" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016
Mục đồng( Hồng ngọc)- giá 250k-
Mục đồng( Hồng ngọc)- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016
Đại Việt thời Trần đã “thoát Trung” như thế nào?
Tục xăm mình của vua chúa nhà Trần
Đào Tiến Thi
Phần 1: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
Ta thường nói Đại Việt thời Trần ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, đó là cách nói tắt; còn nói chính xác, lần thứ nhất (1258) là đánh thắng đế quốc Mông Cổ và hai lần sau (1285, 1288), đánh thắng đế quốc Nguyên. Triều Nguyên là một “mảnh vỡ” của đế quốc Mông Cổ, thiết lập ở Trung Quốc sau khi Hốt Tất Liệt (Khubilai) đánh thắng triều Tống. Triều Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271 đến 1368, bị Trung Quốc hoá, hoàn toàn trở thành một triều đại của phong kiến Trung Quốc, được tính vào lịch sử Trung Quốc chứ không phải vào lịch sử Mông Cổ. Triều Nguyên áp sát ta gần 100 năm. Việc “thoát Trung” thời Trần chủ yếu là “thoát Nguyên”.
Ngoại giao “thoát Nguyên” thời Trần là một kinh nghiệm cực hay cho vấn đề “thoát Trung” hôm nay. Đặc biệt, khi cái giàn khoan 981 đang ngang nhiên cắm neo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra tranh cãi về giải pháp cho nào Việt Nam, khi Việt Nam đang ở thế yếu hơn về quân sự và kinh tế.
Có thể nói luôn trước khi đưa sử liệu và phân tích, rằng ông cha ta thời Trần không bao giờ tự trói mình với nhà Nguyên và còn luôn tìm cách tránh không để nhà Nguyên lừa mỵ trói nhà nước Đại Việt vào họ.
Và cũng vì thế mà có thể nói luôn, giữa lúc này, nếu chỉ nghĩ sao đuổi được cái giàn khoan, mà không nghĩ đến căn nguyên sâu xa của nó, thì dẫu đuổi được cái giàn khoan này lại có cái giàn khoan khác xuất hiện và nhiều vấn đề rắc rối về kinh tế, chính trị, xã hội khác nữa cho Việt Nam. Chiến lược “tàm thực” (tằm ăn dâu) của Trung Quốc sẽ từng bước được thực thi. Sinh mạng dân tộc Việt Nam đã mỏng manh lại ngày càng thêm mỏng manh.
Cho nên cách đặt vấn đề của Quỹ Phan Châu Trinh trong hội thảo ngày 5-6-2014 “Làm thế nào để thoát Trung?” là rất trúng và đúng. Chỉ có thoát Trung thì đất nước mới phát triển, và đất nước có phát triển thì mới có độc lập thực sự. Và cũng chỉ có thoát Trung –thoát khỏi thân phận con tin – thì cũng mới có tình hữu nghị Việt – Trung đích thực.
Trước khi bàn vào vấn đề, xin lưu ý một điểm: nhiều bạn trẻ hiện nay cứ tưởng Việt Nam đã bị trói vào Trung Quốc từ thời hai nước theo chế độ cộng sản. Sự thực cái dây trói hiện nay là trói lần thứ hai. Chứ trước hội nghị Thành Đô (ngày 3 và 4-9-1990) về “bình thường hoá quan hệ” giữa hai nước, trong một khoảng thời gian dài 12 năm (1978 – 1990), tức là từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra vụ “Nạn kiều” vu cáo Việt Nam “khủng bố, bài xích, xua đuổi người Hoa” tháng 4-1978 cho đến trận Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam tháng 3-1988, chúng ta chẳng còn phải dính líu, nợ nần gì với Trung Quốc cả. Trong suốt thời gian nói trên, hai nước đã là kẻ thù không đội trời chung của nhau.
1. Chính sách song hành giữa cứng rắn và mềm dẻo của nhà Trần
Vào lúc nhà Trần thiết lập thì trên thảo nguyên Trung Á mênh mông cũng xuất hiện một đế quốc hùng mạnh và hung hãn vào bậc nhất lịch sử nhân loại: đế quốc Mông Cổ. Ngay từ đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã tấn công các nước Kim, Tây Hạ (bắc và tây Bắc Trung Quốc ngàynay) và hàng loạt quốc gia ở Trung Á. Năm 1252, quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt nước Đại Lý (vùng Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc ngày nay, trong đó Vân Nam liền biên giới với Đại Việt. Cuối năm 1257, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriangkhadai), viên tướng đã từng chinh chiến ở các nước Liêu, Ba Tư, Ba Lan, Hungary, được coi là bách chiến bách thắng, đưa thư dụ hàng Đại Việt.
Trước thế hung hãn của giặc, nhà Trần chẳng những không đầu hàng mà còn bắt giam sứ giả để tỏ rõ quyết tâm chống giặc.Khi quân Mông Cổ tràn vào Thăng Long thì thấy ba tên sứ giả vẫn đang bị trói giam trong ngục và một tên đã chết.
Trong khoảng từ 1258 – 1285, trước khi bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai, là thời kỳ đấu tranh ngoại giao. Giai đoạn đầu, quân Mông Cổ rút hết về nước để tham gia cuộc nội chiếnnên giả vờ giao hảo với nước ta. Thư của Hốt Tất Liệt năm 1261 viết: “Phàm mũ áo, điển lễ phong tục cứ theo chế độ cũ của nước mình, không phải thay đổi”. Hoặc: “Ta đã cấm các biên tướng Vân Nam không được xâm phạm bờ cõi, quấy nhiễu nhân dân”. (Nghe cứ na ná như là “mười sáu chữ vàng”!)
Vua tôi nhà Trần không hề tin vào những lời lẽ trên, cũng không tự cao vì mới chiến thắng, nên đã gấp rút tuyển quân, chế tạo vũ khí, sắm chiến thuyền và luyện quân để đề phòng quân giặc quay trở lại. Trong khoảng gần 30 năm hoà hoãn, không lúc nào buông lơi cảnh giác.
Từ 1267, quan hệ với Mông Cổ căng thẳng dần, đặc biệt từ 1271, khi triều Nguyên được thành lập ở Trung Quốc. Nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách mà nếu thực hiện đầy đủ thìđồng nghĩa với việc nộp dần nền độc lập cho chúng. Nhưng để tránh đụng đầu sớm với kẻ thù, vua Trần một mặt nhân nhượng những gì có thể, mặt khác kiên quyết từ chối những đòi hỏi quá đáng của vua Nguyên.Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục(từ đây gọi tắt là Cương mục) ghi lại khá nhiều sự việc ứng phó khôn ngoan của vua quan nhà Trần. Ví dụ vua Trần nhận sắc phong “An Nam quốc vương” của vua Nguyên, chứ không chịu lạy chiếu thưcủa vua Nguyên Hốt Tất Liệt. Thư phúc đáp của vua Trần viết: “Sứ thần không nên làm lễ ngang hàng với một nước. Vả lại, trước đây thiên triều đã có việc dụ cho mọi việc trong nước tôi cứ theo tục cũ của bản quốc. Thế thì việc nhận chiếu chỉ của thiên triều đem kính để tại chính điện, còn vua thì lui xuống nhà riêng, đấy là điển cũ của nước tôi đấy”.
Tháng 4-1272, nhà Nguyên sai sứ sang hỏi mốc giới cột đồng trụ ngày trước. Vua Trần cũng giả vờ sai Lê Kính Phu đi xem xét xét lại. Kính Phu tâu: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Từ đó về sau vua Nguyên cũng không hỏi đến nữa.
Vua Trần cũng luôn lấy cớ “có bệnh” để không bao giờ sang chầuvua Nguyên. Chịu cống nạp phẩm vật (bạc vàng, ngọc lụa) chứ không cống nạp nho sỹ, thầy thuốc và thợ thủ công. Chịu phận làm “tôi” nhưng không cung cấp gạo cho quân Nguyên khi quân Nguyên đi đánh Champa. Nhà Trần không cấm các thương gia người Hồi Hột (Uyghur hay Duy Ngô Nhĩ) vào buôn bán nhưng cấm dân ta không được giao dịch với bọn này để cô lập chúng, khiến chúng không có đất để hoạt động gián điệp trên đất nước ta.Và khi cần thì nhà Trần tìm cáchkhống chế,không cho chúng về nước để cung cấp tin tức. Nhà Trần còn tìm cách mua chuộc các đạt lỗ hoa xích (chứ quan giám sát của nhà Nguyên đặt ở nước ta) và các quan lại Mông Cổ cai trị vùng Vân Nam, không để chúng can thiệp vào các chính sách của Đại Việt.
2. Thiết lập liên minh Việt – Chăm chống xâm lược
Champa (Chăm hay Chiêm Thành) là một nước phía nam Đại Việt,biên giới cho đến hồi cuối thế kỷ XIII là khoảng phía bắc tỉnh Quảng Trị này nay.
Thời chống Tống dưới triều Lý, trước thủ đoạn lôi kéo Champa tấn công ta từ phía Nam, Lý Thánh Tông liền thân chinh (cùng đại tướng Lý Thường Kiệt) đánh Champa, phá tan lực lượng quân sự của Champa, bắt sống vua Chăm. Sau đó vua Chăm phải dâng đất Bố Chính, Ma linh, Địa Lý (nam Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay) để được trả về. Từ nửa sau thế kỷ XII, nhà Lý đi vào con đường suy bại, vua Chăm thường cho quân ra cướp bóc miền biên giới và ven biển phía Nam cùng yêu sách đòi lại đất cũ.
Vào đầu đời Trần, vua Chăm Jaya Paramesvaravarman (ở ngôi 1220 – 1250) vẫn giữ thái độ kỳ thị Đại Việt, thân thiện Chân Lạp. Năm 1252, vua Trần Thái Tông đem quân đánh Champa, hạ kinh đô, bắt tù binh rồi rút quân về. Em Jaya Paramesvaravarman lên kế ngôi, miễn cưỡng cống nạp Đại Việt. Năm 1265, Indravarman IV lên ngôi. Ông bỏ Chân Lạp đang suy thoái, quay sang thân thiện với Đại Việt đang trên đà hưng thịnh.
Đầu năm 1280, sau khi chiếm xong đất Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp tục bành trước về phương Nam. Nhưng vì đã từng thua Đại Việt hồi 1258 nên lần này Hốt Tất Liệt tính đánh Champa trước nhằm tạo bàn đạp tấn công Đại Việt và các nước Đông Nam Á. Nhà Nguyên bắt vua Trần cho mượn đường tiến đánh Chăm, nhưng vua Trần cự tuyệt. Vua Nguyên lại đòi vua Chăm sang chầu nhưng vua Chăm cũng không đi.
Tháng 12-1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công thành Quy Nhơn. Quân Chăm nhờ có sự chuẩn bị kĩ, đặc biệt có thành gỗ và máy bắn đá, đã đánh trả quyết liệt. Nhưng trước hoả lực mạnh của quân Nguyên, giữa tháng 2-1283, thành vỡ. Tuy nhiên, vua Chăm rút quân lên miền rừng núi, tiếp tục kháng chiến.
Quân Nguyên tấn công thành Đồ Bàn (Bình Định) là kinh đô của Champa lúc bấy giờ. Quân Chăm bỏ thành, rút lên vùng rừng núi, đồng thời cầu cứu Đại Việt.Nhà Trần cho 2 vạn quân và 500 chiến thuyền vào giúp Champa.
Giữa năm 1283, vua Nguyên sai A Lý Hải Nha (Arickhaya) chỉ huy 3 vạn quân tăng viện cho Toa Đô đồng thời lại bắt vua Trần cung cấp lương thực và cho mượn đường qua Đại Việt nhưng nhà Trần vẫn từ chối. Quân Nguyên buộc phải đi đường biển để vào Champa do đó rất chậm. Chờ mãi viện binh chưa đến, lại bị quân Chăm tấn công, Toa Đô buộc phải lui quân ra phía bắc Champa, giáp biên giới Đại Việt để chờ quân tiếp viện. Tại đây, quân Toa Đô tiếp tục bị quân Champa bao vây, cô lập.
Đầu năm 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Toa Đô rút một bộ phận đánh ra Thanh Hoá nhằm hội với quân Thoát Hoan. Bộ phận còn lại tiếp tục đóng ở đây nhưng đến khi quân Nguyên thua ở Đại Việt thì cũng phải rút nốt.
Như vậy cuộc kháng chiến của Champa (có sự trợ sức của Đại Việt) đã góp phần trì hoãn cuộc tiến công của quân Nguyên vào Đại Việt và đến lượt mình, cuộc kháng chiến của Đại Việt lại góp phần giải phóng hoàn toàn Champa.
Trong cuộc kháng chiến lần hai và ba, ngoài liên minh với Champa cũng cần kể thêm ở đây, còn có 1200 quân phủ Tư Minh (Quảng tây) không chịu khuất phục quân Nguyên, sang quy phục nước ta và được nhà Trần chấp nhận (1283).
Mối liên minh Việt – Chăm trong chống xâm lược Nguyên còn tạo tiền đề cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước về sau. Năm 1301, nhân có sứ bộ Champa từ Đại Việt về nước, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã sang chơi Champa – một cuộc viếng thăm thân mật, không chính thức – kéo dài tám tháng liền (tháng 3-1301 – tháng 11-1301). Chính trong cuộc viếng thăm này, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Và năm 1306, lễ cưới được tổ chức. Sính lễ gồm rất nhiều vàng bạc và đất đaihai châu Ô, Lý (nam Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ngày nay). Ngay năm sau nhà Trần cho sáp nhập hai châu này vào Đại Việt với tên gọi Thuận và Hoá (Thuận Châu, Hoá Châu).
Phần 2: CHÍNH SÁCH NỘI TRỊ
Giống như bất cứ sự tranh đoạt quyền lực nào trong chế độ phong kiến, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý cũng bằng nhiều thủ đoạn và không thiếu những thủ đoạn xảo quyệt. Tuy nhiên, khi đã có thiên hạ trong tay, nhà Trần, ngay từ buổi đầu, đã biết xây dựng một thiết chế chính trị – xã hội hợp lý, không chỉ để củng cố vương quyền mà còn chuẩn bị đối phó với nguy cơ từ phương Bắc. Bởi vì lúc này đế quốc Mông Cổ đang tung vó ngựa trên thảo nguyên Trung Á, lần lượt tiêu diệt các nước Tây Hạ (miền bắc Trung Quốc, gồm cả Bắc Kinh, 1227), Kim (miền trung Trung Quốc, 1234) và sau đó tấn công Nam Tống (1236), Đại Lý (vùng Vân Nam, Tứ Xuyên, 1252) là những nước láng giềng của Đại Việt.
Có thế thấy ba trụ cột làm cho đất nước Đại Việt đời Trần vững mạnh, đó là:
– Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền.
– Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ.
– Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung.
Xin lưu ý, chúng tôi dùng chữ “tính” đi kèm các chữ pháp quyền, dân chủ, khoan dung để phân biệt với thiết chế đích thực của nó trong xã hội hiện đại. Thiết chế nhà nước Đại Việt trong thời gian thịnh đạt của nhà Trần chưa phải là thiết chế dân chủ, pháp quyền,… nhưng nó có tính chất ấy; không những có mà còn giàu tính chất ấy.
1. Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền
Như bất kỳ một triều đại phong kiến nào, nhà nước đời Trần trước hết là nhà nước của một dòng họ. Nhưng các vua và các bề tôi trụ cột của nhà Trần không lạm dụng quyền lực của dòng họ cầm quyền; trái lại, tìm cách kiểm soát, khống chế và cân bằng quyền lực ấy. Ví dụ:
a) Không tập trung quá nhiều quyền lực cho một người hay một bộ phận. Vua thì có hai vua (vua con đương nhiệm và vua cha làm thái thượng hoàng). Thông thường, quyết định việc lớn trên cơ sở hai vua “đồng thuận”, vua này không lấn quyền vua kia. Triều đình bao gồm bên trên là trung khu (phụ trách các cơ quan chức năng) và bên dưới là các cơ quan chức năng. Trung khu gồm tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam tư (tư đồ, tư mã, tư không). Các cơ quan chức năng gồm các bộ (bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công). Trần Quốc Tuấn là quốc công tiết chế, đứng đầu quân đội nhưng mặt khác vẫn dưới Trần Quang Khải, là thái sư.
b) Rất chú trọng cơ quan thanh tra, giám sát. Từ trung ương đến các phủ lộ đều có cơ quan xét xử riêng; chỉ ở châu, huyện thì tri châu, tri huyện mới kiêm hành chính và tư pháp. Trần Thủ Độ thường đi về các địa phương xét duyệt hộ khẩu, chọn người làm các chức dịch trong làng xã.
c) Nhà nước tạo điều kiện cho “dân oan” được kêu oan. Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên có ghi lại: “Trong nước có một cái lầu, trong đặt quả chuông lớn, dân chúng ai có kêu ca, tố cáo việc gì thì đến đánh vào chuông”.
d) Các quan lại, dù là ruột thịt trong gia đình hay dòng tộc, nếu mắc tội, nhất là tội phản quốc, đều bị trừng trị rất nặng. Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên bị Nguyễn Địa Lô bắn chết. Trần Ích Tắc vì chạy theo giặc Nguyên mà bị loại ra khỏi tông thất, bắt đổi tên thành Ả Trần (ngụ ý coi như đàn bà).
e) Bản thân vua và quý tộc cấp cao gương mẫu thực thi luật pháp và gia pháp. Ví dụ Thượng hoàng Trần Nhân Tông từng phạt vua Trần Anh Tông về tội say rượu. Chuyện kể rằng Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường lên kinh sư, thấy vua Trần Anh Tông say rượu không ra tiếp được, liền quay về. Anh Tông sợ hãi, phải tức tốc về phủ Thiên Trường dâng biểu tạ tội. Thượng hoàng Nhân Tông nói: “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này”.
Trần Thủ Độ, vị tể tướng có vai trò tạo lập và làm rường cột triều Trần trong buổi đầu, quyền hơn cả vua, những lại là một người khẳng khái, liêm chính, thượng tôn phép nước. Dưới đây là một vài câu chuyện ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Chuyện thứ nhất:
Có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, liền gặp Thái Tông tâu rằng: “Bệ hạ còn trẻ mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: “Đúng như những lời hắn nói”. Rồi lấy tiền, lụa thưởng cho người ấy.
Chuyện thứ hai:
Khi bà Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, xin ông cho một người chức câu đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương nên không thể so với người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.
Chuyện thứ ba:
Một lần Linh Từ Quốc Mẫu ngang nhiên ngồi kiệu đi qua cung cấm liền bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: “Mụ này là vợ ông mà bị lũ quân hiệu khinh nhờn như vậy!”. Trần Thủ Độ gọi người lính chạy cờ về hỏi. Sau khi nghe người này trình bày, ông cười nói: “Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa”, rồi ban thưởng cho người này.
Chuyện thứ tư:
Khi vua Trần Thái Tông muốn đưa anh trai của Trần Thủ Độ lên làm tướng, Thủ Độ nói: “An Quốc là anh tôi, nếu là người hiền thì tôi xin nghỉ việc; còn nếu cho tôi là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Hai anh em cùng làm tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao?”.
2. Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ
a) Quan hệ hoà thuận trong nội bộ vương triều
Vua Trần Thánh Tông từng nói với họ hàng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người nhưng bên trong ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên lấy câu ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên. Thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy” (Đại Việt Sử ký toàn thư). Có nhiều sự kiện, câu chuyện cảm động cho thấy lời nói trên của vua Trần Thánh Tông đã trở thành hiện thực, ví dụ:
– Hội nghị Bình Than (cuối 1284) tập trung tất cả các vương hầu, quý tộc để thể hiện quyết tâm đánh giặc, là hình ảnh dấn thân của cả một dòng họ cầm quyền vào lúc đất nước lâm nguy. Đến Trần Quốc Toản mới 16 tuổi cũng tự tổ chức một đội gia binh hàng nghìn người tham gia đánh giặc và hy sinh anh dũng.
– Trần Khánh Dư bị tội[i] đày ra Vân Đồn, phải làm nghề bán than kiếm sống nhưng vua Trần vẫn không quên. Biết ông am hiểu vùng đất Vân Đồn, cho nên vào cuộc kháng chiến lần thứ ba, vua ban chức và giao cho việc chặn đánh đoàn thuyền tải lương khổng lồ của quân Nguyên. Trận đánh thắng lợi rực rỡ. Mất lương thực, quân Nguyên rơi vào bế tắc, quân ta phản công thắng lợi.
– Những cuộc hoà giải giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Thánh Tông, giữa hai vị tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, đặc biệt là vị tổng chỉ huy quân đội Trần Quốc Tuấn đặt nghĩa nước lên trên thù nhà (theo lời dặn của cha), không những tránh được các cuộc cốt nhục tương tàn trong vương triều mà còn tránh đại hoạ nội chiến cho cả quốc gia. Những chuyện này nhiều người biết nên không cần kể ở đây.
b) Chính sách an dân và thân dân của triều đình
Bất cứ chính thể nào cũng tìm cách an dân. Nhưng có những chính thể “an dân” bằng sắt máu, làm cho dân sợ hãi mà phục tùng; có chính thể “an dân” bằng những lời hứa, bằng sự lừa gạt. Tất cả những cách đó không bền lâu. Vua tôi nhà Trần an dân bằng sự đồng thuận và khoan thư sức dân.
Trần Quốc Tuấn trước khi mất dặn vua Trần Anh Tông về kế sách giữ nước: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (…) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Chính sách ruộng đất và thuỷ lợi là hai việc làm nổi bật của triều Trần trong việc an dân.
Trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Lý, nhà Trần đã củng cố, cải tiến một cách hợp lý sao cho tất cả các tầng lớp, từ quý tộc đến nông dân, từ người có ruộng đến người không có ruộng đều được hưởng lợi. Ruộng đất thời Trần rất đa dạng về sở hữu, đại để có các loại:
– Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, gồm sơn lăng (để xây lăng tẩm và lấy quỹ cho việc thờ phụng), tịch điền (ruộng riêng của cung đình), quốc khố (không rõ phương thức quản lý) và ruộng đất công của làng xã (quan điền) do các làng xã tự quản lý, chia đều cho nhân đinh trong làng.
– Ruộng đất tư nhân gồm thái ấp (phong cho quý tộc Trần) lấy từ đất công hoặc đất hoang do nhà nước quản lý và điền trang là đất mới do khai hoang. Các vương hầu, công chúa, phò mã thường chiêu tập dân ly tán đi khai khẩn đất hoang. Công việc này càng được đẩy mạnh trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược.
Ngoài ra còn có ruộng đất tư của địa chủ. Nhà Trần có chính sách bán ruộng công, giúp cho việc hình thành tầng lớp địa chủ và tiểu nông tư hữu. Vào những lúc chiến tranh, triều đình khuyến khích nhà giàu nộp thóc cho triều đình. Ai nộp nhiều được phong chức “giả lang tướng”.
Nhà Trần được mệnh danh là “triều đại đắp đê” vì đặc biệt chú trọng đê điều và có những thành tựu kỳ vĩ về việc đắp đê. Một đất nước sống bằng nông nghiệp lúa nước nhưng lại luôn bị lũ lụt đe doạ thì luôn cận kề với cái đói, và đói kém thì sinh ra loạn lạc. Cho nên nhà Trần ý thức sâu sắc vai trò của đê điều, không những bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng cho nhân dân mà còn giữ cho cuộc sống được ổn định lâu dài. Thời Trần, nhà nước trực tiếp tổ chức đắp đê và có cơ quan chuyên trách về đê điều. Đê điều của nhà nước nếu phải dùng đến ruộng đất tư thì nhà nước sẵn sàng đền bằng tiền[ii]. Trên các sông lớn miền Bắc và Thanh, Nghệ đều có đê. Khác hẳn đê thời Lý mang tính cục bộ, có khi lợi vùng này mà hại vùng kia, đê thời Trần mang tính hệ thống, đem lại lợi ích chung cho toàn vùng. Đê được tu bổ, tôn cao thêm hằng năm. Khi có lụt thì kể cả con em quý tộc, học sinh Quốc Tử Giám cũng phải tham gia hộ đê. Vua Trần Minh Tông từng thân đi hộ đê, quan ngự sử can: “Bệ hạ nên sửa sang đức chính, đắp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì”, nhưng Trần Khắc Chung nói: “Phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải lo cấp cứu, cho sửa đức cũng không gì bằng việc ấy”.
Các vua Trần thường là những người có học vấn cao, tính nết khoan hoà, yêu thương muôn dân. Cương mục viết về Trần Nhân Tông: “Mỗi khi nhà vua đi chơi đâu, trông thấy gia đồng các vương hầu ở ngoài đường tất gọi rõ tên và hỏi: “Chủ mi làm gì?”. Nhà vua thường răn vệ sỹ không được quát mắng gia đồng. Lại bảo với hầu cận rằng: “Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ xung quanh, đến khi nước nhà gặp hoạn nạn thì chỉ thấy có bọn ấy thôi”.
3. Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung
Từ điển tiếng Việt định nghĩa khoan dung là “rộng lượng tha thứ cho người dưới có lỗi”. Định nghĩa này thiếu sót, chính xác là mới được một nửa nghĩa, nghĩa của từ tốkhoan, mà quên mất nghĩa của từ tố dung. Dung là “chứa”, như trong dung hoà, dung nạp, tức là nhân nhượng, chấp nhận lẫn nhau, kể cả sự khác biệt, đối lập. Chúng tôi dùng chữ khoan dung với nghĩa đích thực của từ này, chứ không phải như trong từ điển.Xã hội khoan dung thời Trần thể hiện ở mấy nét lớn:
a) Tam giáo đồng nguyên
Thông thường chế độ quân chủ chỉ chấp nhận một hệ tư tưởng làm chính thống. Thế nhưng thời Trần lại tồn tại trạng thái mà đời sau gọi là “tam giáo đồng nguyên”: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn tại.
Nhìn bề ngoài thì các tôn giáo trên “chọi nhau”. Nho chủ trương “trị quốc, bình thiên hạ”, Phật lại lánh đời, còn Đạo chủ trương “vô vi” (sống theo lẽ tự nhiên, tức là không can thiệp vào đời sống), vậy lý do nào để nhà Trần chấp nhận cả ba? Điều này để các nhà nghiên cứu lý giải, còn chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản: một khi biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì họ biết tận dụng cái hay của mỗi tôn giáo và cũng nhận thấy chẳng tôn giáo nào đủ dùng cho tất cả[iii]. Các nhà vua – đồng thời là những anh hùng như Trần Thái Tông (lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất, 1258), Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông (hai cha con cùng lãnh đạo cuộc kháng chiến lần hai và ba, 1285, 1288) đều là những người say mê đạo Phật, sau khi thắng giặc ngoại xâm đều nhường ngôi cho con để nghiên cứu Phật giáo và đi tu. Các vua Trần yêu cầu quan lại phải tinh thông cả ba tôn giáo trên và thường mở các kỳ thi tam giáo để chọn quan lại. “Đời Lý, Trần đều chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan đều tôn trọng, không phân biệt mà học trò đi thi nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được” (Phan Huy Chú).
b) Khuyến học
Để khuyến khích việc học cho vùng xa xôi, có những giai đoạn nhà Trần lấy đỗ hai trạng nguyên, một trạng nguyên kinh (Bắc Bộ) và một trạng nguyên trại (Thanh Hoá trở vào). Việc này không chỉ có ý nghĩa “ưu tiên vùng sâu vùng xa” mà còn cho thấy cái nhìn chiến lược về vùng đất Hoan, Diễn (Thanh, Nghệ), nơi giữ vị trí “phên giậu” của đất nước. Chả thế mà trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai, đang khi yếu thế phải bỏ Thăng Long chạy vào Hoan, Diễn, Trần Nhân Tông vẫn rất vững tâmvì vẫn còn Hoan, Diễn:
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh
(Chuyện cũ đất Cối Kê ngươi nên nhớ
Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân)
c) Dùng người không câu nệ, không thành kiến
Cách dùng người không câu nệ về học vấn, xuất thân, công hay tội trong quá khứ đã giúp nhà Trần sử dụng đươc rất nhiều nhân tài. Dưới đây là một số ví dụ.
– Tuy chế độ khoa cử để tuyển quan lại đã rất phát triển, nhà Trần vẫn dùng cả hình thức chọn người tài không qua thi cử gọi là “thủ sỹ”.
– Yết Kiêu và Dã Tượng vốn chỉ là những gia nô nhưng được Trần Hưng Đạo tin dùng, đã trở thành những tướng lĩnh xuất sắc. Một lầnthuỷ quân ta thua chạy, Hưng Đạo Vương toan rút theo đường núi thì Dã Tượng bảo: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Đến Bãi Tân, quả nhiên thấy thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Nhờ thuyền của Yết Kiêu, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp, Hưng Đạo Vương đã rút về Vạn Kiếp an toàn. Vương cảm động nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”.
– Đỗ Khắc Chung chỉ là một viên quan nhỏ vô danh, thế nhưng trong lúc quân ta ở vào thế lâm nguy, Khắc Chung đã tình nguyện sang trại giặc đưa thư. Vua Trần cảm động nói: “Ai ngờ trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế”. Gặp Ô Mã Nhi, Khắc Chung ứng đối trôi chảy và cho giặc thấy rõ khí phách “Sát Thát” người Đại Việt, đến nỗi Ô Mã Nhi phải khen: “Người này trong lúc bị uy hiếp mà lời lẽ và khí sắc vẫn bình tĩnh như thường, không hạ thấp vua mình là Chích, không tâng bốc vua ta là Nghiêu (…) Nước có người như thế, chưa dễ đã làm gì được họ”.
– Tháng 5-1289, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, quân ta bắt được cả một hòm biểu xin hàng của nhiều quan lại nhà Trần. Thượng hoàng Trần Thánh Tông sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Nhà vua chỉ trừng phạt kẻ nào đã chạy hẳn sang hàng ngũ giặc (bằng kết án vắng mặt các tội xử tử, lưu đày, tịch thu điền sản, tước bỏ quốc tính).
– Ngay Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng hàng đầu trong hai cuộc kháng Nguyên, cũng từng là người có tội. Sách Cương mục còn ghi lại câu chuyện, rằng đương đêm, Trần Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa Thiên Thành, con Nhân Đạo Vương, trong khi công chúa đã hứa hôn với Trung Thành Vương (định xong cả ngày cưới). Nhà vua và Nhân Đạo Vương bất đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn.
– Có thể kể thêm về tinh thần khoan dung của vua Trần Nhân Tông trong việc chấp nhận ngoại tộc làm con rể, tính kế lâu dài cho đất nước. Như ở phần 1 đã nói, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba, Trần Nhân Tông có cuộc đi chơi dài ngày ở Champa, đó là một điều độc đáo. Bởi vì ta biết, các vua ta xưa vẫn thường có cái nhìn kỳ thị với các nước láng giềng phương Nam, coi họ là “di”, “rợ”. Vua Trần Nhân Tông sau đó còn gả công chúa Huyền Trân để đổi lấy đất. Sự việc này có thể coi là sự hy sinh tình riêng để đổi lấy lợi ích quốc gia.
Trên đây là lược thuật một số chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần, chủ yếu diễn ra trong nửa đầu thời kỳ trị vì của nhà Trần (từ 1226 đến hết thế kỷ XIII). Những chính sách, việc làm tích cực đó còn giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên, tức là cho đến giữa thế kỷ XIV. Riêng trong nửa sau thế kỷ XIII, trong khoảng chưa đầy ba mươi năm, dân tộc Đại Việt ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, những đội quân hùng mạnh và tàn bạo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhiều quốc gia rộng lớn thuộc hàng cường quốc của thời đại (Trung Quốc, Ba Tư, Nga,…) đã phải khuất phục quân Mông Cổ. Ở Đức xuất hiện câu cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tatar”. Một số dân tộc khác từng đánh thắng quân xâm lược Mông Cổ nhưng không dân tộc nào có chiến thắng vẻ vang như Đại Việt. Đó là cuộc “thoát Trung” ngoạn mục trong nhiều cuộc “thoát Trung” của dân tộc ta
Chú thích:
[i] Chuyện bị phạt tội, có giai thoại sau: Trần Khánh Dư thông dâm với công chúaThiên Thụy, vợ Trần Quốc Nghiễn, con trai Trần Quốc Tuấn. Vua Trần Thánh Tông đã phạt tội “đánh đến chết”, nhưng lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy, Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là “trời tha”. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than.
[ii] Không biết thời đó có cần đến “cưỡng chế” không.
[iii]Lời bình: Ở thế kỷ XXI này nếu vẫn coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “nền tảng”, là đủ dùng để dẫn đường đất nước, thì có phải là một sự tụt lùi so với ông cha cách đây 800 năm không?
Đào Tiến Thi
Phần 1: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
Ta thường nói Đại Việt thời Trần ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, đó là cách nói tắt; còn nói chính xác, lần thứ nhất (1258) là đánh thắng đế quốc Mông Cổ và hai lần sau (1285, 1288), đánh thắng đế quốc Nguyên. Triều Nguyên là một “mảnh vỡ” của đế quốc Mông Cổ, thiết lập ở Trung Quốc sau khi Hốt Tất Liệt (Khubilai) đánh thắng triều Tống. Triều Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271 đến 1368, bị Trung Quốc hoá, hoàn toàn trở thành một triều đại của phong kiến Trung Quốc, được tính vào lịch sử Trung Quốc chứ không phải vào lịch sử Mông Cổ. Triều Nguyên áp sát ta gần 100 năm. Việc “thoát Trung” thời Trần chủ yếu là “thoát Nguyên”.
Ngoại giao “thoát Nguyên” thời Trần là một kinh nghiệm cực hay cho vấn đề “thoát Trung” hôm nay. Đặc biệt, khi cái giàn khoan 981 đang ngang nhiên cắm neo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra tranh cãi về giải pháp cho nào Việt Nam, khi Việt Nam đang ở thế yếu hơn về quân sự và kinh tế.
Có thể nói luôn trước khi đưa sử liệu và phân tích, rằng ông cha ta thời Trần không bao giờ tự trói mình với nhà Nguyên và còn luôn tìm cách tránh không để nhà Nguyên lừa mỵ trói nhà nước Đại Việt vào họ.
Và cũng vì thế mà có thể nói luôn, giữa lúc này, nếu chỉ nghĩ sao đuổi được cái giàn khoan, mà không nghĩ đến căn nguyên sâu xa của nó, thì dẫu đuổi được cái giàn khoan này lại có cái giàn khoan khác xuất hiện và nhiều vấn đề rắc rối về kinh tế, chính trị, xã hội khác nữa cho Việt Nam. Chiến lược “tàm thực” (tằm ăn dâu) của Trung Quốc sẽ từng bước được thực thi. Sinh mạng dân tộc Việt Nam đã mỏng manh lại ngày càng thêm mỏng manh.
Cho nên cách đặt vấn đề của Quỹ Phan Châu Trinh trong hội thảo ngày 5-6-2014 “Làm thế nào để thoát Trung?” là rất trúng và đúng. Chỉ có thoát Trung thì đất nước mới phát triển, và đất nước có phát triển thì mới có độc lập thực sự. Và cũng chỉ có thoát Trung –thoát khỏi thân phận con tin – thì cũng mới có tình hữu nghị Việt – Trung đích thực.
Trước khi bàn vào vấn đề, xin lưu ý một điểm: nhiều bạn trẻ hiện nay cứ tưởng Việt Nam đã bị trói vào Trung Quốc từ thời hai nước theo chế độ cộng sản. Sự thực cái dây trói hiện nay là trói lần thứ hai. Chứ trước hội nghị Thành Đô (ngày 3 và 4-9-1990) về “bình thường hoá quan hệ” giữa hai nước, trong một khoảng thời gian dài 12 năm (1978 – 1990), tức là từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra vụ “Nạn kiều” vu cáo Việt Nam “khủng bố, bài xích, xua đuổi người Hoa” tháng 4-1978 cho đến trận Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam tháng 3-1988, chúng ta chẳng còn phải dính líu, nợ nần gì với Trung Quốc cả. Trong suốt thời gian nói trên, hai nước đã là kẻ thù không đội trời chung của nhau.
1. Chính sách song hành giữa cứng rắn và mềm dẻo của nhà Trần
Vào lúc nhà Trần thiết lập thì trên thảo nguyên Trung Á mênh mông cũng xuất hiện một đế quốc hùng mạnh và hung hãn vào bậc nhất lịch sử nhân loại: đế quốc Mông Cổ. Ngay từ đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã tấn công các nước Kim, Tây Hạ (bắc và tây Bắc Trung Quốc ngàynay) và hàng loạt quốc gia ở Trung Á. Năm 1252, quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt nước Đại Lý (vùng Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc ngày nay, trong đó Vân Nam liền biên giới với Đại Việt. Cuối năm 1257, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriangkhadai), viên tướng đã từng chinh chiến ở các nước Liêu, Ba Tư, Ba Lan, Hungary, được coi là bách chiến bách thắng, đưa thư dụ hàng Đại Việt.
Trước thế hung hãn của giặc, nhà Trần chẳng những không đầu hàng mà còn bắt giam sứ giả để tỏ rõ quyết tâm chống giặc.Khi quân Mông Cổ tràn vào Thăng Long thì thấy ba tên sứ giả vẫn đang bị trói giam trong ngục và một tên đã chết.
Trong khoảng từ 1258 – 1285, trước khi bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai, là thời kỳ đấu tranh ngoại giao. Giai đoạn đầu, quân Mông Cổ rút hết về nước để tham gia cuộc nội chiếnnên giả vờ giao hảo với nước ta. Thư của Hốt Tất Liệt năm 1261 viết: “Phàm mũ áo, điển lễ phong tục cứ theo chế độ cũ của nước mình, không phải thay đổi”. Hoặc: “Ta đã cấm các biên tướng Vân Nam không được xâm phạm bờ cõi, quấy nhiễu nhân dân”. (Nghe cứ na ná như là “mười sáu chữ vàng”!)
Vua tôi nhà Trần không hề tin vào những lời lẽ trên, cũng không tự cao vì mới chiến thắng, nên đã gấp rút tuyển quân, chế tạo vũ khí, sắm chiến thuyền và luyện quân để đề phòng quân giặc quay trở lại. Trong khoảng gần 30 năm hoà hoãn, không lúc nào buông lơi cảnh giác.
Từ 1267, quan hệ với Mông Cổ căng thẳng dần, đặc biệt từ 1271, khi triều Nguyên được thành lập ở Trung Quốc. Nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách mà nếu thực hiện đầy đủ thìđồng nghĩa với việc nộp dần nền độc lập cho chúng. Nhưng để tránh đụng đầu sớm với kẻ thù, vua Trần một mặt nhân nhượng những gì có thể, mặt khác kiên quyết từ chối những đòi hỏi quá đáng của vua Nguyên.Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục(từ đây gọi tắt là Cương mục) ghi lại khá nhiều sự việc ứng phó khôn ngoan của vua quan nhà Trần. Ví dụ vua Trần nhận sắc phong “An Nam quốc vương” của vua Nguyên, chứ không chịu lạy chiếu thưcủa vua Nguyên Hốt Tất Liệt. Thư phúc đáp của vua Trần viết: “Sứ thần không nên làm lễ ngang hàng với một nước. Vả lại, trước đây thiên triều đã có việc dụ cho mọi việc trong nước tôi cứ theo tục cũ của bản quốc. Thế thì việc nhận chiếu chỉ của thiên triều đem kính để tại chính điện, còn vua thì lui xuống nhà riêng, đấy là điển cũ của nước tôi đấy”.
Tháng 4-1272, nhà Nguyên sai sứ sang hỏi mốc giới cột đồng trụ ngày trước. Vua Trần cũng giả vờ sai Lê Kính Phu đi xem xét xét lại. Kính Phu tâu: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Từ đó về sau vua Nguyên cũng không hỏi đến nữa.
Vua Trần cũng luôn lấy cớ “có bệnh” để không bao giờ sang chầuvua Nguyên. Chịu cống nạp phẩm vật (bạc vàng, ngọc lụa) chứ không cống nạp nho sỹ, thầy thuốc và thợ thủ công. Chịu phận làm “tôi” nhưng không cung cấp gạo cho quân Nguyên khi quân Nguyên đi đánh Champa. Nhà Trần không cấm các thương gia người Hồi Hột (Uyghur hay Duy Ngô Nhĩ) vào buôn bán nhưng cấm dân ta không được giao dịch với bọn này để cô lập chúng, khiến chúng không có đất để hoạt động gián điệp trên đất nước ta.Và khi cần thì nhà Trần tìm cáchkhống chế,không cho chúng về nước để cung cấp tin tức. Nhà Trần còn tìm cách mua chuộc các đạt lỗ hoa xích (chứ quan giám sát của nhà Nguyên đặt ở nước ta) và các quan lại Mông Cổ cai trị vùng Vân Nam, không để chúng can thiệp vào các chính sách của Đại Việt.
2. Thiết lập liên minh Việt – Chăm chống xâm lược
Champa (Chăm hay Chiêm Thành) là một nước phía nam Đại Việt,biên giới cho đến hồi cuối thế kỷ XIII là khoảng phía bắc tỉnh Quảng Trị này nay.
Thời chống Tống dưới triều Lý, trước thủ đoạn lôi kéo Champa tấn công ta từ phía Nam, Lý Thánh Tông liền thân chinh (cùng đại tướng Lý Thường Kiệt) đánh Champa, phá tan lực lượng quân sự của Champa, bắt sống vua Chăm. Sau đó vua Chăm phải dâng đất Bố Chính, Ma linh, Địa Lý (nam Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay) để được trả về. Từ nửa sau thế kỷ XII, nhà Lý đi vào con đường suy bại, vua Chăm thường cho quân ra cướp bóc miền biên giới và ven biển phía Nam cùng yêu sách đòi lại đất cũ.
Vào đầu đời Trần, vua Chăm Jaya Paramesvaravarman (ở ngôi 1220 – 1250) vẫn giữ thái độ kỳ thị Đại Việt, thân thiện Chân Lạp. Năm 1252, vua Trần Thái Tông đem quân đánh Champa, hạ kinh đô, bắt tù binh rồi rút quân về. Em Jaya Paramesvaravarman lên kế ngôi, miễn cưỡng cống nạp Đại Việt. Năm 1265, Indravarman IV lên ngôi. Ông bỏ Chân Lạp đang suy thoái, quay sang thân thiện với Đại Việt đang trên đà hưng thịnh.
Đầu năm 1280, sau khi chiếm xong đất Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp tục bành trước về phương Nam. Nhưng vì đã từng thua Đại Việt hồi 1258 nên lần này Hốt Tất Liệt tính đánh Champa trước nhằm tạo bàn đạp tấn công Đại Việt và các nước Đông Nam Á. Nhà Nguyên bắt vua Trần cho mượn đường tiến đánh Chăm, nhưng vua Trần cự tuyệt. Vua Nguyên lại đòi vua Chăm sang chầu nhưng vua Chăm cũng không đi.
Tháng 12-1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công thành Quy Nhơn. Quân Chăm nhờ có sự chuẩn bị kĩ, đặc biệt có thành gỗ và máy bắn đá, đã đánh trả quyết liệt. Nhưng trước hoả lực mạnh của quân Nguyên, giữa tháng 2-1283, thành vỡ. Tuy nhiên, vua Chăm rút quân lên miền rừng núi, tiếp tục kháng chiến.
Quân Nguyên tấn công thành Đồ Bàn (Bình Định) là kinh đô của Champa lúc bấy giờ. Quân Chăm bỏ thành, rút lên vùng rừng núi, đồng thời cầu cứu Đại Việt.Nhà Trần cho 2 vạn quân và 500 chiến thuyền vào giúp Champa.
Giữa năm 1283, vua Nguyên sai A Lý Hải Nha (Arickhaya) chỉ huy 3 vạn quân tăng viện cho Toa Đô đồng thời lại bắt vua Trần cung cấp lương thực và cho mượn đường qua Đại Việt nhưng nhà Trần vẫn từ chối. Quân Nguyên buộc phải đi đường biển để vào Champa do đó rất chậm. Chờ mãi viện binh chưa đến, lại bị quân Chăm tấn công, Toa Đô buộc phải lui quân ra phía bắc Champa, giáp biên giới Đại Việt để chờ quân tiếp viện. Tại đây, quân Toa Đô tiếp tục bị quân Champa bao vây, cô lập.
Đầu năm 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Toa Đô rút một bộ phận đánh ra Thanh Hoá nhằm hội với quân Thoát Hoan. Bộ phận còn lại tiếp tục đóng ở đây nhưng đến khi quân Nguyên thua ở Đại Việt thì cũng phải rút nốt.
Như vậy cuộc kháng chiến của Champa (có sự trợ sức của Đại Việt) đã góp phần trì hoãn cuộc tiến công của quân Nguyên vào Đại Việt và đến lượt mình, cuộc kháng chiến của Đại Việt lại góp phần giải phóng hoàn toàn Champa.
Trong cuộc kháng chiến lần hai và ba, ngoài liên minh với Champa cũng cần kể thêm ở đây, còn có 1200 quân phủ Tư Minh (Quảng tây) không chịu khuất phục quân Nguyên, sang quy phục nước ta và được nhà Trần chấp nhận (1283).
Mối liên minh Việt – Chăm trong chống xâm lược Nguyên còn tạo tiền đề cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước về sau. Năm 1301, nhân có sứ bộ Champa từ Đại Việt về nước, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã sang chơi Champa – một cuộc viếng thăm thân mật, không chính thức – kéo dài tám tháng liền (tháng 3-1301 – tháng 11-1301). Chính trong cuộc viếng thăm này, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Và năm 1306, lễ cưới được tổ chức. Sính lễ gồm rất nhiều vàng bạc và đất đaihai châu Ô, Lý (nam Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ngày nay). Ngay năm sau nhà Trần cho sáp nhập hai châu này vào Đại Việt với tên gọi Thuận và Hoá (Thuận Châu, Hoá Châu).
Phần 2: CHÍNH SÁCH NỘI TRỊ
Giống như bất cứ sự tranh đoạt quyền lực nào trong chế độ phong kiến, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý cũng bằng nhiều thủ đoạn và không thiếu những thủ đoạn xảo quyệt. Tuy nhiên, khi đã có thiên hạ trong tay, nhà Trần, ngay từ buổi đầu, đã biết xây dựng một thiết chế chính trị – xã hội hợp lý, không chỉ để củng cố vương quyền mà còn chuẩn bị đối phó với nguy cơ từ phương Bắc. Bởi vì lúc này đế quốc Mông Cổ đang tung vó ngựa trên thảo nguyên Trung Á, lần lượt tiêu diệt các nước Tây Hạ (miền bắc Trung Quốc, gồm cả Bắc Kinh, 1227), Kim (miền trung Trung Quốc, 1234) và sau đó tấn công Nam Tống (1236), Đại Lý (vùng Vân Nam, Tứ Xuyên, 1252) là những nước láng giềng của Đại Việt.
Có thế thấy ba trụ cột làm cho đất nước Đại Việt đời Trần vững mạnh, đó là:
– Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền.
– Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ.
– Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung.
Xin lưu ý, chúng tôi dùng chữ “tính” đi kèm các chữ pháp quyền, dân chủ, khoan dung để phân biệt với thiết chế đích thực của nó trong xã hội hiện đại. Thiết chế nhà nước Đại Việt trong thời gian thịnh đạt của nhà Trần chưa phải là thiết chế dân chủ, pháp quyền,… nhưng nó có tính chất ấy; không những có mà còn giàu tính chất ấy.
1. Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền
Như bất kỳ một triều đại phong kiến nào, nhà nước đời Trần trước hết là nhà nước của một dòng họ. Nhưng các vua và các bề tôi trụ cột của nhà Trần không lạm dụng quyền lực của dòng họ cầm quyền; trái lại, tìm cách kiểm soát, khống chế và cân bằng quyền lực ấy. Ví dụ:
a) Không tập trung quá nhiều quyền lực cho một người hay một bộ phận. Vua thì có hai vua (vua con đương nhiệm và vua cha làm thái thượng hoàng). Thông thường, quyết định việc lớn trên cơ sở hai vua “đồng thuận”, vua này không lấn quyền vua kia. Triều đình bao gồm bên trên là trung khu (phụ trách các cơ quan chức năng) và bên dưới là các cơ quan chức năng. Trung khu gồm tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam tư (tư đồ, tư mã, tư không). Các cơ quan chức năng gồm các bộ (bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công). Trần Quốc Tuấn là quốc công tiết chế, đứng đầu quân đội nhưng mặt khác vẫn dưới Trần Quang Khải, là thái sư.
b) Rất chú trọng cơ quan thanh tra, giám sát. Từ trung ương đến các phủ lộ đều có cơ quan xét xử riêng; chỉ ở châu, huyện thì tri châu, tri huyện mới kiêm hành chính và tư pháp. Trần Thủ Độ thường đi về các địa phương xét duyệt hộ khẩu, chọn người làm các chức dịch trong làng xã.
c) Nhà nước tạo điều kiện cho “dân oan” được kêu oan. Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên có ghi lại: “Trong nước có một cái lầu, trong đặt quả chuông lớn, dân chúng ai có kêu ca, tố cáo việc gì thì đến đánh vào chuông”.
d) Các quan lại, dù là ruột thịt trong gia đình hay dòng tộc, nếu mắc tội, nhất là tội phản quốc, đều bị trừng trị rất nặng. Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên bị Nguyễn Địa Lô bắn chết. Trần Ích Tắc vì chạy theo giặc Nguyên mà bị loại ra khỏi tông thất, bắt đổi tên thành Ả Trần (ngụ ý coi như đàn bà).
e) Bản thân vua và quý tộc cấp cao gương mẫu thực thi luật pháp và gia pháp. Ví dụ Thượng hoàng Trần Nhân Tông từng phạt vua Trần Anh Tông về tội say rượu. Chuyện kể rằng Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường lên kinh sư, thấy vua Trần Anh Tông say rượu không ra tiếp được, liền quay về. Anh Tông sợ hãi, phải tức tốc về phủ Thiên Trường dâng biểu tạ tội. Thượng hoàng Nhân Tông nói: “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này”.
Trần Thủ Độ, vị tể tướng có vai trò tạo lập và làm rường cột triều Trần trong buổi đầu, quyền hơn cả vua, những lại là một người khẳng khái, liêm chính, thượng tôn phép nước. Dưới đây là một vài câu chuyện ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Chuyện thứ nhất:
Có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, liền gặp Thái Tông tâu rằng: “Bệ hạ còn trẻ mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: “Đúng như những lời hắn nói”. Rồi lấy tiền, lụa thưởng cho người ấy.
Chuyện thứ hai:
Khi bà Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, xin ông cho một người chức câu đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương nên không thể so với người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.
Chuyện thứ ba:
Một lần Linh Từ Quốc Mẫu ngang nhiên ngồi kiệu đi qua cung cấm liền bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: “Mụ này là vợ ông mà bị lũ quân hiệu khinh nhờn như vậy!”. Trần Thủ Độ gọi người lính chạy cờ về hỏi. Sau khi nghe người này trình bày, ông cười nói: “Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa”, rồi ban thưởng cho người này.
Chuyện thứ tư:
Khi vua Trần Thái Tông muốn đưa anh trai của Trần Thủ Độ lên làm tướng, Thủ Độ nói: “An Quốc là anh tôi, nếu là người hiền thì tôi xin nghỉ việc; còn nếu cho tôi là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Hai anh em cùng làm tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao?”.
2. Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ
a) Quan hệ hoà thuận trong nội bộ vương triều
Vua Trần Thánh Tông từng nói với họ hàng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người nhưng bên trong ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên lấy câu ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên. Thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy” (Đại Việt Sử ký toàn thư). Có nhiều sự kiện, câu chuyện cảm động cho thấy lời nói trên của vua Trần Thánh Tông đã trở thành hiện thực, ví dụ:
– Hội nghị Bình Than (cuối 1284) tập trung tất cả các vương hầu, quý tộc để thể hiện quyết tâm đánh giặc, là hình ảnh dấn thân của cả một dòng họ cầm quyền vào lúc đất nước lâm nguy. Đến Trần Quốc Toản mới 16 tuổi cũng tự tổ chức một đội gia binh hàng nghìn người tham gia đánh giặc và hy sinh anh dũng.
– Trần Khánh Dư bị tội[i] đày ra Vân Đồn, phải làm nghề bán than kiếm sống nhưng vua Trần vẫn không quên. Biết ông am hiểu vùng đất Vân Đồn, cho nên vào cuộc kháng chiến lần thứ ba, vua ban chức và giao cho việc chặn đánh đoàn thuyền tải lương khổng lồ của quân Nguyên. Trận đánh thắng lợi rực rỡ. Mất lương thực, quân Nguyên rơi vào bế tắc, quân ta phản công thắng lợi.
– Những cuộc hoà giải giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Thánh Tông, giữa hai vị tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, đặc biệt là vị tổng chỉ huy quân đội Trần Quốc Tuấn đặt nghĩa nước lên trên thù nhà (theo lời dặn của cha), không những tránh được các cuộc cốt nhục tương tàn trong vương triều mà còn tránh đại hoạ nội chiến cho cả quốc gia. Những chuyện này nhiều người biết nên không cần kể ở đây.
b) Chính sách an dân và thân dân của triều đình
Bất cứ chính thể nào cũng tìm cách an dân. Nhưng có những chính thể “an dân” bằng sắt máu, làm cho dân sợ hãi mà phục tùng; có chính thể “an dân” bằng những lời hứa, bằng sự lừa gạt. Tất cả những cách đó không bền lâu. Vua tôi nhà Trần an dân bằng sự đồng thuận và khoan thư sức dân.
Trần Quốc Tuấn trước khi mất dặn vua Trần Anh Tông về kế sách giữ nước: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (…) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Chính sách ruộng đất và thuỷ lợi là hai việc làm nổi bật của triều Trần trong việc an dân.
Trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Lý, nhà Trần đã củng cố, cải tiến một cách hợp lý sao cho tất cả các tầng lớp, từ quý tộc đến nông dân, từ người có ruộng đến người không có ruộng đều được hưởng lợi. Ruộng đất thời Trần rất đa dạng về sở hữu, đại để có các loại:
– Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, gồm sơn lăng (để xây lăng tẩm và lấy quỹ cho việc thờ phụng), tịch điền (ruộng riêng của cung đình), quốc khố (không rõ phương thức quản lý) và ruộng đất công của làng xã (quan điền) do các làng xã tự quản lý, chia đều cho nhân đinh trong làng.
– Ruộng đất tư nhân gồm thái ấp (phong cho quý tộc Trần) lấy từ đất công hoặc đất hoang do nhà nước quản lý và điền trang là đất mới do khai hoang. Các vương hầu, công chúa, phò mã thường chiêu tập dân ly tán đi khai khẩn đất hoang. Công việc này càng được đẩy mạnh trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược.
Ngoài ra còn có ruộng đất tư của địa chủ. Nhà Trần có chính sách bán ruộng công, giúp cho việc hình thành tầng lớp địa chủ và tiểu nông tư hữu. Vào những lúc chiến tranh, triều đình khuyến khích nhà giàu nộp thóc cho triều đình. Ai nộp nhiều được phong chức “giả lang tướng”.
Nhà Trần được mệnh danh là “triều đại đắp đê” vì đặc biệt chú trọng đê điều và có những thành tựu kỳ vĩ về việc đắp đê. Một đất nước sống bằng nông nghiệp lúa nước nhưng lại luôn bị lũ lụt đe doạ thì luôn cận kề với cái đói, và đói kém thì sinh ra loạn lạc. Cho nên nhà Trần ý thức sâu sắc vai trò của đê điều, không những bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng cho nhân dân mà còn giữ cho cuộc sống được ổn định lâu dài. Thời Trần, nhà nước trực tiếp tổ chức đắp đê và có cơ quan chuyên trách về đê điều. Đê điều của nhà nước nếu phải dùng đến ruộng đất tư thì nhà nước sẵn sàng đền bằng tiền[ii]. Trên các sông lớn miền Bắc và Thanh, Nghệ đều có đê. Khác hẳn đê thời Lý mang tính cục bộ, có khi lợi vùng này mà hại vùng kia, đê thời Trần mang tính hệ thống, đem lại lợi ích chung cho toàn vùng. Đê được tu bổ, tôn cao thêm hằng năm. Khi có lụt thì kể cả con em quý tộc, học sinh Quốc Tử Giám cũng phải tham gia hộ đê. Vua Trần Minh Tông từng thân đi hộ đê, quan ngự sử can: “Bệ hạ nên sửa sang đức chính, đắp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì”, nhưng Trần Khắc Chung nói: “Phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải lo cấp cứu, cho sửa đức cũng không gì bằng việc ấy”.
Các vua Trần thường là những người có học vấn cao, tính nết khoan hoà, yêu thương muôn dân. Cương mục viết về Trần Nhân Tông: “Mỗi khi nhà vua đi chơi đâu, trông thấy gia đồng các vương hầu ở ngoài đường tất gọi rõ tên và hỏi: “Chủ mi làm gì?”. Nhà vua thường răn vệ sỹ không được quát mắng gia đồng. Lại bảo với hầu cận rằng: “Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ xung quanh, đến khi nước nhà gặp hoạn nạn thì chỉ thấy có bọn ấy thôi”.
3. Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung
Từ điển tiếng Việt định nghĩa khoan dung là “rộng lượng tha thứ cho người dưới có lỗi”. Định nghĩa này thiếu sót, chính xác là mới được một nửa nghĩa, nghĩa của từ tốkhoan, mà quên mất nghĩa của từ tố dung. Dung là “chứa”, như trong dung hoà, dung nạp, tức là nhân nhượng, chấp nhận lẫn nhau, kể cả sự khác biệt, đối lập. Chúng tôi dùng chữ khoan dung với nghĩa đích thực của từ này, chứ không phải như trong từ điển.Xã hội khoan dung thời Trần thể hiện ở mấy nét lớn:
a) Tam giáo đồng nguyên
Thông thường chế độ quân chủ chỉ chấp nhận một hệ tư tưởng làm chính thống. Thế nhưng thời Trần lại tồn tại trạng thái mà đời sau gọi là “tam giáo đồng nguyên”: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn tại.
Nhìn bề ngoài thì các tôn giáo trên “chọi nhau”. Nho chủ trương “trị quốc, bình thiên hạ”, Phật lại lánh đời, còn Đạo chủ trương “vô vi” (sống theo lẽ tự nhiên, tức là không can thiệp vào đời sống), vậy lý do nào để nhà Trần chấp nhận cả ba? Điều này để các nhà nghiên cứu lý giải, còn chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản: một khi biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì họ biết tận dụng cái hay của mỗi tôn giáo và cũng nhận thấy chẳng tôn giáo nào đủ dùng cho tất cả[iii]. Các nhà vua – đồng thời là những anh hùng như Trần Thái Tông (lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất, 1258), Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông (hai cha con cùng lãnh đạo cuộc kháng chiến lần hai và ba, 1285, 1288) đều là những người say mê đạo Phật, sau khi thắng giặc ngoại xâm đều nhường ngôi cho con để nghiên cứu Phật giáo và đi tu. Các vua Trần yêu cầu quan lại phải tinh thông cả ba tôn giáo trên và thường mở các kỳ thi tam giáo để chọn quan lại. “Đời Lý, Trần đều chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan đều tôn trọng, không phân biệt mà học trò đi thi nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được” (Phan Huy Chú).
b) Khuyến học
Để khuyến khích việc học cho vùng xa xôi, có những giai đoạn nhà Trần lấy đỗ hai trạng nguyên, một trạng nguyên kinh (Bắc Bộ) và một trạng nguyên trại (Thanh Hoá trở vào). Việc này không chỉ có ý nghĩa “ưu tiên vùng sâu vùng xa” mà còn cho thấy cái nhìn chiến lược về vùng đất Hoan, Diễn (Thanh, Nghệ), nơi giữ vị trí “phên giậu” của đất nước. Chả thế mà trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai, đang khi yếu thế phải bỏ Thăng Long chạy vào Hoan, Diễn, Trần Nhân Tông vẫn rất vững tâmvì vẫn còn Hoan, Diễn:
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh
(Chuyện cũ đất Cối Kê ngươi nên nhớ
Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân)
c) Dùng người không câu nệ, không thành kiến
Cách dùng người không câu nệ về học vấn, xuất thân, công hay tội trong quá khứ đã giúp nhà Trần sử dụng đươc rất nhiều nhân tài. Dưới đây là một số ví dụ.
– Tuy chế độ khoa cử để tuyển quan lại đã rất phát triển, nhà Trần vẫn dùng cả hình thức chọn người tài không qua thi cử gọi là “thủ sỹ”.
– Yết Kiêu và Dã Tượng vốn chỉ là những gia nô nhưng được Trần Hưng Đạo tin dùng, đã trở thành những tướng lĩnh xuất sắc. Một lầnthuỷ quân ta thua chạy, Hưng Đạo Vương toan rút theo đường núi thì Dã Tượng bảo: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Đến Bãi Tân, quả nhiên thấy thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Nhờ thuyền của Yết Kiêu, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp, Hưng Đạo Vương đã rút về Vạn Kiếp an toàn. Vương cảm động nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”.
– Đỗ Khắc Chung chỉ là một viên quan nhỏ vô danh, thế nhưng trong lúc quân ta ở vào thế lâm nguy, Khắc Chung đã tình nguyện sang trại giặc đưa thư. Vua Trần cảm động nói: “Ai ngờ trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế”. Gặp Ô Mã Nhi, Khắc Chung ứng đối trôi chảy và cho giặc thấy rõ khí phách “Sát Thát” người Đại Việt, đến nỗi Ô Mã Nhi phải khen: “Người này trong lúc bị uy hiếp mà lời lẽ và khí sắc vẫn bình tĩnh như thường, không hạ thấp vua mình là Chích, không tâng bốc vua ta là Nghiêu (…) Nước có người như thế, chưa dễ đã làm gì được họ”.
– Tháng 5-1289, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, quân ta bắt được cả một hòm biểu xin hàng của nhiều quan lại nhà Trần. Thượng hoàng Trần Thánh Tông sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Nhà vua chỉ trừng phạt kẻ nào đã chạy hẳn sang hàng ngũ giặc (bằng kết án vắng mặt các tội xử tử, lưu đày, tịch thu điền sản, tước bỏ quốc tính).
– Ngay Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng hàng đầu trong hai cuộc kháng Nguyên, cũng từng là người có tội. Sách Cương mục còn ghi lại câu chuyện, rằng đương đêm, Trần Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa Thiên Thành, con Nhân Đạo Vương, trong khi công chúa đã hứa hôn với Trung Thành Vương (định xong cả ngày cưới). Nhà vua và Nhân Đạo Vương bất đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn.
– Có thể kể thêm về tinh thần khoan dung của vua Trần Nhân Tông trong việc chấp nhận ngoại tộc làm con rể, tính kế lâu dài cho đất nước. Như ở phần 1 đã nói, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba, Trần Nhân Tông có cuộc đi chơi dài ngày ở Champa, đó là một điều độc đáo. Bởi vì ta biết, các vua ta xưa vẫn thường có cái nhìn kỳ thị với các nước láng giềng phương Nam, coi họ là “di”, “rợ”. Vua Trần Nhân Tông sau đó còn gả công chúa Huyền Trân để đổi lấy đất. Sự việc này có thể coi là sự hy sinh tình riêng để đổi lấy lợi ích quốc gia.
Trên đây là lược thuật một số chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần, chủ yếu diễn ra trong nửa đầu thời kỳ trị vì của nhà Trần (từ 1226 đến hết thế kỷ XIII). Những chính sách, việc làm tích cực đó còn giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên, tức là cho đến giữa thế kỷ XIV. Riêng trong nửa sau thế kỷ XIII, trong khoảng chưa đầy ba mươi năm, dân tộc Đại Việt ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, những đội quân hùng mạnh và tàn bạo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhiều quốc gia rộng lớn thuộc hàng cường quốc của thời đại (Trung Quốc, Ba Tư, Nga,…) đã phải khuất phục quân Mông Cổ. Ở Đức xuất hiện câu cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tatar”. Một số dân tộc khác từng đánh thắng quân xâm lược Mông Cổ nhưng không dân tộc nào có chiến thắng vẻ vang như Đại Việt. Đó là cuộc “thoát Trung” ngoạn mục trong nhiều cuộc “thoát Trung” của dân tộc ta
Chú thích:
[i] Chuyện bị phạt tội, có giai thoại sau: Trần Khánh Dư thông dâm với công chúaThiên Thụy, vợ Trần Quốc Nghiễn, con trai Trần Quốc Tuấn. Vua Trần Thánh Tông đã phạt tội “đánh đến chết”, nhưng lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy, Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là “trời tha”. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than.
[ii] Không biết thời đó có cần đến “cưỡng chế” không.
[iii]Lời bình: Ở thế kỷ XXI này nếu vẫn coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “nền tảng”, là đủ dùng để dẫn đường đất nước, thì có phải là một sự tụt lùi so với ông cha cách đây 800 năm không?
Tiền rừng bạc biển!
Danh Đức
(TBKTSG) - Nhiều năm trước, cách nói đầy tự hào “tiền rừng bạc biển” vẫn còn đầy dẫy và là một thực tế không phản bác được khi nói về sự giàu có của đất nước hình chữ S này... Ấy vậy mà giờ đây, nhắc lại cụm từ trên, e rằng chẳng ai hiểu nghĩa là gì! Chẳng qua do cái thực tế như vườn địa đàng mà cụm từ này chỉ định, nay hầu như đã biến mất!
Thật vậy, cái địa danh mà trước kia gọi là “Rừng Lá”, nằm ở giữa Long Khánh và Phan Thiết, vài chục năm trước còn là cánh rừng bạt ngàn với những cây lá buông khổng lồ, gai hai bên nhánh lá cứ như nanh vuốt khủng long. Mỗi tàu lá có thể phủ mấy mái nhà một lúc - bởi thế mới đi chặt lá buông, xẻ làm mấy chục tấm, cứ 10 tấm xếp lại thành một bó, cứ thế mà vác về lợp mái nhà. Ấy vậy mà giờ đây một cái cả cánh rừng đó trống trơn, không còn lấy một cây “làm giống”!
“Biển bạc” thì chưa thấy, song mới đây cũng có thể hình dung ra qua các bức ảnh cá chết nằm phơi bụng trắng xóa các bờ biển miền Trung. Hà bá nào đã ra tay diệt biển bạc ấy? Nhân tháng trước có một vụ nhật thực bán phần mà nhớ lại vụ nhật thực toàn phần năm 1995. Khi đó, Mũi Né còn là một bãi biển hoang sơ. Ấy vậy mà bây giờ, thậm chí từ chục năm trước, đã có người than “Mũi Né đã bị băm nát rồi!”.
Lần trở lại những năm 1990, 1991, 1992 khi mà những lon Coke còn là hàng hiếm thì vẫn có thể nghe hiểu được thế nào là “tiền rừng bạc biển”. Những năm đó, người ta nhao nhao cụm từ “cất cánh kinh tế”. Còn nhớ tháng 3- 1990, trên tờ Tuổi Trẻ số ra ngày thứ Ba có mục “Kinh tế học từ A đến Z”. Đến vần C, tác giả viết đề mục “Cất cánh kinh tế”, dựa trên định nghĩa của từ điển kinh tế học Dico Eco của Pháp, kèm theo thí dụ từ báo nước ngoài nhặt ra. Còn nhớ tác giả mở bài: “Cất cánh kinh tế không phải là một mỹ từ chỉ sự bay bổng của nền kinh tế, mà là một thuật ngữ kinh tế học chỉ định một giai đoạn khởi đầu phát triển bằng cách cho thuê, sang nhượng đất đai, hầm mỏ...; tiếp nhận các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, khai khẩn... sử dụng nhân công trình độ thấp, lương thấp...; cần vốn xây dựng hạ tầng cơ sở...”. Nơi nơi trải thảm đỏ đón đầu tư nước ngoài (FDI).
Hai mưới sáu năm sau, nếu bỏ qua những tòa nhà cao tầng, những “tháp ngà” thượng lưu, những đường cao tốc mới thu phí..., bức tranh chung cũng vẫn là cho thuê, sang, nhượng đất đai, hầm mỏ, bờ biển, khu công nghiệp mở khắp nơi song cũng chỉ là lắp ráp và lao động trình độ thấp, tận dụng “lợi thế nhân lực”, cho dù rằng GDP đã vào nhóm trung bình thấp, khá lên đến mức nay không còn “phải” vay nợ ưu đãi nữa mà vay nợ với lãi suất thị trường... nhưng cái GDP cao cao ấy, phần nhiều là tiền của người ta, của FDI!
Từ tâm lý “trải thảm đỏ” đó, người ta đã nôn nóng bỏ qua những tiết chế cần thiết.
Người ta đã chỉ chú trọng đến “trải thảm đỏ” mà không màng đến việc tự nâng mình lên! Từ đó cái khoảng cách phát triển giữa chủ đầu tư (dù gì cũng đã tạm gọi là bước đầu công nghiệp hóa) với nơi tiếp nhận đầu tư vẫn cứ là mênh mông. Một khi nhà đầu tư thách thức “chọn đi!”, nghĩa là họ tự cho mình là “hiện đại”, còn “chủ nhà” vẫn cứ đang “cất cánh kinh tế”!
Thật lạ lùng khi đề ra cái gọi là “kinh tế biển” mà cho đến nay vẫn chưa thấy phát triển công nghiệp hóa nghề cá, từ đào tạo ngư dân, thuyền trưởng, thợ máy, đến đóng tàu vỏ sắt, tàu hậu cần trên biển! “Kinh tế biển” mới chỉ là một mảng của cả một kế hoạch “hiện đại hóa, công nghiệp hóa” mà, theo dự kiến sẽ phải hoàn thành vào năm 2020!
Thành ra, “tiền rừng, bạc biển” cứ không cánh mà đi, còn lại một nền kinh tế cứ đang mãi cất cánh chưa thấy ngóc đầu bay lên được.
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016
“Tiến sĩ dởm vào hùa với nhau là thảm họa cho dân tộc”
Tác giả: Ngọc Quang
.
TS.Nguyễn Văn Khải chia sẻ, từ nhiều năm trước đây đã có chuyện gian dối, trí trá trong giáo dục, đào tạo.
“Thú thật, tôi rất ngại tham gia hội đồng chấm luận án tiến sĩ” TS.Nguyễn Văn Khải: “Tôi biết có nhiều Tiến sĩ dởm”
Đã làm khoa học thì không thể trí trá
Trong buổi họp thường kỳ Chính phủ đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu chấn chỉnh quy trình đào tạo tiến sĩ đang gây ra bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Tiếp tục cuộc trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Nguyễn Văn Khải (được nhiều người dân quý mến gọi là ông già ozone) nhận định, cần phải chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ bằng cách áp dụng theo quy chuẩn của các nước tiên tiến.
Đồng thời, TS Khải bày tỏ lo lắng, cách dạy và học hiện nay ở Việt Nam khó có thể tìm ra được tiến sĩ giỏi thực sự.
TS.Nguyễn Văn Khải đánh giá, chủ trương của nhà nước yêu cầu cán bộ phải có bằng cấp, trình độ cao là rất đúng, đó yêu cầu chung của thế giới. Trong thời đại ngày nay, chúng ta càng phải coi trọng người tài, những người có trình độ năng lực thực sự.
“Chủ trương đúng đắn, song trên thực tế, những cơ quan có trách nhiệm không theo kịp thực tế và những cán bộ làm việc trực tiếp do trình độ yếu kém hoặc do đạo đức yếu kém nên đã để xảy ra đào tạo tràn lan.
Hậu quả là tới nay cả nước đã có hơn 22.000 người có bằng tiến sĩ mà không biết chính xác trong số ấy có bao nhiêu người là trình độ thật.
Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng nếu áp các quy định của thế giới vào thì tôi tin rằng con số này không nhiều. Số tiến sĩ dởm cũng tỷ lệ thuận với số người hướng dẫn (ông thầy – PV) và cả những hội đồng chấm nghiên cứu sinh kiểu ấy cũng bậy bạ hết”, TS Khải nói thẳng.
TS.Nguyễn Văn Khải nói thẳng, nhiều tiến sĩ dởm vào hùa với nhau là thảm họa cho dân tộc. ảnh: Ngọc Quang.
Trên thực tế, các sáng chế, những công trình khoa học công bố quốc tế của Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua so với các nước ở cùng khu vực Đông Nam Á thôi cũng đã thấy có khoảng cách rất lớn.
Theo số liệu được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO) mà BBC đã công bố thì từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 sáng chế đăng ký tại Mỹ, nghĩa là trung bình mỗi năm chỉ có 1 sáng chế. Riêng năm 2011, Việt Nam không có sáng chế nào.
“Thú thật, tôi rất ngại tham gia hội đồng chấm luận án tiến sĩ”
Trong khi đó, Singapore chỉ với 4,8 triệu dân có tới 647 bằng sáng chế. Malaysia lúc đó có 27,9 triệu dân có 161 bằng sáng chế. Thái Lan có 53 bằng sáng chế. Philippin có 27 bằng sáng chế.
“Suy cho cùng mọi chuyện đều do con người gây ra, đó là kiểu quản lý yếu kém, nhập nhèm, gian dối, trí trá ngay từ đại học chứ chẳng phải tới khi làm nghiên cứu sinh mới xảy ra.
Ngăn chặn tiến sĩ giấy không khó, chỉ cần áp dụng đúng theo quốc tế là yêu cầu có hai bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín của thế giới thì mới được bảo vệ luận án”, TS Khải nêu quan điểm.
Kiểu đào tạo hiện nay ở Việt Nam rất khó tìm thấy người giỏi
Những năm gần đây đã có hàng nghìn người lao vào cuộc “chạy đua” để có được cái bằng tiến sĩ, thạc sĩ, nhưng không phải vì theo đuổi nghiên cứu khoa học.
Họ học lấy bằng vì hai mục đích: Thứ nhất, bằng cấp cao là một điều kiện đảm bảo cho vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước và cũng là một điều kiện cần để thăng tiến. Thứ hai, nhiều người học lấy bằng tiến sĩ vì háo danh.
TS Khải nói: “Có quá nhiều tiến sĩ dởm và thậm chí có những người tự nhận mình là nhà khoa học nhưng cũng dởm nốt, thí dụ ngay là vừa rồi câu chuyện cá chết hàng loạt mà có ông cứ phân tích lung tung về màu nước biển ở Quảng Bình. Cuối cùng, một ngư dân nói đó là màu cát tự nhiên, màu nước tự nhiên. Thế là im hết.
Qua chuyện này cũng thấy ngay sự trí trá của nhiều giáo sư, tiến sĩ rồi. Những ông tiến sĩ dởm như vậy mà vào hùa với nhau vì quyền lợi riêng thì sẽ là thảm họa cho đất nước, dân tộc này”.
TS.Nguyễn Văn Khải: “Tôi biết có nhiều Tiến sĩ dởm”
TS Khải cũng điểm ra hàng loạt những thí dụ mà ông cho là “bậy bạ” của những người được gắn danh tiến sĩ.
Đó là chuyện có người “phát minh” ra dịch “lợn mê-hi-cô” mà thực chất là dịch “bệnh tai xanh”. Vào tháng 9/2010, chính TS.Nguyễn Văn Khải đã đến tận huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), giúp bà con dập dịch “lợn tai xanh”.
Theo TS.Nguyễn Văn Khải, không phải đến bây giờ trong công tác đào tạo tiến sĩ mới xuất hiện những đề tài ngớ ngẩn như “nghiên cứu phát ngôn của chủ tịch xã” hay “nhu cầu điện ảnh của sinh viên”, mà từ mấy chục năm về trước đã có gian dối, trí trá trong học tập, đào tạo.
“Từ trước đây cũng đã có những đề tài ngớ ngẩn khi có người đặt ra đề tài: Mỗi ngày ăn 2 bữa tốt hơn hay 3 bữa tốt hơn? Có những kẻ cực kỳ ngu dốt và nó lòi ra khi ba hoa bốc phét. Tôi lấy thí dụ, kích thước của nguyên tử là 1×10 -12m tức là 10 -10cm (nhỏ nhất), ấy thế mà kẻ đó dám nói làm hẹp được còn 10 -12m.
Tôi nói là ba hoa, bởi vì nếu nhỏ hơn cả 10 -10cm thì không nhìn thấy, làm sao mà đo được”, ông Khải nêu thí dụ.
Tuy nhiên, điều mà TS.Nguyễn Văn Khải lo lắng nhất là cách dạy, cách học hiện nay ở Việt Nam rất khó tìm thấy người giỏi.
Ông Khải nói: “Có trường đại học bắt sinh viên viết luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Anh, thế nhưng lại trình bày bảo vệ luận văn bằng tiếng Việt Nam hoàn toàn.
Có những sinh viên trình bày về mô hình quản lý nhân lực, nhưng khi hỏi lương cơ bản là cái gì thì không trả lời được. Có những sinh viên trình bày về mô hình quản lý hàng hóa trong một cửa hàng, nhưng là đi cóp nhặt ở những chỗ khác nhau. Tôi thấy chán quá nên đi về luôn.
Vào tháng 6/2003, tôi dự một buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp của sinh viên Khoa môi trường thuộc một trường đại học tại Hà Nội. Anh ta trình bày về đề tài ruộng bậc thang miền núi.
Sau khi kết thúc, hội đồng chuẩn bị công bố điểm thì tôi ngồi ở phía sau hỏi một câu: Tại sao trình bày về ruộng bậc thang mà cả luận văn này không hề có một chữ bậc thang nào? Nghe thế, một ông trong hội đồng cũng hỏi lại câu của tôi.
Anh sinh viên kia trả lời: Vâng em đã đổi đề tài một tháng rồi. Thật hài hước!
Qua nhiều lần chứng kiến những sự việc như vậy, tôi cho rằng đa phần sinh viên học tại Việt Nam không hề có kỹ năng sống. Kiểu dạy như bây giờ cũng khó có thể tìm ra người giỏi. Cái giỏi mà mọi người nhìn thấy là giỏi trả lời câu hỏi của thầy, chứ không phải giỏi thật sự”.
Theo TS.Nguyễn Văn Khải, nhiều trường đại học đang làm hỏng thế hệ trẻ vì cách dạy lạc hậu, do những ông thầy lạc hậu. Câu chuyện chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân… là vấn đề lớn, nếu chỉ giao cho Bộ Giáo dục thì không thể giải quyết được, mà cần sự quyết tâm của nhà nước.
“Trong hội nghị về chiếu sáng vừa mới tổ chức, có cả khách quốc tế tham dự, tôi đã chỉ rõ một số loại đèn được làm ở một số trường đại học tại Hà Nội đã lạc hậu mà tôi kêu gọi bỏ đi từ 21 năm trước.
Không thể tin nổi là đến bây giờ có những trường vẫn còn mang cái loại bóng đèn bỏ đi ra dạy sinh viên thì làm sao khoa học công nghệ ở đất nước này ngóc đầu lên được”, TS Khải nói.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/TSNguyen-Van-Khai-Tien-si-dom-vao-hua-voi-nhau-la-tham-hoa-cho-dan-toc-post167885.gd
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016
Thuận theo tự nhiên là một loại phúc – Chuyện kẻ lang thang muốn đổi chỗ với Bồ Tát
Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy Bồ Tát ngồi trên Đài Sen nhận cúng bái của mọi người, anh ta vô cùng ngưỡng mộ.
Kẻ lang thang nói: “Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Người một lát không?”
Bồ Tát trả lời: “Chỉ cần anh không mở miệng.” Kẻ lang thang ngồi lên Đài Sen. Trước mắt của anh là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến phần lớn là cầu điều này điều kia. Anh vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng. Một ngày, một phú ông đến. Phú ông: “Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt.” Nói xong ông dập đầu, đứng dậy, ví tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói: “Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ.” Cầu xong ông dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên: “Bồ Tát quả thật hiển linh rồi.” Ông cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xin: “Cầu Bồ Tát ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng gió.” Đoạn dập đầu, đứng dậy, ông vừa muốn đi, lại bị phú ông túm chặt. Vì túi tiền, hai người đánh nhau túi bụi. Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền, mà ngư dân thì cảm thấy bị oan uổng không cách nào chịu đựng nổi. Kẻ lang thang không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to: “Dừng tay!” Rồi đem chân tướng nói ra cho họ. Tranh chấp nhờ đó mà đã yên. Lúc này Bồ Tát mới nói: “Ngươi cảm thấy làm vậy là đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang đi! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân; người giàu không có cơ hội tu đức hạnh; người ngư dân ra biển gặp sóng gió chôn thân dưới đáy biển. Nếu ngươi không mở miệng, mạng sống người nhà kẻ nghèo kia được cứu; người giàu tốn chút tiền nhưng giúp người khác mà tích được đức; ngư dân cũng vì dây dưa không cách nào lên thuyền, tránh được mưa gió, có thể còn sống sót.”
Kẻ lang thang im lặng ra khỏi chùa…
Rất nhiều sự tình, nó thế nào, chính là như thế đó. Để nó tiến triển theo tự nhiên, kết quả sẽ tốt hơn. Khi đối mặt với sự việc, ai có thể biết rõ kết quả gì sẽ xảy ra chứ?
Yên lặng theo dõi diễn biến, chính là một loại năng lực!
Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc!
Theo NTDTV
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh
ÔNG HỮU ƯỚC KIỆN TÔI, TÔI MONG MUỐN ĐIỀU ĐÓ ĐỂ CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN VÀO CUỘC
.
FB Tran Dinh Trien
Báo Petrotimes dẫn lời Trung tướng Nguyễn Hữu Ước nói ông sẽ kiện luật sư Trần Đình Triển vì vị luật sư đã “đưa những thông tin sai sự thật, vu khống ông lên mạng internet.”
Tướng Ước từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, nguyên Tổng biên tập Báo và Truyền hình của ngành công an.
Tin này xuất hiện một ngày sau khi luật sư Triển đăng tin trên Facebook tố cáo ông Ước“phù phép biến hơn 28.000 mét đất của cán bộ chiến sỹ công an nhân dân”
Sau khi Petrotimes đưa tin ông Ước nói sẽ khởi kiện, luật sư Triển ngay lập tức lên Facebook tuyên bố:
“Ông Hữu Ước kiện tôi, tôi mong muốn điều đó để các cơ quan có thầm quyền vào cuộc.
“Trước hết với vai trò của luật sư được quy định trong Luật Luật sư: “Góp phần bảo vệ công lý”; với bản thân tôi khi được thân chủ đồng ý và tài liệu thu thập được phải có cơ sở tôi mới đưa thông tin.
“Mục đích chính là nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho tổ chức và cá nhân. Mặt khác, pháp luật đã quy định: “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật” thì bất cứ cá nhân nào khi vi phạm pháp luật cũng đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc.”
Ông Triển cũng viết văn phòng luật sư Vì Dân đã gửi lãnh đạo Bộ Công an văn bản về vụ việc và đăng lại trên Facebook của ông.
Báo Petrotimes nói ông Triển “cho rằng Trung tướng Hữu Ước đã tự ý “sang tên” lô đất cho công ty khác, sau đó lại làm văn bản (không xin ý kiến lãnh đạo Bộ và Tổng cục XDLL Bộ Công an) xin trả lại lô đất cho UBND thành phố Hà Nội vì không có nhu cầu.”
Vì lý do này vị Trung tướng tuyên bố sẽ nhờ tới cơ quan pháp luật để xử lý “hành vi vu khống, làm tổn hại danh dự của cá nhân” ông.
Đọc thêm:
ÔNG HỮU ƯỚC KIỆN TÔI, TÔI MONG MUỐN ĐIỀU ĐÓ ĐỂ CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN VÀO CUỘC
FB Trần Đình Triển
Trước hết với vai trò của luật sư được quy định trong Luật Luật sư: “Góp phần bảo vệ công lý”; với bản thân tôi khi được thân chủ đồng ý và tài liệu thu thập được phải có cơ sở tôi mới đưa thông tin. Mục đích chính là nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho tổ chức và cá nhân. Mặt khác, pháp luật đã quy định: “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật” thì bất cứ cá nhân nào khi vi phạm pháp luật cũng đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc.
Văn phòng luật sư Vì Dân đã có văn bản gửi lãnh đạo Bộ Công an về vụ việc này, tôi xin đưa lên đây toàn văn công văn đó; còn những chứng cứ để chứng minh cho công văn này tôi xin phép được đưa lên ở bài sau:
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÌ DÂN
——————***—————-
Số: 19 /2016/VPLSVD
V/v: Xem xét dự án nhà ở của Báo Công an nhân dân, không làm oan cho Thượng tá Lê Kim Chi.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–***—————–
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Kính gửi:
– Thượng tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
– Thượng tướng Lê Quý Vương – Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an;
– Trung tướng Trần Bá Thiều – Tổng cục trưởng, Tổng Cục chính trị Bộ Công an;
– Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CA TP. Hà Nội.
Văn phòng luật sư Vì Dân, nhận tư vấn miễn phí cho thượng tá Lê Kim Chi – Phó trưởng Ban Báo Công an nhân dân, về việc khiếu nại Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội đang xem xét việc Thượng tá Lê Kim Chi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong việc ký hợp đồng góp vốn hỗ trợ, để thực hiện việc hoàn thành các thủ tục về dự án làm nhà cho cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân. Vụ việc này, chính Thượng tá Lê Kim Chi đã có đơn tố cáo gửi đến các Cơ quan có thẩm quyền về dấu hiệu tham nhũng, trái pháp luật trong việc xử lý giải quyết việc cấp và sử dụng đất đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Báo Công an nhân dân.
Qua nghiên cứu hồ sơ tài liệu, chúng tôi thấy rằng: việc vi phạm pháp luật và dấu hiệu tham nhũng trong dự án này là những người khác, còn Thượng tá Lê Kim Chi là người bị hại; có dấu hiệu cấu kết với nhau để xử lý trái pháp luật đối với Thượng tá Lê Kim Chi, nhằm che dấu tội lỗi, tham nhũng, vi phạm pháp luật của một nhóm người khác. Cụ thể và tài liệu chứng minh như sau:
Thứ nhất: Nguồn gốc và quá trình của vụ việc:
– Tháng 9/2002, Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân có văn bản báo cáo Tổng Cục xây dựng lực lượng Bộ Công an về việc xin phép UBND TP. Hà Nội cấp đất cho Báo Công an nhân dân làm trụ sở và xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ đang công tác tại Báo. Tổng Cục xây dựng lực lượng Bộ Công an đã có công văn số: 889/X11 (X21) ngày 23/9/2002 gửi UBND TP. Hà Nội và Sở địa chính nhà đất Hà Nội, đề nghị xem xét cấp cho Báo Công an nhân dân lô đất để giải quyết nhu cầu chính đáng nói trên (có văn bản kèm theo).
– Trên cơ sở ý kiến chấp thuận nói trên của Tổng Cục xây dựng lực lượng, thì Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân có cuộc họp ngày 26/11/2002, thống nhất biện pháp triển khai và giao cho ông Lê Kim Chi tự bỏ tất cả mọi chi phí và tổ chức thực hiện. Khi hoàn tất việc xin đất thì ông Lê Kim Chi được hưởng: 02 lô đất trong dự án để bù chi phí và một lô đất theo tiêu chuẩn cá nhân được hưởng (có văn bản kèm theo).
– Thượng tá Lê Kim Chi đã triển khai thực hiện, bỏ mọi chi phí, đã lo được 5.409m2 đất tại chợ tạm Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm – Hà Nội, và đã được UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số: 7886/QĐUB ngày 24/10/2008 cấp cho Báo Công an nhân dân về diện tích và khu đất tại vị trí này. Nhưng sau đó Bộ Công an sáp nhập Báo An ninh thế giới vào Báo Công an nhân dân, do ông Nguyễn Hữu Ước làm Tổng biên tập, thì ông Ước cho rằng: số lượng nhân viên tăng lên và với diện tích như vậy thì không đủ cấp cho cán bộ chiến sỹ và chỉ đạo: xem xét xin UBND TP. Hà Nội khu đất có diện tích lớn hơn. Đáng lưu ý khu đất này lại được một doanh nghiệp khác mang danh Báo Công an nhân dân để đầu tư xây dựng; nhưng thực chất không có một quyền lợi gì của tập thể cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân (có Quyết định của UBND TP. Hà Nội kèm theo).
– Thực hiện ý kiến chỉ đạo đó của Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân thì Thượng tá Lê Kim Chi lại phải bỏ công sức và tiền bạc để liên hệ, tìm khu đất khác. Trong lúc đang liên hệ khu đất 9.848m2 tại xã Xuân Đỉnh – Từ Liêm, đã được UBND huyện Từ Liêm chấp thuận. Sau đó, Tổng Cục II Bộ Quốc phòng có văn bản xin UBND TP. Hà Nội xin làm nhà cho cán bộ chiến sỹ vì là khu liền kề của Tổng Cục II. Do đó, UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Tổng Cục II và đề nghị Báo Công an nhân dân xin ở khu vực khác; như vậy, mọi công sức và chí phí của Thượng tá Lê Kim Chi trọng vụ việc này bị mất đi và không có kết quả.
– Sau đó, ông Lê Kim Chi tiếp tục bỏ chi phí và triển khai và đã được các Ban ngành của Thành phố chấp thuận giao cho Báo Công an nhân dân 23.038m2 đất tại khu vực Bắc Cổ Nhuế – Từ Liêm, để xây dựng nhà ở cho cán bộ công an nhân dân. Khi được chấp thuận của chính quyền Thành phố thì phát sinh những vi phạm pháp luật, tham nhũng, được xuất phát từ đây:
+/ Báo Công an nhân dân ký biên bản với Công ty cổ phần Gia Lộc Phát, cho phép Công ty này thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ. Sau đó, Công ty Gia Lộc Phát thảo hợp đồng nguyên tắc ngày 18/10/2010 để hợp tác đầu tư nhưng Báo Công an nhân dân không ký. Đáng lưu ý trong văn bản mà Công ty Gia Lộc Phát đã ký này đã nói rõ: dành 60 căn và 05 tỷ đồng cho Báo công an nhân dân.
+/ Báo Công an nhân dân với tư cách là người được cấp đất, Công ty cổ phần Gia Lộc Phát chỉ là người xây dựng; nhưng ngày 24/12/2010 Công ty Gia Lộc Phát đã ký hợp đồng bán cho Công ty TNHH một thành viên cơ khí xây dựng Megastar bán một phần hai dự án lấy 55 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty Megastar lại bán đi bán lại cho nhiều thứ cấp khác thu hơn 200 tỷ đồng (có tài liệu kèm theo). Sau đó Công ty Gia Lộc Phát bán tiếp tòa nhà B để lấy 33 tỷ đồng. Mọi giao dịch này đều được Công ty Gia Lộc Phát và Công ty Megastar đăng công khai trên báo, lấy tư cách là Báo Công an nhân; thậm chí cho phép quy hoạch kiến trúc xây dựng cao nhất là 19 tấng thì 2 Công ty kia rao bán đến 30 tầng và cả biệt thự.
+/ Trước tình cảnh đó, những người mua nhà của Công ty Megastar và Công ty Bất động sản Bưu điện (vốn tư nhân) nộp tiền nhưng không có nhà, nên đã khiếu nại tố cáo đến các Cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, Thượng tá Lê Kim Chi đã 09 lần có văn bản gửi Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân đề nghị thanh toán những chi phí mà hơn 8 năm qua vay mượn, bán nhà, tài sản để lo cho việc cấp đất xây dựng nhà ở của cán bộ chiến sỹ Báo. Đáng lưu ý, vụ việc được im lặng, không giải quyết từ năm 2010 đến nay.
+/ Điều khó hiểu và có dấu hiệu cấu kết tham nhũng là: Ngày 04/4/2011, Báo Công an nhân dân có công văn số 83/CV/X21 gửi UBND TP. Hà Nội trả lời Báo không phối hợp với Công ty Gia Lộc Phát thực hiện dự án nữa. Điều lạ lùng là 11 ngày sau (tức ngày 16/4/2011) Báo Công an nhân dân lại có công văn số 100/CV/X21 gửi UBND TP. Hà Nội khước từ và từ bỏ việc xin lô đất trên và đề nghị UBND TP. Hà Nội giải quyết cho đơn vị khác có nhu cầu cấp bách về nhà ở (hai văn bản này có dấu hiệu vô nguyên tắc vì khi xin thì có ý kiến của Tổnng cục nhưng khi trả thì không báo cáo và không có ý kiến của Tổng Cục xây dựng lực lượng). Chính vì vậy UBND TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Gia Lộc Phát trên khu đất này, bác bỏ mọi quyền lợi của cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân và mọi chi phí mà Thượng tá Lê Kim Chi đã đầu tư (xin gửi tài liệu kèm theo).
+/ Trên cơ sở khiếu nại tố cáo của Thượng tá Lê Kim Chi thì ngày 05/8/2012, ông Trung tướng Nguyễn Hữu Ước – Tổng biên tập Báo Công an nhân dân có công văn (không số) ngày 05/3/2012 gửi Công ty cổ phần Gia Lộc Phát; tại văn bản này đã khẳng định: ông Lê Kim Chi đã tự bỏ chi phí và đã hoàn thành thủ tục xin cấp đất cho Báo Công an nhân dân và yêu cầu Công ty Gia Lộc Phát thanh toán mọi chi phí cho ông Lê Kim Chi.
+/ Trên cơ sở các văn bản nêu trên, Báo Công an nhân dân đã nhiều lần mời Công ty Gia Lộc Phát đến dự họp để giải quyết quyền lợi hợp pháp cho Báo và chi trả các chi phí mà Thượng tá Lê Kim Chi đã chi; nhưng Công ty Gia Lộc Phát nhiều lần né tránh đến họp và khước từ quyền lợi của Báo cũng như chi trả các khoản tiền mà Thượng tá Lê Kim Chi đã chi cho dự án.
Thứ hai: Những dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, vì lợi ích nhóm, … câu kết để chống lại Thượng tá Lê Kim Chi:
– 5.409 m2 đất tại Xuân Đỉnh đã được Thành phố có quyết định giao đất; nhưng lãnh đạo Báo Công an nhân dân không làm văn bản trả lại cho UBND TP. Hà Nội mà lại cho phép một Công ty khác mang danh Báo Công an nhân dân để đầu tư, mà lợi ích của cán bộ chiến sỹ Báo không được gì; đồng thời, mọi chi phí của Thượng tá Lê Kim Chi bỏ ra không được trả lại. Như vậy lợi ích của dự án này đi vào túi ai?
– Khi xin lô đất 9.800m2 đã được UBND huyện Tự Liêm chấp thuận, nhưng Tổng Cục II Bộ Quốc phòng xin lại thì mọi chi phí của Thượng tá Lê Kim Chi cũng chưa được giải quyết.
– Đến dự án 23.038m2 đã được các ban ngành của UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Báo Công an nhân dân. Nhưng Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân lại làm văn bản trả (không báo cáo Tổng Cục xây dựng lực lượng), nhằm hợp thức hóa cho Công ty Gia Lộc Phát bán đi bán lại, thu hơn 200 tỷ đồng chia chác cho nhau, mà cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân không được gì; còn Thượng tá Lê Kim Chi không được chi trả đủ các chi phí trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án trên 10 tỷ đồng (trong đó có tiền vay mượn, tiền hợp tác, góp vốn, tiền gia đình, tiền bán nhà để lo liệu cho dự án); đến nay Thượng tá Lê Kim Chi không còn nhà để ở.
– Dấu hiệu mất bình thường của những cá nhân trong dự án này là: Ông Nguyễn Hữu Ước căn cứ vào đâu để làm văn bản trả lại đất đã xét chấp thuận cho Báo Công an nhân dân liên quan đến quyền lợi của hơn 200 cán bộ chiến sỹ, không có ý kiến của Đảng ủy – Ban biên tập và Tổng Cục xây dựng lực lượng?
– Ông Nguyễn Văn Bình thời điểm đó đang là Điều tra viên công tác tại Đội 10 Phòng PC 46 Công an Hà Nội, ai cho phép lấy tư cách Phó tổng Công ty Gia Lộc Phát đứng ra giải quyết những tồn đọng vướng mắc với Báo Công an nhân dân? Dấu hỏi đặt ra là: nhằm lấp liếm vụ việc này, hiện nay ông Bình đang nghỉ chờ hưu, có hay không việc đưa vụ việc này, tìm những kẽ hở của Thượng tá Lê Kim Chi trong dự án này để xử lý nhằm bưng bít cho hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật?
– Bà Lê Thị Kim Yến trong thời gian đó đang là công chức giữ chức vụ Giám đốc Xí nghiệp số 2 Công ty 10 thuộc Công ty phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội là vợ của ông Nguyễn Dũng Đạt – chủ của Công ty Gia Lộc Phát lại đồng mang danh Phó tổng giám đốc Công ty Gia Lộc Phát để ký một số văn bản trong dự án này.
– Thượng tá Lê Kim Chi trong thời gian đang công tác tại Báo Công an nhân dân; đồng thời, trong thời gian biệt phái sang Ban Nội chính Trung ương, đã làm đơn tố cáo về dấu hiệu vi phạm pháp luật, lợi ích nhóm, tham nhũng của dự án này và khiếu nại đề nghị thanh toán những chi phí mà hơn 8 năm đã dùng tiền vay, tiền hợp tác, bán nhà để lo cho dự án trên 10 tỷ đồng. Phải chăng, vì sự khiếu nại tố cáo này mà nhóm lợi ích trên đang tìm mọi kẽ hở để đẩy Thượng tá Lê Kim Chi ra trước pháp luật, nhằm che chắn những vi phạm pháp luật nói trên (thông qua Phòng PC 46 Công an TP. Hà Nội).
Thứ ba: Những căn cứ mà PC 46 Công an TP. Hà Nội cho rằng Thượng tá Lê Kim Chi vi phạm pháp luật:
– Trong quá trình thực hiện dự án, Thượng tá Lê Kim Chi có vay tiền của ông Đậu Văn Chinh (cán bộ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội) khoảng 900 triệu đồng, để chi trả chi phí thực hiện dự án (ông Chinh biết rõ dự án này). Đến khi dự án đã được các Cơ quan của TP. Hà Nội chấp thuận thì ông Chinh chuyển số tiền vay này sang tiền hợp tác, hỗ trợ làm dự án; nhưng ông Chinh không ký hợp đồng, mà để người em ruột là ông Đậu Mạnh Hùng và người bạn của gia đình là Mai Văn Quyết ký hợp đồng để hợp tác, hỗ trợ dự án bằng cách đầu tư góp vốn và được hưởng tiêu chuẩn hai lô đất như biên bản của Đảng ủy – Ban Biên tập đã dành cho ông Chi. Do dự án bị ông Nguyễn Hữu Ước trả lại cho UBND TP. Hà Nội, nên Thượng tá Lê Kim Chi đương nhiên không còn được hưởng hai lô đất như Đảng ủy – Ban Biên tập đã cam kết. Không hiểu vì lý do gì hai cá nhân nói trên có đơn tố cáo đến PC 46 Công an Hà Nội và PC 46 Công an Hà Nội cho rằng: Thượng tá Lê Kim Chi bán “lúa non” là vi phạm pháp luật; đồng thời trong hợp đồng có dùng chữ: “Ông Lê Kim Chi, Báo Công an nhân dân” là đại diện cho Báo để bán là mạo danh.
– Trong danh sách cán bộ được cấp đất, cấp căn hộ của Báo Công an nhân dân gửi đến UBND TP. Hà Nội có tên ông Nguyễn Như Phong (nguyên Phó tổng biên tập Báo Công an nhân dân) được hưởng tiêu chuẩn một xuất, dự kiến khoảng 120m2 đất. Khi thấy các văn bản đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận; đồng thời ông Nguyễn Như Phong ở thời điểm đó đang xây nhà thiếu tiền nên đã ký hợp đồng bán tiêu chuẩn đất này cho bà Lý Thị Thanh Bình, nhưng qua người môi giới là ông Nguyễn Đức Thọ bán cho bà Văn Thị Thái rồi bà Văn Thị Thái bán cho bà Lý Thị Thanh Bình với diện tích tiêu chuẩn 120m2 với giá 01 tỷ 400 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Đậu Văn Chinh (cán bộ Sở địa chính nhà đất đã nêu trên) là bạn thân của bà Lý Thị Thanh Bình lại bán đất tiêu chuẩn trên của anh Nguyễn Như Phong từ 120m2 lên 160m2 và với giá 12 triệu/m2 để bán cho bà Lý Thị Thanh Bình. Cũng như hai trường hợp nêu trên, do Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân đã trả khu đất này cho Ủy ban nên hợp đồng của ông Nguyễn Như Phong với bà Lý Thị Thanh Bình không thực hiện được; vì vậy bà Lý Thị Thanh Bình có đơn khiếu nại tố cáo đến PC 16 Công an TP. Hà Nội. PC 46 Công an Hà Nội cho rằng: Thượng tá Lê Kim Chi có quan hệ giao dịch, thu tiền trong việc thực hiện hợp đồng này giữa ông Nguyễn Như Phong với bà Lý Thị Thanh Bình là trái pháp luật.
– Vì vậy, chỉ với hai căn cứ nêu trên để PC 46 Công an TP. Hà Nội trình Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội báo cáo Viện Kiểm sát, Tổng Cục chính trị và lãnh đạo Bộ Công an đề nghị tước danh hiệu Công an nhân dân và khởi tố đối với Thượng tá Lê Kim Chi. Đây là vụ việc có dấu hiệu xử lý Thượng tá Lê Kim Chi nhằm che lấp việc tham nhũng, lợi ích nhóm, trái pháp luật của một nhóm người đã nêu trên. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho Công ty Gia Lộc Phát chối bỏ trách nhiệm với hơn 200 cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân và trách nhiệm của Đảng ủy – Ban Biên tập Báo Công an nhân dân với những chi phí mà Thượng tá Lê Kim Chi đã bỏ ra hơn 8 năm qua theo chỉ đạo của Báo.
Bằng văn bản này, Văn phòng luật sư Vì Dân trân trọng báo cáo và kính mong lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Công an TP. Hà Nội cho thanh tra, kiểm tra lại toàn bộ dự án này; không để tình trạng một nhóm người vi phạm pháp luật, tham nhũng, lợi dụng quyền uy và tiền bạc để hãm hại Thượng tá Lê Kim Chi (đã hơn 30 năm công tác tại lực lượng Công an nhân dân, 05 năm trong quân đội, 30 năm tuổi Đảng, là con ruột của liệt sỹ Lê Kim Quy – nguyên trưởng Công an TP. Việt Trỉ, đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đang trực tiếp nuôi dưỡng mẹ là bà Vương Thị Mỵ – tham gia cách mạng từ năm 1945, huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và vợ hiện đang bị bệnh ung thư). Hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, hiện đã bán hết nhà cửa đang đi ở nhờ và vay mượn, chi phí cho dự án mà 14 năm nay không được bù đắp chi trả, lại đứng bên bờ vực thẳm mà PC 46 Công an Hà Nội đe dọa khởi tố; Đảng ủy và lãnh đạo Báo Công an nhân dân cố tình kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo, không giao nhiệm vụ và phân công công tác trong 08 tháng qua từ Ban Nội chính Trung ương trở về Báo.
Xin cảm ơn và gửi lời chào trân trọng./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Bí thư Thành ủy Hà Nội;
– Thường trực Đảng ủy Công an TW;
– Chủ tịch UBND TP. Hà Nội;
– Đảng ủy Báo CAND;
– Ban Biên tập Báo CAND;
– Đại tá Nguyễn Duy Ngọc (Phó giám đốc
CA HN);
– Viện trưởng Viện KSND TP. Hà Nội;
– Thượng tá Lê Kim Chi;
– Lưu VP.
Trưởng văn phòng
Tiến sỹ, luật sư: Trần Đình Triển
Linh sam bông trắng - giá 250k
Linh sam bông trắng - giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)