Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

VÌ SAO HOA KỲ KHÔNG CHO PHÉP PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM LỚN MẠNH ?





Trong bài trước, tôi đã mô tả Việt Tân như một giang hồ nhỏ, nơi đang có nhiều sứ quân trẻ nổi lên. VOICE, tổ chức phi chính phủ thường được nhắc tên dạo gần đây, chính là một trong những sứ quân ngầm như thế.

Xin chớ xem thường quyền lực của VOICE. Nhóm này đã xây dựng được một tầm ảnh hưởng không nhỏ nhờ dùng tiền một cách khéo léo. Khác hẳn những tổ chức khác, tầm ảnh hưởng của VOICE không bị bó hẹp trong nhúm cư dân nheo nhóc của làng dân chủ. Một người quen cho tôi biết rằng qua những hoạt động hoạt động thiện nguyện và cứu trợ trong nước, VOICE đã phát triển được một mạng lưới thông tin và ủng hộ rộng khắp nhờ khâu hối lộ và chia chác với các quan chức địa phương. Như vậy, trong dòng chảy chính trị của thời điểm này, họ là một sứ quân hiếm hoi vươn được vào cả "phe" chính quyền lẫn "phe" chống chính quyền, bằng tài năng vận dụng các cơ hội.

Cách thức mà VOICE sử dụng để huy động sự ủng hộ và tiềm lực tài chính của các chính phủ phương Tây cũng là một điểm đáng bàn. Trong thực tế, VOICE dường như không thống nhất. Nhân lực dưới quyền anh Trịnh Hội được tổ chức như một nền chính phủ kiểu Mỹ thu nhỏ, với đảng cánh hữu và đảng cánh tả. Cánh hữu được đại diện bởi nhà báo Đoan Trang. Thông qua các mối quan hệ ngầm của "tiểu giang hồ", nhóm này nhận được một sự tài trợ không nhỏ từ Quỹ Quốc Gia Hỗ Trợ Dân Chủ (NED) - công cụ thân thuộc mà CIA hay dùng để thao túng các phong trào xã hội. Cánh tả, mà đại diện là cậu Nguyễn Anh Tuấn, lại có mối quan hệ mật thiết với các chính phủ châu Âu. Tất nhiên, như lẽ thường, nhà hoạt động là công cụ để thực hiện ý đồ chính trị của nhà tài trợ.

Cần lưu ý rằng trong việc định hướng các phong trào xã hội ở Việt Nam, hai bờ Bắc Đại Tây Dương có ý đồ rất khác nhau. Tôi ủng hộ hơn cái lộ trình mà một số chính phủ châu Âu, như Thụy Điển, muốn theo đuổi. Họ thật sự muốn xây dựng các tổ chức dân sự độc lập, được việc và bền vững để làm nền tảng cho xã hội dân chủ tương lai. Trong khi đó, kế hoạch của Hoa Kỳ đến nay vẫn thế. Họ không hề muốn Việt Nam có dân chủ, cũng không hề muốn giúp Việt Nam xây dựng một phong trào xã hội đủ mạnh để lật đổ đảng Cộng Sản. Về mặt chiến lược, mọi yểm trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức chính trị và dân sự ở Việt Nam không nhằm mục đích nào khác, ngoài biến các phong trào xã hội ở Việt Nam thành con tin. Họ cần con tin quan trọng này để gây sức ép với chính quyền hiện hành - một chính quyền mà họ thấy vẫn còn cộng tác được, nên cần tận dụng thay vì tiêu diệt - để biến Việt Nam thành một tiền đồn chống Tàu và một con bò sữa mới trong trật tự Mỹ.

Kẻ bắt cóc chắc chắn không muốn con tin đủ cứng cỏi để vùng thoát khỏi mình. Vì vậy, trừ phi Hoa Kỳ thay đổi chiến lược với Việt Nam, họ sẽ không bao giờ cho phép các phong trào chính trị - xã hội Việt Nam phát triển một cách tử tế. Đó là lý do Mỹ tiếp tục đổ tiền cho những cá nhân háo danh và cơ hội, chỉ biết theo đuổi hoạt động bề nổi, hời hợt, ngắn hạn, thiếu viễn kiến và thừa tính phá hoại trong phong trào. Nếu phong trào dân chủ Việt Nam tập hợp những con người đàng hoàng, được dân Việt nuôi dưỡng, làm được những việc ích lợi lâu dài cho nước Việt và xây dựng được một môi trường dân chủ bền vững, trong đó chính quyền và xã hội dân sự tương đối hòa thuận với nhau, chiến lược tống tiền của Hoa Kỳ chắc chắn phá sản.

Tôi ước những người dân chủ Việt có một tầm vóc lớn hơn. Lẽ ra họ nên thấy nhục, thay vì thấy tự hào, khi ông Điếu Cày biến thành một món hàng để chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ mặc cả chính sách. Giá mà họ dám sống bằng những đồng tiền nhỏ vì một nhân cách, hoài bão và viễn tượng to, thay vì sống bằng những đồng tiền to cho một nhân cách, hoài bão và viễn tượng quá nhỏ.

[Nhà Dân Chủ]

1 nhận xét:

  1. KO AI BIẾT TRƯỚC ĐC ĐIỀU GÌ..rất khó khăn cho 1 việc lớn-kể cả có sự gánh vác chung của dân tộc.

    Trả lờiXóa