Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

những truyện rất ngắn



Nguyễn Đức Tùng




1. DƯỚI BÓNG CÂY SANH

Khi về làng, trong một ngôi chùa mới xây lại trên nền cũ sau chiến tranh, một hôm vào buổi trưa, dưới bóng cây sanh có rễ dài, lá xanh mướt, tôi học được cách thấy một người đàn bà đẹp như một bộ xương đi đi lại lại, thấy một đứa trẻ vui đùa chạy nhảy trên cỏ như một người già hàng trăm tuổi tái sinh, thấy một người đàn ông đi trước cái cày như một vị hoàng tử bị đày ải vì phạm tội với vua cha. Tôi đã tập nhìn thấy một kẻ bán hàng gắt gỏng trong tiệm quần áo là nạn nhân của thời tiết nóng bức tháng sáu, tập nhìn một kẻ lười biếng hay bông đùa cũng quan trọng như một người giàu có mặt khó đăm đăm, một kẻ giàu khó mặt khó đăm đăm cũng giống hệt một gã trai chơi bời lêu lổng, tập nhìn thấy một người hàng xóm ích kỷ và gắt gỏng cũng giống như một lãnh tụ của nhân dân, tập nhìn thấy không có gì sai không có gì đúng không có gì phải không có gì trái không có trên không có dưới không có đêm không có ngày không có bên trong hay bên ngoài.

Vào lúc ấy tôi hiểu rằng hòn đá tôi ném đi trong vườn trưa của em chưa bao giờ rơi xuống.



2. CON CÁ

Tôi vào một tiệm ăn ở Paris gọi một con cá, một con cá nướng nhỏ và dài bày trên dĩa sứ trắng. Chiếc dĩa được hun nóng đến mức làm bỏng tay. Đó là một loài cá thu nhiều xương, khi bị ăn hết thịt, còn lại bộ xương cân đối gồm những chiếc xương mỏng dài uốn cong đều đặn như một chiếc lá. Mùi thơm của cá nướng bay đầy thân xác, tâm hồn, trí nhớ, bay lãng đãng trong buổi chiều mù sương, nơi tôi ngồi nhìn chiếc xương cá, ngẫm nghĩ về những tội lỗi của mình đối với một nhà văn.

Trong một buổi chiều tháng Chạp như hôm nay. Người ta kể rằng hôm ấy trời mưa suốt ngày, nước sông Thương sông Luộc dâng đầy các bờ bãi khi bọn chúng buộc giây chèn đá ném ông xuống mặt sông trong một chiếc bao tải túm miệng. Người ta kể rằng không một tiếng la hét vọng ra từ chiếc bao tải từ mặt sông hay từ đáy sông, nơi một con cá lớn đang chờ ông ở đó. Làm thế nào một nhà văn có thể bị nuốt chửng bởi một con cá? Hay chính ông đã nuốt lấy nó? Vào giây phút bàng hoàng tất nhiên con cá kia đã đứng sững lại, kiểu như một con chim đang bay qua bầu trời bỗng thôi đập cánh, dạng cánh ra, dừng hẳn lại trên đệm không khí, im phăng phắc.

Tôi ngồi thật lâu, lặng lẽ, đăm đăm nhìn lên mặt bàn, trên mặt bàn có một cái dĩa sứ lớn, trắng bóng, trong dĩa có một chiếc xương cá mỏng, như thể lịch sử đang bị bóc trần từng lớp, da, mỡ, thịt, mang, vảy, nội tạng, vi, một cách dữ dội, một cách ác độc, nhưng tôi chẳng thấy gì. Tôi đứng lên, mặc áo khoác vào, nhìn ra ngoài, trời đang mưa mỗi lúc một lớn, khi tôi ngoái lại một lần cuối, trên bộ xương cá chỉ còn lại hai con mắt, tròn và lớn, lồi ra để có thể quan sát nhiều chiều, được để lại, vì tôi có thói quen không ăn được mắt cá.



3. MỘT NHÀ CÁCH MẠNG

Không có ai trên đời, kể cả những kẻ hầu cận của ông, biết rằng ông là một kẻ thủ dâm và vì vậy ông không mấy khi cần đến phụ nữ. Tất nhiên trừ những trường hợp đặc biệt và nếu điều kiện cho phép, và những kẻ xung quanh đồng tình hoặc lơ đãng, ông không từ chối phụ nữ đẹp. Nhưng đã từ lâu, từ khi còn trẻ, do cuộc sống thường xuyên thay đổi, vẻ mặt ngoài khá khô khan của một chàng trai nghèo, ông không phải là mối hấp dẫn của phái đẹp, trừ một vài mối tình chân chính. Thói quen mà ông nghĩ là bệnh hoạn ấy, thực ra dưới ánh sáng của tâm lý học và bệnh lý học hiện đại, không phải là bệnh hoạn, những vẫn là bệnh hoạn đối với ông, và nhiều người, làm ông xấu hổ và giấu kỹ, làm ông trong thâm tâm bao giờ cũng thấy mình là một người trá hình, và có lỗi, và trẻ tuổi. Hơn thế nữa, một phụ nữ trẻ tuổi. Vì sao thói quen tình dục ấy lại thay đổi hình ảnh của chính mình trong tâm trí ông đến thế, không ai biết, ông không biết. Như một người phụ nữ trẻ, không cảm thấy thoải mái chút nào khi đứng trước mặt những lão già, cô bao giờ cũng thích thú và cảm thấy tự nhiên hơn khi được nhập bọn với những chàng trai trẻ, đó là lý do vì sao hầu hết những người cùng làm việc, những nhà cách mạng đồng chí, những cận vệ trung thành, những ngôi sao bao quanh ông, bao giờ cũng là những chàng trai trẻ nhỏ tuổi hơn ông khá nhiều, nhưng đối với ông, họ là những kẻ bằng đôi bằng lứa. Đôi khi ông tự hỏi, tại sao lại từ bỏ thói quen tình dục ấy, mà đi cưới một người đàn bà, vì ông có thể vừa thỏa mãn những nhu cầu thân xác chính đáng của mình, lại được vui vầy giữa những chàng trai trẻ tuổi như một cô gái. Trong một thân thể già nua, mảnh khảnh, là một tâm hồn tươi trẻ của một cô gái vừa qua tuổi dậy thì, sung sức, bầu ngực căng, da mát rười rượi, đòi hỏi, đòi hỏi, đòi hỏi, sẵn sàng vượt qua các giới hạn sáng tối của kiếp người.



4. NHỮNG BÀ MẸ CHỒNG

Những bà mẹ chồng ở đâu cũng có, không tránh được, miễn là chúng ta biết cách đối phó với họ. Đó là những người đàn bà nhỏ nhắn, từ quê lên, tay xách nách mang. Đó là những người đàn bà không biết dùng điện thoại nhưng nếu được chỉ dẫn, họ sẽ ôm cái điện thoại suốt ngày. Đó là những người khiêm tốn nhưng không thơ ngây, dại dột nhưng thông minh, khi gặp người lạ có thể hoàn toàn im lặng, nhưng khi đã quen có thể làm chủ cuộc chuyện trò với những chủ đề làm bạn ngạc nhiên. Những bà mẹ chồng có thể hoàn toàn không có khái niệm gì về chúng ta, nhưng dành suốt ba ngày điều tra về chúng ta ở những người hàng xóm, đó là những người có thể có những tài sản địa ốc khổng lồ ở Paris nhưng không bao giờ nhắc tới. Quê quán của những bà mẹ chồng bao giờ cũng ở nơi xa tít, mặc dù không hẳn là khỉ ho cò gáy nhưng rõ ràng bạn chưa bao giờ tới đó và bạn sẽ không bao giờ có ý định tới đó. Những bà mẹ chồng yêu mến con trai họ nhiều hơn khi chúng đã lập gia đình ngay với những đứa con trai ngỗ nghịch nhất, thời trẻ họ suýt đem bán, hay vừa cho vừa năn nỉ, thì khi chúng lấy vợ, tình mẫu tử sẽ trở lại không có gì ngăn được. Một người đàn ông đứng tuổi cũng như một chàng trai mới lớn, tỏ ra xa cách, hoàn toàn lạnh lùng khi nhắc đến mẹ mình, thậm chí chưa bao giờ cho bạn xem một bức ảnh của bà ta, và đó là một sự nhầm lẫn tai hại. Những người đàn ông ấy sẵn sàng nhân dịp đi công tác đâu đó, gọi về nhà bảo bạn là bận ở lại họp hành, lẳng lặng lái xe về thăm mẹ, ăn với bà một bữa tối. Những người đàn ông sẵn sàng đứng về phía mẹ mình ngay cả khi bà có lỗi. Nhưng những người đàn bà như thế không bao giờ có lỗi. Trong những buổi họp mặt gia đình, những người mẹ chồng thời nay không có vai trò gì, họ ăn uống ngập ngừng, chỉ chơi đùa với cháu, nếu họ có cháu, không ai nhắc đến họ vì những ngăn cách về văn hóa và ngôn ngữ, những người phụ nữ thời nay không cần phải sợ hãi bà mẹ chồng, vì họ độc lập, sống riêng với chồng con, không mấy khi phải nhờ vả về tiền bạc, vì những bà mẹ chồng ngày càng nghèo đi, không ai để dành được tiền bạc trong một thời kỳ nhiễu nhương.

Trong một tương lai không xa, những bà mẹ chồng sẽ biến mất.

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

nhà thơ nói thiệt



Nguyễn Hàn Chung







yêu nước, hám tiền, ham sex
là việc của nam phụ lão ấu
mê gái
là đặc sản của nhà thơ

nhà thơ
không mê gái
khó mà yêu dân yêu nước

không yêu nước
chỉ chằm hằm mê gái!

nhà thơ thiệt
lý trí toàn trị bản năng
thường đêm
phất cờ khởi nghĩa?

nhà thơ xoàng
thời nữ quyền tụt hạng bét
nhưng nếu không được quyền tụt
từ xăng pha nhớt đến ông già tám mươi
từ tổng thống đến bần dân sẽ nổi loạn
huống hồ

nhà thơ
nói thiệt khó nghe thiệt
không nói lại càng thiệt
nhà thơ

sự chết – và vài đề tài lân cận (phần 3)- tiểu luận 2: sự sống sau khi chết



Nguyễn Nhân Trí







Lời người Viết: Phần I và Phần II của bài SỰ CHẾT – và VÀI ĐỀ TÀI LÂN CẬN là Tiểu Luận 1, SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI GIỮA “SỐNG” VÀ “CHẾT”, khảo sát những gì được xem là sự “sống” và “chết” xảy ra đến thân xác vật chất của con người, và mọi sinh vật khác.

Ở đây, Tiểu Luận 2 SỰ SỐNG SAU KHI CHẾT? đề cập đến vài hiện tượng thường được gọi là “siêu nhiên”. Tiểu luận nầy bao gồm các đề tài sau:

– Giấc mơ muôn đời của nhân loại.
– Hệ thống thứ hai
– Hào Quang
– Giác quan ngoại thể
– Xuất hồn lúc sắp chết (Near death experience)
– Xuất hồn
– Linh hồn là một cá thể độc lập và trường cửu?
– Phụ Chú: vài lời sơ lược về phương cách kiểm chứng khoa học.

Những dữ kiện trình bày về đề tài “siêu nhiên” ở đây không phải là những câu giải đáp quả quyết về các hiện tượng nầy. Chủ ý của chúng chỉ là dựa trên nền tảng khoa học để xây dựng một môi trường dẫn đến những câu hỏi chính đáng về các hiện tượng trên.

Trong lãnh vực siêu nhiên, đa số người ta có khuynh hướng sẵn sàng đón nhận bất cứ cách giải thích nào đưa đến họ, nhất là những giải thích càng huyền bí thì càng dễ được yêu chuộng. Một số ít người khác, trong đó có tôi, lại cảm thấy cần thiết để cố gắng tìm hiểu và tìm kiếm một phương cách nào đó để giải thích, hay ít ra là “hòa giải”, giữa kiến thức khoa học và những niềm tin tâm linh.

Đối với tôi, hiện tượng siêu nhiên chỉ là những hiện tượng chưa được kiểm chứng và giải thích rõ ràng bởi khoa học. Một ngày nào đó khi sự hiểu biết và kỹ thuật con người tiến triển đủ thì nhiều hiện tượng được coi là siêu nhiên ngày nay sẽ trở thành kiến thức phổ thông. (Cách đây không lâu những người bị các chứng bệnh như tâm thần phân liệt, trầm cãm, v.v. đã từng bị xem là bị ma hành, quỷ ám.)

Một số những gì trình bày ở đây chỉ là một cuộc hành trình đi dọc theo vùng ranh giới giữa những hiểu biết đã được và chưa được chính thức công nhận bởi khoa học. Và chúng chỉ là những cách nhìn khác với cách nhìn quen thuộc dựa trên phong tục tín ngưỡng thường ngày.


TIỂU LUẬN 2: SỰ SỐNG SAU KHI CHẾT?

Để làm rõ phần nào ý nghĩa những danh từ dùng trong loạt bài kế tiếp, dưới đây là danh sách một vài từ Việt và Anh mà tôi cho là đồng nghĩa.

Tri thức = Consciousness
Tâm thức = Mind
Cá tính = Personality
Linh hồn = Soul
Thần thể = Spirit
Cá thể = Entity
Sinh thể, vật thể = Organism,

Giấc Mơ Muôn Đời của Nhân Loại
Khảo cổ học tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy giống người tiền sử Neanderthal (một chủng loại tương cận với giống người hiện đại của chúng ta trong quá trình tiến hóa, sống khoảng 60 ngàn năm trước Công Nguyên và nay đã diệt chủng) cũng đã từng có những lễ nghi mai táng đồng loại của họ. Điều nầy cho thấy rất có thể họ cũng đã có ý tưởng về một sự sống sau khi chết.

Hầu như mọi nền văn hóa cổ của nhân loại đều có những tôn giáo được xây dựng chung quanh một hình thức “sự sống sau khi chết” nào đó. Đây là khái niệm cho rằng sau khi xác thịt đã tiêu hủy thì linh hồn – hoặc tri thức – của mỗi người vẫn còn tồn tại hoặc dưới dạng thần thể từng cá nhân hoặc là một phần của một tri thức đại thể. Có những tín ngưỡng cho rằng linh hồn của tổ tiên vẫn còn cư ngụ ở nơi họ đã từng sống, có tín ngưỡng cho rằng linh hồn sẽ thăng hoa về thế giới của người chết, hoặc có thể tái sinh, mặc dù không cần thiết phải là trở lại dưới dạng con người. Vô số tôn giáo dựa vào các tín ngưỡng tương tự như trên đã được thành hình từ khi các nền văn minh xưa cũ nhất trên thế giới vừa mới phát triển.

Có lý thuyết cho rằng khuynh hướng mong mỏi một đời sống sau sự chết, và sáng tạo ra một viễn ảnh về nó, đã nằm trong chất liệu di truyền của con người. Đây là giấc mơ muôn đời của nhân loại. Có người cho rằng đây chỉ là do ảnh hưởng văn hóa, xã hội, tín ngưỡng. Dù gì đi nữa thì câu hỏi “có sự sống sau khi chết hay không” có lẽ sẽ luôn luôn khó trả lời một cách chắc chắn. Thí dụ, có một hiện tượng được ghi nhận khá thông thường gọi là “near death experience” (“trải nghiệm lúc sắp chết”). Đây là khi một người trong trạng thái hôn mê (thí dụ như lúc vừa bị tai nạn hay đang nằm trên bàn mỗ, v.v.) nhưng có thể “thấy” như họ “xuất hồn” tách lìa ra khỏi thân thể và quan sát được những gì đang xảy ra chung quanh một thời gian ngắn trước khi “trở về” thân thể họ và tỉnh lại.

Nhiều người cho rằng hiện tượng nầy là bằng chứng cho thấy sự hiện hữu của linh hồn, và do đó sự sống sau khi chết. Nhiều khoa học gia sau khi điều tra hàng ngàn trường hợp hồi sinh sau khi chết vẫn chưa thể hoàn toàn tuyệt đối đồng ý hay phủ nhận quan điểm trên.

Câu hỏi “có sự sống sau khi chết hay không” rất phức tạp vì nó tùy thuộc một phần vào nhiều câu hỏi khác thí dụ như: Sự sống thật sự là gì? Linh hồn là gì? Tri thức là một quá trình sinh hóa, hay nó cần có một linh hồn hay một thần thể riêng biệt cư ngụ trong một thân xác vật chất để hiện hữu? v.v.

Trong Phần I và II tôi đã nói về vài khía cạnh của câu hỏi "Sự sống, và sự chết, thật sự là gì?" Trong Phần III ở đây và Phần IV sắp tới tôi sẽ đề cập đến vài sự kiện liên quan đến "thần thể phi vật chất","tri thức", "linh hồn", "sự sống vĩnh cửu", v.v

Hệ Thống Thứ Hai
Chúng ta có thể dùng kiến thức khoa học ngày nay về chức năng của tế bào, về hệ thần kinh, về tính xúc tác của enzyme, về điện từ trong não bộ, v.v. và v.v. để giải thích được quy tắc vận hành vật chất của cơ thể một con người. Tuy vậy, có nhiều hiện tượng có vẻ như cho thấy ngoài phần cơ thể vật chất thì mỗi người dường như còn có một hệ thống vận hành thứ hai nữa.

Hệ thống thứ hai nầy, theo định nghĩa, phi vật chất. Nhiều người cho rằng những hiện tượng và khả năng được cho là “siêu nhiên” của con người (thí dụ như xuất hồn, thần nhãn, thần giao cách cảm,v.v.) đều có thể giải thích được nếu dùng khái niệm hệ thống thứ hai trên. Để phân biệt với phần hệ thống cơ thể vật chất, có người gọi hệ thống thứ hai nầy là phần thần thể phi vật chất.

Vấn đề là không ai có thể xác định rõ ràng (theo phương pháp khoa học có kiểm chứng bởi thực nghiệm) hệ thống thứ hai nầy có thật sự hiện hữu không, và nếu có thì nó là gì. Nhiều người gọi nó là “thần thể”, hay “linh hồn”.

Các môn phái thần học hay tôn giáo tín ngưỡng khác nhau đều có những định nghĩa khác nhau đôi chút về thần thể hay linh hồn là gì. Điểm tương đồng rõ rệt nhất của mọi tôn giáo là linh hồn hiện hữu song song “bên trong” thân thể một người khi họ còn sống và tiếp tục hiện hữu mãi mãi “bên ngoài” cơ thể vật chất sau khi chết. Có những môn phái thần học và tín ngưỡng (thí dụ như nhiều tôn giáo Á Đông như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, v.v.) cho rằng thú vật cũng có thần thể hay linh hồn. Có những tôn giáo (thí dụ như Thiên Chúa Giáo) cho rằng chỉ có con người mới có linh hồn.

Thay vì định nghĩa thần thể hay linh hồn một cách trực tiếp, ở đây trước hết chúng ta hãy quan sát một vài hiện tượng trong thiên nhiên có thể và có vẻ như liên quan đến vấn đề nầy.

Hào Quang
Trong nhiều kinh sách có các bức tranh vẽ những thần, thánh, Phật, Chúa, v.v. với hào quang chung quanh đầu họ.

Những kinh sách cổ Ấn Độ về hệ thống các “điểm chứa thần khí” hay “tụ điểm nhân điện” (chakra) trong cơ thể con người có nói về dạng hào quang nầy và cho rằng nó liên quan mật thiết đến linh hồn. Các thiền phái Ấn Độ cho rằng hào quang nầy phát xuất từ nguồn “sinh khí” bao trùm và cần thiết cho tất cả mọi sinh vật mà họ gọi là Prana, nó chính là một phần của thần thể của người đó. Theo họ thì một người càng mạnh khỏe, nhất là về mặt tâm linh, thì hào quang của họ càng tỏa ra rộng lớn và sáng chói. Nhiều phái thần học cho rằng hào quang (hay “trường nhân điện”) của mỗi người thể hiện tình trạng sức khỏe vật chất lẫn tâm linh cũng như những cảm tính, tình cảm, ước vọng, lo âu, v.v. sâu kín nhất của họ. Đường “sinh khí” và những điểm chứa thần khí trong thiền môn Ấn Độ hầu như trùng hợp với các huyệt đạo trong ngành châm cứu của Trung Hoa, Nhật Bản và Đại Hàn.

Trong nhiều thí nghiệm từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thập niên 1970, người ta đã có thể chụp ảnh được một dạng “hào quang” chung quanh thân thể con người. Những hào quang nầy ôm theo thân thể, hình vóc của mỗi người và có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau tùy theo mỗi cá nhân. Dạng hào quang nầy cũng hiện diện chung quanh thân thể các sinh vật khác. Người ta cũng có thể chụp ảnh được hào quang chung quanh những con thú và thực vật.

Người ta cho thấy các hào quang trên là một dạng điện từ trường. Các dụng cụ chụp được hào quang nói trên có khả năng ghi nhận các điện từ trường cực nhỏ. Mỗi tế bào trong mọi sinh vật được cấu tạo bởi vô số những phân tử và nguyên tử; thành phần chính của những phân tử, nguyên tử nầy là hạt điện tử, proton, neutron, v.v. có mang điện. Tổng hợp tất cả cường độ điện của chúng tạo nên một điện trường nhỏ giao động rất nhanh không ngừng trong mỗi tế bào. Sự giao động của điện trường sinh ra từ trường. Những người làm thí nghiệm nầy cho rằng cách cấu tạo và vận hành của các tế bào trong cơ thể một sinh vật gây nên một điện từ trường xung quanh nó. Hầu như mọi sinh vật đều có thể có hào quang.



Khi chụp ảnh và quan sát hào quang của một chiếc lá, người ta thấy rằng hình dạng và màu sắc hào quang nầy thay đổi nhiều lần trong thời gian chiếc lá còn sống trên cây. Hào quang của một chiếc lá đã bị ngắt rời ra sẽ phai nhạt dần dần khi chiếc lá héo đi rồi biến mất sau khi chiếc lá chết hẳn. Nhiều người cho rằng các thí nghiệm trên là bằng chứng khoa học cho thấy sự hiện hữu của một trường năng lượng (energy field) hay trường sinh lực (life force) nằm trong mỗi chiếc lá, và tương tự trong mọi sinh vật kể cả con người.

Có một thí nghiệm tường trình rằng nếu cắt bỏ đi một mảnh của chiếc lá rồi chụp ảnh lập tức thì hào quang của nó vẫn còn giữ nguyên vẹn hình dạng chiếc lá ấy. Phần hào quang nơi mảnh lá bị cắt mất vẫn có đầy đủ từng đường gân, từng sớ chỉ của nó tuy nhiên với cường độ sáng mờ hơn phần chiếc lá còn lại. Các chuyên gia thí nghiệm trên cho rằng phần hào quang “ma” trên cho thấy trường sinh lực nằm trong chiếc lá vẫn có thể hiện hữu tuy thân thể vật chất của nó đã bị mất đi.

Nhiều người bị cụt chân tay thỉnh thoảng có cảm tưởng như phần chân tay đã cụt của mình vẫn còn ở đó. Có người còn có khi bị ngứa hay đau trên phần chân tay đã mất. Có những người giải thích rằng đây là vì phần trường năng lượng (hoặc “sinh khí”, “sinh lực”, “thần khí”, “nhân điện”, v.v.) của phần chân tay bị cụt vẫn còn đó.

Cho đến đây, chúng ta có thể nghĩ rằng những gì tường thuật trong các thí nghiệm trên có vẻ như là bằng chứng khoa học giải thích được phần nào các lý thuyết về hào quang, trường sinh lực, v.v. trong thần học. Tuy vậy, khi nhìn kỹ vào phương cách khảo cứu trên thì người ta nhận thấy một số lỗ hổng quan trọng.

Trước nhất, những dụng cụ thu nhận được hào quang trên các động thực vật cũng có thể dùng để sản xuất hào quang trên các vật vô tri giác. Nhiều vật thể như đồng tiền, cây viết chì, viên sỏi, chiếc chìa khóa, v.v. đều tỏa ra các hào quang tương tự khi được đặt vào các dụng cụ trên. Vì các vật thể vô tri giác không thể nào có sự sống do đó không thể nào kết luận quả quyết rằng hào quang trên động thực vật là những trường năng lực mang sự sống.

Kế tiếp, người ta nhận thấy cường độ hào quang của một vật thể tăng giảm mạnh yếu tùy vào độ ẩm của vật thể đó. Vì nước là một chất dẫn điện tốt, một vật thể càng ẩm ướt càng có vẻ tỏa ra hào quang rộng sáng. Điều nầy đặt nghi vấn lên thí nghiệm về chiếc lá. Khi một chiếc lá bị ngắt ra khỏi cây, độ ẩm bên trong nó đương nhiên bị giảm dần do đó không có gì lạ lùng cả nếu hào quang của nó cũng thay đổi theo.

Trong thí nghiệm chiếc lá bị cắt xén, sự thật là có khi người ta chụp được phần hào quang “ma” của phần lá bị cắt xén, tuy nhiên cũng có khi người ta không chụp được gì cả. Sau khi kiểm tra tận tường, người ta thấy nếu mặt phẳng nơi chiếc lá nằm được lau chùi cẩn thận trước khi chụp ảnh thì không có hiện tượng hào quang “ma” xảy ra. Lý do là vi khi chiếc lá nguyên vẹn được đặt lên mặt phẳng trên, đôi ít độ ẩm từ thân chiếc lá dính lên mặt phẳng ấy. Sau khi chụp ảnh hào quang của chiếc lá nguyên vẹn, người ta cầm chiếc lá lên và cắt xén một mảnh rồi đặt trả nó lại xuống cùng chỗ cũ. Trên mặt phẳng lúc nầy đã có sẵn một ít độ ẩm theo hình dạng mảnh lá đã bị cắt bỏ đi. Vì thế khi chụp ảnh một lần nữa người ta vẫn có thể thấy được phần hào quang “ma” hơi mờ yếu hơn.

Khi giải thích theo khoa học về hiện tượng phần chân tay bị cụt vẫn có cảm giác còn ở đó, người ta có thể dùng kiến thức về cách vận hành của thần kinh hệ trong thân thể con người. Các cảm giác ngứa hay đau trên chỉ là vì trong não bộ người nầy vẫn còn những thần kinh và tế bào đã từng kiểm soát và điều khiển phần chân tay đã mất. Những thần kinh và tế bào nầy vì lý do gì đó đôi khi bị khơi động bởi những tín hiệu đã có sẵn trong bộ nhớ của chúng nên đem đến người ấy các ảo giác trên.

Tóm lại, tuy các lý thuyết về hào quang, nhân điện, v.v thường được cho rằng tương ứng với những thí nghiệm khoa học trên nhưng trong thực tế thì cho đến nay vấn đề nầy vẫn chưa thể kết luận một cách quả quyết được.

Giác Quan Ngoại Thể
Nhiều sinh vật trong thiên nhiên có thể phát ra một vùng điện từ trường với cường độ rất lớn so với dạng hào quang vừa kể trên. Vùng điện từ trường nầy có tác động tích cực và ích lợi cụ thể cho sự sống còn của chúng.

Nhiều loài cá, lươn, v.v. dùng điện từ trường để rà tìm thức ăn. Khi một con mồi lọt vào vùng điện từ trường của chúng thì chúng có thể “thấy” được hình dáng, vị trí của nó mặc dù nó có thể đang trốn sâu dưới đáy bùn. Một vài thủy vật loại nầy có thể phát ra vùng điện từ trường rộng cả mét chung quanh toàn thân của chúng. Những điện từ trường nầy có thể được điều chỉnh mạnh yếu hay vặn tắt mở tùy ý. Chúng cũng dùng điện từ trường nầy để định hướng khi di chuyển trong những nơi không có ánh sáng.



Cho đến nay người ta chỉ tìm thấy các sinh vật dưới nước có khả năng trên. Các sinh vật sống trên bờ dường như không có khả năng tương tự. Có thể đó là vì nước là một môi trường dẫn điện rất dễ dàng hơn so với không khí.

Các thủy vật vừa kể trên khi cần thiết có thể dùng điện từ trường, và não bộ, như một dạng giác quan nằm hẳn bên ngoài cơ thể chúng. Do đó có thể nói rằng các thủy vật trên cảm thấy và nhìn thấy được thế giới chung quanh bằng một giác quan ngoại thể (không trực tiếp nằm trên cơ thể). Và từ đó cũng có thể nói rằng trong lúc ấy tri giác của chúng dường như đã được di chuyển hẳn ra ngoài phần cơ thể vật chất của chúng.

Nếu bây giờ xét về khi một người đang trải qua hiện tượng “xuất hồn” thì chúng ta có thể nói rằng đó cũng chính là khi tri giác của họ đã được di chuyển ra hẳn bên ngoài phần cơ thể vật chất của họ. Có nghĩa là lúc đó người ấy có khả năng “nhìn” và “nghe” được bằng một giác quan khác hẳn đôi mắt và đôi tai họ vẫn dùng thường ngày.

Nhìn lại các loài thủy vật vừa nói ở trên, có khi nào con người có một dạng điện từ trường tương tự mà thường ngày họ không hề cảm biết? Có khi nào điện từ trường nầy thường ngày nằm thụ động và chỉ được bật mở lên trong những điều kiện bất thường (thí dụ như khi cơ thể đang gặp nguy cơ sắp chết)? Có khi nào điện từ trường nầy cho phép một người cảm nhận thế giới chung quanh họ với một cảm giác giống như họ đang được tách rời hẳn khỏi cơ thể vật chất của họ? Có khi nào vì chúng ta không quen thuộc với cách hoạt động của giác quan nầy nên chúng ta có ảo giác là đang “xuất hồn” hay không?

Có nghĩa là khi xét về hiện tượng gọi là “xuất hồn”, thay vì giải thích rằng “đó là phần linh hồn đang tách rời ra khỏi phần cơ thể vật chất” thì có thể nào chúng ta đưa ra một giải thích khả dĩ khác là “có một giác quan đặc biệt của cơ thể đưa đến ảo giác trên”?

Xuất Hồn Lúc Sắp Chết (Near Death Experience)

Có hàng ngàn trường hợp những người trong trạng thái sắp chết sau khi hồi tỉnh tường thuật rằng họ đã “xuất hồn” ra khỏi xác. Nói đúng hơn, khi hiện tượng trên xảy ra, những người nầy đang ở trạng thái được xem là đã chết (ngưng hơi thở, ngưng tim đập). Trong nhiều trường hợp, những người nầy được bác sĩ cứu cấp làm hồi sinh trở lại, nhiều trường hợp khác họ tự hồi tỉnh lại sau một thời gian ngắn.



Thạc Sĩ Raymond Moody là người đầu tiên dùng từ “near death experience” (viết tắt là NDE, tạm dịch là “trải nghiệm lúc sắp chết”) để diễn tả hiện tượng nầy trong quyển “Life After Death” (“Sự Sống Sau Khi Chết”) xuất bản năm 1975. Tuy nhiên hiện tượng nầy đã từng được ghi chép từ xa xưa trong lịch sử. Triết lý gia Plato từ năm 360 trước Công Nguyên có nói về một người lính tên Er sau chết trận đã hồi sinh lại. Câu chuyện nầy kể rằng Er thấy hồn mình bay ra khỏi thân xác lên thiên đàng và được phán xét cùng lúc với nhiều linh hồn khác.

Nếu giải thích hiện tượng NDE theo thần học thì đây là khi thần thể (hay linh hồn) một người xuất ra khỏi xác và sau đó trở về nhập lại vào cơ thể họ. Trong thời gian hồn lìa khỏi xác, họ kể rằng họ có thể làm, nghe, thấy những điều mà thường ngày họ không thể nào làm, nghe, thấy được. Tiêu biểu, nhiều người kể lại thấy bay qua một đường hầm đầy ánh sáng. Họ cho đây là biên giới giữa sự sống và sự chết. Nhiều người kể lại họ gặp những nhân vật huyền bí với hình dáng bao phủ bởi ánh sáng chói rực, hoặc có khi những thân nhân đã chết từ lâu. Những nhân vật huyền bí trên thường là Chúa, Phật, tiên, thánh tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng của người ấy.

Những người trải qua hiện tượng nầy cũng thường có cảm giác bay lên cao và có thể nhìn thấy mọi diễn biến đang xảy ra chung quanh thân xác vật chất của họ. Nếu đang trong một phòng (thí dụ trong bệnh viện) thì họ có thể nhìn xuống từ một góc trần nhà và thấy bác sĩ y tá đang xúm xít cố gắng hồi sinh họ. Họ có thể thấy rõ ràng mọi vật kể cả thân thể bất động của chính mình. Có nhiều trường hợp họ thấy mình bay cao hẳn lên không trung hay đi đến những địa phương xa hẳn nơi thân thể họ đang nằm. Có những người mù bẩm sinh vẫn có thể kể lại những chi tiết rõ ràng chung quanh mà thường ngày họ không thể nào thấy được. Một số người cũng kể lại thấy toàn thể cuộc đời họ từ lúc sơ sinh cho đến hiện tại diễn ra trước mắt giống như một cuốn phim chiếu nhanh.

Hầu như tất cả những người đã trải qua NDE sau khi tỉnh dậy đều nói về một cảm giác vô cùng an bình, thoải mái, sung sướng và phần đông đều không muốn trở lại với thân xác trần gian của họ. Chỉ có một số nhỏ có cảm giác sợ hãi khi ở trong trạng thái nầy.

Rất nhiều trường hợp trên có thể được kiểm chứng khá rõ ràng cho nên khó phủ nhận rằng tất cả chỉ là những câu chuyện vô căn cứ hay bịa đặt. Phải có một cái gì đó xảy ra đến những người trải qua NDE.

Khoa học cho đến nay chưa thể giải thích hoàn toàn thỏa đáng được vấn đề nầy. Có phải đây chính là bằng chứng của linh hồn? Hay bằng chứng của sự sống sau khi chết? Hay chỉ là ảo giác gây ra bởi các yếu tố bên ngoài và thay đổi hóa chất trong não bộ trong lúc sắp chết? Có nhiều lý thuyết khác nhau về hiện tượng nầy.

Cho đến nay chưa ai có thể tổ chức được thí nghiệm nào đưa một người đến trạng thái gần chết đến độ họ có thể “xuất hồn” tạm thời (và an toàn) rồi theo dõi và xác định lời người ấy kể lại có thật sự xảy ra hay không. Tuy nhiên hầu hết những cảm giác của hiện tượng NDE đều có thể được giải thích bằng sinh học và tâm thần học.

Giác quan của một người định nghĩa thế giới chung quanh họ là gì. Những gì một người “nhìn thấy” được chẳng qua là do cách não bộ thu nhận và “phiên dịch” các tín hiệu đến từ những giác quan của họ. Con mắt của động vật (kể cả con người) thật ra chỉ là một dạng máy thu ảnh rất tồi tàn. Khi ánh sáng đi vào qua các thủy tinh thể, võng mạc, v.v. thì những thần kinh thị giác ngay sau mắt chúng ta chỉ nhận được các hình ảnh lờ mờ, chập chờn, méo mó. Tuy vậy, khi các tín hiệu trên vào đến não bộ thì chúng được chọn lọc và phối hợp với những kinh nghiệm thu lượm được để “phiên dịch” ra thành những hình ảnh chính xác và trung thực. Nguyên lý vận hành nầy cũng xảy ra tương tự cho các giác quan khác. Nói cách khác, não bộ chúng ta mới chính là bộ phận cho phép mỗi người cảm nhận được thế giới chung quanh một cách chính xác trong khi các giác quan chúng ta chỉ có thể thu nhận được những tín hiệu rất rối loạn và thiếu hoàn hảo.

Khi bị chấn động mạnh ở nhiều vùng não, nhất là ở những khu điều khiển thị giác và xúc giác, thì một người dễ có các ảo giác kỳ lạ có thể tưởng như là đang tách rời ra khỏi thân thể. Nhiều khi tuy một người đang hôn mê nhưng mắt họ vẫn có thể còn hé mở, tai họ vẫn còn thu nhận âm thanh nên thị giác và thính giác họ vẫn còn cảm nhận ít nhiều những gì xảy ra xung quanh. Tuy nhiên vì sự xáo động não bộ kể trên, khả năng định vị của họ có thể bị sai lệch hẳn gây ra cảm tưởng đang nhìn thấy từ các vị trí và góc cạnh khác bên ngoài cơ thể.

Ngoài ra, trong những khi vừa mới bị tai nạn, hoặc đang nằm trên bàn mổ, hoặc bị ngộp nước, v.v. thì nhiều bộ phận lẫn giác quan trong cơ thể một người có thể tạm thời ngưng hoạt động, hoặc một phần hoặc toàn bộ. Não bộ khi bị thiếu ô-xy có thể phản ứng gây ra những ảo ảnh kể cả các vùng ánh sáng đang lan rộng dần ra trước mắt. Một người bị ảo ảnh nầy có thể cảm thấy mình đang bay vào một đường hầm sáng chói.



Những loại thuốc như ketamine hay PCP cũng có thể gây ra các cảm giác rất giống như những người trải qua NDE kể lại. Thật ra nhiều người sau khi chịu ảnh hưởng các loại thuốc trên kể lại cảm giác như đã thật sự chết rồi.

Cảm giác êm ả, an bình tột cùng trong lúc trải qua NDE có thể chỉ là kết quả của các chất endorphin được sản xuất cao độ trong não bộ những lúc cơ thể gặp xáo động mạnh hay nguy hiểm cực kỳ căng thẳng. Thí dụ một số người sống sót sau khi té từ một độ rất cao (lúc leo núi hay nhảy dù chẳng hạn) thường có đủ thời gian để nhận biết rằng mình sắp chết; họ kể lại các cảm giác bình thản tương tự nói trên (mặc dù họ không hề trải qua hiện tượng NDE trong thời gian nầy).

Nói cách khác, sự kết hợp giữa các yếu tố như thiếu ô-xy, giác quan bị sai lầm, khả năng định vị rối loạn, quá liều endorphin, v.v có thể là lý do gây ra các cảm giác hầu như vô thực thường được tưởng lầm là đã bay thoát khỏi thân thể vật chất hay đang ở những cõi thế giới khác.

Một điều cần biết là khi giải đoán những tín hiệu cung cấp bởi giác quan, nếu não bộ đối diện các dữ liệu không đầy đủ hoặc kỳ lạ thì nó sẽ phối hợp chúng với những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có trong tiềm thức để phân tích và cố đưa đến một giải đáp hợp lý nhất. Nói cách khác, não bộ có khuynh hướng sử dụng những gì chúng ta “đã biết” để diễn giải thành những gì chúng ta “đang nghe thấy”. Đó là tại sao chúng ta có thể nhìn thấy, và nhận thấy, dễ dàng những gì chúng ta đã biết và quen thuộc; trong khi đó chúng ta thường tuy có thể nhìn thấy nhưng không thể nhận thấy được những gì hoàn toàn xa lạ với kinh nghiệm sẵn có của chúng ta. Não bộ của chúng ta khi không nhận diện được một dữ kiện hoàn toàn xa lạ, nó có khuynh hướng tạm thời gạt bỏ nó qua một bên và dùng những dữ kiện quen thuộc hơn đã có sẵn để diễn giải lập tức những gì đang xảy ra. Phản ứng nầy có giá trị sinh tồn trong đời sống thiên nhiên. Những sinh vật có thể phản ứng nhanh chóng trước mọi diễn biến đối diện nó thường có nhiều cơ hội sống còn hơn những sinh vật phản ứng chậm chạp.

Chúng ta thường không biết rõ trong tiềm thức chúng ta chứa đựng những gì. Có những ký ức đã nằm đó từ nhiều năm, có những nhận thức vừa vô tình được thu nhận vài giây đồng hồ qua. Một điều chắc chắn là tri thức (consciousness) và tâm thức (mind) của con người có những khả năng mà khoa học ngày nay chưa thấu hiểu được. Có lý thuyết cho rằng khi một người nhìn thoáng qua một trang sách, tri thức và tâm thức họ thường có thể thu nhận toàn thể mọi chữ, mọi hình ảnh trên trang sách đó trong tích tắc và cất trọn vào tiềm thức. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng triệu hồi những chi tiết đó từ tiềm thức khi cần thiết. Một số ít người được cho là có “trí nhớ như máy chụp ảnh” (photographic memory) là những người có khả năng nầy, họ chỉ cần nhìn thoáng qua một cái gì là có thể nhớ và lập lại lại rõ ràng từng tiểu tiết sau bất kỳ thời gian bao lâu.

Lý thuyết trên giải thích các trường hợp NDE mà người ta có thể thấy được những gì họ cho rằng ngoài sự hiểu biết của họ. Nhiều khi một người đã từng biết qua những sự kiện, dữ liệu, cảnh trí, v.v. đã xảy ra trong đời họ mà không hề để ý hoặc nhớ đến. Tuy vậy tri thức và tâm thức họ vẫn “chụp ảnh” chúng và tích trữ trong tiềm thức. Như vừa nói ở trên, khi cần thiết thì não bộ sẽ đem những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có trong tiềm thức để phối hợp với những tín hiệu cung cấp bởi giác quan. Vì không biết mình đã có sẵn kiến thức nầy nên một người có thể ngạc nhiên không hiểu tại sao có thể “nghe thấy” được những sự kiện, dữ liệu, cảnh trí, v.v. mà họ nghĩ rằng họ chưa từng trải qua.

Khoa học ngày nay vẫn chưa giải thích được hoàn toàn tất cả chi tiết về hiện tượng NDE. Bất cứ cách giải thích nào hầu như cũng có những trường hợp cho thấy nó hoặc không áp dụng được hoặc không đồng nhất. Mặt khác, cho đến nay cũng chưa có trường hợp NDE nào sau khi trải qua một quá trình kiểm nghiệm khoa học nghiêm nhặt mà vẫn có thể cho thấy chỉ có “linh hồn lìa khỏi xác” là cách giải thích khả dĩ duy nhất mà thôi.

Trở lại cách giải thích “ảnh hưởng do thiếu ô-xy” đã đề cập ở trên chẳng hạn, một cựu phi công chiến đấu cơ (do đó qua quá trình luyện tập và thực nghiệm ông rất kinh nghiệm về các triệu chứng thiếu ô-xy trong cơ thể) sau khi chính ông trải qua hiện tượng NDE cho biết những cảm giác do thiếu ô-xy ông thường gặp rất khó chịu, ngột ngạt và rối loạn so với các cảm giác êm ả, thanh lặng, bình thản vô cùng của NDE. Mặt khác, như đã nói, cũng có một số người trải qua hiện tượng NDE với cảm giác sợ hãi và khủng hoảng.

Có vài trường hợp lúc đang trải qua NDE người ta kể lại họ đã thấy một đồ vật gì đó; sau khi kiểm chứng thì quả thật có đồ vật ấy và chỗ nó nằm là một nơi mà tầm mắt bình thường của bất cứ ai ở trong phòng ấy không thể nào thấy nó được. Nếu các chuyện nầy có thật đi nữa thì cũng có thể có nhiều giải thích khả dĩ khác nhau. Như đã nói ở trên, tri thức và tâm thức của một người có thể ghi giữ những chi tiết và dữ kiện chung quanh mà họ không hề hay biết. Thí dụ có một đồ vật nằm trên cao ngoài tầm mắt trong phòng; tuy nhiên hình ảnh nó vẫn có thể phản chiếu lên những tấm kính cửa sổ chung quanh và thị giác của một người có thể vô tình thu nhận được hình ảnh trên mà họ không hề để ý. Khi trải qua NDE, não bộ của họ pha trộn kiến thức sẵn có nầy với những tín hiệu rối loạn từ các giác quan đang tạm thời hư liệt để đưa đến cảm giác họ đã thấy được vật dụng đó trong khi đang bay lơ lửng trên trần nhà.

Nếu muốn đi sâu hơn vào con đường trơn trợt của lãnh vực khoa học bán chính thức (parascience) để giải thích về các trường hợp NDE vừa kể trên thì chúng ta cũng có thể vận dụng đến lý thuyết giác quan đặc biệt đã đề cập đến trước đây. Theo lý thuyết nầy, lúc cơ thể ở trong điều kiện nào đó, thí dụ như khi gặp tình thế nguy kịch, thì có khi nó tự khởi hoạt một giác quan đặc biệt có thể giúp một người cảm nhận, và nghe thấy, được những gì xảy ra ở những khoảng cách chung quanh từ các vị trí và góc cạnh bên ngoài hẳn cơ thể thật sự của họ. Giác quan đặc biệt nầy có thể hoạt động ngay cả khi toàn bộ ngũ quan của họ đang tạm thời đóng kín. Có thể vì không quen thuộc với cách vận hành của giác quan đặc biệt nầy người ta có cảm giác như họ đang bay thoát ra ngoài thân xác vật chất của họ mà vẫn có thể cảm nhận, nghe, thấy mọi sự việc.

Tôi nhìn nhận trước ở đây rằng lý thuyết “giác quan đặc biệt” sử dụng trong cách giải thích vừa rồi chưa hề được kiểm nghiệm nghiêm nhặt theo phương pháp khoa học và không nhất thiết được công nhận bởi mọi người. Một số người có thể cho cách giải thích trên gượng gạo, chấp vá và khó tin. Tuy vậy nó vẫn không vô căn cứ và vô lý hơn cách giải thích cho rằng có một linh hồn phi vật chất nhưng vẫn có thể cảm nhận được những chấn động sóng của các năng lượng vật chất (thí dụ như ánh sáng và âm thanh).

Có một điều không thể phủ nhận được là những gì một người thấy trong trạng thái NDE chịu ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa, phong tục và tín ngưỡng của người ấy. Bằng chứng là chưa bao giờ có ai đạo Thiên Chúa mà khi xuất hồn lại thấy gặp được Phật Thích Ca, hay ngược lại chưa bao giờ có Phật tử nào kể lại họ đã gặp Giê-Su hay Đức Mẹ.

Hơn nữa, những người đã xuất hồn đều kể lại họ thấy mình đang mặc quần áo, có trường hợp là quần áo giống như cơ thể của họ đang mặc, có trường hợp quần áo khác. Hiện tượng nầy có vẻ như cho rằng quần áo của họ cũng có thần thể, và khi thần thể một người xuất ra khỏi cơ thể vật chất của họ thì thần thể của các quần áo nầy cũng đồng thời xuất ra khỏi cấu trúc vật chất của chúng!

(còn tiếp)

Bé trai 3 tuổi tố cáo kẻ giết mình ở "kiếp trước"


Một cậu bé 3 tuổi đột nhiên kể lại rành mạch việc mình bị sát hại ở kiếp trước như thế nào và còn nhận diện chính xác nơi chôn giấu xác chết, hung khí cũng như kẻ sát nhân.
Ở một khu vực gần biên giới Syria, có tên gọi là Cao nguyên Golan, một cậu bé nói, bản thân nhớ mình từng bị giết hại. Ban đầu, không ai tin lời cậu bé, cho mãi tới khi em dẫn các già làng tới địa điểm chôn xác chết.


Đi cùng nhóm cao niên trong làng là tiến sĩ Eli Lasch. Ông Lasch được biết như người có công phát triển một hệ thống y tế của chính quyền ở Gaza. Ông Lasch đã chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra sau đó.

Dân làng đã đào bới ở địa điểm mà cậu bé nhận diện là nơi chôn vùi xác "kiếp trước" của mình, và quả quyết bộ xương vẫn còn ở đó. Điều kỳ lạ là, một vết rìu chém lớn trên bộ xương tìm thấy tương đồng với một vết bớt trên đầu của cậu bé.

Cậu bé kể, mình từng bị giết chết bằng một chiếc rìu, rồi dẫn các già làng tới địa điểm mà kẻ sát nhân đã chôn giấu hung khí. Mọi người quả thực đã đào được một chiếc rìu ở đó.

Cậu bé tiếp tục dẫn mọi người tới ngôi làng mình từng sống ở kiếp trước và nói cho họ biết tên của mình hồi đó. Khi người dân của ngôi làng "kiếp trước" này được hỏi về một người đàn ông có tên như cậu bé tiết lộ, họ kể, người đàn ông ấy đã mất tích cách đây 4 năm và chưa bao giờ trở về kể từ đó.

Hãy nhớ rằng, cậu bé "kiếp này" mới 3 tuổi.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ hơn cả là, cậu bé có thể nhớ chính xác kẻ sát nhân là ai. Khi cậu bé thời hiện tại mặt đối mặt với kẻ đó, khuôn mặt của hắn đột nhiên trở nên trắng bệch và bắt đầu cư xử vô cùng khả nghi.

Sau khi cậu bé dẫn những người khác tới chính xác địa điểm chôn giấu xác chết và hung khí, kẻ sát nhân đã chịu thua và thú nhận tội ác. Cuối cùng, hắn cũng bị truy tố trước pháp luật.

Tuấn Anh(Theo Diply.com)



Ever since he was two years old and first started talking, Cameron Macauley has told of his life on the island of Barra. Cameron lives with his mum, Norma, in Glasgow. They have never been to Barra.

He tells of a white house, overlooking the sea and the beach, where he would play with his brothers and sisters. He tells of the airplanes that used to land on the beach. He talks about his dog, a black and white dog.

Barra lies off the western coast of Scotland, 220 miles from Glasgow. It can only be reached by a lengthy sea journey or an hour long flight. It is a, distant, outpost of the British Isles and is home to just over a thousand people.

Cameron is now five, and his story has never wavered. He talks incessantly about his Barra family, his Barra mum and Barra dad. His Barra dad he explains was called Shane Robertson and he died when he was knocked down by a car.

He has become so preoccupied with Barra and is missing his Barra mum so badly that he is now suffering from genuine distress.

Norma considers herself to be open-minded, and would like to find out if there is any rational explanation for Cameron's memories and beliefs that he was previously a member of another family on Barra. Her first port of call is Dr. Chris French, a psychologist who edits The Skeptic magazine which debunks paranormal phenomena.

Not surprisingly, he discounts any talk of reincarnation mooting that a child's over-active imagination can be fed by the multitude of television programmes available and the easy access to the Web. Norma is not convinced, she does not believe that Cameron has ever watched programmes that could have provided this information.

Norma's next step is a visit to Karen Majors, an educational psychologist whose speciality is children and their fantasy lives. She considers that Cameron's accounts are very different to normal childhood imaginary friends.

It has become clear to Norma that there are no easy answers to the questions thrown up by Cameron's memories. Cameron has asked, persistently, to be taken to Barra. Norma has finally decided to make that journey.



https://www.youtube.com/watch?v=uBkJLTTea34

Chúng Ta Muốn Làm Khán Giả Nạn Nhân Hay Diễn Viên Chủ Động?


"

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường"! Đây là lời thở than của Bà Huyện Thanh Quan cách đây cả trăm năm! Quả thật cho đến hôm nay, những sinh hoạt và mô thức chính trị cũng như tôn giáo quả là những hí trường với đầy đủ tính cách và đặc tính bi hài của nó. Nhưng không phải như Bà Huyện than thở trách cứ "tạo hóa"! Mà chính chúng ta, chúng ta là tác giả chủ động cuộc hí truờng này! Vấn đề là ý thức hay vô thức! Diễn viên tác động hay khán giả nạn nhân mà thôi! Vì nếu KHÔNG CÓ CHÚNG TA, CUỘC HÍ TRƯỜNG NÀY KHÔNG THỂ HIỆN HỮU và KỊCH BẢN KHÔNG AI VIẾT ĐUỢC, và CHẲNG CÓ ĐẠO DIỄN hay DIỄN VIÊN!!!

Cũng như tổ cò, nhà nuớc, quốc gia, lãnh tụ, anh hùng, cha già, má non dân tộc dân téo, giáo hoàng giáo héo, thuợng tọa bàn mông v.v làm sao có nếu không có chúng ta, ý thức hay vô thức, tham dự tích cực?

Cuộc hí trường đầy dẫy những tên đạo diễn, thủ vai chính hoành tráng khệnh khạng là do chính chúng ta đóng góp nuôi dưỡng phục dịch:



  

Các giáo chủ, giáo hội diễn những trò đạo đức huấn lệnh và tín lý của "chân lý tình thương, bác ái bao dung v.v" với tất cả những dối trá hành động băng hoại ngược ngạo nhãn tiền.

Các lãnh đạo nhà nuớc chính phủ liên tục dối trá trơ trẽn với những "pháp luật", "công lý" vì "dân chủ nhân quyền" trên những đòn thù, thủ đoạn bạo nguợc và các cuộc chiến tranh đẫm máu man rợ.


Các nhà nuớc thay nhau bạo nguợc bất nhân và cũng thay phiên nhau tố cáo lẫn nhau là hiếu chiến vi phạm "dân chủ, pháp trị và nhân quyền"

Chỉ cần lấy cái mốc gần nhất là ngày 9/11 năm 2001, cả nhân loại này đã nghe tận tai, thấy tận mắt những trò kịch luộm thuộm này của các định chế chính trị tôn giáo và báo chí!

Cả một nhà nuớc chính phủ trâng tráo và trơ trẽn dối trá giữa thế giới và tiến hành chiến tranh đàn áp tiêu diệt sinh hoạt của hàng loạt các xã hội với hàng triệu sinh mạng đàn bà, trẻ em vô tội, với sự ủng hộ đồng tình của cả một khối "văn minh tự do nhân quyền pháp trị".



  

Các giáo sĩ giáo hội thay phiên nhau cầu nguyện Chúa Trời, Alah, và thay phiên nhau ra huấn thị, ban phép lành cho những tên "SÁT NHÂN" QUÂN LÍNH của họ đi tàn sát "đối thủ" với "lòng từ bi bao dung bác ái" của "đấng siêu việt toàn năng"

Và hầu như tất cả quần chúng nhân dân, trừ những nhóm người thiểu số nhận thức cao, nhẫn nhịn làm khán giả xem những tuồng hề đắt giá sinh mạng nhân phẩm con nguời!

-Obama nhận giải Nobel Hòa Bình vừa cổ võ chiến tranh vừa tiến hành chiến tranh, hợp pháp hóa tra tấn!

-Mỹ lên án Việt Nam vi phạm "quyền tự do thông tin" mạng!
-Âu Mỹ tố cáo Nga, Hoa vi phạm nhân quyền, pháp trị!
-Nga, Hoa tố cáo Âu Mỹ vi phạm công pháp nhân quyền!
-Việt Nam tố cáo Trung Quốc bá quyền lấn chiếm lãnh thổ!
-Miên Lào tố cáo Việt Nam bá quyền lấn chiếm lãnh thổ!
-Hàn Quốc Tố cáo Nhật vi phạm lãnh thổ!
-Trung Quốc tố cáo Nhật vi phạm lãnh thổ "tổ tiên"!
-Mỹ nâng ngân sách quốc phòng lên hàng ngàn tỉ với quân đội có mặt khắp năm châu bốn biển, tiến chiếm hết nuớc này nuớc kia, nhưng tố cáo Trung Cộng gia tăng quân sự vũ khí!
-Trung Cộng tố cáo Nhật gia tăng quân sự hiếu chiến khi hoàn tất hàng không mẫu hạm trực thăng! Trong khi Trung Quốc mua và tái trang bị hàng không mẫu hạm của Nga!

Unknown GOP Senator Blocks Bill Requiring Email Search Warrants

Uproar Over New Details on German NSA Ties

NSA Aftermath: German Firms Scramble to Boost Data Protection

Greenwald Testifies to Brazil Senate Panel; Says He Has Huge Cache of Snowden Files
Japan Navy Unveils Biggest Warship Since WWII on Hiroshima Atomic Bombing Anniversary
US Criticizes Vietnam Internet Control Law

Pope Francis is not contradicting Benedict XVI over order to 

Những màn kịch hề chèo hủ lốn nghịch lý dối trá trơ trẽn và sống suợng của bọn lãnh đạo chính trị, giáo chủ tôn giáo v.v liệt kê không xuể!

Tại sao chúng lại mặt trơ mày đá đến thế???

Bởi chúng biết đại đa số chúng ta chỉ muốn an phận làm khán giả với suy nghĩ hoang tưởng ngây ngô rằng "an phận để được làm khán giả bình an"!!!

Cuộc hí truờng của xã hội chúng ta không như cuộc hí truờng trên sân khấu nhỏ, nơi chúng ta có chọn lựa để mua vé tham gia hoặc ở nhà làm KHÁN GIẢ NGOÀI CUỘC BÌNH AN- để an phận vỗ tay hay cuời mỉm thưởng thức - rồi ra về thanh thản,và đứng ngoài cuộc khi nó hạ màn một và tiếp diễn màn hai.

Cuộc hí trường xã hội của chúng ta nó nghiệt ngã hơn, nó KHÔNG CHỈ bắt chúng ta tham dự không được từ chối, mà còn phải nai lưng đua tự do nhân phẩm tiền của và sinh mạng của chúng ta ra để làm nền xây dựng những vở tuồng cho chúng đạo diễn và đóng những vai vĩ nhân anh hùng!

Chỉ là chúng ta có tham dự trực tiếp CHỦ ĐỘNG hay tham dự gián tiếp bị động như những kẻ nô lệ nạn nhân mà thôi- và cuối cùng, muốn hay không muốn, hậu quả ảnh hưỏng của hành xử các diễn viên trực tiếp cũng tác động ập xuống đầu tất cả mọi khán giả.

  

Và những nạn nhân khán giả vẫn thường là những kẻ có ẢO TUỞNG RẰNG MÌNH ĐANG ĐỨNG NGOÀI SÂN KHẤU XEM TUỒNG! (tôi không thích chính trị! Tôi chỉ muốn làm ăn kinh tế, chẳng muốn giây vào chính trị! Tôi đứng ngoài cuộc v.v). Họ có biết đâu cuộc đời ích kỷ hèn kém ngu ngơ của họ đã là cái "vé" đắt giá đã trả ra rồi!!! Họ mặc nhiên cung cấp tài vật xương máu hạnh phúc tự do của cá nhân họ cho màn kịch của những kẻ đạo diễn mỗi lần nó đổi vai đổi tuồng... nhất nhất họ đều tuân thủ trả giá, cái giá đắt nhất, thiệt thòi nhất... và vẫn nghĩ rằng họ không dính gì đến những màn kịch"chính trị giơ bẩn" kia!

Hí Truờng Cuộc Đời, nó cho chúng ta sự lựa chọn: Làm DIỄN VIÊN chủ động cái hí truờng miên viễn đó, để chủ động sinh mạng hạnh phúc nhân phẩm cuộc đời mình, biến những kịch bản tàn bạo thô thiển dơ bẩn kia thành những chuơng trình vui tươi hạnh phúc, những kịch bản có hậu cho cuộc đời của chính mình; hay chỉ làm KHÁN GIẢ nhưng phải đóng góp cả cuộc đời của mình làm công cụ NẠN NHÂN cho đạo diễn.

Chỉ trong cuộc chiến Việt Nam thôi, các khán giả nạn nhân Việt không thèm "tham gia chính trị" là 3 triệu! Chưa kể những kẻ sống sót tật nguyền mất mát và lạc hậu đói khổ vì kịch bản "tổ quốc độc lập" cho đến khi Âu Mỹ hiên ngang vào lại đầu tư "mở cửa"!

Các khán giả nạn nhân lính Mỹ 58 ngàn và bao nhiêu là tâm hồn vỡ nát tự tử sau đó!

Và hí truờng này đang tiếp tục diễn những vở tuồng cổ điển "quốc gia nhà nuớc, thiên chúa, thuợng đế, an ninh quốc gia tự hào đất nuớc" v.v với những kỹ thuật sân khấu "tiến bộ" và "văn minh" hơn!

Chỉ có những thức gia mới biết và hiểu rõ vị thế "không chọn lựa" của con nguời để can đảm chọn lựa tự trách nhiệm chủ động làm diễn viên tích cực điều khiển kịch bản và sân khấu cuộc đời này cho hạnh phúc nhân phẩm của mình, sao cho tuơng xứng với cái giá mỗi cá nhân bắt buộc phải trả như nhau không có lựa chọn!

Tùy mỗi chúng ta! Có hợp tác san sẻ cùng nhau làm những diễn viên tích cực chủ động cuộc đời mình trong cái sân khấu chung của cuộc nhân sinh này, hay để mặc một bọn côn đồ gian manh đạo diễn xương máu của chúng ta cho quyền lực riêng của chúng nó như đã từng kéo dài suốt bao ngàn năm qua?

nkptc

Cuộc sống xoay vần, trong họa có phúc



Có nhà vua nọ sống trong cung điện nguy nga. Một lần nhà vua vui mừng tiếp kiến với một giáo sĩ Do Thái đặc biệt, vị giáo sĩ này sống ở thủ đô của vương quốc. Hai người trò chuyện về các chủ đề khác nhau, định lực và trí tuệ sắc bén của giáo sĩ làm nhà vua ngạc nhiên hết lần này đến lần khác. Không ai có thể so sánh trong vai trò cố vấn và trí tuệ của giáo sĩ thông tuệ.

Nhà vua có một niềm đam mê du ngoạn trong đất nước, ông mời vị giáo sĩ cùng đi để họ có thể thảo luận về diễn biến của vương quốc. Trong cuộc nói chuyện, vị giáo sĩ Do Thái luôn đan xen vào cuộc đàm thoại ý tưởng của đấng tối cao, sự an bài của Chúa, không ngừng nói về các sự kiện xảy ra với sự hiện diện huyền bí của bàn tay Chúa trời.

Trong chuyến đi chơi, nhà vua quyết định đi săn. Vị giáo sĩ Do Thái được nhà vua lựa chọn để làm người bạn đồng hành, vua nhấn mạnh rằng vị giáo sĩ phải đi săn cùng với ông. Không quen thuộc với các môn thể thao, vị giáo sĩ dò dẫm với cây súng trường, và một tai nạn đáng tiếc xảy ra khi viên đạn vô tình thoát khỏi cây súng. Một tiếng thét lớn xuyên qua rừng, và không ai khác hơn chính là của nhà vua, vì trong lúc loay hoay với cây súng giáo sĩ đã bắn nhầm vua, làm mất một ngón tay của Ngài.

Trong cơn giận dữ nhà vua ra lệnh bỏ tù vị giáo sĩ, cận vệ nhanh chóng đưa giáo sĩ vào một trong các buồng giam của lâu đài.

Năm tháng trôi qua chấn thương của nhà vua từ từ chữa lành. Bàn tay Ngài đã mạnh mẽ hơn, và mong muốn có một chuyến đi chơi. Cuối cùng nhà vua lên kế hoạch một chuyến đi xa hoa nhất đến nhiều vùng đất xa xôi.

Trong suốt chuyến đi của mình, nhà vua đã thiếu đi sự khôn ngoan và sự đồng hành của vị giáo sĩ nọ.

Nhà vua đã được cảnh báo trước không được rời khỏi khu vực cắm trại, vì người bản địa thù địch lẩn nấp. Nhưng tinh thần mạo hiểm của nhà vua được châm ngòi bởi ý tưởng nhìn thấy khu vực cấm đó. Trong chuyến du ngoạn bên ngoài trại, nhà vua đã bị bắt bởi các bộ lạc ăn thịt người. Theo tập quán của họ, họ kiểm tra “hàng hóa” của họ trước khi nấu. Họ đã hoảng hốt khi thấy rằng các món ăn hấp dẫn trước mắt họ có một ngón tay bị mất tích. Ngay lập tức họ tuyên bố đó là điềm xấu, và thả vua gần khu trại của Ngài. Nhà vua ngay lập tức thay đổi hướng và chỉ đạo đoàn tùy tùng của mình trở về nhà, ông muốn nói chuyện với giáo sĩ Do Thái.

Khi họ đến thủ đô, vua lập tức ra lệnh thả vị giáo sĩ. Nhà vua hỏi vị giáo sĩ: “Này giáo sĩ, ông đã luôn luôn nói về an bài của Chúa, và tất cả mọi việc là từ trời ban xuống và điềm tốt cho chúng ta, và ta đã thấy ở đây. Nhưng giáo sĩ, ta có một câu hỏi: Đâu là an bài của Chúa mà có liên quan đến ông? Ông đã ở trong ngục tối một thời gian; có gì là điềm tốt trong đó?”

Vị giáo sĩ mỉm cười khi ông trả lời: “Tâu bệ hạ, nếu tôi không ở trong ngục tối, tôi sẽ đi với Ngài, và tôi đã bị ăn thịt rồi”. Nhà vua hỏi tiếp: “Bài học gì cho chúng ta khi trải qua những việc này?”

Sau khi một số suy nghĩ giáo sĩ Do Thái đã trả lời:

“Cuộc sống xoay vần, trong họa có phúc. Chúng ta phải có niềm tin rằng tất cả những kinh nghiệm của chúng ta, ngay cả những việc dường như tiêu cực, thực sự vẫn là điều tốt.”

Từ Ân biên dịch
(Nguồn sưu tầm)
(Đại Kỷ Nguyên VN)

7 bài học làm Người



Tác giả: nghethuatsong.org

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.


Thứ nhất, “học nhận lỗi“. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, “học nhẫn nhục“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiềulời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

———-

http://vietdaikynguyen.com/v3/72291-7-bai-hoc-lam-nguoi/

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

MẶC NIỆM THU



PHƯƠNG UY



Ảnh Phạm Hoài Nam



ngày ngôn từ đã vỡ
tôi cố gửi đến em một nỗi nhớ
cơn bất lực tràn về
tiếng nói bị hút vào bóng tối trống rỗng
đêm loãng ra trong hỗn mang nắng
con thạch sùng ngồi hát lời tay
tiếng thét trong giấc mơ ngày úp mặt
mấp máy hình môi
những giọt màu vặn vẹo hổ phách
chốn mai phục của cơn buồn
phác họa nỗi đau không lời
chiếc não bệnh tật nở ra trong màu xanh giả tưởng
người đàn ông về nằm thu lu trên đám rêu
chữ thì thầm bị rỗng ruột
nỗi nhớ được trả lại
không thể gửi được gì cho nickname Người dùng Facebook
vỏ ốc vòng xoay
khai quật một cảm thức cũ giữa hình hài bài thơ cũ
niềm vui tan biến đã lâu
ngày thất lạc một bụi ố rách rưới
hài cốt ngôn từ được tẩm liệm
về cháy dưới mù sâu.

THƠ NGUYỄN VĂN ĐÔN






Nguyễn Văn Đôn -
Sinh năm 1982, Nguyễn Văn Đôn  hiện sống ở Tây Ninh, là công nhân cạo mủ cao su. Thơ của Đôn thật đến lạ lùng như những dòng viết về mình và những ghi nhận về thi ca của chính tác giả. 




Mặc định


Con gà xé vỏ quả trứng chui ra
mặc định cái nhìn đầu tiên nhận mẹ
Con chó chẳng phân biệt được màu xanh với màu đỏ
nên mặc định cái mũi, đôi tai nhận chủ

Và tôi mặc định cái nhìn đầu tiên về một bài thơ
nó có vần, nhịp như những đứa trẻ vỗ tay hát
và chẳng bao giờ thắc mắc
thế nào là một bài thơ tự do ?




Bốn rưỡi chiều



Nơi quán cà phê ngã tư đường quen thuộc
những câu chuyện không đầu không đuôi
về mủ cao su, mía, mì rớt giá
về buôn bán ế ẩm
những tiếng thở dài
chợt ngưng

Những ánh mắt, đôi tai hướng lên cái màn hình ti vi treo ở góc tường
rồi lại nhìn xuống tay mình dò dẫm
những dãy số được đọc đi đọc lại

Có tiếng ồ lên tiếng nuối
xen lẫn tiếng chửi thề rồi
tất cả bị vo tròn trên tay
bị ném ra vệ đường
lăn lóc

Nhà thơ nhấp một ngụm cà phê
rít một hơi thuốc
ngã lưng
nhìn khói thuốc vẽ vòng
lơ đãng

“ Dù sao nó cũng sống trọn một ngày
hơn những bài thơ…”





69



Hắn lẳng lặng viết lên tờ giấy trắng con số 69
To
Đậm
Màu đỏ và
Xoay từ từ ngược chiều kim đồng hồ
và quan sát
Xoay từ từ thuận chiều kim đồng hồ
và quan sát

Bất giác hắn cười khằng khặc
“ Ra vậy ! “
Tháng chín
người ta vẫn ra rả tung hô về con số 69.





NGUYỄN VĂN ĐÔN

Hiếu tâm và Vu Lan




VÕ TẤN KHANH

Năm vừa qua, tôi bảy mươi tuổi, mẹ tôi qua đời. Vậy là mùa Vu-lan sắp tới đây, trên ngực áo tôi sẽ cài một bông hoa trắng. Nhớ ngày nào, mới năm ngoái đây thôi, rằm tháng Bảy tôi đến chùa, các em thiếu nhi Phật tử bưng mâm hoa đến, dợm lấy cành hoa trắng, tôi phất tay và chỉ đóa hoa hồng. Em bé ngước nhìn tôi: “Bác chừng này mà vẫn còn bông hồng sao?”. Tôi cười và chợt nhìn thấy cô thiếu nữ đi bên cạnh em, có lẽ là một chị huynh trưởng, trên gương mặt có thoáng một nét buồn; nhìn kỹ hơn thì thấy trên ngực áo cô gái, chỉ bằng tuổi con tôi, có đính một nhành hoa trắng; tôi thoáng thương cảm cho cô và thấy mình thật là hạnh phúc.

Mẹ tôi mất vào năm chín mươi sáu tuổi, so với mọi người là “Thượng thọ”. Trước khi mất một vài năm, mẹ sống đời “thực vật”. Chúng tôi, năm anh chị em đã có gia đình riêng, phân công nhau mỗi người một đêm về ngủ với mẹ, dù đã có thuê người làm. Tất nhiên, vì công việc gia đình với những bận bịu riêng, thời gian đều đặn như vậy kéo dài, cũng có người đâm ra ngao ngán, thậm chí còn cằn nhằn “sống lâu chỉ tội khổ cho con cháu”. Lúc này mẹ đã không còn biết gì, và tôi nghĩ, nếu biết, chắc mẹ sẽ âm thầm đau khổ. Dân gian vẫn còn hay nói “Một bà mẹ nuôi cả bầy con, nhưng cả bầy con không nuôi nổi một bà mẹ”. Những ngày cuối đời cơ thể tàn úa quắt queo, mẹ nằm co quắp. Nhìn mẹ, tôi không cầm nổi nước mắt. Ngày mẹ mất, lo đám xong, mẹ đã yên nghỉ chỗ nằm, tối hôm đó về, tôi quỳ trước bàn linh, úp mặt, mặc cho nước mắt tuôn trào. Tất nhiên, con cái mỗi đứa có một nỗi buồn khổ riêng, nhưng với tôi, nỗi đau này kèm theo một mất mát lớn lao không gì bù đắp nổi.

Là một đứa con trai muộn mằn, mẹ thương tôi nhất nhà khi anh em nhiều người đã yên bề gia thất. Cho đến năm tôi ngoài ba mươi tuổi, hằng buổi đi chợ về, bao giờ dưới đáy rổ cũng có một gói thuốc lá thơm Lucky của Mỹ; chẳng những vậy, trái cây trong vườn hái về hay chè bánh cúng xong, lúc nào cũng dành phần ngon nhất và dặn mọi người để riêng cho “thằng đó”. Nhưng có lẽ nỗi ưu tư lớn của mẹ về tôi, là vấn đề vợ con. Tha thiết tới độ, người bạn gái nào đến nhà, bà cũng “chấm”: Má thấy nó được cái này cái nọ, thậm chí, các em nữ sinh đến thăm thầy, mẹ cũng “chấm” được đứa này, đứa kia. Nhiều lúc tôi phải cằn nhằn. Nhớ có lần một cô bạn đến chơi cả ngày, ở lại cơm trưa, phụ mẹ và chị tôi bếp núc, thấy mẹ lăng xăng ân cần, tôi đâm ra buồn cười, và lợi dụng lúc riêng, tôi làm bộ hỏi nhỏ: “Được không má?”. Bà cười mãn nguyện. Vậy mà sau khi người bạn về, tối hôm đó, tôi nằm ở phòng riêng, mẹ vào ngồi mọp dưới chân giường, đặt cả hai tay lên gối tôi nằm, hỏi nhẹ nhàng: “Chuyện hồi trưa con nói, có thiệt không?”.

Thế rồi tôi cưới vợ, không phải những người mẹ đã “chấm”, nhưng bà vô cùng hạnh phúc và, quên cả tuổi tác, quê mùa, cùng ba tôi vượt mấy trăm cây số, qua bao nhiêu núi đèo để lo đám cưới, cứ như là chuyện của chính ba mẹ, chớ không phải của tôi. Ba tôi không may mất sớm khi chưa đến bảy mươi. Ông không còn sống để cùng tôi già, cũng như từ nay, không đợi tôi già, mẹ đã bỏ ra đi. Tôi thấy mình hụt hẫng. Đúng như lời người cha dạy con trong Grands coeurs của De Amicis, mà Hà Mai Anh đã chuyển ngữ rất tuyệt vời: “Trong đời con chắc chắn sẽ có những ngày buồn rầu thảm đạm, nhưng cái ngày buồn thảm nhất chính là ngày con mất mẹ con… rồi đây, con sẽ trưởng thành, những cuộc phấn đấu sẽ làm cho con trở nên người mạnh mẽ. Nhưng dù lớn đến mức nào, khỏe đến mức nào, không có mẹ, con cũng là một đứa trẻ chơ vơ không nơi nương tựa…”. Bây giờ tôi là đứa trẻ đó. Những ngày vợ con ở xa, một mình trong căn nhà thờ rộng vắng hay giữa vườn cây lá rậm ri, tôi thấy mình thật bơ vơ lạc lõng. Không có nỗi cô đơn nào thấm thía bằng tuổi già phải sống một mình. Vậy mà, trong suốt mấy chục năm, chúng tôi đã để mẹ một mình trong chủ quan mỗi đứa con khi ỷ lại đã đóng góp để thuê người giúp việc. Ngày mẹ còn, mỗi khi thấy vợ hay các em tôi hành xử thiếu cân nhắc, tôi đã cố dằn lòng để giữ hòa khí gia đình; nhưng những lúc riêng tư, tôi thường nói nhẹ: “Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, dâu rể đối xử với mình như vậy, mà ngày đó không thể nào tránh khỏi”. Trong cuộc sống, nếu có những điều không như ý, tôi vẫn thường cố nhịn, bởi tôi học được ở ba mẹ tôi chữ “nhẫn”. Nhẫn, nhưng không nhục, vì cả ba mẹ tôi đều là những người có học và đạo đức nhất làng. Phải nói là thời đó, ở nhà quê, người phụ nữ biết chữ, dù chỉ biết đọc biết viết thôi, đồng trang với mẹ, có lẽ mẹ tôi là người duy nhất, cho nên đã chịu thương chịu khó để cả bầy con đều thành đạt, hiểu trong phạm vi một làng, một xã. Ngày nay các con cháu chúng tôi trưởng thành, giỏi giang về mọi mặt, tôi vẫn cho là do phước báu của gia đình và trên tất cả là ba mẹ tôi, tức ông bà của chúng.

Vu-lan, mùa báo hiếu. Kinh Phật có dạy phải đền đáp “tứ trọng ân”, nhưng lại sắp theo thứ tự dân gian, ân phụ mẫu để sau cùng. Thế nhưng, ai cũng biết, không đền đáp được ân phụ mẫu thì lòng nào trả được những ân kia? Vả, lời Phật cũng dạy: “Chữ hiếu đứng đầu muôn hạnh”. Ngày nay, xã hội phát triển, đời sống phơi bày trước mắt không được mấy hạnh. Có lẽ cái hạnh đầu tiên, hạnh hiếu như cái đà đã gãy sụp, các bước sau hụt hẫng cả chăng? Không đâu xa, nhìn sang các nước bạn láng giềng, lịch sử cho thấy họ còn chịu nhiều bất hạnh, tai họa hơn ta, vậy mà, với lòng tự trọng tuyệt vời, họ đã cùng nhau kế thừa những truyền thống cao đẹp đáng để cả thế giới ngạc nhiên. Vậy thì cái gì đã cướp đi của chúng ta gia tài luân lý đạo đức mà ông bà dày công vun đắp?

Sơn hải cao thâm
Hiếu tâm vi tế.

Không ai tự nhiên có mặt ở đời, cũng không ai từ sơ sinh đến trưởng thành, không có bàn tay vỗ về chăm chút của cha mẹ. Nghĩ đến việc đền ơn là hiếu, nhưng trong cuộc sống bây giờ, có mấy người thường xuyên nghĩ đến?