Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Linh sam SH- giá 300k

Linh sam SH- giá 300k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Khế Nhật - giá 250k-

Khế Nhật - giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


MÙA THU...






Mùa thu chết hay mùa thu sống mãi
Tuổi đã tàn thu
Thu vẫn sang thu
Lòng khờ dại tưởng rằng thu độc tố
Sắc màu thu
Không nhuốm sắc nhân gian...
Một ngày đầu thu
Mùa thu vấn nạn
Lời rao giảng thấm vào hồn khô hạn
Thế giới hận thù
Xin rũ áo, từ quan...
Một ngày đầu thu
Mùa thu sân hận
Đá quặn nghìn năm biển đảo lấp bồi
Im lặng thôi ư
Đời đời công tội...
Một ngày đầu thu
Thu còn "quyến rũ"
Mùa thu chết hay mùa thu sống mãi
Thơ dại trong tôi
Mùa thu không tàn...


Trần Đình Sơn Cước
(9/15)

Văn chương: Đọc như thế nào và tại sao


Văn chương: Đọc như thế nào và tại sao















Harold Bloom (1936–), nhà phê bình văn học người Mỹ, là giáo sư hàm Sterling ngành nhân văn và văn học Anh tại Viện Đại học Yale. Sau cuốn sách đầu tiên năm 1959, ông đã xuất bản gần 30 tác phẩm phê bình văn học, trong đó có The Anxiety of Influence: A Theory of Poetry (1973),The Book of J (1990), The Western Canon: The Books and School of the Ages (1994), và Shakespeare: The Invention of the Human (1998). Tiểu luận “Why Read?” là lời nói đầu cuốn How to Read and Why (Scribner, 2000), gồm năm chương: Truyện ngắn, Thơ, Tiểu thuyết (I), Kịch, và Tiểu thuyết (II), của Bloom.
Tại sao đọc?

Điều quan trọng, nếu muốn duy trì bất cứ năng lực nào để hình thành phán xét và ý kiến của riêng mình, là phải tiếp tục đọc vì bản thân. Đọc như thế nào, đọc tốt hay đọc dở, và đọc những gì thì không thể nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân, nhưng tại sao đọc thì phải là vì và xuất phát từ lợi ích của chính mình. Ta có thể đọc chỉ để giết thời gian, hoặc có thể đọc vì một điều bức thiết rõ ràng, nhưng cuối cùng ta sẽ thấy mình đọc trong cuộc chạy đua với thời gian. Độc giả của Kinh Thánh, những người tìm đến Kinh Thánh vì bản thân, có lẽ là ví dụ rõ ràng hơn so với độc giả của Shakespeare của việc đọc vì một điều bức thiết, nhưng cuộc truy tìm của họ thì như nhau. Một trong những công dụng của đọc là chuẩn bị cho sự thay đổi, và sự thay đổi cuối cùng thì, than ôi, ở đâu cũng vậy.

Tôi chuyển sang đọc như một thói quen đơn độc, hơn là một công việc giáo dục. Cách chúng ta đọc hiện nay, khi chúng ta chỉ có một mình, còn duy trì tính liên tục đáng kể với quá khứ, bất kể nó được thực hiện ra sao trong các học viện. Độc giả lý tưởng (và anh hùng suốt đời) của tôi là Dr. Samuel Johnson, người biết và diễn đạt được cả quyền lực và giới hạn của việc đọc không ngừng. Giống như mọi hoạt động khác của tâm trí, nó phải thỏa mãn mối quan tâm hàng đầu của Johnson, về “cái gần gũi với ta, cái ta có thể vận dụng.” Sir Francis Bacon, người đem lại một số ý tưởng mà Johnson đã vận dụng, từng đưa ra một lời khuyên nổi tiếng: “Đọc không để phản đối và bác bỏ, cũng không để tin tưởng và chấp nhận, cũng không để tìm cái để nói và diễn giảng, mà để cân nhắc và suy ngẫm.” Tôi đặt cạnh Bacon và Johnson một đấng hiền nhân thứ ba của việc đọc, Emerson, kẻ thù khốc liệt của lịch sử và mọi chủ nghĩa lịch sử, người nhận xét rằng những cuốn sách tốt nhất đều “khắc ghi lên chúng ta một niềm tin, rằng một bản chất viết và cũng bản chất đó đọc.” Cho phép tôi hòa trộn Bacon, Johnson, và Emerson vào một công thức của cách đọc: tìm cái gần gũi với ta mà ta có thể dùng để cân nhắc và suy ngẫm, và nói với ta như thể ta chia sẻ cùng một bản chất, bất chấp sự chuyên chế của thời gian. Về mặt thực dụng thì điều đó có nghĩa là, trước hết hãy tìm Shakespeare, và để ông tìm ta. Nếu King Lear đã tìm thấy ta một cách đầy đủ, thì hãy cân nhắc và suy ngẫm bản chất mà nó chia sẻ với ta, sự gần gũi của nó với ta. Tôi không có ý xem điều này như một sự lý tưởng, mà như một sự thực dụng. Dùng bi kịch đó như một lời than phiền về chế độ gia trưởng là từ bỏ những lợi ích hàng đầu của chính mình, đặc biệt khi ta là một phụ nữ trẻ, điều này nghe vẻ hơi mỉa mai so với thực tế. Shakespeare, hơn Sophocles, là bậc thầy không thể chối cãi về xung đột liên thế hệ, và hơn bất cứ ai khác về những khác biệt giữa nữ giới và nam giới. Mở lòng với một lần đọc đầy đủ King Lear, rồi ta sẽ hiểu rõ hơn nguồn gốc của những gì mà ta phán xét là gia trưởng.

***

Suy cho cùng thì chúng ta đọc—như Bacon, Johnson, và Emerson đồng ý—là để củng cố bản ngã, và để biết được những quan tâm đích thực của nó. Ta trải nghiệm những quá trình tích lũy như vậy như một lạc thú, có lẽ do vậy mà các giá trị thẩm mỹ luôn bị các nhà đạo đức xã hội phản đối, từ Plato đến những tín đồ Thanh giáo trong trường học của chúng ta hiện nay. Những lạc thú của việc đọc quả thật đều mang tính ích kỷ nhiều hơn tính xã hội. Ta không thể trực tiếp cải thiện cuộc sống của bất cứ người nào khác bằng cách đọc tốt hơn hoặc sâu hơn. Tôi vẫn hoài nghi về niềm hy vọng xã hội truyền thống rằng sự phát triển của trí tưởng tượng cá nhân có thể kích thích sự quan tâm đến những người khác, và tôi rất cảnh giác đối với bất cứ lập luận nào gắn kết những lạc thú của việc đọc đơn độc với lợi ích công.

Nỗi buồn của việc đọc như một nghề là hiếm khi ta gặp lại lạc thú của việc đọc mà ta đã biết khi còn trẻ, khi sách là một niềm say mê kiểu Hazlitt. Cách đọc hiện giờ của ta phụ thuộc phần nào vào khoảng cách của ta, trong hay ngoài, với các trường đại học, nơi đọc chỉ được dạy vừa đủ như một lạc thú, theo bất kỳ một nghĩa sâu sắc nào hơn về mỹ học của lạc thú. Mở lòng đối đầu trực diện với Shakespeare ở nơi mạnh mẽ nhất của ông, như King Lear, chưa bao giờ là một lạc thú dễ dàng, dù trong tuổi trẻ hay tuổi già, nhưng không đọc King Lear một cách đầy đủ (nghĩa là không có những kỳ vọng ý thức hệ) là thiệt thòi về nhận thức cũng như thẩm mỹ. Một tuổi thơ mà phần lớn thời gian dành để xem ti vi thì sẽ dẫn đến tuổi vị thành niên gắn liền với máy tính, và trường đại học sẽ tiếp nhận một sinh viên ít khả năng sẽ hoan nghênh ý kiến rằng chúng ta phải chịu đựng hành trình của mình ngay cả khi hành trình đó đi về phía bên kia: sự chín muồi là tất cả. Sự đọc sụp đổ, và phần lớn bản ngã cũng tan rã theo nó. Tất cả đã là quá khứ buồn phiền, và sẽ không uớc nguyện hay chương trình nào có thể cứu vãn. Những gì làm được thì chỉ có thể được thực hiện bởi một phiên bản nào đó của chủ nghĩa tinh hoa, và điều đó thì hiện nay không thể chấp nhận được, vì những lý do cả tốt lẫn xấu. Nhưng vẫn còn những độc giả đơn độc, cả trẻ lẫn già, ở mọi nơi, ngay cả trong các trường đại học. Nếu phê bình có chức năng nào trong thời điểm hiện tại, thì nó phải hướng đến độc giả đơn độc, những người đọc vì bản thân mình, chứ không phải vì những lợi ích được cho là vượt lên trên bản ngã.

***

Giá trị, trong văn chương cũng như trong đời sống, có liên quan rất lớn đến sự độc đáo, ở mức độ ý nghĩa bắt đầu xuất hiện. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà lịch sử chủ nghĩa—những nhà phê bình tin rằng tất cả chúng ta đều được quyết định bởi lịch sử xã hội—coi nhân vật văn chương như những dấu vết trên một trang sách, không hơn. Hamlet không phải một trường hợp lịch sử nếu suy nghĩ của chúng ta không hề là của chúng ta. Do đó tôi đến với nguyên tắc đầu tiên nếu chúng ta muốn cứu vãn cách đọc của mình hiện nay, một nguyên tắc mà tôi rút ra từ Dr. Johnson: Xóa bỏ sáo ngữ khỏi tâm trí. Từ điển sẽ cho ta biết sáo ngữ theo ý nghĩa này là những lời tràn ngập sự tầm thường giả tạo, vốn từ đặc biệt của một giáo phái hay môn phái. Bởi các trường đại học đã trao quyền cho những môn phái như vậy, như “giới và tính dục” và “chủ nghĩa đa văn hóa,” cảnh báo của Johnson do vậy trở thành “Xóa bỏ sáo ngữ học thuật khỏi tâm trí.” Một nền văn hóa đại học nơi sự đánh giá quần áo lót của phụ nữ thời Victoria thay thế sự đánh giá Charles Dickens và Robert Browning nghe như sự cường điệu của một Nathanael West mới, nhưng lại đơn thuần là chuẩn mực. Một sản phẩm phụ của “nền thơ ca văn hóa” như vậy là sẽ không thể có Nathanael West nào mới, bởi làm sao một nền văn hóa học thuật như vậy có thể duy trì sự giễu nhại? Thơ ca của bầu khí hậu chúng ta đã được thay thế bằng những chiếc tất bó cơ thể của nền văn hóa chúng ta. Những nhà duy vật chủ nghĩa mới của chúng ta bảo chúng ta rằng họ đã phục dựng được cơ thể của chủ nghĩa lịch sử, và khẳng định rằng họ làm việc dưới danh nghĩa của Nguyên tắc Hiện thực. Cuộc sống của tinh thần phải nhường đường cho cái chết của thể xác, nhưng điều đó gần như không đòi hỏi sự cổ vũ của một môn phái học thuật.

***

Xóa bỏ sáo ngữ khỏi tâm trí dẫn đến nguyên tắc thứ hai của việc khôi phục sự đọc: Đừng cố gắng cải thiện hàng xóm hoặc cộng đồng bằng những gì hoặc cách mình đọc. Tự cải thiện là một dự án đủ lớn cho trí tuệ và tinh thần: không có đạo đức nào trong việc đọc. Tâm trí nên được giữ ở nhà cho đến khi sự vô minh nguyên thủy của nó được thanh lọc; sớm đi vào hành động đúng là có sự hấp dẫn của nó, nhưng lại tốn thời giờ, và với việc đọc thì sẽ không bao giờ có đủ thời giờ. Lịch sử hóa, dù quá khứ hay hiện tại, là một kiểu thần tượng hóa, sự thờ phụng đến ám ảnh mọi thứ trong thời gian. Vậy nên hãy đọc bằng ánh sáng nội tâm mà John Milton ngợi ca và Emerson coi như một nguyên tắc đọc, có thể xem như nguyên tắc thứ ba của chúng ta: Học giả là một cây nến mà tình yêu và khát vọng của tất cả mọi người sẽ thắp sáng. Wallace Stevens, có lẽ quên mất nguồn, đã viết những biến thể tuyệt vời của ẩn dụ này, nhưng câu của Emerson vẫn là tuyên bố rõ ràng nhất của nguyên tắc đọc thứ ba. Đừng sợ tự do của sự phát triển của mình với tư cách độc giả là ích kỷ, bởi nếu đã thành một độc giả đích thực thì sự báo đáp những công lao của ta sẽ khẳng định ta là một nguồn sáng của những người khác. Tôi nghĩ về những lá thư mà tôi nhận được từ người lạ trong bảy tám năm qua, và nói chung tôi đã xúc động đến mức không thể trả lời. Điều cảm động của những lá thư đó, với tôi, là tất cả đều rất thường xuyên bày tỏ một mong muốn có một chương trình nghiên cứu văn chương chuẩn mực mà các trường đại học không buồn đáp ứng. Emerson nói rằng xã hội không thể vận hành mà không có những người đàn ông và phụ nữ có học thức, và, như tiên tri, ông nói thêm: “Nhân dân, chứ không phải trường đại học, mới là mái nhà của nhà văn.” Ông nói đến những nhà văn mạnh mẽ, những người tiêu biểu, đại diện cho chính mình chứ không phải cho cử tri, vì chính trị của ông là chính trị của tinh thần.

Chức năng phần lớn bị quên lãng của một nền giáo dục đại học đã được tóm gọn vĩnh viễn trong bài phát biểu có nhan đề “Học giả Mỹ” của Emerson, khi ông nói về những trách nhiệm của học giả: “Có thể gói gọn tất cả chúng vào sự tự tin.” Tôi rút ra từ Emerson nguyên tắc đọc thứ tư: Để đọc tốt ta phải đọc như một nhà phát minh. Tôi từng gọi “đọc sáng tạo” theo nghĩa của Emerson là “đọc sai,” một từ khiến cho những người đối lập với tôi tin rằng tôi mắc chứng khó đọc tự nguyện. Sự đổ nát hay trống rỗng mà họ thấy khi nhìn vào một bài thơ nằm trong đôi mắt của chính họ. Tự tin không phải thiên bẩm mà là sự ra đời lần thứ hai của tinh thần, không thể đến nếu không có nhiều năm đọc sâu. Không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào đối với thẩm mỹ. Nếu ta muốn tin rằng uy danh của Shakespeare là một sản phẩm của chủ nghĩa thực dân thì ai sẽ buồn tranh cãi? Shakespeare sau bốn thế kỷ vẫn nổi tiếng hơn bao giờ hết; người ta sẽ diễn ông ngoài vũ trụ, và ở những thế giới khác, nếu người ta đến được đó. Ông không phải một âm mưu của văn hóa Phương Tây. Ông chứa đựng mọi nguyên tắc đọc, và là chuẩn mực của tôi trong cuốn sách này. Borges quy sự phổ quát đó cho vẻ phi vị kỷ của Shakespeare, nhưng phẩm chất đó chỉ là một ẩn dụ lớn về sự khác biệt của Shakespeare, tự thân nó suy cho cùng là sức mạnh nhận thức. Chúng ta đọc, nếu không vô thức thì cũng thường là trong cuộc truy tìm một tâm trí độc đáo hơn tâm trí của chính mình.

Do ý thức hệ, đặc biệt là trong những phiên bản nông cạn hơn của nó, có sức phá hoại phi thường đối với khả năng tri nhận và thưởng thức sự châm biếm, tôi đề xuất lấy việc phục hồi sự châm biếm làm nguyên tắc thứ năm của chúng ta trong việc khôi phục sự đọc. Hãy nghĩ về sự châm biếm bất tận của Hamlet, người nói một đằng nhưng gần như luôn ý một nẻo, thường là trái ngược với những gì ông nói. Nhưng với nguyên tắc này, tôi gần như tuyệt vọng, bởi lẽ dạy ai đó trở nên châm biếm thì cũng bất khả chẳng khác gì hướng dẫn họ trở nên đơn độc. Vậy nhưng mất đi sự châm biếm lại là cái chết của sự đọc, và của những gì đã được khai hóa trong bản chất của chúng ta.

I stepped from Plank to Plank
A slow and cautious way
The Stars about my Head I felt
About my Feet the Sea.

I knew not but the next
Would be my final inch—
This gave me that precarious Gait
Some call Experience.

Phụ nữ và nam giới có thể đi đứng khác nhau, nhưng trừ khi nằm trong một trung đoàn thì tất cả chúng ta đều có xu hướng có cách đi riêng. Dickinson, bậc thầy của sự Siêu phàm bấp bênh, có thể rất khó hiểu nếu chúng ta đui mù trước những châm biếm của bà. Bà chỉ bước đi theo một con đường khả dĩ, “từ Ván sang Ván” (“from Plank to Plank”), nhưng sự thận trọng chậm rãi của bà lại liền kề một cách mỉa mai với một sự thách thức mà trong đó bà cảm nhận được “Sao trên Đầu” (The Stars about my Head), dù dưới chân bà rất gần là biển. Không biết liệu bước tiếp theo có phải là “tấc cuối cùng” (final inch), bà mang “dáng đi bấp bênh” (precarious Gait) mà bà không đặt tên, chỉ nói với chúng ta rằng “ai đó” gọi đó là “Experience” (“Some call Experience”). Dickinson đã đọc tiểu luận “Experience” của Emerson, một đỉnh cao cũng như “On Experience” là đỉnh cao đối với Montaigne thầy ông, và sự châm biếm của bà là lời đáp dễ chịu với lời mở đầu của Emerson: “Chúng ta thấy mình ở đâu? Trong một chuỗi mà chúng ta không biết những cực điểm của nó, và tin rằng nó không có cực điểm nào.” Cực điểm đó, với Dickinson, là không biết bước tiếp theo có phải là tấc cuối cùng hay không. “Nếu bất cứ ai trong chúng ta biết chúng ta đang làm gì, hoặc chúng ta đang đi đâu, thì lúc đó chúng ta sẽ nghĩ mình đã biết rất rõ!” Cơn mơ màng xa hơn của Emerson khác cơn mơ màng của Dickinson về khí chất, hay như Dickinson nói, về dáng điệu. “Vạn vật bơi lội và lấp lánh,” trong địa hạt trải nghiệm của Emerson, và sự châm biếm hòa nhã của ông rất khác sự châm biếm bấp bênh của Dickinson. Nhưng hai người không người nào là nhà tư tưởng, và họ sống lặng lẽ trong thứ quyền lực kình địch của những châm biếm của mình.

Ở cuối con đường của sự châm biếm đã mất là tấc cuối cùng, ra khỏi đó thì giá trị văn chương sẽ không thể cứu vãn. Châm biếm chỉ là một ẩn dụ, và châm biếm của một thời đại văn chương hiếm khi là châm biếm của một thời đại khác, nhưng không có sự phục hưng của một cảm quan châm biếm hơn những gì mà chúng ta từng gọi là tưởng tượng thì văn chương sẽ mất. Thomas Mann, châm biếm nhất trong số các nhà văn lớn của thế kỷ này, có vẻ đã mất. Các cuốn tiểu sử mới về ông xuất hiện, và gần như luôn được bình phẩm dựa trên sự đồng tính luyến ái của ông, cứ như ông có thể được giữ lại cho sự quan tâm của chúng ta chỉ khi ông có thể được chứng nhận là người đồng tính, và nhờ vậy mà được đưa vào chương trình giảng dạy. Điều đó giống như việc nghiên cứu Shakespeare chủ yếu vì ông có vẻ song tính luyến ái, nhưng những bất thường trong chủ nghĩa phản Thanh giáo hiện thời của chúng ta dường như vô tận. Châm biếm của Shakespeare, như chúng ta vẫn nghĩ, là những châm biếm toàn diện và biện chứng nhất trong toàn bộ nền văn học phương Tây, nhưng không phải lúc nào chúng cũng làm trung gian cho những dục vọng của các nhân vật của ông, phạm vi xúc cảm rộng lớn và mãnh liệt của họ, với chúng ta. Shakespeare do vậy sẽ sống sót qua thời đại của chúng ta; chúng ta sẽ đánh mất những châm biếm của ông, và lưu giữ phần còn lại. Nhưng ở Thomas Mann, mọi cảm xúc, tự sự hay kịch, đều được trung gian bởi một thẩm mỹ châm biếm; dạy Death in Venice hay Disorder and Early Sorrow cho các sinh viên đại học gần đây nhất, ngay cả sinh viên năng khiếu, gần như là bất khả. Khi các tác giả bị lịch sử tiêu diệt, chúng ta gọi đúng tác phẩm của họ là tác phẩm một thời, nhưng khi họ trở nên không thể tiếp cận vì ý thức hệ bị lịch sử hóa, tôi nghĩ chúng ta gặp một hiện tượng khác.

Châm biếm đòi hỏi một khoảng chú tâm nhất định, và khả năng duy trì những ý tưởng phản đề, ngay cả khi chúng xung đột với nhau. Tước bỏ châm biếm khỏi việc đọc thì lập tức nó mất đi mọi khuôn phép và bất ngờ. Hãy tìm cái gần gũi với mình, có thể dùng để cân nhắc và suy ngẫm, và rất có thể sẽ mang tính châm biếm, cho dù nhiều vị giáo viên của ta sẽ không biết nó là gì, hay có thể tìm thấy nó ở đâu. Châm biếm sẽ xóa bỏ sáo ngữ của những nhà tư tưởng ra khỏi tâm trí, giúp ta phát sáng như học giả là cây nến.

***

Đến tuổi thất tuần, ta sẽ không muốn đọc tồi, chẳng khác gì không muốn sống lỗi, vì thời gian sẽ không mủi lòng. Tôi không biết chúng ta nợ cái chết là nợ Thượng đế hay nợ tự nhiên, nhưng dù sao tự nhiên cũng sẽ thu lại nó, còn chúng ta chắc chắn không nợ gì sự tầm thường, bất kể tính tập thể nào mà nó ngụ ý thúc đẩy hay ít nhất là đại diện.

Bởi độc giả lý tưởng của tôi, trong nửa thế kỷ qua, là Samuel Johnson, tôi sẽ chuyển đến một đoạn ưa thích của tôi trong Preface to Shakespeare của ông:

Đây, do vậy, là lời ngợi ca Shakespeare, rằng kịch của ông là tấm gương của cuộc đời; rằng ai có trí tưởng tượng lạc lối theo những bóng ma do các nhà văn khác khơi dậy trước ông ở đây đều có thể được cứu chữa khỏi những ảo tưởng mê sảng bằng cách đọc những tình cảm con người bằng ngôn ngữ loài người, bằng những cảnh mà nhờ đó một người ẩn dật cũng có thể ước đoán những giao dịch của thế giới và một vị cha giải tội có thể đoán trước tiến trình của dục vọng.

Để đọc những tình cảm con người bằng ngôn ngữ loài người, ta phải có khả năng đọc một cách nhân văn, bằng toàn bộ con người mình. Ta không phải một ý thức hệ mà còn hơn thế, bất kể niềm tin của ta là gì, và Shakespeare nói với ta nhiều như những gì ta có thể mang đến với ông. Nói như vậy có nghĩa là: Shakespeare đọc ta đầy đủ hơn ta có thể đọc ông, ngay cả khi ta đã xóa bỏ sáo ngữ khỏi tâm trí mình. Không nhà văn nào trước hoặc sau Shakespeare có được bất cứ điều gì tương tự như khả năng kiểm soát chủ nghĩa quan điểm của ông, thứ vượt lên trên mọi sự ngữ cảnh hóa mà chúng ta áp đặt lên những vở kịch. Johnson, nhận ra điều đó một cách đáng khâm phục, thúc giục chúng ta hãy để Shakespeare cứu chữa chúng ta khỏi những “ảo tưởng mê sảng.” Cho phép tôi tiếp lời Johnson bằng cách thúc giục chúng ta nhận ra những bóng ma mà chỉ có cách đọc sâu Shakespeare thì mới có thể diệt trừ. Một bóng ma như vậy là Cái chết của Tác giả; một bóng ma khác là sự khẳng định rằng bản ngã là một giả tưởng; một bóng ma nữa là quan điểm nhân vật văn chương và kịch chỉ là vô vàn dấu vết trên trang sách. Một bóng ma thứ tư, và nguy hại nhất, là việc ngôn ngữ làm công việc tư duy cho chúng ta.

Tuy nhiên, tình yêu dành cho Johnson, và dành cho việc đọc, đã xoay tôi khỏi bút chiến và hướng đến vinh danh nhiều độc giả đơn độc mà tôi liên tục gặp gỡ, dù là trong lớp học hay trong những bức thư mà tôi nhận được. Chúng ta đọc Shakespeare, Dante, Chaucer, Cervantes, Dickens, Proust, và tất cả đồng nghiệp của họ là bởi họ không chỉ mở rộng cuộc sống mà còn hơn thế. Về mặt thực dụng, họ đã trở thành Phước lành, theo ý nghĩa Jahwist đích thực của nó là “thêm đời sống vào một thời gian không ranh giới.” Chúng ta đọc sâu vì nhiều lý do khác nhau, phần lớn đều quen thuộc: vì chúng ta không thể biết đủ người đủ sâu; vì chúng ta cần biết mình rõ hơn; vì chúng ta muốn có tri thức, không chỉ về mình và những người khác, mà còn về lề lối của vạn vật. Nhưng động cơ mạnh mẽ nhất, chân thực nhất của việc đọc sâu những cuốn sách kinh điển truyền thống đang bị lạm dụng rất nhiều, là truy tìm một lạc thú khó khăn. Tôi không hẳn là một nhà thầu giới thiệu lạc thú tình dục của việc đọc, và sự khó nhọc đầy lạc thú với tôi có vẻ là một định nghĩa khả dĩ của sự Siêu phàm, nhưng một lạc thú cao hơn thế vẫn là cái mà độc giả tìm kiếm. Có một sự Siêu phàm của độc giả, và nó có vẻ là sự siêu việt thế tục duy nhất mà ta có thể đạt được, ngoại trừ một sự siêu việt thậm chí còn bấp bênh hơn thế mà chúng ta gọi là “phải lòng [ai].” Tôi mong mọi người hãy tìm cái thực sự gần gũi với mình, có thể dùng để cân nhắc và để suy ngẫm. Đọc sâu, không để tin, không để chấp nhận, không để phủ nhận, mà để học cách đi vào chia sẻ trong cái bản chất duy nhất cùng viết và cùng đọc đó. ♦

Copyright © 2000 by Harold Bloom | Bản dịch © 2016 Nguyễn Huy Hoàng.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Về Những Thuyết Âm Mưu




Trần Tiên Long



Trong chính trị và còn ở nhiều lĩnh vực khác, nếu phải trọng pháp mà không hạ được nhau thì người ta lại dùng những thủ đoạn mánh mung, gian trá khác, và thủ đoạn gian trá hợp pháp được dùng nhiều nhất trong chính trị là tạo ra những thuyết âm mưu (conspiracy theories) (TTL)



Phải công nhận rằng Hoa Kỳ là một quốc gia trọng pháp nhất thế giới, cho dù các khái niệm dân chủ và tự do luôn luôn được hiểu theo nghĩa tương đối. Tất cả mọi tổ chức hay cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng luật pháp, kể cả các ông bà tổng thống. Một quốc gia trọng pháp thì đương nhiên phải được xây dựng trên sự tách rời quyền lực. Trong những năm qua, đảng Cộng Hòa đã nắm đa số ở Tối Cao Pháp Viện và Quốc Hội, bao gồm cả Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện, nghĩa là họ đã nắm hoàn toàn các quyền Lập Pháp và Tư Pháp; trong khi đảng Dân Chủ chỉ nắm quyền Hành Pháp nhờ sự tuyển chọn của toàn dân qua hai lần phổ thông đầu phiếu. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian qua, đảng Cộng Hòa đã bỏ nhiều công sức để cố gắng loại bỏ một đối thủ đang có rất nhiều cơ hội tiếp tục thắng cuộc bầu cử tổng thống năm nay cho đảng Dân Chủ, đó là bà Hillary Clinton. Mọi cố gắng loại bỏ của họ là do những động cơ chính trị mờ ám nên chẳng làm được gì bà Clinton. Bởi vì họ chẳng có chứng cớ gì để kết án theo luật pháp nên họ chỉ có thể tiếp tục kéo dài các cuộc điều tra có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ, làm tốn kém tiền công quỹ phá kỷ lục, mục đích là chỉ để hạ uy tín của một đối thủ mà họ đang sợ nhất, và họ đã đạt được ít nhiều cho mục đích này.

Trong chính trị và còn ở nhiều lĩnh vực khác, nếu phải trọng pháp mà không hạ được nhau thì người ta lại dùng những thủ đoạn mánh mung, gian trá khác, và thủ đoạn gian trá hợp pháp được dùng nhiều nhất trong chính trị là tạo ra những thuyết âm mưu (conspiracy theories). Ở hai kỳ bầu cử tổng thống trước, đảng Cộng Hòa đã tuyên truyền rằng Barack Obama không phải là công dân Mỹ vì được sinh đẻ ở Kenya, và là người Hồi Giáo, không phải người Thiên Chúa Giáo. Dĩ nhiên, những lý thuyết âm mưu như vậy đã lôi kéo được rất nhiều người tin theo, kể cả ông Donald Trump. Chính ông Trump, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, ngày nay lại còn khẳng định rằng TT Barack Obama là sáng lập viên của tổ chức khủng bố ISIS Hồi Giáo. Ô là là… Vậ̣y mà vẫn có vô số người cứ tin theo, cho dù Barack Obama đang còn là Tổng Thống và kiêm luôn Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Quân Đội (Commander in Chief) của đại cường quốc Hoa Kỳ gần hết hai nhiệm kỳ.

Hai bài viết “Bà Hillary: Vẫn Rắc Rối?” và bài “Trump – Khan – Putin: Sự Thật” của tác giả Vũ Linh cũng chỉ là dựa hoàn toàn trên các lý thuyết âm mưu gian trá mà đảng Cộng Hòa đã tuyên truyền qua các cơ quan truyền thông của họ, như Fox News hoặc Breitbart News. Tất cả cũng chỉ là suy đoán, không có giá trị như là các bằng chứng, để kết án thiên hạ trước mặt các quan tòa. Đây chính là lý do họ chẳng làm gì được bà Clinton, ngoài những dèm pha để tiếp tục làm giảm uy tín của bà. Những bài viết khác như “Cần Sự Thật Trong Mùa Bầu Cử 2016 ở Hoa Kỳ” của Gs Trần Thủy Tiên, hoặc bài“Trung Cộng Đã Mua Đứt Vợ Chồng Bill Clinton từ Thập Niên 1990?” của tác giả Trương Minh Hòa thì cũng đều như vậy cả, nghĩa là không trưng ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào để kết án. Còn ông Kim Âu thì lại vừa mới đưa tin vịt rằng: “Theo một tiết lộ y khoa chấn động mới được đưa ra, ứng viên tổng thống Đảng Dân Chủ Hillary Clinton bị chứng mất trí nhớ nghiêm trọng và có thể chỉ còn sống được 1 năm nữa.”

Chúng ta chỉ cần đơn giản tự đặt ra các câu hỏi như sau thì cũng đủ phản biện được những tin đồn thất thiệt do các tác giả đó đưa ra:
Tại sao đảng Cộng Hòa đang nắm hai quyền Lập Pháp và Tư Pháp mà lại chẳng làm gì được ông Barack Obama và bà Hillary Clinton?
Chẳng lẽ ông Barack Obama và bà Hillary Clinton đều là những ông bà thánh toàn năng có khả năng làm phép lạ để trốn tránh luật pháp một cách tài tình như vậy sao?
Nếu biết chắc chắn một năm nữa bạn sẽ chết vì những con bệnh kinh niên hiểm nghèo đang hành hạ bạn, chẳng lẽ bạn vẫn cứ cố gắng bỏ công sức đi vận động để được làm tổng thống cho vài ba tháng rồi sau đó nằm liệt giường chờ chết hay sao? Mà chắc gì bạn sẽ thắng kỳ bầu cử tổng thống này? Thông minh và tài giỏi như bà Hillary Clinton sao lại quyết định và hành xử một cách vô lý đến thế? Tiền tài, danh vọng thì bà Clinton đã có dư thừa. Có cần phải chịu thêm khổ để có thêm một chút danh vọng nữa rồi mới chết sao?

Ở đâu cũng vậy, nhất là ở một đất nước có tự do và dân chủ vào bậc nhất như ở Hoa Kỳ, luôn luôn có những kẻ chuyên làm nghề hoạt động chính trị ở hậu trường hay trong các hành lang (lobby politicians) để tạo ảnh hưởng trên các quyết định từ những kẻ đang cầm quyền; bởi vì các quyết định của họ có thể làm lợi cho nhóm này nhưng lại làm hại cho nhóm khác. Những kẻ hoạt động chính trị ở hậu trường này đều có thể đóng góp cho quỹ từ thiện mà người quản trị quỹ có thể là người có liên hệ trực tiếp với những kẻ đang cầm quyền. Một quỹ từ thiện có thể nhận sự đóng góp tài chánh của bất cứ ai, kể cả đóng góp từ các quốc gia ngoại quốc khác. Một ông hay bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đều có thể liên hệ với bất cứ ai, có thể qua thủ tục của Bộ hoặc qua sự sắp xếp cá nhân. Những gì bà Hillary Clinton đã làm trong thời gian bà là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đều hoàn toàn hợp pháp liên quan đến quỹ Clinton Foundation. Điều quan trọng khi chúng ta kết án là hãy trưng ra những bằng chứng để chứng minh bà Clinton đã quyết định điều gì để có lợi cho ai như là một sự trao đổi cho quỹ từ thiện Clinton Foundation. Việc này thì chưa có ai làm được, ngoài những lời đồn dèm pha hay những lý thuyết âm mưu của đảng Cộng Hòa. Những gì bà Clinton đã làm thì các ông bà bộ trưởng khác của đảng Cộng Hòa cũng đã từng làm, có khác chăng là họ chưa có ra ứng cử tổng thống.

Riêng việc dùng điện thoại cá nhân để chuyển những tin tức ngoại giao thì bà cũng đã ngay thẳng công khai nhận mình có lỗi và hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, bà đã khẳng định những điện thư đó không có con dấu ghi rõ tối mật (top secret) hoặc mật (secret) nên bà đã không để ý. Đó là một tội lơ đãng không cố ý, chẳng đáng để phải bắt tội. Và đó cũng là quyết định của cơ quan điều tra FBI nên bà Bộ Trưởng bộ Tư Pháp cũng không có lý do gì để truy tố mà buộc tội. Hơn nữa, những điện thư đó chưa có triệu chứng gì làm hại tới nền an ninh quốc gia như đảng Cộng Hòa đã phóng đại. Theo Crimson Hexagon, một công ty làm công việc phân tích truyền thông cho tờ Newsweek, cho biết đã có đến 560,397 bài báo day dưa viết về chuyện điện thư của bà Hillary Clinton kể từ tháng 3 năm 2015 đến ngày mùng 1 tháng 9 năm 2016.



Chuyện các nhân viên của bà Hillary Clinton xóa đi 30,000 bức điện thư cá nhân thì có thấm thía gì so với 22 triệu bức điện thư mà các nhân viên của cựu TT George W. Bush thuộc đảng Cộng Hòa đã thú nhận cũng có xóa bỏ, kể từ năm 2003 tới năm 2009? Và nhất là cả triệu bức điện thư liên quan đến những bàn cãi liệu Iraq có vũ khí giết người hàng loạt hay không thì cũng bị xóa sạch, cho dù đã có lệnh của Quốc Hội đòi phải giao nộp. (Nguồn: The George W. Bush White House ‘Lost’ 22 Million Emails).

Có một sự kiện cũng cần được nêu ra rằng bà Hillary Clinton hiện có mức độ thanh liêm và trong sáng hơn ông Donald Trump rất nhiều, bởi vì bà đã công khai trưng ra những hồ sơ khai thuế của bà cho suốt 40 năm qua, trong khi ông Donald Trump thì cứ giấu như giấu “kít” những hồ sơ khai thuế của ông. Tại sao vậy? Có phải tại vì ông đang bị cơ quan thuế vụ điều tra rất nhiều về những vụ trốn thuế hoặc những tài khoản thu được nhờ liên hệ làm ăn phi pháp với Nga, một nước thù địch với Hoa Kỳ mà Trump lúc nào cũng không tiếc lời ca ngợi?

Charity Navigator, một tổ chức rất có uy tín chuyên làm những công việc điều tra về cách xài tiền của các cơ quan từ thiện có đăng ký liên bang, đã chấm điểm 4 ngôi sao cho quỹ từ thiện Clinton Foundation. Đây là số điểm cao nhất dựa trên kết quả của các cuộc điều tra liên quan đến các khai báo thuế khóa. Charity Navigator đã phải tự bỏ ra 2 triệu đô để chi phí cho các công việc chấm điểm này trong vòng 4 năm qua, và cho tới nay đã chấm điểm 8,351 cơ quan từ thiện; phần đông những cơ quan từ thiện này chỉ được điểm 3 ngôi sao. Quỹ Clinton Foundation chỉ trả phí tổn 12% cho công việc quản trị, một tỷ lệ rất nhỏ sánh với các quỹ từ thiện khác. Riêng quỹ từ thiện Trump’s Charities thì không đạt đủ tiêu chuẩn để được chấm điểm. (Nguồn:Charity watchdog gives perfect rating to Clinton Foundation, but ...)

Trần Tiên Long

Hàng về Sài Gòn ( Khánh Võ)


Sau Khi Chết Con Người Thực Sự Sẽ Trở Thành Ma Không?



Tác giả: NTD Television | Dịch giả: Nhóm biên tập Việt Nguyên




Trong Phật giáo thường nói sau khi con người chết, nếu không siêu xuất thành thần, thì nói chung, sẽ trở thành vong linh. Bây giờ khi chúng ta nhắc đến siêu độ vong linh, thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về bản chất của linh hồn.

Chủ thể của sinh mệnh, sau khi cơ thể đã chết đi, được gọi là vong linh (linh hồn). Còn trong dân gian người ta thường có quan niệm rằng con người sau khi chết chính là ma, và mãi mãi sẽ là ma, nhưng trong Phật giáo chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận quan niệm như vậy, nếu không thì chúng ta cũng không thể nào nhắc đến hai chữ siêu độ.

Phật giáo nhìn nhận rằng thế giới phàm của chúng sinh, bao gồm có 6 ngả đó là : thiên, người, Atula, quỷ, bàng sanh ( như bò, ngựa, kiến, muỗi và các động vật khác) và địa ngục, trong 6 ngả này thì cứ được sinh ra rồi lại chết đi, chết đi rồi lại sinh ra, được gọi là 6 ngả luân hồi, vì vậy mà sau khi người ta chết đi thì sẽ có 1/6 khả năng có thể sẽ trở thành ma quỷ. Phật giáo có thể khiến con người giải thoát và siêu xuất khỏi vòng sinh tử của luân hồi, đó cũng chính là điều người ta gọi là siêu độ.

Nhưng thường sau khi chết, ngoài những người cực kỳ tàn ác ngay lập tức bị hạ xuống địa ngục, thì những người cực kỳ tốt cũng sẽ được lên thiên giới, còn đối với những người bình thường không đủ uy đức thì sẽ chuyển sinh ngay. Linh hồn mà chưa chuyển sinh thì không phải là ma, mà trong Phật giáo gọi là “thân hữu trung ” hay tên “thân âm trung”, đó là một loại cơ thể đang trong quá trình đợi tái sinh sau khi chết, nhiều người thường nhầm lẫn gọi là những người âm này là hồn ma, trên thực tế, nó là một loại linh khí tồn tại mà gắn liền với lượng rất ít chất khí của cơ thể, chứ không phải hồn ma.



Khoảng thời gian mang thân âm thông thường là 49 ngày, ở trong giai đoạn này mà chờ đợi cơ duyên chuyển sinh thành thục. Vì vậy, trong giai đoạn bảy lần bảy ngày này của người chết nếu những người thân và bạn bè của họ mà làm những việc Phật sự tốt thì sẽ đem lại một tác dụng rất lớn. Giả dụ đem những tài vật mà người mới qua đời yêu thích cung cấp và cúng dường cho Phật giáo, cứu trợ những người bệnh tật nghèo đói, hơn nữa cũng nói thêm rằng nó là để tích công đức nhất định cho người đã khuất để họ có thể siêu sinh, người chết vì thế mà có thể được sinh ra ở một nơi tốt hơn.

Vì vậy, Phật giáo có chủ trương siêu độ vong linh, tốt nhất là trong khoảng thời gian bảy lần bảy ngày. Nếu qua khoảng giai đoạn này mà làm những việc Phật sự, thì tất nhiên nó vẫn hữu ích, nhưng nó chỉ giúp tăng phúc phận của họ, chứ không thể thay đổi nơi mà họ chuyển sinh.

Giả thử có người lúc sống làm nhiều điều ác, và kiếp sau điều đón chờ họ là phải đầu thai làm bò hay lợn, trong vòng 49 ngày khi người này qua đời, nếu như thân quyến trong gia đình hoặc bạn bè của người chết vì họ mà làm nhiều việc Phật sự, đồng thời cũng chính trong giai đoạn chờ đợi này còn giúp họ có thể nghe được những lời tụng kinh của các nhà sư, qua đó mà biết được một số Pháp lý, cảm thấy ăn năn và lập tức chuyển tâm hướng thiện, thì họ có thể được miễn thành bò hay lợn mà tái sinh thành người; Nếu như họ đã được sinh ra trong bầy lợn hay đàn bò, mà sau đó vì anh ta làm nhiều việc tốt trong Phật giáo, nó chỉ có thể cải thiện điều kiện sống của con bò hoặc lợn, vì đó mà có một chế độ ăn phong phú, không bị làm việc cực khổ, và thậm chí làm giảm nỗi đau bị giết do dao, được người phóng sinh. Nếu như được sinh ra trong nhân gian, thì họ sẽ có được sức khỏe tốt, gia đình và bạn bè yêu mến, sự nghiệp thành công thuận lợi. Nếu như được siêu thoát đến tây phương cực lạc, thì việc đó còn có thể khiến cho lớp hoa sen của họ tăng cao, sớm ngày trở thành một vị Phật.

Tất cả của cải, danh vọng, địa vị, tất cả đều là biểu hiện bên ngoài. Đức hạnh mới là cơ bản, “hậu đức tái vật” câu nói này quả là một chút cũng không sai. Tại sao, sau khi tìm hiểu văn hóa truyền thống Trung Quốc lại có thể dễ dàng đạt đến sự giàu có? Bởi vì nhiều đức thì mới có thể chuyển thành nhiều vật chất, thiên kim tài phú ắt phải là thiên kim nhân vật.

Tóm lại, Trung Quốc từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ trong dân gian hay chùa chiền tu viện cũng vậy, đều có những người đang tu hành, tu luyện thực sự. Và nếu quả thực có thể tu luyện viên mãn thành công, tam giới sẽ không cách nào dung nạp được bạn và bạn đã siêu thoát khỏi nó rồi. Có được quả vị, hay có thể trở thành thần, Phật hay Đạo, không còn phải chịu trong vòng khổ đau của luân hồi, đây là một mục tiêu mà chúng ta nên theo đuổi. Đây mới chính là mục tiêu mà con người nên theo đuổi. Chúng ta không thể lãng phí đời người, mà phải cố gắng tìm lại bản chất chân thật của chính mình, đó mới chính là đạo lý làm người!

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Linh sam SH- giá 250k-



Linh sam SH- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Siêu mini(Hồng ngọc) - Lô 5 cây giá 700k

Siêu mini(Hồng ngọc) - Lô 5 cây giá 700k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




S UY THOÁI CẢM XÚC


dangminhlien






Bên cạnh lý trí, cảm xúc là một thuộc tính quí báu của con người, làm cho con người có đời sống tinh thần hoàn chỉnh
Hiểu vắn tắt thì cảm xúc là những xung động phản ứng tâm lý tự nhiên với ngoại cảnh gây nên sự rung cảm hay các thái độ tâm lí khác nhau một cách tức thời mà chưa qua suy xét của phân tích lí trí. Ví dụ thấy vui khi bắt gặp cảnh người… vui và buồn khi ngược lại
Tuổi càng nhỏ con người càng giầu cảm xúc và càng lớn càng trải càng nhiều kiến thức thì phần lí trí trí tuệ càng cao. Đó là điều tự nhiên hợp qui luật
Cảm xúc có tích cực và tiêu cực tùy mức độ cũng như sự phù hợp của nó với ngoại cảnh.Cảm xúc nhạy bén là tiền đề tốt cho nhận thức lý trí và hành động.
Cảm xúc là cái thường trực nơi mỗi người tưởng như khó mà mất hay nghèo đi

Nhưng: ngày nay, con người có xu hướng bị áp lực của công việc của mưu sinh đè nặng. Sự lo lắng, tính toán, cân nhắc quá kỹ lưỡng/ nâng lên đặt xuống nhằm đạt mục đích nào đó khiến các nơ ron thần kinh luôn ở trạng thái căng và lý trí hóa. Không ít người đã mắc bệnh, thậm chí đột tử

Những người càng thành công về tiền bạc, chức vụ bao nhiêu dường như càng khô khan và lạnh lùng đi bấy nhiêu. Tâm hồn họ đã hầu như thu nhỏ lại. Họ ít có cái cười, cái bắt tay hay chào hỏi chuyện trò giao tiếp chân thực và nòng hậu kể cả với thân hữu, và xung quanh ngại ngùng dần miễn cưỡng dần khi phải tiếp xúc với họ. Thậm chí họ cũng không còn đủ thời gian thư giãn, mở lòng ra với ngoại cảnh. Việc thưởng thức nghệ thuật hay vui chơi đời thường nào đó cũng giảm hẳn, và nếu có cũng chỉ chiếu lệ hững hờ. Cảm xúc và nhiệt huyết nguội lạnh, chỉ còn là những thao tác máy móc nhằm đạt mục đích. Có người sau một thời gian nỗ lực phấn đấu đảm đương chức vụ hay công việc nào đó đã hoàn toàn thành người khác theo nghĩa trên. Tới lúc nhận ra đó là mất mát lớn thì quá muộn

Người Việt nam nói chung là duy cảm song hiện nay thời công nghiệp hóa và vật chất hóa thì duy cảm cũng mờ nhạt rồi. Đa số khá là lí trí, lí trí tính toán đến cả hôn nhân. Tất nhiên là cái lí trí đó theo nghĩa cân nhắc ích kỷ chứ không phải lí trí tri thức cao. Người Việt bây giờ chỉ duy cảm với cái gì bâng quơ nghĩa là không liên quan việc mình và lợi ích của mình; ví dụ, có thể sẵn sàng khóc cười với cảnh ngộ đâu đó miễn không mảy may ảnh hưởng. Còn lại thì phải nói là đa số khá thận trọng chặt chẽ tới rị mọ. Cực đoan hơn, trong một số môi trường cạnh tranh khốc liệt thì nhiều người đã thú nhận là phải mang vài ba bộ mặt tới mức quen rồi – không ngượng ngại gì!

Không rõ rằng những gì nêu trên có phải là nguyên nhân làm giảm tính nhân hòa, nhân bản không; nhưng thấy rõ đó là sự suy nghèo đi của nhân tính. Và sẽ là nguy hiểm dễ gây hậu quả xấu nếu ai giữ trọng trách to nhỏ nào đó mà chỉ hành động như cái máy, quyết định hồ đồ không suy xét tới khía cạnh nhân tính cá nhân hay cộng đồng

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng trên?
Một mặt hãy chú ý chăm sóc bảo dưỡng phần cảm xúc tâm hồn qua việc giảnh những phút thả lỏng thư giãn giải lao; qua việc tiếp xúc với những gì gây rung cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng cảm xúc như nghe bản nhạc hay, ngắm cảnh thiên nhiên đẹp hoặc tự sáng tác nghệ thuật : thơ, văn, nhạc, ảnh, vẽ …tùy khả năng. Hãy thỉnh thoảng tự kiểm bản thân xem tâm tính có gì trục trặc để kịp thời điều chỉnh theo hướng lí trí và cảm xúc hài hòa. Việc kiểm soát tâm lí này còn có lợi ích quan trong trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc – một hướng mới mà khoa tâm lí học tiên tiến lưu ý ( trong entry sau là bài dịch sưu tầm được có bàn kỹ về vấn đề này)…

Mặt khác, có lẽ cần bảo nhau xác định lại mục đích sống. Sống chẳng phải là để đoạt và đạt hết cái này kia về lợi quyền mà là để hoàn thiện bản thân nhằm tồn tại và tăng tiến về tâm, thể, trí .Tại vì nhiều người đã đoạt và đạt rất nhiều lợi ích tiền quyền song không biết thế nào là đủ là tri túc. Trong khi đó họ thoái bộ nhiều về tâm trí tư tưởng tinh thần cảm xúc so với lúc mới vào đời. Tôi thấy không ít người đã vô cảm ( với cái đúng, cái hay, cái tốt…) mà chỉ còn công việc và thu lợi ích mới làm họ vui. Mọi cái phải răm rắp ( dù áp đặt và có hại) dưới mắt họ, họ mới bằng lòng. Họ vẫn có cảm xúc song là các cảm xúc tiêu cực méo mó sặc chất vị kỷ

Sống để giành để giật lấy thì khó có tâm hồn thư thái mà chỉ còn áp lực đua tranh căng thẳng triền miên. Hãy cứ phấn đấu mưu sinh phát triển nhưng phải theo khả năng phù hợp và nội lực bản thân là chính chứ không phải bằng các thủ đoạn xấu nhằm đi tắt đón đầu và có danh có lợi bằng mọi giá

Cổ nhân khuyên: Tùy duyên hợp việc, tùy ngộ nhi an, tri túc – tri bỉ – tri kỷ, ( biết đủ, biết mình, biết người ) mới có bằng an và cân bằng về tinh thần