" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
tính cách của phụ nữ qua mái tóc
Con gái thường rất chăm chút cho bản thân. Ngoài trang phục, ngoại hình thì mái tóc cũng là một phần quan trọng trong việc làm đẹp. Thêm vào đó, cách bạn để kiểu tóc cũng thể hiện phần nào tính cách của bản thân.
1. Tóc dài và thẳng
Khi bạn nhìn thấy cô nàng tóc dài bạn sẽ nghĩ ngay đây là một cô nàng rất nữ tính và duyên dáng.
Giữ một kiểu tóc lâu năm thì chắc rằng đó không phải là tuýp người thích sự mạo hiểm (Ảnh minh họa)
Một người con gái để tóc dài thường có tính cách hướng nội, nghiêng về những giá trị truyền thống và rất tinh tế. Những cô gái này thường rất giỏi nữ công gia chánh, là người phụ nữ của gia đình. Họ ưa một cuộc sống đơn giản và không thích “bon chen”.
Họ thường thể hiện tình cảm ra ngoài và rất biết cách quan tâm, chăm sóc người khác. Có thể họ không nói nhiều nhưng lại có tiếng nói nội tâm rất lớn.
Người thường giữ mái tóc dài trong nhiều năm chứng tỏ họ không thích những thay đổi, xáo trộn trong cuộc sống, cũng có thể họ sợ sự thay đổi. Giữ một kiểu tóc lâu năm thì chắc rằng đó không phải là tuýp người thích sự mạo hiểm.
2. Tóc ngắn
Năng động và sôi nổi là điều mà người ta thường nghĩ về những cô nàng sở hữu mái tóc này. Đây hẳn là một kiểu tóc thu hút được rất nhiều sự chú ý của người khác. Những người để kiểu tóc này luôn tràn đầy sức sống và sự tự tin ở bản thân.
Tóc ngắn thể hiện bạn luôn muốn làm điều mà mình thích và sẽ không để người khác ảnh hưởng đến quyết định của mình. Từ mái tóc của bạn, người khác có thể cảm nhận được bạn là một người rất thông minh, nhanh nhạy cũng như rất có tinh thần trách nhiệm trong mọi việc.
3. Tóc xoăn bồng bềnh
Đây là tuýp cô gái khá ngọt ngào và quyến rũ. Kiểu tóc này rất kén khuôn mặt, bởi tóc xoăn dễ khiến khuôn mặt bị già đi. Người để tóc xoăn thích trải nghiệm sự mới mẻ trong cuộc sống. Tóc xoăn cũng tượng trưng cho cá tính sôi nổi, vui nhộn.
Nếu đang sở hữu mái tóc xoăn tự nhiên, chứng tỏ bạn là người thoải mái với vẻ ngoài rất riêng của mình. Còn với những cô nàng có mái tóc xoăn được uốn sấy cẩn thận, điều này chứng tỏ bạn là người rất tỉ mẩn và luôn muốn sự hoàn hảo trong cuộc sống.
4. Tóc luôn búi cao
Bạn là một cô gái thích sự tách biệt, thậm chí khá lạnh lùng. Bạn luôn thu hút được sự chú ý của đám đông bởi những gì mình thể hiện.
Người búi tóc cao thích sự trẻ trung, năng động và mạnh mẽ. Bạn cũng luôn muốn nhận được những lời khen ngợi chân thành từ người khác.
5. Kiểu tóc Bob
Kiểu tóc này chứng tỏ bạn là người luôn thích sự mới mẻ. Bạn trẻ trung và tràn đầy năng lượng cho cuộc sống. Người con gái có mái tóc kiểu này thường ưa chuộng sự cởi mở và luôn vui tươi hòa nhã với mọi người.
6. Nhuộm màu tóc nổi bật
Không phải ai cũng đủ “dũng cảm” để biến màu tóc của mình sang những tone màu nổi bật “khác người”. Người sở hữu mái tóc này luôn mang tinh thần tự do, phóng khoáng và vô cùng bản lĩnh. Trước đám đông, nàng khá độc lập và mạnh mẽ, không ngại ngần việc bị người khác đánh giá như thế nào.
Bài liên quan:
7. Tóc mái ngố
Bạn là người luôn vui vẻ, thẳng thắn. Bạn rất nghiêm khắc với bản thân, bộc trực và nguyên tắc, thế nhưng bạn lại không dễ gì đối diện với thất bại hay những chuyện không vui.
8. Tóc mái tỉa
Kiểu tóc này tiết lộ bạn là cô nàng cực kỳ cá tính và phóng khoáng. Rõ ràng bạn rất thích những cuộc vui chơi và đám đông. Kiểu tóc này cũng cho biết bạn là một cô nàng kiên định với những cá tính rất riêng, luôn tràn đầy năng lượng và tự tin. Rất thực tế, không bao giờ viễn vông, có mục đích rõ ràng, bạn luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách ngáng trở con đường mình đi.
Thường những cô nàng này luôn có một sự hấp dẫn đặc biệt đối với người khác, luôn làm cho người đối diện phải chú ý tới mình mặc dù bản thân không hề cố ý. Đằng sau một cô nàng tinh nghịch là một trái tim luôn biết chia sẻ, cảm thông với người khác
Theo eva.vn
Rừng Hồng ngọc(12 cây)
Rừng Hồng ngọc(12 cây) -giá 1,5 triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Siêu Nhân và Tồi Nhân Điểm Giống Nhau và Khác Nhau Superman vs Bottom-Rate Man
Hoàng Hữu Phước, MIB
Trên Trái Đất của Thái Dương Hệ này trong vũ trụ bao la kia thuộc Dải Ngân Hà đó, có hai quốc gia giống nhau như đúc nhưng đồng thời cách nhau một trời một vực vì một ở trên đỉnh cao chót vót hào quang còn một lại ở tận đáy sâu thăm thẳm bần cùng: đó là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, mà ở đây vì lý do tiết kiệm chữ nghĩa – vì tiết kiệm là quốc sách – sẽ gọi tắt là Mỹ với Tàu. Thế thì điểm giống nhau y hệt là ở chỗ nào cơ chứ?
Mỹ là siêu cường miên viễn. Vậy mà ở đâu người ta cũng chống Mỹ. Tức thật. Ngay cả đồng minh như Anh như Pháp cũng chống Mỹ, xạo xạo hữu hảo ngoài mặt chứ chơi xỏ được là chơi ngay. Bỏ tiền tỷ tỷ đô để diệt bao chế độ rồi ủng hộ dựng xây bao chế độ mới, để rồi vài chục năm sau các chế độ ấy bị sụp đổ vì toàn bọn độc tài gia đình trị khét tiếng từ el-Haj Mohammed Suharto của Indonesia, Park Chung-hee của Đại Hàn Dân Quốc, Muhammad Hosni El Mubarak của Ai Cập, v.v. bị ghét bỏ bởi dân chúng của họ; hoặc có chế độ trở mặt phản phúc như Ngô Đình Diệm của Việt Nam để Mỹ phải gạt lệ cá sấu cho phép sát hại diệt tiêu; hay chế độ Nguyễn Văn Thiệu chơi xỏ một mặt lấy ma túy từ Tam Giác Vàng giết lần mòn binh sĩ Mỹ, một mặt làm bể kế hoạch rút quân trong danh dự của Mỹ bằng cách phá Hiệp Định Paris, một mặt trước khi đào tẩu đã khóc bù lu bù loa trên TV công khai mắng nhiếc Mỹ hèn hạ bỏ rơi đồng minh, v.v. và v.v.; khiến người Mỹ không cam tâm, ngẩng mặt lên trời cao mà than sao Chúa Trời bất công đến thế, đã cố hết sức sao chẳng đời nào được tiếng anh hùng!
Thế là đi tìm cái mà nhà phân tâm học cùng thời với Sigmund Freud là Alfred Adler gọi là “kom-păng-sa-si-ông” tức “compensation” tức “sự bù trừ” mà tiếng bình dân của Việt Nam gọi là …“tự sướng” lấp liếm cái câm-pơ-léc-xơ đờ in-phe-ri-ô-ri-tê tức inferiority complex tức mặc cảm tự ti, Holywood đẻ ra nhân vật Superman cứu nguy nhân loại, được loài người xưng tụng anh hùng, đẹp trai hết biết, mình mẩy đầy sơ với múi, hùng mạnh vô song, cứ như là thiên sứ. Người Việt ta gọi anh ấy là Siêu Nhân. Những thứ tương cận với Siêu Nhân thuộc giống đực còn có Người Dơi, Người Nhện, Thần Sấm (Thor), Người Cao Su, Người Điện Quang, và Người …Xanh Lè (Hulk), vân vân và vân vân, và để xứng đôi vừa lứa với các đấng anh hùng ấy, Holywood rặn đẻ thêm giống cái gồm các nàng Nữ Siêu Nhân, Nữ Người Dơi, v.v và v.v; biến nước Mỹ thành nơi duy nhất trên thế gian này mà các thiên sứ uy dũng từ thượng giới đều tập trung về tất. Tuy người dân khắp nơi trên thế giới vẫn chống Mỹ, họ sẵn sàng bỏ tiền túi ra để chầu chực chờ xem các phim ấy, khiến nước Mỹ cũng được an ủi rằng văn hóa của ta lấn át văn hóa của họ, làm bạn Pháp mày ê mặt ủ chịu trận te tua.
Tàu là siêu cường mới nổi. Vậy mà ở đâu người ta cũng chống Tàu. Tức thật. Ngay cả các nước đại siêu cường phải chú mục há hốc mồm nhỏ nước miếng ràn rụa hai bên mép lỏ mắt nhìn trân trân túi tiền đô nặng trĩu của Tàu, ve vãn Tàu bỏ tiền ra cứu độ chúng sinh qua cơn sóng gió mà tiếng hàn lâm gọi là suy thoái kinh tế toàn cầu. Vậy mà tiền thì chúng nhận, mà mồm vẫn không ngưng mắng tổ chửi tiên. Thế mới tức chứ lị. Ngay cả gia tài văn học Tàu có mấy bộ sách bấy lâu nay khoe là kỳ quan thiên cổ cũng bị một gã nọ tên gọi Lăng Tần ở cái tiểu quốc gì gì ấy mắng cho là đồ bá láp, gọi các anh hùng Lương Sơn Bạc là bọn cướp cạn bán bánh bao nhân thịt người mới tức chớ! Thế là Tàu ta do không có Tàu lywood như Holywood nên vén áo khoe bắp thịt tay, tụt quần khoe bắp thịt chân, dùng sức cơ bắp quẫy đạp tung tóe nước Biển Đông như để dằn mặt toàn vùng Đông Nam Á rằng ấy ao ta, lấn đất Ấn Độ như để chứng minh kinh Phật tự có trên đất Tàu chứ đâu phải do con khỉ con heo quảy gánh vác về. Bỏ tiền mua hàng không mẫu hạm của Ukraine để bị cười vô mặt là sắm thứ thổ tả tơi tả tả tơi. Làm gì cũng bị cười chê, khiến Tàu không cam tâm, ngẩng mặt lên trời cao mà than sao Ngọc Hoàng Thượng Đế bất công đến thế, đã cố hết sức sao chẳng đời nào được tiếng anh hùng! Thế là vừa đi tìm cái mà nhà phân tâm học cùng thời với Sigmund Freud là Alfred Adler gọi là “kom-păng-sa-si-ông” tức “compensation” tức “sự bù trừ” mà tiếng bình dân của Việt Nam gọi là …“tự sướng” lấp liếm cái câm-pơ-léc-xơ đờ in-phe-ri-ô-ri-tê tức inferiority complex tức mặc cảm tự ti, vừa tức quá hóa khùng, đói quá hóa dại, Tàu ta bèn rao bán hàng trong nhà người khác, gọi thầu khai thác dầu hỏa mấy lô thềm lục địa của Việt Nam, khiến thế gian lần này được phen cười lớn, rúng động Thiên Cung, rung rinh Thủy Giới, khiến Thượng Đế Ngọc Hoàng phải cúi xuống mà xem, bật cười văng nước mắt nước mũi thành mưa to gió lớn ngập lụt Bắc Kinh; Long Vương Đại Hải ngóc đầu lên nghía, té cười đập mình xuống nước, gây sóng thần ghê gớm, mở miệng mắng “Tổ Cha Mi” bị nước biển tràn vào làm sặc họng, tạo thành âm thanh lạ hoắc mà người đời nghe lộn thành…tsunami.
Thế đấy. Mỹ và Tàu giống y nhau ở chỗ cả hai bị thiên hạ ghét bỏ.
Và thế đấy. Mỹ và Tàu khác nhau ở chỗ Mỹ hốt bạc và văn hóa vang danh hoàn vũ, còn Tàu mất tiền và ô danh toàn thế giới.
Thế mới biết đã có Siêu Nhân, tất có Tiện Nhân.
Thế mới biết đã có Siêu Nhân, tất có Tồi Nhân.
Và do tất cả các từ điển tiếng Anh trên toàn thế giới đều không có từ phản nghĩa của “super” tức “siêu” của siêu nhân superman; và do cái sở học của Trung Hoa đã đổ hết về Việt Nam nên Hoàng Hữu Phước tôi đây sáng chế ra chữ tiếng Anh “bottom-rate man” (có thể áp dụng cách tạo khác của 17 cách tạo tính từ để cho ra “bottom-rated man” hay “bottom-ranked man” hoặc “good-for-nothing wretched” tức … “đồ vất đi” thì cũng được) để có Tiện-Tồi-Bết-Bát-Vất-Đi-Nhân làm từ phản nghĩa cho Siêu Nhân vậy.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Ghi chú: Bài trên được đăng lần đầu ngày 24-7-2012 tức vào năm thứ nhì của nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XIII của nghị sĩ Hoàng Hữu Phước
Tham khảo:
Đả Đảo Xi Jinping! 01-12-2015
Sát Tàu 07-7-2014
Trung Quốc Trong Sấm Trạng Trình 2011
Đả Đảo Bọn Giặc Trung Quốc! 30-12-2015
Hân Hoan Đón Chào Dương Khiết Trì J 18-6-2014
Dương Khiết Trì Run Sợ 22-6-2014
Uy Thế Việt Nam Tại Trung Nam Hải 30-8-2014
Tàu Hứa Không Xâm Lược Các Nước Láng Giềng 19-10-2015
Tàu là siêu cường mới nổi. Vậy mà ở đâu người ta cũng chống Tàu. Tức thật. Ngay cả các nước đại siêu cường phải chú mục há hốc mồm nhỏ nước miếng ràn rụa hai bên mép lỏ mắt nhìn trân trân túi tiền đô nặng trĩu của Tàu, ve vãn Tàu bỏ tiền ra cứu độ chúng sinh qua cơn sóng gió mà tiếng hàn lâm gọi là suy thoái kinh tế toàn cầu. Vậy mà tiền thì chúng nhận, mà mồm vẫn không ngưng mắng tổ chửi tiên. Thế mới tức chứ lị. Ngay cả gia tài văn học Tàu có mấy bộ sách bấy lâu nay khoe là kỳ quan thiên cổ cũng bị một gã nọ tên gọi Lăng Tần ở cái tiểu quốc gì gì ấy mắng cho là đồ bá láp, gọi các anh hùng Lương Sơn Bạc là bọn cướp cạn bán bánh bao nhân thịt người mới tức chớ! Thế là Tàu ta do không có Tàu lywood như Holywood nên vén áo khoe bắp thịt tay, tụt quần khoe bắp thịt chân, dùng sức cơ bắp quẫy đạp tung tóe nước Biển Đông như để dằn mặt toàn vùng Đông Nam Á rằng ấy ao ta, lấn đất Ấn Độ như để chứng minh kinh Phật tự có trên đất Tàu chứ đâu phải do con khỉ con heo quảy gánh vác về. Bỏ tiền mua hàng không mẫu hạm của Ukraine để bị cười vô mặt là sắm thứ thổ tả tơi tả tả tơi. Làm gì cũng bị cười chê, khiến Tàu không cam tâm, ngẩng mặt lên trời cao mà than sao Ngọc Hoàng Thượng Đế bất công đến thế, đã cố hết sức sao chẳng đời nào được tiếng anh hùng! Thế là vừa đi tìm cái mà nhà phân tâm học cùng thời với Sigmund Freud là Alfred Adler gọi là “kom-păng-sa-si-ông” tức “compensation” tức “sự bù trừ” mà tiếng bình dân của Việt Nam gọi là …“tự sướng” lấp liếm cái câm-pơ-léc-xơ đờ in-phe-ri-ô-ri-tê tức inferiority complex tức mặc cảm tự ti, vừa tức quá hóa khùng, đói quá hóa dại, Tàu ta bèn rao bán hàng trong nhà người khác, gọi thầu khai thác dầu hỏa mấy lô thềm lục địa của Việt Nam, khiến thế gian lần này được phen cười lớn, rúng động Thiên Cung, rung rinh Thủy Giới, khiến Thượng Đế Ngọc Hoàng phải cúi xuống mà xem, bật cười văng nước mắt nước mũi thành mưa to gió lớn ngập lụt Bắc Kinh; Long Vương Đại Hải ngóc đầu lên nghía, té cười đập mình xuống nước, gây sóng thần ghê gớm, mở miệng mắng “Tổ Cha Mi” bị nước biển tràn vào làm sặc họng, tạo thành âm thanh lạ hoắc mà người đời nghe lộn thành…tsunami.
Thế đấy. Mỹ và Tàu giống y nhau ở chỗ cả hai bị thiên hạ ghét bỏ.
Và thế đấy. Mỹ và Tàu khác nhau ở chỗ Mỹ hốt bạc và văn hóa vang danh hoàn vũ, còn Tàu mất tiền và ô danh toàn thế giới.
Thế mới biết đã có Siêu Nhân, tất có Tiện Nhân.
Thế mới biết đã có Siêu Nhân, tất có Tồi Nhân.
Và do tất cả các từ điển tiếng Anh trên toàn thế giới đều không có từ phản nghĩa của “super” tức “siêu” của siêu nhân superman; và do cái sở học của Trung Hoa đã đổ hết về Việt Nam nên Hoàng Hữu Phước tôi đây sáng chế ra chữ tiếng Anh “bottom-rate man” (có thể áp dụng cách tạo khác của 17 cách tạo tính từ để cho ra “bottom-rated man” hay “bottom-ranked man” hoặc “good-for-nothing wretched” tức … “đồ vất đi” thì cũng được) để có Tiện-Tồi-Bết-Bát-Vất-Đi-Nhân làm từ phản nghĩa cho Siêu Nhân vậy.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Ghi chú: Bài trên được đăng lần đầu ngày 24-7-2012 tức vào năm thứ nhì của nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XIII của nghị sĩ Hoàng Hữu Phước
Tham khảo:
Đả Đảo Xi Jinping! 01-12-2015
Sát Tàu 07-7-2014
Trung Quốc Trong Sấm Trạng Trình 2011
Đả Đảo Bọn Giặc Trung Quốc! 30-12-2015
Hân Hoan Đón Chào Dương Khiết Trì J 18-6-2014
Dương Khiết Trì Run Sợ 22-6-2014
Uy Thế Việt Nam Tại Trung Nam Hải 30-8-2014
Tàu Hứa Không Xâm Lược Các Nước Láng Giềng 19-10-2015
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
Me bonsai- giá 1,2 triệu đồng
Me bonsai- giá 1,2 triệu đồng- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Vài nét về tư tưởng giải thoát trong lịch sử triết học Ấn Độ
Trong lịch sử Triết học, chúng ta nhận thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây về vấn đề con người. Nó được thể hiện qua nhiều trường phái triết học và gắn với một số tôn giáo.
Nếu như triết học phương Tây đề cao con người duy lý với các giá trị và hành động cụ thể, hướng tới con người cá nhân, tách con người ra khỏi vũ trụ để nhìn nhận về con người thì triết học phương Đông lại nhấn mạnh sự duy niệm, huyền bí, sự thống nhất giữa con người và vũ trụ với công thức “Thiên địa nhân” hay nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”.
Nếu như triết học Trung hoa cổ đại bị chia rẽ và phong kiến hóa thành nhiều trường phái khác nhau hướng đến biến cải xã hội, giáo dục đạo đức con người thì Triết học Ấn Độ lại đi theo hướng riêng, thống nhất hướng về “giải thoát” (Moksha).
Người Ấn đã có những suy niệm rất lâu về bản ngã con người, về tuyệt đối thể, về “cái đó”: Tat tvam Asi = cái ấy là ngươi. Nghĩa là đã đề cập tới những chân lý với tính siêu hình. Các nhà hiền triết (Rishi) đã thực nghiệm những chân lý về vũ trụ và đời người…. bằng các cách thức khác nhau nhưng nội dung chính nếu thâu tóm toàn bộ triết học Ấn Độ là hướng con người tới giải thoát, giác ngộ.
Hàng ngàn năm nay suy tư về thân phận con người là đề tài được bàn luận nhiều nhất trong lịch sử triết học và tôn giáo. Đứng trước vũ trụ bao la con người cảm nghiệm được rằng thân phận mình thật là nhỏ bé mong manh, những bé nhỏ yếu đuối của bản thân con người, suy tư về sự sống và cái chết, hạnh phúc và khổ đau, tồn tại và hủy diệt…về đời này đời sau, về mục đích tối hậu của con người luôn ngự trị tâm trí con người. Để tránh khỏi điều đó bằng nhiều cách: con người có một ước vọng mạnh mẽ để được đảm bảo, được an bình, không phải bất an, sợ hãi. Họ đã tìm đến những chân tri (Pona – martha – vidyâ) đưa họ đến những giải pháp để giải thoát con người, đưa con người tới tự do, hiểu được căn tính của vạn vật.
Họ luôn đi tìm một cái ngã bất diệt, ngã tự hữu, vượt trên mọi giới hạn của thể xác và tinh thần. Atmanan Viddhi- tự ngã tự thân. Để đạt tới cái ngã này đòi con người phải trở về với chính mình, tìm tòi, khám phá cái ngã chân thực này ở ngay chính thâm tâm con người.
Cái ngã (Atman) này là một thực thể độc lập, vĩnh cửu, chìm sâu trong mọi tầng lớp ý thức con người, Kinh Upanishad nói: “Atman không thể nhận biết bởi học vấn, bởi sức mạnh của trí óc, giác quan. Vì các giác quan mở ra thế giới bên ngoài, nên các nhà hiền triết muốn đi tìm chân ngã Atman phải hướng mắt về nội tâm”…(Kata Up I, 2, 23). Atman cũng không phải là cái ngã hiện tượng, tức là không thể dựa vào các hiện tượng bằng các danh sắc tướng (nama rupa) để tìm ra Atman, để nắm bắt và định nghĩa được Atman.
Atman là một thực tại siêu việt, không sinh diệt, không danh sắc, không thời gian, không bị giới hạn trong không gian. Vậy làm thế nào để lĩnh hội được Atman: các triết thuyết đều đòi hỏi ta phải thực hiện kinh nghiệm huyền nhiệm tâm linh. Tự ngã Atman đến từ đại ngã Brahman. Chính Brahman là nguồn gốc của mọi tự ngã Atman, do Brahman vạn vật phát sinh, và trong đó mọi vật phải quy hồi. “Brahman là nguồn sáng của mọi ánh sáng…Brahman ở đàng trước, ở đằng sau, ở bên phải, ở bên trái người, ở trên cao, ở tận cùng đáy sâu. Braman vĩ đại” (Mundaka Up.II,2,10).
Như vậy Atman là tự ngã và Brahman là đại ngã. Ở thời Veda, Brahman còn có nghĩa là cầu nguyện, sự mong mỏi của con người, sự khao khát hướng về nguồn. Đến thời Upanishad cố gắng thực hiện kinh nghiệm bản thân, trở về với chính lòng mình để khai quật thực tại cá thể Atman, đó là thực thể chìm đắm trong ý thức ý thức tâm linh của mỗi người. Còn Brahman thì ở khắp mọi nơi, chẳng khác gì không khí mà ta thở ở trong bình cũng như ngoài trời. “Cái ngã ở trong ta, nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ hơn hạt kê, nhỏ hơn nhân hạt kê. Cũng là cái ngã ấy ở trong lòng ta lớn hơn trái đát, lớn hơn bầu khí quyển, lớn hơn cả tầng khí quyển, lớn hơn tất cả thế giới” (Chaandogya Up III, 13-14).
Chặng đường đạt đến giải thoát hay Brahman được các trường phái triết học Ấn Độ quan niệm như một vận hành gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên là phải có niềm tin mạnh, xác tín vào những kinh nghiệm của tiền nhân xa xưa được đúc kết bởi những kinh nghiệm của các bậc hiền nhân, thánh trí. Vấn đề niềm tin là vấn đề cực kỳ quan trọng để con người có thể minh triết khám phá kiến tạo dẫn đến nhận thức đúng. Niềm tin có những cấp độ của nó từ niềm tin dẫn đến niềm tin tôn giáo sau đó đạt đến đức tin.
- Giai đoạn thứ hai: phải nghiên cứu điều tra, suy luận kỹ lưỡng, tìm đến tới tận cùng nguồn cội những chân lý ấy. Phải nghiên cứu kỹ lưỡng những lý do xuất phát, tồn tại, và những khả thể của chân lý ấy để có được một xác tín chân thực mới có thể đi đến giai đoạn ba.
- Giai đoạn sau cùng này là thể hiện chân lý trong đời sống của chính mình, để đưa chân lý vào con người của mình, để con người hợp nhất với chân lý ấy.
Con người thao thức trước những vô minh và cương quyết đi tìm chân lý (satya – loka). Chân lý ấy chính là Brahman. Brahman- quyền năng siêu việt, theo kinh Veda, Brahman là nguyên lý của trời đất, của con người, Brahman được đồng hóa với Atman = thần ngã của con người.
Làm thế nào để đạt được những điều đó thì các trường phái Triết học Ấn Độ gợi ra những cách thức khác nhau. Triết học Ấn Độ không đưa ra những hệ thống suy luận thuần túy, nhưng để giúp con người lĩnh hội được chân lý, sau đó con người sẽ khám phá ra chân lý và thực hiện. Đó là chân tri (Pana – matha – vidya) đó là giải thoát (moksha), đó là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do: (Sa vidya ya vimukhtaya). Sự tự do này mang theo nghĩa như là một sự giải thoát tâm linh.
Vì không nhận ra được tự ngã, thì con người sống dựa vào hiện tượng vô thường, bị cuốn trôi vào dòng chảy của luân hồi, sống kiếp này cho tới kiếp đến khi đạt được giải thoát và tìm ra chân lý. Thuyết luân hồi đã có ở nhiều nơi trên thế giới như người Hy Lạp thượng cổ tin rằng người ta ăn thịt con vật là ăn thịt đồng loại, Người Celtes và Druides tại Châu Âu cũng tin luôn hồi, ngay cả những nhà tư tưởng, triết học hiện đại như Leibnitz, Fourrier cũng đề cập tới luân hồi một cách tích cực.
Tuy nhiên không một nơi nào trên thế giới triển khai và đề cập vấn đề luân hồi một cách rộng rãi và sâu xa như ở Ấn Độ. Luân hồi là giải pháp đưa đến luân lý, cuộc sống hiện tại tạo nghiệp (Karma) cho kiếp sau. Nghiệp báo là quá trình vận hành của cuộc sống con người, nhân nào quả đấy, nếu ở đời sống hiện tại tử tế, yêu thương, bố thí, thiện hảo thì kiếp sau cũng được nâng lên cao về mặt vật chất cũng như tinh thần. thiện báo thiện, ác báo ác.
Mỗi tác động nhỏ nhặt của thân, khẩu ý, đều có hiệu quả vào tính con người. Con người bị ràng buộc bởi cuộc sống này và phải tìm cách giải thoát khỏi ràng buộc bằng cách thực hiện thiện nghiệp. Con người có khả năng vươn lên vô hạn, để giải thoát tâm linh, đưa tâm linh vào tự do tuyệt đối. Con người có thể đạt được tự do tối cao khi họ hợp nhất với tuyệt đối thể - Brahman. Đó là một khái niệm tổng quát về triết học, tư tưởng Ấn Độ.
Vì tính cách giải thoát trên nên triết học Ấn Độ hầu như mang một sắc thái tôn giáo, thần bí rất rõ ràng. Các tác phẩm cổ thời của Ấn Độ là những kinh của tôn giáo đó là những: Rig Veda và Atharva, kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), kinh Bhagavat gita (Chí tôn ca). Những thiên anh hùng ca như Ramayana và Mahabharta đầy những tư tưởng tôn giáo. Vì ý thức tôn giáo đậm nét như vậy nên các triết thuyết của Ấn Độ không có tính chất cách mạng, thuyết này lật thuyết khác, hoặc mâu thuẫn, chống đối nhau. Kể cả sự ra đời của Phật giáo cũng là sự kế thừa các tinh hoa của các trường phái khác.
Trong thời kỳ này có thể coi những tư tưởng này có thể là một thuyết triết học hay một thuyết tôn giáo đều được. Đến nỗi người ta có thể nói rằng: “Các triết gia hay các nhà hiền nhân thánh trí, chỉ tranh luận với nhau về ngôn từ, còn nội dung là một. Cho nên không có những chủ trương cứng nhắc, trái lại luôn có một thái độ khoan hòa, đại lượng, tiếp đón mọi nhận định, suy tư về chân lý”. Do đó chân lý được trình bày đa diện và phong phú.
Như chúng ta đã thấy ở trên phần lớn tư tưởng giải thoát lúc bấy giờ đều mang hơi hướng tôn giáo thần bí, hướng trọng tâm về Brahman – đấng siêu việt, tập tục là lễ nghi hơn là hiểu biết về chính con người mình.
Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng triết học Phật Giáo sau này mà như nhiều học giả đã ca ngợi sự ra đời của Phật giáo thời kỳ này là một bước chuyển mình vỹ đại của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, Phật đã tìm hiểu hơn về nhận thức con người, hướng triết học từ trên trời rơi xuống thế gian về chính con người, hiện hữu người, tâm lý người, Phật đã không coi trọng thế giới quan thần bí mà tư tưởng trước để lại mà Phật đã tập trung vào những điểm chính về nhân sinh, hiện thực con người, đó là triết lý nhân bản: “Trong một mới hỗn độn của tín ngưỡng và sự tan rã của chủ nghĩa, nhiệm vụ của Phật là xây dựng trên một nền tảng vững chắc về luân thường đạo lý.
Phật muốn xây dựng một luân lý tôn nghiêm trên nền đá của thực nghiệm tâm lý. Nguyên thủy ý nghĩa sự ra đời của Phật giáo tương tự như chủ nghĩa thực tiễn. Cố vận động chuyển trung tâm, tâm điểm từ sự phụng sự Brahama sang phụng sự con người, lấy con người làm trung tâm, đặt con người lên vị trí tối cao”. (Indian Phylosophy, Tr.358: trích lại của Nguyễn Đăng Thục, triết học đông phương III, tr.149).
Hà Thanh Tùng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2016
-------------------------------------------------
Sách tham khảo:
- Nguyễn Đăng Thục: Lịch Sử Triết Học Đông Phương, III, Đông Phương xuất bản, 1958.
- Taiken, Nguyên thủy phật giáo tư tưởng luận, khuông Việt 1971.
- Hoàng Sỹ quý, Nhập môn triết học Ấn Độ và Upanishad, Hưng giáo Văn Đông.
- Lê Xuân Khoa, Nhập môn triết học Ấn Độ, Trung tâm học liệu bộ Giáo dục.
- Thích Mã Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban tu thư viện Đại Học Vạn Hạnh.
Mười hai điểm chung của các phong trào chính trị đang lên ở Việt Nam
Posted by Hoa Hồng vàng
1. Dù phong trào xuất phát vì lí do nào, đích đến của nó cũng là biểu tình.
2. Dù các nhà hoạt động biểu tình nhiều đến đâu, họ cũng không chịu đưa ra yêu sách cụ thể nào hết.
3. Dù các cuộc biểu tình “thành công” đến đâu, vấn đề cũng không được giải quyết.
4. Nếu biểu tình không giải quyết được mọi vấn đề cũ, người ta sẽ tìm bằng được một lí do mới để tiếp tục biểu tình. Giải quyết vấn đề không phải là mục đích, biểu tình mới là mục đích.
5. Mọi phong trào đều cần sự ủng hộ của chính quyền Mỹ hơn sự ủng hộ của người dân Việt Nam.
6. Mọi thứ đến từ Mỹ luôn là tốt, mọi thứ đến từ Nga và Trung Quốc luôn là xấu. Bởi vì Mỹ có tự do, Nga và Trung Quốc có độc tài, toàn dân Việt phải theo Mỹ, bài Nga và bài Trung Quốc, thay vì được tự do lựa chọn các di sản kinh tế – chính trị – văn hóa của cả ba.
7. Mọi phong trào đều đòi chính quyền phải minh bạch 100%, nhưng mọi nhà hoạt động của phong trào đều không minh bạch về nguồn tài chính.
8. Mọi nhà hoạt động nhiệt huyết đều mất hết kế sinh nhai nếu bị cắt tiền tài trợ cho hoạt động.
9. Mọi phong trào đều viết những khẩu hiệu tốt đẹp trên những biểu ngữ được thiết kế xấu hoắc.
10. Mọi phong trào đều đòi một trật tự xã hội tốt đẹp hơn bằng những cuộc biểu tình xấu hoắc, hàng ngũ lộn xộn, nhân sự ô hợp.
11. Mọi phong trào đều nhân danh những lý tưởng tốt đẹp, nhưng đều không thể tồn tại nếu không khai thác những cảm xúc xấu xí của con người.
12. Mọi phong trào đều nhân danh mọt thế giới tốt đẹp hơn, nhưng trong nội bộ đều hành xử xấu xí.
Anonymous the Great
Tags: Mười hai điểm chung, phong trào chính trị, nhà hoạt động
Ai là ‘ông tổ’ nghề báo nước Việt?
Tác giả: Trần Đình Ba
.
Người Việt làm báo trước nhất trong buổi đầu báo chí sơ khai, không ai khác hơn là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898). Trước khi Gia Định báo được ông tiếp quản năm 1869, thì trước đó, cây bút họ Trương đã cộng tác viết bài cho báo Pháp ngữ rồi. Bởi vậy mà trong Sài Gòn năm xưa, cụ Vương Hồng Sển cho rằng ông “là tổ nghề báo quốc văn ta vậy”.
Lợi thế lớn nhất của nhà báo họ Trương, hẳn ai cũng thèm muốn, thậm chí chỉ xin được có được một mảnh lưng vốn ngoại ngữ và kiến thức uyên bác của Trương Vĩnh Ký thôi, cũng lấy làm thỏa lắm rồi. Vì chăng, Trương Vĩnh Ký biết tới 26 ngoại ngữ khác nhau, trong đó bao gồm nhiều sinh ngữ và cả tử ngữ, nên ông từng được gọi là “nhà bác ngữ” là vì thế. Với vốn kiến thức uẩn súc, học giả họ Trương còn được vinh dự nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX. Vốn ngoại ngữ siêu phàm cùng vốn văn hóa uyên thâm như thế, nên cái sự làm người xây nền cho báo chí nước Việt, thật xứng lắm thay.
Trước khi góp công lớn cho sự ra đời, phát triển của báo chí Việt ngữ, thì Trương Vĩnh Ký cộng tác viết bài cho một tờ báo Pháp ngữ, mà theo Lược sử báo chí Việt Nam, đó là tờ Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la Conchinchine, một tờ báo có “mục đích để nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ xứ này và mở rộng công cuộc đấu xảo hàng năm để khuyến khích hai nghề đó”. Nhờ việc viết bài cho tờ báo ấy, mà “ta đã được thấy người Việt Nam viết báo bằng Pháp ngữ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký”.
Con đường công danh, sự nghiệp của học giả họ Trương, kể ra thiên hạ bàn luận, mổ xẻ đã nhiều. Thôi thì ở đây, xin miễn bàn việc ấy, chỉ xin xét về ông ở lĩnh vực báo chí, sách vở, với vai trò là người tiên phong, khai mở cho báo chí Việt ngữ của người Nam ta buổi sơ kỳ báo chí đất Việt.
Trước nhất, là sự dự phần to lớn của Trương Vĩnh Ký đối với tờ báo Việt ngữ đầu tiên: Gia Định báo. Sau khi ra đời và được quản lý bởi thông ngôn người Pháp Ernest Potteaux, đến ngày 16.9.1869, báo nằm dưới quyền quản lý của Trương Vĩnh Ký. Và theo biên khảo Sài Gòn năm xưa, cụ Sển phát hiện điều thú vị rằng “Ngộ hơn hết là trong cái ô chừa đợi chữ ký của người quản lý, thuở ấy không dịch “gérant” mà viết là kẻ làm nhựt trình”. Dưới bàn tay điều khiển của học giả Trương, Gia Định báo trở nên có hồn hơn, đa dạng về thể loại, đề tài hơn, đúng như nhận định của Nguyễn Việt Chước là “Từ khi được Trương Vĩnh Ký trông nom, với sự cộng tác của Tôn Thọ Tường, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, nội dung tờ báo bớt khô khan và thêm phần phong phú: có bài khảo cứu, nghị luận, có mục sưu tầm tục ngữ ca dao, thi ca và cổ tích”.
Sau khi kết thúc vai trò tổ chức, quản lý với tờ báo quốc ngữ đầu tiên này, mặc dù đảm nhận nhiều vị trí khác nhau theo thời gian trong bộ máy chính quyền bảo hộ, hoặc tham gia chính quyền nhà Nguyễn, nhưng nghiệp báo của Trương Vĩnh Ký không vì thế mà dừng. Ngược lại, ông vẫn dành tâm huyết cho báo chí nước Việt buổi ban đầu mới được phôi thai.
Theo cụ Sển cho hay, trong thời gian 1888 – 1889, Trương Vĩnh Ký đã chủ trương một tờ báo khác, được biết đến với tên gọi Thông loại khóa trình (miscellanées), sau này đổi tên là Sự loại thông khảo. Theo quan điểm của GS Nguyễn Văn Trung (trong tác phẩm Hồ sơ về Lục châu học), cũng như Thuần Phong (trong Đồng Nai văn tập số 3, tháng 1.1969) cho rằng Thông loại khóa trình “là tạp chí văn học hay học báo đầu tiên bằng Quốc ngữ ở miền Nam” (lời GS Nguyễn Văn Trung). Báo này xoay quanh các mục về thơ văn cổ, thơ văn đương thời, phong tục văn hóa… Theo Báo chí quấc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19 thì Thông loại khóa trình là tờ nguyệt san có nhiều cái đầu tiên như: báo tư nhân đầu tiên, báo do người Việt làm chủ đầu tiên, báo đầu tiên dành cho học sinh, báo tự đình bản đầu tiên…
Thông loại khóa trình in từ 12 – 16 trang mỗi kỳ, được Trương Vĩnh Ký bỏ tiền túi ra thực hiện. Theo nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam Huỳnh Văn Tòng, thì báo “được trình bày như một quyển sách, khổ 16×23,5 có trang bìa và cả trang nhan đề”. Báo bán được 300 – 400 số. Tuy nhiên, do không đủ vốn nên sau khi ra được 18 số, ông phải dừng in. Trong tác phẩm Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa, GS Nguyễn Văn Trung sau khi thống kê cho hay trong 18 số báo thì có 12 số năm đầu và 6 số năm thứ hai. Số cuối cùng đề tháng 10.1889.
Mục đích của Thông loại khóa trình được thể hiện ngay trong lời nói đầu số 1.1888 của báo là: “nói chuyện sang đàng, chuyện tam hoàng quốc chí, phá phách lộn lạo xài bẩn để cho học trò coi chơi cho vui. Mà chẳng phải là vô ích đâu; cũng là những chuyện con người ta ở đời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm, nhứt là trí con trẻ còn đang sáng láng, sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi tốt, như tờ giấy bạch, như sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng còn đặng; tre còn măng để uốn, con trẻ nhỏ dễ dạy” (Chúng tôi trích nguyên văn ngôn ngữ thời bấy giờ).
Thông loại khóa trình in từ 12 – 16 trang mỗi kỳ, được Trương Vĩnh Ký bỏ tiền túi ra thực hiện. Theo nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam Huỳnh Văn Tòng, thì báo “được trình bày như một quyển sách, khổ 16×23,5 có trang bìa và cả trang nhan đề”. Báo bán được 300 – 400 số. Tuy nhiên, do không đủ vốn nên sau khi ra được 18 số, ông phải dừng in. Trong tác phẩm Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa, GS Nguyễn Văn Trung sau khi thống kê cho hay trong 18 số báo thì có 12 số năm đầu và 6 số năm thứ hai. Số cuối cùng đề tháng 10.1889.
Mục đích của Thông loại khóa trình được thể hiện ngay trong lời nói đầu số 1.1888 của báo là: “nói chuyện sang đàng, chuyện tam hoàng quốc chí, phá phách lộn lạo xài bẩn để cho học trò coi chơi cho vui. Mà chẳng phải là vô ích đâu; cũng là những chuyện con người ta ở đời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm, nhứt là trí con trẻ còn đang sáng láng, sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi tốt, như tờ giấy bạch, như sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng còn đặng; tre còn măng để uốn, con trẻ nhỏ dễ dạy” (Chúng tôi trích nguyên văn ngôn ngữ thời bấy giờ).
Không chỉ là người làm chủ tờ báo tư nhân đầu tiên, là chủ bút báo tiếng Việt đầu tiên, Trương Vĩnh Ký với sở học của mình, còn cộng tác với nhiều tờ báo Pháp ngữ, Việt ngữ khác nhau. Ngoài nghiệp làm báo, học giả họ Trương còn có công lớn trong việc xuất bản sách báo tiếng Việt. Trong Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 có cho biết một điểm đáng lưu ý, rằng: “Ông bắt đầu có sách xuất bản từ năm 26 tuổi (1862) và theo nghiệp viết văn cho đến lúc từ trần (1898)”. Điểm này, Nguyễn Liên Phong trong Điếu cổ hạ kim thi tập có đề cập đến “thường khi dạy các quan Langsa học chữ nho, và lại phiên dịch các truyện sách chữ nho ra chữ quốc ngữ cũng nhiều thứ”. Sách này khen ông là:
Phong tư nết dịu dàng,
Chữ nghĩa hơi thâm thúy.
Thường dạy quan Langsa,
Sảo thông tiếng u Mỹ.
Sách vở dọn nhiều pho,
Thẻ biên không mỏi chí.
Cờ dựng chốn Hàn lâm,
Bia truyền nhà Sử thị.
Bên cạnh việc chủ trương báo chí, để phổ biến văn hóa rộng rãi, Trương Vĩnh Ký đã cho in nhiều thơ văn Việt như Lục Vân Tiên, Thúy Kiều, Phan Trần… Căn cứ vào biên khảo Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa của GS Nguyễn Văn Trung, và thống kê này chưa hẳn đã đủ hết, ta thấy được sự nghiệp sáng tác, sưu tầm, in ấn đồ sộ của Trương Vĩnh Ký. Theo đó ông đã sưu tầm văn thơ đủ loại như văn, vãn, vè, văn tế, văn xuôi… gồm 52 tài liệu khác nhau. Có thể kể ra đơn cử như: Nữ tắc, Thơ dạy con, Huấn nữ ca, Thương dụ huấn điều, Phan Thanh Giản tự thuật thế sự, Bài hịch Nguyễn Tri Phương, Nhựt trình đi sứ Lang sa (1863)… Xem thế đủ thấy, không chỉ là người tiên phong cho báo chí Việt ngữ, sự đóng góp của Trương Vĩnh Ký cho sự phát triển, phổ biến văn hóa trong lĩnh vực sưu tầm, sáng tác, in ấn, xuất bản cũng thật đáng nể. Thế nên sau khi ông mất, từng có cuộc lạc quyên để dựng tượng nhà bác ngữ, nhà báo nổi tiếng nước Nam ngay nơi đất Sài Gòn. Còn thời điểm học giả họ Trương lìa xa dương thế, bao lời tiếc thương gửi đến, đều ngợi ca những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa của ông. Tỉ như:
…Dốc chí mở mang giáo hóa,
Đêm sách đèn đợi sáng thức khuya;
No lòng gói ghém văn chương,
Ngày cơm nước quên xơi biếng khát,
Sắp cuốn này, chua cuốn khác, phí lương tiền phó tử;
Nào Annam lễ tiết, nào Huấn nữ cách ngôn,
Nào Địa dư danh hiệu; dạy người đường chẳng mỏi,
Nhắm nay làm ít kẻ ra công.
Tiếng nước nọ, chử nước kia, rộng kiến thức lập thành:
Nào Tự vị giải âm, nào Học qui thông khảo,
Nào Văn tự nguyên lưu; trí nhớ rất lạ thường…
(Trích bài Khóc điếu của Nguyễn Khắc Huề đăng lại trong Trương Vỉnh Ký hành trạng (lưu ý những chữ trích chúng tôi tôn trọng nguyên văn ngôn ngữ, dấu câu thời xưa không đổi).
http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/ai-la-ong-to-nghe-bao-nuoc-viet-35993.html
Phong tư nết dịu dàng,
Chữ nghĩa hơi thâm thúy.
Thường dạy quan Langsa,
Sảo thông tiếng u Mỹ.
Sách vở dọn nhiều pho,
Thẻ biên không mỏi chí.
Cờ dựng chốn Hàn lâm,
Bia truyền nhà Sử thị.
Bên cạnh việc chủ trương báo chí, để phổ biến văn hóa rộng rãi, Trương Vĩnh Ký đã cho in nhiều thơ văn Việt như Lục Vân Tiên, Thúy Kiều, Phan Trần… Căn cứ vào biên khảo Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa của GS Nguyễn Văn Trung, và thống kê này chưa hẳn đã đủ hết, ta thấy được sự nghiệp sáng tác, sưu tầm, in ấn đồ sộ của Trương Vĩnh Ký. Theo đó ông đã sưu tầm văn thơ đủ loại như văn, vãn, vè, văn tế, văn xuôi… gồm 52 tài liệu khác nhau. Có thể kể ra đơn cử như: Nữ tắc, Thơ dạy con, Huấn nữ ca, Thương dụ huấn điều, Phan Thanh Giản tự thuật thế sự, Bài hịch Nguyễn Tri Phương, Nhựt trình đi sứ Lang sa (1863)… Xem thế đủ thấy, không chỉ là người tiên phong cho báo chí Việt ngữ, sự đóng góp của Trương Vĩnh Ký cho sự phát triển, phổ biến văn hóa trong lĩnh vực sưu tầm, sáng tác, in ấn, xuất bản cũng thật đáng nể. Thế nên sau khi ông mất, từng có cuộc lạc quyên để dựng tượng nhà bác ngữ, nhà báo nổi tiếng nước Nam ngay nơi đất Sài Gòn. Còn thời điểm học giả họ Trương lìa xa dương thế, bao lời tiếc thương gửi đến, đều ngợi ca những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa của ông. Tỉ như:
…Dốc chí mở mang giáo hóa,
Đêm sách đèn đợi sáng thức khuya;
No lòng gói ghém văn chương,
Ngày cơm nước quên xơi biếng khát,
Sắp cuốn này, chua cuốn khác, phí lương tiền phó tử;
Nào Annam lễ tiết, nào Huấn nữ cách ngôn,
Nào Địa dư danh hiệu; dạy người đường chẳng mỏi,
Nhắm nay làm ít kẻ ra công.
Tiếng nước nọ, chử nước kia, rộng kiến thức lập thành:
Nào Tự vị giải âm, nào Học qui thông khảo,
Nào Văn tự nguyên lưu; trí nhớ rất lạ thường…
(Trích bài Khóc điếu của Nguyễn Khắc Huề đăng lại trong Trương Vỉnh Ký hành trạng (lưu ý những chữ trích chúng tôi tôn trọng nguyên văn ngôn ngữ, dấu câu thời xưa không đổi).
http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/ai-la-ong-to-nghe-bao-nuoc-viet-35993.html
Kim giòn - giá 400k
Kim giòn - giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)