Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Mô thức chiến tranh đế quốc mới: Những cuộc Nợ khủng hoảng của Hy Lạp và sự Phá Sản của tình hình Thị trường.


Summit MMT - Michael Hudson: Finances vs Economy, Credit vs Money  



Michael Hudson (born 1939) 
is research professor of economics at University of Missouri, Kansas City (UMKC) and a research associate at the Levy Economics Institute of Bard College.[1] He is a former Wall Street analyst[2] and consultant as well as president of the Institute for the Study of Long-term Economic Trends (ISLET) and a founding member of International Scholars Conference on Ancient Near Eastern Economies (ISCANEE).[3] 

==




Từ tháng Giêng khi chuẩn bị cầm chính, Đảng Syriza xem ra có lẽ sẽ không thể giành chiến thắng để có một cuộc trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp có nên trả số nợ quốc gia hay không trả. Đảng Syriza không có đủ đa số ghế trong quốc hội và phải dựa vào đảng dân tộc để mà có được Tsipras trở thành thủ tướng Hy Lạp. (Đảng này ngần ngại trước việc cắt giảm chi tiêu quân sự của Hy Lạp, chi tiêu ở mức 3% GDP, và chính Troika cũng đã hổ trợ kêu gọi nên cắt giảm để cân bằng ngân sách của chính phủ Hy Lạp.) 

Nhận thấy sự cứng rắn không nhượng bộ của phe đối lập, lập trường của Syriza là: "Chúng tôi muốn trả nợ. Nhưng không có tiền."

Lập trường này giử quả bóng chính trị tài chánh cứ bị ném trở lại sân banh của Troika. Sự cứng rắn không nhượng bộ của bọn Cơ Quan định chế Liên Âu(Troika) khiến trong các cuộc thăm dò người dân Hy Lạp, sự ủng hộ đảng Syriza đã tăng 13% vào tháng Sáu. Cử tri Hy Lạp ngày càng trở nên điên tiết với những điều kiện của Troika đòi cắt giảm lương hưu trí và tiếp tục tư nhân hóa tài sản quốc gia.


Tsipras và Varoufakis sẵn sàng trả nợ cho IMF với chính quỹ tiền của IMF, như những gì V. gọi là "nới rộng và giả vờ." Nhưng mối quan tâm duy nhất của họ trong việc cứ giữ nợ quốc gia Hy Lạp hiện hành là để có được kinh phí bổ sung cho việc trả lương hưu trí và những ngân sách cơ bản khác phải chi ra của chính phủ Hy Lạp.


Các chiến thuật cơ bản trong tình trạng căng thẳng giữa chủ nợ và con nợ rõ ràng là: một khi giá nợ phải trả vượt quá các khoản vay mới, thì ngừng trả nợ/ngừng cho vay.

Vì vậy, khi các Cơ quan định chế Liên Âu thể hiện rõ ràng rằng sẽ không có thêm những khoản vay mới sắp tới khi đảng Syriza không áp dụng chính sách PASOK / Tân Dân chủ qui phục theo yêu cầu của Troika, do đó Tsipras và Varoufakis quyết định đã đến lúc phải gọi một cuộc trưng cầu dân ý kéo dài 8 ngày, khởi sự vào Chủ Nhật mùng 5 Tháng Bảy.

Vào khuya đêm thứ sáu và kéo dài đến sáng thứ bảy, người dân Hy Lạp đã chạy đến những máy ATM của ngân hàng để chuyển đổi các tài khoản trong trương mục của họ sang tiền tệ euro vì họ mong rằng cái kết cuộc của những trò chơi chính trị tài chánh sẽ liên quan đến một khả năng rằng đồng drachma sẽ giảm giá 30% - và thực sự sẽ thế, ECB sẽ ngừng cho vay để hỗ trợ các ngân hàng Hy Lạp (cái vai trò mà ECB chỉ muốn chơi).

Đảng Syriza chẳng có yêu chuộng gì giới ngân hàng. Khi mọi việc ngả ngủ thì chính giới ngân hàng là những phương tiện mà bọn đầu sỏ chính trị kiểm soát nền kinh tế Hy Lạp. Trong khoản thời gian một tháng, đảng Syriza đã thảo luận làm thế nào để tách các ngân hàng ra làm 2 loại : "ngân hàng tốt" và "ngân hàng xấu", quốc hữu hóa hết (xóa sạch các cổ phần) hoặc tạo ra một Lựa chọn khác cho công chúng.

Quan trọng nhất, một khi ra khỏi khu vực đồng euro, Hy Lạp có thể tạo ra Ngân khố quốc gia của chính mình và lưu hành tiền tệ chi tiêu của mình. Nhóm Cơ quan định chế Liên Âu gọi đường lối này là "túi ăn mày" nhưng người Hy Lạp có thể thiết lập nó và lưu hành tiền tệ quốc gia của họ. Họ sẽ thoát khỏi sự thắt lưng buộc bụng của đồng euro - ngoại trừ cho đến khi mà ECB tiến hành chiến tranh kinh tế Hy Lạp bằng cách áp đặt kiểm soát khối vốn riêng của nó.

Trong giai đoạn trải qua các trận giả đàm phán với Cơ quan định chế Liên Âu, đảng Syriza đã cho người dân Hy Lạp có đủ thời gian để bảo vệ những tài khoản tiết kiệm và tiền bạc mà họ có – qua việc chuyển đổi các tài khoản trong ngân hàng sang tiền tệ euro, hay mua sắm những "bất động sản" như xe hơi (ngay cả tàu thuyền).

Các doanh nghiệp vay tiền từ các ngân hàng địa phương, bất cứ nơi nào có thể vay được, và chuyển số tiền vay mượn đó vào các ngân hàng thuộc khối khu vực đồng euro hoặc thậm chí tốt hơn nữa là chuyển sang đồng đô la hay tài sản kim loại vàng bạc quý. Mục đích của họ là sau khi mọi việc ngả ngủ, họ sẽ trả lại các ngân hàng qua đồng tiền drachma mất giá, và đút túi 30% lợi nhuận khác biệt mà tăng vốn doanh nghiệp của họ.

Sự kiện mà các nhà bình luận bỏ lỡ để nhận ra là đảng Syriza (ít nhất là phe cánh tả của nó) muốn có được một chuyển đổi cho Hy Lạp. Nó muốn trả tự do cho Hy Lạp khỏi bọn đầu sỏ hậu tập đoàn quân đội luôn trốn thuế và giữ độc quyền lủng loạn kinh tế Hy Lạp. Và nó muốn chuyển đổi Âu Châu thoát khỏi sự thắt lưng buộc bụng của ECB để tạo ra một ngân hàng trung ương thực sự. Trong quá trình này, nó đòi hỏi sự hủy sạch trách nhiệm về các khoản nợ xấu trong quá khứ. Nó bác bỏ triết lý thắt lưng buộc bụng của IMF và từ chối nhận trách nhiệm về những khoảng nợ xấu tạo lên từ cái gọi là cứu trợ tài chính cho Hy Lạp những năm 2010-12.
Hình ảnh biến đổi lớn này chính là trung tâm kế hoạch của đảng Syriza phe cánh tả.

Tôi hiện nay ở Đức (trên đường tới Brussels) và đã nghe từ người Đức rằng người Hy Lạp lười biếng và không chịu đóng thuế. Một số ít công nhận rằng danh từ "những người Hy Lạp" họ gọi này thật sự là bọn đầu sỏ chính trị Hy Lạp. Họ đã giành quyền kiểm soát của nhóm liên minh cũ bên PASOK / New Democracy, tránh đóng thuế, tránh bị khởi tố (đảng Tân Dân chủ Hy Lạp từ chối khởi tố "Danh sách Lagarde", đám đầu sỏ chính trị trong danh sách đó trốn thuế với gần 50 tỷ euro gửi trong các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ), giao dịch nội gián dàn xếp tư nhân hóa những cơ sở hạ tầng với giá tham nhũng, và sử dụng các ngân hàng của họ như là phương tiện chuyển ngân ra nước ngoài và cho vay trong nội bộ.

Điều này đã biến các ngân hàng Hy Lạp thành phương tiện cho các đầu sỏ chính trị Hy Lạp. Họ không phải là những cơ quan tài chính công cộng phục vụ nền kinh tế Hy Lạp, mà là tướt đoạt làm nghèo đói kinh tế Hy Lạp cho uy quyền.

Vì vậy, một hậu quả nữa ngoài sự mất uy tín của khu vực Liên Âu, ECB và IMF sẽ chính là sự sụp đổ các ngân hàng này. Đảng Syriza đang ở vị trí cung cấp cho quần chúng Hy Lạp một sự lựa chọn khác – một ngân hàng quốc gia mà sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và thành lập một Ngân khố quốc gia để chi tiêu tiền của chính phủ Hy Lạp VÀO chính nền kinh tế Hy Lạp, chứ không là cướp đoạt đi và cống hiến trả nợ cho Troika để nó giải cứu Pháp và các ngân hàng khác như nó đã từng làm trong những năm 2010-1.

Báo chí phổ biến của Âu Châu tệ hại y chan như báo chí Mỹ trong việc mô tả các vấn đề kinh tế. Nó cảnh báo rằng sẽ bị "siêu lạm phát" ngay nếu một ngân hàng trung ương lưu hành tiền tệ € chi tiêu của chính phủ kiểu như Ngân hang dự trữ Liên bang Mỹ làm, hay các ngân hàng của Anh hay bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác. Thực tế là gần như tất cả các siêu lạm phát bắt nguồn từ sự sụp đổ của hối ngoại tệ qua kết quả của việc phải trả nợ. Đó là nguyên nhân gây ra siêu lạm phát của Đức trong những năm 1920, chứ không là tiền tệ chi tiêu trong nước Đức. Và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã của Argentina và các quốc gia Mỹ Latin khác trong những năm 1980, và siêu lạm phát của Chile trước đó.


Nhưng một khi Hy Lạp giải phóng bản thân mình ra khỏi các khoản nợ khủng hoảng buộc từ nòng súng tài chánh vào những năm 2010-12, thì cán cân thanh toán nợ sẽ được tạm cân bằng ngay (tùy thuộc vào số khấu hao của đồng drachma; 30% là một con số tôi nghe bàn tán ở Athens cuối tuần qua).


Để nhại lại lời Margaret Thatcher, "Không có sự lựa chọn" để rút khỏi khu vực đồng euro. Các điều khoản bức chế cho việc lưu lại trong khu vực đồng euro là phải bán hết tất cả những gì còn lại trong hạ tầng cơ sở của Hy Lạp cho những con buôn Âu châu và Mỹ mua, với giá cả được dàn xếp trong nội bộ - nhưng không phải cho con buôn của Nga đâu đấy nhá, ngay cả đối với các đường ống dẫn khí đốt đã được thông bán rồi, trước đó.

Rõ ràng các nhà chiến lược tài chánh khu vực Âu Châu nghĩ rằng Tsipras và Varoufakis sẽ chỉ đơn giản đầu hàng, và kịp thời bị bầu bác ra khỏi quyền lực, và đường lối chính sách chủ nghiã xã hội của họ sẽ bị nghiền nát. Bọn họ đã tính nhầm - và bây giờ đang hy vọng cố tạo ra càng nhiều tình trạng hỗn loạn càng tốt để trừng phạt những người Hy Lạp. Trừng phạt bởi vì dân Hy Lạp không tiếp tục hỗ trợ khách hàng của họ, những bọn đầu sỏ chính trị Hy Lạp, mà đã chuyển hầu hết tài sản của bọn nó ra khỏi tầm với của chính phủ Hy Lạp rồi.

Nhưng thay vì đảng Syriza bị mất tín nhiệm, thì lại chính là ECB mất – qua việc từ chối tạo ra tiền để tài trợ cho kinh tế Hy Lạp phục hồi, mà là chỉ phải trả cho các ngân hàng của bọn đầu sỏ chính trị để bọn họ vẩn tiếp tục điều khiển chính phủ Hy Lạp. Việc điều khiển này hiện đang bị suy yếu vì chính các ngân hàng của bọn đầu sỏ đang bị suy yếu.

Quốc hội Hy Lạp cuối tuần qua vừa phát hành bản báo cáo từ Ủy ban điều tra Sự thật về Nợ Quốc gia, giải thích lý do tại sao các khoản nợ của Hy Lạp với IMF và ECB quá là bỉ ỗi và đã áp dụng mà chưa từng có qua một cuộc trưng cầu phê duyệt các khoản nợ vay này. Thật vậy, Merkel và Sarkozy vâng lời Obama và Geithner khẳng định lúc sau này tại cuộc họp G8 rằng ECB hãy bỏ qua hẳn phân tích của các nhà kinh tế IMF rằng Hy Lạp không thể trả nợ, và cứu trợ cho các ngân hàng. Geithner và Obama giải thích rằng các ngân hàng Mỹ đã bắt cược tài chánh lớn rằng Hy Lạp sẽ phải trả cho công khố phiếu tư nhân của nó, do đó, ECB và IMF phải cho chính phủ Hy Lạp vay các khoản tiền để trả nợ - nhưng đã phải lật đổ ngay Thủ tướng Papandreou của nước này vì ông ta đã kêu gọi một cuộc trưng cầu xem người dân Hy Lạp có thực sự muốn tự sát nền kinh tế và chính trị của Hy Lạp không.

Bọn "kỹ thuật thư lại" (technocrats) tài chánh đã được đưa vào để phục vụ cho các tên đầu sỏ chính trị trong và ngoài nước Hy Lạp nắm giữ hết các công khố phiếu. Hy Lạp bị tấn công một đòn tài chánh chí tử y như một cuộc tấn công quân sự vậy. Tài chánh là chiến tranh. Đó là bài học của tuần này.

Lần đầu tiên, các quốc gia con nợ nhận ra rằng họ đang ở trong một tình trạng chiến tranh.

Và đây cũng là lý do tại sao thị trường kinh tế đang tụt thảm vào Thứ hai, 29 Tháng 6.

*********************

Các nhà chiến lược tài chánh Khu vực Liên Âu đã thể hiện rõ ràng rằng họ muốn lấy đảng Syriza làm một ví dụ để cảnh cáo cho đảng Potemos bên Tây Ban Nha, và các đảng phái chống Liên Âu ở Ý và Pháp. Thông điệp này là: "Không nghe theo sự thắt lưng buộc bụng của chúng tôi thì sẽ có hỗn loạn đấy. Xem Hy Lạp đi này."

Nhưng phần còn lại của khối Châu Âu thì thầm hiểu ngược lại cái thông điệp đó: "Hãy cứ lưu lại trong khu vực Liên Âu và chúng tôi sẽ chỉ tạo ra tiền để tăng cường cho bọn đầu sỏ tài chánh, bọn 1%. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào thặng dư ngân sách (hoặc ít nhất, không có thâm hụt ngân sách) để gây nghèo đói nền kinh tế qua tiền tệ và tín dụng, buộc nền kinh tế Hy Lạp phải dựa vào các ngân hàng thương mại và lãi suất vay nợ".

Hy Lạp đã thực sự trở thành một ví dụ. Nhưng nó là một ví dụ kinh hoàng về bọn điều khiển lưu hành tiền tệ Khu vực Liên Âu tìm mọi cách áp đặt hết nền kinh tế này đến nền kinh tế khác, sử dụng cho vay nợ như một đòn bẩy để buộc một quốc gia phải bán những tài sản của quốc gia đó cho tư nhân với giá rẽ, giá ôi.

Tóm lại, tài chánh đã thể hiện nó là một mô thức mới của chiến tranh. Chống sự chinh phục qua đòn bẩy nợ tài chánh quốc gia theo pháp lý chính là chống lại một cuộc xâm lược quân sự vậy.


Michael Hudson
(Đông Sơn phỏng dịch)

=======
A New Mode of Warfare



The Greek Debt Crisis and Crashing Markets


by MICHAEL HUDSON


Back in January upon coming into office, Syriza probably could not have won a referendum on whether to pay or not to pay. It didn’t have a full parliamentary majority, and had to rely on a nationalist party for Tsipras to become prime minister. (That party balked at cutting back Greek military spending, which was 3% of GDP, and which the troika had helpfully urged to be cut back in order to balance the government’s budget.)
Seeing how unyielding the opposition was, Syriza’s stance was: “We would like to pay. But there’s no money.”
This kept throwing the ball back into the troika’s court. The Institutions were so unyielding that Syriza’s approval rating in the polls rose by 13% by June. Greek voters became increasingly incensed at the Troika’s demand for further pension cuts and privatizations.
Tsipras and Varoufakis were willing to pay the IMF with the IMF’s own funds, in what V. called “extend and pretend.” But their only interest in keeping current on debt was to obtain additional funding that could be used to pay domestic pensions and other basic government budgetary expenditures.
The basic tactic in such tensions between creditors and debtors is clear: once debt repayments exceed new loans, stop paying.
So when The Institutions made it clear that no more credit would be forthcoming without Syriza adopting the old Pasok/New Democracy capitulation to Troika demands, Tsipras and Varoufakis decided it was time to call a referendum eight days hence, on Sunday, July 5.
Late Friday night and into the early Saturday morning hours, Greeks ran to the ATM machines to convert their checking and savings deposits into euro notes, expecting that the end game would involve a likely 30% depreciation of the drachma – and that indeed, the ECB would stop lending to support Greek banks (the only role the ECB wanted to play).
Syriza had no love for the banks. They were the vehicles through which the oligarchs controlled the Greek economy, after all. For a month, they had been discussing how to separate the banks into “good bank” and “bad bank,” either nationalizing them (wiping out stockholders) or creating a Public Option alternative.
Most important, once out of the eurozone, Greece could create its own Treasury to monetize its spending. The Institutions called this “scrip,” but the Greeks could establish it as their national currency. They would escape from euro-austerity – except, of course, to the extent that the ECB waged economic war on Greece by imposing its own capital controls.
By going through the sham negotiations with The Institutions, Syriza gave Greeks enough time to protect what savings and cash they had – by converting these bank deposits into euro notes, automobiles and “hard assets” (even boats).
Businesses borrowed from local banks where they could, and moved their money into eurozone banks or even better, into dollar and sterling assets. Their intention is to pay back the banks in depreciated drachma, pocketing a 30% capital gain.
What commentators miss is that Syriza (at least its left) wants to be transformative. It wants to free Greece from the post-military oligarchy that evades taxes and monopolizes the economy. And it wants to transform Europe, away from ECB austerity to create a real central bank. In the process, it demands a clean slate of past bad debts. It wants to reject the IMF’s austerity philosophy and refusal to take responsibility for its bad 2010-12 bailout.
This larger, transformative picture is at the center of Syriza-left plans.
I’m in Germany now (on my way to Brussels), and have heard from Germans that the Greeks are lazy and don’t pay taxes. There is little recognition that what they call “the Greeks” are really the oligarchs. They have gained control of the old coalition Pasok/New Democracy parties, avoided paying taxes, avoided being prosecuted (New Democracy refused to act on the “Lagarde List” of tax evaders with nearly 50 billion euros in Swiss bank accounts), orchestrated insider dealings to privatize infrastructure at corrupt prices, and used their banks as vehicles for capital flight and insider lending.
This has turned the banks into vehicles for the oligarchy. They are not public institutions serving the economy, but have starved Greek business for credit.
So one casualty apart from the credibility of the eurozone, the ECB and the IMF will be these banks. Syriza is positioning itself to provide a public option – public banks that will promote the economy, and a national Treasury that will spend government money INTO the economy, not drain it to pay the Troika for having bailed out French and other banks back in 2010-1.
The European popular press is as bad as the U.S. press in describing matters. It warns of “hyperinflation” if a central bank monetizes as much as one euro of government spending in the way that the U.S. Fed does, or the bank of England or any other real central bank. The reality is that nearly all hyperinflations stem from a collapse of foreign exchange as a result of having to pay debt service. That was what caused Germany’s hyperinflation in the 1920s, not domestic German spending. It is what caused the Argentinean and other Latin American hyperinflations in the 1980s, and Chile’s hyperinflation earlier.
But once Greece frees itself from the odious debts forced upon it at financial gunpoint in 2010-12, its balance of payments will be roughly in balance (subject to some depreciation of the drachma; 30% is a number I heard bandied about in Athens last week).
To mimic Margaret Thatcher, “There is No Alternative” to withdrawing from the eurozone. The terms dictated for remaining in it was to sell off all of what remained in Greece’s public sector to European and U.S. buyers, at insider prices – but not to Russian buyers, even for the gas pipeline that was to have been sold.
Evidently the eurozone financial strategists thought that Tsipras and Varoufakis would simply surrender, and be promptly voted out of power, thereby crushing their socialist policy agenda. They miscalculated – and are now hoping to create as much anarchy as possible to punish the Greek people. The punishment is for not continuing to support their client oligarchy, which has moved most of its assets out of reach of the government.
But instead of Syriza losing credibility, it is the ECB – which refuses to create money to finance economic recovery, but only to pay the oligarchs’ banks so that they can continue to control the government. This control is now being weakened precisely because their banks are being weakened.
Greece’s Parliament last week released its Debt Truth Commission report explaining why Greece’s debts to the IMF and ECB are odious, and were taken on without a popular referendum approving these loans. Indeed, Mrs. Merkel and Mr. Sarkozy obeyed Mr. Obama and Geithner when the latter insisted at a G8 meeting that the ECB ignore the IMF economists’ analysis that Greece could not pay its debts, and bail out the banks. Geithner and Obama explained that U.S. banks had placed big financial bets that Greece would pay its private bondholders, so the ECB and IMF had to lend the government the funds to pay – but had to overthrow the country’s Prime Minister Papandreou who had urged a referendum on whether Greek people really wanted to commit economic and political suicide.
Financial technocrats were put in place to serve the domestic oligarchy and foreign bondholders. Greece was under financial attack just as deadly as a military attack. Finance is war. That is this week’s lesson.
And for the first time, debtor countries are realizing that they are in a state of war.
This is why markets are crashing on Monday, June 29.

* * *Eurozone financial strategists made it clear that they wanted to make an example of Syriza as a warning to Spain’s Potemos party, and anti-euro parties in Italy and France. The message was supposed to have been, “Avoid our austerity and we will cause chaos. Look at Greece.”
But the rest of Europe is interpreting the message in just the opposite way: “Remain in the eurozone and we will only create money to strengthen the financial oligarchy, the 1%. We will insist on budget surpluses (or at least, no deficits) so as to starve the economy of money and credit, forcing it to rely on commercial banks at interest.”
Greece has indeed become an example. But it is an example of the horror that the eurozone’s monetarists seek to impose on one economy after another, using debt as a lever to force privatization selloffs at distress prices.
In short, finance has shown itself to be the new mode of warfare. Resisting debt leverage andfinancial conquest is as legal as is resisting military invasion.
Michael Hudson’s book summarizing his economic theories, “The Bubble and Beyond,” is now available in a new edition with two bonus chapters on Amazon. His latest book is Finance Capitalism and Its Discontents. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion, published by AK Press. He can be reached via his website, mh@michael-hudson.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét