" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015
Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử
Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang
Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.
Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo.
Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa.” Trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau.
Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản. Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21,” kéo dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.
Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị,” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa.” Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc Trung Quốc và Indonesia.”
Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy Trung Quốc làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.
Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô trước đó. Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.
Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh. Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.
Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.
Cũng có một vấn đề với thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa.” Nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa,” cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào. Ngoài ra, được các học giả Trung Quốc ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của Trung Quốc trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.
Có lẽ, như nhiều người Trung Quốc khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của Trung Quốc cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.
Thế nhưng, một số quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.
Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của Trung Quốc. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa Trung Quốc và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.
Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực.” Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người Trung Quốc bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.
Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.
Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế Trung Quốc cổ đại. Còn đối với Trung Quốc, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái lập trật tự thế giới Trung Quốc cổ đại được biết đến dưới tên gọi thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.
Tansen Sen (Thẩm Đan Sâm) là phó giáo sư tại trường Đại học Baruch, Đại học Tổng hợp Thành phố New York. Chuyên ngành của ông là lịch sử và các tôn giáo châu Á, ông đặc biệt quan tâm về lĩnh vực quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, thương mại Ấn Độ Dương, Phật giáo, và khảo cổ học về Con đường Tơ lụa. Ông là tác giảcuốn “Buddhism, Diplomacy, and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400” (University of Hawai’i Press, 2003) và đồng tác giả (với Victor H. Mair) của cuốn “Traditional China in Asian and World History” (Association for Asian Studies, 2012).
Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang
Thậm chí người Mỹ cũng không tin cậy các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ
Thậm chí người Mỹ cũng không tin cậy các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ
Kichbu theo topwar.ru
Viện xã hội hội học của Hoa Kỳ Gallup đã tiến hành một cuộc khảo sát thường lệ đối vớiđất nước về sự tin cậy của người dân Hoa Kỳ đối với phương tiện truyền thông của Mỹ. Đó là nói về sự tin cậy/ không tin cậy giới truyền thông Hoa Kỳ. Đối với các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ kết quả thu được thật đáng thất vọng.
Hóa ra rằng chỉ có khoảng 40% người Mỹ xem các phương tiện truyền thông tin tức của Hoa Kỳ đưa thông tin ở trong nước và trên thế giới đầy đủ, chính xác và đúng sự thật. Đây là chỉ số kỷ lục thấp nhất trong lịch sử của các cuộc điều tra như vậy. Mười năm trước, hơn 54% số người được hỏi ở Hoa Kỳ tin tưởng vào các phương tiện truyền thông của họ. Vào giữa những năm chín mươi, mức độ tin tưởng vào phương tiện truyền thông của công dân Mỹ vượt trên 60%.
Các chuyên gia Mỹ gắn kết các chỉ số này không phải với việc rằng các phương tiện truyền thông tin tức ở Mỹ trở nên kém khách quan hơn, mà với việc rằng internet phát triển mạnh mẽ, và công dân Hoa Kỳ tự mình có khả năng so sánh tính khách quan của thông tin trongcác nguồn khác nhau.
Thật khó để xem nhiều ấn phẩm của Mỹ là khách quan ngay sau khi trên một loạt phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ nhân rộng "tin mới" rằng máy bay MH-17 của Malaysiabị bắn rơi bởi Nga (quân đội Nga) trên lãnh thổ Ucraina. Đồng thời, báo chí Mỹ đã phổ biến "những "tin tức" này chỉ vài phút sau khi được biết về vụ tai nạn của máy bay Boing. Và đây chỉ là ví dụ duy nhất về "tính khách quan". Điều này cũng có thể bao gồm cả các phóng sự của CNN về việc rằng tại Odessa các cốt cán của antimaydan "đã tự thiêu", các bài báo của The Washington Post, biện minh cho những biểu tượng của Đức Quốc xã của các chiến binh tiểu đoàn "Azov".
Hãy ngừng tranh đấu, nhưng hãy sống các điều mình tranh đấu.
joseptuat
Tôi đã viết tự do không phải là một chứng chỉ, một điều lệ nào đó trong hiến pháp, hay trong tín ngưỡng, để rồi dựa vào đó mà chúng ta xác định mình là một người tự do hay nô lệ. Việc tranh đấu cho tự do mà chúng ta đang thấy, chỉ là đấu tranh xoá bỏ những hình thái xã hội bắt người ta sống như nô lệ, một xã hội mà ở đó những người tự do luôn bị bắt bở, bị khủng bố, chứ thực ra nó không thể cướp đi tự do của chúng ta. Bởi tự do đi liền với sự sống, một người sống thì còn tự do, một người chết thì không bàn đến tự do làm gì. Vậy phải chăng không cần tranh đấu để được tự do?
Đúng, không cần phải tranh đấu để được tự do, vì tự do như tôi đã nói không phải là một cái được trao tặng từ bên ngoài, mà là ở bên trong chúng ta, ở ngay chúng ta. Chúng ta sinh ra đã có nó, và nó đi với ta khi nào ta về với cát bụi. Nếu có đấu tranh, thì đó là cuộc tranh đấu của riêng bản thân chúng ta, đấu tranh có dám sống như một người tự do hay không? Điều quan trong lúc này không phải là tranh đấu để có tự do, mà là sống như một người tự do.
Để sống như một người tự do, trước tiên bạn phải hiểu rõ mình có đầy đủ các giá trị tự do, như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại... tất cả những tự do trên chúng ta gọi là "quyền con người". Phải hiểu rằng không một ai, một thể chế chính trị, tôn giáo nào có thể cướp đi, lấy đi tự do đó nơi bạn. Điều bạn cần là chận nhận ra mình có tự do, và sống tự do đó ra ngoài.
Như tôi đã nói, việc tranh đấu ngày hôm nay mà chúng ta đang thấy không phải là đấu tranh để có tự do, mà chỉ là tranh đấu xoá bỏ những hình thái xã hội bắt người ta sống như nô lệ. Mục đích của tranh đấu này không phải cho tự do, mà là cho những con người tự do được đối xử bình đẳng, được đảm bảo an toàn về tính mạng, tiền tài khi họ sống các giá trị tự do.
Tôi kêu gọi không cần tranh đấu để có tự do, và mời gọi sống như những con người có tự do, điều này còn khó hơn là việc bạn đang tranh đấu. Việc bạn sống như một người tự do, đồng nghĩa bạn thách thức và lên án một cách mạnh mẽ các thế chế độc tài. Lúc này bạn không còn phải vừa sống như kẻ nô lệ, tuân thủ các điều luật vô lý, bất công do giới cầm quyền đặt ra, vừa phải đi xin họ chấp nhận tự do của bạn, trả lại tự do cho bạn. Cái điều mà tôi đang đề cập tới, nó là một hình thức "bất tuân dân sự", nhưng không chỉ là bất tuân dân sự một cách yếu ớt, một khoảng thời gian nào đó, mà là nó xảy ra từng ngày, từng giờ, liên tục, không ngừng nghỉ.
Đến lúc này bạn có nghĩ rằng, việc kêu gọi bỏ tranh đấu để có tự do, và mời gọi bạn sống như một con người tự do của tôi có nguy hiểm, đáng sợ hơn việc làm bấy lâu nay của bạn không?
Nguy hiểm hơn rất nhiều, và đáng sợ hơn rất nhiều. Khi bạn sống như một người tự do, nguy hiểm cho tính mạng của bạn sẽ cao hơn là khi bạn tranh đấu như những gì đang diễn ra. Nhưng ngược lại, nó lại đáng sợ hơn rất nhiều đối với các thể chế độc tài. Bởi nếu có nhiều người dám sống công khai như những con người tự do, dám phát biểu, dám hồi họp, lập hội, dám nói, dám làm thì sức ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ cao hơn nhiều so với những phán đối yếu ớt mà chúng ta thấy lâu nay.
Và hãy tưởng tượng xem, khi cả một cồng đồng sống như những con người tự do, thì cái thể chế đó sẽ như thế nào? Không ai tuân phục họ, không ai còn sợ họ, không ai cúi đầu nữa, không ai ủng hộ họ, không ai tiếp tế tiền bạc cho họ, thì bọn họ sẽ tự chết, tự tan rã. Và chúng ta sẽ có ngay một xã hội tôn trọng quyền con người. Một cuộc cách mạng bất bạo động sẽ xảy ra nếu mỗi người chúng ta sống như những con người tự do.
Tôi nghĩ ý tưởng này không mới, nó chỉ là rất điên rồ, và không dễ chấp nhận. Có nhiều người vẫn muốn tự do, nhưng lại muốn được an toàn. Tức là lên tiếng chống đối kẻ độc tài, nhưng lại muốn họ bảo vệ cho mình. Nên nhớ, chế độ độc tài như những tên cai tù dã man, giam giữ bạn lại, giúp bạn được an toàn chỉ vì bạn còn có khả năng lợi dụng, bạn còn có cái gì đó để làm lợi cho nó.
Bởi thế, nhiều người gọi người dân trong tuân phục chế độ độc tài là những con lừa, những con cừu là như vậy. Nhưng khi bạn sống tự do, yêu các giá trị tự do thì bạn đã đụng chạm đến quyền lợi của nó, trước sau gì nó cũng sẽ tìm cách thịt bạn. Với lại cái cách vừa đấm, vừa xoa của bạn chỉ làm lợi cho chính quyền, chỉ giúp nó lan truyền nỗi sợ hãi đến nhiều người khác hơn nữa? Đã có tự do mà sợ không dám sống tự do, thì bạn không đáng để có tự do.
Tôi đã viết tự do không phải là một chứng chỉ, một điều lệ nào đó trong hiến pháp, hay trong tín ngưỡng, để rồi dựa vào đó mà chúng ta xác định mình là một người tự do hay nô lệ. Việc tranh đấu cho tự do mà chúng ta đang thấy, chỉ là đấu tranh xoá bỏ những hình thái xã hội bắt người ta sống như nô lệ, một xã hội mà ở đó những người tự do luôn bị bắt bở, bị khủng bố, chứ thực ra nó không thể cướp đi tự do của chúng ta. Bởi tự do đi liền với sự sống, một người sống thì còn tự do, một người chết thì không bàn đến tự do làm gì. Vậy phải chăng không cần tranh đấu để được tự do?
Đúng, không cần phải tranh đấu để được tự do, vì tự do như tôi đã nói không phải là một cái được trao tặng từ bên ngoài, mà là ở bên trong chúng ta, ở ngay chúng ta. Chúng ta sinh ra đã có nó, và nó đi với ta khi nào ta về với cát bụi. Nếu có đấu tranh, thì đó là cuộc tranh đấu của riêng bản thân chúng ta, đấu tranh có dám sống như một người tự do hay không? Điều quan trong lúc này không phải là tranh đấu để có tự do, mà là sống như một người tự do.
Để sống như một người tự do, trước tiên bạn phải hiểu rõ mình có đầy đủ các giá trị tự do, như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại... tất cả những tự do trên chúng ta gọi là "quyền con người". Phải hiểu rằng không một ai, một thể chế chính trị, tôn giáo nào có thể cướp đi, lấy đi tự do đó nơi bạn. Điều bạn cần là chận nhận ra mình có tự do, và sống tự do đó ra ngoài.
Như tôi đã nói, việc tranh đấu ngày hôm nay mà chúng ta đang thấy không phải là đấu tranh để có tự do, mà chỉ là tranh đấu xoá bỏ những hình thái xã hội bắt người ta sống như nô lệ. Mục đích của tranh đấu này không phải cho tự do, mà là cho những con người tự do được đối xử bình đẳng, được đảm bảo an toàn về tính mạng, tiền tài khi họ sống các giá trị tự do.
Tôi kêu gọi không cần tranh đấu để có tự do, và mời gọi sống như những con người có tự do, điều này còn khó hơn là việc bạn đang tranh đấu. Việc bạn sống như một người tự do, đồng nghĩa bạn thách thức và lên án một cách mạnh mẽ các thế chế độc tài. Lúc này bạn không còn phải vừa sống như kẻ nô lệ, tuân thủ các điều luật vô lý, bất công do giới cầm quyền đặt ra, vừa phải đi xin họ chấp nhận tự do của bạn, trả lại tự do cho bạn. Cái điều mà tôi đang đề cập tới, nó là một hình thức "bất tuân dân sự", nhưng không chỉ là bất tuân dân sự một cách yếu ớt, một khoảng thời gian nào đó, mà là nó xảy ra từng ngày, từng giờ, liên tục, không ngừng nghỉ.
Đến lúc này bạn có nghĩ rằng, việc kêu gọi bỏ tranh đấu để có tự do, và mời gọi bạn sống như một con người tự do của tôi có nguy hiểm, đáng sợ hơn việc làm bấy lâu nay của bạn không?
Nguy hiểm hơn rất nhiều, và đáng sợ hơn rất nhiều. Khi bạn sống như một người tự do, nguy hiểm cho tính mạng của bạn sẽ cao hơn là khi bạn tranh đấu như những gì đang diễn ra. Nhưng ngược lại, nó lại đáng sợ hơn rất nhiều đối với các thể chế độc tài. Bởi nếu có nhiều người dám sống công khai như những con người tự do, dám phát biểu, dám hồi họp, lập hội, dám nói, dám làm thì sức ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ cao hơn nhiều so với những phán đối yếu ớt mà chúng ta thấy lâu nay.
Và hãy tưởng tượng xem, khi cả một cồng đồng sống như những con người tự do, thì cái thể chế đó sẽ như thế nào? Không ai tuân phục họ, không ai còn sợ họ, không ai cúi đầu nữa, không ai ủng hộ họ, không ai tiếp tế tiền bạc cho họ, thì bọn họ sẽ tự chết, tự tan rã. Và chúng ta sẽ có ngay một xã hội tôn trọng quyền con người. Một cuộc cách mạng bất bạo động sẽ xảy ra nếu mỗi người chúng ta sống như những con người tự do.
Tôi nghĩ ý tưởng này không mới, nó chỉ là rất điên rồ, và không dễ chấp nhận. Có nhiều người vẫn muốn tự do, nhưng lại muốn được an toàn. Tức là lên tiếng chống đối kẻ độc tài, nhưng lại muốn họ bảo vệ cho mình. Nên nhớ, chế độ độc tài như những tên cai tù dã man, giam giữ bạn lại, giúp bạn được an toàn chỉ vì bạn còn có khả năng lợi dụng, bạn còn có cái gì đó để làm lợi cho nó.
Bởi thế, nhiều người gọi người dân trong tuân phục chế độ độc tài là những con lừa, những con cừu là như vậy. Nhưng khi bạn sống tự do, yêu các giá trị tự do thì bạn đã đụng chạm đến quyền lợi của nó, trước sau gì nó cũng sẽ tìm cách thịt bạn. Với lại cái cách vừa đấm, vừa xoa của bạn chỉ làm lợi cho chính quyền, chỉ giúp nó lan truyền nỗi sợ hãi đến nhiều người khác hơn nữa? Đã có tự do mà sợ không dám sống tự do, thì bạn không đáng để có tự do.
Công đoàn là của ai?
Trên thế giới, một tổ chức công đoàn hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động luôn được đề cao.
Ông Thang Văn Phúc vẫn còn nhớ như in một trải nghiệm khi đi thăm Ý lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Lần đó, ông và phái đoàn Việt Nam đến làm việc với một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ý. Đang trao đổi, vị quan chức Ý xin dừng cuộc gặp và xin đoàn Việt Nam chờ. Một tiếng sau, ông quay lại, xin lỗi và giải thích là phải gặp đại diện một tổ chức công đoàn ngay lập tức. Kể lại câu chuyện trên, ông nói: “Họ coi tổ chức của người lao động rất quan trọng, chứ không như ta đâu. Tất cả các doanh nghiệp phải có tổ chức công đoàn để thiết lập cơ chế trao đổi tiếng nói giữa ba bên là nhà nước, giới chủ và người lao động”.
Câu chuyện của nguyên thứ trưởng được kể lại trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói đề nghị thay đổi hệ thống quan hệ lao động để tương thích với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi. Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.
Trong một báo cáo về chủ đề lao động được công bố hôm thứ Hai đầu tuần, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng, về dài hạn, các tổ chức công đoàn sẽ hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động.
Đề xuất của báo cáo do Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đứng đầu được đưa ra ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiến tới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bản Thông cáo chung nhân chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Washington gần đây nêu rõ điều này: “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể TPP toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới tuyên bố của ILO năm 1998 về nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc”.
Đây là một tiến bộ vượt bậc để khỏa lấp dần hai quan điểm khác biệt. Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kể lại: “Tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo Việt Nam về điều này không chỉ một lần. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này”.
Song, thực tế, những đòi hỏi về điều kiện lao động trong TPP không phải là vấn đề mới. Ông Thành giải thích: “Hoa Kỳ nói rất rõ yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Chúng ta phải nỗ lực thực hiện đầy đủ những cam kết, những nguyên tắc về vấn đề công đoàn, cải thiện điều kiện cho người lao động, và về bản chất không phải Hoa Kỳ áp đặt”.
Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, ILO có hàng loạt tiêu chuẩn về lao động và công đoàn được nhắc lại trong TPP. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhóm công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản;... Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn, theo ông Tuyển. Tuy nhiên, ông cho rằng, Việt Nam với tư cách là thành viên cần tuân thủ quy chế của ILO.
Theo ông Phúc, những vận động gần đây như đổi tên thành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để trở thành tập hợp của các liên đoàn ngành nghề như công đoàn đường sắt, liên đoàn ngành thép,... là “bước tiến tới”. Cách đây ba năm, ông Phúc đã xuất bản một nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ, trong đó, ông đề xuất rằng, Việt Nam cần đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn vì Việt Nam không chỉ có doanh nghiệp nhà nước khi xây dựng kinh tế thị trường, bên cạnh các quyền khác của người dân như tự do lập hội, tự do tham gia hội.
Ông nói: “Chúng tôi từng đề xuất như thế và tôi tin nhận thức của chúng ta dần dần như thế. Chúng ta thực hành kinh tế thị trường, đảm bảo nhà nước pháp quyền thì phải dần dần điều chỉnh, vì không có đường nào khác. Lúc này hay bao giờ còn là câu chuyện, chứ không phải chúng ta không nhận thức được. Công đoàn của chúng ta mới chỉ là mậu dịch quốc doanh thôi, chứ chưa phải là đại diện thật cho người lao động. Phải trả về đúng vị trí cho người lao động”.
Có hàng vạn hội
Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội.
Cả nước có 1.800 tổ chức phi chính phủ là các tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, y tế. Riêng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam có 600 đơn vị. Hiện nay có 150 hiệp hội kinh tế như Vasep, Hiệp hội Lương thực...
Ông Thang Văn Phúc cho biết, bản thân ông đã soạn thảo 10 lần dự thảo về luật hội, và đến nay bản dự thảo đã là thứ 14, song sẽ chỉ được xem xét tại Quốc hội khóa tới.
“Tôi cho là chậm còn hơn không. Nhà nước không ban hành luật cho một mảng xã hội rộng lớn như thế này là một lỗi. Không thể quản lý bằng sắc lệnh, hay nghị định được”, ông nói.
Theo ông Lã Khánh Tùng, giảng viên khoa Luật, Đại học Luật Quốc gia, các văn bản pháp lý về hội của Việt Nam bao gồm Sắc lệnh số 102/SL/L004 ban hành năm 1957, và Nghị định số 45 của Chính phủ ban hành năm 2010. Trong khi đó, dự thảo luật về hội có quá nhiều thủ tục rườm rà, và can thiệp quá sâu vào tổ chức, hoạt động của hội.
http://www.thesaigontimes.vn/133316/Cong-doan-la-cua-ai.html
Câu chuyện của nguyên thứ trưởng được kể lại trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói đề nghị thay đổi hệ thống quan hệ lao động để tương thích với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi. Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.
Trong một báo cáo về chủ đề lao động được công bố hôm thứ Hai đầu tuần, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng, về dài hạn, các tổ chức công đoàn sẽ hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động.
Đề xuất của báo cáo do Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đứng đầu được đưa ra ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiến tới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bản Thông cáo chung nhân chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Washington gần đây nêu rõ điều này: “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể TPP toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới tuyên bố của ILO năm 1998 về nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc”.
Đây là một tiến bộ vượt bậc để khỏa lấp dần hai quan điểm khác biệt. Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kể lại: “Tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo Việt Nam về điều này không chỉ một lần. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này”.
Song, thực tế, những đòi hỏi về điều kiện lao động trong TPP không phải là vấn đề mới. Ông Thành giải thích: “Hoa Kỳ nói rất rõ yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Chúng ta phải nỗ lực thực hiện đầy đủ những cam kết, những nguyên tắc về vấn đề công đoàn, cải thiện điều kiện cho người lao động, và về bản chất không phải Hoa Kỳ áp đặt”.
Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, ILO có hàng loạt tiêu chuẩn về lao động và công đoàn được nhắc lại trong TPP. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhóm công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản;... Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn, theo ông Tuyển. Tuy nhiên, ông cho rằng, Việt Nam với tư cách là thành viên cần tuân thủ quy chế của ILO.
Theo ông Phúc, những vận động gần đây như đổi tên thành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để trở thành tập hợp của các liên đoàn ngành nghề như công đoàn đường sắt, liên đoàn ngành thép,... là “bước tiến tới”. Cách đây ba năm, ông Phúc đã xuất bản một nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ, trong đó, ông đề xuất rằng, Việt Nam cần đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn vì Việt Nam không chỉ có doanh nghiệp nhà nước khi xây dựng kinh tế thị trường, bên cạnh các quyền khác của người dân như tự do lập hội, tự do tham gia hội.
Ông nói: “Chúng tôi từng đề xuất như thế và tôi tin nhận thức của chúng ta dần dần như thế. Chúng ta thực hành kinh tế thị trường, đảm bảo nhà nước pháp quyền thì phải dần dần điều chỉnh, vì không có đường nào khác. Lúc này hay bao giờ còn là câu chuyện, chứ không phải chúng ta không nhận thức được. Công đoàn của chúng ta mới chỉ là mậu dịch quốc doanh thôi, chứ chưa phải là đại diện thật cho người lao động. Phải trả về đúng vị trí cho người lao động”.
Có hàng vạn hội
Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội.
Cả nước có 1.800 tổ chức phi chính phủ là các tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, y tế. Riêng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam có 600 đơn vị. Hiện nay có 150 hiệp hội kinh tế như Vasep, Hiệp hội Lương thực...
Ông Thang Văn Phúc cho biết, bản thân ông đã soạn thảo 10 lần dự thảo về luật hội, và đến nay bản dự thảo đã là thứ 14, song sẽ chỉ được xem xét tại Quốc hội khóa tới.
“Tôi cho là chậm còn hơn không. Nhà nước không ban hành luật cho một mảng xã hội rộng lớn như thế này là một lỗi. Không thể quản lý bằng sắc lệnh, hay nghị định được”, ông nói.
Theo ông Lã Khánh Tùng, giảng viên khoa Luật, Đại học Luật Quốc gia, các văn bản pháp lý về hội của Việt Nam bao gồm Sắc lệnh số 102/SL/L004 ban hành năm 1957, và Nghị định số 45 của Chính phủ ban hành năm 2010. Trong khi đó, dự thảo luật về hội có quá nhiều thủ tục rườm rà, và can thiệp quá sâu vào tổ chức, hoạt động của hội.
http://www.thesaigontimes.vn/133316/Cong-doan-la-cua-ai.html
“Người nước ngoài nói Việt Nam hơi liều”
Tư Giang (TBKTSG) -
TBKTSG trao đổi với ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước những cảnh báo về nợ công, nợ xấu mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra gần đây. Sau hội nhập có rất nhiều sức ép để cải cách vì hội nhập hiện nay có nhiều chính sách sau đường biên giới, trong lòng quốc gia, thay vì các chính sách trên đường biên giới như xuất nhập khẩu. Nhiều người nước ngoài nói với tôi, Việt Nam hơi liều khi hội nhập quá nhanh. Nhưng, tôi tin là dân tộc mình có thể thích ứng được vì có khả năng học hỏi nhanh.
Ông Võ Trí Thành.TBKTSG:
Ngân hàng Thế giới vừa công bố nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỉ đô la Mỹ đến cuối năm 2014. Ông nhìn nhận con số này như thế nào?
- Ông Võ Trí Thành: Cách tính này của WB không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nếu tính cả nợ của DNNN thì có nhiều người cho rằng nợ công phải trên 100% GDP. Theo tôi, muốn tính rủi ro của nợ công, thì phải tính nhiều yếu tố như hiệu quả của đầu tư công, của DNNN... chứ không chỉ mình con số đó.
TBKTSG: Theo ông, rủi ro chính nằm ở đâu?
- Ông Võ Trí Thành: Cách tính này của WB không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nếu tính cả nợ của DNNN thì có nhiều người cho rằng nợ công phải trên 100% GDP. Theo tôi, muốn tính rủi ro của nợ công, thì phải tính nhiều yếu tố như hiệu quả của đầu tư công, của DNNN... chứ không chỉ mình con số đó.
TBKTSG: Theo ông, rủi ro chính nằm ở đâu?
- Phải nhìn tổng thể vì các biến số này rất phức tạp, lan tỏa lẫn nhau. Ví dụ, Bộ Tài chính vay quốc tế 750 triệu đô la, rồi cho Vinashin vay lại, thì đấy là nợ công. Đến lượt mình, Vinashin huy động trong nước 10.000 tỉ đồng thì đó là nợ doanh nghiệp. Vinashin cũng vay nợ nước ngoài mấy trăm triệu đô la nữa. Đây là ví dụ điển hình cho thấy nợ công và DNNN quan hệ chặt chẽ với nhau.
Còn lĩnh vực nào rủi ro nhất ư? Tất cả đều chứa đựng rủi ro vì không phân bổ nguồn lực hiệu quả.
TBKTSG: Riêng về lĩnh vực ngân hàng, WB cho rằng, quy mô thực tế của nợ xấu vẫn chưa được làm rõ và nợ xấu vẫn là mối quan ngại chính. Ý ông thế nào?
- Tốc độ xử lý ngân hàng chưa như mong muốn. Trong giai đoạn đầu, tái cấu trúc nhằm ba mục tiêu. Thứ nhất là xử lý những ngân hàng yếu kém để đảm bảo an toàn, không gây đổ vỡ hệ thống. Thứ hai vẫn phải gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, dòng tiền, cung tiền. Thứ ba là xử lý nợ xấu.
Bước thứ nhất rõ ràng là đã làm được, tránh được đổ vỡ, ổn định kinh tế vĩ mô, và tạm gạt được đống nợ. Bước tiếp theo khó hơn nhiều, để xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về giám sát, minh bạch, thống kê, thông tin... Giai đoạn này phức tạp hơn vì các ngân hàng Việt Nam không đáp ứng được.
TBKTSG: WB vẫn đánh giá Việt Nam tăng trưởng vào loại “nhất thế giới”. Ông có đồng ý quan điểm đó không?
- Nói về con số thống kê thì điều đó là đúng. Nhưng điều quan trọng là chất lượng tăng trưởng đã bền vững hay chưa, quá trình cải cách như thế nào, những rủi ro và khó khăn của quá trình đó sẽ được xử lý ra sao. Cái đó mới quan trọng. Ông có thể xây tòa tháp cao nhất thế giới, nhưng hiệu quả của tòa tháp đó như thế nào?
Dù sao, tăng trưởng cũng quan trọng theo nghĩa bước đầu chúng ta phục hồi nhờ ổn định kinh tế vĩ mô, nhờ hội nhập, nhờ cải thiện môi trường kinh doanh.
TBKTSG: Tinh thần ổn định vĩ mô hiện nay như thế nào?
- Từ khi có Nghị quyết 11 đến giờ thì tinh thần đó vẫn gắn chặt với quá trình hoạch định chính sách. Tôi thấy được cả ba chuyện. Thứ nhất là về tư duy rất chặt chẽ, không buông lơi. Đó là quá trình lâu dài, là nền tảng cho cải tổ vì chỉ có ổn định thì nguồn lực mới được phân bổ hiệu quả, không thì người ta đi đầu cơ.
Thứ hai là ổn định kinh tế đủ rộng, bao trùm, không chỉ riêng lạm phát mà còn nhiều hiệu ứng khác nữa như với cán cân thanh toán, thị trường ngoại hối, ổn định hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, cách điều hành có độ dung hòa, linh hoạt và vẫn kiên định với mục tiêu ổn định.
TBKTSG: Vậy, vì sao bội chi năm 2013 lại lên đến 6,9% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 5% hàng năm?
- Những người điều hành gặp phải những khó khăn và áp lực về chi ngân sách. Áp lực đó xuất phát từ kinh tế suy giảm, nguồn thu không dồi dào như trước, và giá cả đã bị đội lên.
Áp lực đó đến từ chi cho kết cấu hạ tầng, nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế. Nó đến nhiều hơn từ chi thường xuyên cho bộ máy. Rất khó có thể cắt giảm vì đó là vấn đề chính trị, xã hội, có tính gay gắt, quyết liệt. Đụng chạm đến quyền lợi của con người đâu có dễ. Quá khó, nên áp lực quá lớn.
Vì thế, trong thời gian qua, thách thức cho ổn định vĩ mô và phân bổ nguồn lực hiệu quả lại quá dựa vào chính sách tiền tệ. Các gói hỗ trợ đều là chính sách tiền tệ. Vì thế mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ khó khăn hơn rất nhiều, có quá nhiều mục tiêu trung gian như tỷ giá, lãi suất, tín dụng, cung tiền. Một chính sách có quá nhiều mục tiêu thì rất khó. Làm sao bắn trúng được nhiều đích khi chỉ có một mũi tên?
TBKTSG: Ông có nghĩ rủi ro bất ổn sẽ lặp lại trong hai năm tới không, khi nhiều FTA có hiệu lực, như những gì Việt Nam trải qua sau khi gia nhập WTO?
- Sau hội nhập có rất nhiều sức ép để cải cách vì hội nhập hiện nay có nhiều chính sách sau đường biên giới, trong lòng quốc gia, thay vì các chính sách trên đường biên giới như xuất nhập khẩu. Nhiều người nước ngoài nói với tôi, Việt Nam hơi liều khi hội nhập quá nhanh. Nhưng, tôi tin là dân tộc mình có thể thích ứng được vì có khả năng học hỏi nhanh.
Liên quan đến câu hỏi, có những bài học học mãi nhưng không thuộc. Chẳng mấy ai không bị chi phối bởi tình cảm hứng khởi. Hứng khởi tạo ra nhiều lợi ích khác nhau, mà sửa được cái quá đà là vô cùng khó vì lợi ích chi phối quá nhiều rồi. Lúc hứng khởi các nhà hoạch định chính sách muốn mở cái này, cái kia rất nhanh; nhưng nếu họ không mở, bảo phải cẩn trọng, thì chính họ cũng lại gặp áp lực từ phía khác. Vì thế, họ phải hiểu biết và chịu trách nhiệm giải trình về những gì định làm.
Ví dụ mở thị trường chứng khoán phái sinh. Đồng ý làm, nhưng việc đó còn phải gắn với năng lực quản lý. Lý do là cách can thiệp của Nhà nước trong thị trường tài chính và thị trường hàng hóa dịch vụ khác nhau. Độ mở, độ tự do trong thị trường hàng hóa dịch vụ có thể nhanh hơn so với năng lực quản lý; nhưng với thị trường tài chính thì khác, đây là thị trường cao cấp, tinh xảo, ma mãnh và tham lam; anh không nâng cao hiểu biết về kỹ thuật thì hỏng.
http://www.thesaigontimes.vn/133655/Nguoi-nuoc-ngoai-noi-Viet-Nam-hoi-lieu.html
Chủ nhân bình trà đá bị tịch thu: Mừng vì xã hội còn quan tâm đến việc thiện
Trước những luồng ý kiến về việc công an tịch thu bình trà đá miễn phí, trao đổi với Infonet, chủ nhân bình trà đá trên đường Giải Phóng cho biết, anh mừng vì còn nhiều người quan tâm đến việc thiện.
Bình trà đá miễn phí anh Trần Nam Anh và một số
hộ dân đặt trên đường Giải Phóng. (Ảnh: N.A)Mấy ngày gần đây, việc công an Hà Nội tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo đã trở thành đề tài xôn xao dư luận. Câu chuyện bắt đầu chiều ngày 27/7 khi Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai bất ngờ tịch thu bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo do một số người dân sống trên mặt đường Giải Phóng đặt dưới một gốc cây với lý do “thùng trà đá đặt trên vỉa hè như vậy là vi phạm”.
Chiều 3/8, trước những ồn ào của dư luận, phóng viên Infonet đã đến gặp chủ nhân của bình trà đá miễn phí trên. Tiếp chúng tôi, anh Trần Nam Anh, một trong 3 hộ tham gia đặt thùng trà đá miễn phí cho người nghèo cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, khi thấy trời nắng nóng kéo dài, nhiều người lao động vất vả đi trên đường không có nước uống nên 3 hộ dân kinh doanh kế bên đã cùng nhau pha trà đá miễn phí rồi để trong một chiếc thùng xốp cạnh gốc cây trên vỉa hè phục vụ người qua đường.
Đều đặn, hơn hai tháng qua, từ 8h - 19h, thùng trà đá khoảng 20 lít trên đã phục vụ hàng trăm lượt người dân lao động nghèo mỗi khi qua đây.
Việc làm này được các hộ dân ở đây coi như một việc thiện, là tấm lòng với mong muốn chia sẻ một chút tình cảm nhỏ bé với những người lao động, người nghèo cốc nước trong mùa hè nóng. Chi phí cho bình trà đá khoảng 50.000 đồng một ngày.
Theo một chủ nhân của bình trà đá miễn phí này, mấy ngày đầu khi mới đặt bình trà đá miễn phí mỗi ngày cũng chỉ có vài người đến uống nhưng sau đó ngày một đông lên.
“Có lẽ do họ quen dần nên mỗi ngày một đông. Khách uống nước chủ yếu là người dân lao động, bán hàng rong, xe ôm. Cũng có một số khách đi đường thi thoảng ghé vào uống nước”, anh Trần Nam Anh cho biết.
Theo chàng trai 30 tuổi đang làm nghề bán và sửa điện thoại này, hồi tháng 5-6 trong những ngày nắng nóng cao điểm, có ngày anh và các hộ dân kế bên phải pha tới 3 bình trà đá.
Trước tấm lòng thiện nguyện của các chủ bình trà đá, nhiều người đi xe ôm sau khi uống nước xong đã xin để lại một ít tiền lẻ ủng hộ túi đá. Cũng có một vài người sau khi uống nước thì để lại 15.000-20.000 ủng hộ bình nước.
“Bị công an thu giữ chiều 27/7, ban đầu em rất bức xúc nhưng sau đó được mời lên phường nói làm như vậy là lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nên em cũng thấy mình có sai sót”, anh Trần Nam Anh nói.
Mặc dù bị công an thu giữ nhưng ngay ngày hôm sau anh Trần Nam Anh và các hộ dân vẫn tiếp tục đặt bình nước lọc phục vụ người dân. Ảnh: Vạn Xuân
Mặc dù vậy, anh và hai hộ kế bên vẫn quyết định đặt một bình nước lọc ra gốc cây nơi hằng ngày vẫn để bình trà đá miễn phí cho người dân qua đường uống.
“Việc có bị tịch thu hay không không quan trọng, quan trọng là mọi người qua đường tiếp tục được uống nước”, anh Trần Nam Anh chia sẻ.
Theo anh Trần Nam Anh, sau khi báo chí đưa tin và dư luận lên tiếng, ngày 31/7, Công an phường Thịnh Liệt đã mời anh lên làm việc. Sau khi bị nhắc nhở, đơn vị này đã trả lại bình trà đá đã tịch thu cho anh.
“Họ không cấm em đặt bình trà đá miễn phí mà bảo xem chỗ nào hợp lý thì đặt và nhớ nhắc nhở người vào uống nước để xe gọn gàng, không lấn chiếm lòng đường gây mất trật tự an toàn giao thông”, anh Trần Nam Anh cho biết.
Tại buổi trò chuyện với phóng viên Infonet chia sẻ về việc những ngày vừa qua sau khi bình trà đá của anh và các hộ liền kề bị tịch thu đã khiến dư luận không đồng tình, giọng chàng trai 30 tuổi người hao hao gầy tâm sự: “Em thấy mừng vì xã hội còn nhiều người quan tâm đến việc thiện. Em mong rằng, việc làm của em và các hộ dân ở đây sẽ góp thêm một việc thiện cho xã hội”.
Chiều 3/8, phóng viên Infonet cũng đã tìm đến Công an phường Thịnh Liệt để liên hệ làm việc, tuy nhiên lãnh đạo đơn vị này từ chối tiếp với lý do không có người phát ngôn.
Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Tường, Trưởng Công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.
“Anh Nam Anh (đại diện cho những hộ dân pha trà đá miễn phí cho người nghèo) để thùng trà đá ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.
Vạn Xuân
http://infonet.vn/chu-nhan-binh-tra-da-bi-tich-thu-mung-vi-xa-hoi-con-quan-tam-den-viec-thien-post170567.info
Bình trà đá miễn phí anh Trần Nam Anh và một số
hộ dân đặt trên đường Giải Phóng. (Ảnh: N.A)Mấy ngày gần đây, việc công an Hà Nội tịch thu trà đá miễn phí cho người nghèo đã trở thành đề tài xôn xao dư luận. Câu chuyện bắt đầu chiều ngày 27/7 khi Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai bất ngờ tịch thu bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo do một số người dân sống trên mặt đường Giải Phóng đặt dưới một gốc cây với lý do “thùng trà đá đặt trên vỉa hè như vậy là vi phạm”.
Chiều 3/8, trước những ồn ào của dư luận, phóng viên Infonet đã đến gặp chủ nhân của bình trà đá miễn phí trên. Tiếp chúng tôi, anh Trần Nam Anh, một trong 3 hộ tham gia đặt thùng trà đá miễn phí cho người nghèo cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, khi thấy trời nắng nóng kéo dài, nhiều người lao động vất vả đi trên đường không có nước uống nên 3 hộ dân kinh doanh kế bên đã cùng nhau pha trà đá miễn phí rồi để trong một chiếc thùng xốp cạnh gốc cây trên vỉa hè phục vụ người qua đường.
Đều đặn, hơn hai tháng qua, từ 8h - 19h, thùng trà đá khoảng 20 lít trên đã phục vụ hàng trăm lượt người dân lao động nghèo mỗi khi qua đây.
Việc làm này được các hộ dân ở đây coi như một việc thiện, là tấm lòng với mong muốn chia sẻ một chút tình cảm nhỏ bé với những người lao động, người nghèo cốc nước trong mùa hè nóng. Chi phí cho bình trà đá khoảng 50.000 đồng một ngày.
Theo một chủ nhân của bình trà đá miễn phí này, mấy ngày đầu khi mới đặt bình trà đá miễn phí mỗi ngày cũng chỉ có vài người đến uống nhưng sau đó ngày một đông lên.
“Có lẽ do họ quen dần nên mỗi ngày một đông. Khách uống nước chủ yếu là người dân lao động, bán hàng rong, xe ôm. Cũng có một số khách đi đường thi thoảng ghé vào uống nước”, anh Trần Nam Anh cho biết.
Theo chàng trai 30 tuổi đang làm nghề bán và sửa điện thoại này, hồi tháng 5-6 trong những ngày nắng nóng cao điểm, có ngày anh và các hộ dân kế bên phải pha tới 3 bình trà đá.
Trước tấm lòng thiện nguyện của các chủ bình trà đá, nhiều người đi xe ôm sau khi uống nước xong đã xin để lại một ít tiền lẻ ủng hộ túi đá. Cũng có một vài người sau khi uống nước thì để lại 15.000-20.000 ủng hộ bình nước.
“Bị công an thu giữ chiều 27/7, ban đầu em rất bức xúc nhưng sau đó được mời lên phường nói làm như vậy là lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nên em cũng thấy mình có sai sót”, anh Trần Nam Anh nói.
Mặc dù bị công an thu giữ nhưng ngay ngày hôm sau anh Trần Nam Anh và các hộ dân vẫn tiếp tục đặt bình nước lọc phục vụ người dân. Ảnh: Vạn Xuân
Mặc dù vậy, anh và hai hộ kế bên vẫn quyết định đặt một bình nước lọc ra gốc cây nơi hằng ngày vẫn để bình trà đá miễn phí cho người dân qua đường uống.
“Việc có bị tịch thu hay không không quan trọng, quan trọng là mọi người qua đường tiếp tục được uống nước”, anh Trần Nam Anh chia sẻ.
Theo anh Trần Nam Anh, sau khi báo chí đưa tin và dư luận lên tiếng, ngày 31/7, Công an phường Thịnh Liệt đã mời anh lên làm việc. Sau khi bị nhắc nhở, đơn vị này đã trả lại bình trà đá đã tịch thu cho anh.
“Họ không cấm em đặt bình trà đá miễn phí mà bảo xem chỗ nào hợp lý thì đặt và nhớ nhắc nhở người vào uống nước để xe gọn gàng, không lấn chiếm lòng đường gây mất trật tự an toàn giao thông”, anh Trần Nam Anh cho biết.
Tại buổi trò chuyện với phóng viên Infonet chia sẻ về việc những ngày vừa qua sau khi bình trà đá của anh và các hộ liền kề bị tịch thu đã khiến dư luận không đồng tình, giọng chàng trai 30 tuổi người hao hao gầy tâm sự: “Em thấy mừng vì xã hội còn nhiều người quan tâm đến việc thiện. Em mong rằng, việc làm của em và các hộ dân ở đây sẽ góp thêm một việc thiện cho xã hội”.
Chiều 3/8, phóng viên Infonet cũng đã tìm đến Công an phường Thịnh Liệt để liên hệ làm việc, tuy nhiên lãnh đạo đơn vị này từ chối tiếp với lý do không có người phát ngôn.
Trước đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Tường, Trưởng Công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.
“Anh Nam Anh (đại diện cho những hộ dân pha trà đá miễn phí cho người nghèo) để thùng trà đá ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.
Vạn Xuân
http://infonet.vn/chu-nhan-binh-tra-da-bi-tich-thu-mung-vi-xa-hoi-con-quan-tam-den-viec-thien-post170567.info
BUỔI SÁNG RA ĐƯỜNG
Thủy hướng Dương
1.
Túm một đám sương mù
Tôi nhào nặn thành người tôi mơ tưởng
Vì chất liệu sương mỏng mảnh
Tôi cố nặn thật nhanh
Từ chân đến đầu
Tất nhiên,
hình tượng của tôi không thể mịn màng, nà nuột
(và cũng vì) tôi thích thế
Người ấy phải hơi xù xì.
Nhưng thật tệ.
Cứ hoàn thành phần trên thì phần dưới lại tan loãng.
Hiếu thắng, tôi cố vơ thêm một đám sương mù đặc cho hoàn chỉnh nốt phần đầu.
Lúc ồ lên vui mừng thì cũng là lúc tôi giật mình nhận ra sương tan đến phần giữa cơ thể.
Thế là, chưa kịp vui thì tôi đã rơi vào sự hoảng sợ.
Tôi không thể yêu mỗi phần đầu hình tượng của tôi
Vì phần giữa cũng rất là quan trọng!
Ở đó là sex, là sự tồn tại giống nòi.
Và lại còn phần chân nữa.
Sẽ phải làm sao khi anh không thể đi bằng đôi chân của mình?
2.
Đường phố ngập sương mù.
Nhưng tôi bắt đầu nản.
Tôi bồng hình tượng của tôi trên tay
Giận dữ, bóp nghẹt.
Tự hỏi
Nếu ngày mai không có sương
Liệu Hồ Tây có đẹp như bây giờ?
Bỗng nhiên một tia nắng lung linh xuyên qua làn sương mỏng
Và tôi biết, ngày mai tôi sẽ lại ra đường vào buổi sáng
Không thể khác được.
Một câu hỏi lạc lõng…. nhưng cần thiết
Chiều ngày 17 tháng 7, tôi có một buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên Việt Nam tại Phòng thông tin, sứ quán Hoa kỳ về hướng nghiệp với đề tài “ Làm thế nào để trở thành nhà văn”.
Tôi nói với các bạn trẻ rằng : Câu hỏi làm thế nào để trở thành nhà văn sẽ trở thành một câu hỏi cô đơn và lạc lõng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tôi đã đánh giá rất cao phòng Thông tin sứ quán Hoa Kỳ khi chọn chủ đề này. Trên bề mặt xô bồ của đời sống, nó đúng là một chủ đề lạc lõng, nhưng trong sâu thẳm của giáo dục, nó là câu hỏi cần thiết và có thể là cấp bách với chúng ta.
Hiện thực cho thấy, hầu như chẳng có phụ huynh nào khuyên con cái mình trở thành nhà văn mà chỉ khuyên chúng trở thành bác sỹ, nhân viên ngân hàng, tài chính kế toán, quản lý khách sạn, hải quan, tiếp viên hàng không….Nghĩa là phải học những nghề có thể kiếm ra tiền một cách dễ nhất. Tôi thông cảm một phần với các bậc cha mẹ. Đó thực sự không hoàn toàn là lỗi của họ.
Với những vụ sát hại man rợ tận cùng xẩy ra ở Bình Dương và Nghệ An, tôi cảnh báo các bạn trẻ rằng : nếu chúng ta không tìm cách ngăn chặn thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ nghe tiếng gõ cửa và những kẻ sát nhân bước vào ngôi nhà chúng ta ra lệnh chúng ta làm những gì chúng muốn. Nếu không tuân lệnh, chúng sẽ sẵn sàng nổ súng. Chúng ta đừng bao giờ ngốc nghếch nghĩ rằng : chúng ta ở trong một ngôi nhà kiên cố là chúng ta có thể an toàn. Khi xã hội không an toàn thì mỗi ngôi nhà chúng ta không có khả năng an toàn. Khi sông hồ quanh ta nhiễm độc thì bể nước trong ngôi nhà chúng ta với đủ các loại máy lọc tiên tiến nhất cũng sẽ bị nhiễm độc. Và cái gì sinh ra những tội ác man rợ tận cùng đang diễn ra trong xã hội chúng ta ? Mọi người có thể đưa ra nhiều nguyên nhân. Nhưng nguồn gốc của mọi tội ác sinh ra từ những con người vô cảm và không biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của con người. Chính việc giáo dục của chúng ta đã đóng góp một phần quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và nhân văn đã làm cho con người trở nên vô cảm và độc ác.
Tôi nói với các học sinh, sinh viên hôm đó về vai trò của văn học trong việc xây dựng nhân cách con người. Nếu có một lúc nào đó họ sa ngã thì cái đẹp mà một phần do văn chương mang lại sẽ làm cho họ biết sám hối. Tôi không khuyên họ trở thành nhà văn của một triệu bạn đọc nhưng hãy trở thành nhà văn của một bạn đọc đó là chính họ. Bởi khi họ viết văn cho dù dưới một hình thức nào đó thì đấy là hành động hướng tới cái đẹp và suy ngẫm về cái đẹp. Khi họ viết văn là họ có cơ hội nghe được bản thân mình rõ nhất và xem lại bản thân mình. Trong những năm qua, có một số người lên tiếng về việc quá nhiều người làm thơ và in thơ. Họ gióng hồi chuông về sự bình dân hóa thơ ca. Nhưng tôi nghĩ khác : tôi thấy đó là một trong những dấu hiệu tốt trong đời sống tinh thần của chúng ta. Bởi khi viết những câu thơ thì hầu như tất cả những người viết đó đang hướng về những điều tốt đẹp. Những văn bản họ viết có thể không phải là một văn bản nghệ thuật thực sự nhưng hầu hết đó là những văn bản nhân tính. Và xã hội con người luôn cần những văn bản đó cho dù nó được xuất bản cho một triệu người đọc hay chỉ là một văn bản viết tay giấu kín trong hộc tủ của ai đó và thỉnh hoảng họ lại mang ra đọc một mình.
Một hai năm trước tôi đọc trên báo chí và thấy rằng có một số trường đại học muốn bỏ thi môn văn. Dạy văn và học văn không phải để sinh ra các nhà văn, nhà thơ mà là một trong những con đường đưa con người vào thế giới nhân tính. Một hiện thực là rất nhiều học sinh không còn thích học môn văn nữa. Lỗi đó không thuộc về học sinh. Lỗi đó thuộc về những nhà giáo dục cùng một phần của các bậc cha mẹ. Trong khi họ, các nhà giáo dục và các phụ huynh, nỗ lực hết mình để truyền đạt những kiến thức mang tính thực dụng cho con em họ thì họ đã bỏ quên việc nuôi dưỡng tâm hồn con em họ. Những đứa trẻ đó lớn lên sẽ trở thành những bác sỹ phẩu thuật rất giỏi, những ông chủ nhà băng lớn, những thương gia giàu có…nhưng lại là những kẻ vô cảm và dửng dưng với mọi số phận quanh họ.
Trong buổi nói chuyện, một sinh viên hỏi tôi : “ Cháu có hai người bạn rất thân nhau. Một người giỏi văn. Nhưng khi lớn lên, người bạn của anh ta gặp khó khăn và anh ta đã phản bội lại bạn mình. Sao một người học giỏi văn lại đối xử với bạn mình không nhân văn như thế ?”.
Câu hỏi vô cùng hay. Vậy thì tại sao ? Tôi trả lời sinh viên kia : Vì cách dạy văn lâu nay của chúng ta hoàn toàn giống như dạy cách sao chép một văn bản lý thuyết từ giáo án của thầy cô sang vở ghi chép của học sinh. Nó giống như học sinh dùng một cái usb “cắm vào” ổ máy của thầy cô rồi coppy vào cái máy của mình. Thao tác đó không hề được đi qua thế giới của những run rẩy, những thổn thức, những chia sẻ, những tưởng tượng, những dày vò và cả những lo sợ mơ hồ. Chính cái thế giới ấy mới làm nên tâm hồn con người. Cậu học sinh kia chỉ học một thao tác kỹ thuật sao chép đơn giản chứ không học cách cảm nhận cuộc sống và cách sống. Và kết quả như bạn sinh viên kia chứng kiến là điều hiển nhiên.
Những năm 70 của thế kỷ trước chúng tôi học văn hoàn toàn khác. Tôi không bao giờ quên được những buổi lên lớp của các thầy cô dạy văn và đặc biệt là thầy Trần Mạnh Hưởng ở trường Cấp 3 Mỹ Đức, Hà Tây cũ. Thầy đã dẫn chúng tôi vào một thế giới mà chúng tôi chưa hề biết trước đó. Có những đêm tôi thao thức mãi với bài giảng của thầy Hưởng, cô Thái hay thầy Du ở lớp học trong ngày. Một điều gì đó thật kỳ diệu và lạ lùng đã dâng lên trong tâm hồn của chúng tôi. Nó đã bồi đắp tâm hồn chúng tôi từng ngày một cách lặng lẽ nhưng thật bền vững và lớn lao. Hãy làm một chính khách, một bác sỹ, một chủ nhà băng, một thương gia… ban ngày và hãy làm một nhà văn vào buổi tối trong ngôi nhà của mình. Hãy viết cho chính mình, viết bằng bút, bằng laptop hoặc bằng những suy ngẫm và cụ thể hơn bằng một hành động của yêu thương trước hết trong chính ngôi nhà của mình. Và sáng mai thức dậy, con đường bạn đi đến công sở đã là một con đường khác đầy cảm hứng, đầy đức tin và vô cùng bền vững hơn chính con đường bạn mới đi ngày hôm qua.
Cây ra hoa bởi rễ đã mang hoa
Thưa các bạn,
Hôm qua, trong stt, tôi có nói lướt qua về chức năng của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tâm hồn con người. Và tôi nhớ tới một câu nói của người làng Chùa : “ Cây ra hoa bởi rễ đã mang hoa”.
Tất cả những gì hôm nay ta đang được hưởng hoặc đang phải ghánh chịu là từ quá khứ. Quá khứ của một đất nước, của một gia đình và của một cá nhân. Cụ Hồ nói : “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Khi trong tâm hồn một con người chứa đựng nhân tính thì mọi hành động của người đó sẽ có nhân tính. Tuy nhiên tôi cũng phải nói thêm : sai lầm trong một lúc nào đó của một con người không có nghĩa người đó phi nhân tính. Nhưng một con người có nhân tính sẽ nhận ra sai lầm của mình và biết đứng dậy.
Khi nói chuyện với một người bạn là tiến sỹ sinh học về câu nói trên của người làng Chùa, anh ấy nói : “ Đứng về khoa học thì câu nói đó cũng đúng. Còn đứng về con người thì càng đúng”.
Cách đây gần 20 năm, một bậc phụ huynh nói với tôi sao các nhà văn, các nhà giáo dục…không soạn ra cuốn cẩm nang về những cạm bẫy trong cuộc đời mà con người có thể vướng phải để cho những đứa trẻ lớn lên bước vào đời biết mà tránh. Đó thực sự là mong muốn chính đáng và cũng chứa đầy sợ hãi của một người cha, một người mẹ cho tương lai của con mình.
Thế nhưng, cuộc đời này có vô vàn cạm bẫy mà không một cuốn cẩm nang nào ghi hết được. Vậy thì khi đứa trẻ gặp một cạm bẫy không hoặc chưa được ghi trong cẩm nang nó sẽ dễ dàng vướng vào. Nhưng nếu đứa trẻ đó có một tâm hồn đẹp thì nó sẽ có khả năng nhận biết đâu là Ác đâu là Thiện và nó sẽ đi qua.
Lời nói này của người làng Chùa có nhiều cách hiểu và những gì tôi nói ở trên là một trong những cách hiểu ấy.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Tính Đạo Đức Giả của Phong Trào Đòi Quyền Sống
Trần Tiên Long chuyển dịch
Catholic Nun Explains Pro-Life In A Way That Will Stun Many (Especially Republican Lawmakers)
Nguồn: http://www.dailykos.com/story/...Stun-The-Masses
Một bà sơ Ca-tô-lic giải thích về phong trào đòi quyền sống (Pro-Life) theo cách sẽ làm choáng váng nhiều người (nhất là những nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa).
Sơ Joan Chittister - nữ tu dòng Benedict (O.S.B., Order of Saint Benedict)
Chỉ bằng một câu nói đơn giản, sơ Joan Chittister, O.S.B. đã tóm tắt được tính đạo đức giả của phong trào đòi quyền sống như sau:
“Tôi không tin rằng chỉ vì bạn chống việc phá thai thì bạn trở thành người đòi quyền sống. Tôi nghĩ, trong nhiều trường hợp, bạn thiếu đạo đức nếu tất cả chỉ vì bạn muốn đứa trẻ được sinh ra chứ chẳng phải đứa trẻ được nuôi ăn, được giáo dục, và được có gia đình. Và tại sao tôi lại nghĩ bạn không có đạo đức? Bởi vì bạn không muốn bất cứ tiền thuế nào rơi rớt vào chỗ đó. Đó chẳng phải là đòi quyền sống. Đó là đòi quyền đẻ. Chúng ta cần có sự trao đổi rộng rãi hơn về thế nào là đạo đức luân lý của phong trào đòi quyền sống.”
Câu nói này áp dụng rất đúng cho những nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa và những kẻ cực đoan chống phá phong trào đòi sự tự do chọn lựa. Họ là những kẻ tiếp tục đòi đem luật của người ghét kết hôn (misogynist laws) để hạn chế quyền sinh sản của người đàn bà. Cùng lúc, đảng Cộng Hòa lại nổ lực đóng cửa những nhà thương đàn bà (shut down women's health clinics,) để đặc biệt nhắm vào việc trả thù nhóm ủng hộ cho việc làm cha mẹ có hoạch định trước (Planned Parenthood (#StandWithPP).) Bạn chẳng có nghe nói những kẻ cực đoan thuộc cánh hữu này nhận nuôi những đứa trẻ từ những cuộc thụ thai không có kế hoạch. Nhưng bạn lại nghe họ cắt giảm những chương trình của chính phủ, chẳng hạn chương trình trả tiền cơm nước cho các em học sinh (school lunches for children,), cắt giảm sự giúp đở của chính phủ về tài chánh và về chăm sóc sức khỏe cho những người vô gia cư hoặc cần sự giúp đở, và ngăn chận chương trình giáo dục miễn phí ở trường cao đẳng. Không, mục đích của những kẻ giả hình này có vẻ như để kiểm soát hơn về thân xác và tương lai của những người đàn bà. Thật là tốt khi nghe sơ Chittister, một bà sơ thuộc dòng Benêđictô, xác định rất hay về lối nói giả dối hai mặt của đảng Cộng Hòa.
Sơ Joan Chittister là người chuyên biện hộ bào chữa công khai cho nữ giớì. Bà là tác giả của 50 cuốn sách và là giảng viên có bằng tiến sĩ của đại học Penn State University. Bà còn làm nghiên cứu phụ tá cho một phân khoa thuộc đại học Cambridge University. Những lĩnh vực khác mà bà đã viết gồm đàn bà trong giáo hội và xã hội, nhân quyền, tự do và sự công bằng, đời sống tôn giáo và tâm linh. Bà đã xuất hiện nhiều lần trong các chương trình truyền thông, kể cả các chương trình Meet the Press, 60 Minutes, Bill Moyers, BBC, NPR, và chương trình Oprah Winfrey. Bạn có thể thăm viếng trang nhà của bà ở nguồn: Joan Chittister.org.
Trần Tiên Long dịch
Hy vọng, sợ hãi và thời gian
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”. Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy tượng trưng của ta như sau.
Ảnh: Nghethuatsong
Ảnh: Nghethuatsong
Người thầy đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”.
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!”. Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?”, và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
Ta đã nhiều lần suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không hiểu ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết một cách tin tưởng: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”.
Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc kệ nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
Người thầy thứ ba là một đứa trẻ. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa trẻ trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?”, đứa bé đáp: “Thưa phải”. Ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”, đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”.
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta ngộ ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta buông bỏ tất cả những tự hào về kiến thức của mình trước cái học không cùng của vũ trụ.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem tự nhiên là thầy, tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở. Ta học hỏi từ tất cả, từ nhành cây ngọn cỏ, từ đám mây trên trời kia, từ người tự cho là cao quý đến kẻ hèn ác hung tàn.
Ta không chỉ có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta có thể học.
Điều này có nghĩa là: Hãy luôn là một học trò hiếu học, có tinh thần học hỏi, khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học hỏi. Học để biết cách học tất cả, để biết nhận biết cho được ý nghĩa của Hy vọng, sợ hãi và thời gian.
Tác giả: Nghệ thuật sống | Dịch giả: Sơn Hà tổng hợp
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!”. Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?”, và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
Ta đã nhiều lần suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không hiểu ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết một cách tin tưởng: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”.
Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc kệ nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
Người thầy thứ ba là một đứa trẻ. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa trẻ trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?”, đứa bé đáp: “Thưa phải”. Ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”, đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”.
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta ngộ ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta buông bỏ tất cả những tự hào về kiến thức của mình trước cái học không cùng của vũ trụ.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem tự nhiên là thầy, tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở. Ta học hỏi từ tất cả, từ nhành cây ngọn cỏ, từ đám mây trên trời kia, từ người tự cho là cao quý đến kẻ hèn ác hung tàn.
Ta không chỉ có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta có thể học.
Điều này có nghĩa là: Hãy luôn là một học trò hiếu học, có tinh thần học hỏi, khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học hỏi. Học để biết cách học tất cả, để biết nhận biết cho được ý nghĩa của Hy vọng, sợ hãi và thời gian.
Tác giả: Nghệ thuật sống | Dịch giả: Sơn Hà tổng hợp
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)