Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Chính sách cảnh sát ‘cửa sổ vỡ’ là gì?








Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 7/2014, một người đàn ông da đen không vũ trang tên là Eric Garner đã chết dưới tay của một sĩ quan cảnh sát sau khi được cho là đã phản kháng việc bắt giữ. Garner bị cáo buộc là đã bán thuốc lá lậu trên một góc phố ở Đảo Staten. Cái chết của anh ta, cùng với cái chết của những người da đen không vũ trang khác bị cáo buộc phạm các tội tiểu hình dưới tay các nhân viên cảnh sát da trắng, đã làm dấy lên câu hỏi về chiến thuật của cảnh sát. Một số người nói rằng vấn đề nằm ở việc thực hiện chính sách tuần tra “cửa sổ vỡ”, một cách tiếp cận để thực thi pháp luật dựa trên một lý thuyết cho rằng việc trấn áp các tội phạm nhỏ giúp ngăn ngừa những tội ác lớn hơn. Những người chỉ trích cho rằng hiệu quả của chính sách này có tính phân biệt đối xử, bởi vì cảnh sát nhìn chung có xu hướng nhắm vào các mục tiêu không phải là người da trắng. Những người bảo vệ chính sách này như Bill Bratton (ảnh trên), Giám đốc Cục Cảnh sát New York (NYPD), và George Kelling, người khởi xướng lý thuyết ban đầu, lại bênh vực cho lý thuyết này và xem đó là lý do tại sao tội phạm giảm mạnh ở nhiều thành phố. Vậy, chính xác thì chính sách tuần tra “cửa sổ vỡ” là gì, và nó có thực sự là nguyên nhân làm giảm tội phạm hay không?

Thuật ngữ “cửa sổ bị vỡ” được đưa ra vào đầu những năm 1980 bởi Kelling, một nhà tội phạm học, và James Wilson, một nhà khoa học xã hội. Lý thuyết này chỉ ra rằng khi cửa sổ của một tòa nhà bị đập vỡ và để nguyên không sửa chữa, các cửa sổ còn lại cũng sẽ sớm bị đập vỡ. Họ lập luận rằng một tấm cửa sổ vỡ không được sửa chữa là một tín hiệu rằng không ai quan tâm [đến điều đó], và do đó việc đập vỡ nhiều cửa sổ hơn sẽ không gây nên bất cứ chi phí nào.

Sâu xa hơn, họ nhận thấy rằng trong các môi trường mà hành vi gây mất trật tự không được kiểm soát – khi gái mại dâm công khai tiếp thị dịch vụ của mình hoặc khi ăn mày níu kéo người qua đường – thì những tội phạm đường phố nghiêm trọng hơn cũng sẽ gia tăng nhanh. Lý thuyết này được hỗ trợ bởi một số thí nghiệm chọn mẫu ngẫu nhiên.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Groningen ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng khả năng một người ăn cắp một phong bì chứa đầy tiền sẽ cao gấp hai lần nếu nó thò ra ngoài một hòm thư có hình vẽ graffiti. Kelling và Wilson chỉ ra rằng ý nghĩa của điều này đối việc việc thực thi pháp luật là ở chỗ khi nhân viên cảnh sát giữ đường phố trật tự, và trừng phạt thậm chí là những dấu hiệu nhỏ của các hành vi sai trái bằng cách cảnh cáo hoặc bắt giữ, thì mọi người sẽ hành xử một cách có trật tự hơn.

Khi lý thuyết “cửa sổ vỡ” được công bố lần đầu, tội phạm thành thị là một vấn đề dường như không thể kiểm soát được ở Mỹ và trên toàn thế giới. Nhưng trong hai thập niên vừa qua tội phạm đã giảm với tốc độ khác thường. Sự thay đổi này diễn ra đặc biệt sâu sắc ở thành phố New York, nơi mà tỷ lệ giết người giảm từ 26,5 trên 100.000 người vào năm 1993 xuống còn 3,3 trên 100.000 người vào năm 2013 – thấp hơn so với mức trung bình của quốc gia. Rất nhiều lý thuyết đã được xây dựng để giải thích việc sụt giảm này, nhưng quyết định của thành phố trong việc nghiêm túc giải quyết tội phạm nhỏ chắc chắn đóng góp một phần.

Khi Bratton là người đứng đầu đội cảnh sát tuần tra giao thông công cộng (transit police) ở New York vào năm 1990, ông ra lệnh cho các sĩ quan của mình bắt giữ càng nhiều những người đi lậu vé càng tốt. Họ phát hiện ra rằng cứ bảy người bị bắt thì có một người đang bị truy nã về các tội danh khác, và cứ hai mươi người thì có một người mang theo dao, súng hoặc vũ khí khác. Trong vòng một năm, tội phạm trên tàu điện ngầm đã giảm 30%.

Năm 1994, Rudy Giuliani, người được bầu làm thị trưởng New York sau khi hứa hẹn sẽ “dọn sạch” các đường phố thành phố, đã bổ nhiệm Bratton làm Giám đốc NYPD. Mở rộng các bài học từ khu vực tàu điện ngầm, Bratton thấy rằng việc xử lý các hành vi phạm tội nhẹ, chẳng hạn như sở hữu súng bất hợp pháp, giúp giảm cơ hội phát sinh tội phạm. Trong vòng bốn năm, thành phố đã chứng kiến số vụ nổ súng giảm hai vụ mỗi ngày.

Chính sách tuần tra cảnh sát kiểu “cửa sổ vỡ” được cho là đã giúp làm giảm tội phạm. Nhưng các yếu tố khác cũng đã góp phần. Nhiều sở cảnh sát, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đã có tiến bộ trong việc sử dụng dữ liệu để xác định các điểm nóng tội phạm và tập trung vào các nguồn tội phạm một cách hiệu quả hơn. Sự sụt giảm mạnh về tội phạm cũng trùng với thời điểm chấm dứt đại dịch crack-cocaine, công nghệ an ninh được cải thiện (việc ăn cắp một chiếc ôtô giờ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết) và hàm lượng chì trong không khí giảm, điều mà một số nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm các hành vi bốc đồng.

Tuy nhiên, chính sách cảnh sát kiểu “cửa sổ vỡ” cũng đã nhận được những chỉ trích nghiêm trọng, với việc một số người nói rằng nó làm tăng xích mích giữa cảnh sát và người dân, đặc biệt là ở các khu vực nghèo và thiểu số. Những khu phố như vậy thường có xu hướng nhận được sự chú ý quá mức của cảnh sát, một phần vì họ gặp phải nhiều hành vi phạm tội hơn: mặc dù người da đen và gốc Tây Ban Nha chiếm 53% dân số thành phố New York vào năm 2013, họ chiếm đếm 83% số nạn nhân trong các vụ giết người. Nhưng cũng có những dấu hiệu phân biệt chủng tộc. Ví dụ, việc có bằng chứng cho thấy các vụ bắt giữ ma túy gây nên những chi phí lớn với người nghèo và người thiểu số đã khuyến khích NYPD nới lỏng chính sách quản lý cần sa hồi tháng 11/2014.

Nhưng bất chấp các khiếu nại về thực thi không công bằng và thành kiến về chủng tộc, mộtphần lớn cư dân New York – cả người da đen và da trắng – vẫn nói rằng họ muốn an ninh được duy trì thông qua chính sách cảnh sát “cửa sổ vỡ”.

Mai 8 cánh- Giá 1,2 triệu đồng

Mai 8 cánh- Giá 1,2 triệu đồng -ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



TRÍ THỨC LÀ GÌ?





Trên diễn đàn Lý học Đông phương có bài của Wildlavender đưa lên từ blog của Tiến sĩ Lê Văn Út Phần Lan, có nội dung như dưới đây viết về các quan niệm khác nhau nhận định về “Trí thức”. Tôi cũng có bài viết về nội dung này. Hôm nay đưa vào blog của tôi để so sánh các nhận xét khác nhau về khái niệm “tri thức” làm rõ thêm về khái niệm này.

Dưới đây là bài viết của Wildlavender:

=======================
Lời chủ nhân blog: Gần đây, có nhiều bàn tán về trí thức là gì, vai trò của trí thức, v.v. Tôi nghĩ tôi cần học thêm về vấn đề này. Có mấy bài đáng suy ngẫm nên tôi lưu lại để học hỏi.

“Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!”
– Triết gia Aristotle.

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”
– Giản Tư Trung.

“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ”
– GS. Cao Huy Thuần

“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị”
– Đào Tiến Thi

“Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn”
- GS. Nguyễn Văn Tuấn

“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên”
– Nguyễn Quang Minh

“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?”
- Phạm Việt Hưng

“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)”
– Nguyễn Đức Hiệp

“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội”
– GS. Nguyễn Huệ Chi

“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn”
– GS. Phạm Quang Tuấn

“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“
- TS. Nguyễn Đình Đăng

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?”
- Phạm Việt Hưng

“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking”
- GS. Phạm Quang Tuấn
(Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan)
=======================
Nhìn chung các định nghĩa của quí vị ở trên chỉ nói đến những giá trị liên quan đến con người nói chung, chứ hoàn toàn không hề có một định nghĩa đúng về bản nghĩa khái niệm trí thức. Tôi lần lượt trích lại và phân tích như sau:
* Trường hợp như miêu tả dưới đây là sự phân loại các dang người trong tầng lớp trí thức – căn cứ trên một chuẩn mực đạo đức xã hội – chứ không phải bản nghĩa khái niệm trí thức:




“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không
lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường,không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị”
– Đào Tiến Thi
“Nhưngtheo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn”
- GS. Nguyễn Văn Tuấn


* Trường hợp như miêu tả dưới đây qúa đơn giản khái niệm tri thức:
“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”
– Giản Tư Trung.
“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ”
– GS. Cao Huy Thuần


* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì khó hiểu quá? Vì thiếu yếu tố thời gian và không gian. Thí dụ: Với ngành nông nghiệp thì một giáo sư toán có hơn anh nông dân thật thà chất phác không?
“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên”
– Nguyễn Quang Minh

* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì là người khiêm tốn đứng ngoài cuộc và chờ xem mọi người kết luận cuối cùng: “Trí thức là gì?”.
“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?”
- Phạm Việt Hưng

* Trường hợp như miêu tả dưới đây không phải là định nghĩa về bản nghĩa khái niệm trí thức mà là phản biện nhận định về khái niệm trí thức của người khác:




“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)”
– Nguyễn Đức Hiệp

* Trường hợp như miêu tả dưới đây là một giá trị đạo đức có thể cần ở mọi tầng lớp người và không riêng gì trí thức.
“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội”
– GS. Nguyễn Huệ Chi

* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì chẳng liên quan gì đến bản nghĩa khái niệm trí thức cả. Mà là người Việt nói chung:
“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn”
– GS. Phạm Quang Tuấn


* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì chẳng thấy khái niệm trí thức ở đâu cả mà chỉ là đặt vấn đề về định hướng vị trí của trúi thức trong xã hội.
“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“
- TS. Nguyễn Đình Đăng

* Trường hợp như miêu tả dưới đây nói về đạo đức cần có ở một con người nói chung chứ không phải chỉ riêng trí thức. Vâng ! Không sai! Nhưng bất cứ con người nào cũng cần có phẩm chất ấy!

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?”
- Phạm Việt Hưng


* Trường hợp như miêu tả dưới đây là nói về phương pháp tư duy chứ không phải bản nghĩa tri thức.
“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking”
- GS. Phạm Quang Tuấn

* Cuối cùng là câu của ngài Aristotle:
“Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!”
– Triết gia Aristotle.

Ngài Aristotle đã nói rất đúng một vế: Bởi vì trên Thiên Đường thì không có dân chủ – chẳng thấy có chuyện đi bầu Thượng Đế - và Thượng Đế nhìn thấy mọi con người đều như nhau: Ngài không thấy thiên tài ở trong những con người mà Ngài tạo ra ở trần gian. Nó cũng giống như con người nhìn thấy tất cả các con cừu trong bầy cừu đều như nhau vậy! Bởi vậy thiên thần là những thuộc hạ của Thượng Đế thì chẳng có lý do gì tham gia vào việc của con người, nếu như không có lệnh của Ngài. Còn súc vật có tham gia vào việc của con người không? Tôi nghĩ là có đấy! Một con lợn quay vàng óng trên mâm cỗ trong một nghi lễ long trọng của con người là một thí dụ về sự tham gia của súc vật.
Cái nhìn của Lý học Đông phương trong các mối quan hệ xã hội là: Tất cả phải bắt đầu từ tính “chính danh”. Không có tính “Chính danh” xã hội sẽ rối loạn. Vấn đề tham gia phản biện xã hội, tham gia đấu tranh xã hội….vv….thì Lý học đã có câu rất hay: “Quốc gia hưng vong. Thất phu hữu trách”. Tôi nghĩ chắc các vị trí thức đều biết câu này! Đương nhiên “Thất phu” cũng phải có trách nhiệm thì trách nhiệm của quí vị tri thức còn phải rõ hơn vì vai trò của quí vị trong xã hội.

http://www.thiensulacviet.com/tho-van/tap-van/binh-luan/tri-th%E1%BB%A9c-la-gi

Cán bộ khuyên giới trẻ, giới trẻ khuyên cán bộ







Người dân Đắk Lắk vừa lập thành tích chặn được một xe tải nghi chở gỗ lậu của lâm tặc. Tuy nhiên, sau khi dân gọi điện thoại báo, lực lượng kiểm lâm lại không đến hiện trường. Cán bộ kiểm lâm giải thích, "gọi điện xuống địa phương xác minh thì thấy đông người quá, sợ quá mà lại chỉ đi một mình nên… không dám tới”.

Tôi nghĩ rằng báo Tuổi Trẻ có sự nhầm lẫn. Cán bộ kiểm lâm chứ không phải lâm tặc, sao họ phải sợ dân? Dũng khí của kiểm lâm đã được chứng minh ở Yên Bái. Có thể, cán bộ kiểm lâm Đắk Lắk không đến hiện trường vì còn bận đi tìm Bí thư tỉnh uỷ, chứ không phải vì sợ.


Hơn nữa, lương công chức được mấy đồng mà đòi hỏi các anh kiểm lâm phải đêm hôm vất vả? Chắc chắn là rất thấp.

Với hệ số cao nhất là 13, nhân với mức lương cơ sở thì mức lương vị trí lãnh đạo cao nhất đất nước như Tổng bí thư, Chủ tịch nước... cũng chỉ hơn 15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương kế toán trưởng một công ty hạng thấp nhất đã là 16 triệu đồng.

Đọc Vnexpress, tôi đã lo lắng rất nhiều. Mức lương lãnh đạo mà chỉ có 15 triệu đồng, thì làm sao thu hút được những người có tâm và có tầm. Mà, lãnh đạo không phải những người tài năng, sáng suốt thì đất nước sẽ ra sao?

Cũng may, trên Vietnamnet, ông Đặng Như Lợi, nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Quốc hội, có nói về thu nhập ngoài lương: "Một bộ phận cán bộ trở nên giàu có, không biết và không quan tâm nhiều đến tiền lương của mình. Công chức kêu lương thấp nhưng bụng thì to".

Bụng to không oách bằng nhà to. Trang BizLive đưa tin nhà của ông Nguyễn Hoàng Linh, nguyên phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sẽ bị "cắt ngọn" vì xây vượt giấy phép 3 tầng, đồng thời nộp phạt 15 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi lại tìm thấy sự lạc quan khi nhìn vào tài sản của cán bộ đã về hưu. Bởi căn nhà này được xây tới 10 tầng, diện tích mỗi tầng là 140m2.

Đọc đến đây mới thấm thía lời khuyên của Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, "các bạn trẻ phải mơ ước làm bí thư, chủ tịch...".

Tuy nhiên, các bác cũng nên nghe lời khuyên của các bạn trẻ hiện nay, phải hết sức cẩn trọng, đừng quên kiểm lâm được trang bị súng.

Bạch Hoàn

“Truyền nhân” của Vanga – cô bé 7 tuổi với lời tiên đoán…




Tác giả: Thanh Mai (tổng hợp)


Kaede Uber, cô bé được mệnh danh là hậu duệ của Vanga đã đưa ra những lời tiên tri khủng khiếp cho tương lai của thế giới.

Cô bé Kaede Uber có khả năng nhìn thấy tương lai và giao tiếp với người ngoài hành tinh, được cho là hậu duệ và người kế tục của nhà tiên tri mù Vanga, người từng sống ẩn dật ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bulgari.

Nhà tiên tri mù Baba Vanga nổi tiểng thế giới có tên gọi đầy đủ là Vangelia Pandeva Dimitrova. Trước khi qua đời vào năm 1996, bà Vanga trăn trối rằng vài năm sau khi bà mất, sẽ có một cô bé – người kế tục với khả năng tiên tri đặc biệt như bà được sinh ra ở châu Âu vào đúng thời điểm nhiều biến cố lớn trên thế giới xảy ra.

Phải đến tận năm 2009, mọi người mới nhớ ra lời trăn trối của Vanga sau khi một tờ báo Pháp đăng bài ngắn nói về Kaede Uber về khả năng tiên tri của cô bé.

Ban đầu không ai tin vào khả năng đặc biệt của cô. Sau đó các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm đã liên tục kiểm tra và thử thách để chắc chắn về khả năng tiên tri của Uber. Lời trăn trối của bà Vanga đã được xác nhận.

Năm 2011, cô bé 7 tuổi đã thu hút sự chú ý của dư luận với khả năng tiên tri và chữa bệnh của mình. Cô càng ngày càng có nhiều đặc điểm giống nhà tiên tri mù Vanga. Khi thị lực của cô kém dần đi, cùng với những cử chỉ rất giống bà.

Uber có khả năng “nhìn thấy tương lai và giao tiếp với người ngoài hành tinh”.


Những tiên đoán chính xác của Uber

– Trong một chương trình do truyền hình của Nga, Uber đã dự đoán được rằng thị trường tài chính thế giới sẽ lao vào cơn khủng hoảng trầm trọng vào năm 2008.

– Trong thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống ở Nga, hai phóng viên truyền hình đã đưa cho Uber xem hình ảnh các ứng cử viên Tổng thống. Cô bé đã chỉ vào một tấm hình của Putin. Lời tiên đoán của cô trở thành sự thật.

Chúng ta đều đã thấy rõ được những sự kiện mà Uber tiên đoán đã trở thành sự thật.

Tuy nhiên, khi những thông tin về Uber chính thức được xác nhận thì cô bé và gia đình bắt đầu bị theo dõi, không được sống yên ổn, họ đột nhiên biến mất trong suốt 5 năm liền. Nhiều tin đồn thậm chí còn cho rằng cô bé đã chết.

Cho đến tận tháng 1 đầu năm nay, cô bé Uber mới xuất hiện trên sóng truyền hình và đưa ra những dự đoán tiếp theo của mình.

“Nếu tình trạng tấn công khủng bố tiếp tục tràn lan ở châu Âu, cùng với đó là việc không tìm ra lời giải cho bài toán nhập cư, cả thế giới có thể sẽ gặp nguy hiểm”, Kaede Uber tiên đoán.

Ban đầu dư luận không mấy để tâm tới lời tiên tri của của Uber, cho đến khi nhìn nhận lại vấn đề từ vụ khủng bố xảy ra ở Bỉ cuối tháng 3 và mới nhất là vụ tấn công ở Nice, Pháp giữa tháng 7.

Cùng với phát ngôn gần đây nhất của tổng thống Nga Putin. Ông cho rằng, cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu là nhổ tận gốc chủ nghĩa khủng bố trong khi vẫn duy trì chủ quyền lãnh thổ của những quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi khủng bố và dừng ngay mọi hành động đơn phương.

“Nếu chúng ta hành động một cách đơn phương và tranh cãi về những nguyên tắc kiểu như dân chủ cho những khu vực trên, nó sẽ còn đẩy chúng ta tới một ngõ cụt nghiêm trọng hơn” – ông Putin kết luận.

Và “Không một quốc gia châu Âu nào có thể tự mình đối phó (với cuộc khủng hoảng người tị nạn) và cũng không một quốc gia nào có thể chối từ trách nhiệm của mình” – ông nhấn mạnh.

Uber cũng có những cử chỉ rất giống bà Vanga như ánh mắt hay cách chỉ tay.


Giống như lời tiên tri của cô bé Uber từ tháng Một năm nay, phát ngôn của ông Putin cho thấy tình trạng chủ nghĩa khủng bố tiếp tục tràn lan khắp châu Âu kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn. Mặc dù đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa có giải pháp nào giải quyết đứt bài toán nạn nhập cư này.

Cho thấy rằng lời tiên tri của cô bé chính xác hoàn toàn.

Mới đây, Uber lại tái xuất trên sóng truyền hình NV để trả lời 15 câu hỏi quan trọng nhất về nhiều vấn đề đang khiến thế giới quan tâm, đặc biệt về nạn khủng bố hoành hành.

“Rất nhiều người sẽ bị sát hại và máu sẽ đổ xuống rất nhiều” lời tiên đoán của Kaede Uber khiến mọi người lo lắng và hoang mang, thế giới sẽ trải qua một nỗi kinh hoàng mới và Mỹ có thể sẽ là nơi phải hứng chịu một cuộc khủng bố đẫm máu. Cô bé khẳng định: “Tai họa sẽ ập đến trong 4 tháng nữa”.

————

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/truyen-nhan-cua-vanga–co-be-7-tuoi-voi-loi-tien-doan-3320857/

LS ghép SH- giá 850k

LS ghép SH- giá 850k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Hiếm có Việt Nam: Thị trấn 600 tỷ phú, lái ôtô dạo thăm bò




Tác giả: Bảo Phương


Ở thị trấn Nông trường Mộc Châu có khoảng 600 hộ nuôi bò thì cả 600 hộ này giờ đều là tỷ phú. Chỉ nhờ nuôi bò sữa mà thu nhập trung bình của các hộ dân ở mức 35-40 triệu đồng/tháng, hộ nuôi nhiều còn thu tới 200 triệu/tháng.
Làng tỷ phú: ở biệt thự, đi xe biển Lào
Chuyện hiếm Vĩnh Phúc: Cả làng cùng nhau mua ôtô

Lãi tới 200 triệu/tháng

Khác hẳn với hình ảnh nghèo đói, khó khăn của những xã miền núi khác, về thị trấn Nông trường Mộc Châu – một huyện của tỉnh miền núi Sơn La – thấy nhà cao tầng mọc lên san sát. Dân thị trấn bây giờ không còn cưỡi ngựa, đi xe đạp mà chuyển sang đi xe máy, sắm xe hơi.

Dẫn chúng tôi vào thăm trang trại bò sữa của gia đình, ông Dương Văn Nội ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, khoe: “Trang trại bò này của nhà tôi rộng khoảng 2,4ha, đang nuôi 76 con bò sữa các loại, giá trị khoảng 8 tỷ đồng”.

Ở thị trấn Nông trường Mộc Châu hiện có khoảng 600 hộ nuôi bò sữa


Ông Nội chia sẻ, trước kia cuộc sống khổ cực lắm, có thời gian ông còn phải đi làm thuê cho các chủ trại bò khác. Thu nhập cực kỳ bấp bênh, bữa đói, bữa no. Song, từ khi nuôi bò sữa, đến thời điểm này, nhà ông bắt đầu có của ăn của để. Trong khi đó, công việc cũng đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, như cắt, thái cỏ, máy vắt sữa,… chỉ dọn chuồng trại, chở sữa đi bán là dùng sức người.



Vỗ vỗ vào mông những con bò bầu vú căng đầy sữa, ông Nội kể tiếp: “Hiện đàn bò này có 30 con cho sữa, mỗi ngày vắt được 8 tạ công ty thu mua hết. Trừ hết chi phí, tôi lãi vài triệu đồng là chuyện thường”.

Cũng là một trong những hộ đổi đời, thoát ly cảnh nghèo đói và trở thành tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu, ông Phan Doãn Hiệp ở đơn vị 26/7, cho hay trang trại nhà ông đang có 120 con bò, trên 50 con trong số này đang cho sữa. “Trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình tôi đút túi khoảng 200 triệu tiền lãi”, ông Hiệp khoe.

Theo ông Hiệp, đúng là mức thu nhập như vậy hiện khá cao, nhưng quá trình nuôi luôn phải đảm bảo đúng quy trình để lượng sữa đạt tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ví như, bò sữa một ngày ăn bao nhiêu cỏ xanh, cỏ alfalfa nhập từ Mỹ, thức ăn ủ lên men, tinh bột. Người nuôi bò phải bền bỉ, chịu khó, nắng cũng như mưa, không có ngày nghỉ lễ tết vì công việc cho ăn, dọn chuồng, vắt sữa,… đảm bảo phải đều đặn.

Nếu bò không được vắt sữa đúng giờ thì chúng cũng bứt rứt khó chịu như người vậy, thậm chí còn cuồng lên phá chuồng. Do đó, đến giờ là phải đem máy ra vắt, không có ngày nào là ngoại lệ, ông Hiệp cho hay.

Đổi đời nhờ bò sữa, nhà nhà sắm xe hơi

Ngồi ngắm cơ ngơi của mình, ông Dương Văn Nội chia sẻ, ở thị trấn Nông trường này, rất nhiều gia đình khác cũng đổi đời nhờ con bò sữa và mô hình liên kết khá bền chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp sữa tại Mộc Châu.

Nhờ bò sữa mà các hộ dân nơi đây đổi đời, trở thành tỷ phú với thu nhập trung bình mỗi hộ 35-40 triệu đồng/tháng


Cụ thể, DN đã bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm vật nuôi và giá sữa, hỗ trợ giá thức ăn tinh bột và cỏ Mỹ, cho vay 50-70% số vốn đầu tư mở rộng sản xuất, hỗ trợ khuyến nông. Công ty còn thưởng “nóng” 500-800 đồng/kg sữa nếu trang trại đạt sản lượng sữa cao và chất lượng tốt. Trong khi đó, phí bảo hiểm vật nuôi ở mức khá cao, 400.000-600.000 đồng/con/năm, nhưng khi bò chết và bị thải loại sẽ được quỹ “đền” số tiền cao gấp cả chục lần.

Ngoài ra, ông Nội và những người nuôi bò sữa ở thị trấn Nông trường Mộc Châu cũng mua bảo hiểm giá sữa bằng cách trích nộp vào quỹ 50 đồng/kg sữa mỗi khi bán cho công ty. Nếu giá sữa sụt giảm 30%, quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ nông dân 60% số tiền sữa bị giảm.

“Nhờ đó các hộ dân nuôi bò sữa ở Nông trường Mộc Châu không bao giờ thua lỗ khi giá sữa xuống thấp”, ông Nội nói.

Hiện thị trấn Nông trường Mộc Châu có khoảng 600 hộ nuôi bò sữa, hộ nuôi ít khoảng 20-30 con, hộ nuôi nhiều khoảng 200 con. Tính trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 35 con.

“Hầu hết các hộ nuôi bò ở đây đều là tỷ phú, bởi số bò nếu quy đổi ra tiền cũng lên đến tiền tỷ”, ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu (Mocchaumilk), thừa nhận.

Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, ông Phạm Đức Chính, cũng cho rằng, nhiều hộ dân tại đây thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng, thậm chí số hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng hoặc hơn cũng không ít”, ông Chính tiết lộ.

“Năm 1991, tôi sang Thái Lan thấy mỗi nhà đều có xe máy chở sữa đi bán, tôi chỉ ao ước người nuôi bò ở Mộc Châu có được cái xe máy. Đến năm 2007, tất cả hộ ở đây đã có xe máy. Sau đó, tôi mong ước họ có được cái ô tô, giờ thì có cả trăm cái ô tô”, ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Mocchaumilk, nói về câu chuyện thành công của mô hình nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu.

———–

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/333379/hiem-co-viet-nam-thi-tran-600-ty-phu-lai-oto-dao-tham-bo.html

Chọn Nhà nước pháp quyền hay chọn Nhà nước pháp trị?




Tác giả: Hoàng Vân Khải






Không ai có quyền đứng trên pháp luật. Ảnh: internet

Để hiểu rõ thêm mục đích và nội dung bài báo “Bàn về chủ đề chống ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’” của tác giả Nguyễn An Dân, đăng trên BBC và trang Ba Sàm ngày 12/10/2016, có một bài báo có nội dung liên quan nên đọc thêm là bài “Pháp quyền hay Pháp trị”, đăng trên Tạp chí Tia Sáng ngày 21/4/2006, của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng.

Xin giới thiệu để các bạn đọc cùng tham khảo: Phân biệt giữa Pháp quyền, Pháp trị, Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp trị.

– Nhà nước pháp quyền có nguồn gốc tư tưởng từ Châu Âu. Với tư cách là một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, nhà nước pháp quyền không mang tính giai cấp của riêng một giai cấp nào. Đây là điểm khác biệt cơ bản với nhà nước xô viết chuyên chính vô sản. Các giai cấp trong xã hội muốn các quyền của mình không bị tước đoạt bởi một nhóm những kẻ cầm quyền thì cần tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền.



– Nhà nước pháp trị có nguồn gốc tư tưởng từ Trung Quốc cổ đại, tiêu biểu là tư tưởng của Hàn Phi Tử.
Khái niệm pháp trị theo cách hiểu của người Trung Hoa cổ đại đối lập với khái niệm đức trị. Pháp trị là dùng luật để cai trị (rule by law) chứ không dùng đạo đức để cai trị (rule by moral). Pháp luật khi đó chỉ là công cụ của nhà nước và nhà nước đứng trên pháp luật. Như vậy một nhà nước chuyên quyền độc đoán có thể ban hành mọi thứ pháp luật, kể cả những luật xâm phạm các quyền cơ bản của con người. Xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước pháp trị của người Trung Hoa cổ đại thì không thể đưa đất nước đi về phía tương lai mà chỉ có thể trở về thời quá khứ.

– Khái niệm pháp trị theo cách hiểu của người Anh và người Mỹ rất gần với khái niệm nhà nước pháp quyền của Châu Âu, không giống cách hiểu khái niệm pháp trị của người Trung Hoa cổ đại.
Người Anh, người Mỹ hiểu khái niệm pháp trị là pháp luật cai trị chứ không phải là con người cai trị, nghĩa là không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.

Theo cách hiểu đó, pháp trị là một trật tự pháp lý độc lập (độc lập với chính trị, tôn giáo…), bao gồm 3 ý nghĩa cơ bản: 1- pháp trị là là công cụ để điều chỉnh nhà nước (tức là để điều chỉnh quyền lực), 2- tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật, 3 – bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức.
Với tư cách là công cụ điều chỉnh quyền lực nhà nước, pháp trị có 2 chức năng: 1- hạn chế sự độc đoán của nhà nước và hạn chế sự lạm quyền, 2– làm cho nhà nước hành xử hợp lý và làm cho chính sách của nhà nước được anh minh.

Từ chức năng hạn chế sự độc đoán và sự lạm quyền, có những nguyên tắc cơ bản sau đây: Bảo đảm tính tối thượng của pháp luật, pháp luật phải được đặt trên nhà nước và đảng phái – Nhà nước phải tuân thủ một hệ thống thủ tục được xác lập từ trước và được công bố công khai – Bảo đảm nguyên tắc người dân được làm mọi điều pháp luật không cấm nhưng nhà nước chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.

Với ý nghĩa bình đẳng trước pháp luật, tất cả các công dân đều ngang quyền với nhà nước. Không thể công dân vi phạm pháp luật thì bị trừng trị nhưng nhà nước vi phạm hoặc quan chức nhà nước vi phạm thì được bỏ qua.

Với tư cách là công cụ bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức, pháp trị đòi hỏi: – Hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các quy định công bằng về việc ban hành quyết định và về thủ tục (không thể tùy tiện quyết định theo ý thích cá nhân) – Các quy định về việc ban hành quyết định và về thủ tục phải được xác định trước và công bố từ trước (không thể để tình trạng sửa luật chơi ngay trong lúc đang chơi) – Các quy định về việc ban hành quyết định và thủ tục phải được áp dụng công khai, minh bạch và phải được áp dụng nhất quán.

– Khái niệm nhà nước pháp quyền của Châu Âu rộng hơn khái niệm pháp trị của người Anh, người Mỹ. Về cơ bản, nó bao gồm khái niệm pháp trị như cách hiểu của người Anh, người Mỹ, cộng với tư tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa lập hiến tự do, trong đó có 4 điểm:

1– Quyền lực giữa nhà nước được phân chia theo khế ước xã hội (nhà nước không đương nhiên có quyền). Bản khế ước đó chính là bản Hiến pháp. Vì vậy Hiến pháp phải do Quốc hội lập hiến soạn thảo và phải được toàn dân phê chuẩn, việc sửa đổi Hiến pháp phải do toàn dân phúc quyết
2- Quyền con người là những quyền hiến định, không thể bị xâm phạm
3- Quyền lực nhà nước phải bị phân chia để tránh bị lạm quyền và lộng quyền
4- Các quyền lực của nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc kiểm tra và cân bằng lẫn nhau (check and balance).
____
Mời xem lại bài của tác giả Trương Nhân Tuấn: Pháp quyền hay pháp trị? (BS). – TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT MỞ (3): Pháp quyền/ Pháp trị (3) (VV).

Nguyệt quới- giá 1,5 triệu đồng-



Nguyệt quới- giá 1,5 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thực trạng đáng buồn về việc dạy và học Văn ở trường phổ thông



NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN (Cần Thơ)








Tôi là một giáo viên dạy Văn đã trên 20 năm. Đọc ý kiến của chị Chu Thị Hảo trên tạp chí Hồn Việt số 106 (tháng 8-2016), tôi cảm thấy không thể im lặng, vì vậy tôi mạn phép được trao đổi với chị Chu Thị Hảo. Tôi tin rằng những dòng tôi viết ra đây không phải chỉ là tâm sự của riêng tôi mà cũng là tâm sự của giáo viên dạy Văn cả nước, những người đang làm nhiệm vụ vô cùng cao quý là gieo mầm tinh hoa dân tộc cho nhiều thế hệ học sinh của mình… Nhưng làm cách nào để các em yêu Văn và say sưa với những áng văn hay của dân tộc như ngày xưa chúng tôi đã từng say mê… Điều đó thực quá khó!

Đọc bài viết của chị Chu Thị Hảo, tôi thấy chị toàn nói những điều chỉ đúng về mặt lý thuyết, đúng như trong “chủ trương đường lối” của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không hề đúng với thực trạng dạy Văn - học Văn đang diễn ra tại các trường phổ thông. Chị Chu Thị Hảo giảng dạy ở Trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý nên có lẽ chị không thực sự hiểu hết những bất cập, khiên cưỡng… đang diễn ra hằng ngày tại trường phổ thông. Người ta nói “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Chỉ có những giáo viên ở trường phổ thông đang trực tiếp đứng lớp dạy (với đối tượng là học sinh đủ mọi thành phần, mọi trình độ) thì mới “thấm”, mới thấy hết mặt trái của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Muốn áp dụng được những điều như chị Chu Thị Hảo nói (lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là bạn đọc sáng tạo, học sinh phải vận dụng tri thức về lịch sử văn học, lý luận văn học, tri thức ngôn ngữ… để khái quát văn bản, học sinh được thực hành giao tiếp, đối thoại với nhau nhiều hơn...) thì ngành giáo dục phải thay đổi cách quản lý giáo viên và học sinh về mặt thời gian, cách đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh cũng phải khác đi thì may ra mới “lấy học sinh làm trung tâm” được!

Dường như những cái mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chỉ mang tính “lý tưởng”, nếu không nói là “hoang tưởng”. Dù nó hay ho thế nào nhưng nếu không áp dụng được vào thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông thì cũng trở thành “lý thuyết suông” thôi.

Chị Chu Thị Hảo có nhắc lại những lần tập huấn thay sách giáo khoa (SGK) và đổi mới phương pháp dạy học. Xin thưa: Tôi vẫn nhớ những mốc thời gian đó vì mỗi lần “đổi mới” như vậy thì giáo viên chúng tôi phải đi tập huấn mấy tuần nhưng nó chẳng mang lại lợi ích gì cho việc giảng dạy ở trường. Các cán bộ cốt cán của Phòng GD-ĐT, của Sở truyền đạt lại những điều mà họ được tập huấn ở Bộ, họ cũng nói những điều giống như chị Chu Thị Hảo đã nói trong bài báo; nhưng những điều đó có áp dụng được vào thực tế giảng dạy hay không thì họ cũng không biết, vì họ hầu hết làm việc ở Phòng, ở Sở hoặc làm quản lý ở trường chứ không trực tiếp đứng lớp dạy học sinh.

Vào đầu mỗi năm học, mỗi giáo viên được phát một bản “Phân phối chương trình”, trong đó quy định thời gian dành cho từng bài học cụ thể (ví dụ: đoạn trích “Trao duyên” chỉ được dạy trong 1 tiết, đoạn trích “Chí Phèo” chỉ dạy trong 2 tiết…), giáo viên phải cố gắng gói ghém dạy làm sao đừng bị cháy giáo án, đừng bị thiếu thời gian theo quy định vì Ban giám hiệu yêu cầu “giữa việc ghi tên bài học vào Sổ đầu bài, vào Lịch báo giảng theo Thời khóa biểu phải trùng khớp với thời gian quy định giảng dạy trong Phân phối chương trình. Nếu giáo viên nào ghi những bản đó không trùng khớp với nhau thì khi kiểm tra sổ sách sẽ bị phê bình vì làm sai quy định của ngành…”.

Muốn giáo viên và học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhưng lại trói buộc về mặt thời gian như vậy đấy, rồi lại suốt ngày bắt làm sổ sách thật đầy đủ để Ban giám hiệu kiểm tra. Lại nữa, muốn hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi sách báo để đọc thì phải tạo điều kiện về mặt thời gian và tư liệu tham khảo cho học sinh. Trong khi thư viện của trường chỉ lèo tèo mấy cuốn SGK, mấy bộ đề ôn luyện đại học, mấy cuốn sách giải bài tập, sách học tốt, còn tác phẩm văn học thì rất hiếm hoi… Giả sử học sinh có tiền để tự mua các tác phẩm văn học thì cũng đâu có thời gian mà đọc. Sáng học, chiều học, tối học, đến khuya còn phải thức để làm hết các bài tập Toán, Lý, Hóa… trong SGK và sách nâng cao. Đọc vào lúc nào? Khái niệm“tự học” và “văn hóa đọc” đối với học sinh phổ thông là một thứ xa xỉ!

Tại sao đến tiết Văn, giáo viên cứ phải “học thay”, phải “cảm thụ giùm” học sinh, phải “đọc chép”… chứ không tổ chức cho học sinh tự tìm tòi đọc sách, tự cảm thụ… là vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, cả giáo viên và học sinh đều bị trói buộc về mặt thời gian.

Ví dụ: Trước khi học đoạn trích “Trao duyên”, giáo viên cũng giao cho học sinh về nhà tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều và đọc kỹ đoạn trích “Trao duyên”. Nhưng hôm sau vào lớp, giáo viên hỏi các em đã đọc tác phẩm Truyện Kiều chưa thì chưa em nào đọc (kể cả đoạn trích trong SGK cũng chưa đọc). Hỏi tại sao thì các em đưa ra muôn vàn lý do: thư viện không có tác phẩm đó, chưa mua được, hôm qua em bận đi học cả ngày nên không tìm được sách để đọc v.v... Cuối cùng, thời gian không cho phép, giáo viên buộc phải dạy tiết Văn theo kiểu “độc thoại”, lại “cảm thụ giùm” học sinh, lại “đọc chép”… để kịp thời gian theo Phân phối chương trình và kịp phục vụ cho bài kiểm tra sắp tới.

Thứ hai, cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực về kiểm tra, thi cử, điểm chác, thành tích.

Trong bản Phân phối chương trình có quy định rõ ràng về thời gian (ngày, tháng cụ thể) để làm bài kiểm tra. Một học kỳ có 4 bài kiểm tra 15 phút và 4 bài kiểm tra 90 phút. Vậy là trung bình tháng nào học sinh cũng phải làm 2 bài kiểm tra môn Văn. Kiểm tra, thi cử liên miên như thế thì chỉ lo dạy Văn - học Văn theo kiểu nhằm phục vụ cho thi cử, điểm chác, khiến cho tâm hồn khô cằn đi, chứ chẳng bồi đắp được gì.

Quy định ra đề cũng thật khiên cưỡng. Trường yêu cầu giáo viên phải ra đề theo cấu trúc: 3 - 7. Phần “Đọc - hiểu” chiếm 3 điểm thì có thể lấy ngữ liệu bên ngoài SGK, còn phần “Làm văn” 7 điểm thì bắt buộc học sinh phải phân tích hoặc cảm nhận một đoạn trích nào đó trong SGK mà học sinh đã được học. Cứ bắt buộc phải là đoạn trích đã được học rồi, chứ không được lấy đoạn trích khác của cùng tác phẩm đó. Trường còn yêu cầu giáo viên phải soạn Hướng dẫn chấm thật chi tiết, tỉ mỉ, phải cho điểm từng ý, phải đủ tất cả những ý như đã nêu, thiếu mất ý nào thì sẽ trừ điểm ý đó. Khi chấm bài thì trường quy định “chấm chéo”, tức là giáo viên lớp này chấm bài lớp kia. Vì giáo viên lớp này chấm bài của học sinh lớp khác nên họ cứ dựa vào “đáp án” để cho điểm chứ không sửa lỗi chính tả, câu cú, cách lập luận cho học sinh, họ cũng chẳng cần biết em học sinh đó có cố gắng, có tiến bộ hơn trước kia hay không.

Muốn giáo viên dạy Văn phải trở thành nghệ sĩ trên bục giảng thì trước tiên đừng ép giáo viên phải dạy Văn theo kiểu phục vụ cho kiểm tra, thi cử như thế! Bởi vì “thi sao thì học vậy”. Nếu muốn tổ chức cho học sinh học theo phương pháp mới thì trường đừng chạy theo thành tích nữa, đừng quá đặt nặng chuyện điểm chác mà hãy hướng đến cái đẹp của văn chương đã mang lại cho cuộc sống.

Có trực tiếp đứng lớp ở trường phổ thông thì mới thấy được những “chiêu” gian lận, đối phó… của giáo viên và học sinh hiện nay.

Trước tiên, nói về việc giáo viên dạy tiết thao giảng để cả Tổ Văn và Ban giám hiệu dự giờ. Một số giáo viên vì sĩ diện nên đã bày trò gian dối khi dạy tiết thao giảng. Trong tiết đó, họ “diễn xuất” khá đạt nhưng nguy hiểm ở chỗ là họ tự dối mình, dối đồng nghiệp và bày cho học trò nói dối. Trước khi thao giảng, giáo viên đó đã gặp học sinh để “gà bài”, “mớm bài” cho học sinh, đưa sẵn câu hỏi và đáp án trả lời cho học sinh. Lúc Ban giám hiệu và các giáo viên vào dự, thấy tiết học được tổ chức “quá tốt” thì khen (nào là theo đúng tinh thấn đổi mới, áp dụng được phương pháp dạy học tích cực vì suốt cả tiết học này giáo viên không cần phải giảng, không phải đọc chép mà học sinh tự làm hết, tự tìm hiểu tác phẩm, chuẩn bị bài ở nhà rất tốt, học sinh thảo luận với nhau theo nhóm rồi lên trình bày trước lớp…). Những tiết dạy “diễn kịch” như thế vẫn diễn ra thường xuyên ở các trường, vẫn được Ban giám hiệu khen nức nở, chỉ có học sinh và đồng nghiệp là đều “biết tỏng” cả rồi! Thế nhưng, khi đã dạy tiết thao giảng xong, qua buổi học hôm sau thì giáo viên đó lại mang cái bài đã dạy trong tiết thao giảng để dạy lại cho thật kỹ với lý do là“hôm trước dạy thao giảng, các em tự làm việc, cô không bắt chép bài nhưng hôm nay cô sẽ giảng lại bài hôm trước đã học để các em chép được đầy đủ hơn vì bài này có nằm trong đề kiểm tra sắp tới”.

Thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi, kiểm tra sổ sách, đánh giá xếp loại thi đua… đã khiến cho giáo viên ngày càng gian dối và tìm mọi cách đối phó với cấp trên. Chưa hết, hằng năm giáo viên phải nộp chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm. Lại thêm trò gian dối!

Khi nhà trường yêu cầu nộp “sáng kiến kinh nghiệm”, nếu tôi viết ra những cái chính mình đã áp dụng, ngắn gọn chừng 4-5 trang thì Ban giám hiệu chê là sơ sài. Còn một số giáo viên khác cóp pi đề tài của người khác ở trên mạng thì được khen là khoa học, công phu vì dài tới 20 trang. Điều đáng sợ là năm nào giáo viên cũng phải nộp “sáng kiến” nên họ đã trở nên “chai sạn”, không biết xấu hổ khi “đạo văn” nữa. Giáo viên mà như thế thì không cần nói nhiều cũng biết học sinh ra sao rồi!

Chị Chu Thị Hảo khá lạc quan khi đưa ra dẫn chứng là hai học sinh Đỗ Nhật Nam và Nguyễn Thị Thu Trang để kết luận rằng hai em này là sản phẩm tuyệt vời của nền giáo dục nước nhà, là đại diện cho học sinh Việt Nam. Tại sao chị chỉ nhìn vào vài trường hợp đặc biệt, vào loại “thần đồng” để rồi tung hê lên rằng chất lượng giáo dục của ta như vậy là quá tốt? Tại sao chị không xuống trường phổ thông mà khảo sát để thấy hàng trăm, hàng ngàn học sinh khác tuy đã học tới lớp 12 nhưng kiến thức không hơn một học sinh lớp 3? Những học sinh yếu kém này là sản phẩm của bệnh thành tích, của phổ cập giáo dục (vì phải đạt chỉ tiêu phổ cập nên nhiều em còn “mù chữ” cũng bị đẩy lên lớp, phải hoàn thành việc phổ cập thì mới có cái để báo cáo thành tích).

Lại nữa, theo thầy Võ Văn Khởi ở Tiền Giang, khi gửi thư góp ý với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, mỗi năm giáo viên và học sinh phải tham gia 15 cuộc thi thuộc loại phong trào, điều này càng tạo thêm áp lực cho giáo viên và học sinh. Giáo dục quá nặng về phong trào còn thực chất bên trong thì chỉ có người đứng lớp mới rõ hơn ai hết.

Về việc biên soạn SGK Ngữ văn thì chị Chu Thị Hảo ca ngợi hết lời, nào là khoa học, nào là hợp lý vì nó đảm bảo yêu cầu tích hợp ngang, tích hợp dọc… Vâng! Nhưng nó chỉ hợp lý trên giấy tờ thôi. Còn khi giảng dạy trên lớp thì giáo viên mới thấy được những cái bất hợp lý. Tại sao những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều, Những người khốn khổ, Tam quốc diễn nghĩa… thiếu gì đoạn hay không trích mà lại chọn đoạn khô khan, kém hấp dẫn nhất trong tác phẩm để trích? Muốn học sinh đọc SGK thì nội dung sách phải hấp dẫn chứ, đằng này học sinh vừa mới cầm sách lên, xem qua đoạn trích đã thấy chán rồi thì còn đâu hứng thú để tìm đọc trọn vẹn tác phẩm nữa? Chúng ta cứ phê phán học sinh ngày nay lười đọc sách, kể cả SGK môn Văn cũng không chịu đọc, nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi là tại sao lại như vậy?

Tôi nghĩ rằng thực tế dạy Văn ở trường tôi chắc cũng không khác những trường phổ thông khác vì cùng chung một quy chế như nhau. Những hiện tượng này đã từng bị phê phán trong phim truyền hình Rừng chắn cát phát sóng ở VTV, một bộ phim về giáo dục mà giáo viên chúng tôi rất tâm đắc. Trong một môi trường sư phạm mà những nhà quản lý giáo dục chỉ thích phô trương và chạy theo thành tích, còn giáo viên và học sinh thì tìm mọi cách để đối phó, để gian lận thì nền giáo dục đó làm sao mà vươn lên được… Đó là sự thật đau lòng của nền giáo dục chúng ta nhiều năm nay, báo chí cũng nói nhiều, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến.