Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Không có "con người dân chủ" thì đào đâu ra "xã hội dân chủ"?




Nghe ông Huỳnh Ngọc Chênh ní nuận, cứ đánh đổ cộng sản đi, xây dựng "chế độ dân chủ" đi thì sẽ có "xã hội dân chủ", không biết đã có triết gia nào trên thế giới ní nuận như ông chưa?

Cùng với "sách lược" này, ông cho rằng cứ phải "bảo kê", "bảo vệ" các quan tham bị lộ mặt đi để khích lệ họ tố các "quan tham to hơn", như cách làm của Bùi Thanh Hiếu với Trịnh Xuân Thanh, là cách hữu hiệu nhất giúp chế độ này mau tiến tới "dân chủ"?







Vậy thử hỏi, chẳng may đẹp trời, dân chủ rơi bụp vào đầu các ông, tức nhờ các ông "đâm bị thóc chọc bị gạo" khiến Đảng nát bươm ra (tức kịch bản nội bộ Đảng có chính biến); hoặc nhờ Trung Quốc xâm lược, Mỹ nhảy vào, đại chiến nổ ra, Mỹ thắng, dựng lên bộ máy "dân chủ" chẳng hạn (như kịch bản của Nguyên Ngọc, Bùi Hằng...từng mơ) hay kinh tế sụp đổ (tức kịch bản dân nổi dậy "cướp kho thóc Nhật" như Lê Công Định và đám cờ vàng ôm mộng),... thế là chế độ sụp đổ thì các ông zân chủ như bộ sậu Huỳnh Ngọc Chênh, "tổng thống hậu cộng sản" Lê Công Định, "bên thắng cuộc" Osin Huy Đức... sẽ có trong tay cái gì để xây dựng "chế độ dân chủ" và "xã hội dân chủ" như các ông đang cho dân ăn "bánh vẽ"?!


Các ông nên nhớ, cộng sản mà các ông đang muốn lật đổ từng có Hồ Chí Minh kham khổ tận cùng với dân đen, xây nên đội quân kỷ luật thép, đội ngũ cán bộ liêm chính, đạo đức đến rùng rợn, khổ hạnh như thế nào mới khiến cả dân tộc đổ máu đi theo lá cờ đỏ sao vàng đó giành độc lập, thống nhất đất nước, đánh đuổi đế quốc hùng mạnh nhất thế giới như vậy. Các ông thì đạo đức đến tởm lợm, nhân cách sa đoạ, tư cách lem luốc, thủ đoạn hèn hạ...thì dân nào dám theo?


Các ông nên nhớ, cộng sản sau hoà bình, thống nhất dần dần cởi trói vòng kim cô của một thiết chế hậu chiến, cởi mở dân chủ từng bước, tuy còn chậm, còn nhiều thứ "man di" những rõ là chắc chắn, không gây sốc, không gây loạn, không để bên ngoài thao túng...và quan trọng nhất, xã hội ngày càng dân chủ hơn.


Chính triết gia tư sản thừa nhận, có con người, có tư duy dân chủ mới (mong, hy vọng) có một xã hội dân chủ đúng nghĩa. Thực tế chứng minh, các nền "dân chủ cưỡng ép" từ ngoài vào (thực chất lật đổ chính thể mà phương Tây cho là độc tài, phi dân chủ) đã khiến số phận các dân tộc đó thảm hại cỡ nào. Trong khi các chính trị gia, chiến lược gia Tây phương đang "ăn năn hối lỗi", dù là giả nhân giả nghĩa nhưng ít nhất họ đã thừa nhận sai lầm thì tiếc rằng bộ sậu của ông Huỳnh Ngọc Chênh vẫn chưa ngộ ra được. Nhiều người nhận định, các ông đều ăn học đàng hoàng, không đến nỗi thiếu khả năng đọc/hiểu, chỉ là thích "yêu nước bằng máu của đồng loại" mà thôi!


Các ông yên tâm đi, cái đám cực đoan "dân chủ khát máu cộng sản" mà các ông đang ôm ấp, cảm thông, thấu hiểu...kia, e rằng nếu ngày đẹp trời, tai họa giáng xuống đầu dân tộc như một trong số "kịch bản dân chủ" mà các ông đang khao khát đó xảy ra, thì đám "khát máu cộng sản" đó sẽ đem các ông ra bắn bỏ đầu tiên để không còn mầm mống, dây rợ nào của cộng sản còn tồn tại. Cứ nhìn thấy cảnh "phong trào dân chủ" đang ném đá tơi bời Osin Huy Đức, đang ngất ngư với "Formosa thất thủ", đe dọa "san bằng Formosa" của các con chiên Công giáo là đủ hiểu, xã hội hậu cộng sản mà các ông ao ước, bất chấp thủ đoạn, sẽ đưa Việt nam đi đâu về đâu cũng như đã lột trần động cơ chống phá, toan tính bì ổi, vô liêm sỉ của các ông tới cỡ nào.


Nguyễn Biên Cương

10 điều để làm người tử tế



1. Đừng nói cho sướng miệng. Người xưa đã dạy: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, vì vậy con phải luôn nhớ suy nghĩ thật kỹ trước khi nói bất cứ điều gì, đặc biệt là những chuyện quan trọng hay tế nhị.

2. Đừng vội đưa ra kết luận khi đứng trước một sự việc nào đó. Thậm chí khi con đã tìm ra lời giải cho vấn đề thì cũng không nên gấp gáp, vì rất có thể vẫn còn những đáp án tốt hơn. Hãy học cách giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp, chịu khó thay đổi góc nhìn để tư duy nhiều chiều, từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.


3. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. “Đơn giản hóa” là tuyệt chiêu giúp chúng ta đương đầu với những vấn đề phức tạp, hóc búa.

4. Trên đời này, không tình yêu nào tự nhiên mà có, chẳng thù hận nào lại không có nguyên do. Đừng tham gia vào những cuộc bình phẩm người khác, chỉ cần “nghe, biết, để đấy” là được, tránh để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy yêu, ghét của người đời.

5. Tiết kiệm là thói quen tốt nhưng nó khác hoàn toàn với cuộc sống kham khổ, “thắt lưng buộc bụng”. Hãy nhớ rằng có tiền là phước báu, dùng tiền là trí tuệ.

6. Hãy luôn trân trọng tình cảm của người khác dành cho mình. Dù con có thể đáp lại tình cảm ấy hay không thì cũng đừng bao giờ khinh rẻ nó hay lợi dụng nó để tư lợi cho mình.

7. “Nợ tiền, nợ bạc, sợ nhất nợ ân tình”. Nếu đã sống là người minh bạch thì có nợ ắt phải tìm cách trả. Thực ra, trả món nợ vật chất thì dễ, đền món nợ nghĩa tình mới khó. Hãy nhớ lấy những người đã từng cưu mang mình và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.

8. Độ lượng với người khác cũng là khoan dung với chính mình. Bởi lẽ, khi tha thứ cho lỗi lầm của người khác thì có nghĩa là chính ta cũng đang tự dỡ bỏ đi những sợi dây trói buộc cảm xúc, những tảng đá tâm lý đè nặng trong lòng. Tâm hồn sẽ được thư thái, nhẹ nhõm vì không còn bị làm phiền bởi sự tức giận hay hận thù nữa.

9. Đừng dễ dàng đặt niềm tin vào kẻ đã từng lừa dối mình. Họ lừa con được một lần, rất có thể sẽ còn lần hai, lần ba… Lòng tin là tài sản quý giá của con người. Con không đánh mất nó nhưng cũng đừng trao gửi nó dễ dàng. Hãy nhớ nhẹ dạ cả tin cũng chính là tự mình hại mình.

10. Chớ buông lời nhạo báng, coi thường người khác để tâng bốc mình lên. Hạ thấp người khác chẳng làm con trở nên xuất sắc hay hoàn mĩ hơn mà chỉ càng thể hiện sự ích kỉ và thiển cận của con mà thôi.

St

Các ‘con rối’ trong tay Hà Văn Thắm là ai?




Tác giả: T. Nhung

.
Vợ, mẹ vợ, em vợ Hà Văm Thắm cùng thư ký HĐQT Oceanbank được Thắm cho đứng tên cổ đông, Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc một số công ty sân sau.


Kết luận điều tra cho thấy, trong quá trình điều hành OceanBank, bằng các thủ đoạn thành lập các công ty sân sau, Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để rút tiền của ngân hàng, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, không có khả năng thu hồi.

Hà Văn Thắm. Ảnh: Oceanbank


Theo tài liệu điều tra, đến ngày 31/3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, gồm 1.137 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm 20%, công ty CP Tập đoàn Đại Dương chiếm 20%, công ty TNHH VNT chiếm 20%, công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà 6,65%…



Cựu Chủ tịch Oceanbank đã sử dụng những công ty và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp để nắm giữ 62,97% cổ phần tại Oceanbank.

Quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính – tiền tệ tại Oceanbank, Hà Văn Thắm có nhiều vi phạm dẫn đến nợ xấu.

Các ‘con rối’ trong tay Hà Văn Thắm

Kết luận điều tra cho thấy, công ty cổ phần BSC Việt Nam có 5 cổ đông do Thắm nhờ đứng tên, không có vốn góp. Mọi hoạt động của công ty này đều do Thắm chỉ đạo và quyết định.

Cuối năm 2008, BSC thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3, Thắm đổi tên các cổ đông, để Hoàng Thị Hồng Tứ, thư ký HĐQT Oceanbank làm Chủ tịch HĐQT và đại diện trước pháp luật.

Tại cơ quan điều tra, bà Tứ khai được Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT BSC và đại diện pháp luật. Thực tế, công ty này hoạt động theo chỉ đạo của Thắm.

Bà Tứ làm việc tại ngân hàng OceanBank, không được bàn bạc và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo lời khai của bà Tứ, bà ta có ký một số hợp đồng dịch vụ khách hàng trong hoàn cảnh: các hợp đồng đã được đánh máy, ghi người đại diện BSC là Hoàng Thị Hồng Tứ và khách hàng ký trước rồi chuyển về BSC.

Bà Tứ khai không hề tham gia công việc gì và cũng không hưởng lương của công ty BSC.

Cơ quan điều tra cho rằng, bà Hồ Thị Quỳnh Nga (vợ Thắm), bà Bùi Thị Cẩm Vân (mẹ vợ Thắm), ông Hồ Vĩnh Hoàng (em vợ Thắm) và bà Hoàng Thị Hồng Tứ được Thắm cho đứng tên cổ đông, Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc một số công ty sân sau của Thắm, giúp cho Thắm và đồng bọn sử dụng pháp nhân để thực hiện các hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, chưa phát hiện tài liệu chứng cứ chứng minh yếu tố chủ quan của các ông bà này có dùng ý chí và giúp sức cho hành vi phạm tội của Thắm.

Những người này cũng không được Thắm bàn bạc hoặc cho hưởng lợi ích vật chất gì. Vì vậy, cơ quan điều tra đề nghị không xem xét trách nhiệm của những người này.

Theo cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm và các đối tượng có liên quan móc nối với các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền để can thiệp đối phó với cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, tạo dựng bổ sung hồ sơ, bổ sung tài sản để che dấu hành vi vi phạm vì kết luận thanh tra đã chỉ ra những sai phạm trong phê duyệt cho vay của Thắm và một số cán bộ ngân hàng.

Nhưng việc xác định hậu quả chưa có tài liệu để đảm bảo đánh giá được cụ thể chính xác nên việc tiếp tục thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ phục vụ yêu cầu đề ra gặp rất nhiều khó khăn.

————–

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/332604/cac-con-roi-trong-tay-ha-van-tham-la-ai.html

Đọc thêm:
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank Hà Văn Thắm thành khẩn khai báo

Tác giả: Thái Sơn


Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án vụ án tiêu cực gây thiệt hại về kinh tế lớn xảy ra tại ngân hàng Đại dương(Ocean Bank).

Theo kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển tới Viện KSND tối cao, vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, xảy ra tại Ocean Bank và các đơn vị liên quan, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án xảy ra trong thời gian dài, từ năm 2011 – 2014 với thủ đoạn rất tinh vi, có sự tiếp tay của nhiều đối tượng từ hội sở đến các chi nhánh, gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của Nhà nước và các cổ đông.

Trong số 17 bị can bị đề nghị truy tố, Cơ quan cảnh sát điều tra xác định ôngHà Văn Thắm (44 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank) đã phạm vào cả 3 tội danh, gồm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

TIN LIÊN QUAN

Xét xử “đại án” Phạm Công Danh: Bỏ 4.620 tỉ mua ngân hàng vốn âm
Sáng 29.7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử “đại án” Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB).

Cụ thể, với cương vị người đứng đầu Oecan Bank, ông Hà Văn Thắm đã giải quyết cho Công ty Trung Dung vay trái quy định, gây thiệt hại cho ngân hàng 500 tỉ đồng. Bị can Hà Văn Thắm còn chỉ đạo chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động với khách hàng gửi tiền tại Ocean Bank, gây thiệt hại tới gần 984 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can Hà Văn Thắm còn bị cáo buộc cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Oecean Bank, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ thông qua Công ty BSC (do ông Thắm chỉ đạo điều hành) trái với quy định của Nhà nước, dẫn đến thiệt hại cho Ocean Bank và khách hàng gần 71 tỉ đồng.

Đáng chú ý, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, trong quá trình điều tra bị can Hà Văn Thắm khai báo thành khẩn, có ý thức hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ sự thật. Do đó bị can này được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm.

Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát điều tra đánh giá, bị can Nguyễn Xuân Sơn luôn thiếu sự hợp tác, khai báo quanh co, ngoan cố, không thành khẩn, liên tục thay đổi lời khai gây khó cho cơ quan điều tra. Bị can này bị đề nghị truy tố về 2 tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

15 bị can còn lại trong vụ án này cũng đều nguyên là lãnh đạo tại hội sở và các chi nhánh của Oecean Bank cùng bị truy tố về các tội danh nêu trên. Cơ quan cảnh sát điều tra xác định, hành vi của các bị can đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng thời gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, không có khả năng thu hồi.

Cách đây vài ngày, Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã họp và xác định đây là vụ án kinh tế, tham nhũng trọng điểm được đưa ra xét xử sớm, chậm nhất là trước quý 1 năm 2017.
————-
http://thanhnien.vn/thoi-su/nguyen-chu-tich-hoi-dong-quan-tri-ocean-bank-ha-van-tham-thanh-khan-khai-bao-752478.html

Khế đài loan- giá 650k

Khế đài loan- giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Sơn Liễu- giá 650k

Sơn Liễu- giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



12 CÂU NÓI ĐỂ ĐỜI CỦA ĐÀN ÔNG TRONG CHÍNH CUỘC ĐỜI MÌNH





1. ‘Đàn ông giống như thép. Đàn ông mà không cứng rắn là đàn ông không đáng một xu’ - Chuck Norris

2. ‘Đến một độ tuổi nhất định, đàn ông sẽ có trách nhiệm với ngoại hình và sức khỏe của mình’ - Albert Camus


3. ‘Giây phút người đàn ông nói xấu kẻ khác, họ đánh mất niềm tin của những người xung quanh’ - Plato

4. ‘Đàn ông làm những gì mà họ cho là cần làm, phải làm, bất chấp hậu quả, bất chấp trở ngại, bất chấp nguy hiểm và áp lực. Đó là nguyên tắc đạo đức số một của đàn ông’ - John Kenedy

5. ‘Rất ít người đàn ông có đủ phẩm chất để leo nên nấc thang danh vọng cao nhất’ - William Churchill

6. ‘Giữa đàn ông và phụ nữ không có tình bạn. Chỉ có tình yêu, sự đam mê hoặc thù địch, tuyệt đối không có tình bạn’ - Oscar Wilde

7. ‘Không tồn tại những danh hiệu làm cho người đàn ông trở nên vĩ đại, chính những người đàn ông làm nên sự vĩ đại của danh hiệu’ - Michiavelli

8. ‘Những người đàn ông làm nên nghiệp lớn là những người có khả năng làm tốt ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất’ - Theodore Roosevelt

9. ‘Thời gian cướp đi những gì quý giá nhất của một người đàn ông’ - Napoleon

10. ‘Một người đàn ông thành công là người thức dậy vào buổi sáng, đi ngủ vào buổi tối và làm bất cứ điều gì anh ta muốn vào khoảng thời gian ở giữa’ - Bob Dylan

11. Đàn ông không bao giờ tiếc tiền với những cô gái không quan tâm tới tiền - Tom

12. Đàn ông dễ quên nhưng không bao giờ tha thứ. Đàn bà tha thứ nhưng chẳng bao giờ quên! - Tom

13. Có thể đánh giá tính cách của đàn ông thông qua sự mạo hiểm dấn thân của họ - Tom

Hàng về Đà nẳng ( Truyện)


10 sự thật thế giới ít biết về kinh tế Việt Nam






Viện nghiên cứu McKinsey Global Institute chỉ ra 10 sự thật về kinh tế Việt Nam có thể khiến công chúng thế giới ngạc nhiên...
Thành tựu kinh tế của Việt Nam trong gần 1/4 thế kỷ qua đã và đang thu hút được sự quan tâm lớn của giới phân tích quốc tế. Một báo cáo mới đây của viện nghiên cứu McKinsey Global đã chỉ ra 10 sự thật về kinh tế Việt Nam có thể khiến công chúng thế giới phải ngạc nhiên, báo Foreign Policy của Mỹ cho biết.
********************************



Việt Nam có tên trong hầu hết các danh sách về các thị trường mới nổi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: Brian Ashcraft.
Bản báo cáo mang tựa đề “Sustainining Vietnam’s Growth: The Productivity Challenge” (tạm dịch: “Duy trì tăng trưởng ở Việt Nam: Thách thức về năng suất”) cho rằng, Việt Nam đang có những bước chuyển mình rõ nét.
Trong đó, phải kể tới việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, hay sức hút mãnh liệt của Việt Nam đối với vốn đầu tư nước ngoài, sự dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, báo cáo cũng khuyến nghị rằng, nếu muốn duy trì sự tăng trưởng năng động này, Việt Nam cần cải thiện năng suất lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm sắp tới.
VnEconomy xin giới thiệu 10 điểm đáng chú ý nói trên trong báo cáo của McKinsey Global.
1. Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh thứ nhì châu Á, sau Trung Quốc

 

Trong vòng 1/4 thập kỷ qua, Việt Nam từ chỗ là một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh đã vươn lên trở thành một trong những câu chuyện kinh tế thành công của châu Á. Từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ một nền kinh tế nào khác trừ Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm là 5,3%.
Sự tăng trưởng này được duy trì bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong thập niên 1990 và khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đây. Trong thời gian từ năm 2005-2010, kinh tế Việt Nam tăng 7% mỗi năm.

2. Kinh tế Việt Nam đang dịch chuyển mạnh mẽ khỏi nông nghiệp

 

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam không còn tập trung vào nông nghiệp như trước. Trên thực tế, chỉ trong vòng 15 năm, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP của Việt Nam đã giảm một nửa từ 40% xuống còn 20%, một tốc độ nhanh chóng hơn ở các nền kinh tế châu Á khác. Một sự dịch chuyển tương tự phải mất tới 29 năm ở Trung Quốc và 41 năm ở Ấn Độ.
Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của Việt Nam giảm 13 điểm phần trăm, trong khi tỷ lệ lao động trong công nghiệp tăng 9,6 điểm phần trăm và trong lĩnh vực dịch vụ tăng 3,4%. Sự dịch chuyển của lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế của Việt Nam, vì năng suất lao động giữa các ngành này có sự khác biệt lớn.
Kết quả là, trong thập kỷ qua, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của Việt Nam giảm 6,7 điểm phần trăm, trong khi tỷ trọng của lĩnh vực công nghiệp tăng thêm 7,2 điểm phần trăm.

3. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về hạt tiêu, hạt điều, gạo và cà phê
 

Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, với khối lượng xuất khẩu nông sản này đạt 116.000 tấn trong năm 2010. Việt Nam cũng dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều trong 4 năm liên tiếp, chưa kể giữ vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới sau Thái Lan, và chỉ thua Brazil về xuất khẩu cà phê.
Chỉ trong vòng có 4 năm, khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp gần 3 lần. Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng chè và đứng thứ 6 về xuất khẩu các mặt hàng cá da trơn, tôm và cá ngừ.
4. Việt Nam không phải là “Trung Quốc + 1”
 

Chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất ở nước này chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Xu hướng này đã khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đề cập nhiều tới việc Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ sản xuất hàng xuất khẩu lớn tiếp theo tại châu Á, giống như một phiên bản thu nhỏ của Trung Quốc, gọi nôm na là “Trung Quốc + 1”.
Tuy nhiên, Việt Nam có sự khác biệt lớn so với Trung Quốc trên hai phương diện. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng cá nhân hơn so với kinh tế Trung Quốc. Tiêu dùng của các hộ gia đình đóng góp 65% vào GDP của Việt Nam, một tỷ lệ cao hiếm có ở châu Á. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ là 36%.
Thứ hai, trong khi sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc là kết quả của hoạt động xuất khẩu hàng hóa và mức độ đầu tư cơ bản đặc biệt cao, thì nền kinh tế Việt Nam cân bằng hơn giữa sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, mỗi ngành này đóng góp xấp xỉ 40% GDP của Việt Nam. Sự phát triển của Việt Nam dựa trên nhiều ngành nghề đa dạng, với các phân khúc thị trường cạnh tranh trong khắp nền kinh tế.
Trong vòng 5 năm qua, sản lượng công nghiệp (bao gồm các ngành xây dựng, sản xuất, khai mỏ, điện…) và dịch vụ của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khoảng 8% mỗi năm.
5. Việt Nam là một thỏi nam châm đối với vốn đầu tư nước ngoài
 

Việt Nam có tên trong hầu hết các danh sách về các thị trường mới nổi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nghiên cứu của Bộ Thương mại và Đầu tư Vương quốc Anh hay trung tâm nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) đều xếp Việt Nam là thị trường mới nổi hấp dẫn nhất đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau khối BRIC gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng lên 71,7 tỷ USD vào năm 2008 từ mức 3,2 tỷ USD vào năm 2003, trước khi giảm xuống còn 21,5 tỷ USD vào năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu.
Điểm khác biệt tiếp theo giữa Việt Nam và Trung Quốc là, gần 60% vốn FDI ở Trung Quốc được đổ vào những ngày có hàm lượng nhân công cao, so với tỷ lệ chỉ 20% ở Việt Nam. Đối với Việt Nam, số vốn FDI còn lại được rót vào các ngành như khai mỏ và dầu khí (40%), bất động sản (15-20%) và du lịch. Từ năm 2005 tới nay, số du khách quốc tế tới Việt Nam đã tăng 1/3.
6. Việt Nam có hạ tầng đường giao thông tiên tiến hơn so với Philippines và Thái Lan

 

Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng. Nhiều du khách tới Việt Nam vẫn xem những con đường giao thông ở đây còn khá cơ bản. Tuy nhiên, ở giai đoạn phát triển kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển đường xá đáng ghi nhận.
Mật độ đường giao thông của Việt Nam đã đạt mức 0,78 km đường/km2 diện tích vào năm 2009, cao hơn ở Philippines và Thái Lan - hai nền kinh tế đạt mức độ phát triển cao hơn Việt Nam. Cũng trong năm 2009, mạng lưới điện đã phủ khắp 96% diện tích Việt Nam. Những cảng container mới như Dung Quất và Cái Mép, hay các sân bay được nâng cấp ở Đà Nẵng, Cần Thơ… đã tăng cường kết nối giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới.
7. Internet đã trở nên phổ biến đối với thế hệ trẻ Việt Nam
 

Việt Nam có dân số trẻ, có trình độ học vấn tốt và sử dụng mạng ngày càng nhiều hơn. Từ năm 2000-2010, số thuê bao di động ở Việt Nam tăng gần 70% mỗi năm, so với mức tăng chưa đầy 10% mỗi năm ở Mỹ trong cùng khoảng thời gian. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có 170 triệu thuê bao điện thoại, trong đó 154 triệu là thuê bao di động.
So với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á khác, tỷ lệ sử dụng Internet ở mức 31% tại Việt Nam còn thấp. Chẳng hạn, tỷ lệ này ở Malaysia và Đài Loan lần lượt là 55% và 72%. Nhưng những thay đổi chóng mặt đang diễn ra. Số thuê bao băng thông rộng ở Việt Nam đã tăng lên từ 0,5 triệu thuê vào vào năm 2006 lên mức 3,8 triệu thuê bao vào năm 2010. Cũng trong năm 2010, số thuê bao mạng 3G tại Việt Nam đạt 7,7 triệu thuê bao.
Một khi cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam phát triển, thì mức độ sử dụng di động và Internet tại Việt Nam cũng sẽ bùng nổ theo. Đến nay, tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam có tiếp cận tin tức trên mạng là 94%. Hơn 40% người dùng mạng ở Việt Nam lướt web mỗi ngày.
8. Việt Nam đang trở thành một địa chỉ hàng đầu cho các dịch vụ gia công và thuê ngoài
 

Số lao động trong lĩnh vực dịch vụ gia công và thuê ngoài của Việt Nam đến nay đã lên tới 100.000 người, và ngành này đang tạo ra doanh thu hơn 1,5 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam. Nhiều công ty đa quốc gia lớn như HP, IBM hay Panasonic đều đã có cơ sở hoạt động tại Việt Nam
Trên thực tế, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng lọt vào top 10 địa chỉ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực gia công và thuê ngoài, nhờ những ưu thế như lực lượng lao động trẻ được đào tạo tốt (mỗi năm, có 257.000 sinh viên đại học Việt Nam ra trường) và mức lương tương đối thấp. Một nhà lập trình phần mềm ở Việt Nam có thể trả mức lương nhân viên thấp hơn 60% so với ở Trung Quốc. Tương tự, các kỹ sư về xử lý dữ liệu và giọng nói ở Việt Nam được trả thấp hơn 50% so với ở Trung Quốc.
Ngành dịch vụ gia công và thuê ngoài ở Việt Nam có khả năng đem đến mức doanh thu 6-8 tỷ USD mỗi năm, miễn là thế giới có nhu cầu và Việt Nam đảm bảo đáp ứng. Ngành này có thể trở thành một cỗ máy tạo việc làm cho các đô thị, tạo công ăn việc làm cho thêm 600.000-700.000 người trong thời gian từ nay đến năm 2020, và đóng góp 3-5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
9. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam đang cao hơn so với các ngân hàng của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong ASEAN

 

Trong thập kỷ qua, tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam tăng với tốc độ 33% mỗi năm, mạnh hơn so với ở Trung Quốc, Ấn Độ hay bất kỳ nước nào khác trong khối ASEAN. Đến cuối năm 2010, dư nợ tín dụng đã tương đương khoảng 120% GDP của Việt Nam, so với mức chỉ 22% vào năm 2010.
Mặc dù tình trạng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ này có thể là một bằng chứng về tốc độ phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự mở rộng của hệ thống ngân hàng, nhiều người vẫn lo ngại về khả năng gia tăng của nợ xấu cũng như những hệ lụy đối với nền kinh tế.
10. Lợi tức dân số (demographic dividen) của Việt Nam đang giảm dần

 

Lợi tức dân số được định nghĩa đơn giản là những ích lợi kinh tế có được từ biến đổi dân số. Trong thời gian 2005-2015, lực lượng lao động trẻ gia tăng và sự dịch chuyển chóng vánh của nền kinh tế khỏi lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp 2/3 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 1/3 tăng trưởng còn lại xuất phát từ năng suất lao động được cải thiện. Tuy nhiên, đến nay, hai động lực tăng trưởng đầu tiên của nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi.
Thống kê chính thức dự báo rằng, tăng trưởng lực lượng lao động của Việt Nam sẽ giảm xuống còn khoảng 0,6% mỗi năm trong thập kỷ tới, từ mức 2,8% mỗi năm trong thời kỳ 2000-2010. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển “từ đồng ruộng tới nhà máy” của nền kinh tế Việt Nam cũng khó có khả năng diễn ra với tốc độ như trước nữa.
Bởi thế, việc cải thiện năng suất lao động là cần thiết đề bù đắp cho những suy giảm nói trên nếu Việt Nam muốn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao như thời gian qua. Cụ thể hơn, Việt Nam cần đẩy nhanh thêm 50% tốc độ gia tăng năng suất lao động hàng năm, từ mức 4,1% lên 6,4%, để đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm 7-8% mà Chính phủ đề ra trong thời gian từ nay đến năm 2020. Nếu không đạt được mức tăng trưởng năng suất như vậy, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm xuống còn 4-4,5% mỗi năm. Với tốc độ tăng GDP như thế, giá trị GDP của Việt Nam vào năm 2020 sẽ thấp hơn 30% so với giá trị đạt được trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng 7% mỗi năm. 

KIỀU OANH/VnEconomy

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Bạch ngọc- giá 400k-ĐT 0974548883

Bạch ngọc- giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh