Bản chất và nguồn gốc của chúng là gì? Người ta vẫn còn đang chờ đợi những câu trả lời thật sự thoả đáng đối với nhiều hiện tượng quan trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những cách tiếp cận khác nhau trong triết học sẽ giúp chúng ta có được một phương hướng đúng đắn trong việc xem xét các hiện tượng phức tạp đó.
1. Lý do đặt vấn đề
Có một thắc mắc rất hay về nguồn gốc của những hiện tượng huyền diệu, bí ẩn của thế giới:
“Ngày hôm nay khoa học vẫn chưa thể biết được ai đang điều khiển trái tim ta tự động đập hàng ngày. Lực lượng nào đã phân định sự cân bằng giới tính trong xã hội ... Khoa học chưa thể biết được vì sao và ai đã làm cho “Chúng ta” từ những điểm nhỏ như một tế bào với sự tích hợp hàng tỷ tỷ phép tính bên trong nhằm thực hiện một lập trình đến một mốc thời gian nào đó với những điều kiện đã được tính trước, biết trước sẽ: Thoát thai - biết nói - biết đi lại - mọc răng, lông – phát triển tư duy - có khả năng sinh sản - trưởng thành đầy đủ - suy tàn rồi chết. Tình cờ chăng?”
Theo hướng này thì chúng ta có thể đặt ra vô số những câu hỏi tương tự về vũ trụ, về sinh vật, về cơ thể con người. Ngay cả những đầu óc khoa học vĩ đại nhất khi đối mặt với sự huyền bí của vũ trụ cũng có những tình cảm tương tự. Albert Einstein đã trăn trở như sau:
“Tôi tin vào sự huyền bí, và thú thật, nhiều khi tôi đối mặt với sự huyền bí này với sự kinh sợ. Nói cách khác, tôi nghĩ rằng có nhiều điều trong vũ trụ mà chúng ta chưa thể cảm nhận và thâm nhập được, cũng như có nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta mới chỉ cảm nhận được ở một hình thức sơ khai mà thôi.”
Theo Einstein, những điều huyền diệu, bí ẩn của vũ trụ đã gây ra cho đầu óc có tư duy một “tình cảm khiêm nhường” (a feeling of humility), “một tình cảm tôn giáo chân chính” (a genuinely religious feeling), nhưng nó không liên quan gì đến chủ nghĩa thần bí (mysticism):
“Điều mà tôi nhận thấy được trong tự nhiên đó là một cấu trúc tuyệt vời mà chúng ta mới chỉ có thể hiểu được một cách rất không hoàn hảo, và điều đó không tránh khỏi đem lại cho con người đang tư duy một tình cảm khiêm nhường. Đó là một tình cảm tôn giáo chân chính không có liên quan gì đến chủ nghĩa thần bí cả.”
Bản chất của sự huyền bí đó là gì? Nguồn gốc của chúng do đâu? Trả lời cho những câu hỏi này có mấy cách tiếp cận của các khuynh hướng triết học khác nhau: Hữu thần luận, Phiếm thần luận và Vô thần luận.
2. Cách tiếp cận của hữu thần luận
Hữu thần luận hay chủ nghĩa hữu thần (Theism) theo nghĩa rộng là khuynh hướng tư tưởng tin vào sự tồn tại của thần thánh nói chung. Hữu thần luận được dùng với nghĩa hẹp để chỉ niềm tin vào một vị thần tối cao, vạn năng, sáng tạo ra tất cả, quyết định tất cả. Vị thần này được gọi bằng những tên khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Kinh Veda và tín đồ Balamôn giáo gọi tên vị thần sản sinh ra dân tộc Ấn là Brahman. Tín đồ Do Thái giáo gọi vị thần sáng tạo thế giới và sinh ra hai con người đầu tiên là Adam và Eva, tổ tiên của dân tộc Do Thái (về sau được quan niệm là tổ tiên của cả nhân loại) là Yahweh hoặc Jehovah. Trong tiếng Anh, vị thần này được gọi là God; tiếng Pháp là Dieu; tiếng Nga là Бог; tiếng Ả Rập là Allah. Tiếng Việt, Giê-hô-va được dịch là Thượng đế hay Thiên Chúa (Chúa Trời). Chủ nghĩa hữu thần không chỉ là một khuynh hướng tín ngưỡng tôn giáo mà còn lý luận thần học được một số nhà triết học và thần học phát triển. Họ dùng nhiều lập luận lôgic để chứng minh sự tồn tại và vai trò sáng tạo của Thiên Chúa.
Chủ nghĩa hữu thần chứng minh nguồn gốc và bản chất tính huyền diệu của thế giới bằng Lập luận từ sự thiết kế (Argument from Design) hay Lập luận mục đích luận (Teleological Argument). Toàn bộ tính phức tạp, huyền diệu của thế giới và con người được quy về trí tuệ thông minh của Thiên Chúa; ngài thiết kế và điều khiển tất cả. Từ sự quan sát thấy tất cả những đồ vật phức tạp đều có người thiết kế ra, các nhà lý luận thần học đi đến kết luận rằng vũ trụ và con người là những kết cấu cực kỳ phức tạp và tinh vi nên phải do một đầu óc cực kỳ thông mình thiết kế ra – đó là Thiên Chúa (Thượng đế).
Lập luận này nếu quy vê tam đoạn luận có dạng như sau:
1. Tất cả những gì phức tạp đều phải có người thiết kế ra (Complexity implies a designer).
2. Vũ trụ là cực kỳ phức tạp (The universe is highly complex).
3. Do đó, vũ trụ phải có người thiết kế (Therefore, the universe has a designer)
Ta thử tham khảo lập luận sau đây trên một trang web tiếng Nga:
“Mỗi đồ vật đều có người làm ra; mỗi cái nhà đều có người xây dựng; mỗi quyển sách đều có tác giả; mỗi con người đều có cha mẹ. Xin hãy chỉ dùm tôi có vật nào tự nó được sinh ra không? Có cái nhà nào tự nó được xây dựng mà không có kiến trúc sư và những người thợ xây? Có quyển sách nào tự nó được viết ra mà không có tác giả?
Như vậy, không có một sự vật có kết cấu phức tạp nào mà không có người sáng lập ra. Do đó, vũ trụ, một kết cấu vô cùng phức tạp phải có người sáng lập nên – đó là Thượng đế.”
Tất nhiên, ai cũng thấy được khiếm khuyết trong lập luận này là: từ nguồn gốc những đồ vật trong xã hội suy diễn ra cho tất cả sự vật, hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ là một suy luận không hợp lôgic. Đồ vật trong xã hội là do con người thiết kế ra với những mục đích nhất định, từ đó không thể suy ra sự vật, hiện tượng trong vũ trụ là do Thượng đế thiết kế ra theo một mục đích nào đó.
3. Cách tiếp cận của phiếm thần luận
Phiếm thần luận (Pantheism) là khuynh hướng triết học đồng nhất Thượng đế với toàn bộ giới tự nhiên. Thuật ngữ “phiếm thần luận” xuất phát từ tiếng Hy Lạp Pan (tất cả) và theos (thần, Thượng đế) có nghĩa là tất cả vũ trụ (toàn bộ giới tự nhiên) là Thượng đế. Điều này có nghĩa là không có một vị Thượng đế nào khác như là một lực lượng tinh thần tối cao đứng trên giới tự nhiên như quan niệm hữu thần luận, vì giới tự nhiên chính là Thượng đế rồi.
Như vậy tất cả những gì huyền bí, mầu nhiệm của thế giới đều là đặc tính của giới tự nhiên, của vị Thượng đế này. Không có một vị Thượng đế nào khác thiết kế, sáng tạo ra vũ trụ, đặt ra mục đích cho vũ trụ.
Đại biểu cho cách tiếp cận này có các nhà triết học và thiên văn học Ý Giordano Bruno (1548-1600), nhà triết học Hà Lan Baruch Spinoza (1632-1677)… Albert Einstein đôi khi cũng tán đồng quan niệm như vậy. Khi được hỏi: “Ông có tin Thượng đế không?”, Einstein trả lời: “Tôi tin ở Thượng đế của Spinoza, ngài mặc khải chính mình thông qua sự hài hòa có trật tự của những gì đang tồn tại, chứ không phải vị Thượng đế có liên quan đến số phận và hành động của con người.”
Như vậy, theo Phiếm thần luận, giới tự nhiên vốn có những đặc tính huyền diệu, bí ẩn mà nhà khoa học phải nghiên cứu để tìm cách giải thích nó, do đó không cần phải tìm đến một vị Thượng đế khác như một tinh thần tối cao đứng trên giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên.
4. Cách tiếp cận của vô thần luận
Thuật ngữ vô thần luận (hay chủ nghĩa vô thần) (atheism) được cấu tạo từ tiếp đầu ngữ a (không) và từ Hy Lạp theos ( thần) là khái niệm dùng để chỉ một khuynh hướng tư tưởng thể hiện ở sự không tin hay phủ nhận sự tồn tại của thần thánh. Chủ nghĩa vô thần không chỉ thể hiện ở sự không tin mà còn đưa ra những lập luận nhất định để chứng minh cho lập trường của mình, bác bỏ các lập luận thần học về sự tồn tại của Thượng đế, về nguyên nhân đầu tiên, về mục đích luận và sự thiết kế, v.v..
Trong bài giảng “Tại sao tôi không phải là tín đồ Kitô giáo” (Why I am not a Christian), Bertrand Russell, nhà triết học nổi tiếng người Anh, người được giải thưởng Nobel năm 1950 đã phân tích và bác bỏ Lập luận từ sự thiết kế và mục đích luận của thần học. Theo ông, người ta tin rằng Thượng đế là cái đẩy đầu tiên làm cho vũ trụ vận động, vì đây là cách giải thích đơn giản và thuận lợi tránh được sự phức tạp khi phải dùng quy luật vạn vật hấp dẫn. Cũng theo Russel, giải thích những đặc diểm của sinh vật bằng sự thiết kế của Thượng đế là đơn giản hơn thuyết tiến hóa của Darwin với sự giải thích những đặc điểm của một giống loài sinh vật là kết quả của tính thích nghi của sinh vật với môi trường, do sự tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên. Russell cũng chỉ ra mâu thuẫn trong lập luận từ sự thiết kế, nếu như tất cả đều do một đầu óc vạn năng và thông minh thiết kế ra thì điều đó liệu có giải thích được vô số những khiếm khuyết trong lịch sử nhân loại, như tổ chức KKK ở Mỹ, chiến tranh phát xit, v.v..
Trong triết học Marxist, tất cả các đặc điểm vốn có của thế giới (tự nhiên, xã hội, con người) bao gồm mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, tính quy luật của sự vận động, phát triển được giải thích bằng khái niệm “biện chứng của tự nhiên”.
Theo quan điểm duy tâm, vật chất có đặc tính trơ, ì, chỉ có tinh thần mới năng động, do đó phải giải thích tính năng động của thế giới bằng tinh thần chứ không phải bằng bản thân vật chất. Trái lại, theo chủ nghĩa duy vật mácxít, tất cả sự vật vật chất, cũng như các mặt, các bộ phận của mỗi sự vật đều nằm trong những hệ thống, cấu trúc phức tạp, trong đó mỗi mặt, mỗi bộ phận đều bị quy định bởi những mặt, bộ phận còn lại; tất cả đều vận động, phát triển theo những quy luật vốn có của vật chất, không do ý thức. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Thí dụ, một nguyên tử đã là một cấu trúc phức tạp bao gồm mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân. Vật thể vô cơ không phải là một đống lộn xộn các phân tử mà là một tập hợp các phân tử được cấu trúc theo một quy luật nhất định. Khi quan sát một “hoa tuyết” chúng ta không thể không kinh ngạc và tự hỏi ai đã sắp xếp các phân tử hơi nước lại thành một đóa hoa đẹp như vậy. Chúng ta lại càng ngạc nhiên khi đối mặt với sự “mầu nhiệm” của cơ thể sinh vật và con người.
Cách tiếp cận duy vật, vô thần về thế giới không chỉ khác với cách tiếp cận hữu thần luận mà còn phân biệt với cách tiếp cận phiếm thần luận. Phiếm thần luận tuy có tính duy vật nhưng lại quan niệm thế giới vật chất, giới tự nhiên là Thượng đế”, là một vị thần. Trái lại, theo cách tiếp cận vô thần luận, tất cả những điều huyền diệu, bí ẩn của thế giới và con người đều là đặc tính vốn có của tự nhiên, là “biện chứng của tự nhiên” chứ không có tính thần thánh gì cả.
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG (ĐH ĐÀ NẴNG)
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015
ÂM DƯƠNG Chương 1. Lai lịch
1. Nhà học giả Marcel Granet, trong quyển La Civilisation Chinoise, đã cho rằng: theo truyền thống Trung Hoa, thì hai chữ Âm Dương có lẽ đã được các nhà Thiên Văn Học Trung Hoa đầu tiên tạo ra. [1]
Nếu vậy thì quan niệm Âm Dương đã có ít nhất là từ thời vua Nghiêu (2357 - 2255) vì trong kinh Thư, thiên Nghiêu điển, ta thấy đề cập đến mấy nhà Thiên Văn Học như Hi Hòa, Hi Trọng, Hi Thúc. [2]
2. Ông M. Maspéro thì cho rằng tác giả Hệ Từ đã sáng tạo ra quan niệm Âm Dương. [3]
3. Nhưng nếu ta chấp nhận rằng Phục Hi (2852 - 2737) là người đầu tiên đã lập ra Bát Quái, thì ta thấy ngay rằng quan niệm Âm Dương đã được phát sinh từ khi nước Trung Hoa mới có văn, chưa có tự, nghĩa là từ khi còn dùng vạch thay chữ, tức là vào khoảng 2852 trước Công nguyên, vì ngay khi ấy ta đã thấy:
Khảo kinh Thư ta thấy hai chữ Âm Dương được dùng liền nhau trong thiên Chu Quan. Thiên này có chữ tiếp lý Âm Dương, và cho rằng công việc điều hòa Âm Dương (điều hòa trời đất) là công việc quan Tể tướng. [4]
5. Khảo Kinh Thi, ta thấy: Âm thường chỉ Trời tối hoặc có mây, hay chỗ khuất, chỗ kín.[5] Dương thường chỉ mặt trời, chỗ sáng, hoặc mầu sắc rực rỡ, hoặc tháng 10, hoặc phía Nam của núi, phía Bắc của Sông. [6]
Hai chữ Âm Dương được dùng đi đôi với nhau trong bài thơ Công Lưu, nơi thiên Đại Nhã:
Tướng kỳ Âm Dương,
Quan kỳ lưu tuyền. [7]
(Xem chỗ râm, chỗ sáng; Xem giòng nước, giòng sông...)
6. Khảo Kinh Dịch ta thấy Hệ Từ và Thuyết Quái nhiều lần đề cập đến Âm Dương, nhưng không giải thích cặn kẽ. Trong Hệ Từ ta thấy những câu:
Nhất Âm nhất Dương chi vị đạo. (Hệ Từ thượng, chương V)
Âm Dương bất trắc chi vị thần. (Hệ Từ thượng, chươngV)
Âm Dương chi nghĩa phối nhật nguyệt. (Hệ Từ thượng, chương VI)
Dương quái đa Âm, Âm quái đa Dương. (Hệ Từ hạ, chương IV)
Kiền Dương vật dã, Khôn Âm vật dã. (Hệ Từ hạ, chương VI)
Trong Thuyết quái ta thấy những câu:
Lập Thiên chi đạo viết Âm dữ Dương. (Thuyết Quái, chương II)
Âm Dương tương bác. (Thuyết Quái, chương V)
7. Khảo Đạo Đức Kinh, ta thấy Lão Tử viết: Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương (Vạn vật cõng Âm mà ôm Dương: nghĩa là Âm ngoài mà Dương trong)
Những sự khảo sát trên cho thấy:
1/ Quan niệm Âm Dương manh nha từ thời Phục Hi.[8]
2/ Quan niệm này thịnh hành thời Chu nhất là vào thời Lão Tử, Khổng Tử ( thế kỷ 5 trước Công Nguyên).
3/ Quan niệm này thực ra đã được khai sinh do các đại hiền triết Trung Hoa chứ không phải do các nhà thiên văn học, các nhà bốc phệ, hay các âm nhạc gia như Marcel Granet đã chủ trương. [9]
CHÚ THÍCH
[1] Cf. Marcel Granet, La Civilisation Chinoise, chap. Le Yin et le Yang. p. 116.
[2] Cf. James Legge, The Shoo King, The Canon of Yaou, p. 18, 19.
[3] Cf. Marcel Granet, La Civilisatin Chinoise, p. 117, note 1.
[4] Lập Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Tư duy tam công. Luận đạo, kinh bang, tiếp lý Âm Dương. 立 太 師, 太 傅, 太 保. 茲 惟 三 公. 論 道, 經 邦, 燮 理 陰 陽 .— Kinh Thư, Chu Quan, đoạn 5.
[5] Cf. The Chinese Classics, The Shoo King, index p. 776.
[6] Ib. p. 777.
[7] Cf. Kinh Thi, Đại Nhã, Chưng Dân, Công Lưu Vi, 5.
[8] Phục Hi dĩ tiền, bất tri như hà chiêm khảo, chí Phục Hi tương Âm Dương lưỡng cá hoạch quái thị nhân. 伏 羲 以 前, 不 知 如 何 占 考, 至 伏 羲 相 陰 陽 兩 個 畫 卦 示 人 .— Dịch Kinh Đại Toàn, trang 73a.
[9] Marcel Granet, La Pensée Chinoise, pages 116, 117.
Lập Thiên chi đạo viết Âm dữ Dương. (Thuyết Quái, chương II)
Âm Dương tương bác. (Thuyết Quái, chương V)
7. Khảo Đạo Đức Kinh, ta thấy Lão Tử viết: Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương (Vạn vật cõng Âm mà ôm Dương: nghĩa là Âm ngoài mà Dương trong)
Những sự khảo sát trên cho thấy:
1/ Quan niệm Âm Dương manh nha từ thời Phục Hi.[8]
2/ Quan niệm này thịnh hành thời Chu nhất là vào thời Lão Tử, Khổng Tử ( thế kỷ 5 trước Công Nguyên).
3/ Quan niệm này thực ra đã được khai sinh do các đại hiền triết Trung Hoa chứ không phải do các nhà thiên văn học, các nhà bốc phệ, hay các âm nhạc gia như Marcel Granet đã chủ trương. [9]
CHÚ THÍCH
[1] Cf. Marcel Granet, La Civilisation Chinoise, chap. Le Yin et le Yang. p. 116.
[2] Cf. James Legge, The Shoo King, The Canon of Yaou, p. 18, 19.
[3] Cf. Marcel Granet, La Civilisatin Chinoise, p. 117, note 1.
[4] Lập Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Tư duy tam công. Luận đạo, kinh bang, tiếp lý Âm Dương. 立 太 師, 太 傅, 太 保. 茲 惟 三 公. 論 道, 經 邦, 燮 理 陰 陽 .— Kinh Thư, Chu Quan, đoạn 5.
[5] Cf. The Chinese Classics, The Shoo King, index p. 776.
[6] Ib. p. 777.
[7] Cf. Kinh Thi, Đại Nhã, Chưng Dân, Công Lưu Vi, 5.
[8] Phục Hi dĩ tiền, bất tri như hà chiêm khảo, chí Phục Hi tương Âm Dương lưỡng cá hoạch quái thị nhân. 伏 羲 以 前, 不 知 如 何 占 考, 至 伏 羲 相 陰 陽 兩 個 畫 卦 示 人 .— Dịch Kinh Đại Toàn, trang 73a.
[9] Marcel Granet, La Pensée Chinoise, pages 116, 117.
Những nhà đạo đức, những 'paparazzi' sôi sục... trên mạng
"Paparazzi” săn mồi
Trước đây và cho đến hiện nay, cái biệt danh “paparazzi” của những người chuyên săn ảnh “độc” đã khiến cho giới thượng lưu, các minh tinh màn bạc, những người nổi tiếng, những người của công chúng nhiều phen giật mình, kinh hoàng. Thậm chí có những paparazzi xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách xâm phạm thô bạo vào cuộc sống của người nổi tiếng, hơn thế nữa, họ còn cố ý dùng thủ đoạn giăng bẫy để người nổi tiếng phản kháng… rồi tác nghiệp, chụp ảnh.
Không ai phủ nhận những thành quả lớn mà internet đã mang lại cho loài người trong hiện tại, nhưng ngược lại, cũng phải nói thẳng rằng, mạng xã hội và người chơi mạng xã hội nhiều lúc chẳng khác gì những “paparazzi” săn mồi.
Chỉ cần một cái điện thoại cầm tay có chức năng chụp hình nối mạng, những khoảng khắc vô tình bất chợt, hay cố ý canh me gài bẫy, những người chơi mạng xã hội có thể khiến cho số phận một con người và những người thân của họ phải đau khổ, điêu đứng, thậm chí dẫn đến những cái chết tức tưởi, oan uất.
Nếu như đối tượng của các paparazzi chỉ chăm chăm vào những người nghệ sĩ, những người nổi tiếng thì đối tượng của những người chơi mạng xã hội là tất cả, từ những người vô danh bình thường đến các chính khách, các ngôi sao…
Nếu như mục đích các paparazzi là thương mại và quan hệ của họ với các nghệ sĩ thực chất là để “nuôi sống” nhau thì mục đích của mạng xã hội nhiều khi đơn thuần chỉ là cho vui, cho “bõ ghét”, nhưng cho vui, cho “bõ ghét” mà dẫn đến những hệ quả tiêu cực, đau lòng đó mới chính là điều đáng cảnh báo, đáng lên án.
Cộng đồng vẫn chưa khỏi ngậm ngùi khi biết tin một cô bé 15 tuổi phải tự tử sau khi đọc những dòng dè bỉu, chà đạp về đạo đức, lối sống bởi một cái clip do bạn trai tung lên mạng xã hội. Tuổi mới lớn, tâm lý đầy biến động, và bị sốc trước hành vi đê hèn của gã trai cùng những lời chỉ trích từ cộng đồng mạng, cô bé đã quyên sinh. Cái chết của cô bé hẳn có một phần nguyên nhân từ những “nhà đạo đức”, những “nhà phê bình” trên mạng, họ đã vô tình tiếp tay và thành những “kẻ săn mồi” hăng máu
Thật xót xa cay đắng khi nghĩ đến cái tuổi 15 đẹp như trăng rằm, khi đọc những lời trăng trối của cô bé với bố mẹ: “Con chết, bố mẹ hãy chôn con gần nhà, đừng đưa đi xa”…
Rồi mới đây, một bác sĩ giỏi phải từ chức, bị kỷ luật cũng vì áp lực của mạng xã hội, của những “nhà đạo đức”, những “nhà phê bình” trên mạng. Không biết bây giờ, người chụp bức hình bác sĩ gác chân có vui mừng nổi không với “chiến công lừng lẫy” ấy, và thật tréo ngoe là… bức hình đó được chụp trong lúc người bác sĩ đang làm công việc cứu người.
Người viết buồn cho cơ sở y tế nơi vị bác sĩ đó làm việc, đã không đủ bản lĩnh, có cái nhìn tỉnh táo bảo vệ đồng nghiệp, nhân viên của mình trước áp lực của mạng xã hội. Nhưng càng buồn hơn khi mạng xã hội vì sự vô tư và hồ đồ của chính mình đã gián tiếp “tiếp tay” đẩy số phận một bác sĩ rơi vào hành động chán nản, không thể vượt qua điều tiếng khắc nghiệt.
Bởi thực chất, câu chuyện đó đã được báo chí kiểm chứng thật là đơn giản “bác sĩ lúc đó bị đau chân, bệnh nhân lớn tuổi bị lãng tai, không có ai hỗ trợ nên bác sĩ phải gác chân lên giường, sát với bệnh nhân để có thể hỏi bệnh nhân được rõ hơn”…
Điều khiển đầu ngón tay từ những cái đầu có đạo đức
Xã hội loài người đạt được đến tầm văn minh như hôm nay bởi sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà mạng xã hội là một sản phẩm được ưa dùng, sử dụng. Nhưng vì vậy, muốn mạng XH phát triển bền vững, văn minh, thì bản thân những người sử dụng mạng xã hội cũng phải dựa vào chính nền tảng – đạo đức của chính mình - với đồng loại, trước bất cứ vụ việc gì xảy ra liên quan đến số phận con người.
Dư luận luôn sửng cồ, bức xúc khi ai đó chê dân trí XH thấp, nhưng lại quá thản nhiên mắng mỏ, đả kích người này, khích bác người kia trên mạng ảo mà ít khi chịu khó kiểm chứng lại thông tin. Cộng đồng mạng nói quá nhiều về tự do ngôn luận, tự do chính kiến nhưng lại thiếu sự cẩn trọng trước các thông tin chưa kiểm chứng.
Facebook sinh ra tại nước Mỹ, nơi ông Obama – đương kim tổng thống Mỹ có không ít những bức hình trên mạng gác chân lên bàn khi đang thảo luận với các đồng nghiệp. Và mạng xã hội không vì điều này mà có thể làm cho ông ấy từ chức được. Áp lực của dư luận phải dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền con người. Tâm lý chạy theo đám đông, tư duy đám đông rất có hại, rất nguy hiểm khi kẻ xấu biết cách khai thác, trục lợi.
Facebook tạo ra nút like và quyền lực ảo, nhưng vì sự “sung sướng” của cái nút like, của quyền lực ảo mà tung tin thất thiệt, giật gân, gây sốc, xâm phạm đời tư người khác là không thể chấp nhận được. Trong suy nghĩ tích cực, mạng xã hội luôn là những liều thuốc bổ giúp ích cho mọi người, nhưng nếu dùng quá liều, nó sẽ trở thành thứ thuốc độc có thể “giết chết” bất kỳ ai và chính ngay người sản xuất là loại thuốc “quá liều” ấy.
Đã không ít paparazzi đã phải trả giá cho những hành động quá trớn của mình, đã phải ra tòa và chịu sự trừng phạt của công lý. Cuộc sống hiện nay vốn có quá nhiều sự bất ổn, những người chơi mạng xã hội cũng nên suy nghĩ thật chín chắn, có cái tâm… trong mọi thao tác ảo của mình. Một phản ứng phút chốc chủ quan, cực đoan, thiếu suy nghĩ có khi là thêm phần hủy hoại, thêm phần mất niềm tin vào những điều tốt đẹp, mất niềm tin giữa con người với con người.
Bill Gates từng nói: “Tất cả mọi thông tin nằm dưới những đầu ngón tay của bạn”, mong rằng những đầu ngón tay ấy được điều khiển từ những cái đầu có đạo đức và kiến thức, nếu không, mạng xã hội dần dần sẽ là cơn ác mộng của tất cả mọi người.
Muốn làm một nhà đạo đức, nhà phê bình thì trước hết hãy học cách tôn trọng mọi người!
Nô lệ, diệt chủng, lạm dụng: mặt tối của “những con hổ” châu Á
Bến cảng của trại người di tản (IDP) ở Sittwe, Myanmar, ngày 24 tháng 5, năm 2015. Bị cáo buộc là người di cư bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh, hàng ngàn người Rohingya đang cố gắng thoát khỏi sự đau khổ của các trại IDP dọc Biển Andaman trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ hy vọng sẽ tới được Malaysia. Nhiều người trong số những người tham gia vào cuộc hành trình nguy hiểm bằng đường biển đã rơi vào tay của bọn buôn người, những kẻ trả nhiều tiền để đổi lấy sự tự do của những người di tản. (Jonas Gratzer / Getty Images)
Một vài năm trước đây, sự phát triển nhanh chóng của “những con hổ” Đông Nam Á đã làm cả thế giới ghen tị. Ngày nay, khu vực này được biết đến vì bộ ba các chứng bệnh: thanh lọc sắc tộc, sự bất bình đẳng gia tăng, và siêu bóc lột lao động.
Tình trạng đáng xấu hổ về quyền con người và bảo hộ lao động trong khu vực được đánh dấu bởi ba sự kiện thu hút sự chú ý của thế giới.
Trên biển, hàng ngàn người tị nạn Rohingya từ Miến Điện (còn gọi là Myanmar) bị mắc kẹt và tuyệt vọng khi các quốc gia láng giềng từ chối chấp nhận họ. Tại Indonesia, các nhà điều tra phát hiện các nhà máy chế biến cá bất hợp pháp sử dụng người lao động nhập cư bị giam cầm. Và tháng năm vừa qua tại Philippines, 72 công nhân thiệt mạng trong một vụ cháy nhà máy khủng khiếp.
Khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, chuẩn bị hội nhập các nền kinh tế của khu vực vào cuối năm 2015, điều đáng hỏi ở đây là những quốc gia này sẽ kết hợp cái gì – thị trường hay các vấn đề xã hội thâm căn cố đế của họ?
Khước từ bảo hộ lao động, buôn bán lao động tàn nhẫn và thanh lọc sắc tộc, những mặt tối của “những con hổ” Đông Nam Á đã được phơi bày toàn bộ trong năm nay.
Thanh lọc sắc tộc ở Miến Điện
Thảm cảnh của người Rohingya là cực điểm của ba năm bạo loạn và tấn công bạo lực nhắm vào người Hồi giáo thiểu số Miến Điện, vốn chiếm hơn 30% dân số ở bang Rakhine.
Căng thẳng giữa người Rohingya và phần đông người theo Phật giáo ngày càng tăng trong nhiều năm qua. Với việc nới lỏng kiểm soát quân sự khi đất nước trong quá trình chuyển đổi đầy trục trặc tiến tới dân chủ, sự căng thẳng đã dẫn đến bạo lực, đôi khi gây ra bởi những lời cáo buộc bừa bãi về những người đàn ông Rohingya cưỡng hiếp phụ nữ Phật giáo.
Chính quyền Miến Điện chính thức coi 1.300.000 người Rohingya là những kẻ xâm nhập không quốc tịch từ nước láng giềng Bangladesh, thường là bỏ mặc họ cho lòng thương của những người theo Phật giáo do các nhà sư dẫn dắt. Kết cục, đây là trường hợp xấu nhất trong khu vực về thanh trừng sắc tộc trong lịch sử thời hiện đại.
Để thoát khỏi cuộc đàn áp tàn bạo, nhiều người Rohingya đã ngày càng phải viện đến phương sách chạy thoát thân, ký kết hợp đồng với bọn buôn lậu và buôn người để đưa họ đi bằng đường biển và đường bộ tới các nước khác. Lựa chọn này cũng trở nên nguy hiểm như ở lại. Bọn buôn người đã bán được nhiều người Rohingya, cùng với những người Miến Điện khác, như lực lượng lao động cưỡng bức bán cho ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan nổi tiếng. Những người khác gặp phải sự tiếp nhận thù địch từ các nước láng giềng.
Tháng trước, ước tính có khoảng 7.000 người tị nạn Rohingya nhồi nhét trong những chiếc thuyền hướng đến những bờ bến thân thiện hơn. Tuy nhiên, họ đã bị đẩy lui bởi lực lượng hải quân Thái Lan, Malaysia, Indonesia và bị bỏ mặc trôi nổi không đích đến ở Ấn Độ Dương và biển Andaman.
Dưới áp lực của Liên Hợp Quốc và các thể chế quốc tế khác, các nước láng giềng của Miến Điện cuối cùng đã dịu lập trường đối với những người tị nạn. Philippines mở biên giới của mình cho một số người. Và sau những lời chỉ trích nặng nề, Malaysia và Indonesia cũng phải mở cửa biên giới một cách miễn cưỡng. Tuy nhiên, Thái Lan tuyên bố rõ ràng sẽ không cho phép bất kỳ ai trong số đó tỵ nạn. Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng đưa ra lập trường cứng rắn như vậy.
Thảm Cảnh của người Rohingya là đỉnh cao của ba năm bạo loạn và tấn công bằng bạo lực nhằm vào người Hồi giáo thiểu số ở Miến Điện.
Nhiều tiếng nói từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kêu gọi chính phủ Miến Điện kết thúc thanh lọc sắc tộc và trao quyền công dân cho người Rohingya. Tuy vậy, một người có tiếng nói lại giữ im lặng một cách đáng chú ý: Người được giải Nobel Aung Sang Suu Kyi.
Người dân thất vọng vì bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: Internet)
Chưa bao giờ trong ba năm qua, bà Aung Sang Suu Kyi, người ủng hộ dân chủ nổi tiếng này nói lời đại diện cho người Rohingya, ngay cả khi chỉ để đề nghị các tín đồ Phật tử của bà chấm dứt đàn áp họ. Do áp lực quốc tế, đảng của bà, Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, đã – cuối cùng và miễn cưỡng – làm cái gọi là trao quốc tịch cho người Rohingya. Nhưng tuyên bố đã không được ban hành dưới danh nghĩa của bà.
Các nhà quan sát cho rằng bà Suu Kyi cố tránh làm mất lòng đa số người theo Phật giáo của đất nước, vì đảng của bà cần những lá phiếu của họ trong các cuộc chạy đua bầu cử sắp tới ở Miến Điện và bản thân bà cũng cần nếu bà chạy đua vào chức tổng thống. Nhưng bà Suu càng im lặng, càng sẽ có nhiều người hơn kết luận rằng bà không tin người Rohingya xứng đáng là công dân, và biểu tượng cho đạo đức toàn cầu này sẽ càng bị xem là đồng lõa với nạn diệt chủng.
Lao động nô lệ trong ngành công nghiệp đánh bắt cá Thái Lan
Cuộc sống nô lệ trên tàu cá Thái Lan (Ảnh: Internet)
Tháng 3 này, một báo cáo đặc biệt của Liên đoàn báo chí về nạn cưỡng bức lao động trên đảo Benjina của Indonessia kêu gọi sự chú ý của thế giới đến một trong những bí mật bẩn thỉu ngầm ở Đông Nam Á: sự phụ thuộc của các ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan vào lao động nô lệ. Hơn 500 công nhân đã được tìm thấy trong tình trạng bị bỏ tù trên đảo.
Việc sử dụng lao động nô lệ, theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế và Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, xảy ra khi lợi nhuận bị hạn chế bởi các mẻ cá khai thác nhỏ hơn, chi phí nhiên liệu cao hơn, và sự miễn cưỡng của các công dân Thái Lan làm việc trong một ngành công nghiệp độc hại lương thấp và phải lênh đênh thời gian dài trên biển.
Các nhà máy đánh cá và đóng hộp của Thái đã chuyển sang dùng lao động nước ngoài, đặc biệt lao động đến từ Miến Điện và Campuchia, nơi mạng lưới buôn lậu nổi lên để tuyển dụng lao động. Mánh khoé lừa bịp luôn được dùng đến, các công nhân được hứa hẹn viễn cảnh có công việc được trả lương cao hơn trong các ngành xây dựng hoặc nông nghiệp cuối cùng chỉ bị bán cho các tàu đánh cá, nơi họ làm việc với khoản tiền thù lao rẻ mạt hoặc không có gì cả.
Những kẻ buôn người đối xử với những người lao động không có giấy tờ cực kỳ tàn bạo. Gần đâ, những nấm mồ lớn được phát hiện – được báo cáo là chứa hài cốt của hàng trăm người dọc theo các tuyến đường buôn lậu ở Thái Lan và Malaysia – chính là bằng chứng câm lặng cho những gì xảy ra với những người bị bệnh, bị tai nạn, hoặc chống cự lại.
Các quan chức Chính phủ thường vô dụng. Như báo cáo của ILO-Chulalongkorn ghi chú, “Sự tham gia trực tiếp và/ hoặc tạo thuận lợi của các quan chức thực thi pháp luật trong những tội ác này là một vấn đề quan trọng và không được quan tâm đến một cách đầy đủ. Mặc dù các nhà chức trách đã điều tra nhiều trường hợp có sự đồng lõa của các quan chức thực thi pháp luật trong thời gian 2011-2012, nhưng vẫn không có một vụ truy tố hay kết án nào được tiến hành”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi “thay vì kiếm tìm sự bảo vệ khỏi lạm dụng hoặc khiếu nại nộp đơn đến cơ quan chức năng, nhiều ngư dân di cư chọn cách im lặng vì sợ bị ghi vào danh sách đen, bị bắt giữ, hoặc bị trục xuất.”
Việc bắt giữ một vị tướng ba sao người Thái được ông khai rộng rãi gần đây do tội buôn người nhấn mạnh việc các quan chức chính phủ có liên quan sâu đến ngành kinh doanh này đến như thế nào. Tuy nhiên, có ít người dự đoán cho rằng ông ta sẽ bị truy tố thành công.
Giai cấp công nhân bị tổn hại nghiêm trọng ở Philippines
Sự đồng loã của chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong vụ cháy nhà máy cháy tồi tệ nhất của Philippines tháng 5 trước.
Vụ cháy tồi tệ tại Kentex (Ảnh: CTVnews)
Trong cuộc phỏng vấn với khoảng 30 người sống sót, tôi biết được rằng cả chính quyền địa phương và quốc gia đã ban bố phạm vi an toàn cho nhà máy sản xuất giày dép Kentex, mặc dù thực tế rằng nó không có lối thoát hiểm khẩn cấp, các cửa sổ đều bị khoá chặt, không có cuộc diễn tập cứu hỏa nào được tiến hành, và không có vụ thanh tra phòng cháy nghiêm túc nào. Rõ ràng việc thực thi lỏng lẻo các quy định về an toàn không phải là ngẫu nhiên. Kentex là hiện thân của cách xử sự dễ dãi của chính phủ Philippines đối với những doanh nghiệp có vốn lớn mà nước này xem là nguồn gốc của tăng trưởng, giàu có và việc làm.
Theo những người sống sót, khoảng 20% lực lượng lao động tại nhà máy là người lao động không thường xuyên hoặc “pakyawan”, gồm một số trẻ vị thành niên được các bà mẹ của chúng đưa đến để kiếm thêm tiền cho gia đình trong mùa hè. Chúng được khoảng 4,50 USD cho một ngày làm việc, ít hơn một nửa so với mức lương tối thiểu hiện hành cho vùng thủ đô quốc gia.
40-60% khác là công nhân hợp đồng được tuyển dụng bởi một “cơ quan nhân lực”, một tổ chức được tạo ra nhằm cho phép giới chủ có thể tránh được việc phải hợp thức hóa người lao động, bởi nếu không như thế những người lao động có thể sẽ bầu ra một tổ chức nghiệp đoàn. Trong khi các công nhân không có nghiệp đoàn này hàng ngày nhận mức lương tối thiểu, tổ chức nhân sự kia lờ đi các yêu cầu về lợi ích an sinh xã hội, y tế, chỗ ở vốn phải được cung cấp bởi người chủ. “Họ không trả lương hằng tháng của chúng tôi”, một người sống sót nói với tôi một cách giận dữ.
Nhiều nhất là 20% công nhân là những người lao động thường xuyên và thuộc về một công đoàn. Tuy nhiên, một trong những thành viên công đoàn tự phát biểu một cách ích kỷ, “Chúng tôi là một công đoàn công ty.”
Không còn là bí mật nữa
Kentex là một mô hình thu nhỏ của các mối quan hệ lao động – tư bản trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Xu hướng tiến tới hợp đồng hoá – được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, được điều tiết bởi các chính phủ, và được hợp pháp hóa bởi các nhà kinh tế – đã dẫn đến sự vô tổ chức và phi công đoàn hoá của lực lượng lao động, từ đó làm cho tất cả những vi phạm nhân quyền và các thảm họa càng có khả năng xảy ra hơn. Ngày nay, chỉ có khoảng 10% lực lượng lao động Philippines là có tổ chức, một lãnh đạo công nhân nổi tiếng thừa nhận, “Trớ trêu thay, các công đoàn lao động ngày nay không mạnh mẽ về chính trị như trong thời chế độ độc tài của Tổng thống Marcos.”
Phát biểu trong “Thông điệp nhà nước” năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khoe rằng chỉ có hai cuộc đình công của công nhân trong năm 2013 và chỉ một trong năm 2014. Điều Tổng thống coi là tin tích cực này chỉ cho thấy ông ta đã tách rời khỏi thực tế đến thế nào, sự giảm bớt một cách triệt để số vụ đình công không đến từ việc cải thiện mức sống mà từ sự việc làm suy yếu năng lực thương lượng của người lao động. Nó xuất phát từ các chính sách ủng hộ chính phủ quản lý, một thất bại lan rộng trong thực thi luật lao động và sự phá hoại công đoàn một cách hung hãn của các giới chủ.
Một số lãnh đạo nghiệp đoàn nhận thấy khía cạnh tích cực trong thảm kịch Kentex. “72 người thiệt mạng là một mất mát khủng khiếp, vô cùng khủng khiếp,” Josua Mata, Tổng thư ký Liên đoàn lao động Sentro nói. “Nhưng nếu bi kịch này thức tỉnh lương tâm dân tộc về tình trạng không thể chấp nhận này vốn dĩ do giới quản lý và chính phủ đã đưa đẩy đến cho người công nhân và có thể khai mở một kỷ nguyên cải cách, thì sự hy sinh của họ có thể không phải là vô ích.”
Điều đó vẫn còn phải chờ đến tương lai. Nhưng khi nói đến cắt giảm quyền lợi người lao động, buôn bán lao động tàn nhẫn, và thanh lọc sắc tộc, không ai có thể nói điểm yếu của “những con hổ kinh tế” là một bí mật nữa.
Walden Bello
Walden Bello là nhà báo chuyên viết về Chính sách Đối Ngoại Tập Trung (FPIF), thành viên của Hạ viện Philippines, chủ tịch của Ủy ban Các Vấn Đề Người Lao Động Ở Nước Ngoài và là một trong những tác giả chính của Dự Luật An Ninh Biên Chế được thiết kế để kết thúc việc hợp đồng hóa. Bài viết này trước đó đã được công bố trên FPIF.org
(Đại Kỷ Nguyên)
Tình trạng đáng xấu hổ về quyền con người và bảo hộ lao động trong khu vực được đánh dấu bởi ba sự kiện thu hút sự chú ý của thế giới.
Trên biển, hàng ngàn người tị nạn Rohingya từ Miến Điện (còn gọi là Myanmar) bị mắc kẹt và tuyệt vọng khi các quốc gia láng giềng từ chối chấp nhận họ. Tại Indonesia, các nhà điều tra phát hiện các nhà máy chế biến cá bất hợp pháp sử dụng người lao động nhập cư bị giam cầm. Và tháng năm vừa qua tại Philippines, 72 công nhân thiệt mạng trong một vụ cháy nhà máy khủng khiếp.
Khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, chuẩn bị hội nhập các nền kinh tế của khu vực vào cuối năm 2015, điều đáng hỏi ở đây là những quốc gia này sẽ kết hợp cái gì – thị trường hay các vấn đề xã hội thâm căn cố đế của họ?
Khước từ bảo hộ lao động, buôn bán lao động tàn nhẫn và thanh lọc sắc tộc, những mặt tối của “những con hổ” Đông Nam Á đã được phơi bày toàn bộ trong năm nay.
Thanh lọc sắc tộc ở Miến Điện
Thảm cảnh của người Rohingya là cực điểm của ba năm bạo loạn và tấn công bạo lực nhắm vào người Hồi giáo thiểu số Miến Điện, vốn chiếm hơn 30% dân số ở bang Rakhine.
Căng thẳng giữa người Rohingya và phần đông người theo Phật giáo ngày càng tăng trong nhiều năm qua. Với việc nới lỏng kiểm soát quân sự khi đất nước trong quá trình chuyển đổi đầy trục trặc tiến tới dân chủ, sự căng thẳng đã dẫn đến bạo lực, đôi khi gây ra bởi những lời cáo buộc bừa bãi về những người đàn ông Rohingya cưỡng hiếp phụ nữ Phật giáo.
Chính quyền Miến Điện chính thức coi 1.300.000 người Rohingya là những kẻ xâm nhập không quốc tịch từ nước láng giềng Bangladesh, thường là bỏ mặc họ cho lòng thương của những người theo Phật giáo do các nhà sư dẫn dắt. Kết cục, đây là trường hợp xấu nhất trong khu vực về thanh trừng sắc tộc trong lịch sử thời hiện đại.
Để thoát khỏi cuộc đàn áp tàn bạo, nhiều người Rohingya đã ngày càng phải viện đến phương sách chạy thoát thân, ký kết hợp đồng với bọn buôn lậu và buôn người để đưa họ đi bằng đường biển và đường bộ tới các nước khác. Lựa chọn này cũng trở nên nguy hiểm như ở lại. Bọn buôn người đã bán được nhiều người Rohingya, cùng với những người Miến Điện khác, như lực lượng lao động cưỡng bức bán cho ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan nổi tiếng. Những người khác gặp phải sự tiếp nhận thù địch từ các nước láng giềng.
Tháng trước, ước tính có khoảng 7.000 người tị nạn Rohingya nhồi nhét trong những chiếc thuyền hướng đến những bờ bến thân thiện hơn. Tuy nhiên, họ đã bị đẩy lui bởi lực lượng hải quân Thái Lan, Malaysia, Indonesia và bị bỏ mặc trôi nổi không đích đến ở Ấn Độ Dương và biển Andaman.
Dưới áp lực của Liên Hợp Quốc và các thể chế quốc tế khác, các nước láng giềng của Miến Điện cuối cùng đã dịu lập trường đối với những người tị nạn. Philippines mở biên giới của mình cho một số người. Và sau những lời chỉ trích nặng nề, Malaysia và Indonesia cũng phải mở cửa biên giới một cách miễn cưỡng. Tuy nhiên, Thái Lan tuyên bố rõ ràng sẽ không cho phép bất kỳ ai trong số đó tỵ nạn. Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng đưa ra lập trường cứng rắn như vậy.
Thảm Cảnh của người Rohingya là đỉnh cao của ba năm bạo loạn và tấn công bằng bạo lực nhằm vào người Hồi giáo thiểu số ở Miến Điện.
Nhiều tiếng nói từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kêu gọi chính phủ Miến Điện kết thúc thanh lọc sắc tộc và trao quyền công dân cho người Rohingya. Tuy vậy, một người có tiếng nói lại giữ im lặng một cách đáng chú ý: Người được giải Nobel Aung Sang Suu Kyi.
Người dân thất vọng vì bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: Internet)
Chưa bao giờ trong ba năm qua, bà Aung Sang Suu Kyi, người ủng hộ dân chủ nổi tiếng này nói lời đại diện cho người Rohingya, ngay cả khi chỉ để đề nghị các tín đồ Phật tử của bà chấm dứt đàn áp họ. Do áp lực quốc tế, đảng của bà, Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, đã – cuối cùng và miễn cưỡng – làm cái gọi là trao quốc tịch cho người Rohingya. Nhưng tuyên bố đã không được ban hành dưới danh nghĩa của bà.
Các nhà quan sát cho rằng bà Suu Kyi cố tránh làm mất lòng đa số người theo Phật giáo của đất nước, vì đảng của bà cần những lá phiếu của họ trong các cuộc chạy đua bầu cử sắp tới ở Miến Điện và bản thân bà cũng cần nếu bà chạy đua vào chức tổng thống. Nhưng bà Suu càng im lặng, càng sẽ có nhiều người hơn kết luận rằng bà không tin người Rohingya xứng đáng là công dân, và biểu tượng cho đạo đức toàn cầu này sẽ càng bị xem là đồng lõa với nạn diệt chủng.
Lao động nô lệ trong ngành công nghiệp đánh bắt cá Thái Lan
Cuộc sống nô lệ trên tàu cá Thái Lan (Ảnh: Internet)
Tháng 3 này, một báo cáo đặc biệt của Liên đoàn báo chí về nạn cưỡng bức lao động trên đảo Benjina của Indonessia kêu gọi sự chú ý của thế giới đến một trong những bí mật bẩn thỉu ngầm ở Đông Nam Á: sự phụ thuộc của các ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan vào lao động nô lệ. Hơn 500 công nhân đã được tìm thấy trong tình trạng bị bỏ tù trên đảo.
Việc sử dụng lao động nô lệ, theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế và Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, xảy ra khi lợi nhuận bị hạn chế bởi các mẻ cá khai thác nhỏ hơn, chi phí nhiên liệu cao hơn, và sự miễn cưỡng của các công dân Thái Lan làm việc trong một ngành công nghiệp độc hại lương thấp và phải lênh đênh thời gian dài trên biển.
Các nhà máy đánh cá và đóng hộp của Thái đã chuyển sang dùng lao động nước ngoài, đặc biệt lao động đến từ Miến Điện và Campuchia, nơi mạng lưới buôn lậu nổi lên để tuyển dụng lao động. Mánh khoé lừa bịp luôn được dùng đến, các công nhân được hứa hẹn viễn cảnh có công việc được trả lương cao hơn trong các ngành xây dựng hoặc nông nghiệp cuối cùng chỉ bị bán cho các tàu đánh cá, nơi họ làm việc với khoản tiền thù lao rẻ mạt hoặc không có gì cả.
Những kẻ buôn người đối xử với những người lao động không có giấy tờ cực kỳ tàn bạo. Gần đâ, những nấm mồ lớn được phát hiện – được báo cáo là chứa hài cốt của hàng trăm người dọc theo các tuyến đường buôn lậu ở Thái Lan và Malaysia – chính là bằng chứng câm lặng cho những gì xảy ra với những người bị bệnh, bị tai nạn, hoặc chống cự lại.
Các quan chức Chính phủ thường vô dụng. Như báo cáo của ILO-Chulalongkorn ghi chú, “Sự tham gia trực tiếp và/ hoặc tạo thuận lợi của các quan chức thực thi pháp luật trong những tội ác này là một vấn đề quan trọng và không được quan tâm đến một cách đầy đủ. Mặc dù các nhà chức trách đã điều tra nhiều trường hợp có sự đồng lõa của các quan chức thực thi pháp luật trong thời gian 2011-2012, nhưng vẫn không có một vụ truy tố hay kết án nào được tiến hành”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi “thay vì kiếm tìm sự bảo vệ khỏi lạm dụng hoặc khiếu nại nộp đơn đến cơ quan chức năng, nhiều ngư dân di cư chọn cách im lặng vì sợ bị ghi vào danh sách đen, bị bắt giữ, hoặc bị trục xuất.”
Việc bắt giữ một vị tướng ba sao người Thái được ông khai rộng rãi gần đây do tội buôn người nhấn mạnh việc các quan chức chính phủ có liên quan sâu đến ngành kinh doanh này đến như thế nào. Tuy nhiên, có ít người dự đoán cho rằng ông ta sẽ bị truy tố thành công.
Giai cấp công nhân bị tổn hại nghiêm trọng ở Philippines
Sự đồng loã của chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong vụ cháy nhà máy cháy tồi tệ nhất của Philippines tháng 5 trước.
Vụ cháy tồi tệ tại Kentex (Ảnh: CTVnews)
Trong cuộc phỏng vấn với khoảng 30 người sống sót, tôi biết được rằng cả chính quyền địa phương và quốc gia đã ban bố phạm vi an toàn cho nhà máy sản xuất giày dép Kentex, mặc dù thực tế rằng nó không có lối thoát hiểm khẩn cấp, các cửa sổ đều bị khoá chặt, không có cuộc diễn tập cứu hỏa nào được tiến hành, và không có vụ thanh tra phòng cháy nghiêm túc nào. Rõ ràng việc thực thi lỏng lẻo các quy định về an toàn không phải là ngẫu nhiên. Kentex là hiện thân của cách xử sự dễ dãi của chính phủ Philippines đối với những doanh nghiệp có vốn lớn mà nước này xem là nguồn gốc của tăng trưởng, giàu có và việc làm.
Theo những người sống sót, khoảng 20% lực lượng lao động tại nhà máy là người lao động không thường xuyên hoặc “pakyawan”, gồm một số trẻ vị thành niên được các bà mẹ của chúng đưa đến để kiếm thêm tiền cho gia đình trong mùa hè. Chúng được khoảng 4,50 USD cho một ngày làm việc, ít hơn một nửa so với mức lương tối thiểu hiện hành cho vùng thủ đô quốc gia.
40-60% khác là công nhân hợp đồng được tuyển dụng bởi một “cơ quan nhân lực”, một tổ chức được tạo ra nhằm cho phép giới chủ có thể tránh được việc phải hợp thức hóa người lao động, bởi nếu không như thế những người lao động có thể sẽ bầu ra một tổ chức nghiệp đoàn. Trong khi các công nhân không có nghiệp đoàn này hàng ngày nhận mức lương tối thiểu, tổ chức nhân sự kia lờ đi các yêu cầu về lợi ích an sinh xã hội, y tế, chỗ ở vốn phải được cung cấp bởi người chủ. “Họ không trả lương hằng tháng của chúng tôi”, một người sống sót nói với tôi một cách giận dữ.
Nhiều nhất là 20% công nhân là những người lao động thường xuyên và thuộc về một công đoàn. Tuy nhiên, một trong những thành viên công đoàn tự phát biểu một cách ích kỷ, “Chúng tôi là một công đoàn công ty.”
Không còn là bí mật nữa
Kentex là một mô hình thu nhỏ của các mối quan hệ lao động – tư bản trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Xu hướng tiến tới hợp đồng hoá – được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, được điều tiết bởi các chính phủ, và được hợp pháp hóa bởi các nhà kinh tế – đã dẫn đến sự vô tổ chức và phi công đoàn hoá của lực lượng lao động, từ đó làm cho tất cả những vi phạm nhân quyền và các thảm họa càng có khả năng xảy ra hơn. Ngày nay, chỉ có khoảng 10% lực lượng lao động Philippines là có tổ chức, một lãnh đạo công nhân nổi tiếng thừa nhận, “Trớ trêu thay, các công đoàn lao động ngày nay không mạnh mẽ về chính trị như trong thời chế độ độc tài của Tổng thống Marcos.”
Phát biểu trong “Thông điệp nhà nước” năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khoe rằng chỉ có hai cuộc đình công của công nhân trong năm 2013 và chỉ một trong năm 2014. Điều Tổng thống coi là tin tích cực này chỉ cho thấy ông ta đã tách rời khỏi thực tế đến thế nào, sự giảm bớt một cách triệt để số vụ đình công không đến từ việc cải thiện mức sống mà từ sự việc làm suy yếu năng lực thương lượng của người lao động. Nó xuất phát từ các chính sách ủng hộ chính phủ quản lý, một thất bại lan rộng trong thực thi luật lao động và sự phá hoại công đoàn một cách hung hãn của các giới chủ.
Một số lãnh đạo nghiệp đoàn nhận thấy khía cạnh tích cực trong thảm kịch Kentex. “72 người thiệt mạng là một mất mát khủng khiếp, vô cùng khủng khiếp,” Josua Mata, Tổng thư ký Liên đoàn lao động Sentro nói. “Nhưng nếu bi kịch này thức tỉnh lương tâm dân tộc về tình trạng không thể chấp nhận này vốn dĩ do giới quản lý và chính phủ đã đưa đẩy đến cho người công nhân và có thể khai mở một kỷ nguyên cải cách, thì sự hy sinh của họ có thể không phải là vô ích.”
Điều đó vẫn còn phải chờ đến tương lai. Nhưng khi nói đến cắt giảm quyền lợi người lao động, buôn bán lao động tàn nhẫn, và thanh lọc sắc tộc, không ai có thể nói điểm yếu của “những con hổ kinh tế” là một bí mật nữa.
Walden Bello
Walden Bello là nhà báo chuyên viết về Chính sách Đối Ngoại Tập Trung (FPIF), thành viên của Hạ viện Philippines, chủ tịch của Ủy ban Các Vấn Đề Người Lao Động Ở Nước Ngoài và là một trong những tác giả chính của Dự Luật An Ninh Biên Chế được thiết kế để kết thúc việc hợp đồng hóa. Bài viết này trước đó đã được công bố trên FPIF.org
(Đại Kỷ Nguyên)
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015
Mua "Nền Quốc Phòng Vũ Khí Tối Tân"
Trong nền "kỹ thuật rình mò" hiện đại, một cái điện thoại bình thường của chúng ta chính là tên "gián điệp" nằm vùng (hay nội gián) của nhà nước an ninh và tập đoàn lợi nhuận.
Nhưng khi kỹ thuật điện toán và liên tín này được tận dụng trong hệ thống vũ khí hiện đại, nó không chỉ còn là "nằm vùng trộm cắp rình mò" như PlaceRaider, mà nó trở thành "thượng cấp" của vũ khí đó. Nghe có vẻ lạ lùng và "thuyết âm mưu" chăng?
Sự kiện vừa qua, theo tờ Behörden Spiegel của Đức- biệt đội quốc phòng tên lửa của Đức, với dàn vũ khí tối tân do Mỹ chế tạo đã bất ngờ "nhận lệnh khai hỏa" từ một "cấp trên vô danh"!
Hàm ý chính trị của sự kiện này còn nhiều bàn cãi và "điều tra" của nhà nước Đức. Tuy nhiên nó cho chính chúng ta một bài học về CHẤT VẤN và LÝ GIẢI, ít nhất ở tầm căn bản kỹ thuật thông dụng: Khi chúng ta mua một cái Di Động, hay Laptop, và nhất là một ứng liệu (apps) hay hệ điều hành (OS) với "bản quyền" và nội dung kín...không phải ứng liệu mở (open source như Linux, android v.v) LÀM SAO CHÚNG TA BIÊT ĐƯỢC TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG CƠ PHẬN ĐẶC BIỆT hay ỨNG LIỆU HIỆU LỆNH ĐẶC BIỆT gì khác hay không? (-How Computer Manufacturers Are Paid to Make Your Laptop Worse)
Ngay như động cơ và máy cũng như hệ điều khiển tự động của các loại máy bay hàng không dân dụng như Air Bus, Boeing, Rollroys v.v đều có gắn cơ phận và ứng liệu vệ tinh để trực tiếp giao chuyển tín hiệu về...các công ty chế tạo...Có nghĩa là "quyền theo dõi và ngay cả điều khiển" máy bay không còn nẳm độc quyền nơi CHỦ NHÂN, NGƯỜI MUA, mà "quyền và khả năng" này vẫn nằm lại nơi NGƯỜI CHẾ TẠO ra nó!!!
Vũ khí tối tân còn cao cấp tế vi hơn rất nhiều. Nghĩa là nên HIỂU rằng khi MUA vũ khí tối tân của kẻ khác tức là cũng đồng nghĩa không chỉ "cõng rắn" vào nhà mà khả năng trở thành "nô lệ tay sai"vô tình hoặc bất đắc dĩ cho kẻ BÁN!
Quí vị cứ nhẩn nha, chẳng cần vội, cứ chất vấn, tham khảo thêm và suy ngẫm lãnh vực "khoa học kỹ thuật thông tin hiện đại" này trong một "NỀN QUỐC PHÒNG MUA VŨ KHÍ TỐI TÂN."
Nhân Chủ
10-10-15
German missile battery receives orders from… unknown ‘hackers’ – report
Published time: July 08, 2015 00:47
Edited time: July 09, 2015 11:18
Get short URL
Soldiers of the German armed forces Bundeswehr stand next a Patriot system in Kahramanmaras, Turkey (Reuters / Osman Orsal)
6.2K92114
Tags
Germany, Hacking, Military, Security, TurkeyThe German Patriot air and missile defense systems, stationed at the Turkish border with Syria, have carried out “unexplained” commands allegedly issued by unknown hackers, according to a German media report since rebutted by the government.
The US-produced missile systems, belonging to the German Bundeswehr armed forces and based on the territory of NATO ally Turkey since 2013, have been compromised, according to a report in the German Behörden Spiegel.
As a result, the systems, consisting of six launchers and two radars, reportedly carried out “unexplained” orders, the publication claimed, providing no further information on the kind of commands.
A spokesman for the Federal Department of Defense however rebutted the report on Tuesday, saying that “there is no base data” for an extremely improbable attack, Die Welt newspaper reported.
According to the magazine, there could be two weak spots in the system, which was first used by the US army over 30 years ago. The first one is the Sensor-Shooter-Interoperability (SSI), which stands for the information exchange between the missile launcher and its control system. Another weakness could be in computer chips, which are responsible for the guidance of the weapon.
Compromising military systems is not something that an amateur hacking group would have the skills to do, or would want to admit doing, believes computer security consultant and former UK-based computer hacker Robert Jonathan Schifreen. He told RT that the “unexplained” commands from the hackers mentioned in the report, while “certainly worrying,” could not possibly be anything of much significance.
“These systems are not linked to public networks, they require special codes to fire the missile, which only a certain number of people have, and you generally need the code from two or three people to fire it, or to do anything that is of significance,” Schifreen said. “I don’t think it’s actually happened, which is not to say that some of these systems are not hackable in some way. It is possible in some way perhaps to detect the presence of it, but anything more than that is going to take some serious skills.”
“It is certainly the case that foreign governments, intelligence agencies do try to hack into these systems, and it may well be that the software built into the missile has been compromised in some way by some foreign government,” he added.
But the main risk, says security expert Billy Rios, stems from software upgrades that provide smart weapon capabilities to the weaponry, along with incompetence of local operators who have only basic understanding of how these military systems work and connect to each other.
“Each individual weapons system presents a different set of systems that someone would have to penetrate in order to take control of it,” Rios told RT. “It is surprising how these things eventually get connected to the internet or to the network. Normally it does not start off that way, normally it’s during an upgrade of some type. One day it’s not connected and the next day it is.”
“It is a good question for commanders to be asking themselves: Hey, are our systems connected? Are they somehow connected to the Internet? Have we had any recent upgrades that made these things smart, like smart weapon, where it can transmit data to and from other places?”
“And it’s probably a question they are not very comfortable asking themselves,” he added.
Meanwhile a former MI5 agent and whistleblower, Annie Machon, noted the reports of unauthorized access to US-made military systems “is a parallel with some of the disclosures that Edward Snowden has come out with.”
“The US based software is often very closed, very proprietary, nobody is allowed to see what their codes contain and the NSA has lent on companies to make sure that back doors are built in, which is for NSA to look at and its vassal states,” Machon told RT, talking on the vulnerabilities of the military hardware, governed by American software.
Last month, Germany announced that it planned to replace Patriot missiles with MEADS (Medium Extended Air Defense System), a new air defense system developed by the USA, Italy and Germany. The cost of the move is estimated at more than €4 billion.
“Who actually has their finger on the trigger? This is a basic problem for partners of the US. If they buy US software, if they buy US military hardware, do they really have control of it?” Machon wondered.
“Now, any country that is serious about its national security, its national interests should surely be building its own weaponry. And it should be making sure it’s developing its own population knowledge base, its skills base – to be able to do that, too.”
==
How Computer Manufacturers Are Paid to Make Your Laptop Worse
A laptop is a marvel of engineering. So much work goes into designing and manufacturing all the individual pieces of hardware before combining them with software that’s taken decades to build. After going through all this work, laptop manufacturers are paid to make their laptops slower and more frustrating to use.
The PC ecosystem’s race to the bottom and cut-throat pricing means that many computer manufacturers aren’t focused on providing a good experience — they’re focused on releasing the cheapest laptops possible and making some additional money by loading the laptop with bloatware.
The Bloatware Is There Because It PaysYour laptop’s manufacturer doesn’t really believe Norton antivirus is the best security solution, or that some obscure casual game portal has the best games available for Windows. Instead, they’re paid by software companies to preinstall this stuff.
Instead, laptop manufacturers load their computers up with shovelware — so-named because it seems as if manufacturers just shovel a pile of software onto the computer without much thought given to is usefulness. This often-useless software slows a laptop down, making it take longer to boot, reducing available memory, and generally cluttering up the computer. Toolbars may insert themselves into browsers and pop-up messages may urge the user to upgrade to paid copies of trial software. Messages for trial antivirus programs can be particularly scary, warning users they may be at risk if they don’t open their wallets and pay additional money.
These programs are generally trial versions that urge you to purchase paid software, links to places where you can purchase software, or browser toolbars that encourage you to use bad search engines. Software companies pay the manufacturers so inexperienced users will end up purchasing complete versions of the trial software, paying for bad casual games, and using less-useful search engines.
How Much Does Bloatware Slow a Laptop Down, Really?Do we geeks exaggerate the significance of bloatware on a laptop? Benchmarks would help us understand just how significantly bloatware can drag down a new computer.
Luckily, such benchmarks exist. They even come from an unlikely source — Microsoft. Microsoft sells “Microsoft signature” PCs in its Microsoft stores, which are laptops free of the usual manufacturer-installed crapware. Microsoft even offers to turn any laptop into a Signature laptop, getting rid of the bloatware for you –for only $99. Microsoft is making money coming and going here — you pay them for a Windows license that comes with your computer and then you pay them more than the cost of a Windows license so your new laptop will work like it should.
Microsoft advertises their signature PCs by pointing out how much faster a signature PC is than a non-signature PC — these statistics really tell us how much faster a new laptop is once all the bloatware is removed. They’ve now removed the statistics from their latest Signature PC page — maybe they were a bit embarrassing to Microsoft’s hardware partners — but we can view them with archive.org.
Based on Microsoft’s tests with six different Windows 7 laptops, removing bloatware made the laptops start up nearly 40% faster on average. That’s a significant improvement that shows us just how much bloatware can affect performance.
Worse yet, a 2009 PC Pro study found that bloatware could add over a minute to boot-up times, with Acer’s laptops taking an additional two minutes to boot because of all the included bloatware.
Banishing BloatwareIf you have a new laptop packed full of bloatware but don’t want to pay Microsoft $99 for the privelage of getting rid of it, you have some options:
Manually Uninstall Bloatware: You can uninstall bloatware that comes with your laptop from the standard Uninstall Programs pane in the Windows Control Panel. You’ll need to know the programs you should uninstall and the ones you should keep. Some utilities may help you take full advantage of your laptop’s hardware, while some are completely useless. Preinstalled bloatware will vary wildly from laptop to laptop — if you perform some Google searches, you should be able to find an explanation of what each program does. You may even find a a full, user-created guide to the bloatware that comes on your specific laptop, what it does, and which programs you should remove.
Automatically Uninstall Bloatware: If you don’t want to do all of the grunt work yourself, try using the free PC Decrapifier program. It will scan your computer for known bloatware and automatically uninstall it. However, PC Decrapifier isn’t perfect and it won’t catch all the bloatware.
Reinstall Windows: Many geeks prefer to install a clean copy of Windows on their new PCs, removing all the manufacturer software and starting with a clean slate. If you opt to do this, you’ll need a Windows disc. You’ll also need to download and install the appropriate drivers and hardware utilities for your laptop afterwards — you can generally find them on the manufacturer’s support site for your laptop.
If you’ve ever purchased a new laptop and found yourself spending minutes watching the bloatware load every time you power on your laptop, you can probably understand why so many people buy Macs.
We geeks may know how to deal with bloatware, but the average computer buyer is getting stuck with a laptop made worse by its manufacturer.
TẠI SAO CÁC NHÀ DÂN CHỦ LẠI ĐẤU TRANH NHÂN QUYỀN
Các nhà dân chủ Việt Nam đang ngày càng trở nên già cỗi không chỉ về tuổi đời mà còn cả tinh thần. Từ năm 2011 đến nay, các nhà dân chủ chỉ diễn trò "NẠN NHÂN" bị đàn áp chứ chưa làm được việc gì nên hồn. Bao biện cho tâm lý "nạn nhân" này, các nhà dân chủ chuyển hướng sang tự gọi mình là "đấu tranh vì nhân quyền" cho nó sang mồm. Họ không còn dám tự nhận mình là một nhà hoạt động chính trị mà chỉ dám nhận mình là "xã hội dân sự".
Chiêu bài nhân quyền là một chiêu bài hèn yếu, né tránh bản chất thật sự của các hội nhóm hoạt động chính trị: đó là tìm mọi cách gây nhiễu loạn trong nước, lợi dụng cơ hội để thực hiện chính biến. Các hội nhóm hoạt động vì nhân quyền hiện nay như Hội Anh em Dân Chủ, Mạng lưới Bloggers 258, Vì một Hà Nội xanh... chỉ là vỏ bọc cho Việt Tân ở đằng sau để tiếp cận người dân nội địa tốt hơn.
Nhân quyền là cách thức dễ dàng để các hội nhóm mang danh Xã hội dân sự này dễ dàng thâm nhập vào các hoạt động của các NGOs. Việc các hội nhóm chống đối nhảy choi choi vỗ ngực mình là nhà đấu tranh nhân quyền đã khiến các NGO gặp khó khăn trong hoạt động vì rơi vào cảnh "vàng thau lẫn lộn". Mặc dù nhiều leader của giới NGOs cố giữ giọng điệu ôn hòa nhưng các nhà chống đối này liên tục cướp diễn đàn và khiến các hoạt động nhân quyền của NGOs nhuốm màu sắc cực đoan
Mang danh Nhân quyền, các hoạt động chống đối này dễ dàng tiếp cận nguồn fund của Mỹ và EU, mà cụ thể là NED. NED là tổ chức đã kích động một loạt các cuộc biểu tình lớn như Mùa xuân Ả Rập, Thái Lan, Myanmar. Nhân quyền là cách thức hợp lý để Mỹ có thể can thiệp chính trị vào bất cứ quốc gia nào nếu muốn.
Vậy là vì lợi nhuận, các nhà dân chủ với các tên tuổi lớn như Đoan Trang, Hoàng Dũng CĐVN, Gió Lang Thang, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... đã chấp nhận bán rẻ mình thành con bài cho chính phủ Mỹ. Họ đã làm vẩn đục các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang được các NGOs gây dựng. Họ làm bẩn đầu óc của giới trẻ, khiến giới trẻ lệch lạc trong nhận thức về dân chủ và nhân quyền.
Nếu đã hoạt động nhân quyền, hãy hoàn toàn vì nhân quyền!
Nếu đã hoạt động chính trị hãy công khai mình là một nhà chính trị.
Cách nói nhập nhằng các khái niệm của các "nhà dân chủ" hiện nay chỉ thể hiện rõ họ là đám người tham lam, ô hợp, kém bản lĩnh và hèn hạ.
- Nhà độc tài -
BÁO CHÍ CHỐNG CỘNG: HÓA THẠCH SỐNG CỦA TRUYỀN ĐƠN VIỆT MINH?
Đầu thập niên 1940, Việt Minh tập trung tuyên truyền và xây dựng lực lượng ở vùng dân cư của các sắc tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Để thích ứng với trình độ dân trí thấp của khu vực, ông Hồ Chí Minh đã buộc các cán bộ của mình theo một chiến lược tuyên truyền mới, hướng vào tính ngắn gọn, dễ hiểu và cực đoan. Về mặt báo chí, họ có các tờ báo siêu mỏng, thường không quá 3 trang, mỗi bài dài không quá nửa gang tay. Trong bài chỉ có một mẩu thông tin nhỏ, thường là chuyện "Giặc Pháp áp bức dân lành", chuyện "chiến công của quân ta", kèm theo lời hô hào đi theo cách mạng. Bài không cần có lập luận, chỉ hoàn toàn dựa trên kích động cảm xúc. Phong cách ấy được giữ gìn trong thời "Địa chủ ác ghê!" sau đó, và vẫn tiếp tục được phát huy bởi nhiều tờ báo chính thống hiện nay.
Phong trào dân chủ vẫn thường lên án lối tuyên truyền áp đặt, nhồi sọ của chính quyền. Nhưng tôi thấy chính các nhà hoạt động của phong trào mới là người bảo tồn lối tuyên truyền này một cách cuồng nhiệt nhất.
Hãy nhìn vào các hoạt động truyền thông của phong trào trên mạng xã hội. Cũng những mẩu thông tin nhỏ, chủ yếu xoay quanh tội ác của quân địch và chiến công của quân ta. Cũng thiếu lập luận, nhưng thừa qui chụp, tinh thần phe nhóm và những khẩu hiệu kích động cảm xúc cực đoan. Cũng lặp đi lặp lại liên tục đến nhàm chán. Tôi không hiểu nhờ đâu mà các nhà dân chủ không phát điên vì lối tuyên truyền đầy tính đảng ấy, khi mỗi sáng thức dậy, đập vào mắt họ là cả một núi những mẩu tin tiêu cực và lời chửi bới mà ngày nào cũng giống ngày nào. Để trở thành nhà dân chủ ở Việt Nam, quả nhiên cần có thần kinh thép.
Nhật Ký Yêu Nước, một trong những fanpage nhộn nhịp nhất của phong trào dân chủ Việt Nam, cung cấp một minh chứng rõ ràng về sự tương đồng giữa chiến lược tuyên truyền của các nhà độc tài và các nhà dân chủ. Các post lặp đi lặp lại về nạn thuyền nhân, tội ác Mậu Thân và các trại cải tạo, về bản chất, cũng cùng chung chiến lược ăn mày dĩ vãng với các hoạt động tuyên truyền về "thời kháng chiến" và chất độc da cam. Khác biệt, nếu có, chỉ nằm ở lợi nhuận kiếm được của kẻ ăn mày. Trong khi chính quyền còn kiếm được một chút hư vinh, phe dân chủ nhà ta chỉ mót được từ quá khứ cái tư cách của một nạn nhân tội nghiệp, chờ đợi sự thương hại của "thế giới tự do", hệt như cái vai mà bây giờ họ vẫn đang diễn.
Cứ tầm nửa tháng, tôi lại bắt gặp trên Nhật Ký Yêu Nước một post về việc tổng thống Mỹ trò chuyện với thiếu nhi, tổng thống Mỹ thân mật với nhân viên, tổng thống Mỹ xếp hàng chờ mua đồ ở cửa hàng fastfood... Họ bình luận rằng tác phong giản dị, gần gũi và khiêm tốn của tổng thống Mỹ thể hiện rõ sự ưu việt của hệ thống dân chủ phương Tây. Tôi thấy lối tuyên truyền này chẳng khác gì những bức ảnh "Bác Hồ và thiếu nhi", "Bác Hồ trồng cây", "đôi dép cao su của Bác"... từng làm mưa làm gió trên báo đảng một thời. Không kém phần nực cười là những bài đăng về việc lính Mỹ tiêm phòng, hoặc gồng gánh giúp dân địa phương trong thời chiến. Vậy là đủ để chứng minh rằng người Mỹ là tốt, người Bắc Việt là xấu, và mọi cuộc xâm lăng do Mỹ phát động đều vì những mục đích chính nghĩa như truyền bá tự do, dân chủ? Tôi đọc Nhật Ký Yêu Nước mà cứ như đọc báo Quân Đội Nhân Dân của thập niên 60.
Tóm lại, một phong trào tin rằng mình "giác ngộ", "mở mắt" cho dân đang áp dụng cách thức tuyên truyền mà Việt Minh từng áp dụng cách đây gần 100 năm, trên một địa bàn toàn người sắc tộc thiểu số dân trí thấp. Phải nói rằng họ coi thường nhân dân và coi thường trí tuệ. Dễ hiểu vì sao họ ngày một bị cô lập trong sự cực đoan và thiếu hiểu biết, để rồi bị kì thị bởi giới trí thức và đa số nhân dân.
Ảnh: Tổng thống Mỹ và các đồng chí thuộc lực lượng vũ trang Hoa Kỳ
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1601518863435291&id=1595776947342816&substory_index=0
Vì sao Nhà Gom Lá Bàng phải kiểm duyệt comment!
Nhân vật Nhà Gom Lá Bàng lúc nào cũng dương dương tự đắc với những lượm lặt , học mót để rồi ra vẽ " minh triết". Nhà " Minh triết" trẻ con này đã chiêm nghiệm và tự hào với những" nghĩ ra" của mình có thể xứng ngang tầm " thiên tai". Buồn cười nhất là y lại đã xưng danh‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) "
Trong bài
"Vương đạo và bá đạo (Cách đánh giá lịch sử - Phần 2)"
Khi thấy NGLB viết "Người dân sẽ đánh giá lịch sử, vì nay đa số ‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) ". Trước sự mạo nhận danh xưngmột cách tùy tiện này tôi không khỏi bực mình nên đã comment :
PĐTT :"Cuối cùng, dân mới là người có... toàn quyền đánh giá lịch sử, cái gì mà đi vào lòng người thì nó tồn tại, bất chấp ai đó là nhà đánh giá vĩ đại đến đâu". Thế thì việc đền Bạch Mã thờ Mã Viện ...có phải là đáng giá lịch sử của người dân không vậy NGLB?
Cái khả năng" nghĩ ra" của NGLB nhà ta nào có thể hiểu được hành động " thờ tướng giặc của người Việt" đã làm đau đâu không ít các nhà nghiên cứu phương Tây khi nghiên cứu lịch sử- văn hóa dân tộc Việt Nam .
Không thể " nghĩ ra được" nên NGLB nhà ta đành phải cầu cứu chàng khổng lồ Goodgle và mừng húm khi đọc được tài liêu về đền thờ Mã Viện, liền nhanh chóng copy tra lời comment của tôi
Nha Gom La Bang VN22:14 Ngày 07 tháng 07 năm 2015
@ Truc Thu
Chữ DÂN ở đây là/nằm trong:
-90 triệu dân
-'của dân, do dân và vì dân'
-'chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh'...
Nó hoàn toàn và tuyệt đối khác với chữ 'người dân' = một nhóm người ở đâu đó (không đại chúng) trong:
-Một nhà du hành người Trung Quốc, Trịnh Tuấn Am, đến thăm Đông Kinh trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 18, đã viết như sau trong ghi chép của ông:
“Ở khu Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện đại thuộc về khu này) của thủ đô, có một ngôi đền Bạch Mã, và người ta bảo rằng tại đó NGƯỜI DÂN tưởng nhớ cầu chuyện về vị tướng Phục Ba Mã Viện, thuộc thời nhà Hán. Tôi vừa đến Nam quốc và không biết gì hết, vì thế tôi cũng tin đó là thật. Và khi tôi đến đền để đọc các bia, tôi thấy viết ở đó rằng linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán, được thời phụng để cầu an cho đất nước và bảo vệ người dân. Tuy nhiên, không rõ từ khi nào ông được thờ phụng ở đó, nó bắt đầu thế nào và từ triều đại nào. Chỉ thấy điều sau đây ghi lại trên bia:
Viết trong mùa thu năm Đinh Mão ở niên hiệu Chính Hòa (1687); ngôi đền được xây từ lâu lắm; các nóc và cột bị hư hại; các thương nhân từ Trung Quốc, như Chiêm Trọng Liên, đã tụ họp người dân, quyên tiền, và thuê người phục hồi, vì thế nay ngôi đền lại tươi đẹp như mới.
Tôi đánh bạo mà nghi ngờ về việc rằng Phục Ba, họ là Mã, cũng được gọi là Bạch Mã. Đâu là lý do cho điều này?”
Vào mùa thu năm Giáp Ngọ (1714), Trịnh Tuấn Am đi điều tra chủ đề này, và khi tìm kiếm, ông gặp cuốn sách Việt Điện U Linh Tập. Ông ngạc nhiên thấy rằng trong sách này chỉ có nhắc tới truyền thuyết Bạch Mã mà không liên quan gì đến Mã Viện. Những trò chuyện của Trịnh Tuấn Am với người lớn tuổi không cho ra thêm thông tin nào mới, vì thế ông ức đoán rằng những người di dân Hoa kiều đã hiểu sai về ngôi đền và xem Bạch Mã cũng là Mã Viện và vì thế thờ ông.
Trịnh Tuấn Am kết luận rằng Mã Viện và Bạch Mã là hai người khác nhau và bày tỏ e sợ rằng cái sai lầm này sẽ kéo dài vĩnh viễn.
Ta có thể thấy sự lo xa của Trịnh Tuấn Am không hoàn toàn vô lý..."
xem thêm: http://www.bbc.com/vietnamese/entertainment/story/2005/06/printable/050629_mavienextract.shtml
các bạn hãy theo đường dẫn của NGLB này để đọc tài liệu.
Việc trích dẫn này đã bộc lộ bản chất của một kẻ lừa lọc, gian xảo khi y chỉ trích dẫn phần tài liệu phục vụ cho " ý đồ" của y là khẳng định việc thờ Mã Viện ở đền Bạch Mã chỉ là sự lầm lẫn.
Vì lý do đó nên tôi phải tiếp tục comment với nội dung như sau :
PĐTT" tôi thấy viết ở đó rằng linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán, được thời phụng để cầu an cho đất nước và bảo vệ người dân." Trong đoạn này có thể lầm lẫn hai chữ Phục Ba và Mã Viện chứ không thể nào lầm được " linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán,". Bia này tồn tại từ xưa lẽ nào người dân hay triều đình không phát hiện và chỉnh sửa"
Nguyễn Thuật (sinh năm 1842), thống đốc Thanh Hóa trong thời nhà Nguyễn (ông trấn thủ ở Thanh Hóa trong thập niên 1870), nhắc đến một ngôi đền thờ Mã Viện trong một bài thơ nhan đề “Quốc Triều Danh Nhân Mặc Ngân”. Vị trí ngôi đền này không thể xác định, nhưng có vẻ nó là một trong nhiều ngôi đền thờ Mã Viện ở tỉnh Thanh Hóa. Vì thế Adriano di St. Thecla không hẳn là phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng có sự tồn tại của các đền thờ Mã Viện ở Thanh Hóa.
Một chỉ dấu khác là của Nguyễn Đức Lân, viết giữa thế kỷ 19. Ông này mô tả một ngôi đền Mã Viện ở vùng lân cận của hồ Loa. Vị trí hồ này giờ đây không chắc chắn, nhưng có thể nó đã ở ngoại vi của Cổ Loa, một địa điểm cách Hà Nội nhiều cây số về hướng đông bắc gần nơi mà, theo sử Trung Hoa, đã diễn ra trận đánh quyết định giữa Mã Viện và Hai Bà Trưng. Vì thế, lời của Adriano di St. Thecla rằng Mã Viện “được người An Nam thờ” có vẻ chính xác.
Vì bạn không trích dẫn nên tôi buộc phải trích dẫn vậy.
Chuyện Mã viện thì xa xưa, thế thì Đạo cao đài thờ Vichto Huygo và Tôn Dật Tiên thì sao?
"Chữ DÂN ở đây là/nằm trong:
-90 triệu dân
-'của dân, do dân và vì dân'
-'chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh'...
Nó hoàn toàn và tuyệt đối khác với chữ 'người dân' = một nhóm người ở đâu đó (không đại chúng)"
Thế thì Dân ở đây càng không thể là một nhóm người xưng danh :‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) "
Comment này tôi không lưu lại nên chỉ nhớ và ghi ra. Trước comment này, NGLB của chúng ta liền " giấu nhẹm" đi, lại còn lếu láo comment trả lời :
Nha Gom La Bang VN12:12 Ngày 08 tháng 07 năm 2015
Có một đêm
Tôi xem phim
'cuộc chiến sống còn'
Tôi không quan tâm
Bỗng có một bóng hồng
Trong tâm tôi kêu lên:
-Ồ, thượng đế!
Và tôi đi... theo
Dĩ nhiên nàng không phải là
Nhưng đó là sự kỳ diệu
Không thể nào hiểu...
P/s: Mình không chơi bên G+ hay Facebook (chỉ có tính chất thông báo, nên thỉnh thoảng xóa đi, vả lại mình thích tư tưởng, không thích tư liệu, sr), mình đã trả lời bạn bên trang chủ của blogspot, TM.
(Lưu comt Trúc Thu)
Đọc comment này tôi không khỏi bật cười khi NGLB nhà ta lại " nghĩ ra " :vả lại mình thích tư tưởng, không thích tư liệu,.
Ở bài " Cách đánh giá lịch sử (phần 1); NGLB " Thiên tai nghĩ ra này " đã phát hiện một " bí mật ghê gớm " nên " bật mí " với bạn đọc
"Có một cái 'bật mí' là Khổng Tử sáng chế ra thứ học thuyết chính trị 'quân xử thần tử, thần bất tử bất trung' hay thuyết 'thiên tử' là nhằm chứng minh rằng 'chế độ phong kiến' là tồn tại vĩnh viễn!!!"
Đúng là thùng rỗng thì kêu to, một gã dốt đặc về " Nho giáo " lại lếu láo lớn tiếng chỉ trích, chê bai Khổng Tử.
Các bạn đọc tài liệu này để biết cái " dốt" của NGLB " Thiên tai nghĩ ra" này:
https://vi.wikiquote.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD
Dạy về con trai[sửa]
Đạo làm trai phải biết Tam Cương, Ngũ Thường. Đức Tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo gồm:
Tam Cương
Quân - thần (Vua - tôi)
Phụ - tử (Cha - con)
Phu - phụ (Chồng - vợ)
Cương nghĩa là giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên). Tam cương là ba mối quan hệ căn bản của xã hội. Không nên lầm lẫn với khái niệm quân - sư - phụ.Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung(Vua xử tôi chết, tôi không chết, tôi không trung)(chú thích: Câu trên chỉ là quan điểm của Nho Gia (người theo Nho Học), được xuất phát từ thời Hán Vũ Đế, do một Nho Gia tên Đổng Trọng Thư đã tạo ra hầu "mượn danh Khổng Tử" để bảo vệ trung ương tập quyền... xin đọc thêm tác phẩm Cửa Khổng của Kim Định tại Thư Quán VN và tác phẩm của Giáo Sư H.G Creel : The Chinese Thought: From Confucius to Mao Tse Tung)
PS/ chỉ có một NGLB thôi chứ không có "chúng tôi" ở đây, nếu không những người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ... phải xấu hổ.
Xem bài viết và những Comment của NGLB
710. Cách đánh giá lịch sử! (Phần 1)
711. Vương đạo và bá đạo (Cách đánh giá lịch sử - Phần 2)
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015
Nhà văn nữ tại hải ngoại viết về tình dục
Nguyễn Ngọc Chính
Ngày nay, một số nhà văn nữ đã nổi lên như một hiện tượng văn học tại hải ngoại. Trong số những cây bút nổi bật phải kể đến Lê Thị Thấm Vân [1], Trịnh Thanh Thuỷ [2], Nguyễn Thị Thanh Bình [3], Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Trân Sa… Đó là thế hệ các nhà văn nối tiếp những tên tuổi đã một thời làm mưa làm gió trên văn đàn trước 1975 tại quê nhà: Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng Dương [4].
Dòng văn học Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố song hành với lịch sử của đất nước. Theo Trịnh Thanh Thủy, văn học Việt Nam trước năm 1975 tựa như một gốc cây bị chia làm hai nhánh Nam-Bắc. Sau 1975, hai nhánh đó, gồm trong nước và ngoài nước, phát triển song song với nhau.
“Hai nhánh tương tác lẫn nhau nhưng vẫn giữ nét đặc thù riêng biệt. Nhánh hải ngoại có nhiều cơ hội tiếp cận văn hoá khác nhau của thế giới nên trở thành đa dạng và đa văn hóa. Trong nước, có sẵn tiềm năng với một lực lượng đông đảo sẽ đậm đà bản sắc dân tộc hơn”.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình lại có nhận xét: “Ở hải ngoại, mấy năm nay cũng có báo động về sự lão hóa trong văn chương, những trì trệ trong những sinh hoạt in ấn phát hành. Có người nói rằng ở hải ngoại đang được hít thở không khí tự do đủ mọi mặt, nghĩa là tha hồ viết, tha hồ in, tha hồ tung cánh khỏi vòng vây kiểm duyệt, tha hồ tung hứng, cho rất nhiều nhưng chẳng nhận bao nhiêu… nhưng cũng có những ý kiến tự cho rằng mình vẫn còn bị những sức ép hay áp lực lúc viết”.
Trong bài viết Sex: dưới mắt nhìn của người viết nữ Việt Nam, Trịnh Thanh Thủy nhận xét: “Có quá nhiều người nghĩ rằng bất cứ truyện viết nào dính líu đến tình dục là khiêu dâm. Điều này xa với sự thật. Một câu chuyện có tình dục trong đó, có thể gợi tình nhưng không có nghĩa là nó thuộc loại khiêu dâm.
Văn chương tiểu thuyết từ lâu đã được chấp nhận là một thể loại truyện chính yếu đi sâu vào cuộc thám hiểm kinh nghiệm sống con người một cách nghiêm túc. Một trong những kinh nghiệm sống của con người là tình dục. Viết về tình dục là" đề cập đến một khía cạnh nhân bản nhất của đời sống”.
Hiện tượng văn chương nữ tại hải ngoại đã và đang gây chú ý nhưng vẫn còn thiếu những nhìn nhận có tính cách công bằng. Một phần cũng vì thiếu những nhà phê bình, lý luận có công tâm.
Tuy nhiên, nếu so sánh riêng hai thế hệ những nhà văn nữ trước 1975 tại Việt Nam và những cây bút đương thời ở hải ngoại, người ta thấy ngay một điểm chung: đa số họ khai thác vấn đề tình dục. Đó là một trong những đề tài muôn thuở của văn chương, luôn hấp dẫn thị hiếu của đông đảo người đọc.
Tuy vậy, có đều rất rõ là thế hệ nhà văn nữ đi trước tại miền Nam còn tương đối dè dặt, chừng mực, cả từ tư tưởng đến bút pháp khi đề cập đến tình dục và tính dục. Ngược lại, những cây bút ngày nay ở hải ngoại đã tiến xa hơn lớp đàn chị từ cách suy nghĩ đến lối hành văn.
Người đọc chắc chắn bị sốc khi gặp đoạn văn sau đây trong Xứ Nắng của Lê Thị Thấm Vân: “Tôi nằm đây, đưa tay phải nhẹ đặt vào nơi đó. Cửa mình của trần gian, cửa mở ra sự sống. Nơi chồng tôi bao lần vục mặt, mân mê chùm lông man dại như rừng rậm hoang dã…”
Henry Miller, cũng đã từng viết: “Tôi dấu chim tôi trong đám lông hoang dại của nàng”. Nhưng, đó là câu của nhà văn người Mỹ, lại là nhà văn thuộc phái mạnh. Thế cho nên, người ta giải thích, trong một xã hội tự do như nước Mỹ, người ta có quyền viết những điều mình suy nghĩ mà không ngại “lưỡi kéo kiểm duyệt”. Vấn đề quan trọng là những gì mình viết ra có được người đọc chấp nhận hay không.
Cũng vẫn Lê Thị Thấm Vân trong Âm Vọng: “Vú mình con không bú mà chỉ toàn đàn ông con trai bú, mút, ngậm, nút, mò, bóp, đè, ngấu, nhai. Ngồi đếm lại, tổng cộng lại cũng hơn mười đầu ngón tay. Thằng nào cũng thích, từ già đến trẻ, từ Mễ tới Á, mà mình cũng thấy đã đía mới chết cha nhứ!Cái vú bên trái mình thích được bú hơn vú bên phải. Cứ mỗi lần thằng cha nào bú là nước l.. mình ứ ra, rồi nước dãi cũng tươm đầy họng, quặn cả bụng, chỉ muốn đ.. liền tức khắc.”
Đi quá đà chăng? Trong cái gọi là văn chương có một con đường nhỏ dẫn đến “dâm thư” (porno) mà ngày nay ở Việt Nam được che dấu dưới một cái tên vô thưởng, vô phạt: “Truyện Người Lớn”. Tôi chắc chỉ những người “mới lớn”, chứ không phải người lớn, mới tò mò tìm đọc những loại truyên này thôi. Đoạn văn vừa dẫn ở trên chắc chắn đang ở giữa lằn ranh giữa tiểu thuyết và dâm thư.
Với một tựa đề rất sốc, Khi âm đạo mở miệng, Thấm Vân đã mô tả một người đàn bà đứng tuổi bị ung thư tử cung tìm hiểu về âm hộ của mình trước khi lìa đời bằng một giọng văn nửa nghiêm trang nửa cười cợt:
“Cái h(á)ang nằm ngay giữa trung tâm thân thể: u tối, heo hút, lạnh lẽo. Lâu lắm rồi, không dấu vết người. Âm đạo, nơi giúp bà kết tụ, cho ra đời đứa con: Tình Mẫu Tử. Cho bà biết thế nào là yêu thương ngây ngất khi giao hợp với chồng: Nghĩa Phu Thê. Phải băng bó mỗi tháng khi có kinh suốt mấy chục năm: Yêu Bản Thân. Thời con gái, khi chưa ai sờ mó, ôi! nó thơm tho đẹp đẽ làm sao! Rồi cũng nhờ nó, một thời giúp nuôi sống bà. Biết bao đàn ông lăn xả vào tìm kiếm sự ấp ủ, hoan lạc, thỏa thuê. Nó có khả năng biết(n) người đàn ông chạm vào là/thành đạo tặc hay đạo hạnh. Rồi giờ đây, cũng vì nó, bà phải lìa xa cõi đời này. Cánh cửa tử/sinh eo xèo như mảnh lụa nhàu nát một cách cố ý, mà một thời nó căng phồng như miếng thạch tươi. Ôi! đóa hoa héo rũ bởi thời gian. Làm thế nào để vẻ đẹp tàn tạ không kém vẻ đẹp thắm tươi? Từng thớ thịt xếp lớp, mềm lả, yêu kiều. Hình tượng con sò, hến, hàu tươi mát, thơm ngon. Bà đưa ngón tay lên mũi, ngửi mùi của mình. Bà đút ngón tay vào miệng, nếm vị của mình”.
Ngoài những ý tưởng lạ đời, người đọc còn chú ý đến lối hành văn cũng lạ lẫm không kém của tác giả: “h(á)ang” hàm ý “háng” và “hang” và biết(n) gồm 2 từ “biết” và “biến”. Đây là cách viết hiếm, mang tính cách sáng tạo, hiếm thấy trong văn chương Việt Nam.
“Bao năm qua, bà chỉ chạm nó khi cần rửa sạch. Còn bé, bà đã được dạy rằng, nó là thứ hôi tanh, dơ bẩn, xấu xí phải luôn che giấu. Không được nhìn và sờ. Lớn lên, bà để biết bao bàn tay đàn ông hoang lạ, điếm đàng bỏ tiền ra rờ rẫm, thọc mó, thăm dò nông hay sâu, to hay nhỏ, xấu hay đẹp, mùi vị, màu sắc ra sao, chuyên chở âm thanh gió hay ểnh ương trong đêm tối tăm ngập lụt?
Giờ đây, khi sắp sửa chấm dứt kiếp nhân sinh, bà mới (đang) tìm lại được, nhưng nó đã héo khô, ủ rũ, u sầu. Ðường nó đi, bình thường như cái hẻm chật chội, nhưng khi cần, nó nở rộng như xa lộ để đưa cả chiến hạm ra trận mạc. The vagina is a metaphor for self-love”.
Khi âm đạo mở miệng là trích đoạn trong tiểu thuyết Bóng gãy của thần tích. Truyện chỉ xoáy quanh“Cái Ðó”, theo chữ của Lê Thị Thấm Vân, nó là “Đền thờ đền thánh. Là miếu là am. Là sự đời. Là con sò, là cái ao, là cái giếng. Là đóa hoa dại. Là lá sen, lá đa, lá diêu bông. Là phần dưới, chỗ kín. Là âm hộ/đạo, là tử cung. Là cái lồn. Là đồ là đách, là hột le, mồng đốc, lưỡi chim cần câu ghe ghẹ. Là hạt thịt, hột thị. Là bươm bướm, hĩm húm, quạt nan.
Nó chẳng cần tô son đánh phấn, diện áo mặc quần, đeo trang sức, cài hoa tươi. Lông phủ kín như cỏ mọc quanh nhà, rong rêu bám quanh hòn non bộ. Sắc đỏ, tím, lam, hồng, xanh, nâu nhạt đậm biến đổi không ngừng. Lớp xếp lớp, giáp ranh giới trời đêm, giáp đường ranh tội lỗi, giáp ranh giới niết bàn.
Mép môi lúc khít lúc hở lúc liền nhau, thể hiện sự liên tục, sướng ngất ngây (được) nhiều lần. Nó phủ nhận chia cắt. Không cần phô trương, không cần chứng tỏ, không cần khẳng định. Không muốn bị khống chế. Không đi chiếm đoạt hay dọa nạt bất kì ai. Là bên trong, giữ kín, ẩn nấp, bí mật”.
Chương I trong Những Người Đàn Bà Đến Từ Hỏa Tinh, cuốn tiểu thuyết mới nhất (chưa xuất bản) của nhà văn Lê Thị Thấm Vân có đoạn dưới đây viết về Ngân, đứa con gái của một người mẹ làm nghề bán trôn nuôi miệng:
“Tuổi thơ Ngân chuyển đổi theo những căn phòng chật hay rộng để mẹ trưng bày đồ gợi dục: phim ảnh, báo chí, dụng cụ, thuốc thang, đồ lót, nước hoa, nữ trang, mỹ phẩm… Tai Ngân thâu lượm âm thanh rên la, chửi rủa, riết róng, thủ thỉ, lả lơi… từ nhiều giọng khác lạ của nhiều hình dạng đàn ông: tong teo, béo ụ, lùn tịt, cao nhồng… Tiếng thở hổn hển bưng bít căn phòng, mồ hôi bám rít tường, màn cửa đục nhờ do tinh khí tích tụ nhiều người, nhiều năm. Người thật việc thật. Không thể tẩy xóa hay phủ lấp. Cửa mình mẹ như cái nhà không cửa, luôn toác hoác. Cửa mình mẹ là cái lò nướng lúc nào cũng ở 500 độ, thiêu đốt bất kỳ con cặc nào”.
…
Mẹ hối hả sống, phóng túng sống, hưởng thụ sống. Khuôn mặt nhầu nhĩ lẫn câng câng của bà buộc Ngân đối diện hằng ngày. Vết nhơ vấy tay rửa mãi không sạch. Vết thương chẳng thể mọc da non. Bà là thế. Trọn đời hành xử phiên bản cũ nhòe không hề mỏi mệt. Cũng là “biệt tài”. Bà vuốt ve, sơn phết cái thân xác mỗi ngày một héo rũ. Bà tin rằng cặc của bọn đàn ông lúc nào cũng sẵn sàng cửng vì mùi háng bà”.
Bài viết này xin tạm ngưng trích Thấm Vân tại đây kẻo người đọc lại nhắc đến… “văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy” ngày nào. Một lần nữa, chỉ xin nhắc lại điều đã viết ở trên: “Vấn đề quan trọng là những gì mình viết ra có được người đọc chấp nhận hay không?”
Lê Thị Thấm Vân
Để trả lời câu hỏi “Trí thức là gì?”, nhà văn nữ Trịnh Thanh Thủy không ngần ngại trả lời:
Là
quái vật, theo Jean-Paul Sartre,
chui ra từ một âm hộ bình thường
khi chết mang theo khối óc dị thường
Dĩ nhiên câu trả lời đó gặp rất nhiều tranh cãi của cả những người trí thức lẫn không trí thức. Tuy nhiên, xét cho cùng, cách lý giải của Trịnh Thanh Thủy cũng có cái lý của nó dù có đụng chạm đến nhiều người.
Eve Ensler đã viết một kịch bản gây sốc cho nhiều người. Vở kịch có tên The Vagina Monologues,Trịnh Thanh Thủy dịch là Âm hộ Độc thoại. Các trường đại học đã đón nhận nồng nhiệt vở kịch này trong những ngày V-Day dành cho phụ nữ. V-Day có thể hiểu là Valentine's Day nhưng còn có nghĩa Vagina’s Day, Ngày của Âm Hộ.
Âm hộ Độc thoại là một vở kịch nổi tiếng đã đoạt giải kịch nghệ Obie Award. Nó được dịch ra 22 thứ tiếng và được trình diễn trên các đại hí viện khắp toàn cầu kể cả các nước châu Á cổ kính như Trung Hoa và Ấn Độ. Những diễn viên điện ảnh lừng danh như Glenn Close, Susan Sarandon, Whoopi Goldberg… đã thay nhau thủ diễn vở kịch độc thoại tại sân khấu New York và London.
Thanh Thủy viết: “Trước tiên ta phải nói, Âm Hộ không phải một từ xấu xa, tục tĩu. Nó là một từ thuộc về sinh vật học. Một thực thể y học. Một cơ quan sinh sản cần yếu. Không có gì là hư hỏng đồi trụy khi ta phải phát âm nó. Bây giờ chúng ta có thể thì thào bằng làn hơi từ đầu cuống phổi. Nào: ÂÂÂâââââmmmmm HHHộộộộộộộộ ... Lớn hơn tí nữa... hơn tí nữa ... Âm Hộ ... Giờ thì la lớn lên... Âm Hộ... Âm Hộ”.
Tác giả viết về kịch bản The Vagina Monologues: “Âm hộ độc thoại đã nói lên được những sự thật trần trụi phũ phàng. Nó tập trung vào đối tượng là những vấn đề của phụ nữ. Nó có thể gây ngạc nhiên cho những kẻ trí thức đạo đức giả trong chúng ta kể cả người đã từng đối xử không đẹp với phụ nữ.
Vở kịch gồm hàng loạt những mẩu độc thoại thường do 4 diễn viên nữ và 1 người điều hành. Những mẩu độc thoại này do Eve Ensler thâu thập được nhờ phỏng vấn trên 200 người phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới. Bà có ý định giải phóng phụ nữ ra khỏi những cảm giác hổ thẹn xấu xa về âm hộ và đời sống tình dục.
Thanh Thủy còn bàn rất kỹ về “âm hộ” từ vị trí của một feminist, người tranh đấu cho sự bình đẳng nam-nữ. Trong bài viết Cái hĩm có răng, tác giả dẫn chứng, cái bộ phận của nữ giới kín đáo như vậy nhưng khi tức giận người ta lại đem nó ra phơi bày trước mọi người trong lúc chửi rủa:
“Đối tượng của nữ giới thường là nữ giới nên họ bắt đối phương ăn uống cái của nhau hoặc đào mồ cuốc mả, bắt gia tộc họ hàng đối phương cùng chịu đựng chung. Mục đích của người chửi là bắt người nghe phải nghe, phải chịu đựng những hành động họ cho là thấp kém và dơ dáy. Tôi đoan chắc rằng lúc chửi, người chửi chẳng hiểu câu mình đang chửi là gì, vì họ chửi theo thói quen, theo những gì họ học được bởi môi trường chung quanh. Họ đâu biết hành động họ cho là xấu xa, Tây phương lại cho đó là một phương pháp gắn bó trong những liên hệ tình dục”.
Nhắc đến bộ phận sinh dục phái nữ, theo truyền thống tam giáo, người phụ nữ Việt Nam hầu như không được phép nói thẳng hay nhắc đến những từ ngữ diễn tả bộ phận sinh lý thiết yếu của mình. Thanh Thủy liên hệ đến bản thân:
“Từ khi còn bé, mẹ tôi đã cảm thấy ngại ngùng khi dạy tôi về nơi chốn bà đã đau đớn sinh ra tôi. Mẹ kêu đó là “con chim”. Có người tránh né gọi “cái ấy, cái đó”. Người Bắc kêu “cái hĩm”, “đồ”, “thuyền”, “cửa mình”.
Người ta thường nói “cái hĩm có răng”. Không riêng gì ở Việt Nam, cụm từ “Vagina Dentata” cũng đã khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Theo Thanh Thủy, “Nó gợi lên một niềm tin có sẵn trong tiềm thức rằng người đàn bà có thể nuốt chửng hoặc làm hao mòn năng lực kẻ ăn nằm với mình”.
Sigmund Freud cũng phải thốt lên: “Có lẽ không người đàn ông nào không có sẵn một ý tưởng khủng khiếp đe doạ trong đầu là họ bị thiến mất tiêu trong bộ phận sinh dục người đàn bà”.
Hãy tưởng tượng, có một khe hở, một cái hĩm háu đói được trang bị với một hàm răng bén nhọn giờ có quyền năng thống trị, sai khiến cả những xã hội trước kia thường được cai trị bởi những người đàn ông. Hình ảnh này hạ phẩm giá người nam và làm nam giới hãi sợ.
***
Trả lời một cuộc phỏng vấn, Trịnh Thanh Thủy cho biết cô không phải là một feminist mà chỉ là một nhà nghiên cứu xã hội. “Tôi làm thơ khi có cảm hứng, viết khi cần cảm thông, dịch khi thấy những đoản văn, cây chuyện hay, thích chia sẻ với mọi người”. Tác giả còn tự vạch cho mình một con đường đi đến văn chương qua lối viết “truyện cực ngắn”. Chẳng hạn như Chuyện chăn gối dưới đây chỉ có 169 chữ:
“Xong việc, gã tình nhân thứ nhất ôm nàng lăn ra ngủ. Nửa đêm, gã than nóng, chồm dậy, mở máy lạnh, ôm gối ngủ. Nàng than lạnh, chồm dậy tắt máy lạnh, ôm chăn ngủ. Gã mở, nàng tắt, mở tắt, tắt mở, suốt đêm. Sáng ra, nàng kêu chúng mình không hợp, nghỉ chơi.
Xong việc, gã tình nhân thứ hai ôm nàng lăn ra ngủ. Nửa đêm, nàng thức giấc than gã ngáy to quá. Gã ngủ, nàng thức, nàng thức, gã ngủ. Suốt đêm, nàng ôm chăn gối vật vã. Sáng ra, nàng ôm chăn gối, chuồn mất không kịp nói sayonara.
Xong việc, gã tình nhân thứ ba ôm nàng lăn ra ngủ. Nửa đêm gã than lạnh, chồm dậy tắt quạt, ôm chăn ngủ. Nàng than nóng, chồm dậy, vặn quạt, ôm gối ngủ. Gã tắt, nàng mở, tắt mở, mở tắt. Sáng ra, hắn kêu hai đứa mình không hợp, chia tay.
Nàng sống độc thân ôm chăn gối ngủ một mình”.
Trịnh Thanh Thủy
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình lại khai thác một khía cạnh của tình dục dưới một góc độ có phần nhẹ nhàng hơn về bút pháp nhưng lại chọn một chủ đề “hắc búa” hơn về tư tưởng và tâm linh. TrongMùa xuân ở trần gian, Nguyễn Thị Thanh Bình đã khiến người đọc lạc vào một cuộc tình giữ một nhà sư và một Phật tử tại một ngôi chùa bên Mỹ.
Truyện bắt đầu bằng những dòng như sau:“Cứ mỗi lần Loan trở lại đó, hương yêu thương cũ có dịp bay về. Đâu hẳn chỉ có mùi hương, mà chính là bóng dáng của người đàn ông đã giữ định mệnh Loan. Dĩ nhiên không lúc nào ông ta chịu ra khỏi tim óc Loan.
…
Như lời giao ước ngầm, mỗi năm Loan kiếm cách đến thăm Thiện một lần. Thời gian và không gian không phải bất chợt họ định ra hoặc chọn lựa để phù hợp với hoàn cảnh. Trái lại, họ muốn giữ mãi cái ngày tiền định đầu tiên hai người gặp nhau. Đó là một buổi sớm đầu xuân trời mây xanh ngắt. Ngôi chùa thanh tịnh trên một triền dốc. Phía dưới có con sông nhỏ nằm núp bóng bên những hàng liễu ẻo lả gội nắng. Xa xa là những ghềnh đá xám trắng lô nhô”.
Và đây là những đối thoại rất trần tục giữa cảnh chùa trang nghiêm khi họ gặp nhau, mỗi năm chỉ một lần:
Họ đút cho nhau từng muỗng súp nóng và Loan thường đòi thêm một chút nhạc ở cái cassette nhỏ. Thiện vẫn hay nhìn nàng nửa đùa nửa thật:“Gặp nhau để nghe nhạc sao Loan? Nghe nhau nói không thích hơn sao?” Loan cười trêu Thiện:“Nhà sư thì còn biết gì chuyện trần gian nữa mà nói?”
Giọng Thiện bỗng chùng xuống trầm và ấm:“Đừng chọc tôi... nghe cô. Đã trót mang thân phận con người, nhà sư cũng khó dứt được lụy trần.”
Loan âu yếm nhìn Thiện:“Biết rồi, nói mãi! Ai chứ em dư biết anh là nhà sư vướng lụy. Nhưng đặc biệt mỗi năm chỉ vướng bụi trần có một lần thôi à.”
Thấy Thiện bỗng lặng yên, Loan trở nên chua chát:“Em là bụi trần chắc làm cay mắt anh lắm thì phải?”
Đôi mắt Thiện vụt chan chứa cái nhìn dịu dàng chưa từng có: “Khi em đi rồi, anh lại trở về với thế giới tịch mịch của mình. Thời khắc chuyển giao của ngày và đêm lúc đó với anh chẳng có gì thay đổi. Cái lặng lẽ lụn tàn của buổi chiều cũng giống buổi tối im vắng tạnh không. Giữa chúng ta dẫu chưa làm điều gì quá đáng nhưng khi em đi rồi, anh vẫn thường đóng cửa tụng liên tu bất tận những kinh sám hối. Anh biết lòng mình rất yếu mềm vì em.”
Trong truyện có những đối thoại rất… “Phật giáo”, chẳng hạn như: “Nghiệp chướng. Vâng, chắc anh bị quả báo rồi. Chỉ có cách anh hãy cố dứt bỏ em để rửa sạch các nhân ác.”
Và người tu hành giải thích: “Dĩ nhiên em là thứ nghiệp dữ mà anh lỡ hàng phục. Bàn tay em đã đan những vòng tình lụy vào cổ anh. Mỗi năm 365 ngày anh tìm cách phát triển những nghiệp lành thì đến ngày 365, anh đụng phải vòng tình lụy của em như một chướng ngại vật.”
Thiện cũng chỉ là con người khoác áo nâu sòng nên tan biến thật nhanh vào hơi thở ám chướng của Loan. Hơi thở phả vào miền thịt da tưởng đã yên ngủ của Thiện. Hơi thở chạm vào nhân điện thèm thuồng của Thiện. Họ cùng nhận ra linh hồn và tấm hình hài ô trọc của mình đã tấu lên một bản nhạc đầy rung động nhất. Bằng thứ nhạc cụ kỳ bí của tình yêu, bàn tay Thiện rạo rực gảy những bản đàn thánh thót trên thịt da người yêu. Nghe như tiếng tơ chiều vỡ tan những ảo ảnh nâng niu.
“Điều mâu thuẫn, khi Loan muốn kiếm một khách sạn để ngủ qua đêm thì chính Thiện lại mong mỏi Loan ở lại với ngôi chùa trên triền dốc. Thiện bắt Loan học thuộc lòng bài kinh cứu khổ cứu nạn, nhưng chính Thiện lại quên niệm nó khi những ngón tay liêu trai, những quyến rũ trần tục của Loan run chạm đến người chàng. Sáng hôm sau, Loan bỏ đi thật sớm khi Thiện còn quay mặt vào tường ngủ hoặc biết đâu đã thức ở một mùa xuân địa đàng xa xăm nào”.
Cứ như thế, cuộc tình ngang trái kéo dài ba năm nhưng chỉ gói gọn trong 3 lần gặp gỡ. Nguyễn Thị Thanh Bình đưa người đọc đến lần gặp thứ 4 khi Loan đến chùa và nghe kể lại:
“Thầy Thiện tự thiêu hôm qua, đang quàn ở nhà đòn. Trước khi nhập Niết Bàn, thầy đã chuẩn bị sẵn thư tuyệt mạng ... Nghe nói thầy Thiện đã chết cho quê hương, vì quê hương Việt Nam, cho những thân phận con người mà lại không được sống như giống người. Những bắt bớ, những giam cầm, những tu sĩ và muôn loài chúng sinh đang khổ ải ở quê nhà. Đó là những tiếng kêu cứu tắt nghẹn trong bể khổ trầm luân nên thầy ra đi. Thầy muốn được hỏa táng, rải hài cốt dọc theo bờ biển Thái Bình Dương để quay tìm về cố hương. Tội nghiệp thầy còn trẻ quá...”
Theo tôi, Nguyễn Thị Thanh Bình đã dẫn người đọc đến một đoạn kết rất… “có hậu” trong Mùa xuân ở trần gian. Gỡ được nút thắt giữa Đạo và Đời bằng cách này có thể được coi là giải pháp tốt nhất mà ngay những người đọc là Phật tử cũng không cảm thấy phiền lòng.
“Kỳ thực vẫn còn một điều có lẽ không quan trọng mấy, đó là nghìn năm sau chuyện tình nàng với Thiện sẽ chẳng một ai biết đến. Loan cũng không tài nào hiểu được lý do gì đã khiến Thiện âm thầm chọn ngày nàng đến để ra đi. Có thể Thiện chỉ muốn đánh động vào bản tâm của nàng, mong nàng thấy được bản tánh yếu mềm của mình chăng?
Tình yêu ở đâu, chân tánh ở đâu, Loan biết rồi đây nàng sẽ còn thắc mắc mãi! Làm sao Loan có thể trực nhận được chân tánh và tình yêu của Loan, khi nàng chưa thể gạt bỏ mọi tưởng tượng nàng lỡ thêu dệt bấy lâu nay. Thì thôi Thiện mãi mãi là vầng mặt trời rực rỡ và cao ngạo Loan suốt đời chỉ biết ngước lên ngưỡng vọng. Dù sao thứ mặt trời ấy cũng đã mọc lên một tình yêu tinh khôi để vĩnh viễn soi sáng trái tim nàng tăm tối”.
Nguyễn Thị Thanh Bình
Để kết thúc bài viết này, xin trích dẫn ý kiến của nhà văn Trịnh Thanh Thủy:
“Người viết nữ chọn viết về tình dục là chọn con đường chông gai nhiều tai tiếng và sóng gió so với những con đường thênh thang khác. Tôi nhận thấy cái giá họ phải trả cho công việc mà họ yêu mến này thật quá đắt”.
Phụ lục :
“Khuôn mẫu cũ về tình yêu đã chật”
Phỏng vấn Nguyễn Đình Chính
Khôi Nguyên thực hiện
Tác phẩm viết nhiều về sex, xuất bản trên mạng, mang tên Online... ba lô. Những yếu tố đó khiến người chưa biết dễ nhầm tác giả Nguyễn Đình Chính thuộc thế hệ 8x. Nhà văn sinh năm 1946 này nói muốn ủng hộ lớp trẻ đi tìm những giá trị mới trong tình yêu.
Nhà văn Nguyễn Đình Chính.
- Online... ba lô đưa người đọc rong ruổi về núi rừng Việt Bắc theo sự dẫn dắt của một nhà văn, kiêm họa sĩ đa tài và đa tình tên Zê. Trong hành trình dài cả đời người ấy, nhà văn để cho nhân vật tìm kiếm điều gì?
- Tôi muốn để Zê đi tìm câu trả lời: Tự do là gì, Tình yêu là gì, Tình dục là gì? Ba câu hỏi đó hàng nghìn năm nay đã được triết học, văn học trả lời theo những “đại giá trị” bất biến, làm bình yên tâm hồn con người mỗi khi con người tự tìm kiếm, chiêm nghiệm mình. Tuy nhiên, nhân vật Zê lại không tìm thấy sự bình yên trong quá trình đi tìm kiếm câu trả lời đó. Tại sao vậy? Có hai lý do: thứ nhất, có thể nhân vật Zê không tìm thấy được những đại giá trị bất biến đó. Thứ hai, có thể những “đại giá trị” đó thực chất chưa phải là chuẩn mực, cũng chẳng bất biến, mà nó đang thay đổi giống như cuộc sống.
- Trong hơn 200 trang tiểu thuyết, tần suất cảnh sex và những đoạn diễn biến tâm lý hướng đến sex xuất hiện khá dày đặc. Tình dục trong Online... ba lô cũng đủ loại: vì yêu, vì dâng hiến, loại một đêm, loại mua bán, thậm chí cả tình dục công nghệ hiện đại. Đó có phải là yếu tố nhà văn dùng để 'câu' độc giả?
- Chúng ta đã có rất nhiều cuốn sách không viết về tình dục mà vẫn “câu” được rất đông độc giả. Vậy thì khi nhà văn viết nhiều về tình dục, đừng vội nghĩ là họ muốn “câu” độc giả. Sex trong Online... ba lô không phải là yếu tố “câu” độc giả. Tôi chỉ có chủ ý “câu” ở tên gọi tiểu thuyết và trình bày mỹ thuật của cái bìa sách. Tôi có thể tự vẽ bìa, nhưng một hoạ sĩ 8x thích Online... ba lô ngay khi nó vừa lên mạng đã nhận làm bìa cho tôi.
Trong văn học mạng gần đây của các tác giả trẻ, yếu tố sex được khai thác triệt để không phải vì những cây bút ấy thích thú tình dục, cũng không hẳn vì họ muốn câu khách. Tôi rất muốn độc giả nên thận trọng và khiêm tốn khi đưa ra nhận định về hiện tượng này của văn học trẻ. Nếu có điều kiện, tôi đề nghị Đất Việt nên mở một hội thảo về đề tài “Sex và những cây bút trẻ”. Tôi sẵn sàng tham gia hội thảo này.
Tiểu thuyết Online... ba lô được một họa sĩ 8x nhận vẽ bìa
- Hình ảnh những người trẻ (chủ yếu là các cô gái trẻ) trong tiểu tuyết có vẻ khá giống nhau trong quan niệm về tình yêu, tình dục. Đó có phải là suy nghĩ của nhà văn về lớp trẻ hiện nay?
- Hình như ở thời đại Internet này, các đại giá trị tình yêu đang bị phá vỡ. Tôi có quen một số bạn nữ 8x, chứng kiến họ yêu và thấy rõ sự bất an luôn lấp ló, ẩn núp trong chỗ sâu kín nhất của trái tim họ, mặc dù đôi môi xinh xắn của tuổi 20 thường xuyên nở nụ cười rạng rỡ khi đang yêu. Tôi cũng có cảm tưởng các khuôn mẫu, giá trị cũ về tình yêu quá chật chội với kích thước trái tim của các bạn - những trái tim tuyệt vời, rất táo tợn, sòng phẳng song cũng rất bí hiểm.
Trong tình yêu, thế hệ sau luôn luôn lẳng lặng cúi chào nhưng không thể vâng lời thế hệ trước. Các nhân vật nữ trong Online... ba lô khá giống nhau về tình yêu và tình dục vì họ đang khủng hoảng. Đó là sự khủng hoảng tất yếu xảy ra trên hành trình săn tìm những giá trị đích thực của tình yêu và tình dục. Đó cũng là điều khiến cho tôi và nhân vật Zê trong tiểu thuyết băn khoăn, đau lòng và cũng rất lấy làm hãnh diện, cảm phục. Chúng tôi ủng hộ sự khủng hoảng này.
- Một số người đã đọc tiểu thuyết của ông nhận xét: mặc dù những cảnh sex trong truyện nhiều và rất trần trụi nhưng đọc không có cảm giác dung tục, mà ngược lại, khiến người ta cảm thấy bị nhìn soi mói vào gan ruột. Ông lý giải như thế nào về điều này?
- Có cảm giác đó là vì mỗi người thường cất giấu trong chỗ sâu kín nhất của tâm hồn mình một cái gì về tình dục (thí dụ sự ham muốn, những màu sắc của khoái cảm, những mặc cảm về đạo đức...) mà chính họ cũng hơi hổ thẹn, chưa dám, hoặc chưa quen phơi bầy, chia sẻ với người thứ hai, kể cả bạn tình. Tôi muốn bóc ra những lớp bí mật đó. Một bạn đọc viết thư cho tôi nói cái thời phải né tránh khi viết về tình dục đã không còn. Và cũng đã cáo chung rồi cái thời dễ dàng, tuỳ tiện cho rằng nhà văn viết về tình dục là dâm đãng, bẩn thỉu, suy đồi đạo đức. Nếu nghiên cứu kỹ lịch sử phát triển của triết học và của nghệ thuật thì chắc chắn bạn sẽ đồng tình với ý kiến này.
- Ông tự nhận định đây là cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại. Yếu tố hậu hiện đại thể hiện trong cuốn truyện này như thế nào?
- Văn học hậu hiện đại đang chầm chậm xây dựng gương mặt, mô hình, và độc giả của nó không những trên thế giới mà ở ngay cả trong nước.
- Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại.
Khi viết Online... ba lô, tôi luôn quẩn quanh với một câu nói của triết gia F.Nietzsche: “Nếu em muốn hạnh phúc và muốn tâm hồn an nghỉ thì hãy tin. Còn nếu em muốn suốt đời là kẻ theo đuổi chân lý, thì hãy tìm kiếm”.
- Trước khi xuất bản thành sách, Online... ba lô là một tác phẩm văn học mạng. Ông đánh giá thế nào về sức sống của loại văn học này?
- Văn học mạng không phải là văn học... văng mạng, bừa, ẩu, tự nhiên chủ nghĩa như một số người chỉ trích. Sức sống của văn học mạng cũng giống như văn học được phát hành bằng giấy và mực in, tuy nhiên nó cập nhật nhanh hơn, tươi tắn hơn. Nó chưa bị “ướp lạnh” bởi ý kiến của người khác và chưa bị biến dạng do khâu biên tập... hăng hái quá mức. Tôi ủng hộ sự “ướp lạnh”. Nhưng nếu làm quá thì làm tác phẩm sẽ đông cứng lại và hoá thành nước đá không màu, không mùi, không vị.
- Cảm ơn nhà văn.
Về người nữ trí thức Hàn Quốc quỳ gối ở Việt Nam
Một buổi sáng dân xã Tịnh Sơn thấy một phụ nữ trẻ quì gối cúi đầu ngay trên ngõ chính dẫn vào thôn Diên Niên. Cô quì từ sáng đến trưa thì nắng bắt đầu chang chang trên đỉnh đầu, cái nắng hè ở miền Trung ác liệt dữ lắm. Lúc đó tui với mấy người bạn ngồi trong một hàng nước bàn nhau nên khuyên cô ấy đứng lên, rồi không ai dám bước ra; nhưng cũng biết chắc Ku Su Jeong không chịu đứng dậy.
Người Hàn Quốc đầu tiên tui biết tên, không phải Jang Don Gun, Lee Young Ae, Kim Ki Duk hay ông Kim lấy cô hàng xóm cạnh nhà; mà chính là Park Chung Hee - tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, và là cha đẻ của bà Park Geun Hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vừa nhậm chức. Nhiều bạn trẻ bây giờ biết T-ara, Hyun A, SNSD…và khóc lên ngất xuống với các thần tượng, có lẽ cũng nên biết thêm vài chuyện khác, cho dù đã ở thời quá khứ.
Hồi năm 97, một lần về trường thăm thầy cô thì gặp Ku Su Jeong, lúc đó đang làm luận văn thạc sĩ ở khoa Sử. Cô hỏi bâng quơ như kiểu thăm dò xem tui có biết gì về lính Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam không, vì sách sử trong nước rất ít đề cập tới. Tui không dưng nóng máu, bảo ông Park Chung Hee là người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của gần 300 thường dân ở Quảng Ngãi quê tui, từ 4,5 tuổi đã nghe ông bà truyền khẩu: “Xé xác Rồng Xanh, phanh thây Mãnh Hổ. Máu phải trả bằng máu…”, sao mà không biết được. Thế là quen nhau!
Ku Su Jeong thật sự là một người đặc biệt. Đề tài luận văn của cô là “Tại sao quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam 1965-1973”. Cho tận khi Ku Su Jeong qua Việt Nam, ở Hàn Quốc không hề có một tài liệu nào từng nhắc tới những năm ngắn ngủi ở Việt Nam của quân đội nước này dưới thời Park Chung Hee.
Lịch sử Việt Nam ghi lại.
Với khoảng 300.000 lính Hàn, từ 1965 các đơn vị chiến đấu lần lượt đổ bộ xuống quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến: gồm Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ đóng ở Qui Nhơn, Sư đoàn bộ binh Bạch Mã đóng ở Phú Yên và Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh đóng tại Quảng Ngãi. Mỗi năm nhận khoảng 1-1,5 tỉ USD viện trợ Mỹ và chưa kể các lợi ích kinh tế khác. Đây là một trong những nguyên nhân mấu chốt làm nên sự phát triển của Nam Hàn trong thập niên 60-70; do đó mấy anh Vixi nhà mình hay gọi miệt thị là “Lính đánh thuê Park Chung Hee".
Trong từ ngày 9 đến 27.11.1966, lữ đoàn Rồng Xanh đã giết gần 300 mạng sống, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em tại các thôn, xã thuộc huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi; trong cuộc thảm sát cũng mang một cái tên rất hay: “chiến dịch Mắt Rồng”.
Một lần sưu tìm tài liệu ở thư viện Tổng Hợp, Ku Su Jeong đã đọc được vài dòng ngắn ngủi, thông tin và số liệu về cuộc thảm sát ở Quảng Ngãi. Và cô quyết định tìm hiểu sự thật. Đến năm 1999, loạt phóng sự về các vụ thảm sát của lính Nam Hàn tại Việt Nam của Ku Su Jeong được đăng trên nhật báo The Hankyoreh 21 và đã gây ra phản ứng trái chiều từ dư luận Hàn Quốc; đa phần là các cựu chiến binh. Nghe kể, mấy ông này khích động còn ném cả bom xăng vào tòa soạn.
Nhưng, từ Ku Su Jeong mà người Hàn Quốc nhìn nhận lại sai lầm quá khứ. Nhiều tổ chức xã hội của Hàn Quốc đã xây dựng các phong trào vận động “Thành thật xin lỗi VN”, quyên góp thuốc men, tiền bạc để xây dựng bệnh xá và trường học ở Sơn Tịnh, xây dựng Công viên Hòa bình Hàn - Việt tại Phú Yên …Đặc biệt là các cựu binh bắt đầu lên tiếng, như hồi ký của đại tá Kim Ki Tae - nguyên chỉ huy của Đại đội 7 Lữ đoàn Rồng Xanh. Ông đã thú nhận và miêu tả các cách bắn giết, tàn sát man rợ để bảo đảm không còn người dân nào ở các thôn xã này sống sót…
Cũng ở Sơn Tịnh, hai năm sau xảy ra thảm sát làng Mỹ Lai, nhưng ồn ào hơn nên gần như ít người nhớ vụ này.
Gần 20 năm qua lại giữa Việt Nam – Hàn Quốc, với 2 luận văn sử học về Việt Nam; từng nhận giải thưởng sử học Phạm Thận Duật và được lấy ý tưởng để ĐD Văn Lê làm phim tài liệu Di chúc những oan hồn (đoạt giải Bông sen vàng) và vở kịch Giữa hai bờ sương khói của chị Minh Ngọc (đoạt giải kịch bản xuất sắc nhất tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2004)… Tiến sĩ Ku Su Jeong trở nên quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Các bài viết về cô bạn sinh viên ngày đó ngập các báo; duy chỉ có vài chi tiết khá hay mà chỉ những người từng đồng hành cùng Ku Su Jeong về Quảng Ngãi mới biết.
Một buổi sáng dân xã Tịnh Sơn thấy một phụ nữ trẻ quì gối cúi đầu ngay trên ngõ chính dẫn vào thôn Diên Niên. Cô quì từ sáng đến trưa thì nắng bắt đầu chang chang trên đỉnh đầu, cái nắng hè ở miền Trung ác liệt dữ lắm. Lúc đó tui với mấy người bạn ngồi trong một hàng nước bàn nhau nên khuyên cô ấy đứng lên, rồi không ai dám bước ra; nhưng cũng biết chắc Ku Su Jeong không chịu đứng dậy.
Người dân trong thôn đi qua đi lại nhìn ngơ ngác và bắt đầu xì xầm. Đến chiều thì có một ông già trong thôn đi tới, ông đứng nói gì đó mà Ku Su Jeong cũng chẳng hiểu; rồi ông kéo cô đứng lên. Lúc đó cô đã lả người đi vì mệt và đói. Hình ảnh một phụ nữ trí thức quì gối xin tha thứ cho những đồng bào mình, ám ảnh tui suốt. Từ câu chuyện và cách hành xử với lịch sử của một cô gái Hàn Quốc, lại nghĩ về những câu chuyện ở Việt Nam bị bưng bít; mà không biết tới bao giờ mới có người dám quì xuống để lương tâm đối diện với sự thật...
Lê Nguyễn Hương Trà
Hồi năm 97, một lần về trường thăm thầy cô thì gặp Ku Su Jeong, lúc đó đang làm luận văn thạc sĩ ở khoa Sử. Cô hỏi bâng quơ như kiểu thăm dò xem tui có biết gì về lính Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam không, vì sách sử trong nước rất ít đề cập tới. Tui không dưng nóng máu, bảo ông Park Chung Hee là người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của gần 300 thường dân ở Quảng Ngãi quê tui, từ 4,5 tuổi đã nghe ông bà truyền khẩu: “Xé xác Rồng Xanh, phanh thây Mãnh Hổ. Máu phải trả bằng máu…”, sao mà không biết được. Thế là quen nhau!
Ku Su Jeong thật sự là một người đặc biệt. Đề tài luận văn của cô là “Tại sao quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam 1965-1973”. Cho tận khi Ku Su Jeong qua Việt Nam, ở Hàn Quốc không hề có một tài liệu nào từng nhắc tới những năm ngắn ngủi ở Việt Nam của quân đội nước này dưới thời Park Chung Hee.
Lịch sử Việt Nam ghi lại.
Với khoảng 300.000 lính Hàn, từ 1965 các đơn vị chiến đấu lần lượt đổ bộ xuống quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến: gồm Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ đóng ở Qui Nhơn, Sư đoàn bộ binh Bạch Mã đóng ở Phú Yên và Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh đóng tại Quảng Ngãi. Mỗi năm nhận khoảng 1-1,5 tỉ USD viện trợ Mỹ và chưa kể các lợi ích kinh tế khác. Đây là một trong những nguyên nhân mấu chốt làm nên sự phát triển của Nam Hàn trong thập niên 60-70; do đó mấy anh Vixi nhà mình hay gọi miệt thị là “Lính đánh thuê Park Chung Hee".
Trong từ ngày 9 đến 27.11.1966, lữ đoàn Rồng Xanh đã giết gần 300 mạng sống, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em tại các thôn, xã thuộc huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi; trong cuộc thảm sát cũng mang một cái tên rất hay: “chiến dịch Mắt Rồng”.
Một lần sưu tìm tài liệu ở thư viện Tổng Hợp, Ku Su Jeong đã đọc được vài dòng ngắn ngủi, thông tin và số liệu về cuộc thảm sát ở Quảng Ngãi. Và cô quyết định tìm hiểu sự thật. Đến năm 1999, loạt phóng sự về các vụ thảm sát của lính Nam Hàn tại Việt Nam của Ku Su Jeong được đăng trên nhật báo The Hankyoreh 21 và đã gây ra phản ứng trái chiều từ dư luận Hàn Quốc; đa phần là các cựu chiến binh. Nghe kể, mấy ông này khích động còn ném cả bom xăng vào tòa soạn.
Nhưng, từ Ku Su Jeong mà người Hàn Quốc nhìn nhận lại sai lầm quá khứ. Nhiều tổ chức xã hội của Hàn Quốc đã xây dựng các phong trào vận động “Thành thật xin lỗi VN”, quyên góp thuốc men, tiền bạc để xây dựng bệnh xá và trường học ở Sơn Tịnh, xây dựng Công viên Hòa bình Hàn - Việt tại Phú Yên …Đặc biệt là các cựu binh bắt đầu lên tiếng, như hồi ký của đại tá Kim Ki Tae - nguyên chỉ huy của Đại đội 7 Lữ đoàn Rồng Xanh. Ông đã thú nhận và miêu tả các cách bắn giết, tàn sát man rợ để bảo đảm không còn người dân nào ở các thôn xã này sống sót…
Cũng ở Sơn Tịnh, hai năm sau xảy ra thảm sát làng Mỹ Lai, nhưng ồn ào hơn nên gần như ít người nhớ vụ này.
Gần 20 năm qua lại giữa Việt Nam – Hàn Quốc, với 2 luận văn sử học về Việt Nam; từng nhận giải thưởng sử học Phạm Thận Duật và được lấy ý tưởng để ĐD Văn Lê làm phim tài liệu Di chúc những oan hồn (đoạt giải Bông sen vàng) và vở kịch Giữa hai bờ sương khói của chị Minh Ngọc (đoạt giải kịch bản xuất sắc nhất tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2004)… Tiến sĩ Ku Su Jeong trở nên quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Các bài viết về cô bạn sinh viên ngày đó ngập các báo; duy chỉ có vài chi tiết khá hay mà chỉ những người từng đồng hành cùng Ku Su Jeong về Quảng Ngãi mới biết.
Một buổi sáng dân xã Tịnh Sơn thấy một phụ nữ trẻ quì gối cúi đầu ngay trên ngõ chính dẫn vào thôn Diên Niên. Cô quì từ sáng đến trưa thì nắng bắt đầu chang chang trên đỉnh đầu, cái nắng hè ở miền Trung ác liệt dữ lắm. Lúc đó tui với mấy người bạn ngồi trong một hàng nước bàn nhau nên khuyên cô ấy đứng lên, rồi không ai dám bước ra; nhưng cũng biết chắc Ku Su Jeong không chịu đứng dậy.
Người dân trong thôn đi qua đi lại nhìn ngơ ngác và bắt đầu xì xầm. Đến chiều thì có một ông già trong thôn đi tới, ông đứng nói gì đó mà Ku Su Jeong cũng chẳng hiểu; rồi ông kéo cô đứng lên. Lúc đó cô đã lả người đi vì mệt và đói. Hình ảnh một phụ nữ trí thức quì gối xin tha thứ cho những đồng bào mình, ám ảnh tui suốt. Từ câu chuyện và cách hành xử với lịch sử của một cô gái Hàn Quốc, lại nghĩ về những câu chuyện ở Việt Nam bị bưng bít; mà không biết tới bao giờ mới có người dám quì xuống để lương tâm đối diện với sự thật...
Lê Nguyễn Hương Trà
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)