Về sự tích của Đức Phật Thích Ca cũng như giáo lý của Ngài thì trên 2.500 năm qua đã có nhiều người viết nên sử sách và ra công nghiên cứu sâu sắc. Nhưng chưa phải mọi người đã biết hết, hiểu sâu và thực hiện thành công giáo lý cao siêu và thâm diệu của nhà Phật. Cho nên sau khi đọc “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận, một tác phẩm văn học đạt giá trị cao cả hai mặt: Nội dung tư tưởng và nghệ thuật văn chương thì tôi được ngộ ra mấy điều trong giáo lý của Đức Phật. Một giáo lý đã trở thành lương tâm của nhân loại, thành tri thức của khoa học, thành đạo lý làm người.
Quyển tiểu thuyết này được Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp giấy phép và nó được phát hành rộng rãi trong cả nước vào tháng 4 năm 2014.
Điều ngộ đầu tiên, đó là PHẬT KHÔNG XA VỜI, PHẬT Ở BÊN TA.
Thật ra mà nói, khi chưa có tác phẩm “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn Trần Như Luận thì mọi người cũng đã biết về sự tích và giáo lý của Đức Phật qua tryền thuyết dân gian, qua nhiều tác phẩm văn chương và cả những công trình nghiên cứu khác. Nhưng khi đọc trên nghìn trang tiểu thuyết với bạt ngàn chi tiết đời thực và vô cùng sinh động về cuộc đời của thái tử Tất Đạt Đa, của Phật Thích Ca Mâu Ni với bút pháp đối sánh giữa hai tuyến nhân vật đối lập qua lớp ngôn ngữ hiện đại nhưng cũng rất đỗi đời thường của bác sĩ Trần Như Luận, thành viên của Nhóm nghiên cứu sức khỏe vị thành niên Tổ chức y tế thế giới, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học tỉnh Bình Định …thì tôi mới được ngộ ra mấy điều như vừa đề cập ở trên và vượt qua cái biết đã từng có lâu nay đó là giáo lý nhà Phật cực kỳ khó hiểu còn Niết Bàn là một cõi xa vời không bao giờ đạt tới.
Nhưng với “thầy Gotama và 8.000 đệ tử” thì tác giả đã khéo léo “kéo” Ông Phật hay nói đúng hơn là đem giáo lý diệu vợi của Ngài và Niết Bàn xa vời về gần lại với sự hiểu biết của con người. Trên cơ sở đó, mọi người có điều kiện nhận thức đâu là giáo điều, đâu là giáo lý, đâu là tín ngưỡng, đâu là cuồng tín cúng bái dị đoan mà ra sức rèn luyện đạo đức, tu tập phẩm hạnh, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, cho Niết Bàn hiện hữu trên trần gian. Như Bác Hồ đã câu thơ:
Quyển tiểu thuyết này được Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp giấy phép và nó được phát hành rộng rãi trong cả nước vào tháng 4 năm 2014.
Điều ngộ đầu tiên, đó là PHẬT KHÔNG XA VỜI, PHẬT Ở BÊN TA.
Thật ra mà nói, khi chưa có tác phẩm “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn Trần Như Luận thì mọi người cũng đã biết về sự tích và giáo lý của Đức Phật qua tryền thuyết dân gian, qua nhiều tác phẩm văn chương và cả những công trình nghiên cứu khác. Nhưng khi đọc trên nghìn trang tiểu thuyết với bạt ngàn chi tiết đời thực và vô cùng sinh động về cuộc đời của thái tử Tất Đạt Đa, của Phật Thích Ca Mâu Ni với bút pháp đối sánh giữa hai tuyến nhân vật đối lập qua lớp ngôn ngữ hiện đại nhưng cũng rất đỗi đời thường của bác sĩ Trần Như Luận, thành viên của Nhóm nghiên cứu sức khỏe vị thành niên Tổ chức y tế thế giới, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Y học tỉnh Bình Định …thì tôi mới được ngộ ra mấy điều như vừa đề cập ở trên và vượt qua cái biết đã từng có lâu nay đó là giáo lý nhà Phật cực kỳ khó hiểu còn Niết Bàn là một cõi xa vời không bao giờ đạt tới.
Nhưng với “thầy Gotama và 8.000 đệ tử” thì tác giả đã khéo léo “kéo” Ông Phật hay nói đúng hơn là đem giáo lý diệu vợi của Ngài và Niết Bàn xa vời về gần lại với sự hiểu biết của con người. Trên cơ sở đó, mọi người có điều kiện nhận thức đâu là giáo điều, đâu là giáo lý, đâu là tín ngưỡng, đâu là cuồng tín cúng bái dị đoan mà ra sức rèn luyện đạo đức, tu tập phẩm hạnh, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, cho Niết Bàn hiện hữu trên trần gian. Như Bác Hồ đã câu thơ:
“Trần mà như thế kém gì tiên”. (Mừng thọ Bác 60 tuổi)
Sự gần gũi của Đức Phật với cuộc sống thế nhân, trước hết và trên hết, đó chính là Phật Thích Ca là một con người có thật trong lịch sử, chứ không phải là một nhân vật huyền thoại như một số sách vở và truyền thuyết dân gian vẫn còn lưu giữ. Đó là bà hoàng hậu Mayâ đã mơ thấy một con voi trắng 6 ngà bay nhập vào người bà. Và trên đường về quê để sinh con theo cổ tục Ấn Độ, khi đến khu vườn Lumbini, bà thấy đóa hoa Vô Ưu trắng, nghìn năm mới nở một lần, bèn đưa tay trái hái nên động thai mà sinh thái tử Siddhartha từ nách, đúng vào lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày Rằm tháng Vesak Ấn Độ tương đương tháng Tư Trung Quốc. Khi vừa sinh ra, Ngài đã đi được 7 bước. Mỗi bước đi có hiện ra một hoa sen nâng đỡ chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất… Chuyện hoang đường như thế, nhưng hiện giờ không phải đã hết người tin.
Ngài là một thái tử, tên là Siddhârtha, họ Gautama, sinh vào năm 624 trước Công nguyên, ở phía Bắc Ấn Độ. Cha là vua Suddhodana trị vì dân tộc Sakya (chính là nước Népal ngày nay, dưới chân núi Himalaya), Mẹ là hoàng hậu Mayâ, vợ là một công chúa, tên là Yasodharâ và con đầu lòng đặt tên là Râhula. Ngài ra đi tìm phương cứu khổ ở tuổi 29 và qua 6 năm tu tập và đại ngộ ra ánh sáng Chân lý cứu khổ ở tuổi 35 và tịch diệt ở tuổi ở tuổi 80.
Như vậy, Đức Phật ra đời như từ một nhu cầu của lịch sử nhân loại, từ sự bức thiết phải có một con người cụ thể biết tìm đường cứu khổ, biết tìm cách giải thoát mọi lầm than cho nhân loại. Và có lẽ trước tiên là tìm cách cứu lớp người bần cùng đang bị đọa đày trong một xã hội đầy khổ đau loạn lạc, cực kỳ lạc hậu, mê tín dị đoan đến độ man rợ không thể tưởng được. Như chuyện bò cái chết thì sụp lạy, đem đi thờ, còn trẻ em và gái trinh thì bắt đem treo cổ và xẻ lấy thịt để tế thần. (trang 201, tập 1) và sự phân chia giai cấp hết sức nặng nề. Chính lực lượng thần linh cộng với vương quyền đã gây nên sự thống khổ không kể xiết cho kiếp người, cho giai cấp cần lao của dân tộc Sakya tức đất xứ Népal ngày nay và của cả Ấn Độ, một đất nước rộng lớn có một nền văn minh khá sớm với bộ kinh Vệ Đà ra đời trước Công Nguyên trên 1.500 năm.
Đoạn văn sau đây phần nào nói lên cái điều ngộ ra vừa đề cập ở trên: “Ông lão hơi mỉm cười. Thầy Gotama phải đâu là pho tượng thần để thờ tự, lễ bái và cầu cạnh. Trong một giấc mơ gần đây, chính thầy đã từng nói cho lão biết rằng ở nơi vương quốc trí tuệ không hề có chỗ cho những kẻ hèn mọn quanh năm suốt tháng chỉ biết cúi đầu van xin, lạy lục và quỵ lụy. Thầy không hề ở trên cao để lão phải ngước nhìn. Thầy đang ở ngay bên cạnh” (trang 54, tập 2)
Và sâu sắc hơn nữa, đó là: “Đã phải trải qua hằng vạn kiếp làm trâu bò, dê ngựa, thầy mới được làm người. Và thầy cũng đã trải qua tám vạn kiếp người với bao sự mê đắm, hận thù, tham lam. Cứ mỗi kiếp người là một bài học kinh nghiệm đáng nhớ trên bước đường tu tập. Cứ bắt đầu mỗi kiếp người, thầy lại tự đặt cho mình một cái mốc mới để theo.” (trang 64, tập 1).
Phật ở bên ta cũng chính là ở những lời dạy sát thực với cuộc sống và đấy tính triết học. Chẳng hạn như câu: “Trong mọi nỗi phiền toái ở đời, ai can dự vào đó càng nhiều, càng nặng, thì tâm càng nhiễu loạn. Phản ứng càng mạnh bao nhiêu, tâm càng bất an bấy nhiêu. Khi tâm cắm rễ vào thế tục càng nhiều, nỗi bất an càng chồng chất thì kí ức càng đậm, nghiệp càng nặng. Vậy, cách tốt nhất là đừng tạo nghiệp thêm nữa” (trang 115- 116, tập 1), hay: “Thù hận người khác thì cũng chẳng làm gì được người ta mà chính là làm hại tâm hồn, trí óc mình”, hay “Hận thù không thể dập tắt bằng thù hận mà chỉ có thể dập tắt bằng tình thương”.
Và rất nhiều lời dạy của thầy Gotama hiện trên nghìn trang tiểu thuyết mà mỗi khi đọc được, tôi giật mình cảm thấy Đức Phật như đang ở trong ruột gan ta. Có lẽ lời trao đổi sau đây của thầy Gotama với một vị vua làm cho ta thêm thấm thía ý nghĩa của chữ TU. Đó là câu: “Không nhất thiết phải khoác áo kasaya mới gọi là tu. Hoàng thượng có thể thực hành tu tập trong mọi cảnh ngộ. Đầu tiên, cương quyết đừng làm những việc ác. Luôn tích cực làm những việc thiện. Đừng để tâm mình mê muội làm tôi tớ cho hận thù, tham lam, kiêu ngạo. Hãy luôn nuôi dưỡng lòng từ bi, buông xả hết, tha thứ hết, đừng để tâm bị bám víu vào những phiền toái của cuộc đời. Thưa bệ hạ, đó chính là tu vậy” ( trang 407, tập 2)
Đó là chưa kể những cái nhìn mang tầm khoa học hiện đại của Phật Thích Ca đã cuốn hút sự suy nghĩ, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học tự nhiên và xã hội. Xin nhắc lại một câu của Đức Phật đã nói với mấy tu sĩ: Đừng bảo ta uống bát nước này là không sát sanh. Đó là điều hoàn toàn không thể hiểu đối với thính chúng cách đây gần 3 thiên niên kỷ. Nhưng ngày nay, với kính hiển vi điện tử có độ phóng đại trên triệu lần thì ta dễ dàng nhận ra hàng vạn vi sinh vật có trong bát nước. Và bây giờ, đến lượt chúng ta cũng không thể nào hiểu được cái nhìn thiên lý nhãn của Đức Phật vào lúc bấy giờ.Và nhiều vấn đề khác của vũ trụ, của nhân sinh với Trí Huệ Bát Nhã, Phật Thích Ca đã có cái nhìn thấu thị mà chỉ với nền văn minh tiến bộ, với nền khoa học hiện đại mới chứng minh được, mới tỏ rõ tính chân lý ở cái nhìn, lời nói của Đức Phật. Và lần này nữa, với «Thầy Gotama và 8.000 đề tử» , tác giả Trần Như Luận đã cho tôi ngộ được phần nào Trí Huệ Bát Nhã của Đức Phật ở câu trả lời cho một đạo sĩ: Những quy luật về vật lý điều khiển vật chất. Những quy luật về sinh vật điều khiển các cơ thể sống. Quy luật nhân quả chi phối hành vi của chúng sinh. (trang 131, tập 2) Trước cái nhìn như là thần linh về những vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học của Đức Phật cách đây trên 2.500 năm thì đã có nhiều nhà khoa học thần phục . Trong số những nhà khoa học thiện tâm ấy, có lẽ trước hết phải kể đến Albert Einstein. Đó là nhà khoa tự nhiên đã tìm ra quy luật Tương đối, là bộ óc vĩ đại nhất của loài người đã quan tâm, gia công nghiên cứu và phát biểu về Đạo Phật như sau “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để hướng theo khoa học. Vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.” (Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo- Thích Tâm Thiện). Như vậy là chẳng những Phật ở bên ta mà còn chiếm lĩnh cả tâm hồn và trí tuệ của cả những nhà khoa học đại tài trên toàn thế giới.
Bên cạnh những lời dạy thiết thực trong cuộc sống thì vai trò người THẦY thay cho vị trí tuyệt vời cao diệu của Đức Phật cũng đã làm cho mọi người thấy Phật gần gũi với mình hơn. Chính từ nội hàm của từ “Thầy” ấy đã khêu gợi, động viên mọi người ra công học hỏi, nâng cao sự hiểu biết tính khoa học và triết học sâu sắc của giáo lý nhà Phật. Hay từ CUNG DƯỠNG thay cho từ “cúng dường” cũng làm cho chúng ta có một nhận thức chân chính và sâu sắc về sự tín ngưỡng với Phật Thích Ca, với giáo lý của Ngài. Đó là điều mà đã quá nhiều lần Đức Phật từng răng bảo: Phật không phải là một đấng thần linh. Phật chỉ là người đã giác ngộ còn các ngươi là người sẽ giác ngộ.
Đây chính là sự góp phần vào việc phát huy văn hóa dân tộc, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của nhân loại và đả phá sự mê tín dị đoan, ngoại lai đang tràn lan trên Đất Nước ta thông qua sự cải cách và dụng ngôn của nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận.
Chính vì vậy mà trong một luận văn tiến sĩ có tên “Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý – Trần với Phật giáo, đại đức Thích Minh Trí đã có đoạn viết về vị trí thầy Gotama, người thầy vĩ đại của nhân loại như sau: “Đức Phật đã giảng tới những tư tưởng sâu hơn, rộng hơn, bao hàm cả những pháp thế gian cũng như pháp xuất thế gian. Cho đến trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, những lời giáo huấn của Ngài đã trở thành một hệ thống tư tưởng đầy đủ. Hệ thống giáo lý này có thể áp dụng cho mọi tầng lớp, từ vua quan cho đến thứ dân. Đặc biệt, phương pháp diễn giải của Đức Phật là tùy thuộc vào căn cơ trình độ, tùy từng địa điểm, tùy từng địa phương mà thuyết giảng bài pháp nào cho phù hợp, chính vì thế Đức Phật còn được tôn xưng là nhà đại sư phạm, một đại danh y.”.
Điều ngộ thứ hai của tôi đó là “HÃY QUÝ LẤY KIẾP NGƯỜI”. Đây là một thông điệp đầy ý nghĩa nhân văn và triết lý nhân sinh mà nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận đã chú tâm đem đến cho bạn đọc. Ngộ được ý nghĩa sâu xa của điều này, lòng tôi như được bừng sáng. Vì lâu nay tôi cũng như nhiều người khác vẫn mơ hồ về kiếp người, cho rằng cõi trần gian là tạm bợ. Con người sống đây chẳng qua là sống gửi, chỉ chết đi thì mới thực sự trở về một cõi vĩnh hằng nào đó, như Niết bàn, như Thiên đường chẳng hạn. Còn cõi ta bà trần thế này là tạm bợ, vớ vẩn, nhọc nhằn, là gian truân khổ ải không đáng để mà sống!
Thật là một suy tư, nhận thức sai lệch về ý nghĩa trong đại của kiếp người. Chính thầy Gotama đã xác thực từ chính cuộc đời Ngài: “Đã phải trải qua hằng vạn kiếp làm trâu bò, dê ngựa, thầy mới được làm người”. Và hình như sợ chúng sinh trầm luân trong bể khổ nên dễ dàng quên khuấy đi điều ấy, nên Thầy đã lại nhắc: “Được sinh ra trong cõi người chẳng phải dễ dàng gì đâu… Cho nên, đã làm người, hãy biết quý lấy kiếp người. Ai không biết giữ gìn thân mạng thì sẽ không có cơ hội để chứng nghiệm mọi chân lý của cuộc đời này”. (trang 404, tập 2)
Như vậy rõ ràng là để có được một kiếp người như hiện tại, chúng ta đã phải trải qua hàng vạn kiếp khổ ải, nhọc nhằn khác. Cái giá mà chúng ta phải trả hay được trả gì đó để có được kiếp người là cực kỳ to lớn không đo đếm được, hay nói đúng nghĩa hơn là vô giá. Bởi vì cũng chỉ từ kiếp người này chúng ta mới có cơ sở vật chất để xây dựng, mới có cơ hội tu tập để thành người giác ngộ, mới có điều kiện đạt trạng thái Niết Bàn ở ngay trên cõi thế này.
Chắc là đã quán triệt giáo lý nhà Phật và da diết yêu cuộc đời này, nên nhà thơ Việt Phương mới viết bài thơ GIẢI khá dài, tôi xin trích mấy câu:
“Đời này nếu có luân hồi
Trăm lần xin chỉ làm người trần gian
…………………………
Một đời tích oán nuôi hờn
Thì thôi một giọt tình thương cũng vừa
Từ bao giờ đến bây giờ
Người thương người để nắng đùa trong cây
Bàn tay đỡ lấy bàn tay
Nâng niu cuộc sống mỗi ngày người ơi!”
Thật là một suy tư, nhận thức sai lệch về ý nghĩa trong đại của kiếp người. Chính thầy Gotama đã xác thực từ chính cuộc đời Ngài: “Đã phải trải qua hằng vạn kiếp làm trâu bò, dê ngựa, thầy mới được làm người”. Và hình như sợ chúng sinh trầm luân trong bể khổ nên dễ dàng quên khuấy đi điều ấy, nên Thầy đã lại nhắc: “Được sinh ra trong cõi người chẳng phải dễ dàng gì đâu… Cho nên, đã làm người, hãy biết quý lấy kiếp người. Ai không biết giữ gìn thân mạng thì sẽ không có cơ hội để chứng nghiệm mọi chân lý của cuộc đời này”. (trang 404, tập 2)
Như vậy rõ ràng là để có được một kiếp người như hiện tại, chúng ta đã phải trải qua hàng vạn kiếp khổ ải, nhọc nhằn khác. Cái giá mà chúng ta phải trả hay được trả gì đó để có được kiếp người là cực kỳ to lớn không đo đếm được, hay nói đúng nghĩa hơn là vô giá. Bởi vì cũng chỉ từ kiếp người này chúng ta mới có cơ sở vật chất để xây dựng, mới có cơ hội tu tập để thành người giác ngộ, mới có điều kiện đạt trạng thái Niết Bàn ở ngay trên cõi thế này.
Chắc là đã quán triệt giáo lý nhà Phật và da diết yêu cuộc đời này, nên nhà thơ Việt Phương mới viết bài thơ GIẢI khá dài, tôi xin trích mấy câu:
“Đời này nếu có luân hồi
Trăm lần xin chỉ làm người trần gian
…………………………
Một đời tích oán nuôi hờn
Thì thôi một giọt tình thương cũng vừa
Từ bao giờ đến bây giờ
Người thương người để nắng đùa trong cây
Bàn tay đỡ lấy bàn tay
Nâng niu cuộc sống mỗi ngày người ơi!”
Và theo logich của quy luật phát triển thì nếu ai chối từ kiếp sống này hay sống một cách bê tha thối nát, bất cần đời làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân quần thì chắc chắn họ sẽ bị đào thải. Họ không thể tiếp tục “trụ hạng” ở kiếp người được nữa mà phải xuống làm súc vật ở kiếp sau. Và muốn trở lại làm kiếp người lần nữa, theo tinh thần của giáo lý nhà Phật thì có đấy, nhưng phải qua sự chuyển biến hằng vạn vạn kiếp nữa!. Ý nghĩa tích cực và cốt thiết của lời Phật dạy chính là ở chỗ khuyến cáo mọi người là phải biết quý giá kiếp người, phải ra sức hành thiện, loại ác, sống mình vì mọi người, hãy yêu thương lẫn nhau để được thoát khổ ngay trên trần gian này. Bởi vì cũng chính sự trầm luân khổ ải của cõi thế này mà Phật ra đời. Ra đời để cứu khổ cho chúng sinh. Như trong dân gian đã có câu thơ:
“Phật ra đời cứu khổ
Chúa xuống thế làm người”
Những bậc vĩ nhân ra đời cũng chính vì con người. Và cũng chính từ kiếp sống thế nhân này mà con người mới có điều kiện trở nên vĩ nhân, thành bậc thánh hiền. Ý nghĩa biện chứng của giáo lý nhà Phật là ở lời kêu gọi ấy. Sự động viên thiết thực và đầy tính nhân bản của Phật Thích Ca cũng là ở lời kêu gọi thiết tha, nồng nàng ấy. Thế mà một số người không nhỏ đã mơ hồ, vội lìa bỏ kiếp người để đi tìm hạnh phúc ở một cõi trời khác thì quả là một đại sai lầm, không có cơ hội để sửa chữa, hoặc đang hào hứng trở lại “kiếp heo, kiếp dê” ngay trên cõi thế thì đúng là chuyện buồn nôn nuôn thưở! Như ngay ở thời thầy Gotama cũng đã có lắm chuyện lằn nhằn. Như cha dượng ngủ và có con với con riêng của vợ, (trang 90, tập 1), hay mẹ vợ ăn nằm với chàng rể để lộ ra khiến con gái thấy trời như sụp đổ, (trang 530, tập 1) thì kể ra cũng oái ăm thật. Nhưng nó không bằng một góc nhỏ so với mặt bằng đang rộng mở của lối sống xô bồ, thác loạn và khốn kiếp không thể tưởng được của một thời đại gọi là văn minh ngày nay.
Và lời kêu gọi ”Hãy quý lấy kiếp người” của Đức Phật vẫn còn vang vọng mãi đến ngàn sau khi kiếp người còn đứng trước những thảm họa diệt vong bởi những thế lực hung tàn cũng chính do con người tạo ra. Đó là chiến tranh, dịch bệnh, là môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, là không gian sinh tồn của nhân loại bị tàn phá tệ hại, đến nỗi thiên nhiên phải “trả thù”, như cách nói của Frederick Engels. Đó là mưa lũ, núi lở, tuyết tan, biển ngập, động đất, sóng thần…., và cả những tai họa tự gây ra… Trước những thiên tai địch họa khủng khiếp ấy thì cái “Trăm năm trong cõi người ta” cũng chỉ một bóng câu qua cửa, một chớp mắt mà thôi. Cuộc đời con người thật mong manh và ngắn ngủi. So với thời gian trường tồn của những thiên hà trong vũ trụ bao la, khôn cùng thì nó cũng chỉ một sát na vô thường.
Cho nên sau khi phát quang ngộ Đạo, với 45 năm trời, thầy Gotama như một trái tim vĩ đại đã không ngừng vỗ nhịp để tiếp “máu đỏ” cho muôn vạn trái tim con của chúng sinh và mong chúng cũng tự bền bĩ vỗ nhịp như trái tim mình. Đây là một cuộc “tiếp lửa” vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Mọi lòng chúng sinh đều phát sáng, ngộ Đạo là cũng nhờ sự soi sáng của ngọn lủa thiêng ấy. Đến phút chót, trước khi tịch diệt, Đức Phật còn hỏi các đệ tử: “Các con có điều gì hỏi thầy nữa không? Hãy hỏi đi kẻo sau này không có cơ hội như thế này nữa” (trang 504, tập 2). Một câu hỏi chan chứa tình yêu thương và cũng tràn ngập nỗi niềm lo lắng đối với kiếp sống của chúng sinh. Vì Đức Phật cũng đã bao lần nói rõ rằng : Ta chỉ là người vạch lối, chỉ đường, còn có vượt được bờ mê đến bến giác hay không là chính ở sự tự vận động của chúng sinh. Đích đến, không ai đi thay cho mình cả. Chúng sinh phải biết tựa vào kiếp người để mà vươn tới đời Phật. Sự vươn tới đó chính là sự chuyên tâm tu tập, ra sức thực hiện cho được ”tam học”. Đó là: Giới đức, định tĩnh, và trí huệ. Những đạo pháp này đã được thầy Gotama giải thích như sau:
“Giới đức là những phép tắc ứng xử, những quy định chuẩn mực nhằm tự kiềm chế bản thân một cách đầy minh triết và tự nguyện. Mỗi giới đức đều có cách giải thích căn nguyên hết sức thấu đáo. Định tĩnh, đó là khả năng hòa nhập kỳ diệu vào cái thế giới bao la, cái thế giớ có năng lượng vô biên, tại đó tâm ta không còn bị u mê ám chướng che lấp. Còn trí huệ, đó là một biển tri thức xuyên suốt vạn vật. Khi có nó, mọi thao túng của nguồn máy luân hồi sẽ không còn cơ may phát triển.” (trang 237, tập 1)
Không những khẩn thiết kêu gọi ”Hãy quý lấy kiếp người” mà Thầy Gotama còn giải thích rõ ràng về những nội dung của nó, về cách tu tập, thiền định nữa để chúng sinh hiểu sâu sắc về vai trò và vị trí của loài người trong giáo lý tự giải thoát của Ngài. Chỉ vì sự khốn khổ của kiếp người mà Phật xuất hiện. Và cũng chính con người là lực lượng đem ánh sáng giáo lý của Ngài tới đích. Tính biện chứng và ý nghĩa duy vật của giáo lý nhà Phật là ở trong lời kêu gọi ấy.
Và điều ngộ thứ ba cũng là ngộ cuối cùng sau khi đọc đọc quyển tiểu thuyết này. Đó là Đạo Phật là ĐẠO LÀM NGƯỜI.
Đạo làm người ấy hiện hữu và thấm đẫm trên từng trang đời của thái tử Tất Đạt Đa, của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và trong giáo lý cao siêu thâm diệu của Ngài. Càng đọc “Thầy Gotama và 8.000 đệ tử” của nhà văn, bác sĩ Trần Như Luận, tôi càng ngộ ra rằng chính Đạo Phật đã đưa ra nhiều răng dạy làm người là biết quên mình vì nghĩa lớn, là quyết chí ra tìm đường cứu khổ, giải phóng sự trầm luân cho nhân dân, cho đồng loại.
Bước đầu, cũng từ vị trí một con người, nhưng thái tử Siddartha đã hơn người ở chỗ là đã sớm trầm tư: “Liệu con người có thể vượt qua thân phận nhỏ nhoi sinh lão bệnh tử này chăng? Liệu bên cạnh cái nẻo hẹp cố hữu đã trở nên trớ trêu, oan nghiệt ấy, phải chăng có một con đường thênh thang đầy ánh sáng chói lọi mà xưa nay chưa ai tìm thấy? Nếu ta mãi buông xuôi đời mình trong bể trầm luân thì đâu là con dường giải thoát? (nên trớ trêu, oan nghiệt ấy cảm nhanh nỗi đau của người khác và sớm có ý thức tìm cách giải những nỗi đau khổ ấy.” (trang 23,tập 1).Thái tử không chìu theo ý vua cha để nối ngôi báu và chấp nhận xa vợ xa con mà quyết chí ra đi tìm phương cứu khổ cho mình và cho mọi người. Đây ý thức và ý chí vượt lên, thực hiện Đạo làm người của thầy Gotama.
Và có lẽ không ai hiểu sâu ý nghĩa sự hòa hiếu như Đức Phật: “Thầy cho rằng trong gia đình nếu anh em không hòa thì cốt nhục cũng chia lìa. Vợ chồng không hòa thì gia nghiệp chẳng thành, con cái phải đau khổ suốt đời vì gần cha thì xa mẹ, có mẹ thì chẳng có cha. Xóm giềng nếu không hòa thì sinh ra rầy ra, kiện cáo, có khi chém giết lẫn nhau. Quốc gia bất hòa thì sinh ra giặc giã, loạn li, nhân dân đói khổ. Cả nhân loại bất hòa thì chiến trang nối tiếp chiến tranh, nhân sinh điêu đứng, đạo đức suy tàn, xã hội lầm than.” (trang 21, tập 2)
Và Đạo Phật cũng là Đạo của Đất trời, đạo của nhân sinh. Đạo Phật chính là tên gọi thứ hai của tình yêu thương, của lòng nhân ái.
Tạo hóa đã sinh ra con người, thì cũng chỉ có con người mới hiểu được Tạo hóa, mới tìm ra những quy luật hoạt động của thiên nhiên và sống hòa điệu với thiên nhiên. Con người trở thành lực lượng trung tâm của Đất Trời. Cho nên nhiệm vụ, cũng là sự nghiệp vinh quang nhất của mỗi con người chính là góp phần tích cực vào sự cứu khổ nhân loại, thành mẫu đời đẹp mãi lưu danh hậu thế. VuaTrần Nhân Tông, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh … là những mẫu đời đẹp của Đất Nước ta mà tên riêng được thay bằng từ NGƯỜI viết hoa..
Cho nên việc trở về với chính mình với chính CON NGƯỜI. “Đó là cuộc-trở- về - vĩ - đại- nhất (trang 544, tập 2). Từng lúc, từng nơi, con người đã đánh mất mình và sa xuống loài thú. Ngay thời Đức Phật cũng đã có nhiều nhân vật mặt người dạ thú, điển hình là tên Savastika. Đó là một gã thợ săn, ngủ và có con với Punna, con riêng của vợ, thành tướng cướp, giết con, rồi thành “vua”. Tội ác của hắn thì chất thành núi, còn vàng bạc châu báu thì chứa đầy kho. Nhưng rồi cuối cùng, đời lão cũng trắng tay. Và lão tự thấy đời mình còn chút ít giá trị là nhờ học Đạo làm người và mơ thấy Phật ở bên mình.
Không chỉ mơ thấy Phật mà sẽ thành người giác ngộ, nếu ngay từ lúc đầu hắn biết ra công tu tập theo sự hướng dẫn của thầy Gotama. Thực tế đã có nhiều người biết học và thực hành Đạo làm người và đi theo con đường của Đức Phật đã hương dẫn, chuyên tâm tu tập đạo hạnh đã trở thành những bậc cao tăng. Đó cũng là những con người có đủ bi, trí, dũng, đủ sức loại bỏ sự u mê ám chướng và trừ được tham, sân, si,… thì Niết Bàn không đâu xa mà ở ngay trong cõi lòng mình. Vâng, một cõi lòng thanh thản. Như chính thầy Gotama đã trả lời cho tu sĩ Rahula, con trai của mình: “Niết Bàn chính là trạng thái thanh thản tột cùng” (trang 568, tập 2).
Và chúng ta càng nhận thức sâu sắc rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành bất tử là chính vì Ngài đã biết tìm cách giải thoát cho con người khỏi vòng luân hồi sinh, tử. Cho nên người đời đã bảo Đạo Phật chính là Đạo làm người vậy.
Phạm Thành Trai
----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét