" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
Ảo tưởng tài năng, lạm phát lời tâng bốc!
Lâu nay, các phát ngôn thái quá, ảo tưởng về tài năng và những lời khen có phần quá đáng trên báo chí như đã trở thành hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Và hệ quả là chúng ta được chứng kiến sự “lên ngôi” của thói phù phiếm, mà xét từ bản chất thì đã đến lúc cần được cảnh tỉnh.
Chúng ta đều biết bóng đá là bộ môn thể thao được ưa thích tại Việt Nam với hàng triệu người hâm mộ. Nhưng sự thất thường của bóng đá Việt Nam tại các giải đấu chính thức từ khu vực đến châu lục đang đặt ra câu hỏi về khả năng thật sự của cầu thủ, huấn luyện viên, về chiến lược phát triển bóng đá. Tuy nhiên, sự tự tin của người trong cuộc cùng người hâm mộ, lại được nuôi dưỡng một phần là do sự tâng bốc của báo chí. Thường là mỗi giải đấu nào đó bắt đầu là nhiều người lại đặt kỳ vọng quá cao, và khi giải đấu kết thúc với thất bại của đội tuyển hoặc câu lạc bộ là lập tức truy nguyên thất bại, và thường trút lên huấn luyện viên, lãnh đạo ngành bóng đá. Thậm chí vì quá tin vào chất lượng lứa cầu thủ trẻ của câu lạc bộ nọ, bất chấp việc lứa cầu thủ này mới có một mùa giải thất vọng, người ta lại đổ lỗi cho huấn luyện viên đội tuyển. Nào là có biểu hiện trù dập cầu thủ, chê bai đội bóng khác chơi rắn, thô bạo, nào là cầu thủ trẻ chỉ có cơ hội phát triển khi thi đấu tại môi trường đỉnh cao bóng đá nước ngoài! Và trong các ảo tưởng mà một số người đã khoác lên cho bóng đá Việt Nam, phải nhắc tới sự kiện tại buổi ký hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ trẻ nọ với CLB bóng đá đang thi đấu ở giải hạng hai của Nhật Bản, một Phó Chủ tịch VFF đã cao hứng phát biểu: “Xin gửi gắm…, cháu phải cố lên. Khi đến với CLB Mito, phải thể hiện bản lĩnh một con người Việt Nam mà ngày xưa, cách đây hơn 40 năm chúng ta từng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ông Phó Chủ tịch VFF đưa ra một so sánh thiết nghĩ cần cẩn trọng cân nhắc trước khi công bố. Vì, dù ký kết hợp đồng quan trọng thế nào thì vẫn liên quan lợi ích của một cá nhân hay tổ chức (mà thực chất là bán sức lao động lấy tiền) nên không thể so sánh giữa ký kết hợp đồng – một việc rất bình thường trong bóng đá chuyên nghiệp, với hành động cao cả của cha anh chúng ta mấy chục năm trước vượt Trường Sơn, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Sau thất bại trên các đấu trường ở cấp đội tuyển và câu lạc bộ, có vẻ bóng đá Việt Nam vẫn chưa nhiều tiến bộ. Hy vọng các cơ quan hữu quan xem xét, nghiên cứu để hoạch định một chiến lược phát triển bóng đá thích hợp, có hiệu quả.
Từ bóng đá nhìn rộng ra, có thể nói căn bệnh ảo tưởng như đang có nguy cơ trở nên phổ biến và trầm trọng. Như ngày 18-11-2015, một buổi họp báo đình đám đã được tổ chức để công bố sự kiện công ty MSN của Hàn Quốc trao giải “ngôi sao châu Á xuất sắc nhất” cho một ca sĩ Việt Nam có chất giọng trung bình. Tại đó, ca sĩ tiết lộ một người đẹp vốn nổi danh vì phát ngôn gây sốc, khoe ảnh khoe thân hơn là sự nghiệp biểu diễn thời trang cũng được MSN vinh danh là “nghệ sĩ trẻ châu Á”. Và nam ca sĩ không giấu tự hào khi khẳng định “đó là sự ghi nhận, đánh giá của những người có chuyên môn, kinh nghiệm… là việc làm khôn ngoan của những cái đầu lớn…” và “Giải thưởng Văn hóa – Giải trí Hàn Quốc (KCEA) là một giải thưởng uy tín do do Bộ Văn hóa – Giải trí Hàn Quốc phối hợp với Hiệp hội người mẫu châu Á tổ chức”. Còn nhà quản lý của người đẹp thì chia sẻ: “Để trao giải thưởng này…, họ đã tìm hiểu rất kỹ, đo lường, đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải bỗng dưng mà chọn”. Kỳ lạ là nếu danh tiếng giải thưởng đúng như lời nam ca sĩ và vị đại diện người mẫu khẳng định thì tại sao chỉ có vài ba tờ báo tiếng Hàn đề cập tới sự kiện này?
Ở đây có sự nhầm lẫn (vô tình hay cố ý?) về tên gọi giữa Giải thưởng Văn hóa – Giải trí Hàn Quốc – KCEA, của công ty tư nhân MSN với Giải thưởng Văn hóa đại chúng và nghệ thuật – KCAA, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này tổ chức. Lại nữa, ở Hàn Quốc cũng không có cơ quan nhà nước nào có tên gọi là “Bộ Văn hóa – Giải trí”. Trong khi, KCAA là giải thưởng uy tín, thường được tổ long trọng vào cuối tháng 10 hằng năm, thì KCEA chỉ là giải thưởng nhỏ, ít người quan tâm. Sau 22 lần tổ chức, KCEA chỉ được các nghệ sĩ Hàn Quốc mới chân ướt, chân ráo vào nghề chú ý. Năm nay, KCEA tổ chức vào ngày 26-11 trùng với giải Rồng Xanh (một giải thưởng quan trọng của điện ảnh Hàn Quốc), nên hầu hết các ngôi sao Hàn Quốc nổi tiếng đều từ chối dự giải thưởng của họ. Có lẽ vậy, KCEA phải tìm đến một số nghệ sĩ khu vực châu Á như một giải pháp tình thế, lôi kéo sự chú ý của công chúng. Tuy nhiên, ngôi sao điện ảnh Nhật Bản K.Wantanabe (Oăn-ta-na-be), ngôi sao võ thuật Thái-lan T.Jaa (T.Ja) đều không có mặt trong buổi lễ, thay vào đó là nghệ sĩ đến từ Trung Quốc, Thái-lan, Việt Nam. Trên thực tế, danh hiệu “Ngôi sao châu Á xuất sắc nhất 2015” chỉ là một trong nhiều kỷ niệm chương “siêu sao khu vực châu Á” (Asia Superstar) được MSN trao, không nằm trong hệ thống giải chính thức của KCEA hay đơn vị tài trợ Hiệp hội người mẫu châu Á. Và đã không đến dự lễ trao giải của KCEA, K.Watanabe và T.Jaa còn làm tổ chức này “phiền lòng” khi họ vẫn đăng tải hoạt động đóng phim, sinh hoạt thường nhật của mình trong khi chính buổi “lễ trọng đại vinh danh” họ đang diễn ra…
Chuyện chưa lắng thì cuối tháng 12-2015, việc đại diện Việt Nam không đạt được kết quả như ý tại chung kết Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu hoàn vũ tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trên mạng xã hội và nhiều báo điện tử. Thắng thua vốn chuyện thường tình của mọi cuộc thi, nhưng có vẻ các người đẹp và một bộ phận khán giả Việt Nam không cần hiểu vấn đề. Họ quá tin vào mấy màn trình diễn của bản thân, mấy lời nhận xét xã giao của một số người nổi tiếng, sự bình chọn của khán giả nhà thay vì chú ý tới nỗ lực từ đại diện của các quốc gia khác. Đến khi bị loại, họ đưa ra đủ mọi lý lẽ cho rằng kết quả bị dàn xếp, ban giám khảo cố tình thay đổi thể lệ cuộc thi, thiên vị thí sinh khác và trù dập người đẹp Việt Nam. Nhiều khán giả quá khích còn lên fanpage chính thức của hai cuộc thi sắc đẹp này trên facebook để phê phán, lăng mạ ban tổ chức cùng các đương kim hoa hậu, gây ra ấn tượng xấu trước bạn bè quốc tế về người Việt Nam. Thậm chí, có người còn đề nghị tẩy chay cuộc thi, rồi “suy tôn” hai người đẹp là Hoa hậu thế giới, Hoa hậu hoàn vũ trong mắt… người hâm mộ Việt Nam! Ít ai chịu nhìn thẳng vào thực tế là đứng sau các cái tên hoa mỹ Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất là các tập đoàn truyền thông hùng mạnh, các thương hiệu thời trang lớn. Hoa hậu sẽ là gương mặt đại diện, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp này trong suốt một năm (hai người đẹp Việt Nam đã từng chiến thắng tại các cuộc do hai công ty tư nhân là Elite Việt Nam, Hoàn Vũ Sài Gòn tổ chức cũng phải đáp ứng các yêu cầu như vậy). Ngoài gương mặt và thể hình, họ còn phải sở hữu kỹ năng trình diễn, giao tiếp, vốn ngoại ngữ tốt… Nên không ngẫu nhiên, ngôi hoa hậu thường là về tay người mẫu chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản từ khi còn rất trẻ.
Nhưng ở Việt Nam, đó là câu chuyện hoàn toàn khác, khi một số người đẹp đang sống bằng danh hiệu “hoa hậu”. Họ liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện lớn nhỏ với xe hơi đắt tiền, trang phục và trang sức sang trọng, song nguồn gốc của mấy thứ này lại luôn là điều nghi vấn, khi một số người trong số họ cho đến nay chưa hề có công việc đem lại thu nhập cao, ổn định? Mỗi dòng thông báo, hình ảnh được họ chia sẻ lên mạng xã hội là nhanh chóng nhận được sự tung hô, tán dương ồn ào của một bộ phận công chúng. Xét từ vẻ ngoài của sự hào nhoáng, dường như “hoa hậu” là một công việc hái ra tiền nhất là khi nhiều người đẹp đã bỏ công sức tham dự các cuộc thi lớn nhỏ trong và ngoài nước bất chấp cả việc đăng ký “chui”, trái quy định pháp luật để giành “vương miện”. Năm 2010, một người mẫu từng bị gán biệt danh là “người đẹp nói dối” sau khi lập lờ về giải thưởng mà mình nhận được trong mấy cuộc thi hoa hậu vô danh ở nước ngoài. Ngày 16-11-2015, cuộc thi Người đẹp du lịch Huế lại bị xử phạt vì cố tình “tự phong” vương miện hoa hậu. Ngày 30-11-2015, một người khác đứng trước án phạt khi đăng ký “chui” và giành vương miện tại một cuộc thi hoa hậu ở nước ngoài. Khi nhu cầu được biết đến, được nổi tiếng nhờ vương miện hoa hậu như ngày một tăng, và như là tỷ lệ thuận với một số sự vụ tiêu cực, lại không khỏi băn khoăn, nghi ngờ tính mục đích của các cuộc thi người đẹp.
Danh tiếng, lợi ích hay đơn giản là nhu cầu được nhắc đến trên báo chí, truyền thông khiến không ít người rơi vào tình trạng ngộ nhận về bản thân hoặc có cái nhìn sai lệch về một số hiện tượng trong đời sống văn hóa, xã hội. Khi đặt cái tôi lên trên hết, lại được dư luận cưng chiều, vuốt ve con người rất dễ ngộ nhận về mình, để khi thất bại thì coi đó là bị đối xử bất công, mà quên rằng danh tiếng chỉ có được khi mỗi người luôn khiêm tốn bền bỉ phấn đấu, tự chứng tỏ được tài năng đích thực. Đáng tiếc, thay vì khổ công rèn luyện, có người lại mải mê cố chạy theo cái danh phù phiếm. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động xã hội nào, mong muốn được xã hội ghi nhận và tôn vinh là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, ghi nhận, tôn vinh chỉ thật sự có ý nghĩa khi được đặt trong, được xem xét từ quan hệ giữa công sức đóng góp của mỗi người với hiệu quả của hoạt động trước xã hội, công chúng. Chạy theo những gì phù phiếm, hoặc ảo tưởng sẽ rất dễ mang lại sự chê cười, thậm chí là đáng thương trước mắt cộng đồng.
VIỆT QUANG
Linh sam sông hinh - giá 250k
Linh sam sông hinh - giá 250k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Tôi muốn đối mặt với luật sư Trần Đình Triển trong phiên tòa sớm nhất”
Tác giả: Việt Nguyễn
.
——————–
Trung tướng Hữu Ước, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, Bộ Công an, nguyên Tổng biên tập báo Công an Nhân dân (CAND) cho biết như vậy sau khi ông đâm đơn tố luật sư Trần Đình Triển về hành vi vu khống.
Trung tướng Hữu Ước cho biết “tôi đã mất ngủ trắng ba đêm với tâm trạng rất cay đắng, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại, tôi lại tự an ủi là nhà văn, mình lại có thêm trải nghiệm đời sống để viết thêm một tập tiểu thuyết nữa”.
Theo trung tướng Hữu Ước, những thông tin luật sư Trần Đình Triển đưa lên mạng xã hội đã thể hiện nhiều nội dung không chỉ xâm phạm đến uy tín danh dự cá nhân ông mà cả tập thể Đảng ủy, tập thể Ban biên tập báo CAND. Do đó ngày 17.5, ông đã gửi đơn đến lãnh đạo Bộ Công an và một số cơ quan chức năng khác đề nghị làm rõ sự việc.
Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng, trung tướng Hữu Ước cho rằng, luật sư Trần Đình Triển đã vi phạm pháp luật ở 5 điểm, gồm:
1- Tự phong cho ông Lê Kim Chi là thượng tá (trong khi ông Lê Kim Chi đang đeo hàm trung tá).
2-Tài liệu của một luật sư đang làm nghề luật pháp gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, các cơ quan chức năng tố cáo hay kiến nghị sai phạm của tổ chức, cá nhân không được phép đưa lên báo chí và mạng xã hội khi vụ việc chưa được làm rõ. Việc này đã làm mất an ninh trật tự, gây nhiễu loạn thông tin làm tổn hại tới tổ chức và cá nhân. Vi phạm điều 288 của bộ luật Hình sự.
3- Luật sư làm nghề luật pháp chỉ xem và nghe một chiều, không điều tra xem xét kỹ tài liệu và quy kết buộc tội Đảng ủy- Ban biên tập Báo CAND và cá nhân tôi.
4- Tài liệu trung tá Lê Kim Chi gửi cho luật sư Trần Đình Triển không có bất cứ một dòng, một chữ nào nói về tôi nhưng bài viết trên mạng xã hội và trong công văn gửi Bộ Công an và các cấp chủ yếu nói về tôi có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực lớn trong 2 dự án xin đất và trả đất của Báo CAND.
5- Toàn bộ lập luận chứng cứ của luật sư Trần Đình Triển nói về Đảng ủy – Ban biên tập Báo CAND và tôi là hoàn toàn sai bản chất của sự việc. Ông Trần Đình Triển đã vu khống, bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm tôi với tư cách Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo CAND. Vấn đề này, ông luật sư Trần Đình Triển đã phạm vào điều 155 (tội làm nhục người khác) và điều 156 (tội vu khống) của bộ luật Hình sự.
tin liên quan
Bất an vì “bão” tin đồn
Chưa bao giờ tin đồn thất thiệt lại rộ lên như thời gian gần đây. Tin đồn như cơn bão quét qua mọi lĩnh vực, khiến người dân bất an, hoang mang và cơ quan chức năng phải khổ sở vào cuộc xử lý.
“Tôi xin khẳng định với các cơ quan chức năng, nếu tôi sai, tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, Bộ Công an và pháp luật. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng xử lý việc vi phạm pháp luật của luật sư Trần Đình Triển”, ông Hữu Ước nói.
Trước đó, ngày 12.5, luật sư Trần Đình Triển đăng tải trên mạng facebook một bài viết ngắn với tiêu đề “Ông Hữu Ước phù phép biến hơn 28.000 m2 đất của cán bộ chiến sỹ báo CAND đi đâu”.
Trong bài viết này, ông Trần Đình Triển cho biết, từ năm 2002, UBND TP.Hà Nội đã cấp cho Báo CAND hai dự án để làm trụ sở và làm nhà, nhưng sau đó cả hai dự án này (có tổng diện tích 28.000 m2) đã bị mua đi bán lại nhiều lần cuối cùng rơi vào tay doanh nghiệp, trong khi đó cán bộ, công nhân viên của báo CAND phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong bài viết này cũng cho biết sự việc này có trách nhiệm của trung tướng Hữu Ước, khi đó là Tổng biên tập Báo CAND.
Ông Trần Đình Triển cũng cho biết đã có văn bản báo cáo kiến nghị Bộ Công an xem xét xử lý trách nhiệm người có liên quan trong vụ việc theo quy định pháp luật.
Được biết, ông Trần Đình Triển là luật sư đại diện cho ông Lê Kim Chi, Phó trưởng Ban báo CAND – người đang bị điều tra liên quan tới dự án làm nhà cho cán bộ báo.
Sau khi nhận được thông tin bị khởi kiện, luật sư Trần Đình Triển tiếp tục viết một số bài viết khác trên mạng xã hội facebook bày tỏ mong muốn cơ quan có thẩm quyền vào cuộc.
http://thanhnien.vn/thoi-su/toi-muon-doi-mat-voi-luat-su-tran-dinh-trien-trong-phien-toa-som-nhat-704514.html
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016
Trên Đỉnh Cô Phong
Vĩnh Hảo
Từ vị trí đỉnh đồi chạm chân mây, không ít người phấn khích, một mình cất lên tiếng hú sảng khoái để âm hưởng của mình từ trên cao dội xuống thung lũng, từ vách đá này vang sang vách đá kia, và có thể làm lạnh cả vòm trời xanh lơ trên đầu.
“Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”.
Thiền sư Không Lộ
Có khi lên tận đầu non quạnh,
Cười tràn một chuỗi lạnh hư không.
Trên đồi cao, nhìn mây trắng bay. Mây dầy đặc nhưng không che hết bầu trời xanh ngát. Mây chẳng qua chỉ che được trời khi nhìn lên từ nơi cạn thấp.
Một tâm thức tự do, từ đỉnh cao chót vót, thì không gì có thể ngăn trở, vướng bận.
Tâm thức ấy, được khởi đầu bằng thái độ của con người trước niềm tin và tri kiến. Vượt qua niềm tin, vượt qua tất cả những tri kiến, mới có thể chạm đến chỗ vô cùng. Nhưng con người thường khi bị dẫn dắt bởi những kẻ quyền uy, hoặc muốn được dẫn dắt bởi kẻ khác, không muốn tự mình tìm ra và chứng nghiệm sự thực.
Những kẻ ù lỳ, lười biếng không bao giờ muốn trèo lên đỉnh núi cao.
Những tâm thức cạn cợt và luôn tùng phục thì không bao giờ có tư tưởng độc lập, sáng tạo. Họ sẽ tiếp tục dẫm trên những lối đi đã mòn nhẵn dấu chân người đi trước.
Nhưng cái vô tận thì không có con đường, không có vết tích.
Chỉ có Người, độc nhất Người, phủ nhận tất cả uy quyền, thẩm quyền của vương quốc thổ ngơi và ngay cả vương quốc tâm linh, khích lệ những kẻ sùng bái tôn thờ mình hãy vượt qua vầng hào quang chói sáng của chính bậc đạo sư, vượt qua tất cả những vướng mắc của đức tin và kiến giải, để từ đó tri nghiệm và chứng thực chân lý :
“Đừng tin vì nghe truyền khẩu ; đừng tin vì đó là truyền thống ; đừng tin vì nghe đồn đãi ; đừng tin vì điều đó được ghi trong kinh điển ; đừng tin vì lý luận, suy diễn ; đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ ; đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc ; đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền ; đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.” (Kinh Kalama – Tăng Chi III. 65)
Không có nghĩa là “không tin gì cả,” mà là : đừng vội tin, đừng vội kết luận, xác quyết bất cứ điều gì trước khi tự thân chứng nghiệm sự thực. Có nghĩa là phải vượt khỏi những đấng uy quyền, vượt khỏi những bậc thầy, không dính mắc, nô lệ vào bất cứ thần tượng, biểu tượng, ngẫu tượng, đối tượng. . . . nào, dù là nô lệ thân xác hay nô lệ tín lý, nô lệ tri thức.
Đoạn kinh dẫn trên trở thành chìa khóa của tư tưởng tự do, là bước đầu cho tiến trình hướng về giải thoát, niết-bàn. Không có tư tưởng tự do (và tự do tư tưởng), sẽ không bao giờ có giải thoát, niết-bàn. Lý này thật căn bản, ít ra là trên trình tự của nhân quả: nhân tự do mới có thể dẫn đến quả giải thoát.
Thiền phái Lâm Tế đã dùng cách nói quyết liệt và ấn tượng hơn : “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ,” nghĩa là hãy vượt qua Phật, vượt qua Tổ. Nói thế nào thì cũng không ngoài tư tưởng tự do, vượt thoát. Tất cả những giáo lý siêu đẳng thượng thừa nào khác từ sau thời kỳ của Phật, cũng đều suy diễn từ đoạn kinh quan trọng trên.
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người : Đức Phật.
Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả. Lối đi ấy ai cũng có thể cất bước, chung bước, nhưng khi chạm đến ngút ngàn đỉnh cao thì không còn con đường, và tất cả mọi thứ đều trở nên tịch mịch, cô liêu, sâu lắng. Những kẻ đồng hành, đồng nguyện, đều tan biến. Không còn ai. Không còn Đức Phật, không còn đạo sư, không còn thần tượng. Kẻ lên đường chỉ một mình, trên đỉnh cô phong hiu hắt. Nghĩ gì, nói gì, đều trở thành vô nghĩa.
Có một nguồn hứng cảm vô tận cho những kẻ lữ hành đi qua cuộc đời bằng tâm thức tự do. Nhờ đó, từ đỉnh cao hay vực sâu, từ biển lửa hay ngục tù, từ nơi thôn dã hay chỗ phồn hoa, đều có thể cất lên được tiếng hét, hay chỉ một nụ cười, hay chỉ là sự im lặng, làm rung chuyển cả ba ngàn thế giới.
Vĩnh Hảo
Tiểu cảnh Mini( hồng ngọc)- giá 150k
Tiểu cảnh Mini( hồng ngọc)- giá 150k- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Bà già cầu cho bạo chúa sống lâu
Có một lão bà ở Syracuse. Lúc bấy giờ vua Dennys trị dân tàn bạo một cách không thể nói. Thiên hạ đều cầu khẩn cho vua chóng chết.
Thế mà lão bà sáng nào cũng vào giáo đường cầu nguyện cho bạo chúa sống lâu. Hơn nữa lại còn vái lạy thần linh, nếu có làm chết xin làm chết mình thay cho hôn quân.
Vua biết tin lấy làm lạ lùng quá, bèn vời lão vào hỏi cho rõ lý do.
Lão bà nói:
- Tôi nay không có xuân xanh nữa!
Trước đây, khi tôi còn trẻ, nước tôi đã phải gặp hôn quân vô đạo, thật là khổ sở vô cùng. Tôi cầu nguyện cho nước thoát khỏi hôn quân. Sau đó kẻ hành thích vua khác lên kế nghiệp.
Ngờ đâu lại tàn bạo hơn vua trước. Tôi lại nghĩ, giả sử vua này chết đi, thì có lẽ nhân dân thoát khỏi lầm than. Hay đâu vua ấy qua đời, thì đến bệ hạ lên ngôi, thiên hạ lại lầm than nhiều hơn các đời vua trước nữa. Lấy đó mà suy, thì đời sau chắc hẳn vua lại còn tàn ác hơn đời này.
Sở dĩ tôi cầu nguyện đem thân này thế cho nhà vua được trường thọ là để trì hoãn được cuộc thay đổi ấy ngày nào hay ngày đó!
Lời bàn của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần như sau:
Câu chuyện bắt đầu là đã có sự bất ngờ. Và từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ta đi đến một bất ngờ vô cùng hài hước này:
Trong khi ai ai cũng đều cầu mong cho bạo chúa chết đi, lại có một bà lão vái van cho bạo chúa sống lâu, và nếu cần, chết thế cho bạo chúa .
Nhất là câu giải thích cuối cùng của lão bà, thì quả là điều mà không ai tưởng tượng.
Phải chăng đó là lời nói của một tâm hồn tuyệt vọng hay một tiếng cười nghịch ngợm chua chát, vô cùng can đảm, để mà đùa cợt với cuốc đời?
Sau hồi ngạc nhiên và thỏa mãn với câu "chửi" táo bạo vào mặt hôn quân, ta cảm thấy có một ý vị sâu sắc trong lời nói đầy kinh nghiệm và "khôn ngoan" của lão bà.
Lúc bà còn trẻ tuổi, bà cũng tin rằng hễ giết được bạo chúa thì thay đổi được cuộc diện xã hội tức khắc. Nhưng, qua bao nhiêu lần thay đổi, bà lại thấy xã hội này càng điêu linh thống khổ hơn.
Nay bà đã già rồi, với bao kinh nghiệm đã trải qua, bà không còn ảo vọng nữa.
Khi người ta bán tuổi trẻ với cái giá quá rẻ
Tác giả: Khải Đơn (Sưu tầm)
.
.Ta cứ ngỡ tuổi thanh xuân là mãi mãi, ta từ tốn làm những việc cần làm và vội vã tiêu xài nhiệt huyết vào những điều không đáng…
Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.
Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.
Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan… Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn – vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền… cà phê”.
Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì… quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.
Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.
Bạn trẻ trông hàng quán mưu sinh
Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!
Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.
Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.
Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.
Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.
Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.
Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 – 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 – 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.
Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.
Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách… vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để… ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?
Vào một lúc nào đó… ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.
Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.
Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa…. chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)