Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Tham nhũng làm xói mòn khoa học.



Các nhà khoa học gia hàng đầu thế giới tin rằng 1/2 những tài liệu Nghiên cứu Khoa Học ngày nay đơn giãn là không đúng sự thật


Đối với nhiều lĩnh vực khoa học hiện nay, kết quả nghiên cứu được tuyên bố ra thường xuyên đơn giản là sự thiên vị cho chính nguồn tài chính bảo trợ cuộc nghiên cứu đó chứ không là SỰ THẬT đích thực. Tất cả những nghiên cứu khoa học CẦN THIẾT tách rời hẳn với bất cứ liên hệ gì đến ngành công nghiệp kinh doanhđể kết quả được tuyên bố chính là SỰ THẬT đích thực của cuộc nghiên cứu khoa học đó.

Kiến Thức chuyên môn KHÔNG BAO GIỜ ĐỒNG NGHĨA với Nhân Cách, Hiểu Biết và Sáng Suốt Khôn Ngoan- Nhưng thường lại là Những Bộ Óc Khoa Học bán đứng Nhân Cách cho Tiền Lực và Bạo Lực!

DS



Leading Scientists Believe Up to Half of Research-Based Literature Is Simply Untrue


28th June 2015
By Carolanne Wright
Contributing Writer for Wake Up World


Corruption undermining science.


In a perfect world, science would have unlimited funding, free from corporations or special interest groups, where all studies would be truly objective and unbiased. Unfortunately, this is rarely the case. Financing by private companies, or those who have a vested interest in the outcome of the research, often leads to biased conclusions which favor the sponsor of the study.


Take for example a pharmaceutical company paying for a new drug to treat depression. When the track record of such research is examined, we find studies backed by the pharmaceutical industry tend to show partiality toward the drug under consideration, whereas research sponsored by government grants or charitable organizations is prone to draw more objective conclusions.¹
In a similar fashion, research financed by the food industry often favors the food under investigation compared to inquiries that are independently sponsored.²


Bad science




“Everyone should know that most cancer research is largely a fraud, and that the major cancer research organizations are derelict in their duties to the people who support them.”³ ~ Linus Pauling, PhD, and two-time Nobel Prize winner.


Dr. Marcia Angell, physician and longtime editor in chief of the New England Medical Journal, feels that objective research has taken a turn for the worse:
“It is simply no longer possible to believe much of the clinical research that is published, or to rely on the judgment of trusted physicians or authoritative medical guidelines. I take no pleasure in this conclusion, which I reached slowly and reluctantly over my two decades as an editor of the New England Journal of Medicine.”


And John P.A. loannidis, a professor in disease prevention at Standford University School of Medicine, writes that most published research findings are false, due to several criteria — including “greater financial and other interest and prejudice.” He also states that “for many current scientific fields, claimed research findings may often be simply accurate measures of the prevailing bias.”
Another critique of our current scientific method is found with Richard Horton, editor in chief of The Lancet, who states, “much of scientific literature, perhaps half, may simply be untrue,” in the April 15th, 2015 edition of the journal. He lists a a variety of reasons for this failure: studies with small sample sizes, flagrant conflicts of interest and an obsession for pursuing fashionable trends of dubious importance. Horton adds, “as one participant put it, “poor methods get results.”’
Moreover, ScienceDaily reports that a study at the University of Michigan found that nearly one-third of cancer research published in high-profile journals have conflicts of interest. The research team examined 1,534 cancer studies published in well-respected journals.The most frequent type of conflict is with industry funding (17% of the papers). Twelve percent of the papers were in conflict because the author was an industry employee. And randomized trials were more likely to have positive findings when conflicts of interest were present.


Reshma Jagsi, M.D., D.Phil., and author of the University of Michigan study, feels that “merely disclosing conflicts is probably not enough. It’s becoming increasingly clear that we need to look more at how we can disentangle cancer research from industry ties.”



Jagsi believes that research has become corrupted by designing industry-funded studies in such a manner that’s likely to yield favorable results. Researchers may also be more inclined to publish positive outcomes while overlooking negative results.
“In light of these findings, we as a society may wish to rethink how we want our research efforts to be funded and directed. It has been very hard to secure research funding, especially in recent years, so it’s been only natural for researchers to turn to industry. If we wish to minimize the potential for bias, we need to increase other sources of support. Medical research is ultimately a common endeavor that benefits all of society, so it seems only appropriate that we should be funding it through general revenues rather than expecting the market to provide,” Jagsi says.


When all is said and done, we may question whether privately funded research should be dismissed altogether. Most likely, no. But we can consider the advice presented in Understanding Science by the University of California at Berkeley:
“Ultimately, misleading results will be corrected as science proceeds; however, this process takes time. Meanwhile, it pays to scrutinize studies funded by industry or special interest groups with extra care. So don’t, for example, brush off a study of cell phone safety just because it was funded by a cell phone manufacturer — but do ask some careful questions about the research before jumping on the bandwagon. Are the results consistent with other independently funded studies? Does the study seem fairly designed? What do other scientists have to say about this research? A little scrutiny can go a long way towards identifying bias associated with funding source.”
Article sources:
¹Als-nielson, B., W. Chen, C. Gluud, and L.L. Kjaergard. 2003. Association of funding and conclusions in randomized drug trails: A reflection of treatment effect or adverse events? Journal of the American Medical Association 290:921-928
²This research focused on studies of soft drinks, juice, and milk. Lesser, L.I., C.B. Ebbeling, M. Goozner, D. Wypij, and D.S. Ludwig. 2007. Relationship between funding source and conclusion among nutrition-related scientific articles. Public Library of Science Medicine 4:41-46.
³Outrage! (Oct/Nov 1986): pg. 14.
Harvey Marcovitch. 2010 Editors, Publishers, Impact Factors, and Reprint Income. PLoS Med. 2010 Oct; 7(10): e1000355
Reshma Jagsi, Nathan Sheets, Aleksandra Jankovic, Amy R. Motomura, Sudha Amarnath, and Peter A. Ubel. Frequency, nature, effects, and correlates of conflicts of interest in published clinical cancer research. Cancer, Online May 11, 2009; Print Issue Date: June 15, 2009
http://www.thelancet.com/pdfs/journals/lancet/PIIS0140-6736%2815%2960696-1.pdf
http://undsci.berkeley.edu/article/0_0_0/who_pays
https://med.stanford.edu/profiles/john-ioannidis
http://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371/journal.pmed.0020124
http://www.sciencedaily.com/releases/2009/05/090511090846.htm
http://www.collective-evolution.com/2015/05/11/one-of-the-most-important-scientists-in-the-world-most-cancer-research-is-largely-a-fraud/
Previous articles by Carolanne:
Is Roundup Driving The Autism Epidemic? Leading MIT Researcher Says YES
Over 100 Scientific Studies Agree: Cannabis Annihilates Cancer
Emotional Energetic Healing: The Future of Medicine is Here
Why Every Parent Should Consider Unschooling
The Greenhouse of the Future: Grow Your Own Food Year-Round With This Revolutionary System
First U.S. City Produces More Electricity Than It Uses — With 100% Renewable Technology
Dry Skin Brushing Can Strengthen Immunity, Spark Detoxification and Reverse Aging
Autistic Boy with Higher IQ Than Einstein Discovers Gift After Removal from State-Run Therapy
Enhance Spiritual, Mental and Physical Well-being with a Pineal Gland Detox
DIY $2 Self-Watering Garden Bed – Grow Produce Easily, Even in the Toughest Conditions
How Being Too Clean Can Lead to Cancer, Multiple Sclerosis, Celiac Disease and More
Carolanne enthusiastically believes if we want to see change in the world, we need to be the change. As a nutritionist, natural foods chef and wellness coach, Carolanne has encouraged others to embrace a healthy lifestyle of organic living, gratefulness and joyful orientation for over 13 years

Through her website Thrive-Living.net she looks forward to connecting with other like-minded people from around the world who share a similar vision. Follow Carolanne on Facebook, Twitter and Pinterest.

Thơ Lưu Ly



GỌI EM Ở CUỐI THIÊN ĐƯỜNG




Anh sẽ gọi em ở cuối thiên đường?
Nơi ánh sáng và bóng đêm hòa vào làm một
Những ẩn ức vùi mình lên cỏ ướt
Xanh. Đỏ. Tím. Vàng...
Mênh mang!

Anh sẽ gọi em ở cuối thiên đường?
Khi một ngày trái tim em sẽ sàng nhịp đập
Anh sẽ xoa dịu nỗi đau em lần cuối
Như một bác sỹ lành nghề
Trước những bệnh nhân.

Anh sẽ gọi em ở cuối thiên đường?
Khi hoàng hôn đang dần dần bao phủ
Anh sẽ gọi?
Xé tan những buồn đau vừa ập tới
Hồi sinh sự sống sau cùng...

Anh sẽ gọi em?!






NGÀY VỀ PHỐ NÚI




Giá như em trải được lòng mình
Cho sương gió lạnh dần từng thớ thịt
Không còn biết đau
Không còn nhớ nữa
Hóa đá tim mình khi nhắc đến tên anh

Phố núi ghập ghềnh
Phố núi đầy sương
Gửi dấu yêu em vào tận cùng xa khuất

Bên là thác đổ
Bên là núi cao
Em như ngựa hoang lạc đàn
Anh như ngôi nhà kín cửa

Hoa Đỗ Quyên vẫn dịu dàng khoe sắc
Mờ phai bóng dáng thị thành
Hoàng hôn vụt đến rất nhanh
Cuốn vào Thác Mơ một tình yêu chết

Ngày em về phố núi
Phủ nỗi buồn giăng kín những vần thơ…





VALSE CHO ANH



Có thể anh chỉ là cơn mưa mùa hạ
Trút xuống đời em vội vã, bất ngờ
Như giấc mơ đến chỉ một lần thôi
Điều không thật bỗng trở thành ám ảnh

Nỗi buồn đến rung như tin nhắn
Xuyên chiều Đông tóc rối chia xa
Úp mặt vào nỗi cô đơn
Nghe cồn cào mong nhớ

Ru em bằng hơi thở
Ru em bằng môi Anh
Ru em bằng những bàn tay
Sóng tràn dâng lên mắt

Nhật ký cho anh là những câu chuyện tình
chỉ thay đổi tên nhân vật
Chắt từ tim em viết cho người
Và những vần thơ bay lên, bay lên…

Chỉ là Sớm hay Muộn: Chẳng ai cưỡng được đà nhận thức chung của Nhân Loại



Hậu bán thế kỷ 20, đa số các xã hội tiến bộ người dân đã nhận thức buộc những não trạng "giá trị gia đình" phải từ bỏ "thẩm quyền bạo lực" (violent authority) và một số xã hội đi xa hơn buộc ngay chính bọn nhà nước chính phủ phải giới hạn quyền lực, như xóa bỏ án tử hình, nghiêm cấm tra tấn khảo cung, và tuyệt đối không dùng hình phạt bạo lực thân thể hay nặng lời mạt sát học sinh trong bất cứ tình huống nào-. dù chưa thành công ở mức mong đợi - họ cũng đã đi xa và cao hơn các xã hội phương Đông còn bán khai bầy đàn một bước nhận thức nhân phẩm quá xa. Ngay cả hiện nay ở đầu thế kỷ 21 này , nơi Âu Mỹ bọn bảo thủ quyền lực đang dùng mọi thủ đoạn củng cố bạo lực và kéo ngược đà tiến của nhân loại...nhưng chúng ta cũng đang thấy người dân âu Mỹ luôn đối kháng để bảo vệ và phát huy thành quả nhân phẩm của con người. Nói ngắn gọn là họ đã tự tạo được một tính năng động thật cao trong tư duy, tính năng động (dynamic) có khả năng chuyển hóa nhanh gọn bất kỳ một vấn nạn nào. Vì nó có năng lực chất vấn thách đố không ngưng nghỉ bất cứ một lãnh vực, khía cạnh nào của đời sống con người. Nó tiến nhờ tính năng động này, chứ không phải xã hội Âu Mỹ toàn thiện không có vấn nạn!

Tại Viêt Nam, với nền "văn hóa bản sắc", câu huấn lệnh văn hóa kim chỉ nam diễn giải quyền "cấp trên" từ trong gia đình đến xã hội, nhà nước: "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi"... (mỉa mai một điều- họ tự nhận là có bản sắc TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN, mà "giáo nào" cũng lên án "bạo lực và quyền lực" - Phật thì hẳn đã quá rõ chê bạo lực quyền hạn trên dưới, Lão cũng lắc đầu với bạo lực cưỡng cầu; giềng mối lễ nghĩa Khổng thì "bất đắc dĩ dụng quyền" phải lấy Nhân và Thứ làm nền. Mà ngay có nhiễm Ky Tô giáo thì đúng ra cũng chê "bạo động quyền hành".

Thế là từ trong gia đình, không chỉ chồng đuọc quyền "thương" vợ bằng cùi chỏ bàn chân, mà bố mẹ được quyền "thương" bạo hành, phi lý, giận giữ với con cái như cái kiểu man rợ "Tống nho" phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu. Rồi đến ngay thằng anh, con chị, chỉ vì được đẻ ra trước, chứ không hẳn khôn ngoan hiều biết hay "đạo đức" hơn, cũng có cái "quyền thương" đàn áp chấn lột ngôn luận của những đứa em sinh sau! Giá trị bản sắc lập giềng mối xã hội gia đình: Lớp trên đè lớp dưới!


Bạo lực, thật ra chính là bản năng thú vật, là nền tảng của bản năng bạo lực hoang dã còn sót lại nơi những ai chưa có nhận thức thành Người mà thôi. Chính vì vậy mà chẳng có đại hiền triết nào dùng bạo lực quyền hành hết. Chẳng có triết gia nhân quyền nào hô hào tôn tri quyền lực hết. Chỉ rặt bọn băng hoại tâm thần quyền chính là tìm đủ mọi hướng, ngôn ngữ biện minh cho quyền hạn bạo lực mà thôi.

Cứ nhìn Nhật Bản và Nam Hàn hiện nay cũng chỉ nặng nhọc trằn trọc vươn lên sau hơn ba bốn thập niên cũng chỉ hơn một nửa và "bọn tiền bối cha anh" đang tìm cách lôi con cháu "trèo xuống". Nhưng lịch sử đã cho thấy KHÔNG AI CÓ THỂ TRÌ KÉO, TRẤN ÁP SỰ THAY ĐỔI TỪ NHẬN THỨC của CON NGƯỜI... Vấn đề là nhanh hay chậm, trì kéo chỉ làm phí thời gian năng lực mà thôi, rồi cũng phải đến điểm nhận thức chung của nhân loại (collective consciousness) . Bảo thủ "Ky tô giáo Mỹ "rồi cũng phải hoàn toàn chấp nhận "đồng tính luyến ái hôn nhân". "Giải tội" cho cần sa. Giáo hội La Mã cũng không còn cưỡng nổi cái đà nhận thức này cũng từ từ "chấp nhận".. Ít ai như Đa Lai Đạt Ma cũng tuyên bố "không có vấn đề gì với hôn nhân đồng tính-mà đó là vấn đề chủ quyền cá nhân"- và độc đáo hơn nữa tự ý thức hủy bỏ cái định chế "Lạt Ma" mật tông phù phiếm vớ vẩn của mình để dân Tây Tạng có cơ hội vươn lên với nhận thức và mô thức dân chủ tự chủ tự quyết với khả năng có một Đa Lai Lạt Ma "mái"!!! Kể về mức đại trí, đại bi, và đại dũng trong cương vị "lãnh đạo tinh thần" như Đa Lai Lạt Ma, quả thật hiếm.

Bài Học Đa Lai Lạt Ma





Ai cưỡng lại đà nhận thức của nhân loại, chỉ tự làm hại chính mình, làm chậm lụt chính xã hội mình. Lịch sử rõ ràng minh chứng liên tục từng ngày trôi qua trước mặt mọi người.

Thật ra những kẻ bảo thủ có nhiều thành phần. Quần chúng đa số do huân tập và sợ hãi đổi thay- phần lớn là do thủ đoạn răn đe thưởng phạt của cơ chế quyền lực. Bọn quyền lực và những kẻ đang hưởng lộc từ nhóm quyền lực đặc quyền dĩ nhiên phải tìm cách biện minh và củng cố cho quyền lợi hiện tại..nhưng bản thân nhóm này lại đang hưởng lợi từ những đổi thay hơn ai hết.. y như dám "cha mẹ di dân" hưởng thụ đòi hỏi không thiếu giá trị mới nào từ "bảng giá trị tự do, ngôn luận, tư duy, tín ngưỡng, tự lập, tự chủ, bình đẳng v.v" mà "bản xứ" phải dành cho họ.... nhưng CHÍNH HỌ lại luôn từ chối ứng dựng những giá trị này cho thế hệ con cái của họ! Từ đó cái "triết lý sinh tồn trong sợ hãi" này nó không chỉ nuôi dưỡng mà củng cố tính ích kỷ, chính đáng hóa tính lưu manh vặt và hành xử luồn cúi... miễn có lợi cho mình .. được gọi là "khôn chết, dại chết, biết sống". Nói cách khác là sống như sinh vật không nguyên lý giá trị. (life without principles)

Nhận thức nhân bản là bản chất đối kháng thường trực mọi áp bức, áp chế. nảy sinh ở cường độ và cao độ khác nhau mà thôi. Bình đẳng tương quan tự chủ xây dựng nhân phẩm con người xã hội: hòn dười chống hòn trên! Không bao giờ dâp tất được. Bao nhiêu cuộc cách mạng về nhân phẩm con người đã xảy ra, tất cả đều thành công dù gián đoạn.

Bạo lực chặt chẽ như Hồi giáo rồi cũng đang buộc phải thay đổi. Trung Quốc bạo ngược chặt chẽ rồi đang cũng buộc phải nới dần để tồn tại. Chỉ vì quyền lợi nhỏ hay nỗi sợ hãi nhỏ trước mặt, cưỡng lại đà nhận thức nhân bản thì chỉ tự hại và tự kềm hãm hướng tốt của chính xã hội và nhân phẩm của người dân mình, kéo dài sự lạc hậu kém cỏi thua kém cho chính mình, chính xã hội mình mà thôi.

Ở tầm mức cá nhân, thì rõ ràng đang tự hại mình và hại ngay tương lai con cái mình mà tưởng rằng làm tốt cho hạnh phúc của chúng! Thời gian không dừng lại ở bất cứ thời điểm nào của thế hệ nào, hay của riêng "chân lý" nào hết. Tấ cả sẽ đổi thay và chẳng ai có thể "bảo thủ, bảo tồn" cái gì hết, nhất là những thứ tác hại nhận thức ao ước nhân bản của con người xã hội hiện đại.

Nhân Chủ

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Con đường của trái tim




Từ courage (dũng cảm) rất hay. Nó bắt nguồn từ gốc Latin cor, có nghĩa là “trái tim.” Cho nên dũng cảm nghĩa là sống bằng trái tim. Và người yếu đuối, chỉ người yếu đuối thôi, mới sống bằng đầu; sợ hãi, họ tạo ra an ninh của logic quanh bản thân họ. Hoảng sợ, họ đóng mọi cửa sổ và cửa ra vào – bằng thượng đế học, khái niệm, từ ngữ, lí thuyết – và bên trong những cửa sổ và cửa ra vào đóng im ỉm đó, họ ẩn trốn.

Con đường của trái tim là con đường của dũng cảm. Đó là sống trong không an ninh; đó là sống trong tình yêu, và tin cậy; đó là đi vào trong cái không biết. Đó là việc rời bỏ quá khứ và cho phép tương lai hiện hữu. Dũng cảm là đi trên con đường nguy hiểm. Cuộc sống là nguy hiểm và chỉ kẻ hèn nhát mới có thể tránh nguy hiểm – nhưng thế thì họ đã chết rồi. Người sống, thực sự sống, sống sinh động, bao giờ cũng sẽ đi vào trong cái không biết. Có nguy hiểm ở đó, nhưng người đó sẽ nhận mạo hiểm. Trái tim bao giờ cũng sẵn sàng nhận mạo hiểm, trái tim là kẻ liều lĩnh. Cái đầu là doanh nhân. Cái đầu bao giờ cũng tính toán – nó tinh ranh. Trái tim không tính toán.

Từ tiếng Anh courage (dũng cảm) này thật hay, rất thú vị. Sống qua trái tim là khám phá nghĩa. Nhà thơ sống qua trái tim và, dần dần, trong trái tim ông ấy bắt đầu nghe thấy âm thanh của cái không biết. Cái đầu không thể nghe được; nó ở rất xa với cái không biết. Cái đầu chất đầy những cái đã biết.

Tâm trí bạn là gì? Nó là tất cả những điều bạn đã biết. Nó là quá khứ, cái chết, cái đã qua rồi. Tâm trí không là gì ngoài quá khứ được tích luỹ, kí ức. Trái tim là tương lai; trái tim bao giờ cũng hi vọng, trái tim bao giờ cũng ở đâu đó trong tương lai. Cái đầu nghĩ về quá khứ, trái tim mơ về tương lai.

Tương lai còn chưa tới. Tương lai còn chưa hiện hữu. Tương lai mới là khả năng – nó sẽ tới, nó đang tới rồi. Mọi khoảnh khắc tương lai đều trở thành hiện tại, và hiện tại trở thành quá khứ. Quá khứ không có khả năng nào, nó đã được dùng rồi. Bạn đã đi khỏi nó rồi – nó đã cạn kiệt, nó là thứ chết, nó giống như nấm mồ. Tương lai giống như hạt mầm; nó đang tới, luôn tới, bao giờ cũng đạt tới và gặp gỡ với hiện tại. Bạn bao giờ cũng chuyển động. Hiện tại không là gì ngoài việc chuyển vào tương lai. Nó là bước đi mà bạn đã lấy; nó đi vào tương lai.

MỌI NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU MUỐN LÀ THẬT bởi vì chỉ cái thật mới đem tới nhiều niềm vui thế và dư thừa thế của phúc lạc – sao người ta phải là giả? Bạn phải có dũng cảm để có cái nhìn sâu sắc hơn chút ít: Sao bạn sợ? Thế giới này có thể làm gì cho bạn? Mọi người có thể cười bạn; điều đó sẽ làm cho họ thoải mái – tiếng cười bao giờ cũng là thuốc, lành mạnh. Mọi người có thể nghĩ bạn điên… chỉ bởi vì họ nghĩ bạn điên, bạn đâu có trở thành điên.

Và nếu bạn là đích thực về niềm vui của mình, nước mắt của mình, điệu vũ của mình, chẳng chóng thì chầy sẽ có những người bắt đầu hiểu bạn, những người có thể bắt đầu tham gia cùng đoàn lữ hành của bạn. Bản thân tôi đã bắt đầu một mình trên con đường, và thế rồi mọi người cứ tới và nó trở thành đoàn lữ hành toàn thế giới! Mà tôi đã chẳng mời ai cả; tôi đơn giản đã làm bất kì điều gì tôi cảm thấy đang tới từ trái tim tôi.

Trách nhiệm của tôi là hướng tới trái tim tôi, không hướng tới bất kì ai khác trên thế giới. Cho nên trách nhiệm của bạn chỉ hướng tới bản thể riêng của bạn thôi. Đừng chống lại nó, bởi vì chống lại nó là tự tử, là tự phá huỷ bản thân bạn. Và lợi lộc gì? Cho dù mọi người có kính trọng bạn, và mọi người coi bạn là người rất đúng mực, đáng kính, đáng tôn vinh, những điều này sẽ chẳng nuôi dưỡng được cho bản thể bạn. Chúng không cho bạn bất kì cái nhìn nào thêm vào trong cuộc sống và cái đẹp vô biên của nó.

Bao nhiêu triệu người đã sống trước bạn trên trái đất này? Bạn thậm chí chẳng biết tới tên họ; họ đã từng sống hay không cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Đã có các thánh nhân và có các tội nhân, và đã có những người rất đáng kính trọng, và đã có đủ mọi loại lập dị, gàn dở, nhưng họ tất cả đã biến mất – thậm chí chẳng dấu vết nào còn lại trên trái đất.

Mối quan tâm duy nhất của bạn nên là chăm nom tới và bảo vệ cho những phẩm chất mà bạn có thể đem theo mình khi cái chết phá huỷ thân thể bạn, tâm trí bạn, bởi vì những phẩm chất này sẽ là người bạn đồng hành duy nhất của bạn. Chúng là những giá trị thực duy nhất, và những người đạt tới chúng – chỉ họ mới sống; những người khác chỉ giả vờ sống.

Nhân viên KGB gõ cửa nhà Yussel Finkelstein một đêm tối mù mịt. Yussel mở cửa. Nhân viên KGB xổ ra một tràng, “Yussel Finkelstein có sống ở đây không?”

“Không,” Yussel đáp, đứng đó trong bộ quần áo ngủ sờn rách.

“Không à? Thế tên anh là gì?”

“Yussel Finkelstein.” Viên KGB đấm anh ta ngã nhào xuống đất và nói, “Anh vừa nói rằng anh không sống ở đây phải không?”

Yussel đáp, “Ông gọi thế này mà là sống à?”

Chỉ sống thì không phải bao giờ cũng là sống. Nhìn vào cuộc sống của bạn đi. Bạn có thể gọi nó là phúc lành không? Bạn có thể gọi nó là món quà không, món quà của sự tồn tại? Bạn có muốn cuộc sống này cứ được trao đi trao lại cho bạn mãi không?

ĐỪNG NGHE THEO KINH SÁCH – nghe trái tim riêng của mình. Đó là kinh sách duy nhất tôi qui định: lắng nghe rất chăm chú, rất có ý thức, và bạn sẽ không bao giờ sai. Và khi nghe theo trái tim riêng của mình, bạn sẽ không bao giờ bị phân chia cả. Khi lắng nghe trái tim riêng của mình bạn sẽ bắt đầu đi theo hướng đúng, thậm chí không nghĩ tới điều gì là đúng và điều gì là sai.

Toàn thể nghệ thuật cho nhân loại mới sẽ bao gồm trong bí mật của việc lắng nghe theo trái tim một cách có ý thức, tỉnh táo, chăm chú. Và đi theo nó, đi tới bất kì chỗ nào nó đưa bạn tới. Vâng, đôi khi nó sẽ đưa bạn vào nguy hiểm – nhưng nhớ lấy, những nguy hiểm đó là cần để làm cho bạn trưởng thành. Đôi khi nó sẽ đem bạn đi lạc lối – nhưng lại nhớ, đi lạc lối đó là một phần của trưởng thành. Nhiều lần bạn sẽ ngã – lại đứng dậy, bởi vì đây là cách người ta thu lấy sức mạnh, bằng việc ngã và lại vươn lên. Đây là cách người ta trở nên được tích hợp.

Nhưng đừng theo các qui tắc bị áp đặt từ bên ngoài. Không qui tắc áp đặt nào đã bao giờ có thể đúng được – bởi vì các qui tắc được đặt ra do những người muốn cai trị bạn! Vâng, đôi khi đã có những người rất thông minh nữa – Phật, Jesus, Krishna, Mohammed. Họ đã không trao các qui tắc cho thế giới, họ đã đem cho tình yêu của mình. Nhưng chẳng chóng thì chầy các đệ tử tụ tập lại với nhau và bắt đầu làm ra qui tắc ứng xử. Một khi Thầy qua đời, một khi ánh sáng tắt rồi và họ đang trong bóng tối sâu sắc, họ bắt đầu dò dẫm tìm các qui tắc nào đó để theo, bởi vì bây giờ ánh sáng mà họ có thể thấy được đã không còn đó nữa. Bây giờ họ sẽ phải lệ thuộc vào các qui tắc.

Điều Jesus đã làm là việc thì thầm của trái tim ông ấy, còn điều người Ki tô giáo cứ làm là không thì thầm từ trái tim riêng của họ. Họ là những kẻ bắt chước – và khoảnh khắc bạn bắt chước, bạn xúc phạm tính nhân bản của mình, bạn xúc phạm Thượng đế của mình.

Đừng bao giờ là kẻ bắt chước, bao giờ cũng là nguyên bản. Đừng trở thành bản sao. Nhưng đó là điều đang xảy ra trên khắp thế giới này – toàn các bản sao với bản sao.

Cuộc sống thực sự là điệu vũ nếu bạn là nguyên bản – và bạn được ngụ ý là nguyên bản. Nhìn Krishna khác biệt làm sao với Phật. Nếu Krishna theo Phật thì chúng ta đã bỏ lỡ mất một trong những người đẹp nhất trên trái đất này. Hay nếu Phật theo Krishna, ông ấy sẽ chỉ là một mẫu vật nghèo nàn. Cứ thử nghĩ Phật đang thổi sáo mà xem! – ông ấy sẽ quấy rối giấc ngủ của nhiều người, ông ấy đâu có phải là người thổi sáo. Cứ thử nghĩ Phật đang nhảy múa; điều đó trông kì cục thế, ngớ ngẩn.

Và cùng điều đó cũng hệt như trường hợp với Krishna. Ngồi dưới gốc cây mà không có sáo, không có vòng mũ lông công, không có quần áo đẹp – chỉ ngồi như kẻ ăn xin dưới gốc cây với mắt nhắm nghiền, chẳng ai nhảy múa xung quanh ông ấy, chẳng điệu vũ nào, chẳng bài ca nào – và Krishna sẽ trông đáng thương thế, nghèo nàn thế. Phật là Phật, Krishna là Krishna, và bạn là bạn. Và bạn theo bất kì cách nào cũng không kém hơn bất kì ai khác. Kính trọng bản thân mình đi, kính trọng tiếng nói bên trong riêng của mình và tuân theo nó.

Và nhớ, tôi không đảm bảo với bạn rằng điều đó bao giờ cũng dẫn bạn đi đúng đâu. Nhiều lần nó sẽ dẫn bạn đi sai, bởi vì để đi tới cánh cửa đúng người ta trước hết phải gõ lên nhiều cánh cửa sai. Đó là cách nó thế đấy. Nếu bạn ngẫu nhiên loạng choạng vớ phải cánh cửa đúng, bạn sẽ không thể nào nhận ra được rằng nó là đúng. Cho nên nhớ, trong quyết toán tối thượng không nỗ lực nào bị phí hoài cả; mọi nỗ lực đều đóng góp cho đỉnh cao tối thượng của trưởng thành của bạn.

Cho nên đừng ngần ngại, đừng lo nghĩ quá nhiều về việc đi sai. Đó là một trong các vấn đề: mọi người đã được dạy đừng bao giờ làm bất kì cái gì sai, và thế rồi họ trở nên ngần ngại, sợ hãi, kinh hoàng khi làm điều sai, đến mức họ trở nên bị mắc kẹt. Họ không thể chuyển động được, cái gì đó sai có thể xảy ra. Cho nên họ trở thành giống như tảng đá, họ đánh mất mọi chuyển động.

Cứ phạm thật nhiều sai lầm có thể có, chỉ cần nhớ một điều: đừng phạm phải cùng một sai lầm mãi. Và bạn sẽ trưởng thành. Đi lạc lối là một phần của tự do của bạn; thậm chí đi ngược lại Thượng đế cũng là một phần của chân giá trị của bạn. Và đôi khi ngay cả việc đi ngược lại Thượng đế cũng là điều hay. Đây là cách bạn sẽ bắt đầu có xương sống; bằng không, có hàng triệu người, không xương sống.

Quên mọi điều bạn đã từng được bảo, “Cái này đúng và cái này sai.” Cuộc sống không cố định như vậy. Điều là đúng hôm nay có thể sai ngày mai, điều sai vào khoảnh khắc này có thể đúng vào khoảnh khắc tiếp. Cuộc sống không thể bị phân loại như vậy; bạn không thể dán nhãn cho nó dễ dàng thế, “Cái này đúng và cái này sai.” Cuộc sống không phải là cửa hiệu của nhà hoá học nơi mọi cái chai đều được dán nhãn và bạn biết cái gì là cái gì. Cuộc sống là điều bí ẩn: khoảnh khắc này cái gì đó khớp và thế rồi nó đúng; khoảnh khắc khác, bao nhiêu nước đã trôi xuôi qua sông Hằng đến mức nó không còn khớp nữa và nó sai.

Định nghĩa của tôi về đúng là gì? Cái hài hoà với sự tồn tại là đúng, còn cái không hài hoà với sự tồn tại là sai. Bạn sẽ phải rất tỉnh táo từng khoảnh khắc, bởi vì điều đó phải được quyết định từng khoảnh khắc tươi mới. Bạn không thể phụ thuộc vào những câu trả lời đã làm sẵn về cái gì đúng và cái gì sai. Chỉ người ngu mới phụ thuộc vào các câu trả lời làm sẵn bởi vì thế thì họ không cần thông minh, không có nhu cầu. Bạn đã biết cái gì là đúng và cái gì là sai, bạn có thể nhớ danh sách đó; danh sách đó không to lớn gì.

Mười lời răn – đơn giản thế! – bạn biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Nhưng cuộc sống cứ thay đổi liên tục. Nếu Moses quay lại, tôi cho rằng ông ấy sẽ không cho bạn cùng mười lời răn đó đâu – ông ấy không thể cho được. Sau ba nghìn năm, làm sao ông ấy có thể cho bạn cùng những lời răn đó được? Ông ấy sẽ phải phát minh ra cái gì đó mới.

Nhưng hiểu biết riêng của tôi là thế này, rằng bất kì khi nào lời răn được trao, chúng tạo ra khó khăn cho mọi người bởi vì vào lúc chúng được trao thì chúng đã lạc hậu rồi. Cuộc sống chuyển động quá nhanh; nó năng động, nó không tĩnh tại. Nó không phải là cái ao tù đọng, nó là sông Hằng, nó cứ tuôn chảy. Nó chưa bao giờ là như nhau cho hai khoảnh khắc kế tiếp. Cho nên một điều có thể đúng vào khoảnh khắc này, và có thể không đúng vào khoảnh khắc tiếp.

Thế thì phải làm gì? Điều có thể duy nhất là làm cho mọi người nhận biết rằng bản thân họ có thể quyết định được cách đáp ứng với cuộc sống thay đổi.

Một câu chuyện Thiền:

Có hai ngôi chùa, đối kháng nhau. Cả hai vị thầy – họ phải đã là những người được gọi là thầy duy nhất, phải thực sự là các sư – chống đối lẫn nhau nhiều đến mức họ bảo các tín đồ của mình đừng bao giờ ngó sang ngôi chùa kia.

Từng sư đều có một chú tiểu phục vụ mình, đi kiếm mọi thứ về cho ông ta, làm việc vặt. Sư của chùa thứ nhất bảo với chú tiểu của mình, “Chớ bao giờ nói với chú tiểu kia đấy. Những người đó là nguy hiểm.”

Nhưng trẻ con vẫn cứ là trẻ con. Một hôm chúng gặp nhau trên đường, và chú tiểu của ngôi chùa thứ nhất hỏi chú tiểu kia, “Đằng ấy đi đâu đấy?”

Chú tiểu kia trả lời, “Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.” Nó phải đã lắng nghe những điều nói về Thiền lớn lao trong chùa; nó nói, “Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.” Một phát biểu vĩ đại, Đạo thuần khiết.

Nhưng chú tiểu thứ nhất lại rất lúng túng, bực mình, và nó lại không thể tìm được cách trả lời chú tiểu kia. Thất vọng, tức giận, và cũng thấy mặc cảm… “Thầy mình đã dặn đừng có nói với những kẻ này. Những người này thực sự nguy hiểm. Bây giờ, đây là loại câu trả lời gì? Nó làm bẽ mặt mình.”

Nó đi tới thầy nó và kể với thầy điều đã xảy ra: “Con rất ân hận là con đã nói với nó. Thầy đúng lắm, những người đó thật là kì lạ. Đây là loại câu trả lời gì vậy? Con đã hỏi nó, ‘Đằng ấy đi đâu đấy?’ – một câu hỏi đơn giản, chính thức – và con biết nó cũng đi ra chợ, cũng như con đi ra chợ. Nhưng nó lại nói, ‘Tới bất kì chỗ nào gió đưa tớ tới.'”

Thầy nói, “Ta đã dặn con rồi, mà con không chịu nghe. Bây giờ nghe đây, ngày mai, con đứng ở cùng chỗ đó lần nữa đi. Khi nó tới, hỏi nó, ‘Đằng ấy đi đâu đấy?’ và nó sẽ nói, ‘Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.’ Thế thì con cũng triết lí thêm một chút nữa. Nói, ‘Nếu đằng ấy không có chân, thì sao?’ – bởi vì linh hồn là vô thân thể và gió không thể đem linh hồn đi bất kì đâu được – ‘Thế thì sao?’”

Chú tiểu này muốn tuyệt đối sẵn sàng; cả đêm chú lặp đi lặp lại câu trả lời đó mãi. Rồi sáng hôm sau từ rất sớm chú đã ra đó rồi, đứng ở ngay chỗ đó, và vào đúng giờ chú tiểu kia tới. Chú tiểu này sướng lắm, bây giờ nó sẽ cho cậu kia biết triết lí thực là gì. Thế là nó hỏi, “Đằng ấy đi đâu đấy?” Và nó chờ đợi…

Nhưng chú tiểu kia lại nói, “Tớ đi chợ mua rau đây.”

Bây giờ, phải làm gì với triết lí mà chú tiểu này đã học rồi đây?

Cuộc sống giống như vậy đó. Bạn không thể chuẩn bị cho nó được, bạn không thể sẵn sàng cho nó được. Đó là cái đẹp của nó, đó là điều kì diệu của nó; rằng nó bao giờ cũng đem bạn vào cái không nhận biết; nó bao giờ cũng tới như điều bất ngờ. Nếu bạn có mắt bạn sẽ thấy rằng từng khoảnh khắc đều là điều bất ngờ và không câu trả lời làm sẵn nào là áp dụng được.

Osho


Luận về “Hiểu” và “Biết”





“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”?

Ý nghĩ đầu tiên khi bước chân vào dòng suy nghĩ này đó là câu thành ngữ của người Trung Hoa:


“Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”
 (Có nghĩa là: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương/ Biết người, biết mặt, không biết lòng”

Từ “Biết” tiếng Hán là “tri”. Người Á Đông rất coi trọng sự “biết”. Có một sự khác biệt lớn về cấp độ nhận thức giữa “kiến thức” (những điều trông thấy) và “tri thức” (những điều đã đạt đến độ biết). Tức là “kiến thức” chỉ nằm ở cấp độ vẽ da con hổ mà thôi, còn cấp độ của “tri thức” là cấp độ của việc nhận thức điều gì đó cả trong lẫn ngoài. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta có nhiều kiến thức thì sẽ có tri thức, bởi lần mò, sờ mó khắp bộ lông con hổ, bạn có thể thấu suốt được bên trong của nó.

“Biết” tiếng Anh là “know”. Dấu vết đầu tiên của từ “know” có thể thấy trong từ “cnawlece” tương đương với “acknowledgment of a superior, honor, worship”, có nghĩa là “kính ngưỡng một lực lượng siêu nhiên, tôn vinh, thờ phụng”. Tiếng Anh thời Trung Cổ có từ “knoulechen”, sau này chuyển thành “acknowledge” với ý nghĩa “nhận ra” hay “giao hòa”. Qúa trình tìm hiểu từ nguyên của từ “know” này thật sự khiến tôi thích thú, bởi những gì tôi nhận thức về sự “biết” lại rất gần với ý nghĩa cổ xưa. 

Đứng trước một sự việc, khi chúng ta không ở trong nó thì chúng ta không thể biết về nó. Tiếp xúc với một sự vật nếu không có sự giao hòa về mặt năng lượng với sự vật thì không thể gọi là “biết” sự vật ấy. Đây chính là nguyên lý mà các cao thủ võ lâm trong truyện kiếm hiệp vẫn nhắc tới, khi người và kiếm hợp nhất. Bái Hỏa giáo do Zarathustra sáng lập, tôn giáo cổ xưa nhất của loài người có hình thức chiêm nghiệm ngọn lửa và chỉ thực sự biết về lửa khi người và lửa hợp nhất. Một cách gần gũi hơn, Đức Phật chỉ biết về Niết Bàn khi nhập vào Niết Bàn, Jesus chỉ biết được Thượng Đế khi hòa làm một với Thượng Đế.

Rõ ràng, dù ở từ “tri” của tiếng Hán hay “know” của tiếng Anh, ta đều thấy sự khẳng định rằng chúng ta không thể biết được một điều gì đó nếu chưa từng thấy và trải qua điều đó.

“Hiểu” có tiếng Hán là “thông” và tiếng Anh là “understand”. Tiếng Anh Cổ là “understandan” với ý nghĩa “bao hàm và nắm bắt ý tưởng”. Từ “thông” trong tiếng Hán cũng có cách hiểu là đào sâu một vấn đề nào đó để thấu suốt nó. Nói một cách ngắn gọn, “hiểu” chính là nắm bắt được bản chất của vấn đề.

Không biết từ bao giờ người Việt có lối nghĩ rằng việc “hiểu” quan trọng hơn việc “biết”, có thể là từ khi xứ ta được tiếp xúc với lối tư duy logic và cho rằng logic là cách duy nhất để đạt được sự hiểu biết. Nhiều người đã đồng nhất sự “hiểu” với tính logic, nhưng logic chỉ là một phương pháp tư duy để dẫn đến việc hiểu. Bên cạnh quá trình tư duy logic, những nhà khoa học vĩ đại còn mơ hồ nói đến một sự “hiểu” trong trạng thái vô thức, hay người ta vẫn gọi một cách chung chung là “trực giác”. Vì lý do nào đó, tự nhiên, trong khoảnh khắc, một người hiểu được vấn đề mà trước đó họ phải mất rất nhiều công sức để tư duy mà không thể tìm ra.

Vậy thì đâu là sự tương tác giữa “Hiểu” và “Biết”? Làm sao một người có thể “hiểu” vấn đề nếu không từng thấy và biết ở bề mặt của một vấn đề nào đó? Và làm sao người ta có thể đạt đến mức độ “giao hòa” của sự “biết” nếu không qua quá trình tìm tòi đến mức thông hiểu bản chất của vấn đề. Có vẻ như “hiểu” là chiếc cầu giúp chúng ta bắc từ trạng thái bên ngoài của sự vật, sự việc để vào đến cốt lõi và hơn cả thế, trải qua quá trình hợp nhất với điều ta đang khám phá.“Biết” có nhiều cấp độ, và “hiểu” giúp ta gia tăng cấp độ, mở rộng đường biên của sự biết.

Trang Tử trong chương Thu Thủy của Nam Hoa Kinh có một đoạn luận rất hay về tương quan giữa hiểu biết của con người và vũ trụ: Sự hiểu biết của con người chẳng qua chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông, nhưng tham vọng của con người lại chính là hiểu biết về đại dương đó. Bởi thế, từ Cổ chí Kim, bất luận Đông Tây, các học giả vẫn mải miết đi tìm bản chất của thực tại, các quy luật vận hành vũ trụ, hay theo ngôn ngữ của phương Đông là Đạo. Và cho dù có nhiều học thuyết đến đâu thì không một học thuyết nào có thể thỏa mãn nhân loại. Đó là một quá trình nhận thấy, biết, hiểu, biết sâu hơn, nhận ra thêm một điều gì đó, rồi lại hiểu và biết sâu hơn nữa… Và có lẽ ở mức độ biết cao nhất, sâu nhất, rộng nhất, đó là nhập làm một với vũ trụ, giống như giọt nước sẽ có tri thức về đại dương khi trở thành một phần của đại dương ấy. Phải chăng, đây chính là ý Lão Tử ngầm gửi gắm trong câu:

“Khi chưa tu Đạo thì thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông; mới tu Đạo thì núi không còn là núi, sông không còn là sông; đến khi đắc Đạo thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”. 

Tuy nhiên, tôi vẫn không dám chắc rằng đó là giới hạn cuối cùng, bởi lẽ tôi chưa đạt đến mức độ biết đó, và giống như một Thiền Sư nhà Trần đã viết:

Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.”

Quảng Nghiêm Thiền Sư

(Dịch nghĩa: “Chưa đến cõi chết thì không bàn về việc chết/ Sống mà không phụ thuộc vào sự sống thì mới được giảng về sự không sống)

Quay trở lại vấn đề “Hiểu” và “Biết”, sự mênh mông của tri thức có lẽ là điều không còn gì phải bàn cãi. Tôi tin rằng, cho đến bây giờ, không một khoa học gia, một triết gia nào còn dám vỗ ngực rằng mình hiểu bản chất của một hạt cát chứ đừng nói rằng hiểu được vũ trụ. Bởi cứ mỗi lần nhận thấy điều gì đó trong quá trình tìm tòi, họ lại giật mình nhận ra rằng hóa ra những điều mình biết trước đây là sai lầm hoặc thiếu sót. Sự nhận ra này trở nên nhanh chóng hơn ở thời đại ngày nay, khi thông tin nhiều hơn, thế giới vận hành mạnh mẽ hơn… Chỉ cần khi mới chạm được đến sự biết nào đó thì lập tức các dữ kiện mới xuất hiện và phá bỏ cách hiểu trước đó.

Cái duy nhất con người có thể chắc chắn biết được đó là chúng ta không hiểu biết gì nhiều lắm về vũ trụ, về thế giới, về xã hội và về chính bản thân chúng ta. Mọi thứ chúng ta tưởng là chúng ta biết có thể rằng chúng ta còn chưa từng nhìn thấy, chưa từng trải nghiệm, và chắc chắn rằng chúng ta không thể có sự hiểu hay hòa nhập với nó. Bằng một cách nói quen thuộc mà tôi hay sử dụng, thì đó là ảo tưởng về sự “Biết”, bởi chúng ta chỉ tiếp xúc với sự vật, sự việc bằng các khái niệm trừu tượng trong từ điển hay những quyển sách diễn giải dài ngoằng của các nhà lý thuyết. Lý thuyết không phải tất cả, lý thuyết chỉ là một quá trình diễn ngôn về sự hiểu và sự biết của một nhà lập thuyết. Sự biết ấy có giới hạn và đến một lúc nào đó, khi bị đặt sang một không gian khác, tình huống khác, lý thuyết ấy không còn đúng nữa. Tóm lại, lý thuyết có thể chỉ là một sự đúc rút kinh nghiệm ở cấp độ cao, sâu và rộng. Mà vấn đề là không có cao cực cao, sâu cực sâu, rộng cực rộng, vì không có giới hạn cho điều này. Chúng ta đọc được những lý thuyết ấy, nắm bắt được phần nào các khái niệm, và chúng ta tưởng rằng chúng ta đã biết. Đúng là chúng ta đã biết, nhưng chúng ta chỉ biết cái mường tượng, cái ảo ảnh được vẽ ra trong đầu dựa trên lý thuyết ấy.

Có một nguyên tắc quan trọng trong con đường khám phá, đó là phải bỏ lại những sự “Biết” và sự “Hiểu” trong quá khứ của mình. Nếu không bỏ lại, chúng ta không thể phá vỡ các giới hạn của nhận thức, không thể mở rộng đường biên, Điều này tương đồng trong phép tu Vô Ngã. Mọi thứ ta thấy đều chỉ là ảo tưởng, khi vứt bỏ ảo tưởng này, ảo tưởng khác lại xuất hiện. Qúa trình vứt bỏ liên tục, quá trình đi sâu hơn nữa, vươn cao hơn nữa, trải rộng hơn nữa là quá trình để chúng ta đạt tới sự hiểu biết thật sự.

Đây chỉ là những hiểu biết của tôi về sự Hiểu và sự Biết. Có thể ngày mai, ngày kia hay một thời gian ngắn nữa, những điều tôi đã nhận thức ở đây không còn đúng nữa và tôi sẽ lại phá vỡ những giới hạn này để hiểu biết hơn về chính sự Hiểu Biết.

Hà Thủy Nguyên