Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Thế Tiến Thoái Lưỡng Nan Của Hoa Kỳ





Đào Văn Bình



.. Nhưng Mỹ và Hoa Lục hợp tác hoặc “làm bạn” với nhau như thế nào ở Biển Đông? Đó là một bài toán vô cùng khó khăn, một bài toán “vô nghiệm” tức không có đáp số. Mỹ có thể hợp tác hoặc làm bạn với Nga trên những vấn đề quốc tế nhưng không thể hợp tác với Hoa Lục trong vấn đề Biển Đông và Á Châu. Có thể chiến lược của Mỹ bây giờ chỉ là “be bờ “ và mua thời gian, chừng nào nước tới chân rồi sẽ nhảy. ... (ĐVB)

A. Những chuyển biến quan trọng:


Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Sáu ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:


- International Business Times ngày 15/6/2015: “Phát ngôn viên của Công Ty United Instrument Manufacturing do Điện Kremlin làm chủ cho biết quân đội Nga đã chế tạo thành công một loại súng vi ba (microwave gun) có khả năng triệt hạ máy bay không người lái và đầu đạn phóng ra từ trên trên không.”

- Reuters ngày 16/6/2015: “Tổng Thống Putin nói Nga buộc lòng phải hướng quân đội tới bất cứ quốc gia nào có thể đe dọa nước Nga, khiến gia tăng căng thẳng với các cường quốc Phương Tây vốn tham vọng đem quân đội NATO tới sát biên giới Nga.”

- AP ngày 16/6/2015: “Trung Quốc tuyên bố sẽ ngưng xây đắp các đảo ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông nhưng lại nói rằng sẽ tiếp tục phát triển các tiền đồn mà họ kiểm soát tại trung tâm điểm của Đông Nam Á. Tuyên bố của Trung Quốc hiển nhiên là hành động nhằm trấn an các quốc gia trong vùng có tầm quan trọng chiến lược, nhưng Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại là ý định của Hoa Lục chưa hề hạ giảm.” Còn theo Reuters, Hoa Kỳ lo lắng về những dự tính của Hoa Lục sẽ xây thêm các đảo cho mục đích quân sự. Còn Nhật Bản thì nói rằng, “Sau khi việc cải tạo đảo hoàn tất, chúng ta không chấp nhận đây như chuyện đã rồi.” Theo con số thống kê của tờ Diplomat có trụ sở tại Nhật Bản trong 20 năm qua các nước đã chiếm giữ và cải tạo một số đảo tại Trường Sa như sau: Việt Nam 48, Phi Luật Tân 8, Trung Quốc 8, Mã Lai 5 và Đài Loan 1 (Đảo Ba Bình).

- Reuters ngày 17/6/2015: “Thỏa hiệp quốc Mỹ-Phi nhằm giúp đối đầu với sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp đáng lý ra được tiến hành hơn một năm sau khi ký kết, giờ đây gặp phải trở ngại chính trị tại Manila. Thỏa hiệp cho phép quân đội Mỹ rộng rãi ra vào các căn cứ quân sự và cho phép xây dựng các cơ sở để tồn trữ nhiên liệu, thiết bị cần thiết cho an ninh trên biển, nhưng đã bị bế tắc sau khi các chính trị gia cánh tả và các nhà đối lập năm ngoái đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện vì tính cách vi hiến của nó.”

Đây là hệ quả của cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Khi Mỹ tháo chạy khỏi Việt Nam năm 1975, Thái Lan đuổi Mỹ năm 1976, Phi Luật Tân đuổi Mỹ năm 1996 vì sự hiện diện của quân đội Mỹ đã làm Phi Luật Tân và Thái Lan mất chủ quyền và bùng phát kỹ nghệ gái điếm khổng lồ. Ngoài ra, tình hình thế giới ngày nay diễn biến vô cùng phức tạp. Nếu Mỹ đóng quân tại Phi Luật Tân thì an ninh của Trung Quốc bị đe dọa. Khi nổ ra chiến tranh, chắc chắn Phi Luật Tân sẽ là “vùng hỏa tuyến”. Các hỏa tiễn Đông Phong của Trung Quốc từ Hải Nam và ven biển đủ sức hủy diệt Phi Luật Tân trong khi Phi Luật Tân không được trang bị hệ thống lá chắn hỏa tiễn. Nếu có loại hệ thống này thì chủ yếu nó dùng để bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ hơn là cho Phi Luật Tân. Có lẽ chính vì thế mà các chính trị gia cánh tả lo ngại, trong khi nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc lại sờ sờ trước mắt mà Phi Luật Tân không có khả năng “tự lực cánh sinh”. Thế tiến thoái lưỡng nan của Phi là ở chỗ đó.

- BBC tiếng Việt ngày 21/6/2015: “Theo nguồn tin từ Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 7-9 tháng Bảy và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Hoa Kỳ. Hai bên dự kiến sẽ có Tuyên bố chung về tầm nhìn của quan hệ Đối tác toàn diện và sâu rộng giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngoài ra cũng sẽ có 'Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng, định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới'. Hai bên đang có đàm phán liên quan tới cảng Cam Ranh nhưng hiện chưa thể khẳng định liệu Việt Nam có đồng ý để Ngũ Giác Đài khai thác cảng biển này không. Ngoài hội đàm với Tổng thống Obama, ông Trọng dự kiến cũng sẽ dự chiêu đãi do Ngoại trưởng John Kerry chủ trì, gặp Đại diện Thương mại Michael Froman hoặc Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack cũng như các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo và nhân sỹ, trí thức Mỹ. Ông Trọng cũng sẽ tiếp xúc với các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hoà tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ, gặp Thượng nghị sỹ John McCain, gặp gỡ đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra vị tổng bí thư còn tham gia trao đổi về “Quan hệ Việt-Mỹ trong một thế giới đang thay đổi” tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS).Tại New York, ông Trọng sẽ gặp lãnh đạo Đảng Cộng sản và bạn bè cánh tả Mỹ, vợ chồng Cựu Tổng thống Bill Clinton, gặp đại diện Việt kiều và đại diện lưu học sinh Việt Nam. Khi thăm trụ sở Liên Hợp Quốc, ông Trọng sẽ gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Trong chuyến đi tới đây, vị tổng bí thư cũng sẽ tiếp xúc với nhóm trí thức quan tâm tới Việt Nam của trường Đại học Harvard, theo nguồn tin từ Hà Nội. Chuyến đi Hoa Kỳ của ông Trọng diễn ra sau chuyến thăm của ông tới Trung Quốc mới đây.”

- Bloomberg News ngày 21/6/2015: “Mỹ và Nhật tiến hành những cuộc tập trận riêng với Phi Luật Tân gần những hòn đảo còn đang tranh chấp ở Biển Đông, một dấu hiệu hỗ trợ đất nước này khi Trung Quốc đang xây đắp các đảo nhân tạo tại đây. Theo phát ngôn viên Hải Quân Hoa kỳ, cuộc tập trận chung hằng năm mang tên CARAT bắt đầu vào Thứ Hai 22/6/2015 ngoài khơi Đảo Palawan kéo dài cho tới ngày 26/6/2015. Còn Hải Quân Nhật và Phi Luật Tân tập trận chung cũng chung quanh Đảo Palawan cho tới ngày 27/6/2015.” Theo Reuters ngày 23/6/2015, phi cơ tuần thám của Nhật đã bay vòng quanh khu vực đảo còn đang tranh chấp (Bãi Cỏ Rong) trong cuộc tập trận này.

- VnExpress ngày 22/6/2015: “Trả lời phỏng vấn của độc giả VnExpress, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết năm nay sẽ chứng kiến nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có thể có việc Tổng thống Obama tới Việt Nam.”

- VOA tiếng Việt ngày 22/6/2015: “Quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực là hàng tít (tiêu đề) đăng trên báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, trích nguồn tin từ báo Kommersant có trụ sở ở Moscow. Bài báo viết rằng cũng như các cuộc diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22 của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển bằng tên lửa không đối địa/đất AS-10. Các chiến đấu cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ độ cao 2.500 tới 3.000 mét.”



Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của hải quân Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh. 22.06.2015 (VOA)

- Al Jazeera ngày 23/6/2015: “Báo Bangkok Post cho biết, nhà cầm quyền quân phiệt Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc họp để chỉ bảo cho 200 phóng viên trong nước cũng như quốc tế biết cách đặt những câu hỏi sao cho xây dựng thay vì bóp méo sự thực.”

Sau cuộc đảo chính, nắm quyền thủ tướng tự phong năm 2014, ông tướng Prayuth Chan-ocha dạy dỗ báo chí là phải loan tin trung thực và thúc đẩy việc hòa giải dân tộc. Và ông đe dọa bỏ tù những ai loan tin có tính phá hoại. Human Rights Watch coi đây là hình thức đe dọa báo chí và bịt miệng tự do ngôn luận. Ông tướng này nói một câu “xanh rờn”, “Không buộc các anh phải ủng hộ chính quyền nhưng các anh phải loan tin trung thực.” tức phải nói cái tốt lẫn cái xấu của chính quyền chứ không phải chỉ bới móc những cái xấu. Chí loan tin xấu về một chính quyền là hành vi phá hoại. Ấy vậy mà báo chí và đối lập Thái Lan nín khe. Thế mới hay trong một đất nước triền miên hỗn loạn và tự do dân chủ quá trớn, biện pháp độc tài nhiều khi hữu hiệu đúng như câu châm ngôn, “Thuốc đắng dã tật”.

- VOA tiếng Việt ngày 24/5/2015: “Muốn được thông qua, các nhà thương thuyết thương mại Mỹ đòi Việt Nam, một nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu, phải giảm bớt sự lệ thuộc vào vải sợi do Trung Quốc sản xuất, bởi vì nước này không phải là một đối tác trong Hiệp định TPP. Các nhà thương thuyết Mỹ nói nếu Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Mỹ với quy chế ưu đãi, thì Việt Nam phải tạo thị trường mới cho ngành công nghiệp vải sợi Mỹ, ngành mướn tới 250,000 công nhân, với trị giá hàng xuất khẩu lên tới 20 tỉ đô la năm ngoái. Như vậy, thay vì Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải xoay sang nhập vải sợi từ Hoa Kỳ và Mexico- một đối tác khác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.”

Đây là một để nghị hợp lý không phải ép buộc để “thoát Trung” (bớt lệ thuộc vào Trung Quốc) nhưng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả rẻ, thời gian thi hành hợp đồng bao lâu v.v..

- VnPlus ngày 24/6/2015: “Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Levada tiến hành từ ngày 19-22/6 vừa qua, tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tháng Sáu này đã đạt mức cao kỷ lục là 89%, trong khi 64% số người được hỏi cho rằng nước Nga đang đi đúng hướng. Theo khảo sát, đa số người được hỏi cho biết họ đồng tình với hoạt động của ông Putin trên cương vị tổng thống. Trước đó, tỷ lệ ủng hộ ông Putin hồi tháng Một (Tháng Giêng) năm nay và tháng Ba vừa qua là 85%, còn trong các tháng Hai, Tư và Năm vừa qua, với tỷ lệ là 86%.”

- AFP ngày 25/6/2015: “Vào Thứ Năm 25/6/2015, các đại biểu quốc hội Việt Nam đã biểu quyết chấp thuận xây dựng một phi trường gây tranh luận sôi nổi trị giá 16 tỉ đô-la gần TP. HCM (Long Thành) trong khi đất nước này khát khao trở thành một trong những trung tâm hàng không bận rộn nhất thế giới. Phi trường quốc tế này nhằm giảm bớt sự quá tải của phi trường cũ nằm ở trung tâm thương mại Việt Nam, với tham vọng sẽ đón tiếp 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm vào năm 2050.”



Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Ảnh http://namtien.vn

- International Business Times ngày 25/6/2015: “Truyền thông Nga và Trung Quốc bắt đầu cho rằng khả năng về cuộc chiến Hoa-Mỹ có thể xảy ra. Trong khi đó cơ quan truyền thông quốc gia của Hoa Lục gọi đó là ‘không thể tránh khỏi’ còn cơ quan truyền thông Nga lại liệt kê một số dấu hiệu chứng tỏ hai quốc đang tiến tới đối đầu quân sự. Tờ Pravda đưa ra 11 chỉ dấu hiển nhiên cho thấy chẳng bao lâu Hoa-Mỹ sẽ tiến tới đối đầu quân sự. Theo tờ báo này, Trung Quốc đã phát triển một loại hỏa tiễn diệt hạm dùng để tiêu diệt các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ. Hải Quân Trung Quốc cũng đang phát triển cách tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đạn đạo rất êm/hầu như không phát ra tiếng động.” (Chinese and Russian media have started suggesting the possibility of a China-U.S. war. While the national news agency in China calls it “inevitable,” a Russian news agency listed a number of indications that it said “proved’ the two nations were heading toward a military conflict…Pravda gives 11 “harbingers” that apparently demonstrate that China and the United States will be involved in a war soon. According to the Russian agency, China has developed a "carrier killer" missile specifically designed for destroying U.S. aircraft carriers. The Chinese navy is also developing ballistic missile submarines that are “extremely quiet.)

- Tintuc.vn ngày 26/6/2015: “Hải quân Thái Lan đã quyết định mua 3 tàu ngầm Trung Quốc cho Hải quân nước này. Theo Bangkok Post, hợp đồng có giá trị lên tới 12 tỉ baht (355 triệu USD). Cũng theo tờ Bangkok Post, “Việc Trung Quốc thắng/trúng thầu cung cấp tàu ngầm cho Thái Lan cũng nhằm tăng cường các mối quan hệ về chính trị và quân sự giữa hai chính phủ hiện nay của Thái Lan với Trung Quốc.”

Tại sao Thái Lan - một quốc gia không có kẻ thù trong vùng lại phải tăng cường sức mạnh quân sự? Theo tôi nghĩ, ngoài việc liên kết chặt chẽ với Trung Quốc để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á, Thái Lan lo sợ sức mạnh quân sự của Việt Nam, đặc biệt trên biển.

Tưởng cũng lên nhắc lại đây, trong cuộc chiến tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, Thái Lan đã tích cực hỗ trợ cho chế độ Pol Pot và chỉ làm hòa với Việt Nam khi chế độ này hoàn toàn bị tiêu diệt ở Kampuchia. Xin nhớ cho Thái Lan là một quốc gia hết sức khôn ngoan về đối ngoại để không cho chiến tranh nổ ra trên đất nước mình.

Hiện nay Đông Nam Á đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao vô cùng mâu thuẫn. Một mặt, họ rất cần Mỹ nhưng mặt khác không ai muốn trở thành kẻ thù của Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Mỹ đôi khi là cần thiết, nhưng khi Mỹ đóng quân ở đâu thì sẽ gây chiến tranh ở đó. Do đó, một nước Mỹ hay Trung Quốc ảnh hưởng mạnh quá ở trong vùng đều gây thảm họa cho Đông Nam Á. Chính vì thế mà Đông Nam Á chỉ muốn sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc ngang nhau để may ra họ có thể sống yên một thời gian. Có lẽ Mỹ và Hoa Lục cũng đã nhìn thấy điều này.

- The National Interest ngày 27/6/2015: “Theo rất nhiều nguồn tin, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Haijiang 981 vào khu vực là trung tâm của cuộc tranh chấp năm ngoái. Nhưng hiện nay, vị trí mới không gần vị trí trước, nhưng có thể gây tức giận về phía Việt Nam. Trung Quốc lần này tuyên bố giàn khoan nằm trong khu vực Đặc Quyền Kinh Tế tính từ Hải Nam chứ không phải từ Quần Đảo Hoàng Sa và ra lệnh cho tàu bè ngoại quốc phải tránh xa giàn khoan dầu này 2000 m.” Cũng theo The National Interest, hành động này xảy ra vài tuần trước chuyến đi Mỹ của Ô. Nguyễn Phú Trọng và có thể đẩy Việt Nam tiến gần về phía Mỹ hơn. Nhưng theo tin tức mới nhất ngày 29/6/2015, giàn khoan Haiyang 981 thăm dò dầu khí tại địa điểm cách bờ biến phía đông của Việt Nam 100 hải lý.

- The International Business Times ngày 29/6/2015: “Theo tường trình của NBC, một tướng lĩnh cao cấp của Trung Quốc tuyên bố, việc Nhật Bản tuần tra Biển Đông là không thể chấp nhận được, còn Hoa Kỳ thì có thể tha thứ.” (Japanese sea patrols in the South China Sea are unacceptable, but U.S. patrols there will be tolerated, a prominent Chinese general declared, according to a new NBC news report. )

- VnExpress ngày 29/6/2015: “Theo người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập CNRP hôm 28/6/2015 đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.” Còn theo BBC tiếng Việt ngày 30/6/2015, “Chủ tịch đảng Cứu quốc Sam Rainsy nói với các nhà báo hôm thứ Hai 29/6 rằng dân làng Việt Nam đã dùng gậy đánh đuổi các nhà hoạt động Campuchia. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng thì nói đoàn do đảng đối lập dẫn đầu đã khuấy động tình hình gây bất ổn".



Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước. Ảnh RFA

Đây là diễn biến quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của hai nước Việt Nam-Kampuchia, đơn thuần do các chính khách hoạt đầu Khmer giật dây hay có “bàn tay lông lá” của Hoa Lục đứng sau lưng để trả đũa Việt Nam xích lại gần với Mỹ? Trên vũ đài chính trị thế giới đầy “gió tanh mưa máu” chuyện gì cũng có thể xảy ra.

- VnPlus ngày 30/6/2015: “Thông tin từ Cục Kiểm Ngư (Tổng Cục Th​ủy Sản) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, tình hình trên Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, mức độ uy hiếp của cơ quan hải giám Trung Quốc đối với tàu cá Việt Nam khai thác hải sản ở ngư trường truyền thống (như vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta) ngày càng gia tăng, phức tạp.”

B. Nhận Định:


Hai tuần lễ cuối của Tháng Sáu, 2015 đã có ba tin không vui cho Hoa Kỳ.

1) Tình hình Biển Đông càng trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc cho giàn khoan Haijiang 981 vào gần vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam và uy hiếp ngư dân Việt Nam đánh cá ở vùng biển này.

2) Trung Quốc đã khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) mà Washington cũng đã bày tỏ những mối lo ngại rằng ngân hàng sẽ làm suy yếu Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) do Mỹ và Nhật Bản kiểm soát, tức uy lực tài chính cũng là “cây gậy chỉ huy” của Mỹ đã suy giảm.

3) Theo ValueWalk ngày 15/6/2015: “Trung Quốc thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu âm mang đầu đạn hạt nhân Wu-14 có thể xuyên thủng hệ thống chống hỏa tiễn của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn siêu âm này bay với tốc độ mười lần tốc độ của âm thanh tức 7,600 dặm/giờ. Điều đó có nghĩa là nếu nó được phóng đi từ Thượng Hải, có thể tới Cựu Kim Sơn (San Francisco) khoảng 50 phút. Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại miền Tây Trung Quốc tuần rồi.” Theo tờ National Interest ngày 28/6/2015 thì vũ khí tấn công chớp nhoáng này mà Mỹ gọi là “Conventional Prompt Global Strike” (CPGS) có thể đẩy Mỹ và Trung Quốc tới bờ vực chiến tranh.



Hỏa tiển Wu-14 của Trung Quốc. Tranh họa http://www.valuewalk.com

Cũng giống như khi Nhạc Bất Quần chưa học được Tịch Tà Kiếm Phổ thì Nhậm Ngã Hành - Giáo Chủ Minh Giáo coi Nhạc Bất Quần như cỏ rác. Nhưng khi Nhạc Bất Quần luyện xong Tịch Tà Kiếm Phổ thì hai bên phải huyết chiến để phân định ngôi võ lâm chí tôn. CPGS là vũ khi tấn công toàn cầu chớp nhoáng không cho địch trở tay. Ai thủ đắc vũ khí này sẽ “oai trấn giang hồ”, sẽ “dạy bảo thiên hạ”. Dĩ nhiên là Mỹ sẽ không cho phép ai có loại vũ khí này. Rõ ràng cuộc thử nghiệm thành công vừa rồi cho thấy Mỹ không thể kiềm chế Hoa Lục trong việc phát triển vũ khí hạt nhân lẫn cổ điển tối tân, giống như áp đặt cấm vận lên Ba Tư. Trung Quốc như một bóng ma từ từ tiến tới. Vậy Mỹ phải làm sao đây?

Nhìn vào những phản ứng của Hoa Kỳ sau khi Hoa Lục thành công trong việc biến cải 6 bãi đá ngầm thành các hòn đảo trên đó xây dựng các căn cứ quân sự, chúng ta thấy chiến lược của Hoa Kỳ không dứt khoát, nói theo ngôn ngữ bình dân là “xìu xìu ển ển”, đánh không ra đánh, đàm không ra đàm, khác hẳn với chiến lược đối đầu với Nga tại Âu Châu. Điều này phản ảnh thế tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ.

- Nếu lùi thì Mỹ mất hết đồng minh ở Á Châu. Nếu mất Á Châu thì Mỹ không còn là siêu cường nữa mà rớt xuống thành cường quốc khu vực chỉ còn thống trị vùng Nam Mỹ và Âu Châu, cho nên không thể lùi được.

- Nếu tiến thì phải mở cuộc chiến tranh tổng lực và sau đó là chiến tranh nguyên tử với Trung Quốc- tức Mỹ và Trung Quốc đều hủy diệt- điều mà không ông tổng thống Hoa Kỳ nào dám nghĩ tới.

- Chính vì đánh không được cho nên một số nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã nghĩ tới chuyện “làm hòa” với Trung Quốc. Theo Business Insider ngày 17/6/2015: Trong bài viết nhan đề, “Hoa Kỳ cần làm bạn với Trung quốc nếu không tai ương sẽ nổ ra” (The US needs to befriend China or all hell is going to break loose) Elena Holodny đã trích dẫn nhận định của Soros, “Chính quyền Mỹ được thì ít mà mất thì nhiều khi đối xử với Trung Quốc theo trò chơi không ai được gì cả (zero-sum game). Nói khác đi, nó có rất ít thế mạnh để thương thảo. Dĩ nhiên là nó có thể cản trở sự tiến lên của Trung Quốc nhưng điều đó rất nguy hiểm.” (The US government has little to gain and much to lose by treating the relationship with China as a zero-sum game. In other words, it has little bargaining power," he continues. "It could, of course, obstruct China's progress, but that would be very dangerous.) Và Soros viết thêm, “Một sự hợp tác của Mỹ với các nước láng giềng của Trung Quốc có thể làm chúng ta quay trở lại với chiến tranh lạnh, nhưng lại là điều được ưa chuộng hơn nếu thế chiến thứ ba nổ ra.” (A partnership with China’s neighbors would return us to a cold war, but that would still be preferable to a third world war.)

Nhưng Mỹ và Hoa Lục hợp tác hoặc “làm bạn” với nhau như thế nào ở Biển Đông? Đó là một bài toán vô cùng khó khăn, một bài toán “vô nghiệm” tức không có đáp số. Mỹ có thể hợp tác hoặc làm bạn với Nga trên những vấn đề quốc tế nhưng không thể hợp tác với Hoa Lục trong vấn đề Biển Đông và Á Châu. Có thể chiến lược của Mỹ bây giờ chỉ là “be bờ “ và mua thời gian, chừng nào nước tới chân rồi sẽ nhảy.

Cuộc đối đầu với Trung Quốc bây giờ còn khó hơn Mỹ đối đầu với Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Nhật thời Đệ II Thế Chiến. Lý do: Đức Quốc Xã và Quân Phiệt Nhật không có bom nguyên tử và sức mạnh kinh tế, tài chính khiến tác động đến sự sống còn của Mỹ. Nhưng âu cũng là lẽ biến thiên của tạo hóa, hết thịnh rồi lại suy, hết thái bình rồi lại là chinh chiến. Tất cả đều do các cường quốc tạo ra, không ngoài tham vọng giữ ngôi bá chủ hoặc ngoi lên để tranh đoạt ngôi bá chủ thế giới. Các nước nhỏ như “ruồi muỗi”. Khi “trâu bò” húc nhau thì “ruồi muỗi cũng chết lây”. Và khi đó thì chỉ có bom đạn nói chuyện, Liên Hiệp Quốc chỉ là Ông Phỗng Đá, Hiến Chương LHQ chỉ là tờ giấy lộn, những Nghị Quyết của LHQ chỉ dùng để hù dọa con nít. Ngay bây giờ, các nước nhỏ muốn sống yên thì phải trang bị vũ khí thật tối tân và một chính sách ngoại giao thật bén nhậy chứ không còn con đường nào khác.

Đào Văn Bình
(California ngày 1/7/2015)

VÌ SAO HOA KỲ KHÔNG CHO PHÉP PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM LỚN MẠNH ?





Trong bài trước, tôi đã mô tả Việt Tân như một giang hồ nhỏ, nơi đang có nhiều sứ quân trẻ nổi lên. VOICE, tổ chức phi chính phủ thường được nhắc tên dạo gần đây, chính là một trong những sứ quân ngầm như thế.

Xin chớ xem thường quyền lực của VOICE. Nhóm này đã xây dựng được một tầm ảnh hưởng không nhỏ nhờ dùng tiền một cách khéo léo. Khác hẳn những tổ chức khác, tầm ảnh hưởng của VOICE không bị bó hẹp trong nhúm cư dân nheo nhóc của làng dân chủ. Một người quen cho tôi biết rằng qua những hoạt động hoạt động thiện nguyện và cứu trợ trong nước, VOICE đã phát triển được một mạng lưới thông tin và ủng hộ rộng khắp nhờ khâu hối lộ và chia chác với các quan chức địa phương. Như vậy, trong dòng chảy chính trị của thời điểm này, họ là một sứ quân hiếm hoi vươn được vào cả "phe" chính quyền lẫn "phe" chống chính quyền, bằng tài năng vận dụng các cơ hội.

Cách thức mà VOICE sử dụng để huy động sự ủng hộ và tiềm lực tài chính của các chính phủ phương Tây cũng là một điểm đáng bàn. Trong thực tế, VOICE dường như không thống nhất. Nhân lực dưới quyền anh Trịnh Hội được tổ chức như một nền chính phủ kiểu Mỹ thu nhỏ, với đảng cánh hữu và đảng cánh tả. Cánh hữu được đại diện bởi nhà báo Đoan Trang. Thông qua các mối quan hệ ngầm của "tiểu giang hồ", nhóm này nhận được một sự tài trợ không nhỏ từ Quỹ Quốc Gia Hỗ Trợ Dân Chủ (NED) - công cụ thân thuộc mà CIA hay dùng để thao túng các phong trào xã hội. Cánh tả, mà đại diện là cậu Nguyễn Anh Tuấn, lại có mối quan hệ mật thiết với các chính phủ châu Âu. Tất nhiên, như lẽ thường, nhà hoạt động là công cụ để thực hiện ý đồ chính trị của nhà tài trợ.

Cần lưu ý rằng trong việc định hướng các phong trào xã hội ở Việt Nam, hai bờ Bắc Đại Tây Dương có ý đồ rất khác nhau. Tôi ủng hộ hơn cái lộ trình mà một số chính phủ châu Âu, như Thụy Điển, muốn theo đuổi. Họ thật sự muốn xây dựng các tổ chức dân sự độc lập, được việc và bền vững để làm nền tảng cho xã hội dân chủ tương lai. Trong khi đó, kế hoạch của Hoa Kỳ đến nay vẫn thế. Họ không hề muốn Việt Nam có dân chủ, cũng không hề muốn giúp Việt Nam xây dựng một phong trào xã hội đủ mạnh để lật đổ đảng Cộng Sản. Về mặt chiến lược, mọi yểm trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức chính trị và dân sự ở Việt Nam không nhằm mục đích nào khác, ngoài biến các phong trào xã hội ở Việt Nam thành con tin. Họ cần con tin quan trọng này để gây sức ép với chính quyền hiện hành - một chính quyền mà họ thấy vẫn còn cộng tác được, nên cần tận dụng thay vì tiêu diệt - để biến Việt Nam thành một tiền đồn chống Tàu và một con bò sữa mới trong trật tự Mỹ.

Kẻ bắt cóc chắc chắn không muốn con tin đủ cứng cỏi để vùng thoát khỏi mình. Vì vậy, trừ phi Hoa Kỳ thay đổi chiến lược với Việt Nam, họ sẽ không bao giờ cho phép các phong trào chính trị - xã hội Việt Nam phát triển một cách tử tế. Đó là lý do Mỹ tiếp tục đổ tiền cho những cá nhân háo danh và cơ hội, chỉ biết theo đuổi hoạt động bề nổi, hời hợt, ngắn hạn, thiếu viễn kiến và thừa tính phá hoại trong phong trào. Nếu phong trào dân chủ Việt Nam tập hợp những con người đàng hoàng, được dân Việt nuôi dưỡng, làm được những việc ích lợi lâu dài cho nước Việt và xây dựng được một môi trường dân chủ bền vững, trong đó chính quyền và xã hội dân sự tương đối hòa thuận với nhau, chiến lược tống tiền của Hoa Kỳ chắc chắn phá sản.

Tôi ước những người dân chủ Việt có một tầm vóc lớn hơn. Lẽ ra họ nên thấy nhục, thay vì thấy tự hào, khi ông Điếu Cày biến thành một món hàng để chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ mặc cả chính sách. Giá mà họ dám sống bằng những đồng tiền nhỏ vì một nhân cách, hoài bão và viễn tượng to, thay vì sống bằng những đồng tiền to cho một nhân cách, hoài bão và viễn tượng quá nhỏ.

[Nhà Dân Chủ]

Mô thức chiến tranh đế quốc mới: Những cuộc Nợ khủng hoảng của Hy Lạp và sự Phá Sản của tình hình Thị trường.


Summit MMT - Michael Hudson: Finances vs Economy, Credit vs Money  



Michael Hudson (born 1939) 
is research professor of economics at University of Missouri, Kansas City (UMKC) and a research associate at the Levy Economics Institute of Bard College.[1] He is a former Wall Street analyst[2] and consultant as well as president of the Institute for the Study of Long-term Economic Trends (ISLET) and a founding member of International Scholars Conference on Ancient Near Eastern Economies (ISCANEE).[3] 

==




Từ tháng Giêng khi chuẩn bị cầm chính, Đảng Syriza xem ra có lẽ sẽ không thể giành chiến thắng để có một cuộc trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp có nên trả số nợ quốc gia hay không trả. Đảng Syriza không có đủ đa số ghế trong quốc hội và phải dựa vào đảng dân tộc để mà có được Tsipras trở thành thủ tướng Hy Lạp. (Đảng này ngần ngại trước việc cắt giảm chi tiêu quân sự của Hy Lạp, chi tiêu ở mức 3% GDP, và chính Troika cũng đã hổ trợ kêu gọi nên cắt giảm để cân bằng ngân sách của chính phủ Hy Lạp.) 

Nhận thấy sự cứng rắn không nhượng bộ của phe đối lập, lập trường của Syriza là: "Chúng tôi muốn trả nợ. Nhưng không có tiền."

Lập trường này giử quả bóng chính trị tài chánh cứ bị ném trở lại sân banh của Troika. Sự cứng rắn không nhượng bộ của bọn Cơ Quan định chế Liên Âu(Troika) khiến trong các cuộc thăm dò người dân Hy Lạp, sự ủng hộ đảng Syriza đã tăng 13% vào tháng Sáu. Cử tri Hy Lạp ngày càng trở nên điên tiết với những điều kiện của Troika đòi cắt giảm lương hưu trí và tiếp tục tư nhân hóa tài sản quốc gia.


Tsipras và Varoufakis sẵn sàng trả nợ cho IMF với chính quỹ tiền của IMF, như những gì V. gọi là "nới rộng và giả vờ." Nhưng mối quan tâm duy nhất của họ trong việc cứ giữ nợ quốc gia Hy Lạp hiện hành là để có được kinh phí bổ sung cho việc trả lương hưu trí và những ngân sách cơ bản khác phải chi ra của chính phủ Hy Lạp.


Các chiến thuật cơ bản trong tình trạng căng thẳng giữa chủ nợ và con nợ rõ ràng là: một khi giá nợ phải trả vượt quá các khoản vay mới, thì ngừng trả nợ/ngừng cho vay.

Vì vậy, khi các Cơ quan định chế Liên Âu thể hiện rõ ràng rằng sẽ không có thêm những khoản vay mới sắp tới khi đảng Syriza không áp dụng chính sách PASOK / Tân Dân chủ qui phục theo yêu cầu của Troika, do đó Tsipras và Varoufakis quyết định đã đến lúc phải gọi một cuộc trưng cầu dân ý kéo dài 8 ngày, khởi sự vào Chủ Nhật mùng 5 Tháng Bảy.

Vào khuya đêm thứ sáu và kéo dài đến sáng thứ bảy, người dân Hy Lạp đã chạy đến những máy ATM của ngân hàng để chuyển đổi các tài khoản trong trương mục của họ sang tiền tệ euro vì họ mong rằng cái kết cuộc của những trò chơi chính trị tài chánh sẽ liên quan đến một khả năng rằng đồng drachma sẽ giảm giá 30% - và thực sự sẽ thế, ECB sẽ ngừng cho vay để hỗ trợ các ngân hàng Hy Lạp (cái vai trò mà ECB chỉ muốn chơi).

Đảng Syriza chẳng có yêu chuộng gì giới ngân hàng. Khi mọi việc ngả ngủ thì chính giới ngân hàng là những phương tiện mà bọn đầu sỏ chính trị kiểm soát nền kinh tế Hy Lạp. Trong khoản thời gian một tháng, đảng Syriza đã thảo luận làm thế nào để tách các ngân hàng ra làm 2 loại : "ngân hàng tốt" và "ngân hàng xấu", quốc hữu hóa hết (xóa sạch các cổ phần) hoặc tạo ra một Lựa chọn khác cho công chúng.

Quan trọng nhất, một khi ra khỏi khu vực đồng euro, Hy Lạp có thể tạo ra Ngân khố quốc gia của chính mình và lưu hành tiền tệ chi tiêu của mình. Nhóm Cơ quan định chế Liên Âu gọi đường lối này là "túi ăn mày" nhưng người Hy Lạp có thể thiết lập nó và lưu hành tiền tệ quốc gia của họ. Họ sẽ thoát khỏi sự thắt lưng buộc bụng của đồng euro - ngoại trừ cho đến khi mà ECB tiến hành chiến tranh kinh tế Hy Lạp bằng cách áp đặt kiểm soát khối vốn riêng của nó.

Trong giai đoạn trải qua các trận giả đàm phán với Cơ quan định chế Liên Âu, đảng Syriza đã cho người dân Hy Lạp có đủ thời gian để bảo vệ những tài khoản tiết kiệm và tiền bạc mà họ có – qua việc chuyển đổi các tài khoản trong ngân hàng sang tiền tệ euro, hay mua sắm những "bất động sản" như xe hơi (ngay cả tàu thuyền).

Các doanh nghiệp vay tiền từ các ngân hàng địa phương, bất cứ nơi nào có thể vay được, và chuyển số tiền vay mượn đó vào các ngân hàng thuộc khối khu vực đồng euro hoặc thậm chí tốt hơn nữa là chuyển sang đồng đô la hay tài sản kim loại vàng bạc quý. Mục đích của họ là sau khi mọi việc ngả ngủ, họ sẽ trả lại các ngân hàng qua đồng tiền drachma mất giá, và đút túi 30% lợi nhuận khác biệt mà tăng vốn doanh nghiệp của họ.

Sự kiện mà các nhà bình luận bỏ lỡ để nhận ra là đảng Syriza (ít nhất là phe cánh tả của nó) muốn có được một chuyển đổi cho Hy Lạp. Nó muốn trả tự do cho Hy Lạp khỏi bọn đầu sỏ hậu tập đoàn quân đội luôn trốn thuế và giữ độc quyền lủng loạn kinh tế Hy Lạp. Và nó muốn chuyển đổi Âu Châu thoát khỏi sự thắt lưng buộc bụng của ECB để tạo ra một ngân hàng trung ương thực sự. Trong quá trình này, nó đòi hỏi sự hủy sạch trách nhiệm về các khoản nợ xấu trong quá khứ. Nó bác bỏ triết lý thắt lưng buộc bụng của IMF và từ chối nhận trách nhiệm về những khoảng nợ xấu tạo lên từ cái gọi là cứu trợ tài chính cho Hy Lạp những năm 2010-12.
Hình ảnh biến đổi lớn này chính là trung tâm kế hoạch của đảng Syriza phe cánh tả.

Tôi hiện nay ở Đức (trên đường tới Brussels) và đã nghe từ người Đức rằng người Hy Lạp lười biếng và không chịu đóng thuế. Một số ít công nhận rằng danh từ "những người Hy Lạp" họ gọi này thật sự là bọn đầu sỏ chính trị Hy Lạp. Họ đã giành quyền kiểm soát của nhóm liên minh cũ bên PASOK / New Democracy, tránh đóng thuế, tránh bị khởi tố (đảng Tân Dân chủ Hy Lạp từ chối khởi tố "Danh sách Lagarde", đám đầu sỏ chính trị trong danh sách đó trốn thuế với gần 50 tỷ euro gửi trong các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ), giao dịch nội gián dàn xếp tư nhân hóa những cơ sở hạ tầng với giá tham nhũng, và sử dụng các ngân hàng của họ như là phương tiện chuyển ngân ra nước ngoài và cho vay trong nội bộ.

Điều này đã biến các ngân hàng Hy Lạp thành phương tiện cho các đầu sỏ chính trị Hy Lạp. Họ không phải là những cơ quan tài chính công cộng phục vụ nền kinh tế Hy Lạp, mà là tướt đoạt làm nghèo đói kinh tế Hy Lạp cho uy quyền.

Vì vậy, một hậu quả nữa ngoài sự mất uy tín của khu vực Liên Âu, ECB và IMF sẽ chính là sự sụp đổ các ngân hàng này. Đảng Syriza đang ở vị trí cung cấp cho quần chúng Hy Lạp một sự lựa chọn khác – một ngân hàng quốc gia mà sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và thành lập một Ngân khố quốc gia để chi tiêu tiền của chính phủ Hy Lạp VÀO chính nền kinh tế Hy Lạp, chứ không là cướp đoạt đi và cống hiến trả nợ cho Troika để nó giải cứu Pháp và các ngân hàng khác như nó đã từng làm trong những năm 2010-1.

Báo chí phổ biến của Âu Châu tệ hại y chan như báo chí Mỹ trong việc mô tả các vấn đề kinh tế. Nó cảnh báo rằng sẽ bị "siêu lạm phát" ngay nếu một ngân hàng trung ương lưu hành tiền tệ € chi tiêu của chính phủ kiểu như Ngân hang dự trữ Liên bang Mỹ làm, hay các ngân hàng của Anh hay bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác. Thực tế là gần như tất cả các siêu lạm phát bắt nguồn từ sự sụp đổ của hối ngoại tệ qua kết quả của việc phải trả nợ. Đó là nguyên nhân gây ra siêu lạm phát của Đức trong những năm 1920, chứ không là tiền tệ chi tiêu trong nước Đức. Và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã của Argentina và các quốc gia Mỹ Latin khác trong những năm 1980, và siêu lạm phát của Chile trước đó.


Nhưng một khi Hy Lạp giải phóng bản thân mình ra khỏi các khoản nợ khủng hoảng buộc từ nòng súng tài chánh vào những năm 2010-12, thì cán cân thanh toán nợ sẽ được tạm cân bằng ngay (tùy thuộc vào số khấu hao của đồng drachma; 30% là một con số tôi nghe bàn tán ở Athens cuối tuần qua).


Để nhại lại lời Margaret Thatcher, "Không có sự lựa chọn" để rút khỏi khu vực đồng euro. Các điều khoản bức chế cho việc lưu lại trong khu vực đồng euro là phải bán hết tất cả những gì còn lại trong hạ tầng cơ sở của Hy Lạp cho những con buôn Âu châu và Mỹ mua, với giá cả được dàn xếp trong nội bộ - nhưng không phải cho con buôn của Nga đâu đấy nhá, ngay cả đối với các đường ống dẫn khí đốt đã được thông bán rồi, trước đó.

Rõ ràng các nhà chiến lược tài chánh khu vực Âu Châu nghĩ rằng Tsipras và Varoufakis sẽ chỉ đơn giản đầu hàng, và kịp thời bị bầu bác ra khỏi quyền lực, và đường lối chính sách chủ nghiã xã hội của họ sẽ bị nghiền nát. Bọn họ đã tính nhầm - và bây giờ đang hy vọng cố tạo ra càng nhiều tình trạng hỗn loạn càng tốt để trừng phạt những người Hy Lạp. Trừng phạt bởi vì dân Hy Lạp không tiếp tục hỗ trợ khách hàng của họ, những bọn đầu sỏ chính trị Hy Lạp, mà đã chuyển hầu hết tài sản của bọn nó ra khỏi tầm với của chính phủ Hy Lạp rồi.

Nhưng thay vì đảng Syriza bị mất tín nhiệm, thì lại chính là ECB mất – qua việc từ chối tạo ra tiền để tài trợ cho kinh tế Hy Lạp phục hồi, mà là chỉ phải trả cho các ngân hàng của bọn đầu sỏ chính trị để bọn họ vẩn tiếp tục điều khiển chính phủ Hy Lạp. Việc điều khiển này hiện đang bị suy yếu vì chính các ngân hàng của bọn đầu sỏ đang bị suy yếu.

Quốc hội Hy Lạp cuối tuần qua vừa phát hành bản báo cáo từ Ủy ban điều tra Sự thật về Nợ Quốc gia, giải thích lý do tại sao các khoản nợ của Hy Lạp với IMF và ECB quá là bỉ ỗi và đã áp dụng mà chưa từng có qua một cuộc trưng cầu phê duyệt các khoản nợ vay này. Thật vậy, Merkel và Sarkozy vâng lời Obama và Geithner khẳng định lúc sau này tại cuộc họp G8 rằng ECB hãy bỏ qua hẳn phân tích của các nhà kinh tế IMF rằng Hy Lạp không thể trả nợ, và cứu trợ cho các ngân hàng. Geithner và Obama giải thích rằng các ngân hàng Mỹ đã bắt cược tài chánh lớn rằng Hy Lạp sẽ phải trả cho công khố phiếu tư nhân của nó, do đó, ECB và IMF phải cho chính phủ Hy Lạp vay các khoản tiền để trả nợ - nhưng đã phải lật đổ ngay Thủ tướng Papandreou của nước này vì ông ta đã kêu gọi một cuộc trưng cầu xem người dân Hy Lạp có thực sự muốn tự sát nền kinh tế và chính trị của Hy Lạp không.

Bọn "kỹ thuật thư lại" (technocrats) tài chánh đã được đưa vào để phục vụ cho các tên đầu sỏ chính trị trong và ngoài nước Hy Lạp nắm giữ hết các công khố phiếu. Hy Lạp bị tấn công một đòn tài chánh chí tử y như một cuộc tấn công quân sự vậy. Tài chánh là chiến tranh. Đó là bài học của tuần này.

Lần đầu tiên, các quốc gia con nợ nhận ra rằng họ đang ở trong một tình trạng chiến tranh.

Và đây cũng là lý do tại sao thị trường kinh tế đang tụt thảm vào Thứ hai, 29 Tháng 6.

*********************

Các nhà chiến lược tài chánh Khu vực Liên Âu đã thể hiện rõ ràng rằng họ muốn lấy đảng Syriza làm một ví dụ để cảnh cáo cho đảng Potemos bên Tây Ban Nha, và các đảng phái chống Liên Âu ở Ý và Pháp. Thông điệp này là: "Không nghe theo sự thắt lưng buộc bụng của chúng tôi thì sẽ có hỗn loạn đấy. Xem Hy Lạp đi này."

Nhưng phần còn lại của khối Châu Âu thì thầm hiểu ngược lại cái thông điệp đó: "Hãy cứ lưu lại trong khu vực Liên Âu và chúng tôi sẽ chỉ tạo ra tiền để tăng cường cho bọn đầu sỏ tài chánh, bọn 1%. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào thặng dư ngân sách (hoặc ít nhất, không có thâm hụt ngân sách) để gây nghèo đói nền kinh tế qua tiền tệ và tín dụng, buộc nền kinh tế Hy Lạp phải dựa vào các ngân hàng thương mại và lãi suất vay nợ".

Hy Lạp đã thực sự trở thành một ví dụ. Nhưng nó là một ví dụ kinh hoàng về bọn điều khiển lưu hành tiền tệ Khu vực Liên Âu tìm mọi cách áp đặt hết nền kinh tế này đến nền kinh tế khác, sử dụng cho vay nợ như một đòn bẩy để buộc một quốc gia phải bán những tài sản của quốc gia đó cho tư nhân với giá rẽ, giá ôi.

Tóm lại, tài chánh đã thể hiện nó là một mô thức mới của chiến tranh. Chống sự chinh phục qua đòn bẩy nợ tài chánh quốc gia theo pháp lý chính là chống lại một cuộc xâm lược quân sự vậy.


Michael Hudson
(Đông Sơn phỏng dịch)

=======
A New Mode of Warfare



The Greek Debt Crisis and Crashing Markets


by MICHAEL HUDSON


Back in January upon coming into office, Syriza probably could not have won a referendum on whether to pay or not to pay. It didn’t have a full parliamentary majority, and had to rely on a nationalist party for Tsipras to become prime minister. (That party balked at cutting back Greek military spending, which was 3% of GDP, and which the troika had helpfully urged to be cut back in order to balance the government’s budget.)
Seeing how unyielding the opposition was, Syriza’s stance was: “We would like to pay. But there’s no money.”
This kept throwing the ball back into the troika’s court. The Institutions were so unyielding that Syriza’s approval rating in the polls rose by 13% by June. Greek voters became increasingly incensed at the Troika’s demand for further pension cuts and privatizations.
Tsipras and Varoufakis were willing to pay the IMF with the IMF’s own funds, in what V. called “extend and pretend.” But their only interest in keeping current on debt was to obtain additional funding that could be used to pay domestic pensions and other basic government budgetary expenditures.
The basic tactic in such tensions between creditors and debtors is clear: once debt repayments exceed new loans, stop paying.
So when The Institutions made it clear that no more credit would be forthcoming without Syriza adopting the old Pasok/New Democracy capitulation to Troika demands, Tsipras and Varoufakis decided it was time to call a referendum eight days hence, on Sunday, July 5.
Late Friday night and into the early Saturday morning hours, Greeks ran to the ATM machines to convert their checking and savings deposits into euro notes, expecting that the end game would involve a likely 30% depreciation of the drachma – and that indeed, the ECB would stop lending to support Greek banks (the only role the ECB wanted to play).
Syriza had no love for the banks. They were the vehicles through which the oligarchs controlled the Greek economy, after all. For a month, they had been discussing how to separate the banks into “good bank” and “bad bank,” either nationalizing them (wiping out stockholders) or creating a Public Option alternative.
Most important, once out of the eurozone, Greece could create its own Treasury to monetize its spending. The Institutions called this “scrip,” but the Greeks could establish it as their national currency. They would escape from euro-austerity – except, of course, to the extent that the ECB waged economic war on Greece by imposing its own capital controls.
By going through the sham negotiations with The Institutions, Syriza gave Greeks enough time to protect what savings and cash they had – by converting these bank deposits into euro notes, automobiles and “hard assets” (even boats).
Businesses borrowed from local banks where they could, and moved their money into eurozone banks or even better, into dollar and sterling assets. Their intention is to pay back the banks in depreciated drachma, pocketing a 30% capital gain.
What commentators miss is that Syriza (at least its left) wants to be transformative. It wants to free Greece from the post-military oligarchy that evades taxes and monopolizes the economy. And it wants to transform Europe, away from ECB austerity to create a real central bank. In the process, it demands a clean slate of past bad debts. It wants to reject the IMF’s austerity philosophy and refusal to take responsibility for its bad 2010-12 bailout.
This larger, transformative picture is at the center of Syriza-left plans.
I’m in Germany now (on my way to Brussels), and have heard from Germans that the Greeks are lazy and don’t pay taxes. There is little recognition that what they call “the Greeks” are really the oligarchs. They have gained control of the old coalition Pasok/New Democracy parties, avoided paying taxes, avoided being prosecuted (New Democracy refused to act on the “Lagarde List” of tax evaders with nearly 50 billion euros in Swiss bank accounts), orchestrated insider dealings to privatize infrastructure at corrupt prices, and used their banks as vehicles for capital flight and insider lending.
This has turned the banks into vehicles for the oligarchy. They are not public institutions serving the economy, but have starved Greek business for credit.
So one casualty apart from the credibility of the eurozone, the ECB and the IMF will be these banks. Syriza is positioning itself to provide a public option – public banks that will promote the economy, and a national Treasury that will spend government money INTO the economy, not drain it to pay the Troika for having bailed out French and other banks back in 2010-1.
The European popular press is as bad as the U.S. press in describing matters. It warns of “hyperinflation” if a central bank monetizes as much as one euro of government spending in the way that the U.S. Fed does, or the bank of England or any other real central bank. The reality is that nearly all hyperinflations stem from a collapse of foreign exchange as a result of having to pay debt service. That was what caused Germany’s hyperinflation in the 1920s, not domestic German spending. It is what caused the Argentinean and other Latin American hyperinflations in the 1980s, and Chile’s hyperinflation earlier.
But once Greece frees itself from the odious debts forced upon it at financial gunpoint in 2010-12, its balance of payments will be roughly in balance (subject to some depreciation of the drachma; 30% is a number I heard bandied about in Athens last week).
To mimic Margaret Thatcher, “There is No Alternative” to withdrawing from the eurozone. The terms dictated for remaining in it was to sell off all of what remained in Greece’s public sector to European and U.S. buyers, at insider prices – but not to Russian buyers, even for the gas pipeline that was to have been sold.
Evidently the eurozone financial strategists thought that Tsipras and Varoufakis would simply surrender, and be promptly voted out of power, thereby crushing their socialist policy agenda. They miscalculated – and are now hoping to create as much anarchy as possible to punish the Greek people. The punishment is for not continuing to support their client oligarchy, which has moved most of its assets out of reach of the government.
But instead of Syriza losing credibility, it is the ECB – which refuses to create money to finance economic recovery, but only to pay the oligarchs’ banks so that they can continue to control the government. This control is now being weakened precisely because their banks are being weakened.
Greece’s Parliament last week released its Debt Truth Commission report explaining why Greece’s debts to the IMF and ECB are odious, and were taken on without a popular referendum approving these loans. Indeed, Mrs. Merkel and Mr. Sarkozy obeyed Mr. Obama and Geithner when the latter insisted at a G8 meeting that the ECB ignore the IMF economists’ analysis that Greece could not pay its debts, and bail out the banks. Geithner and Obama explained that U.S. banks had placed big financial bets that Greece would pay its private bondholders, so the ECB and IMF had to lend the government the funds to pay – but had to overthrow the country’s Prime Minister Papandreou who had urged a referendum on whether Greek people really wanted to commit economic and political suicide.
Financial technocrats were put in place to serve the domestic oligarchy and foreign bondholders. Greece was under financial attack just as deadly as a military attack. Finance is war. That is this week’s lesson.
And for the first time, debtor countries are realizing that they are in a state of war.
This is why markets are crashing on Monday, June 29.

* * *Eurozone financial strategists made it clear that they wanted to make an example of Syriza as a warning to Spain’s Potemos party, and anti-euro parties in Italy and France. The message was supposed to have been, “Avoid our austerity and we will cause chaos. Look at Greece.”
But the rest of Europe is interpreting the message in just the opposite way: “Remain in the eurozone and we will only create money to strengthen the financial oligarchy, the 1%. We will insist on budget surpluses (or at least, no deficits) so as to starve the economy of money and credit, forcing it to rely on commercial banks at interest.”
Greece has indeed become an example. But it is an example of the horror that the eurozone’s monetarists seek to impose on one economy after another, using debt as a lever to force privatization selloffs at distress prices.
In short, finance has shown itself to be the new mode of warfare. Resisting debt leverage andfinancial conquest is as legal as is resisting military invasion.
Michael Hudson’s book summarizing his economic theories, “The Bubble and Beyond,” is now available in a new edition with two bonus chapters on Amazon. His latest book is Finance Capitalism and Its Discontents. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion, published by AK Press. He can be reached via his website, mh@michael-hudson.com

Văn minh và văn hóa khác nhau thế nào?



Lẫn lộn giữa “văn minh” và “văn hóa”

“Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Riêng định nghĩa này thôi, bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.

Điểm căn bản đầu tiên là sự dùng lẫn lộn giữa “văn minh” và “văn hóa” – “civilisation” và “culture” – mà “văn hóa” lại cũng gây bất đồng trong định nghĩa.

Lịch sử của hai từ “văn minh” và “văn hóa” rất dài, rất xưa ở Âu châu. Lúc đầu, “văn minh” bao hàm hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần. Rồi từ “văn hóa” xuất hiện, và nhiều tác giả có khuynh hướng phân biệt, trao phần tinh thần cho văn hóa, phần vật chất cho văn minh.

Văn minh là gì? Có người nói: “đó là đường sá, hải cảng, bờ sông”. Nhưng người khác bác bỏ: “văn minh là phải có một tối thiểu khoa học, nghệ thuật, trật tự, đạo đức…” Nghĩa là tất cả những gì mà con người thu thập được như vốn liếng đã tạo ra. Vậy điểm đầu tiên phải ghi là biên giới giữa tinh thần và vật chất không rõ ràng: văn minh là tinh thần hay vật chất, hay lẫn lộn cả hai?

Điểm thứ hai là việc sử dụng từ “văn minh” cho cá nhân hay tập thể. Ta có thể nói: “một người văn minh”? Hay chỉ nên dùng từ ấy cho một xã hội, một nước, một vùng?

Thông thường, ta vẫn nói: “Đừng nhổ nước miếng bừa bãi, hãy cư xử như một người văn minh”. Ấy là nói về cá nhân. Và ta lại nói: “Văn minh Trung Hoa khác với văn minh Nhật Bản”, “văn minh Tây phương không giống văn minh Đông phương”.

Ấy là nói về tập thể. Bây giờ, từ “văn minh” hay dùng cho tập thể. Chẳng hạn quyển sách danh tiếng một thời và hứng chịu chỉ trích cũng lắm của Samuel Huntington mang nhan đề là “Va chạm giữa các nền văn minh”. Câu hỏi đặt ra – một “dân tộc văn minh” – nằm trong nghĩa tập thể này.

Thế nhưng nó lại gợi ra một vấn đề lý thuyết sôi nổi, và đây là điểm phải ghi thứ ba: Nói rằng một “dân tộc văn minh”, thế chẳng phải hàm ý rằng có những dân tộc không văn minh sao? Vậy thì thế nào là một dân tộc không văn minh? Lấy tiêu chuẩn gì chính xác để phân biệt? Nói như thế cũng hàm ý rằng có nấc thang giá trị để phê phán: dân tộc này văn minh cao hơn dân tộc kia. Thế nào là cao, thế nào là thấp, dựa trên tiêu chuẩn gì?



Tôi đọc ba tác giả được xem là bậc thầy, không phải chỉ ở Pháp mà cả trên quốc tế. Trước hết là nhà sử học Jacques Le Goff. Về thắc mắc thứ nhất, tinh thần hay vật chất, ông trả lời: “Cái đẹp, công lý, trật tự…”. Nghĩa là những yếu tố tinh thần. Xin trích nguyên văn: “Văn minh dựa trên sự tìm tòi và thể hiện của một giá trị cao hơn, trái với văn hóa được xem như là toàn thể những tập tục và những thái độ. Văn hóa nói chuyện dưới đất, văn minh siêu việt trên cao. Cái đẹp, công lý, trật tự… Các nền văn minh được xây dựng trên những yếu tố đó. Ví dụ việc sử dụng đất: văn hóa sản xuất ra lợi ích, gạo, trong khi văn minh sản sinh ra cái đẹp bằng cách tạo vườn”.

Ông nói: vườn Nhật khác với vườn Tàu, và cái khác ấy chịu ảnh hưởng của tôn giáo và tâm linh. Vườn Anh cũng khác với vườn Pháp. Một bên tôn trọng vẽ thiên nhiên, dễ gợi lên tình cảm lãng mạn, mơ mộng; một bên bài trí có hệ thống, ngay hàng thẳng lối, biểu lộ tinh thần duy lý của con cháu Descartes. “Văn hóa đặt ưu tiên cho ý nghĩ về thực dụng, về an ninh, về giàu có, khác với văn minh đặt giá trị trên tâm linh và thẩm mỹ” (Le Monde 23-1-2014).

Đặt văn minh trên tiêu chuẩn tinh thần như vậy, không thể nói văn minh nào cao hơn văn minh nào. Ai dám nói vườn Anh đẹp hơn vườn Pháp, vườn Tàu cao cấp hơn vườn Nhật? Thế nhưng phần đông định nghĩa ngày nay không đặt văn minh ở trên cao, văn hóa ở dưới thấp như vậy. Văn minh, theo phần đông, liên quan đến những yếu tố vật chất hơn là tinh thần, tuy rằng không phải gạt bỏ hoàn toàn yếu tố tinh thần. Chỉ định nghĩa như vậy mới bảo vệ được quan điểm cho rằng có văn minh cao, văn minh thấp.

Nhưng đó là nói về Âu châu từ thế kỷ 17, 18. Nếu đặt vấn đề tiến bộ trên bình diện lịch sử cả nhân loại thì tiến bộ là gì? Tôi tìm đến ông thầy thứ hai, Claude Lévi-Strauss. Nhà nhân chủng học này phân biệt hai loại xã hội: “xã hội lạnh” và “xã hội nóng”. “Xã hội lạnh” hoạt động như đồng hồ, “xã hội nóng” hoạt động như động cơ hơi nước.

Các “xã hội lạnh” (xã hội tiền sử chẳng hạn) có văn hóa nhưng không có lịch sử vì chỉ lặp đi lặp lại y hệt, từ thế hệ này qua thế hệ khác, tránh mọi thay đổi về kỹ thuật, cách sống, thân tộc hay cách tổ chức quyền lực. Các “xã hội lạnh” có khuynh hướng sẽ biến mất, bị nuốt, bị phá hủy bởi các “xã hội nóng”. Ngày nay, ai cũng biết “xã hội nóng” là các xã hội nào.

Ai cũng biết xã hội nào năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, mỹ thuật, giáo dục, tổ chức xã hội… Và ai chắc cũng lo, không biết xã hội ta có đang nguội dần không? Hôm nay cái đồng hồ đều đặn gõ 12 tiếng, ngày mai cũng đều đặn leng keng 12 tiếng y hệt, và ngày kỉa, ngày kia, ngày kìa cũng vẫn 12 tiếng ấy, biết rồi khổ lắm nói mãi.

Làm tổng hợp trên các điều vừa nói – vật chất và tinh thần, cá nhân và tập thể, tiến bộ và trì trệ – tôi đi đến kết luận của một ông thầy thứ ba, nhà xã hội học Edgar Morin: “Văn hóa là toàn thể những niềm tin, những giá trị đặc thù của một tập thể riêng biệt. Văn minh là những gì có thể thuyên chuyển từ tập thể này qua tập thể khác: kỹ thuật, kiến thức, khoa học…Chẳng hạn văn minh Tây phương mà ngày nay đã lan ra toàn cầu hóa, là một văn minh được định nghĩa là toàn thể những phát triển về khoa học, về kỹ thuật, về kinh tế”.

Nhưng ông nói thêm một điều quan trọng: “Và chính văn minh Tây phương ấy ngày nay đang mang đến nhiều hậu quả tiêu cực hơn là tích cực. Đây là điều cần phải cải tổ, nghĩa là cần phải có một chính sách văn minh”.

Đoạn sau trùng ý với Lévi-Strauss. Nhà nhân chủng học này mượn từ “entropie” trong nhiệt động học để nói rằng văn minh có khuynh hướng tiến đến tình trạng xáo trộn của hệ thống: gia tốc dân số, tranh chấp xã hội, cạnh tranh kinh tế, đụng độ vũ trang, chạy đua khí giới, chiến tranh, vắt kiệt tài nguyên, phá hủy thiên nhiên, tiêu thụ phung phí…

Làm sao chữa lại những hậu quả “tiêu cực” ấy? Lévi-Struss cậy đến văn hóa, và văn hóa theo ông là tâm linh, đạo đức, triết lý, nghệ thuật và chính trị. Chính trị theo nghĩa nguyên thủy của Hy Lạp ngày xưa: là cách tổ chức nhà nước thế nào để đạt được phúc lợi chung. Ta thấy đó, ta trở lại với những gì ta nói từ đầu: sự lẫn lộn giữa văn hóa và văn minh.

Giáo sư Cao Huy Thuần

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Ngày tận thế huyền bí- Chương 1- Viết riêng cho một độc giả

PĐTT : sau cái phần lời mở đầu rất ư là "thông thái" về đất nước và con người Việt  thông qua sự "nghĩ ra" rất là "tuyệt vời" của tác giả về Tôn giáo, thượng đế,triết học vô thần, sự huyền diệu của vũ trụ, con người Việt nam...hết sức " cao siêu quần" thì ngay ở chương 1-  Ái Nữ đã khiến chúng ta ngạc nhiên với cón món rán trứng của một nhân vật " vô danh tiểu tốt" có cái tên là Nguyễn Thanh Sơn được tác giả ưu ái tặng cho cái danh xưng " Ngài cú thông thái". các bạn đừng ngạc nhiên bởi cái lối kể chuyện " cà kê dê ngỗng" của tác giả bởi không như vậy thì sao được gọi là " sử ký dân gian tiểu thuyết trường thiên" chứ! Chao ôi, phen này chắc các nhà nghiên cứu văn học chắc cũng phải đau đầu với cái thể loại " văn chương" mới mẻ này. Cái món " ráng trứng và ruồi này" cũng quả là " độc nhất vô nhị". Mà quên, có một điều tôi cần nhân mạnh để các bạn nắm rõ như theo lời mở đầu của tác giả thì " sử ký dân gian tiểu thuyết trường thiên này " là 100% sự thật, không phải là tác phẩm hư cấu đâu nhé!




Chương 1 – Viết riêng cho một độc giả

Tôi là một ngọn gió. Hãy cho tôi biết bạn mong muốn những gì ở cuộc đời này, tôi sẽ ca hát về ước mơ của bạn và bài ca này sẽ vang xa. Cuộc đời sẽ trả lời chúng ta.
*
Nguyễn Thanh Sơn, anh nghĩ sao? Liệu các học viên của học viện SAGE có thống nhất nổi bài giảng về “bí quyết rán trứng” của anh với cái status mà tôi tagvào timeline của anh ngày Cá tháng Tư vừa rồi không?
Chúng ta có một điểm chung, đó là cùng yêu thích món trứng. Tôi có thể theo anh vào bếp để học chiêu tung trứng trên chảo, nhưng đến học viện SAGE để học các chiêu “PR” thì không đâu. Nếu họ nghĩ rằng tôi cần mượn người thầy của họ để “PR” cho cuốn tiểu thuyết của mình thì anh quả là một người cô đơn.
Trong văn giới, anh chỉ là một kẻ “vô danh tiểu tốt”. Người ta đều nói như vậy. Chưa từng có tác phẩm văn chương nào nhờ vào uy tín của anh mà trở nên nổi tiếng. Anh chỉ thành thạo trong vai trò “bắn tỉa” hay “ném đá”. Có lẽ người ta đã khuyên nhau rằng để quảng bá một tác phẩm văn chương thì đừng nhờ đến Nguyễn Thanh Sơn, không những không được việc mà có khi lại còn phải nghe những lời xỏ xiên. Anh đúng là một kẻ chẳng ra gì.


Nhưng anh lại là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Thượng Đế, nên tôi cần phải “PR” anh với các độc giả. Anh xem đoạn văn sau đây có dưới tầm tài năng của các nhà văn trên Facebook hiện tại không nhé:
“Tại sao Nguyễn Thanh Sơn lại tự nhận mình là “người chênh vênh”? Lý do nào khiến anh ta muốn làm nhà phê bình văn học nhưng lại suốt ngày “chạy sô” trên những chuyến bay, bay khắp nơi trên thế giới nhưng chỉ để nói khản cổ về “thương hiệu” chứ không phải là để trò chuyện về văn chương? Bài báo trên Vnexpress năm nào viết rằng: “Sự sắc sảo trong văn chương bổ sung cho công việc kinh doanh, giúp Nguyễn Thanh Sơn có thể đạt tới sự thấu hiểu trong việc đoán định tâm lý của khách hàng và thị trường”. Nhưng bài báo ấy không có dòng nào nói về chuyện sự sắc sảo trong kinh doanh giúp ích gì Nguyễn Thanh Sơn trong lĩnh vực văn chương cả. Trong bài báo có nhiều ảnh đẹp về những phút giây của một người đàn ông thành đạt hạnh phúc, không có chỗ nào trưng bày sự đau buồn của một nhà văn bất lực”.
Tôi cho là viết như thế không xứng tầm với độc giả của Facebook, vì họ luôn tỏ ra thông minh và có khiếu hài hước. Anh xem viết thế này có dễ đọc hơn không:
Nguyễn Thanh Sơn ư? Để tương xứng với việc anh ta hình dung ra các nhà văn như những con mèo, chúng ta hãy hình dung ra anh ta như một con chim cú. Mặc dù người Việt Nam chưa để ý nhiều đến vẻ đẹp của loài cú, nhưng với văn hóa phương Tây, chim cú là biểu tượng cho sự minh triết, là “nữ thần trí tuệ”. Để thêm phần lịch sự, tôi gọi anh ta là Ngài Cú Thông Thái.
Ngài Cú Thông Thái thể hiện thái độ của mình trên Facebook rất ngắn gọn theo kiểu này: Đăng hình một chú chó trắng kèm lời bình: “Càng đọc tút và còm của nhiều người, mình càng thấy yêu chó hơn”. Hoặc đăng hình một chú mèo con màu vàng đang ngước mắt nhìn kèm lời càu nhàu: “Đang đi bán mình đây, nhìn cái x gì?”
Tại sao Ngài Cú Thông Thái lại tỏ ra bất mãn? Ấy là vì ngài ta đang lo lắng về tình trạng “chênh vênh” của mình. Ngài Cú Thông Thái yêu văn chương, nhưng trên thực tế cuộc đời ngài ấy đang cứ như một cái xe liên tục tăng ga lao đến đích vinh quang của sự nghiệp kinh doanh. Dường như sự thông thái của Ngài Cú đang phản bội chính tình yêu của ngài. Ngài Cú Thông Thái không đủ thông thái để minh định được rằng ngài ta có sai không, nếu sai thì sai ở chỗ nào.
Chim cú được thán phục ở tầm nhìn xa trông rộng chứ không phải là ở khả năng nhìn được chính mình. Trong ngôn ngữ Phần Lan, một nước có thành tựu lớn về giáo dục, “con cú” và “thằng ngốc” được dùng chung một từ.
Thật ra thì Ngài Cú Thông Thái không sai, hoặc nếu có sai thì sai theo cách nghĩ của ngài ta hoặc ai đó chứ không sai với Thượng Đế. Đấng Tối Cao đã sắp đặt cho ngài ta luôn làm công việc tiếp theo công việc của Các Ngài Mèo Nhà Văn, giống như công việc của thợ may đi sau công việc của thợ dệt. Nếu Các Ngài Mèo Nhà Văn dệt được những tấm vải thì Ngài Cú Thông Thái sẽ mải miết may áo. Còn trong trường hợp Các Ngài Mèo Nhà Văn không dệt vải mà chỉ tha những cuốn sợi giăng mắc lung tung kéo đổ đồ đạc, thì bấy giờ Ngài Cú Thông Thái sẽ tập trung vào việc “làm nín xủng xoảng thùng tôn”, à không, phải gọi là “quản lý khủng hoảng truyền thông” chứ.
Cái cụm từ “quản lý khủng hoảng truyền thông” nghe nó hàn lâm bác học quá nên chưa chắc những người nông dân vừa nghe đã hiểu ngay được, song nếu đem thực tế sinh động ra làm ví dụ thì họ sẽ hiểu nhanh hơn các nhà bác học. Một thí dụ trong lĩnh vực chuyên ngành của Ngài Cú Thông Thái là như thế này: Vừa qua có một Ngài Ruồi, nhờ tu đắc đạo trong kiếp ruồi nên chết vào giờ thiêng, được ướp xác long trọng trong chai nước ngọt của một công ty nước giải khát có cái tên mà mỗi từ đều nghe như một tiếng nổ vang. Cái chết đắc đạo nào cũng tỏa hào quang, nên đám tang của Ngài Ruồi là một đám tang danh giá, và Ngài Ruồi được truy tặng học vị Tiến Sĩ. Nhưng thời buổi này ai cũng biết tiền bạc là quý, và lãnh đạo công ty nước giải khát nọ không hài lòng nếu việc tổ chức đám tang cho Ngài Ruồi tiêu mất nhiều tiền quá. Trong sự vụ này, các chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông thoải mái chê lãnh đạo công ty nước giải khát kia là dốt nát vì đã không biết thuê họ, nếu thuê những người tài giỏi như họ thì việc tang ma sẽ ít tốn kém hơn. Để chứng minh cho sự thông thái, có chuyên gia đã đem cả những nghiên cứu về chiến tranh Việt-Mỹ để đưa ra kết luận là những tốn kém quá đáng của đám tang Ngài Ruồi là do lãnh đạo của công ty nước giải khát kia không khôn ngoan hơn lãnh đạo nước Mỹ năm xưa. Kết quả cuối cùng: Mặc cho các chuyên gia quản lý khủng hoảng truyền thông bàn ra tán vào, đám tang của Ngài Ruồi càng ngày càng linh đình tốn kém, vì Thượng Đế đã quyết rằng với việc hoàn thành sứ mệnh vĩ đại của Ngài Ruồi, ngài ấy xứng đáng được đưa tiễn bằng những loạt đạn đại bác.
Đấy, quản lý được một “thương hiệu” trong thế giới ngày nay là điều vô cùng khó, cho nên chúng ta có thể hiểu tại sao cái học viện mà Ngài Cú Thông Thái sáng lập ra lại có tên là “SAGE”.
Để không bị chóng mặt với tín hiệu đa chiều từ nhiều thế giới trên mạng Facebook, người ta phải có bản lĩnh của một triết gia. Chim cú là biểu tượng cho các triết gia, có lẽ vì nó có cái cổ có thể xoay bốn phương tám hướng. Nó không bị chóng mặt. Ngài Cú Thông Thái không sợ bị chóng mặt. Ngài ấy thoải mái trong việc hôm trước thì tỏ ra căm phẫn với việc Trung Quốc đang ngang nhiên xâm lấn biển Đông, hôm sau thì đùa bỡn khoe rằng vì ngài ấy không “dài mỏ” ra chê kiểu áo dài mới của hãng hàng không Vietnam Airline mà họ đã update vé bay của ngài lên hạng thương gia.
Ngài Cú Thông Thái có khả năng bình luận về mọi thứ, tất nhiên không trừ chiến tranh và thời trang. Tuy nhiên, Thượng Đế không có ý định dùng ngài ấy vào việc canh giữ các mốc địa giới, mà chỉ dùng ngài ta vào việc canh giữ những vẻ đẹp. Khi một kênh truyền hình của Bộ Quốc Phòng mời Ngài Cú Thông Thái đến ghế quay, họ không hỏi ý kiến ngài ấy về chiến lược chiến thuật trên biển Đông mà hỏi về chuyện đồng phục tiếp viên của Vietnam Airline chuyển từ màu đỏ sang màu xanh da trời. Ngài Cú Thông Thái đã trả lời họ với phong thái đúng mực của một nhà hiền triết: “Sự thay đổi hình thức bên ngoài chưa nói lên được điều gì”. Thật duyên dáng và tinh vi.
*
Nguyễn Thanh Sơn, anh nghĩ sao? Sự thật nào đằng sau chuyện một con ruồi chết gây ngộ độc cho cả thế giới?
Tôi biết “người thực việc thực” là điều mà giới văn nghệ sĩ rất dị ứng. Trong bài “Nhà văn và sự thật” anh đã viết: “Mức độ giác ngộ chân lý của người nghệ sĩ phụ thuộc rất nhiều vào tri thức, tài năng của chính anh ta. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chính những nhà văn thường xuyên hô to rằng những gì họ viết ra là sự thật, chỉ sự thật và sự thật mà thôi lại chính là những người mang đến cho độc giả những tác phẩm tẻ nhạt nhất”.
Chúng ta chẳng cần phải khó chịu với “người thực việc thực”. Với những nghệ sĩ tài năng của học viện SAGE, một con ruồi chết không thể là một sự thật tẻ nhạt. Bây giờ thì người Việt Nam không cần đem tên truyện “Giá như không có ruồi” của một ông nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ ra để cười mình nữa, vì các triết gia của học viện SAGE không thể phủ nhận sự thật là ruồi đã chết rồi. Đã đến lúc chúng ta đọc xem tác phẩm cuộc đời của những người Việt Nam giá trị đến đâu.
*
Anh không phải là nhà phê bình văn học đầu tiên trở thành nhân vật trong blog “Hơi Thở Của Vũ Trụ”. Trước anh, có Gió Phương Bắc Tequila và Acemediavn Trẻ Trâu đã qua đây, bản lĩnh của họ chẳng kém gì anh vậy. Họ cùng chung với anh một tình yêu thiêng liêng với văn chương. Dường như họ đã đọc hết tất cả những gì mà các nhà văn nhà thơ từng viết ra trên thế giới, nhưng họ vẫn chưa thôi khao khát. Họ không hình dung nổi tôi là người vừa đến từ thế giới khác, không phải thế giới của những trang sách. Lần đầu tiên gặp họ cách đây hai năm, kiến thức văn chương của tôi vẫn là kiến thức từ sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông Việt Nam cuối thế kỷ trước. Nếu không có Gió Phương Bắc, tôi còn chưa biết đến Phạm Thị Hoài. Nếu không có Acemediavn, tôi còn chưa biết đến Nguyễn Huy Thiệp. Tôi chưa từng biết rằng tôi sống chung thế giới với những nhà văn ấy trước khi gặp hai nhà phê bình nọ. Vì thế, ngay lúc bấy giờ có lẽ tôi chưa hiểu và thông cảm hết với họ về ước mơ có một tác phẩm văn chương mới cho người Việt Nam.
Acemediavn phàn nàn là một tác phẩm viết khó hiểu quá thì không thể đến được với đại chúng. Cậu ấy muốn một tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn mà nhiều người cùng đọc được. Tôi bèn nói với cậu ấy rằng tôi sẽ viết một tiểu thuyết có tên là “Bí mật ngày tận thế”. Chắc nghe chán tai quá nên Acemediavn chả thèm có ý kiến gì. Nhưng tôi đã lừa dối Acemediavn Trẻ Trâu và độc giả, vì tôi không viết ra được cái gì giống như thế. Nếu có một tiểu thuyết mang tên “Bí mật ngày tận thế” mà nhiều người đọc được một cách thích thú thì tác giả của nó là ai? Là Dan Brown. Trên thực tế ông ấy đã viết ra những cuốn tiểu thuyết như vậy rồi và không ai có thể làm tốt hơn. Trong tác phẩm của ông ấy có tư tưởng lớn đấy chứ, dù chỉ là truyện giả tưởng. Nhưng mọi tư tưởng trên đời đều là giả. Tôi hâm mộ Dan Brown như đã hâm mộ Alexandre Dumas. Những lâu đài giả tưởng tráng lệ của họ đủ làm tắt ngấm ước mơ của những nhà văn bất tài mà lại còn muốn làm thay đổi thế giới chỉ bằng câu chữ.
Gió Phương Bắc muốn các nhà văn Việt Nam có được một tác phẩm văn chương vĩ đại đem đến sự giác ngộ và hạnh phúc đích thực cho độc giả. Nhưng một tác phẩm như thế thì người phàm trần như chúng ta không thể làm được, mà chỉ có thể là tác phẩm của Thượng Đế. Một nhà văn phàm trần chẳng biết được gì nhiều mà viết. Thà cứ để người Việt Nam đọc những truyện giả tưởng vui vẻ còn hơn bắt họ phải đọc những truyện nói lên sự thật nhưng lại là những sự thật tối tăm. Những sự thật tối tăm không phải là sự thật, vì chân lý là ánh sáng, chân lý là Thượng Đế.
Những ai được đọc tác phẩm của Thượng Đế? Những độc giả nào xứng đáng?
Một bạn đọc có sự quan tâm thiết thực đã giới thiệu tôi đọc cuốn “Mùi chữ” của Nguyễn Hoài Nam ngay khi nó vừa được xuất bản. Với một kẻ ít tiếp xúc văn giới như tôi thì việc tham khảo những cuốn sách như thế là cần thiết. Tác giả “Mùi chữ” tự tin, tươi mới, đĩnh đạc và hấp dẫn, mỗi tội là ngốc. Sao anh ta lại nói rằng Việt Nam thiếu “công chúng tinh hoa”?
Tôi biết rằng các độc giả luôn xứng đáng với nhà văn. Tác phẩm dù chỉ một người đọc vẫn là tác phẩm có độc giả. Ngày tận thế là đề tài mà bao năm nay các nghệ sĩ đã khai thác đến nát nhừ, nên “Ngày Tận Thế Huyền Bí” không phải là một cái tên “câu khách”. Thượng Đế huyền bí nhưng không bí mật, Ngài luôn chờ đợi chúng ta đến gần và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Ngài. Với tác phẩm huyền diệu này, tôi chỉ còn là một độc giả kiêm diễn viên mà thôi.
*
Gió Phương Bắc Tequila và Acemediavn Trẻ Trâu đã biến mất rồi, nên những độc giả sau này có thể nghi ngờ rằng tôi đã tự sáng tạo ra những nhân vật ấy. Nhưng nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thì chưa thể biến mất. Không ai có thể nghi ngờ rằng tôi đã hư cấu ra anh. Chính là anh, nhà văn thiên tài, anh đã sáng tạo ra tôi, một chú mèo nhỏ chạy theo cuộn len đùa nghịch.
Làm sao tôi có thể nói dối độc giả về đoạn văn này của anh: “Những người viết vội vàng cũng giống như chú mèo con bị cuộn len ý tưởng hấp dẫn. Trò chơi nhiều màu sắc kia trông quả thật thú vị, chú mèo nhẩy cẫng lên, lao qua lao lại bên cạnh cuộn len, vung bàn chân ra vả vào những sợi len để tìm cách kéo nó ra. Không có đủ sự kiên nhẫn cần thiết, sợi len đầu tiên quấn lấy chân chú, và chẳng mấy chốc chú đã quay cuồng trong đám len, làm rối tung các ý nghĩ, cho đến khi những sợi len cuộn chặt lấy chân làm chú ngã xuống, hoặc có ai đó lôi chú ra khỏi đám hỗn độn mà chú vừa tạo nên”.
Đúng, tôi là chú mèo ấy, và cuộn len kia là Thiên Ý.
Tôi rất vội vàng, vì bản giao hưởng mới của Thượng Đế đã cất lên. Tôi đang đứng giữa sân khấu với cây vĩ cầm chỉ còn lại một dây, mà sợi dây này có lẽ cũng sắp đứt.
*
Tôi từng ngã xuống, nhưng rồi đã không chết. Vì ở đâu đó anh đang mơ ước.
Anh có biết bằng cách nào tôi tìm ra anh không? Sau khi Gió Phương Bắc ra đi, cậu ấy cho blog về chế độ ẩn, nhưng trên cùng vẫn còn bức ảnh chụp bìa một cuốn sách cũ. Tôi đọc nhan đề cuốn sách ấy và gõ lên Google: “Thiên Sứ”.




Cảm nhận:


1. Cảm nhận từ: Ái Nữ [Blogger] Email 07.04.15@08:55
Chú thích:

"Bài giảng" về bí quyết rán trứng của ông Tổng giám đốc T&A Ogilvy Ở ĐÂY.
Status của Ái Nữ ngày Cá tháng Tư Ở ĐÂY.

Blog đã ẩn của Gió Phương Bắc thì Ở ĐÂY.

Đoạn văn về chú mèo của Nguyễn Thanh Sơn nằm trong bài viết"Chú mèo và cuộn len hay về Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý", tìm thấy trong blog Góc Nhìn Tằng Phát. Cái blog này lúc vào được lúc không, chập chờn như ông chủ của nó.

Bài báo nói về "người chênh vênh" Ở ĐÂY. Con mèo Ainu cũng chỉ khoe khoang trình độ xỏ xiên một tí, chứ mấy bức ảnh trên ấy, trừ lúc chụp với người đẹp thì cười toe toét ra, còn lại thì... Thôi chả nói thêm nữa.

Truyện "Giá không có ruồi" Ở ĐÂY.
"Năm nay hắn mới 42 tuổi. Vì thế chúng ta vẫn chưa hết hy vọng. Một ngày kia, khi giống ruồi bị tiêu diệt hết trên thế gian này, như điều hắn mơ ước, thì chắc chắn thế nào hắn cũng sẽ làm việc không ngơi tay để tạo ra cho thế giới cái tác phẩm vĩ đại của hắn. Ðấy, rồi các bạn xem!"

tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí”- MỘT TIỂU THUYẾT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

PĐTTGiỚI thiệu cùng các bạn một cách viết "tiểu thuyết" rất là mới lạ.
Chúng ta đang đi đến trọng tâm tác phẩm “Hơi Thở Của Vũ Trụ”. Mọi entries và comments từ trước đến nay trong blog này đều là những cánh cửa dẫn chúng ta đến tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí”, giá trị của chúng vẫn được giữ nguyên. Bởi vì chúng ta còn dùng thể xác nên thời gian và không gian ba chiều vẫn còn có giá trị nhất định. Thời gian và không gian, nhân vật và sự kiện được nhắc đến trong các tác phẩm ở đây được chú ý tính chính xác về lịch sử và địa lý cho những bạn đọc quan tâm đến khía cạnh này. Những chuyện đã kể rồi thì tôi không kể lại nữa, mà sẽ chỉ nhắc lại đôi chút khi gặp nhân vật hay tình tiết liên quan. Với cuốn tiểu thuyết nửa mở này, độc giả có cơ hội xâm nhập và gây tác động đến sự hình thành và diễn biến của tác phẩm. Đây là sử ký dân gian. Những nhân vật nào sẽ xuất hiện, những sự kiện nào sẽ diễn ra? Đó sẽ luôn là điều bất ngờ đối với tất cả chúng ta, vì Thượng Đế chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta chưa biết. Tiểu thuyết trường thiên này là tiểu thuyết hành động, nó ghi chép lại lịch sử đồng thời sáng tạo nên lịch sử. Nó không phải là sản phẩm hư cấu. Nó đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời. ( lời mở đầu của tác giả). ... NGÀY TẬN THẾ HUYỀN BÍ ĐƯỢC CHÍNH TÁC GIẢ XEM LÀ "TIỂU THUYẾT MỞ VỪA LÀ SỬ KÝ DÂN GIAN.
QUẢ THẬT LÀ ĐỘC ĐÁO!
CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA ĐỂ CÙNG TẠO NÊN TÁC PHẨM VỪA GHI CHÉP LỊCH SỬ VỪA SÁNG TẠO NÊN LỊCH SỬ.
HY VỌNG CÁC BẠN SẼ VUI VẺ THAM GIA.


Lời mở đầu 

Tôi không thể làm thi sĩ
Vì những bản tụng ca hay nhất trên đời
Các thi nhân đã dốc cạn rồi.

Họ cũng viết hết lời ai oán
Mở cho người xem vực thẳm tâm hồn
Băng tuyết phủ trái tim rực lửa
Và những giấc mơ say đắm cũng từng chôn.

Mặt trời bình minh mặt trời hoàng hôn
Vẫn chỉ một mặt trời không đổi
Các triết nhân đều ra đi rất vội
Không ở lại nghe nhân loại khóc tro tàn.

Các triết nhân đều ra đi rất vội
Thế giới kia ngày mới đang sang.

*

Các bạn đọc của tôi!
Hai năm qua tôi đã nhận được rất nhiều từ các bạn. Sự kết nối này giúp tôi hiểu biết hơn về chính mình, về thế giới.
Thơ tôi không hay, văn tôi không đặc biệt. Nhưng các bạn không thiếu những tác phẩm văn chương giá trị của các tác giả khác để đọc. Các bạn vẫn ở đây, theo dõi blog này, và chúng ta giống như những đứa trẻ không muốn ngủ quên trong đêm giao thừa. Chúng ta chờ đợi những điều kỳ diệu đến trong cuộc đời chúng ta.
Suốt hai năm qua, tôi luôn nói với các bạn rằng Thượng Đế có thật, nhưng chưa giúp các bạn chứng kiến. Bởi vì tôi còn phải chờ đợi sự dẫn dắt của Thượng Đế, chờ đợi thời khắc mà Ngài cho phép. Tôi đã luôn nói thật với các bạn. Nhưng sự thật có nhiều tầng lớp, nhiều mức độ, muốn nhìn ra sự thật chúng ta phải đi xuyên qua những lớp vỏ giả dối của ngôn từ, nhập mình vào các vai diễn.
Tôi không ở lại đây để các bạn có thêm một nhà văn hay một nhà thơ, vì chúng ta đã có đủ các nhà văn nhà thơ rồi. Thượng Đế đã sắp đặt cho chúng ta gặp nhau, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm để sẵn sàng trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Chúng ta đang đi đến trọng tâm tác phẩm “Hơi Thở Của Vũ Trụ”. Mọi entries và comments từ trước đến nay trong blog này đều là những cánh cửa dẫn chúng ta đến tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí”, giá trị của chúng vẫn được giữ nguyên. Bởi vì chúng ta còn dùng thể xác nên thời gian và không gian ba chiều vẫn còn có giá trị nhất định. Thời gian và không gian, nhân vật và sự kiện được nhắc đến trong các tác phẩm ở đây được chú ý tính chính xác về lịch sử và địa lý cho những bạn đọc quan tâm đến khía cạnh này. Những chuyện đã kể rồi thì tôi không kể lại nữa, mà sẽ chỉ nhắc lại đôi chút khi gặp nhân vật hay tình tiết liên quan. Với cuốn tiểu thuyết nửa mở này, độc giả có cơ hội xâm nhập và gây tác động đến sự hình thành và diễn biến của tác phẩm. Đây là sử ký dân gian. Những nhân vật nào sẽ xuất hiện, những sự kiện nào sẽ diễn ra? Đó sẽ luôn là điều bất ngờ đối với tất cả chúng ta, vì Thượng Đế chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta chưa biết. Tiểu thuyết trường thiên này là tiểu thuyết hành động, nó ghi chép lại lịch sử đồng thời sáng tạo nên lịch sử. Nó không phải là sản phẩm hư cấu. Nó đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời.
Tôi sẽ nói với các bạn sự thật nào vào ngày hôm nay? Một sự thật cũ kỹ và một sự thật mới mẻ.
Sự thật cũ kỹ mà nhiều người biết: Phật và Chúa đã chết rồi. Họ chỉ là những cá nhân bình thường như bao người khác nên không thoát vòng sinh tử. Họ hơn bao người khác ở mơ ước vĩ đại là cứu giúp nhân loại, nhưng họ đã thất bại. Từ hồi họ bỏ đi đến nay, nhân loại liên tục phản bội ước mơ của họ bằng cách rao giảng lại những lý thuyết sáo mòn, vẽ vời lại những ảo cảnh giả dối, bất kỳ vì mục đích gì. Bao năm qua, nhân loại say đắm với việc tô tượng đúc chuông, khâm liệm Phật và Chúa bằng mọi hình thức. Đám tang của các vị ấy đã kéo dài mấy thiên niên kỷ. Vì thế, không có gì khó hiểu khi tại Việt Nam, đạo Phật và đạo Thiên Chúa không mạnh hơn những triết thuyết vô thần. Tất cả mọi tôn giáo, mọi thánh thần ở Việt Nam cộng lại cũng không mạnh hơn những kẻ vô thần. Còn triết học duy vật tại Việt Nam, sau khi đánh đổ các tôn giáo thì cũng lâm vào ngõ cụt, vì mãi mà người Việt Nam vẫn chưa hiểu được vật chất thật ra là cái gì và quyết định được những gì. Tất cả mọi triết thuyết vô thần của thế giới cộng lại khi về Việt Nam không mạnh hơn những kẻ đồng bóng.
Người Việt Nam có đặc điểm chung là lười, dốt, thích khoe khoang. Vì đặc điểm này của người Việt Nam mà không một nhà truyền giáo nào, không một triết gia nào có thể giáo hóa nổi họ. Cho nên cuối cùng, Việt Nam trở thành một nước phi tôn giáo, phi triết học. Người Việt Nam chưa bao giờ đủ hiểu biết để tự giải quyết được những vấn đề của bản thân mình, nên mỗi khi bối rối, hoảng sợ và bất lực họ lại gọi đến Trời. Trời ở Việt Nam không thuộc về tôn giáo nào trên quả đất này. Trời ở Việt Nam chính là Đấng Tối Linh thống soái toàn vũ trụ, là Thượng Đế. Thượng Đế không cần những tôn giáo màu mè hay những triết thuyết rắc rối của nhân loại. Chính vì lười và dốt, động một chút lại cậy đến Trời nên người Việt Nam thành ra gần với Thượng Đế hơn cả, họ tiếp xúc thẳng với Thượng Đế mà không thông qua các giáo chủ hay các triết gia. Đấng Tối Linh hài lòng khi con người biết đến quyền năng của Ngài mà nhờ cậy, nên Ngài luôn giúp cho người Việt Nam được may mắn. Tuy nhiên, Đấng Toàn Năng vô cùng công bằng tỉ mỉ, nên Ngài chỉ cho người Việt Nam những gì xứng với họ, những kẻ lười biếng luôn nằm chờ sung rụng. Người Việt Nam cũng có tính vô ơn, lúc bế tắc thì kêu Trời, thoát khỏi bế tắc rồi thì coi Trời bằng vung. Thượng Đế rất khoan hòa độ lượng chứ không chấp nhặt như người, nhớ Ngài thì Ngài đến mà quên Ngài thì Ngài đi. Người Việt Nam cứ lúc nhớ lúc quên, lúc có Trời lúc không, hành xử thất thường khó đoán. Khi có Thượng Đế, người Việt Nam thông minh sáng suốt và có khả năng giải quyết công việc sáng tạo một cách phi thường. Khi không có Thượng Đế, người Việt Nam giống như những con vẹt vô tích sự.
Sự thật mới mẻ mà nhiều người đã đoán ra nhưng vẫn còn nghi ngờ: Nhân loại đang trên bờ vực thẳm của sự diệt vong. Tình thế của chúng ta giống như trên một con tàu chuẩn bị lao vào vách đá mà cơ trưởng thì vẫn loay hoay ngoài buồng lái do không có chìa khóa để vào được. Chìa khóa nằm ở Việt Nam. Sự thật này trước kia tôi không tin nổi, nhưng bây giờ thì tôi thừa nhận. Đó là điều huyền diệu của vũ trụ.
Câu chuyện của Việt Nam là thằng ngốc gặp may mà chúng ta vẫn đọc thấy trong truyện dân gian của nhiều dân tộc trên thế giới. Khi những nhà sáng tạo thiên tài trên hành tinh này hết đất dụng võ, họ sẽ tìm đến Việt Nam, vì ở Việt Nam mọi cái cũ đều không còn đủ mạnh để cản trở họ. Việt Nam là đất nước tự do cho những thiên tài của thế kỷ hai mốt, vì ở đây không có giáo chủ, không có vua. Người Việt Nam, với lòng tự hào hay tủi nhục dân tộc tầm phào của họ, vẫn luôn là những kẻ biết hưởng thụ. Họ may mắn vì họ có Thượng Đế. Những bài học thấp nhất và cao nhất, cũ nhất và mới nhất đồng thời xảy ra ở Việt Nam. Dải đất hình chữ S này là trường thi mà Thượng Đế dành cho bài thi cuối cùng của nhân loại. Loài người không còn nhiều thời gian để sửa sai nữa, cơ hội của họ không nằm trên Sao Hỏa. Trong trường hợp nhân loại không bị tuyệt diệt thì Việt Nam là đất nước có tiền đồ xán lạn nhất, không phải vì xây được những tòa tháp chọc trời mà vì Tâm Linh thấu đến Trời.
Các bạn đọc của tôi!
Thượng Đế đã trực tiếp xuống trần gian để cứu giúp nhân loại. Thượng Đế đang ở trong tôi, trong các bạn. Thượng Đế ở trong chúng ta. Ngài không chỉ đặt chúng ta ngang hàng với Phật, Chúa khi xưa mà còn bắt chúng ta phải học cao hơn nữa. Phật, Chúa có thể thất bại, nhưng chúng ta không được thất bại. Nếu lần này chúng ta thất bại thì chúng ta không còn cơ hội nào cả. Chúng ta sẽ là tác phẩm hoàn hảo của Đấng Sáng Tạo hay chỉ là những sản phẩm hỏng trong một cuộc thí nghiệm của Đấng Tối Cao? Câu trả lời vẫn đang ở phía trước, tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhân loại. Mỗi người trong chúng ta đều không có tư cách để cứu nhân độ thế, mà chỉ có thể tự cứu mình.
Thượng Đế đã xuống trần gian, Ngài đang hiển hiện trong mỗi con người chúng ta. Ngài ở trong những kẻ sùng bái Thượng Đế, đồng thời ở trong những kẻ báng bổ Thượng Đế. Ngài ở trong những kẻ thông minh, và cũng ở trong những kẻ ngu dốt. Người tốt hay kẻ xấu đều có Thượng Đế. Thượng Đế ở trong những kẻ đang chửi rủa, Thượng Đế ở trong những kẻ đang bị chửi rủa. Thượng Đế ở trong những kẻ đang kết tội, Thượng Đế ở trong những kẻ đang bị kết tội. Chính cũng là Thượng Đế, tà cũng là Thượng Đế. Thiện cũng Thượng Đế mà ác cũng Thượng Đế.
Thượng Đế có ở khắp mọi nơi. Vậy chúng ta phải làm gì?
Hãy mơ ước. Thượng Đế sẽ biến bất cứ điều ước nào của mỗi chúng ta thành hiện thực. Nhưng chính vì thế mà chúng ta cần thận trọng nếu chúng ta chưa biết hiện thực nào sẽ thỏa mãn chúng ta. Hãy quan tâm đến ước mơ của những người khác. Nếu bạn đang ở trong tầm tay của những người mà họ mơ ước chạm tay vào đâu thì cái đó biến thành vàng, hãy cẩn thận kẻo bạn bị hóa vàng trước khi điều ước của chính bạn được thực hiện. Nếu bạn muốn lên đỉnh núi cao xa kia để tìm con chim biết hát, hãy ra đi và đừng quay trở lại trước khi đến đích. Sẽ có những kẻ la ó chửi rủa phản đối đòi bạn quay trở lại, nếu bạn không đủ vững lòng mà quay đầu nhìn lại, bạn sẽ bị hóa đá. Nếu bạn có được con chim biết hát, cả thế giới sẽ hồi sinh, những kẻ từng hóa đá sẽ trở lại làm người.
Hãy can đảm sống với ước mơ của các bạn. Tôi đã mơ ước trở thành người kể chuyện dân gian và bây giờ mơ ước ấy đang được thực hiện. Vì tôi lười và dốt nên chỉ có thể khoe khoang tài kể chuyện mà thôi.


http://ainu.blogtiengviet.net/2015/04/01/ngay_t_n_th_huy_n_bi#comments

Ps/ khi đọc các bạn nên chú ý những phần chữ in đậm.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Lục bát Trương Xuân Thiên




 Trương Xuân Thiên sinh năm 1979, tốt nghiệp khoa Tâm lý học, trường ĐH KHXH&NV HN, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Anh đã xuất bản hai tập thơ: “Tư duyS” (NXB Văn học 2005) và “Homosapien – Người tinh khôn” (NXB Văn học 2009), từng trình diễn thơ cá nhân “Nguyệt thực”. 




Tác giả Trương Xuân Thiên




Môi son



Áo nào còn chút tàn hơi
Để bờ môi lạnh về phơi cuộc tình

Gót nào còn lấm bình minh
Để chân mặc áo đồng trinh đi thầm

Rêu nào phong kín hương trầm
Để ngàn mắt biếc thành tâm lễ chùa

Lá nào cởi gió hong mùa
Để mùi son cũ thêu thùa lên môi





Hồng hoang



Thuở ngày dan díu cùng đêm
Mùa xuân trở dạ môi têm mắt cười

Thuở trần gian chớm đôi mươi
Nhớ nhau tìm chút hơi người vương vương

Thuở hoa bỏ lại mùi hương
Ta cầm nước mắt mà thương hoa Quỳnh

Mặt trời rụng xuống bình minh
Muôn ngàn mộ địa tự tình hồng hoang.





Mười năm



Mười năm thưa vắng bóng nàng
Nồng nàn vấn vít bên hàng hiên xưa
Lời thề tan chảy trong mưa
Cỏ hoa từ ấy vẫn chưa úa tàn
Mười năm mộng mị hợp tan
Gối chăn còn níu một làn hương xa
Ái ân thắp nắng chiều tà
Hoàng hôn sương muối la đà bên song

Mười năm một sắc môi hồng
Tương tư sưởi ấm mùa đông héo gầy
Ô kìa nhung nhớ đêm nay
Cháy lên lần cuối tháng ngày bồ côi

Mười năm tình bạc như vôi
Miếng trầu nhai dối trên môi nghẹn ngào





Mùa đông



Ta về nhen chút đắng cay
Gieo lên quầng mắt loài cây vô tình
Nụ cười trước ngưỡng tử sinh
Bạc đầu cơn gió tụng kinh sân chùa

Ta về khâu áo sang mùa
Tìm trong hang tối lá bùa phù vân
Thắp lên khao khát thanh tân
Lời thề qua ngõ tình nhân khóc thầm

Ta về thắp chút hương trầm
Gom hương xưa cũ gieo mầm yêu thương
Niềm vui mặc áo vô thường
Mùa đông vừa chớm đoạn trường đêm nay



Hoang vắng



Thèm đi đến cuối nỗi buồn
Để nghe tiếc nuối khẽ luồn qua tay

Thèm cầm đôi mắt tù đày
Thả vào bóng tối những ngày đơn côi

Thèm nằm như cỏ trên đồi
Để vùi trong đất những ngôi sao gầy

Thèm dệt manh áo mù mây
Để ươm những nỗi đắng cay âm thầm

Thèm nghe hoang vắng mọc mầm
Để thương những tiếng lặng câm úa tàn

Như lý tác ý




  

Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật. Nó là một trạng thái của tâm thức dấy khởi do duyên sự tiếp xúc giữa các căn và các trần (các giác quan và các đối tượng tương ứng) đưa đến sự hiện hành của dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng. Theo quan niệm của đạo Phật thì do sự xúc chạm giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng mà ý thức bắt đầu sanh khởi và hoạt động gọi là tác ý hay còn gọi là tâm sanh(1). 
Thông thường, tác ý hay tâm sanh hiện khởi theo hai khuynh hướng, hoặc thiện hoặc bất thiện, tùy thuộc vào thói quen(2), tập khí hay nghiệp thức riêng biệt của mỗi người. Nếu một người chưa có nhân duyên học tập và hiểu sâu giáo pháp của Phật hoặc có tập khí nặng về tham, sân, si thì ý thức sanh khởi theo chiều hướng đưa đến tà kiến hoặc tác ý theo một cách khiến các bất thiện pháp phát sanh và tăng trưởng. Kinh Phật gọi đó là phi như lý tác ý (ayoniso manasikàra)(3) hay tâm đặt sai hướng(4). Trái lại, một người có học tập và hành sâu về giáo pháp của Phật hoặc tâm thức không nặng về tham, sân, si thì ý thức sanh khởi theo hướng đưa đến chánh kiến hoặc tác ý theo một cách khiến các thiện pháp sanh khởi và tăng trưởng. Đây được gọi là như lý tác ý (yoniso manasikàra)(5) hay tâm đặt đúng hướng(6), nghĩa là việc tác ý hay tâm sanh đúng pháp, đúng tinh thần lời Phật dạy, có khả năng dứt trừ các lậu hoặc đưa đến đoạn tận mọi khổ đau. Chính do có sự khác biệt trong cách tác ý hay tâm sanh như vậy nên đạo Phật chủ trương thực tập như lý tác ý hay đặt tâm đúng hướng.

Thế nào là như lý tác ý hay tâm đặt đúng hướng? Đó là khởi nghĩ về mọi sự vật và hiện tượng đúng như bản chất của chúng, nghĩa là duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã. Mọi sự vật và hiện tượng đều do duyên mà có mặt, luôn luôn biến đổi, thuộc bản chất khổ đau, không ai làm chủ được. Khởi nghĩ và nhìn sự vật hay hiện tượng theo cách như vậy thì gọi là yoniso mansikàra. Đây là cách tác ý hay khởi tâm đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật, dẫn đến sự vận hành của chánh tư duy hay dòng tư tưởng đúng đắn và hiền thiện, tức là dòng tư duy liên hệ đến ly dục, vô sân và bất hại gọi là ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy. Ly dục tư duy nghĩa là dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng trong sáng, không bị kích động và chi phối bởi tham dục hay lòng ham muốn vị kỷ. Vô sân tư duy là dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng không bị ám ảnh và chi phối bởi cảm giác bất mãn hay tâm giận dữ bực phiền. Bất hại tư duy là dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng chơn chánh, trong sáng, không rơi vào tà kiến mê lầm, không đưa đến hại mình và hại người. Nói cách khác, đó là dòng tư duy hay chuỗi các tư tưởng không bị tham-sân-si ám ảnh và chi phối, nhờ như lý tác ý hay thực tập suy tư đúng đắn về các pháp, nhìn các pháp đúng như bản chất của chúng, tức là duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã.

Thông thường, có hai phản ứng tâm thức xảy ra do duyên xúc chạm giữa các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và các đối tượng tương ứng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp): hoặc hân hoan thích thú, hoặc giận dữ bực phiền. Đạo Phật gọi các phản ứng như vậy là thuận ứng và nghịch ứng, phát sinh do si mê, xem chúng là các nhân tố trói buộc dẫn đến khổ đau. Loại phản ứng thứ nhất liên hệ đến tham và nuôi lớn tâm tham dục. Loại thứ hai liên hệ đến sân và trưởng dưỡng tâm sân hận. Ví dụ, khi mắt thấy sắc pháp hoặc khả ái hoặc không khả ái, nếu một người bình thường, chưa có dịp học tập và hành trì lời Phật dạy thì hoặc sanh tâm thích thú đối với sắc khả ái, hoặc sanh tâm bực phiền đối với sắc không khả ái. Vì sao lại có các phản ứng như vậy? Vì người ấy không như lý tác ý, không tập nhìn sắc pháp ấy là vô thường, khổ, vô ngã; do đó tâm vị ấy hoặc bị tham chi phối hoặc bị sân chi phối khiến cho vị ấy có những suy nghĩ hay hành động sai lầm đưa đến hại mình và hại người. Trái lại, nếu một người có hành trì lời Phật dạy, quen thuộc với cách nhìn sự vật và hiện tượng đúng như cách thức mà bậc Đạo sư đã chỉ bày, nghĩa là nhận diện các pháp là vô thường, khổ, vô ngã, thì dù có thấy sắc pháp nào hoặc khả ái hoặc không khả ái, tâm tư vị ấy cũng không dao động, không có thuận ứng hay nghịch ứng, không rơi vào tham ái đối với sắc khả ái, không sanh khởi bực phiền đối với sắc không khả ái, không có những suy nghĩ hay hành động sai lầm đưa đến hại mình và hại người. Kinh Phật gọi nếp sống như vậy là không thiên vị, không tham ái, không chấp trước, đưa đến tự do, giải thoát:


Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau: ‘Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp’, vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa.’.”7
Như vậy, nhờ như lý tác ý hay quán sát đúng đắn đối với mọi hiện tượng tâm lý và vật lý mà tâm tư con người dần dần trở nên trong sáng và hiền thiện, trở nên tỉnh táo và sáng suốt, không rơi vào các cực đoan, không còn bóng dáng của các cấu uế bất thiện như dục, sân, hại hay tham-sân-si. Nói cách khác, nhờ thực tập cách nhìn các pháp đúng như lời Phật dạy, tức nhận rõ hết thảy các pháp đều do duyên mà có mặt, luôn luôn biến đổi, thuộc bản chất khổ đau, không ai làm chủ được, mà tâm tư trở nên định tĩnh, quân bình, không dao động, không thiên vị, không ái luyến, không chấp trước, đạt đến thanh thản, tự do và giải thoát.

Về cách thức thực tập, bản kinh Sabbàsava Trung Bộ nhấn mạnh đến việc phải thường xuyên thân cận gần gũi các bậc Thánh hay các bậc chân nhân để được hướng dẫn học tập Phật pháp cho thật thuần thục. Nhờ thường xuyên học tập Phật pháp hay những lời khuyên dạy của bậc Giác ngộ mà vị Thánh đệ tử biết rõ những gì cần tác ý và những gì không nên tác ý. Vị ấy theo đúng tinh thần lời Phật dạy, không để tâm thức của mình duyên theo các vọng tưởng liên hệ đến tự ngã hoặc thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại khiến rơi vào tà kiến hay ngã chấp. Thay vào đó, vị ấy tập trung tác ý về thực tại khổ đau của mọi hiện hữu, xem xét nguyên nhân của khổ đau, lý do đoạn diệt và con đường đưa đến sự đoạn diệt khổ đau. Nhờ hành trì đúng pháp, nghĩa là khéo tác ý về khổ, khổ tập, khổ diệt và con đường đưa đến khổ diệt mà vị Thánh đệ tử diệt trừ được các kiết sử như thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tức là các trói buộc phát sinh do chấp ngã, do nghi ngờ và do chấp trước các pháp tu sai lầm. Bản kinh ghi rõ:


Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu… hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Đó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý?Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu… hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Vị ấy như lý tác ý: ‘Đây là khổ,’ như lý tác ý: ‘Đây là khổ tập,’ như lý tác ý: ‘Đây là khổ diệt,’ như lý tác ý: ‘Đây là con đường đưa đến khổ diệt.’Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ”8.

Nhìn chung, như lý tác ý là một pháp môn tu tập liên hệ đến sự tiến triển tâm thức; thứ nhất, khiến cho tâm tránh rơi vào vọng tưởng dẫn đến tà kiến, chỉ chuyên chú vào thực tại khổ đau của ngũ uẩn để xem xét, tu tập, từng bước đi ra khỏi khổ đau; thứ hai, khiến cho tâm thức sanh khởi và vận hành theo chiều hướng đúng đắn, nghĩa là khởi nghĩ và nhận rõ các pháp là duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã, dẫn đến rời bỏ tham ái, chấp thủ, thực nghiệm tâm giải thoát. Vì vậy, việc thường xuyên thực tập phương pháp như lý tác ý thì tâm thức sẽ dần dần trở nên chuyên nhất, định tĩnh, hết vọng động, hết tán loạn, trở nên tỉnh giác, sáng suốt, sắc bén, thấy rõ sự thật duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã của hết thảy hiện hữu, dẫn đến tâm giải thoát theo đúng trình tự “nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn” như được mô tả trong các bản kinh thuộc văn tạng Pàli. „■



Chú thích:
1Kinh Nên hành trì, không nên hành trì, Trung Bộ.
2Kinh Song tầm, Trung Bộ.
3Kinh Tất cả lậu hoặc, Trung Bộ.
4Kinh Tâm đặt sai hướng, Tăng Chi Bộ.
5Kinh Tất cả lậu hoặc, Trung Bộ.
6Kinh Tâm đặt sai hướng, Tăng Chi Bộ.
7Tiểu kinh Đoạn tận ái, Trung Bộ.
8Kinh Tất cả lậu hoặc, Trung Bộ.