Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Sự cô đơn







Sarah Shifferd, Trần Khiết Bách dịch
  

Một buổi chiều đầu xuân tại Portland, Oregon. Nhìn theo vẻ ngoài thì tôi vừa tản bộ qua những khu vườn đầy hoa cực kỳ tinh tế và những dãy nhà đẹp tuyệt vời có kiến trúc theo phong cách Craftsman, đã được thắp sáng ở bên trong, tương phản với cảnh trời chiều chạng vạng. Trong tâm tôi, những suy nghĩ mâu thuẫn không ngớt gây nên sự huyên náo chung quanh nỗi bất hạnh không thể tỏ lộ. Một tấm ngân phiếu của khách hàng đã không đến kịp lúc khiến tôi hầu như rỗng túi. Công việc của tôi trong ngày hôm ấy chỉ toàn là những bực tức và căng thẳng. Tôi đã hoàn toàn thuyết phục được chính mình, dựa trên tình trạng căng thẳng thần kinh do chứng rối loạn tâm thần của tôi, rằng tôi thiếu cảm hứng, không đủ quyết đoán, không đủ chú tâm, không đủ sáng tạo và không đủ điên khùng đối với người phụ nữ mà tôi đã từng theo đuổi. Một người bạn vừa hủy bỏ cuộc hẹn gặp nhau vào buổi chiều. Cảm thấy sự đen tối đang nhận chìm sự bén nhạy của tâm trí, tôi cố giữ một giọng điệu nhẹ nhàng để thăm dò một vài người bạn khác xem sao, đề nghị với họ cùng đi ăn tối theo kiểu Mexico hay đi xem một cuộn phim. Tất cả bọn họ đều đã có những kế hoạch riêng, có những người khác cần gặp, có những việc khác phải làm. Tệ hại hơn nữa, ngay cả con mèo đen nhỏ bé xấu xí của tôi, tôi vẫn gọi nó là Drolma Jangsem, cũng có cái gì trong đầu khiến nó bỏ ra ngoài ngủ trên lối chạy xe vào nhà chứ không chịu nằm trong nhà.

Khi rẽ vào đại lộ Hawthorne và bước vào New Seasons Market, tôi tính toán trong đầu xem những món nhu yếu phẩm nào tôi có đủ khả năng mua sắm và những món nào không. Ánh đèn vàng rực rỡ của cửa hàng làm cho tôi cảm thấy ngột ngạt, những bó hoa trang trí khiến tôi chói mắt và anh chàng đứng gác ở quầy hàng lại quá mức thân thiện. Tôi chọn một vỉ trứng, một gói bánh tráng bột bắp và nửa ký cà-rốt.

Tôi đang cân nhắc về món bơ hạnh nhân thì tiếng nhạc cất lên. Trước hết là một đoạn dạo đầu ngớ ngẩn với nhạc khí điện tử, thế rồi một chuỗi âm thanh trầm để báo hiệu bài hát. Tôi lạnh cứng người. “Đừng, đừng”.

Tôi van lơn với cả vũ trụ. “Xin đừng chơi bản nhạc này”. Cả vũ trụ cũng vẫn cứ chơi bản nhạc ấy. Giọng nam trung đầy âm hưởng của ca sĩ Scott Walker trưởng nhóm The Walker Brother đã vang vọng trên khắp các mặt hàng. Cô đơn là chiếc áo choàng anh mặc…*

Tôi nghiến chặt hai hàm răng và gồng cứng toàn thân. Sự thôi thúc trong lòng tôi về việc phải thoát khỏi những cái loa và quăng chúng ra khỏi tấm kính cửa sổ chỉ dịu đi bởi một thực tế là tôi chẳng biết chúng nằm ở chỗ nào.

Ánh mặt trời sẽ không còn soi sáng nữa
Ánh trăng sẽ chẳng còn treo trên bầu trời*


Tôi chụp vội lấy lọ bơ hạnh nhân và vài trái táo rồi nhanh chóng lao về hướng quầy tính tiền. Viên kế toán là một anh chàng người Pháp nhỏ thó chẳng thèm nói với tôi một lời. Tôi quan sát anh ta đang cẩn thận đặt từng trái táo lên bàn cân rồi dán mã hiệu vào.

Lệ luôn làm mờ mắt bạn
Khi bạn không có tình yêu!*

Con đường là sự an toàn. Những cánh cửa tự động lách cách đóng lại sau lưng tôi. Chuyến xe buýt tôi hy vọng đón được đã nhanh chóng vù qua trước mặt tôi. Tôi cố tình không nhận ra anh chàng bán báo, cho y là một kẻ vô gia cư, rồi cáu kỉnh chạy nhanh về phía trạm xe buýt kế tiếp cách đó hai khối nhà. Tâm tôi đang lập lại bản nhạc mà tôi vừa tìm cách bỏ trốn. Này em, tôi cần em… Tôi không thể đi… đi… tiếp*.

Tôi mặc kệ cho bản nhạc tiếp tục vang lên trong đầu tôi suốt một nửa khối phố. Khi đến phần hợp ca, tôi bỗng hát lên theo với nhịp thở. Tôi dứt khoát chống lại nụ cười đã nổi cáu với tâm trạng tăm tối của mình. Nhưng vào lúc đến được trạm xe buýt, tôi đã bật cười lớn vừa đủ gây sự chú ý của những người cùng chờ chuyến xe Tri-Met với tôi. Tôi nuốt vào lòng những tiếng cười khúc khích, kéo lê mấy cái túi đựng thực phẩm đặt lên chiếc ghế chờ và giả vờ như trông đợi chuyến xe.

Tôi yêu cái khoảnh khắc mà thế giới bên ngoài phản ánh hoàn hảo những ảo tưởng của mình; hoặc, tôi có thể nói, khi tôi có thể thực sự nhìn thấy cái thế giới bên ngoài phản ánh hoàn hảo đến như thế những ảo tưởng của tôi.

Tự điển Anh ngữ trên mạng định nghĩa tính từ “lonely (cô đơn)” là “bị ảnh hưởng bởi, có đặc tính là, hoặc gây nên một cảm giác buồn chán vì ở một mình; thiếu tình bạn, sự nâng đỡ và mối giao tiếp mang tính thông cảm, thân hữu…”.

Chúng ta đều biết cái cảm giác ấy. Sự cô đơn cảm nhận được sự phân chia, sự cách biệt tại mỗi một sự thay đổi về tính khí hay hoàn cảnh có thể xảy ra. Giống như người bạn tối tăm của nó là Sự Buồn Chán, nó sống trong một thế giới nhỏ bé hẹp hòi, những bờ mé của tấm ảnh mờ nhạt và tròn trịa, như trong một chuỗi giấc mơ trên màn ảnh truyền hình. Và giống như Sự Buồn Chán, nó có một nguyên nhân duy nhất: cái tâm tự yêu mến chính mình.

Sự cô đơn chỉ tập chú về “Cái Tôi”; nó hướng đến cái tôi trong một sự ám ảnh. Và không phải chỉ bất kỳ cái tôi nào mà là một cái tôi tuyệt đối và hoàn toàn lầm lạc. Cái tâm đầy ảo tưởng khăng khăng một cách cứng đầu trong việc kể mãi một câu chuyện và tóm lấy bất kỳ điều gì đang xảy ra như là chứng cớ để nâng đỡ câu chuyện ấy. Khi ảo tưởng là sự yêu mến chính mình, khi ta níu chặt vào cái tâm thức chỉ thấy rằng “Cái Tôi” là điều quan trọng nhất (hoặc thấy “Cái Tôi” trong sự loại trừ tất cả những người khác), sự đau khổ sẽ đến một cách nhanh chóng và mãnh liệt. Và khi sự đau khổ có mặt một cách nhanh chóng và mãnh liệt như thế, ta chẳng còn có thể thấy mình đang làm gì hoặc tâm thức của ta đang ở nơi nào. Khi ta không thể thấy ta đang làm gì hoặc tâm thức ta đang ở nơi nào, việc bước một bước nhẹ sang phía bên trái, chỉ là đi dạo quanh cái sự nhầm lẫn ban đầu đó, cũng trở thành điều hoàn toàn không thể thực hiện được.

Sự cô đơn chỉ là điều dối trá. Sự thật là, chúng ta có thể tìm thấy khía cạnh đối nghịch của nó bất kỳ lúc nào trái tim của ta mở ra cho những chúng sinh đang ở trước mặt ta – cứu vớt một con côn trùng đang bị đuối trong một hồ nước, dừng lại để vuốt ve một con mèo đang đứng bên đường, trò chuyện thực sự thân tình với một người đang bị bối rối trên một chuyến xe buýt, giúp một người nào đó thực hiện một dự án, kể cả ngồi một mình tại nhà, đọc một tờ báo. Sự thật là, ta có cô đơn hay không không phụ thuộc vào thái độ của người khác; điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính mình.

Scott Walker không chỉ quăng tôi ra khỏi cái ảo tưởng của mình bằng bài hát của anh, anh còn chỉ cho tôi một bài học căn bản trong một đường lối hoàn toàn mới mẻ. Anh đã đúng. Nước mắt luôn luôn làm mờ đôi mắt của ta khi ta không có tình yêu. Nhưng sự đánh mất tình yêu gây nên sự đau khổ cho chúng ta đó, sự cô đơn của chúng ta đó, không phải là tình yêu của người khác. Nó chính là tình yêu mà ta tìm thấy trong tim mình, cái tình yêu không điều kiện của ta đối với người khác, điều làm cho mặt trời (lòng từ) chiếu sáng và mặt trăng (trí tuệ) mọc lên giữa bầu trời trong xanh đang tỏa sáng tâm thức của chính chúng ta. Khi vô số chúng sinh vẫn có mặt mãi mãi, chúng ta thực sự chẳng cần bất kỳ điều gì khác. „



* Lời của bài hát The Sun Ain’t Gonna Shine [Anymore] (tạm dịch Mặt Trời Sẽ Không Còn Chiếu Sáng Nữa) sáng tác của Stanley Robert Crewe và Robert John “Bob” Gaudio vào năm 1965, được ban nhạc The Walker Brothers ghi âm năm 1966 và là một thành công lớn của nền âm nhạc dân gian Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.

Nguồn: Loneliness, fpmt Mandala October-December 2012.

Chiến Tranh: Nền Tảng Sinh Tồn của Chủ Nghĩa Quốc Gia Nhà Nước




The US, Russia, and China are the world’s largest arms exporters. They took the largest slices of a growing pie: The global arms trade was 16% larger in 2010-2014 than it was in 2005-2009, according to the Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI).

-China in particular saw its share of global exports explode. It became the world’s third-largest exporter accounting for 5% of the arms trade in 2010-2014. In comparison, China sold 3% of the world’s arms in 2005-2009.
- But China still lags far behind the export powerhouses of the US and Russia. Washington sold 31% of all global imports during the 2010-2014 period, while Moscow made up 27% of the global trade.
The countries have customers around the world. This map shows who the three big weapons export powers sold to in 2014:



Khi quyền chính ĐỘC QUYỀN LŨNG ĐOẠN nền kinh tế tài chính, việc tận dụng chủ nghĩa quốc gia sinh tồn và chu nghĩa ái quốc hoang tưởng để thúc đẩy NỀN KINH TẾ CHIẾN TRANH KỸ NGHỆ VŨ KHÍ. Năng lực con người cả trí tuệ lẫn sức lao động và tài nguyên thiên nhiên lại dồn vào cho kỹ nghệ hủy diệt nhân mạng và nhân tính, gây mâu thuẫn và phân hóa để nô lệ con người.

Những "tên chủ động căng thẳng" chính là những kẻ CÙNG BẮT TAY NHAU SẢN XUẤT, BÁN VŨ KHÍ, KỸ THUẬT VŨ KHÍ. Những kẻ TIÊU THỤ trở thành những xã hội con nợ đầy "nhiệt huyết quốc gia giống nòi" với hàng trăm triệu, hàng tỉ mỹ kim được "dân chúng vui vẻ" đồng thuận chắt ra chi tiêu mua vũ khí trong khi chính phủ luôn mồm KHÔNG ĐỦ TÀI CHÍNH XÂY DỰNG AN SINH Y TẾ GIÁO DỤC cho người dân trong xã hội!

Những "đe dọa chiến tranh" "hung hăng chiếm đóng" cứ nổi lên RỒI CHÌM XUỐNG theo từng thời kỳ nhu cầu củng cố chủ nghĩa quyền chính quốc gia, quyền lực và niềm tin chính phủ. Khi nhận thức quần chúng về bản chất tội phạm nhà nước tăng- cơ hội đối kháng có khả năng thành các cuộc cách mạng...là lúc HIỂM HỌA CHIẾN TRANH, CHẠY ĐUA VŨ TRANG được loan truyền mạnh mẽ.. và những nhà vận động hòa bình, nhân quyền, tự do v.v bị qui tội, bôi nhọ với những đạo luật công an trị nhân danh "an ninh quốc gia" khiến quần chúng co cụm khuất phục... Đây cũng chính là lúc những "đe dọa chiến tranh" lại chìm xuống.

"Căng thẳng" tại Á Châu có từ lúc nào? "Biển Đông dậy trống", Nhật, Hàn, Trung Quốc, Ấn Độ.. chìm xuống. Rồi Trung Đông ISIS, và Nga, Georgia, Ukraine... và lại Biển Đông!

Nhưng cần nhớ lại rằng đã có những thời điểm CHÚNG CẦN TÀI TRỢ CHIẾN TRANH để TÁI PHỐI TRÍ CẤU TRÚC QUYỀN LỰC, hàng triệu người ngu xuẩn lao đầu vào chết cho một tín lý hoang tưởng "quốc gia" do chính BỌN QUYỀN CHÍNH nhồi nhét.

Tập Đoàn Quyền Chính tài trợ CẢ HAI PHÍA trong một cuộc chiến! Từ những cuộc chiến "quốc gia" và "đế quốc" Napoleon, mà thực chất là những tham vọng và mặc cả quyền lực của những nhóm quyền chính, cho đến hai "cuộc thế chiến", cho đến cái gọi là "cuộc cách mạng vô sản" và "cuộc nội chiến Việt Nam"!


Sau những "cuộc chiến quốc gia" này, tài sản tập đoàn gai tăng, hàng chục hàng trăm tài phiệt ra đời! Mức chênh lệch và mức độ nắm giữ tài sản, tài nguyên của nhóm tập đoàn tăng ở mức vượt bực chưa từng có trong lịch sử. Hiện nay, giới đại bản tập đoàn lợi nhuận, chỉ với vài chục, nhưng nắm giữ GẦN NHƯ TOÀN DIỆN TÀI NGUYÊN THẾ GIỚI với tài khoản ngang ngửa MỘT NỬA DÂN SỐ ĐỊA CẦU.

http://www.theguardian.com/business/2015/jan/19/global-wealth-oxfam-inequality-davos-economic-summit-switzerland






Không ảnh do Mỹ cung cấp: Tố cáo TQ xây căn cứ tại Biển Đông (Quần Đảo "Nhị Sa")


"Tổ Cò" Tranh Dành Biển Đông:




Muốn tìm hiều vấn đề một cách đúng đắn trong bối cảnh CUỘC CHIẾN THÔNG TIN TOÀN CẦU HÔM NAY, trong đó thế lực tập đoàn quyền chính và chính phủ phối hợp chiếm thượng phong về mặt tài nguyên nhân lực và kỹ thuật với một ma trận bao quát rộng lớn, vì vậy, BIỆN PHÁP ĐẦU TIÊN NỀN TẢNG là TẠM NGẮT HẲN BẢN THÂN ra khỏi guồng máy thông tin chính qui- vất TV, RADIO vào nhà kho- ngưng đọc các báo chí chính qui nhà nước- KHỞI SỰ THAM KHẢO CÁC NGUỒN THÔNG TIN ĐỘC LẬP... Sau khi có đủ tham khảo các nguồn thông tin khác nhau, khả năng HOÀI NGHI , lý giải chất vấn đã thành "thói quen" mới, LÚC NÀY hãy trở lại THAM KHẢO CÁC NGUỒN TIN CHÍNH QUI. Quí vị sẽ nhận ra không chỉ các nguồn tin chính là trò bịp diểu dở, mà còn nhận ra được HẬU Ý CHỦ ĐÍCH của từng trò diễu dở này và có khả năng dự đoán được những trò bịp diễu dở trong tương lai sắp đến.

Khi nhìn, phân tích vấn đề , bất kể là vấn đề NỘI ĐỊA BẢN XỨ, hay QUỐC TẾ, từ nền tảng chủ nghĩa quốc gia, là đã sai lầm  , lạc hướng từ CĂN BẢN.

Khi truy tìm giải pháp. bất cứ là giải pháp bản xứ nội địa hay quốc tế, dựa trên nền tảng chủ nghĩa nhà nước quyền chính. là tự tạo thêm vấn nạn cho chính mình, chính xã hội. Vì chủ nghĩa nhà nước chính là NGUYÊN NHÂN NỀN TẢNG NHẤT của mọi vấn nạn xã hội con người hôm nay đang đối diện.

Vấn đề là QUYỀN LỰC và CẤU TRÚC QUYỀN LỰC. Giải pháp là làm thế nào THÁO GỠ QUYỀN LỰC.

KHÔNG được TIN HẲN BẤT CỨ AI, BẤT CỨ NGUỒN THÔNG TIN NÀO- Tham khảo, hoài nghi, chất vấn, lý giải, và tự kết luận. Đây chính là thể hiện giá trị tự thân, tự trách nhiệm thông tin, bảo vệ và phát huy tính độc lập tự do của nguyên lý chủ quyền cá nhân.

Nhân Chủ
2-06-2015

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Em đã yêu anh


NGỌN ĐÈN





Em đừng cố làm tắt đi ngọn đèn
bấy lâu anh đã thắp
dẫu không xua được mùa đông lạnh giá ngoài kia
nó cũng đủ để làm hồng những ngón tay em
và đôi mắt em
như hai vì sao lửa

***

Nếu chỉ một lần
em không chối từ anh nữa
mùa đông sẽ là mùa xuân
bước chân anh sẽ thôi không tần ngần
bên bậc cửa
ngọn đèn thành bếp lửa
đủ để đốt cháy nỗi buồn và thắp sáng niềm vui

***

Nếu chỉ một lần thôi
em không khóc trên vai người đàn ông khác
giọt nước mắt em sẽ hòa lẫn giữa triệu triệu giọt mưa
anh sẽ không để em buồn nữa bao giờ

***

Nếu một lần thôi em không thờ ơ
khi đi qua anh, qua những vần thơ không một lần em đọc
nếu chỉ một lần em nhìn anh trách móc
anh sẽ biến nỗi buồn thành khoảnh khắc của tình yêu

***

Chỉ mong em, mong em
đừng như ngọn gió phiêu lưu
cố làm tắt đi những ngọn đèn
đã vì em
mà sáng…

Tầm cao của dân chủ





Tác giả: Nguyên Cẩn (Văn hoá Phật giáo số 143)

Dân trí và dân chủ


Qua phương tiện thông tin đại chúng, người dân được biết rằng sáng 17-11-2011, hội trường Quốc hội đã nóng lên khi có một vị đại biểu thuộc đoàn TP.HCM phát biểu theo một bản văn viết sẵn đề nghị loại bỏ Luật Biểu tình ra khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, mặc dù đây là một luật do Thủ tướng Chính phủ đề xuất thực hiện. Nhiều đại biểu ủng hộ ý kiến của vị đại biểu ở TP.HCM, trong đó có đại biểu thuộc các đoàn Ninh Thuận, Huế, và Bình Định đăng đàn nêu ý kiến. Chỉ riêng một vị đại biểu thuộc đoàn Đồng Nai đồng tình với việc cần nghiên cứu, soạn thảo để ban hành Luật Biểu tình và cho rằng nói như các đại biểu chống Luật Biểu tình là xúc phạm đến dân. Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ đưa bài phỏng vấn vị đại biểu chống luật Biểu tình, cho biết quan điểm của vị này về thời điểm có thể ban hành Luật Biểu tình là khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn. Một đại biểu khác cũng thuộc TP.HCM cho rằng nếu nói trình độ dân trí thấp là đã hạ thấp nền dân trí Việt Nam.



Rất đáng tiếc cho vị đại biểu đã khai pháo mở màn cuộc tranh luận nóng bỏng tại Quốc hội về Luật Biểu tình, vì vào ngày 26-11, Quốc hội vẫn chính thức đưa Luật Biểu tình vào nghị trình làm luật của cơ quan quyền lực tối cao của đất nước ta, sau khi Thủ tướng Chính phủ khẳng định trước Quốc hội rằng làm Luật Biểu tình là phù hợp với Hiến pháp và thích hợp với đặc điểm, tình hình của đất nước hiện nay. Trước đó, một bài viết được đưa lên trang mạng của tạp chí Xây dựng Đảng vào ngày 23-11 cho rằng người phát biểu chống Luật Biểu tình trước Quốc hội đã thể hiện nhận thức ấu trĩ và lệch lạc.

Xét ra, nỗi tiếc nuối cho sự lỡ mồm lỡ miệng của vị đại biểu TP.HCM chống Luật Biểu tình chưa nặng nề bằng nỗi cay đắng của cử tri cả nước. Sau khi những lời ca ngợi về thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII vừa lắng xuống, ngay trong những phiên họp đầu tiên của Quốc hội, đã có vị đại biểu bị chính cơ quan ngôn luận của Đảng phê bình là có nhận thức ấu trĩ và lệch lạc.

Bằng kiến thức thông thường của một người có tư cách cử tri thì Quốc hội là nơi tập hợp những người đại diện cho nhân dân có đầy đủ tài và đức, được cử ra trên cơ sở nhận được đa số phiếu bầu trong một cuộc bầu cử phổ thông, người được cử là người có số phiếu bầu lần lượt từ mức cao nhất cho đến khi cử đủ số người cần chọn theo quy định. Một đất nước chọn người đại diện theo đa số vừa là một nước cộng hòa, vì có người đại diện cho dân làm việc nước, vừa là một nước dân chủ, vì việc lựa chọn căn cứ vào ý kiến đa số.

Theo Hiến pháp và Luật Quốc hội thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Đó chính là cơ quan có thẩm quyền làm ra luật để thi hành trong cả nước, xây dựng và tổ chức cơ quan thi hành luật pháp tức là Chính phủ và cơ quan bảo vệ luật pháp tức là Tòa án tối cao, và còn có thẩm quyền giám sát hoạt động của các cơ quan đó. Với vai trò to lớn ấy, các thành viên của Quốc hội phải thật sự là người có tài có đức, không thể có mặt những thành phần có nhận thức ấu trĩ và lệch lạc. Vậy mà thực tế cho thấy trong Quốc hội đang có ít nhất một người có nhận thức ấu trĩ và lệch lạc. Cử tri buộc phải băn khoăn tự hỏi không hiểu còn có những ai đang ngồi lộn chỗ trong Quốc hội.

Thực ra không phải cử tri nào cũng đủ sức lý luận để khẳng định rằng Luật Biểu tình có cần hay không, nhưng phần đông hiểu rằng có luật vẫn tốt hơn là không có; vì khi có luật thì quyền tự do hay quyền dân chủ ít ra được bảo đảm trong một chừng mực nào đó; lại nữa, chưa hẳn họ đã nhận thức được rằng luật nào là cần hơn, phải được ban hành sớm hơn những luật khác. Thế nên, họ đành gửi gắm niềm tin, trông chờ vào sự sáng suốt của các vị đại diện cho mình, những dân biểu Quốc hội.

Ở tầm mức tinh vi hơn, cử tri thông thường làm sao có thể biết được những quy định của luật là thực sự có lợi hay không, có đúng mực hay không, có phục vụ cho lợi ích của số đông hay không; hay chỉ đem lại quyền lợi cho một thiểu số có quyền lực biết cách thao túng? Những vấn đề phức tạp ấy, họ cũng chỉ biết trông chờ vào sự công minh và tính chính trực của người đại biểu Quốc hội có tâm và có tầm. Nỗi cay đắng của cử tri càng lớn hơn khi nhận ra rằng có thể không hẳn mọi đại biểu Quốc hội đều có đủ tài đủ đức như họ vẫn mong ước; khiến quyền lợi thiết thân của họ, đã có mặc định là sẽ được bảo vệ bởi những ông bà nghị, có thể không được tôn trọng và quan tâm bảo vệ đúng mức.

Thời nào cũng vậy, những người làm việc nước phải có tài có đức. Còn người dân muốn bảo vệ quyền lợi thiết thân của mình chỉ cần có niềm tin. Bằng niềm tin, người dân hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những người đang đại diện quyền lợi của họ bảo vệ những quyền lợi ấy, trong đó có miếng cơm manh áo do công việc chính đáng mang lại, có một chỗ ở đủ an toàn để che mưa che nắng, có phương tiện đi lại thuận lợi không bị ách tắc và không xảy ra tai nạn bất ngờ, khi bệnh hoạn có nơi chữa trị, khi lỡ gặp tai nạn thì có sự cứu giúp kịp thời, nếu có tranh chấp thì sẽ được phân xử thỏa đáng, có đủ chỗ học tập cho con em họ ngày càng hiểu biết hơn để cùng xây dựng một xã hội an ổn, có nơi vui chơi giải trí lành mạnh sau những ngày giờ làm việc và học tập căng thẳng, có điều kiện phát triển tài năng về mọi mặt để góp phần mang lại sự tiến bộ cho xã hội…

Cũng với niềm tin và tấm lòng, người dân thất vọng khi họ bị phản bội, và họ cũng nhận ra ngay những kẻ chỉ biết đến lợi ích phe nhóm, hy sinh quyền lợi số đông. Thực tế, có thể khẳng định rằng ngay cả với những người có trình độ học vấn cao, không phải ai cũng có thể hiểu hết những sự phức tạp của luật lệ; cho nên dân trí không nên dùng làm thước đo cho những vấn đề về luật pháp.

Nhưng dân trí tuyệt đối quan trọng ở chỗ nhờ có mặt bằng tri thức chung ở mức độ cao, người dân hiểu rõ những quyền tự do của mình và mọi giới hạn của những quyền tự do đó. Dân trí đi liền với dân chủ ở chỗ có dân trí cao thì người dân biết chọn lựa đúng những người đại diện xứng đáng của mình. Với dân trí cao, người dân cũng biết phế truất đúng cách những đại diện kém cỏi. Quan trọng hơn cả, với dân trí cao, xã hội thật sự có trật tự vì người dân biết tôn trọng pháp luật đúng mực. Khi cho rằng dân trí không cao, liệu chúng ta cho rằng đó là lý do xã hội hiện nay thiếu tinh thần “thượng tôn pháp luật”!

Và phải chăng cũng chính vì dân trí không cao nên mới có tình trạng chọn lựa đại biểu không xứng đáng, bị lừa mỵ bởi những lời lẽ hoa mỹ mà rỗng tuếch của những người ra tranh cử hay được đề cử! Điều nguy hiểm nằm ở chỗ, người dân cũng không biết làm thế nào bãi miễn kẻ đại diện không xứng đáng mà họ đã chọn lầm. Cần phải tin rằng một dân tộc đã từng xuống đường đòi độc lập tự do cách đây 50 năm ở các đô thị miền Nam hay hàng trăm năm từ khi dân Trung Kỳ biểu tình chống chính sách thực dân năm 1908 thì dù dân khí hôm nay dẫu có yếu đi nhưng dân trí vẫn chưa hẳn cùn mòn.

Cũng cần phải nhớ rằng khi thân phận của người dân bị đày đọa trong tay của những đại diện mà họ đã chọn lầm thì cuối cùng họ cũng buộc phải phế truất những vị đại diện bất xứng đó bằng cách riêng của họ. Đó là hiện tượng đã xảy ra ở Lybia mới đây khi người dân Lybia biết rằng ông Gadhafi không còn đủ tư cách và phẩm chất lãnh đạo; hoặc như ở Philippines và Indonesia trước kia khi dân Philippines và dân Indonesia thấy rằng Marcos và Suharto không còn là những đại diện xứng đáng. Cho nên, nâng cao dân trí luôn luôn là trách nhiệm của mọi nhà nước, mọi cơ cấu quyền lực, mọi nhà lãnh đạo, vì nâng cao dân trí chính là để bảo vệ cho một xã hội có trật tự. Và nâng cao dân trí luôn đi liền với cải thiện dân chủ.

Kể từ khi loài người xây dựng xã hội, ai cũng khao khát một ước mơ vĩnh hằng là được sống trong một xã hội công bằng, được lãnh đạo bởi những người đại diện cho mình một cách xứng đáng theo nguyên nghĩa của từ demos – nhân dân – và kratos – chính quyền – trong tiếng Hy Lạp; hàm nghĩa chính quyền của nhân dân hay sự cai trị của nhân dân. Trong cuộc tranh luận về Luật Biểu tình tại Quốc hội vừa qua, rất may, kết quả cuối cùng là việc nghiên cứu về luật này vẫn được xem là cần thiết và đã được Quốc hội thông qua, một quyết định đã kịp thời cứu vãn niềm tin của dân chúng, thể hiện ý nghĩa của những từ nguyên Hy Lạp vừa dẫn, đáp ứng phần nào ước mơ vĩnh hằng của người dân. Hy vọng rằng những quyết định sáng suốt tương tự cần được tiếp tục duy trì nơi cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

Tinh thần dân chủ theo nhà Phật

Hầu hết, các nhà tư tưởng đều cho rằng hành trạng và giáo lý của Đức Phật luôn thể hiện tinh thần dân chủ. Mặc dù Đức Phật được biết đến như người đầu tiên sáng tạo ra triết lý hay đạo mà chúng ta gọi là Phật giáo và đã trực tiếp truyền giảng giáo lý đó, Ngài không bao giờ tự đặt mình vào vị trí nổi bật này. Ngài không ép buộc mọi người phải theo mình. Đối với mọi vấn đề, Ngài đều khuyên mọi người nên suy xét trước rồi mới chấp nhận qua sự thấu hiểu và tu chứng bản thân. Ngài không có ý định thay đổi cá tính của đệ tử. Vì vậy trong Phật giáo, cá tính của con người luôn được tôn trọng. Giáo pháp của Đức Phật được Ngài giảng dạy theo đường lối lý tưởng nhất, không giáo điều, không ép buộc. Nếu đệ tử muốn trình bày điều gì, vị ấy được đề nghị phải giữ tâm mình trong trạng thái hoàn toàn trung thực. Đây là lối giáo dục mà người Việt Nam chúng ta đã tiếp thu từ lâu.

Đức Phật là bậc chiến thắng, không phải chiến thắng kẻ thù mà đã chiến thắng cái gọi là các yếu tố nền tảng để hình thành bản chất con người, từ đó mà đạo Phật đã thu hút nhiều người quy ngưỡng Tam bảo. Các yếu tố dẫn đến một đời sống có trí tuệ và một tâm hồn bình an đều là những nhận thức về bản chất con người của Đức Phật. Nhờ những giáo pháp này mà những người Phật tử có thể cống hiến khả năng của mình vào việc xây dựng một nhân sinh quan và lối sống dân chủ.

Đức Thế Tôn xem tất cả mọi người đều bình đẳng, Ngài tôn trọng ngay cả những người bị xã hội Ấn Độ cổ coi là hạ đẳng và Ngài không hề hối tiếc về việc từ bỏ giai cấp quí tộc của mình. Ngài phê bình “giai cấp” là biểu hiện của sự phân chia nguồn gốc xuất thân của con người trong xã hội. Ngài đồng ý có vua, có giáo sĩ Bà-la-môn trong quốc gia Ấn Độ cổ đại. Ngài thừa nhận có sự bất công trong xã hội vì Ngài biết rằng sự công bằng chân thật không bao giờ có mặt ở thế giới hiện tượng này. Nhưng Ngài cho rằng một người Bà-la-môn chân chính hoặc một vị minh quân không xuất phát từ giai cấp hay dựa trên những biểu hiện bề ngoài mà phải có giá trị thực sự từ bên trong; đó là tư tưởng nhân ái và tính cách cao thượng.

Giáo pháp của Đức Phật đã khéo biện minh để hóa giải những xung đột giai cấp trong xã hội. Một trong những nền tảng được chấp nhận trong một xã hội dân chủ là nó phải được thiết lập và nên được thiết lập qua tính đa dạng của các cá nhân; đồng thời, tính cách của mỗi cá nhân đều phải được bảo vệ. Đây là giáo lý về nghiệp, giáo lý này đã được phổ biến rộng rãi trong tư tưởng Ấn Độ. Một người trở nên tốt qua việc làm tốt và trở nên xấu do việc làm xấu. Người phương Tây bảo đây là giáo lý về trách nhiệm cá nhân.

Theo GS. Kurt F. Leiderker “Trongxã hội dân chủ không phải mọi người đều hoàn hảo. Tương tự, qua giao thiệp với đồng loại con người phát triển quan điểm niềm tin về nghiệp báo. Chính quan điểm này, Phật giáo cho rằng: một người có thể và phải hoàn hảo qua thể hiện thiện nghiệp (hành vi tốt) của anh ta… Bất kỳ xã hội nào tôn thờ tín ngưỡng về học thuyết định mệnh thì kết quả sẽ nhốt kín con người vào một thế giới tư tưởng và hành động ở đó con người không còn hoạt động tự do nữa, và tự do không thể thực hiện bằng nỗ lực của mỗi cá nhân. Vị trí của Phật giáo được xác định chắc chắn ở đó. Phật giáo ắt hẳn cống hiến lớn cho tình thương và tự do, được thực hành một cách dân chủ ở các quốc gia và còn là niềm tự hào của họ”.

Tinh thần dân chủ theo dòng lịch sử Việt Nam

Không nên cho rằng học thuyết Khổng Mạnh chủ trương dân chủ khi phát biểu, “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, vì nói một cách rốt ráo, Khổng Tử chủ trương trật tự hài hòa trong xã hội theo “tam cương ngũ thường” dù đây đó có khi ngài và các đệ tử của ngài vẫn cho rằng ý dân là ý trời. Dù sao thì giá trị công dân thời phong kiến cũng không hoàn toàn là “con giun cái kiến”. Có thể thấy tinh thần lấy dân làm trọng đã có trong lịch sử tư tưởng Việt Nam qua Lục Độ Tập kinh, do Khương Tăng Hội phiên dịch xuất hiện vào thế kỷ II Tây lịch, như trích dẫn sau, “Bồ- tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than”. Đối với những chính quyền hà khắc, áp bức dân, thì Lục Độ Tập kinh cảnh báo: “Loài lang sói không thể nuôi, người ác không thể làm vua”.

Tinh thần ấy, nhận thức ấy đã là tư tưởng chủ đạo để người Việt tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chống các luồng ý thức hệ ngoại lai, bảo vệ chủ quyền và văn hóa dân tộc, bảo vệ tự do, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân. Tinh thần ấy luôn thấp thoáng trong suốt chiều dài lịch sử cả ngàn năm của người Việt mà sử sách còn ghi nhận sự thân ái với dân của những vị như Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái đại vương, Mai Hắc đế, Lý Nam đế, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền… tạo tiền đề cho việc kiến lập quốc gia Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… và mở rộng cương thổ đến tận ngày nay. Tinh thần lấy dân làm trọng ấy chính là bước khởi đầu của tinh thần dân chủ.

Do tình trạng phải thường xuyên đối đầu với họa ngoại xâm, tinh thần ấy có lúc nhạt nhòa trước nhu cầu chiến tranh cần phải tập trung chỉ huy, nhưng ngay khi hòa bình lập lại, tinh thần ấy lại được khôi phục, nhờ đó huy động được ý chí xây dựng đất nước của toàn dân. Ngày nay, đất nước ta đang có hòa bình, đang tham gia vào tiến trình hội nhập với hệ thống các quốc gia dân chủ trên thế giới, tinh thần ấy cần được phát huy mạnh mẽ, một mặt đáp ứng sự mong chờ của người dân đối với hệ thống chính trị đương đại; mặt khác thể hiện sự tin tưởng của chính quyền đối với nhân dân của mình, cho thấy bản lãnh của những nhà lãnh đạo. Nói khác đi, tầm cao dân chủ của đất nước chính là tầm nhìn của lãnh đạo vậy.

———-

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

12 giờ khuya



Âu Thị Phục An





nỗi bất an chồm dậy
quá khứ bịt mắt
dòng máu luân lưu qua trái tim bầm dập

những kẻ đã đi qua đời tôi
đã vào cuối đường hầm
cuộc chia ly có trật tự

tiếng than khóc trên những nấm mồ
bao giờ cũng vậy
là khóc cho chính mình

tiếng gõ của đồng hồ
thắp nén nhang khuya
tôi gọi hồn ảo ảnh

thời khắc giữa hai miền
là cái chợp mắt bất chợt
cái ngáp nửa đêm
làm giật mình chiếc bóng .

MẤY ĐIỀU NGỘ RA SAU KHI ĐỌC TÁC PHẨM “THẦY GOTAMA VÀ 8.000 ĐỆ TỬ”

 Phạm Thành Trai



Về sự tích của Đức Phật Thích Ca cũng như giáo lý của Ngài thì trên 2.500 năm qua đã có nhiều người viết nên sử sách và ra công nghiên cứu sâu sắc. Nhưng chưa phải mọi người đã biết hết, hiểu sâu và thực hiện thành công giáo lý cao siêu và thâm diệu của nhà Phật. Cho nên sau khi đọc “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận, một tác phẩm văn học đạt giá trị cao cả hai mặt: Nội dung tư tưởng và nghệ thuật văn chương thì tôi được ngộ ra mấy điều trong giáo lý của Đức Phật. Một giáo lý đã trở thành lương tâm của nhân loại, thành tri thức của khoa học, thành đạo lý làm người.
Quyển tiểu thuyết này được Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp giấy phép và nó được phát hành rộng rãi trong cả nước vào tháng 4 năm 2014.
Điều ngộ đầu tiên, đó là PHẬT KHÔNG XA VỜI, PHẬT Ở BÊN TA.
Thật ra mà nói, khi chưa có tác phẩm “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn Trần Như Luận thì mọi người cũng đã biết về sự tích và giáo lý của Đức Phật qua tryền thuyết dân gian, qua nhiều tác phẩm văn chương và cả những công trình nghiên cứu khác. Nhưng khi đọc trên nghìn trang tiểu thuyết với bạt ngàn chi tiết đời thực và vô cùng sinh động về cuộc đời của thái tử Tất Đạt Đa, của Phật Thích Ca Mâu Ni với bút pháp đối sánh giữa hai tuyến nhân vật đối lập qua lớp ngôn ngữ hiện đại nhưng cũng rất đỗi đời thường của bác sĩ Trần Như Luận, thành viên của Nhóm nghiên cứu sức khỏe vị thành niên Tổ chức y tế thế giới, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học tỉnh Bình Định …thì tôi mới được ngộ ra mấy điều như vừa đề cập ở trên và vượt qua cái biết đã từng có lâu nay đó là giáo lý nhà Phật cực kỳ khó hiểu còn Niết Bàn là một cõi xa vời không bao giờ đạt tới.
Nhưng với “thầy Gotama và 8.000 đệ tử” thì tác giả đã khéo léo “kéo” Ông Phật hay nói đúng hơn là đem giáo lý diệu vợi của Ngài và Niết Bàn xa vời về gần lại với sự hiểu biết của con người. Trên cơ sở đó, mọi người có điều kiện nhận thức đâu là giáo điều, đâu là giáo lý, đâu là tín ngưỡng, đâu là cuồng tín cúng bái dị đoan mà ra sức rèn luyện đạo đức, tu tập phẩm hạnh, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, cho Niết Bàn hiện hữu trên trần gian. Như Bác Hồ đã câu thơ:

Trần mà như thế kém gì tiên”. (Mừng thọ Bác 60 tuổi)

Sự gần gũi của Đức Phật với cuộc sống thế nhân, trước hết và trên hết, đó chính là Phật Thích Ca là một con người có thật trong lịch sử, chứ không phải là một nhân vật huyền thoại như một số sách vở và truyền thuyết dân gian vẫn còn lưu giữ. Đó là bà hoàng hậu Mayâ đã mơ thấy một con voi trắng 6 ngà bay nhập vào người bà. Và trên đường về quê để sinh con theo cổ tục Ấn Độ, khi đến khu vườn Lumbini, bà thấy đóa hoa Vô Ưu trắng, nghìn năm mới nở một lần, bèn đưa tay trái hái nên động thai mà sinh thái tử Siddhartha từ nách, đúng vào lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày Rằm tháng Vesak Ấn Độ tương đương tháng Tư Trung Quốc. Khi vừa sinh ra, Ngài đã đi được 7 bước. Mỗi bước đi có hiện ra một hoa sen nâng đỡ chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất… Chuyện hoang đường như thế, nhưng hiện giờ không phải đã hết người tin.
Ngài là một thái tử, tên là Siddhârtha, họ Gautama, sinh vào năm 624 trước Công nguyên, ở phía Bắc Ấn Độ. Cha là vua Suddhodana trị vì dân tộc Sakya (chính là nước Népal ngày nay, dưới chân núi Himalaya), Mẹ là hoàng hậu Mayâ, vợ là một công chúa, tên là Yasodharâ và con đầu lòng đặt tên là Râhula. Ngài ra đi tìm phương cứu khổ ở tuổi 29 và qua 6 năm tu tập và đại ngộ ra ánh sáng Chân lý cứu khổ ở tuổi 35 và tịch diệt ở tuổi ở tuổi 80.
Như vậy, Đức Phật ra đời như từ một nhu cầu của lịch sử nhân loại, từ sự bức thiết phải có một con người cụ thể biết tìm đường cứu khổ, biết tìm cách giải thoát mọi lầm than cho nhân loại. Và có lẽ trước tiên là tìm cách cứu lớp người bần cùng đang bị đọa đày trong một xã hội đầy khổ đau loạn lạc, cực kỳ lạc hậu, mê tín dị đoan đến độ man rợ không thể tưởng được. Như chuyện bò cái chết thì sụp lạy, đem đi thờ, còn trẻ em và gái trinh thì bắt đem treo cổ và xẻ lấy thịt để tế thần. (trang 201, tập 1) và sự phân chia giai cấp hết sức nặng nề. Chính lực lượng thần linh cộng với vương quyền đã gây nên sự thống khổ không kể xiết cho kiếp người, cho giai cấp cần lao của dân tộc Sakya tức đất xứ Népal ngày nay và của cả Ấn Độ, một đất nước rộng lớn có một nền văn minh khá sớm với bộ kinh Vệ Đà ra đời trước Công Nguyên trên 1.500 năm.
Đoạn văn sau đây phần nào nói lên cái điều ngộ ra vừa đề cập ở trên: “Ông lão hơi mỉm cười. Thầy Gotama phải đâu là pho tượng thần để thờ tự, lễ bái và cầu cạnh. Trong một giấc mơ gần đây, chính thầy đã từng nói cho lão biết rằng ở nơi vương quốc trí tuệ không hề có chỗ cho những kẻ hèn mọn quanh năm suốt tháng chỉ biết cúi đầu van xin, lạy lục và quỵ lụy. Thầy không hề ở trên cao để lão phải ngước nhìn. Thầy đang ở ngay bên cạnh” (trang 54, tập 2)
Và sâu sắc hơn nữa, đó là: “Đã phải trải qua hằng vạn kiếp làm trâu bò, dê ngựa, thầy mới được làm người. Và thầy cũng đã trải qua tám vạn kiếp người với bao sự mê đắm, hận thù, tham lam. Cứ mỗi kiếp người là một bài học kinh nghiệm đáng nhớ trên bước đường tu tập. Cứ bắt đầu mỗi kiếp người, thầy lại tự đặt cho mình một cái mốc mới để theo.” (trang 64, tập 1).
Phật ở bên ta cũng chính là ở những lời dạy sát thực với cuộc sống và đấy tính triết học. Chẳng hạn như câu: “Trong mọi nỗi phiền toái ở đời, ai can dự vào đó càng nhiều, càng nặng, thì tâm càng nhiễu loạn. Phản ứng càng mạnh bao nhiêu, tâm càng bất an bấy nhiêu. Khi tâm cắm rễ vào thế tục càng nhiều, nỗi bất an càng chồng chất thì kí ức càng đậm, nghiệp càng nặng. Vậy, cách tốt nhất là đừng tạo nghiệp thêm nữa” (trang 115- 116, tập 1), hay: “Thù hận người khác thì cũng chẳng làm gì được người ta mà chính là làm hại tâm hồn, trí óc mình”, hay “Hận thù không thể dập tắt bằng thù hận mà chỉ có thể dập tắt bằng tình thương”.
Và rất nhiều lời dạy của thầy Gotama hiện trên nghìn trang tiểu thuyết mà mỗi khi đọc được, tôi giật mình cảm thấy Đức Phật như đang ở trong ruột gan ta. Có lẽ lời trao đổi sau đây của thầy Gotama với một vị vua làm cho ta thêm thấm thía ý nghĩa của chữ TU. Đó là câu: “Không nhất thiết phải khoác áo kasaya mới gọi là tu. Hoàng thượng có thể thực hành tu tập trong mọi cảnh ngộ. Đầu tiên, cương quyết đừng làm những việc ác. Luôn tích cực làm những việc thiện. Đừng để tâm mình mê muội làm tôi tớ cho hận thù, tham lam, kiêu ngạo. Hãy luôn nuôi dưỡng lòng từ bi, buông xả hết, tha thứ hết, đừng để tâm bị bám víu vào những phiền toái của cuộc đời. Thưa bệ hạ, đó chính là tu vậy” ( trang 407, tập 2)
Đó là chưa kể những cái nhìn mang tầm khoa học hiện đại của Phật Thích Ca đã cuốn hút sự suy nghĩ, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học tự nhiên và xã hội. Xin nhắc lại một câu của Đức Phật đã nói với mấy tu sĩ: Đừng bảo ta uống bát nước này là không sát sanh. Đó là điều hoàn toàn không thể hiểu đối với thính chúng cách đây gần 3 thiên niên kỷ. Nhưng ngày nay, với kính hiển vi điện tử có độ phóng đại trên triệu lần thì ta dễ dàng nhận ra hàng vạn vi sinh vật có trong bát nước. Và bây giờ, đến lượt chúng ta cũng không thể nào hiểu được cái nhìn thiên lý nhãn của Đức Phật vào lúc bấy giờ.Và nhiều vấn đề khác của vũ trụ, của nhân sinh với Trí Huệ Bát Nhã, Phật Thích Ca đã có cái nhìn thấu thị mà chỉ với nền văn minh tiến bộ, với nền khoa học hiện đại mới chứng minh được, mới tỏ rõ tính chân lý ở cái nhìn, lời nói của Đức Phật. Và lần này nữa, với «Thầy Gotama và 8.000 đề tử» , tác giả Trần Như Luận đã cho tôi ngộ được phần nào Trí Huệ Bát Nhã của Đức Phật ở câu trả lời cho một đạo sĩ: Những quy luật về vật lý điều khiển vật chất. Những quy luật về sinh vật điều khiển các cơ thể sống. Quy luật nhân quả chi phối hành vi của chúng sinh. (trang 131, tập 2) Trước cái nhìn như là thần linh về những vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học của Đức Phật cách đây trên 2.500 năm thì đã có nhiều nhà khoa học thần phục . Trong số những nhà khoa học thiện tâm ấy, có lẽ trước hết phải kể đến Albert Einstein. Đó là nhà khoa tự nhiên đã tìm ra quy luật Tương đối, là bộ óc vĩ đại nhất của loài người đã quan tâm, gia công nghiên cứu và phát biểu về Đạo Phật như sau “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để hướng theo khoa học. Vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.” (Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo- Thích Tâm Thiện). Như vậy là chẳng những Phật ở bên ta mà còn chiếm lĩnh cả tâm hồn và trí tuệ của cả những nhà khoa học đại tài trên toàn thế giới.
Bên cạnh những lời dạy thiết thực trong cuộc sống thì vai trò người THẦY thay cho vị trí tuyệt vời cao diệu của Đức Phật cũng đã làm cho mọi người thấy Phật gần gũi với mình hơn. Chính từ nội hàm của từ “Thầy” ấy đã khêu gợi, động viên mọi người ra công học hỏi, nâng cao sự hiểu biết tính khoa học và triết học sâu sắc của giáo lý nhà Phật. Hay từ CUNG DƯỠNG thay cho từ “cúng dường” cũng làm cho chúng ta có một nhận thức chân chính và sâu sắc về sự tín ngưỡng với Phật Thích Ca, với giáo lý của Ngài. Đó là điều mà đã quá nhiều lần Đức Phật từng răng bảo: Phật không phải là một đấng thần linh. Phật chỉ là người đã giác ngộ còn các ngươi là người sẽ giác ngộ.
Đây chính là sự góp phần vào việc phát huy văn hóa dân tộc, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của nhân loại và đả phá sự mê tín dị đoan, ngoại lai đang tràn lan trên Đất Nước ta thông qua sự cải cách và dụng ngôn của nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận.
Chính vì vậy mà trong một luận văn tiến sĩ có tên “Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý – Trần với Phật giáo, đại đức Thích Minh Trí đã có đoạn viết về vị trí thầy Gotama, người thầy vĩ đại của nhân loại như sau: “Đức Phật đã giảng tới những tư tưởng sâu hơn, rộng hơn, bao hàm cả những pháp thế gian cũng như pháp xuất thế gian. Cho đến trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, những lời giáo huấn của Ngài đã trở thành một hệ thống tư tưởng đầy đủ. Hệ thống giáo lý này có thể áp dụng cho mọi tầng lớp, từ vua quan cho đến thứ dân. Đặc biệt, phương pháp diễn giải của Đức Phật là tùy thuộc vào căn cơ trình độ, tùy từng địa điểm, tùy từng địa phương mà thuyết giảng bài pháp nào cho phù hợp, chính vì thế Đức Phật còn được tôn xưng là nhà đại sư phạm, một đại danh y.”.

Điều ngộ thứ hai của tôi đó là “HÃY QUÝ LẤY KIẾP NGƯỜI”. Đây là một thông điệp đầy ý nghĩa nhân văn và triết lý nhân sinh mà nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận đã chú tâm đem đến cho bạn đọc. Ngộ được ý nghĩa sâu xa của điều này, lòng tôi như được bừng sáng. Vì lâu nay tôi cũng như nhiều người khác vẫn mơ hồ về kiếp người, cho rằng cõi trần gian là tạm bợ. Con người sống đây chẳng qua là sống gửi, chỉ chết đi thì mới thực sự trở về một cõi vĩnh hằng nào đó, như Niết bàn, như Thiên đường chẳng hạn. Còn cõi ta bà trần thế này là tạm bợ, vớ vẩn, nhọc nhằn, là gian truân khổ ải không đáng để mà sống!
Thật là một suy tư, nhận thức sai lệch về ý nghĩa trong đại của kiếp người. Chính thầy Gotama đã xác thực từ chính cuộc đời Ngài: “Đã phải trải qua hằng vạn kiếp làm trâu bò, dê ngựa, thầy mới được làm người”. Và hình như sợ chúng sinh trầm luân trong bể khổ nên dễ dàng quên khuấy đi điều ấy, nên Thầy đã lại nhắc: “Được sinh ra trong cõi người chẳng phải dễ dàng gì đâu… Cho nên, đã làm người, hãy biết quý lấy kiếp người. Ai không biết giữ gìn thân mạng thì sẽ không có cơ hội để chứng nghiệm mọi chân lý của cuộc đời này”. (trang 404, tập 2)
Như vậy rõ ràng là để có được một kiếp người như hiện tại, chúng ta đã phải trải qua hàng vạn kiếp khổ ải, nhọc nhằn khác. Cái giá mà chúng ta phải trả hay được trả gì đó để có được kiếp người là cực kỳ to lớn không đo đếm được, hay nói đúng nghĩa hơn là vô giá. Bởi vì cũng chỉ từ kiếp người này chúng ta mới có cơ sở vật chất để xây dựng, mới có cơ hội tu tập để thành người giác ngộ, mới có điều kiện đạt trạng thái Niết Bàn ở ngay trên cõi thế này.
Chắc là đã quán triệt giáo lý nhà Phật và da diết yêu cuộc đời này, nên nhà thơ Việt Phương mới viết bài thơ GIẢI khá dài, tôi xin trích mấy câu:
Đời này nếu có luân hồi
Trăm lần xin chỉ làm người trần gian
…………………………
Một đời tích oán nuôi hờn
Thì thôi một giọt tình thương cũng vừa
Từ bao giờ đến bây giờ
Người thương người để nắng đùa trong cây
Bàn tay đỡ lấy bàn tay
Nâng niu cuộc sống mỗi ngày người ơi!” 

Và theo logich của quy luật phát triển thì nếu ai chối từ kiếp sống này hay sống một cách bê tha thối nát, bất cần đời làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân quần thì chắc chắn họ sẽ bị đào thải. Họ không thể tiếp tục “trụ hạng” ở kiếp người được nữa mà phải xuống làm súc vật ở kiếp sau. Và muốn trở lại làm kiếp người lần nữa, theo tinh thần của giáo lý nhà Phật thì có đấy, nhưng phải qua sự chuyển biến hằng vạn vạn kiếp nữa!. Ý nghĩa tích cực và cốt thiết của lời Phật dạy chính là ở chỗ khuyến cáo mọi người là phải biết quý giá kiếp người, phải ra sức hành thiện, loại ác, sống mình vì mọi người, hãy yêu thương lẫn nhau để được thoát khổ ngay trên trần gian này. Bởi vì cũng chính sự trầm luân khổ ải của cõi thế này mà Phật ra đời. Ra đời để cứu khổ cho chúng sinh. Như trong dân gian đã có câu thơ:

Phật ra đời cứu khổ
Chúa xuống thế làm người”

Những bậc vĩ nhân ra đời cũng chính vì con người. Và cũng chính từ kiếp sống thế nhân này mà con người mới có điều kiện trở nên vĩ nhân, thành bậc thánh hiền. Ý nghĩa biện chứng của giáo lý nhà Phật là ở lời kêu gọi ấy. Sự động viên thiết thực và đầy tính nhân bản của Phật Thích Ca cũng là ở lời kêu gọi thiết tha, nồng nàng ấy. Thế mà một số người không nhỏ đã mơ hồ, vội lìa bỏ kiếp người để đi tìm hạnh phúc ở một cõi trời khác thì quả là một đại sai lầm, không có cơ hội để sửa chữa, hoặc đang hào hứng trở lại “kiếp heo, kiếp dê” ngay trên cõi thế thì đúng là chuyện buồn nôn nuôn thưở! Như ngay ở thời thầy Gotama cũng đã có lắm chuyện lằn nhằn. Như cha dượng ngủ và có con với con riêng của vợ, (trang 90, tập 1), hay mẹ vợ ăn nằm với chàng rể để lộ ra khiến con gái thấy trời như sụp đổ, (trang 530, tập 1) thì kể ra cũng oái ăm thật. Nhưng nó không bằng một góc nhỏ so với mặt bằng đang rộng mở của lối sống xô bồ, thác loạn và khốn kiếp không thể tưởng được của một thời đại gọi là văn minh ngày nay.
Và lời kêu gọi ”Hãy quý lấy kiếp người” của Đức Phật vẫn còn vang vọng mãi đến ngàn sau khi kiếp người còn đứng trước những thảm họa diệt vong bởi những thế lực hung tàn cũng chính do con người tạo ra. Đó là chiến tranh, dịch bệnh, là môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, là không gian sinh tồn của nhân loại bị tàn phá tệ hại, đến nỗi thiên nhiên phải “trả thù”, như cách nói của Frederick Engels. Đó là mưa lũ, núi lở, tuyết tan, biển ngập, động đất, sóng thần…., và cả những tai họa tự gây ra… Trước những thiên tai địch họa khủng khiếp ấy thì cái “Trăm năm trong cõi người ta” cũng chỉ một bóng câu qua cửa, một chớp mắt mà thôi. Cuộc đời con người thật mong manh và ngắn ngủi. So với thời gian trường tồn của những thiên hà trong vũ trụ bao la, khôn cùng thì nó cũng chỉ một sát na vô thường.
Cho nên sau khi phát quang ngộ Đạo, với 45 năm trời, thầy Gotama như một trái tim vĩ đại đã không ngừng vỗ nhịp để tiếp “máu đỏ” cho muôn vạn trái tim con của chúng sinh và mong chúng cũng tự bền bĩ vỗ nhịp như trái tim mình. Đây là một cuộc “tiếp lửa” vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Mọi lòng chúng sinh đều phát sáng, ngộ Đạo là cũng nhờ sự soi sáng của ngọn lủa thiêng ấy. Đến phút chót, trước khi tịch diệt, Đức Phật còn hỏi các đệ tử: “Các con có điều gì hỏi thầy nữa không? Hãy hỏi đi kẻo sau này không có cơ hội như thế này nữa” (trang 504, tập 2). Một câu hỏi chan chứa tình yêu thương và cũng tràn ngập nỗi niềm lo lắng đối với kiếp sống của chúng sinh. Vì Đức Phật cũng đã bao lần nói rõ rằng : Ta chỉ là người vạch lối, chỉ đường, còn có vượt được bờ mê đến bến giác hay không là chính ở sự tự vận động của chúng sinh. Đích đến, không ai đi thay cho mình cả. Chúng sinh phải biết tựa vào kiếp người để mà vươn tới đời Phật. Sự vươn tới đó chính là sự chuyên tâm tu tập, ra sức thực hiện cho được ”tam học”. Đó là: Giới đức, định tĩnh, và trí huệ. Những đạo pháp này đã được thầy Gotama giải thích như sau:

Giới đức là những phép tắc ứng xử, những quy định chuẩn mực nhằm tự kiềm chế bản thân một cách đầy minh triết và tự nguyện. Mỗi giới đức đều có cách giải thích căn nguyên hết sức thấu đáo. Định tĩnh, đó là khả năng hòa nhập kỳ diệu vào cái thế giới bao la, cái thế giớ có năng lượng vô biên, tại đó tâm ta không còn bị u mê ám chướng che lấp. Còn trí huệ, đó là một biển tri thức xuyên suốt vạn vật. Khi có nó, mọi thao túng của nguồn máy luân hồi sẽ không còn cơ may phát triển.” (trang 237, tập 1)

Không những khẩn thiết kêu gọi ”Hãy quý lấy kiếp người” mà Thầy Gotama còn giải thích rõ ràng về những nội dung của nó, về cách tu tập, thiền định nữa để chúng sinh hiểu sâu sắc về vai trò và vị trí của loài người trong giáo lý tự giải thoát của Ngài. Chỉ vì sự khốn khổ của kiếp người mà Phật xuất hiện. Và cũng chính con người là lực lượng đem ánh sáng giáo lý của Ngài tới đích. Tính biện chứng và ý nghĩa duy vật của giáo lý nhà Phật là ở trong lời kêu gọi ấy.
Và điều ngộ thứ ba cũng là ngộ cuối cùng sau khi đọc đọc quyển tiểu thuyết này. Đó là Đạo Phật là ĐẠO LÀM NGƯỜI.

Đạo làm người ấy hiện hữu và thấm đẫm trên từng trang đời của thái tử Tất Đạt Đa, của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và trong giáo lý cao siêu thâm diệu của Ngài. Càng đọc “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận, tôi càng ngộ ra rằng chính Đạo Phật đã đưa ra nhiều răng dạy làm người là biết quên mình vì nghĩa lớn, là quyết chí ra tìm đường cứu khổ, giải phóng sự trầm luân cho nhân dân, cho đồng loại.
Bước đầu, cũng từ vị trí một con người, nhưng thái tử Siddartha đã hơn người ở chỗ là đã sớm trầm tư: “Liệu con người có thể vượt qua thân phận nhỏ nhoi sinh lão bệnh tử này chăng? Liệu bên cạnh cái nẻo hẹp cố hữu đã trở nên trớ trêu, oan nghiệt ấy, phải chăng có một con đường thênh thang đầy ánh sáng chói lọi mà xưa nay chưa ai tìm thấy? Nếu ta mãi buông xuôi đời mình trong bể trầm luân thì đâu là con dường giải thoát? (nên trớ trêu, oan nghiệt ấy cảm nhanh nỗi đau của người khác và sớm có ý thức tìm cách giải những nỗi đau khổ ấy.” (trang 23,tập 1).Thái tử không chìu theo ý vua cha để nối ngôi báu và chấp nhận xa vợ xa con mà quyết chí ra đi tìm phương cứu khổ cho mình và cho mọi người. Đây ý thức và ý chí vượt lên, thực hiện Đạo làm người của thầy Gotama.
Và có lẽ không ai hiểu sâu ý nghĩa sự hòa hiếu như Đức Phật: “Thầy cho rằng trong gia đình nếu anh em không hòa thì cốt nhục cũng chia lìa. Vợ chồng không hòa thì gia nghiệp chẳng thành, con cái phải đau khổ suốt đời vì gần cha thì xa mẹ, có mẹ thì chẳng có cha. Xóm giềng nếu không hòa thì sinh ra rầy ra, kiện cáo, có khi chém giết lẫn nhau. Quốc gia bất hòa thì sinh ra giặc giã, loạn li, nhân dân đói khổ. Cả nhân loại bất hòa thì chiến trang nối tiếp chiến tranh, nhân sinh điêu đứng, đạo đức suy tàn, xã hội lầm than.” (trang 21, tập 2)
Và Đạo Phật cũng là Đạo của Đất trời, đạo của nhân sinh. Đạo Phật chính là tên gọi thứ hai của tình yêu thương, của lòng nhân ái.
Tạo hóa đã sinh ra con người, thì cũng chỉ có con người mới hiểu được Tạo hóa, mới tìm ra những quy luật hoạt động của thiên nhiên và sống hòa điệu với thiên nhiên. Con người trở thành lực lượng trung tâm của Đất Trời. Cho nên nhiệm vụ, cũng là sự nghiệp vinh quang nhất của mỗi con người chính là góp phần tích cực vào sự cứu khổ nhân loại, thành mẫu đời đẹp mãi lưu danh hậu thế. VuaTrần Nhân Tông, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh … là những mẫu đời đẹp của Đất Nước ta mà tên riêng được thay bằng từ NGƯỜI viết hoa..
Cho nên việc trở về với chính mình với chính CON NGƯỜI. “Đó là cuộc-trở- về - vĩ - đại- nhất (trang 544, tập 2). Từng lúc, từng nơi, con người đã đánh mất mình và sa xuống loài thú. Ngay thời Đức Phật cũng đã có nhiều nhân vật mặt người dạ thú, điển hình là tên Savastika. Đó là một gã thợ săn, ngủ và có con với Punna, con riêng của vợ, thành tướng cướp, giết con, rồi thành “vua”. Tội ác của hắn thì chất thành núi, còn vàng bạc châu báu thì chứa đầy kho. Nhưng rồi cuối cùng, đời lão cũng trắng tay. Và lão tự thấy đời mình còn chút ít giá trị là nhờ học Đạo làm người và mơ thấy Phật ở bên mình.
Không chỉ mơ thấy Phật mà sẽ thành người giác ngộ, nếu ngay từ lúc đầu hắn biết ra công tu tập theo sự hướng dẫn của thầy Gotama. Thực tế đã có nhiều người biết học và thực hành Đạo làm người và đi theo con đường của Đức Phật đã hương dẫn, chuyên tâm tu tập đạo hạnh đã trở thành những bậc cao tăng. Đó cũng là những con người có đủ bi, trí, dũng, đủ sức loại bỏ sự u mê ám chướng và trừ được tham, sân, si,… thì Niết Bàn không đâu xa mà ở ngay trong cõi lòng mình. Vâng, một cõi lòng thanh thản. Như chính thầy Gotama đã trả lời cho tu sĩ Rahula, con trai của mình: “Niết Bàn chính là trạng thái thanh thản tột cùng” (trang 568, tập 2).
Và chúng ta càng nhận thức sâu sắc rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành bất tử là chính vì Ngài đã biết tìm cách giải thoát cho con người khỏi vòng luân hồi sinh, tử. Cho nên người đời đã bảo Đạo Phật chính là Đạo làm người vậy.

Phạm Thành Trai
----

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

HIỆN SINH LÀ MỘT CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN





JEAN-PAUL SARTRE (1905-1980)



Chúng ta cần xét lại câu hỏi hoàn toàn trên bình diện triết học: “Chủ nghĩa Hiện sinh là gì ?”

Phần lớn những ai dùng từ này ắt sẽ rất bối rối khi biện minh cho nó, vì ngày nay nó đã trở thành một thứ thời thượng, nên người ta sẵn sàng tuyên bố rằng anh nhạc sĩ này hay anh họa sĩ nọ là một “nhà hiện sinh”. Một anh chuyên viết tin vặt cho tờ Clartés ký thêm chữ “Nhà hiện sinh” ; và thực ra, từ này ngày nay đã được dùng quá rộng rãi đến nỗi nó không còn biểu đạt được điều gì nữa cả. Có vẻ như vì thiếu một học thuyết tiền phong [avant-garde] tương tự như thuyết Siêu thực [surréalisme], nên những người thích gây điều ong tiếng ve [scandale], hay thích gây phong trào, đều hướng tới triết học hiện sinh, hơn nữa, một triết học chẳng mang lại cho họ điều gì trong lĩnh vực này,

Thực ra, nó [chủ nghĩa Hiện sinh] chính là học thuyết ít tai tiếng nhất, chân chất nhất và chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn và các nhà triết học mà thôi. Tuy vậy, nó có thể được định nghĩa dễ dàng. Điều rắc rối là có hai loại các nhà hiện sinh : loại thứ nhất là các nhà hiện sinh Kitô giáo, và tôi liệt Jaspers[1] và Gabriel Marcel[2] (cả hai đều tự nhận là người Công giáo) vào trong số đó ; loại thứ hai là các nhà hiện sinh vô thần, cần phải liệt Heidegger[3] và các nhà hiện sinh Pháp khác và chính tôi vào số này. Điểm chung giữa họ chỉ là ở chỗ họ cho rằng hiện hữu đi trước trước bản chất, hay nói cách khác, họ xuất phát từ tính chủ thể [subjectivité].

Cần phải hiểu điều đó như thế nào mới đúng ? Khi ta xét một vật phẩm, chẳng hạn như một cuốn sách hay một con dao rọc giấy, vật này được người thợ chế tạo theo gợi hứng của một khái niệm nào đó, và nó được quy chiếu đến khái niệm “dao rọc giấy”, và cũng được quy chiếu như vậy đến một kỹ thuật sản xuất có sẵn, vốn là bộ phận của khái niệm và thực chất là một công thức chế tạo. Như vậy, dao rọc giấy vừa là một vật được sản xuất theo một phương cách nào đó vừa có một công dụng xác định, và không ai có thể cho rằng một người nào đó làm ra một con dao mà lại không biết con dao ấy dùng làm việc gì. Vì thế, chúng tôi sẽ nói rằng với con dao thì bản chất – tức là toàn bộ các công thức chế tạo và các thuộc tính cho phép làm ra nó và định nghĩa nó – có trước sự hiện hữu ; và như vậy, trước mặt tôi, sự hiện diện của một con dao nào đó hay một cuốn sách nào đó là được quy định. Vậy là chúng ta có một viễn quan kỹ thuật [vision technique] về thế giới, và trong viễn quan này ta có thể nói : “sự sản xuất đi trước sự hiện hữu”.

Khi chúng ta quan niệm Thượng đế là một đấng sáng tạo, thì trong một thời gian dài, vị Thượng đế này được đánh đồng với một người thợ siêu phàm ; và dù học thuyết mà chúng ta đang xét có là gì đi nữa, ngay cả một học thuyết như học thuyết của Descartes hay học thuyết của Leibniz [4], chúng ta luôn thừa nhận rằng ý chí (volonté) ít nhiều theo sau giác tính (entendement), hay ít ra là đi cùng với giác tính, và Thượng đế, khi sáng tạo ngài biết rõ những gì ngài đang sáng tạo. Như vậy, khái niệm « con người », trong tinh thần của Thượng đế, là có thể so sánh với khái niệm « dao rọc giấy » trong tinh thần của nhà công nghiệp ; và Thượng đế tạo ra con người dựa theo những kỹ thuật và một khái niệm hoàn toàn giống như người thợ chế tạo một con dao rọc giấy dựa theo một định nghĩa và một kỹ thuật. Như vậy, mỗi một cá nhân con người là sự hiện thực hóa của một khái niệm nào đó tồn tại trong giác tính thánh thần.

Vào thế kỷ XVIII, nơi chủ nghĩa vô thần (athéisme) của các triết gia, ý niệm Thượng đế bị gạt bỏ, nhưng không vì thế mà người ta gạt bỏ tư tưởng cho rằng bản chất có trước sự hiện hữu. Ý niệm này, đâu đâu chúng ta cũng gặp lại nó một ít : ở Diderot [5], ở Voltaire [6], và cả ở Kant [7]. Con người là kẻ sở hữu một bản tính người (nature humaine). Bản tính người này, một khái niệm về con người, được tìm thấy ở tất cả mọi con người. Điều này có nghĩa là mỗi một con người là một hình mẫu đặc thù của một khái niệm phổ quát : « con người » ; ở Kant, ông rút từ tính phổ quát ấy ra rằng vượn người, người nguyên thủy, cũng như người thị dân đều được gộp vào cùng một khái niệm và có cùng những tính chất căn bản. Như vậy, lại một lần nữa, bản chất của con người có trước sự hiện hữu có tính lịch sử ấy mà chúng ta sẽ gặp lại trong tự nhiên.

Thuyết Hiện sinh vô thần, mà tôi đại diện, có tính nhất quán hơn. Nó tuyên bố rằng nếu Thượng đế không hiện hữu, thì ít ra có một tồn tại (un être) trong đó sự hiện hữu đi trước bản chất, một tồn tại hiện hữu trước khi có thể được định nghĩa bằng một khái niệm bất kỳ nào, và tuyên bố rằng tồn tại ấy chính là « con người », hay nói như Heidegger là « thực tại-người » (réalité-humaine). Ở đây, « sự hiện hữu đi trước bản chất » có nghĩa là gì ? Câu này có nghĩa là trước tiên con người phải hiện hữu, gặp gỡ, xuất hiện trong thế giới đã, rồi sau đó mới được định nghĩa. Con người, theo quan niệm của người hiện sinh, nếu không thể định nghĩa được, chính là vì trước hết nó là hư vô. Nó chỉ tồn tại sau đó, và sẽ tồn tại như những gì nó sẽ được tạo ra. Như vậy, không có bản tính người, vì không có Thượng đế để nghĩ ra cái bản tính ấy. Con người không chỉ tồn tại như nó được quan niệm, mà còn tồn tại như nó muốn tỏ ra.

Con người không là gì khác ngoài những gì mà nó tự tạo ra. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết Hiện sinh. Đó cũng là điều mà người ta gọi là tính chủ thể, và người ta vin vào danh từ ấy để trách cứ chúng tôi. Nhưng qua đó chúng tôi muốn nói gì nếu không phải là việc con người có một phẩm giá cao hơn hòn đá hay cái bàn ? Vì chúng tôi muốn nói rằng trước tiên con người phải hiện hữu, tức là nói rằng trước tiên con người phải là kẻ tự ném mình vào một tương lai, và phải là kẻ ý thức về việc tự dự phóng vào tương lai. Con người trước hết là một dự phóng đang được sống về mặt chủ thể, thay vì là một thứ rêu, là một thứ nấm mốc hay một búp súp-lơ ; không có gì hiện hữu một cách có sẵn cho sự dự phóng ấy, không có gì tồn tại nơi thiên đường khả niệm (ciel inteligible), và con người trước hết sẽ là những gì mà nó dự định tồn tại. Không phải những gì nó muốn tồn tại. Vì thông thường chúng ta hiểu « muốn » là một quyết định có ý thức, và đối với phần đông trong số chúng ta, quyết định ấy là đi sau những gì mà con người đã tự làm nên chính mình. Tôi có thể muốn gia nhập một đảng phái, viết một cuốn sách, lập gia đình, tất cả những điều đó chỉ là sự biểu hiện của một sự lựa chọn nguyên thủy hơn, tự khởi hơn những gì mà người ta gọi là ý chí. Nhưng nếu đúng là sự hiện hữu đi trước bản chất, thì con người chịu trách nhiệm về những gì nó đang tồn tại. Như vậy, bước đi đầu tiên của thuyết Hiện sinh là đặt mọi người vào việc chiếm lĩnh những gì mình đang tồn tại, và đặt lên con người toàn bộ trách nhiệm về sự hiện hữu của mình. Và khi chúng tôi nói rằng con người chịu trách nhiệm về chính mình, thì chúng tôi không muốn nói rằng con người chịu trách nhiệm về cái cá nhân chật hẹp của mình, mà muốn nói rằng con người chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người.

Từ “thuyết chủ thể” (subjectivisme) có hai nghĩa: thứ nhất, nó muốn nói đến sự lựa chọn của bản thân chủ thể cá nhân; thứ hai, nó muốn nói đến tính bất khả của con người về việc vượt qua tính chủ thể người. Chính nghĩa thứ hai là nghĩa sâu xa của thuyết Hiện sinh. Khi chúng tôi nói rằng con người tự chọn lựa, thì chúng tôi hiểu rằng mỗi một người trong số chúng ta tự lựa chọn, nhưng qua đó, chúng tôi cũng muốn nói rằng trong khi tự lựa chọn ta lựa chọn tất cả mọi người. Thực vậy, không một hành vi nào trong các hành vi chúng ta khi sáng tạo nên con người mà chúng ta muốn tồn tại mà lại không đồng thời tạo ra một hình ảnh về con người như chúng ta cho là nó phải tồn tại. Lựa chọn tồn tại này hay tồn tại khác chính là khẳng định cùng một lúc giá trị của những gì mà chúng ta lựa chọn, vì chúng ta không thể nào chọn cái xấu hơn (le mal) ; những gì mà chúng ta lựa chọn, đó luôn là cái tốt hơn (le bien), và không có cái gì có thể là tốt (bon) đối với chúng ta mà không là tốt đối với mọi người.

Hơn nữa, nếu sự hiện hữu đi trước bản chất và nếu chúng ta muốn hiện hữu cùng một lúc với việc chúng ta nhào nặn nên hình ảnh của mình, thì hình ảnh ấy có giá trị đối với tất cả mọi người và đối với toàn bộ thời đại của chúng ta. Như vậy, trách nhiệm của chúng ta lớn lao hơn nhiều so với những gì mà chúng ta có thể nghĩ đến, vì nó liên quan đến toàn thể nhân loại. Nếu tôi là người công nhân, và nếu tôi quyết định gia nhập một nghiệp đoàn Kitô giáo chứ không phải là người cộng sản, nếu qua sự gia nhập này, tôi muốn chỉ ra rằng thực chất sự cam chịu là giải pháp phù hợp với con người, và vương quốc của con người không phải ở trên mặt đất, thì tôi không chỉ vận vào trường hợp của mình : tôi muốn được cam chịu cho mọi người, do đó bước đi của tôi đã dấn mình vào toàn thể nhân loại. Và nếu, xét một cách cá nhân hơn, tôi muốn lập gia đình, có con cái, thậm chí nếu cuộc hôn nhân ấy chỉ tùy thuộc vào hoàn cảnh của tôi, hay vào đam mê của tôi, hay vào sự ham muốn của tôi, qua đó tôi không chỉ cam kết với chính mình mà còn cam kết với toàn thể nhân loại đang trên con đường của chế độ một vợ một chồng. Như vậy, tôi chịu trách nhiệm với chính mình và với mọi người, và tôi đã sáng tạo ra một hình ảnh nào đó về con người mà tôi đã lựa chọn ; khi chọn lấy chính tôi, tôi chọn loài người.

Điều này cho phép chúng ta hiểu những gì mà các từ che đậy hơi chút khoa trương như : sự lo âu (angoisse), tình trạng bị bỏ rơi (délaissement), sự tuyệt vọng (désespoir). Rồi các bạn sẽ thấy, chúng cực kỳ giản dị.

Trước hết, ta hiểu thế nào về sự lo âu ? Người hiện sinh sẵn sàng tuyên bố rằng con người là sự lo âu. Điều này có nghĩa như sau : con người dấn mình vào và nhận ra rằng nó không chỉ là kẻ mà nó đã chọn để tồn tại, mà đồng thời nó còn là một kẻ lập luật đang lựa chọn cho toàn thể nhân loại, nó không thể thoát khỏi cái cảm thức về trách nhiệm toàn diện và sâu xa của mình. Hẳn là có nhiều người không tỏ ra lo âu nhưng chúng tôi khẳng định là họ che đậy sự lo âu của họ, họ trốn tránh nó. Chắc chắn nhiều người tin rằng trong lúc hành động chỉ có họ mới dấn thân thôi, và một khi ta nói với họ rằng: “Nhưng nếu mọi người cũng làm như vậy thì sao ? ». Họ nhún vai đáp: “Chẳng ai làm thế đâu ». Nhưng thực ra, ta phải luôn tự hỏi : « Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều làm như vậy ? » Và ta chỉ có thể thoát khỏi cái ý nghĩ không yên ấy bằng một thứ ngụy tín(mauvaise foi). Người nói dối rồi tự lấp liếm, bằng cách nói rằng : « chẳng ai làm thế đâu », là một người đang cắn rứt lương tâm mình, vì hành vi nói dối bao hàm một giá trị phổ biến được gán cho lời nói dối. Ngay khi giá trị ấy bị che giấu thì sự lo âu xuất hiện. Đây là sự lo âu mà Kierkegaard gọi là « nỗi lo âu của Abraham ». Chắc hẳn các bạn đều biết câu chuyện này. Một thiên sứ đã lệnh truyền cho Abraham phải hy sinh đứa con trai của ông : mọi sự sẽ tốt đẹp nếu đó đích thực là thiên sứ, người đã đến và nói : « Ngươi là Abraham, ngươi sẽ hy sinh đứa con trai của ngươi ». Nhưng bất cứ ai [trong trường hợp ấy] cũng có thể tự hỏi trước hết : « Đó có thật là vị thiên sứ không ? », và tiếp theo : « Tôi có thậf là Abraham không ? », « Ai sẽ chứng thực cho tôi điều này ? ». […]. Không có gì cho thấy tôi là Abraham, và tuy vậy tôi luôn buộc phải thực hiện những hành vi gương mẫu.

Đối với mọi người, mọi sự diễn ra như thể toàn thể nhân loại đang hướng mắt vào những gì mình đang làm và đang noi theo những gì mình đang làm. Và mỗi người sẽ phải tự nhủ rằng « Tôi có thực là người có quyền hành động đến nỗi nhân loại phải noi theo những hành vi của tôi không ? Và nếu người nào không tự nhủ điều này thì đó là anh ta đang che giấu sự lo âu.

Và khi nói về « tình trạng bị bỏ rơi », thì chúng tôi chỉ muốn nói rằng Thượng đế không hiện hữu, và điều cần thiết là từ đó ta phải rút ra cho hết những hệ quả. […] Người hiện sinh nghĩ rằng điều rất khó xử là Thượng đế không hiện hữu, vì mọi khả năng tìm thấy các giá trị trong thiên đường khả niệm sẽ mất đi cùng với Ngài ; không còn có bất cứ cái thiện tiên nghiệm nào nơi thiên đường ấy nữa, vì không có ý thức vô hạn và hoàn hảo nào để suy tưởng về nó ; không ở đâu nó được viết rằng : « cái thiện đang hiện hữu », « cần phải trung thực », « không được nói dối », vì rõ ràng chúng ta đang tồn tại trên một bình diện chỉ có những con người mà thôi. Dostoïevski [8] nói : « Nếu Thượng đế không hiện hữu, mọi sự đều được phép. » Đấy chính là điểm xuất phát của thuyết Hiện sinh. Thực vậy, mọi sự đều được phép nếu Thượng đế không hiện hữu, và do đó, con người bị bỏ rơi, vì con người không tìm thấy ở trong nó cũng như ở ngoài nó một khả năng nào để bám lấy. Trước hết, con người không tìm thấy sự bào chữa nào.

Nếu quả thật là sự hiện hữu đi trước bản chất, thì ta sẽ không bao giờ có thể giải thích bằng cách quy chiếu đến một bản tính người bị đông cứng đã cho nào ; nói cách khác, không có thuyết tất định, con người là tự do, con người được tự do. Mặt khác, nếu Thượng đế không hiện hữu, chúng ta sẽ không tìm thấy trước mặt mình những giá trị và những mệnh lệnh khiến cho hành vi của chúng ta được chính đáng. Như vậy, phía sau chúng ta cũng như phía trước chúng ta, trong miền ánh sáng của các giá trị, chúng ta không có những biện minh hay những bào chữa. Chúng ta chỉ một mình, không có sự bào chữa. Đó là những gì tôi thể hiện bằng cách nói rằng con người bị kết án phải tự do. « Bị kết án », bởi vì con người không tự tạo nên chính mình, nhưng mặt khác, « phải tự do » bởi vì một khi bị quăng ném vào thế giới, con người chịu trách nhiệm về tất cả những gì mình đã làm. Người hiện sinh không tin vào sức mạnh của đam mê, và không bao giờ nghĩ rằng một đam mê mãnh liệt là một dòng thác cuộn phá dẫn con người đến những hành vi nào đó như một tiền định, và do đó là một sự bào chữa [cho những hành vi của mình]. Người hiện sinh cho rằng con người chịu trách nhiệm về sự đam mê của mình.

ĐINH HỒNG PHÚC trích dịch

(từ nguyên bản tiếng Pháp)

THẢO LUẬN
Bình luận luận điểm của Sartre: “hiện hữu đi trước bản chất”.
Đối với Sartre, theo nghĩa nào tôi chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người.
Bạn có đồng ý với Dostoïevski rằng: “Nếu Thượng đế không hiện hữu, mọi sự đều được phép.”?



Nguồn: Đinh Hồng Phúc. Triết học trong cuộc sống – Các bài đọc chọn lọc. Tập bài giảng môn “Triết học trong cuộc sống” tại Đại học Hoa Sen, niên khóa 2013.




[1] Karl Theodor Jaspers (1883-1969) là nhà tâm thần học và triết học người Đức, đại diện cho triết học hiện sinh Kitô giáo. Các công trình chính của ông : Triết học (1932), Lý tính và hiện hữu (1935), Triết học hiện sinh(1938), Dẫn luận triết học (1950), Lý tính và phản lý tính trong thời đại chúng ta (1950).


[2] Gabriel Marcel (1889-1973) là nhà triết học, phê bình văn học, và là nhà soạn kich người Pháp, đại diện cho phương án Kitô giáo trong triết học hiện sinh. Các công trình chính của ông : Sự hiện hữu và tính khách quan (1914), Tồn tại và Có (1935), Những con người chống con người (1951), Con người nghi vấn (1955),Phẩm giá con người (1964).


[3] Martin Heidegger (1889-1976) là nhà triết học Đức, có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển thuyết Hiện sinh và các thuyết khác như Thông diễn học (Gadamer) và Hậu-cấu trúc (Derrida và Foucault). Công trình chính : Sein und Zeit (Tồn tại và thời gian, 1927).


[4] Gottfried Wilhelm von Leibniz (1646-1716) là nhà triết học Đức. Các công trình triết học chính: Luận văn về Siêu hình học, 1686, Những tiểu luận mới về giác tính của con người, 1705, Đơn tử luận 1714. (ND).


[5] Denis Diderot (1713-1784): nhà văn, nhà triết học và nhà bách khoa thư người Pháp, sáng lập và chủ trì bộ Bách khoa thư (1750), một công trình vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của phong trào Khai minh ở Pháp. (ND).


[6] Voltaire (1694-1778), tên thật là Franois-Marie Arouet, là nhà văn, nhà triết học người Pháp, đại biểu lỗi lạc của trào lưu tư tưởng Khai minh. Các tác phẩm chính: Chàng Candide hay chủ nghĩa lạc quan (1759),Những lá thư triết học (1734). (ND).


[7] Emmanuel Kant (1724-1804) là nhà triết học duy tâm siêu nghiệm Đức, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với toàn bộ triết học Tây phương hiện đại.


[8] Fedor Mikhaïlovitch Dostoïevski (1821-1881) là một đại văn hào Nga, được coi là một trong những người góp phần quan trọng cho sự hình thành thuyết Hiện sinh. (ND).

HỮU CẦU TẤT KHỔ







Trong Tứ diệu đế (bốn chân lý nhiệm màu) để giải thoát, mở đầu là khổ đế (chân lý về sự phổ biến, tuyệt đối và triệt để của cái khổ). Trong khổ đế mở đầu là cầu bất đắc khổ , tức là mong muốn, truy cầu mà không đạt được là một loại khổ. Cái này phổ biến, dễ hiểu, có lẽ không cần chứng minh. Ta mong muốn điều gì mà không đạt được, không thể đạt được, hay không toại nguyện là nguồn của đau khổ và chính nó là khổ. Sự cầu thật đa dạng, có nhu cầu về cả vật chất, tinh thần,cầu cho cá nhân, cho xã hội, cho chúng sinh... Cầu thực chất cũng là nhân dục, một cách gọi khác của nhân dục. Nhân dục càng lớn, cái khổ càng nhiều. Cái sự được như ý ở đời này có bao nhiêu?

Theo đó, cầu mà đạt được thì sẽ sướng, cầu đắc thì sung sướng, hoan lạc? Chưa chắc. Ngẫm ra, cầu được cũng có thể vẫn khổ. Khi ta theo đuổi điều gì thì mong nó đạt tới, nhưng biết đâu cái đạt được đó lại là nguyên nhân của những cái khổ khác. Mong có cái ô tô, được nó biết đâu lại là nguyên nhân của tai nạn chết người nào đó. Kẻ cầu quan cao chức trọng, biết đâu làm quan lại khổ hơn, mong làm dân mà không được nữa. Người ta đôi khi đạt được rồi, sinh ra thỏa mãn, hết động lực, trống rỗng, lại rơi vào bi kịch khác... Đó là chưa nói tới chuyện, cầu mà đạt được thì cái cầu tiếp theo sẽ to lớn hơn cái cầu trước và là nguyên nhân cho cái khổ lớn hơn. Cho nên bổ sung thêm cho Tứ diệu đế rằng : Cầu đắc diệc khổ ( cầu được cũng khổ).

Phương án của Đạo gia: thiểu tư quả dục, tư tưởng ít, nhân dục ít là cách để hạn chế khổ, điều này có vẻ khả thi. Khổ đã không tránh thì cố gắng làm cho nó bớt bớt đi. Ít cầu đi thì bớt khổ đi, vì được cũng khổ, không được cũng khổ mà. Nho gia chủ trương điều tiết kiềm chế nhân dục, cho nhân dục khoảng tự do trong khuôn khổ, chỉ thích cái được phép làm thực chất là kiềm chế, điều tiết cả sự sung sướng và sự khổ, không được sướng quá, không để rơi vào trạng thái khổ quá. Điều này đối với những người thích hưởng lạc và tự do phóng khoáng thì hẳn là không thích thú gì, nhưng nhìn từ góc độ xã hội và với tính hiệu quả thực tế của nó thì không phải không hữu ích.

Người xưa theo đạo thượng thừa Thiền, luyện tâm để đạt tới Vô cầu (không truy cầu theo đuổi bất cứ điều gì để đạt tới an lạc). Cầu bất đắc khổ, cầu đắc diệc khổ, vô cầu nhi lạc. Vô cầu là đã gần tới tâm không.

Vô cầu là đắc đạo rồi. Nhưng làm thế nào để Vô cầu? Theo đuổi sự vô cầu mà không phù hợp với tâm tính và sở nguyện của ta thì mong muốn Vô cầu lại thành ra một thứ cầu vô cùng khó đạt và có khi đó là nguồn của một cái khổ lớn. Làm phàm nhân ở đời chắc vẫn phải cầu thôi. Cầu mà đắc đừng lấy thế làm vui quá, cầu bất đắc cũng đừng lấy thế làm khổ quá, tự điều tiết được chút nào tốt chút đó, nhậm vận tùy duyên đành vậy.



NGUYỄN KIM SƠN

Môn lý luận văn học trong trường đại học hiện nay



Huỳnh Như Phương



1. Tình hình dạy và học môn lý luận văn học trong trường đại học hiện nay

Từ những năm 60 thế kỷ trước đến nay, dưới nhà trường xã hội chủ nghĩa, môn lý luận văn học (LLVH) vẫn được xem là môn học quan trọng không chỉ đối với sinh viên ngành ngữ văn mà cả các ngành có liên quan đến văn hóa nghệ thuật. Môn này thường được phân bổ đều từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, bao gồm các học phần cơ sở và các học phần chuyên đề. Riêng các học phần cơ sở, việc phân bổ giờ dạy ở các trường đại học tổng hợp và đại học sư phạm khác nhau trong khoảng từ 105 tiết đến 150 tiết. Từ năm học 2005, chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 01 ngày 12-01-2005 quy định số giờ dạy môn cơ sở LLVH thống nhất cho tất cả các trường là 135 tiết. Đối với sinh viên chuyên ngành văn học, trước khi hệ tín chỉ được áp dụng ở một số trường, môn này vẫn là một trong hai môn thi tốt nghiệp: điều đó càng nói lên tầm quan trọng của nó.

Trong các bộ giáo trình LLVH được biên soạn vào những thập niên cuối thế kỷ trước, cấu trúc của chương trình LLVH thường bao gồm các phần: 1) Nguyên lý chung (còn gọi là Nguyên lý tổng quát hay Cơ sở lý luận chung); 2) Tác phẩm văn học; 3) Loại thể văn học; 4) Phương pháp sáng tác và trào lưu văn học (có sách thêm:Trường phái văn học). Ở một số giáo trình, phần 2 và 3 được gộp chung, xem loại thể như một phương diện cấu thành của tác phẩm. Cũng có giáo trình cơ cấu thêm phần Phương pháp luận nghiên cứu văn học, nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên, tuy đây là một bộ môn ngày càng trở nên độc lập so với LLVH.

Trong bộ chương trình khung nói trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn LLVH bao gồm 3 phần: 1) Nguyên lý LLVH (45 tiết); 2) Tác phẩm văn học và loại thể văn học (60 tiết); 3) Tiến trình văn học (30 tiết). Ở đây những người soạn chương trình tránh dùng, như tiêu đề của một học phần, khái niệm Phương pháp sáng tác (hayPhương pháp nghệ thuật) vốn ra đời vào những năm 30 thế kỷ trước cùng lúc với khái niệm chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa; thay vào đó bằng khái niệm Tiến trình văn học có nội hàm rộng hơn, vốn cũng là một “đặc sản” ít nhiều được thử thách của LLVH xô-viết mà cho đến nay vẫn được sử dụng trong những bộ LLVH xuất bản ở Nga đầu thế kỷ 21[1].

Hiện nay trong các trường đại học ở nước ta đang lưu hành khoảng 10 bộ giáo trình LLVH, bao gồm những bộ được dịch từ tiếng Nga, những bộ của các tác giả trong nước biên soạn hai thập niên trước nay được tái bản và những bộ mới xuất bản những năm đầu thế kỷ này. Mỗi bộ giáo trình đều có những thế mạnh và ưu điểm riêng, vì vậy các giảng viên thường giới thiệu một danh mục sách tham khảo cho sinh viên học tập môn này. Theo sự khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong sinh viên các trường là bộ LLVH của Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình. Bộ này được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành lần đầu những năm 1986-1988 gồm ba tập và đã được tái bản hai lần dưới hình thức một tập khổ lớn dày hơn 700 trang. Công trình này đã kế thừa hai bộ Cơ sở LLVH khá phổ biến trước đây của các tác giả thuộc bộ môn LLVH các trường đại học ở Hà Nội và Vinh: một do NXB Giáo dục (bốn tập, 1970-1971), một do NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp (ba tập, 1980-1983). Được biên soạn ngay “đêm trước” thời kỳ đổi mới, nên bộ sách nói trên phần nào tránh được những hạn chế của những công trình mà nó chịu ơn, đồng thời đã bổ sung vào nội dung giảng dạy những vấn đề có ý nghĩa khoa học như tư tưởng LLVH cổ ở phương Đông và Việt Nam, tính quốc tế và tính nhân loại của văn học, nhà văn và quá trình sáng tác, bạn đọc và tiếp nhận văn học…

Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của bộ môn LLVH trên thế giới cũng như trước nhu cầu của một công chúng ngày càng nâng cao về kiến văn và trình độ, chính tác giả của các bộ sách công phu và dày dặn nói trên cũng thấy cần phải viết lại giáo trình về lĩnh vực này với những điều chỉnh và bổ sung hợp lý. Nỗ lực đó được ghi nhận qua hai công trình mới xuất bản gần đây cùng do NXB Đại học Sư phạm: Lý luận văn học (Tập I: Văn học, nhà văn, bạn đọc) do Phương Lựu chủ biên (2002) và Giáo trình lý luận văn học (Tập I: Bản chất và đặc trưng văn học) do Trần Đình Sử chủ biên (2004). Một dành cho sinh viên đại học, một dành cho sinh viên cao đẳng, cả hai cuốn này đều có phần câu hỏi hướng dẫn ôn tập ở cuối mỗi chương, riêng cuốn thứ hai còn bổ sung phần trích yếu tư liệu và thư mục tham khảo cho từng vấn đề.

So với các học phần lịch sử văn học Việt Nam và thế giới, việc dạy và học môn LLVH có những đặc điểm và yêu cầu riêng của nó. Có lẽ sau môn triết học và mỹ học, thì đây là môn học có sức khái quát và trừu tượng hơn cả. Sinh viên ngữ văn hiện nay, một mặt do cái nền học vấn các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường trung học có chiều hướng sa sút, mặt khác do được tuyển vào ngày càng đông, nhất là ở các đại học dân lập, nên trình độ tiếp thu không đồng đều, yếu về tư duy khái quát, về tinh thần và phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đa số sinh viên học LLVH như một món nợ phải trả cho nhà trường, thầy dạy gì thì học nấy, ít chịu đọc thêm sách tiếng Việt chứ chưa nói sách tiếng nước ngoài. Đó là một sự thực.

Nhưng còn một sự thực khác: trong từng lớp học, bao giờ cũng có khoảng 10% sinh viên yêu thích môn LLVH. Họ quan tâm đến những vấn đề trừu tượng; họ có tiếng Anh để có thể dịch những đoạn văn lý luận, phê bình mà thầy giáo giao cho, có thể vào các trang web để tìm các tài liệu mà thầy giáo không cung cấp; họ cũng mạnh dạn đặt lại các vấn đề mà thầy giáo khẳng định nếu được khuyến khích trong một không khí cởi mở của lớp học. Việc dạy LLVH cần phải hướng đến những sinh viên xuất sắc đó, phát hiện ra họ và từ họ mà tác động đến cái đa số thầm lặng và trì trệ kia. Ở trường chúng tôi, những sinh viên trong lớp cử nhân tài năng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc này: họ cung cấp cho thầy giáo những tài liệu mà thầy không có điều kiện cập nhật, bài thuyết trình của họ được sao chụp cho cả lớp cùng đọc trở thành kiến thức bổ sung cho bài giảng, những ý kiến thắc mắc của họ khiến thầy giáo phải suy nghĩ cẩn trọng hơn về bài giảng của mình cho năm học tới…

Đánh giá hoạt động LLVH hiện nay, một nhận định được nhiều người chia sẻ là LLVH chậm trễ, nếu không muốn nói là tụt hậu, so với sáng tác. LLVH không những không định hướng được cho sáng tác mà còn tỏ ra lúng túng, thậm chí bất lực trong việc lý giải, tổng kết và rút ra quy luật từ những hiện tượng mới xuất hiện trong đời sống văn học. Nhận định này chắc chắn có cơ sở khách quan của nó.

Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi muốn nhìn thực trạng từ một góc độ khác. Đó là nên chăng, chúng ta không chỉ đặt vấn đề về sự chậm trễ của LLVH so với sáng tác mà còn – và có lẽ quan trọng hơn – là đặt vấn đề LLVH chậm trễ so với chính nó, nghĩa là so với những yêu cầu đặt ra cho nó như một bộ môn khoa học, vừa quan hệ với sáng tác, mà cũng vừa độc lập so với sáng tác. Không có sáng tác hay thì khó có lý luận – phê bình sâu sắc, điều đó không sai. Nhưng trong điều kiện tương tác của những yếu tố văn hóa giữa một thế giới hội nhập như hiện nay, một nền văn học chưa có nhiều sáng tác độc đáo vẫn có thể thụ hưởng những thành tựu lý luận sâu sắc.

Vả chăng, chúng ta cũng chưa đủ căn cứ để khẳng định rằng hiện nay ở nước ta, về sáng tác, có những nhà văn đi tiên phong, còn về lý luận thì các nhà khoa học lại giẫm chân tại chỗ. Theo thiển ý, nói một cách công bằng, thì cả sự “tiên phong” lẫn sự “chậm trễ” đều có mặt ở cả hai giới sáng tác và lý luận – phê bình.

Chính vì vậy, chúng tôi trộm nghĩ rằng không phải lúc nào chúng ta cũng nên xem thực tiễn sáng tác là chuẩn mực và trình độ để lý luận và phê bình soi chiếu hay vươn tới. Nói lý luận gắn liền với thực tiễn, cần hiểu đó là thực tiễn đời sống nói chung, trong đó có thực tiễn văn học, mà một trong những nhân tố quan trọng là công chúng. Công chúng hiện nay đang cần được thụ hưởng những tinh hoa không chỉ trên bình diện sáng tác mà cả trên bình diện lý luận – phê bình. Đến lượt nó, LLVH tác động vào thực tiễn không chỉ qua trung gian của người sáng tác mà còn qua nhiều mối quan hệ phức tạp với công chúng nói chung. Nâng cao trình độ cảm thụ, thị hiếu và phán đoán thẩm mỹ của công chúng cũng là một cách tác động tích cực vào thực tiễn.

Trong chiều tác động ngược lại, vai trò của người đọc đối với sự phát triển của LLVH tuy không trực tiếp như đối với sự phát triển của sáng tác, nhưng cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong một điều kiện và môi trường công chúng nào đó, LLVH có đẳng cấp cao sẽ trở nên lạc lõng. LLVH thiếu bản lĩnh sẽ chiều theo lỗ tai của một công chúng nông nổi, hời hợt. Vì vậy lỗi để xảy ra tình trạng chậm trễ về LLVH hiện nay có một phần thuộc về bạn đọc. Sở dĩ còn tồn tại một loại lý luận – phê bình văn học gàn dở, thô lậu là vì có một bộ phận bạn đọc ưa thích loại lý luận – phê bình đó và có một số ít tờ báo, nhà xuất bản làm bà đỡ cho nó để “phục vụ” số bạn đọc kia.

Chưa có điều kiện làm một cuộc điều tra xã hội học, với sự ghi nhận còn chủ quan của mình, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ người đọc sách LLVH đông nhất hiện nay không phải là những nhà sáng tác mà là sinh viên các ngành ngữ văn và văn hóa nghệ thuật. Vì vậy, nâng cao chất lượng dạy và học LLVH ở các trường đại học là một điều kiện, một nhân tố quan trọng để nâng cao tính tích cực xã hội của LLVH. Những người sinh viên được đào tạo căn cơ, bài bản về LLVH sẽ góp phần sửa chữa những khiếm khuyết trong tiếp nhận văn học hiện nay và hình thành một công chúng lý tưởng cho đời sống văn học. Họ không chỉ là người đọc sách mà còn là độc giả văn học, để mượn cách phân biệt của P. Vjazemski. Đầu tư tâm huyết, tài năng, trí tuệ và công sức cho việc biên soạn và giảng dạy LLVH ở đại học là một kênh đầu tư có hiệu quả để tác động đến sự đổi mới toàn bộ cơ thể văn học của chúng ta.

Trong tinh thần đó, chúng tôi xin nêu mấy đề nghị cải tiến về nội dung, cấu trúc chương trình, phương pháp giảng dạy và việc biên soạn giáo trình LLVH ở đại học.

2. Mấy đề nghị cải tiến việc giảng dạy môn lý luận văn học trong trường đại học

Trước hết chúng tôi muốn khẳng định rằng phương châm mà chúng tôi coi trọng là “kế thừa gắn liền với đổi mới, kế thừa để đổi mới có hiệu quả và đổi mới để kế thừa trong sáng tạo”. Tôi nói điều này mà không sợ bị hiểu nhầm mình chẳng qua chỉ là một “kẻ chuyên rào đón trước”, vì thực sự đây là nói về LLVH trong nhà trường mà thực tiễn đã chứng minh rằng những gì gắn liền với lĩnh vực giáo dục nếu kế thừa thuần tuý hoặc đổi mới thuần tuý thì chỉ có thất bại mà thôi.

2.1. Về nội dung giảng dạy và cấu trúc chương trình

Đối với những vấn đề cơ bản của văn học, theo chúng tôi, giáo trình LLVH nên tập trung vào bốn chủ điểm là văn học và xã hội, văn học và văn hóa, văn học và cái đẹp, văn học và ngôn ngữ. Đó cũng là các mối quan hệ thiết thân của văn học từ rộng đến hẹp, và giải quyết các mối quan hệ này, sẽ đồng thời giải quyết vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học.

Ở vấn đề thứ nhất, chúng ta có thế mạnh là truyền thống văn học dân tộc và ảnh hưởng của LLVH mác-xít từ ngoại sinh đã trở thành nội sinh. Chúng ta có một loạt các luận chứng về chức năng xã hội của văn học và trách nhiệm xã hội của nhà văn từ các nhà kinh điển, các nhà lý luận mác-xít và các nhà văn hóa tiến bộ. Chúng tôi quan niệm rằng, đối với một giáo trình cơ bản cho sinh viên Việt Nam, thì điều đầu tiên cần phải nhấn mạnh chưa phải là vấn đề hình thức ngôn từ mà là tinh thần xã hội của văn học. Tuy nhiên, một số phương diện của vấn đề này trước đây được lý giải có phần xác quyết quá, nay có lẽ không có sức thuyết phục nữa: nguồn gốc lao động của văn học, thế giới quan và sáng tác… Trong phần này, giáo trình cũng có thể gắn văn học với cuộc sống nóng bỏng của thế giới hiện đại qua các vấn đề nữ quyền, bảo vệ môi trường, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc…

Vấn đề thứ hai lưu ý chúng ta đặt văn học trong bối cảnh văn hóa của dân tộc và của khu vực. Không thể hiểu thế giới nghệ thuật ngôn từ, nếu không nắm vững những đặc điểm văn hóa bản địa của một dân tộc cùng sự giao thoa, tiếp biến và dung hợp văn hóa trong lịch sử. Ở đây, chúng ta cũng có thể thấy được mối quan hệ giữa văn học và tôn giáo, đạo đức, phong tục, tập quán… mà ảnh hưởng của nó vừa tạo ra những tác động thuận chiều, vừa gây nên những phản ứng nghịch chiều trong nghê thuật. Cần nhấn mạnh tính khoan dung văn hóa trong văn học dân gian và văn học cổ điển Việt Nam.

Ở vấn đề thứ ba, văn học được xem xét như một hoạt động thẩm mỹ bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác. Cùng với các hoạt động nghệ thuật, văn học góp phần khám phá và sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp. Đặt văn học trong hệ thống các loại hình nghệ thuật, chúng ta càng nhận ra đặc trưng của nó. Về vấn đề này, chúng ta có thể tiếp thu từ các giáo trình văn học của Nga xuất bản mấy thập niên qua và cũng không xa lạ với các giáo trình của ta trong thời kỳ Đổi mới.

Vấn đề thứ tư sẽ nâng cao tính hiện đại của LLVH: ở đây ta có thể viện dẫn đến nhiều luận điểm của các nhà ngôn ngữ học, phong cách học và thi pháp học để làm rõ đặc trưng của văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ. Việc giới thiệu F. de Saussure, R. Jakobson, các trường phái hình thức luận, cấu trúc luận được đẩy mạnh trong những năm gần đây là điều kiện thuận lợi để triển khai vấn đề này, tuy đã được đề cập trong các giáo trình trước, nhưng cần được nhận thức sâu hơn trong người dạy và người học [2].

Về nghề văn, các giáo trình hiện nay của chúng ta đã đi sâu làm rõ nhà văn như là chủ thể sáng tạo văn học, các khái niệm cá tính sáng tạo, phong cách, tâm lý sáng tạo văn học và lao động của nhà văn. Ở một phía khác, các chuyên gia về mỹ học tiếp nhận ở nước ta tuy ít nhưng có thực học đã giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và giảng dạy phần lý luận về người đọc.

Theo chúng tôi, phần đổi mới rõ nhất trong giáo trình LLVH hiện nay là phần viết về tác phẩm văn học như một cấu trúc nghệ thuật trong tính chỉnh thể của nó. Đó là nhờ học tập những thành tựu của thi pháp học, tự sự học… Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng nên cân nhắc khi vận dụng một số khái niệm không có ý nghĩa phổ biến trong việc phân tích tác phẩm. Chẳng hạn, khái niệm “quan niệm nghệ thuật về con người”, trong tiếng Việt, dễ gây nhầm lẫn với khái niệm “quan điểm nghệ thuật”. Trong tinh thần của M. Bakhtin, có lẽ khái niệm này chỉ nên vận dụng vào tác phẩm của những nhà văn lớn như F. Rabelais, F. Dostoievski… Gần đây, ở ta, có một số nhà nghiên cứu lại sử dụng khái niệm này theo hàm nghĩa của khái niệm “điểm nhìn nghệ thuật” (point of view) như điểm xuất phát từ vị trí của người trần thuật trong tương quan với nhân vật vốn chỉ liên quan đến văn xuôi hư cấu mà thôi. Vậy mà hiện nay trong nhiều công trình nghiên cứu, nhất là trong các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, khái niệm này được áp dụng đại trà cho các nhà văn – lớn cũng như trung bình, và tác phẩm – văn xuôi cũng như thơ.

Theo sự cảm nhận của một số đồng nghiệp cũng như của bản thân chúng tôi, phần gây khó khăn và lúng túng nhất hiện nay là “Tiến trình văn học”. Như trên đã nói, thuật ngữ này được khai sinh từ lý luận văn học Nga và việc luận giải cũng chưa thật rõ ràng. Nếu còn băn khoăn, ta có thể đặt tên phần này là “Các khuynh hướng và trào lưu văn học” (hay “Các hệ thống nghệ thuật” như cách dùng của I. Volkov). Nhưng điều đáng nói hơn cả là không thể chỉ dạy các trào lưu cổ điển, lãng mạn, hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa như những năm 70 về trước, mà cũng không thể đưa các trào lưu khác vào chung “các loại chủ nghĩa hiện đại” để tiện phê phán như những năm 80 về sau. Theo thiển ý, sinh viên cần được tìm hiểu một cách khách quan các trào lưu đã để lại dấu ấn trong tiến trình văn học, như những hiện tượng lịch sử có tính quy luật.

Cuối cùng, chúng tôi nghĩ giáo trình LLVH nên dành một chương về nghiên cứu và phê bình văn học, trong đó xác định đối tượng và nhiệm vụ các bộ môn hợp thành của khoa nghiên cứu văn học [3].

2.2. Về phương pháp giảng dạy và việc biên soạn giáo trình

Trong việc giảng dạy LLVH, theo chúng tôi, bên cạnh việc đúc kết những thành tựu lý luận theo một hệ thống nhất quán, cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các trường phái lý luận cụ thể thông qua việc đọc văn bản của những người sáng lập. Vì vậy, trong các giáo trình, nên có phần phụ lục in lại những trang văn tiêu biểu từ các lý thuyết văn học trên thế giới được dịch sang tiếng Việt. Tất nhiên, càng nên khuyến khích sinh viên đọc trực tiếp các lý thuyết từ nguyên bản. Và như vậy, người thầy giáo chỉ định hướng mà không thay thế sinh viên trong việc khám phá những tư tưởng lý luận của các học giả nổi tiếng.

Khi viết giáo trình, ta thường đi theo phương pháp diễn dịch; nhưng khi dạy học lại nên theo phương pháp quy nạp. Người dạy học có thể xuất phát từ những hiện tượng văn học cụ thể để dẫn sinh viên đi đến những khái quát lý thuyết. Nhiều sách lý luận ở nước ngoài thường gắn một vấn đề lý luận văn học với một trích đoạn tác phẩm, từ đó phân tích để rút ra những kết luận tương ứng. Ngay khi dùng phương pháp diễn dịch, thì các thí dụ minh họa cũng nên đa dạng và thật sự tiêu biểu, không nên chỉ xoay quanh vài ba nền văn học hoặc vài ba trào lưu văn học mà thôi. Thiết nghĩ, trước khi bắt tay viết một giáo án hay giáo trình LLVH, bên cạnh đề cương cấu trúc và các luận điểm, cần có một đề cương các tác phẩm được phân tích để dẫn chứng.

Tính đến tình trạng tiếp thu không đều của sinh viên hiện nay, việc trình bày trong sách và trên lớp các vấn đề lý luận văn học cần thật khúc chiết, mạch lạc, tránh rườm và rối. Giáo trình khác sách chuyên khảo, không phải vì nó giản lược hơn mà vì nó cơ bản hơn. Chúng tôi quan niệm rằng thà cho sinh viên hiểu một số vấn đề cơ bản thôi mà hiểu cặn kẽ, “đến đầu đến đũa”, còn hơn là cái gì cũng biết mà biết không tới nơi tới chốn. Về mặt kỹ thuật, các phương tiện giảng dạy hiện đại như overhead, projector không thể là điều xa lạ đối với người dạy lý luận. Chúng ta cũng nên tham khảo cách viết giáo trình mang tính thực tiễn cao của một số trường đại học nước ngoài: có lược thuật nội dung ở đầu mỗi chương, có tóm tắt đóng khung ở cuối mỗi chương, có những định nghĩa được in đậm, có sơ đồ và hình ảnh minh họa, có câu hỏi và thư mục vắn tắt cho từng phần, có phụ lục giải thích các thuật ngữ và chỉ dẫn chi tiết về tác gia và tác phẩm ở cuối sách. Bộ sách dành cho sinh viên của nhà xuất bản Ellipses (Paris) là một dẫn chứng.

Có nên tổ chức thi viết giáo trình LLVH như đề nghị của một số người nêu ra gần đây? Nước ta đã có nhiều cuộc thi văn học, có lẽ không nên thêm một cuộc thi nữa. Nhưng cần khuyến khích từng cơ sở đào tạo hay một nhóm giảng viên liên trường hợp tác biên soạn các bộ giáo trình khác nhau: có bộ lớn gồm nhiều tập, thực hiện trong nhiều năm; có bộ tinh giản nhưng cập nhật [4], để phổ biến rộng rãi cho cả giáo viên, sinh viên đại học và cao đẳng. Sau khi đã có một số giáo trình ra đời, cần có một hội đồng thẩm định và đánh giá để chọn được vài ba giáo trình chất lượng nhất dùng làm sách giáo khoa chính thức hay khuyến cáo các trường sử dụng. Chúng ta còn nghèo, không thể phân tán sức lực và thời gian. Hình như việc biên soạn giáo trình theo một vài dự án gần đây không được thông báo công khai để thu hút các chuyên gia, mà chỉ là việc riêng của một số người có quan hệ tốt với cơ quan chủ quản mà thôi.

3. Kết luận

Sự phát triển của LLVH, trong một chừng mực nào đó, có thể được xem là thước đo sự phát triển của đời sống văn hóa và trình độ tư tưởng của xã hội nói chung. So sánh những giáo trình LLVH trong nhà trường nước ta hiện nay với các nước tiên tiến sẽ cho thấy chúng ta đang ở trình độ nào. Sinh viên khoa Ngữ văn các trường đại học của ta, sau khi tốt nghiệp, muốn theo đuổi chương trình sau đại học về LLVH ở nước ngoài có thể sẽ phải học lại và học thêm rất nhiều thứ, không chỉ ở Pháp, Mỹ mà cả ở Nga, Trung Quốc là những nước gần gũi với ta trước đây. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc hiện nay lại giới thiệu nhiều lý thuyết văn học, kể cả trong nhà trường, trong khi vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của tư tưởng mác-xít. Là vì chỉ có một không khí như vậy mới tạo điều kiện cho những tìm tòi trong xã hội, mới nâng cao trình độ công chúng lên, mới làm phong phú đời sống tinh thần của đất nước, mới góp phần cho sự xuất hiện của những Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca…

Do những hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử, chúng ta đã bỏ lỡ một số cơ hội để tạo ra những bước tiến trong công việc nghiên cứu LLVH ở nước ta. Năm 1975 khi đất nước thống nhất là một dịp tốt để chúng ta làm phong phú đời sống lý luận và văn hóa nói chung, nhưng rồi cấm vận, chiến tranh biên giới… khiến chúng ta không kịp sửa đổi những nhược điểm của nền lý luận thời chiến. Năm 1986 lại là một dịp may nữa, nhưng sự nghiệp đổi mới đã chưa phát triển được như chúng ta mong muốn. Giờ đây, bước qua thế kỷ 21 rồi, trong khi tiếp xúc với một thế giới đa dạng, nhiều nguồn thông tin phong phú qua sách báo, internet, chúng ta không thể theo đuổi một nền lý luận phong bế. Nói gì thì nói, trong vài ba thập niên nữa, nếu không khắc phục tình trạng chậm trễ của lý luận – phê bình văn học thời kỳ này, các thế hệ sau sẽ trách cứ chúng ta và lúc đó chúng ta không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh được nữa.

Những người thầy giáo dạy LLVH còn hạn chế về năng lực như chúng tôi không có tham vọng làm một điều gì to tát để nâng cao mặt bằng lý luận, mà chỉ có thể chuẩn bị cho những hạt mầm khi được gieo xuống sẽ có điều kiện thuận lợi để mọc thành cây xanh. Chúng tôi mong được ủng hộ để thực hiện điều tâm nguyện chính đáng của mình.



(Tham luận tại Hội thảo “Lý luận – phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc”, Hà Nội, 3-2006.

Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4, tháng 4-2006).



[1] Trong bộ sách Teorija literatury (bốn tập), do Yu. Borev chủ biên (NXB IMLI RAN, Moskva, 2001-2005), tập IV lấy tên là Tiến trình văn học, nhưng trong tập I (Văn học), sau các chương Nhập môn lý luận văn học, Thế giới thi ca, Tính siêu nghệ thuật của văn học, Các phương pháp và phong cách văn học, Ngôn từ nghệ thuật là chương Về khái niệm phương pháp sáng tác. Trong Teorija literatury của V. E. Khalizev (NXB Đại học, Moskva, 1999), tác giả vẫn dùng khái niệm “tiến trình văn học”, nhưng đặt tên chương cuối là Các quy luật phát triển của văn học.

[2] Sách Nguyên lý văn học của Đồng Học Văn và Trương Vĩnh Cương (NXB Đại học Bắc Kinh, 2001) dành hẳn một chương cho vấn đề Văn bản văn học và giải mã văn bản.

[3] Chương này có thể tiếp thu kinh nghiệm từ các sách Lược khảo văn học (Tập 3: Nghiên cứu và phê bình văn học) của Nguyễn Văn Trung (NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1968); Theory of literature của R. Wellek và A. Warren (NXB Penguin Books, 1956); Théorie de la litérature do A. Kibédi Varga chủ biên (NXB Picard, Paris, 1981).

[4] Tương tự như các sách Literary Theory. A very short introduction của Jonathan Culler (Oxford University Press, 1997); Literary Theory. An introduction của Terry Eagleton (The University of Minnesota Press, 2001);Beginning Theory. An introduction to literary and cultural theory của Peter Barry (Manchester University Press, 2002).