Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

LÍ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐÃ CHẾT




Nguyễn Vũ Hiệp


Trong vòng 200 năm trở lại đây, nhân loại đã liên tục chứng kiến cái chết của những lí tưởng chính trị.

Lí tưởng quân chủ đã chết, lí tưởng dân tộc đã chết, lí tưởng cộng sản đã chết, và lí tưởng dân chủ sắp chết. Hết lần này đến lần khác, con người đặt cược vào lí tưởng chính trị toàn bộ của cải, sinh mạng và hạnh phúc của mình cùng người thân. Hết lần này đến lần khác, người ta thua sạch canh bạc ấy trong nỗi thất vọng tràn trề. Họ tin lí tưởng sẽ mang lại hòa bình, nhưng lí tưởng chỉ thúc đẩy chém giết. Họ tin lí tưởng sẽ mang lại thịnh vượng, nhưng lí tưởng chỉ kéo dài đói khổ. Họ tin lí tưởng sẽ thúc đẩy nhân đạo, nhưng mọi thảm kịch nhân đạo trong vòng hai thế kỉ đều có một lí tưởng cao đẹp để nhân danh.

Dù dưới thể chế nào đi nữa, mỗi lần người lãnh đạo nhắc đến lí tưởng chính trị, thể chế ấy lại tiến thêm một bước đến độc đoán chuyên quyền.

Dù là dân tộc nào, mỗi lần dân chúng phát biểu lí tưởng chính trị một cách đồng thanh, dân tộc lại sắp mất hòa bình vì người dân mất lí trí.

Mọi lí tưởng chính trị đều từng là những kẻ giết người hàng loạt. Nhân danh lí tưởng về một xã hội bình đẳng và nhân ái, phần nghèo hơn của nhiều xã hội đã cầm súng giết những phần ít nghèo hơn. Nhân danh lí tưởng về một dân tộc Đức mạnh mẽ và không khuất phục, những người Đức lí tưởng đã treo cổ những người Đức không lí tưởng, cho đến khi cả dân tộc kiệt quệ và bị chiếm đóng suốt một thời gian dài. Nhân danh lí tưởng về quyền con người tối cao, quân đội Mỹ đã tước bỏ quyền sống của hàng triệu người, và biến hàng tỉ người khác thành những nô lệ tình nguyện trong trật tự dollar Mỹ. Nhân danh tất cả những lí tưởng này, người Việt Nam đã và đang giam nhau trong vũng lầy hiện tại.

Dù bênh vực lí tưởng chính trị bằng bao nhiêu lí thuyết, ta cũng phải thừa nhận rằng chưa có lí tưởng chính trị nào trở thành hiện thực, trong khi mọi lí tưởng chính trị đều bị những kẻ lừa đảo dùng làm mồi nhử đám đông.

Đâu là nguyên nhân của thực tế này?

Trước tiên, cần nhớ rằng mọi lí tưởng chính trị đều gắn liền với một lí thuyết chính trị. Trong khi đó, mọi lí thuyết đều đặt nền tảng trên những khái niệm tưởng tượng và những giả định không thể chứng minh. Chẳng hạn, cả “dân tộc”, “giai cấp vô sản” lẫn “nhân quyền” đều là những tập thể chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Ai có thể định nghĩa dân tộc Pháp nếu nhìn vào cấu tạo nhân chủng, văn hóa và dòng lịch sử rất phức tạp của nước Pháp? Dân tộc Phillipines là gì, ngoài một sản phẩm tưởng tượng của kẻ ngoại xâm? Giai cấp vô sản – tập hợp những người công nhân không sở hữu phương tiện sản xuất, là thành phần cư dân chính trong xã hội tư bản và tồn tại bền vững trong trật tự tư bản – có đang thực sự tồn tại ngoài đời? Và nhân quyền bất khả xâm phạm có thật không, khi trong suốt dòng lịch sử của loài người, chưa từng có con người nào được đảm bảo những quyền đó? Khi mà cho đến ngày nay, người ta vẫn phải biện bạch rằng đó là những quyền mà con người được Chúa ban tặng? Khi mà trong thực tế, chúng chỉ là sản phẩm tưởng tượng trong những bản hợp đồng được kí bởi đám chính khách đang tìm kiếm trật tự quyền lực hậu Thế chiến II?

Mọi lập luận của lí thuyết chính trị đều đặt nền tảng trên những khái niệm tưởng tượng và giả định không thể chứng minh. Và những giả định này lại đến từ những ám ảnh và đam mê mà con người theo đuổi một cách vô thức. Bởi vậy, có thể nói rằng mọi lí tưởng chính trị đều đặt nền tảng trên ảo tưởng, cùng niềm tin rằng mình không ảo tưởng. Lí thuyết càng dài, khái niệm càng nhiều, lập luận càng phức tạp thì lí tưởng càng xa rời hiện thực đang diễn ra.

Thứ hai, càng có nhiều lí tưởng, con người càng có ít tính người. Một nền tảng quan trọng của tính người là khả năng giao tiếp và đồng cảm với đồng loại. Khi theo đuổi lí tưởng chính trị, con người bị khiếm khuyết khả năng ấy. Càng bị lí thuyết chính trị ám ảnh đầu óc và ngôn ngữ, khả năng giao tiếp bình thường và trôi chảy càng kém đi. Càng tôn sùng lí tưởng chính trị, người ta càng bị định kiến chính trị che mắt và bịt lỗ tai. Thay vì đồng cảm với những người xung quanh, họ chỉ muốn đồng hóa mọi người vào lí tưởng mà họ theo đuổi.

Vì vậy, cả “người cộng sản”, “người dân tộc” lẫn “người dân chủ” đều thiếu thông minh và thiếu nhân tính. Lớp mặt nạ mĩ từ đeo trên mặt họ càng dày, thì nhân tính của họ càng vơi. Lượng lí thuyết trong đầu họ càng đậm đặc, thì họ càng khó cảm nhận thực tế đang diễn ra ngoài đời.

Tuy nhiên, người hoạt động chính trị vẫn cần hiểu lí thuyết.

Và cần hiểu nhiều hệ lí thuyết, thay vì chỉ một.

Nhờ thế, mới đỡ bị lừa bởi những người cuồng lí tưởng, mà vẫn có khả năng giao tiếp và đồng cảm với họ khi nhu cầu công việc đặt ra.

Khi thông thạo nhiều hệ lí thuyết cùng lúc, ta cũng có được khả năng nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh, qua cái nhìn của nhiều nhóm lợi ích khác biệt, để tìm giải pháp tối ưu cho vấn đề.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Thơ “dở”


Hermann Hesse : (2 tháng 7 năm 1877Calw, Đức9 tháng 8 năm 1962Montagnola, Thụy Sĩ) là một nhà thơ, nhà vănhọa sĩ người Đức. Năm 1946 ông được tặng Giải GoetheGiải Nobel Văn học.

Hermann Hesse (1877 - 1962)

Tôi có cảm giác một trong số những bài thơ “dở” này lại không dở chút nào, nó mang một thứ mùi hương trong mình, chính những điểm yếu, những khiếm khuyết lồ lộ của nó lại gây ấn tượng, độc đáo, thân mật và duyên dáng; và tôi nhận ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ từng có thời làm mê hoặc lòng người giờ đã trở nên nhợt nhạt và xơ cứng.

Tôi nhớ hồi khoảng 10 tuổi, có một lần ở trường, chúng tôi được đọc một bài thơ mà nhan đề của nó, nếu tôi nhớ đúng, là “Cậu con trai nhỏ bé của Speckbacher”. Bài thơ kể về một cậu bé quả cảm, người đã tham gia vào một trận chiến đấu, xông pha giữa cơn mưa đạn để nhặt đạn dược về cho nghĩa quân và trở thành một anh hùng nổi tiếng. Cả lớp chúng tôi ai cũng hào hứng với bài thơ và khi thầy giáo hỏi chúng tôi một cách hơi châm biếm: “Các trò nghĩ đây là một bài thơ hay sao?”, chúng tôi đều gào lên phấn khích: “Dạ, đúng ạ!” Nhưng ông thầy lại lắc đầu, mỉm cười và nói: “Không, đó là một bài thơ dở.” Thầy tôi đã đúng, theo một cách nào đó. Theo những quy phạm và thị hiếu của thời đại, đây không phải là bài thơ hay. Nó thiếu sự chân thực, tinh tế, nó thiếu sự tự nhiên, nó là một tác phẩm có phần thô sơ. Song bài thơ lại đem lại cho những cậu bé chúng tôi những rúng động mãnh liệt.

Mười năm sau, khi tôi chừng 20 tuổi, tôi có thể đọc bất kỳ bài thơ nào trên thế giới và tự quyết định nó là bài thơ hay hay dở. Đó là việc đơn giản nhất trên đời. Tất cả những gì người ta cần làm là liếc vào trang sách, đọc mấy dòng thơ rõ tiếng một chút - vậy là xong việc.

Một phần ba thập niên nữa lại tiếp tục trôi qua, số bài thơ tôi đã đọc lên đến hàng trăm và một lần nữa tôi lại ở trong tình thế không phán quyết được một bài thơ cụ thể nào đó là hay hay dở. Giờ đây tôi nhận được rất nhiều bài thơ, phần lớn được viết bởi những người còn trẻ, họ muốn tôi cho biết những bài thơ của họ hay hay dở và giúp cho họ được các nhà xuất bản nhận lời in. Và các nhà thơ trẻ bao giờ cũng ngạc nhiên và thất vọng khi nhận thấy nhà thơ già Hesse, người được xem là đã học hỏi bằng kinh nghiệm, lại chẳng đúc kết được gì từ kinh nghiệm của mình mà chỉ lật qua từng trang bản thảo như một động thái vô nghĩa, ông ta còn chẳng đủ can đảm để phán quyết xem những bài thơ của họ là xuất sắc hay vô giá trị. Điều mà ở tuổi 20 tôi có thể làm được hoàn toàn tự tin chỉ trong hai phút giờ lại là việc khó khăn đối với tôi. Có lẽ tôi không nên nói đó là việc khó, mà phải nói đó là việc bất khả. (Thứ mà chúng ta gọi là “kinh nghiệm” là một vấn đề gây bối rối. Khi ta còn trẻ, ta mặc nhiên xem nó là thứ đến một cách tự động. Song vấn đề không giản đơn như thế. Có những người có khả năng đạt đến sự thấu suốt từ kinh nghiệm; họ có kinh nghiệm từ khi là học trò; họ sinh ra đã có tư chất của một kẻ nhiều kinh nghiệm – và có những người khác, trong đó có cả tôi, những người có thể 40 hay 60 tuổi, thậm chí sống đến trăm tuổi nhưng rốt cục lại trở về cát bụi mà chẳng hề học được hay hiểu được cái thứ “kinh nghiệm” này là gì).

Sự tự tin tôi có khi đánh giá các bài thơ lúc mình 20 tuổi có duyên do thực tế: tôi dành tình cảm mãnh liệt và đặc quyền cho một số bài thơ, một số nhà thơ đến độ ngay lập tức, một cách rất bản năng, tôi so sánh mọi bài thơ, nhà thơ khác với những bài thơ ấy, những nhà thơ ấy. Nếu một bài thơ nào đó giống với những bài thơ trong nhóm yêu thích của tôi, đấy là bài thơ hay. Còn ngược lại, tôi sẽ không thấy nó có phẩm chất đáng kể nào.

Vẫn có một số thi sĩ mà tôi đặc biệt yêu quý, một số người trong đó là những thi sĩ mà tôi đã mến mộ từ hồi mình 20 tuổi. Nhưng giờ đây, dường như tôi lại có phần ngờ vực hơn những bài thơ có vẻ giống như tác phẩm của những nhà thơ ngày trước mình yêu thích.

Lúc này tôi không định bàn về các nhà thơ và thơ ca nói chung; tôi chỉ muốn nói đôi lời về thứ thơ “dở” – tức là về những bài thơ mà hầu như bất cứ ai, ngoài trừ chính nhà thơ, sẽ xếp chúng ngay vào cùng với những thứ văn vẻ tầm thường, vớ vẩn, những lối viết trước đó không ai viết thế.

Nhưng quả thật giờ đây, tôi lại thường xuyên cảm thấy một bài thơ mà mọi người đều cho là dở lại đem đến cho tôi những khoái cảm thực sự, tôi dường như có xu hướng chấp nhận nó, thậm chí ca ngợi nó, trong khi đó những bài thơ hay, kể cả những bài thơ hay nhất, lại thường không rung lên trong tôi một âm vang đáp lại nào. Tôi có cảm giác một trong số những bài thơ “dở” này lại không dở chút nào, nó mang một thứ mùi hương trong mình, chính những điểm yếu, những khiếm khuyết lồ lộ của nó lại gây ấn tượng, độc đáo, thân mật và duyên dáng; và tôi nhận ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ từng có thời làm mê hoặc lòng người giờ đã trở nên nhợt nhạt và xơ cứng.

Tôi có thể thấy nhiều nhà thơ trẻ của chúng ta cũng có kinh nghiệm tương tự. Về nguyên tắc, họ đã tránh viết những bài thơ “hay”. Khi một nhà thơ trẻ trong số này bỗng dưng hoài niệm quá khứ - Werfel là một thí dụ - anh ta bỗng quên đi bản ngã của mình và bắt đầu dàn trải những lời thơ hoa mỹ theo phong cách cổ điển xưa cũ thì chính điều ấy lại đem đến cho độc giả của nhà thơ một cảm giác khó chịu rất lạ. Những nhà thơ còn rất trẻ của chúng ta, những người chưa bao giờ bị cuốn vào những lỗi lầm như thế, đã đi đến kết luận rằng: thế gian này đã có đủ những bài thơ đẹp, rằng họ không được sinh ra và được đặt trên hành tinh này chỉ để tạo ra mấy dòng thơ xinh xẻo hơn, để tiếp tục trò chơi kiên nhẫn mà cha ông của họ đã bắt đầu. Họ hoàn toàn đúng và những bài thơ của họ thường có sức hấp dẫn, sự hưng phấn giống như những gì tôi nhận thấy từ những bài thơ “dở” mà tôi đã nói đến.

Và lý do chẳng phải tìm ở đâu xa. Thoạt đầu, một bài thơ là một thứ gì đó rất đơn giản và bộc phát. Nó là một sự thoát ra, một tiếng gọi, một tiếng gào, một hơi thở dài, một chuyển động, nhờ đó, tâm hồn tìm được sự giải tỏa hoặc nhận ra một xung lực thúc đẩy. Ở chức năng đầu tiên, nguyên thủy, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, chẳng ai có quyền phê phán một bài thơ. Thứ cảm hứng đó chẳng nói với ai khác ngoài chính bản thân nhà thơ: đó là tiếng khóc, là sự mộng mơ, là động thái mang tính bản năng của nhà thơ. Đôi khi bài thơ dường như không chỉ thỏa mãn sự giải phóng cảm xúc của nhà thơ. Một số bài thơ còn kích thích, truyền cảm hứng đến những người bên cạnh nhà thơ. Những bài thơ ấy là những bài thơ hay. Có lẽ điều này xảy ra khi nhà thơ biểu đạt được một điều gì đó chung cho cả loài người, điều cũng có thể đến với những người khác. Song tôi không chắc lắm.

Chính tại đây, chúng ta bị mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn không may. Vì những bài thơ “đẹp” khiến tác giả nổi tiếng nên sẽ có rất nhiều những bài thơ khác được viết ra với một tham vọng không gì khác hơn là trở nên “đẹp”, tác giả của chúng không có ý niệm gì về tính sáng tạo, vẻ ban sơ, sự hồn nhiên mà thiêng liêng của bài thơ. Những bài thơ ấy không còn là những giấc mơ hay tiếng khóc của một tâm hồn, sự bùng vỡ của nỗi đau hay niềm hoan lạc, những hình ảnh của những ước muốn thầm thì hay những công thức thần bí, những động thái của một nhà hiền triết hay điệu bộ của một gã điên – không, chúng chỉ còn là miếng thịt thơm ngon dành cho khách hàng là công chúng. Chúng được viết ra để thu về lời lãi từ việc cung cấp cho công chúng sự vui thích, sự chỉ dẫn hay những cái gì khác nữa mà công chúng thèm khát. Và những bài thơ như thế thường được hoan nghênh đón nhận. Nhưng có những ngày mà thế giới đúng đắn kia trở nên nhàm chán quá đỗi đối với tôi, khi tôi muốn phá cũi xổ lồng, muốn đốt đền, tôi mới phát hiện được rằng tất cả những bài thơ “đẹp”, thậm chí kể cả những điển phạm thiêng liêng, đều như thể đã từng bị kiểm duyệt, bị thiến hoạn, chúng trở nên ba phải, nhạt nhẽo, héo hắt như một bà cô già. Vào những ngày ấy, tôi thích những bài thơ dở hơn. Càng tệ bao nhiêu, chúng lại càng làm tôi vui thú bấy nhiêu.

Nhưng chẳng bao lâu sẽ đến cái ngày mà những bài thơ dở cũng trở nên đơn điệu. Việc đọc những bài thơ dở chỉ là một khoái cảm lướt qua. Và sau cùng, đọc những bài thơ dở thì có gì tốt? Tại sao bạn không tự viết những bài thơ dở? Làm việc đó đi, độc giả, và cả bạn nữa sẽ nhận ra việc sáng tác những bài thơ dở là một khoái thú hấp dẫn hơn nhiều so với việc đọc những bài thơ đẹp nhất từng được viết nên.

Hải Ngọc dịch

Nguồn: Hermann Hesse, “Bad Poetry”, bản Anh ngữ của Roy Temple House, Poetry, Vol.70, No.4 (Jul., 1947), p.202-5.

Cái Mới: nhận diện và song thoại




Nhã Thuyên -Inrasara



Nhà văn cần biết tự phản tỉnh



1. Song thoại với cái mới nối tiếp/khác biệt như thế nào với Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo? Chủ đề, tinh thần, hay những từ khoá cơ bản trong quan điểm tiếp cận của anh là gì?

Inrasara: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo là một hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung tâm/ngoại vi của văn chương Việt hôm nay.Song thoại với cái mới làm đầy đủ nó. Song thoại lật mở mọi khía cạnh phân biệt đối xử đó: văn học dân tộc thiểu số/đa số, nam/nữ, trung ương/địa phương, chính lưu/ngoài luồng, trong nước/hải ngoại, Đông Nam Á/thế giới… Có quá nhiều phân biệt, nhưng tôi nhận ra đó là sự phân biệt giả tạo xuất phát từ mặc cảm giả tạo. Cần phải đánh sập mặc cảm đó.



2. Cái mới mà anh muốn “song thoại” cụ thể là gì? Anh có nghĩ nếu chỉ là những cái tên (mà chưa minh giải) e rằng đôi/nhiều khi chỉ là những cái mới bề ngoài mà thôi?

Inrasara: Cụ thể đấy chứ! Đó là thơ dân tộc thiểu số, thơ Chăm, thơ nữ quyền luận, hậu hiện đại, nhóm Mở Miệng, nhóm Ngựa Trời, sáng tác của các nhà văn hải ngoại… Tôi thấy chúng mang cảm thức mới-khác hay nảy ra từ một nền văn hoá khác, qua lối biểu hiện mới bằng các thủ pháp mới. Tôi song thoại với chúng, sòng phẳng. Còn cái cũ không cần và tôi không có nhu cầu song thoại với nó. Nó đã “khẳng định” mình trong quá khứ xa và gần. Hệ mĩ học của nó cũng đã được lưu kho. Cả cái có vẻ mới cũng thế.

Mỗi mảng đề tài được tiếp cận bằng nhiều lối khác nhau và, có thể nói, thể hiện qua hình thức hoàn toàn khác nhau. Khi thì bằng hình thức đối thoại trực tiếp (“Khai mở bế tắc sáng tạo”) hay đối thoại giả tưởng (“Góp nhặt sỏi đá”), hoặc nhận diện từng khuôn mặt (“Thơ dân tộc thiểu số, tờ một hướng nhìn động”) hay từng cụm tác giả (“Thơ nữ trong hành trình cắt đuối hậu tố ‘nữ’”) từ đó đưa ra nhận định mang tính khái quát. Mỗi cái mới có khi được minh định chặt chẽ như một tiểu luận khoa học (“Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần”, “Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa”), cũng lắm lúc nó có mặt như được bài báo (“Còn ai đọc thơ, hôm nay?”, “Bế tắc trong sáng tạo”) hay một tản văn đầy ngẫu hứng (“Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”). Có khi nó công phá như thanh đoản kiếm với đường chọc ngắn và dứt khoát (“Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?”), nhưng lắm lúc cần đến tầm bao quát rộng lớn cả sự lí giải mang tính lí thuyết dông dài (“Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt”). Nghĩa là linh hoạt, như thể một sáng tạo khác vậy.



3. Anh có nghĩ rằng sự hào hứng rộn ràng của anh với Hậu hiện đại sẽ biến nó thành một “từ rỗng” (khi nó chưa ứng với tác phẩm/tầm đọc), một thứ công cụ, đặc biệt là công cụ tuyên truyền (không phải tuyên truyền chính trị mà tuyên truyền cho chính nó)? Hậu hiện đại, trong nhiều trường hợp là một thứ vỏ nguỵ tạo dễ dãi với một số tác phẩm khoác áo cái mới. Và những hào hứng quá sẽ “lộng giả thành chân”…

Inrasara: Đúng! Nhưng hãy gạt sang bên tầm [đón đợi của người] đọc, bởi người viết không trách nhiệm về khoản này. Riêng tác phẩm: đâu phải cái mới nào cũng “hay”. Tôi đã làm cuộc sàng lọc kì khu mới có được những tác phẩm sáng giá. Bởi chính tác phẩm [hậu hiện đại] nói lên cảm thức nông hay sâu, sự vận dụng thủ pháp nhuần nhị hay thô thiển của nhà thơ hậu hiện đại. Và cả tài năng nữa chứ. Nhưng làm sao người đọc có thể thấy như thế, nếu nhà phê bình né tránh chúng, và nhất là tâm lí hãi sợ, dị ứng của các thế lực đủ dạng luôn ngăn chúng có mặt sòng phẳng và công bằng? Hãy đưa chúng ra ánh sáng, cho những gì là “thứ vỏ nguỵ tạo” lộ mặt. Khi đó chính chúng sẽ “tự huỷ” mà không cần bất kì cấm đoán hay trù dập nào!



4. Anh đã bao giờ “tự nhìn lại” những đánh giá của mình với các hiện tượng văn chương anh đã hào hứng? Thực tế có rất nhiều nguy cơ ảo tưởng: Ảo tưởng về một cộng đồng văn chương toàn cầu hoá, ảo tưởng về cách tân, v.v…?
Inrasara:
Tôi luôn “tự nhìn lại”, nên chưa bao giờ ảo tưởng về cái gì đó bất kì. Nhà văn hậu hiện đại thường trực mang trong mình ý thức phản tỉnh, tự thức (self-conciousness), nếu không thế, anh/chị ta sẽ chết với ảo tưởng tự sản sinh mang vác suốt hành trình. Nhưng chết với ảo tưởng về cái mới không oanh liệt hơn ngồi lì lại với cái cũ sao?



5. Vậy điều gì làm anh chú ý nhất ở thơ ca? Ngôn ngữ hay “thái độ xã hội” của nó, hay…?

Inrasara: Đây là câu hỏi đòi hỏi một kiến giải rất rộng. Tôi tạm trưng dụng câu nói nổi tiếng của Heidegger: “Ngôn ngữ là ngôi nhà an cư của Tính thể. Thi sĩ và tư tưởng gia là kẻ canh giữ ngôi nhà ấy”. Khi được ngôn ngữ kêu gọi cư ngụ tại nhà, thi sĩ canh thức ngôn ngữ. Mọi thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của con người đều xuất phát từ trung tâm phi trung tâm đó. Lúc ấy, Thi sĩ là Ngôn ngữ là Tư tưởng là Hành động. Không còn phân biệt đâu là thái độ hay ngôn ngữ nữa.



6. Anh có nói rằng nhà văn Việt Nam chưa bao giờ giỏi lập ngôn hay lập thuyết. Vậy phát ngôn của anh có thể gọi là…?

Inrasara: Trả lời phỏng vấn là đáp ứng lại câu hỏi trước đó. Từ câu hỏi “nhà văn chúng ta chỉ giỏi lập ngôn chứ chưa bao giờ lập thuyết nổi” mới bật ra đáp ứng đó. Việt Nam [và rất nhiều dân tộc khác] không có truyền thống sản sinh triết học hay mĩ học, là chuyện không bàn. Càng không có vấn đề, nếu ta khiêm cung học tập thiên hạ. Phiền nỗi là ta mang phức cảm khá lạ: vừa lớn tiếng phản bác đồng thời len lén học lóm sau lưng! Về phần tôi, tất cả “phát ngôn” chỉ là một cách học tập hoặc nền tảng hơn nữa, một dọn đường cho học tập.



7. Anh muốn lập biên bản thơ Việt Nam đương đại và không áp đặt lối nhìn, bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Điều này tôi thấy nghi ngờ. Có chăng một kiểu “biên bản văn chương” thuần tuý không một lối nhìn riêng của anh, và một “ngôn ngữ phê bình” của anh?

Inrasara: Tôi chưa dùng từ “thuần tuý” trong lập biên bản bao giờ và ở đâu cả. Lập biên bản “các sự biến văn chương đang xảy ra”, nghĩa là không chừa trừ, không phân biệt hay xử ép với bất kì “sự cố” nào. Chúng có đó, không thể chối bỏ. “Lập biên bản nghĩa là phơi mở sự việc như nó là thế mà không áp đặt một lối nhìn nào bất kì. Dù đó là lối nhìn nhân danh truyền thống hay bản sắc văn hoá dân tộc, chân lí đinh đóng hay cái đẹp vĩnh cửu. Cũng không phải từ lập trường văn học trung tâm nào, từ chủ thuyết văn chương thời thượng nào. Giữ nguyên hiện trường, diễn đạt — bằng ngôn từ giản đơn nhất có thể — các quan điểm sáng tác, qua đối chứng với chính sáng tác phẩm của hệ mĩ học đó đặt trong tiến trình phát triển thơ Việt trong thời đại toàn cầu hoá”. Ở đó vẫn có cái nhìn của chủ thể quan sát, nhưng tôi nhận định chúng qua hệ mĩ học của chính sáng tác đó. Chứ không từ lập trường hay định kiến của tôi.



Phê bình để “xô đổ” vách ngăn văn chương



8. Thư mục sách tham khảo của anh có thể làm nhụt chí các nhà phê bình (ở Việt Nam). Với anh, lý thuyết văn học có vai trò như thế nào với phê bình văn học hiện nay?
Inrasara: Phê bình thiếu lí thuyết, thiếu tư tưởng nền tảng chỉ là thứ cảm nhận đầy cảm tính. Qua đó việc khen chê luôn bắt rễ từ cảm tình, tuỳ hứng và tuỳ tiện. Phê bình như thế chẳng những làm rối mò khí quyển văn chương mà chính nó cũng sẽ chẳng nhích lên tới đâu.



9. Nhưng ở Việt Nam, những lí thuyết (không được hiểu/dùng) đúng chẳng cũng đang làm rối mù khí quyển văn chương đó thôi?
Inrasara: Không sai! Nhưng lẽ nào chỉ vì lí do đó mà ta mãi phê bình hay sáng tác bất cần lí thuyết? Từ chối hay dị ứng với lí thuyết?



10. Anh có cảm thấy những phát ngôn của mình như muối bỏ bể? Sau những nỗ lực của anh, anh có thấy được ủng hộ, có nhiều người tiếp nối anh “song thoại với cái mới” hay/và song thoại một cách thẳng băng với anh chưa?
Inrasara: Không như muối bỏ bể đâu. Ít ra nó cũng mức độ nào đó đánh thức bộ phận kẻ sáng tác đang ngủ mê nơi căn chòi hệ mĩ học cũ, cảnh giác những cái mới giả mạo hay đang lặp lại mình mà không biết và nhất là, khích lệ những bước chân tìm tòi, phiêu lưu vào những miền đất mới. Song thoại như thế kêu đòi các song thoại khác tương thoại với nó. Tương thoại như thể các tư duy đã trưởng thành chứ không có thái độ quy chụp thô thiển hay né tránh trẻ con. Chỉ khi đó ta mới cơ may đẩy nền văn học dấn tới.



11. Trả lời nhiều phỏng vấn, anh có cảm thấy chính mình bị truyền thông làm nhiễu không? Tôi cảm thấy nhiều khi anh cũng luẩn quẩn và “chưa đủ cô đơn” để nhìn các hiện tượng một cách điềm tĩnh hơn?
Inrasara: Truyền thông chưa hề làm nhiễu tôi ở đâu cả. Tôi vẫn đủ đầy cô đơn cho mọi sự việc, trước mọi trang viết. Vẫn còn vài hiện tượng văn chương khác đang trong tầm lập biên bản của tôi. Trên dưới 30 trào lưu/khuôn mặt sẽ có mặt đề huề trong Từ hiện đại đến hậu hiện đại (phê bình). Có thể gọi đó là Song thoại với cái mới (thuyết lí) tập hai. Khi ấy, bạn mới thấy tôi “điềm tĩnh” như thế nào trong hành trình tư tưởng và chữ nghĩa.

Sự điềm tĩnh này — nếu bạn lưu ý — đã thể hiện ngay ở phần “kết”: “Thơ như là con đường” trong Song thoại với cái mới rồi. Và ít nhiều sáng hơn ở một tiểu luận mới của tôi: “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & Thơ”.



12. Cuốn sách của anh nhắc đến nhiều hiện tượng người ta vẫn kiêng nhắc. Vậy, nó bị/được nhà xuất bản ứng xử ra sao?
Inrasara: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo được nhà xuất bản đề nghị tạm hoãn nhiều bài, trong đó có bài mang tính bản lề. Còn Song thoại với cái mới sau gần một năm mới được cho ra lò. May mắn nó mẹ tròn con vuông, như người đọc đã thấy.



13. Dù sao, từ “song thoại” vẫn đem lại cảm giác “to tát” trong văn hoá tranh luận văn chương ở Việt Nam hôm nay. Anh nghĩ sao?

Inrasara: Đó là người ta “cảm giác” chứ không phải tôi. Văn chương là chuyện cá thể. Nhà phê bình chỉ có thể nói chuyện với cá thể người hay từng xu hướng sáng tác. Nó không quan tâm đến “đối thoại” hội đoàn, bè nhóm. “Song thoại” còn nói lên phê bình “song hành” chứ không đi trước hay sau, đứng cao hay thấp hơn sáng tác.



14. Điều quan trọng nhất anh muốn/đã làm được ở cuốn sách này hoặc những điều anh muốn nói thêm.

Inrasara: Đó là ý hướng nhận diện và ý muốn xô đổ bức vách ngăn văn chương [bị cho là] ngoại vi và trung tâm qua quyết tâm phá tan nỗi mặc cảm hậu thuộc địa và ngoại vi tai hại. Riêng cá nhân tôi, khai vỡ mọi khía cạnh trung tâm/ngoại vi trong văn chương Việt đương đại là một thách thức lớn. Nó đòi hỏi tầm bao quát vấn đề chưa từng được đề cập trước đó, khả năng thẩm định tác giả, tác phẩm, xu hướng hoàn toàn mới và nhất là, thường trực vượt bỏ sự thoả hiệp.

Điều cần nói thêm ư? Độc giả sẽ thấy nó đủ đầy ở tập tiếp theo. Hi vọng thế!



Xin cảm ơn anh.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

thông điệp gửi người đi lạc






Khaly Cham



bao năm rồi cầm trên tay giọng nói
chạy khắp cùng quên tiếng gọi quê hương
những con chữ nằm co ro trên giấy
trừng mắt nhìn tôi một kẻ dị thường


những đám mây trôi về từ tiền kiếp
đậu xuống vai báo hiệu chuyển sang mùa
những chiếc lá trên vòm cây nhạo báng
câu thơ tình tôi rao bán chẳng ai mua

thân thể xám của mình tôi chợt thấy
giấc mơ thơm ve vuốt vết thương đời
em ngồi hát trong tận cùng ảo giác
ru ngủ mặt trời – hay em ru tôi ?

biên niên ký của ngày tôi đi biệt
lật từng trang nào thấy họ tên mình
một con chim khóc thầm trong chiều nắng
đêm khôn cùng làm sao thấy bình minh!

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

MỘT CÁCH KHÓC


Nguyễn Ngọc Tư


"Bạn tìm được cây me nhỏ dưới chân bồn hoa ở con đường ven sông. Vào một ngày nắng nỏ, ai qua đây cũng bồi hồi, ngày mai người ta kéo cưa máy về để dọn sạch hàng dầu gần hai trăm năm tuổi. Dầu không đẻ me, nên cây mà bạn nhổ được chắc mọc tình cờ từ một hạt rớt rơi. Nhưng không sao cả, mai này nhìn nó, bạn sẽ nhớ một con đường một hàng cây.

Không sao, mười năm nữa cây con cũng vươn tàn ngả bóng. Cổ thụ thì cũng bắt đầu từ những cây nhỏ nhỏ như vầy, bạn nghĩ vậy. Nên vỉa hè trước nhà đã chật mớ cây mà bạn nhặt nhạnh từ những nơi có cổ thụ bị bức tử.

Có quá nhiều thứ để chia tay vào những ngày thành phố đâu đâu cũng tung tóe như một đại công trường. Mầm chia ly lẫn trong khói bụi, những đào dỡ, những san ủi, những bản vẽ quy hoạch trên giấy. Tính bạn đa sự mặc sức mà thương.

Nhưng qua rồi quãng bày tỏ thương bằng thơ, hay bằng chữ nhỏ ra trên giấy. Hồi người ta dẹp chợ Nhà Lầu cùng với công viên đằng trước nó lấy chỗ cho cao ốc sáu tầng mọc lên vắt bóng qua tận bên kia sông, trước khi xe ủi san phẳng, nhà chức trách tổ chức trưng cầu dân ý, một trăm người đòi giữ lại cả trăm. Phản hồi cột tin tháo dỡ chợ trên nhật báo có cả ngàn bạn đọc khác cũng bảo chợ là ký ức, linh hồn thành phố, thiếu cha gì chỗ để trồng tòa nhà lên, sao cứ phải trên xác chợ Nhà Lầu. Có người viết bài báo hàng ngàn chữ, nói chuyện bên tây bên tàu người ta nhã nhặn và nâng niu với ký ức ra sao.

Nhưng rốt cuộc, chợ cũng thành đống gạch vụn, vườn cây cổ thụ thành củi vụn. Hôm nhìn mấy chị tiểu thương nức nở khi cánh cửa chợ sập xuống, bạn nghĩ nước mắt đó đâu chỉ khóc cho cái chợ mà gần như cả cuộc đời họ neo theo, nó có bao nhiêu lam gió, có bao nhiêu chỗ dột, có bao nhiêu cây cột, thông thuộc còn hơn nhà mình. Họ còn khóc cho chính họ, gào khản giọng mà không được lắng nghe. Sờ sờ ra đó mà bị tính như vắng mặt.

Nước mắt sẽ chẳng thay đổi được gì, nếu nó bị coi như vô hình.

Cũng không phải tự dưng mà bạn nghĩ ra chuyện trồng cây. Có lần đem sửa đồng hồ ở chỗ một anh thợ quen, anh nói hên quá, cô tới trễ chắc không biết đâu tìm, ngày mai tôi dời tủ đi nơi khác, tránh chỗ cho Nhà nước bật gốc hàng me của khúc đường này.

Anh kể hổm rày người ta rần rần tới tiễn cây. Họ đi chậm rãi, ôm gốc cây, đưa điện thoại nhờ anh chụp hình.

Có người còn rờ lớp vỏ cây đã rêu mốc, miệng láp giáp kể chuyện tình, hồi xưa tôi với bồ hay ra đây chơi, lần đầu hôn hít con gái run như đuôi thằn lằn đứt. Có người tần ngần đảo xe vài lượt mới chịu đi, làm bảo vệ mấy tòa nhà bên kia đường ngó lom lom, bởi tụi trộm cướp thường làm vậy.

“Thiên hạ quỡn thiệt, chắc là dư nước mắt”, anh thợ đồng hồ cười. Một cái cười hơi khó cắt nghĩa. Chỉ chắc chắn là không quá nhiều cảm tình cho những ai tới ôm cây. Trước khi bám lề đường, anh cũng có hai năm kê tủ thợ bên hông chợ Nhà Lầu. Cái chợ đó được thương không thua gì hàng me này đâu, anh kể, lại cười.

Muốn hỏi sao anh có vẻ không ưa mấy nước mắt khóc cổ thụ, khóc cái chợ cũ nát, thì anh đã lảng qua chuyện khác. Ông già sửa giày ngồi gốc cây bên kia không biết đau ốm gì mà cả tuần rồi không thấy ra. Thằng nhỏ thợ hồ hay ăn cơm hộp rồi dựa gốc me chợp mắt, bữa trước nghe nói té giàn giáo gãy chân, giờ không biết sao rồi. Lâu quá không thấy hai cha con ông đẩy chiếc xe bán nước mưa, ống quần lúc nào cũng ướt sũng.

Chuyện có vẻ như rời rạc như cơm nguội phơi khô, như nhớ gì nói nấy. Những người quen anh thợ đồng hồ đang nhắc, coi bộ cũng không có mối liên hệ gì nhau, ngoài một điểm chung duy nhất: biến mất. Không cặn bụi. Không dấu tích. Mà chẳng thấy ai thương níu như những gì dành cho cái chợ, đường tàu sắt cũ bị bỏ rơi, một ngọn núi nung vôi hay nay mai là hàng cây cổ thụ này. Hoặc có nhớ, thì cũng lẻ tẻ âm thầm, như anh nhớ họ. Mà anh đâu có biết viết báo, làm thơ.

Những thân phận đó không gây được cơn sóng nhớ tiếc nào, chắc anh thợ khóa nghĩ vậy, khi ngồi nhìn cuộc tiễn cây. Chắc từ khi nhật báo đăng tin con đường này sẽ phát quang nới rộng, anh chưa nhận được câu nào mang tính thăm hỏi kiểu như gốc cây anh đang dựa dẫm bị cưa trụi rồi, anh sẽ dời đi đâu?

“Đâu cũng được, nhưng phải chỗ có cây thì đỡ nắng”, câu trả lời đơn giản của anh thợ đồng hồ đưa bạn tới ý nghĩ kiếm cây về trồng.

Trong lúc anh thợ sửa đồng hồ hay bà già bán chuối ngào đường đằng kia nghĩ ra cách để được người ta nhìn thấy (mà không phải tẩm xăng để tự đốt cháy mình), những thân phận bị coi như vô hình đó cần nhiều bóng mát cho cuộc mưu sinh."

VÌ SAO ĐOAN TRANG THÀNH CÔNG?




Những ngày này, khi cựu phóng viên Đoan Trang đã gần chạm đến ngôi minh chủ của phong trào đấu tranh, ta hãy cùng ôn lại đời cách mạng của cô, để hiểu bí quyết làm nên một nhà hoạt động thành đạt.

KỲ 1: NGƯỜI CHA ĐỠ ĐẦU

Nhờ đâu Đoan Trang có thể vừa chống nhà nước, vừa yên ổn ăn lương nhà nước suốt một thời gian dài? Nhờ đâu hết lần này đến lần kia, Đoan Trang có thông tin và sự đỡ đầu để thoát nguy trong đường tơ kẽ tóc? Nhờ đâu từ một cây bút chỉ biết đuổi theo những tin tức sự vụ, Đoan Trang tìm thấy chiến lược dài hạn để xây dựng hình tượng nữ kiệt, thâu tóm các đầu mối quan hệ - tài chính, loại bỏ các đối thủ chính trị, để từng bước độc chiếm phong trào đấu tranh?

Nhờ một người cha đỡ đầu: Nguyễn Trần Bạt.

Trong số những độc giả hâm mộ thần tượng Đoan Trang, ít ai biết rằng từ những ngày đầu, hình tượng này đã là con tò he mà Nguyễn Trần Bạt dày công nhào nặn. Chính Bạt đỡ đầu Trang trong làng báo chí, cũng chính Bạt hướng dẫn Trang thâm nhập và thâu tóm phong trào đấu tranh. Bạt đã đào tạo Trang thành một vai diễn lớn trong kịch bản chính trị nước đôi của phe cánh mình.

Để hiểu tại sao, phải nhìn toàn cảnh vở diễn.

Bên dưới lớp mặt nạ trí giả mà người trong cuộc dày công tô vẽ, Nguyễn Trần Bạt vốn là một tay cò kinh tế - chính trị trong thời chập chững mở cửa. Lợi dụng tình hình thông tin - pháp luật tranh tối tranh sáng, Bạt làm mưu sĩ và thuyết khách, đưa chính quyền bước vào quốc tế và ngoại quốc thâm nhập Việt Nam. Là kẻ đứng giữa, Bạt mưu lợi bằng cách nào? Đương nhiên, phí môi giới công khai chỉ là bức bình phong an toàn và nguồn thu thứ yếu. Cái quan trọng hơn là nguồn thu nhập ngầm, bằng cả tiền lẫn quyền, được chi ra từ các nhóm lợi ích muốn thao túng quá trình sửa đổi luật pháp, chính sách và cơ cấu chính trị - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.

Phe ủng hộ và chống chính quyền thường chửi nhau là bán nước, mà không biết rằng những nhà bán nước đích thực, như Nguyễn Trần Bạt, luôn biết cách để hiện diện lộng lẫy trong mắt tất cả các phe, và lèo lái dư luận của tất cả các phe.

Muốn việc kinh doanh được phát đạt, ông Bạt cần bốn điều.

Một, chính trị, xã hội và pháp luật Việt Nam không ngừng ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Bằng không, chẳng ai cần thuê ông tư vấn luật pháp và môi giới quan hệ.
Hai, trong tiến trình hội nhập, luôn có độ chênh nhất định, phiền hà nhưng không phải không thể giải quyết, giữa yêu cầu của quốc tế và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam.
Ba, ông tiên đoán hoặc kiểm soát được một phần nước cờ của các bên khách hàng.
Bốn, trừ ông ra, không ai có thể bắc cầu nối hai bờ tranh chấp.

Ông Bạt, cùng những nhóm lợi ích liên quan, muốn chi phối phong trào dân chủ Việt Nam là vì như vậy. Ai cũng biết rằng thể chế chính trị là một trong những miệng vực lớn nhất chặn giữa quốc tế và Việt Nam. Ai cũng hiểu các phong trào đấu tranh vừa là cơ hội để đưa chính trị, xã hội và pháp luật Việt Nam thoát khỏi tình trạng tranh tối tranh sáng, vừa là một trong những căn nguyên của tình trạng sa lầy lúc này. Vì vậy, ai thâu tóm được phong trào đấu tranh, kẻ đó được lợi mọi nhẽ. Muốn nước yên thì nước yên, muốn nước loạn thì nước loạn. Muốn làm chậm một chữ ký của Mỹ, chỉ cần ném vài con tốt thí vào đồn công an. Mỗi lần Mỹ muốn Việt Nam nhượng bộ trên bàn đàm phán, người ta lại cần ông đẻ ra một vụ "vi phạm nhân quyền". Mỗi lần nội bộ không vui, người ta lại cần "phong trào dân chửi" đánh hội đồng một cá nhân quan chức. Muốn khuynh hướng bảo thủ được đề cao, cần phong trào đấu tranh tỏ ra cực đoan, dữ tợn. Muốn khuynh hướng cải tổ được khuyến khích, cần phong trào đấu tranh tỏ ra hòa giải, hợp tác vì tương lai. Đó là lí do Đoan Trang không an phận làm người cầm bút, như giới hạn thực lực cô đã thể hiện, mà hết lần này đến lần khác, vẫn tìm mọi cách xây dựng hình tượng, dần chi phối các nguồn lực quan hệ và tài chính, để từng bước thao túng phong trào. Dư luận chỉ té ngửa vì tham vọng này sau vụ Hiến Chương 2015, khi cô sồn sồn đòi thiết lập một trật tự bảo kê do mình cầm đầu cho toàn phong trào, và dọa trừng phạt những nhà hoạt động bất kham bằng tẩy chay và cấm vận

Ai theo dõi, sẽ thấy Đoan Trang áp dụng khá hiệu quả những chiến lược và bài bản được Nguyễn Trần Bạt truyền thụ. Về căn bản, cả hai đều xây dựng quyền lực của kẻ môi giới, khi làm cầu nối tài chính, quan hệ và luật pháp giữa quốc tế và Việt Nam. Trong khi Bạt tư vấn luật quốc tế cho các doanh nghiệp, Trang tư vấn luật quốc tế cho những người biểu tình. Trong khi Bạt hướng hướng dẫn quốc tế thâm nhập Việt Nam, Trang không bỏ lỡ một cơ hội nào để thuyết trình với chính giới phương Tây về cách xuất khẩu cách mạng đường phố. Cả hai đều cố tô vẽ mình thành một thần tượng trí thức, ôn hòa trong mắt giới trẻ. Nhưng trong mắt những người hiểu biết, cả hai đều là phường tiểu nhân cơ hội, ham trình diễn, thích làm minh chủ, tính khí hẹp hòi và làm việc theo lối mafia.

Nhưng dẫu sao, không có Nguyễn Trần Bạt, chắc chắn không có nhà hoạt động Đoan Trang bây giờ.

So với những nhà biểu tình chỉ biết làm tốt thí cho các phe cánh giật dây, kể ra Đoan Trang cũng hơn một bậc.


KỲ 2: NGÂY THƠ VÀ THIẾU HIỂU BIẾT?

Đoan Trang thâm nhập phong trào dân chủ thông qua blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu. Thuở đầu, quan hệ song phương đặc biệt thân mật, Hiếu đưa Trang đi gặp hết người này đến người khác trong giới đấu tranh. Những cuộc gặp cùng Hiếu là viên gạch móng đầu tiên để Trang xây dựng đế chế quan hệ của mình.


Không rõ Trang nhẹ dạ cả tin, bị Hiếu lôi kéo, dụ dỗ vào phong trào, hay Hiếu và phong trào nhẹ dạ cả tin, bị Trang lôi kéo, dụ dỗ vào ván cờ chính trị nước đôi của Nguyễn Trần Bạt.

Cuối tháng 8/2009, Đoan Trang bị tạm giam 9 ngày, cùng đợt với Người Buôn Gió và Mẹ Nấm. Khi trả lời phỏng vấn, nói về lý do khiến mình bị bắt giữ, Trang cho biết cô "bị hiểu lầm là liên quan đến vụ in áo phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên". Dù phải thừa nhận bằng chứng của phía cơ quan điều tra, rằng mình đã thay Người Buôn Gió nhận khoản tiền in áo gửi từ ngoại quốc, Đoan Trang vẫn một mực phủ nhận sự liên quan của bản thân đến vụ việc này.

Đâu là uẩn khúc đằng sau? Là Đoan Trang đổ hết tội lên đầu đồng đội để thoát nguy, hay Đoan Trang bị Người Buôn Gió lừa nhận tiền thay mình, nghĩa là đẩy lên trước chết thay, làm con tốt thí? Cho đến nay, đây vẫn còn là một bí ẩn.

Chỉ biết sau vụ việc này, quan hệ ngầm giữa hai blogger nổi danh đảo chiều đột ngột, từ tình nhân thành cừu nhân.

Đầu năm nay, khi "tự thú trước đêm giao thừa", Đoan Trang đặc biệt nhắc nhiều về vụ tạm giam hồi 2009. Trang phân trần rằng vào thời điểm đó, cô chỉ là một cô gái trẻ hoàn toàn ngây thơ và nhút nhát, không biết gì về chính trị, luật pháp, nhân quyền, nên chỉ là nạn nhân tội nghiệp của cái bẫy sập mà cả hai phía đã giăng ra. Thấy vậy, nhiều độc giả động lòng thương xót, mà quên rằng năm đó Đoan Trang đã 31 tuổi, hoàn toàn không khớp với hình tượng một cô gái ngây thơ, nhút nhát và dễ lừa. Vào thời điểm vụ bắt giữ diễn ra, Trang đang là phóng viên mục Chính trị - Xã hội của VietNamNet. Tròn nửa năm sau, cô trở thành phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, nên khó có thể biện hộ rằng cô hiểu biết về chính trị và pháp luật. Chẳng rõ Đoan Trang sa bẫy những ai trong chính quyền và phe đối lập, nhưng hình như mỗi lần cô ăn vạ, nhiều độc giả đa cảm lại sa bẫy cô.

Trong mọi nhà nước pháp quyền, công dân phải có trách nhiệm hiểu biết về pháp luật. Trong mọi phong trào chính trị, các cây bút chính luận phải chịu trách nhiệm về kiến thức chính trị của bản thân. Khi phân trần rằng mình "ngây thơ, nhút nhát", lại "không biết gì về chính trị, pháp luật", liệu Đoan Trang có thiếu tôn trọng cả độc giả, phong trào đối lập, tư cách công dân, lẫn lý tưởng nhà nước pháp quyền mà mình thường nhân danh?

Muốn trở thành một nhà hoạt động thành công trong phong trào dân chủ Việt Nam, phải thành thạo chiến lược xây dựng hình tượng của cựu phóng viên Đoan Trang: luôn đặt mình vào vị trí nạn nhân tội nghiệp, cần được cộng đồng chở che và tha thứ.


KỲ 3: NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI

Ngày nay, nhìn những thành công vang dội của Đoan Trang, nhiều nhà hoạt động trong phong trào dân chủ Việt Nam không khỏi nóng mặt. Lắm lúc ngà ngà say sau những trận bia dân chủ, họ lại hỏi nhau, rồi lại tự vấn: Đoan Trang là ai? Vì sao tiền tài trợ cứ đổ vào túi Trang mãi, trong khi họ, chính họ, mới là kẻ hô khẩu hiệu, căng biểu ngữ và cà khịa cớm mỗi tuần một lần? Vì sao một cựu phóng viên lề phải non choẹt, mới hôm rồi còn cúc cung tận tụy theo chân những vị lão thành lấy tuổi Đảng làm uy tín, giờ lại dám ngang nhiên trở mặt, ném một bản Hiến chương độc tài vào mặt lớp cha anh?

Người ta tự hỏi, rồi ấm ức, mà không biết Đoan Trang hơn hẳn họ ở hai cái tài. Ấy là tài diễn xuất, đóng vai ngoan hiền, vô hại để chờ thời cơ, và tài ngấm ngầm xây dựng tổ chức.

Tháng 5 năm 2011, giang hồ nổi sóng vì vụ sinh viên Nguyễn Anh Tuấn viết "đơn nhận tội". Với phong trào chống Cộng, một cộng đồng mà người luống tuổi chiếm đa số, một thanh niên cảm tử là một miếng mỡ mà chẳng con mèo nào bỏ qua. Các bậc cha chú, như thông lệ, tìm cách khai thác đến cạn kiệt cơ hội tuyên truyền này. Mãi về sau, họ vẫn vô thức gọi sinh viên này là "thằng Tuấn tự thú". Đoan Trang có lẽ là người duy nhất tiếp cận Tuấn một cách từ từ, để xây dựng mối quan hệ lâu dài cho những kế hoạch trong tương lai xa, thay vì cố biến cậu thành chất đốt truyền thông trong một sự vụ. Nhìn vai trò của Tuấn trong chương trình 258, UPR, rồi Luật khoa Tạp chí gần đây, có lẽ chẳng ai dám cho rằng Trang đã chi một khoản đầu tư lãng phí.

Mùa hè năm đó, giang hồ tạm nhả Tuấn ra để lao vào một cơ hội mới: biểu tình. Ban đầu, đây là những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thực sự, được làm nên bởi đông đảo người yêu ngước vô tư thuộc nhiều chính kiến. Nhưng càng về cuối, nó càng bị thâu tóm về tay những nhóm chống Cộng cực đoan, do nỗ lực thao túng của các đảng chính trị hải ngoại. Dần dần, biểu tình chống Trung Quốc chỉ còn là vở kịch khiêu khích mà người ta diễn đi diễn lại hằng tuần để bôi xấu Cộng sản, một tấm bình phong để xây dựng lực lượng chống Cộng, và một cơ hội để quyên fund. Những người biểu tình "nghiệp dư", chỉ xuống đường vì lòng yêu nước bỏ đi dần, còn những người biểu tình chuyên nghiệp cứ dần đông lên, và dần yên vị trong các tổ chức.

Ban đầu, nhóm No-U, được thành lập bởi Phạm Chính và Xuân Diện, vốn không phải là một tổ chức. Nó chỉ như một cái chợ tình luộm thuộm, nơi giang hồ tụ họp để hẹn nhau đi biểu tình, đòi người, quyên tiền, lễ lạt, chửi chế độ, than thở thời thế và chia sẻ tâm tư. Tuy nhiên, một trong hai người sáng lập lại đặt vào cái chợ này một tham vọng rất lớn: biến nó thành một đội quân cách mạng đường phố chuyên nghiệp, đặt dưới quyền chỉ đạo và kiểm soát của mình. Người kia thì không nghĩ xa, chủ yếu muốn tận dụng No-U để xây dựng hình ảnh cho mình trên dư luận lề trái. Để tham vọng của thành hiện thực, No-U phải trở thành một tổ chức có đường lối nhất quán, kỷ luật vững và sự chỉ đạo tập trung của người đứng đầu. Tuy vậy, cả Chính lẫn Diện đều không dám công khai trở thành lãnh đạo của No-U và đưa nó thành một tổ chức.

Lí do đầu tiên: họ sợ. Cả hai đều muốn cái vinh quang và quyền lực của người lãnh đạo, nhưng cả hai đều sợ bị công an ghi nhận là người lãnh đạo nhóm No-U. Họ luôn miệng nói: "mình không làm gì sai, luôn hành động trong khuôn khổ pháp luật thì không có gì phải sợ", nhưng xưa nay vẫn vậy, chỉ kẻ đang sợ hãi lắm mới nói đi nói đi nói lại mấy câu phân trần như thế này.
Lí do thứ hai: họ muốn giữ cho mình cái hình ảnh của một vị nhân sĩ trí thức độc lập, khách quan, không màng công danh, chỉ lên tiếng vì chính nghĩa. Ở cái nước mà bọn hủ nho đạo đức giả đứng trên đầu trên cổ xã hội như Việt Nam, những mặt nạ phải đạo kiểu này rất được công chúng ưa chuộng. Vậy nên dù muốn làm lãnh đạo chết đi được, cả Chính lẫn Diện đều không dám công khai đứng đầu nhóm No-U.

Lí do thứ ba: họ muốn khoác cho No-U cái vỏ bọc của một nhóm người yêu nước ngây thơ, vô tư, không kế hoạch, không tính toán, không kẻ cầm đầu. Vỏ bọc này vừa giúp họ lách luật, vừa giúp họ tiện đóng vai nạn nhân để ăn vạ trước công chúng và quốc tế.
Thành ra vì những mục đích thực tiễn nêu trên, cả Chính lẫn Diện đều phải giả đò như No-U vô tổ chức, không lãnh đạo. Nhưng họ không cầm lòng được, và cứ tùy tiện hành xử độc đoán như thể mình là lãnh đạo nhóm No-U. Tình trạng thiếu chính danh ấy khiến sinh hoạt của No-U cứ loạn tùng phèo. Nhóm nhanh chóng chia năm xẻ bảy thành nhiều phe phái đấu đá nhau, thậm chí nhiều lúc chửi bới nhau, vì 4 loại mâu thuẫn chính:

_ Mâu thuẫn do tài chính nhập nhèm
_ Mâu thuẫn do tranh chấp tầm ảnh hưởng và tiếng tăm
_ Mâu thuẫn do tình tay ba và ngoại tình
_ Mâu thuẫn do khoảng cách thế hệ

Với Đoan Trang, mâu thuẫn do khoảng cách thế hệ là một mỏ vàng. Trong nhóm No-U, có một lượng lớn thanh niên đang bức xúc với ách thống trị bất thành văn của mấy bậc lão làng vừa tham quyền, vừa hèn và đạo đức giả. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Long cực lực phản đối văn hóa hành xử cực đoan, chợ búa của nhóm người dưới trướng Chính - Diện. Dũng Aduku đòi minh bạch và chính danh. Nhóm Binh Nhì và Hà Còi đòi "quyền tự do ngôn luận" và tiếng nói lớn hơn cho lớp trẻ trong nhóm biểu tình. Tất nhiên, vì các bậc trưởng thượng chẳng đời nào từ bỏ ngôi vị tối cao, đám trẻ người non dạ này bị đàn áp dã man ngay sau khi thực hành quyền tự do ngôn luận. Trịnh Hữu Long bị đấu tố tập thể và tung tin đồn là hàng cài. Dũng Aduku bị kick khỏi group, rồi lại đưa vào, rồi lại kick. Binh Nhì và Hà Còi nói hỗn hơn, nên bị kick hẳn. Thế là để duy trì quyền lực và sự tôn nghiêm của người lớn, nhóm biểu tình mất gần hết thanh niên.

Số thanh niên này đi đâu? Hầu hết đầu quân cho Đoan Trang, hoặc hợp tác với Trang một cách chặt chẽ. Vì trong vòng cấm vận của No-U, ngoài Trang ra, họ chẳng còn cửa sau nào để giữ liên lạc với phong trào biểu tình và phát triển quan hệ với giới trí thức.

Nhưng nếu Đoan Trang đứng về phía thanh niên, thì vì sao Trang không trở thành mục tiêu công kích của các bậc trưởng thượng?

Nếu Đoan Trang đứng về phía các bậc trưởng thượng, thì vì sao sau cùng, chính Trang, chứ không phải ai khác, lại là người giành được lực lượng trẻ ít ỏi của phong trào dân chủ Việt Nam?

Cái khôn của Trang nằm ở chỗ này. Mỗi lần nội bộ bang hội lục đục với nhau, Trang đều biết cách phát ngôn sao cho làm hài lòng mọi phe phái. Phe nào cũng tưởng Trang hiểu chuyện, biết điều và ủng hộ mình, nên đều dành cho Trang cảm tình và đãi ngộ đặc biệt. Tuy vậy, trong thực tế, Trang chẳng ủng hộ phe nào khác ngoài chính Trang. Mỗi lần hội nhóm tan đàn sẻ nghé, Trang là người duy nhất được lợi, cả về lực lượng lẫn cảm tình.

Cần nhớ rằng ai giữ lực lượng thanh niên, kẻ đó giữ tương lai trong những hoạt động chính trị kiểu cách mạng đường phố.

Các trưởng lão biểu tình thất thố vì đã đổi tương lai của mình lấy quyền uy ngắn hạn. Trong khi đó, Đoan Trang được như ngày nay là nhờ biết săn đón lực lượng trẻ mà không làm mếch lòng các trưởng lão, rồi giấu nó để chờ thời cơ. Ngày nay, sau khi Đoan Trang lật sòng bằng vụ Hiến chương, nhiều vị trưởng thượng tức lắm, nhưng vẫn chưa chịu hiểu ra đạo lý này. Họ tiếp tục đấu đá nhau những trận long trời lở đất, vì những lí do nhỏ nhặt vớ vẩn, và để hở ra những cơ hội giúp Trang xây dựng lực lượng, tài chính và tổ chức cho bản thân cô.

Đoan Trang có bí quyết gì để tăng quân số cho lực lượng trẻ của mình? Và cô đã dùng lực lượng này thế nào để "cướp chính quyền" trong nhóm phản đối cây xanh Hà Nội?


KỲ 4: ĐÓNG KỊCH

Trong những năng lực làm nên thành công của Đoan Trang, tạo vỏ bọc có thể là cái tài quan trọng nhất.

Mỗi lần nhắc đến Đoan Trang, mọi người trong phong trào đều hình dung cô như một phóng viên, nhà báo và blogger kì cựu. Cho đến bây giờ, họ cứ gọi cô là "nhà báo Đoan Trang" suốt, dù cô chưa từng được cấp thẻ nhà báo, và đã ngừng phục vụ trong ngành báo chí từ lâu. Mỗi lần Trang gặp rắc rối với chính quyền, tuyệt đại đa số những người ủng hộ đều có ấn tượng sai lầm rằng chính quyền đang đàn áp thẳng tay một cây bút, một người lên tiếng nói ra sự thật, và điều đó cho thấy chẳng có tự do ngôn luận ở Việt Nam. Thế là họ kêu lên đồng thanh: "Nhà báo Đoan Trang bị đàn áp!".

Khốn thay, nếu bình tĩnh theo dõi từng vụ việc, người ta sẽ thấy Đoan Trang chưa bao giờ bị đàn áp dưới tư cách một nhà báo, hoặc bị bắt bớ vì những phát biểu của mình. Ngay từ đầu, tất cả những rắc rối mà cô gặp phải với chính quyền đều nảy sinh từ những hoạt động chính trị có viện trợ và có tổ chức. Nhưng thay vì đính chính những hiểu lầm của dư luận, Trang lại hào hứng diễn vai "tiếng nói khách quan, độc lập" để khiến dư luận hiểu lầm thêm. Bởi đương nhiên, hình tượng một cây bút trung thực, khách quan, bị đàn áp chỉ vì nói ra sự thật sẽ có lợi cho cô hơn là hình tượng một chính trị gia có bè cánh và được trả tiền, đầy lòng tham và mưu chước.

"Nhà báo Đoan Trang" chỉ là một hình tượng nạn nhân trong truyện cổ tích mà Đoan Trang kể cho phong trào dân chủ. Cái thật sự có thật, ẩn bên dưới lớp mặt nạ ấy, là chính trị gia Đoan Trang.

Giờ hãy quan sát những màn kịch nổi bật của chính trị gia này.

Tháng 8 năm 2013, báo lề trái tung tin một nhóm sinh viên bị công an tạm giữ, tra hỏi chỉ vì tham gia một... lớp học ngoại ngữ. Đọc tin đó, người ngoài cuộc tất phải ngớ người ra. Sao chỉ học ngoại ngữ mà cũng phải vào đồn? Chẳng lẽ ở Việt Nam, tự do bị bóp nghẹt đến nỗi thanh niên không có quyền học ngoại ngữ? Tất nhiên không phải. Ít ai biết rằng lớp học ngoại ngữ đó chỉ là một dây chuyền tuyển dụng nhân sự do ba phía cùng tổ chức: Đoan Trang, Hội Anh Em Dân Chủ của Nguyễn Văn Đài và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên của Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Thanh Giang. Khi cấp tốc tuyển thành viên trẻ để xây dựng nhân lực làm "cách mạng đường phố", cả ba nhóm này cùng nhận ra một vấn đề. Đó là sinh viên Việt Nam bận việc riêng, chẳng mấy ai quan tâm đến đấu tranh chính trị. Không đủ sức tuyển người trực tiếp, công khai, họ đành lôi kéo thanh niên bằng một mồi câu lợi ích, và nấp sau một vỏ bọc. Ấy là lớp học tiếng Anh miễn phí, mà phân nửa số buổi được đứng lớp bởi Đoan Trang.

Lớp vỏ bọc này cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề.

Thứ nhất, là tạo ra mồi nhử quyền lợi để lôi cuốn một thế hệ thanh niên không hứng thú gì với đấu tranh chính trị kiểu cách mạng đường phố.

Thứ hai, là tạo ra một không gian để trò chuyện thân mật và xây dựng mối quan hệ cá nhân với sinh viên. Khi đám trẻ này đã có thiện cảm và trở nên cởi mở, thì tuyên truyền để họ thấm nhuần tư tưởng chính trị cũng không khó gì.

Thứ ba, là trùm lên mình lớp vỏ bọc của một hoạt động dân sự vô tư, khiến chính quyền không tiện đàn áp. Khi bị chính quyền đụng đến, họ sẽ lập tức sắm vai những nạn nhân ngây thơ, vô tội, lu loa trên báo chí rằng chính quyền bắt người vô cớ, thanh niên Việt Nam mở lớp học tiếng Anh cũng không được phép, chứng tỏ nước này không có tự do, nhà nước thi hành chính sách ngu dân. Thế là dù có tuyển được người hay không, "lớp học" có bị dẹp hay không, và bọn sinh viên có bị bắt hay không, họ vẫn luôn được lợi khi đứng giật dây sau hậu trường.

Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, lực lượng mà Đoan Trang mới cướp được của Đào Thu cũng đang bị lợi dụng cho mục đích này. Thử hỏi từ cuộc đảo chính của Đoan Trang đến nay, nhóm này đã có bao nhiêu hoạt động thật sự vì mục đích trong sáng ban đầu, là bảo vệ cây cối? Nhìn nhóm này, bất cứ ai có kinh nghiệm hoạt động đều biết rằng bảo vệ cây xanh chỉ còn là cái cớ mà nó nêu ra để ăn vạ nhân quyền và ngầm tuyển dụng nhân lực chống Cộng. Ai thắc mắc, cứ nhìn xem những thành viên của nhóm đó có bao nhiêu kiến thức về môi trường đô thị và cây xanh, và dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để chửi đổng chính quyền trên Facebook.

Gần đây, dù các thành viên vẫn mù kiến thức về môi trường, và chuyện bảo vệ cây xanh vẫn dậm chân tại chỗ, nhóm Vì Một Hà Nội Xanh bỗng chuyển sang một hoạt động mới lạ. Ấy là ngồi xe jeep "nghệ sĩ" dạo phố và đi hát rong. Chỉ có thể mô tả những hoạt động này bằng ba chữ: "Chả liên quan". Khi bày ra chúng, Đoan Trang nhằm mục đích gì? Đơn giản là để chụp ảnh tự sướng, để đưa lên mạng và vào hồ sơ xin fund, nhằm chứng tỏ rằng nhóm người vô tích sự này vẫn đang có "hoạt động thực chiến", "hoạt động đường phố" sôi nổi, trong tinh thần trẻ trung, lôi cuốn thanh niên, và nhằm thực thi "quyền tự do biểu hiện". Nếu không có hoạt động lấp chỗ trống để kịp giải ngân, và để dư luận khỏi lãng quên, nhóm này chắc chắn giải tán trong một sớm một chiều.

Công thức hành động của Đoan Trang là như thế. Đầu tiên, Trang phải tạo cho mình một cái vỏ bọc chính danh, mà ai nhìn vào cũng cho là trong sáng, ngây thơ, vô hại và thánh thiện. Nấp sau vỏ bọc đó, cô sẽ tranh thủ được thiện cảm của đám đông. Từ đó, cô có thể lôi cuốn đám sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế về chính trị, hễ thấy lí tưởng, khẩu hiệu gì mới là lao ngay vào. Nhờ vỏ bọc này, cô cũng dễ dàng duy trì những hoạt động vô thưởng vô phạt để giải ngân và câu like trên Facebook. Quan trọng nhất, hễ bị chính quyền đụng vào, là cô có ngay vô số mĩ từ lung linh để đem ra ăn vạ. Chẳng hạn, mỗi lần chính quyền tóm Trang để điều tra về kế hoạch lật đổ bằng biểu tình mà cô đang thai nghén, báo lề trái sẽ phao vống lên rằng Cộng sản đàn áp một nhóm sinh viên bảo vệ môi trường, một nhóm bạn trẻ chơi nhạc trên đường phố, hoặc một nhóm học tiếng Anh.

Tôi không đánh giá lựa chọn của Trang là sai hay đúng. Tất nhiên, Trang vẫn có quyền dùng vở kịch dạy ngoại ngữ hoặc bảo vệ môi trường để che giấu tính toán chính trị của mình, rồi tố cáo Cộng sản vi phạm nhân quyền khi họ cấm cô diễn kịch. Tôi chỉ cảm thấy thủ đoạn này không sạch sẽ, và có phần lưu manh. Nói thẳng ra, bản chất của nó là nói dối.

Khi dùng khẩu hiệu "Vì Một Hà Nội Xanh" làm vỏ bọc để giải ngân, ăn vạ nhân quyền và lôi kéo người làm cách mạng biểu tình, Đoan Trang đã nói dối những độc giả, chính khách ngoại quốc, nhà tài trợ và thành viên nhóm thực sự tin cô.

Đoan Trang có thể trở thành một lãnh tụ biểu tình nhiều mưu mẹo và thành công, nhưng không thể trở thành một chính trị gia đứng đắn.

(còn nữa)

[Nhà Dân Chủ]

THƯỞNG THỨC KHIẾU ÂM NHẠC KINH KHỦNG CỦA "BAN NHẠC HÀ NỘI XANH":
https://www.youtube.com/watch?v=-VpmosO2E9Q
Nhà dân chủ độc tài

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Dòng sông yên bình


DÒNG SÔNG DÒNG ĐỜI

Bình yên nào của em tôi
sao đầy vơi nước mắt mặn môi
mảnh tim buồn của tôi ơi
dòng sông dòng đời bao giờ về với biển khơi

Trắng đêm uống cạn lệ tình
rơi trên vũng ngực cho mình xa nhau
xót chi giấc mộng vô thường
sông không về biển nỗi buồn quẫn quanh

Ngựa hoang một thời rong ruổi
chợ tình hằn những vết roi
bỏ thân một lần dâng hiến
trở về củng với thảo nguyên

Bình yên nào sẽ đến với em
hoa cúc xưa có nở bên thềm
dòng sông còn nhận chìm con sóng


khát khao tràn ánh mắt hồ thu

Lê Thiếu Nhơn với lối ngụy biện “kiểm dịch” đi ngược lại các giá trị nghệ thuật và nhân sinh




Lâu nay, giới văn chương xuất hiện những nhà văn, nhà phê bình, nhà báo văn hóa câu kết với nhau tạo thành một thế lực cát cứ, chuyên kéo quân đi “kiểm dịch” toàn thể giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Trong đạo quân kiểm dịch viên mẫn cán này, anh Lê Thiếu Nhơn – Ủy viên Hội đồng Lý luận-Phê bình của Hội Nhà văn TP.HCM – thường được nhắc tên như một chiến sĩ tiền phong xông xáo nhất. Hôm trước, biết tôi có hứng thú với các nhà kiểm dịch, bạn tôi đưa tôi đọc một bài mà anh Nhơn viết hồi 2012. Trong bài này, mang tên “Ai đủ sức viết diễn từ Nobel?“, anh Nhơn khăng khăng phủ nhận quyền tự do sáng tác, và hằn học mạt sát những nhà văn yêu cầu quyền tự do sáng tác.

Dù nhìn từ góc độ văn hóa hay pháp luật, những phát ngôn như vậy cũng gây ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sinh hoạt văn nghệ, trật tự xã hội và phẩm giá con người của chúng ta. Nên trước khi bàn sâu hơn về nạn “kiểm dịch” bừa bãi của giới kiêu binh văn nghệ nước mình, tôi xin phân tích bài của chiến sĩ Lê Thiếu Nhơn, để dẹp tan những lấn cấn của anh Nhơn về vấn đề quyền tự do sáng tác.

I- Trùng trùng ngụy biện

Nét nổi bật nhất nơi bài viết của anh Nhơn là nó nhiều ngụy biện.

Hãy lược bỏ mớ ngôn từ dẫn dắt và đánh lạc hướng, để nhìn rõ mạch logic chủ đạo trong bài viết của anh:

[Một nhà văn Trung Quốc giành giải Nobel] + [Trung Quốc không nới lỏng kiểm duyệt]

-> [Hệ thống kiểm duyệt xâm hại quyền tự do sáng tác không cản trở sự phát triển của các tài năng văn học]

-> [Những văn nghệ sĩ đòi hỏi quyền tự do sáng tác đều bất tài, đòi quyền tự do chỉ là một lối “làm dáng” để câu khách]

Trong mạch logic này, có hai lối ngụy biện chủ đạo:
Biến cái cá biệt thành cái phổ quát

_ Giải Nobel là một giải thưởng để vinh danh cá nhân. Nobel Văn học được trao cho cá nhân Mạc Ngôn, chứ không phải cho dân tộc Trung Quốc. Theo lập luận của Lê Thiếu Nhơn, khi một công dân Trung Quốc được giải Nobel, ta đã có bằng chứng vững chắc để tin rằng nền văn học Trung Quốc rất phát triển. Áp dụng lối ngụy biện này, ai cũng có thể đi đến kết luận rằng Mỹ và Trung Quốc là hai nước yêu chuộng hòa bình nhất thế giới, chỉ vì giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba và Obama.

_ Mạc Ngôn chỉ là một case cá biệt, không thể dùng một case cá biệt để chứng minh “qui luật phổ quát” tồn tại nơi giới nghệ sĩ toàn cầu. Chế độ kiểm duyệt xâm hại các quyền tự do căn bản chưa giết chết tài năng Mạc Ngôn, nhưng không thể lấy đó để chứng mình rằng nó chưa từng, và sẽ không giết chết những tài năng khác. Trừ kẻ dốt nát, hoặc những kẻ giả vờ dốt nát ra, có lẽ không ai không biết hậu quả thảm khốc và đau buồn của những “văn tự ngục” trong lịch sử. Ấy là chưa kể nếu tài năng của Mạc Ngôn không bị “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” ném khỏi trường tiểu học, rồi tạm chôn vùi trên bãi chăn thả gia súc, thì nó sẽ còn nảy mầm sớm hơn, và đã vươn xa hơn.
Áp đặt nguyên nhân cho kết quả

_ Khi yêu cầu quyền tự do sáng tác, mỗi nghệ sĩ lại có nhiều lý do riêng. Cần lưu ý rằng vì quyền này nằm trong phạm vi của quyền tự do phát biểu, được đề cập đến trong các văn kiện thuộc Bộ luật Nhân quyền Quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký thông qua, nên bất kể vì lý do gì, thì yêu cầu nêu trên cũng chính đáng. Tuy vậy, anh Lê Thiếu Nhơn lại vơ đũa cả nắm, khi tuyên bố rằng người ta yêu cầu quyền tự do sáng tác chỉ vì họ bất tài, hèn nhát và có nhu cầu “làm dáng” để trục lợi. Tôi nghĩ anh nên tự hỏi trong hội đồng chấm giải Nobel, những cây bút từng đoạt giải Nobel và lượng công chúng theo dõi giải thưởng ấy, có bao nhiêu người tin rằng quyền tự do phát biểu cần được xem như một quyền con người cơ bản và bất khả xâm phạm, ở mọi thời đại và mọi quốc gia.

Anh Nhơn, anh có nghĩ rằng họ đều bất tài? Anh có coi họ là “tầm thường và hèn nhát”? Anh có cho rằng họ chỉ đang “làm dáng” để trục lợi?

Nếu anh không dám chụp những lời mạt sát ấy lên đầu họ, thì sao lại một mực chụp chúng lên đầu giới nghệ sĩ Việt Nam?

Vì anh, cùng những “kiểm dịch viên” khác như Nguyễn Hòa, Chu Giang,… vẫn coi văn đàn trong nước như cái ao làng mà mình nắm quyền sinh quyền sát, thỏa sức kiêu binh lộng hành?

Vì khác với các cây bút xứ người, giới nghệ sĩ nước mình chưa biết mở mồm bảo vệ nhau, nên các anh mới tha hồ khôn nhà dại chợ như thế?

Hay đơn giản hơn, vì anh thiếu hiểu biết, nên không rành những chuyện nằm ngoài cái đáy giếng của giới văn công?



II- Thiếu hiểu biết

Nét nổi bật thứ hai nơi bài viết này là nó phơi bày sự thiếu hiểu biết của tác giả. Anh Nhơn dành một nửa bài viết để miệt thị những cây bút đòi hỏi “tự do sáng tác kiểu phương Tây”. Không thấy anh định nghĩa “tự do sáng tác kiểu phương Tây” là gì, và có gì khác tự do sáng tác “kiểu Việt Nam”. Trừ phi có những lí do bí ẩn khiến anh phải phát ngôn trái với hiểu biết của mình, tôi đành phải kết luận rằng anh hơi thiếu hiểu biết.

Về cơ bản, quyền tự do sáng tác thuộc phạm vi quyền tự do phát biểu. Đây là một quyền con người phổ cập, được quy định trong Bộ luật Nhân quyền Quốc tế mà Liên Hợp Quốc đã thông qua.

Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:

“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.“

Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị:

“Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng miệng, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác của sự lựa chọn của mình.”

Cả hai văn kiện này, Việt Nam đều đã ký. Một khi đã ký, phải có nghĩa vụ tuân theo.

Đã là quyền, thì phải được đảm bảo, bất kể mục đích của người đòi quyền.

Đã là phổ cập, thì phải có hiệu lực ở mọi nơi mọi lúc. “Quyền tự do sáng tác kiểu phương Tây”, suy cho cùng, là cụm từ vô nghĩa trên đầu môi những kẻ thiếu hiểu biết về chính trị và pháp luật.

Khi cho rằng chỉ người phương Tây mới có quyền tự do sáng tác, phải chăng các chiến sĩ “kiểm dịch” tin rằng người Việt không xứng đáng bình đẳng, bình quyền với người phương Tây?

Phải chăng dân tộc ta, nhân dân ta không xứng đáng được hưởng những quyền tự do, độc lập ấy? Và bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, cùng những máu xương mà nhân dân đã đổ để nó được thực thi, chỉ là một nhầm lẫn tai hại?

Nếu bản Tuyên ngôn Độc lập không nhầm lẫn, và nhân dân không nhầm lẫn, thì kẻ nhầm lẫn là nhà “kiểm dịch” Lê Thiếu Nhơn.

Chúng ta chúc anh Nhơn có sự can đảm tối thiểu để thừa nhận cái sai của mình. Và cũng chúc anh dành nhiều thời gian hơn để cải thiện tay bút.

Trong ròng rã nửa cuối bài, anh Nhơn sủi bọt mép ca thán về nền văn thơ nước Việt. Anh nhận định rằng các cây bút Việt đa phần bất tài và hèn nhát, chỉ loanh quanh viết vài thứ vuốt ve, mơn trớn để kiếm tiền và kiếm danh. Sau khi đọc thơ anh Nhơn cùng số bài vở mà anh đăng trên blog, tôi bắt đầu hơi đồng ý về nhận định này. Chẳng biết thơ anh có “giúp ích cho cuộc đời” không, nhưng tôi tin rằng nó tuyệt đối không “nâng cao thẩm mỹ của nhân loại”. Giá anh bớt thì giờ dành để đấu đá đua tranh, thì văn anh có khi đã đàng hoàng hơn một chút. Tôi không hiểu vì sao anh vừa chê cái thối của giới nghệ thuật Việt, vừa bỏ hàng năm ròng để nhai đi nhai lại cái thối này trên đầu môi chóp lưỡi, thay vì nhổ nó ra để tập trung cho việc sáng tác của bản thân.



Nguyễn Vũ Hiệp