Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Đêm 8 – 3





Đêm khuya khoắt, bên vệ đường lầm bụi
Chị nhà quê dáng run rẩy, co ro
Tay cóng lạnh, ôm bó hoa ế ẩm
Chân dại tê, nhẫn nhục đứng hàng giờ

Xe nườm nượp, nam thanh cùng nữ tú
Các quý ông thời thượng mượt bóng đầu
Khoác tay các quý bà diêm dúa
Đang trưng ra một thế giới sang giàu

Bỗng nhiên một chàng trai ghé lại:
- Hoa bao nhiêu? Chị mang hết ra đây!
Chị nhà quê trước vận may nghẹn giọng
- Dạ thưa ông, tất cả mỗi ngần này!

- Chị ở đâu?
- Tận ngoại thành, xa lắm!
- Ngày hôm nay có ai tặng chị hoa?
- Loại như tôi, xin ông đừng mai mỉa
Có bao giờ mơ những thứ cao xa!

- Chị hãy về với chồng con kẻo muộn
Tôi sẽ mua tất cả bó hoa này
Xin tặng chị!

Chị nhà quê oà khóc
Giọt lệ nhoè, rơi nóng cả bàn tay


Nguyễn Huy Hoàng

THƠ CỦA TOMAS TRANSTROMER



Cao Thu Cúc dịch



NHỮNG BÍ MẬT TRÊN ĐƯỜNG



Ánh sáng chiếu vào khuôn mặt của một người đang ngủ.
Giấc mơ của anh ta càng trở nên sống động
nhưng anh ta không thức giấc.

Bóng tối dội vào khuôn mặt của một người đang bước đi
giữa những người khác dưới những tia nắng nôn nóng và chói chang.

Trời bỗng nhiên tối sầm, như một trận mưa rào.
Tôi đứng trong một căn phòng chứa đựng mọi khoảnh khắc –
một viện bảo tàng bướm.

Và mặt trời vẫn còn chói chang như lúc trước.
Những chiếc cọ nóng nảy của nó đang vẽ thế giới.





KINH THƯƠNG XÓT



Đôi khi cuộc đời của tôi mở đôi mắt trong bóng tối.
Một cảm giác như là những đám đông đang kéo qua các đường phố
trong đui mù và trong lo sợ trên con đường hướng về một phép lạ,
trong khi tôi vẫn đứng yên vô hình.

Như một đứa trẻ chìm vào giấc ngủ trong sợ hãi
vừa lắng nghe tiếng đập nặng nề của trái tim mình.

Chầm chậm, chầm chậm cho đến khi buổi sáng đặt những tia nắng vào trong những ổ khoá
và những cánh cửa của bóng tối mở ra.




SAU MỘT CƠN HẠN HÁN DÀI



Buổi chiều mùa hè xám xịt.
Mưa nhẹ nhàng rơi xuống từ bầu trời
và đáp xuống lặng lẽ như thể
nó phải kềm chế một người đang ngủ.

Những vòng nước xô đẩy nhau trên mặt vịnh
và đó là một mặt nước duy nhất có được -
mặt kia thì cao và sâu
vút lên và chìm xuống.

Hai cành thông
vươn lên và cuối cùng thành những chiếc trống hiệu rỗng và dài.
Những thành phố và mặt trời không còn nữa.
Sấm thì ở trong đám cỏ cao.

Có thể gọi dậy hòn đảo ảo giác.
Có thể nghe giọng nói màu xám.
Quặng sắt là mật ngọt dành cho sấm sét.
Có thể sống với nguyên tắc của mình.




MẶT ĐỐI MẶT



Vào tháng hai sự sống như ngừng lại.
Chim chóc miễn cưỡng bay đi và linh hồn
cọ sát vào cảnh quang như một chiếc tàu
cọ sát vào bờ đê nơi nó neo đậu.

Cây cối đứng quay lưng về phía tôi.
Tuyết dày được đo bằng những cọng rơm khô.
Những dấu chân cũ ngoài kia trên lớp tuyết.
Dưới tấm vải bạt ngôn từ nhớ thương mòn mỏi.

Một ngày nọ có cái gì đó đến nơi cửa sổ.
Công việc dừng lại, tôi nhìn lên.
Màu sắc rực sáng. Mọi vật quay cuồng.
Quả đất và tôi nhảy xổ vào nhau.




 trích trong tập The Great Enigma: New Collected Poems, Robin Fulton dich ra tiếng Anh.




Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Phổ Đồng thong dong vào chốn bụi hồng




















Tâm Nhiên




Nhà thơ Phổ Đồng Thích Đức Thắng và tác giả Tâm Nhiên




Từ vô thủy ta luân hồi cát bụi
Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian
Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống
Trần gian ơi ! Nghe cát bụi mơ màng

Mơ màng cát bụi từ thuở nào mới mở mắt chào đời bên ghềnh biển Quy Nhơn rờn mộng ấy, thầy Đức Thắng sinh năm 1947, suốt một thời tuổi trẻ hay chạy rong chơi qua cánh đồng lúa xanh Phổ Đồng, bồng tênh mấy nẻo đường quê hương Phước Thắng ngan ngát cỏ hoa và thả diều tung bay trên bầu trời Tuy Phước lồng lộng bát ngát đầy trời trăng sao in bóng mộng sông hồ. Rồi lớn lên, thường trầm tư về lẽ đời vô thường sống chết, nên từ giã quê nhà, thao thức vào Nha Trang đi xuất gia theo truyền thống Thiền tông Phật giáo đại thừa. Sau đó vài năm chuyển vào Sài Gòn, tiếp tục con đường học vấn, tốt nghiệp Cao học Triết Đông phương và Phật khoa Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975.

Tâm hồn sâu lắng lặng lẽ, thần khí thâm trầm ẩn mật vô vi, khi viết về Thiền tông như Buông tay hố thẳm, Thõng tay vào chợ thì lấy tên Đại Lãn, còn lúc làm thơ nhưĐường bay mây vô thường, Bụi hồng thì lại đổi tên Phổ Đồng, dường như để nhớ miền cố xứ thân yêu, chốn làng quê chôn nhau cắt rốn, nơi nhà thơ sinh ra ở vùng núi non Bình Định hùng vĩ xa mù.

“Như giấc mộng, bụi hồng cứ rong chơi mà chưa từng biết mình là thật hay là hư, chỉ biết mình đang hiện hữu như là giấc mộng từ nguồn vô thủy đến đời vô chung và chỉ biết nỗi buồn vui qua đi như một giấc mộng…” Mở đầu tập thơ Bụi hồng, thi sĩ tự giới thiệu một cách ly kỳ ẩn ngữ như thế. Phải chăng, cuộc đời là một giấc mộng đặt lên trên một giấc mộng u uẩn trầm mê ? Thi hào Lý Bạch có hai câu thơ nổi tiếng, hàm ý khuyên chúng ta xem cuộc sống như giấc mộng, không nên vì lợi danh mà đấu tranh giành giật, hơn thua nhau chi khổ nhọc, làm cho thân xác mệt mỏi rã rời : “Xem đời như giấc mộng thôi. Làm chi cho mệt một đời phải không ?” Kinh Kim Cang cũng dặn dò nhắc nhở chúng ta rằng, hãy thường xuyên quán niệm, xem tất cả thế gian, vạn pháp hữu vi đều như mộng như huyễn, như bọt nước sương rơi, như ánh chớp lóe giữa không trung :

Hữu vi pháp hiện trùng trùng
Như huyễn như bọt nước tung vỡ rồi
Như ánh chớp như sương rơi
Thường quán như vậy nhẹ vời phiêu nhiên

Còn nhà thơ Phổ Đồng từ thuở lọt lòng ra cho đến nay, từng đã trải nghiệm qua hơn nửa thế kỷ trên mặt đất, thì ý thức sâu xa mình có mặt giữa trần gian cát bụi, dù đang đi đứng nói cười, đang mở mắt nhìn thấy mọi sự nhưng vẫn là mở mắt trong chiêm bao mộng mị mà thôi :

Ta đến từ giấc mộng
Mây buồn bay bơ vơ
Giọt sương cười nắng vỡ
Ra đi về chiêm bao

Ồ ! Ồ ! Không còn phân biệt được đây là thực tế hay chiêm bao mộng huyễn, tuyệt nhiên lặng lẽ, lắng nghe trong tịch mịch vô ngôn, một ý tưởng mơ hồ khởi lên từ tiền kiếp nào giữa muôn trùng xa thẳm trên dặm ngàn tuế nguyệt mênh mang :

Từ hoa kết mọc đá vàng
Nở tâm rạng mặt ngỡ ngàng chiêm bao
Suốt từ mộng mị lao xao
Đến nay vẫn mộng truyền trao bao lần ?


Mật pháp nào, bí quyết nào đã bao lần truyền trao nhau trong cuộc mộng phù sinh ? Thưa rằng không biết nữa. Chỉ biết chuyện vui buồn, sướng khổ, thành bại … trong cõi trăm năm thấm đẫm giọt lệ sầu. Những cơn gió nghìn năm thổi về se sắt lặng đìu hiu cóng buốt lạnh thấu cỗi nguồn hiu hắt hoang liêu. Thôi thì bóng ngã tà dương, mộng trong cuộc mộng lên đường trầm ngâm :

Trăm năm thành bại vui buồn
Nghìn năm mưa gió xô nguồn tịch liêu
Ngày tàn bóng hiện đìu hiu
Thoảng trong nỗi nhớ thiên thu phận mình
Ra đi gợi nhớ tự tình
Thuyền không bến đậu lênh đênh nẻo về
Bơ vơ bến mộng bờ mê
Chơi vơi ẩn hiện bốn bề mênh mông


Mông mênh thiên địa giữa càn khôn vũ trụ bao la, nhà thơ cảm thấy bơ vơ lạc lõng, trôi dạt theo bờ mê bến mộng, bồng bềnh heo hút cuối truông ngàn vạn dặm lênh đênh nên trằn trọc băn khoăn tự hỏi thầm trong dạ :

Ta tự hỏi thời gian thành con rối
Ngày qua rồi sao cắt nghĩa hôm nay
Mai mốt đó chưa bao giờ lầm lỗi
Có hay không như giấc mộng đêm ngày ?

Ngày đêm, sáng tối nối tiếp nhau trôi qua chập chùng man thiên huyễn mộng. Ngày đi tháng đi năm đi và đời mình rồi cũng sẽ đi qua trong thoáng chốc mong manh hư ảo vô thường. Thời gian cứ miên man trôi chảy bềnh bồng không mục đích, để cho thi sĩ chạnh lòng xao xuyến nỗi đời du mục hoang lương :

Có không huyễn tướng vô thường
Xem ra hư thật sao lường được đây ?
Triều dâng sương đợi nguyệt đầy
Dấu chân du mục nhớ ngày nguyên sơ

Chân hay vọng, không hay có, thật hay hư, còn hay mất… là những nghi vấn muôn đời của những tâm hồn khát khao đi tìm tuyệt đối và nhà thơ Phổ Đồng cũng không ngừng thao thức, trăn trở trên cuộc lữ đăng trình giữa hoang vắng tịch liêu với bao điều suy gẫm đăm chiêu :

Chiều buông vó ngựa chơi vơi
Dặm trường sương khói vàng rơi cuối đường
Đìu hiu quán trọ câu vương
Nghìn năm mây trắng mù sương gót hài
Đêm tàn ráng đỏ ban mai
Giật mình ngỡ bóng chiều phai bên thềm

Giữa muôn trùng cô lữ thi ca qua ngút ngàn khói sương ướt đẫm trầm tư, dụng công miên mật từ sớm tinh sương thường tịch chiếu đến chiều tà phủ trùm bóng tối trong hố thẳm tâm linh. Rồi một hôm nọ, tình cờ dừng gót nghỉ ngơi bên quán trọ tiêu điều cạnh dốc núi ven rừng, thi nhân bỗng giật mình sửng sốt bàng hoàng, hốt nhiên trực ngộ một điều chi, khi nghe Tiếng hét của Lâm Tế :

Giật mình mộng vỡ tràn lan
Khối nghi triền kiếp cưu mang bao giờ ?
Ô hay sự thể nào ngờ
Xưa nay đây đó bây giờ ở đâu ?

Tiếng hét sấm sét của thiền sư gây chấn động kinh hồn làm bùng vỡ khối nghi sinh tử, thấy ra lẽ thật xưa nay vô thủy vô chung. Có lẽ thi nhân trong một phút giây hy hữu đã trực nhận, thấu triệt chuyện tử sinh vốn chưa từng sinh diệt, vốn không sống, không chết, không đến không đi như thiền sư Lâm Tế đã từng thấy :“Chánh kiến là thấy được các tướng không đến không đi, không sinh không diệt của các hiện tượng xuất thế, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết bàn của Phật. Chánh kiến là thấy được tường tận tướng Không của các pháp, rằng không pháp nào có thật, khi quý vị đi vào pháp giới vô sinh, rong chơi trong các quốc độ và đi vào pháp giới Hoa tạng. Chánh kiến là thấy rằng chính cái con người không cần chỗ nương tựa đang nghe pháp kia chính là Phật vì tất cả Phật đều do chỗ không nương tựa mà phát sinh….”* Một khi tự tri, tự có chánh kiến, thấy được tướng Không, tánh Không, thực tướng vô tướng của vạn pháp vô sinh, bất diệt thì tự nhiên giải thoát, an tịnh. Sinh diệt đã không thì đến đi còn có chỗ nào nữa chớ ? Đó chẳng qua là khí âm dương chuyển hóa hòa hợp, ngưng tụ tạo thành hình dáng mà con người sinh ra như một biểu hiện thuần nhiên :


Bụi hồng mang hạt vô biên
Từ cha yêu mẹ nỗi niềm gởi trao
Nắng vàng nâng cánh phượng chao
Hai mươi năm ấy biết bao đổi dời


Ơi chao ! Ồ thì ra là như thế. Cái thân tứ đại này do nhiều nhân duyên giả huyễn kết hợp tạo thành, tạm thời hiện hữu cũng có vui có buồn, có sướng có khổ, có được có mất… nhưng bản chất, thật tánh vốn là Không, thế thôi :

Duyên đầy duyên thiếu hợp vơi
Hiện tiền hiện khởi tuyệt vời tánh Không
Giờ còn hiển hiện trang không
Đầu tiên ngôn ngữ cuối cùng tái sinh

Bản chất của con người chúng ta và muôn nghìn sự vật chung quanh vốn là do nhiều nhân duyên hợp lại tạo thành, nên chúng không có thực thể nhất định, chẳng có hiện hữu thực, tuyệt nhiên không có một thực tại có thể nắm bắt được, vì thế gọi là tánh Không. Đi sâu vào duyên sanh, chúng ta bắt gặp tánh Không như thiền sư Long Thọ nói :

Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sanh
Thế nên tất cả pháp
Đều ngọn nguồn tánh Không


Tánh Không lồng lộng như hư không mông mênh chẳng ngằn mé, tuy nhiên vẫn biểu hiện thiên hình vạn trạng qua nguyên lý duyên sinh. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tuyên bố :

Vạn pháp từ xưa đến nay
Tướng thường tịch diệt đủ đầy tâm tư
Pháp nào yên pháp nấy từ
Thế gian tướng thường trụ như nhiên rồi

Từ vô thủy đến vô chung giữa trùng trùng vô tận thời gian và không gian, tất cả vạn hữu như càn khôn vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, mặt đất, con người, con vật, nói chung muôn loài thực vật, động vật, thập loại chúng sinh đang sinh hoạt ngày đêm trên khắp hoàn cầu, hết thảy đều do chập chùng nhân duyên cấu tạo nên cả. Đương nhiên mọi sự ấy không có một tự tánh nào riêng biệt, cho nên gọi là tánh Không. Vì thế, muôn vàn vạn hữu ấy cũng là một cách biểu hiện, là hiện tướng tịch diệt Niết bàn, vốn “không sinh không diệt, chẳng đến chẳng đi” trong bầu trời thênh thang tâm thức tự tại tự do. Pháp nào thì an trụ ngay pháp đó, như nụ cười là một pháp, giọt lệ là một pháp, tánh thương là một pháp, tánh giận là một pháp cho đến cỏ cây, mây gió, trăng sao, sông núi, vui buồn, sướng khổ, phiền não, bồ đề, quỷ ma, thần thánh, địa ngục, niết bàn… đều là “thị pháp trụ pháp vị” như như cả, đều có thể rỗng rang qua lại giữa lòng tánh Không lồng lộng. Bấy giờ, tướng thế gian vô thường, sinh diệt không còn tác động nữa, vì đã kiến chiếu, thể nhập Chơn Không Diệu Hữu ngay trước mắt sáng bừng.

Thực ra, tánh Không chẳng phải là không có gì cả mà là một khái niệm chỉ cái trạng thái không có những vọng tưởng thấy biết sai lầm về thực tại hiện tiền. Biết rõ tường tận tất cả vạn pháp, muôn loài vạn vật trong vũ trụ đều không có tự tánh riêng biệt mà chỉ do nhiều nhân duyen giả hợp tạo thành. Cho nên tánh Không thường nhiên, tuy vô hình mà vẫn muôn chiều diệu dụng giữa thực tại chân thường luôn luôn hỷ lạc, an tịnh vĩnh hằng :

Trăng nằm chết giữa muôn thu
Người nằm chết giữa mối sầu thiên di
Ô hay ! Sự việc diệu kỳ
Cho chân thường hiện giữa nơi vô thường

Khi lãnh hội được điều cực kỳ vi diệu đó, là ngay nơi vô thường sinh diệt này vốn hiện hữu chân thường bất diệt vô vi, thi nhân mỉm cười an nhiên biết mình có mặt nơi đây như là hạt Bụi hồng tinh khôi nên tha hồ thư thả vờn bay theo áng phù vân trong nắng sớm, tung lướt ngàn sương nghi ngút giữa trùng dương hoang đảo lúc chiều tà, hòa điệu vào cuộc lữ du sĩ ca :

Ta từ hạt bụi rong chơi
Lang thang khắp chốn luân hồi bước chân
Ra đi sớm nắng phù vân
Tối về hạt nắng sương ngàn trùng khơi
Mỏi mòn hạt bụi bên trời
Nhịp chân rong ruổi gót bời dặm xa
Bóng đời mấy dạo sương sa
Buồn vui mắt gợn bóng tà huy rung

Bước phiêu bồng phiêu diêu lãng đãng, chiêm ngưỡng mười phương tám hướng qua cái nhìn thấu thị chiêm bao, thấy tâm cảnh trùng trùng vạn pháp đều như như bất động ra vào :

Vô thường gió thoảng chao cánh bướm
Động cả chân thường cõi tịnh không
Người ơi ! Cảnh động hay tâm động
Mà cả trời thơ chợt vỡ tung ?


Cảnh động hay tâm động, làm gợi nhớ lúc Lục tổ Huệ Năng tình cờ nghe hai vị sư tranh cãi nhau về lá phướn trước sân chùa. Người này thì cho là lá phướn lay động, người kia thì nói là do gió thổi làm cho phướn đông. Lục tổ bước tới bảo : “Không phải gió động hay phướn động mà chính do tâm các ông động đó thôi.” Hai vị sư liền ồ lên một tiếng, giật mình hiểu ra. Nhà thơ cũng bùng vỡ cả trời thơ đất mộng giữa thực tại trinh tuyền, hiển lộ cái đang là tịch nhiên rỗng lặng, ngắm nhìn bất cứ sự đời hay cảnh vật gì gì cũng thấy mới mẻ ngạc nhiên. Ngạc nhiên sững sờ trước vẻ đẹp huy hoàng tráng lệ, rực ngời tinh khôi mới lạ của từng ngọn cỏ lá cây, từng giọt mưa vệt nắng bên hè. Nghe nhẹ nhàng thanh thản an nhiên, chẳng bận tâm chi khi nhận biết toàn diện ngay trong mỗi sát na rào rạt chan hòa :

Đếm từng phút qua từng giây mới lạ
Ngạc nhiên đầu cũng là ngạc nhiên sau
Vì biến dịch nên vô thường sắc lá
Cho tim ta luôn mới nhận hương màu

Phần đông người đời thế gian, hạng phàm phu tục tử như chúng ta, khi nói đến chuyện vô thường, biến dịch đều sợ hãi, kinh hoàng nhưng đối với các thiền sư thi sĩ thì chính nhờ sự biến dịch, vô thường kia mà cuộc sống mới sinh động rạt rào, mới cao hứng bừng reo cung cầm hấp dẫn, cây lá mới trổ lộc đơm chồi và cuộc đời mới rạo rực máu tim trong niềm hân hoan nghe và thấy :

Niềm vui còn một chút này
Dâng người ở lại từ rày về sau

Đó là niềm vui óng ánh thanh thoát, nhập cảnh giới hoan hỷ địa, thưởng thức được hương vị cô liêu phiêu dật, rất đỗi bồng tênh trên cách điệu phong quang phóng khoáng. Thi nhân lang thang giữa phù trần mà chưa từng vướng nhiễm, không hề dính mắc, chẳng dừng trú, nương tựa vào bất cứ đâu, vẫn thung dung từng giây khắc lặng im xuất cốt nhập thần :

Thong dong rất mực vô ngần
Hố sâu không đáy lại gần đỉnh xưa
Suối nguồn sự thể đong đưa
Lòng như gái đá tắm mưa giữa trời
Mốt mai lòng chảy qua đời
Nước xuôi mặc nước mưa trời dính ai ?
Bình sinh lịch kiếp nào phai
Sắc không hóa hiện Như Lai hiện tiền

Như Lai là tự tánh tự tâm, thường xuyên hiện hữu ở ngay thực tại hiện tiền, ngay trong sâu thẳm tâm linh mình đây thôi. Hãy nhận lấy cái mặt mũi xưa nay vốn sẵn có tự bao giờ, từ muôn thuở muôn nơi và thường xuyên hiện hữu ngay trong từng hơi thở nhẹ nhõm vào ra hài hòa :

Ta hít thở cõi thiên thu phía trước
Và phía sau nhịp đập tới hồng hoang
Con bướm nhỏ quạt cánh mềm từng bước
Dội hư vô nghe sóng dậy trong lòng
Ngày mới mở đang từng giây phút sáng
Tháng năm rồi thôi có nghĩa gì đâu
Người huyễn tưởng đôi mép bờ xa cuối
Nào ngờ đâu chỉ chớp nhoáng ban đầu

Từ buổi hồng hoang sơ thủy tới vĩnh hằng miên viễn muôn sau vẫn nhịp thở trung dung cùng thực tại hiện tiền, một cách toàn vẹn như nhiên. Trở về nhập cuộc với muôn loài vạn vật, với nguồn sống vô cùng vô tận ở trong ta và ở ngoài ta. Trở về để hòa cùng ánh sáng, trộn lẫn cùng cát bụi như một con người hết sức bình thường mà rộng lượng yêu thương dạt dào vô điều kiện. Dẫu đời có hư huyễn phù du thì vẫn thương yêu trìu mến. Xem mọi sự ở đời như một trò hý lộng, một cuộc rỡn đùa tiêu sái đại hòa điệu chơi :


Phù du thương một cõi đời
Gió lay ngọn sóng vàng soi bọt tàn
Nguồn xuôi cuối bãi điêu tàn
Biển dâu hiu hắt vọng vang bóng chiều

Dù cho hiu hắt biển dâu, dù cho bọt bèo tan vỡ, dù cho phù du mộng tàn thì thi nhân vẫn yêu bóng chiều tà vạn niên thiên cổ tàn xiêu, vẫn tấu khúc nghêu ngao hát giữa long lanh sương khói lấp lánh thanh tân, vì đã thấu thị lẽ bất sinh bất diệt, đã nhận biết tận tường chuyện phiền não tức bồ đề, phù du tức vĩnh cửu rồi, nên mở rộng lòng chấp nhận tất cả mọi sự được mất, sinh diệt, đến đi... với một nụ cười như thị, tự tại tự do giữa đời sống thường nhật :

Sống hay chết không có gì phải bận
Khổ hay vui một thoáng hiện qua thôi
Vì duyên sống không gì không chấp nhận
Nên rốt cùng tự tại hiện trong ta

Tự tại hỡi ! Hãy chờ ta một chút
Vội vàng chi ta dọn dẹp tự do
Đã đến lúc chuyện đời rơi hun hút
Nắng vàng hong sương nặng hạt nào ngờ

Ta hít thở với hương ngàn gió mới
Chạm từng giây như chợt sống bây giờ

Bây giờ và ở đây thôi mới thực sự tự do tự tại, vì thi nhân biết chấp nhận tất cả mâu thuẫn, thuận nghịch của toàn thể cuộc đời, bởi đã thấy muôn pháp đều vô vi mà bình đẳng nhau trong pháp giới vô ngại, nhất như. Sự sự viên dung trong tự tánh thanh tịnh của chính mình. Một lần nhận diện là nghìn năm thấu suốt ruột rà giữa mặt đất mở phơi :

Tử sinh bước một hai đời
Đầu truông cuối nẻo gọi mời lãng du
Thì thôi cũng mặc phù hư
Nhìn mây lãng đãng sa mù vây quanh
Hồi đầu bóng hiện tinh anh
Một lần nhận diện để thành thiên thu

Hồi đầu thị ngạn, quay đầu là đến bến bờ. Bến mê hay bờ giác đều huyền đồng nơi nội tâm trầm hậu, ngay trong lòng Phật tánh xanh biếc nguyên trinh của chính mình :

Vô thấy Phật ra thấy mình
Theo nhau triền kiếp mà thành xa nhau
Bây giờ đã tỏ mặt nhau
Chén trà sen ướp mời nhau một lần

Một lần kỳ ngộ là thiên thu vĩnh cửu. Mời Phật chính là mời mình một chén trà như thị như nhiên. Từ chiêm nghiệm Bụi hồng của tự thân mà thi sĩ chợt bừng ngộ ra tự tánh vô tiền khoáng hậu, nên cúi hồn trân trọng kính chào vô hạn, tri ân vô vàn vạn đại thiết tha :

Ta xin chào tất cả
Hạt bụi của ta ơi !
Nghìn năm bay lãng đãng
Trăm năm hết một đời

Vô thường lay bóng xế
Cô đơn lay phận buồn
Nay ta lay giấc mộng
Mộng thật trả về không

Lần đầu như lần cuối
Bước lãng du không cùng
Thiên thu mơ còn đọng
Bên thềm hạt bụi rơi

Thế là cuộc phiêu bồng ngoạn mục của hạt Bụi hồng từ giấc mộng đến thực tại tự tri, thi nhân đã thông suốt một đời người, một kiếp nhân sinh trong một hơi thở. Một hơi thở chứa đựng cả vô lượng vô biên. Đó là điệu thở thiêng liêng, huyền hòa với trời đất, nhật nguyệt uyên thâm. Nhập vào cái trật tự tự nhiên, không thủy không chung của pháp giới diễm tuyệt nguyên xuân rực rỡ muôn đời :

Hỏi trời đất trả rằng ơi !
Tận nguồn vô thủy cuối trời vô chung
Quê nhà chỉ một bước chung
Đến đi mất dấu nghìn trùng nguyên xuân

Bừng hiện lên, hiển lộ ra giữa con đường sương khói, một phương trời cao rộng liễu tri, thi sĩ Phổ Đồng đã bồng tênh trên những lượn sóng ba đào ảo dị chiêm bao mộng huyễn, nhập diệu tâm chứng vào thực tại đang là và khai mở một lối đi riêng biệt tuyệt mỹ dị thường. Thi nhân đã thấy nguyên xuân bừng sáng ngời ngời, nên thong dong Thõng tay vào chợ** rong chơi suốt bốn mùa mưa nắng, trộn lẫn cùng gió trăng phiêu phưỡng sương khói tuyệt trần :

Bao nhiêu năm cõng Phật
Tử sinh đường tìm dài
Hôm nay ta quẵn Phật
Lưng không thõng tay về

Cõng Phật rồi quẵn Phật là một quá trình gần 70 năm trời đằng đẵng, trải qua quá nhiều khúc khuỷu nhiêu khê, để về lại với chính mình. Trở về với tự tánh thanh tịnh, khi nghe thiền sư Lâm Tế khai thị : “Chân Phật là gì ? Chân Pháp là gì ? Chân Đạo là gì ? Phật thật là sự thanh tịnh của tâm mình, Pháp thật là ánh sáng của thân mình, Đạo thật là ánh sáng thanh tịnh chiếu soi khắp chốn. Ba cái vốn là một, đều là giả danh, không thật có. Người học đạo chân chính thì phải duy trì chánh niệm về ba đối tượng ấy một cách miên mật… Nếu quý vị đạt tới tính vô sinh của vạn pháp, biết rằng tâm là huyễn hóa, thật ra không có một đối tượng nào, một hiện tượng nào có thật. Bất cứ đâu cũng là thanh tịnh thì đó là Phật rồi.

Này chư vị ! Người hành giả chân chính thì không nắm bắt Phật, nắm bắt Bồ tát, tuyệt nhiên không nắm bắt những cái gì gọi là tốt đẹp nhất trong ba cõi. Người ấy một mình thong dong, không bị sự vật nào câu thúc. Dù trời đất có đảo ngược, tôi cũng không bị một chút nghi hoặc nào làm cho ngăn ngại. Dù cho chư Phật mười phương có xuất hiện trước mắt thì tôi cũng không khởi một niệm vui mừng. Dù cho địa ngục và ba đường dữ xuất hiện trước mặt thì tôi cũng không khởi một niệm sợ hãi. Bởi tôi đã thấy được tướng không của các pháp. Khi biểu hiện gọi là có, lúc chưa biểu hiện gọi là không, ba cõi đều do tâm, vạn pháp đều do thức. Cũng vì vậy cho nên tất cả đều là mộng huyễn, đều là hoa đốm giữa hư không. Tại sao ta phải chạy tìm kiếm, nắm bắt chi cho thêm mệt nhọc ?”*

Khi thấy rõ tận tường tất cả vạn pháp đều là hoa đốm giữa hư không thì thong dong, rỗng rang vô ngại, nhẹ nhàng niêm hoa vi tiếu về lại với thực chất nguyên sơ của chính mình, tùy thuận chúng sinh giữa mưa chiều nắng sớm, thấy trời xanh mây trắng trăng sao đẹp diễm tuyệt huyền hòa :

Như hoa đốm hạt nắng vàng ảo hóa
Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần
Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận
Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung

Vô thủy vô chung là “vô sở tòng lai diệt vô sở khứ” là không từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu. Có về chăng là về ngay “đương xứ tức chân” ngay ở đây bây giờ, trên cách điệu phiêu nhiên nhẹ vờn đơn sơ giản dị, vì ở đâu cũng là diệu dụng, cũng là cõi miền cố quận chốn quê :

Rỗng rang một cõi đi về
Đến đi mất lối đường về Chân không
Ngược dòng sóng vỗ đầu non
Chim non bỏ tổ ngọn nguồn bay xa
Đường về nào biết gần xa
Hiện thân một cõi quê nhà mây bay

Hòa cùng mây bay nước chảy sương trôi, người thi sĩ thượng thừa bồng tênh nhẹ mỉm cười Buông yay hố thẳm*** nhảy tung xuống vực sâu không đáy :

Hãy sống tận lòng cõi chết
Buông tay ! Buông tay !
Như đóa hoa dại
Đang nở ra giữa hố thẳm
Tận cùng của tự do là giải thoát
Tận cùng của giải thoát là buông tay
Và ngược lại
Mọi việc đều an bình trong hơi thở

Trên con đường mây trắng thênh thang đó, qua từng nhịp thở bình yên đây, tôi đã gặp thi nhân nhiều lần giữa phong trần cuộc lữ, nơi các chùa An Linh và Già Lam ở Sài Gòn. Chùa An Linh ở quận 12 nằm yên tĩnh tịch mịch gần nhánh sông Vàm Thuật, do thầy Huệ Thành là em ruột nhà thơ làm trụ trì. Đó là nơi chốn còn sót lại chút màu xanh thơ mộng giữa đời sống đông đúc ồn ào, náo nhiệt thành đô, phố thị và cũng là nơi tôi hay quay về lưu trú sau những tháng ngày du mục, rong ruổi bụi đường xa. Rót chén trà thi ca mà cảm nhận biết bao niềm hân hoan an lạc, khi được đối ẩm cùng thi sĩ. Chẳng biết nhà thơ Phổ Đồng có còn nhớ bài thơ mà lang thang sĩ này đã đọc tặng bên góc hiên chùa Già Lam thuở nọ, vào một buổi chiều phiêu lãng cuối năm nào đó xa lắc hay không ? Thôi bây chừ cũng gần cuối năm nữa rồi, xin đọc lại cho vui nghe thiền sư thi sĩ :

Sớm chiều qua phố bụi hồng
Vàng xanh đủ thứ vốn không có gì
Vì đi chỉ để mà đi
Đến đâu cũng thế thuận tùy hỷ thôi

Ngay trong đi đứng nằm ngồi
Bình thường nước chảy mây trôi gió lùa
Chuyện đời hết nắng thì mưa
Chưa hề bận rộn bốn mùa thanh lương

Như đường bay mây vô thường
Chẳng nơi chốn đến nên tương ứng cùng
Thõng tay vào chợ hòa chung
Thánh phàm mê ngộ đều trùng phùng nhau


Tâm Nhiên

* Lâm Tế ngữ lục, Người vô sự. Nhất Hạnh bình giảng. Lá Bối xuất bản 2000
** Đại Lãn. Thõng tay vào chợ. Phương Đông xuất bản 2009
*** Đại Lãn. Buông tay hố thẳm ( Bản thảo )

Thơ Phổ Đồng trích trong thi phẩm :
Bụi hồng. Phương Đông xuất bản 2009






.






















Liên minh Việt-Sô đánh bại liên minh Trung-Mỹ Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979



Tóm tắt sơ lược về chiến tranh biên giới Việt Trung từ: 17-2-1979 đến đầu năm 1990, hay còn gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần 3.

Có một nhà văn Nga đã nói : " Một dân tộc có quá nhiều anh hùng là một dân tộc bất hạnh" , và Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Trong thế kỉ 20 vừa rồi, nếu không tính các cuộc khởi nghĩa vũ trang để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Nhật thì thời gian Việt Nam nằm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ quyền được sống của dân tộc là ngót nghét nửa thế kỉ (1945-1990).

Về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Trung 1979-1990, cao trào của chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, xuất phát sâu xa từ nhiều phía.


Nguyên nhân và hoàn cảnh:

Nguyên nhân khách quan nằm ở sự đổ vỡ của quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, vốn là 2 đồng minh CS thân cận của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mĩ 1946-1975. (Đông Dương : 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô.Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc.Hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60,70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trờ từ phía Trung Quốc. Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt-Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.

Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi đầu tháng 3 năm 1969, Trung Quốc bất ngờ tấn công hòng chiếm đảo Damanski ( Trân Bảo) thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga, làm khoảng 80 lính biên phòng của Liên Xô thiệt mạng. Cuộc đánh chiếm thất bại và Trung Quốc tổn thất khoảng 600 trăm lính chết và bị thương.

(Năm 1972 chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon, tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa là một sự phản bội. Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩnt hẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản Châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung….NDVN)

Cùng thời gian này cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lãnh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn.

Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Phòng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.

Tại mạn biên giới phía bắc thì lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam.Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: Các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam. họ đào lên lấy ra dùng.

Ngay trong năm 1956 thì lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).

Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và tìm cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc.Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc.Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đã làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.

Sự đề phòng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh (Mỹ thay Pháp đô hộ Nam Việt Nam đã thỏa thuận ngầm cho Trung quốc chiếm trọn nốt Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, Click đọc: Ô. Trần Phong Vũ Phỏng Vấn Ô. Nguyễn Văn Ngân...Chính Quyền VNCH Bù Nhìn Của Mỹ , Việt Nam khẳng định không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để.... , NDVN) Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đã đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận.Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối củacảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực. (sic) (toàn dân Bắc Nam đang trên đà thắng lợi “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, thống nhất đất nước. [Ngụy là VNCH], NDVN)

Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" , viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đã không thành.Trung Quốc ấm ức nhìn hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đã không còn.

Nhìn lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đã đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ý đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đã biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.Thay vì vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979.Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.

Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương ( chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 thì chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam.Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xã Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội.Điển hình nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xã Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.

Cũng trong giai đoạn này thì khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đã bỏ mạng vì bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có dòng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma vì trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng , làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.

Trên bình diện quốc tế thì sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đã có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đã được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện : Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977,1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết.Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 thì Đặng Tiểu Bình hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc.Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cõi Đông Dương.
Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á.Đến lúc này thì cố gắng bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến vòng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ.Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực.Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON ( khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương hình thành hai cực mới : Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu , bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới bình thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.

Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Phòng đến TP HCM.Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dãy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm phòng không những năm 60,70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.

Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam Tình báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập tình hình, địa hình, bố trí quốc phòng để lo trước một cuộc xâm lược mới.Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở hai nước bị đóng cửa.Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.

Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979.Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.

Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang tìm cách đưa hoàng thân Shianuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" và (bọn Việt gian tỵ nạn Ngụy VNCH tại Mỹ rất hồ hởi viết báo và phát thanh chưởi rũa nhà nước và đảng CSVN là những con người “vong ân, ăn cháo đá bát, phản bội… Trung Quốc giúp đỡ kinh viện và quân viện để đánh thắng Mỹ…, NDVN) vì đã nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...

Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học".Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô hình thành thế bao vây Trung Quốc.

Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về phòng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên phản động Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn.Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch : " Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tai Huế và ăn tối tại Sài Gòn".



Diễn biến:


Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy ( từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.

Dù đã được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đã rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng.Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên phòng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng.Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc phòng thủ này.Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu.Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam hòng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc còn thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.

Ác liệt nhất là trận đánh với Sư đoàn 3 Sao Vàng của Việt Nam tại hướng Lạng Sơn, với quân số đông vượt trội, cùng với sự bất ngờ và chiến thuật biển người thường áp dụng, Trung Quốc cũng chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng tổn thất lớn đến mức ngoài dự kiến.Cũng giống như các cuộc xâm lược phi nghĩa khác, quân Trung Quốc cũng gây ra rất nhiều các tội ác chiến tranh, thảm sát thường dân, hãm hiếp, giết chóc phụ nữ trẻ em.Điển hình như vụ quân Trung Quốc dùng rao chặt tay chân hơn 40 phụ nữ trẻ em tại xã Tổng Chúp, tỉnh Cao Bằng rồi vứt ra bờ suối, quẳng xuống giếng.

Với lợi thế quen thuộc địa hình và kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm đã thành truyền thống, các lực lượng địa phương quân và du kích Việt Nam đã gây cho phía Trung Quốc những tổn thất rất lớn khiến chúng không tràn xuống được vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ hướng Lạng Sơn.

Đồng minh Liên Xô cũng có những hành động hết sức kịp thời : Hạm đội Thái Bình Dương lập tức phong toả bảo vệ toàn bờ biển Việt Nam, 40 sư đoàn Hồng quân Liên Xô áp sát biên giới Xô-Trung, các máy bay vận tải A-26 bay liên tục từ Nam ra Bắc để chuyển các sư đoàn thuộc quân khu 3 và 4 đang chiến đấu tại Campuchia ra Hà Nội để tiến chiếm các mục tiêu đang trong tay Trung Quốc.Lệnh tổng động viên được ban bố, khắp Hà Nội các hào chiến đấu, hầm chống bom được đào nhanh chóng. Phòng tuyến sông Cầu chốt chặn thị xã Bắc Giang được gấp rút xây cất bởi Quân Đoàn 1, chờ đợi tặng cho bọn xâm lược Trung Quốc những quả đấm thép nếu chúng dám tràn xuống đồng bằng để đánh chiếm Hà Nội.

Với những tổn thất to lớn do quân số trang bị kém, ít kinh nghiệm chiến đấu, phương án tác chiến đạt hiệu quả thấp trong địa hình đồi núi, cộng với sức ép từ biên giới Xô-Trung và từ cộng đồng quốc tế, ngày 5-3 , Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân.Các đơn vị quân chính quy của Việt Nam được tiếp vận từ Campuchia lên hoàn toàn chưa kịp tham chiến.

Đến 16-3, Trung Quốc đã gần như hoàn toàn rút khỏi các tỉnh biên giới Việt Nam.Tuy vẫn chiếm một số cao điểm sát biên giới để leo thang các cuộc tấn công sau này.

Cuộc chiến chớp nhoáng gần 1 tháng này do Trung Quốc châm ngòi và phát động để "dạy cho Việt Nam một bài học" đã mạng lại cho Trung Quốc thiệt hại nặng về quân số.Theo một số tài liệu phương Tây, Trung Quốc có thể đã mất đến 45.000 quân chỉ trong 1 tháng chiến sự.Theo phía Việt Nam ước tính thì Trung Quốc có thể đã mất 30.000 quân, số bị thương cũng khoảng 30.000 , 300 xe tăng T-55 của Trung Quốc bị bắn cháy.Không có sự tham gia của không quân và hải quân của cả hai phía.
Quân Trung Quốc rút về nước nhưng đó cũng mới chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc chiến biên giới dai dẳng, âm ỉ kéo dài suốt từ đó đến tận đầu năm 1990 mới thực sự chấm dứt.Cùng với việc rút đi và phá hủy đến mức hoang tàn tất cả những gì do bàn tay con người làm nên tại các tỉnh biên giới, Trung Quốc còn để lại vô số các bãi mìn sát thương, bỏ thuốc độc xuống nhiều giếng nước, đập nát hoặc xê dịch hầu như tất cả các cột mốc biên giới có từ thời Pháp-Thanh về phía Việt Nam.Tại chiến trường Campuchia thì các cuộc đánh phá du kích lẻ tẻ của Khmer Đỏ do Trung Quốc trợ giúp cũng gây cho bộ đội Việt Nam rất nhiều thương vong.Theo số liệu của ông Bùi Tín thì khoảng 52.000 bộ đội Việt Nam đã hi sinh trong tròn 10 năm quân Việt Nam làm nhiệm vụ tại Campuchia.Số bị thương lên đến hơn 200.000, chủ yếu là do mìn sát thương do Trung Quốc cung cấp cho tàn quân Khmer Đỏ.

Song song với việc chiếm giữ các điểm cao trên nằm sát biên giới Việt Nam đã làm cho tình hình biên giới Việt-Trung không ngày nào là ngớt tiếng súng, các vụ xung đột lẻ tẻ, thả biệt kích gián điệp, khiêu khích bộ đội biên phòng Việt Nam, xê dịch cột mốc biên giới hàng đêm, bất ngờ bắn pháo vào các làng mạc thị trấn biên giới của Việt Nam vẫn nổ ra liên tục.Nhận thấy sự yếu kém và kĩ thuật tác chiến lạc hậu sau cuộc chiến mở màn năm 1979, Đặng Tiểu Bình quyết định hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, các sĩ quan được gửi đi Mỹ huấn luyện, hệ thống ra đa định vị phát hiện pháo binh được nâng cấp ... Chính điều này đã làm cho Việt Nam đổ thêm nhiều xương máu trong những năm còn lại.

Những tháng giữa năm 1984 cho đến năm 1985, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm dữ dội các cao điểm ( mỏm núi) suốt dọc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.Ác liệt nhất là trận đánh cao điểm 1509 mà phía Trung Quốc gọi là núi Lão Sơn (Lao Shan) tháng 4 năm 1984.Đây là một cao điểm rất quan trọng vì từ đó nhìn ra bao quát được tất cả các vùng xung quanh đến tận thị xã Hà Giang.Sau khi bị Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn bất ngờ đánh chiếm, Việt Nam đã điều động quân tái chiếm lại nhưng riêng tại cao điểm 1509, thiệt hại to lớn nhất nhưng lại không thành công.Có đến khoảng gần 2000 liệt sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đã bỏ mình dưới chân cao điểm 1509 và các cao điểm lân cận trong mùa hè năm 1984 cho đến năm 1985.

Ngoài biển khơi cũng không im tiếng súng, sau khi đổ quân chiếm một số bãi đã không người thuộc khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988, giữa tháng 3 năm đó, 4 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vô cớ đồng loạt tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam đang canh giữ 3 bãi đá: Gạc Ma, Cô Lin, Len đao, bắn chìm 2 tàu vận tải, phá huỷ nặng nề tàu còn lại.Hơn 70 cán bộ, chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã hi sinh chỉ trong ngày hôm đó.Bãi đã Gạc Ma bị mất vào tay Trung Quốc.Đến đầu năm 1990, tình hình tại biên giới Việt-Trung mới chính thức im tiếng súng.

Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn cuối, với việc Liên Xô tan rã, đồng thời Việt Nam rút hết 200.000 quân khỏi Campuchia năm 1989 sau khi Khmer Đỏ đã tan rã hoàn toàn, đất nước Campuchia với sự trợ giúp của những người lính Hồng quân Đông Nam Á, quân đội nhân dân Việt Nam đã thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo không kém gì các KZ của phát xít Đức.

Quan hệ Việt-Trung chính thức trở lại bình thường năm 1992 với cuộc gặp gỡ của đại tướng Lê Đức Anh với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tại Thành Đô, Tứ Xuyên.

Vì những lí do địa chính trị rất tế nhị nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3 này hầu như không được nhắc tới trong sách vở và trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Rất nhiều chiến công và tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam do vậy cũng phải vì nghiệp chung của đất nước mà phải đi vào quên lãng.Như chiến công của tiểu đoàn đặc công 45, đã luồn sâu vào tận tỉnh Côn Minh của Trung Quốc để quấy phá đường tiếp vận của địch, hay một nữ dân quân du kích của ta chỉ cần một khẩu AK47 nhưng đã tiêu diệt nhiều lính lái xe tăng Trung Quốc qua lỗ châu mai trong từng khúc cua, trước khi bị bọn chúng bao vây lùng bắt và giết hại ...

Khác biệt gốc rễ ảnh huởng đến các chính sách chính trị - giữa các đạo thờ Chúa độc thần






Mike Wilson



Có sự khác biệt gốc rễ
giữa các đạo thờ chúa độc thần (Yahweh, Dê Hô Va, Allah)
và các tôn giáo lớn như đạo phật, đạo Ấn, đạo Lão, đạo Nho :

trong đạo chúa họ dạy rằng
linh tánh là món quà được "ban cho"
qua cách ăn thịt chúa và uống máu chúa
- nếu ai không tin chúa thì không có linh tánh ấy
và sẽ không lên được thiên đàng để ở cùng chúa

Nếu ai giết người
để vinh danh chúa của họ
thì lại càng chóng được lên thiên đàng
để chiêm ngưỡng dung nhan thánh chúa (!)

các thánh chiến vì lí do bắt con tin cải đạo
cùng các ghi chép trong Kinh Cựu Ước
là minh chứng của lịch sử

Mặt khác :

Đạo phật và đạo Ấn (và ngay cả đạo Lão và đạo Nho) dạy rằng
linh tánh là căn tánh (lương tri) tự tại, bất sanh bất diệt
tuyệt đối bình đẳng và đại đồng trong mỗi cá thể

vì bị phàm tâm phàm trí che khuất
nên cần phải được khai ngộ, giác ngộ

khi đã giác ngộ rồi
thì linh thức siêu vượt tội lỗi
siêu vượt cả sáu cõi càn khôn luân hồi lục đạo

ung dung tự tại, hiện hữu vĩnh hằng
muốn đi đâu thì đi , ở đâu thì ở
như lời Đức Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ

chính vì giáo thuyết "ban cho, xin cho"
của các đạo độc thần thờ chúa,
mà các thế lực thần quyền thế tục
có cơ hội nô lệ hóa tâm thức con người
để tạo tội ác trên thế gian
cho máu chảy thành sông, xương chất thành núi

khắp toàn cầu
giáo thuyết này cũng ảnh huởng đến
các chính sách chính trị thế tục cuồng chiến (fanatic militarism) của họ

Người thông minh nhất trên đời là người thành thật nhất



Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người quan niệm “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt”, họ thường chấp vào được mất ở trước mắt mà quên rằng, chỉ có dám sống thật với chính mình, chúng ta mới đủ sức vượt qua những khó khăn của cuộc sống và đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp.

Án Thù là một nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Bắc Tống. Những nhà thơ lớn thời đó như Âu Dương Tu, Phạm Trọng Yêm, v.v… đều là học trò của ông.

Năm mười ba, mười bốn tuổi, Án Thù đã nổi tiếng khắp nơi về sự học rộng, đa tài của mình. Các quan lại địa phương rất mến mộ tài năng của ông và đã quyết định tiến cử với triều đình, cho ông đi gặp hoàng thượng.

Thật trùng hợp! Khi Án Thù đến kinh thành thì cũng đúng là lúc đang diễn ra kỳ thi đình. Người tham gia cuộc thì này là đều là những ông cống, ông nghè được các địa phương lựa chọn, cử đi thi. Án Thù không phải tham gia thi tuyển, mà được tiến cử đến gặp nhà vua. Nhưng Án Thù cho rằng, chỉ có thông qua thi cử mới có thể đánh giá mình có tài học thực sự hay không. Vì thế ông chủ động xin được tham dự kỳ thi và đã được nhà vua ân chuẩn.

Tham gia kỳ thi này có hơn 1.000 người. Có nhiều người là học giả cao tuổi đã liên tục ứng thí trong nhiều năm, mái đầu đã điểm bạc. Có nhiều người là thí sinh trẻ tuổi đang tràn đầy sức xuân và người ít tuổi nhất trong kỳ thi này chính là Án Thù.

Lúc đầu, ông cũng hơi lo lắng, nhưng ngay sau đó ông tự trấn an rằng tuổi của mình còn nhỏ, nếu kết quả thi không cao thì điều này chứng tỏ học vấn của mình vẫn còn nông cạn, vốn kiến thức của mình vẫn chưa đủ, cần phải tiếp tục khắc khổ học tập, có gì phải lo lắng, sợ hãi chứ? Sau khi nhận đề thi, Án Thù xem cẩn thận, và cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện đề thi này ông đã từng làm trước đây và được rất nhiều người thầy danh tiếng khen ngợi.

Lúc bấy giờ tâm trạng án Thù rất mâu thuẫn. Quả thực bài văn đó do ông tự viết, bây giờ chỉ cần chép lại, đương nhiên nó cũng phản ánh được trình độ học vấn của bản thân, không thể nói là sao chép được, hơn nữa quan chủ khảo và các thí sinh khác đều không biết. Thế nhưng, ông lại nghĩ bài văn đó do mình ngồi ở nhà viết đương nhiên sẽ thuận lợi hơn ngồi viết ở trong phòng thi. Nếu ở phòng thi thì chưa chắc đã viết tốt được như thế.

Án Thù nhớ đến lời dạy của thầy: “Nghiên cứu học vấn cần phải trung thực, nếu như buông lỏng thì chỉ làm hại bản thân mà thôi..” Nghĩ vậy, nên ông quyết định nói ra sự thật, yêu cầu quan chủ khảo đổi cho ông đề thi khác. Thế nhưng luật lệ trường thi rất nghiêm khắc. Mấy lần Án Thù định lên tiếng đều bị quan giám thị ngăn lại. Bất đắc dĩ Án Thù phải lấy bài văn đã viết làm cơ sở sau đó tiến hành sửa chữa, thêm thắt. Án Thù đã hoàn thành bài thi một cách nhanh chóng.

Sau vài ngày chấm thi vất vả, các quan chủ khảo công bố, Án Thù là một trong những thí sinh có điểm cao nhất và được vào cung điện diện kiến nhà vua để tiến hành thi thêm lần nữa.

Khi gặp Án Thù, nhà vua vui mừng nói: ”Bài thí của nhà ngươi trẫm đã đích thân xem rồi, không ngờ nhà ngươi nhỏ tuổi mà có tài học vấn sâu rộng như thế?” Nghe nhà vua nói thế, Án Thù vội vàng quỳ xuống tâu rằng mình có tội. Rồi ông kể lại cho nhà vua nghe về sự may mắn trong kỳ thi vừa rồi, đồng thời xin nhà vua ra cho mình một đề thi khác để làm ngay trong cung điện.

Sau khi nghe Án Thù nói xong, cung điện bỗng im phăng phắc. Ai cũng ngạc nhiên, nghĩ thầm: “Cậu bé này quả là ngốc, người khác mong được may mắn như vậy mà không được, thế mà cậu ấy còn muốn đổi đề khác để thi lại.” Một lát sau, nhà vua cười lên thật to và nói: ”Quả thật trẫm không nhìn nhận ra. Nhà ngươi không những có tài học vấn uyên bác, mà còn rất thành thật. Được rồi trẫm sẽ cho ngươi được toại nguyện.”

Ngay lập tức, nhà vua cùng các đại thần bàn bạc với nhau, rồi đưa ra một đề bài có mức độ khó hơn để Án Thù làm ngay trước mặt mọi người. Án Thù cố gắng kiềm chế sự căng thẳng, hồi hộp, tập trung tâm trí nhanh chóng hoàn thành bài thi và nộp cho nhà vua. Mọi người xem xong đều trầm trồ khâm phục. Nhà vua cũng rất vui mừng, khen ngợi Án Thù không ngớt lời và phong ngay cho ông học vị tương đương với tiến sĩ. Đồng thời nhà vua còn dặn dò các đại thần phong cho Án Thù một chức quan, để ông có điều kiện rèn luyện, hy vọng sau này ông sẽ trở thành rường cột của đất nước. Ngay sau đó, Án Thù được bổ nhiệm một chức quan nhỏ ở viện hàn lâm, nhưng vì bổng lộc ít nên cuộc sống của ông hết sức chật vật.

Thời bấy giờ thiên hạ thái bình, trong kinh thành đâu đâu cũng thấy cảnh vui chơi, đàn hát. Các quan trong triều ai cũng ba ngày một tiệc lớn, năm ngày một lần đi du ngoạn. Cuộc sống thật nhàn hạ, thoải mái. Án Thù cũng rất thích uống rượu, làm thơ và mong muốn được giao lưu với các văn nhân khắp thiên hạ nhưng hiềm một nỗi không có tiền nên ông không thể thực hiện được ý muốn của mình. Ngày nào cũng vậy, sau khi làm xong công việc, ông lại trở về thư phòng đọc sách, hoặc cùng bạn bè bàn luận về văn chương.

Một thời gian sau, triều đình muốn tuyển chọn một viên quan phò giúp Thái tử, với điều kiện học vấn cao và phẩm hạnh phải tốt. Các đại thần phụ trách việc tuyển chọn rất thận trọng trong lần tuyển người này. Họ tiến hành xem xét, sàng lọc nhiều lần, nhưng vẫn chưa lựa chọn được ai. Nếu chọn lựa người không đảm đương được nhiệm vụ họ sẽ bị nhà vua quở trách.

Một hôm, nhà vua ra chiếu chỉ, yêu cầu các quan phụ trách việc tuyển lựa phải đưa Án Thù vào danh sách các ứng viên. Vì thời gian trôi qua đã lâu nên rất nhiều đại thần không biết Án Thù là ai. Sau khi dò hỏi, họ mới biết đó là một viên quan nhỏ trong viện hàn lâm. Mọi người đều cảm thấy kì lạ bởi không hiểu tại sao nhà vua lại đánh giá Án Thù cao như vậy.

Thì ra, nhà vua nghe nói Án Thù suốt ngày đóng cửa đọc sách, không bao giờ tiệc tùng chơi bời, lại nghĩ đến sự thể hiện của Án Thù trong cung điện, nên ông cho rằng Án Thù không chỉ là người có tài năng mà còn là người chăm chỉ, thật thà. Lựa chọn một người như thế phò tá cho Thái tử quả là rất thích hợp. Chính vì thế, nhà vua đích thân đề cử Án Thù.

Trước khi nhận chức vụ mới, theo thông lệ Án Thù phải đến cảm tạ nhà vua. Sau khi căn dặn Án Thù, nhà vua khen ngợi ông: ‘‘Ngày ngày đóng cửa đọc sách, không tiệc tùng rượu chè, quả là một tấm gương sáng cho mọi người học tập.”

Án Thù nghe xong, bèn cúi đầu nói: ”Thần không phải là không muốn rượu chè, vui chơi cùng với văn nhân trong thiên hạ. Nhưng chỉ vì thần nghèo túng, không có tiền nên không thể giao du cùng với họ. Nếu thần có tiền, chắc chắn thần cũng sẽ làm như người khác. Thần cảm thấy hổ thẹn trước lời khen của bệ hạ!”

Nhà vua nghe xong rất cảm động và nghĩ bụng: Nhất định mình phải trọng dụng những người thành thật như thế này.

Từ đó trở đi, chức quan của Án Thù ngày càng cao, danh tiếng cũng càng ngày bay xa. Nhưng ông luôn giữ được đức tính thành thật và tinh thần cần cù chịu khó cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: ”Có sự thành thật, cuộc sống con người sẽ tràn ngập ánh nắng.” Biểu hiện cụ thể của đức tính thành thật là dám nói lên sự thật, không nói những điều dối trá. Làm việc nghiêm túc, nói năng thật thà, đó là phẩm chất đạo đức mà một người muốn đạt được thành công xuất sắc trong sự nghiệp cần phải có.

Một vị chính trị gia lớn đã từng nói: ”Những người tự cho mình là thông minh thường không có được những kết cục tốt đẹp. Người thông minh nhất trên thế giới là người thật thà nhất. Bởi vì chỉ có những người thành thật mới vượt qua được sự thử thách của lịch sử và thực tiễn.”

Con "Vật Người" và Con Vật : Loài nào MAN RỢ BÁN KHAI?


Hribal's "Hành Tinh Sợ Thú Vật
"Fear of the Animal Planet"

Khi con vật bị các nhà "Huấn Luyện" lạm dụng cho việc kiếm tiền phục vụ "giải trí" cho loài người, chúng đã phản kháng và tấn công giết những kẻ đã lạm dụng hành hạ chúng... Chúng bị lên án là "hoang thú, ác thú" và bị "triệt hạ". Chỉ vì chúng không còn nhẫn nhịn làm nô lệ trò chơi, vật tạo lợi nhuận cho "chủ nhân" con người nữa! Ai mới là kẻ ÁC???

Nếu ở "loài người" hành động phản kháng chống chỏi này được gọi là "chiến sĩ tự do", tinh thần "bất khuất"... dĩ nhiên nếu là "đồng minh", còn không cũng bị lên án gọi là "khủng bố". Não trạng quyền bính, thật sự là não trạng bán khai thích thú với việc hành xử quyền lực trên tất cả những sinh vật khác, chứ không chỉ riêng loài người với nhau, giữa chủ và tớ, giữa bọn đại bản quyền chính và công dân, giữa cường quốc và nhược tiểu.

Đã có quá nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy cây cỏ loài vật hoang thú, cũng như PHẦN LỚN loài người chúng ta, khi được đối xử thân trọng tương kính, chúng đáp trả bằng những tương kính thân trọng trong ký ức ghi nhớ như những tâm cảm nơi con người.

Nhưng có lẽ sự PHẢN TRẮC VÔ ĐIỀU KIỆN chỉ có ở sự toan tính của con người. Thú vật chỉ tấn công ngược lại khi nó bị xúc phạm đe dọa như trong các trường hợp xảy ra ở các đoàn xiếc, quân đội an ninh xử dụng thú vật mà thôi.

Vì ngay cả "con người", cũng đã có quá nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy họ còn PHẢN BỘI không chỉ loài vật họ nuôi, mà còn phản bội tàn độc hoang dại chính đồng loại thân cận của họ hơn cả hoang thú khi đối mặt với quyền lợi, quyền lực và hãi sợ.

Bao nhiêu vụ án cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè thân thuộc hạ độc thủ với nhau vì tranh quyền, tranh lợi, tranh tình nhân, tình dục! Bao nhiêu Nhà nước chính phủ đã phản bội lòng tin của công dân tiêu diệt hàng triệu sinh mạng công dân! 

Chúng ta "cảnh cáo lẩn nhau" phải coi chừng hoang thú! Nhưng thống kê cũng như kinh nghiệm thực tiễn trước mắt cho thấy con người bị đầy đọa và giết hại từ cá nhân cho đến hàng loạt bởi chính ĐỒNG LOẠI CON NGƯỜI nhiều hơn là do thú vật gây ra. Từ sự gia hại của thân bằng quyến thuộc, bạn bè lối xóm cho đến đảng phái nhà nước quốc gia (trong thề kỷ 20 đã hơn 260 triệu người chết vì các chế độ nhà nước chính phủ -democide)... Bao nhiêu kẻ đã bị tàn hại vì các quyền lực giáo hội tín lý. Ngược lại chính loài người cầm tù lạm dụng và gia hại thú vật VÔ VÀN SỐ LƯỢNG không thể kể xiết!!! Nhưng nguyền rủa thú vật khi chúng PHẢN KHÁNG lại hành xử bạo ngược của chúng ta!!!

Chúng ta bày trò SĂN BẮN để vui thú hả hê trong cuộc tàn sát hàng loạt muôn thú chim chóc, và ngay cả giết người đồng chủng loại cũng hàng loạt như trò tiêu khiển thể thao nhân danh (hay lấy cớ) chiến tranh! (Độc giả nào cần bằng chứng?!? Bạn ở cung trăng rớt xuống? Hay từ hỏa tinh? Nếu không bị tâm thần, bạn phải thuộc hạng nhà dòi) 

Một số tôn giáo man rợ dạy rằng muông thú được tạo ra để cho "con người tùy nghi tận dụng" ... Và họ không chỉ tùy nghi tận dụng thú vật mà tùy nghi tận dụng ngay chính những con người đồng chủng loại "cao quí" của chính họ. (Độc giả có cần bằng chứng không?!!!!)


Bài viết dưới đây của tiến sĩ Paul Craig Roberts, một cựu quan chức cao cấp thuộc đảng thiên chúa bảo thủ Mỹ (Cộng Hòa), ông may mắn đã nhận thức lại được giá trị nhân bản tương quan muôn vật mà Phật thuyết từng diễn giải. Ông đã viết một bài nhận định thật giá trị cho chúng ta suy ngẫm nhân đọc tác phẩm nghiên cứu về thái độ phản kháng của các con vật bị người lạm dụng.

Ông đã xúc động đặt câu hỏi thật chua chát nhưng xác thật:


"Như vậy, chúng ta đối diện với một nghịch lý: một loài gian ác bắt giữ một loài không gian ác. Tại sao Thiên Chúa để cho loài gian ác khống trị loài không gian ác? (So, we are faced with a paradox: a wicked life form holds a non-wicked life form in captivity. Why did God give the wicked dominion over the non-wicked?)
Không chỉ đưa ra điều nghịch lý "khó nghe nhưng khó chối bỏ" trên, ông Paul C Roberts còn khẳng định tính tồi bại ghê tởm của loài người :


" Cái ý niệm cho rằng mạng sống con người, bất kể sự thông minh, thành đạt và cố kết đạo lý ra sao, luôn cao hơn mạng sống của con vật như voi, hổ, sư tử, báo, gấu, cá voi đen, ó, hải cẩu, hay chồn v,v là một hình thức kiêu căng khiến loài người tù đọng trong sự dốt nát của chính họ (The notion that the life of a human, regardless of the person’s intellect, accomplishment, and moral fiber, is superior to that of an elephant, tiger, lion, leopard, grizzly, orca, eagle, seal, or fox, is a form of hubris that keeps the human race confined in its ignorance.)

Ông Paul Craig Roberts phẫn nộ kể ra những tàn bạo đã và đang xảy ra cho con người do chính bàn tay của đồng loại văn minh thực hiện, như dội bom lửa thiêu rụi thành phố Dresden (Bombing of Dresden) sau khi chiến thắng Quốc Xã- cuộc dội bom nguyên tử hai thành phố Nhật dù biết sẽ chiến thắng v.v chỉ vì hận thù, ý thức hệ hoang tưởng do được bọn băng hoại tâm thần (sociopaths) giả dạng ký giả nhà báo giáo dục hun đúc, những "con người văn minh" này đã tàn diệt đồng loại của họ vì dốt nát tăm tối hoàn toàn, loại người đáng bị xếp vào loại sinh vật thấp kém hơn những loài hoang thú (Humans who fire-bomb civilian cities, drop nuclear bombs on civilian populations, act out ideological hatreds taught to them by sociopaths posing as pundits and journalists, and decimate their own kind out of total ignorance could be regarded as a life form that is inferior to wild animals.)


Cuối cùng, thật mỉa mai chua chát nhưng chân xác và thành tín, ông Paul Craig Roberts đã chất vấn cũng như tự chất vấn :


" Có lẽ lời tuyên bố của loài người về tính thượng đẳng đạo lý cần phải chất vấn lại. Không có sự hiện hưũ của loài người, sẽ chẳng có ác độc trên hành tinh này" (Perhaps the human claim to moral superiority needs questioning. Without the presence of mankind, there would be no evil on the planet.)
Thât sự THIỆN ÁC là sản phẩm giá trị của "con người tư duy" chúng ta mà thôi. Không có con người tư duy thì THIỆN ÁC không hiện hữu.

Vấn đề hay vấn nạn chính là nơi chúng ta. Chúng ta, loài vật hai chân có suy nghĩ tự thức này đặt ra ý niệm ÁC để răn đe từ bỏ hoang dại để tiến lên định mức tính THIỆN, NHÂN BẢN trong ước vọng VƯỢT LÊN TRÊN ĐỜI SỐNG BẢN NĂNG VÔ THỨC SINH VẬT để sống theo đúng giá trị Con Người Nhận ThứC thuộc TÍNH THIỆN...Nhưng đa số chúng ta không NHẬN THỨC và KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC ĐỀN NƠI...

Đã không cố gắng thực hiện rồi thực hiện đến nơi đến chốn ý niệm THIỆN do chính chúng ta tự đặt ra, đa số chúng ta còn bày thêm ra chủ thuyết quyền lực và tín lý tôn giáo, không chỉ để chính đáng hóa cho việc KHÔNG THỰC HIỆN TÍNH THIỆN mà còn gian manh đánh lận THÁNH HÓA TÍNH ÁC và ÁC HÓA TÍNH THIỆN.

Bạn nghi ngờ ư? Bạn cho là tuyên bố quá đáng và xúc phạm ư?

Chúng ta hãy liệt kê trong toàn bộ lịch sử nhân loại cũng như kiểm tra lại tất cả chung quanh trong tầm nhìn của chúng ta ĐƯỢC BAO NHIÊU NGƯỜI CÓ TƯ TƯỞNG HÀNH THIỆN NHÂN ÁI HÒA BÌNH được trân trọng xiển dương khi còn sống, hay là họ phải sống cùng cực vất vả hoặc bị đầy ải hoặc bị săn đuổi rồi bị ám sát tru diệt? Và chỉ có vài kẻ được dựng tượng nếu như tên tuổi của họ còn được tận dụng cho quyền chính cai trị như Jesu, Thích Ca, Ghandi, Khổng Tử v.v

Ngược lại có biết bao nhiêu kẻ bạo ngược sát nhân độc ác được ca ngợi xu phục là vĩ nhân anh hùng, kể cả khi sống cũng như sau khi chết? Tên tuổi của những con vật người tiêu biểu tính ác này còn được dùng làm mốc cho các "chặng đường văn minh lịch sử" của nhân loại nữa đấy!!! Những tên vua chúa, hoàng đế, tướng lãnh, lãnh đạo chính trị, chủ tịch tổng thống, giáo chủ lãnh đạo các đời các loại tôn giáo từ xưa cho đến hiện kim ... đều đang được đại đa số chúng ta ca ngợi kính ngưỡng tôn sùng mù quáng...chính là những bằng chứng cụ thể hùng hồn của lời nhận đinh trên của Tôi.

Đã đến lúc chúng ta cần phải nhận thức và định vị lại mối tương quan không chỉ của chính chúng ta với nhau, mà còn chính chúng ta với muôn loài chung quanh ta nữa. Bước đầu tiên cần thiết là phế bỏ kiến thức cũ, tín lý lạc hậu bán khai (unlearn) và học lại từ căn bản (relearn).

7-03-2015
NKPTC

THƠ MICHAEL PALMER



Cù An Hưng dịch


Mặc dù có mặt trong các tuyển tập “thơ ngôn ngữ”, Michael Palmer vượt ra ngoài các tiêu chí của khuynh hướng thơ này. Ông thừa nhận tính không tránh khỏi của tự sự nhưng ngay cả khi mang tính tự thuật cởi mở, thơ ông vẫn có một vẻ ẩn kín và từ chối sự xác định.

Sinh ở New York, học ngành sử và văn học so sánh tại Đại học Harvard, Palmer sống ở San Francisco từ 1969. Ông cùng Clark Coolidge chủ trương tạp chí Joglars rất có ảnh hưởng tuy không sống lâu (1964-1965). Ông cũng biên soạn cuốn Code of Signals: Recent Writings in Poetics (Mã của ký hiệu: Nhữnh bài viết gần đây về Thi pháp) (1983).

Michael giảng dạy khoa Thi pháp học ở trường New College of California và đã có nhiều năm cộng tác với nhà biên đạo múa Margaret Jenkins, cung cấp kịch bản cho vũ đoàn của bà trình diễn.

Các tập thơ chính: Plan of the City of O (1971), Blake’s Newton (1972), The Circular Gates (1974), Without Music (1977), Notes for Echo Lake (1981), First Figure (1984), Sun (1988)



đoạn mở đầu

Hạn độ của bài ca là
đoạn mở đầu này cho một chuyến đi
tới những đảo xa ngoài ngoài, câu chữ
tự-sinh , dự án nhạc luân vũ, những hình thức,
phẩm chất, những mặt trời, những vầng trăng, những chiếc vòng,
cái trong- ngoài rồi
cái ngoài-trong nặn thành hình
bằng đất sét màu của nàng. 

Những ngày
còn chưa được nhận là hiển nhiên, mọi thứ nơi kia
mọi thứ nơi này
và anh đang đọc
trong cách đọc tự nhiên cho sân khấu
một bộ những lời chỉ dẫn
biết tự động chỉnh sửa
khi anh tiếp tục tiến hướng tây
từ cái chết đến cái thân thiện, hai
đề mục anh được quyền
suy tư
dưới những hạt mưa to
đầu tiên.

 Máy bay
sẽ do tổ tiên cầm lái
các cụ đã sống lại rồi.
Sao còn trì hoãn.



thấu kính
Tôi chịu không thể vẽ một bản đồ để anh cứ hoàn toàn theo nó mà đi
bởi cái từ với nghĩa ‘không thể’ đã tự nó in hằn nơi đây
định nghĩa một bầu không khí tin tưởng tuyệt đối
vẫn vừa buộc vừa cởi chúng ta

Những cành thông cong xuống, trĩu nặng
trong không khí ẩm và ấy là điều dễ chịu
tuy đôi khi vẫn hơi khó chịu
vì hắn không giữ nổi thăng bằng khi đứng lộn đầu
nơi nước rỉ thành dòng trên đá.

Vì thế mọi thứ dường không đáng kể, ngay cả vấn đề
nên mua xe mới
hay tân trang xe cũ
để giữ sĩ diện với xóm giềng. 

Hắn có vẻ
đã thấy cả đám lông đen và âm hộ
của một người đàn bà ngồi xổm đái ở kia,
có lẽ chính là mụ vú nuôi người Di gan
mụ chơi trò ma thuật
đang giữ đứa trẻ trên cao bằng cả hai tay.

Sương mù trước hết sẽ phủ nhoà hình dáng rừng
rồi mới để lộ mờ mờ những cành cây lớn
hoặc tiếng tích-tắc của đồng hồ bên giường ngủ, một
bông hồng đỏ một bông hồng trắng buộc vào vú mụ.

Mụ chìm trong một góc. Hắn kể rằng
cứ thẫn thờ nhìn mãi cái hồ trên núi
đã có lần hắn vào một giấc-ngủ-mà-vẫn-thức
rồi lại đến nhiều thứ khác nữa.

(“Tôi là người tình với nghĩa cát bụi”
là nguyên văn lời hắn, dịu dàng.)

Đứa trẻ đang khóc gọi và chảy máu.
Thản nhiên hắn vẫn bước đi – con đường ấy
có nghĩa gì đâu, xuôi hay ngược,
vài bước nữa thôi là đủ rồi.



bầu trời đêm


một cái ghế mọc từ sàn
bởi thời đại
điêu khắc cổ điển đã qua.

Xe lửa khởi hành nhưng chúng ta vẫn
ở đây, san sẻ cùng nhau
những khoảnh khắc cuối cùng ấy của giấc ngủ
trước khi giấc ngủ lại bắt đầu.

Thấy rõ
trong bức ảnh chụp
một thành phố có tường vây hoặc con tầu gỗ
những mi mắt dán vào nhau
những dãy hành khách hài lòng
trong cảnh thiếu vắng chuyển động.



Nguồn: 15 nhà thơ Mỹ TK XX (NXB Hội nhà văn 2007)

29 câu nói đáng nhớ của Martin Luther King Jr



Giới thiệu: Martin Luther King Jr là một nhà đấu tranh công lý chính trị người Mỹ da đen nổi tiếng nhất. Với giấc mơ và sự đấu tranh trong ôn hòa không ngừng nghỉ, ông ta đã thành công cùng với cộng đồng da đen ở Mỹ chấm dứt sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Để tôn vinh ông ta, ngày Thứ Hai lần thứ 3 trong tháng 1 là ngày lễ quốc gia ở Mỹ. Ông King nổi tiếng nhất với bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” (I Have a Dream), bài diễn văn tuyên bố sự công bằng không chỉ riêng cho người Mỹ da đen mà cho cả nhân loại. Xin mời các bạn đọc 29 câu nói trong vô vàn câu nói của ông ta.



1. Tôi có một giấc mơ là một ngày nào đó bốn đứa con của tôi sẽ sống ở một quốc gia nơi chúng sẽ không bị đánh giá bởi màu da thay vì nhân phẩm.

2. Tự do không bao giờ được ban phát từ những kẻ cai trị, nó phải được đòi hỏi bởi những người bị cai trị.

3. Sự khác biệt giữa một người mơ mộng và một người có tầm nhìn là người mơ tưởng luôn nhắm mắt còn người có tầm nhìn thì luôn mở mắt.

4. Thử thách lớn nhất của một người không phải khi anh ta đang ở trong sự thoải mái và tiện nghi, mà là khi anh ta đang ở trong sự thách thức và tranh cãi.

5. Không ai biết tại sao họ lại sống cho đến khi họ biết được họ sẽ chết vì điều gì.

6. Bóng tối không thể xua đi bóng tối, chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không thể xua đi hận thù, chỉ có tình yêu mới có thể làm được điều đó.

7. Tôi đã chọn tình yêu. Hận thù là một gánh nặng quá lớn.

8. Niềm tin là bước chân đầu tiên, cho dù bạn không thể nhìn thấy hết cả cầu thang.

9. Một quốc gia hay nền văn minh tiếp tục sinh ra những người đàn ông nhu nhược đang tự sinh ra cho mình một cái chết tinh thần trong tương lai.

10. Trong giây phút cuối cùng, chúng ta sẽ không nhớ lời nói của địch thủ, mà là sự im lặng của bạn bè.

11. Chúng ta phải biết sống chung với nhau như anh em hoặc tiêu tan cùng nhau như những kẻ ngốc.

12. Sự bất công ở bất cứ đâu là điều đe dọa cho công lý ở khắp mọi nơi.

13. Đừng quên rằng những gì Hitler đã làm ở Đức Quốc đều hợp pháp.

14. Tha thứ không phải là một hành động thỉnh thoảng. Đó là một thái độ vĩnh viễn.

15. Sự thay đổi không đến một cách tự nhiên, mà nó đến từ sự phấn đấu không ngừng.

16. Tình yêu là thể lực duy nhất có thể biến một địch thủ thành một người bạn.

17. Sẽ có một ngày nào đó một cá nhân phải đứng về một phía, không nhất thiết là an toàn, cũng không phải là chính trị, hoặc phổ biến, mà anh ta phải đứng về phía đó vì lương tâm anh ta cho rằng đó là điều đúng.

18. Thời điểm luôn đúng để làm một việc đúng.

19. Câu hỏi liên tục và khẩn cấp nhất trong cuộc đời là “bạn đang làm gì cho người khác?”

20. Một người luôn có một trách nhiệm đạo đức để phản đối những luật bất công.

21. Cuối cùng cũng đã tự do, cuối cùng cũng đã tự do, cảm ơn Thượng Đế chúng ta đã được tự do.

22. Nếu tôi không thể làm những điều vĩ đại, tôi có thể làm những việc nhỏ một cách vĩ đại.

23. Trả đũa bạo lực bằng bạo lực sẽ nhân đôi bạo lực, đưa đen tối vào trong bóng đêm sẽ che đi các ngôi sao. Hận thù không thể nào xua tan hận thù, chỉ có tình yêu mới có thể làm được điều đó.

24. Chúng ta không nghe được tiếng của sấm sét cho đến khi nó kết thúc.

25. Bây giờ, tôi nói với các bạn của tôi ngày hôm nay, mặc dù chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn của ngày hôm nay và ngày mai. Tôi vẫn có một giấc mơ. Đó là một giấc mơ bắt nguồn trong giấc mơ Mỹ. Tôi có một giấc mơ rằng một ngày nào đó đất nước này sẽ nổi dậy và thực hiện đúng như tín điều của nó: ‘Chúng ta khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người khi sinh ra đều bình đẳng.’

26. Một ngày nào đó chúng ta sẽ hiểu rằng trái tim không thể hoàn toàn đúng khi khối óc đã hoàn toàn sai.

27. Chúng ta phải nhớ rằng trí thông minh thôi thì chưa đủ. Trí thông minh cộng với đức tính – đó mới là mục đích của nền giáo dục thật sự. Sự giáo dục hoàn chỉnh không chỉ cho con người sức mạnh của sự tập trung, mà phải có những mục đích chính đáng để tập trung nữa.

28. Tôi là chính tôi cũng vì bản chất của tất cả chúng ta.

29. Chúng ta không phải là người làm nên lịch sử. Chúng ta được làm nên bởi lịch sử.





Dịch: Ku Búa

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Tính hòa đồng của những ngôi chùa cổ Việt Nam


Trần Thi


Đạo Phật được nhân dân ta rất tôn trọng bởi sự gần gũi với tín ngưỡng cổ của người Việt: đạo Mẫu, bắt nguồn từ đời nguyên thuỷ từ mấy nghìn năm trở về trước. Chiêm bái những ngôi chùa cổ trên dải đất hình chữ S, ta đều thấy có sự tương đồng trong kiến trúc. Đó là qui mô không lớn, thấp thoáng bên những ngôi nhà bình dị, hiền lành của những người dân một nắng hai sương, là những ngôi chùa nhỏ, gần gũi nhưng nhưng trang nghiêm, thầm lặng tỏa ra sức mạnh vô hình của đạo Phật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Có lẽ xuất phát từ Đạo Phật dạy con người đi tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất của con người, giúp con người ta luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp của Chân – Thiện – Mỹ với đức từ bi hỷ xả. Bước chân vào những ngôi chùa nhỏ, con người ta thấy như được hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ và họ tự nguyện, tin tưởng, thành tâm hướng về chính đạo, chứ hoàn toàn không bị áp chế do một áp lực tinh thần nào. Sự vĩ đại của đạo Phật và người theo đạo là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Cũng chính vì vậy đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân, ngay những người không theo đạo Phật cũng có lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm… 

Phật giáo ngay từ khi xuât hiện tại Việt Nam đã được bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Bởi vậy Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, nhiều triều đại, đạo Phật được coi là Quốc Đạo.


Những ngôi chùa cổ Việt Nam đều có qui chuẩn vô cùng tinh tế, đó là tam giới giao hòa: mái tượng trưng cho tầng trời, với đất; thân là nơi thần và người tiếp cận, thông nhau, âm dương giao hòa. Vì thế nền thường để đất mộc, hoặc có lát gạch với những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước… rất gần gũi, không cao sang, nhưng thâm trầm, nghiêm cẩn.

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trongmiếu và thờ Mẫu trong phủ, trong đó, Phật điện là nơi cao nhất. Bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được “Phật hóa”. Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn… Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu thần” hay “tiền Phật, hậu Mẫu”. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Những điều đó hoàn toàn không mang tính mê tín dị đoan, mà phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt. Đạo Phật và ứng xử với đạo Phật của mỗi người đi vào được bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo, của phần “người” hơn. Mỗi người đi hành hương, chiêm bái hay dự các lễ hội cũng là trở về với thiên nhiên và nguồn cội tâm linh.

Hiện nay do nhiều yếu tố, một số ngôi chùa được xây dựng với qui mô to lớn nhằm những mục đích nhất định, xa rời không gian văn hóa kiến trúc truyền thống. Chưa nói đến một số ngôi chùa người ta nhập vào nhiều thứ không phải Phật, mà nhiều khi gắn với mê tín dị đoan... Người ta đi đến những ngôi chùa đó như một địa điểm du lịch, để thỏa chí tò mò, để ngắm nhìn thán phục trước sự to lớn rất đời thường của công trình mang cái vỏ đạo Phật, để cầu lợi… Thực tế những kiến trúc được gọi là chùa đó đã vô hình bóp chết cái tâm trong sáng trong mỗi con người. Thậm chí qui mô to lớn, có phần thái quá của một số ngôi chùa hiện nay làm cho người ta cảm thấy nhỏ bé, choáng ngợp trước thiên nhiên, bị qui phục, chứ không xuất phát từ cái tâm trong sáng. Nếu những ngôi chùa cổ mang một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thì những ngôi chùa đồ sộ kia chỉ thuần tính tôn giáo, xa rời với bản sắc văn hóa dân tộc.

Chính vì vậy, việc giữ gìn và bảo tồn những ngôi chùa cổ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là tiếng nói của tổ tiên, là di sản văn hóa của dân tộc trên con đường phát triển. Đồng thời đã đến lúc cần có những qui định cho kiến trúc một ngôi chùa, dân tộc, hiên đại, phù hợp với đạo đức và tâm hồn người Việt trên con đường hội nhập và phát triển.

Trần Thi