Tục xăm mình của vua chúa nhà Trần
Đào Tiến Thi
Phần 1: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
Ta thường nói Đại Việt thời Trần ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, đó là cách nói tắt; còn nói chính xác, lần thứ nhất (1258) là đánh thắng đế quốc Mông Cổ và hai lần sau (1285, 1288), đánh thắng đế quốc Nguyên. Triều Nguyên là một “mảnh vỡ” của đế quốc Mông Cổ, thiết lập ở Trung Quốc sau khi Hốt Tất Liệt (Khubilai) đánh thắng triều Tống. Triều Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271 đến 1368, bị Trung Quốc hoá, hoàn toàn trở thành một triều đại của phong kiến Trung Quốc, được tính vào lịch sử Trung Quốc chứ không phải vào lịch sử Mông Cổ. Triều Nguyên áp sát ta gần 100 năm. Việc “thoát Trung” thời Trần chủ yếu là “thoát Nguyên”.
Ngoại giao “thoát Nguyên” thời Trần là một kinh nghiệm cực hay cho vấn đề “thoát Trung” hôm nay. Đặc biệt, khi cái giàn khoan 981 đang ngang nhiên cắm neo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra tranh cãi về giải pháp cho nào Việt Nam, khi Việt Nam đang ở thế yếu hơn về quân sự và kinh tế.
Có thể nói luôn trước khi đưa sử liệu và phân tích, rằng ông cha ta thời Trần không bao giờ tự trói mình với nhà Nguyên và còn luôn tìm cách tránh không để nhà Nguyên lừa mỵ trói nhà nước Đại Việt vào họ.
Và cũng vì thế mà có thể nói luôn, giữa lúc này, nếu chỉ nghĩ sao đuổi được cái giàn khoan, mà không nghĩ đến căn nguyên sâu xa của nó, thì dẫu đuổi được cái giàn khoan này lại có cái giàn khoan khác xuất hiện và nhiều vấn đề rắc rối về kinh tế, chính trị, xã hội khác nữa cho Việt Nam. Chiến lược “tàm thực” (tằm ăn dâu) của Trung Quốc sẽ từng bước được thực thi. Sinh mạng dân tộc Việt Nam đã mỏng manh lại ngày càng thêm mỏng manh.
Cho nên cách đặt vấn đề của Quỹ Phan Châu Trinh trong hội thảo ngày 5-6-2014 “Làm thế nào để thoát Trung?” là rất trúng và đúng. Chỉ có thoát Trung thì đất nước mới phát triển, và đất nước có phát triển thì mới có độc lập thực sự. Và cũng chỉ có thoát Trung –thoát khỏi thân phận con tin – thì cũng mới có tình hữu nghị Việt – Trung đích thực.
Trước khi bàn vào vấn đề, xin lưu ý một điểm: nhiều bạn trẻ hiện nay cứ tưởng Việt Nam đã bị trói vào Trung Quốc từ thời hai nước theo chế độ cộng sản. Sự thực cái dây trói hiện nay là trói lần thứ hai. Chứ trước hội nghị Thành Đô (ngày 3 và 4-9-1990) về “bình thường hoá quan hệ” giữa hai nước, trong một khoảng thời gian dài 12 năm (1978 – 1990), tức là từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra vụ “Nạn kiều” vu cáo Việt Nam “khủng bố, bài xích, xua đuổi người Hoa” tháng 4-1978 cho đến trận Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam tháng 3-1988, chúng ta chẳng còn phải dính líu, nợ nần gì với Trung Quốc cả. Trong suốt thời gian nói trên, hai nước đã là kẻ thù không đội trời chung của nhau.
1. Chính sách song hành giữa cứng rắn và mềm dẻo của nhà Trần
Vào lúc nhà Trần thiết lập thì trên thảo nguyên Trung Á mênh mông cũng xuất hiện một đế quốc hùng mạnh và hung hãn vào bậc nhất lịch sử nhân loại: đế quốc Mông Cổ. Ngay từ đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã tấn công các nước Kim, Tây Hạ (bắc và tây Bắc Trung Quốc ngàynay) và hàng loạt quốc gia ở Trung Á. Năm 1252, quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt nước Đại Lý (vùng Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc ngày nay, trong đó Vân Nam liền biên giới với Đại Việt. Cuối năm 1257, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriangkhadai), viên tướng đã từng chinh chiến ở các nước Liêu, Ba Tư, Ba Lan, Hungary, được coi là bách chiến bách thắng, đưa thư dụ hàng Đại Việt.
Trước thế hung hãn của giặc, nhà Trần chẳng những không đầu hàng mà còn bắt giam sứ giả để tỏ rõ quyết tâm chống giặc.Khi quân Mông Cổ tràn vào Thăng Long thì thấy ba tên sứ giả vẫn đang bị trói giam trong ngục và một tên đã chết.
Trong khoảng từ 1258 – 1285, trước khi bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai, là thời kỳ đấu tranh ngoại giao. Giai đoạn đầu, quân Mông Cổ rút hết về nước để tham gia cuộc nội chiếnnên giả vờ giao hảo với nước ta. Thư của Hốt Tất Liệt năm 1261 viết: “Phàm mũ áo, điển lễ phong tục cứ theo chế độ cũ của nước mình, không phải thay đổi”. Hoặc: “Ta đã cấm các biên tướng Vân Nam không được xâm phạm bờ cõi, quấy nhiễu nhân dân”. (Nghe cứ na ná như là “mười sáu chữ vàng”!)
Vua tôi nhà Trần không hề tin vào những lời lẽ trên, cũng không tự cao vì mới chiến thắng, nên đã gấp rút tuyển quân, chế tạo vũ khí, sắm chiến thuyền và luyện quân để đề phòng quân giặc quay trở lại. Trong khoảng gần 30 năm hoà hoãn, không lúc nào buông lơi cảnh giác.
Từ 1267, quan hệ với Mông Cổ căng thẳng dần, đặc biệt từ 1271, khi triều Nguyên được thành lập ở Trung Quốc. Nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách mà nếu thực hiện đầy đủ thìđồng nghĩa với việc nộp dần nền độc lập cho chúng. Nhưng để tránh đụng đầu sớm với kẻ thù, vua Trần một mặt nhân nhượng những gì có thể, mặt khác kiên quyết từ chối những đòi hỏi quá đáng của vua Nguyên.Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục(từ đây gọi tắt là Cương mục) ghi lại khá nhiều sự việc ứng phó khôn ngoan của vua quan nhà Trần. Ví dụ vua Trần nhận sắc phong “An Nam quốc vương” của vua Nguyên, chứ không chịu lạy chiếu thưcủa vua Nguyên Hốt Tất Liệt. Thư phúc đáp của vua Trần viết: “Sứ thần không nên làm lễ ngang hàng với một nước. Vả lại, trước đây thiên triều đã có việc dụ cho mọi việc trong nước tôi cứ theo tục cũ của bản quốc. Thế thì việc nhận chiếu chỉ của thiên triều đem kính để tại chính điện, còn vua thì lui xuống nhà riêng, đấy là điển cũ của nước tôi đấy”.
Tháng 4-1272, nhà Nguyên sai sứ sang hỏi mốc giới cột đồng trụ ngày trước. Vua Trần cũng giả vờ sai Lê Kính Phu đi xem xét xét lại. Kính Phu tâu: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Từ đó về sau vua Nguyên cũng không hỏi đến nữa.
Vua Trần cũng luôn lấy cớ “có bệnh” để không bao giờ sang chầuvua Nguyên. Chịu cống nạp phẩm vật (bạc vàng, ngọc lụa) chứ không cống nạp nho sỹ, thầy thuốc và thợ thủ công. Chịu phận làm “tôi” nhưng không cung cấp gạo cho quân Nguyên khi quân Nguyên đi đánh Champa. Nhà Trần không cấm các thương gia người Hồi Hột (Uyghur hay Duy Ngô Nhĩ) vào buôn bán nhưng cấm dân ta không được giao dịch với bọn này để cô lập chúng, khiến chúng không có đất để hoạt động gián điệp trên đất nước ta.Và khi cần thì nhà Trần tìm cáchkhống chế,không cho chúng về nước để cung cấp tin tức. Nhà Trần còn tìm cách mua chuộc các đạt lỗ hoa xích (chứ quan giám sát của nhà Nguyên đặt ở nước ta) và các quan lại Mông Cổ cai trị vùng Vân Nam, không để chúng can thiệp vào các chính sách của Đại Việt.
2. Thiết lập liên minh Việt – Chăm chống xâm lược
Champa (Chăm hay Chiêm Thành) là một nước phía nam Đại Việt,biên giới cho đến hồi cuối thế kỷ XIII là khoảng phía bắc tỉnh Quảng Trị này nay.
Thời chống Tống dưới triều Lý, trước thủ đoạn lôi kéo Champa tấn công ta từ phía Nam, Lý Thánh Tông liền thân chinh (cùng đại tướng Lý Thường Kiệt) đánh Champa, phá tan lực lượng quân sự của Champa, bắt sống vua Chăm. Sau đó vua Chăm phải dâng đất Bố Chính, Ma linh, Địa Lý (nam Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay) để được trả về. Từ nửa sau thế kỷ XII, nhà Lý đi vào con đường suy bại, vua Chăm thường cho quân ra cướp bóc miền biên giới và ven biển phía Nam cùng yêu sách đòi lại đất cũ.
Vào đầu đời Trần, vua Chăm Jaya Paramesvaravarman (ở ngôi 1220 – 1250) vẫn giữ thái độ kỳ thị Đại Việt, thân thiện Chân Lạp. Năm 1252, vua Trần Thái Tông đem quân đánh Champa, hạ kinh đô, bắt tù binh rồi rút quân về. Em Jaya Paramesvaravarman lên kế ngôi, miễn cưỡng cống nạp Đại Việt. Năm 1265, Indravarman IV lên ngôi. Ông bỏ Chân Lạp đang suy thoái, quay sang thân thiện với Đại Việt đang trên đà hưng thịnh.
Đầu năm 1280, sau khi chiếm xong đất Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp tục bành trước về phương Nam. Nhưng vì đã từng thua Đại Việt hồi 1258 nên lần này Hốt Tất Liệt tính đánh Champa trước nhằm tạo bàn đạp tấn công Đại Việt và các nước Đông Nam Á. Nhà Nguyên bắt vua Trần cho mượn đường tiến đánh Chăm, nhưng vua Trần cự tuyệt. Vua Nguyên lại đòi vua Chăm sang chầu nhưng vua Chăm cũng không đi.
Tháng 12-1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công thành Quy Nhơn. Quân Chăm nhờ có sự chuẩn bị kĩ, đặc biệt có thành gỗ và máy bắn đá, đã đánh trả quyết liệt. Nhưng trước hoả lực mạnh của quân Nguyên, giữa tháng 2-1283, thành vỡ. Tuy nhiên, vua Chăm rút quân lên miền rừng núi, tiếp tục kháng chiến.
Quân Nguyên tấn công thành Đồ Bàn (Bình Định) là kinh đô của Champa lúc bấy giờ. Quân Chăm bỏ thành, rút lên vùng rừng núi, đồng thời cầu cứu Đại Việt.Nhà Trần cho 2 vạn quân và 500 chiến thuyền vào giúp Champa.
Giữa năm 1283, vua Nguyên sai A Lý Hải Nha (Arickhaya) chỉ huy 3 vạn quân tăng viện cho Toa Đô đồng thời lại bắt vua Trần cung cấp lương thực và cho mượn đường qua Đại Việt nhưng nhà Trần vẫn từ chối. Quân Nguyên buộc phải đi đường biển để vào Champa do đó rất chậm. Chờ mãi viện binh chưa đến, lại bị quân Chăm tấn công, Toa Đô buộc phải lui quân ra phía bắc Champa, giáp biên giới Đại Việt để chờ quân tiếp viện. Tại đây, quân Toa Đô tiếp tục bị quân Champa bao vây, cô lập.
Đầu năm 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Toa Đô rút một bộ phận đánh ra Thanh Hoá nhằm hội với quân Thoát Hoan. Bộ phận còn lại tiếp tục đóng ở đây nhưng đến khi quân Nguyên thua ở Đại Việt thì cũng phải rút nốt.
Như vậy cuộc kháng chiến của Champa (có sự trợ sức của Đại Việt) đã góp phần trì hoãn cuộc tiến công của quân Nguyên vào Đại Việt và đến lượt mình, cuộc kháng chiến của Đại Việt lại góp phần giải phóng hoàn toàn Champa.
Trong cuộc kháng chiến lần hai và ba, ngoài liên minh với Champa cũng cần kể thêm ở đây, còn có 1200 quân phủ Tư Minh (Quảng tây) không chịu khuất phục quân Nguyên, sang quy phục nước ta và được nhà Trần chấp nhận (1283).
Mối liên minh Việt – Chăm trong chống xâm lược Nguyên còn tạo tiền đề cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước về sau. Năm 1301, nhân có sứ bộ Champa từ Đại Việt về nước, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã sang chơi Champa – một cuộc viếng thăm thân mật, không chính thức – kéo dài tám tháng liền (tháng 3-1301 – tháng 11-1301). Chính trong cuộc viếng thăm này, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Và năm 1306, lễ cưới được tổ chức. Sính lễ gồm rất nhiều vàng bạc và đất đaihai châu Ô, Lý (nam Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ngày nay). Ngay năm sau nhà Trần cho sáp nhập hai châu này vào Đại Việt với tên gọi Thuận và Hoá (Thuận Châu, Hoá Châu).
Phần 2: CHÍNH SÁCH NỘI TRỊ
Giống như bất cứ sự tranh đoạt quyền lực nào trong chế độ phong kiến, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý cũng bằng nhiều thủ đoạn và không thiếu những thủ đoạn xảo quyệt. Tuy nhiên, khi đã có thiên hạ trong tay, nhà Trần, ngay từ buổi đầu, đã biết xây dựng một thiết chế chính trị – xã hội hợp lý, không chỉ để củng cố vương quyền mà còn chuẩn bị đối phó với nguy cơ từ phương Bắc. Bởi vì lúc này đế quốc Mông Cổ đang tung vó ngựa trên thảo nguyên Trung Á, lần lượt tiêu diệt các nước Tây Hạ (miền bắc Trung Quốc, gồm cả Bắc Kinh, 1227), Kim (miền trung Trung Quốc, 1234) và sau đó tấn công Nam Tống (1236), Đại Lý (vùng Vân Nam, Tứ Xuyên, 1252) là những nước láng giềng của Đại Việt.
Có thế thấy ba trụ cột làm cho đất nước Đại Việt đời Trần vững mạnh, đó là:
– Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền.
– Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ.
– Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung.
Xin lưu ý, chúng tôi dùng chữ “tính” đi kèm các chữ pháp quyền, dân chủ, khoan dung để phân biệt với thiết chế đích thực của nó trong xã hội hiện đại. Thiết chế nhà nước Đại Việt trong thời gian thịnh đạt của nhà Trần chưa phải là thiết chế dân chủ, pháp quyền,… nhưng nó có tính chất ấy; không những có mà còn giàu tính chất ấy.
1. Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền
Như bất kỳ một triều đại phong kiến nào, nhà nước đời Trần trước hết là nhà nước của một dòng họ. Nhưng các vua và các bề tôi trụ cột của nhà Trần không lạm dụng quyền lực của dòng họ cầm quyền; trái lại, tìm cách kiểm soát, khống chế và cân bằng quyền lực ấy. Ví dụ:
a) Không tập trung quá nhiều quyền lực cho một người hay một bộ phận. Vua thì có hai vua (vua con đương nhiệm và vua cha làm thái thượng hoàng). Thông thường, quyết định việc lớn trên cơ sở hai vua “đồng thuận”, vua này không lấn quyền vua kia. Triều đình bao gồm bên trên là trung khu (phụ trách các cơ quan chức năng) và bên dưới là các cơ quan chức năng. Trung khu gồm tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam tư (tư đồ, tư mã, tư không). Các cơ quan chức năng gồm các bộ (bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công). Trần Quốc Tuấn là quốc công tiết chế, đứng đầu quân đội nhưng mặt khác vẫn dưới Trần Quang Khải, là thái sư.
b) Rất chú trọng cơ quan thanh tra, giám sát. Từ trung ương đến các phủ lộ đều có cơ quan xét xử riêng; chỉ ở châu, huyện thì tri châu, tri huyện mới kiêm hành chính và tư pháp. Trần Thủ Độ thường đi về các địa phương xét duyệt hộ khẩu, chọn người làm các chức dịch trong làng xã.
c) Nhà nước tạo điều kiện cho “dân oan” được kêu oan. Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên có ghi lại: “Trong nước có một cái lầu, trong đặt quả chuông lớn, dân chúng ai có kêu ca, tố cáo việc gì thì đến đánh vào chuông”.
d) Các quan lại, dù là ruột thịt trong gia đình hay dòng tộc, nếu mắc tội, nhất là tội phản quốc, đều bị trừng trị rất nặng. Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên bị Nguyễn Địa Lô bắn chết. Trần Ích Tắc vì chạy theo giặc Nguyên mà bị loại ra khỏi tông thất, bắt đổi tên thành Ả Trần (ngụ ý coi như đàn bà).
e) Bản thân vua và quý tộc cấp cao gương mẫu thực thi luật pháp và gia pháp. Ví dụ Thượng hoàng Trần Nhân Tông từng phạt vua Trần Anh Tông về tội say rượu. Chuyện kể rằng Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường lên kinh sư, thấy vua Trần Anh Tông say rượu không ra tiếp được, liền quay về. Anh Tông sợ hãi, phải tức tốc về phủ Thiên Trường dâng biểu tạ tội. Thượng hoàng Nhân Tông nói: “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này”.
Trần Thủ Độ, vị tể tướng có vai trò tạo lập và làm rường cột triều Trần trong buổi đầu, quyền hơn cả vua, những lại là một người khẳng khái, liêm chính, thượng tôn phép nước. Dưới đây là một vài câu chuyện ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Chuyện thứ nhất:
Có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, liền gặp Thái Tông tâu rằng: “Bệ hạ còn trẻ mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: “Đúng như những lời hắn nói”. Rồi lấy tiền, lụa thưởng cho người ấy.
Chuyện thứ hai:
Khi bà Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, xin ông cho một người chức câu đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương nên không thể so với người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.
Chuyện thứ ba:
Một lần Linh Từ Quốc Mẫu ngang nhiên ngồi kiệu đi qua cung cấm liền bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: “Mụ này là vợ ông mà bị lũ quân hiệu khinh nhờn như vậy!”. Trần Thủ Độ gọi người lính chạy cờ về hỏi. Sau khi nghe người này trình bày, ông cười nói: “Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa”, rồi ban thưởng cho người này.
Chuyện thứ tư:
Khi vua Trần Thái Tông muốn đưa anh trai của Trần Thủ Độ lên làm tướng, Thủ Độ nói: “An Quốc là anh tôi, nếu là người hiền thì tôi xin nghỉ việc; còn nếu cho tôi là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Hai anh em cùng làm tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao?”.
2. Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ
a) Quan hệ hoà thuận trong nội bộ vương triều
Vua Trần Thánh Tông từng nói với họ hàng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người nhưng bên trong ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên lấy câu ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên. Thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy” (Đại Việt Sử ký toàn thư). Có nhiều sự kiện, câu chuyện cảm động cho thấy lời nói trên của vua Trần Thánh Tông đã trở thành hiện thực, ví dụ:
– Hội nghị Bình Than (cuối 1284) tập trung tất cả các vương hầu, quý tộc để thể hiện quyết tâm đánh giặc, là hình ảnh dấn thân của cả một dòng họ cầm quyền vào lúc đất nước lâm nguy. Đến Trần Quốc Toản mới 16 tuổi cũng tự tổ chức một đội gia binh hàng nghìn người tham gia đánh giặc và hy sinh anh dũng.
– Trần Khánh Dư bị tội[i] đày ra Vân Đồn, phải làm nghề bán than kiếm sống nhưng vua Trần vẫn không quên. Biết ông am hiểu vùng đất Vân Đồn, cho nên vào cuộc kháng chiến lần thứ ba, vua ban chức và giao cho việc chặn đánh đoàn thuyền tải lương khổng lồ của quân Nguyên. Trận đánh thắng lợi rực rỡ. Mất lương thực, quân Nguyên rơi vào bế tắc, quân ta phản công thắng lợi.
– Những cuộc hoà giải giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Thánh Tông, giữa hai vị tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, đặc biệt là vị tổng chỉ huy quân đội Trần Quốc Tuấn đặt nghĩa nước lên trên thù nhà (theo lời dặn của cha), không những tránh được các cuộc cốt nhục tương tàn trong vương triều mà còn tránh đại hoạ nội chiến cho cả quốc gia. Những chuyện này nhiều người biết nên không cần kể ở đây.
b) Chính sách an dân và thân dân của triều đình
Bất cứ chính thể nào cũng tìm cách an dân. Nhưng có những chính thể “an dân” bằng sắt máu, làm cho dân sợ hãi mà phục tùng; có chính thể “an dân” bằng những lời hứa, bằng sự lừa gạt. Tất cả những cách đó không bền lâu. Vua tôi nhà Trần an dân bằng sự đồng thuận và khoan thư sức dân.
Trần Quốc Tuấn trước khi mất dặn vua Trần Anh Tông về kế sách giữ nước: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (…) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Chính sách ruộng đất và thuỷ lợi là hai việc làm nổi bật của triều Trần trong việc an dân.
Trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Lý, nhà Trần đã củng cố, cải tiến một cách hợp lý sao cho tất cả các tầng lớp, từ quý tộc đến nông dân, từ người có ruộng đến người không có ruộng đều được hưởng lợi. Ruộng đất thời Trần rất đa dạng về sở hữu, đại để có các loại:
– Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, gồm sơn lăng (để xây lăng tẩm và lấy quỹ cho việc thờ phụng), tịch điền (ruộng riêng của cung đình), quốc khố (không rõ phương thức quản lý) và ruộng đất công của làng xã (quan điền) do các làng xã tự quản lý, chia đều cho nhân đinh trong làng.
– Ruộng đất tư nhân gồm thái ấp (phong cho quý tộc Trần) lấy từ đất công hoặc đất hoang do nhà nước quản lý và điền trang là đất mới do khai hoang. Các vương hầu, công chúa, phò mã thường chiêu tập dân ly tán đi khai khẩn đất hoang. Công việc này càng được đẩy mạnh trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược.
Ngoài ra còn có ruộng đất tư của địa chủ. Nhà Trần có chính sách bán ruộng công, giúp cho việc hình thành tầng lớp địa chủ và tiểu nông tư hữu. Vào những lúc chiến tranh, triều đình khuyến khích nhà giàu nộp thóc cho triều đình. Ai nộp nhiều được phong chức “giả lang tướng”.
Nhà Trần được mệnh danh là “triều đại đắp đê” vì đặc biệt chú trọng đê điều và có những thành tựu kỳ vĩ về việc đắp đê. Một đất nước sống bằng nông nghiệp lúa nước nhưng lại luôn bị lũ lụt đe doạ thì luôn cận kề với cái đói, và đói kém thì sinh ra loạn lạc. Cho nên nhà Trần ý thức sâu sắc vai trò của đê điều, không những bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng cho nhân dân mà còn giữ cho cuộc sống được ổn định lâu dài. Thời Trần, nhà nước trực tiếp tổ chức đắp đê và có cơ quan chuyên trách về đê điều. Đê điều của nhà nước nếu phải dùng đến ruộng đất tư thì nhà nước sẵn sàng đền bằng tiền[ii]. Trên các sông lớn miền Bắc và Thanh, Nghệ đều có đê. Khác hẳn đê thời Lý mang tính cục bộ, có khi lợi vùng này mà hại vùng kia, đê thời Trần mang tính hệ thống, đem lại lợi ích chung cho toàn vùng. Đê được tu bổ, tôn cao thêm hằng năm. Khi có lụt thì kể cả con em quý tộc, học sinh Quốc Tử Giám cũng phải tham gia hộ đê. Vua Trần Minh Tông từng thân đi hộ đê, quan ngự sử can: “Bệ hạ nên sửa sang đức chính, đắp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì”, nhưng Trần Khắc Chung nói: “Phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải lo cấp cứu, cho sửa đức cũng không gì bằng việc ấy”.
Các vua Trần thường là những người có học vấn cao, tính nết khoan hoà, yêu thương muôn dân. Cương mục viết về Trần Nhân Tông: “Mỗi khi nhà vua đi chơi đâu, trông thấy gia đồng các vương hầu ở ngoài đường tất gọi rõ tên và hỏi: “Chủ mi làm gì?”. Nhà vua thường răn vệ sỹ không được quát mắng gia đồng. Lại bảo với hầu cận rằng: “Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ xung quanh, đến khi nước nhà gặp hoạn nạn thì chỉ thấy có bọn ấy thôi”.
3. Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung
Từ điển tiếng Việt định nghĩa khoan dung là “rộng lượng tha thứ cho người dưới có lỗi”. Định nghĩa này thiếu sót, chính xác là mới được một nửa nghĩa, nghĩa của từ tốkhoan, mà quên mất nghĩa của từ tố dung. Dung là “chứa”, như trong dung hoà, dung nạp, tức là nhân nhượng, chấp nhận lẫn nhau, kể cả sự khác biệt, đối lập. Chúng tôi dùng chữ khoan dung với nghĩa đích thực của từ này, chứ không phải như trong từ điển.Xã hội khoan dung thời Trần thể hiện ở mấy nét lớn:
a) Tam giáo đồng nguyên
Thông thường chế độ quân chủ chỉ chấp nhận một hệ tư tưởng làm chính thống. Thế nhưng thời Trần lại tồn tại trạng thái mà đời sau gọi là “tam giáo đồng nguyên”: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn tại.
Nhìn bề ngoài thì các tôn giáo trên “chọi nhau”. Nho chủ trương “trị quốc, bình thiên hạ”, Phật lại lánh đời, còn Đạo chủ trương “vô vi” (sống theo lẽ tự nhiên, tức là không can thiệp vào đời sống), vậy lý do nào để nhà Trần chấp nhận cả ba? Điều này để các nhà nghiên cứu lý giải, còn chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản: một khi biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì họ biết tận dụng cái hay của mỗi tôn giáo và cũng nhận thấy chẳng tôn giáo nào đủ dùng cho tất cả[iii]. Các nhà vua – đồng thời là những anh hùng như Trần Thái Tông (lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất, 1258), Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông (hai cha con cùng lãnh đạo cuộc kháng chiến lần hai và ba, 1285, 1288) đều là những người say mê đạo Phật, sau khi thắng giặc ngoại xâm đều nhường ngôi cho con để nghiên cứu Phật giáo và đi tu. Các vua Trần yêu cầu quan lại phải tinh thông cả ba tôn giáo trên và thường mở các kỳ thi tam giáo để chọn quan lại. “Đời Lý, Trần đều chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan đều tôn trọng, không phân biệt mà học trò đi thi nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được” (Phan Huy Chú).
b) Khuyến học
Để khuyến khích việc học cho vùng xa xôi, có những giai đoạn nhà Trần lấy đỗ hai trạng nguyên, một trạng nguyên kinh (Bắc Bộ) và một trạng nguyên trại (Thanh Hoá trở vào). Việc này không chỉ có ý nghĩa “ưu tiên vùng sâu vùng xa” mà còn cho thấy cái nhìn chiến lược về vùng đất Hoan, Diễn (Thanh, Nghệ), nơi giữ vị trí “phên giậu” của đất nước. Chả thế mà trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai, đang khi yếu thế phải bỏ Thăng Long chạy vào Hoan, Diễn, Trần Nhân Tông vẫn rất vững tâmvì vẫn còn Hoan, Diễn:
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh
(Chuyện cũ đất Cối Kê ngươi nên nhớ
Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân)
c) Dùng người không câu nệ, không thành kiến
Cách dùng người không câu nệ về học vấn, xuất thân, công hay tội trong quá khứ đã giúp nhà Trần sử dụng đươc rất nhiều nhân tài. Dưới đây là một số ví dụ.
– Tuy chế độ khoa cử để tuyển quan lại đã rất phát triển, nhà Trần vẫn dùng cả hình thức chọn người tài không qua thi cử gọi là “thủ sỹ”.
– Yết Kiêu và Dã Tượng vốn chỉ là những gia nô nhưng được Trần Hưng Đạo tin dùng, đã trở thành những tướng lĩnh xuất sắc. Một lầnthuỷ quân ta thua chạy, Hưng Đạo Vương toan rút theo đường núi thì Dã Tượng bảo: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Đến Bãi Tân, quả nhiên thấy thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Nhờ thuyền của Yết Kiêu, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp, Hưng Đạo Vương đã rút về Vạn Kiếp an toàn. Vương cảm động nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”.
– Đỗ Khắc Chung chỉ là một viên quan nhỏ vô danh, thế nhưng trong lúc quân ta ở vào thế lâm nguy, Khắc Chung đã tình nguyện sang trại giặc đưa thư. Vua Trần cảm động nói: “Ai ngờ trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế”. Gặp Ô Mã Nhi, Khắc Chung ứng đối trôi chảy và cho giặc thấy rõ khí phách “Sát Thát” người Đại Việt, đến nỗi Ô Mã Nhi phải khen: “Người này trong lúc bị uy hiếp mà lời lẽ và khí sắc vẫn bình tĩnh như thường, không hạ thấp vua mình là Chích, không tâng bốc vua ta là Nghiêu (…) Nước có người như thế, chưa dễ đã làm gì được họ”.
– Tháng 5-1289, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, quân ta bắt được cả một hòm biểu xin hàng của nhiều quan lại nhà Trần. Thượng hoàng Trần Thánh Tông sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Nhà vua chỉ trừng phạt kẻ nào đã chạy hẳn sang hàng ngũ giặc (bằng kết án vắng mặt các tội xử tử, lưu đày, tịch thu điền sản, tước bỏ quốc tính).
– Ngay Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng hàng đầu trong hai cuộc kháng Nguyên, cũng từng là người có tội. Sách Cương mục còn ghi lại câu chuyện, rằng đương đêm, Trần Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa Thiên Thành, con Nhân Đạo Vương, trong khi công chúa đã hứa hôn với Trung Thành Vương (định xong cả ngày cưới). Nhà vua và Nhân Đạo Vương bất đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn.
– Có thể kể thêm về tinh thần khoan dung của vua Trần Nhân Tông trong việc chấp nhận ngoại tộc làm con rể, tính kế lâu dài cho đất nước. Như ở phần 1 đã nói, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba, Trần Nhân Tông có cuộc đi chơi dài ngày ở Champa, đó là một điều độc đáo. Bởi vì ta biết, các vua ta xưa vẫn thường có cái nhìn kỳ thị với các nước láng giềng phương Nam, coi họ là “di”, “rợ”. Vua Trần Nhân Tông sau đó còn gả công chúa Huyền Trân để đổi lấy đất. Sự việc này có thể coi là sự hy sinh tình riêng để đổi lấy lợi ích quốc gia.
Trên đây là lược thuật một số chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần, chủ yếu diễn ra trong nửa đầu thời kỳ trị vì của nhà Trần (từ 1226 đến hết thế kỷ XIII). Những chính sách, việc làm tích cực đó còn giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên, tức là cho đến giữa thế kỷ XIV. Riêng trong nửa sau thế kỷ XIII, trong khoảng chưa đầy ba mươi năm, dân tộc Đại Việt ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, những đội quân hùng mạnh và tàn bạo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhiều quốc gia rộng lớn thuộc hàng cường quốc của thời đại (Trung Quốc, Ba Tư, Nga,…) đã phải khuất phục quân Mông Cổ. Ở Đức xuất hiện câu cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tatar”. Một số dân tộc khác từng đánh thắng quân xâm lược Mông Cổ nhưng không dân tộc nào có chiến thắng vẻ vang như Đại Việt. Đó là cuộc “thoát Trung” ngoạn mục trong nhiều cuộc “thoát Trung” của dân tộc ta
Chú thích:
[i] Chuyện bị phạt tội, có giai thoại sau: Trần Khánh Dư thông dâm với công chúaThiên Thụy, vợ Trần Quốc Nghiễn, con trai Trần Quốc Tuấn. Vua Trần Thánh Tông đã phạt tội “đánh đến chết”, nhưng lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy, Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là “trời tha”. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than.
[ii] Không biết thời đó có cần đến “cưỡng chế” không.
[iii]Lời bình: Ở thế kỷ XXI này nếu vẫn coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “nền tảng”, là đủ dùng để dẫn đường đất nước, thì có phải là một sự tụt lùi so với ông cha cách đây 800 năm không?
Đào Tiến Thi
Phần 1: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
Ta thường nói Đại Việt thời Trần ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, đó là cách nói tắt; còn nói chính xác, lần thứ nhất (1258) là đánh thắng đế quốc Mông Cổ và hai lần sau (1285, 1288), đánh thắng đế quốc Nguyên. Triều Nguyên là một “mảnh vỡ” của đế quốc Mông Cổ, thiết lập ở Trung Quốc sau khi Hốt Tất Liệt (Khubilai) đánh thắng triều Tống. Triều Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271 đến 1368, bị Trung Quốc hoá, hoàn toàn trở thành một triều đại của phong kiến Trung Quốc, được tính vào lịch sử Trung Quốc chứ không phải vào lịch sử Mông Cổ. Triều Nguyên áp sát ta gần 100 năm. Việc “thoát Trung” thời Trần chủ yếu là “thoát Nguyên”.
Ngoại giao “thoát Nguyên” thời Trần là một kinh nghiệm cực hay cho vấn đề “thoát Trung” hôm nay. Đặc biệt, khi cái giàn khoan 981 đang ngang nhiên cắm neo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra tranh cãi về giải pháp cho nào Việt Nam, khi Việt Nam đang ở thế yếu hơn về quân sự và kinh tế.
Có thể nói luôn trước khi đưa sử liệu và phân tích, rằng ông cha ta thời Trần không bao giờ tự trói mình với nhà Nguyên và còn luôn tìm cách tránh không để nhà Nguyên lừa mỵ trói nhà nước Đại Việt vào họ.
Và cũng vì thế mà có thể nói luôn, giữa lúc này, nếu chỉ nghĩ sao đuổi được cái giàn khoan, mà không nghĩ đến căn nguyên sâu xa của nó, thì dẫu đuổi được cái giàn khoan này lại có cái giàn khoan khác xuất hiện và nhiều vấn đề rắc rối về kinh tế, chính trị, xã hội khác nữa cho Việt Nam. Chiến lược “tàm thực” (tằm ăn dâu) của Trung Quốc sẽ từng bước được thực thi. Sinh mạng dân tộc Việt Nam đã mỏng manh lại ngày càng thêm mỏng manh.
Cho nên cách đặt vấn đề của Quỹ Phan Châu Trinh trong hội thảo ngày 5-6-2014 “Làm thế nào để thoát Trung?” là rất trúng và đúng. Chỉ có thoát Trung thì đất nước mới phát triển, và đất nước có phát triển thì mới có độc lập thực sự. Và cũng chỉ có thoát Trung –thoát khỏi thân phận con tin – thì cũng mới có tình hữu nghị Việt – Trung đích thực.
Trước khi bàn vào vấn đề, xin lưu ý một điểm: nhiều bạn trẻ hiện nay cứ tưởng Việt Nam đã bị trói vào Trung Quốc từ thời hai nước theo chế độ cộng sản. Sự thực cái dây trói hiện nay là trói lần thứ hai. Chứ trước hội nghị Thành Đô (ngày 3 và 4-9-1990) về “bình thường hoá quan hệ” giữa hai nước, trong một khoảng thời gian dài 12 năm (1978 – 1990), tức là từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra vụ “Nạn kiều” vu cáo Việt Nam “khủng bố, bài xích, xua đuổi người Hoa” tháng 4-1978 cho đến trận Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam tháng 3-1988, chúng ta chẳng còn phải dính líu, nợ nần gì với Trung Quốc cả. Trong suốt thời gian nói trên, hai nước đã là kẻ thù không đội trời chung của nhau.
1. Chính sách song hành giữa cứng rắn và mềm dẻo của nhà Trần
Vào lúc nhà Trần thiết lập thì trên thảo nguyên Trung Á mênh mông cũng xuất hiện một đế quốc hùng mạnh và hung hãn vào bậc nhất lịch sử nhân loại: đế quốc Mông Cổ. Ngay từ đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã tấn công các nước Kim, Tây Hạ (bắc và tây Bắc Trung Quốc ngàynay) và hàng loạt quốc gia ở Trung Á. Năm 1252, quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt nước Đại Lý (vùng Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc ngày nay, trong đó Vân Nam liền biên giới với Đại Việt. Cuối năm 1257, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriangkhadai), viên tướng đã từng chinh chiến ở các nước Liêu, Ba Tư, Ba Lan, Hungary, được coi là bách chiến bách thắng, đưa thư dụ hàng Đại Việt.
Trước thế hung hãn của giặc, nhà Trần chẳng những không đầu hàng mà còn bắt giam sứ giả để tỏ rõ quyết tâm chống giặc.Khi quân Mông Cổ tràn vào Thăng Long thì thấy ba tên sứ giả vẫn đang bị trói giam trong ngục và một tên đã chết.
Trong khoảng từ 1258 – 1285, trước khi bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai, là thời kỳ đấu tranh ngoại giao. Giai đoạn đầu, quân Mông Cổ rút hết về nước để tham gia cuộc nội chiếnnên giả vờ giao hảo với nước ta. Thư của Hốt Tất Liệt năm 1261 viết: “Phàm mũ áo, điển lễ phong tục cứ theo chế độ cũ của nước mình, không phải thay đổi”. Hoặc: “Ta đã cấm các biên tướng Vân Nam không được xâm phạm bờ cõi, quấy nhiễu nhân dân”. (Nghe cứ na ná như là “mười sáu chữ vàng”!)
Vua tôi nhà Trần không hề tin vào những lời lẽ trên, cũng không tự cao vì mới chiến thắng, nên đã gấp rút tuyển quân, chế tạo vũ khí, sắm chiến thuyền và luyện quân để đề phòng quân giặc quay trở lại. Trong khoảng gần 30 năm hoà hoãn, không lúc nào buông lơi cảnh giác.
Từ 1267, quan hệ với Mông Cổ căng thẳng dần, đặc biệt từ 1271, khi triều Nguyên được thành lập ở Trung Quốc. Nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách mà nếu thực hiện đầy đủ thìđồng nghĩa với việc nộp dần nền độc lập cho chúng. Nhưng để tránh đụng đầu sớm với kẻ thù, vua Trần một mặt nhân nhượng những gì có thể, mặt khác kiên quyết từ chối những đòi hỏi quá đáng của vua Nguyên.Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục(từ đây gọi tắt là Cương mục) ghi lại khá nhiều sự việc ứng phó khôn ngoan của vua quan nhà Trần. Ví dụ vua Trần nhận sắc phong “An Nam quốc vương” của vua Nguyên, chứ không chịu lạy chiếu thưcủa vua Nguyên Hốt Tất Liệt. Thư phúc đáp của vua Trần viết: “Sứ thần không nên làm lễ ngang hàng với một nước. Vả lại, trước đây thiên triều đã có việc dụ cho mọi việc trong nước tôi cứ theo tục cũ của bản quốc. Thế thì việc nhận chiếu chỉ của thiên triều đem kính để tại chính điện, còn vua thì lui xuống nhà riêng, đấy là điển cũ của nước tôi đấy”.
Tháng 4-1272, nhà Nguyên sai sứ sang hỏi mốc giới cột đồng trụ ngày trước. Vua Trần cũng giả vờ sai Lê Kính Phu đi xem xét xét lại. Kính Phu tâu: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Từ đó về sau vua Nguyên cũng không hỏi đến nữa.
Vua Trần cũng luôn lấy cớ “có bệnh” để không bao giờ sang chầuvua Nguyên. Chịu cống nạp phẩm vật (bạc vàng, ngọc lụa) chứ không cống nạp nho sỹ, thầy thuốc và thợ thủ công. Chịu phận làm “tôi” nhưng không cung cấp gạo cho quân Nguyên khi quân Nguyên đi đánh Champa. Nhà Trần không cấm các thương gia người Hồi Hột (Uyghur hay Duy Ngô Nhĩ) vào buôn bán nhưng cấm dân ta không được giao dịch với bọn này để cô lập chúng, khiến chúng không có đất để hoạt động gián điệp trên đất nước ta.Và khi cần thì nhà Trần tìm cáchkhống chế,không cho chúng về nước để cung cấp tin tức. Nhà Trần còn tìm cách mua chuộc các đạt lỗ hoa xích (chứ quan giám sát của nhà Nguyên đặt ở nước ta) và các quan lại Mông Cổ cai trị vùng Vân Nam, không để chúng can thiệp vào các chính sách của Đại Việt.
2. Thiết lập liên minh Việt – Chăm chống xâm lược
Champa (Chăm hay Chiêm Thành) là một nước phía nam Đại Việt,biên giới cho đến hồi cuối thế kỷ XIII là khoảng phía bắc tỉnh Quảng Trị này nay.
Thời chống Tống dưới triều Lý, trước thủ đoạn lôi kéo Champa tấn công ta từ phía Nam, Lý Thánh Tông liền thân chinh (cùng đại tướng Lý Thường Kiệt) đánh Champa, phá tan lực lượng quân sự của Champa, bắt sống vua Chăm. Sau đó vua Chăm phải dâng đất Bố Chính, Ma linh, Địa Lý (nam Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay) để được trả về. Từ nửa sau thế kỷ XII, nhà Lý đi vào con đường suy bại, vua Chăm thường cho quân ra cướp bóc miền biên giới và ven biển phía Nam cùng yêu sách đòi lại đất cũ.
Vào đầu đời Trần, vua Chăm Jaya Paramesvaravarman (ở ngôi 1220 – 1250) vẫn giữ thái độ kỳ thị Đại Việt, thân thiện Chân Lạp. Năm 1252, vua Trần Thái Tông đem quân đánh Champa, hạ kinh đô, bắt tù binh rồi rút quân về. Em Jaya Paramesvaravarman lên kế ngôi, miễn cưỡng cống nạp Đại Việt. Năm 1265, Indravarman IV lên ngôi. Ông bỏ Chân Lạp đang suy thoái, quay sang thân thiện với Đại Việt đang trên đà hưng thịnh.
Đầu năm 1280, sau khi chiếm xong đất Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp tục bành trước về phương Nam. Nhưng vì đã từng thua Đại Việt hồi 1258 nên lần này Hốt Tất Liệt tính đánh Champa trước nhằm tạo bàn đạp tấn công Đại Việt và các nước Đông Nam Á. Nhà Nguyên bắt vua Trần cho mượn đường tiến đánh Chăm, nhưng vua Trần cự tuyệt. Vua Nguyên lại đòi vua Chăm sang chầu nhưng vua Chăm cũng không đi.
Tháng 12-1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công thành Quy Nhơn. Quân Chăm nhờ có sự chuẩn bị kĩ, đặc biệt có thành gỗ và máy bắn đá, đã đánh trả quyết liệt. Nhưng trước hoả lực mạnh của quân Nguyên, giữa tháng 2-1283, thành vỡ. Tuy nhiên, vua Chăm rút quân lên miền rừng núi, tiếp tục kháng chiến.
Quân Nguyên tấn công thành Đồ Bàn (Bình Định) là kinh đô của Champa lúc bấy giờ. Quân Chăm bỏ thành, rút lên vùng rừng núi, đồng thời cầu cứu Đại Việt.Nhà Trần cho 2 vạn quân và 500 chiến thuyền vào giúp Champa.
Giữa năm 1283, vua Nguyên sai A Lý Hải Nha (Arickhaya) chỉ huy 3 vạn quân tăng viện cho Toa Đô đồng thời lại bắt vua Trần cung cấp lương thực và cho mượn đường qua Đại Việt nhưng nhà Trần vẫn từ chối. Quân Nguyên buộc phải đi đường biển để vào Champa do đó rất chậm. Chờ mãi viện binh chưa đến, lại bị quân Chăm tấn công, Toa Đô buộc phải lui quân ra phía bắc Champa, giáp biên giới Đại Việt để chờ quân tiếp viện. Tại đây, quân Toa Đô tiếp tục bị quân Champa bao vây, cô lập.
Đầu năm 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Toa Đô rút một bộ phận đánh ra Thanh Hoá nhằm hội với quân Thoát Hoan. Bộ phận còn lại tiếp tục đóng ở đây nhưng đến khi quân Nguyên thua ở Đại Việt thì cũng phải rút nốt.
Như vậy cuộc kháng chiến của Champa (có sự trợ sức của Đại Việt) đã góp phần trì hoãn cuộc tiến công của quân Nguyên vào Đại Việt và đến lượt mình, cuộc kháng chiến của Đại Việt lại góp phần giải phóng hoàn toàn Champa.
Trong cuộc kháng chiến lần hai và ba, ngoài liên minh với Champa cũng cần kể thêm ở đây, còn có 1200 quân phủ Tư Minh (Quảng tây) không chịu khuất phục quân Nguyên, sang quy phục nước ta và được nhà Trần chấp nhận (1283).
Mối liên minh Việt – Chăm trong chống xâm lược Nguyên còn tạo tiền đề cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước về sau. Năm 1301, nhân có sứ bộ Champa từ Đại Việt về nước, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã sang chơi Champa – một cuộc viếng thăm thân mật, không chính thức – kéo dài tám tháng liền (tháng 3-1301 – tháng 11-1301). Chính trong cuộc viếng thăm này, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Và năm 1306, lễ cưới được tổ chức. Sính lễ gồm rất nhiều vàng bạc và đất đaihai châu Ô, Lý (nam Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ngày nay). Ngay năm sau nhà Trần cho sáp nhập hai châu này vào Đại Việt với tên gọi Thuận và Hoá (Thuận Châu, Hoá Châu).
Phần 2: CHÍNH SÁCH NỘI TRỊ
Giống như bất cứ sự tranh đoạt quyền lực nào trong chế độ phong kiến, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý cũng bằng nhiều thủ đoạn và không thiếu những thủ đoạn xảo quyệt. Tuy nhiên, khi đã có thiên hạ trong tay, nhà Trần, ngay từ buổi đầu, đã biết xây dựng một thiết chế chính trị – xã hội hợp lý, không chỉ để củng cố vương quyền mà còn chuẩn bị đối phó với nguy cơ từ phương Bắc. Bởi vì lúc này đế quốc Mông Cổ đang tung vó ngựa trên thảo nguyên Trung Á, lần lượt tiêu diệt các nước Tây Hạ (miền bắc Trung Quốc, gồm cả Bắc Kinh, 1227), Kim (miền trung Trung Quốc, 1234) và sau đó tấn công Nam Tống (1236), Đại Lý (vùng Vân Nam, Tứ Xuyên, 1252) là những nước láng giềng của Đại Việt.
Có thế thấy ba trụ cột làm cho đất nước Đại Việt đời Trần vững mạnh, đó là:
– Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền.
– Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ.
– Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung.
Xin lưu ý, chúng tôi dùng chữ “tính” đi kèm các chữ pháp quyền, dân chủ, khoan dung để phân biệt với thiết chế đích thực của nó trong xã hội hiện đại. Thiết chế nhà nước Đại Việt trong thời gian thịnh đạt của nhà Trần chưa phải là thiết chế dân chủ, pháp quyền,… nhưng nó có tính chất ấy; không những có mà còn giàu tính chất ấy.
1. Xây dựng một nhà nước giàu tính pháp quyền
Như bất kỳ một triều đại phong kiến nào, nhà nước đời Trần trước hết là nhà nước của một dòng họ. Nhưng các vua và các bề tôi trụ cột của nhà Trần không lạm dụng quyền lực của dòng họ cầm quyền; trái lại, tìm cách kiểm soát, khống chế và cân bằng quyền lực ấy. Ví dụ:
a) Không tập trung quá nhiều quyền lực cho một người hay một bộ phận. Vua thì có hai vua (vua con đương nhiệm và vua cha làm thái thượng hoàng). Thông thường, quyết định việc lớn trên cơ sở hai vua “đồng thuận”, vua này không lấn quyền vua kia. Triều đình bao gồm bên trên là trung khu (phụ trách các cơ quan chức năng) và bên dưới là các cơ quan chức năng. Trung khu gồm tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam tư (tư đồ, tư mã, tư không). Các cơ quan chức năng gồm các bộ (bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công). Trần Quốc Tuấn là quốc công tiết chế, đứng đầu quân đội nhưng mặt khác vẫn dưới Trần Quang Khải, là thái sư.
b) Rất chú trọng cơ quan thanh tra, giám sát. Từ trung ương đến các phủ lộ đều có cơ quan xét xử riêng; chỉ ở châu, huyện thì tri châu, tri huyện mới kiêm hành chính và tư pháp. Trần Thủ Độ thường đi về các địa phương xét duyệt hộ khẩu, chọn người làm các chức dịch trong làng xã.
c) Nhà nước tạo điều kiện cho “dân oan” được kêu oan. Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên có ghi lại: “Trong nước có một cái lầu, trong đặt quả chuông lớn, dân chúng ai có kêu ca, tố cáo việc gì thì đến đánh vào chuông”.
d) Các quan lại, dù là ruột thịt trong gia đình hay dòng tộc, nếu mắc tội, nhất là tội phản quốc, đều bị trừng trị rất nặng. Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên bị Nguyễn Địa Lô bắn chết. Trần Ích Tắc vì chạy theo giặc Nguyên mà bị loại ra khỏi tông thất, bắt đổi tên thành Ả Trần (ngụ ý coi như đàn bà).
e) Bản thân vua và quý tộc cấp cao gương mẫu thực thi luật pháp và gia pháp. Ví dụ Thượng hoàng Trần Nhân Tông từng phạt vua Trần Anh Tông về tội say rượu. Chuyện kể rằng Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường lên kinh sư, thấy vua Trần Anh Tông say rượu không ra tiếp được, liền quay về. Anh Tông sợ hãi, phải tức tốc về phủ Thiên Trường dâng biểu tạ tội. Thượng hoàng Nhân Tông nói: “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này”.
Trần Thủ Độ, vị tể tướng có vai trò tạo lập và làm rường cột triều Trần trong buổi đầu, quyền hơn cả vua, những lại là một người khẳng khái, liêm chính, thượng tôn phép nước. Dưới đây là một vài câu chuyện ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Chuyện thứ nhất:
Có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, liền gặp Thái Tông tâu rằng: “Bệ hạ còn trẻ mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: “Đúng như những lời hắn nói”. Rồi lấy tiền, lụa thưởng cho người ấy.
Chuyện thứ hai:
Khi bà Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, xin ông cho một người chức câu đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương nên không thể so với người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.
Chuyện thứ ba:
Một lần Linh Từ Quốc Mẫu ngang nhiên ngồi kiệu đi qua cung cấm liền bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: “Mụ này là vợ ông mà bị lũ quân hiệu khinh nhờn như vậy!”. Trần Thủ Độ gọi người lính chạy cờ về hỏi. Sau khi nghe người này trình bày, ông cười nói: “Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa”, rồi ban thưởng cho người này.
Chuyện thứ tư:
Khi vua Trần Thái Tông muốn đưa anh trai của Trần Thủ Độ lên làm tướng, Thủ Độ nói: “An Quốc là anh tôi, nếu là người hiền thì tôi xin nghỉ việc; còn nếu cho tôi là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Hai anh em cùng làm tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao?”.
2. Xây dựng một nhà nước và xã hội giàu tính dân chủ
a) Quan hệ hoà thuận trong nội bộ vương triều
Vua Trần Thánh Tông từng nói với họ hàng: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng phú quý. Tuy bên ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người nhưng bên trong ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui. Các khanh nên lấy câu ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên. Thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy” (Đại Việt Sử ký toàn thư). Có nhiều sự kiện, câu chuyện cảm động cho thấy lời nói trên của vua Trần Thánh Tông đã trở thành hiện thực, ví dụ:
– Hội nghị Bình Than (cuối 1284) tập trung tất cả các vương hầu, quý tộc để thể hiện quyết tâm đánh giặc, là hình ảnh dấn thân của cả một dòng họ cầm quyền vào lúc đất nước lâm nguy. Đến Trần Quốc Toản mới 16 tuổi cũng tự tổ chức một đội gia binh hàng nghìn người tham gia đánh giặc và hy sinh anh dũng.
– Trần Khánh Dư bị tội[i] đày ra Vân Đồn, phải làm nghề bán than kiếm sống nhưng vua Trần vẫn không quên. Biết ông am hiểu vùng đất Vân Đồn, cho nên vào cuộc kháng chiến lần thứ ba, vua ban chức và giao cho việc chặn đánh đoàn thuyền tải lương khổng lồ của quân Nguyên. Trận đánh thắng lợi rực rỡ. Mất lương thực, quân Nguyên rơi vào bế tắc, quân ta phản công thắng lợi.
– Những cuộc hoà giải giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Thánh Tông, giữa hai vị tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, đặc biệt là vị tổng chỉ huy quân đội Trần Quốc Tuấn đặt nghĩa nước lên trên thù nhà (theo lời dặn của cha), không những tránh được các cuộc cốt nhục tương tàn trong vương triều mà còn tránh đại hoạ nội chiến cho cả quốc gia. Những chuyện này nhiều người biết nên không cần kể ở đây.
b) Chính sách an dân và thân dân của triều đình
Bất cứ chính thể nào cũng tìm cách an dân. Nhưng có những chính thể “an dân” bằng sắt máu, làm cho dân sợ hãi mà phục tùng; có chính thể “an dân” bằng những lời hứa, bằng sự lừa gạt. Tất cả những cách đó không bền lâu. Vua tôi nhà Trần an dân bằng sự đồng thuận và khoan thư sức dân.
Trần Quốc Tuấn trước khi mất dặn vua Trần Anh Tông về kế sách giữ nước: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (…) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Chính sách ruộng đất và thuỷ lợi là hai việc làm nổi bật của triều Trần trong việc an dân.
Trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất từ thời Lý, nhà Trần đã củng cố, cải tiến một cách hợp lý sao cho tất cả các tầng lớp, từ quý tộc đến nông dân, từ người có ruộng đến người không có ruộng đều được hưởng lợi. Ruộng đất thời Trần rất đa dạng về sở hữu, đại để có các loại:
– Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, gồm sơn lăng (để xây lăng tẩm và lấy quỹ cho việc thờ phụng), tịch điền (ruộng riêng của cung đình), quốc khố (không rõ phương thức quản lý) và ruộng đất công của làng xã (quan điền) do các làng xã tự quản lý, chia đều cho nhân đinh trong làng.
– Ruộng đất tư nhân gồm thái ấp (phong cho quý tộc Trần) lấy từ đất công hoặc đất hoang do nhà nước quản lý và điền trang là đất mới do khai hoang. Các vương hầu, công chúa, phò mã thường chiêu tập dân ly tán đi khai khẩn đất hoang. Công việc này càng được đẩy mạnh trong thời gian chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược.
Ngoài ra còn có ruộng đất tư của địa chủ. Nhà Trần có chính sách bán ruộng công, giúp cho việc hình thành tầng lớp địa chủ và tiểu nông tư hữu. Vào những lúc chiến tranh, triều đình khuyến khích nhà giàu nộp thóc cho triều đình. Ai nộp nhiều được phong chức “giả lang tướng”.
Nhà Trần được mệnh danh là “triều đại đắp đê” vì đặc biệt chú trọng đê điều và có những thành tựu kỳ vĩ về việc đắp đê. Một đất nước sống bằng nông nghiệp lúa nước nhưng lại luôn bị lũ lụt đe doạ thì luôn cận kề với cái đói, và đói kém thì sinh ra loạn lạc. Cho nên nhà Trần ý thức sâu sắc vai trò của đê điều, không những bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng cho nhân dân mà còn giữ cho cuộc sống được ổn định lâu dài. Thời Trần, nhà nước trực tiếp tổ chức đắp đê và có cơ quan chuyên trách về đê điều. Đê điều của nhà nước nếu phải dùng đến ruộng đất tư thì nhà nước sẵn sàng đền bằng tiền[ii]. Trên các sông lớn miền Bắc và Thanh, Nghệ đều có đê. Khác hẳn đê thời Lý mang tính cục bộ, có khi lợi vùng này mà hại vùng kia, đê thời Trần mang tính hệ thống, đem lại lợi ích chung cho toàn vùng. Đê được tu bổ, tôn cao thêm hằng năm. Khi có lụt thì kể cả con em quý tộc, học sinh Quốc Tử Giám cũng phải tham gia hộ đê. Vua Trần Minh Tông từng thân đi hộ đê, quan ngự sử can: “Bệ hạ nên sửa sang đức chính, đắp đê là việc nhỏ, đi xem làm gì”, nhưng Trần Khắc Chung nói: “Phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải lo cấp cứu, cho sửa đức cũng không gì bằng việc ấy”.
Các vua Trần thường là những người có học vấn cao, tính nết khoan hoà, yêu thương muôn dân. Cương mục viết về Trần Nhân Tông: “Mỗi khi nhà vua đi chơi đâu, trông thấy gia đồng các vương hầu ở ngoài đường tất gọi rõ tên và hỏi: “Chủ mi làm gì?”. Nhà vua thường răn vệ sỹ không được quát mắng gia đồng. Lại bảo với hầu cận rằng: “Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ xung quanh, đến khi nước nhà gặp hoạn nạn thì chỉ thấy có bọn ấy thôi”.
3. Xây dựng một xã hội giàu tính khoan dung
Từ điển tiếng Việt định nghĩa khoan dung là “rộng lượng tha thứ cho người dưới có lỗi”. Định nghĩa này thiếu sót, chính xác là mới được một nửa nghĩa, nghĩa của từ tốkhoan, mà quên mất nghĩa của từ tố dung. Dung là “chứa”, như trong dung hoà, dung nạp, tức là nhân nhượng, chấp nhận lẫn nhau, kể cả sự khác biệt, đối lập. Chúng tôi dùng chữ khoan dung với nghĩa đích thực của từ này, chứ không phải như trong từ điển.Xã hội khoan dung thời Trần thể hiện ở mấy nét lớn:
a) Tam giáo đồng nguyên
Thông thường chế độ quân chủ chỉ chấp nhận một hệ tư tưởng làm chính thống. Thế nhưng thời Trần lại tồn tại trạng thái mà đời sau gọi là “tam giáo đồng nguyên”: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn tại.
Nhìn bề ngoài thì các tôn giáo trên “chọi nhau”. Nho chủ trương “trị quốc, bình thiên hạ”, Phật lại lánh đời, còn Đạo chủ trương “vô vi” (sống theo lẽ tự nhiên, tức là không can thiệp vào đời sống), vậy lý do nào để nhà Trần chấp nhận cả ba? Điều này để các nhà nghiên cứu lý giải, còn chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản: một khi biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì họ biết tận dụng cái hay của mỗi tôn giáo và cũng nhận thấy chẳng tôn giáo nào đủ dùng cho tất cả[iii]. Các nhà vua – đồng thời là những anh hùng như Trần Thái Tông (lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất, 1258), Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông (hai cha con cùng lãnh đạo cuộc kháng chiến lần hai và ba, 1285, 1288) đều là những người say mê đạo Phật, sau khi thắng giặc ngoại xâm đều nhường ngôi cho con để nghiên cứu Phật giáo và đi tu. Các vua Trần yêu cầu quan lại phải tinh thông cả ba tôn giáo trên và thường mở các kỳ thi tam giáo để chọn quan lại. “Đời Lý, Trần đều chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan đều tôn trọng, không phân biệt mà học trò đi thi nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được” (Phan Huy Chú).
b) Khuyến học
Để khuyến khích việc học cho vùng xa xôi, có những giai đoạn nhà Trần lấy đỗ hai trạng nguyên, một trạng nguyên kinh (Bắc Bộ) và một trạng nguyên trại (Thanh Hoá trở vào). Việc này không chỉ có ý nghĩa “ưu tiên vùng sâu vùng xa” mà còn cho thấy cái nhìn chiến lược về vùng đất Hoan, Diễn (Thanh, Nghệ), nơi giữ vị trí “phên giậu” của đất nước. Chả thế mà trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai, đang khi yếu thế phải bỏ Thăng Long chạy vào Hoan, Diễn, Trần Nhân Tông vẫn rất vững tâmvì vẫn còn Hoan, Diễn:
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh
(Chuyện cũ đất Cối Kê ngươi nên nhớ
Hoan, Diễn còn kia chục vạn quân)
c) Dùng người không câu nệ, không thành kiến
Cách dùng người không câu nệ về học vấn, xuất thân, công hay tội trong quá khứ đã giúp nhà Trần sử dụng đươc rất nhiều nhân tài. Dưới đây là một số ví dụ.
– Tuy chế độ khoa cử để tuyển quan lại đã rất phát triển, nhà Trần vẫn dùng cả hình thức chọn người tài không qua thi cử gọi là “thủ sỹ”.
– Yết Kiêu và Dã Tượng vốn chỉ là những gia nô nhưng được Trần Hưng Đạo tin dùng, đã trở thành những tướng lĩnh xuất sắc. Một lầnthuỷ quân ta thua chạy, Hưng Đạo Vương toan rút theo đường núi thì Dã Tượng bảo: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền”. Đến Bãi Tân, quả nhiên thấy thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Nhờ thuyền của Yết Kiêu, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp, Hưng Đạo Vương đã rút về Vạn Kiếp an toàn. Vương cảm động nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”.
– Đỗ Khắc Chung chỉ là một viên quan nhỏ vô danh, thế nhưng trong lúc quân ta ở vào thế lâm nguy, Khắc Chung đã tình nguyện sang trại giặc đưa thư. Vua Trần cảm động nói: “Ai ngờ trong đám ngựa kéo xe muối lại có ngựa kỳ, ngựa ký như thế”. Gặp Ô Mã Nhi, Khắc Chung ứng đối trôi chảy và cho giặc thấy rõ khí phách “Sát Thát” người Đại Việt, đến nỗi Ô Mã Nhi phải khen: “Người này trong lúc bị uy hiếp mà lời lẽ và khí sắc vẫn bình tĩnh như thường, không hạ thấp vua mình là Chích, không tâng bốc vua ta là Nghiêu (…) Nước có người như thế, chưa dễ đã làm gì được họ”.
– Tháng 5-1289, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, quân ta bắt được cả một hòm biểu xin hàng của nhiều quan lại nhà Trần. Thượng hoàng Trần Thánh Tông sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Nhà vua chỉ trừng phạt kẻ nào đã chạy hẳn sang hàng ngũ giặc (bằng kết án vắng mặt các tội xử tử, lưu đày, tịch thu điền sản, tước bỏ quốc tính).
– Ngay Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng hàng đầu trong hai cuộc kháng Nguyên, cũng từng là người có tội. Sách Cương mục còn ghi lại câu chuyện, rằng đương đêm, Trần Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa Thiên Thành, con Nhân Đạo Vương, trong khi công chúa đã hứa hôn với Trung Thành Vương (định xong cả ngày cưới). Nhà vua và Nhân Đạo Vương bất đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn.
– Có thể kể thêm về tinh thần khoan dung của vua Trần Nhân Tông trong việc chấp nhận ngoại tộc làm con rể, tính kế lâu dài cho đất nước. Như ở phần 1 đã nói, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba, Trần Nhân Tông có cuộc đi chơi dài ngày ở Champa, đó là một điều độc đáo. Bởi vì ta biết, các vua ta xưa vẫn thường có cái nhìn kỳ thị với các nước láng giềng phương Nam, coi họ là “di”, “rợ”. Vua Trần Nhân Tông sau đó còn gả công chúa Huyền Trân để đổi lấy đất. Sự việc này có thể coi là sự hy sinh tình riêng để đổi lấy lợi ích quốc gia.
Trên đây là lược thuật một số chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần, chủ yếu diễn ra trong nửa đầu thời kỳ trị vì của nhà Trần (từ 1226 đến hết thế kỷ XIII). Những chính sách, việc làm tích cực đó còn giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên, tức là cho đến giữa thế kỷ XIV. Riêng trong nửa sau thế kỷ XIII, trong khoảng chưa đầy ba mươi năm, dân tộc Đại Việt ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, những đội quân hùng mạnh và tàn bạo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhiều quốc gia rộng lớn thuộc hàng cường quốc của thời đại (Trung Quốc, Ba Tư, Nga,…) đã phải khuất phục quân Mông Cổ. Ở Đức xuất hiện câu cầu nguyện “Chúa cứu vớt chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tatar”. Một số dân tộc khác từng đánh thắng quân xâm lược Mông Cổ nhưng không dân tộc nào có chiến thắng vẻ vang như Đại Việt. Đó là cuộc “thoát Trung” ngoạn mục trong nhiều cuộc “thoát Trung” của dân tộc ta
Chú thích:
[i] Chuyện bị phạt tội, có giai thoại sau: Trần Khánh Dư thông dâm với công chúaThiên Thụy, vợ Trần Quốc Nghiễn, con trai Trần Quốc Tuấn. Vua Trần Thánh Tông đã phạt tội “đánh đến chết”, nhưng lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy, Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là “trời tha”. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than.
[ii] Không biết thời đó có cần đến “cưỡng chế” không.
[iii]Lời bình: Ở thế kỷ XXI này nếu vẫn coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “nền tảng”, là đủ dùng để dẫn đường đất nước, thì có phải là một sự tụt lùi so với ông cha cách đây 800 năm không?