Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Rốt cuộc cả đời người là sống vì điều gì?






Tác giả: Mai Trà (theo Đại Kỷ Nguyên)




Đời người tưởng dài, nhưng khi quay đầu lại mới thấy thật ngắn ngủi. Trong cuộc sống xô bồ ấy, đã bao giờ bạn nghiêm túc tự hỏi: Mục đích của đời người là gì? Vì điều gì mà sống? Và rốt cuộc cả đời truy cầu là điều gì?


Xưa có một câu chuyện như thế này:

Ở một làng chài bên bờ biển có hai người đàn ông làm nghề đánh cá. Một người rất chăm chỉ, khôn khéo và lanh lợi, người còn lại thì dường như không tập trung vào công việc. Hàng ngày, người chăm chỉ đều đi đánh cá từ sáng sớm và đến tối muộn mới trở về nhà, quanh năm không có ngày nghỉ ngơi. Còn người “lười biếng” kia chỉ đánh đủ số cá để bán lấy tiền mua gạo trong ngày. Sau đó anh ta nằm dài trên bờ biển nghỉ ngơi hoặc trở về vui chơi bên gia đình.

Một ngày, người đánh cá “lười biếng” hỏi người đánh cá chăm chỉ kia rằng:

“Vì sao mà ngày nào anh cũng bận rộn từ sáng đến đêm như vậy?”

“Tôi muốn đánh được nhiều cá, bán lấy tiền để tích góp mua thuyền”

“Vậy mua thuyền xong thì anh sẽ làm gì?”









Người chăm chỉ nhìn xa xa ra biển rồi trả lời:

“Tôi sẽ đánh nhiều cá hơn, kiếm được nhiều tiền để mua chiếc thuyền lớn hơn nữa”

“Có thuyền lớn hơn rồi thì anh sẽ làm gì tiếp?”

“Tôi sẽ mua thuyền lớn hơn nữa! Sau đó tôi sẽ nghỉ ngơi không đi đánh bắt cá nữa, mỗi ngày nằm dài trên bãi biển phơi nắng, nghỉ ngơi, nghe tiếng sóng biển!”– Người chăm chỉ vừa nghĩ về tương lai tươi sáng vừa tự đắc trả lời.

Người “lười biếng” nói: “Anh xem! Tôi hiện tại mỗi ngày chẳng phải vẫn nằm phơi nắng và nghe tiếng sóng biển đó sao!”

Người chăm chỉ nghe xong, trầm ngâm suy nghĩ mà không nói thêm lời nào…

Nếu chỉ nghe qua, rất nhiều người sẽ nghĩ rằng câu chuyện thật là tiêu cực. Nhưng kỳ thực, trong đó lại bao hàm một đạo lý khiến mọi người phải suy nghĩ sâu xa. Mục đích của đời người là gì? Con người rốt cuộc muốn sống như thế nào? Cả đời người ta vì điều gì mà truy cầu?

Người chăm chỉ đánh cá, bận rộn cả đời cuối cùng cũng là mong muốn được nằm trên bờ cát hưởng thụ ánh nắng mặt trời và nghe tiếng sóng biển. Người chỉ đánh đủ số cá cần dùng, trong cuộc sống hàng ngày đã có được điều mà người cần mẫn kia mong muốn. Người cần cù kia, phải chăng đang sống một cuộc sống có chút mù quáng? Có phải hay không một chút thật đáng thương?

Trong cuộc sống, quả thực có rất nhiều thời điểm chúng ta đang sống trong mù quáng. Vì để chiếm giữ được thanh danh, lợi ích, tình yêu, vật chất, thậm chí là một hơi thở mà lại không hề nghiêm túc nghĩ rằng, những thứ ấy rốt cuộc có tác dụng gì đối với thân thể và tâm linh của chúng ta?



Cuộc sống hiện đại ngày nay, vật chất vô cùng phong phú, xa hoa và trụy lạc, điều gì cũng có. Nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều người vẫn đang chìm đắm trong xa hoa trụy lạc, lệ thuộc vào vật chất mà không nhận ra. Không ít người vì xe cộ, nhà cửa, sắc đẹp, tình dục, tiền bạc, quyền thế… mà đã trở thành nô lệ từ bao giờ.

Người xưa giảng rằng: vật chất, của cải… chỉ là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết chẳng mang theo đi. Trong khi đó, con người chết đi còn phải trải qua lục đạo luân hồi, vậy mà cứ mải mê tranh giành những thứ vật ngoại thân đó đến mức làm nô lệ thì có đáng không? Trên đường phố rộn ràng, đông đúc kia, thử hỏi có bao nhiêu người không phải là nô lệ cho vật chất? Có bao nhiêu người có thể bảo tồn cảm giác lý tính để sinh sống?

Đạo gia giảng phải chú trọng “phản bổn quy chân”, quay trở về với bản tính tiên thiên của con người. Họ cho rằng “phản bổn quy chân” mới là mục đích cuối cùng của sinh mệnh, mới là chốn trở về bình an. Trong sâu thẳm chúng ta, chắc hẳn ai cũng muốn bản thân và xã hội trở về với chân thật, thiện lương. Vậy phải làm thế nào mới có thể thực hiện điều ấy?

Nếu như có thể không vì “vật ngoài thân” mà ủ rũ, không vì “vật ngoài thân” mà trở thành nô lệ thì tuy rằng thân thể bạn đang sống tại cõi hồng trần, nhưng tâm lại đang ở cõi bồng lai tiên cảnh. Đạo lý này quả thực sâu sắc lắm thay!

———–

http://petrotimes.vn/rot-cuoc-ca-doi-nguoi-la-song-vi-dieu-gi-473901.html

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Lô Linh sam 5 cây- giá 1,2 triệu

Lô Linh sam 5 cây- giá 1,2 triệu-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



NHỮNG ĐỨA TRẺ SINH NĂM 1980


Lũ chúng tôi những đứa trẻ sinh năm 80
Thế hệ cuối cùng của một thời bao cấp
Nơi đất cằn và gió lào bỏng rát
Tóc khét nắng trời
Mặt gầy xanh như lá rau
Chúng tôi treo người trong những áo quần rộng thụng – phép trừ cho những mùa sau
Hoặc những bộ đồ bạc phếch, ngắn teo – của để dành trải trườn bao năm trước
Mắt chúng tôi trong như nước
Chân lấm lem vẫn biết ngẩng cao đầu
Buổi tới trường
Buổi ra đồng cắt cỏ chăn trâu
Đánh trận giả, thả diều , chọi dế
Cơm thổi bếp rơm nhem nhuốc độn khoai mì
Lăn lóc, nhọc nhằn mà ít hiểm nguy
Cứ an nhiên sống cuộc đời nắng gió
Năm trôi qua
tháng trôi qua
Lũ con gái lớn lên có dáng của con sông
Mắt của đêm, tóc của mây và nụ cười của nắng
Lũ con trai
Dáng như núi, ngực như đồi, sức như lũ mùa mưa
Tinh thần như tre
Tấm lòng như phù sa đất bãi
Chia tay gốc đa làng và lũ chúng tôi đi
Đứa bay về hướng mặt trời
Đứa bơi tận biển xa
Nhưng cho dù ở bất cứ đâu, lũ chúng tôi đều cùng niềm khát vọng
Dám thử sức, dám đương đầu, chấp nhận
Sẵn sàng làm que diêm dẫu chỉ cháy một lần
Trên những nẻo đường ít ma sát giữ chân
Kiên cường đứng lên sau từng cú ngã
Chúng tôi dám đối diện với nửa con bản ngã
Bởi khát khao kiêu hãnh được làm Người
Câu ca dao cùng cánh cò cõng nắng qua nôi
Vẫn ấm áp, vọng lời ru của mẹ
Nâng đỡ
thiết tha
Cứ thế….
cứ thế….
Những cây non cứng cáp dần sau những mùa đi
Đàn chim biết vượt dần những tâm giông mắt bão
Ánh nhân văn mẹ thắp lên qua lời ru từ những ngày thơ ấu
Mải miết sáng, trong le lói niềm tin
Dẫu cuộc đời có thế nào thì một lẽ tự nhiên
Lũ sinh năm 1980 – thế hệ sau cùng của thời bao cấp
Vẫn thấm từng câu hát
” Sống trong đời cần có một tấm lòng
để gió cuốn đi ”


Lê Thị Minh Thu

Kimgiòn siêu mini- giá 200k

Kimgiòn siêu mini- giá 200k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Hồng ngọc bồn kiếng - giá 350k

Hồng ngọc bồn kiếng - giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Mai chiếu thủy bể gỗ- giá 1,5 triệu đồng

Mai chiếu thủy bể gỗ- giá 1,5 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Chuổi ngọc- giá 150k

Chuổi ngọc- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Kiêu sa” hay là “kiêu xa” ?





Nhiều, rất nhiều người thắc mắc : để tả một phụ nữ (phụ nữ thôi nhé !) có nét thanh lịch, đài các thì gọi là “kiêu sa”, như ngay câu mở đầu nhạc phẩm “Giáng Ngọc” của Ngô Thuỵ Miên : « Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa… » ; nhưng là “kiêu sa” hay… “kiêu xa” ? “S” hay “X” ? Một số học giả đã trưng bày những nhận định như sau :

– « “Kiêu sa” là cách viết có phần “lệch” chính tả vì đúng chính tả thì phải là “kiêu xa” mà Hán tự là 驕奢. Hán Việt Tân Từ Điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng là “hợm mình và hoang phí” còn Việt Nam Tự Điển của Lê văn Đức thì giảng là “kiêu căng xa xỉ”. Có vẻ như, với sự lệch chữ lệch âm từ “xa” thành “sa”, một số người thích dùng hai tiếng “kiêu sa” để chỉ các bà các cô vừa đẹp vừa hãnh diện về cả sắc đẹp trời cho lẫn về y phục và mỹ phẩm mình dùng để tôn thêm cái sắc đẹp đó thì phải. » [An Chi – Bách Khoa Tri Thức]

– « Theo tôi thì vốn chữấy phải viết là “kiêu xa”, và hiểu là kiêu (ngạo) và xa (xỉ). “Kiêu xa dâm dật” 驕奢滛逸 (Từ điển Hán Việt – NXB Trẻ, tr.2234) nghĩa : xa hoa dâm dật. Nhưng thường người ta cứ viết là “kiêu sa” và hiểu là : người phụ nữ đẹp một cách sang trọng và tỏ ra kiêu hãnh, “vẻ đẹp kiêu sa” (Từ điển tiếng Việt, tr.651, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học xuất bản 2007).

Như vậy, “xa” đã biến âm và biến nghĩa thành “sa” (một từ không có nghĩa gì gắn với “kiêu” cả; vì nếu là Hán Việt thì “sa” 沙 : cát, “sa” 紗 : lụa mỏng… đều không dính gì với “kiêu” để tổ hợp thành từ.)

Vậy nét nghĩa “xa” trong tiếng Việt hiện nay đã mờ nghĩa, mất nghĩa ; biến âm và đó cũng là hiện tượng thường thấy : “xán lạn”燦爛 biến thành “sáng lạn” ; “cổ xúy”鼓吹 biến thành “cổ súy”… » [Mai Tiểu Sinh – Hồn Việt]

Với những lập luận trên thì : viết đúng là “kiêu xa” ; và “kiêu xa” hiểu theo nghĩa đen là “hợm mình và hoang phí”, “kiêu căng xa xỉ”, “xa hoa dâm dật”… ; mà nghĩa bóng là để… khen tặng… một phụ nữ đẹp (!)

Ơ hay, sao mà lạ vậy ?! Nếu trông thấy một phụ nữ tuyệt đẹp mang thứ giày-cao-gót-nhọn đi ngang thì có cho tiền tôi cũng không dám “khen”, vì hậu quả thật khó lường. Sao mà nghĩa đen và nghĩa bóng lại có thể đối chọi nhau đến thế ?! Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sau khi lãnh nguyên một “thần chưởng”, tá hoả tam tinh, đâm ra bối rối bèn tung hô vạn tuế cái “bàn tay năm ngón” à ? Tội nghiệp ! Đồng ý rằng ngôn ngữ nước ta rất “đa dạng” và phải biết “hiểu ngầm”, nhưng chắc cũng vừa vừa thôi chứ. Mình nói mình hiểu, người kia không hiểu, ứng theo câu « Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu… » (Phượng Hồng, thơ Đỗ Trung Quân) mà nhỡ là người giày-cao-gót-nhọn ấy thì làm sao ?!

Thật thì không dám tranh biện với các chuyên gia ngữ học mà chỉ xin góp vài ý kiến thô thiển để hòng gỡ chút rối rắm, vì những lí giải trên, với tôi, vẫn chưa “thuyết phục” lắm.

Dẫn theo Hán Tự để giải nghĩa hai chữ “kiêu xa” 驕奢 (chứ không “kiêu sa”) thì các vị học giả và các từ điển nêu trên đều không sai lầm mảy may nào. Nhưng thiết nghĩ : các cụ nhà ta tuy thông thạo Hán Văn nhưng không cứ hễ mở mồm là… xổ Nho ; để thưa rằng không nhất thiết phải vin vào chữ Hán để truy từ căn. Cùng thử tìm về một hướng suy luận khác xem sao…

Trước nhất xin phép phân các tổ hợp từ “kiêu xa” và “kiêu sa” thành “kiêu”, “xa” và “sa” để tìm hiểu cách chi li hơn :

– “Xa” : tiếng Hán có nghĩa là phung phí (ngược với “kiệm”), như xa hoa, xa xỉ…, và còn có nghĩa là “xe” (phương tiện di chuyển) như xe đạp, xe hơi… ; tiếng Ta thì chỉ khoảng cách, ngược với “gần”, như xa lắc, xa xăm, xa lạ, xa rời, xa xôi …

– “Sa” : tiếng Hán là (tơ) lụa, hoặc cát (như sa mạc chẳng hạn) ; tiếng Ta thì đồng nghĩa với động từ “rơi”, chỉ động thái của một vật từ trên xuống, như chim sa cá lặn… (còn có biến âm khác là “sà” : cành cây sà xuống…)

– “Kiêu” theo Hán ngữ thì đúng là “kiêu hãnh”, “kiêu kì”, “kiêu ngạo”… Và, từ nầy còn có âm cổ là “cao” mà một số các cụ già trong Nam còn dùng, như ông nội một người bạn thân có lần mắng tôi là “thằng cao ngạo” thay vì “kiêu ngạo” ; trong Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức vẫn còn dấu vết với chữ “cao kì” đồng nghĩa với “kiêu kì” chẳng hạn. Tiếng nước ta thì từ “cao” có nghĩa ngược với “thấp”, như “cao chê ngỏng, thấp chê lùn”, “trèo cao ngã đau”, “nhớơn chín chữ cao sâu”, trời cao đất dày, cao xanh (trời)…

Theo đó, hai chữ “xa” và “sa” chiếu theo tiếng Tàu rồi tiếng Ta thì đã rõ ràng, không phàn nàn gì cả. Chỉ mỗi chữ “kiêu” (cao) thì có hơi lấn cấn khiến phân vân tí.

Sau nghìn năm bị người Tàu đô hộ, chúng ta vay mượn khá nhiều từ ngữ của họ, nhưng những từ rất đơn giản và khá thiết thực như : ngắn dài, gần xa, cao thấp… mà ông cha chúng ta cũng không có để đến nổi phải vay mượn tiếng Tàu thì có vẻ gì đó không được hữu lí lắm.

Tôi xin trình một giả thuyết như thế nầy : “kiêu” là từ Hán Việt với nghĩa ngạo mạn, bất phục tùng, “làm cao”… “Cao” cũng là từ Hán Việt, là âm cổ của “kiêu” nên mang nghĩa của “kiêu”, và còn có nghĩa chỉ phía trên, đối với “đê” (thấp) ; đồng thời, “cao” cũng lại là từ thuần Việt và cũng chỉ phía trên để đối với thấp – trường hợp đồng âm đồng nghĩa của hai ngôn ngữ là chuyện xảy ra không hiếm, như “mẹ” và “mère” (tiếng Pháp) chẳng hạn, mà không bắt buộc phải xuất phát từ ngôn ngữ nầy hay dân tộc kia rồi lan truyền, mà chỉ là sự trùng hợp. Để minh chứng, tôi xin cử vài ví dụ : thường thì từ kép được lập bởi hai từ cùng gốc (Hán-Hán hoặc Việt-Việt) ; với “cao”, chúng ta thấy có “cao sơn, “cao đồ”, “cao đàm”, “cao kiến, “cao hạ” trong câu “Cao hạ tự tâm”… là những từ kép mà cả hai nguyên tố đều gốc Hán ; nhưng cũng có những “cao thấp”, “cao sâu”, “cao dày”, “cao xa”, “cao xanh” của câu “Chớ đem nông nổi mà nhờ cao xanh” (Kiều)… thì đây lại phải là những từ kép thuần Việt, chứ không thì làm sao ghép với nhau.

Thế thì có thể phỏng đoán : “kiêu sa” không là biến âm của “kiêu xa” mà phải là biến âm của “cao sa”. “Cao sa”, chứ không “cao xa”.

“Cao xa” (với chữ X), tiếng thuần Việt, không phải là không mang ý nghĩa gì : khi chỉ một phụ nữ “cao xa” là khoảng cách không gần (xa cách), với không tới, chẳng chứa đựng mấy thiện cảm nên tôi không cho ấy là khen mà thôi.

Còn “cao sa” (với chữ S), là từ kép thuần Việt, hàm ý từ trên cao xuống (cao = trên ; sa (sà) = xuống), chính là từ nguyên của “kiêu sa”, chỉ phụ nữ đẹp cách quyền quý, cao sang… như… tiên giáng trần. Chỉ một ý duy nhất như thế. Và “sa” đúng là viết bằng chữ “S” cong cong thanh tú như dải đất của chúng ta vậy.

Vũ Hạ

Quý tiếc – gìn giữ



Tác giả: Trương Nhã Văn | Dịch giả: Mạnh Hùng



Ảnh Fotolia

Thiên Tri Bắc Du của sách Trang Tử có câu: “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhi dĩ” ( hàm nghĩa rằng: kiếp người giữa trời đất này trôi qua quá nhanh tựa như bóng ngựa vụt qua khe hở). Nhớ lại thời đã qua, thời mà tôi vẫn còn là một bé gái bắt đầu giai đoạn thay răng, vẫn còn ôm lấy một con búp bê vải trong lòng, lúc cha mẹ chuẩn bị muốn đưa tôi đem đi đến Đài Đông và Hoa Liên du lịch, mãi cho đến bây giờ vẫn chỉ có thể dùng mấy tấm hình ố vàng mà nhớ lại. Tôi của ngày hôm nay, đang chuẩn bị nghênh đấu với cuộc thi lớn mà bước chân đi gấp gáp tràn đầy áp lực. Đưa mắt thoáng một cái đã từ một bé gái ngây thơ trở thành một vị chiến binh nhỏ hăng say. Thật làm cho người ta nhớ lại cái ngày đã từng hạnh phúc vui vẻ.

Với khoảnh khắc mờ nhạt, bạn hiện có nhận thức như thế nào về nó? Phải chăng cực kỳ hoài niệm quá khứ, vừa không biết trân trọng vừa không biết gìn giữ, vận dụng đến tất cả thời gian mà mình có? Quý tiếc những gì mình đang có, từ quý tiếc thời khắc, đến tình thân, tình bạn, tình yêu, duyên phận… Tục ngữ có câu rằng: “Thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ, tử dục dưỡng nhi thân bất đãi” (hàm nghĩa rằng: cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con cái muốn được phụng dưỡng mà người thân quyến đã vội ra đi). Đến khi con cái than thở mong muốn hết lòng phụng dưỡng trả hiếu cho cha mẹ, thì cha mẹ cũng đã mất. Cứ thiết nghĩ người thân đang ở bên cạnh mình, đặc biệt là cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta, khi mà ba mẹ nói – răn bảo hết lần này đến lần khác với bạn, hãy nhớ rằng không nên cảm thấy phiền chán, ngay cả cãi lại cũng vậy, mà ngược lại còn phải biết ơn – đền đáp công ơn, cảm ơn sự miệt mài dạy dỗ của cha mẹ, mới hình thành sự trưởng thành như bây giờ cho bạn. Thường thường phải hiếu thuận với cha mẹ, đừng để đến lúc cha mẹ không khỏe rồi mới biết hết lòng hiếu thảo.

Ở nước tôi, từ nhỏ đã bắt đầu hiểu được rằng phải biết thỏa mãn với cái mình có, phải quý trọng phúc phần, phải biết ơn, thứ bảy và chủ nhật chỉ muốn ở không thì để cùng ba mẹ trở lại viện nuôi trẻ, nấu cơm cho các bạn nhỏ ăn, kể chuyện cho các bạn ấy nghe, cùng vui đùa bầu bạn với các bạn ấy. Có một lần, tôi và các bạn nhỏ ở viện nuôi trẻ đã trò chuyện một hồi về chuyện mà khiến người ta nhói lòng. “Oa! Chị hai ơi, chị có một mái tóc đen óng rạng ngời, em ngưỡng mộ quá, em cũng rất muốn có”. Khi đó, tôi nghe xong tự dưng nước mắt chảy tuôn tuôn rơi xuống, câu nói đó đã lay động đến tôi, khiến tôi cảm thấy rất chua xót, kỳ thực bạn nhỏ đó hoàn toàn không biết chính mình bị ung thư, thật là căn bệnh dễ sợ, còn ngắm thấy ánh mắt của cô bé ấy hôm đó thật ngây thơ, nó càng khiến tôi không khỏi đau lòng, kiềm chế không được mà ôm lấy cô bé ấy, cùng an ủi vỗ lưng cô bé ấy, tôi nói: “đừng lo lắng, chờ sau khi em lớn lên một chút nữa sẽ trở thành một người con gái xinh đẹp, đến khi đó sẽ giống như chị hai, gìn giữ mái tóc đẹp”. Nhưng tôi biết từ lâu, giấc mơ đó không bao giờ thành sự thật, chỉ có thể khích lệ và bầu bạn với cô bé ấy, khiến tuổi thơ của cô bé ấy lưu lại hồi ức tốt đẹp hơn. Nhìn thấy những bệnh nhân ung thư như vậy, phải chăng đang nhắc nhở chúng ta phải biết quý tiếc hơn?

Bất luận là hữu hình hay vô hình, quý tiếc – gìn giữ đều là một phần trong sự sống chúng ta. Thời khắc thấm thoát trôi qua sẽ khiến bạn càng thêm hiểu biết quý tiếc – dùng thời gian như thế nào cho tốt; sau khi xem xong trường hợp về những đứa trẻ bị bệnh ung thư trong viện nuôi trẻ kể trên, sẽ khiến bạn càng yêu mến quý tiếc những gì bạn đang có hơn. Đời người nên biết diễm phúc – quý tiếc diễm phúc ấy, không nên “Tham đắc vô yếm” (hàm nghĩa rằng: tham lam mà không có thỏa mãn – lòng tham không đáy) đến mức “Bạo điễn thiên vật” (hàm nghĩa rằng: làm cho hoang phí thứ trời cho – không biết quý thứ mà trời ban cho), nên biết quý tiếc những người mà mối liên hệ chúng ta đang có, như vậy sự sống sẽ rực sáng ý nghĩa.

Chuổi ngọc- giá 150k

Chuổi ngọc- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh