Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Tầng ozon của Trái đất bắt đầu phục hồi






Núi lửa Kalbuco
Photo: Jason Quinn



Kichbu theo lenta.ru

Các nhà sinh thái đã phát hiện ra rằng lỗ thủng ozon ở Nam Cực trong thời gian từ năm 2000, khi nó đạt đến kích thước tối đa (trong thời gian quan sát), đã thu hẹp. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science, EurekAlert thông tin tóm tắt về nó!

Diện tích lỗ thủng ozon đã giảm bốn triệu km2. Mặc dù vậy, trong năm 2015, các nhà khoa học đã quan sát thấy lỗ thủng ozon lớn tối đa ở Nam Cực. Theo các nhà khoa học, điều này sẽ không xảy ra nếu núi lửa Calbuco ở Chile không phun trào.

Việc thải vào khí quyển một số lượng lớn các hạt nhỏ đã làm gia tăng số về số lượng và kích thước của đám mây cực, mà clo nhân tạo tương tác với chúng. Các nhà khoa học đã đi đến những kết luận này sau khi khái quát dữ liệu của các quan sát được tiến hành trong 15 năm quavới sự hỗ trợ của các vệ tinh và bóng thám không.

Các nhà khoa học khẳng định rằng đây bằng chứng phục hồi dần dần của lượng ozone trong tầng bình lưu. Các nhà môi trường xem việc tuân theo Nghị định thư Montreal, ký kết vào năm 1987 và nhằm giảm lượng khí thải của chlorofluorocarbons thấp nhất là nguyên nhân của điều này.

Tầng ôzôn ở các vĩ độ cực nằm ở độ cao 10-15 km so với bề mặt của hành tinh. Nó có đặc trưng bởi sự tập trung cao của ozon được tạo ra bởi bức xạ tia cực tím từ oxy phân tử. Lớp ozon bảo vệ các sinh vật trên Trái đất tránh tác động của tia cực tím mạnh.

Vu vơ…





Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.

  

Một ngày ta bỗng nhận ra
Báo là nghiệp chính thơ là… nghiệp dư
.
Vu vơ trong cõi vu vơ
Đau buồn ta khóc mộng mơ ta cười
.
Lá diêu bông tận chân trời
Yêu thương ta vẫn đợi người thiết tha
.
Đắng cay cũng đã nở hoa
Tình yêu cơ cực mới là tình yêu (*)
.
Câu thơ cánh hạc phiêu diêu
Câu yêu ta giữ dẫu nhiều phôi pha
.
Một trời hoa lạ dặm xa
Một đời hóa đá thơ và nỗi đau
.
Phím đàn ai bắc nhịp cầu
Ngôn từ ta gói sắc mầu vu vơ
—————————

(*) Câu thơ của nhà thơ Bùi Sỹ Hoa

Khế quái -giá 850k

Khế quái -giá 850k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

CON HÃY HỎI CHÍNH MÌNH



-Ba ơi!
vì sao máy bay rơi
những người lính bỏ mình nơi biển cả?

- Này con!
có gì đâu là lạ
khi họ là những người lính trung kiên
theo tiếng gọi hồn thiêng tổ quốc.

Này con!
con hãy nghĩ rằng
khỉ con ngâm mình trong dòng nước  trong xanh
tung tăng đùa nghịch với từng con sóng hiền hòa
cũng là hóa thân của những người lính
đã bỏ mình gìn giữ thanh bình biển đẹp quê hương

-Này con!
con hãy tự hỏi mình
khi đất nước cần con có dám hy sinh.

Cớ chi con phải hỏi
Vì sao máy bay rơi
những người lính phải bỏ mình nơi biển cả?

Con ơi!
đừng bao giờ đặt đâu hỏi với người
mà hãy đặt câu hỏi với chính con
và hãy tự trả lời
bằng tấm lòng nhân nghĩa.



Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế




Tác giả: Kim Yến thực hiện, chân dung hội họa Hoàng Tường (Sài Gòn Tiếp Thị).

.

Nếu ai đã từng xem Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, và mới đây nhất là Mạn đàm về người man di hiện đại, sẽ hiểu Trần Văn Thuỷ quay quắt như thế nào với từng số phận con người, với đời sống thực của những người cùng khổ, với những giá trị thực đang dần mất đi… Trong ánh chiều le lói, trước bàn thờ tổ tiên, anh kể về nỗi gian truân sau mỗi thước phim, nghe ly kỳ như chuyện cổ tích…Điều gì đã ám ảnh anh khi chọn học giả Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút đầu tiên của báo chữ Quốc ngữ ở Bắc kỳ, một dịch giả xuất sắc, một nhà văn hoá mang nặng tinh thần dân tộc là nhân vật chính của Mạn đàm về người man di hiện đại?

Đầu tiên nên nói rõ ràng rằng ý tưởng và khởi xướng việc làm bộ phim này là của gia tộc cụ Nguyễn Văn Vĩnh, mà cụ thể là anh Nguyễn Lân Bình, cháu nội cụ, người lo toan mọi bề, tôi chỉ là một trong những người thực hiện. Thứ nữa là bản thân tôi luôn bị ám ảnh một điều: chúng ta phải nhận thức lại những giá trị đích thực của dân tộc, nếu không sẽ rất có lỗi với tiền nhân. Tôi nghĩ một dân tộc lớn phải có một nền văn hoá xứng đáng với những danh nhân văn hoá lớn.

Các cụ ngày xưa giỏi lắm, chuyện xưa còn biết bao điều chúng ta phải học. Đụng đến Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng thế hệ với cụ ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ấy, là đụng đến một vấn đề lịch sử rất trọng đại, để thấy được tấm lòng của những người yêu nước, nhưng nhiều người trong thế hệ ấy đã bị hiểu sai, bị xuyên tạc và bôi nhọ. Đọc lại những tài liệu xưa cũ trong và ngoài nước, sang Pháp tìm lại hồ sơ lưu trữ các nước thuộc địa Pháp, hồ sơ của các sử gia, nhà nghiên cứu, chúng tôi thật sự choáng váng. Cuộc đời đầy nghịch cảnh của cụ Nguyễn Văn Vĩnh làm tôi bị ám ảnh. Là người rất tâm huyết với sự thịnh suy của đất nước, là một nhân vật thần đồng, kiệt xuất trên mọi phương diện, vậy mà liên tục trong nhiều thập kỷ, ông đã từng bị cho là tay sai, bồi bút, phản động, liên luỵ đến mấy đời con cháu sau này.

Tôi thường tâm niệm đất nước ta có không biết cơ man những người có tấm lòng ái quốc, hãy vì hậu thế mà đối xử tử tế với họ, cho dù họ ái quốc theo cái cách của họ. Giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã nói trong phim: “Đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh mà chỉ dừng lại ở việc cụ là thuỷ tổ của làng báo tiếng Việt, là người có công phát triển chữ Quốc ngữ và là nhà dịch thuật xuất sắc thì chưa đầy đủ và chưa thoả đáng. Điều xứng đáng hơn, phải nói rằng đóng góp lớn nhất của cụ chính là về tư tưởng. Đó là một trong những nhà tư tưởng dân chủ đầu tiên của Việt Nam mang tính khai sáng”.

Gần bốn giờ với bốn tập phim tài liệu, người xem vẫn chăm chú từ đầu tới cuối, và không khỏi bàng hoàng khi hình ảnh cuối cùng chấm dứt. Bí quyết nào giúp anh tạo nên sự hấp dẫn của bộ phim?


Tôi thường tâm sự với các đồng nghiệp trẻ rằng tiêu chí của phim tài liệu không chỉ là đúng và đủ. Đúng và đủ là tiêu chí của nghị quyết, của các công trình nghiên cứu khoa học. Hấp dẫn là tiêu chí đầu tiên của tôi. Phim tài liệu muốn hấp dẫn, phải đánh động vào thần kinh của xã hội đương đại, khiến người xem tự soi lại mình, rằng ta đang sống như thế nào, ta phải làm gì để có thể sống tốt hơn, lương thiện hơn, tử tế hơn. Trong một xã hội tưởng đầy ắp những dạy bảo, những răn đe, con người vẫn khao khát về lẽ sống, về lẽ phải, chuyện trị nước, yên dân, chuyện hoà hợp hoà giải, chuyện tôn trọng sự khác biệt… Toàn là chuyện “nóng” cả, đâu phải tìm kiếm xa xôi gì tận bên Mỹ, bên Tàu? Làm phim tài liệu không phải để nói bằng được những điều mình nghĩ, mà phải nói được những bức xúc của số đông, đụng chạm đến điều gì sâu thẳm của nỗi đau thân phận con người, khiến người ta suy nghĩ. Đó là một giải mã, một chìa khoá mở ra lối đi cho riêng tôi.

Có một nghịch lý đang diễn ra: sự giàu có về vật chất đang huỷ hoại mối quan hệ giữa con người, anh nghĩ gì về điều này?

Năm 1992, khi làm phim Có một làng quê với đài truyền hình NHK, mô tả đời sống tinh thần thanh bạch, ấm cúng, đầy tình làng nghĩa xóm của một làng quê nghèo Việt Nam sống bằng nghề đào đất nặn thành chum vại, tiểu sành, tôi cứ thắc mắc tại sao người Nhật lại bỏ tiền cho tôi thực hiện bộ phim nói về “cái tôi”, về một làng nghèo như thế, lại còn cho tôi thuê cả trực thăng để quay. Khi cùng xem phim ở Tokyo, những người Nhật Bản đã nói rằng: “Đây là chuyện cổ tích đời nay!” Lúc ấy tôi mới hiểu, người Nhật Bản đã từng nghèo như thế, đã từng tốt với nhau như thế và họ biết hơn ai hết sự giàu lên có khi làm quan hệ con người xấu đi, họ muốn cho con cháu họ thấu hiểu điều đó. Đó là điều mà Việt Nam của chúng ta hình như chưa giác ngộ được.

Chúng ta đang mải chạy theo sự tăng trưởng về kinh tế, sao nhãng quan tâm đến tình người, đến đạo đức, đến sự tử tế. Trong thẳm sâu của mình, khi đặt niềm vui, nỗi buồn vào cái chung, thấy đau đớn lắm. Vào đầu thế kỷ, cụ Phan Châu Trinh đã chủ trương nâng cao dân trí. Điều đó bây giờ vẫn còn rất thời sự. Dân trí hiểu theo nghĩa của riêng tôi là sự hiểu biết rộng lớn, trong đó có sự hiếu hoà, tin cậy, để con người cảm thấy biết sống và đáng sống, chứ không phải ngổn ngang, bê bối như bây giờ. Nguyên nhân sâu xa của sự bê bối là sự xuống cấp về nhân cách. Suy cho cùng thì vấn đề của xã hội Việt Nam bây giờ chính là vấn đề nhân cách. Từ tham nhũng, mua quan chạy chức, băng đảng… đến chuyện nói một đằng, nghĩ một nẻo… Tôi nghĩ loài người từ khi sinh ra đã được dạy rằng hãy nói điều mình nghĩ. Nhưng có lẽ chưa bao giờ nói dối trở thành bình thường như bây giờ. Chống sự suy thoái của đời sống chính là chống sự xói mòn của nhân tính.

Mỗi bộ phim của anh đều gây chấn động dư luận bởi tính phản biện dữ dội về những vấn đề nhân sinh, và cũng gây sóng gió không ít cho chính anh. Điều gì giúp anh giữ được bản lĩnh và sự độc lập một cách bền bỉ như thế?

Tôi chẳng tài cán gì đâu, chỉ có một tấm lòng, cố gắng đi đến tận cùng điều mình cho là có ích. Tôi cũng không can trường, dũng cảm gì cả. Việc nó cần phải thế thì nó thế. Tôi từng là kẻ vô thần, từng nhiều lần, rất nhiều lần chạm mặt với cái chết trong chiến tranh, nhưng bây giờ thì tôi hiểu còn có rất nhiều quyền năng ngoài chúng ta, trên chúng ta mà chúng ta không thể thấy được. Tôi đã từng sống với những giấc mơ khi làm phim về cụ Nguyễn Văn Vĩnh, tỉnh dậy nước mắt giàn giụa… Tôi cũng đã kể câu chuyện giấc mơ này ở cuối phim. Quả thực ở cuối con đường làm nghề này, tôi nghiệm ra sức lực để che chắn, để đứa con tinh thần của mình được đến bờ đến bến còn mệt mỏi hơn nhiều sức lực để làm ra một bộ phim.

Trong cuốn sách mang tên Nếu đi hết biển, bằng những cuộc đối thoại thẳng thắn, chân thành, anh đã đụng chạm đến phần sâu xa nhất của tâm tình người Việt ở Mỹ, những đổ vỡ, ly tán và đau thương của lịch sử dân tộc?

Biên kịch Trịnh Thanh Nhã:



“Cái được nhất, và cũng mang lại cho anh nhiều trắc trở nhất, là anh thẳng quá. Sự thẳng thắn là điều đáng trọng nhất của nhân cách người nghệ sĩ. Bao giờ anh cũng đi thẳng vào tâm điểm rất nóng của thời cuộc, với sự nhạy cảm và trách nhiệm công dân rất đáng trân trọng”


Thực ra tôi chưa có điều kiện làm được việc cần làm như chị nói là “đụng chạm đến phần sâu xa nhất của tâm tình người Việt ở Mỹ”. Tiếp xúc nhiều với cộng đồng người Việt ở Mỹ, tôi không khỏi băn khoăn về cái điều tôi đã nói trong Có một làng quê: “… Nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình…”. Bởi không ít người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được. Đây gần như là một điều tra xã hội học chân thực và trực tiếp về cộng đồng người Việt tại Mỹ. Tôi may mắn được đi nhiều, với tâm thế của một người nhà quê ra tỉnh, tôi thích quan sát đời sống dân chúng, gần gũi chuyện trò, tìm hiểu những va đập của đời sống bà con hải ngoại ở Pháp, Đức, Anh, Ý, Bỉ, Úc, Nhật, Mỹ… khám phá những xung đột ý thức hệ trong thế kỷ qua, để có thể khôi phục lại một mảng tinh thần hầu như đã vỡ nát vì chiến tranh và những năm tháng khó khăn nối tiếp, giúp cho con người từ nhiều phía hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.

Nhìn lại đời mình, anh nghiệm ra điều gì?

Nhìn lại những việc mình làm, có những việc lạ lùng, may mắn nhờ thần linh giúp đỡ, phần lớn cũng đến bờ đến bến. Người đời thường nói, ăn ở thế nào đời sẽ trả lại cho mình như thế, nhưng soi chiếu vào những khuất tất trong lịch sử một cách sâu sắc, tôi thấy phần lớn những người có tài, có công với dân, với nước, thì số phận lại hẩm hiu. Tôi có ước mơ không tưởng là làm sao để hậu thế không đi vào những vết xe đổ của chúng ta, làm thế nào hoá giải tất cả những lầm lẫn của chúng ta trong quá vãng, có như thế mới hoá giải hết những kết uất, để mọi con dân nước Việt được yêu thương đất nước này một cách ngang bằng.

Làm thế nào để anh có thể nuôi dưỡng niềm tin trong tâm trạng lúc nào cũng sống trên bờ vực như thế?
Nếu là năm, mười năm trước thì tôi không dám trả lời câu hỏi này. Nhưng bây giờ, tôi có đủ tự tin để nói rằng tất cả những việc tôi làm đều xuất phát từ người xem. Làm phim trong hoàn cảnh thiếu thốn về mọi nỗi, giữa thời kỳ cấm đoán như thế, nhưng tôi chỉ nghĩ đến người xem, chứ không nghĩ đến cấp trên, đến kiểm duyệt. Khi bắt đầu mỗi bộ phim, tôi cũng không bao giờ lo mình có đủ tiền không, có đoạt giải gì không… Người đời thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Trong đời thường, anh còn là ân nhân của nhiều học sinh nghèo, những em bé tật nguyền, và đã chắt chiu từng đồng tiền kiếm được để xây bảy cây cầu nhỏ và xây trường học cho làng mình?
Tôi đã làm được nhiều hơn thế, chị ạ. Mười bảy năm nay, tám cây cầu to, rộng, đẹp, bền chắc, xây trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, khu văn hoá, gần một trăm giếng bơm nước sạch, nhiều ngàn mét vuông bêtông đường làng, trợ cấp cho người nghèo và các cháu bị hậu quả chất độc da cam, xây dựng lăng mộ tổ, lập ấp, và nhiều việc khác nữa. Từ một làng quê nghèo khổ, cảnh trí tiêu điều, khó khăn vô cùng mà bây giờ làng tôi đẹp lắm. Tôi không nghĩ đó là việc từ thiện, vì hai chữ từ thiện tôi có cảm giác đó là sự ban ơn. Việc tôi làm chỉ là việc hiếu nghĩa. Làm việc hiếu nghĩa, tôi cũng luôn nghĩ đến thầy tôi (tôi gọi bố bằng “thầy”). Khi sống, ông chỉ lo cưu mang, giúp đỡ những người cơ nhỡ, khó khăn, lo cứu đói cho bà con năm Ất Dậu 1945… Tôi làm như vậy, cũng là một cách để báo hiếu thầy tôi, theo đuổi những việc sinh thời ông từng tâm huyết. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, tôi không phải là người giàu có đến mức làm được nhiều việc lớn như vậy. Tôi may mắn có nhiều bạn bè trong và ngoài nước, các tổ chức nhân đạo, từ thiện quốc tế. Họ quý mến tôi, thương tôi và nhiệt tình hỗ trợ những việc tôi muốn làm.

Anh nhắc nhiều đến sự tử tế, dường như đó cũng là điều anh day dứt, đau đáu nhất trong các bộ phim?
Chắc chị cũng còn nhớ mở đầu phim Chuyện tử tế, năm 1985, tôi đã viết: “Tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm…”. Tết năm nay, tôi được một ông bạn già cho mấy chữ trong bức thư hoạ: “Con người hoà thuận với nhau thì mãi mãi là mùa xuân”. Người xưa nói chí phải.

Cảm ơn anh.

Những giải thưởng đã đạt được

– Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường khu Năm, đoạt giải Bồ câu bạc tại LHP Quốc tế Leipzig (1970).

– Phản bội, về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, giải vàng LHP Việt Nam 1980, giải Đạo diễn xuất sắc.

– Hà Nội trong mắt ai (bị cấm từ 1982 – 1987), giải vàng LHP Việt Nam 1988, giải Biên kịch xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất.

– Chuyện tử tế (1985), giải Bồ câu bạc LHP quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam”, được hơn 10 đài truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền và được chiếu rộng rãi ở châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ…

– Chuyện từ góc công viên, Giải vàng LHP hội Điện ảnh năm 1996.

– Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (1999), giải vàng LHP châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 43, danh hiệu Chứng nhân của thế giới (Witnessing The World) của hội thảo Điện ảnh quốc tế tại New York 2003, Mỹ

Me bonsai- giá 450k

Me bonsai- giá 450k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Nhường đường cho người – đường càng thênh thang



Tác giả: Hồ Quang Đông | Dịch giả: Mạnh Hùng



Khi hai bên rơi vào cảnh khổ, chỉ có “đường ai náy đi” mới là hành động sáng suốt. (Đại Kỷ Nguyên sưu tầm)

Tô Thức cưỡi ngựa đi dạo ra ngoại ô, lúc đi đến lối đi nhỏ bên bờ ruộng, gặp bà nông phu đang gánh đất bùn, bà nông phu ấy cũng biết vài chữ, thuận miệng liền đối: “Trọng ni lan tử lộ” (Một gánh đất bùn cản lối ngài đi)[1], sau khi lắng nghe, trong lòng kinh ngạc, trong một câu đối mà dùng tên của Khổng Tử và Tử Lộ. Lúc bác nông phu quay gánh trở đi, thấy bộ dạng Tô Thức bối rối mà cười to sằng sặc, Tô Thức nhất thời linh cảm, hiểu ra liền đáp: “Lưỡng hành phù tử tiếu nhan hồi”[2] (Lối hai bên đường người gánh gương mặt cứ cười mà vui trở về). Sau khi Tô Thức nói xong trong lòng nghĩ, chi bằng thử bà ta chút. Tô Thức cố ý để một chân gác trên lưng ngựa một chân chạm đất rồi hỏi: “Xin hỏi đại thẩm đây, tôi lên ngựa hay là xuống ngựa?”. Bà nông phu cười mà chẳng trả lời, hỏi ngược lại vị tài tử Tô Thức: “Xin hỏi, nô gia tôi đây đi tới hay là đi lùi?”. Tô tài tử nhìn nhận là bà ấy nói năng không tục nhưng tấm lòng có chút tối tăm, sau đó Tô Thức bèn thúc ngựa rời đi.

Trên đường cao tốc, các sự cố do không chịu “nhường đường” mà xảy ra là rất thường thấy.

Là người thì đều có các loại tình cảm khác nhau như tình thân quyến gia đình, tình yêu nam nữ, tình bạn, nhưng trong đó thứ tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là thuần túy nhất, chỉ cho đi mà không cần báo đáp; còn tình bạn giữa bạn bè, chỉ là liên hệ nghĩa đạo “kết giao của quân tử nhạt như nước”, chỉ có sự quan tâm. Tình yêu rất phức tạp, đa số lấy sự chiếm hữu, khống chế làm điểm xuất phát. Khi tình cảm còn tốt thì dính như keo sơn không buông được, nhưng nếu bỗng một hôm, tình yêu vượt khỏi đầu óc, thì biến thành khổ, khó tránh trong lòng lại sẽ có vết thương rất lớn. Nếu như đối phương không yêu bạn – không thích bạn, thì không nên vương vấn đơn phương, hai bên cùng rơi vào cảnh khổ, chỉ có đường ai nấy đi – không nên níu trước giữ sau, như vậy mới là hành động sáng suốt.

Nhưng mà, là người chứ đâu phải cây cỏ đâu, ai có thể vô tình chứ? Trong vô số chúng sinh, hay có cái khổ vì tình mà ra, mệt mỏi vì tình mà ra. Có người vì tình rồi chẳng muốn sống mà kết liễu mạng sống của mình, có người vì tình mà giết người, có cả cách nghĩ “người khiến ta thống khổ, ta cũng không để người sống yên ổn thoải mái đâu”, hoặc là “ta không có được người, kẻ khác cũng đừng mong có được người”, giết đối phương, hay là cả hai cùng lưỡng bại câu thương.


Nếu như đổi phương hướng suy nghĩ, như tận chân trời xứ nào mà không có cỏ mọc, người này không thâu nhận tôi, ngoài ra còn có người khác nữa! Chỉ cần sống tiếp, thì nhất định có hy vọng, thực tại không nhất thiết vì mất đi cái yêu thương mà ôm ấp ưu phiền – mất chí hướng.

Chú thích:

[1] Lối chơi chữ của người nông phu: Trọng ni là gánh bùn nặng, đồng âm với Trọng Ni là tên thật của Khổng Phu Tử; tử lộ (nghĩa đen là con đường của ngài) cũng là tên của một trong những học trò nổi tiếng của Khổng tử, được thầy khen là có đức dũng nhưng lại hay bị phê bình vì tính khí nóng nảy, bộp chộp.

[2]Lối chơi chữ của Tô Thức: Phù tử là người gánh đồng âm với Phu tử (danh xưng mà các học trò hay gọi Khổng tử), nhan hồi: nhan là gương mặt, hồi là trở về ; Nhan Hồi cũng là tên người học trò được Khổng tử rất ưu ái nhất, cũng là người chăm lo tu dưỡng đạo đức nhất trong số học trò của Khổng tử.

Tồn tại những nền văn minh tiên tiến bên ngoài Trái Đất



Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Minh Phát




Ảnh một vành đai sáng rực (nơi các ngôi sao đang hình thành) đang bao quanh trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 1097. (Nguồn: NASA)

Hai nhà thiên văn học Adam Frank và Woodruff Sullivan, thuộc trường Đại học Rochester và Đại học Washington, đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên số báo ra tháng Năm của tạp chí Sinh vật học Vũ trụ (Astrobiology), khảo sát điều mà họ gọi là “nghi vấn về khảo cổ vũ trụ”: “Trong lịch sử tiến hóa vũ trụ, sự sản sinh ra các chủng loài có văn minh công nghệ (bất kể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn) tuân theo một chu kỳ như thế nào?”

Trong chuyên mục ý kiến phản hồi của tờ New York Times, phát hành ngày 10 tháng Sáu, Adam Frank đã tóm tắt kết luận của nghiên cứu như sau : “Mặc dù chúng tôi không biết liệu có nền văn minh ngoài Trái đất nào hiện đang tồn tại hay không, nhưng chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn đã từng tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ”.


Chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ.
Adam Frank, nhà thiên văn học thuộc Đại học Rochester

Hai nhà thiên văn học đã đi đến kết luận trên nhờ xử lý lại phương trình Drake nổi tiếng theo một góc nhìn khác và đồng thời bổ sung thêm các thông tin mới nhất. Phương trình này ban đầu được nhà thiên văn Frank Drake xây dựng vào năm 1961 để tính toán khả năng liên hệ được với sự sống ngoài Trái đất.


Drake theo học ngành thiên văn vô tuyến tại Đại học Harvard và giữ nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực này, gồm cả công việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA. Ông đưa vào phương trình của mình nhiều thừa số khác nhau, như tốc độ hình thành các vì sao phù hợp với sự hình thành các sinh vật có trí tuệ và số lượng hành tinh có môi trường thích hợp cho sự sống trong mỗi một hệ hành tinh.

Phương trình Drake:

N = Số các nền văn minh trong hệ Ngân Hà mà có thể phát ra các sóng điện từ phát hiện được.

R* = Tốc độ hình thành các vì sao có môi trường phù hợp cho sự hình thành các sinh vật có trí tuệ.

fp = Phần trăm những vì sao có các hệ thống hành tinh xoay quanh.

ne= Số các hành tinh có môi trường phù hợp cho sự sống trong mỗi hệ hành tinh.

fl = Phần trăm các hành tinh trong ne mà sự sống có thể thực sự xuất hiện ở đó.

fi = Phần trăm các hành tinh trong fl có sự sống mà ở đó các sinh vật có trí tuệ có thể xuất hiện.

fc= Phần trăm các nền văn minh có thể sở hữu công nghệ phát ra các tín hiệu (có thể dò tìm) vào trong không gian.

L = Khoảng thời gian mà những hành tinh như vậy có thể phát vào trong không gian các tín hiệu có thể dò tìm.

Những cải tiến trong công nghệ quan sát thiên văn đã đẩy vọt kiến thức của chúng ta về các hành tinh ngoài hệ mặt trời. Vào tháng 4 năm nay, nhóm làm việc trên tàu không gian Kepler thông báo đã phát hiện thấy 1.284 hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.

Frank viết trên New York Times rằng: “Đến nay, ba trong bảy thừa số của phương trình Drake đã được tìm ra, đó là R*, fp (khoảng 100%), ne (20-25%). Điều này cho phép chúng ta lần đầu tiên có thể nói điều gì đó rõ ràng về những nền văn minh ngoài trái đất”.

Thay vì xét tới xác suất có một nền văn minh đang hiện hữu ngoài Trái đất, Frank và Sullivan đã dựa trên xác suất chúng từng xuất hiện trong quá khứ, qua đó bỏ qua được những ràng buộc về nhân tố thời gian trong các thừa số của phương trình Drake.

“Việc đó giúp chúng tôi giảm số thừa số chưa xác định trong phương trình Drake xuống còn 3, mà chúng tôi kết hợp lại thành xác suất “công nghệ sinh học” gồm: khả năng tạo ra sự sống, sinh vật thông minh, và năng lực công nghệ”, Frank viết. Ông kết luận: “Xác suất chúng ta không phải là nền văn minh công nghệ đầu tiên là rất cao. Đặc biệt, chỉ trừ khi xác suất mà một nền văn minh (trên các hành tinh thuộc vùng có thể sinh sống) có sự tiến hóa là dưới một phần 10 nghìn tỷ tỷ, chúng ta mới là nền văn minh đầu tiên”.

Năm 2013, hai nhà toán học của Đại học Edinburgh là Arwen Nicholson và Duncan Forgana đã đưa ra một tuyên bố tương tự về khả năng các nền văn hóa ngoài hành tinh đã và đang gửi các tàu thăm dò Trái đất.

Hai ông quan tâm đến những yếu tố như việc các tàu do thám có thể di chuyển bằng cách tận dụng năng lượng từ chuyển động của các vì sao và công nghệ tự tái tạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến các giai đoạn thám hiểm.

Trong phần tóm tắt nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh vật học Quốc tế, họ trình bày rằng: “Chúng tôi kết luận rằng một hạm đội tàu có khả năng tự tái tạo thực sự có thể thám hiểm hệ Ngân Hà trong một khoảng thời gian đủ ngắn để đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”.

Nghịch lý Fermi được đặt tên theo tên nhà vật lý Enrico Fermi và nó nói đến xác xuất lớn có tồn tại các nền văn minh ngoài Trái đất, mặc dù thiếu hụt bằng chứng về sự tồn tại của chúng. Do đó khi Nicholson và Forgana nói những tính toán của họ “đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”, có nghĩa là họ chứng thực được khả năng rất cao có tồn tại nền văn minh ngoài Trái đất.

Họ lấy cảm hứng từ cuộc du hành của tàu thăm dò Voyager 1 thuộc NASA, vốn được đặc định sẵn là sẽ gặp ngôi sao tên AC+79 3888 vào 40 nghìn năm tới. Họ tự hỏi liệu một nền văn minh ngoài Trái đất có gửi đến chúng ta một tàu thăm dò bằng phương pháp tương tự của NASA từ 40 nghìn năm trước, và đã được đặc định đến chỗ chúng ta trong một ngày nào đó của thời điểm hiện tại không.

Mai vàng bonsai -giá 400k

Mai vàng bonsai -giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

CƠM NGUỘI- giá 700k

CƠM NGUỘI- giá 700k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh