" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016
NHỚ TỔNG BIÊN TẬP NGUYỄN ĐỨC TÂM
Nhân ngày nhà báo Việt Nam
Tôi bước vào nghề cầm bút chỉ vì muốn thực hiện di nguyện của ba tôi. Ông muốn trong nhà tôi có người nối nghiệp ông. Tôi vào Hội văn học Tây ninh làm biên tập viên được 2 năm thì nghỉ. Tôi bỏ nghề đơn giản chỉ vì chán. Chán vì thất vọng bởi những người cầm bút. Trong thời gian làm việc ở Hội tỉnh thoảng tôi cũng ra báo quan hệ để làm tờ báo Văn nghệ. Anh Tấn Hùng ở báo Tây ninh là người rất mê làm văn nghệ, nên gắn bó nhiều với chúng tôi. Cũng qua anh Hùng, đôi lần chú sáu Tâm- Tổng biên tập báo Tây ninh- vào tham dự sinh hoạt Câu lạc bộ giới thiệu sáng tác. Tôi biết chú là vậy và cũng chỉ là biết chứ không có mối quan hệ giao lưu gắn bó
Tôi rời hội Văn nghệ về Dương minh châu nơi vợ tôi làm việc, sống cuộc sống ẩn dật, làm người nội trợ cho vợ tôi. Thỉnh thoảng, bạn bè vào thăm. anh Tấn Hùng là người thường chỡ chú Xuân Sắc ( chú là bạn của ba tôi), vào thăm tôi và là Trưởng Phòng biên tập hội Văn Nghê tỉnh. Anh Hùng nhiều lần bảo tôi xin làm báo, tôi chỉ cười. Thật tình, lúc đó tôi đã không có hứng thú bon chen và bằng lòng với cuộc sống ruộng vườn, dù còn rất chật vật, khó khăn. Thế rồi, một buổi chiều, anh Tấn Hùng chỡ chú hai Xuân Sắc vào thăm tôi. chúng tôi ra quán cà phê. Anh Tấn Hùng đưa cho tôi quyết định của Báo Tây ninh và bảo : anh Sáu ký quyết định nhận mày rồi nè. Tôi dường như không tin bởi tôi không làm đơn xin việc và tôi đã từng nghĩ với cái lý lịch có anh ruột đang ở Mỹ thì khó mà vào được cơ quan ngôn luận của Đảng.( tôi vào hội văn nghệ cũng đã khó khăn dù lãnh đạo hội lúc đó là bạn bẻ thân thiết với ba tôi. Nếu tôi không chứng tỏ năng lực bằng những truyện ngắn thì có lẽ tôi cũng đã không được chấp nhập), Tôi cầm quyết định đọc và càng ngạc nhiên hơn khi quyết định lương khởi điểm của tôi là 290 ( mức lương khá là cao vào năm -1989- chỉ kém lương trưởng phó phòng 2 bậc)
Chú Xuân Sắc cũng bảo tôi đi làm vì vợ tôi cũng đã sắp sanh. Tôi phân vân nên bảo để suy nghĩ lại đã có nên đi làm không, Từ nhỏ, tôi là một đứa nhỏ kỳ cục và tôi biết điều đó.Làm việc ở báo đảng càng khó hơn cho tôi .
Anh Tấn Hùng bảo : thì mày cứ suy nghĩ nhưng mày nên ra gặp anh Sáu. Ảnh cũng muốn gặp mày trao đổi.
Tối về, tôi đưa quyết định cho vợ tôi xem. Tôi nhận ra sự vui mừng thể hiện trong ánh mắt của vợ tôi, dù vẫn bảo : tùy anh quyết định. Thời gian sáu tháng, chúng tôi chỉ sống nhờ vào đồng lương nhân viên kế toán của vợ tôi.
Vậy là hôm sau tôi về nhà, đến chiều thì tôi đến báo Tây ninh. Lúc đó, cũng đã hơn 4 giờ, bởi tôi không muốn đến trong giờ làm việc.
Tôi gặp chú ngay bậc thềm cửa vào báo. Vừa gật đầu chào, chú đã cười vui vẻ và bảo : " VỢ MÀY CHỪNG NÀO SANH ?".. Câu hỏi của chú đã khiến tôi sững người và câu hỏi ấy đã đưa tôi đến với nghề báo và theo tôi trọn cuộc đời.Tôi kính trọng và yêu quý chú từ ngay cái buổi đầu tiên được xem là "làm việc" giữa tôi và chú. Chú bảo tôi vào phòng chú. Câu chuyện trao đổi giữa ngắn ngủi tôi và chú chỉ xoay quanh những lời hỏi thăm của chú về cuộc sống của tôi. kết thúc dăm phút trò chuyện, chú bảo: Cứ thu xếp ổn thỏa chuyện nhà, vợ sanh rồi vào làm nhưng lương thì chính tức lãnh từ bây giờ". Vơ tôi còn hơn hai tháng nữa mới sanh. Rồi chúng đưa tôi ra giới thiệu với phòng hành chánh. lúc đó- anh Hiểu là trưởng phòng và dặn lo tính lương cho tôi theo quyết định.
Tôi không đợi vợ tôi sanh, tuần sau tôi ra làm và được phân về tờ Tây ninh chủ nhật do anh Phương Vũ phụ trách. Chú đi liên xô 3 tháng. Tôi viết mảng văn hóa xã hội nhưng làm việc với anh Phương Vũ lúc đó không hợp lắm nên chỉ khoảng 2 tháng tôi bỏ sang làm tờ Tây ninh Thứ năm do anh Hà Thế Mạnh- phó tổng biên tập phụ trách và anh Tấn Hùng thì làm biên tập.Ngày đó, phòng viên rất ít, Tổng số nhân viên Tòa soạn chỉ có 24 người và bộ phận phóng viên chỉ có 8 người viết chính.Rồi chú về, Biết việc tôi tự ý bỏ sang tờ Thứ năm làm Chú cũng không nói gì.
Việc phân ra 2 nhóm chịu trách nhiệm 2 tờ báo không tránh khỏi mâu thuẫn nội bộ. Chú không hề hỏi tôi lý do vì sao tôi bỏ tờ chủ nhật( sau này tôi mới hiểu chẳng qua chú rất hiểu tính cách từng nhân viên của mình). Chú quyết định đưa tôi vào biên chế chính thức và nâng bậc lương lên 305- tương đương mức lương phó phòng ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tôi vào làm báo ngay thời điểm " đổi mới báo chí". Báo như sống lại và chúng tôi lao vào viết bài chống tiêu cực rất hăng hái. Tỉnh lúc đó cũng đưa ra xét xử các vụ án điểm. Trong đó có vụ Sáu Lễ- Phó đốc sở giao thông. Anh Phương Vũ phụ trách theo vụ này. Sáu Lễ đã nhanh chóng bắt quan hệ với báo qua anh Phương Vũ và món quà đầu tiên ra mắt là chiếc máy quay phim cùng lời hứa hẹn đầu tư một salon cho bộ phận nhiếp ảnh của báo. Lúc đó, chúng tôi làm báo kinh phí rất khó khăn vì Chú Sáu tuy là tổng biên tập báo nhưng không là thường vụ Tỉnh ủy và cũng không được lòng thường vụ. Tờ Tây ninh chủ nhật có được là nhờ vào kinh phí của Tư nhân. kinh phí của tờ Thứ Năm thì gần như không có ,dù đó là tờ chính thống, Chuyện xì xào trong giới phóng viên, đẩy mâu thuẫn nội bộ lên cao trào. Chú sáu quyết định tổ chức cuộc họp giải quyết mâu thuẫn nội bộ, Trong cuộc họp tôi đã thẳng thắn nói huỵch toẹt mọi vấn đề,, trong đó đặt cả vấn đề. Chú bao che cho anh Phương Vũ trong việc nhận máy quay phim của Sáu Lễ. Chú đã thực sự nổi nóng vì tôi công kích nên không kiềm được bảo thẳng tôi : nếu cảm thấy không làm việc được ở Báo thì cứ xin chuyển công tác. Tôi chỉ bảo : cháu đã nói rồi thì không chuyển đi đâu cả. Những điều cháu nói đều không phải vì lợi ích của cá nhân cháu".
Vài ngày sau, chú xuống nhà tôi. Chú cháu nói chuyện với nhau và tôi thật sự bất ngờ khi CHÚ NGÕ LỜI XIN LỖI tôi vì hôm họp chú đã quá nóng. Chú bảo tôi an tâm làm việc trở lại bình thường.
Tôi viết loạt bài xoay quanh vụ tiêu cực ở Sở Y Tế kéo dài nhiều năm và trọng tâm là vụ cơ sở nắn bó gãy xương của ông Huỳnh Thúc Sỹ khiến Sở y tế đình chỉ hoạt động của cơ sở ngay thời điểm con rể ông Tư Cẩn- bí thư tỉnh ủy lúc bấy giờ nằm bó gãy xương ở đây. Con rể ông Cẩn nhà ở tận Vĩnh Long nên khi cơ sở đóng cửa ông cẩn đành phải đưa về tỉnh ủy năm và mỗi ngày ông Sỹ phải vào chăm sóc thay băng( kiểu bó xương Đau Nam Trị Bắc nên phải thường xuyên thay thuốc). Cũng đúng lúc thường vụ họp mở rộng. cho phép các cơ quan báo chí tham dự để giải quyết vụ tiêu cực tồn động ở Sở y tế . Anh Hà thế Mạnh và tôi được cử đi tham dự vì tôi là người trực tiếp viết bài theo dõi vụ việc.
Sau khi Ban kiểm tra Đảng công bố kết luận, cuộc họp kéo ra vài tiếng. Đến lúc Bí thư tỉnh kết luận, khi đề cập đến báo chí ông thực sự lớn tiến phê phán : BÁO TÂY NINH VI PHẠM NGUYÊN TẮC CỦA ĐẢNG KHI SỰ VIỆC CHƯA ĐƯỢC BAN KIỂM TRA ĐẢNG KẾT LUẬN ĐÃ ĐƯA RA CÔNG KHAI". Ông đặc biệt nhấn mạnh " kỷ luật người viết bài và ban Biên tập báo Tây ninh. Sau khi phán quyết, ông hỏi báo chí có ý kiến gì nữa không và tôi đã xin phát biểu, được ông đồng ý. Tôi chỉ xin ý kiến : Bí thư kết luận Báo tây ninh vi phạm nguyên tắc đảng, vậy xin Bí thư cho chúng tôi một lời khuyên trước sự việc xảy ra giữa sức khỏe, tính mạng của người dân và nguyên tắc Đảng người làm báo chọn cái nào ?" . Câu hỏi của tôi đã khiến ông không thể đưa ra câu trả lời, thế là ông đập bàn, lớn tiếng phán " kỷ luật người viết và người cho đăng loạt bài" ( Ông Huỳnh Thúc Sỹ trong quá trình hành nghề đã gây ra 4 cái chết và 27 trường hợp bệnh nhân phải cưa tay, chân do nhiễm trùng huyết ). Thế rồi ông bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của Ban thường vụ Tỉnh Ủy. Tôi đã ôm chồng tài liệu vài ký liệng lên mặt bàn, khiến chú Năm Lùn - giám đốc Sở Công An ngồi phía sau phải níu áo tôi, bảo " Ngồi xuống cháu, đừng có nóng". Cuộc họp kết thúc bất ngờ, mọi người tản ra về như ong vỡ tổ.
Tỉnh ủy cách Tòa soạn chỉ khoảng 500m, tin tôi đập bàn với bí thư tỉnh ủy đã loan về ngay. Tôi về, chú Sáu đã đứng ngoài sân, thấy tôi chú đã tủm tĩm cười rồi bảo: " mày quậy gì bên Tỉnh ủy vậy?".Tôi cười đáp : cháu chỉ xin ổng một lời khuyên thôi ổng đã đập bàn bỏ đi rồi".
Sau đó, chú không hề hỏi tôi một lần nào nữa chuyện xảy ra. Hẳn nhiên, tin đồn loan truyền chuyện " đập bàn" với Bí Thư tỉnh ủy lan đi khắp nơi và tôi lẵng lặng chờ đợi xem tôi sẽ bị kỷ luật thế nào. Sau này, tôi mới nghe anh em công an kể lại là ông bỏ ra gọi mấy anh công an bảo vệ tỉnh ủy vào bắt tôi. Cũng may họ đã không thực hiện.
Bản án vẫn treo trên đầu tôi. Một chuyến đi công tác cùng xe với Ông Năm Thành- Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh- ông Thành đã hỏi Chú Sáu đã cho tôi nghỉ việc chưa. Chú trả lời : nó có vi phạm gì mà cho nghỉ. mấy anh muốn thì mấy anh ký quyết định tôi cho nó nghỉ. Dững đi cùng, về kể lại với tôi mà cười thích thú.
Cũng trong thời gian này, trong cuộc họp báo, Tổng bí thư Nguyễn văn Linh đã phê phán trang bìa một Tờ báo Tây ninh chủ nhật trước hội nghị mà theo ông là khiếm nhã, mất quan điểm tờ báo Đảng.
Sự kiện này như một giọt nước tràn ly để Tỉnh Ủy kỷ luật Ban biên tập báo, mà chủ yếu là Chú Sáu Tâm( Báo có một số sai phạm ở bộ phận phát hành, và quan hệ cá nhân ngoài luồng của anh Mạnh và anh đã nhận kỷ luật, bị cách chức phó Tổng biên tập điều về Ban tuyên giáo chờ phân công).
Một hôm, Chú gọi tôi vào phòng của chú, do dự một lúc chú mới bảo : Mấy chả làm căn quá, buộc phải cho mày nghỉ nên giờ tao tính sắp xềp cho mày qua bên Sở văn hóa làm thời gian đợi yên rồi về." Tôi trả lời : Cháu nghỉ thôi. Chú đừng bận tâm. Chú thở ra, rồi bảo tôi : Nếu tao cho mày nghĩ thì nhận kỷ luật khiển trách, còn giữ mày thì mức cảnh cáo.
Tôi cười bảo: chú biết rồi, làm báo hay không làm báo với cháu đâu quan trọng. Cháu xin nghỉ. Chú nói : Mày không nghỉ được. Tạm thời mày đi chơi đi, để tao tính".
Sau vụ, phát biểu của tôi về vụ Sáu Lễ, chú và tôi hoàn toàn xóa bỏ mọi rào cản , quan hệ trở nên thân thiết. Tôi về Sài Gòn, rồi ghé Thông tấn xã Việt nam. Lúc đó, anh Đình Khuyến -phụ trách. Tôi biết anh cũng từ vụ Tiêu cực của Sở y tế mà Thông Tấn Xã Tây ninh do anh Dũng phụ trách vướng vào và bị Ông Hùnh Thúc Sỹ phát đơn kiện tờ Tuần Tin Tức khi đăng bài về cơ sở của ông. Anh dũng đã nhờ Báo Tây ninh hỗ trợ và Chú sáu đã cử tôi tham gia điều tra.
Anh Khuyến hỏi thăm tôi tình hình, tôi kể anh nghe mọi chuyện. Anh bảo tôi : về làm với anh đi. Tôi cứ tưởng anh đùa. Anh lấy giấy bút đưa tôi rồi bảo tôi làm đơn xin chuyển về thông tấn xã Việt nam. Anh thấy tôi chưa chịu viết, anh bảo: Em về đây anh đưa em đi đào tạo luôn. Thấy anh nhiệt tình vậy, tôi cũng viết đơn. Tôi viết xong anh ký và đóng mộc kèm theo lời đề nghị báo Tây ninh cho tôi thuyên chuyển.
Tôi về, vài ngày sau, tôi mới đưa cho chú Sáu. Chú cầm đọc xong rồi không nói gì cả, mà bỏ vào phòng. Lát sau, chú ra bảo tôi : MÀY Ở LẠI TAO CHẾT MÀY CHẾT"..Vậy là tôi ở lại báo và tôi chưa bao giờ hỏi về kỹ luật của chú nhưng chúng tôi đều biết chú bị kỷ luật cảnh cáo. Sau này, nhiều lúc đùa tôi đổ bảo tại chú không cho tôi đi. Chú cười bảo: Cho mày đi như trao cho mày thêm đôi cánh mày quậy càng dữ. Giữ mày ở lại quản mày được."Thật ra, chú không muốn mất một phóng viên. Sau này, chú tạo rất nhiều điều kiện cho tôi, thậm chí buộc tôi phải học xong đại học báo chí và cơ quan sẳn sàng chi trả để tôi học chính qui (Lớp tại chức tôi học bữa đực bữa cái và đến năm cuối thì bỏ hẳn).lúc tôi xin nghỉ hẳn, gần 6 tháng sau chú mới đồng ý ký đơn xin nghỉ việc cho tôi khi tôi nói : Chú về hưu cháu ở được hay sao, giờ nghỉ trước còn có chế độ".
Chuyện gia đình của tôi dạo đó cũng lắm rắc rối. chú cứ như người cha ở bên tôi. Có lần, tôi buồn chuyện gia đình bỏ đi, chú xuống nhà hỏi vợ tôi vào vào tận nơi tôi chơi. Thấy chú tôi lạnh cả ót, khi chú vừa cười vừa kéo ghế ngồi xem tôi đánh Đômino ( chỗ anh em làm xưởng gạch bông đều quen biết chú) . Chú bảo : chơi đã chưa.Vợ mày nói ba ngày mày chưa về nhà. Sự tận tụy của chú đối với nhân viên của mình khó ai có thể quên được.
Nói đến cái tình, cái nghĩa mà chú Sáu Tâm đối với các nhân viên của mình thì nhiều lắm và hẳn ở mỗi người chúng tôi đều có những câu chuyện để kể .Với tôi, chú như một người cha thứ hai.Người duy nhất có thể khiến tôi chấp nhận phục vụ và là người mà tôi có thể giải bày tất cả.
Đối với nghề báo, chú cũng đã cho chúng tôi rất nhiều. Những điều mà tôi luôn tâm đắc.Chú thường nhấn mạnh : làm báo khác với viết báo. Nhà báo là những người làm báo giỏi chứ không chỉ là người viết báo giỏi.Làm báo là làm theo luật và người làm báo giỏi là người biết LÁCH LUẬT. Luật chính là phong tục tập quán và đạo đức xã hội được qui chuẩn. Vì vậy, người làm báo cần phải rèn luyện để có một TRÁI TIM NÓNG VÀ CÁI ĐẦU LẠNH.
Thời kỳ chú làm Tổng biên tập, báo Tây ninh gần như thoát khỏi sự kiểm soát và lệ thuộc vào Tỉnh Ủy và chú đã đưa Báo Tây ninh trở thành một tờ báo tỉnh vững mạnh, có số phát hành khá cao so với các báo tỉnh khác.Đôi khi, số phát hành lên đến 7000 - 10000/ kỳ báo. Việc tuyển dụng người của chú vào thời kỳ đó quả là "đặc biệt". Phần lớn phóng viên đều có lý lịch được gọi là " xấu" như ; bản thân từng là lính ngụy,có thân nhân nước ngoài, con cháu chức sắc tôn giáo... Chú chỉ có một tiêu chuẩn cơ bản để chọn người là : Khả năng viết báo, làm báo và bản chất đạo đức tốt và điều đó được khẳng định qua bài báo. Lấy cái Tâm mà làm báo, lấy cái Đức mà viết báo. Nguyễn Đức Tâm cũng là bút danh của chú. tên thật của chú là Nguyễn Thái Bồng. Và những người làm báo của chúng tôi ngày ấy, dù còn có nhiều thiếu sót nhưng đã thực sự lấy Tâm để làm báo và lấy cái Đức để viết báo.
Đối với các phóng viên, chú luôn tự tin đặt niềm tin vào, nếu có sai phạm xãy ra thì xử lý. CÓ LÀM THÌ PHẢI CÓ SAI, SAI THÌ PHẢI SỬA.
Trong vụ HUỲNH THÚC SỸ , tôi đã vi phạm nguyên tắc làm báo nghiêm trọng khi đưa một tin "bịa đặt" và cũng không thông qua phòng biên tập( dạo đó tôi làm luôn Ma-két của tờ Thứ Năm nên chen luôn một tin ngắn vào). Sở y Tế đã làm ngay văn bản kiện Báo.Chú nổi nóng dần cho tôi một trận nhưng lại thản nhiên giao cho tôi xử lý. Khi tôi viết bài đính chính báo vừa ra, hôm sau Sở Y tế đã phải đình chỉ cơ sở của ông Sỹ. Khi tôi báo tìn này cho chú.Chú nhìn tôi rồi tủm tỉm cười nói: mày gặp may đó! Đối với Tổng biên tập khác việc tôi làm hẳn đã khiến tôi bị Kỹ luật, thậm chí mất việc mà chưa kịp nhìn thấy hiệu quả của nó. và chỉ có chú mới có thể chấp nhận cái" kiểu làm báo" của tôi. Trong vụ ông Huỳnh Thúc sỹ có sự bao che hết sức rõ ràng từ phía Sở y tế. việc hành nghề sai sót của ông đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh đúc kết và kết luận khá rất rõ : 4 trường hợp tử vong và 27 trường hợp bệnh nhân phải cưa tay, cưa chân,để lại di chứng do nhiễm trùng huyết gây ra từ việc nắn bó gãy xương của ông Sỹ. Dù báo chí địa phương, trung ương đã công khai nhưng cơ sở của ông vẫn thản nhiên hoạt động thu lợi.Tôi đã đưa một tin ngắn là Sở y tế tiếp tục cấp giấy phép hành nghề cho cơ sỡ ông Sỹ trong đợt xét cấp phép mới. Sở y tế đã làm văn bản khẳng định sự " bịa đặt" của Báo và cũng tự khẳng định CƠ SỞ CỦA ÔNG SỸ HIỆN ĐANG HOẠT ĐỘNG KHÔNG GIẤY PHÉP HÀNH NGHÊ. Hẳn nhiên, Sở y tế phải đóng cửa từ bài viết đính chính xin lỗi của tôi.Có lẽ, đúng như chú nói Tôi cũng gặp may và cái gặp may đó có phần được là nhờ NIỀM TIN của chú đặt vào Phóng viên
Một lần, tôi viết một truyện ngắn Pho Tượng Vọng Phu nhiều tầng nghĩa. Khi báo ra, thấy tôi đọc lại truyện, chú bảo : " Mày viết gì mà tao đọc không hiểu lắm". Tôi đùa: Vậy sao chú duyệt đăng. Chú cười nói : mày thì tao không tin lắm nhưng tao tin con Hương.( Lúc đó chị Thu Hương phụ trách biên tập văn hóa văn nghệ).Tôi giải thích, tôi lắng nghe và gật gù; ừ, để tao đọc lại lần nữa.
Lúc trà dư tửu hậu, chú không ngại phải thừa nhận yếu kém của mình. Chú bảo, bây giờ thì " thời bây giờ có thể kiến thức tao không bằng tụi bây...". Đó là lời thật lòng nhưng nếu may mắn đọc được luận văn tốt nghiệp cao cấp chính trị của chú với đề tài "Đổi mới Báo chí" hẳn sẽ phải cúi đầu kính nể tầm hiểu biết sâu rộng của chú. Chú chẳng giấu diếm việc chú chỉ học văn hóa đến lớp 9.
Ngày nhỏ nhà nghèo vừa đi học, vừa bán bánh cam. một hôm bị một thằng lính ngụy ăn bánh cam không trả tiền còn đá đít. Vậy là chú vào rừng, tham gia Mặt trận giải phóng miền nam Việt nam. Chú dân An Hòa- Trảng bàng, một trong cái nôi Cách mạng miền nam.
Cái thời " đổi mới báo chí" đi qua nhanh chóng,Đảng có chủ trương sắp xếp , ổn định và thắt chặt sự quản lý đối với báo chí, hàng loạt tổng biên tập các báo bị kỷ luật, thuyên chuyển, tôi nhận ra mình không thể làm báo được nữa.Nhiều vụ tiêu cực được báo chí phanh phui gần như là bị nhấn chìm. Chú đã cố tìm mọi cách động viên anh em phóng viên chúng tôi tiếp tục chống tiêu cực nhưng rõ là cái hào khí ngày nào đã tắt. Lắm lúc, ngồi với chúng tôi, chú nhắc nhở : BÁO CHÍ KHÔNG ĐẤU TRANH THÌ ĐÂU CÒN LÀ BÁO CHÍ.
Luận văn của chú thể hiện rất rõ tiêu chí làm báo của chú : ĐẤU TRANH CHO CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Điều đó, cũng giải thích vì sao hơn 10 năm, chi bộ Đảng báo Tây ninh không hề phát triển thêm Đảng viên và được mọi người gọi đùa là " Chi bộ đực".
Rất nhiều và rất nhiều điều chú đã để lại trong lòng những anh chị em làm báo, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến những sự liên liên quan trực tiếp với bản thân tôi và chú. Với tôi, quãng thời gian mười mấy năm làm việc với Chú là quãng đời tôi cảm thấy được sống có ý nghĩa nhất và tôi tin những đồng nghiệp của tôi hẳn cũng vậy.
Chú đã cho chúng tôi cái dũng khí làm báo, cái dũng khí làm người và đó cũng là chữ DŨNG CỦA THÁNH NHÂN vậy. chú đã đem lại chúng tôi quyền được tự hào về nghề nghiệp của mình và bản thân chú cũng đã không dấu niềm tự hào với đội ngũ phóng viên của chú. Một lần, trong lúc trò chuyện với anh Sáu Tiến- chủ tịch UBND tỉnh bấy giờ, chú nửa đùa nửa thật bảo ; LÀM CHỦ TỊCH NHƯ MẤY ANH THÌ LÍNH TUI ĐƯA NÀO LÀM CHẢ ĐƯỢC.
Chú là vậy, không ngại nói thẳng, nói thật .
Tôi nghỉ được năm, thì chú cũng được đề nghị hưu sớm một năm. Rồi qua làm chủ tịch Hội nhà báo. Tôi hoàn toàn bỏ hẳn nghề làm báo, chuyển sang kinh doanh. Có dịp, chú lại gọi chúng tôi về nhà chú nhậu. Tuy tôi không còn tham gia làm báo, nhưng thỉnh thoảng chú vẫn vào thăm tôi.
Chú bị tai nạn giao thông và mất. Sáng hôm đó, chú ghé Anh Đức ( tiệm điện Ánh Sáng) mua vài vật dụng đồ điện rồi rũ anh Đức vào chỗ tôi nhậu. Anh Đức lu bu bán hàng, chú ngồi chờ không được nên về. Trên đường về chú đã bị tai nạn.
Ngày giỗ chú đúng vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương nhưng bao năm nay tôi chưa bao giờ về đám giỗ chú. Với tôi, chú vẫn sống. Chẳng qua, chú đã đi chơi xa mà thôi.
Tôi không dùng chữ "TƯỞNG NHỚ" làm tiêu đề bài viết này là vậy. TỔNG BIÊ N TẬP BÁO NGUYỄN ĐỨC TÂM- MỘT NGƯỜI ĐÃ SỐNG VÀ LÀM VIỆC ĐÚNG NHƯ BÚT DANH CỦA MÌNH
Tôi kể lại những điều này, không phải là để ca ngợi chú bởi với chú điều đó thật vô nghĩa. Tôi chỉ hy vọng rằng những người còn làm báo ở Tây ninh hiện nay đọc và suy ngẫm, rút ra được một vài điều bổ ích cho cái "NGHỀ LÀM BÁO",
Linh sam lũa zin ghép SH- giá 750k
Linh sam lũa zin ghép SH- giá 750k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Chơi cây là để luyện Lễ
Trên đường tìm về lẽ sống, ai cũng muốn đem cái tâm nhỏ bé của mình hòa vào cái tâm bao la của trời đất để được gần gũi với thiên nhiên vì thiên nhiên hiền hòa giống như một bà mẹ.
Thiên nhiên đẹp và hấp dẫn, ai cũng thấy điều đó nhưng bàn về giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa triết lý của cây cảnh thì lại có quá nhiều ý kiến khác nhau.
Trường phái tự nhiên cho rằng cây cảnh đẹp phải toát lên từ giá trị mỹ cảm, còn trường phái xã hội thì lại cho rằng cây cảnh đẹp phải có mối quan hệ gắn bó với đời sống con người, nhứt là đời sống tinh thần.
Chẳng hạn như mai, trúc, tùng đẹp vì nó tượng trưng cho những đức tính cao quý “ngự sử mai, quân tử trúc, trượng phu tùng”. Mai, đào khả ái, thanh cao lại còn là hoa Tết, là sứ giả của mùa Xuân. Cây liễu tượng trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ “mình liễu, liễu yếu đào tơ”. Thơ ca Trung Quốc và Việt Nam thường ca ngợi “tùng hùng vĩ, mai thanh kỳ, trúc thanh nhã, liễu yểu điệu như thiếu nữ”, lại còn coi Tùng – Trúc – Mai là tam kiệt hoặc tam hữu. Trái lại cũng có một số cây bị người đời xa lánh vì nó không đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người “ma cây gạo, cú cáo cây đề”.
Cây cũng có thứ thanh cao, có thứ tầm thường, có thứ nhã, có thứ tục nên hầu hết những người sành điệu đều chọn những cây có ý nghĩa thanh cao và có giá trị nghệ thuật để đưa vào chậu, chẳng hạn như sung, ngâu, nguyệt quới, mai vàng, khế, lựu… hoặc những cây mang tính trầm mặc, u tĩnh, tiêu biểu cho sự ẩn dật như sanh, si, gừa, bồ đề… Thời phong kiến, các bậc vua chúa còn phân chia cây cảnh ra làm nhiều thứ bậc: vua chơi cây trắc bá, quan đại thần chơi cây loan, nho sĩ chơi cây si và bậc phong lưu chơi cây liễu. Người chơi cây cảnh ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý phương Đông. Lão Tử cho rằng “Đại khối trầm tĩnh vô ngôn”, một cây cảnh sống lâu năm cũng giống như một ông già minh triết đang trầm tư trước trời đất bao la. Vì vậy, người chơi cảnh rất thích băng rừng lội suối để săn tìm những dáng cây độc đáo, thân hình vặn vẹo, có gốc rễ ngoằn ngoèo, tượng trưng cho sự sống trơ trụi một mình giữa đỉnh hú mây ngàn mà vẫn hiên ngang vượt qua phong ba bão táp.
Mỗi người đều nhìn vẻ đẹp bằng cái tâm, bằng sự thể nghiệm, cũng như nhà văn Sơn Nam cho rằng cây cảnh đóng vai trò viên ngọc, cái đỉnh đồng. Nó gần gũi với con người và thơ mộng như một bài thơ siêu thoát, hiền lành. Có người say mê đến nỗi muốn thổi hồn vào từng gốc cây và trân trọng như gìn vàng giữ ngọc. Nhà thơ Cao Bá Quát cả đời chỉ bái phục có hoa mai “nhứt sinh đê thủ bái mai hoa”. Nguyễn Trung Ngạn coi mai hơn hẳn các loài hoa khác “Dã mai cốt cách nguyên phi tục”. Phan Kế Bính đã từng viết: “Nhàn cư vô sự”, lúc nhàn hạ ông cha ta tiêu khiển bằng cách đắp đá trồng cây để ký thác hoài bão, di dưỡng tính tình và giữ cho thần chí được k h o a n khoái. Cây cảnh có trăm ngàn cái đẹp, đẹp về hình thức lẫn nội dung, đặc biệt là ý nghĩa xã hội, nhưng cái đẹp thường là cái không thể cắt nghĩa được. Do đó nhà văn Sơn Nam đã viết: “Non bộ và cây cảnh bắt nguồn từ một triết lý, nói nôm na là một đạo nghệ, đạo nghĩa”.
Người xưa còn bảo : chơi cây kiểng là luyện lễ". Cái lễ ở đây là cái lễ đối với đất trời, cái lẽ sống của vạn vật. Biết yêu quí cái sự sống của cây cũng là biết yêu sự sống của con người và vì vậy người chơi cây kiểng sẽ tự bồi bổ lòng nhân ái của mình- điều duy nhất khiến con người hơn các động vật khác.
Phải có danh gì…
Tác giả: Hồ Anh Thái (Người Đại biểu Nhân dân- 2012)
.
1. Lâu lâu rồi, tôi có lần nhìn thấy cái danh thiếp của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đơn giản, sơ sài, chẳng có dụng ý thiết kế gì, chắc là anh đặt cơ sở in nào đó in cho đủ cái tên, địa chỉ, số điện thoại, tức là đủ nội dung cho một cái danh thiếp. Người ta in cho thế nào thì anh nhận thế, dùng thế.
Đấy là lần anh Thiệp và tôi được mời sang Đan Mạch dự một cái liên hoan văn hóa gọi là Hình ảnh châu Á (Image of Asia), sau đó đi tiếp sang Thụy Điển dự Hội chợ sách Quốc tế Gothenburg, thực hiện vài buổi đọc sách trước công chúng. Có một lúc đã xong việc, ngồi chuyện trò hai người với nhau, anh Thiệp đưa cho tôi cái các để khi về Hà Nội còn liên lạc mà gặp lại. Cái các chỉ ghi:
NGUYỄN HUY THIỆP
Nhà văn
Tôi nhìn cái các và nói: Trong này thừa chữ nhà văn. Tôi nghĩ, cái người ta cần thì đã đủ: tên người, số nhà số điện thoại, địa chỉ email. Không cần gì thêm. Người trong giới chỉ nhìn tên, biết đấy là nhà văn. Người không biết đến anh thì có ghi thêm chữ “nhà văn” vào đấy cũng chẳng ý nghĩa gì. Anh Thiệp nghe. Gật gù. Ừ, đúng.
Nhân nói về Nguyễn Huy Thiệp, lan man sang một chuyện liên quan. Tôi quen biết một vài anh em trẻ làm báo, tốt nghiệp báo chí ra hẳn hoi, một lần tôi nhắc đến truyện của Nguyễn Huy Thiệp thì hóa ra các cậu không biết nhà văn danh tiếng là ai. Ngạc nhiên chưa? Ờ, có thể ngạc nhiên với bạn và tôi, nhưng đời sống thì không ngạc nhiên. Đời sống luôn có những điều mà chúng ta không ngờ, và đời sống có thể thiếu những điều mà chúng ta biết, biết rành mạch.
Có lần một nữ phóng viên đi họp báo về, hỏi tôi: Nữ nhà văn XYZ viết gì hả anh? Tôi kể tên một vài tác phẩm của chị, một cây bút rất hoạt ngôn nhưng khi viết thì không hoạt không đặc sắc như khi nói. Nhà báo trẻ tất nhiên là chưa đọc XYZ cho nên mới hỏi như trên. Cô kể: Hôm nay em họp báo ngồi cạnh chị ấy, em hỏi xin lỗi chị là ai, chị ấy giơ một ngón tay, bảo: Bạn đừng giật mình nhé.
Để giữ trật tự, chị ấy lấy bút viết vào sổ tay của chị mấy chữ: nhà văn XYZ, chìa sang cho em xem.
Cô nhà báo trẻ mỉm cười lịch sự. Lịch sự thôi, tất nhiên là cô không có gì phải giật mình. Cô đâu biết chị là ai.
Ảo tưởng. Không chỉ là nữ văn sĩ vừa nhắc mà ngay cả một số cây bút trẻ mới in đôi ba cuốn sách bây giờ cũng luôn ảo tưởng mình đang ở độ xinh thời và văn thời, ý nói là thời mình đang xinh đẹp và thời mình đang nổi bằng văn. Họ quên mất rằng văn chương đang trở thành một chuyên môn hẹp, chỉ có người trong giới và số người đọc văn quan tâm mà thôi. Người sành văn đương đại và chịu khó cập nhật văn chương là giới trí thức trẻ, thậm chí giới làm khoa học tự nhiên. Một nhà văn danh tiếng lắm cũng không thể so sánh với sự nổi tiếng của một người mẫu hoặc một ca sĩ hạng hai. Không so bì và không hề chua chát, đấy là sự thật. Hãy bình thản mà nhìn nhận sự thật này. Nhà văn nên lấy làm hãnh diện về cái danh trầm tĩnh không ồn ào của mình. Nhà văn mà cũng sặc sỡ như một nghệ sĩ biểu diễn thì, thú thật, có một cái gì đó đáng nghi ngại trong văn chương của ông ta.
.
2. Nhưng bây giờ trở lại với cái danh thiếp. Lâu nay công dân mạng truyền nhau một số danh thiếp khủng. Xuýt xoa truyền. Rinh rích truyền. Sằng sặc truyền. Đúng là danh thiếp khủng. Chi chít chữ. Dày đặc chữ. Chen chúc chữ. Kể cả nới rộng khuôn khổ cũng không đủ chỗ để mà ghi cho hết các chức danh. Một bác sĩ, tiến sĩ, nhà thơ, nhà làm luật. Một nhà khoa học có cả chức danh trong hội đoàn kết các dân tộc và các hội nghệ sĩ, tức là khoa học có dan díu với văn nghệ. Một chức sắc tôn giáo (Nam Mô A Di Đà Phật) đếm ra có đến chín chức danh.
Xin lấy cái danh thiếp số một làm ví dụ. Mỗi chức danh trong cái danh thiếp là nhằm vào các đối tượng sau:
– Chức danh bác sĩ là giơ ra với lực sĩ cử tạ có thể bẻ ngà voi.
– Tiến sĩ là với sinh viên mới nhập học.
– Nhà thơ là với nhà toán học, vật lý học vân vân.
– Nhà làm luật là với người hay lái xe vượt đèn đỏ.
Tức là đối tượng nào cũng nhặt ra được cho mình trong cái rổ thóc trộn gạo của cô Tấm một hạt có ý nghĩa, hoặc là phản ý nghĩa. Công bằng. Không ai ra về tay trắng.
Trăm bó đuốc cũng bắt được một con ếch. Xả một băng đạn liên thanh sao cũng trúng một viên.
Nhưng mà xáo tung cái đống vừa gạo vừa trấu vừa thóc ấy lên thì cũng oan gia. Người tai biến cần cấp cứu thì chỉ nhìn thấy chữ nhà thơ. Ông cắt đường vượt đèn đỏ thì thấy danh tiến sĩ. Nghĩa là chúng sinh sẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Chỉ có chủ nhân danh thiếp là ngồi rung đùi nhấm nháp khoái cảm về sự đa tài đa diện đa năng đa phương tiện của mình. Ông không biết rằng trong cái nồi lẩu kia, người ta chỉ thấy cái ông làm thơ giỏi nhất trong đám bác sĩ, nhà làm luật giỏi nhất trong đám nhà thơ, người chữa bệnh giỏi nhất trong các nhà làm luật… chỉ riêng những danh hiệu ấy bản thân nó đã hàm ý tính thiếu chuyên nghiệp, chưa nói là gây cười, sau đó là gây nghi ngại.
Cái danh thiếp có một chức năng là xã giao. Xã giao gì khi vừa gặp mặt, anh đã tuôn một tràng xối xả, khiến đối tượng tối tăm mặt mũi. Một đòn đánh phủ đầu thị uy. Một đòn cân não nhằm gây ấn tượng khiếp nhược và quy phục hoàn toàn. Có thật thế không? Hay là chỉ gây ra sự nực cười phải kìm nén trong lòng? Xã giao đã biến thành phản xã giao.
Khi làm biên tập, tôi thường gạch những thứ chức danh mà tác giả cố tình ghi trước tên mình: GSTS, NSƯT, nhà văn… Những thứ ấy chỉ có nghĩa khi tiến sĩ nông nghiệp viết bài về nuôi trồng chẳng hạn, để tăng thêm độ tin cậy chuyên môn. Còn giáo sư điều khiển học viết về thơ ca thì cũng chỉ có tính tham khảo, và giáo sư cũng sẽ bình đẳng như một người lái xe viết bài về thơ. Đứng trước người đọc báo, không cần chức danh bằng cấp trái ngành nghề, chỉ cần bài viết có sức thuyết phục.
Cái danh thiếp thực hiện chức năng xã giao thay cho chủ nhân. Khi hai đối tượng giáp mặt, phép lịch sự bao giờ cũng là phải xưng tên mình, trước khi hỏi tên người đối thoại. Vậy ta cũng phải đưa cái các của mình trước, rồi mới mong đối tượng đáp lễ bằng danh thiếp của họ. Nghi thức đối ngoại có khi còn dẫn đến chi tiết này: khi đưa danh thiếp trực tiếp (tức là không phải thông qua thư ký, hay gửi qua bưu điện) người ta gập nhẹ góc trên, bên trái, của danh thiếp, rồi trả nó gần về vị trí cũ.
Băn khoăn: những danh thiếp đầy tràn chức danh chắc không có chỗ để gập góc kiểu này.
Cái danh thiếp đôi khi phải làm những việc lời ít ý nhiều. Sau khi được mời chiêu đãi, ta muốn gửi lời cảm ơn mà không phải viết một bức thư? Đơn giản: gửi một cái danh thiếp của mình qua thư ký, qua người lái xe, qua bưu điện. Ghi vào khoảng trống bên dưới các hai chữ viết tắt: p.r. (pour remercier, xin cảm ơn). Một lời chia buồn từ nơi xa, mà không thể nói lên hết bằng lời? Sẽ là hai chữ viết tắt: p.c. (pour condoléances, để chia buồn). Mà chữ viết tắt theo đúng phép xã giao phải viết bằng bút chì.
Nhắc lại một tí để thấy rằng cái danh thiếp là đại diện cho một con người, là gương mặt của chủ nhân, là danh dự và tính cách của chủ nhân. Danh thiếp giúp cho người ta không nói sai viết sai tên người khác, thà không nhắc tên chứ đã nhắc mà sai tên người ta là điều tối kỵ. Danh thiếp không phải chỉ có một chức năng là phô trương về chủ nhân. Không chỉ tuyên truyền quảng cáo, đánh bóng tên tuổi hoặc pi a. Nhưng ở chỗ này, cách thức xã giao này, là nhằm vào đối ngoại. Còn ta với ta, không khéo lại trở thành một thứ Tây An Nam.
3. Những cái các phải oằn lưng vác đầy chức danh cho chủ, chung quy chỉ tại cái truyền thống phải có danh gì với núi sông. Thời xưa, đi học chỉ có mục tiêu lớn nhất là đỗ đạt làm quan. Đỗ đạt đi cùng với được thăng quan tiến chức, cưỡi ngựa vinh quy. Được vời vào triều, vua biết mặt chúa biết tên.
Vậy mà người có chút danh rồi, có khi vẫn còn mặc cảm, sợ người đời không biết, cứ phải tự pi a tuyên truyền quảng cáo. Không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào, không chịu buông tha bất cứ một đối tượng nào. Cái danh thiếp cũng có một cái lý như thế.
Rồi cũng trong một cái cơ chế kiêm nhiệm nhiều, mỗi người kiêm vài ba chức vụ nữa, mỗi người làm hội viên của dăm ba tổ chức đoàn thể. Một thạc sĩ văn hóa quần chúng có thể là ủy viên ban chấp hành một hội hữu nghị, tham gia thêm hội bơi lội và hội nuôi ong, là giám đốc của công ty xuất nhập khẩu thủy sản. Hội hè quần chúng thì ai có hứng có sức cứ việc tham gia, nhiều cũng được. Nhưng công tác quản lý các cơ quan nhà nước thì kiêm nhiệm là hình thức tập quyền thiếu hiệu quả. Đời thiếu gì người có năng lực, nhân tài như lá mùa xuân, khai thác chưa hết, sử dụng chưa hết, động viên chưa hết, sao cứ dồn trút nhiều cương vị, nhiều chức danh cho một người. Hạ cánh an toàn chỗ này thì lập tức cất cánh mạo hiểm ở ngay đường băng bên cạnh. Thời nay, khó mà có những người đa tài như Leonardo da Vinci. Bản thân mỗi ngành lại chia ra làm nhiều nhánh, kiến thức của mỗi ngành mỗi nhánh quá nhiều, đến mức cả đời người chuyên sâu một việc cũng không tiếp nhận và khai thác cho hết được. Đa tài chỉ là một ảo tưởng. Đa tài rất nhiều khi chỉ đồng nghĩa với chuồn chuồn đạp nước khơi khơi. Một thứ ông/bà Biết Tuốt, Mr/Ms. Know-All.
Cái danh thiếp số hai nêu ở trên nhắc nhớ đến chuyện nhà khoa học đã tham gia phát hiện ra một pho tượng cổ bị lãng quên trong một ngôi chùa. Bây giờ bạn hãy đến thăm ngôi chùa ấy mà xem. Một tấm bảng gỗ, chữ viết bằng sơn đỏ, kể rằng ngày ấy tháng ấy chúng tôi đến chùa và phát hiện ra pho tượng này trong chính điện. Lúc ấy không ai biết là tượng của ai, chất liệu gì, được tạo tác theo phương pháp nào. Chúng tôi đã dùng nhiều hình thức khảo cổ, truyền thống và tinh vi hiện đại, để giám định, xác định, khẳng định. Vân vân và vân vân. Nội dung chỉnh. Không có lỗi chính tả.
Chỉ có một điều.
Ở góc dưới tấm bảng, phía bên phải, nhà khoa học đã giắt vào đấy tấm ảnh chân dung của mình. Ảnh ép pờ lát tích hẳn hoi, nhân vật com lê cờ ra vát hẳn hoi. Cười tươi hẳn hoi.
Mỗi tội, cái bảng nội dung không còn chỗ để dán tấm ảnh vào. Nhà khoa học cũng mặc cảm sợ người đời không biết mặt mình. Thế là đành giắt tấm ảnh vào góc. Dưới cùng. Bên phải. Đôi khi gió thổi, cái ảnh ép pờ lát tích rung lật phật.
Bây giờ trở lại ngôi chùa ấy, đọc cái bảng ấy, bạn vẫn thấy tấm ảnh ấy, ở đúng chỗ ấy.
http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/phai_co_danh_gi.html
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016
Kim giòn- giá 200k
Kim giòn- giá 200k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Việt Cộng Gửi Việt Tân - Các Người Hãy Thôi Khoác Lác Về...
P.H.D.
Bốn điều gửi đến Việt Tân.
Tôi là một Đoàn viên "Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh". Tôi, là một Việt Cộng – một người Việt Nam, yêu Lý tưởng Cộng sản: Lý tưởng bảo vệ, nâng đỡ, giữ gìn phẩm giá, cuộc sống cho những người nghèo, những người kém ưu thế trong xã hội.
Tôi xin có vài lời gửi đến các người.
Thứ nhất, các người hãy thôi nói về tự do ngôn luận.
Thật là kì quặc khi các người - những kẻ cầm súng bắn gục những nhà báo Việt Nam chân chính ở Mỹ, lại mở mồm rao giảng về tự do ngôn luận. Phải chăng da mặt các người dày hơn da trâu?
Tự do ngôn luận là khái niệm có tính tương đối. Xã hội loài người luôn có nhiều người xấu hơn là người tốt, nếu để tự do ngôn luận tuyệt đối, ai muốn nói gì thì nói, chắc chắn những dư luận xấu sẽ tràn ngập khắp mọi nơi và làm băng hoại đạo đức loài người. Đó là lý do nước nào cũng có những cơ quan kiểm duyệt thông tin.
Thứ hai, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về tình yêu nước.
Thật là kì quặc khi các người – những kẻ đã từng khom lưng cúi đầu làm tôi mọi, làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ để bức hại đồng bào, phản bội lại khát vọng độc lập, tự do, thống nhất của nhân dân, giờ đây lại rao giảng về tình yêu nước.
Thế thì khác gì Lê Chiêu Thống dạy Quang Trung về lòng trung thành, khác gì Trần Ích Tắc dạy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về tình thần dân tộc?
Các người không có tư cách dạy nhân dân Việt Nam về tình yêu nước. Các người càng không có tư cách dạy Việt Cộng về tình yêu nước.
Bảy Nhu
Hãy tìm Bảy Nhu – người cai ngục ở nhà tù Phú Quốc để biết Việt Cộng yêu nước như thế nào. Có rất nhiều người yêu nước không phải là Việt Cộng: có thể kể đến như Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, sinh viên Nguyễn Thái Bình... Nhưng Việt Cộng là những người gan góc nhất, kiên cường nhất, bất khuất nhất trước sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Lịch sử nhà tù Phú Quốc và Côn Đảo đã chứng minh.
Chỉ có những kẻ mù lương tri, điếc lẽ phải và ung thư dối trá, mới phủ nhận điều đó.
Thứ ba, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về cách chiến đấu bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Thật là nực cười khi những kẻ tụt quần đu càng lại lên tiếng hướng dẫn những người đã từng đánh bại thực dân Pháp, quét sạch phát-xít Nhật và tống cổ đế quốc Mỹ về nước, đập tan tập đoàn bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc, thần tốc tiêu diệt bè lũ Polpot (tay sai của Mỹ - Trung), rằng phải làm thế nào để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Xin lỗi, kinh nghiệm đu càng hay nghệ thuật đu càng sao cho đu không rớt, càng không gãy, các người cứ dạy lại cho con cháu các người học tập và làm theo. Còn chúng tôi thì không cần đâu nhé
Thứ tư, các người hãy thôi nói về nhân quyền.
Những người đã từng đập vỡ cổ chai thuỷ tinh, đâm xoáy cổ chai thuỷ tinh vào cửa mình của thiếu nữ Nguyễn Thị Mai, sẽ là người mang đến nhân quyền cho phụ nữ Việt Nam? (Mời đọc Bài ca hi vọng, NXB Tổng hợp Tp.HCM).
Những người đã từng cưa sống 6 lần đôi chân của thanh niên Nguyễn Văn Thương, sẽ là người mang đến nhân quyền cho thanh niên Việt Nam? (Mời đọc Người bị CIA cưa chân 6 lần, NXB Tổng hợp Tp.HCM).
Việt Tân à.
Tôi khuyên các bạn nên dừng lại những trò lố bịch, kệch cỡm và vô sỉ.
Chúng tôi – những người Việt Nam yêu nước, những người Việt Cộng yêu nước tự biết phải làm gì để thay đổi những cái chưa tốt, phát huy những cái tốt ở quê hương chúng tôi. Chúng tôi không có cái khoái cảm đặc biệt khi làm tay sai cho ngoại bang như các bạn, nên các bạn đừng phiền công cuộc xây dựng, đổi mới của đất nước chúng tôi nữa nhé.
Nếu các bạn dừng lại, sám hối với Tổ Quốc, với nhân dân, chúng tôi vẫn xem các bạn là đồng bào. Nếu các bạn tiếp tục ngoan cố, thì chúng tôi đành xem các bạn là giặc vậy.
Thân chào,
Châu Đốc, ngày 30 tháng 4 năm 2015
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày các bạn tụt quần đu càng.
P. H. D
Để trở thành thượng lưu: doanh nhân Việt còn bao xa?
Tác giả: Bùi Quang Minh (Doanh Nhân 360)
.
.
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn coi những doanh nhân giàu có, dùng toàn đồ xịn, luôn thể hiện mình là có bằng cấp, có học vị là những người thuộc giới thượng lưu của xã hội. Sự thật, đó chỉ là những vị “trọc phú học làm sang”.
.
Vậy thế nào là người thuộc giới thượng lưu và doanh nhân cần những điều kiện gì để nằm trong tầng lớp thượng lưu của xã hội?
.
Khái niệm Thượng lưu
Hãy còn nhiều tranh luận về khái niệm Thượng lưu. Theo chúng tôi, giới thượng lưu bao gồm những tinh hoa, đẳng cấp ở nhiều lĩnh vực. Họ gánh vác những trách nhiệm xã hội lớn lao, kết giao với nhau làm thành đầu tàu kéo cả xã hội tiến lên. Họ có mức sống sung túc về vật chất, mang trí thức cao, có hệ thống và có một cốt cách văn hóa với các giá trị tinh thần, phong thái hành vi xã hội chuẩn mực. Trong các phẩm chất nêu trên thì phẩm chất trí tuệ cao, có cốt cách văn hóa là quan trọng, chứ không đơn thuần chỉ là người có tiền, có quyền lực.
Bằng trí tuệ và tài sản của mình, giới thượng lưu được coi là lực lượng tiên phong thúc đẩy xã hội phát triển. Tư tưởng của họ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội, thậm chí định hướng sự phát triển của xã hội. Do vậy, giới thượng lưu đại diện cho diện mạo, sức sống và ảnh hưởng của một xã hội mà giới đó xuất hiện. Người ta vẫn thường gọi tên “Giới Thượng Lưu” Luân Đôn, Paris, Trung Hoa…khi nói về văn hóa, kinh tế, chính trị của Anh, Pháp hay Trung Quốc.
.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan niệm về giới thượng lưu sẽ có nhiều biến đổi, song tri thức, sự giàu có, cốt cách văn hóa và trách nhiệm sẽ luôn là các yếu tố cốt lõi tạo nên hình ảnh giới thượng lưu.
Giới thượng lưu chính là đầu tàu kéo cả xã hội tiến lên. Họ luôn trăn trở tìm lời giải cho những vấn đề nóng bỏng và gai góc để giúp xã hội không ngừng tiến bộ. Điều này thể hiện qua các hành động chung tay chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng: cứu trợ thiên tai, tặng tiền cho các quỹ từ thiện, tài trợ cho các chương trình vì cộng đồng… Những người tham lam, ích kỷ, háo danh và vô trách nhiệm sẽ sớm bị đào thải khỏi giới này.
– Sung túc về vật chất: Giàu có là điều kiện cần cho một người gia nhập giới thượng lưu. Một mặt, nó mang lại cho họ nhiều cơ hội tận hưởng cuộc sống tiện nghi như: xài quần áo và đồ dùng hàng hiệu, đi xe Mecedes, dùng điện thoại Vertu, chơi các môn thể thao quý tộc như Golf, Tennis… Mặt khác, nó là tiền đề để họ hoàn thiện vai trò của mình: bồi đắp và cống hiến về tri thức, thực hiện trách nhiệm xã hội… Khác với thời phong kiến trước kia, thời nay, sự sung túc vật chất là do chất xám của họ mang lại hơn là do của cải thừa hưởng từ gia đình. Họ có thể là một thương nhân thành đạt qua các thương vụ làm ăn lớn, một vị tiến sĩ hay giáo sư khả kính giàu có bằng chính tri thức của mình hay một quan chức cao cấp trong bộ máy chính quyền…
.
– Tri thức cao, hệ thống: Nền sản xuất hiện đại đòi hỏi hàm lượng tri thức trong công việc ngày một cao hơn. Giới thượng lưu là tầng lớp dẫn dắt sự phát triển của xã hội, họ cần có tri thức để giải quyết những vấn nạn hay có những những giải pháp đưa xã hội tiến lên. Vì vậy, tri thức đối với họ không chỉ là bằng cấp mà còn là kinh nghiệm sống, quá trình sáng tạo, tái sản sinh và chuyển hóa các giá trị tinh thần và trí tuệ vào cuộc sống một cách hiệu quả và có hệ thống.
– Cốt cách văn hóa: Yếu tố khẳng định đẳng cấp thượng lưu chính là cốt cách văn hóa. Cốt cách đó được thể hiện qua hành vi ứng xử và bản lĩnh văn hóa của họ. Người có cốt cách văn hóa, trước mọi thăng trầm của cuộc sống vẫn giữ mình chính trực. Họ biết quý trọng và thích kết giao với giới trí thức, văn nghệ sĩ đỉnh cao nhằm bồi đắp các văn hóa cho bản thân. Điều này khác với hiện tượng “học làm sang” của một lớp nhà giàu mới hiện nay: học nhảy, học ăn mặc ứng xử song lại tự ý vẽ nhà quái đản bắt kiến trúc sư theo ý mình, mua tranh “chợ” treo salon…
.
Hiểu theo đúng định nghĩa thì có thể nói giới thượng lưu Việt Nam được hình thành từ thời nhà Trần với các quý tộc tài giỏi và hào hoa như Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…
.
Đến thế kỷ XX, giới thượng lưu là những trí thức lớn được đào tạo bài bản như Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp… Theo nhà thơ Hoàng Hưng, xuất thân từ một gia đình thượng lưu ở Hà Nội xưa, phẩm chất không thể phủ nhận của giới thượng lưu Hà Nội xưa là ý thức tự hào và giữ gìn truyền thống gia tộc, bản lĩnh tự tin, lòng tự trọng và năng lực trí tuệ cao. Họ không chỉ có tiền của và địa vị mà còn có tri thức, có cốt cách văn hóa và trách nhiệm với gia đình, xã hội. Dù có “thất thế” vẫn ung dung, sang trọng “bần tiện bất năng duy, uy vũ bất năng khuất”.
.
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch công ty cà phê Trung Nguyên
.
Khái niệm thượng lưu chưa sử dụng thống nhất
Theo từ điển Tiếng Việt, thượng lưu là “tầng lớp được coi là cao sang trong xã hội, theo quan niệm cũ”. Trên thực tế, người ta vẫn thường đánh đồng tên gọi “thượng lưu” với một trong những đối tượng như: tầng lớp nhà giàu mới, tầng lớp quý tộc cũ, tầng lớp trí thức có học vị cao, các nhà văn hóa hay chính trị có quyền chức trong xã hội…
.
Nếu theo đúng nghĩa thượng lưu thì theo chúng tôi trong xã hội Việt Nam hiện nay chưa có giới thượng lưu. Tuy nhiên, hai tầng lớp nhà giầu mới, trí thức học vị cao vẫn thường bị nhiều người hiểu lầm là tầng lớp thượng lưu. Họ còn thiếu những yếu tố cần thiết để gia nhập tầng lớp thượng lưu.
.
Tầng lớp giàu có thường là những người có tiền, có quyền lực. Họ có một cuộc sống xa hoa, tận hưởng mọi điều kiện tốt nhất của cuộc sống và coi đó là thước đo giá trị bản thân. Họ thường tự coi mình là giới thượng lưu. Tuy nhiên những người giàu này chưa đủ điều kiện để gia nhập giới thượng lưu nều họ thiếu những yếu tố về văn hóa, trí tuệ, thẩm mĩ… Đặc biệt khi có nhiều tiền mà không có cốt cách văn hóa, ứng xử kém và nghèo nàn về tri thức, họ chỉ là những kẻ trọc phú, hãnh tiến.
.
Ngược lại, tầng lớp trí thức là thường được mọi người kính trọng vì sự hiểu biết, cốt cách văn hóa. Họ là những người tiếp thu, truyền bá và sáng tạo các giá trị mới của tri thức, văn hóa; đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; dự báo và định hướng dư luận xã hội. Tuy nhiên khi chưa đạt tới một ngưỡng nhất định về cơ sở vật chất thì họ vẫn chưa đủ điều kiện để thực hiện các hành động mang tính vĩ mô nhằm cải tạo xã hội tốt đẹp hơn.
.
Hàng ngũ thương nhân vốn vẫn bị coi là giới “con buôn” bởi đặc tính nổi bật là thiếu trung thực và vụ lợi. Nhưng theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đội ngũ thương nhân dần chuyển thành giới doanh nhân có tiềm lực về kinh tế, giàu về trí tuệ và văn hóa, có đạo đức và trách nhiệm cao với xã hội. Tuy nhiên, giới doanh nhân hiện nay chưa thực sự có trình độ học vấn uyên thâm và chưa có một văn hóa riêng nên chưa thể đại diện cho cốt cách văn hóa của cả xã hội như giới thượng lưu.
.
Xu hướng hình thành giới thượng lưu mới tại Việt Nam
Nền kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển nhanh chóng, kéo theo sự hình thành một tầng lớp “người giàu”. Bên cạnh đó, giới doanh nhân không ngừng cố gắng để vươn tới trở thành tập thể doanh nhân – trí thức. Đây chính là hai xu hướng hình thành giới thượng lưu mới tại Việt Nam trong tương lai.
.
Một lễ trao danh hiệu 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc nhất năm 2016 được TƯ Đoàn, TƯ Hội LHTN Việt Nam và Hội Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam tôn vinh. Ảnh: Việt Dũng
.
Hiện tại, trong xã hội Việt Nam chưa có giới thượng lưu hiểu theo đúng nghĩa, mà mới chỉ có những người giàu đang cố làm như mình có tri thức bằng cách mua sắm nhiều sách, mua bán danh hiệu, bằng cấp, hay cố tỏ ra mình là những người có ứng xử xã hội tốt, có đóng góp cho xã hội. Bên cạnh đó, giới doanh nhân của đất nước không ngừng cố gắng để vươn tới tập thể doanh nhân – trí thức mong trở thành giới thượng lưu mới trong tương lai.
.
Sự xuất hiện của rất nhiều trường học quốc tế, đáp ứng nhu cầu của những nhà giàu muốn con cái họ được giáo dục với chất lượng cao và một cách toàn diện hơn so với thế hệ trước. Họ hướng cho con cái họ học về văn hóa, về tri thức, về thẩm mỹ về cách ứng xử. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho sự hình thành một giới thượng lưu trong tương lai. Theo Họa sĩ Trịnh Cung, việc cho con em học ở những trường quốc tế là “bước đi quan trọng tiếp theo để những đứa trẻ con nhà giàu được giáo dục toàn diện hơn bố mẹ chúng và giới thượng lưu của chúng ta ngày mai sẽ bắt đầu từ đây”.
.
Từ trước đến nay, hàng ngũ thương nhân luôn bị đặt ở vị trí thấp nhất trong thứ tự: sỹ, nông, công, thương, bởi họ bị cho là tầng lớp thiếu trung thực và vụ lợi. Ngày nay, giới thương nhân đã thay đổi. Họ là những người đặt mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ (vật chất và tinh thần) nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội để kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, đội ngũ này lại có mối quan hệ mật thiết giữa khoa học – kỹ thuật, sản xuất công nghiệp và thương mại. Có thể thấy, giới doanh nhân đang hướng tới xây dưng mối quan hệ doanh nhân – tri thức để đạt tới tập thể doanh nhân – trí thức mới.
.
Dựa trên những giá trị vật chất, tinh thần mà giới doanh nhân mang lại cho xã hội, từ những sản phẩm, dịch vụ , đến những hành động rất tiêu biểu như tặng tiền của vào những quỹ để nghiên cứu góp phần xây dựng xã hội và làm tự thiện, bảo trợ văn hóa,… doanh nhân đã tiến lại gần hơn tới giới trí thức. Bởi giới trí thức tiêu biểu hiện nay là những người ngoài năng lực sáng tạo ra phải luôn luôn trăn trở tìm lời giải cho những vấn đề nóng bỏng và gai góc của xã hội để giúp nó không ngừng tiến bộ. Và bằng cấp giờ chỉ là tấm thẻ vào cửa của một trường thi nghiệt ngã là thực tiễn cuộc sống.
.
Giới doanh nhân đang vượt qua được ngưỡng cửa bằng cấp để vươn tới tập thể doanh nhân – tri thức bởi họ chứng tỏ được trên thực tế năng lực sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần hoạt động có hiệu quả và làm lan tỏa những giá trị tinh thần và trí tuệ vào cuộc sống.
.
Điều kiện để doanh nhân Việt trở thành giới thượng lưu
Theo sự phát triển của kinh tế thị trường, trong xã hội ta đang hình thành một tầng lớp doanh nhân có tiềm lực về kinh tế, giàu về trí tuệ và văn hóa, có đạo đức và trách nhiệm cao với xã hội. Họ không chỉ đóng góp cho xã hội những giá trị kinh tế mà càng ngày tầm ảnh hưởng của họ càng lớn, chi phối tới cả những giá trị, văn hóa, tư tưởng. Nhìn nhận về vai trò của giới doanh nhân, một số chuyên gia cho rằng: trong tương lai không xa, giới doanh nhân cùng với giới tri thức và giới chính trị sẽ tạo nên giới thượng lưu – định hướng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
.
Để thực sự khẳng định và phát huy được vai trò của mình, doanh nhân cần trở thành một trong những bộ phận tạo nên giới thượng lưu trong xã hội. Tuy nhiên, để bước chân vào thế giới thượng lưu, giới doanh nhân cần phải xây dựng được cho mình nền tảng tri thức, quyền lực và những giá trị văn hóa, tư tưởng tiến bộ có ý nghĩa định hướng sự phát triển của xã hội.
.
Tri thức: Bản thân doanh nhân là những người rất có năng lực và có kiến thức về nhiều lĩnh vực. Nhưng để trở thành người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, giới doanh nhân cần nâng tầm tri thức của mình lên hơn nữa. Tri thức ở đây không đồng nghĩa với bằng cấp. Có những người nghĩ rằng có nhiều danh hiệu, bằng cấp thì sẽ là thượng lưu nên bằng mọi cách sắm cho mình đủ loại danh hiệu thật có, giả có nhưng đó chỉ là loại “ít chữ học làm sang”. Ngược lại, có những người không có bằng cấp, không học qua một trường lớp đào tạo chính quy nào nhưng tri thức của họ rất uyên bác, vẫn được người đời nể trọng. Tri thức ở đây được hiểu rộng ra là vốn sống, vốn hiểu biết, là sự sáng tạo, sản sinh và truyền bá những giá trị tinh thần, tư tưởng, kiến thức và trí tuệ cho xã hội.
.
Quyền lực: Càng ở địa vị càng cao, người ta càng có quyền lực lớn. Song đó chỉ là quyền lực chức vị, và khi thôi chức rồi thì rất có thể cũng mất luôn quyền lực. Quyền lực cá nhân chỉ có thực sự khi quyền lực đó xuất phát từ năng lực và phẩm chất cá nhân. Bản thân mỗi doanh nhân cần trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc, cần tạo được quyền lực cho mình từ uy tín, đạo đức, tài năng của mình, chứ không phải từ chức vị hay tiền bạc.
.
Giá trị văn hóa, đạo đức, tư tưởng, hành vi ứng xử… tạo nên cốt cách văn hóa của mỗi cá nhân. Văn hóa, đạo đức… là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Doanh nhân – lớp người tiên tiến nhất cũng phải là người có văn hóa, thuộc về văn hóa. Doanh nhân có văn hoá phải từ trong cách thức kinh doanh, triết lý kinh doanh, thực tế kinh doanh. Và văn hoá trong cuộc sống hàng ngày, lối sống, đối nhân xử thế, đối với gia đình, cha mẹ, bạn bè, trách nhiệm với cộng đồng xã hội…Với năng lực và phẩm chất của mình, doanh nhân phải là lực lượng đi đầu trong việc giải quyết những vấn đề của xã hội.
.
Khó khăn của doanh nhân Việt để trở thành người thượng lưu
Không dễ cho doanh nhân tiến lên giới thượng lưu bởi có nhiều vật cản trên con đường đó. Khó khăn doanh nhân gặp phải ngay từ trong bản thân doanh nhân và những rào cản từ xã hội.
.
Khó khăn do doanh nhân.
– Doanh nhân Việt chưa có được một văn hóa riêng nên chưa thể đại diện cho cốt cách văn hóa của cả xã hội như người ta vẫn thấy ở giới thượng lưu. Văn hóa doanh nhân ViệtNam chỉ mới dừng lại ở từng cá nhân đơn lẻ. Ngày xưa, Việt Nam có những doanh nhân cốt cách, xứng tầm thượng lưu như cụ cử Lương Văn Can, ông Bạch Thái Bưởi, ông bà Trần Văn Bô….Và ngày nay, có thể kể đến là Đặng Lê Nguyên Vũ, Giản Tư Trung, Lý Quý Trung….Nét văn hóa kinh doanh xưa đã mai một theo thời gian vì không có người “tiếp lửa” cho nó. Còn những nét văn hóa ở những doanh nhân trẻ lại chưa đủ mạnh để lan tỏa đến với mọi người. Không thể tìm được nét văn hóa chung trong cộng đồng doanh nhân Việt là nhân xét chung của hầu hết doanh nhân nước ngoài.
.
– Cái yếu thứ hai của doanh nhân Việt nếu muốn trở thành giới thượng lưu là thiếu trình độ học vấn uyên thâm. Phần đông doanh nhân Việt Nam trưởng thành từ trong kinh nghiệm. Một số ít khởi nghiệp qua đào tạo nhưng không được đào tạo bài bản. Kiến thức của họ chỉ chuyên về lĩnh vực họ kinh doanh. Doanh nhân Việt không có một kiến thức phong phú, uyên thâm về các lĩnh vực hỗ trợ cho kinh doanh như chính trị, nghệ thuật, khoa học…Học vấn uyên thâm là yếu tố được đề cao hàng đầu trong kinh doanh của người Do Thái, dân tộc của các nhà kinh doanh lỗi lạc. Chính vì không có đầy đủ học vấn nên doanh nhân Việt còn thua kém nhiều mặt so với doanh nhân thế giới, và chưa thực sự khẳng định được vai trò của mình trong xã hội.
.
Rào cản xã hội
– Việt Nam chưa tạo được một môi trường thuận lợi để giúp doanh nhân phát huy hết sức mạnh của mình. Quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà nhưng lại thiếu sự minh bạch làm chậm sự khởi nghiệp kinh doanh của một doanh nhân, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, xã hội Việt Nam chưa thật sự đề cao doanh nhân. Những quan niệm cũ, lỗi thời xem doanh nhân là những kẻ trục lợi, kẻ cơ hội, kẻ giàu có nhưng không giúp ích gì cho xã hội vẫn đang còn tồn tại ở một số đông cộng đồng. Điều này làm giảm đi mong muốn cống hiến cho xã hội của doanh nhân. Doanh nhân không muốn làm hết trách nhiệm của mình cho cộng đồng.
.
– Hệ thống đào tạo yếu kém không phát triển được tài năng, nhân cách, văn hóa của con người. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực. Hay nói như Họa sỹ Trịnh Cung, hệ thống giáo dục chính là xương sống, là chuẩn mực để tạo ra con người. Hầu hết các cá nhân xuất sắc đều được hưởng một nền giáo dục, hoặc đều được sống trong một môi trường học thuật có chất lượng. Sự yếu kém trong hệ thống giáo dục ViệtNam đã cản trở rất lớn tới sự phát triển.
—————
http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/de-tro-thanh-thuong-luu-doanh-nhan-viet-con-bao-xa.html
Khế ngọt hoành 140cm- Giá 20 triệu
khế ngọt hoành 140cm- Giá 20 triệu-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/
Quãng cáo Hơn cả yêu thương Từ Tâm Nguyễn Tất Toàn
Bờ lờ có Nguyễn đẹp chai
Nhà giàu học giỏi làm trai già đời
Ẻm nào chồng chết chồng rơi
Mời anh Nguyễn tới mà xơi tính tiền
Hi hi...ngắm con chó Từ Tâm Nguyễn Tất Toàn nghe nó sủa mà cười đau bụng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)