Trước 1975, Sài Gòn rộn ràng các dòng nhạc. Tôi, chẳng hiểu nguyên cớ nào, từ tuổi thiếu niên đã rất thích nghe và hát theo nhạc.
Nghe hát tá lả, chẳng có gu âm nhạc gì cả. Từ trữ tình cho đến sôi động, từ tiền chiến cho đến thời thượng. Thời gian trôi qua, cuộc sống bộn bề, nhiều lời ca quen thuộc trước đây cứ mai một. Chợt nhớ, chợt quên. Quên nhiều hơn nhớ. Nhưng lạ, có một số bài, kể cả những bài dù nay không còn ai hát, vẫn nhớ. Đó là những bài ca về thân phận con người – dưới mắt nhìn của tôi.
Hồi ấy, dù Sài Gòn yên bình hơn so với nhiều tỉnh, thành khác nhưng cái không khí thời chiến vẫn hiện diện trên báo, trong những câu chuyện dưới các mái nhà. Có lẽ vì thế nên có không ít bài hát trữ tình trĩu nặng u buồn khi nói về thân phận con người. Tác giả có nhiều bài hát về loại này chính là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy/ Đại bác qua đây con thơ buồn tủi (Đại bác ru đêm), hay Chiều đi lên đồi cao/ Hát trên những xác người/ Tôi đã thấy, tôi đã thấy/ Trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn (Hát trên những xác người)… Rất nhiều người trẻ yêu nhạc Trịnh luôn ghi nhớ những bài ca trên vì lời ca gợi nhớ sự mất mát, tan vỡ, chia lìa, đau khổ mà thân phận con người phải gánh chịu trong thời chiến.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Đại bác ru đêm gợi nhớ sự mất mát, tan vỡ, chia lìa, đau khổ trong thời chiến.
Không chỉ Trịnh Công Sơn, một số nhạc sĩ cũng có những “ca khúc thân phận” ở mức độ dẫn truyền cảm xúc khác nhau. Từ câu chuyện về mùa xuân và đứa con phải xa nhà, không về, nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã viết nên Xuân này con không về. Thời ấy, qua giọng hát truyền cảm của Duy Khánh, một nỗi niềm rất nhỏ bé của một người trong tết xa quê dường như đã lan tỏa rộng trong sự đồng cảm của bao người.
Số phận một người có thể không giống ai nhưng có khi hàng ngàn, chục ngàn số phận lại tương đồng trong một thời điểm, một không gian nào đó. Như mùa hè đỏ lửa 1972, hàng ngàn sinh viên bị hạ tuổi hoãn dịch, bị đôn quân. Thế là đành Trả lại em yêu khung trời đại học… để anh sẽ ra đi, sẽ đến Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng… và Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về (Trả lại em yêu – Phạm Duy).
Trong xu hướng hát như một lời than thở, thậm chí như một lời ai oán… thì có lẽ những bài hát về thân phận người lính chế độ cũ đã dẫn đầu. Rất nhiều người khoác áo lính thời trước đã bần thần khi một ngày vừa tàn, chợt nghe vút lên Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này/ Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu/ Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẳm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao (Người tình không chân dung – Hoàng Trọng).
Thực tế không cần biết người lính đang ở đâu nhưng bài hát đã khiến bao người đồng cảnh ngộ với anh phải quay quắt, gặm nhấm về thân phận của mình. Chất ai oán còn dâng cao hơn với Tưởng như còn người yêu (thơ Lê Thị Ý – nhạc Phạm Duy). Tôi thật khó quên một tối bị phạt chống thế chờ trong sân trường bộ binh Thủ Đức mà bên kia hội quán cứ vọng về lời ca Ngày mai đi nhận xác chồng/ Say đi để thấy mình không là mình… Em không nhìn được xác chàng/ Anh lên lon giữa hai hàng nến chong/ Mùi hương cứ tưởng hơi chồng/ Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu… Nghe mà choáng cùng nỗi đau tận cùng của người thiếu phụ. Thoáng qua một ý nghĩ đào ngũ vì sự liên tưởng: Mai này liệu có kịp tìm được ai khóc cho ta chăng?
Đất nước thống nhất, những lời ca Sài Gòn năm xưa về thân phận con người vắng tiếng dần.
Một thời hòa bình – một thời phát triển hẳn sẽ khó tìm được những bài ca thở than về phận người. Tôi đã từng nghĩ thế khi bước vào cuộc đời mới sau 1975. Nhưng tôi đã nhầm. Xã hội vẫn còn chìm lắng, ray rứt nhiều thân phận con người, ở nhiều góc độ. Nhà thơ ơi, nhạc sĩ ơi, hãy lắng nghe, hãy cảm nhận và viết. Như nhạc sĩ Minh Khang đã đồng cảm với cậu bé đánh giày, bán vé số lang thang… để bài ca Đứa bé được ra đời: Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày/ Vì em không cha, vì em đã mất mẹ/ Thương đau vẫn là đau thương…
Vâng, khốn khó phận người vẫn còn trong cuộc sống. Đồng cảm, chia sẻ cùng những phận người ấy đã và đang có những bàn tay thắt chặt để tạo ra những đợt Tiếp sức đến trường hay những Bữa cơm có thịt (tên gọi một số hoạt động xã hội có ý nghĩa)…
Và như thế cuộc sống vẫn chờ đợi nhiều hơn nữa những lời ca cùng giai điệu ấm áp, truyền cảm về phận người để nối gần lại tình cảm cộng đồng.
Theo Lưu Đình Triều/Pháp Luật
Ngồi trước màn hình trắng tinh mà đôi tay chẳng biết sẽ hiện hữu trên nó những ký tự nào. Ngôn ngữ rời bỏ nó theo cùng cách mà nó đến, không hữu ý mà cũng chẳng vô tình, chỉ là tự nhiên, như nước chảy xuôi, như mưa rơi xuống...
Ngôn ngữ rời bỏ nó nhưng suy tư thì không, vì thế, nó luôn có cảm giác đang bị lột trần trước bàn dân thiên hạ. Lúc nào cũng trống trải mà không thốt lên thành lời, lúc nào cũng ngượng ngùng mà không biết lấy gì đậy che. Một mớcảm xúchỗn độn, thất thường, vui buồn tùy hứng, như trời thích mưa thì mưa mà thích nắng thì nắng...
Hôm nay tôi đã tự thưởng cho mình vài ba chung rượu nhạt, dăm điếu thuốc dở dang... để cố đưa dòng tư tưởng của mình sâu thêm chút nữa... Kết quả là có một giấc ngủ thật say, không mộng mị...nhưng đáng tiếc đó lại là một giấc ngủ của thân xác, không phải là giấc ngủ của tư duy...
Người đời sẽ lại bảo không nên uống rượu và hút thuốc, vì nó không tốt cho sức khỏe... Và tôi sẽ lại nhếch môi cười cho những lý lẽ đậm chất khoa học đó. Tôi không là cái máy, để cần phải chạy trơn tru. Tôi làcon người, và tôi yêu những khiếm khuyết bất toàn như yêu những gì được gọi là thiện hảo công chính.
Từ lâu rồi, tôi không còn thiết tha đấu tranh cho cái đúng và cái sai nữa. Đúng Sai chỉ là một nhận xét tại một thời điểm, chưa kể trong cùng một thời điểm luôn ẩn chứa cả cái đúng lẫn cái sai. Người ta khổ đau chưa đủ sao, chỉ để hơn thua nhau xem ai sai ai đúng?! Và vì thấy khổ đau đủ rồi, nên thôi, dẹp Đúng Sai sang một bên...
Từ lâu rồi, tôi không còn vật vã với hạnh phúc và khổ đau nữa. Hạnh phúc và Khổ đau chỉ là một dạngcảm xúcvề một sự kiện nào đó, chưa kể khi một sự kiện nào đó tương tác với ta, bao giờ cũng mang cả hai chiều khổ đau lẫn hạnh phúc. Người ta mệt mỏi trong cuộc tìm kiếm này chưa đủ sao, chỉ để tìm cầu hạnh phúc và trốn tránh khổ đau?! Và vì thấy mệt mỏi đủ rồi, nên thôi, đừng lấy Hạnh phúc hay Khổ đau làm đích đến nữa...
Bây giờ đã hơn 4giờ sáng, một số thức giấc thể xác để bận cuộc mưu sinh. Nhưng trong số những người thức giấc đó, có bao kẻ thật sự thức tỉnh về đời sống và thân phận của chính mình? Hay họ chỉ mở đôi mắt chứ chưa thật sự thức cái nhìn? Hay họ chỉ nhìn nhưng chưa bao giờ thấy? Và trong số những cái thấy đó, có bao nhiêu cái được hiểu? Trong số những cái được gọi là hiểu, bao nhiêu biết cảm thông? Trong số những cảm thông, bao nhiêu biết cảm thông vì người khác hơn là cảm thông vì chính mình?...
Bây giờ kim đồng hồ đang di chuyển về 5giờ của ngày mới, một số còn ngái ngủ cho giấc mơ sáng chưa đẫy đà. Nhưng ai là kẻ đang mơ mà biết mình đang mơ? hay họ vẫn cố nán lại cái thể xác uể oải của mình để thiện toàn giấc mơ, chỉ để đi đến tận cùng của khốn cùng, và tỉnh giấc trong sự thảng thốt của một giấc mộng cô liêu và vô nghĩa?
Trong tiếng nhạc trầm bổng du dương, tôi để tôi bay theo nó, như áng mây theo gió về bốn phương trời mà không cần một điểm tựa. Điểm tựa chỉ dành cho ai đó khát khao sự an toàn. Sự an toàn chỉ có ý nghĩa với ai đó đang cảm thấy nguy hiểm, đang thiếu sự an yên. Sự an toàn hoàn toàn vô nghĩa với một áng mây, với một cơn gió, với một hạt mưa...và với cả chính tôi nữa.
Trong tiết trời thanh tân của ngày mời, tôi để tôi tan loãng giữa màn hình trắng tinh, mà mọi ký tự ghi dấu trên nó chỉ là trò chơi thoắt ẩn thoắt hiện. Có cũng được mà Không cũng được, có thành câu với đầy đủ chủ vị hay vô nghĩa như sự lắp ghép của 24 chữ cái không phải là vấn đề gì quá quan trọng. Ký tự không phải là chiếc thuyền chuyên chở dòng chảy suy tư, thì ngôn ngữ càng không phải là phương tiện truyền tải những gì tôi muốn chia sẻ.
Nếu đã yêu, không nói cũng hiểu
Nếu không yêu, càng nói càng thêm phiền
Bởi thế, mật ngữ tối thượng nhất phải là sự im lặng
Còn lỡ nói ra rồi, thì cũng chỉ muốn nói về sự im lặng đó thôi!!
Read more:http://www.suynghiem.vn/2016/09/tro-choi-ve-su-im-lang.html#ixzz4KlGNIqlA
Hà Sĩ Phu
Dù đã có chữ Quốc ngữ Latinh, người Việt vẫn cần có kiến thức tối thiểu về Quốc ngữ Hán tự, không phải để viết chữ Hán, không phải chỉ để đọc và hiểu một tư liệu cổ (việc này có thể ỷ lại vào các chuyên gia Hán Nôm), mà chủ yếu để hiểu và sử dụng tốt chính cái ngôn ngữ mà mình đang nói và đang viết hôm nay: tiếng Việt! ...
Và điều này mới quan trọng: Hán văn không phải công cụ để nô lệ Tàu mà là công cụ chống Tàu xâm lược.(HSP)
Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu rồi.
Trong đề tài này hai phái tán thành và phản đối dường như đã bộc lộ khá đầy đủ những luận cứ chính của mình.
Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình.
- Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:
“Kinh doanh quần áo các loại - hoa quả thời vụ - tạp hóa tổng hợp”.
“Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.
Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm).
- Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau:
“Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng. Đề cao tinh thần học tập quần chúng, đề cao tình hữu ái giai cấp, tận dụng thời gian học tập tu dưỡng bản thân, khẩn trương phát hiện các thủ đoạn thù địch tinh vi, hành động xâm phạm lợi ích cộng đồng, giả danh đảng hoặc nhân danh đảng kỳ thực phá hoại uy tín đảng, cảnh giác âm mưu ly gián, tạo cơ hội chiếm đoạt tài sản, tham quyền cố vị, mưu lợi bất chính. Tiếp xúc nhân dân cần quần áo chỉnh tề, thái độ nghiêm túc, tế nhị, phương pháp cần minh bạch, linh hoạt, chuẩn bị công phu, kết quả tất nhiên mỹ mãn. Các cấp tỉnh, cấp thành phố chấp hành nghị quyết tương đối khả quan, tiến bộ, Trung ương tuyên dương. Duy các huyện các xã đa phần lạc hậu, tình hình thực hiện tùy tiện, vi phạm các nguyên tắc căn bản, kết quả tất nhiên thất bại, nhất định tạm thời bị Trung ương khiển trách”.
Có thể ghi lại toàn bộ đoạn diễn thuyết bằng chữ Nho, đọc lên nghe hệt như đọc bản quốc ngữ Latinh này, không sai một tiếng, nghĩa là nguyên văn chứ không phải bản dịch.
Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…” sẽ ghi ra giấy thành 各同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng.
- Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:
Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa” 獨 權領導,堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho!
Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治. Cũng toàn chữ Nho!
Ông thứ ba quyết chống Hán học thì hô lớn “Kiên quyết phản đối chủ trương phổ cập Hán tự trong giáo dục phổ thông, vì Hán tự có YẾU ĐIỂM là phức tạp, khó học, sử dụng cầu kỳ, không thể là CỨU CÁNHgiúp nhân dân chấn hưng văn hóa, chấn hưng dân tộc”. Trong 46 chữ thì 38 chữ là chữ Nho (chỉ có 8 chữ tô đậm là chữ thuần Việt), nhưng vì ông này không học chữ Nho nên ở đây có hai từ Hán dùng bậy là YẾU ĐIỂM 要点và CỨU CÁNH 究竟, dùng sai hai từ này là điều đáng xấu hổ đối với không ít trí thức Việt Nam hiện nay.
Trong những ví dụ nói trên, người Việt chúng ta cứ mở miệng ra là nói rất nhiều chữ Nho, thậm chí nói toàn chữ Nho, nhưng thuần thục và tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, đến mức ta không nhận thấy. Ngay cà tên, họ, bút danh của một người chống Hán học thì cũng đều từ chữ Hán mà ra. Vậy ngôn ngữ Hán học đâu phải ngoại nhập, hoặc nếu ngoại nhập thì nhập ngay từ thuở hồng hoang, từ lúc bắt đầu biết mặc quần áo 裙襖, gọi cái này là “quần” cái kia là “áo”, biết thế nào là quả 果 là hoa 花… thì yếu tố bên ngoài đã thành bên trong rồi. Nói khác đi, tiếng Việt được cấu thành bởi hai bộ phận: tiếng thuần Việt và tiếng Hán Việt. Bộ phận Hán Việt tuy có ưu thế diễn tả các khái niệm của ý thức, xã hội, khoa học, tư duy… và có văn tự (chữ viết) để ghi chép, nhưng không át được sức sống tuy còn thô sơ nhưng tự nhiên và mãnh liệt của bộ phận thuần Việt vốn phong phú về ngôn ngữ biểu cảm, về các mối quan hệ và sự cố kết gia đình - làng xóm, đặc biệt ở trúc câu (tính từ phải đi sau danh từ) và giàu các từ liên kết, từ chuyển tiếp trong câu. Hán ngữ tuy giàu danh từ nhưng được sử dụng, được đồng hóa nhuần nhuyễn trong một cú pháp thuần Việt.
Về mặt văn tự, chữ Nho không chỉ là ký tự mang giá trị ký hiệu mà còn mang trong nó cái hồn của nội dung khái niệm. Khi chữ Hán không đủ để ký hiệu những âm thuần Việt tổ tiên ta phải sinh ra chữ Nôm, là sáng kiến lắp ghép dựa trên các chữ Hán có sẵn để bổ sung.
Đến khi có ký tự Latinh để ghi chép thì sách vở tiếng Việt bước sang một thời kỳ phát triển thuận lợi. Với ký tự Latinh tiếng Việt nào cũng diễn tả được bằng ký hiệu, không cần dùng chữ Nôm nữa. Nhưng Latinh chỉ là ký hiệu đơn thuần, vô hồn. Phải là chữ Hán mới mang được cái hồn của chữ, tức cái khái niệm được hình tượng hóa, nhìn chữ đã toát lên nội dung chính của khái niệm, điều này GS Nguyễn Huệ Chi đã mô tả khá chi tiết. Vì thế, dù đã có chữ Quốc ngữ Latinh, người Việt vẫn cần có kiến thức tối thiểu về Quốc ngữ Hán tự, không phải để viết chữ Hán, không phải chỉ để đọc và hiểu một tư liệu cổ (việc này có thể ỷ lại vào các chuyên gia Hán Nôm), mà chủ yếu để hiểu và sử dụng tốt chính cái ngôn ngữ mà mình đang nói và đang viết hôm nay: tiếng Việt!
Hán văn là một trong hai nguồn gốc tạo ra tiếng Việt, nó không phải ngoại ngữ như Trung văn, Pháp văn, Anh văn, Nga văn… Hán văn không phải của Tàu mà vốn của Việt Nam hoặc đã Việt hóa thành của Việt Nam. Hiểu biết Hán văn không chỉ nhằm hiểu quá khứ mà chủ yếu phục vụ hiện tại.
Và điều này mới quan trọng: Hán văn không phải công cụ để nô lệ Tàu mà là công cụ chống Tàu xâm lược.
Tuy còn có những ý kiến khác nhau về xuất xứ của nền “Hán học” và từ đó có những cách gọi tên khác nhau, chữ Hán, chữ Nho, chữ Hán-Việt, chữ Việt cổ… nhưng dù thế nào thì loại chữ viết này cũng xuất hiện ở nước ta rất sớm, có thể từ thuở sơ khai, nên đã cùng dân tộc ta suy tư, biểu cảm, phát hiện, lưu trũ, chia vui sẻ buồn , cùng dân tộc Việt Nam trải qua mỗi bước thăng trầm, tạo ra một tầng lớp sĩ phu có học, và xây dựng nên con người Việt Nam, tạo dựng nhân cách…, trong đó tuy có ưu có khuyết nhưng góp phần quan trọng trong việc hình thành một Dân tộc Việt Nam, một Văn hóa Việt Nam. Qua Hán văn ảnh hưởng của Trung hoa tuy rất mạnh, nhưngnhững yếu tố Trung Hoa vào Việt Nam đều bị Việt Nam hóa để phục vụ cho cuộc sinh tồn của nòi giống Việt.
Sự gạn lọc của học giả Phan Châu Trinh đối với Nho học, bỏ thô lấy tinh, chọn lấy cái phù hợp và đồng hóa nó là một ví dụ điển hình. Tác giả Trần Gia Ninh có nhận xét đúng “Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm”.
Chữ Hán vào Việt Nam được dùng theo cú pháp Việt Nam, yếu tố coi rẻ nữ giới (nữ nhân nan hóa, thập nữ viết vô) hầu như không còn, yếu tố bạo lực, báo thù phải nhường chỗ cho nhân ái, bầu bí tương thân của dân tộc Việt.Suy luận rằng một nền văn hóa “quân-sư-phụ” đã cúi đầu “trung với vua” thì cũng cúi đầu trước giặc Hán ngoại xâm là một suy luận nhầm. Trung quân phải đi đôi với ái quốc và tư cách trượng phu “uy vũ bất năng khuất” nên chính Nho học đã tạo nên những nhân cách Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung…, những anh hùng chống Tàu xâm lược, trong khi những kẻ một chữ Nho bẻ đôi không biết thời nay có thể lại chui dưới háng Tàu!
Việt Nam với Trung Quốc có quan hệ đồng văn - đồng chủng, liên quan với nhau về nhiều mặt, điều ấy không cần tránh né, vì điều đó không phải là cớ khiến Việt Nam phải lệ thuộc Tàu. Nguồn gốc, tầm văn minh và tính độc lập của quốc gia là ba yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau. Không phải loài người khởi xuất từ châu Phi thì châu Phi là gốc văn minh, và khi hình thành quốc gia thì các quốc gia lớn bé đều độc lập như nhau, không thể phân biệt “quốc gia mẹ” hay “quốc gia con” để đòi con phải về với mẹ!
Nước lớn hoặc giàu mạnh hơn thường dễ có ý đồ lấn át hoặc xâm lược nước nhỏ yếu hơn. Điều này rất cần cảnh giác và chống lại. Tuy vậy cần thấy mâu thuẫn giữa ý đồ chủ quan và hiệu quả khách quan, có thể hoàn toàn trái ngược.
Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam để khai thác lợi ích là ý đồ xấu, nhưng hiệu quả khách quan là nâng dần trình độ của Việt Nam, đến một lúc chế độ thuộc địa sẽ phải chấm dứt. Ngược lại, chủ nghĩa Mác muốn làm điều tốt nhưng ảo tưởng, phi khoa học và độc đoán nên gây hiệu quả xấu, nên chế độ cộng sản kết cục cũng phải chấm dứt. Chủ nghĩa Đại Hán có ý đồ xấu nhưng sẽ gây hiệu quả xấu hay tốt cho Việt Nam thì chưa biết được, còn phụ thuộc vào sức sống của dân tộc Việt Nam, có khi yếu tố xấu lại gây hiệu quả tốt, kích thích Việt Nam vững mạnh thêm lên. Cho nên không phải thấy họ có ý đồ xấu là ta phải sợ đến mức phát hoảng mà rũ bỏ bất cứ thứ gì liên quan đến Tàu, kể cả những thứ đã được Việt hóa và trở thành sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Kết luận:
- Với Việt Nam, Hán văn là một trong hai bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn, Anh văn, Pháp văn… Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp…
- Để có kiến thức Hán văn thì các loại từ điển là cần thiết, nhưng từ điển không thay được giáo dục để trang bị một cái nền căn bản cần thiết tối thiểu. Không thể đem tâm lý nhất thời học sinh thích hay không thích để xác quyết nhu cầu một môn học.
- Việc này đáng lẽ phải đặt ra từ lâu và phải chuẩn bị mọi mặt cần thiết rồi, nhất là chuẩn bị đội ngũ giáo viên Hán văn, và phải tiến hành từng bước, từ diện nhỏ rồi mở rộng dần ra thành phổ cập.
- Nhưng nay, trong tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.
- Cùng một việc nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người:ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra sao.
H.S.P. (10-9-2016)
Theo thông báo số 20 của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đàm Phong thì chính ông này đã tố với Hội Đồng Thống Đốc Các Chương Trình Phát Sóng (Broadcasting Board of Governors, hay BBG) – cơ quan do Chính phủ Mỹ lập ra nhằm quản lý, cấp tài chính cho RFA buộc RFA phải gỡ bài báo “Liệu Việt Tân có thể lâm vào thế tình ngay lý gian?” do dư luận viên Việt Tân – Nguyễn Tường Thụy viết bài tấn công ông Tú, bao biện, chạy tội cho Việt Tân đăng trên RFA Việt ngữ sáng ngày 2/9/2016, xóa đi đồn đại rằng, RFA thấy bẽ bàng vì phản ứng của cộng đồng nên gỡ bài ngay sau khi đăng.
Thông báo này và những thông báo trước đó của ông Nguyễn Thanh Tú đã cho biết, RFA Việt ngữ đã bị BBG điều tra và đối diện với các nguy cơ “thanh lọc” và “xử lý” nội bộ đài này vì những hoạt động bảo kê, hợp tác với Việt Tân. Nếu đúng như thông báo của ông Tú, từ nay, nhà hợp tác đắc lực, vòi bạch tuộc truyền thông của Việt tân là RFA đã chấm hết. RFA Việt ngữ không còn được đăng tin bài quảng cáo, PR và chạy tội, bao biện cho Việt Tân như trước đây nữa. Dự đoán sẽ có ông Giám đốc đài RFA Việt Ngữ cũng một số phóng viên chủ chốt lâu nay gắn bó thâm tình với Việt Tân sẽ ra đi nhanh chóng. Trụ sở của đài này ở Thái Lan cũng sẽ cất cánh luôn trong đợt cắt giảm tài chính khổng lồ sắp tới đối với RFA Việt ngữ!!!
Đây thực sự là tin vui với người Việt lâu nay chướng tai gai mắt với một cơ quan truyền thông ăn tiền thuế của dân Mỹ những tấn công công dân Việt cả trong và ngoài nước để bảo kê cho Việt Tân và đám tay sai của Việt Tân trong nước. Hy vọng BBG sẽ mạnh tay xóa sổ dàn cộng tác viên blog ăn lương 5000 USD/năm chỉ để viết những bài nhăng cuội, không có chút nghiệp vụ báo chí và thông tin khách quan về Việt Nam, gây bức xúc cho dân Việt.
Không chỉ Ban Việt ngữ RFA bị “thanh tra” bới cơ quan quản lý là BBG, các vòi bạch tuộc chính khác của Việt tân là Human Rights for Vietnam PAC, SBTN và VOICE cũng đã bị các cơ quan quản lý khác nhau của Hoa Kỳ điều tra. PAC đã phải đóng cửa nhưng kẻ cầm đầu PAC là luật sư Đỗ Phủ và Nguyễn Anh Tuấn đang bị Hội Đồng Bầu Cử Liên Bang (Federal Elections Commission hay FEC) điều tra. “Cơ quan FEC đã 2 lần gởi văn thư yêu cầu các đầu lãnh của SBTN giải thích về những khoản thu không báo cáo và các khoản chi không hợp pháp. Thời hạn trả lời đã qua từ lâu nhưng FEC vẫn chưa nhận hồi âm”. Còn VOICE đang bị Sở thuế liên bang Hoa Kỳ IRS điều tra. Như vậy, hẳn Trịnh Hội ở Philippine đang nhấp nhổm lo cho các đại diện là thành viên Việt tân của VOICE ở Mỹ sẽ giải trình ra sao với thu nhập 100 USD/tháng mà tậu được 3 nhà cùng việc giải ngân các khoản quyên góp từ mấy chục đến cả trăm ngàn USD của VOICE ở Mỹ.
Chúng ta cùng chờ đợi, chắc chắn kịch hay vói Việt tân còn nhiều.
Loa Phường
XUẤT XỨ RÙNG RỢN
Hầu như dọc các tuyến đường bộ, đường trên khắp đất nước, nơi nào cũng có những ngôi miếu nhỏ. Bình thường, ít ai chú ý đến những ngôi miếu nhỏ xíu, cất đơn sơ, nằm khiêm tốn bên vệ đường hoặc bờ sông, mép rạch. Thế nhưng thử hỏi thăm lai lịch những ngôi miếu ấy, khi nghe kể xong, chắc chắc ai cũng phải rùng mình. Ngoại trừ một số tín đồ tôn giáo xây miếu trước cửa nhà đề thờ thổ thần, còn lại, hầu hết những nơi khác, người ta cất miếu để nhang khói cho những người chết oan, chết thảm khốc giữa đường. Vì vậy những ngôi miếu ấy được gọi lả “miếu oan hồn”, “miếu cô hồn” hoặc “miếu vong hồn”.
Những cái chết rùng rợn, chết oan giữa đường chiếm số ít là do ngã bệnh, đột quị, số đông còn lại thuộc về tai nạn giao thông. Mà đã chết tại chỗ do tai nạn giao thông thì hiếm có cái chết “hiền”. Chuyện nạn nhân bị phanh thây, tay một nơi, đầu một nẻo đã ám ảnh tâm trí những cư dân sống ven quốc lộ thường xuyên. Có lẽ do chứng kiến và bị ám ảnh những cái chết thảm khốc ấy, người ta thường thấy ma, quỉ. Và khi có người bị ma nhát, quỉ ghẹo, những nơi ấy, người ta lập ngay miếu thờ. Về mặt tâm linh, người ta cho rằng những ngôi miếu ấy sẽ giúp vong hồn người chết sẽ được siêu thoát, không quấy rầy người sống. Về mặt xã hội, những cái miếu ấy xem như “biển báo” cho những người điều khiển xe trên đường biết rằng “nơi đây thường xảy ra tai nạn chết người rùng rợn”.
Tại cây số thứ 25, Bàu Cỏ, xã Tân Hung, huyện Tân Châu, Tây Ninh có một ngôi miếu nhỏ. Theo lời người dân nơi đây kể lại, cái chết đầu tiên xảy ra nơi đây vào nằm 1975 là một cô gái. Thời điểm đó, con đường này chưa tráng nhựa, nhà cửa thưa thớt. Đó là con đường của cánh xe “be” tải gỗ đại thụ nặng hàng chục tấn từ rừng già Campuchia về. Hàng đêm từng đoàn xe “be” chạy rung rinh mặt đất cho đến sáng. Để trốn thuế kiểm lâm đặt chốt tại Tân Trung, mỗi đoàn xe chỉ mở đèn chiếc đầu tiên và chiếc cuối cùng. Những chiếc chạy giữa chỉ mở đèn gầm.
Một buổi sáng sớm, người dân địa phương rúng động khi phát hiện xác chết của một cô gái nát bấy nằm giữa đường. Có lẽ, tai nạn xảy ra từ lúc nửa đêm và từng chiếc xe nằng hàng chục tấn cứ liên tiếp nghiền xác cô gái cho đến khi phát hiện. Người dân địa phương phải nhặt từng mẩu xương và chút thịt vương vãi lẫn với đất cát để mai táng. Không hiểu vì sao, cái đầu cô gái còn nguyên vẹn nằm lăn lốc trong một vạt cỏ hôi cao quá đầu người.
Bẳng một thời gian, đêm nọ, bà Hai là người mẹ chiến sỹ đã từng bám trụ vùng đất cách mạng từ thưở kháng chiến đến lúc đất nước thống nhất, có chuyện cần phải đi ngang qua nơi xảy ra tai nạn vào ban đêm. Bỗng nhiên bà trông thấy một mái tóc đen, dài xõa xuống từ ngọn cây xay xuống đến mặt đường. Bà không thuộc loại yếu bóng vía nên bình tĩnh bước đến gần để xem đó là chuyện gì. Qua ánh sáng nhập nhoạng của ánh trăng non bà trông thấy một cái đầu không có thân hình. Cái đầu mang gương mặt đầy máu đang lơ lửng trên cành cây xay đang nhe răng cười. Bà quét lia ánh đèn bình ac quy soi vào thẳng gương mặt kia. Ngay lập tức gương mặt biến mất. Không tin dị đoan, bà quay trở về nhà báo với Chính quyền Cách mạng Lâm Thời rồi xách súng AR15 huy động mấy đứa con đang là du lích xã ra bao vây khu vực đó. Bà nghĩ một phần tử nào đó đang mượn chuyện ma quỉ nhát bà với mục đích quấy rối trị an. Thế nhưng lùng sục suốt đêm vẫn chẳng thấy dấu vết gì. Ngày hôm sau, chính anh con trai út của bà đi ngang chổ cây xay lại bị “ai đó” nắm tóc giật. Anh ngước nhìn lên và trông thấy những gì hôm qua mẹ anh trông thấy.
Một tháng sau, người con rể thứ năm của bà Hai sử dụng chiếc xe hon da 67 đi công việc. Khoảng 12 giờ trưa, anh về đến ngỏ nhưng không quẹo vào mà đâm thẳng vào gốc cây xay chấn thương sọ. Khi người nhà chạy ra sơ cứu, mặc cho mồm, khóe mắt lẫn lỗ tai ứa máu, anh vẫn cố thều thào nói đứt quãng: “Nó ở trên cây xay…”. Chỉ nói có vậy, anh tắt thở.
Sau này, rất nhiều người dân đi ngang qua đó vào ban đêm hoặc trưa vắng thỉnh thoảng lại thấy cái đầu có mái tóc dài lơ lửng trên ngọn cây xay. Sự việc được báo cáo về Công an huyện. Lúc đó, ông Sáu M. là trưởng Công an huyện đã ghi nhận sự việc vào sổ tay để đặc biệt quan tâm theo dõi hiện tượng nhưng không có kết luận.
Người dân đã tự nguyện đem cây, lá đến gốc cây xay lẳng lặng cất ngôi miểu nhỏ đốt nhang khấn vái, cầu xin cô gái đừng quấy phá để họ yên tâm đi thăm đồng khuya sớm. Từ đó, cái đầu không còn thấy xuất hiện nữa. Cho đến tận bây giờ, khi con đường đã được tráng nhựa khang trang, rộng rãi, thoáng đãng nhưng thỉnh thoảng nơi đó vẫn xảy ra tai nạn giao thông.
Ven quốc lộ I A đoạn Bình Thuận có ngôi miếu được người dân cho là thờ Hông Hài Nhi. Cánh tài xế Bắc Nam truyền miệng nhau rằng, đó là ngôi miếu linh thiêng nhất tuyến đường vạn lý này. Và bất cứ tài xế nào đi ngang qua đều phải nhấn còi chào “cậu”. Họ kể rằng, cách nay khoảng 20 năm, mẹ con người ăn xin đi bộ dọc từ miền Trung hướng về Sài Gòn, khi đến đoạn đường này thì quá nửa đêm. Hai mẹ con chui vào sau một tảng đá ngủ chờ sáng đi tiếp. Gần sáng, khi mẹ còn ngủ đứa bé chỉ mới 5 tuổi đi ra đường và bị một chiếc xe tải cán chết. Sáng dậy, bà mẹ vùi tạm xác đứa con sau tảng đá rồi tiếp tục hành trình. Từ đó, cánh tài xế đi đêm ngang đoạn đường này thường trông thấy bất ngờ một đứa bé đứng giữa đường ngay trước mũi xe. Phãn xạ tự nhiên, họ thắng thật gấp thế là xe lật nghiêng. Hầu hết những vụ tai nạn giao thông xảy ra nơi đây, khi tài xế thoát chết đều khẳng định đã lâm vào tình huống y như vậy. Ông Chiêu, cư ngụ ở xã Khánh Hậu, Long An, có thâm niên 40 năm lái xe, nay đã giải nghệ kể, chính ông đã từng “vướng tay lái” một lần tại đoạn miếu “cậu Hồng Hài Nhi”. Lần đó ông chở trái cây từ Tiền Giang ra cửa khẩu Móng Cái. Trên xe ngoài ông còn 1 lái phụ và bà chủ hàng. Xe đang ngon trớn với tốc độ khoảng 80 km/giờ. Chợt lái phụ hét: “Có đứa con nít nhà ai đứng đón xe kìa”. Ông nhìn theo ánh đèn pha dài ra phía trước nhưng chẳng thấy gì cả. Đột nhiên, ngay trước đầu xe khoảng 5 mét, ông chợt thấy một đứa bé trần truồng đứng giữa đường. Bà chủ hàng thét hoảng: “Coi chừng con nít!”. Ông đạp thắng sát sàn xe. Chiếc xe bị thắng đột ngột quay ngang rồi lộn 2 vòng. Giây phút kinh hoàng trôi qua, ông chui ra khỏi chiếc xe bẹp dúm để quan sát xem đứa bé có bị chiếc xe cán trúng không. Không có đứa bé nào cả. Bà chủ lẫn anh phụ xế cũng thoát chết nhưng bị xây xát, máu me đầy người đã cùng ông dùng đèn pin rọi nát mặt đất vẫn không thấy đứa bé nào cả. Qua cánh tài xế dừng xe chia buồn, ông mới hay đoạn đường này có ngôi miếu của “cậu”. Đến sáng, bà chủ hàng kinh sợ bỏ tiền nhờ người xây sửa ngôi miếu bằng cây đã mục thành ngôi miếu xi măng. Từ đó, ông bắt chước cánh tài xế khác, cứ đến đoạn đường này là bóp còi “chào”. Những chuyến hàng đi ngang miếu “cậu” nhằm ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch, ông đều dừng xe đốt nén nhang van vái “cậu” độ trì tay lái.
Đoạn đường kinh hoàng thứ hai đối với cánh tài xế Nam Bắc là cung đường cũ qua đèo Hải Vân. Cung đường dài 25 km này có hơn 42 ngôi miếu. Theo anh Dũng, cư dân địa phương cho biết: “Con số 42 là bề nỗi. Nếu tính luôn những ngôi miếu đã mục nát tự hủy thì có hơn 60 cái. Một số miếu không còn tồn tại nhưng người ta vẫn cứ thắp nhang dưới các gốc cây ven đường”.
Mỗi ngôi miếu ở đây đều gắn liền đến “sự tích” của ít nhất 10 vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Ngôi miếu ở cung đường cuối trước đi lên đỉnh đèo là nơi xảy ra vụ đổ xe vận tải hành khách làm chết 50 người vào năm 1998. Chiêc xe chở hành khách từ tp, *** đi Hà Nội đang rặn ga bò chậm rãi lên đỉnh đèo. Bất ngờ từ phía ngược chiều, nơi đầu khúc cua, một chiếc xe tải xuất hiện lao nhanh xuống. Chiếc xe tải đã mất thắng. Ông Hải – Tài xế xe khách, cư ngụ ở phường I, quận 8, tp. HCM chỉ còn biết nép xe ven mép thung lũng sâu hun hút nhắm mắt chờ đợi thảm họa. Bị chiếc xe tải lao thẳng vào, chiếc xe khách văng ra khỏi thanh chắn bảo vệ và lao vụt xuống thung lũng. Không ai còn sống, chỉ mỗi người tài xế vướng người vào một nhánh cây nhô ra lưng chừng thung lũng. Người tài xế ôm nhánh cây chịu trận suốt một ngày mới được những người cứu hộ tìm thấy. Người tài xế bị khủng hoảnh tinh thần, suốt ngày lơ ngơ như người đã mất hồn. Hơn 10 năm sau ông mới quên được thảm họa và trở lại bình thường nhưng vẫn chưa đủ can đảm đặt tay vào vô lăng.
BÍ ẨN NHỮNG NGÔI MIẾU THỜ VEN ĐƯỜNG | Truyen Ma Co That
BÍ ẨN NHỮNG NGÔI MIẾU THỜ VEN ĐƯỜNG
Linh sam 86 zin- giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
UYÊN NGUYÊN
1.
Ðã nhiều tháng qua, hôm nay mới có được một ngày thảnh thơi, giữa không gian yên tịnh.
Sáng nay khi bước vào thư phòng, tôi liền đóng hết cửa lại, mong giảm thiểu những tiếng động lao xao từ ngoài phố vọng lên. Buổi sáng không có ai ngoài tôi với những vật dụng vô tri. Lắm lúc tôi nghĩ, như bây giờ mình cũng muốn được vô tri tựa những ghế bàn, cây viết, lọ hoa…
Nhưng không phải, mọi vật chung quanh đều khoác lên người một dáng vẻ riêng, cũng có ngôn ngữ riêng để thổ lộ điều gì đó, và tôi chợt nhận ra những vật dụng tưởng rằng vô tri nằm bất động kia, một thời lại là chỗ đậm đà ân nghĩa.
Tôi cảm nhận mọi điều ở đây thật thân thiết, như bằng hữu lâu ngày quý trọng, ở gần đâm quen, một bận xa sẽ nhớ.
Mỗi ngày tôi vẫn tủn mủn với những vật dụng vô tri như thế. Ghế đỡ tôi ngồi, bàn nâng tôi vững, viết giúp tôi miệt mài thêu ý tưởng, lọ hoa giúp tôi thư giãn một phần đời đa đoan và nhiều vật dụng khác nữa, như lũ bạn hiền đoanh tay cùng buồn vui mấy bận theo đời.
Những vật dụng vô tri như thế, ẩn mật trong ngôn ngữ riêng của mỗi hoàn cảnh, đã dạy tôi rất nhiều bài học ý nghĩa của cuộc sống, mà giữa những khoảng trống, trắng, chơi vơi, tôi từng khi ngã xuống, vẫn có điều gì mầu nhiệm kéo, lôi về.
2.
Sáng nay ngồi giữa vuông vức bốn vách tường câm lặng, tôi tập ngồi lắng nghe những người bạn vô tri một cách thành khẩn, và trong âm ngữ của từng món bày biện giữa căn phòng nhỏ bé này, có tiếng của một cốc trà thâm trầm, từ tốn và bao dung.
Một lần tôi nghe, chuyện kể rằng: Khi thiền sư Banzan Hoshaku 盘山宝积 (720-814) đi ngang một khu chợ, tình cờ nghe được mẩu đối thoại giữa anh hàng thịt và khách hàng.’Cho tôi miếng thịt ngon nhất mà tiệm anh có,’ người khách hàng nói. Song, anh hàng thịt trả lời: ‘Trong tiệm tôi, mọi thứ đều nhất, chị chẳng tìm ở đây được miếng thịt nào mà không nhất cả.’ Nghe những lời này, Banzan tức thì giác ngộ.
Kỳ thật cõi người xưa nay, thường có lắm điều dây dưa, vì chấp vào phương tiện thiện xảo của cổ nhân bất đắc dĩ lập thành văn tự ngôn ngữ để dẫn dắt những kẻ hậu học, rồi đem huyên thuyên bát sách và biện biệt so đo. Chẳng trách, ngài Triệu Châu (778-897) năm xưa đã cảnh thức: ‘Ðạo thật không khó, miễn đừng so đo.’ (Bích Nham Lục – Tuyết Ðậu Trùng Hiển 980-1052)
Cho nên, khi thiền sư Banzan nghe được câu nói ‘mọi thứ đều nhất!’ tức ngộ, là tâm không còn phân biệt, hiểu lẽ tất cả chúng sinh bình đẳng như nhau, đều là Phật đang thành!
Kinh Bát Nhã nói: “Khi Bồ tát Quán-tự-tại thực hành trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, soi thấy (tất cả) là Không, Ngài liền vượt mọi khổ nạn.” Tất cả là Không, tức là không còn phân biệt cái gì hơn cái gì.
Ở đây, lời nói dù xuất xứ của một anh hàng thịt, mang nghiệp quả sát sanh sâu dày, nhưng vẫn có công năng làm thức tỉnh một bậc thiều sư, bởi khi tâm đã không còn phân biệt, kỳ thị, thì lời nói kia là phương tiện để nương theo tu tỉnh. Bồ Tát biến thân, thỏng tay vào chợ, cũng ‘bệnh’ như chúng sanh, nhưng đại bi nguyện thì đời đời kiếp kiếp giải thoát cho tất thảy chúng sanh: ‘Con phũ phục thỉnh cầu Ðức Thế Tôn Từ Bi chứng minh cho con, trong thời kỳ dữ dội đầy năm thứ vẫn đục, con nguyện vào đó trước. Nếu còn một chúng sinh chưa được thành Phật, không bao giờ với họ, con bỏ mà Niết Bàn.’ (Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
3.
Giữa cõi nhân gian, cõi tôi là người, giữa ma đạo vẫn ngày ngày mở rộng ra thênh thang, ai dám tự xưng mình thánh thiện hay biết trước mình được tốt lành mãi. Và cũng bởi khởi niệm có “ta tốt hơn, ta hay hơn, ta giàu hơn, ta sang hơn, ta đẹp hơn…” mà thế giới ba nghìn trầm luân hỏa ngục.
Buổi sáng tôi ngồi im lặng, nâng trên tay cốc trà hương thơm lừng, đời sống vẫn nối tiếp theo nhau những quả nghiệp trùng trùng mà khi lãnh nhận, không có cách nào khác hơn, tôi tập hạnh bao dung của tách trà mà uống vơi cạn trong niềm hạnh phúc nhận biết, mong còn kịp tiếp nhận thêm những điều mới với niềm tin sẽ khác.
Dù sao, giữa cõi bao la ngợm, người tôi là muôn một, thì tôi vẫn luôn quý trọng những điều tốt lành, như quý trọng những ân tình mà ghế bàn, cây viết, lọ hoa hay tách trà đã sẻ chia từng ngày.
Bạch ngọc mai- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Linh sam SH- giá 500k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh