" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016
“Truyền nhân” của Vanga – cô bé 7 tuổi với lời tiên đoán…
Tác giả: Thanh Mai (tổng hợp)
Kaede Uber, cô bé được mệnh danh là hậu duệ của Vanga đã đưa ra những lời tiên tri khủng khiếp cho tương lai của thế giới.
Cô bé Kaede Uber có khả năng nhìn thấy tương lai và giao tiếp với người ngoài hành tinh, được cho là hậu duệ và người kế tục của nhà tiên tri mù Vanga, người từng sống ẩn dật ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bulgari.
Nhà tiên tri mù Baba Vanga nổi tiểng thế giới có tên gọi đầy đủ là Vangelia Pandeva Dimitrova. Trước khi qua đời vào năm 1996, bà Vanga trăn trối rằng vài năm sau khi bà mất, sẽ có một cô bé – người kế tục với khả năng tiên tri đặc biệt như bà được sinh ra ở châu Âu vào đúng thời điểm nhiều biến cố lớn trên thế giới xảy ra.
Phải đến tận năm 2009, mọi người mới nhớ ra lời trăn trối của Vanga sau khi một tờ báo Pháp đăng bài ngắn nói về Kaede Uber về khả năng tiên tri của cô bé.
Ban đầu không ai tin vào khả năng đặc biệt của cô. Sau đó các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm đã liên tục kiểm tra và thử thách để chắc chắn về khả năng tiên tri của Uber. Lời trăn trối của bà Vanga đã được xác nhận.
Năm 2011, cô bé 7 tuổi đã thu hút sự chú ý của dư luận với khả năng tiên tri và chữa bệnh của mình. Cô càng ngày càng có nhiều đặc điểm giống nhà tiên tri mù Vanga. Khi thị lực của cô kém dần đi, cùng với những cử chỉ rất giống bà.
Uber có khả năng “nhìn thấy tương lai và giao tiếp với người ngoài hành tinh”.
Những tiên đoán chính xác của Uber
– Trong một chương trình do truyền hình của Nga, Uber đã dự đoán được rằng thị trường tài chính thế giới sẽ lao vào cơn khủng hoảng trầm trọng vào năm 2008.
– Trong thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống ở Nga, hai phóng viên truyền hình đã đưa cho Uber xem hình ảnh các ứng cử viên Tổng thống. Cô bé đã chỉ vào một tấm hình của Putin. Lời tiên đoán của cô trở thành sự thật.
Chúng ta đều đã thấy rõ được những sự kiện mà Uber tiên đoán đã trở thành sự thật.
Tuy nhiên, khi những thông tin về Uber chính thức được xác nhận thì cô bé và gia đình bắt đầu bị theo dõi, không được sống yên ổn, họ đột nhiên biến mất trong suốt 5 năm liền. Nhiều tin đồn thậm chí còn cho rằng cô bé đã chết.
Cho đến tận tháng 1 đầu năm nay, cô bé Uber mới xuất hiện trên sóng truyền hình và đưa ra những dự đoán tiếp theo của mình.
“Nếu tình trạng tấn công khủng bố tiếp tục tràn lan ở châu Âu, cùng với đó là việc không tìm ra lời giải cho bài toán nhập cư, cả thế giới có thể sẽ gặp nguy hiểm”, Kaede Uber tiên đoán.
Ban đầu dư luận không mấy để tâm tới lời tiên tri của của Uber, cho đến khi nhìn nhận lại vấn đề từ vụ khủng bố xảy ra ở Bỉ cuối tháng 3 và mới nhất là vụ tấn công ở Nice, Pháp giữa tháng 7.
Cùng với phát ngôn gần đây nhất của tổng thống Nga Putin. Ông cho rằng, cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu là nhổ tận gốc chủ nghĩa khủng bố trong khi vẫn duy trì chủ quyền lãnh thổ của những quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi khủng bố và dừng ngay mọi hành động đơn phương.
“Nếu chúng ta hành động một cách đơn phương và tranh cãi về những nguyên tắc kiểu như dân chủ cho những khu vực trên, nó sẽ còn đẩy chúng ta tới một ngõ cụt nghiêm trọng hơn” – ông Putin kết luận.
Và “Không một quốc gia châu Âu nào có thể tự mình đối phó (với cuộc khủng hoảng người tị nạn) và cũng không một quốc gia nào có thể chối từ trách nhiệm của mình” – ông nhấn mạnh.
Uber cũng có những cử chỉ rất giống bà Vanga như ánh mắt hay cách chỉ tay.
Giống như lời tiên tri của cô bé Uber từ tháng Một năm nay, phát ngôn của ông Putin cho thấy tình trạng chủ nghĩa khủng bố tiếp tục tràn lan khắp châu Âu kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn. Mặc dù đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa có giải pháp nào giải quyết đứt bài toán nạn nhập cư này.
Cho thấy rằng lời tiên tri của cô bé chính xác hoàn toàn.
Mới đây, Uber lại tái xuất trên sóng truyền hình NV để trả lời 15 câu hỏi quan trọng nhất về nhiều vấn đề đang khiến thế giới quan tâm, đặc biệt về nạn khủng bố hoành hành.
“Rất nhiều người sẽ bị sát hại và máu sẽ đổ xuống rất nhiều” lời tiên đoán của Kaede Uber khiến mọi người lo lắng và hoang mang, thế giới sẽ trải qua một nỗi kinh hoàng mới và Mỹ có thể sẽ là nơi phải hứng chịu một cuộc khủng bố đẫm máu. Cô bé khẳng định: “Tai họa sẽ ập đến trong 4 tháng nữa”.
————
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/truyen-nhan-cua-vanga–co-be-7-tuoi-voi-loi-tien-doan-3320857/
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016
Hiếm có Việt Nam: Thị trấn 600 tỷ phú, lái ôtô dạo thăm bò
Tác giả: Bảo Phương
Ở thị trấn Nông trường Mộc Châu có khoảng 600 hộ nuôi bò thì cả 600 hộ này giờ đều là tỷ phú. Chỉ nhờ nuôi bò sữa mà thu nhập trung bình của các hộ dân ở mức 35-40 triệu đồng/tháng, hộ nuôi nhiều còn thu tới 200 triệu/tháng.
Làng tỷ phú: ở biệt thự, đi xe biển Lào
Chuyện hiếm Vĩnh Phúc: Cả làng cùng nhau mua ôtô
Lãi tới 200 triệu/tháng
Khác hẳn với hình ảnh nghèo đói, khó khăn của những xã miền núi khác, về thị trấn Nông trường Mộc Châu – một huyện của tỉnh miền núi Sơn La – thấy nhà cao tầng mọc lên san sát. Dân thị trấn bây giờ không còn cưỡi ngựa, đi xe đạp mà chuyển sang đi xe máy, sắm xe hơi.
Dẫn chúng tôi vào thăm trang trại bò sữa của gia đình, ông Dương Văn Nội ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, khoe: “Trang trại bò này của nhà tôi rộng khoảng 2,4ha, đang nuôi 76 con bò sữa các loại, giá trị khoảng 8 tỷ đồng”.
Ở thị trấn Nông trường Mộc Châu hiện có khoảng 600 hộ nuôi bò sữa
Ông Nội chia sẻ, trước kia cuộc sống khổ cực lắm, có thời gian ông còn phải đi làm thuê cho các chủ trại bò khác. Thu nhập cực kỳ bấp bênh, bữa đói, bữa no. Song, từ khi nuôi bò sữa, đến thời điểm này, nhà ông bắt đầu có của ăn của để. Trong khi đó, công việc cũng đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, như cắt, thái cỏ, máy vắt sữa,… chỉ dọn chuồng trại, chở sữa đi bán là dùng sức người.
Vỗ vỗ vào mông những con bò bầu vú căng đầy sữa, ông Nội kể tiếp: “Hiện đàn bò này có 30 con cho sữa, mỗi ngày vắt được 8 tạ công ty thu mua hết. Trừ hết chi phí, tôi lãi vài triệu đồng là chuyện thường”.
Cũng là một trong những hộ đổi đời, thoát ly cảnh nghèo đói và trở thành tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu, ông Phan Doãn Hiệp ở đơn vị 26/7, cho hay trang trại nhà ông đang có 120 con bò, trên 50 con trong số này đang cho sữa. “Trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình tôi đút túi khoảng 200 triệu tiền lãi”, ông Hiệp khoe.
Theo ông Hiệp, đúng là mức thu nhập như vậy hiện khá cao, nhưng quá trình nuôi luôn phải đảm bảo đúng quy trình để lượng sữa đạt tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví như, bò sữa một ngày ăn bao nhiêu cỏ xanh, cỏ alfalfa nhập từ Mỹ, thức ăn ủ lên men, tinh bột. Người nuôi bò phải bền bỉ, chịu khó, nắng cũng như mưa, không có ngày nghỉ lễ tết vì công việc cho ăn, dọn chuồng, vắt sữa,… đảm bảo phải đều đặn.
Nếu bò không được vắt sữa đúng giờ thì chúng cũng bứt rứt khó chịu như người vậy, thậm chí còn cuồng lên phá chuồng. Do đó, đến giờ là phải đem máy ra vắt, không có ngày nào là ngoại lệ, ông Hiệp cho hay.
Đổi đời nhờ bò sữa, nhà nhà sắm xe hơi
Ngồi ngắm cơ ngơi của mình, ông Dương Văn Nội chia sẻ, ở thị trấn Nông trường này, rất nhiều gia đình khác cũng đổi đời nhờ con bò sữa và mô hình liên kết khá bền chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp sữa tại Mộc Châu.
Nhờ bò sữa mà các hộ dân nơi đây đổi đời, trở thành tỷ phú với thu nhập trung bình mỗi hộ 35-40 triệu đồng/tháng
Cụ thể, DN đã bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm vật nuôi và giá sữa, hỗ trợ giá thức ăn tinh bột và cỏ Mỹ, cho vay 50-70% số vốn đầu tư mở rộng sản xuất, hỗ trợ khuyến nông. Công ty còn thưởng “nóng” 500-800 đồng/kg sữa nếu trang trại đạt sản lượng sữa cao và chất lượng tốt. Trong khi đó, phí bảo hiểm vật nuôi ở mức khá cao, 400.000-600.000 đồng/con/năm, nhưng khi bò chết và bị thải loại sẽ được quỹ “đền” số tiền cao gấp cả chục lần.
Ngoài ra, ông Nội và những người nuôi bò sữa ở thị trấn Nông trường Mộc Châu cũng mua bảo hiểm giá sữa bằng cách trích nộp vào quỹ 50 đồng/kg sữa mỗi khi bán cho công ty. Nếu giá sữa sụt giảm 30%, quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ nông dân 60% số tiền sữa bị giảm.
“Nhờ đó các hộ dân nuôi bò sữa ở Nông trường Mộc Châu không bao giờ thua lỗ khi giá sữa xuống thấp”, ông Nội nói.
Hiện thị trấn Nông trường Mộc Châu có khoảng 600 hộ nuôi bò sữa, hộ nuôi ít khoảng 20-30 con, hộ nuôi nhiều khoảng 200 con. Tính trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 35 con.
“Hầu hết các hộ nuôi bò ở đây đều là tỷ phú, bởi số bò nếu quy đổi ra tiền cũng lên đến tiền tỷ”, ông Phạm Hải Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu (Mocchaumilk), thừa nhận.
Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, ông Phạm Đức Chính, cũng cho rằng, nhiều hộ dân tại đây thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng, thậm chí số hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng hoặc hơn cũng không ít”, ông Chính tiết lộ.
“Năm 1991, tôi sang Thái Lan thấy mỗi nhà đều có xe máy chở sữa đi bán, tôi chỉ ao ước người nuôi bò ở Mộc Châu có được cái xe máy. Đến năm 2007, tất cả hộ ở đây đã có xe máy. Sau đó, tôi mong ước họ có được cái ô tô, giờ thì có cả trăm cái ô tô”, ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Mocchaumilk, nói về câu chuyện thành công của mô hình nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu.
———–
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/333379/hiem-co-viet-nam-thi-tran-600-ty-phu-lai-oto-dao-tham-bo.html
Chọn Nhà nước pháp quyền hay chọn Nhà nước pháp trị?
Tác giả: Hoàng Vân Khải
Không ai có quyền đứng trên pháp luật. Ảnh: internet
Để hiểu rõ thêm mục đích và nội dung bài báo “Bàn về chủ đề chống ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’” của tác giả Nguyễn An Dân, đăng trên BBC và trang Ba Sàm ngày 12/10/2016, có một bài báo có nội dung liên quan nên đọc thêm là bài “Pháp quyền hay Pháp trị”, đăng trên Tạp chí Tia Sáng ngày 21/4/2006, của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng.
Xin giới thiệu để các bạn đọc cùng tham khảo: Phân biệt giữa Pháp quyền, Pháp trị, Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp trị.
– Nhà nước pháp quyền có nguồn gốc tư tưởng từ Châu Âu. Với tư cách là một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, nhà nước pháp quyền không mang tính giai cấp của riêng một giai cấp nào. Đây là điểm khác biệt cơ bản với nhà nước xô viết chuyên chính vô sản. Các giai cấp trong xã hội muốn các quyền của mình không bị tước đoạt bởi một nhóm những kẻ cầm quyền thì cần tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền.
– Nhà nước pháp trị có nguồn gốc tư tưởng từ Trung Quốc cổ đại, tiêu biểu là tư tưởng của Hàn Phi Tử.
Khái niệm pháp trị theo cách hiểu của người Trung Hoa cổ đại đối lập với khái niệm đức trị. Pháp trị là dùng luật để cai trị (rule by law) chứ không dùng đạo đức để cai trị (rule by moral). Pháp luật khi đó chỉ là công cụ của nhà nước và nhà nước đứng trên pháp luật. Như vậy một nhà nước chuyên quyền độc đoán có thể ban hành mọi thứ pháp luật, kể cả những luật xâm phạm các quyền cơ bản của con người. Xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước pháp trị của người Trung Hoa cổ đại thì không thể đưa đất nước đi về phía tương lai mà chỉ có thể trở về thời quá khứ.
– Khái niệm pháp trị theo cách hiểu của người Anh và người Mỹ rất gần với khái niệm nhà nước pháp quyền của Châu Âu, không giống cách hiểu khái niệm pháp trị của người Trung Hoa cổ đại.
Người Anh, người Mỹ hiểu khái niệm pháp trị là pháp luật cai trị chứ không phải là con người cai trị, nghĩa là không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.
Theo cách hiểu đó, pháp trị là một trật tự pháp lý độc lập (độc lập với chính trị, tôn giáo…), bao gồm 3 ý nghĩa cơ bản: 1- pháp trị là là công cụ để điều chỉnh nhà nước (tức là để điều chỉnh quyền lực), 2- tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật, 3 – bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức.
Với tư cách là công cụ điều chỉnh quyền lực nhà nước, pháp trị có 2 chức năng: 1- hạn chế sự độc đoán của nhà nước và hạn chế sự lạm quyền, 2– làm cho nhà nước hành xử hợp lý và làm cho chính sách của nhà nước được anh minh.
Từ chức năng hạn chế sự độc đoán và sự lạm quyền, có những nguyên tắc cơ bản sau đây: Bảo đảm tính tối thượng của pháp luật, pháp luật phải được đặt trên nhà nước và đảng phái – Nhà nước phải tuân thủ một hệ thống thủ tục được xác lập từ trước và được công bố công khai – Bảo đảm nguyên tắc người dân được làm mọi điều pháp luật không cấm nhưng nhà nước chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.
Với ý nghĩa bình đẳng trước pháp luật, tất cả các công dân đều ngang quyền với nhà nước. Không thể công dân vi phạm pháp luật thì bị trừng trị nhưng nhà nước vi phạm hoặc quan chức nhà nước vi phạm thì được bỏ qua.
Với tư cách là công cụ bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức, pháp trị đòi hỏi: – Hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các quy định công bằng về việc ban hành quyết định và về thủ tục (không thể tùy tiện quyết định theo ý thích cá nhân) – Các quy định về việc ban hành quyết định và về thủ tục phải được xác định trước và công bố từ trước (không thể để tình trạng sửa luật chơi ngay trong lúc đang chơi) – Các quy định về việc ban hành quyết định và thủ tục phải được áp dụng công khai, minh bạch và phải được áp dụng nhất quán.
– Khái niệm nhà nước pháp quyền của Châu Âu rộng hơn khái niệm pháp trị của người Anh, người Mỹ. Về cơ bản, nó bao gồm khái niệm pháp trị như cách hiểu của người Anh, người Mỹ, cộng với tư tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa lập hiến tự do, trong đó có 4 điểm:
1– Quyền lực giữa nhà nước được phân chia theo khế ước xã hội (nhà nước không đương nhiên có quyền). Bản khế ước đó chính là bản Hiến pháp. Vì vậy Hiến pháp phải do Quốc hội lập hiến soạn thảo và phải được toàn dân phê chuẩn, việc sửa đổi Hiến pháp phải do toàn dân phúc quyết
2- Quyền con người là những quyền hiến định, không thể bị xâm phạm
3- Quyền lực nhà nước phải bị phân chia để tránh bị lạm quyền và lộng quyền
4- Các quyền lực của nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc kiểm tra và cân bằng lẫn nhau (check and balance).
____
Mời xem lại bài của tác giả Trương Nhân Tuấn: Pháp quyền hay pháp trị? (BS). – TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT MỞ (3): Pháp quyền/ Pháp trị (3) (VV).
Nguyệt quới- giá 1,5 triệu đồng-
Nguyệt quới- giá 1,5 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Thực trạng đáng buồn về việc dạy và học Văn ở trường phổ thông
NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN (Cần Thơ)
Tôi là một giáo viên dạy Văn đã trên 20 năm. Đọc ý kiến của chị Chu Thị Hảo trên tạp chí Hồn Việt số 106 (tháng 8-2016), tôi cảm thấy không thể im lặng, vì vậy tôi mạn phép được trao đổi với chị Chu Thị Hảo. Tôi tin rằng những dòng tôi viết ra đây không phải chỉ là tâm sự của riêng tôi mà cũng là tâm sự của giáo viên dạy Văn cả nước, những người đang làm nhiệm vụ vô cùng cao quý là gieo mầm tinh hoa dân tộc cho nhiều thế hệ học sinh của mình… Nhưng làm cách nào để các em yêu Văn và say sưa với những áng văn hay của dân tộc như ngày xưa chúng tôi đã từng say mê… Điều đó thực quá khó!
Đọc bài viết của chị Chu Thị Hảo, tôi thấy chị toàn nói những điều chỉ đúng về mặt lý thuyết, đúng như trong “chủ trương đường lối” của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không hề đúng với thực trạng dạy Văn - học Văn đang diễn ra tại các trường phổ thông. Chị Chu Thị Hảo giảng dạy ở Trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý nên có lẽ chị không thực sự hiểu hết những bất cập, khiên cưỡng… đang diễn ra hằng ngày tại trường phổ thông. Người ta nói “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Chỉ có những giáo viên ở trường phổ thông đang trực tiếp đứng lớp dạy (với đối tượng là học sinh đủ mọi thành phần, mọi trình độ) thì mới “thấm”, mới thấy hết mặt trái của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Muốn áp dụng được những điều như chị Chu Thị Hảo nói (lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là bạn đọc sáng tạo, học sinh phải vận dụng tri thức về lịch sử văn học, lý luận văn học, tri thức ngôn ngữ… để khái quát văn bản, học sinh được thực hành giao tiếp, đối thoại với nhau nhiều hơn...) thì ngành giáo dục phải thay đổi cách quản lý giáo viên và học sinh về mặt thời gian, cách đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh cũng phải khác đi thì may ra mới “lấy học sinh làm trung tâm” được!
Dường như những cái mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chỉ mang tính “lý tưởng”, nếu không nói là “hoang tưởng”. Dù nó hay ho thế nào nhưng nếu không áp dụng được vào thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông thì cũng trở thành “lý thuyết suông” thôi.
Chị Chu Thị Hảo có nhắc lại những lần tập huấn thay sách giáo khoa (SGK) và đổi mới phương pháp dạy học. Xin thưa: Tôi vẫn nhớ những mốc thời gian đó vì mỗi lần “đổi mới” như vậy thì giáo viên chúng tôi phải đi tập huấn mấy tuần nhưng nó chẳng mang lại lợi ích gì cho việc giảng dạy ở trường. Các cán bộ cốt cán của Phòng GD-ĐT, của Sở truyền đạt lại những điều mà họ được tập huấn ở Bộ, họ cũng nói những điều giống như chị Chu Thị Hảo đã nói trong bài báo; nhưng những điều đó có áp dụng được vào thực tế giảng dạy hay không thì họ cũng không biết, vì họ hầu hết làm việc ở Phòng, ở Sở hoặc làm quản lý ở trường chứ không trực tiếp đứng lớp dạy học sinh.
Vào đầu mỗi năm học, mỗi giáo viên được phát một bản “Phân phối chương trình”, trong đó quy định thời gian dành cho từng bài học cụ thể (ví dụ: đoạn trích “Trao duyên” chỉ được dạy trong 1 tiết, đoạn trích “Chí Phèo” chỉ dạy trong 2 tiết…), giáo viên phải cố gắng gói ghém dạy làm sao đừng bị cháy giáo án, đừng bị thiếu thời gian theo quy định vì Ban giám hiệu yêu cầu “giữa việc ghi tên bài học vào Sổ đầu bài, vào Lịch báo giảng theo Thời khóa biểu phải trùng khớp với thời gian quy định giảng dạy trong Phân phối chương trình. Nếu giáo viên nào ghi những bản đó không trùng khớp với nhau thì khi kiểm tra sổ sách sẽ bị phê bình vì làm sai quy định của ngành…”.
Muốn giáo viên và học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhưng lại trói buộc về mặt thời gian như vậy đấy, rồi lại suốt ngày bắt làm sổ sách thật đầy đủ để Ban giám hiệu kiểm tra. Lại nữa, muốn hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi sách báo để đọc thì phải tạo điều kiện về mặt thời gian và tư liệu tham khảo cho học sinh. Trong khi thư viện của trường chỉ lèo tèo mấy cuốn SGK, mấy bộ đề ôn luyện đại học, mấy cuốn sách giải bài tập, sách học tốt, còn tác phẩm văn học thì rất hiếm hoi… Giả sử học sinh có tiền để tự mua các tác phẩm văn học thì cũng đâu có thời gian mà đọc. Sáng học, chiều học, tối học, đến khuya còn phải thức để làm hết các bài tập Toán, Lý, Hóa… trong SGK và sách nâng cao. Đọc vào lúc nào? Khái niệm“tự học” và “văn hóa đọc” đối với học sinh phổ thông là một thứ xa xỉ!
Tại sao đến tiết Văn, giáo viên cứ phải “học thay”, phải “cảm thụ giùm” học sinh, phải “đọc chép”… chứ không tổ chức cho học sinh tự tìm tòi đọc sách, tự cảm thụ… là vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, cả giáo viên và học sinh đều bị trói buộc về mặt thời gian.
Ví dụ: Trước khi học đoạn trích “Trao duyên”, giáo viên cũng giao cho học sinh về nhà tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều và đọc kỹ đoạn trích “Trao duyên”. Nhưng hôm sau vào lớp, giáo viên hỏi các em đã đọc tác phẩm Truyện Kiều chưa thì chưa em nào đọc (kể cả đoạn trích trong SGK cũng chưa đọc). Hỏi tại sao thì các em đưa ra muôn vàn lý do: thư viện không có tác phẩm đó, chưa mua được, hôm qua em bận đi học cả ngày nên không tìm được sách để đọc v.v... Cuối cùng, thời gian không cho phép, giáo viên buộc phải dạy tiết Văn theo kiểu “độc thoại”, lại “cảm thụ giùm” học sinh, lại “đọc chép”… để kịp thời gian theo Phân phối chương trình và kịp phục vụ cho bài kiểm tra sắp tới.
Thứ hai, cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực về kiểm tra, thi cử, điểm chác, thành tích.
Trong bản Phân phối chương trình có quy định rõ ràng về thời gian (ngày, tháng cụ thể) để làm bài kiểm tra. Một học kỳ có 4 bài kiểm tra 15 phút và 4 bài kiểm tra 90 phút. Vậy là trung bình tháng nào học sinh cũng phải làm 2 bài kiểm tra môn Văn. Kiểm tra, thi cử liên miên như thế thì chỉ lo dạy Văn - học Văn theo kiểu nhằm phục vụ cho thi cử, điểm chác, khiến cho tâm hồn khô cằn đi, chứ chẳng bồi đắp được gì.
Quy định ra đề cũng thật khiên cưỡng. Trường yêu cầu giáo viên phải ra đề theo cấu trúc: 3 - 7. Phần “Đọc - hiểu” chiếm 3 điểm thì có thể lấy ngữ liệu bên ngoài SGK, còn phần “Làm văn” 7 điểm thì bắt buộc học sinh phải phân tích hoặc cảm nhận một đoạn trích nào đó trong SGK mà học sinh đã được học. Cứ bắt buộc phải là đoạn trích đã được học rồi, chứ không được lấy đoạn trích khác của cùng tác phẩm đó. Trường còn yêu cầu giáo viên phải soạn Hướng dẫn chấm thật chi tiết, tỉ mỉ, phải cho điểm từng ý, phải đủ tất cả những ý như đã nêu, thiếu mất ý nào thì sẽ trừ điểm ý đó. Khi chấm bài thì trường quy định “chấm chéo”, tức là giáo viên lớp này chấm bài lớp kia. Vì giáo viên lớp này chấm bài của học sinh lớp khác nên họ cứ dựa vào “đáp án” để cho điểm chứ không sửa lỗi chính tả, câu cú, cách lập luận cho học sinh, họ cũng chẳng cần biết em học sinh đó có cố gắng, có tiến bộ hơn trước kia hay không.
Muốn giáo viên dạy Văn phải trở thành nghệ sĩ trên bục giảng thì trước tiên đừng ép giáo viên phải dạy Văn theo kiểu phục vụ cho kiểm tra, thi cử như thế! Bởi vì “thi sao thì học vậy”. Nếu muốn tổ chức cho học sinh học theo phương pháp mới thì trường đừng chạy theo thành tích nữa, đừng quá đặt nặng chuyện điểm chác mà hãy hướng đến cái đẹp của văn chương đã mang lại cho cuộc sống.
Có trực tiếp đứng lớp ở trường phổ thông thì mới thấy được những “chiêu” gian lận, đối phó… của giáo viên và học sinh hiện nay.
Trước tiên, nói về việc giáo viên dạy tiết thao giảng để cả Tổ Văn và Ban giám hiệu dự giờ. Một số giáo viên vì sĩ diện nên đã bày trò gian dối khi dạy tiết thao giảng. Trong tiết đó, họ “diễn xuất” khá đạt nhưng nguy hiểm ở chỗ là họ tự dối mình, dối đồng nghiệp và bày cho học trò nói dối. Trước khi thao giảng, giáo viên đó đã gặp học sinh để “gà bài”, “mớm bài” cho học sinh, đưa sẵn câu hỏi và đáp án trả lời cho học sinh. Lúc Ban giám hiệu và các giáo viên vào dự, thấy tiết học được tổ chức “quá tốt” thì khen (nào là theo đúng tinh thấn đổi mới, áp dụng được phương pháp dạy học tích cực vì suốt cả tiết học này giáo viên không cần phải giảng, không phải đọc chép mà học sinh tự làm hết, tự tìm hiểu tác phẩm, chuẩn bị bài ở nhà rất tốt, học sinh thảo luận với nhau theo nhóm rồi lên trình bày trước lớp…). Những tiết dạy “diễn kịch” như thế vẫn diễn ra thường xuyên ở các trường, vẫn được Ban giám hiệu khen nức nở, chỉ có học sinh và đồng nghiệp là đều “biết tỏng” cả rồi! Thế nhưng, khi đã dạy tiết thao giảng xong, qua buổi học hôm sau thì giáo viên đó lại mang cái bài đã dạy trong tiết thao giảng để dạy lại cho thật kỹ với lý do là“hôm trước dạy thao giảng, các em tự làm việc, cô không bắt chép bài nhưng hôm nay cô sẽ giảng lại bài hôm trước đã học để các em chép được đầy đủ hơn vì bài này có nằm trong đề kiểm tra sắp tới”.
Thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi, kiểm tra sổ sách, đánh giá xếp loại thi đua… đã khiến cho giáo viên ngày càng gian dối và tìm mọi cách đối phó với cấp trên. Chưa hết, hằng năm giáo viên phải nộp chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm. Lại thêm trò gian dối!
Khi nhà trường yêu cầu nộp “sáng kiến kinh nghiệm”, nếu tôi viết ra những cái chính mình đã áp dụng, ngắn gọn chừng 4-5 trang thì Ban giám hiệu chê là sơ sài. Còn một số giáo viên khác cóp pi đề tài của người khác ở trên mạng thì được khen là khoa học, công phu vì dài tới 20 trang. Điều đáng sợ là năm nào giáo viên cũng phải nộp “sáng kiến” nên họ đã trở nên “chai sạn”, không biết xấu hổ khi “đạo văn” nữa. Giáo viên mà như thế thì không cần nói nhiều cũng biết học sinh ra sao rồi!
Chị Chu Thị Hảo khá lạc quan khi đưa ra dẫn chứng là hai học sinh Đỗ Nhật Nam và Nguyễn Thị Thu Trang để kết luận rằng hai em này là sản phẩm tuyệt vời của nền giáo dục nước nhà, là đại diện cho học sinh Việt Nam. Tại sao chị chỉ nhìn vào vài trường hợp đặc biệt, vào loại “thần đồng” để rồi tung hê lên rằng chất lượng giáo dục của ta như vậy là quá tốt? Tại sao chị không xuống trường phổ thông mà khảo sát để thấy hàng trăm, hàng ngàn học sinh khác tuy đã học tới lớp 12 nhưng kiến thức không hơn một học sinh lớp 3? Những học sinh yếu kém này là sản phẩm của bệnh thành tích, của phổ cập giáo dục (vì phải đạt chỉ tiêu phổ cập nên nhiều em còn “mù chữ” cũng bị đẩy lên lớp, phải hoàn thành việc phổ cập thì mới có cái để báo cáo thành tích).
Lại nữa, theo thầy Võ Văn Khởi ở Tiền Giang, khi gửi thư góp ý với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, mỗi năm giáo viên và học sinh phải tham gia 15 cuộc thi thuộc loại phong trào, điều này càng tạo thêm áp lực cho giáo viên và học sinh. Giáo dục quá nặng về phong trào còn thực chất bên trong thì chỉ có người đứng lớp mới rõ hơn ai hết.
Về việc biên soạn SGK Ngữ văn thì chị Chu Thị Hảo ca ngợi hết lời, nào là khoa học, nào là hợp lý vì nó đảm bảo yêu cầu tích hợp ngang, tích hợp dọc… Vâng! Nhưng nó chỉ hợp lý trên giấy tờ thôi. Còn khi giảng dạy trên lớp thì giáo viên mới thấy được những cái bất hợp lý. Tại sao những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều, Những người khốn khổ, Tam quốc diễn nghĩa… thiếu gì đoạn hay không trích mà lại chọn đoạn khô khan, kém hấp dẫn nhất trong tác phẩm để trích? Muốn học sinh đọc SGK thì nội dung sách phải hấp dẫn chứ, đằng này học sinh vừa mới cầm sách lên, xem qua đoạn trích đã thấy chán rồi thì còn đâu hứng thú để tìm đọc trọn vẹn tác phẩm nữa? Chúng ta cứ phê phán học sinh ngày nay lười đọc sách, kể cả SGK môn Văn cũng không chịu đọc, nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi là tại sao lại như vậy?
Tôi nghĩ rằng thực tế dạy Văn ở trường tôi chắc cũng không khác những trường phổ thông khác vì cùng chung một quy chế như nhau. Những hiện tượng này đã từng bị phê phán trong phim truyền hình Rừng chắn cát phát sóng ở VTV, một bộ phim về giáo dục mà giáo viên chúng tôi rất tâm đắc. Trong một môi trường sư phạm mà những nhà quản lý giáo dục chỉ thích phô trương và chạy theo thành tích, còn giáo viên và học sinh thì tìm mọi cách để đối phó, để gian lận thì nền giáo dục đó làm sao mà vươn lên được… Đó là sự thật đau lòng của nền giáo dục chúng ta nhiều năm nay, báo chí cũng nói nhiều, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến.
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016
NGÔN NGỮ VIỆT
Tôi xin được mở đầu bài viết thể hiện cái nhìn của tôi về ngôn ngữ Việt, qua sự trích dẫn quan điểm của ông Phạm Công Thiện trên thư viện mở Wikipedia:
Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: “Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”
Cái nhìn của ông Phạm Công Thiên đúng hay sai, được “khoa học công nhận” chưa thì chưa bàn vội. Tôi giới thiệu đoạn trích dẫn này chỉ như là một hiện tượng xác định sự minh triết của ngôn ngữ Việt từ ông Phạm Công Thiện – một nhân vật được giới thiệu trên thư viện mở – chắc hẳn phải thông minh hơn nhiều so với Thiên Sứ tôi.
Một hiện tượng thứ hai tôi dẫn ra đây là cái tên cổ của đường Thanh Niên bên Hồ Tây và hồ Trúc Bạch ở Hanoi. Cái tên ấy bây giờ người ta gọi là “Cố (cố gắng) – Ngự (phòng ngự)”. Nhưng trước đây từ đời cụ kỵ của tất cả những người dân Hanoi sinh ra ở cõi Tràng An, đều gọi là “Cổ (Cổ xưa) Ngư (Cá)”. Vậy tại sao nó là thành “cố ngự”?
Cái sự tích nó là thế này:
Vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, có một vị sĩ phu Bắc Hà nào đó (lâu quá tôi quên mất tên vị này) phán rằng: Cổ Ngư thực ra là hiểu nhầm từ văn bản tiếng Pháp vốn ghi âm tiếng Việt không có dấu nên ghi là “Co ngu” và các cụ Nho nhà ta đã phiên âm là “Cổ Ngư”. Chứ thật ra nó là “Cố Ngự” . Căn cứ vào một số nhà ngâm cứu thì cái đường gọi là “Cổ Ngư” đó, thực chất ngày xa xưa là một quãng đê. Vậy chắc chắn nó là “Cố ngự” rồi. Tức là quãng đê này cố gắng chống lại Hà Bá sông Hồng , mỗi khi ngài dâng nước nổi cơn thịnh nộ. Chà! Có lý! Thế là từ đó người ta cứ thế mà phang khi nói đến tên cổ của đường Thanh Niên là “cố ngự” như là một sản phẩm của kiến thức hàn lâm, đã được “khoa học công nhận”.
Ngày ấy, tôi chỉ là một gã thanh niên mới lớn, đọc báo thì biết vậy, chứ cũng chẳng đủ hiểu biết để ý kiến , ý cò gì. “Cổ Ngư” hay “cố ngự” thì cũng chẳng làm phai mờ mối tình đầu dang dở của tôi. Lúc ấy, như nhiều gã thanh niên mới lớn, tôi quan tâm đến mối tình của tôi hơn nhiều thứ trên đời. Nhưng bây giờ, tình đã nhạt phai, ngồi ngẫm lại về ngôn ngữ Việt, tôi mới thấy tính hệ thống và nhất quán của ngôn ngữ cao cấp nhất trong văn minh nhân loại, chính là ngôn ngữ Việt. Và phải bắt đầu từ một địa danh này.
Tôi xin bắt đầu từ “Co Ngu”. “Co ngu” là phiên âm tiếng Tây từ tiếng Việt thì đúng quá rồi. Nhưng nếu thêm dấu để nó thành “Cố Ngự” thì có thế thêm dấu thành rất nhiều chữ khác. Thí dụ:
“Cò (Con cò) ngủ”; “Cỗ Ngự”; “Có Ngu” và tất nhiên là có cả “Cổ Ngư” nữa.
Bây giờ, theo cái nhìn của tôi thì cần đặt lại vấn đề đường Thanh Niên bây giờ có phải ngày xửa, ngày xưa là con đê chắn nước không?
Theo tôi hoàn toàn không! Bởi vì đê chắn sóng sông Hồng thì phải chạy dọc theo sông Hồng. Cho dù ngày xưa, rất xưa Hồ Tây được coi là một nhánh của sông Hồng thì cũng chằng ai mần một con đê chắn ngang Hồ Tây và chia đôi nó thánh Hồ Trúc Bạch cả. Khi mà con đê sông Hồng chạy sờ sờ bên kia Hồ Tây.
Hơn nữa, tôi nhận thấy rằng: Chùa Trấn Quốc có từ trước cả thế kỷ XV. Trước đây nó vốn là hành cung của vua Lê. Sau này, dùng làm nơi để đưa những cung nữ có lỗi ra đấy. Cuối cùng nó mới thành chùa (Theo Doãn Kế Thiện – “Cổ tích và thắng cảnh Hanoi” Nxb Văn Hóa 1959). Vậy thì cái đê “cố ngự” ấy lập nên để làm gì khi con đường vào chùa Trấn Quốc phải có từ rất lâu, ít nhất từ hàng trăm năm trước vào thời Lê Trịnh. Chứ không lẽ bơi thuyền vào cung? Giả sử nó thật sự là con đê gì đó thì nó cũng chỉ là đê phụ sau đê sông Hồng, Nhưng đê phụ thì phải trước mặt đê chính chứ không thể sau đê chính để “cố ngự” cả.
Hơn nữa, cái vô lý nó ở chỗ này: chẳng bao giờ cùng một danh từ mô tả một địa điểm, lại nửa nôm, nửa Nho như cái tên “Cố Ngự” cả.
Vấn đề này tôi xin liên hệ với một hiện tượng là nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi lập am ở Hồ Tây thì bà lấy tên là “Cổ Nguyệt” – Trăng xưa. Những địa danh ở quanh vùng đất Thăng Long xưa, có rất nhiều địa danh mang chữ đầu là “Cổ”, như: Cổ Bi, Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Mễ…. Vậy vùng đất Thăng Long xưa có dịa danh “Cổ Ngư” hoàn toàn hợp lý trong sự nhất quán và tính hệ thống với các địa danh gần gũi liên quan.
Và quan trọng hơn cả, khi cụ Doãn Kế Thiện – người sống qua hai thế kỷ XIX và XX – trong tác phẩm của mình vẫn gọi là “Cổ Ngư”. Vậy Tây nó phiên âm tiếng Việt từ chữ “Cổ Ngư” hay “cố ngự”? Khi chính cụ – một học giả cổ xưa vẫn gọi là “Cổ Ngư”. Tức là địa danh Cổ Ngư đã có từ trước cả thời Tây xâm lược nước ta và “co ngu” không thể là “Cò ngủ”, “có ngu”, hoặc “Cố ngự”, mà chính là “Cổ Ngư”
Với địa danh “Cổ Ngư” vừa mang tính nhất quán về tính hệ thống của chữ Nho trong địa danh “Cổ” – xưa cũ, “Ngư” – cá. Chứ không như cái địa danh suy luận không có “cơ sở khoa học” là “cố ngự”, nửa nôm, nửa Việt Nho – Thói quen gọi là từ Hán Việt – này.
Vấn đề được đặt ra mà tôi muốn trình bày với bạn đọc là: tính nhất quán và tính hệ thống của tiếng Việt – ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử nhận thức được của văn minh nhân loại mà tôi xin tiếp tục trình bày dưới đây, để chứng tỏ rằng: Ngôn ngữ Việt trong đó bao hàm chữ Việt, không phải thích thì đổi loạn cào cào.
Vì là người Việt, tiếp xúc với ngôn ngữ Việt, nên học bất cứ một ngoại ngữ nào thì cảm nhận đầu tiên là: các bài tập dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt đều rất dễ. Nhưng từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài rất khó. Nhưng vì đang học tiếng nước ngoài chưa thật thông thạo, nên cứ nghĩ là tại mình chưa hiểu hết, nên khó dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài.
Tuy nhiên, tôi cần phải xác định với bạn đọc về một chân lý hiển nhiên là: một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ đó. Ngược lại, một ngôn ngữ kém phát triển hơn thì rất khó dịch từ ngôn ngữ đó ra ngôn ngữ cao cấp hơn. Đó là nguyên nhân chính để dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt rất dễ. Ngược lại thì rất khó là vậy.
Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt có khả năng dịch tất cả các văn bản từ các ngôn ngữ trên thế giới ra ngôn ngữ Việt, ngược lại không phải các ngôn ngữ nào cũng có thể dịch một cách hoàn hảo các bản văn tiếng Việt ra ngôn ngữ đó.
Thực tình lúc đầu khi tìm hiểu về cội nguồn Việt sử, tôi cũng chưa nghĩ đến điều này. Nhưng vào đầu năm 2000, hay 2001 gì đó, tôi làm một trang web để trình bày những luận điểm của tôi. Tôi đặt cái tựa là Việt sử 5000 năm văn hiến. và yêu cầu bên làm web có câu tiếng Anh kèm theo. Họ nói với tôi: Trong tiếng Anh không có từ văn hiến. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên. Bởi vì không lẽ một ngôn ngữ quốc tế bao trùm mọi lĩnh vực mà lại không có từ này? Nhưng cho đến tận ngày hôm nay, quả là tiếng Anh không có từ này thật. Cuối cùng, để dịch thoát ý từ “văn hiến”, tôi đề nghi dùng thuật ngữ là “nền văn hóa hướng thượng”.
Ngay cả tiếng Hán, một nền văn hóa mà rất không ít người ra rả như ve sầu rằng: Nền văn hóa Việt chịu ảnh hướng từ văn hóa Hán, Hay tệ hơn, họ coi là nền văn minh Hán là chủ thể của văn hóa Việt. Cả thế giới tin điều đó. Nhưng thực ra, vấn đề hoàn toàn ngược lại: Chính nền văn hóa Việt là chủ thể của nền văn hóa Hán, sau khi nền văn minh Văn Lạng sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, nó thể hiện ngay trong ngôn ngữ Việt.
Trước hết tôi xin nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thê nói cả thế giới tin rằng nó có cội nguồn từ văn minh Hán. Nhưng sự thực hiển nhiên và sờ sờ ra đấy , là các nhà nghiên cứu Hán hiện đại – tức là tri thức của họ tồng hợp cả một qúa trình lịch sử của một nền văn minh – lại không thể chứng minh được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Chưa hết, trong tất cả các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay – tính từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử – chưa hề có một cuốn sách Hán ngữ nào mô tả – dù chỉ là tóm tắt sơ lược nội dung của học thuyết này?! Mặc dù hệ thống phương pháp luận của nó lại thể hiện rộng khắp trên tất cả các phương pháp ứng dụng: Dự báo, gồm Tử Vi, Bốc Dịch, Thái Ất, Độn giáp….vv…hoặc kiến trúc xây dựng (Phong thủy; Y học (Đông Y)….?!
Tất cả đều rất mơ hồ và bí ẩn.
Cho nên cả thế giới hiện đại đã coi nền văn minh Đông phương vốn mặc định từ văn minh Hán, hoàn toàn là huyền bí! Ngay cả khi hai nền văn minh Tây phương và Đông phương giao tiếp thì trí thức của cả hai nền văn minh này – gồm có nền văn minh Đông phương được mặc định từ văn minh Hán với những bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay – cũng không thể phục hồi được của cái mà chính nền văn minh Hán tự nhận là của mình.
Về vấn đề này, đã nhiều năm tôi đã chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.
Bởi vì, chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hoa truyền thống của người Việt – dù đã tan nát qua hơn 2000 năm lịch sử hiện đại – mới có khả năng phục hồi và làm sáng tỏ được học thuyết này. Chỉ có chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mới có thể làm sáng tỏ được sự bí ẩn huyền vĩ của nó.
Đương nhiên, khi Việt tộc là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương thì có thể xác định rằng: ngôn ngữ Việt không thể là hệ quả của ngôn ngữ Hán.
Đây là điều hiển nhiên. Bởi vì ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán, ít nhất là cách phát âm hoàn toàn khác nhau, như tiếng Tây với tiếng Tàu vậy. Một ngôn ngữ cao cấp trong tất cả các ngôn ngữ hiện đại, nếu nó không phải là nguồn gốc của tất cả những ngôn ngữ liên quan đến nó thì nó cũng không thể có cái gọi là “nguồn gốc” từ bất cứ ngôn ngữ nào. Cho dù người ta có thể tìm thấy mối liên hệ gần giống giữa vài cách phát âm. Cũng không ít các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ Việt có nguồn gốc từ Mã Lai, Nam đảo gì đó, vì so sánh một vài hiện tượng cục bộ.
Nếu giả thuyết về nguồn gốc Mã Lai, Nam Đảo là đúng, vậy thì cái ngôn ngữ Hán đóng vai trò gì trong việc ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt trong ngôn từ? Chẳng một học giả nào tìm thấy mối liên hệ giữa ngôn ngữ Việt từ ngôn ngữ Hán. Nhưng họ lại cho rằng 70% tiếng Việt có gốc là từ Hán Việt, như là một bằng chứng cho văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán. Thật là một sự mâu thuẫn đến ngược đời khi đem đặt lập luận của họ cạnh nhau.
Cụ Lê Gia thống kê có 30. 000 từ tiếng Việt có gốc Hán Việt. Cụ Lê Gia rất giỏi chữ Nho, tôi rất quý và kính trọng cụ, nhưng tôi tin cụ không giỏi tiếng Tàu. Các nhà nghiên cứu cứ bám vào số lượng từ Hán Việt từ chữ Nho để xác định văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán tộc. Nhưng rất tiếc! Cách phát âm của hơn 30. 000 chữ Nho trong ngôn ngữ Việt khác hoàn toàn ngôn ngữ Hán khi cùng đọc một ký tự, mặc dù có một số những từ gần giống. Ấy là khi dịch ra tiếng Việt thì phát âm lại càng khác hẳn.
Tôi thí dụ như câu sau đây trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đọc theo Việt Nho là:
Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu
獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁
Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán *
喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨
Tiếng Việt khi đọc từ Việt Nho như tôi đã trình bày. Nhưng tiếng Hán lại phát âm khi đọc các từ trên như sau:
Lia lia sing khí xi xu giai shấu.
獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁
Zdén zdén xeo kủ xi shứ chha ooan.
喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨
Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Hán cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm:
Lớp lớp sông cờ hề sầu ra ải
Inh ỏi tiêu trống hề oán ly gia *
Vậy với 30. 000 từ chiếm 70 % ngôn ngữ Việt thì người Việt sao không nói luôn tiếng Hán trong suốt 1000 năm đô hộ đó, mà phải mất công Việt hóa trên 30. 000 từ để phổ biến trong tiếng Việt làm gì?! Từ đây vấn đề được đặt ra:
1/ Ngay bản thân người Hán vào đầu thế kỷ XX – tức là một xã hội rất phát triển với mọi quan hệ xã hội phức tạp, bao gồm cả đời sống sinh hoạt xã hội và quan hệ xã hội – so với hàng ngàn năm trước đó; nhưng họ chỉ cần 1000 chữ phổ thông để xóa nạn mù chữ.
Vậy xuất phát từ nhu cầu gì của người Việt để cần phải có cả một hệ thống hơn 30. 000 từ tiếng Việt Nho trong việc mô tả từ Hán?
2/ Chủ thể xuất xứ để tạo ra cả một hệ thống tiếng Việt Nho – quen gọi là từ Hán Việt ấy – là tổ chức nào trong lịch sử?
Bởi vì, để tạo ra cả một hệ thống gần 30. 000 từ đó, cần phải có một tập hợp những tri thức cao cấp, chuyên ngành làm việc một cách qui mô và có tính hệ thống trong một cơ chế tổ chức chặt chẽ.
Chưa hết, hệ thống gồm 30. 000 từ Việt Nho này còn cần những quyết định cấp quốc gia để phổ biến và lưu truyền đến ngày nay.
Nó không phải chỉ vài chữ như “bánh dầy” hay “bánh giày”, “Thúy” hay “Thúi” , “Cố Ngự” hay “Cổ Ngư” do vài nhà ngâm cứu đề xuất, mà còn rất chật vật. Đây là cả một hệ thống ngôn ngữ Việt Nho với cái mà chính những người phủ nhận truyền thống văn hiến Việt cho là : 70% tiếng Việt liên quan đến ngôn ngữ Hán. Híc!
Trong lịch sử hơn 2000 năm nay của cả Trung Quốc và Việt Nam – tức sau khi nhà nước Văn Lang của Việt tộc sụp đổ ở bờ Nam Dương Tử – không hể nói tới một tổ chức quốc gia và một tập hợp qui mô của những nhà tri thức để có hệ thống 30. 000 từ Việt Nho này. Tất nhiên, vì nó không hề xảy ra vào thời Hán tộc xâm lược và cai trị Việt tộc ở Nam Dương tử.
Chính tính qui mô của hệ thống Việt Nho và – xin lỗi – ngay thời hiện đại với tập hợp những nhà tri thức chuyên ngành với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng không thể thực hiện được một cách dễ dàng. Chưa nói đến từ hàng ngàn năm trước. Điều hiển nhiên này đã bác bỏ xuất xứ Hán của hệ thống Việt Nho, không thể do người Hán tạo nên trong quá trình Hán hóa nền văn hiến Việt. mặc dù ngay từ đầu có thể không phải có ngay 30. 000 từ như vậy.
Thưa quí vị.
Nếu thời Hùng Vương chỉ là “một liên minh bộ lạc” với những người dân “ở trần đóng khố” và “địa bản sinh hoạt chỉ vỏn vẹn ở đồng bắng sông Hồng” thì không cần thiết phải Hán hóa ký tự Hán ra ngôn ngữ Việt.
HỆ THỐNG CHỮ VIỆT CỔ CỦA NHÀ VĂN KHÁNH HOÀI
Việc công bố hệ thống chữ Việt cổ của nhà văn Khánh Hoài đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Hầu hết các nhà nghiên cứu có tên tuổi đều tỏ ý phản bác và không công nhận, khiến đến nay nó bị “chìm xuồng”. Trong các ý kiến phản bác thì đáng chú ý nhất là lập luận của Giáo sư Lê Trọng Khánh. Còn các nhà khoa học khác chỉ là phản bác chung chung, theo kiểu “chưa có cơ sở khoa học”, hoặc là “ghi nhận tinh thần yêu nước”….Đối với các nhà khoa học khác, lập luận của họ không có gì để phải tranh luận. Vì họ không hề có luận điểm phản biện rõ ràng. Trên thực tế – thể hiện qua thông tin báo chí, họ chỉ lấy cái danh vị học thuật để phủ nhận chung chung.
Những luận điểm phản bác loại này, tôi đã biện minh và phản biện trong một chủ đề riêng trên diễn đàn này, quí vị quan tâm có thể tham khảo theo đường link dưới đây:
http://diendan.lyhoc…va-chu-viet-co/
Nhưng với giáo sư Lê Trọng Khánh, ông đưa ra luận điểm học thuật là: Hệ thống chữ Khoa đẩu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài có nguồn gốc từ hệ thống chữ Tày – Thái. Đây là vị học giả duy nhất đưa ra luận điểm học thuật dể phản biện nhà nghiên cứu Khánh Hoài.
Thực ra, trong bài viết của mình, tôi đã biện minh cho nhà nghiên cứu Khánh Hoài trước luận điểm của giáo sư Lê Trọng Khánh. Nhưng nó chưa mang tính hệ thống và tập trung. Nên tôi giành riêng bài này để thể hiện tính khoa học thật sự của hệ thống chữ Khoa đẩu của nhà nghiên cứu Khánh Hoài và chứng minh luận điểm của giáo sư Lê Trong Khánh chỉ xuất phát từ cái nhìn cục bộ.
Giáo sư Lê Trọng Khánh là người có nhiều năm nghiên cứu về chữ Khoa Đẩu và ông có nhiều công trình nghiên cứu về loại chữ này. Ông là người tôi rất kính trọng, vì chính ông đã giới thiệu tôi với cơ quan văn hóa Lào Cai, để tạo điều kiện thuận lợi trong dịp khảo sát bãi đá cổ Sapa từ 15 năm trước. Ông cũng tặng tôi nhiều sách của ông nghiên cứu về chữ Việt cổ. Trong sự tranh biện học thuật này, tôi vẫn giữ sự kính trọng với ông, khi làm sáng tỏ chân lý của vấn đề.
Trong phản biện học thuật, nhất là đối với một công trình có tính chất phục hồi những giá trị tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc như nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với một tính thần được gọi là “yêu nước” thì tôi nghĩ nó phải là một sự phản biện nghiêm túc của những người có bằng cấp và được gọi là học giả. Một sự phản biện nghiêm túc trong học thuật là:
Người phản biện phải chỉ ra cái sai trong hệ thống luận cứ của công trình học thuật bị phản biện.
Ở đây, qua đường link thể hiện những ý kiến của những học giả tên tuổi trên phương tiện truyền thông chính thống thì chỉ là sự phủ nhận trắng trợn với thái độ vô trách nhiệm, qua sự thể hiện không quan tâm đến văn hóa cội nguồn dân tộc, mà chí ít là chính họ cho rằng: “Thể hiện lòng yêu nước” của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.
Chẳng phải ngẫu nhiên, cá nhân tôi sử dụng chuẩn mực Việt sử 5000 năm văn hiến để đo tất cả mọi sự kiện, hiện tượng cho đến từng hành vi của con người trên thế gian.
Cá nhân tôi, không phải dễ dàng chấp nhận ngay cả những công trình nghiên cứu có xu hướng chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến – Nếu như những công trình đó có những lập luận không chặt chẽ. Rất nhiều người công bố các công trình nghiên cứu của họ, chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, liên quan đến Lý học Đông phương. Nhưng từ nhiều năm nay, tôi vẫn chỉ trung thành với những phương pháp và luận điểm của mình.
Ủng hộ một luận điểm sai về mặt học thuật, dù cùng có một mục đích, sẽ gây ảnh hướng rất lớn đến hệ thống luận điểm của tôi. Chưa nói đến việc nó thể hiện sự hồ đồ, dốt nát khi ủng hộ một luận điểm sai.
Nhưng với vấn đề chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, tôi chiệm nghiệm rất kỹ. Tôi theo cụ Xuyền nhiều năm, từ 2007, qua những buổi trình bày của cụ, tìm hiểu và so sánh đối chiếu từ phương pháp nghiên cứu, tư liệu, những bằng chứng cụ dẫn và những luận cứ của cụ. Tôi được cụ tặng rất nhiều sách của cụ và những tư liệu liên quan, kể cả cuốn Tự điển Việt Bồ La. Khi tôi nhận thấy hệ thống luận cứ của cụ thật sự phù hợp với tính khách quan khoa học, tôi mới tích cực ủng hộ.
Tôi bỏ sang một bên tất cả sự phản đối chung chung của những học giả vô trách nhiệm, quay lưng lại với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ở đây, tôi chỉ trình bày sự biện minh của tôi với hệ thống chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền trước vấn đề được đặt ra của giáo sư Lê Trọng Khánh.
Còn tiếp
http://www.thiensulacviet.com/cac-de-tai-khac/ngon-ng%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t
============================
* Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm
============================
* Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm
Khúc tụng ca tình yêu truyền chủng
Hải Miên – Vũ Ánh Dương*
Với Vĩnh Cửu, không có niềm hạnh phúc hay đau khổ nào thoát ra ngoài phạm vi mái ấm gia đình, trượt ra ngoài vòng tròn sinh – tử. Cách làm phim của Trần Anh Hùng, thoạt trông thì hào phóng vung vãi, như Thượng Đế trong bảy ngày Sáng thế, nhưng lại rất tiết chế và kìm giữ, thậm chí, khá rắn lòng, giữ cho khán giả một cái nhìn gián cách thay vì rù quến nhập thân, mù mịt khóc cười trong cái cuộc đời “trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê” của giống loài mình. Đó là cái nhìn của một con sóng đã rút ra xa quay nhìn về bến bãi.
Bằng hai chuyển động vuông góc, đùa cợt và thi vị - ngang trên bờ sông như kẻ ghé mắt tò mò và dọc vào gương mặt Valentine thơ ấu như người chụp hình - tôi nhanh chóng bị đẩy tới cái lịch sử không ngày tháng của gia đình Valentine. Không tình huống khởi đầu, không tình tiết dẫn dắt, lịch sử gia đình được nhắc nhớ bằng cưới xin, chửa đẻ, tang tóc. Các sự kiện đời người được vung ra như nắm thóc cho chim, song chúng không cáo chung cho gì cả. Chúng giữ cho bộ phim không đích đến, không hoàn kết, bảo tàng những cử điệu, gương mặt, nhìn ngắm… Hạnh phúc và bất hạnh, con người vừa là nhân chứng vừa thẩm thấu. Sau tiếng thét hiện tại là cái nháy mắt quá khứ. Chúng hồi đáp nhau trong vĩnh cửu. Chúng ca tụng tình yêu truyền chủng.
Một vé lên chuyến tàu vĩnh cửu
Mỗi một con người, cũng như mọi sinh vật khác, sinh ra không phải để hiến sinh - cho cái chết - mà để hiến mình cho sự vĩnh cửu của giống loài, thông qua chức năng truyền chủng. Và vượt lên mọi động vật khác, truyền chủng ở con người là đẹp đẽ, phức tạp nhất, bởi nó được bọc trong lớp vỏ êm ái của tình yêu.
Trong chùm bốn câu hỏi – bốn nỗi thao thức của nhân loại: Ta là ai? Từ đâu đến? Đến đây để làm gì? Rồi sẽ đi về đâu?, Vĩnh Cửu của Trần Anh Hùng đưa ra hồi đáp cho câu hỏi thứ ba: “Ta đến đây để làm gì” theo quan điểm của Thiên chúa giáo1 và cũng là của các nhà sinh vật học.
Chúng ta thường than vãn về sự vô nghĩa của đời người, rùng mình ớn lạnh khi đối diện với hư vô, là bởi cứ muốn đi tìm một ý nghĩa khác (cao quý hơn?) cho sự ra đời và tồn tại của mình, không muốn chấp nhận mình chỉ như một mắt xích trong chuỗi di truyền và tiến hóa, một con ốc trong cỗ máy khổng lồ, vận hành miên viễn có tên gọi “định luật bảo toàn nòi giống” mà quyền lập trình nằm trong tay Thượng Đế. Khi một cô con gái của góa phụ Valentine quyết định hiến mình cho Thiên chúa, trở thành nữ tu sĩ, giọng dẫn chuyện với điểm nhìn toàn tri, lách mũi dao cảm bình lên tiếng: “Với con gái, bà những muốn chỉ ra thứ nó đang từ bỏ, nói với cô rằng tình yêu của một người đàn ông sẽ không lơ đãng như tình yêu của Chúa. Con gái bà sẽ không có con, tình yêu ấy khiến bà đau xé”. Cô thiếu nữ ấy đã tự mình bẻ gẫy một mắt xích, thoát ra ngoài cái định luật “chúng ta sinh ra để sinh ra” bằng cách chối từ triệt để chức năng sinh sản, nhưng không ai chúc mừng cô cả, thay vào đó, chỉ là sự buồn rầu. Thái độ đó của gia đình Valentine, cũng là thái độ của nhà văn và đạo diễn, được bộc lộ qua tác phẩm của mình.
Là một bộ phim về sinh nở, mọi thời điểm trong phim đều diễn ra vào (các) mùa hè, mặt trời chiếu sáng rực rỡ, vạn vật ngùn ngụt sinh sôi, da thịt nồng nàn hơi ấm… Các nhân vật đi lại, nói cười, rơi lệ trong bối cảnh hân hoan, sung túc và đẹp đẽ như những hậu duệ của Adam và Eva an trú ở chốn Địa Đàng. Thế nhưng, bên cạnh thật nhiều lễ cưới và sinh nở, những cái chết thơ dại và trẻ trung cứ từng lúc xảy ra, đau xé trong kêu gào hay nén chịu lặng lẽ. Một con người mất đi, không chỉ là một cuộc đời dừng lại, mà còn là một mất mát đau đớn của cá thể và giống loài, khi bộ gene đó chưa kịp ký thác mình vào tương lai, chưa kịp nhảy lên chuyến tàu vĩnh cửu, và bởi thế mà thành mất hút trong dòng chảy tuyệt mù tăm tích của thời gian.
Với Vĩnh Cửu, không có niềm hạnh phúc hay đau khổ nào thoát ra ngoài phạm vi mái ấm gia đình, trượt ra ngoài vòng tròn sinh – tử. Cách làm phim của Trần Anh Hùng, thoạt trông thì hào phóng vung vãi, như Thượng Đế trong bảy ngày Sáng thế, nhưng lại rất tiết chế và kìm giữ, thậm chí, khá rắn lòng, giữ cho khán giả một cái nhìn gián cách thay vì rù quến nhập thân, mù mịt khóc cười trong cái cuộc đời “trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê” của giống loài mình. Đó là cái nhìn của một con sóng đã rút ra xa quay nhìn về bến bãi.
Dưới bóng rợp của một nhà duy mỹ
Không quan tâm đến dàn xếp kịch tính, không trì hoãn điều xảy ra và luôn có sự thông báo trước biến cố từ lời dẫn chuyện, Trần Anh Hùng cũng không ngần ngại sử dụng dày đặc các lựa chọn thẩm mỹ vốn đã quen thuộc khiến nó ít rung ngân, ít kì bí hơn trong nghệ thuật tạo hình của anh: sự trình diễn của nhiều scene trữ tình ngoại đề, sự lai ghép giữa montage và Jump-cut, hoàng loãng thời gian làm các cảnh phim gấp nếp rồi trượt dài trong tiết điệu ve vuốt, sự thay đổi cỡ hình không phụ thuộc vào chuyển động máy hay dựng phim mà do chủ thể được ghi…
Với sự kiên trì tái khẳng định mình như một nhà duy mỹ, tôn sùng cái đẹp hình thức, đưa cái đẹp hình thức lên vị trí hàng đầu và đôi khi là duy nhất trong mọi tiêu chí thẩm mỹ của đời sống và nghệ thuật, Trần Anh Hùng đã tạo ra không chỉ một bộ phim, rất có thể anh đã tạo ra một điển phạm nghệ thuật cho quan điểm đó. Song nó gợi ý cho người viết hai vấn đề đáng lưu tâm. Thứ nhất, sự trở lại của Trần Anh Hùng với điện ảnh thế giới và sự trở về Việt Nam chưa bao giờ hết nguội ngóng đợi, có tiếp tục nối dài cơn say nghệ thuật của anh như đã từng, với hệ quả là nhiều người tin chỉ có một cách để cảm thấu về cái đẹp trong phim, là thông qua con đường duy mỹ kia. Thứ hai, chúng ta cần gì hơn - một tác phẩm trình diễn vẻ đẹp muôn thưở nhưng không nói cho ta biết sự bức thiết của đương thời, hay một tác phẩm phản tư, có thể xộc xệch nhưng mọi chi tiết của nó đang định nghĩa cho chúng ta về thế giới đang ngày từng ngày không khỏi làm ta kinh ngạc. Khẩu vị nghệ thuật của khán giả luôn rộng hơn một quan điểm nghệ thuật nào đó. Ta yêu mến Trần Anh Hùng, một nghệ sĩ đẹp và hàm súc, miễn nhiễm với mọi thỏa hiệp thị trường. Ta cũng yêu mến những định nghĩa khác về nghệ thuật và cuộc đời, từ những đạo diễn khác. Bằng cách ấy, trở lại với Vĩnh Cửu, ta yêu âm nhạc Bach kì vĩ như toàn bộ đời sống hôn cái hôn vĩnh biệt lên sự chết cuối phim, nhưng ta cũng yêu một cảnh nhỏ xíu, đám trẻ con trùm mền trắng giả đám ma chạy quanh vườn, ở đó, mình thấy một hiển hiện vĩnh cửu, nhà là gì, nhà là nơi người sống và người chết chung sống thuận hòa.
----
1Thiên Chúa phán: “hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như ta […] Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó…”- Sách Sáng Thế.
* Biên kịch, giảng dạy cảm thụ phim tự do.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)