Đọc "Tháng của mùa" - Thơ Vũ Miên Thảo - Châu Thạch
Thơ Vũ Miên Thảo là thế. Một thứ thơ như những bức tranh lập thể, chuyển các đối tượng ba chiều vào trong một mặt phẳng tranh, tạo thành tổng các thời khắc riêng biệt và góc nhìn khác nhau, được nhìn thấy bằng đôi mắt tâm trí. Vì vậy, đọc thơ Vũ Miên Thảo ta không những chỉ thấy cái hay bằng những gì ta hiểu mà ta còn thấy cái hay bằng những ý tứ xa vời, trừu tượng ngoài tầm hiểu biết của ta mà ta chỉ cảm nhận được .
THÁNG CỦA MÙA!
Tháng của mùa lá gọi mưa bay
nắng dấu bóng chiều trong chéo áo
đường ướt mặt nên em rưng mắt bão
nhá nhem nỗi buồn tia chớp cong mi
Tháng của mùa tê tê ngón gầy
nhăn vân thâm không tay ai nắm
cứ những giọt thu lay phay chạm
chổ không anh... môi đắng niềm đau!
Tháng của mùa nên ta không nhau
hạnh phúc trốn sau chòm mây xám
trăng không bóng chỗ anh ngồi lại trống
đêm mùa vàng thêm chút nữa… xanh xao
Tháng của mùa sao lại nghe nao nao!
lối xưa người sẽ về son gót mới
hồn đã cũ cớ gì ta cứ đợi!?
một vụn tình! Ai bảo chẳng hư hao?!
Vũ Miên Thảo
Vế một của bài thơ:
Tháng của mùa lá gọi mưa bay
nắng dấu bóng chiều trong chéo áo
đường ướt mặt nên em rưng mắt bão
nhá nhem nỗi buồn tia chớp cong mi
“Tháng của mùa”là tháng mấy khó biết được, nhưng theo tôi thì “ lá gọi mưa bay”vì lá thiếu nước nên mới phải cần mưa. Thiếu nước lá phải vàng. Hơn nữa, “mưa bay” nên đường chỉ “ướt mặt” chứ không sủng nước thường là về mùa thu. Vậy là nhà thơ ám chỉ, đến tháng của mùa thu rồi (Mùa của lá vàng và mưa bay).
“Nắng dấu bóng chiều trong chéo áo”,nghĩa là bóng chiều chỉ là những vết nhỏ nhoi, một chéo áo cũng che vừa hết, nên không gian đã sắp tối rồi. Ở câu thứ tư, tác giả dùng chữ“nhá nhem nỗi buồn”cũng có một phần ám chỉ đến không gian, thời gian lúc ấy sắp về đêm.
“Mắt bão”là tâm bão (vùng giữa các cơn lốc xoáy của bão). Mắt bão là một khu vực hầu như lặng gió, nơi yên bình nhất của cơn bão, thậm chí có khi trời quang mây tạnh, có thể thấy trăng sao vào buổi tối.“Nhá nhem nỗi buồn”là nỗi buồn của em cũng làm cho bầu trời sụp xuống như tối nhá nhem, nhưng khi em liếc nhìn thì vành mi cong chẳng khác gì tia chớp loé lên.
Hai câu thơ đầu ám chỉ thời gian, không gian.Hai câu thơ sau ám chỉ mắt em. Cả bốn câu thơ hoà nhập mắt em trong mùa thu, nhưng không phải của một mùa thu bình yên, cũng không phải một mùa thu có bão tố. Vậy đó là mùa thu gì?. Trả lời: –Mùa thu trong mắt em. Mùa thu ngoài trời bình yên chỉ có mưa bay, nhưng mùa thu trong mắt em đã hình thành một cơn bão tố. Cơn bão tố đến rồi, nhưng mắt em là tâm bão nên rờn rợn trong sự yên bình. Bốn câu thơ, mỗi câu vẽ nên những hình ảnh theo trường phái lập thể, trừu tượng..Lập thể vì nắng là chéo áo, con mắt ở trong bão, rèm mi ở trong tia chớp. Trừu tượng vì lấy mùa thu làm tâm trạng của em và lấy nỗi buồn của em làm một mùa thu khác lạ. Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định, nhưng phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh, làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh, nhưng khi đã nhận ra sẽ thấy được giá trị nghệ thuật cao của nó. Ở bốn câu thơ nầy, hình ảnh và tâm trạng được cắt thành nhiều mảng, gắn bên nhau, liền cạnh nhau khiến cho bức tranh mưa, nắng, đường và mắt kết hợp lại, để diễn tả cái chiều sâu thẳm của mùa thu và nỗi buồn của em trừu tượng.
Qua vế thứ hai, tác giả đem mùa thu vào cả trong bàn tay em và để nỗi buồn em chạy trong đường máu:
Tháng của mùa tê tê ngón gầy
Nhăn vân thâm không tay ai nắm
cứ những giọt thu lay phay chạm
chổ không anh…môi đắng niềm đau!
Thời tiết làm cho em tê tê ngón tay chăng? Không phải đâu. Nỗi buồn đã làm cho em tê ngón tay. Vì sao vậy?Vì “nhăn vân thâm không tay ai nắm”nghĩa là những vân tay trên bàn tay em chằng chịt, làm cho bàn tay em nhăn và thâm đen vì chẳng có ai cầm. Từ đó, em nghe ngón tay mình tê tê và hao gầy.
Theo khoa tử vi, đường vân tay em nhăn quá, thể hiện đường đời em gian truân biết bao.
Em đi trong mưa, giọt thu chạm khắp mình em. Cứ chỗ nào“không anh”thì giọt thu chạm vào làm“môi đắng niềm đau”.Vậy là cả thể xác em đau? Thật ra, thể xác em không đau mà chính linh hồn em đau; đau đến độ đường gân, thớ thịt cũng đau theo.
Vũ Miên Thảo lấy cái đau của thể xác diễn tả nỗi đau tình cảm trong lòng. Nỗi đau đó rưng rưng từng thớ thịt, nhưng chính xác ra, nó đang gặm nhấm tâm tư của nàng. Vế thơ trên cho thấy, cơn đau trùm lên bóng chiều nhá nhem,vế thơ nầy cho ta hiểu cơn đau thu vào nội tâm, chạy trong đường máu, biểu hiện nỗi cô đơn cùng tận, chỉ một mình nàng gánh chịu.
Qua vế thơ thứ ba, tác giả đưa cái vu vơ của sự“không nhau”và bây giờ mới thấy có nột chút gì gió trăng trong cuộc tình:
Tháng của mùa nên ta không nhau
hạnh phúc trốn sau chòm mây xám
trăng không bóng chỗ anh ngồi lại trống
đêm mùa vàng thêm chút nữa xanh xao
À! Bây giờ mới vỡ lẽ ra, hai vế thơ trên chàng đã mang giùm tâm trạng đau buồn và than thở cho em. Ở hai vế thơ sau, chàng mới than thở cho chính mình.
“Tháng của mùa nên ta không nhau”. Câu thơ thể hiện đường tình bị chia cắt do đường đời làm đứt đoạn. Và họ vẫn yêu, vẫn chia đau khổ cho nhau, nhưng ngã rẽ cuộc đời buộc phải xa cách. Nàng đi trong trời nhá nhem, chàng ngồi trong bóng tối trống rỗng, xanh xao. Hai bức tranh buồn phát hoạ hai hình ảnh cô đơn, luỹ thừa sự trống vắng, xanh xao, đơn độc và phân rẽ tăng lên.
Qua vế thơ chót, tác giả đã nói lên sự dằn vặt trong tâm tư chàng. Chàng nói những điều ngược lại với lòng mình, như tự vỗ về nỗi đau đang cấu xé:
Tháng của mùa sao lại nghe nao nao!
lối xưa sẽ về son gót mới
hồn đã cũ cớ gì ta cứ đợi!?
một vụn tình! Ai bảo chẳng hư hao?!
Dấu than và dấu hỏi đánh liên tục trong vế thơ nầy, chứng tỏ sự bấn loạn trong tâm hồn tác giả. Tiếng kêu đau đớn xuất hiện trong dấu than, rồi sự thắc mắc vì sao phải đau xuất hiện trong dấu hỏi và ngược lại. Tác giả không bao giờ giãi đáp được cho mình. Đó là tâm trạng của những loài yêu bằng trái tim không bằng lý trí.
Vũ Miên Thảo yêu bằng trái tim mình, một trái tim mang chung hai nỗi đau của cả hai người. Tác giả đau cho nàng trước, rồi đau cho mình sau. Muốn quên mà dễ đâu quên được, muốn xem sự hư hao là lẽ thường mà nào đâu làm được:“hồn đã cũ cớ gì ta cứ đợi! / một vụn tình! Ai bảo chẳng hư hao?!”
Thơ Vũ Miên Thảo là thế. Một thứ thơ như những bức tranh lập thể, chuyển các đối tượng ba chiều vào trong một mặt phẳng tranh, tạo thành tổng các thời khắc riêng biệt và góc nhìn khác nhau, được nhìn thấy bằng đôi mắt tâm trí. Vì vậy, đọc thơ Vũ Miên Thảo ta không những chỉ thấy cái hay bằng những gì ta hiểu mà ta còn thấy cái hay bằng những ý tứ xa vời, trừu tượng ngoài tầm hiểu biết của ta mà ta chỉ cảm nhận được ./.
Châu Thạch
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015
Con Bướm Vừa Bay Đến Nụ Hồng
Em nghe lời anh, anh rất mừng, bệnh gì rồi cũng sẽ thành không nếu em cứ nhớ lời anh nói: con bướm vừa bay đến nụ hồng…
.............
Tưởng tượng nếu hoa không có bướm, khu vườn buồn bã biết bao nhiêu! Nếu em không có anh thăm hỏi, cây trụ đèn kia gió cũng xiêu…
Em nghe lời anh, em uống thuốc. Em bưng ly sữa thấy anh liền. Đừng ăn rau nhé khi em bệnh; ăn cháo, anh cầm muỗng đút em…
Ráng nhé, nghe em, mấy bữa thôi! Bệnh coi như tại nắng mưa trời. Vắng anh thì tại trời dông bão, bệnh khiến người ta giận…mất vui!
Anh nói, em cười một chút đi! Anh không hôn miệng mà hôn mi. Anh hôn, em nhắm hai con mắt, cái miệng em cười duyên dáng ghê…
Em bệnh mấy ngày, em ủ dột. Em lo không bằng anh lo đâu! Dĩ nhiên ai cũng đôi lần bệnh, đừng nặng bây giờ, để kiếp sau…
Kiếp sau, hai đứa mình mây khói, không có vi trùng trong khói mây, chỉ có tình yêu mây khói quyện…như bây giờ tóc em trên vai!
Em tóc buông vai tóc hững hờ. Hồi em con gái tóc là thơ. Ngàn năm em vẫn là con gái, anh dẫn em về một bến mơ…
Trần Vấn Lệ
ĐOÀN TÀU & SÂN GA
Có người nói, đoàn tàu và tình yêu, có chỗ giống nhau, là đã đến và rồi sẽ đi!
Nhưng riêng tôi, tôi vẫn nghĩ sân ga như một người yêu bé nhỏ, ngày ngày tháng tháng ngóng đợi chàng về. Còn con tàu như một người trai, lính trận, cứ mãi đi xa. Thoảng hoặc trở về, ấm ủ người yêu bé nhỏ, tội nghiệp mãi hoài ngóng trông, nhưng rồi chàng lại ra đi, như trong một bài hát nào đó, người yêu, lính trận, đã hứa hẹn nồng nàn:
“Xin em tin không dối lừa em
Xin em tin nơi mối tình anh
Chớ nhốt trong vòng tay êm ái
Những cánh chim hồ hải
Em ơi! Tình yêu đó chóng phai hương ái ân…
Hẹn một ngày mai, đàn thay tay súng
Tạ từ niềm vui đèo cao gió núi
Người lính thất hứa và hay quên
Đem chiếc áo cưới nhờ thêu them
Một câu ngắn: “Anh đền!”
Ngày tôi còn bé, tôi yêu đoàn tàu và những sân ga. Có lẽ bởi vì tôi sống ở Nha Trang. Nhà tôi không xa ga xe lửa là mấy. Ngày ngày nghe tiếng xình xịch, tiếng còi rúc, tiếng lao xao mỗi khi tàu đến, và cả tiếng vọng về từ xa, khi đoàn tàu xa dần thành phố
Tôi yêu cái không khí xôn xao của những sân ga ngày xưa. Mỗi khi tàu ngừng bánh, mọi người náo nức xuống mua quà. Mỗi sân ga có những đặc sản khác nhau. Như xoài & thanh long ở Nha Trang, như mực & tôm ở Phan Thiết, như gà ở Quảng Ngãi, ….Ngày xưa,mỗi mùa hè, anh em chúng tôi, thường được cha mẹ, cho đi đó đây. Và điều kiện là, năm học vừa qua phải được lãnh thưởng hay giấy khen, vì thế chúng tôi luôn luôn cắm đầu vào… học!
Hai ông anh tôi, không lần nào bỏ lỡ cơ hội, chen chúc vội vã xuống tàu, dù là ban ngày hay ban đêm. Họ sung sướng tán tỉnh mấy cô bán hàng. Tôi ngồi nhìn theo, cảm thấy vui vui. Họ cứ lang thang trên sân ga như thế, mãi đến khi “ông phất cờ” huýt một hồi còi, dài thật dài, họ vẫn thư thả cười nói với mấy cô bán hàng, chưa chịu lên tàu! Tàu xình xịch chuyển bánh, tôi nhoài người ra nhìn lại, hai người nhăn nhở giơ tay vẫy vẫy. Thật là sốt ruột và lo lắng! Tôi sợ họ bị bỏ rơi ở sân ga, và tôi sẽ bơ vơ một mình, giữa những người xa lạ! Nhưng rồi, họ cũng bám được vào một toa hành khách, gần cuối! Tôi định làm mặt giận, nhưng khi thấy họ, tay xách tay mang, nào soài, nào ổi, nào bánh ú, lạc luộc,…Tôi reo lên mừng rỡ, quên hết cả giận hờn và lo lắng. Thật là tuyệt, toàn là những thứ, ngon ơi là ngon !
Nha Trang ngày xưa, có biết bao chỗ để chơi. Hằng ngày chúng tôi hít thở gió biển, vì trường tôi rất gần biển xanh và cát trắng. Con đường Duy Tân chạy dài theo bờ biển, với những hàng dừa xào xạt quanh năm. Gần như suốt mùa hè, chúng tôi tắm biển. Biển mênh mông một màu xanh ngọc bích. Biển rộn ràng với sóng vỗ. Biển rực rỡ vào những ngày nắng hạ, với bao màu sắc của những mảnh áo tắm, trên thân hình thon nhỏ của các cô thiếu nữ. Bên kia đường, những dãy biệt thự im ắng, xinh xinh. Con đường ven biển có nhiều nơi ghi dấu kỷ niệm của dân Nha Trang, nào là sân bay, nào là trại lính Hải Quân, nào là Hải Học Viện, và bên kia đường là Cầu Đá. Nơi ấy, tôi có rất nhiều kỷ niệm với anh tôi.
Ngày ấy, tôi thường theo anh tôi, đi xuống Cầu Đá. Anh tôi, đi đâm “bạch tuộc” (?), còn tôi, tôi cũng đeo kính, nhưng chỉ để ngắm từng đàn cá tung tăng quanh những đóa san hô rực rỡ!
Trên đường đến trường, tôi thường đi ngang Nhà Thờ Núi, còn gọi là Nhà Thờ Đá. Theo tôi tìm hiểu thì, Nhà Thờ này tọa lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lân, khởi công xây dựng ngày 3/9/1928 và hoàn thành vào tháng 9 năm 1933. Trông Nhà Thờ thật trang nghiêm, kiến trúc đẹp và uy nghi ở trên cao, thánh giá trên đỉnh tháp chuông cao 38 mét, so với mặt đường. Ngày còn bé, mỗi khi đến gần ngày thi, tôi thường đến Nhà Thờ, tìm nơi vắng vẻ để ôn bài. Sau này lớn lên, ở xa về, chúng tôi dắt bạn đi thăm Nhà Thờ, cảm thấy gần gũi và ấm áp, như trở về quê hương yêu dấu.
Khi còn học Võ Tánh, tôi rất hãnh diện vì là học trò của ngôi trường mang tên vị Tướng đã tuẫn tiết theo thành.
Những năm ấy, trường tôi hay tổ chức cắm trại.
Tôi nhớ lần theo nhà trường đi Đại Lãnh. Đại Lãnh là một bãi biển đẹp, hiền hòa với làn nước trong xanh phủ trên dải cát trắng mịn màng, bên hàng phi lao vi vu gió thổi. Cả đám chúng tôi nôn nao từ nhiều ngày trước. Ngày kéo nhau lên tàu, mới phấn khích làm sao! Chúng tôi không thể ngồi yên, đứa nào cũng thò đầu ra ngoài, để gió mơn man. Chúng tôi hát vang, gió lùa khiến giọng hát của chúng tôi như được cộng hưởng, nghe êm hơn, ngân nga hơn. Điều ấy càng làm cho chúng tôi say sưa hơn. Chúng tôi hát hết bài này, qua bài khác.
“Nào anh em ta, cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng, điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh tài
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai, lên đàng
Ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng
Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang…”
Rồi đến,
“Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng, của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng. giống anh hùng, Nam Bắc Trung…”
Hát mãi, đến một lúc thì hát nhảm, “Tó te cây me đánh đu, Tarzan nhẩy dù, Zero bắn súng. Chết cha con ma nào kia, …”
Đêm ấy, sau khi lửa trại, cơn mưa từ đâu chợt ập đến. Hàng phi lao mong manh ven biển, không đủ kín, để che cho chúng tôi ! Thế là thầy trò kéo nhau vào nhà ga gần đó. Các cô giáo và nữ sinh, thì được ngủ trong nhà ga. Còn thầy giáo và nam sinh, thì phải ngủ ngoài hiên. Chắc là lạnh lắm, mỗi khi gió biển về đêm lùa vào, đem theo cơn mưa giá buốt! Bên trong, đám con gái cũng không ngủ, đó đây có tiếng rúc rich, cả đêm!
Một lần khác, trường Võ Tánh chúng tôi lại đi thăm mộ Ông Yersin và suối Ba Hồ.
Để tôi giới thiệu sơ qua về Bác sĩ Yersin và Suối Ba Hồ nhé!
Bác sĩ Yersin đến Nha Trang lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1891, cuối năm 1899 Ông trở lại Nha Trang, thành lập Viện Pasteur. Ông nghiên cứu thành công cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh dịch hạch. Ông sống độc thân suốt 50 năm, ở Nha Trang. Ông sống giản dị, gần gũi nhân dân, nên người dân Nha Trang, nhất là dân Xóm Cồn rất qúy mến ông. Ngày 1/3/1943 ông mất tại Nha Trang.
Còn, Suối Ba Hồ, cách Nha Trang về phía Bắc 25 km, thuộc huyện Ninh Hòa. Từ Hồ Nhất tới Hồ Nhì, phỉa men theo bờ suối dốc cheo leo, khoảng gần 1km. Từ Hồ Nhì tiếp tục ngược lên Hồ Ba, tuy gần hơn, chỉ khoảng 300 mét, nhưng lau lách um tùm, đá dựng cheo leo, thách thức những ai muốn đến tận cùng cảnh đẹp.
Chúng tôi cũng lũ lượt kéo nhau lên tàu, từ ga Nha Trang. Đứa nào cũng hồ hởi, xôn xao. Thò đầu ra cửa sổ, toa này réo gọi toa kia. Lại hát hò vang vang. Nhìn xuống mặt đường lởm chởm đá và các loại cây nhỏ bé mọc, dọc theo đường xe lửa. Chúng tôi cùng hát, “Đường lên Suối Dầu, sao đá nhiều, rau má nhiều, làm xao xuyến tim tôi!…”Hát chẳng ra ngô, ra khoai gì, thế mà chúng tôi cũng cười vui sung sướng !
Hôm ấy, leo được đến mộ Bác sĩ Yersin, chúng tôi rụng rời tay chân. Cả lớp vây quanh ngôi mộ chụp ảnh. Vốn ngưỡng mộ BS Yersin, nên lúc ở đó lòng tôi rạt rào cảm xúc.
Lúc leo Suối Ba Hồ cũng thế, mệt nhoài ra, vì thế chúng tôi lăn ngay vào hồ nước mát rượi, như suối tiên. Bao nhiêu “gian khổ” chợt tan biến!
Tuổi học trò thật tuyệt vời. Chẳng biết buồn là gì! Niềm vui đến thật hồn nhiên. Những vạt áo cột vội vã. Những “tờ rơi” đính vội trên lưng. Những “tâm thư” chuyền âm thầm, tay này qua tay khác. Những tiếng khúc khích bị kìm nén,…
Khi bắt đầu vào lớp Đệ Tứ, tôi theo cha mẹ ra Đà Nẵng, lại những đoàn tàu với sân ga! Trường Phan Châu Trinh của tôi, ở gần nhà ga và nhà tôi ở ven đường xe lửa!
Hằng đêm, tôi nghe tiếng đoàn tàu xình xịch chạy qua. Tiếng tàu chạy nghe buồn bã và gợi nhớ nhiều kỷ niệm. Đã nhiều lần chúng tôi tiễn bạn ở sân ga. Tiếng dặn dò, những bàn tay nắm vội, những cánh tay vẫy gọi khi đoàn tàu xa dần, xa dần rồi khuất hẳn ở khúc quanh, cuối sân ga. Ra về, cảm giác trống vắng, khiến lòng người trùng xuống, hụt hẫng. Mỗi khi ở sân ga, tôi hay nhớ bài hát của Cung Trầm Tưởng,
“Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa Đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách
Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng…”
Ga Lyon đèn vàng…Tôi chợt nhớ lại, hình như ở ga nào, cũng chỉ có “đèn vàng” ! Không như bây giờ, ga tàu điện khắp nơi, đèn néon sáng trưng. Tôi thích “đèn vàng” hơn, vì nó mờ mờ ảo ảo, nó như chia sẻ với người đi kẻ ở, nỗi buồn chia ly, nó dịu dàng và ấm áp hơn.
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Chợt thấy mình như đã lớn, khi biết vội vã kéo nghiêng vành nón, biết ngại ngùng khi bắt gặp ánh mắt ai nhìn. Tôi yêu Đà Nẵng với những ngày tháng êm đềm của tuổi mộng mơ.
Đà Nẵng với sông Hàn êm ả. Sông Hàn ngày ấy, không có nhiều cầu bắc ngang như bây giờ! Sông Hàn với những hàng cây đầy bóng mát, với ghế đá đợi chờ. Nhìn qua bên kia là An Hải, Tiên Sa và Non Nước. Những con đò nhỏ dập dềnh trên sông. Tôi đã vẽ một bức tranh đen trắng, về dòng sông Hàn. Tôi yêu sông Hàn êm vắng ngày xưa.
Non Nước với đường lên Thiên Đàng! Ngày ấy, chúng tôi khổ sở, chui vào một hang hun hút, tối om, khúc khuỷu, trơn trợt, cố leo lên “Thiên Đàng”. Leo gần đến Thiên Đàng, thì chợt thấy chút ánh sáng le lói. Chui ra khỏi hang, thấy mình đứng trên “đỉnh núi”. Gió lồng lộng. Nhìn thấy toàn bộ Ngũ Hành Sơn. Thú vị quá! Dù không phải Thiên Đàng thật, nhưng sảng khoái làm sao! Nhưng chắc gì Thiên Đàng thật đã là một nơi thú vị, như lúc ấy? Hít hà cho đã! Nhưng rồi cũng phải rời Thiên Đàng để trở về! Làm sao đây? Đi lên đã khó, bò xuống càng thê thảm hơn! Chúng tôi quyết định “lăn xuống” triền dốc, dù rất dốc!
Đà Nẵng có nhiều bãi biển. Đi qua cầu Trịnh Minh Thế, qua An Hải tắm biển. Biển Đà Nẵng thoai thoải và không có sóng lớn như biển Nha Trang. Lúc vừa bước xuống thì hơi lạnh, nhưng khi đã ngâm mình dưới làn nước trong xanh ấy, thì cảm giác ấm áp làm sao! Nhìn quanh mình, mênh mông đất trời. Tâm hồn chợt thanh thản và yêu đời biết bao!
Ngày ấy, tôi cũng thường đến bãi biển Thanh Bình, đến căn nhà có dàn hoa tím của cô bạn gái ngày xưa. Cô bạn ấy sau này là một nhà văn. Bãi biển Thanh Bình không sạch, đầy xác rong rêu và rác, nhưng vắng vẻ, để mình có thể tâm sự với chính mình.
Cũng như Nha Trang, đến bãi biển Nam Ô ở Đà Nẵng, cũng nghe tiếng vi vu của rặng phi lao. Tôi cũng bắt gặp cảnh này ở một bãi biển Hawaii. Sao biển hay có những rặng phi lao như thế nhỉ?
Trường Phan Châu Trinh của chúng tôi ở gần Ngã Năm. Ngã Năm với nhiều quán xá. Chúng tôi thường kéo nhau đi ăn kem Diệp Hải Dung, ăn chè Ngã Năm và xem cine.
Bây giờ Đà Nẵng đã đổi thay quá nhiều. Sông Hàn không còn vắng lặng cho tôi tìm lại ngày xưa. Và Ngã Năm đã chìm trong xô bồ của bao đổi thay.
Tôi cứ tiếc mãi ngày xưa!
Tôi tiếc bãi biển Nha Trang yên ắng, chỉ nghe tiếng sóng biển dạt dào, tiếng vi vu của hàng phi lao, và ven biển không gian thoáng đãng, chứ không ồn ào hỗn độn, như bây giờ!
Tôi tiếc Hòn Chồng xa thành phố, phải “vượt đèo” trên con đường quanh co thơ mộng, để đến với 4 hòn đá chồng lên nhau, từng cặp, trông như hình người vợ bé nhỏ bên chồng! Chúng tôi thường ngồi trong một lỗ trũng của năm đầu ngón tay, hằn sâu trong đá. Tắm ở đấy, coi chừng con hà cứa tay đấy!
Thời gian trôi qua, cuộc diện đổi thay. Tất cả đã trở thành dĩ vãng!
Nhưng dù vui hay buồn, với tôi, dĩ vãng cũng đã là một phần đời!
Tôi thường nghĩ về những tháng ngày êm ả đã qua. Và đẹp nhất vẫn là kỷ niệm của một thời cắp sách, của những nơi chốn tôi đã đi qua lúc tuổi đời êm đềm nhất, thắm thiết nhất, và dễ thương nhất.
Dù cuộc sống có thế nào, dù đang phải hòa mình vào dòng chảy, trên đất khách. Trong tôi ngày xưa vẫn còn đó. Trong tôi âm vang của tiếng còi rúc, tiếng xôn xao của sân ga và tiếng xình xịch buồn bã khi con tàu rời ga vắng, vẫn lắng đọng như ngày nào.
Có người nói, đoàn tàu và tình yêu, có chỗ giống nhau, là đã đến và rồi sẽ đi!
Nhưng riêng tôi, tôi vẫn nghĩ sân ga như một người yêu bé nhỏ, ngày ngày tháng tháng ngóng đợi chàng về. Còn con tàu như một người trai, lính trận, cứ mãi đi xa. Thoảng hoặc trở về, ấm ủ người yêu bé nhỏ, tội nghiệp mãi hoài ngóng trông, nhưng rồi chàng lại ra đi, như trong một bài hát nào đó, người yêu, lính trận, đã hứa hẹn nồng nàn
:
“Xin em tin không dối lừa em
Xin em tin nơi mối tình anh
Chớ nhốt trong vòng tay êm ái
Những cánh chim hồ hải
Em ơi! Tình yêu đó chóng phai hương ái ân…
Hẹn một ngày mai, đàn thay tay sung
Tạ từ niềm vui đèo cao gió núi
Người lính thất hứa và hay quên
Đem chiếc áo cưới nhờ thêu them
Một câu ngắn: “Anh đền!”
Vũ Thị Bích
Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015
Chỉ văn minh phần xác
Lâm Việt (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
.
Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!
.
Nhiều người đã giật mình khi nghe chuyện hai ông bà cụ muốn đến với nhau ở tuổi 91. Ở tuổi đó mà họ vẫn thể hiện sự trân trọng cuộc sống và tình người.
Hạnh phúc tuổi già.
Ở phía ngược lại, chúng ta lại lạnh lưng với những vụ chém giết man rợ của nhóm côn đồ trên đê sông Đáy. Xa hơn nữa là chuyện cô bé xinh đẹp bị săm hình rết lên mặt, ba thanh niên trẻ tuổi vô cớ dội nước người đi đường…
Điều gì đáng giật mình hơn? Nên bước ra với cuộc đời mỗi sớm mai hay thu mình giữ lấy thân?
Một câu hỏi mà nhiều người đã không nghĩ tới: Sao các nước phát triển “lắm tiền nhiều của” mà người ta vẫn đầu tư rất nhiều vào văn hóa? Đương nhiên, họ không thích chơi trội như đám cưới đình đám của đại gia Việt. Với họ, danh tiếng luôn đi trước tiền bạc. Danh tiếng tự nuôi sống mình bằng chữ tín chứ không cậy nhờ vào đồng tiền để đánh bóng.
Tôi đã chứng kiến một người nước ngoài sang trọng vuốt thẳng từng tờ bạc lẻ khi trả tiền một tách cà phê. Trước đó, ông đã xin chút nước sôi để khuấy đều và uống nốt những hạt đường dưới đáy tách. “Một ứng xử văn hóa của một người văn minh”, anh bạn ngồi cạnh tôi khi đó đã thốt lên như vậy….
Giờ đây, khi đời sống tiêu dùng đã phần nào bão hòa thì nhiều người mới thấm: Xế hộp để mang theo đao kiếm, máy tính để chat sex, sắm điện thoại sành điệu để con trẻ lột áo quay phim nhau. Trẻ em được chăm chút bằng phiếu bé ngoan để rồi ra đường nhập vào bầy sát thủ… Tất cả đều nói lên một điều: tiền bạc và công nghệ không thể làm thay phần việc của “bà mẹ văn hóa”.
Phải chăng, càng hiện đại về phần xác thì lại càng man rợ về phần hồn. Tục săn đầu người của các bộ tộc có đáng sợ bằng việc thanh niên có học chặt người thành nhiều mảnh vứt mỗi tỉnh một phần? Tục hiến tế trinh nữ có man rợ bằng việc cưỡng hiếp rồi giết chết các cô gái? Thậm chí, có kẻ còn nhẫn tâm cưỡng dâm cả xác chết…
Tuy chỉ là một bộ phận trong xã hội nhưng ung nhọt đó đủ làm tê tái cả một cơ thể cộng đồng.
Tóm lại, văn hóa là cái không thể trao đổi trong đời sống tiêu dùng, không thể trực tiếp đáp ứng được những đòi hỏi quen thuộc mà chúng ta thường định tính là “miếng cơm, manh áo”. Nhưng cao hơn bất kỳ sức mạnh, hay luật lệ nào, nó có thể kiểm soát được nhân tính.
Vào thời điểm cuộc sống còn đơn giản, kinh tế và công nghệ chưa phát triển, thực ra vai trò của văn hóa không lớn lắm. Bởi lẽ, con người có ít cái để tính, ít ham muốn và kiêng nể nhau. Thế nhưng, khi tất cả đã phát triển, tư duy lợi nhuận, sức mạnh cộng nghệ… dễ làm người ta lóa mắt.
Một chiếc ti vi công nghệ mới, mạng internet tốc độ cao đủ tạo nên một thế giới ảo khiến bạn coi thường tình cảm với người hàng xóm. Ngồi trong xe hơi sang trọng không còn cảm giác chạm mặt người qua đường. Kéo, thả màn hình cảm ứng có thể tâm sự không giới hạn, thay vì đến tận nhà thăm hỏi một người thân và cảm nhận cuộc sống của họ… Chúng ta đã tạo ra và rồi chính chúng ta lại bị vây hãm giữa bầy “quái vật” công nghệ đó.
Những vật vô tình đã dần làm chúng ta mất đi nhân tính. Chúng ta nâng niu chúng nhưng lại quay lưng vô cảm với đồng loại. Đó là mặt trái của công nghệ, hay đó là một câu trả lời thật đơn giản: Nếu không lấy văn hóa làm nền tảng, con người sẽ sống ngày càng man rợ!
————
Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015
THÁI CỰC LUẬN Chương 6. Quan niệm Thái Cực ở Trung Quốc đối chiếu với quan niệm Atman ở Ấn Độ và Logos ở Âu Châu
A. THÁI CỰC VỚI ATMAN
Quan niệm của các Hiền Triết Ấn Độ về Atman có thể nói được là tương tự với quan niệm của các Hiền Triết Trung Hoa về Thái Cực.
So sánh hai quan niệm Atman và Thái Cực, chúng ta sẽ hiểu rõ Thái Cực hơn.
Thoạt tiên chúng ta phải nhận định rằng quan niệm về Atman rất là phong phú.
Atman có rất nhiều danh hiệu, mỗi danh hiệu như vẽ lại được một trạng thái, một hoạt động của Atman. Nói nôm na ra, thì đối với Ấn Độ giáo, Atman chính là Thượng Đế, là Bản Thể của vũ trụ, là Tạo hóa v.v...Vì thế, Atman[1] có thể là: Brahman,[2] Thần Ngôn,[3] Nguyên Lý Bất Diệt,[4] Brahmanaspati (Hóa Công) (R.V. 10. 72.2), Visvakarman (Tạo hóa-The All Maker) (R.V. 10. 81), Purusha (Chân Nhân) (R.V.10. 90).
Prajapati (Chủ Tể Càn Khôn, Lord of Creatures) (A.V. XIX. 17), Hiranyagarbha (Kim đơn Kim nhân, Golden Germ) (R.V. 10. 121. 1), Nguyên Thể (The original Being), [5] Căn cơ vũ trụ, [6] Thái Nhất (The One),[7] (the Underlying Unity of all being),[8] Chân lý,[9] Sự sống, [10] Thần, Chân Tâm,[11] trục cốt, núm rốn, [12] của vũ trụ và Vạn Hữu.
Sau khi đã biết khái quát rằng Atman chính là Brahman, là Thượng Đế, là Bản Thể, là Căn Nguyên, là Tâm Điểm Sinh Hóa của vũ trụ, ta có thể so sánh ít nhiều quan niệm then chốt giữa thánh kinh Ấn Độ (như Phệ Đà, Áo Nghĩa Thư) với Dịch Kinh.)
1). Áo Nghĩa Thư chủ trương Atman chính là Brahman[13]. Thánh Hiền Trung Hoa cũng nói:
Hữu sinh ư Vô [14] Vô Cực nhi Thái Cực [15]
2). Áo Nghĩa Thư chủ trương Atman tạo dựng nên vũ trụ, Vạn Hữu [16] thì các Triết gia Trung Quốc cũng chủ trương Thái Cực sinh hóa ra vũ trụ,Vạn Hữu [17]
3). Atman hay Đại ngã chính là Nguyên Khí hay Nguyên Thần, mịt mù huyền ảo, ẩn khuất trong đáy lòng vạn vật. Tế vi thì thực tế vi, mà mênh mông thì không bờ không bến, ấy là Atman ẩn ngụ trong thâm tâm Vạn Hữu. [18]
Atman cực kỳ vi tế ấy, lại lớn hơn mọi thế giới: bao quát quần sinh... vô xú, vô thanh ấy là Chân Tâm ở trong lòng tôi, ấy chính là Brahman (Thượng Đế) [19]
Quan điểm các Hiền Triết Trung Hoa cũng tương tự: Xướng Đạo Chân Ngôn mượn hai câu Trung Dung: «Ngứ đại, thiên hạ mạc năng tải, ngứ tiểu thiên hạ mạc năng phá» để bình luận rằng:
Thái Cực bao trùm trời đất... Thái Cực lồng trong lòng Vạn Hữu. Thế là Thái Cực vừa là cực đại vừa là cực tiểu.[20]
Đối với Áo Nghĩa Thư, vũ trụ chỉ gián phân, sai biệt ngoài mặt; gián phân, sai biệt vì danh tự, hình thức hoạt động khác nhau, nhưng thực thể vẫn chỉ là một. [21]
Đó chính là quan niệm nhất thể, vạn thù của Dịch Kinh và của các Triết gia Trung Hoa [22]
4). Áo Nghĩa Thư chủ trương Atman là toàn thể vũ trụ [23], vũ trụ là biểu dương của Atman [24] và Atman tiềm ẩn ngay trong đáy lòng Vạn Hữu [25]
Khảo sát thư tịch Trung Hoa ta thấy:
Chu liêm Khê chủ trương: Vạn vật thống thể nhất Thái Cực, vạn vật hợp nhất lại tức là Thái Cực. [26] Chu liêm Khê viết thêm: Mỗi vật đều có một Thái Cực. [27]
Sao Kiểu đạo nhân viết: Trời đất là biểu dương của Thái Cực. [28]
Chu Hi cũng viết: Người người đều có một Thái Cực, vật vật đều có một Thái Cực [29]
Tuy chỉ có một Thái Cực nhưng muôn loài đều bẩm thụ, chẳng những thế còn bẩm thụ trọn vẹn cả Thái Cực, ví như mặt trăng trên trời, tuy chỉ có một nhưng tán ra khắp sông hồ, thời đâu đâu cũng thấy có trăng, tuy nhiên không nói được là trăng đã chia phôi san sẻ. [30]
5). Áo Nghĩa Thư cho rằng Atman là Duy nhất, Tuyệt Đối [31]
Chu Tử cũng chủ trương: Thái Cực là duy nhất, là Tuyệt Đối [32]
6). Áo Nghĩa Thư chủ trương Atman là:
Tâm, Trục Cốt, Căn Đế, Cuống rốn Vạn Hữu, và Vạn Hữu y như biến thiên ảo hóa ở vòng tròn bên ngoài. Ta có thể vẽ như sau:
[33]
Dịch Kinh và các Đạo gia cũng vẽ vòng Dịch tương tự, trong đó: Thái Cực ở trung tâm, Hào Quải tượng trưng cho Vạn Hữu biến hóa bên ngoài.
7). Các Triết gia Ấn Độ rất chú trọng đến Tâm điểm của bánh xe Vạn Hữu, vì Tâm điểm ấy thoát vòng lao lung biến ảo của vũ trụ [34]
Ở Trung Quốc các Đạo gia cũng hết sức chú trọng đến Tâm điểm vòng Dịch vì biết đó là điểm Trung Hoàng Thái Cực, khu nữu của đất trời.
Văn Đạo tử viết: Cổ nhân gọi trục ấy là Trung tâm trời đất, là Cực Điểm Thái Cực.
Theo Thiên Đạo, tức là vào được Trung điểm Thái Cực. Người quân tử, mới đầu tu Nhân Đạo cho hợp với Thiên Đạo. Khi đã hợp Thiên Đạo sẽ vào được giữa vòng Dịch, siêu xuất trên hình tướng...
Ôi, vi diệu thay là trục bánh xe Vạn Hữu. Ai
là người thông hiểu được?[35]
Chí Nhất Chân Nhân viết trong Nhập Dược Kính như sau: Người hiểu Tạo hóa tất sẽ tìm gốc gác mình nơi «Chân Thổ». Tìm được Chân Thổ tức là Đan Đạo thành [36]
Chân Thổ tức là Trung Hoàng Thái Cực, Chân Thổ như vậy chính là Quê hương, là Đất tổ, là Đế đình, là Bồng đảo Trường Sinh, hiện lên giữa muôn trùng ba lãng biến thiên của hoàn võ [37]
8). Áo Nghĩa Thư cố tìm cho ra cứ điểm của Vạn Hữu, đó là Atman. Atman sẽ là nơi cư ngụ, chốn dừng chân của những bậc đại đức tu trì [38]
Dịch Kinh cũng dạy người quân tử phải biết Ý Nghĩa của Tâm điểm Thái Cực Trung Hoàng, và phải coi đó là nơi cư ngụ thiết yếu của tâm hồn mình [39]
9). Áo Nghĩa Thư cho rằng cái học cao siêu nhất là cái học để tìm cho ra Atman, cho ra Tuyệt Đối Thể tiềm ẩn đáy lòng vũ trụ và đáy lòng con người [40]
Chu liêm Khê cũng cho rằng: Biết được Thái Cực, Hoàng cực là cái biết cao siêu nhất [41]
10). Mục đích Áo Nghĩa Thư là đi lần theo mối giây liên lạc giữa Vạn Hữu, để dần dà từ Vạn trở về Nhất, từ Vạn thù tới Tinh hoa duy nhất, cái Tinh hoa đã hàm ngụ cả Vô cùng, Vô tận, tới Atman Bản Thể [42]
Mục đích của Dịch Kinh cũng là băng qua Vạn Hữu, hình tướng, để tìm cho ra Thái Cực, Vô Cực.
Đó chính là ven theo giòng để trở về nguồn theo từ ngữ của Trình Tử [43]
Đại Đỗng Chân Kinh viết:
Chân linh tại ngã, bất nan tầm,
Phản chiếu hồi phong hỗn Đế Tâm [44]
Tạm dịch:
Chân Linh sẵn có nơi ta,
Chân Linh tìm tõi, có là khó đâu,
Đế Tâm nếu muốn hồi đầu
Ngược dòng vũ trụ, tiến sâu về nguồn.
Lại viết:
Căn Bản do lai Thái Cực tầm
Căn Bản phải tìm nơi Thái Cực [45]
Đỗng Huyền Linh Bảo Tất Pháp viết:
Minh vô tướng ư hữu hình chi hậu,
Trí hư cực ư vị triệu chi tiên [46]
Tạm dịch:
Băng qua sắc tướng, hình hài,
Quán thông vô tướng, vô sai, vô thù,
Đất trời từ chửa manh nha,
Tìm ra Hư cực mới là cao siêu
Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết đã viết một câu rất ý vị khi cho rằng Dịch Kinh dạy người phương pháp trở về với Trời [47]
11). Taittiriya Upanishad (II, 1 4) chủ trương con người có nhiều tầng lấp, con người bên ngoài thì thô thiển, con người bên trong thì tế nhị. Từ ngoài vào trong, con người càng ngày càng trở nên tế nhị. Con người cực kỳ tế vi, tế nhị bên trong chính là Atman, là Brahman, là Thực Thể Siêu Hình của vũ trụ và của lòng người [48]
Tác giả Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết cho rằng Dịch có 64 quẻ, quẻ nào cũng có 6 Hào, tức là sáu tầng, như vậy con người cũng có sáu tầng, từ ngoài vào trong là: 1. Bì phu (da), 2. Cơ nhục (thịt), 3. Cân kiện (gân). 4. Võng mô (màng), 5. Cốt tiết (Xương khớp xương), 6. Não tủy (Óc tủy) [49]
Nhưng ngoài sáu tầng Hào ra, Dịch còn một tầng căn cơ cốt cán nữa: đó là Thái Cực. Ta xem các đồ bản Dịch bất kỳ là viên đồ, hay hoành đồ, ta đều thấy 7 tầng đó. Suy ra thì trong con người, dưới tầng lớp Não tủy, còn có tầng lớp Thái Cực nữa. Có như vậy Dịch mới ăn khớp được với con người, và ta mới hiểu sao Chu Hi lại nói được: Ai ai cũng có Thái Cực trong mình [50]
12). Nếu học để tìm cho ra Atman tiềm ẩn đáy lòng mình là cái học cao siêu nhất, thì sống phối hợp với Atman cũng là một đời sống đạo lý cao siêu nhất đối với các Thánh Hiền Trung quốc.
Các Thánh Hiền Trung quốc dẫu là Nho hay Lão cũng đều chủ trương: đời sống đạo hạnh, thuần túy cao siêu nhất là sống phối hợp với Thái Cực, với Tâm Điểm, Trung Điểm Hoàn Võ. Các ngài gọi thế là Hoàng Trung Thông Lý, chính vị cư thể [51] Hiểu biết được lẽ Trung Hoàng Thái Cực, vào được Trung Cung Chính Vị của đất trời. Các ngài gọi đó là đạo Trung Dung [52], hay là luyện thành Kim Đơn...[53]
Xướng Đạo Chân Ngôn chủ trương luyện thành Kim Đơn, tức là thực hiện được Bản Thể của Thái Cực. [54] So sánh 2 quan niệm Atman và Thái Cực ta thấy rằng cách diễn tả tuy có khác, nhưng chung qui cũng chỉ có một đề tài:Thượng Đế là căn bản quần sinh vũ trụ
B. THÁI CỰC VỚI LOGOS
Quan niệm Thái Cực cũng tương tự như quan niệm Logos ở Âu Châu.
Quan niệm Logos từ Héraclite (540 - 475 TCN), đã truyền dần qua các học phái Tân Bá Lạp Đồ, Khắc Kỷ, qua Philon le Juif (30 TCN đến 54 CN) để rồi du nhập vào Tân Ước Công giáo.[55] Héraclite cho rằng:
Logos là Lý phổ quát,[56]Logos là mối giây liên lạc giữa vũ trụ, quần sinh, [57]Logos phổ quát đại đồng, là toàn bích. [58]
Logos là Chân Lý, vì Chân Lý Phổ Quát bao dung được hết mọi khía cạnh.[59]Logos là Cơ Cấu Vạn Hữu.[60]Logos là Thần, là Thượng Đế [61]
Đối với Héraclite, Logos vừa là cực đại, vừa là cực tiểu, vì Logos vừa phổ quát, vừa bao dung Vạn Hữu [62]lại vừa tiềm ẩn trong lòng Vạn Hữu.[63]
Héraclite chủ trương: Logos soi sáng mọi tối tăm, phơi bày mọi ẩn áo, sẽ làm cho ta thấy rằng vũ trụ là nhất thể, toàn bích. Logos vừa là Nhất, vừa là Vạn; Logos tuy hiển dương trong Vạn, nhưng vẫn là duy nhất bất khả phân... Mọi người đều có thể nhận biết Logos, vì Logos là của chung mọi người, ở trong lòng mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể suy nghĩ, nói năng, hoạt động đúng với Chân lý, với bản tính, với Logos... [64] Quan niệm Logos trên đây nào có khác gì quan niệm Thái Cực đâu.
Thực thế, các Triết gia Trung Hoa từ lâu vẫn cho rằng: Thái Cực là Lý [65] Thái Cực là Chân [66]Thái Cực là Thiên Lý phổ quát, đại đồng. [67]
Thái Cực vừa bao quát Vạn Hữu lại vừa tiềm ẩn trong lòng trong Vạn Hữu [68]Thái Cực đã tiềm ẩn trong lòng mọi người. Đó là Đạo Tâm, là Thiên Tính; Tính ấy nơi Thánh chẳng tăng, nơi phàm chẳng giảm. Đó là Kim Cương Thân bất khả hủy hoại [69] Cơ cấu Vạn hữu đã hàm tàng trong Thái Cực. [70]
Héraclite cho rằng: Logos bao giờ cũng chân thực, vô vọng, nhưng người thường không hiểu được Logos, dẫu là chưa được nghe, hay là đã được nghe bàn tới. Con người nhờ Logos mới biến thiên sống động, nhưng thường lại ù cạc chẳng biết tăm hơi gì về Logos...Logos chí công, chí chính, còn người thường thì lại luôn có những ý nghĩ riêng tư, lẻ biệt. Tuy là thường xuyên tiếp xúc với Logos, nhưng người ta thường mâu thuẫn tương phản với Logos; và cái mà họ gặp hằng ngày đối với họ lại trở nên hết sức xa lạ. [71]
Nhưng lời nói trên làm ta liên tưởng đến một câu Mạnh tử:
Vẫn mang Ngài, mà thân chẳng hiển
Vì quá que,n nên khiến chẳng suy,
Suốt đời ngài độ ta đi,
Nhưng mà dung tục biết chi đạo Ngài.
Héraclite chủ trương vạn vật biến thiên, nhưng vẫn cho rằng: Thái Cực trung nhất muôn đời chẳng biến thiên[72]
Philon le Juif (30 TCN - 54 CN) cho rằng: Cơ cấu Vạn Hữu đã được ghi tạc trong Logos [73]
Chu Hi cũng cho rằng: Thái Cực là Lý của Vạn Hữu [74] Theo các học giả Âu Châu, chữ Lý có thể hiểu được nhiều cách, ví dụ là khuôn, là cơ cấu, là dạng thức v.v... [75]
Các bản dịch Cựu Ước và Tân Ước bằng tiếng Trung Hoa lại càng cho ta thấy liên quan mật thiết giữa Thái Cực và Logos. Thực vậy, người Trung Hoa từ lâu vốn chủ trương: Thái Cực là Thần, là Đạo. Thế mà chữ Thần, chữ Đạo ngày nay lại được dùng để dịch danh từ Thượng Đế và Logos trong các bản Thánh Kinh Trung Hoa.[76] Mở Sáng Thế Ký ta thấy ngay trang đầu: Khởi sơ, Thần sáng tạo thiên địa.
Mở Phúc Âm Thánh Jean, ta đọc thấy nơi trang đầu: Thái sơ hữu Đạo, Đạo dữ thần đồng tại, Đạo tựu thị thần.Đối với Thánh Jean, Logos là căn cơ Vạn Hữu; không Ngài thời không có Vạn Hữu [77]
Trong một bài diễn văn trước tòa Thượng thẩm Nhã Điển, Thánh Paul nói đại khái rằng: Con người sinh ra đời cốt là để tìm tòi cho ra Thượng Đế, và để đạt tới Thượng Đế. Vả Thượng Đế cũng chẳng xa con người, vì ta luôn sống động trong Thượng Đế... Chúng ta là giòng giõi Thượng Đế [78]
Các bậc Thượng trí, Thượng nhân Trung Hoa thực ra cũng không chủ trương gì khác.
Đối với các Ngài con người sinh ra cốt là để tìm Đạo, tìm Thái Cực. Vả Đạo hay Thái Cực cũng chẳng ở xa con người, vì Đạo hay Thái Cực chính là căn cốt con người, là tính mệnh con người [79]
Những so sánh trên đây chắc chắn đã làm sáng tỏ rất nhiều về quan niệm Thái Cực và giúp ta bắc một nhịp cầu thông cảm giữa Đông Tây.
CHÚ THÍCH
[1] Maitri Up. 7
[2] He (i.e. Atman) is Brahma (Ait. 5.3.)
[3] «Cet Impérissable est le monde entier, passé, présent, avenir et tout ce qui transcende le triple temps. Ceci aussi est le phonème Om car en vérité tout ceci est le Brahman; cet Atman, est le Brahman» (Mand U.I. 2)
Cf. Instant et Cause, page 116
[4] L'aksara, l'Impérissable est la matrice de tout ce qui existe, omniprésent et infiniment subtil... c'est de lui que les choses surgissent, en lui qu'elles retournent à la fin (Mund. U.I. 6 - 7).
Cf. Instant et Cause, page 116
...Brahman, atman et aksara désignent indifféremment l'unique réalité, le réel du réel, la plénitude sans fissure saisie en une intuition mystique (prajnãnảghàna ou jnãna) qui est au delà de la dualité du sujet et de l'objet (B.A.V. IV 5 - 13) Ib. 117
[5] Verily in the beginning this World was Brahma
(Brahma 1,4. 10) Cf. The Thirteen Upanishads
[6]The ultimate ground of the world. Ib. 10
The world ground. Ib. 21
[7]The primal entity Ib. 21
«... Him who is the One existent, sages name variously
(R. V. I 164 - 461) Ib. 13
[8] Ib. page 1
[9] This Soul (Atman) assuredly indeed is Isana (Lord), Sambhu (the Beneficent), Bhava (the Existent), Rudra (the Terrible), Prajàpati (Lord of Creation), Visvarsrij (Creator of All), Hiranya garbha (Golden Germ), Truth (Satya), Life (prana), Spirit (Kainsa), Sastri (Punisher, or Commander or Teacher), the Unshaken, Vishnu (Pervader), Nàràyana (Son of Man) — Maitri Up. 7.7, Cf. The Thirteen Up, page 453
[10] Coi chú thích trên.
[11] Le coeur, dit il (Yajnavalkya) manifeste la stabilité (sthiti), il est le siège (ayatana) de tous les êtres, le pivot (pratistha) de tous les êtres. C'est en prenant leur point d'appui sur le coeur que subsistent tous les êtres. Le coeur est le Suprême Brahman. (B.A.V. IV - 17), Instant et Cause, page 124
[12] Ce moyeu est la nàbhi du père, nàbhi signifiant à la fois moyeu et nombril, le lieu originaire, source des êtres. (R.V. I. 164 - 2), Instant et Cause, page 15
[13] Verily, that great unborn Soul, undecaying, undying, immortal, fearless, is Brahma (Brih. 4. 4 - 25)
He (i.e., Atman) is Brahma (Ait 5. 3)
The Thirteen Up. p. 29
[14] Đạo Đức Kinh Chương II
[15] Cf. Thái Cực đồ Thuyết (Chu liêm Khê) TQTHS, Thiên III thượng - trang 5
[16] He, Truly, indeed is the Self (Atman) within the heart, very subtile like fire, assuming all forms. This whole world is his food.
On Him, creatures here are woven.
Maitri Upanishad 7.7.
[17] Thái Cực nhất khai cơ, nhi vạn tượng giai tòng thử triệu. 太 極 一 開 機 而 萬 解象 皆 從 此 兆. — Xướng Đạo Chân Ngôn, quyển II 8a
[18] «Cette (essence) difficile à percevoir, intégrée dans le mystère, cachée, sise dans la caverne primordiale. Plus fin que le fin, plus grand que le grand est l'atman déposé dans le secret de la créature» (K.U. II 12 et 20) — Lilian Silburn - Instant et Cause, page 112
[19] Cet Atman infiniment petit est plus grand que tous les mondes! embrassant tout ce qui est.. muette, indifférente, est cette âme qui est au dedans de mon coeur, c'est Brahman même (Ch. U III 14. 4) — Ib. 112
[20] Trung Dung viết: Ngứ đại thiên hạ mạc năng tải Thái Cực bao hồ thiên địa chi ngoại dã. Ngứ tiểu thiên hạ mạc năng phá. Thái Cực nhập hồ Vạn Hữu chi trung dã. Hợp chi thiên địa đồng nhất Thái Cực. Phân chi vạn vật các nhất Thái Cực. 中 庸 曰 語 大 天 下 莫 能 載 太 極 包 乎 天 地 之 外 也. 語 小 天 下 莫 能 破. 太 極 入 乎 萬 有 之 中 也. 合 之 天 地 同一太 極. 分 之 萬 物 各 一 太 極. — Xướng Đạo Chân Ngôn, quyển II - trang 8b.
[21] Noms, formes, actes (nama - rupa - Karma) engendre la multiplicité, mais la continuité immédiate et profonde n'est brisée qu'en surface par l'aspect extérieur et le langage. Les discontinuités sont illusoires: par la ferveur (tapas) et la connaissance intuitive, on retrouve la continuité essentielle, le Tout unique et indifférencié, le havre même du salut, «Dès qu'on connaÛt le Tout, on devient le Tout» (P.U. IV. 9,11). «La pluralité n'est pas. Il court de mort en mort qui croit voir la multiplicité dans l'univers. Il faut voir (le soi) dans l'unité (ekadha), Lui ce stable infini» (B.A.U. IV. 4. 19)
A la triade des noms, formes et actes s'oppose une autre triade dans laquelle l'homme affranchi de la soif prend son refuge à l'heure de la mort: «Tu es l'impérissable, tu es l'inébranlable, tu es la plénitude de la vie (Ch. U. III 17, 6 et note 3 page 45 de la traduction E. Senart)
Lilian Silburn, Instant et Cause, page 117 - 118
[22] Nhất thể nhi vạn thù. 一 體 而 萬 殊.— Đại Đỗng Chân Kinh, Quyển thượng - trang 5.
[23] Atman alone is the whole world (Chand. 7. 25. 2)
The Thirteen Up. page 31
...This Soul (Atman) this Immortal, this Brahma, this All (Brih. 2 5 - 1) — Ib. 29
[24] Reality is One. Diversity and manifoldness are only an appearance. — Ib. 36
Cf. Brih 4.4. 19 - 20 - Chand. 7. 26. 2
... If all is One, the manifold differences that seem so real in experience are not constitutive of the inner being of the One; they must be only an appearance, a phenomenon.
Ib. 36
Cf. Maitri 6. 22
[25] The Inner Soul of all things...
Who makes his one form manifold (Katha 5 - 12) — Ib. 37
[26] Vạn vật nhất Thái Cực dã. Cái hợp nhi ngôn chi, vạn vật thống thể nhất Thái Cực. 萬 物 一 太 極 也. 蓋 合 而 言 之, 萬 物 統 體 一 太 極. — Tạ vô Lượng, TQTHS, Thiên III thượng - trang 7
[27] Nhất vật các cụ nhất Thái Cực. — Tạ Vô Lượng, TQTHS, Thiên III thượng - trang 7.
[28] Thiên địa giả, Thái Cực chi chương dã. 天 地 者, 太 極 之 彰 也.— Sao Kiểu Đỗng Chương, quyển thượng - trang 8a
[29] Nhân nhân hữu nhất Thái Cực, vật vật hữu nhất Thái Cực. 人 人 有 一 太 極, 物 物 有 一 太 極. — Ib. trang 59
[30] «Bản chỉ thị nhất Thái Cực nhi vạn vật các hữu bẩm thụ, hựu các tự toàn cụ nhất Thái Cực nhĩ. Như nguyệt tại thiên, chỉ nhất nhi dĩ, Cập tán tại giang hồ, tắc tùy xứ nhi hiện, bất khả vị nguyệt phân dã.» — Chu hối Am - Ngữ lục, TQTHS, Đệ tam chương thượng trang - 59
[31] The one God, hidden in All things,
All pervading, the Inner Soul of all things
... The one among many, who grants desires
S’vetasvatara Up. 6 11,13
[32] Thái Cực tất Duy Nhất, tất Tuyệt Đối. 太 極 必 惟 一, 必 絕 對.— Tạ Vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng - trang 58
[33] Roue de l'agencé (rta)
...Cette roue est également le prototype de la roue de la transmigration. — Instant et Cause, pages 15 - 17
[34] L'emplacement exigé par le Buddha est, comme l'a montré P. Mus, au moyen de la roue du devenir, la nabhi, ce centre immobile et paisible qui échappe au tournoiement de l'espace que les Upanishads nommaient «Kha» du nom même du moyeu, et qui, dans le Véda, est le «nombril de l'immortel», le lieu de l'autel où se trouvait placé le feu, Agni (R.V. III, 17.4) — Instant et Cause, page 196.
[35] Cổ nhân xưng thử trục vi thiên địa chi trung. Thái Cực chi cực. Thiên đạo duy cư trung ngự cực... Cố quân tử tu kỳ nhân đạo, tự hợp Thiên đạo. Hợp Thiên đạo tắc đắc kỳ hoàn trung, siêu hồ tượng ngoại. Y hi, vi hồ huyền tai, pháp luân chi trục, y thùy năng thức. 古 人 稱 此 軸 為 天 地 之 中. 太 極 之 極. 天 道 惟 居 中 御 極. ... 故 君 子 修 其 人 道 自 合 天 道. 合 天 道 則 得 其 還 中, 超 乎 象 外. 噫 嘻 微 乎 玄 哉, 法 輪 之 軸 伊 誰 能 識 .— Văn Đạo Tử Giảng Đạo Tinh Hoa Lục, quyển II - trang 36
[36] Thức Tạo hóa giả tất ư chân thổ trung cầu kỳ căn đế yên. Đắc thử tắc đan đạo lập hĩ. — Nhập Dược Kính - trang 4b
[37] Chân Thổ là miền Trung Cung nơi Hà đồ, Lạc thư nên cũng chính là Thái Cực, nó làm ta liên tưởng đến «miền đất hứa» (Terre promise) trong Cực Ước. Nơi đó Hằng Cửu bất biến, ngược hẳn với các vòng bên ngoài tượng trưng cho Vạn Hữu biến thiên.
[38] Le lieu véritable de tous les êtres est, nous le savons, l'Atman, le Soi «Celui qui considère que l'Atman est sa vraie place, de celui là, le mérite ne s'épuise pas. Quelque chose qu'il désire, il le tire de cet Atman. Celui qui quitte le monde sans avoir considéré son lieu véritable, celui - là faute de savoir ne jouit pas» (B.A.U.I. 4. 15 - 16) et la même Upanishad reprend plus loin (Iv. 4. 22): C'est vers lui (le Soi) que tendent ceux qui recherchent leur véritable lieu (loka) après une vie errante. C'est en effet parce qu'ils savaient cela que les sages d'autrefois ne recherchaient pas de postérité: «Que ferions nous d'une postérité nous qui, avec l'Atman, avons le lieu véritable?»
A la recherche de la continuité temporelle qui se manifestait par le désir d'une descendance s'est substituée la quête de la Patrie d'origine. — Lilian Silburn - Instant et Cause, page 114.
[39] Quân tử Hoàng trung thông lý chính vị cư thể. 君 子 黃 中 通 理 正 位 居 體.— Dịch Khôn, Quải
[40] The lower knowledge is of various sciences, but «the higher is that whereby that Imperishable is apprehended» (Mund. I.I. 4 5) — The Thirteen Upanishads, page 36
[41] Trung tức chí Lý hà thường bất kiêm chí nghĩa. Đại học, Văn ngôn giai ngôn tri chí. Sở vị chí giả tức thử Lý dã. Ngứ độc Dịch giả viết: Năng tri Thái Cực tức thị tri chí. Ngứ độc Hồng Phạm giả viết: Năng tri Hoàng cực tức thị tri chí... 中 即 至 理 何 常 不 兼 至 義. 大 學 文 言 皆 言 知 至. 所 謂 至 者 即 此 理 也. 語 讀 易 者 曰: 能 知 太 極 即 是 知 至. 語 讀 洪 範 者 曰 能 知 黃 極 即 是 知 至 .— Tống Nguyên Học Án, quyển 12 - trang 6 (Liêm Khê Học Án)
[42] Les Upanishads sont à la recherche d'une continuité de proche en proche d'ordre spatial, celle du fil où sont tissés tous les êtres et qui s'achemine de l'infini à l'infime (Anu) dans lequel se concentre toute l'infinité. — Lilian Silburn - Instant et Cause 113
[43] ...Elles aboutissent donc à l'essence de l'essence, au fil du fil, à l'infime de l'infime, au caché, au mystère, en un mot à «l'Atman plus précieux que tout et plus intime» et qui demeure inaccessible dans son immanence. — Ib. page 113
[44] Đại đỗng Chân Kinh, trang 17a
[45] Đại đỗng Chân Kinh, trang 4b
[46] Đỗng Huyền Linh Bảo Định Quan Kinh Chú, trang 3
[47] Dịch chi vi thư giáo nhân hồi Thiên chi đại kinh, đại pháp dã. 易 之 為 書 教 人 回 天 之 大 經, 大 法 也.—Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết, trang 52
[48] La Taittiriya Upanishad (II, 1 - 4) décrit les diverses personnes emboÛtées les unes dans les autres en allant de l'extérieur à l'intérieur et en passant du plus grossier au plus subtil. Ce sont le soi fait de nourriture, le soi fait de souffle, le soi fait d'organe mental (manas), le soi fait d'intelligence (vijnan), enfin le soi fait de félicité (ananda): la plus intime remplissant la plus grossière et se distinguant d'elle. C'est selon la progression de ces cinq personnes qu'on apprend que l'Atman est identique au Brahman, «la substance universelle et ce dont tous les êtres sont nés, ce dans quoi étant nés, ils vivent, ce en quoi à leur mort ils entrent (III, 1)» et ce Brahman est, nous le savons, la substance réelle (satya), spirituelle, infinie, établie au secret (du coeur) (II, 1) — Lilian Silburn - Instant et Cause, pages 112 -113.
[49]...Thử đồ lục thập tứ quái điên đảo tương thác dĩ minh Thái Cực quyền bổng triền ti chi đại khuyên, tiểu khuyên ước hữu lục tầng, dữ nhân thân chi bì phu, cơ nhục, cân kiện, võng mô, cốt tiết, não tủy lục tầng thích tương phù hợp. 此 圖 六 十 四 卦 顛 倒 相 錯 以 明 太 極 拳 捧 纏 絲 之 大 圈, 小 圈, 約 有 六 層 , 與 人 身 之 皮 膚, 肌 肉, 節 腱, 網 膜, 骨 節, 腦 髓 六 層 適 相 符 合.—Thái Cực Quyền Bổng Đồ thuyết trang 49.
[50] Nhân nhân các hữu nhất Thái Cực. 人 人 各 有 太 極. (Chu Hi) — Cf. Tạ Vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, tr. 59.
[51] Hoàng trung thông lý, chính vị cư thể. — Dịch Khôn quải
[52] Trung Dung hay Trung đạo. «Trung Dung kỳ chí hỹ hồ dân tiển năng cửu hỹ»
Đạo Trung Dung cao siêu toàn mỹ.
Theo Trung hồ dễ mấy ai.
Trung Dung - Chương II
[53] Cố kết Đan dã giả, hoàn Thái Cực chi thể tắc Đan thành hỹ. 故 結 丹 也 者, 還 太 極 之 體 則 丹 成 矣. — Xướng Đạo Chân Ngôn, quyển 2, trang 8b.
[54] Xin đọc thêm đoạn nói về Thực chất của Atman trong Lê xuân Khoa Nhập môn Triết học Ấn Độ trang 159
[55] Héraclite, héros prométhéen de la pensée, apporte aux humains endormis, le feu du Logos. — Héraclite et la Philosophie page 65
... A l'interprétation sceptique du Logos héraclitien, succède son interprétation stoicienne... Puis vinrent les Néoplatoniciens... Après lui (Chalcidius), le Logos passa des Stoiciens à Philon le Juif et à l'Évangile johannique. — Ib. page 79
[56] Le Logos est la Raison une, universelle, unificatrice (Vernunft) — Héraclite et la Philosophie, page 59
[57]Le Logos est ce qui lie les phénomènes entre eux, en tant que phénomènes d'un univers un... Le Logos est un lien. — Ib. 57
[58] Le Logos est universel.
[59]Le vrai c'est l'universel, la totalité des fragments du monde, l'intelligence de l'universel, la méditation de l'invisible, la saisie de l'unité, de la totalité. — Ib. 64
... Le critère de la vérité n'est pas fourni par l'opinion commune qui n'est qu'une somme d'opinions particulières, mais par le Logos universel. — Ib. 85
[60] Le Logos est la structure de tout ce qui est. — Ib. 71
[61] Le Logos héraclitien est divin et la divinité est Logos. Logos et Dieu constituent les liens de l'Univers et sont présents dans la pensée humaine. —Ib. 125
... Dieu est uni au Logos, au cosmos, au feu; Il est l'unité des contraires. — Ib. 123
... Le Logos avec lequel son Logos (le Logos d'Héraclite) entre en communication est un Logos divin qui unit les contraires. — Ib. 86
[62] L'englobant universel englobe aussi bien la nature cosmique que le devenir humain dans leur originelle unité.— Héraclite et la Philosophie, page 120.
... L'englobant universel, c'est à dire la Totalité, dévoile chaque fois un de ses modes d'être; le regard humain contemple la manifestation de ces aspects, mais risque de les isoler. La pensée aspire à saisir la totalité comme totalité; au cours de cette visée, elle recontre la divinité (le fondement de tout ce qui est), et en essayant de parler d'elle, se mue en théologie. — Ib. 126
[63] La divinité assure la permanence du devenir universel; elle est même le devenir de l'être. Elle ne gouverne pas le monde du dehors, elle ne survole pas l'univers, elle n'est pas la transcendance qui s'assujettit une immanence, comme le Logos et le feu, elle est intérieure au monde. — Ib. 127
[64] Le Logos en éclairant les ténèbres et ce qui est caché, manifeste la signification totale de l'Univers, signification unitaire. Il est un et universel se manifestant dans le tout, il reste Un et montre que la totalité n'est totalité qu'en tant qu'Unité. Les hommes peuvent connaÛtre le Logos, car la pensée est commune à tous et habite leur âme; cela ne signifie pas que tous pensent. agissent et parlent conformément à la vérité, c'est à dire à la nature vraie. — Héraclite et la Philosophie, p. 62
[65]Cố Thái Cực chỉ thị nhất cá Lý tự. — (Chu Hối Am) Tạ vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng tr. 58
[66] Dĩ Chân vi thể... cố vân Vô Cực chi chân. —Qui Nguyên Trực Chỉ, quyển hạ - trang 604
[67] Khổng tử tắc viết Thiên Lý... Dịch đạo tắc viết Thái Cực. — Ib. Quyển Trung, trang 369
[68] Thái Cực bao hồ thiên địa chi ngoại... Thái Cực nhập hồ vạn vật chi trung... 太 極 包 乎 天 地 之 外 ... 太極 入 乎 萬 物 之 中. — Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 8b
[69] Đan giả, hà dã? Nhân trung chi Thái Cực dã. — Xướng Đạo Chân Ngôn, tr. 8a
[70] Thái Cực chỉ thị thiên địa vạn vật chi lý. 太 極 只 是 天 地 萬 物 之 理.— Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Học Sử, tr. 905
[71] Le Logos que voici, étant toujours vrai, les hommes n'en acquièrent pas la compréhension, ni avant de l'avoir entendu, ni une fois qu'ils l'ont entendu. Car bien que tout devienne selon ce Logos - ci, ils sont pareils à des inexpérimentés, même s'ils ont fait l'expérience et des paroles et des ouvres... Mais bien que le Logos soit universel, les gens du commun (la foule) vivent comme s'ils avaient une pensée particulière. Le Logos avec qui pourtant ils ont le plus constant rapport, avec lui ils sont en désaccord et ce que tous les jours ils rencontrent, cela leur paraît étranger.
Héraclite et la Philosophie, page 58.
[72]Thái Cực chi trung nhất, cắng vạn cổ nhi bất biến. 太 極 之 中 一 亙 萬 古 而 不 變.— Văn Đạo Tử Giảng Đạo Tinh Hoa Lục, quyển I - trang 21
[73] Philon le Juif (30 av. J.C. à 54 après): «La constitution de toutes choses est gravée dans le Logos» (Art. Philon d'Alexandrie, Grande Enc. francaise) — M. Senard, Le Zodiaque 322
[74] Thái Cực chỉ thị thiên địa vạn vật chi lý. 太 極 只 是 天 地 萬 物 之 理. — Phùng Hữu Lan - Trung Quốc Triết Học Sử, trang 905
[75] Trong quyển Science and Civilisation in China của Joseph Needham ta thấy các học giả Âu Châu dịch chữ Lý bằng những chữ sau đây: 1 Form, 2 Natural law, 3 Pattern in things, 4 Principle, 5 Vernunft, 6 The generative Reason (Logos Sper- matikos), 7 Prajna, the ineffable, unchangeable, supramundane, absolute, 8 Metaphysical absolute, 9 Buddhata, 10 Absolute.
[76] Cf. Cựu Ước Toàn Thư Thánh Kinh Công Hội tại Hương Cảng ấn hành. Cựu Ước trang 1, Tân Ước trang 125
[77] Nguyên bản Vulgate như sau: «Omnia per ipsum facta sunt, et sine ipso factum est nihil quod factum est». Bản dịch Crampon: Tout a été fait par lui, et sans lui rien n'a été fait de ce qui a été fait.
Evangile de Saint Jean, Prologue I. 3
[78] S'il a fait habiter sur toute la face de la terre tout le genre humain...C'était afin que les hommes cherchent la divinité pour l'atteindre si possible, comme à tâtons et la trouver; aussi bien n'est elle pas loin de chacun de nous. C'est en elle en effet que nous avons le vie, le mouvement et l'être. Ainsi d'ailleurs l'ont dit certains des vôtres: «Car nous sommes aussi de sa race» — Actes des Apôtres XVII - 26- 27- 28 (Bible de Jérusalem) p. 1463
[79] S'il a fait habiter sur toute la face de la terre tout le genre humain...C'était afin que les hommes cherchent la Divinté pour l'atteindre si possible, comme à tâtons et la trouver; aussi bien n'est elle pas loin de chacun de nous. C'est en elle, en effet, que nous avons la vie, le mouvement et l'être. Ainsi d'ailleurs l'ont dit certains des vôtres: «Car nous sommes aussi de sa race» — Actes des Apôtres XVII- 26- 27- 28 (Bible de Jérusalem) p. 1463
THƠ CUỘN - La Ngạc Thụy
Hòa giải với ai đây ? 8 mầm mống chia rẽ
"Mike Wilson"
nếu kẻ nào vẫn ngoan cố tiếp tục :
1. chối bỏ chính nghĩa đánh đuổi ngoại xâm của dân tộc
2. chối bỏ thành quả thống nhất đất nước
3. kết án các lãnh tụ kháng chiến là "tội đồ"
4. chối bỏ thực tại kinh tế thị trường do tư bản đầu tư tại VN
5. chối bỏ các thành quả kinh tế tại VN
6. chối bỏ thế trung lập, độc lập chủ quyền của VN
- bang giao chiến lược với mọi cường quốc trên thế gian
7. chối bỏ vai trò chiến lược của VN để gìn giữ hòa bình
cho toàn bộ khu vực tại Biển Đông
8. luôn luôn tìm đủ mọi cách
bịa chuyện để bôi xấu đất nước và dân tộc VN
thì kẻ ấy đang hòa giải với ai
và ai hòa giải được với kẻ ấy ...???
8 điều trên là mầm mống
của chia rẽ và nội chiến tại VN
mà những kẻ ác
đang manh tâm thực hiện !!!
Nếu Phật có thật, bạn sẽ được gì và mất gì?
Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” Vâng, nếu khi bạn chết bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì?
Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại.
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy giết chết ta đi, thì chúng tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
Bất ngờ có một người phụ nữ nông thôn, trên đầu quấn một chiếc khăn, nói với ông ta: “Tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh, ông là một học giả uyên bác. Tôi chỉ là một phụ nữ nông thôn, không thể phản bác lại ông, chỉ muốn hỏi ông một câu hỏi ở trong tâm trí của tôi: Từ trước đến nay đã nhiều năm rồi, tôi luôn tin vào Phật, tin vào những lời dạy bảo của Phật và cảm thấy vô cùng thoải mái. Bởi vì trong lòng luôn tràn ngập niềm tin vào Phật , điều đó đã đem lại cho tôi sự bình yên và hạnh phúc to lớn nhất. Tôi hỏi ông: Nếu như khi tôi chết, phát hiện rằng những gì tôi tin vào Đức Phật hết thảy đều không tồn tại, nhưng cả đời này của tôi đã tin vào Phật, vậy tôi sẽ bị tổn thất cái gì?”
Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cả hội trường yên lặng, người nghe cũng rất đồng ý với suy luận của người phụ nữ này, ngay cả vị học giả cũng thán phục suy nghĩ logic này. Ông thấp giọng trả lời ”Phu nhân, ta nghĩ bà không bị tổn thất cái gì cả”.
Người phụ nữ nông thôn lại nói với vị học giả “Cảm ơn câu trả lời tốt của ông, trong tâm tôi có một thắc mắc, nếu khi mà ông chết, ông thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng sự thật, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật. Tôi muốn hỏi ông sẽ mất những gì?” Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu và không nói được lời nào.
Cùng suy ngẫm:
Nếu bạn tin Phật và Phật không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Phật có tồn tại thật, nhưng bạn lại phỉ báng Phật, bạn sẽ mất những gì? Thật đáng phải suy nghĩ sâu xa!
Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Phật hay không thì đều biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người lương thiện, chân thành và khoan dung, Mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Đức Phật phù hộ. Người có lòng tin vào Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Trong tâm họ luôn luôn vui vẻ và chứa đựng lòng biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng lương thiện và hòa ái, chân thành, như thế không tốt sao? Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức ước thúc, không có quy phạm lương tâm.
Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” Vâng, nếu khi bạn chết bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì?
Bản tính con người là thiện ác đồng thời tồn tại, những người tin vào Phật sẽ ước chế điều ác và hướng thiện, tâm trí của họ thực sự được vui sướng, ngược lại, những người không tin vào Phật thì cái thiện của họ cũng sẽ bị cái ác lấn át, họ sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn, không khác gì động vật. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không phân biệt được điều gì là thực sự thiện và thực sự ác. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người chứa những đức tính này là những người tốt nhất. Những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm (mọi người bái Phật vẫn vì danh lợi), những người này đã bị mất phương hướng, tìm không thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Hành xử lương thiện, không làm điều ác. Hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, nếu không ngừng tưới lên nó đức tin đúng đắn, tôi nghĩ rằng bạn sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn!
Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà, biên tập: Tuệ Minh
Ngữ nghĩa của "nếu"
Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay thường chỉ được đề cập thoáng qua trong các sách ngữ pháp với tư cách là một tiểu loại của câu ghép chính phụ. Do chưa được xem trọng nên – so với tiếng Nhật, tiếng Anh chẳng hạn – nhiều vấn đề của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa.
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước (trước hết là hai nhà Nhật ngữ học Maeda (1991) và Sakahara (1985)), chúng tôi đã tiến hành phân loại câu điều kiện tiếng Việt dựa vào ba tiêu chí: (1) quan hệ nhân quả (±causality) giữa hai mệnh đề[1] (protasis và apodosis), (2) tính hiện thực (±reality) của các sự việc trong phát ngôn, và (3) tần số (frequency) xuất hiện của sự việc được nói đến trong phát ngôn.
Theo tiêu chí (1) câu điều kiện tiếng Việt có thể phân thành 2 loại chính là câu điều kiện-kết quả (+causality) và câu tiền đề-kết luận (–causality).
Trong câu điều kiện-kết quả (bộ phận chủ yếu của câu điều kiện) chúng tôi dùng tiêu chí (2) về tính hiện thực để chia bộ phận này thành hai loại nhỏ hơn: giả định (–reality) và phi giả định (+reality) (= sự việc đã xảy ra trong thực tế). Trong tiếng Việt, giả định và phi giả định có thể được xác định bằng một tiêu chí bổ trợ là tần số xuất hiện sự việc: nếu sự việc có tần số lớn hơn 1, rất nhiều khả năng ta có một phát ngôn phi giả định.
Trong phần này, trên cơ sở phân loại trên, chúng tôi thử phân tích một số biểu hiện của NẾU, một kết từ có thể xem là tiêu biểu cho quan hệ điều kiện, để qua đó làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về ngữ nghĩa câu điều kiện. Nói chung, khả năng xuất hiện của NẾU trong hầu hết các tiểu loại và khả năng biểu hiện đa dạng sắc thái ngữ nghĩa của nó có thể nhận định rằng phân tích ý nghĩa của NẾU cũng gần như là phân tích ý nghĩa của câu điều kiện nói chung.
1. NẾU trong mối liên kết điều kiện – kết quả
1.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của NẾU là biểu hiện điều kiện giả định. Với đặc trưng này hầu như NẾU nghiễm nhiên trở thành kết từ tiêu biểu cho câu điều kiện tiếng Việt. Vì câu điều kiện, như các nhà ngôn ngữ trên thế giới thừa nhận, chủ yếu biểu hiện tính giả định. Có sự giống nhau gần như tuyệt đối trong các sách ngữ pháp tiếng Việt, hễ đề cập đến câu điều kiện tiếng Việt các sách đều đưa ra mô hình (đầy đủ): NẾU M1 THÌ M2.
Một mô hình như vậy có thể biểu hiện các loại ý nghĩa điều kiện rất phong phú. NẾU M1 THÌ M2 có thể là một phát ngôn giả thiết:
(1) Nếu đồng chí được nhà trường khen thưởng thì chi đoàn sẽ cử đồng chí đi dự Đại hội thanh niên toàn trường. (dẫn theo Hoàng Tuệ) [395]
M2 của câu có chứa NẾU thường biểu hiện ý chí, phán đoán, tình cảm của người nói:
(2) a. Nếu không đủ đổ mái bằng, tôi cũng sẽ lợp ngói Tây.[NTĐM-DTH]
b. Nếu tối vẫn không có thuyền thúng qua đây thì tôi sẽ tìm cách đóng bè chuối [TXV-LL].
c. Trời ơi, nếu chồng tôi chết thì tôi sống sao được? [MCT-HBC]
Ngoài ra M2 còn bao hàm cả những hành vi tác động đến người đối thoại. Hành vi đó có thể là mệnh lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ, cấm đoán, đe dọa:
(3) a. Nếu đi, mang con xuống bà. [TXV-LL] (yêu cầu)
b. Nếu ở nhà không chịu được thì em lại đi đi! [TXV-LL] (mệnh lệnh)
c. Nếu không nghe em, chị sẽ bị đào thải khỏi đội ngũ... [NTĐM-DTH] (đe dọa)
Không những thế, M2 của câu điều kiện chủ quan còn biểu hiện sự đánh giá của người nói:
(4) a. Chẳng phải con dám trái ý mẹ song con nghĩ đời này thầy thông thầy ký nhiều quá, nếu con làm thì có sang trọng gì đâu. [MCT-HBC]
b. Nếu được như thế thì còn gì hơn nữa. [TXV-LL]
Mệnh đề bắt đầu bằng NẾU thường là những sự việc chưa hiện thực, nhưng cũng có trường hợp nó là những sự việc thật nhưng được người nói biểu hiện như một sự việc chỉ có tính khả năng mà thôi:
(5) (Xuân Hoa đi khỏi rồi. Bác Ái đứng ngó theo tức giận thầm trong bụng). Nếu mình để cho cô ta đi rồi thì biết ngày nào có dịp tốt như vậy nữa. [MCT-HBC].
Trong trường hợp này, tiếng Việt thường dùng các từ “như thế”, “như vậy” đi kèm với NẾU để đánh dấu tính chất giả định chủ quan đó (vì vị từ so sánh “như” tiền giả định rằng hai thực thể được đem ra so sánh không thể là một, tức là nó không thể so với chính nó):
(6) Nếu tài sản như thế này thì không cần tuyên bố phá sản.
Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật cho rằng miêu tả một sự việc thật với tư cách khả năng thì người nói có thể tránh được cách nói “trực tiếp” hoặc là người nói muốn áp dụng một quy tắc nói chung vào một trường hợp cụ thể; như thí dụ dưới đây:
(7) (Kết cục là tôi nghĩ là đối với anh ấy tôi không hề tồn tại. Hồi tưởng lục tìm trong ký ức những kỷ niệm vui chứng minh tình yêu của anh ấy mà không có). Nếu không có bằng chứng cho sự được yêu, trái tim của người vợ sẽ trở nên phân vân.(dẫn theo một bài khảo cứu của Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật Bản)
Ngoài cách giải thích của Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ, cũng có một cách giải thích khác. Chúng tôi cho rằng tư duy của con người dường như có xu hướng khái quát hoá một tình huống hiện thực bằng cách khoác cho nó một hình thức giả định. Bởi lẽ, dưới hình thức giả định, người nói dường như lùi ra xa khỏi tình huống đang đề cập và đóng vai trò khách quan hơn trong việc tạo phát ngôn.
NẾU đặc biệt thích hợp với trường hợp người nói cố tình dùng dạng thức giả định dù sự việc rõ ràng là có thật.
1.2. NẾU cũng còn được dùng trong giả định phản sự thật, trong nhiều trường hợp có thể thay bằng GIÁ. Nhìn chung đối với một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, NẾU có thể giả định nó xảy ra khác đi và đưa ra phán đoán của mình về sự việc khác đi đó:
(8) a. Nếu không có anh thì tôi đã chết mất xác rồi. [TXV-LL]
b. Nếu không có anh ấy về đây thì có lẽ tôi đã hô cả huyện làm theo cái khuôn mẫu của xã của chị phía trong đê.[TXV-LL].
Dựa vào giả định phản sự thật ở quá khứ, M2 có thể biểu hiện sự việc mang tính khả năng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. GIÁ thường dùng để bày tỏ trạng thái/cảm giác mong muốn, nuối tiếc; vì vậy đối với những sự việc mang tính khả năng như vừa nói, người ta sẽ không thay NẾU bằng GIÁ nếu không muốn làm thay lệch nghĩa của cả câu. So sánh:
(9) a. Nếu anh không báo được nghỉ học thì tôi đã đi đến trường rồi.
b. * Giá anh không báo được nghỉ học thì tôi đã đi đến trường rồi.
c. Nếu anh không giúp đỡ thì đã không kịp rồi.
d. * Giá anh không giúp đỡ thì đã không kịp rồi.
Tính chất giả định phản sự thật của M1 ở các câu trên không có gì khác biệt, tuy nhiên sự “trung hòa” về nghĩa của NẾU giúp bảo toàn được quan hệ nghĩa của câu nếu so với nét nghĩa “mong muốn, nuối tiếc” rất mạnh của GIÁ. Hơn nữa, lý do làm cho (b) và (d) không thể chấp nhận – khác với (a) và (c) – là hiện tượng bất tương hợp ngữ nghĩa trong nội bộ cấu trúc M1: cái điều thông thường người ta mong muốn không phải là “không báo trước” hoặc “không giúp đỡ” mà là ngược lại. Chính vì vậy khi bày tỏ sự mong muốn, nuối tiếc thì GIÁ hoàn toàn có thể thay cho NẾU với sự bổ sung nhất định về ngữ nghĩa:
e. Nếu (/Giá) kịp chuyến bay đó thì bây giờ chúng ta đang ở Mỹ rồi.
f. Nếu (/Giá) không ly dị thì ngày mai là ngày kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi.
M2 của câu phản sự thật cũng có khi được tổ chức như một cấu trúc ổn định, như một biểu thức (expression):
(10) a.Nếu ngày nào thầy cũng đe nẹt nghiêm ngặt với nó thì đâu đến nỗi. [TXV-LL] b. Nhưng nếu em bình tĩnh nghe anh thì chắc là khác rồi. [TXV-LL]
Phần lớn ở những câu giả định phản sự thật bày tỏ sự nuối tiếc hay mong ước, mệnh đề chính thường bị lược bỏ, để chỉ còn lại mệnh đề phụ với NẾU mà thôi. Áp lực của cả cấu trúc câu kết hợp với ngữ nghĩa của M1 đủ mạnh để người nghe nhận thức được trạng thái/cảm xúc của người nói. Vd:
(11)a. Nếu lúc đó tôi không bị cảm thì ....
b. Nếu tôi có tiền thì ....
Theo nhận xét của chúng tôi, dường như thành phần hiển ngôn mới là trọng tâm ngữ nghĩa của câu chứ không phải kết quả giả định đã bị bỏ lửng; khi đưa ra một tình huống không có thật người ta hướng đến một kết quả cũng không có thật, nhưng với người nói, chính cái tình huống đáng phàn nàn là nguyên nhân của mọi điều tệ hại kia mới là điều đáng quan tâm.
1.3. NẾU khởi đầu mệnh đề điều kiện phi giả định để dùng biểu hiện các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung là những gì có giá trị “chân lý”. Trong đó ta có thể nhìn thấy mối quan hệ nhân quả hàm chứa trong các quy luật có tính khái quát, vượt thời gian, không gian. Ở câu điều kiện loại này, hầu như người nói chỉ đóng vai trò của người quan sát.
(12) a. Nếu băng tan thì sẽ biến thành nước.
b. Nếu cố gắng ắt hẳn thành công.
c. Nếu lụt thì đói.
Các quy luật có được từ kinh nghiệm, kinh nghiệm đó có thể được thí nghiệm bởi một nhà khoa học, cũng có thể là trải nghiệm của người nói:
(13)Nếu natrium tác dụng với nước thì sẽ có phản ứng nổ.
Kinh nghiệm trong thí dụ trên là kinh nghiệm có tính chất trực tiếp; ngoài ra, cũng có những kinh nghiệm có tính chất nhận thức gián tiếp và thông qua một quá trình:
(14)Nếu hút thuốc lâu ngày có thể bị ung thư phổi.
1.4. NẾU còn dùng để nói đến thói quen, tập quán của một người nào đó. Trường hợp này cũng hoàn toàn không biểu thị chủ kiến của người nói. Trong trường hợp này chúng tôi nghĩ có một sự “xâm nhập” của NẾU vào lĩnh vực vốn là đặc trưng của HỄ, CỨ, MỖI LẦN.
(15)a. Nếu thời tiết tốt thì anh ấy ở chung quanh đền thờ Phật 2, 3 tiếng đồng hồ.
b. Nếu không thấy mặt hai bữa thì chiều anh ta đi chơi ắt hẳn lên nhà mà thăm. [MCT-HBC]
Cũng có thể là những sự việc quá khứ mà bây giờ không còn tiếp diễn nữa:
(16) a. Nếu anh gật đầu chào tôi, tôi cũng chỉ mỉm cười đáp lễ rồi ai lo việc nấy thì anh lại lo một cách khác.[TTTN-NK].
b. Lính tráng chúng tôi đi bất cứ đâu, nếu được rảnh rỗi là y như rằng lại có ai đó làm ra nhạc khí. [TĐHMĐ-DNQ]
2. NẾU trong liên kết tiền đề – kết luận
Liên kết điều kiện – kết quả là những liên kết hàm chứa quan hệ nhân quả. Còn liên kết tiền đề – kết luận là mối liên kết mà không thể nhìn thấy mối quan hệ nhân quả như thế. Với quan hệ này NẾU được dùng trong một phạm vi rất rộng rãi.
2.1. NẾU trong cấu trúc suy đoán
Xét thí dụ sau:
(17) A: – Máy bay Mỹ sắp đến đấy!
B: – Nếu thế thì phải có còi báo động. [NBCT-BN].
Trong cuộc thoại, người nói và người nghe cùng chia sẻ kiến thức chung về một “quy tắc” hay logic khách quan:
M1 Õ M2 (máy bay Mỹ đến Õ có báo động);
và cả hai người đều có một suy đoán/suy luận rằng:
Không M2 Õ Không M1 (không báo động Õ không có máy bay Mỹ)
Về mặt ngôn ngữ, người nói sẽ đưa ra dựa vào tình huống thực tế (không M2) theo nhận thức của mình để đưa ra một cấu trúc tiền đề – kết luận:
NẾU M1 THÌ phải/đã M2
nhằm bác bỏ hoặc nhận định rằng M1 là sai (không có trong thực tế). Vd:
(18) a. Nếu nó ăn cắp thì nó đã mất bình tĩnh khi đứng trước tôi.
b. Nếu nó ăn cắp thì nó đã không có bộ mặt bình tĩnh như vậy khi đứng trước tôi.
Tương tự như cơ chế logic của câu điều kiện giả định phản sự thật đã thảo luận ở trên, NẾU, THÌ, ĐÃ, PHẢI là những chỉ tố cho thấy sự việc diễn đạt ở M2 là phản sự thật (không thực tế, ít nhất là trên quan điểm của người nói). Như vậy có thể trình bày logic câu trên:
[nó đã bình tĩnh] ® [nó đã không ăn cắp]: M1 sai.
Trường hợp sau đây vắng mặt chỉ tố ĐÃ, PHẢI, thay vào đó là một trạng ngữ đánh dấu tính hiện thực (“như vậy”), nhưng logic tiền đề – két luận cũng không có gì khác.
(19) Nếu thật lòng yêu cô ấy thì anh không thể chia tay một cách đơn giản như vậy được.
Thực tế là anh đã chia tay một cách đơn giản ® anh không thật yêu cô ấy, tức là M1 sai.
Người nói cũng có thể đưa ra một tiền đề (tiền đề này có thể là đúng, đã là sự thật hoặc chưa là sự thật) để kết luận theo kiểu: “Nếu sự việc ở M1 là đúng thì sự việc ở M2 cũng đúng”.
(20) a. Nếu cái xác được mang từ chỗ khác đến như vậy thì tội phạm không chỉ là một người.
b. Nếu ông sư Miến Điện đó là một cao tăng có cái xâu chuỗi không dễ gì có được đó thì chắc chắn ông ta không phải là một đào binh.[TĐHMĐ-TNQ].
2.2. NẾU trong cấu trúc đối ứng
Trong câu NẾU M1 THÌ M2 ta có thể có một cấu trúc sóng đôi về hình thức giữa M1 và M2, trên cơ sở sóng đôi hình thức như thế bộc lộ quan hệ đối ứng giữa M1 và M2. Tùy vào nội dung của hai bộphận đó mà câu có ngữ nghĩa khác nhau. Có thể kể đến một số quan hệ đối ứng sau đây:
– Quan hệ tương đồng về tính chất, đặc trưng:
(21) Nếu tỉnh tôi có nhiều mía thì tỉnh anh có nhiều đường.
– Quan hệ tương đồng về mức độ:
(22) a. Nếu gã là một công dân đáng ngờ bao nhiêu thì gã lại là một người lính đáng trọng bấy nhiêu.
b. Nếu môn toán nó tồi bao nhiêu thì môn văn nó cũng tệ bấy nhiêu.
– Quan hệ đồng nhất trong những đặc trưng tương liên (thường dùng trong các so sánh tu từ):
(23) Nếu giáo dục là một tòa nhà thì thầy giáo là những viên gạch xây nên tòa nhà đó.
– Quan hệ về tầm mức hoặc chiều hướng của sự việc (trong – ngoài, hẹp – rộng, cụ thể – khái quát v.v.):
(24) a. Nếu nam nữ bình đẳng thì trong gia đình vợ chồng cũng phải bình đẳng.
b. Nếu ăn mặc diêm dúa thế thì tâm hồn nghèo nàn.
– Quan hệ tuyển chọn một trong hai khả năng hoặc A hoặc B có thể được diễn đạt thành “Nếu không A thì B”. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng là giữa A và B phải có một đặc trưng chung ngầm ẩnnào đó.
(25)a. Cô gái đó nếu không phải là vợ anh ấy thì chắc là gái bia ôm.
b. Thôi được rồi, đừng nói nữa. Chuyện này nếu không phải anh làm thì tôi làm vậy!
2.3. NẾU trong lời dẫn nhập
Cấu trúc NẾU M1 THÌ M2 có thể được sử dụng như một biểu thức ngữ dụng. NẾU M1 có thể là lời mào đầu có tính chất xã giao hoặc rào đón, nhằm thực hiện một hành động ngôn từ đi theo sau:
(26) a. Hồi nhỏ, thầy tôi còn sống, thầy tôi có kể tôi nghe chuyện này. Nếu các ông cho phép, tôi xin kể hầu các ông.[NTĐM-DTH]
b. Sách này thì có dính dáng đến chuyên môn của anh. Nếu anh cho là tốt thì sau khi đọc một trang, anh nói ý nghĩa của trang đó cho tôi nghe.
Khi phán đoán, quá trình suy nghĩ của người nói bị ràng buộc bởi cách thức, điểm nhìn, các hình thức phán đoán, vì vậy ở mệnh đề phụ thường bộc lộ các phương pháp tiếp cận đối tượng trong quá trình triển khai logic. Cho nên thường các động từ như nói, nhìn, nghĩ, đứng, xét, xuất phát, so sánh, v.v. được chọn làm những kiến trúc tương đối cố định để phản ánh chính cái quá trình triển khai ấy. Một số cấu trúc biểu thị tình thái câu, có vai trò như một trạng ngữ của câu như: “nếu nói thẳng”, “nếunói thật”, “nếu nhìn từ đây”, “nếu nhìn một cách khách quan”, “nếu nói đúng hơn”, “nếu nhìn sơqua”, “nếu xét kỹ”, “nếu đứng ở góc độ này” v.v..
(27)Nếu nói đến Bát Tràng là người ta nghĩ ngay đến đồ gốm sứ.
Đặc biệt, cấu trúc NẾU M1 có thể đặt ra một phạm vi giới hạn mà từ đó độ đúng sai của mệnh đềsau bị hạn định hoặc phụ thuộc vào nó.
(28) (– Như thế bình thường ba tôi là người thế nào?)
– Bình thường à? Nếu không lên cơn thì là người hết sức tử tế.
(29)Phật giáo của người Miến Điện nghĩ cũng là kỳ. Hãy dẹp bỏ sự đời, hãy cam phận (...). Lời Phật Thích ca, nếuhiểu theo nghĩa đen, nghe đâu là như thế. [TĐHMĐ-ĐNQ]
2.4. Câu tiền đề – kết luận NẾU P THÌ Q VÌ R
Ở câu điều kiện thông thường ta luôn nhìn thấy có một sự liên quan giữa mệnh đề trước và mệnhđề sau. Giá trị thật của mệnh đề trước luôn luôn thống nhất, liên quan đến mệnh đề sau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những câu điều kiện mà hầu như không nhìn thấy ở đó mối tương quan nào cả.
Chẳng hạn, sự việc không có áo mưa là một sự việc thật, đang tồn tại, còn việc trời có mưa hay không lại là một việc chưa thể đoán trước được. Ta có:
(30) a. Chiều nay trời mưa thì tôi không có áo mưa.
Ở câu điều kiện – kết quả thông thường, chúng ta có thể suy ra một câu khác (theo lối suy nghĩ dẫndắt) có cùng ý nghĩa với nó:
b. Nếu chiều nay trời mưa tôi không về nhà được.
c. Nếu chiều nay trời không mưa tôi có thể về nhà được.
Hoặc có thể thay đổi vị trí của hai mệnh đề:
d. Nếu tôi có thể về nhà (có nghĩa là) trời đã không mưa.
Nhưng trong câu điều kiện quan hệ tiền đề – kết luận không thể thao tác như vậy được:
e. ?? Nếu chiều nay trời mưa thì tôi không có áo mưa
cũng không thể:
f. ?? Nếu chiều nay trời không mưa tôi sẽ có áo mưa.
Có thể phân tích câu (a) dưới góc độ ngữ dụng học, theo đó khi sử dụng câu “tôi không có áo mưa” người nói nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận là “tôi không thể về nhà được”. Như vậy có thể diễngiải câu trên như sau:
(31) Nếu chiều nay trời mưa tôi không thể về nhà được vì tôi không có áo mưa.
Câu điều kiện {NẾU P THÌ R} được hình thành từ {NẾU P THÌ Q VÌ R]: Tình huống P sẽ dẫn đếnkết quả Q, đó là mối bận tâm của người nói, vì lý do R. Nhưng Q bị xóa bỏ, chỉ còn lại lý do gây ra mối bận tâm trong tình huống giả định đó mà thôi. Có thể hình dung sơ đồ tạo câu như sau:
NẾU P THÌ Q VÌ R Õ NẾU P THÌ Q VÌ R
Như vậy, “Nếu trời mưa thì tôi không có áo mưa” có thể hiểu như:
– Nếu trời mưa thì tôi không thể về nhà.
Mặt khác, khi nghe câu “Nếu trời mưa thì tôi không thể về nhà”, có khả năng người nghe sẽ hỏi lý do tại sao. Câu điều kiện đã trả lời trước cái câu hỏi mà người nghe chờ đợi được trả lời.
*
* *
Ở trên, chúng tôi đã phân tích tương đối chi tiết cách dùng và đặc trưng ngữ nghĩa của kết từ NẾU trong cả hai loại câu điều kiện-kết quả và câu tiền đề-kết quả. Trong một cấu trúc điều kiện vắng NẾU, nhiều trường hợp cho thấy nội dung mệnh đề (proposition) dường như không có gì khác biệt lớn (so với khi có NẾU) nhưng nhìn chung nội dung suy lý của một cấu trúc điều kiện vẫn chưa đủ chặt. Khi đó vai trò của từ THÌ trở nên rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mà chúng tôi xin bàm đến trong một dịp khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
1. Hồ Lê, 1992, Cú pháp tiếng Việt, Q 2-Cú pháp cơ sở, Nxb KHXH, Hà Nội.
2. Hoàng Trọng Phiến, 1980, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
3. Hoàng Tuệ, 1962, Giáo trình về Việt ngữ, T1, Hà Nội.
4. Nguyễn Kim Thản, 1977, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Sweetser Eve, 1990, From Etymology to Pragmatics. Cambrige: Cambrige U.P..
6. Maeda Naoko, 1991, Jyouken bun funrui no-kousatsu, Nihongo gakuhou 13, Tokyo gaikokugo daigaku.
7. Sakahara Shigeru, 1985, Nichijou Gengo no suuiron, Tokyo daigaku shuppan kai.
NGỮ LIỆU:
1. Trần Nhật Quang, 1999, Tiếng đàn hạc Miến Điện , Nxb Văn học. (TĐHMĐ-TNQ)
2. Dương Thu Hương, 1988, Những thiên đường mù, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. (NTĐM-DTH)
3. Bảo Ninh, 1991, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội nhà văn. (NBCT-BN)
4. Lê Lựu, 1995, Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn. (TXV-LL)
5. Nguyễn Khải, 1997, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Trẻ. (TTTN-NK)
6. Hồ Biểu Chánh, 1988, Một chữ tình, Nxb Tổng hợp Tiền Giang. (MCT-HBC)
[1] Trong phạm vi bài này chúng tôi vẫn chấp nhận quan điểm của ngữ pháp truyền thống về cấu trúc hai “mệnh đề” (= cụm chủ vị, tiểu cú) của câu điều kiện chứ không đi theo cách trình bày cấu trúc khung đề – thuyết của ngữ pháp chức năng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những phân tích sau đây vẫn thích hợp khi diễn giải câu điều kiện như là một câu đơn mà “mệnh đề” trước là khung đề và “mệnh đề” sau là thuyết.
Theo Blog Tiếng Việt: Ngẫm nghĩ
Có gì đó
Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
Có gì đó như niềm đau dĩ vãng
Đã khuất dần sau bóng lá phôi pha
Có gì đó tím bằng lăng khắc khoải
Lại về đây ru giấc ngủ an hòa
Có gì đó quắt quay day dứt
Trước sáng trong lặng lẽ ngọc ngà
Có gì đó bùi ngùi đắng đót
Âm thầm như tia nắng rớt giữa cỏ hoa
Ở nơi đó có niềm kiêu hãnh
Như thiên thanh bình thản đến không ngờ
Ở nơi đó vẫn ấm nồng ngọn lửa
Cháy khôn nguôi mặc giông bão gió mưa
Ở nơi đó nỗi buồn một nửa
Một nửa vui giữa thế thái nhân hòa
Ở nơi đó con tim có ngày ngày đợi cửa
Tiếng gõ nào thổn thức góc trời xa
Đã khuất dần sau bóng lá phôi pha
Có gì đó tím bằng lăng khắc khoải
Lại về đây ru giấc ngủ an hòa
Có gì đó quắt quay day dứt
Trước sáng trong lặng lẽ ngọc ngà
Có gì đó bùi ngùi đắng đót
Âm thầm như tia nắng rớt giữa cỏ hoa
Ở nơi đó có niềm kiêu hãnh
Như thiên thanh bình thản đến không ngờ
Ở nơi đó vẫn ấm nồng ngọn lửa
Cháy khôn nguôi mặc giông bão gió mưa
Ở nơi đó nỗi buồn một nửa
Một nửa vui giữa thế thái nhân hòa
Ở nơi đó con tim có ngày ngày đợi cửa
Tiếng gõ nào thổn thức góc trời xa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)