Nhân vật Nhà Gom Lá Bàng lúc nào cũng dương dương tự đắc với những lượm lặt , học mót để rồi ra vẽ " minh triết". Nhà " Minh triết" trẻ con này đã chiêm nghiệm và tự hào với những" nghĩ ra" của mình có thể xứng ngang tầm " thiên tai". Buồn cười nhất là y lại đã xưng danh‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) "
Trong bài
"Vương đạo và bá đạo (Cách đánh giá lịch sử - Phần 2)"
Khi thấy NGLB viết "Người dân sẽ đánh giá lịch sử, vì nay đa số ‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) ". Trước sự mạo nhận danh xưngmột cách tùy tiện này tôi không khỏi bực mình nên đã comment :
PĐTT :"Cuối cùng, dân mới là người có... toàn quyền đánh giá lịch sử, cái gì mà đi vào lòng người thì nó tồn tại, bất chấp ai đó là nhà đánh giá vĩ đại đến đâu". Thế thì việc đền Bạch Mã thờ Mã Viện ...có phải là đáng giá lịch sử của người dân không vậy NGLB?
Cái khả năng" nghĩ ra" của NGLB nhà ta nào có thể hiểu được hành động " thờ tướng giặc của người Việt" đã làm đau đâu không ít các nhà nghiên cứu phương Tây khi nghiên cứu lịch sử- văn hóa dân tộc Việt Nam .
Không thể " nghĩ ra được" nên NGLB nhà ta đành phải cầu cứu chàng khổng lồ Goodgle và mừng húm khi đọc được tài liêu về đền thờ Mã Viện, liền nhanh chóng copy tra lời comment của tôi
Nha Gom La Bang VN22:14 Ngày 07 tháng 07 năm 2015
@ Truc Thu
Chữ DÂN ở đây là/nằm trong:
-90 triệu dân
-'của dân, do dân và vì dân'
-'chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh'...
Nó hoàn toàn và tuyệt đối khác với chữ 'người dân' = một nhóm người ở đâu đó (không đại chúng) trong:
-Một nhà du hành người Trung Quốc, Trịnh Tuấn Am, đến thăm Đông Kinh trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 18, đã viết như sau trong ghi chép của ông:
“Ở khu Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện đại thuộc về khu này) của thủ đô, có một ngôi đền Bạch Mã, và người ta bảo rằng tại đó NGƯỜI DÂN tưởng nhớ cầu chuyện về vị tướng Phục Ba Mã Viện, thuộc thời nhà Hán. Tôi vừa đến Nam quốc và không biết gì hết, vì thế tôi cũng tin đó là thật. Và khi tôi đến đền để đọc các bia, tôi thấy viết ở đó rằng linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán, được thời phụng để cầu an cho đất nước và bảo vệ người dân. Tuy nhiên, không rõ từ khi nào ông được thờ phụng ở đó, nó bắt đầu thế nào và từ triều đại nào. Chỉ thấy điều sau đây ghi lại trên bia:
Viết trong mùa thu năm Đinh Mão ở niên hiệu Chính Hòa (1687); ngôi đền được xây từ lâu lắm; các nóc và cột bị hư hại; các thương nhân từ Trung Quốc, như Chiêm Trọng Liên, đã tụ họp người dân, quyên tiền, và thuê người phục hồi, vì thế nay ngôi đền lại tươi đẹp như mới.
Tôi đánh bạo mà nghi ngờ về việc rằng Phục Ba, họ là Mã, cũng được gọi là Bạch Mã. Đâu là lý do cho điều này?”
Vào mùa thu năm Giáp Ngọ (1714), Trịnh Tuấn Am đi điều tra chủ đề này, và khi tìm kiếm, ông gặp cuốn sách Việt Điện U Linh Tập. Ông ngạc nhiên thấy rằng trong sách này chỉ có nhắc tới truyền thuyết Bạch Mã mà không liên quan gì đến Mã Viện. Những trò chuyện của Trịnh Tuấn Am với người lớn tuổi không cho ra thêm thông tin nào mới, vì thế ông ức đoán rằng những người di dân Hoa kiều đã hiểu sai về ngôi đền và xem Bạch Mã cũng là Mã Viện và vì thế thờ ông.
Trịnh Tuấn Am kết luận rằng Mã Viện và Bạch Mã là hai người khác nhau và bày tỏ e sợ rằng cái sai lầm này sẽ kéo dài vĩnh viễn.
Ta có thể thấy sự lo xa của Trịnh Tuấn Am không hoàn toàn vô lý..."
xem thêm: http://www.bbc.com/vietnamese/entertainment/story/2005/06/printable/050629_mavienextract.shtml
các bạn hãy theo đường dẫn của NGLB này để đọc tài liệu.
Việc trích dẫn này đã bộc lộ bản chất của một kẻ lừa lọc, gian xảo khi y chỉ trích dẫn phần tài liệu phục vụ cho " ý đồ" của y là khẳng định việc thờ Mã Viện ở đền Bạch Mã chỉ là sự lầm lẫn.
Vì lý do đó nên tôi phải tiếp tục comment với nội dung như sau :
PĐTT" tôi thấy viết ở đó rằng linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán, được thời phụng để cầu an cho đất nước và bảo vệ người dân." Trong đoạn này có thể lầm lẫn hai chữ Phục Ba và Mã Viện chứ không thể nào lầm được " linh hồn của Phục Ba, người thuộc thời nhà Hán,". Bia này tồn tại từ xưa lẽ nào người dân hay triều đình không phát hiện và chỉnh sửa"
Nguyễn Thuật (sinh năm 1842), thống đốc Thanh Hóa trong thời nhà Nguyễn (ông trấn thủ ở Thanh Hóa trong thập niên 1870), nhắc đến một ngôi đền thờ Mã Viện trong một bài thơ nhan đề “Quốc Triều Danh Nhân Mặc Ngân”. Vị trí ngôi đền này không thể xác định, nhưng có vẻ nó là một trong nhiều ngôi đền thờ Mã Viện ở tỉnh Thanh Hóa. Vì thế Adriano di St. Thecla không hẳn là phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng có sự tồn tại của các đền thờ Mã Viện ở Thanh Hóa.
Một chỉ dấu khác là của Nguyễn Đức Lân, viết giữa thế kỷ 19. Ông này mô tả một ngôi đền Mã Viện ở vùng lân cận của hồ Loa. Vị trí hồ này giờ đây không chắc chắn, nhưng có thể nó đã ở ngoại vi của Cổ Loa, một địa điểm cách Hà Nội nhiều cây số về hướng đông bắc gần nơi mà, theo sử Trung Hoa, đã diễn ra trận đánh quyết định giữa Mã Viện và Hai Bà Trưng. Vì thế, lời của Adriano di St. Thecla rằng Mã Viện “được người An Nam thờ” có vẻ chính xác.
Vì bạn không trích dẫn nên tôi buộc phải trích dẫn vậy.
Chuyện Mã viện thì xa xưa, thế thì Đạo cao đài thờ Vichto Huygo và Tôn Dật Tiên thì sao?
"Chữ DÂN ở đây là/nằm trong:
-90 triệu dân
-'của dân, do dân và vì dân'
-'chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh'...
Nó hoàn toàn và tuyệt đối khác với chữ 'người dân' = một nhóm người ở đâu đó (không đại chúng)"
Thế thì Dân ở đây càng không thể là một nhóm người xưng danh :‘chúng tôi’ có trình độ đại học rồi (hay tương đương), thạc sĩ rồi, tiến sĩ rồi, nên chúng tôi ‘tự’ biết đánh giá lịch sử, và không quan tâm lắm đến 'đánh giả' của các sư già (sử gia) "
Comment này tôi không lưu lại nên chỉ nhớ và ghi ra. Trước comment này, NGLB của chúng ta liền " giấu nhẹm" đi, lại còn lếu láo comment trả lời :
Nha Gom La Bang VN12:12 Ngày 08 tháng 07 năm 2015
Có một đêm
Tôi xem phim
'cuộc chiến sống còn'
Tôi không quan tâm
Bỗng có một bóng hồng
Trong tâm tôi kêu lên:
-Ồ, thượng đế!
Và tôi đi... theo
Dĩ nhiên nàng không phải là
Nhưng đó là sự kỳ diệu
Không thể nào hiểu...
P/s: Mình không chơi bên G+ hay Facebook (chỉ có tính chất thông báo, nên thỉnh thoảng xóa đi, vả lại mình thích tư tưởng, không thích tư liệu, sr), mình đã trả lời bạn bên trang chủ của blogspot, TM.
(Lưu comt Trúc Thu)
Đọc comment này tôi không khỏi bật cười khi NGLB nhà ta lại " nghĩ ra " :vả lại mình thích tư tưởng, không thích tư liệu,.
Ở bài " Cách đánh giá lịch sử (phần 1); NGLB " Thiên tai nghĩ ra này " đã phát hiện một " bí mật ghê gớm " nên " bật mí " với bạn đọc
"Có một cái 'bật mí' là Khổng Tử sáng chế ra thứ học thuyết chính trị 'quân xử thần tử, thần bất tử bất trung' hay thuyết 'thiên tử' là nhằm chứng minh rằng 'chế độ phong kiến' là tồn tại vĩnh viễn!!!"
Đúng là thùng rỗng thì kêu to, một gã dốt đặc về " Nho giáo " lại lếu láo lớn tiếng chỉ trích, chê bai Khổng Tử.
Các bạn đọc tài liệu này để biết cái " dốt" của NGLB " Thiên tai nghĩ ra" này:
https://vi.wikiquote.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD
Dạy về con trai[sửa]
Đạo làm trai phải biết Tam Cương, Ngũ Thường. Đức Tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo gồm:
Tam Cương
Quân - thần (Vua - tôi)
Phụ - tử (Cha - con)
Phu - phụ (Chồng - vợ)
Cương nghĩa là giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên). Tam cương là ba mối quan hệ căn bản của xã hội. Không nên lầm lẫn với khái niệm quân - sư - phụ.Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung(Vua xử tôi chết, tôi không chết, tôi không trung)(chú thích: Câu trên chỉ là quan điểm của Nho Gia (người theo Nho Học), được xuất phát từ thời Hán Vũ Đế, do một Nho Gia tên Đổng Trọng Thư đã tạo ra hầu "mượn danh Khổng Tử" để bảo vệ trung ương tập quyền... xin đọc thêm tác phẩm Cửa Khổng của Kim Định tại Thư Quán VN và tác phẩm của Giáo Sư H.G Creel : The Chinese Thought: From Confucius to Mao Tse Tung)
PS/ chỉ có một NGLB thôi chứ không có "chúng tôi" ở đây, nếu không những người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ... phải xấu hổ.
Xem bài viết và những Comment của NGLB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét