổi vì nó có lông còn chàng nông dân thì chỉ nói: “Trời sinh ra thế”. Chỉ vào con ếch ông bố vợ lại hỏi vì sao ếch biết kêu.

Học sĩ cho rằng ếch kêu vì nó có cái họng to, trong khi chàng nông dân trẻ vẫn nói: “Trời sinh ra thế”. Khi nhìn thấy một hòn núi đá bị chẻ ra làm đôi ở trên bờ hồ, ông bố lại hỏi hai chàng con rể vì sao nó nứt. Anh con rể thông thái bảo rằng đá nứt do tác động của nắng và mưa, còn anh kia vẫn trả lời đơn giản là trời sinh ra thế. Khi bị ông bố vợ chê là kém hiểu biết thì chàng nông dân bèn quay lại hỏi chàng thư sinh: “Cái thuyền có lông đâu mà nó cũng nổi, cái trống có họng đâu mà nó cũng kêu, còn “cái của mẹ cậu” có bị mưa nắng gì đâu mà vẫn bị nứt?”.

Quả thật, khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có khoa học.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Nhận diện nguy cơ 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục



Một trong những vấn đề quan trọng được thẳng thắn chỉ ra và thảo luận tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TƯ Đảng vừa qua là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Bài viết của Tiến sĩ Trương Minh Tuấn tiếp cận, nhận diện vấn đề này trong lĩnh vực báo chí, chỉ rõ một số xu hướng, hiện tượng… có nguồn gốc từ yếu tố chủ quan, có thể tác động tiêu cực, đẩy tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thành tựu của 30 năm Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng có đóng góp quan trọng của báo chí, đó là sự thật không thể phủ nhận.

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn


Và cũng trong 30 năm Đổi mới, nền báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt, như: số lượng và phạm vi phát hành các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, báo điện tử, đài truyền hình, ấn phẩm, chương trình ngày càng tăng; chất lượng nội dung và hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin đã được cải thiện; đội ngũ nhà báo và người làm việc tại các cơ quan báo chí phát triển cả về số lượng và trình độ chuyên môn.

Hầu hết cơ quan bộ, ban, ngành ở Trung ương, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan đều có ít nhất một tờ báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử; có đơn vị ở Trung ương hoặc địa phương còn có tới hàng chục đơn vị báo chí với nhiều loại ấn phẩm khác nhau...

Từ chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí đã tích cực thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền bảo vệ môi trường; thông tin cảnh báo, phòng, chống lũ lụt thiên tai; phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, các thành tựu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, văn hóa.

Báo chí cũng góp phần rất quan trọng trong tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ, bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Sự phản ánh, phản biện trên báo chí đã góp phần giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện một số chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. Nhờ báo chí mà nhiều sự bất cập về chính sách đã được phát hiện và sửa đổi, nhiều thân phận con người bị oan sai, bị chèn ép và bất hạnh được trả lại công bằng, được cộng đồng cưu mang, giúp đỡ…

Từ phương diện quốc gia, phải nói rằng các năm gần đây, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với báo chí đã có nhiều đổi mới, để vừa bảo đảm sự đồng thuận của báo chí theo đường lối, định hướng, mục tiêu phát triển đất nước, vừa tuân thủ nguyên tắc về tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến pháp.

Dù các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam bằng các luận điệu cũ và mới, liên tục công kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với báo chí, chúng ta vẫn có đủ cơ sở thực tế để khẳng định sự định hướng của Đảng, Nhà nước đối với báo chí không hề mâu thuẫn với tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Bởi suy cho cùng, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng như các quyền chính đáng khác của nhân dân chính là một trong những mục tiêu cơ bản mà Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, bên cạnh các đóng góp tích cực nói trên, đã và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không ít tiêu cực, hoặc đang có dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc.

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; trong đó, xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây ra tác động khôn lường, với một số biểu hiện đáng chú ý:

1. Thái độ hai mặt về chính trị, chạy theo chủ nghĩa cơ hội

Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ hai mặt: đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ “tự cho là nhạy cảm”.

Mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng.

Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn. Bên cạnh đó, đến nay, trừ một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ.

Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.

Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn?

Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân,... một số người làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ”, “người yêu nước”…

2. Xuất hiện xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân

Xu hướng này khá phổ biến trong một số phóng viên, biên tập viên và cả lãnh đạo cơ quan báo chí.

Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức.

Đôi khi phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập nhiều vấn đề, với nhiều nội dung thì một số tờ báo chỉ khai thác vấn đề, nội dung ở một khía cạnh được họ cho là “giật gân” để rút “tít” câu khách chứ không nhằm giới thiệu một cách hệ thống.

Hậu quả nguy hiểm của xu hướng này là tạo ra các tác phẩm báo chí khiến người đọc thấy nhàm chán, từ đó đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng, đổ lỗi cho định hướng của cơ quan chức năng về công tác tư tưởng và sự quản lý Nhà nước về truyền thông.

Cũng nằm trong xu hướng này, một số tờ báo, một số nhà báo còn như muốn “lấy lòng cấp trên” bằng bài viết tâng bốc dễ dãi, phản cảm, khiến các thế lực thù địch và một số cá nhân nhân cơ hội khai thác, lợi dụng để công kích sự lãnh đạo của Đảng với báo chí.

Những bài viết chân thực và đầy tâm huyết về những tấm gương cán bộ, đảng viên vì nước vì dân, các phóng sự sinh động về sự gắn bó giữa Đảng với dân vắng dần trên nhiều tờ báo, nhất là báo điện tử và báo của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; thay vào đó nhiều khi chỉ là các bản tin, bài tường thuật vô cảm được viết như ẩn chứa trong đó một “thông điệp” để công chúng hiểu rằng họ viết cho “phải đạo”, khiến công chúng dị ứng với hình ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho dù đó là những hoạt động ích nước, lợi dân, vì sự ổn định và phát triển.

Một khi xu hướng này trở nên phổ biến, có thể biến báo chí cách mạng - nền báo chí mang bản chất của cách mạng, chính trực, dấn thân vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, sinh động, có sức mạnh làm lay động lòng người,… trở thành nền báo chí giáo điều, công thức, dần dà phai nhạt và có thể đánh mất vai trò xã hội.

3. Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí

Trên diện rộng có thể thấy, khi đề cập các sự kiện quốc tế, lâu nay nhiều cơ quan báo chí chủ yếu sử dụng thông tin, dựa trên bình luận của các hãng tin, báo chí phương Tây để đưa tin hoặc bình luận, nhất là những sự kiện lớn như chiến tranh Irak, cuộc chiến ở Libya, vấn đề bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Syria, các vấn đề quốc tế về nhân quyền...

Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA,… thậm chí tin tức, bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước.

Để theo đuổi sự kiện giật gân, có trang tin còn phỏng vấn một số nhân vật chống cộng là người Việt Nam ở nước ngoài. Điển hình của hiện tượng này là sau khi J.Nguyễn được bầu vào Thượng viện tiểu bang California (Mỹ) có báo, trang tin trong nước đã giới thiệu một cách trang trọng, như một “niềm tự hào” không cần biết J.Nguyễn nổi tiếng chống cộng, nổi tiếng trong các hoạt động vu cáo, vu khống Việt Nam.

Thiếu trách nhiệm về chính trị, thiếu trách nhiệm trong khai thác và công bố thông tin,... xu hướng này còn ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam với một số quốc gia. Như vậy, một số cơ quan báo chí, một số người làm báo hầu như không quan tâm tới thực tế là một số báo, hãng tin ở phương Tây thường đưa tin, bình luận (thậm chí tổ chức chiến dịch truyền thông) theo xu hướng bóp méo sự thật, không đúng sự thật, cắt xén sự thật, dựng sự kiện giả,… để vu khống, làm mất uy tín một số quốc gia hoặc cá nhân cụ thể, nhằm phục vụ lợi ích của một số thế lực chính trị, tập đoàn tài phiệt.

Từ bình diện nhất định có thể nói, hiện tượng thiếu trách nhiệm này đã vô tình (cố tình?) gây nhiễu thông tin, dẫn tới sự mơ hồ, nghi ngờ, hoang mang trong người đọc…

4. Sử dụng quyền tự do báo chí để phục vụ các “nhóm lợi ích”

Tựu trung, tình trạng này đã và đang diễn ra trên hai phương diện:

- Một là, một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác.

Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được một số tờ báo ca ngợi, biến thành địa chỉ kinh doanh lành mạnh, phát đạt, đáng tin cậy,... nhằm thu hút đầu tư, tăng hấp dẫn để bán sản phẩm; tô vẽ thành tích cho một số cá nhân để biến họ thành người thành đạt, kinh doanh giỏi...

Sau một thời gian, tất cả vỡ lở, doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất được ca ngợi chỉ là nơi làm ăn thua lỗ, tài sản của Nhà nước thất thoát nghiêm trọng; cá nhân được tô vẽ thì bị phát hiện là lừa đảo, tham nhũng, có người phải nhận án tù…

Hai là, một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"?).

Trên thực tế, phát ngôn và hành động của một số người này cho thấy họ có khuynh hướng lợi dụng phản biện để phê phán, bôi đen chế độ xã hội. Họ phủ nhận con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Họ không thừa nhận các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước đạt được trong thời gian qua.

Dưới nhãn quan của họ, tất cả đều xấu, tất cả đều tiêu cực... chỉ có ý kiến của họ mới đúng đắn! Họ thường xuyên xuất hiện trên BBC, VOA, RFI, RFA... để đánh giá, bình luận với các ý kiến chưa bao giờ tỏ ra thiện chí; đồng thời, mỗi khi có sự kiện hệ trọng xảy ra trong nước, họ vẫn được một số tờ báo, trang tin ưu ái phỏng vấn, đề nghị viết bài trong đó chủ yếu là đánh giá tiêu cực. Và "tự diễn biến" trên báo chí, cũng bắt đầu từ những cách thức biểu hiện như vậy.





5. Xu hướng hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận người làm báo

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí trước hết bắt đầu từ người làm báo.

Nếu mỗi người làm báo nhận thức nghiêm túc về vai trò xã hội, trách nhiệm với bạn đọc, ý nghĩa tích cực của báo chí với sự phát triển xã hội và con người,… thì sẽ tự ý thức nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn


Đáng tiếc một bộ phận người làm báo ít quan tâm vấn đề này, khi mà các sự, vụ liên quan hành vi tiêu cực của người làm báo có xu hướng tăng lên? Lạm dụng vai trò báo chí, tự cấp tư cách “đứng trên luật pháp”, có người làm báo lấy nghề nghiệp làm công cụ trục lợi như: gây sức ép lên lãnh đạo đơn vị sản xuất, kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp để tống tiền, ký hợp đồng quảng cáo; hoặc chạy theo tin tức, sự kiện giật gân mà bất chấp sự thật, bất chấp pháp luật, bất chấp tính nhân văn của báo chí…



Phê phán cái xấu, chỉ rõ bản chất cái xấu là cần thiết, song một số người làm báo dường như có xu hướng khoét sâu, phóng đại hiện tượng tiêu cực; trong khi các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí tập trung công kích nhằm làm mất uy tín các cơ quan chức năng (công an, tòa án), một số người làm báo cũng lại hùa theo soi mói, công kích, thậm chí bịa đặt, “giăng bẫy” người thi hành công vụ…

Hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp, một số nhà báo đã vô tình (hay cố tình?) tác động xấu đến xã hội, làm người đọc hoang mang, suy giảm niềm tin vào chính quyền…

6. Sự thiếu trách nhiệm, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý của một số cơ quan chủ quản báo chí

Những năm gần đây, tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu sâu sát, kiểm tra của cơ quan chủ quản, tự coi “vô can” trước sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền đang khá phổ biến.

Không ít cơ quan chủ quản (nhất là một số tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp) buông lỏng vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, quản lý theo quy định đối với cơ quan báo chí thuộc quyền; có cơ quan chủ quản sau khi xin giấy phép thành lập cơ quan báo chí là “khoán trắng” cho cơ quan báo chí toàn quyền quyết định hoạt động; dẫn tới tình trạng có cơ quan báo chí không chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản.

Một số cơ quan chủ quản thiếu quan tâm, hỗ trợ cơ quan báo chí tháo gỡ khó khăn, thậm chí yêu cầu cơ quan báo chí thuộc quyền đóng góp kinh phí hoạt động, lệ thuộc vào kinh phí của cơ quan báo chí. Một số trường hợp, việc xử lý sai phạm, vụ việc tiêu cực trong cơ quan báo chí không nghiêm khắc, hoặc không giải quyết dứt điểm, thiếu kịp thời, thậm chí có biểu hiện bao che người đứng đầu cơ quan báo chí, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tác động tiêu cực tới tư tưởng cán bộ, phóng viên, biên tập viên.

Có người đứng đầu cơ quan báo chí mất uy tín, nhưng cơ quan chủ quản không có phương án thay thế, khiến nội bộ cơ quan mất đoàn kết kéo dài. Lãnh đạo một số cơ quan báo chí chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và phóng viên, biên tập viên của cơ quan thuộc quyền…

Trên đây là một số khái quát bước đầu để góp phần nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí. Trên thực tế, những sự kiện, hiện tượng liên quan diễn ra rất phức tạp, đan xen nhau, có thể là vô tình và có thể là cố tình, nên khó nhận diện, khó định tính, định lượng… Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh các giải pháp cơ bản để đối phó nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và trong xã hội nói chung, cần chú ý các giải pháp để lành mạnh hóa hoạt động báo chí:

1. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí cần đi đôi với tăng cường kỷ luật Đảng đối với đảng viên hoạt động trong lĩnh vực báo chí:

– Phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, không hề có mâu thuẫn giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí. Các vấn đề này được bảo đảm bằng Hiến pháp và hệ thống luật pháp của Nhà nước.

– Trên cơ sở Luật Báo chí (năm 2016), cần rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan hoạt động báo chí để bổ sung, hoàn thiện kịp thời theo hướng: luật pháp bảo vệ việc hành nghề của người làm báo với tư cách là nghề nghiệp xã hội đặc thù, nhưng luật pháp không tạo ra đặc quyền cho người làm báo, người làm báo bình đẳng trước pháp luật như mọi công dân khác.

– Đảng viên hoạt động trên lĩnh vực báo chí phải chấp hành Điều lệ Đảng, chấp hành các Nghị quyết của Đảng, chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên theo hệ thống tổ chức của Đảng. Cần xác định việc chỉ đạo, định hướng của cơ quan, tổ chức Đảng cấp trên với tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên tại các cơ quan báo chí hoàn toàn không mâu thuẫn với quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, không để đảng viên có chức vụ trong cơ quan Đảng và Nhà nước, kể cả người có chức vụ cao nhưng không được phân công lãnh đạo, quản lý báo chí và truyền thông, sử dụng chức vụ của mình can thiệp hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động báo chí. Bởi chính hành động can thiệp, gây ảnh hưởng rất vô nguyên tắc này là vi phạm quyền tự do báo chí, vi phạm nguyên tắc Đảng.

– Rà soát lại chất lượng đảng viên hoạt động trong các cơ quan báo chí, kiên quyết loại bỏ những phần tử có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ra khỏi chức vụ lãnh đạo các cơ quan báo chí.

2. Rà soát lại toàn bộ danh mục các lĩnh vực thuộc bí mật Đảng và Nhà nước.Danh mục này nhất thiết phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng luật. Ngoài danh mục này, mọi vấn đề khác của quốc gia cần được bảo đảm để người làm báo và người dân tiếp cận dễ dàng.

Các thông tin tiêu cực liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được báo chí điều tra phát hiện, nếu không thuộc danh mục “Mật”, không ai được quyền ngăn cản đưa lên báo chí. Cơ quan báo chí và người làm báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc công bố các thông tin đó, nếu xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy mức độ sai phạm đều phải bị xử lý và bồi thường đúng pháp luật.

Làm nghiêm túc việc này sẽ trực tiếp chống lại, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam bưng bít thông tin, xâm phạm quyền tự do báo chí.

3. Đổi mới việc đào tạo nghề báo trong nước, từ giáo trình, đội ngũ giảng viên đến phương pháp giảng dạy, bảo đảm cho người làm báo có đủ tri thức chuyên ngành và trình độ tác nghiệp báo chí hiện đại.

Người làm báo trước hết phải có trình độ chuyên môn (của một hoặc một số lĩnh vực họ tiếp cận), có bản lĩnh và trình độ chính trị; vì nếu chỉ có trình độ chuyên môn thì không thể có tác phẩm báo chí có giá trị. Do đó, cần khuyến khích tuyển sinh vào đại học báo chí những người đã có một bằng đại học trên lĩnh vực khác. Trừ giảng viên các môn học khác, giảng viên về nghiệp vụ báo chí tại trường đại học báo chí hoặc khoa báo chí thuộc trường đại học, nhất thiết phải là người đã thông qua hoạt động báo chí và đã có những tác phẩm báo chí có giá trị.

4. Cơ quan chủ quản báo chí cần rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí, từ đó khẩn trương xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp lại cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí thuộc cơ quan, đơn vị, ngành theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, để báo chí thật sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các đoàn thể chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, diễn đàn tin cậy của nhân dân. Cần kiên quyết xử lý, thu gọn báo, tạp chí, ấn phẩm phụ, chương trình giải trí, trang thông tin điện tử,… hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, sai phạm kéo dài…

5. Điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Báo chí (năm 2016) khẳng định Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ: “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”, điều này cho thấy, đạo đức nghề nghiệp người làm báo là vấn đề luật định, không phân biệt người có Thẻ Nhà báo hay không. Do đó, việc Hội Nhà báo Việt Nam ban hành, hướng dẫn hội viên thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam là hết sức cần thiết, với trường hợp cụ thể, vi phạm quy định này phải được xử lý trên cơ sở pháp luật.

6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với hoạt động của cơ quan báo chí thuộc quyền; coi trọng xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt, đề cao vai trò, trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí; đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và định hướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, và chức năng, nhiệm vụ của người làm báo; chú trọng quy định tại Điều 15 Luật Báo chí: “Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí”, “Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí… liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc”.

———-

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nhan-dien-nguy-co-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-trong-linh-vuc-bao-chi-va-mot-so-giai-phap-khac-phuc-336475.html

Trà Phúc kiến- giá 400k

Trà Phúc kiến- giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Trà Phúc Kiến- giá 150k



Trà Phúc Kiến- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh








hàng về thành phố ( Trinh Nguyễn)


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Ju. Lotman – Về bản chất của nghệ thuật









Khoa học và nghệ thuật giống như hai mắt của văn hoá con người. Chính do sự khác nhau của chúng (và cả sự bình đẳng về giá trị của chúng nữa) đã tạo ra nội hàm kiến thức của chúng ta. Không nên quy nghệ thuật vào lĩnh vực đùa vui hay minh hoạ dễ dãi cho các tư tưởng đạo đức cao siêu. Nghệ thuật là hình thức của tư duy, thiếu nó ý thức con người sẽ không tồn tại, cũng như không thể tồn tại ý thức với chỉ một nửa bán cầu đại não.
Hình như khoa học chỉ nghiên cứu những gì lặp lại và có tính quy luật. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của khoa học. Khoa học không nghiên cứu cái ngẫu nhiên. Tất cả những cái có quy luật là những cái mà người ta có thể dự đoán một cách đúng đắn. Cái ngẫu nhiên thì không lặp lại và không thể dự đoán. Vậy chúng ta sẽ nhìn nhận lịch sử như thế nào? Chúng ta nhìn thấy trong lịch sử những lặp lại răm rắp như quy luật sắt và bảo: thế nào là tự do? – Tự do là cái tất yêú đã được nhận thức. Trong trường hợp đó chúng ta có khả năng hiểu được những gì tất yếu sẽ phải xảy ra một cách khách quan, và đó là tất cả tự do của chúng ta. Lúc đó chúng ta quả đã thu nhận được một tuyến vận động có tính chất định mệnh của nhân loại, có được hệ quy chiếu và quy luật của vận động thì chúng ta có thể tính ra được tất cả mọi điều cho đến tận cùng. Nếu không tính được như thế có nghĩa là chúng ta còn thiếu thông tin.
Nhưng Prigoring cho thấy thực tế không như vậy. Các quá trình được dự báo vận động theo quy luật đã tính trước. Rồi sau đó mới xuất hiện cái điểm, khi sự vận động đạt đến chỗ không thể dự báo, và đó là chỗ giao nhau của ít nhất là hai, mà thực tế là vô vàn con đường. Nếu trước đó chúng ta bảo có thể tính được xác suất bắt gặp một đường nào đó, nhưng chính ở đó, theo Prigoring, tính xác suất không tác động, mà do cái ngẫu nhiên tác động.
Khi chúng ta nhìn về phía trước, ta sẽ thấy những cái ngẫu nhiên. Nhìn lại phía sau thì những ngẫu nhiên ấy lại trở thành quy luật. Vì thế mà nhà lịch sử hầu như luôn luôn nhìn thấy quy luật và do đó anh ta không thể viết được cái lịch sử như nó đã không xảy ra. Thế nhưng trên thực tế , theo quan điểm này, thì lịch sử chỉ là một trong vô vàn con đường có thể đi. Một con đường đã đi đồng thời là một sự đánh mất các con đường khác. Chúng ta lúc nào cũng tìm được một cái gì và đồng thời đánh mất một cái gì. Mỗi bước ta đi tới đều là một sự đánh mất. Và thế là chính ở đây ta bắt gặp tính tất yếu của nghệ thuật.
Nghệ thuật cung cấp cho ta cuộc đi trên những con đường mà ta đã không trải qua, tức là những gì đã không xảy ra. Thế mà lịch sử của những điều không xảy ra lại là một lịch sử vĩ đại và rất quan trọng. Nghệ thuật bao giờ cũng là một khả năng thể nghiệm cái chưa bao giờ trải qua : trở về quá khứ, hành động lại và làm lại theo theo cách mới. Nghệ thuật là kinh nghiệm về những điều chưa xảy ra. Hay là kinh nghiệm về những cái có thể xảy ra. Từ xưa, Aristote đã hiểu được mối liên hệ sâu sắc nhất của nghệ thuật với lĩnh vực của cái khả nhiên. Nhà văn, chẳng hạn, không bao giờ miêu tả toàn bộ nhân vật của mình. Thông thường, anh ta chỉ nắm bắt một vài chi tiết. Mọi người đều nhớ nhân vật Oneghin của Pushkin có chi tiết anh ta cắt tóc theo mốt mới nhất, nhưng kiểu tóc ấy như thế nào, màu tóc ra sao thì không thể biết, còn Pushkin thì không thấy những cái đó có ý nghĩa gì. Nhưng nếu chúng ta đưa Oneghin lên màn ảnh, thì bắt buộc phải hình dung hết các chi tiết đó và nhiều chi tiết khác nữa. Tức là cung cấp những điều không có ở tác phẩm của Pushkin để chuyển sự miêu tả bằng lời thành miêu tả bằng thị giác. Trên màn ảnh nhân vật phải hoàn chỉnh hơn, vật thể hoá hơn, được thể hiện đầy đặn hơn. Và vấn đề không phải do mỗi người đọc có một quan niệm của mình về nhân vật tiểu thuyết, mà quan niệm ấy không phù hợp với đặc điểm của nhân vật màn ảnh. Hình tượng ngôn từ có tính hư ảo hơn. Nó sống trong ý thức người đọc như một nhân cách mở, chưa hoàn thành, chưa được thể hiện trọn vẹn. Nhân vật sống và chống lại sự vật thể hoá nó hoàn tòan, rốt ráo. Bản thân nhân vật sống như một khả năng, đúng hơn, như một búi khả năng. Có lẽ vì thế mà các đạo diễn của chúng ta dễ dàng đưa các tiêủ thuyết Mĩ lên màn ảnh, còn đạo diễn Mĩ lại dễ dàng đưa tiểu thuyết Nga lên màn bạc của họ, bởi vì ở đây không có những nhân vật mở, mà chỉ có các công thức văn học sáo mòn. Chúng ta biết cách nhìn của người Mĩ, còn họ cũng biết rất rõ cách nhìn của chúng ta.
Hay như vấn đề phục chế. Khôi phục lại hình ảnh ban đầu của một công trình văn hoá nào đó là một việc hết sức phức tạp. Không chỉ phức tạp do chỗ các hình dáng ban đầu ấy chưa ai nhìn thấy. Mọi cố gắng mang lại đôi tay cho nàng Venus Milo đều thất bại vì chẳng thú vị gì. Chúng ta thất bại ngay từ đầu. Vì sao thế? Vì trong ý thức chúng ta nàng Venus ấy không có tay, còn Venus Nike thì không có đầu. Và khi khôi phục các phần không có ấy chúng ta đã phá huỷ không chỉ bản thân các pho tuợng mà còn phá huỷ một cái gì khác không kém phần quan trọng. Một ví dụ giản đơn. Chẳng hạn ở Lêningrat người ta đã phục chế cung điện Menshikov. Rất tốt, rất đáng yêu, có lẽ là khá giống với cung điện thời Menshikov còn sống. Nhưng, phải biết là trong cung điện ấy có một khu vực của Kađê[1], ở đấy một thế hệ người đã học tập. Người ta đem những người của đảng Tháng Chạp bị thương vào đấy để thuốc thang. Ngay từ lúc ấy người ta nhìn cung điện này theo một cách khác. Và tại sao Menshikov – điều đó đã hẳn là lịch sử, thế còn Akhmatova, người đã đi qua cung điện này, và đã nhìn thấy nó khi chưa được phục chế – điều đó không phải là lịch sử hay sao? Chúng ta biết rất rõ đống gạch vụn thời Trung đại châu Âu đã đóng góp cho văn hoá của chủ nghĩa lãng mạn châu Âu như thế nào. Chính là đống gạch vụn. Cái vắng mặt ở đây được cảm thấy mãnh liệt hơn là cái hiện có, còn cái khiếm khuyết ngẫu nhiên của các công trình văn hoá sẽ trở nên hiệu quả, chứa đựng những khả năng ý nghĩa khác mà văn bản hoàn chỉnh ban đầu không có được.
Chúng ta sẽ nói đến tính không thể dự đoán trước của các vận động diễn ra trong thế giới vào thời điểm nhất định, và nói đến các thời điểm có thể dự đoán được, chúng thay thế nhau bằng những cuộc bùng nổ mà kết quả của chúng thì chúng ta không thể dự đoán hết được. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với lịch sử nhân loại, nơi mà sự thâm nhập của ý thức sẽ làm gia tăng mức độ tự do, và do đó, gia tăng mức độ không thể dự đoán trước. Nơi chúng ta có cái thiện thì ở đó chắc chắn có cả sự nguy hiểm của cái ác, bởi vì cái thiện chỉ là một lựa chọn. Và vì thế, với ý nghĩa này nghệ thuật chứa đựng trong lòng nó sự nguy hiểm. Ađam trong Kinh Thánh, sau khi được lựa chọn đã nhận được cả khả năng phạm tội, làm tội ác. Nơi nào có tự do lựa chọn ở đó có tính trách nhiệm. Vì thế nghệ thuật có được sức mạnh đạo đức cao nhất. Chúng ta thường hiểu sức mạnh đạo đức của nghệ thuật rất hời hợt. Quan niệm thông thường là con người đọc một cuốn sách hay và trở thành người tốt. Khi đọc mà gặp chỗ nhân vật xử sự không tốt, thì người đọc sẽ trở nên xấu. Vì thế chúng ta nói những cuốn sách có các nhân vật xấu, tốt nhất là không nên đọc. Hình như chúng ta muốn nói rằng, nhờ không biết đến các hành vi xấu nên con người sẽ không làm các hành vi ấy. Nhưng cái không biết chẳng bao giờ cứu vớt được ai. Sức mạnh của nghệ thuật nằm ở chỗ khác. Nó cho chúng ta sự lựa chọn ở nơi mà cuộc sống không cho ta lựa chọn. Vì thế chúng ta được lựa chọn trong phạm vi nghệ thuật rồi chuyển nó vào cuộc sống. Từ đó sẽ xuất hiện một vấn đề hết sức nghiêm túc, một vấn đề luôn luôn đặt ra cho nhà đạo đức và đặt ra một cách có cơ sở: cái gì nghệ thuật có thể làm và cái gì nghệ thuật không được làm? Nghệ thuât – đó không phải sách giáo khoa, không phải sách hướng dẫn đạo đức. Chúng ta cho rằng nghệ thuật hiện đại rất nguy hiểm, vì ở đó có nhiều cái xấu. Nhưng hãy xem Shakespeare. Chúng ta đọc gì trong các bi kịch của ông? Sự giết người, tội ác, sự trả thù đẫm máu. Trong một vở bi kịch có người bị móc mắt, trong một vở khác có kẻ cắt lưỡi và chặt hai tay người phụ nữ vừa bị hiếp dâm. Đó là hành động thú vật. Nhưng trong nghệ thuật thì điều đó hình như có thể chấp nhận. Chẳng ai trách cứ Shakespeare là thiếu đạo đức cả. Quả là có lúc người ta đã lên án như thế. Các nhà lãng mạn Đức khi dịch kịch của Shakespeare đã cắt bỏ các cảnh ấy. Khi Giukovski còn trẻ, và sau này như ông từng tự nói, là người cha và là người che chở cho mọi người dũng cảm trong thơ ca Nga, đã nhắc nhở một người bạn, nhà thơ thiên tài nhưng mất sớm là A. Turghenhev hãy vứt bỏ cảnh phù thuỷ trong Macbeth. Lẽ nào một người có tư tưởng khai sáng mà lại có thể nhìn trên sân khấu một mụ phù thuỷ- thực ra là sự dã man, ngu muội. Điều đó Shakespeare chỉ làm được trong cái thời đại khủng khiếp, còn khi đã có Voltaire rồi thì ai còn viết như thế nữa? Mọi người có thể sẽ cười chết đi được! Chỉ mới các nhà lãng mạn thôi, còn về sau thì bản thân Giukovski đã hiểu rằng, cái hoang đường, sự khủng khiếp, nỗi sợ hãi, các tội ác… đều có thể là đối tượng của nghệ thuật.
Nhưng tại sao sự giết người khi là đối tượng của nghệ thuật không trở thành lời kêu gọi giết người? Nghệ thuật muốn giống với đời sống nhưng nó không phải là đời sống. Và chúng ta không bao giờ nhầm lẫn hai cái đó với nhau. Chuyện tiếu lâm về một người muốn cứu nàng Desdemona trên sân khấu đã chứng tỏ không thể đồng nhất hai thứ đó với nhau được, đó chỉ là sự vô tri về nghệ thuật mà thôi.
Nghệ thuật là mô hình của đời sống, và sự khác biệt giữa mô hình và đời sống là rất lớn. Vì thế, tội ác trong nghệ thuật là sự tìm hiểu về tội ác, còn trong cuộc sống thì chỉ có tội ác mà thôi. Một đằng là miêu tả sự vật, đằng kia là bản thân sự vật. Và vô khối truyền thuyết về cách nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm không tách rời đời sống, thay nghệ thuật bằng chính đời sống thì chỉ nảy sinh trong giới hạn của quan điểm ngây thơ đối với nghệ thuật .
Nhưng nghệ thuật bao gồm một phạm vi rộng lớn, bên cạnh nó còn có cái nửa nghệ thuật, có cái hơi giống nghệ thuật và cả cái hoàn toàn không phải là nghệ thuật.. Đó là phạm vi mà nghệ thuật giao nhau với cái không phải nghệ thuật. Ví dụ, ảnh nghệ thuật và không phải nghệ thuật. Cả hai đều chụp người loã thể. Ở bức ảnh phi nghệ thuật người phụ nữ loã thể chỉ là loã thể, ngoài ra không có gì, không có ý nghĩa của loã thể. Ở bức ảnh nghệ thuật thì người phụ nữ loã thể có thể biểu hiện: vẻ đẹp, sự bí ẩn ma quái, sự tinh tế, sự tao nhã, sự cô đơn, tội ác, sự trác táng…Có thể miêu tả các thời đại khác nhau, có các ý nghĩa văn hoá khác nhau, vì ảnh là kí hiệu, và chúng ta có thể nói ảnh ấy có ý nghĩa gì. (Ví dụ chúng ta khó có thể nhìn một người loã thể rồi hỏi người ấy có ý nghĩa gì !). Như vậy khi chúng ta nhìn một hình ảnh loã thể được vẽ, chụp, chạm, khắc… đều có thể hỏi hình ảnh đó có ý nghĩa gì. Hay (thô thiển hơn, nhưng vẫn đúng) là nêu vấn đề : tác giả muốn nói gì qua hình ảnh ấy? Sự trả lời sẽ là vô cùng khó, bởi vì nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng trong mình ít nhiều bí ẩn, là sự tái hiện một quan niệm nào, che giấu một một cách nhìn nào đó với đời sống. Nó vô tận về phương diện ý nghĩa, không thể nói ra được trong một câu, một lời. Trong khi đó ta lại hỏi có ý nghĩa gì một bức ảnh chỉ chụp một người phụ nữ cởi truồng, không mặc áo quần, thì chỉ có thể trả lời được trong trường hợp ta đã có rung cảm về nghệ thuật. Một chuyện tiếu lâm kể: Có một người đứng giữa đường, một người chạy qua, đập vào mặt anh ta rồi bỏ chạy. Người đứng kia suy nghĩ rất lâu rồi hỏi, không hiểu anh ta đánh tôi nhằm biểu hiện cái gì. Trên sân khấu điều đó là một thông báo có ý nghĩa, còn trong cuộc sống đó chỉ là chất liệu để thông báo chứ bản thân không phải là thông báo. Điều đó cho thấy một sự khác biệt căn bản.
Nghệ thuật thế kỉ XX với “tính chụp ảnh” của nó, với khát vọng về tính chính xác, dù điều đó rất lạ lùng, đều dẫn đến chỗ là càng mô phỏng thực tại thì càng nhiều tính ước lệ. Mô phỏng cuộc sống quá mức thì cũng khác biệt với cuộc sống quá mức. Nghệ thuật thế kỉ XX đã đạt được sự gần gủi với đời sống (nhờ khả năng kĩ thuật) đồng thời tạo ra sự khác biệt lớn. Do đó nghệ thuật càng hướng tới đời sống thì nó càng phải ước lệ nhiều hơn nữa.
Khi chụp ảnh và các thành tựu kĩ thuật đầu tiên đi vào nghệ thuật thì các nghệ sĩ điện ảnh bắt đầu chán nản thật sự. Hình như đối với họ nghệ thuật đã chết, thay vào đó là sự giống đời sống như thật. Cú sốc lớn hơn đối với nghệ thuật là kĩ thuật âm thanh. Đối với điện ảnh âm thanh trước hết là một thành tựu kĩ thuật, chứ chưa phải là một nhu cầu bức thiết của nghệ thuật. Phim câm lúc ấy đã đạt được trình độ rất cao, các nhà làm phim cảm thấy thù địch với âm thanh. Chaplin cho rằng âm thanh sẽ làm tầm thường các nhà làm phim, và các phim có âm thanh đầu tiên của ông được tạo ra nhằm chống lại âm thanh, ông để cho diễn viên nói những lời không có trong ngôn ngữ nào cả, họ cứ nói líu lô mà không biết là nói tiếng gì. Chỉ sau đó Chaplin mới bắt đầu nắm bắt ngôn ngữ như là một phương tiện nghệ thuật. Nhưng khi sử dụng âm thanh vào nghệ thuật thì cũng phải chịu mất mát. Cuộc sống rất ít khả năng chiếm lĩnh bằng kí thuật mà chỉ chiếm lĩnh bằng nghệ thuật. Và mỗi phát minh mới đối với nghệ thuật đồng thời là một cơn bệnh trong khi trưởng thành. Đó là điều cần phải khắc phục và chấp nhận.
Blôc bắt đầu bước vào điện ảnh từ thời Cách mạng, ông nắm bắt hình ảnh dân chủ của đời sống khi ông bước ra khỏi xe ngựa và bước lên xe điện . Ông ngạc nhiên: đó là một thế giới khác , và ông viết rằng khi vừa vào xe điện mà đầu đội mũ kêpi, thì chỉ chực va vào người khác. Đó hoàn toàn là một hành vi khác. Và nhà điện ảnh bước vào nghệ thuật.
Xảy ra một chuyện thú vị: nghệ thuật khi đi vào lĩnh vực không phải nghệ thuật bao giờ nó cũng đông cứng lại, bị dung tục hoá, bị nhân bản nhiều lần, trở thành sao chép… Và các dạng thức này của nghệ thuật chỉ là cái cận nghệ thuật, nó có thể mô phỏng nghệ thuật cao cấp, nghệ thuật tiến bộ,hay phản động tuỳ theo đơn đặt hàng ở “bên trên”, ở “bên dưới” hay ở “bên cạnh”. Nhưng các dạng thức này bao giờ cũng là mô phỏng. Đôi khi chúng có ích như là ích lợi của dưa hấu, của sách giáo khoa ( bởi vì không phải lúc nào cũng có thể nghe được một bản giao hưởng hay, phức tạp). Nhưng đồng thời chúng đem lại một thị hiếu tầm thường cho công chúng, chiếm chỗ của nghệ thuật đích thực. Còn nghệ thuật mô phỏng thì bắt chước dễ hơn, dễ hiểu hơn và vì thế mà thật là một sự đau đớn. Do đó sự lan tràn của nghệ thuật đại chúng bao giờ cũng là điều đáng lo ngại. Nhưng mặt khác, nghệ thuật mới, cao cấp do đâu mà ra? Nó không mọc lên từ nghệ thuật cao cấp cũ. Và nghệ thuật, dù điều này có vẻ lạ lùng như thế nào, cũng mọc lên từ sự dung tục, sự rẻ tiền, từ mô phỏng, từ phi nghệ thuật, từ những gì làm hỏng thị hiếu nghệ thuật – từ những cái đó bỗng mọc lên nghệ thuật mới. Akhmatôva viết : “Nếu anh biết rằng câu thơ mọc lên từ loại rác nào, thì anh không khỏi xấu hổ”. Nghệ thuật ít khi mọc lên từ sự trau chuốt, từ thị hiếu tốt đẹp, từ hình thức có sẵn, nó mọc lên từ rác. Và như vậy, bất ngờ mọc lên ngành điện ảnh, là cái từ sự giải trí hết sức tầm thường mà trở thành nghệ thuật số một của thế kỉ chúng ta (từ đầu cho đến ba phần tư thế kỉ XX nó vẫn là hàng đầu, nhưng hình như đến bây giờ nó đã mất vị trí ấy). Còn trước đó giữ vị trí đó là opéra. Từ bên lề của nghệ thuật opéra đã tạo ra cho thời đại những Varner, Chaikovski, và cùng với tiểu thuyết, nó trở thành nghệ thuật số một. Nghệ thuật dường như chạy đuổi nhau. Lúc thì nghệ thuật này lùi lại, lúc thì nghệ thuật kia vượt lên, buộc nghệ thuật khác phải bắt chước nó. Đó là tiểu thuyết thế kỉ XX mà cả hội hoạ, sân khấu đều bắt chước . Sau đó với thời đại của các nhà tượng trưng chủ nghĩa, tiểu thuyết lùi lại sau để cho thơ vượt lên hàng đầu.
Nghệ thuật là cỗ máy phức tạp nhất mà con người đã sáng tạo ra vào lúc nào đó. Nếu muồn thì gọi nó là cỗ máy hữu cơ, là sự sống, gọi thế nào cũng được, vì nó là một cái gì tự phát triển và chúng ta nằm trong cái tự phát triển đó. Giống như trong ngôn ngữ. Con người chìm ngập trong ngôn ngữ, ngôn ngữ được thực hiện qua con người. Con người tạo ra ngôn ngữ và ngôn ngữ như một hệ thống tập thể thường xuyên tác động qua lại với người nói cá thể. Đơn vị nhỏ nhất để xuất hiện các ý nghĩa mới là ba sự thể hiện: Tôi, người khác và môi trường kí hiệu học bao quanh ta (một cái gì giống như cỗ xe tam mã). Nghiên cứu ba sự thể hiện ấy hiện giờ là niềm hứng thú nhất đối với tôi.
(Tartu, năm 1990, G. Amelin ghi)
Trần Đình Sử dịch từ tiếng Nga, trong tập Ju. Lotman và trường phái kí hiệu học Tartu – Matskva, M. Nxb. “Gnozís”, 1994, tr. 432 – 438