Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

TỰ MÌNH LÀ NGỌN ĐÈN CHO CHÍNH MÌNH


ngọn đèn chánh phápMột thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên: Bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.
Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này Ananda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này Ananda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay. Này Ananda, những ai nghĩ rằng “Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo”, hay “Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta”, thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. 
Này Ananda, Như Lai không có nghĩ rằng: “Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo”, hay “Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta”, thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo? Này Ananda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão, đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng chằng chịt.
Vậy này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ananda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
blankNày Ananda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
SUY NGHIỆM:
Đức Phật Thích Ca là đấng giáo chủ, bậc khai sáng đạo Phật. Nhưng khi nói về mình, Ngài luôn tự xưng là Như Lai (người đến như vậy) hay Đạo sư (người thầy chỉ đường). Cho đến lúc sắp nhập Niết-bàn, khi mà công nghiệp giáo hóa đã viên mãn với tứ chúng đệ tử đông đảo, Ngài vẫn khẳng định chỉ là người thầy dẫn đường tu học cho những đệ tử hữu duyên mà chưa từng xem mình là vị lãnh đạo tối thượng của Tăng đoàn.
Như Lai phủ nhận vai trò lãnh đạo Tăng đoàn của Ngài hẵn có lý do. Trước nhất, Tăng già (Sangha) là một tổ chức nhưng dựa trên nền tảng thanh tịnh và hòa hợp mà hoàn toàn không có giáo quyền. Thứ đến, giải thoát và giác ngộ là nỗ lực phấn đấu để thăng chứng của tự thân mỗi Tỷ-kheo mà không nhờ ân sủng của đấng giáo chủ hay các thế lực siêu nhiên bên ngoài. Nhưng quan trọng hơn, sau khi Thế Tôn nhập diệt, hàng đệ tử đương thời cũng như hậu thế không vì thế mà mất đi nơi nương tựa. Vì bậc đạo sư, người thầy chỉ đường vẫn còn, đó là Chánh pháp và nỗ lực tu tập cá nhân.
Thế Tôn nhập Niết-bàn là chuyện thường nhiên. Như một cỗ xe đã cũ thì có ngày hư nát. Quan trọng là những gì cần trao truyền Như Lai đã truyền trao hết cho hàng đệ tử. Tất cả đã có trong Chánh pháp. Do đó,Chánh pháp mới là bậc thầy đích thực cho các Tỷ-kheo. Như Lai dù còn trụ thế hay nhập diệt thì Chánh pháp vẫn luôn là đạo sư tối thượng. Cho nên “hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác” và “dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác” là phận sự chính yếu của các Tỷ-kheo.
Thế Tôn đã xác định tâm điểm của ngọn đèn Chánh pháp ấy là Tứ niệm xứ. Tu tập Tứ niệm xứ là một trong những con đường ngắn nhất thẳng đến Niết-bàn. Những ai biết nương theo ngọn đèn Tứ niệm xứ để nhiếp phục tham ưu ở đời, Thế Tôn gọi “những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta”. Mặc dù hiện nay có rất nhiều pháp môn tu tập nhưng lưu ý của Thế Tôn về nỗ lực của tự thân cùng với tu tập Tứ niệm xứ là điều mà hàng hậu thế chúng ta cần lưu tâm, nếu muốn nhiếp phục tham ưu và thành tựu giải thoát, an lạc.
Quảng Tánh

MỒI CỦA SẾP


Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Thơ Chiêu Anh Nguyễn



NOTE NHỎ THÁNG BA


Chiếc lá cuối cùng bám vào song sắt bên cạnh mái hiên, rã mục
trơ xương
Cái nóng âm ỉ tháng ba mang anh đi qua rặng núi nhỏ về phía u trầm
Em cặm cụi trồng hàng cây xanh chờ mùa mưa tới
phía ngoài ô kính mỏng
bó Salem đủ màu an phận bên chân vách nâu
có gì lặng lẽ như là….. chưa từng…..
rồi tháng ba cũng kết thúc
lặng lẽ như chúng ta
bây giờ
lúc này
cái lặng lẽ của Munch
..
Chiếc xương lá gợi em nhớ về dòng sông
Nơi có khúc quanh huyền thoại
Lạ lung mùa này nơi anh đến
Làm gì còn bình an
….
Em ngồi sau khung kính mỗi ngày đếm gió
Đếm nụ cười mình
nhủ thầm với hàng cây xanh còi cọc
mọi thứ sẽ qua
Thoảng như giọng nói anh
Thoảng như cái chạm tay lần đầu
Thỏang như dòng thơ lãng mạn đến run người
.......
ít khi em hào hứng với dòng nhạc Trịnh
Mà tháng ba đi kéo tháng tư về
Miền u trầm lại xoáy những ca từ sướt mướt
Biết khi nào
Hoa xứ trắng bên bờ thành phía tây
Rời khỏi cơn ám ảnh tháng ba
Nơi góc quán có hàng cây rủ thấp
Hun hút ca từ
“Trời còn làm mưa , mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em quên, em quên….”






POISON SECRET




Sự tù túng vấy bóng lên những chậu cây rũ nhựa
Chiều lụi tàn trên ngọn đèn vàng nơi bậu cửa
Mắt chim sâu mang vị nồng của máu
Chảy ngập ngụa vào câu chữ
Cách gì đẩy lui nỗi ảm ảnh miên viễn vào đêm
Chiếc thuyền không căng buồm vượt biển
Cái chết dẫn đường vẫn tuyệt nhiên thanh thản
Chọn lựa tự do cho mười phần trăm sống sót
Cay nghiệt
Chiều kiệt quệ bên nhánh Gazon d'Olympe tím
Khuôn màu tuyệt vọng
Con đường dẫn về ga cuối
Trải đầy rêu
đâm chồi mãnh liệt
trên từng gang tấc bừng nở chất ngất
sự tàn độc nào ủ mưu giữa cánh đồng nguyệt quế đêm rằm
trắng đến ngạt thở
thờ ơ đưa tay để chìm đi giữa bụi rêu hoang tưởng
mùi đêm treo lơ lửng giữa những ngón
dài và đằm thắm
như sự chết !







BỒ CÔNG ANH




Đã mờ đi như sương
Nụ hôn giữa thung lũng cao nguyên
Ngày đỉnh núi
Gió vật vờ chuyên chở gót hài
Vàng lấp loá
Chặng đường dài phủ mịn cánh tơ
Có loài hoa nào như ta
Chẳng bao giờ chịu nằm im chờ đợi
Khoác lên vai nụ hôn
Cứu rỗi
khấp khởi lên đường
...
Những gì còn lại của buổi chiều
Là ánh nắng xuyên qua khung kính
Rớt trên bàn tay và nửa khuôn mặt khắc khổ lạnh lùng
Có khi nào
Thượng đế gởi người đến như món quà bọc gai loang lổ
phải tận tay bóc tách đến rướm máu
Mới nhận ra tình yêu chỉ như vì tinh tú
ánh sáng đi qua mấy triệu thời gian
...
Vụng về gieo vài câu thơ sến
Thấy mình neo nước mắt
Bến không
Thuyền không
chặng cuối đường còn ai nhẫn nại
...
Chiều cao nguyên man dại những vòng tay
Vơ tất tả hoài niệm
Sợ rơi mất giữa thung sâu
Sợ sảy chân lạc mất bóng nhau
(lại sến đến nghẹn ngào)
có lúc nào tình yêu mang lý tính ra logic
lúc quằn quại bên nhau thì Platon, Nietzsche, Socrates chỉ là đồ phế phẩm
mà đôi khi trầy trụa bởi ngôn từ
hành hạ chi cành cúc quỳ đang chìm vào bóng chiều nhập nhoạng
có đi đâu hay quay về
cao nguyên giữa thoáng giao mùa vẫn nhói đau
vòng tay ôm từ phía sau
hơi thở chạm bờ vai run rẩy
Bồ công anh

12-2012






GIẤC MƠ ĐÊM QUA




Bởi ngày về cần thấy nhau trên từng nắm đất
có cỏ dại chen chúc
và sự nhẫn nhục
tìm về nhau như sương ban mai lấp lánh đến kiệt cùng
bởi ngày về
là một chuỗi dày vò hoang miệt
thân thể nào còn kết nhựa
thịt da nào còn mải miết phô phang

khi ngày qua ngày là những giấc mơ chạy luồn qua những giấc mơ
y như thật
thấy mình chạy nhiệt liệt qua mạch máu mình và tìm tòi những ADN gãy đổ
hả miệng kinh ngạc vì thứ gene trội trong cơ thể đã nảy lên hình hài một cái tôi
rỗng tuếch
thấy mạch máu và từng sớ thần kinh trong người mình giao đãi nhau trước mắt
sợ đến nghẹt thở
giấc mơ lại tràn vào giấc mơ như quán tính
có khi nào tỉnh hẳn để nhìn thấy hạnh phúc đơn thuần là một nụ hôn
có ai từng bắt gặp mình nằm bất động trên nỗi cô đơn
mà có khi đưa tay cho mình nắm
rồi mình bá vai bá cổ mình cười nói cả đêm tâm giao như hai kẻ phát cuồng vô vọng
có ai từng bắt gặp mình nằm trên vũng máu
cởi áo mình và ấp lấy thân thể mình rồi khóc như tôi đã từng
thấy mình nhiều lần trong cơn mơ như thế
sáng khô khốc vành môi, tu cạn chai nước vẫn còn hoảng sợ
để ngày trở về mình dan díu mình
nói bằng ngôn ngữ thể thân
cười khóc bằng linh hồn
trả nợ nhau bằng vô vàn lời kinh thống hối
có khi nào
ngày trở về ta bắt đầu tập nói

“yêu” là một động từ
quá cô đơn...

16.6.2013


CHIÊU ANH NGUYỄN





Chân dung Chiêu Anh Nguyễn
sơn dầu (10x14 inches) Nguyễn Thuyên - 2013

Người Mỹ Tổng Kết Chiến Tranh Việt Nam - Phần 1



Cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp của thực dân, đé quốc Pháp và Mỹ trên thực tế từ 1945-1975 đã không cho nền hòa bình, độc lập và thống nhất thiết lập trên đất nước Việt Nam. Cơ hội thiêng liêng và nguyện vọng khắc khoải đó đã vụt qua tay của biết bao thế hệ người dân Việt Nam yêu nước.Với cái gọi là cuộc chiến Đông Dương thứ I, thứ II hay là cuộc chiến Việt Nam sau này, các thực thể ngoại bang đều thể hiện rõ ràng bản chất hiếu chiến xâm lược và can thiệp trắng trợn bất chấp đạo đức chà đạp pháp luật quốc tế mang chiến tranh bom đạn và sự chết chóc, tàn phá nặng nề thảm khốc đổ lên đất nước Việt Nam.
Giúp sức cho giấc mộng thôn tính Việt Nam của thực dân, đế quốc lực lượng tay sai bản xứ đã cam tâm phản bội lại lợi ích dân tộc xé bỏ truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông để phục vụ ngoại bang đổi lấy vinh hoa phú quý, quyền lực mà ông chủ ngoại bang bố thí. Xuyên suốt những trang viết trong tài liệu này các nhà lịch sử Mỹ đã khắc họa khá mờ nhạt chân dung và địa vị bù nhìn, tay sai và hủ lậu thối nát vô tích sự (với ông chủ) của của các chế độ vong bản người Việt thời QGVN, VNCH I, II.
Để thấy rõ hơn chúng ta hãy suy nghĩ về sự thật: Người chi tiền chính trong thời kỳ chiến tranh 1945-1954 là Mỹ, người hoạch định chính sách chiến tranh 1954-1975 cũng là Mỹ, người nhào nặn ra chế độ tay sai, bù nhìn bản địa cũng là Mỹ, người nuôi dưỡng chiến tranh và bộ máy giúp việc cũng là Mỹ...Vì vậy rất lôgic khi sử gia Mỹ không xem VNCH là một quốc gia, họ thường chỉ nói là Nam Việt Nam. Địa vị của cái gọi là VNCH cùng bộ máy của chế độ này hoàn toàn không có bóng dáng trong tất cả câc sự kiện quyết định sinh mệnh của cuộc chiến tranh, xin mời độc giả đọc phần tiếp theo của loạt bài.
Summary of events
Tóm tắt các sự kiện

Imperialism and colonialism
The vietnam war has roots in vietnam’s centuries of domination by imperial and colonial powers—first china, which ruled ancient vietnam, and then france, which took control of vietnam in the late 1800s and established french indochina. In the early 1900s, nationalist movements emerged in vietnam, demanding more self-governance and less french influence. The most prominent of these was led by communist leader ho chi minh, who founded a militant nationalist organization called the viet minh.

Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân
Chiến tranh Việt Nam có nguồn gốc từ những thế kỷ Việt Nam bị thống trị bởi đế quốc và thực dân, Thế lực đầu tiên - Trung Hoa đã cai trị Việt Nam thời kỳ cổ đại, và sau đó là Pháp, thế lực kiểm soát Việt Nam vào những năm cuối 1800 và thiết lập xứ Đông Dương thuộc pháp. trong những năm đầu 1900,  phong trào dân tộc nổi lên ở Việt Nam, đòi hỏi nhiều quyền tự trị và ít ảnh hưởng hơn từ nước Pháp. Nổi bật nhất trong số này là phong trào được dẫn dắt bởi nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh, người sáng lập ra một tổ chức dân tộc kháng chiến được gọi là Việt Minh.

The first indochina war
During world war II, when france was occupied by nazi germany, it lost its foothold in vietnam, and japan took control of the country. The viet minh resisted these japanese oppressors and extended its power base throughout vietnam. When japan surrendered at the end of world war II in 1945, ho chi minh’s forces took the capital of hanoi and declared vietnam to be an independent country, the democratic republic of vietnam. France refused to recognize ho’s declaration and returned to vietnam, driving ho’s communist forces into northern vietnam. Ho appealed for aid from the united states, but because the united states was embroiled in the escalating cold war with the communist ussr, it distrusted ho’s communist leanings and aided the french instead. Fighting between ho’s forces and the french continued in this first indochina war until 1954, when a humiliating defeat at dien bien phu prompted france to seek a peace settlement

Cuộc chiến Đông Dương lần I
Trong thế chiến II, khi nước Pháp bị chiếm đóng bởi Đức quốc xã, bị mất chỗ đứng tại Việt Nam, và Nhật Bản đã nắm quyền kiểm soát đất nước. Việt Minh chống lại kẻ áp bức Nhật Bản và mở rộng thế lực trên khắp Việt Nam. Khi Nhật đầu hàng (đồng minh) vào cuối thế chiến II vào năm 1945, các lực lượng của Hồ Chí Minh đã chiếm thủ đô Hà Nội và tuyên bố Việt Nam là một quốc gia độc lập, Việt Nam dân chủ cộng hòa. Pháp từ chối công nhận tuyên bố của Hồ Chí Minh và quay trở lại Việt Nam, Để có thêm động lực dẫn đường cho chủ nghĩa cộng sản vào Miền bắc Việt Nam. Hồ Chí Minh kêu gọi viện trợ từ Mỹ, nhưng vì đã bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh lạnh leo thang với Liên Xô cộng sản, Mỹ không  ủng hộ khuynh hướng cộng sản của Hồ Chí Minh và đã chi tiền cho người Pháp tiếp tục chiến đấu với các lực lượng của Hồ Chí Minh và nước Pháp đã tiếp tục chiến tranh Đông Dương thứ nhất này cho đến năm 1954, khi nhận thất bại nhục nhã ở Điện Biên Phủ họ đã cân nhắc Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Divided vietnam
Yhe geneva accords of 1954 declared a cease-fire and divided vietnam officially into north vietnam (under ho and his communist forces) and south vietnam (under a french-backed emperor). The dividing line was set at the 17th parallel and was surrounded by a demilitarized zone, or dmz. The geneva accords stipulated that the divide was temporary and that vietnam was to be reunified under free elections to be held in 1956.

Phân chia Việt Nam
HĐ Geneva năm 1954 đã tuyên bố một cuộc ngừng bắn và chính thức phân chia lãnh thổ Việt Nam vào Bắc Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và các lực lượng cộng sản của ông) và Nam Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của một vị hoàng đế do Pháp hậu thuẫn). Đường ranh giới đã được thiết lập tại vĩ tuyến 17 và bao quanh bởi một khu phi quân sự, còn gọi là DMZ. Hiệp định Geneva quy định rằng sự phân chia chỉ là tạm thời và rằng Việt Nam sẽ phải được thống nhất dưới cuộc bầu cử tự do sẽ được tổ chức vào năm 1956.

The cold war and the domino theory
At this point, the united states’ cold war foreign policy began to play a major part in vietnam. U.s. Policy at the time was dominated by the domino theory, which believed that the “fall” of north vietnam to communism might trigger all of southeast asia to fall, setting off a sort of communist chain reaction. Within a year of the geneva accords, the united states therefore began to offer support to the anti-communist politician ngo dinh diem. With u.s. Assistance, diem took control of the south vietnamese government in 1955, declared the republic of vietnam, and promptly canceled the elections that had been scheduled for 1956.

Chiến tranh lạnh và lý thuyết domino
Tại thời điểm này, chính sách đối ngoại chiến tranh lạnh của Mỹ đã bắt đầu đóng một phần quan trọng  tại Việt Nam. Sách lược của Mỹ tại thời điểm đó được chi phối bởi các lý thuyết domino để rồi tin rằng sự "rơi" của Bắc Việt Nam vào tay cộng sản có thể kích hoạt cả Đông Nam Á cũng rơi, tạo ra một phản ứng dây chuyền của chủ nghĩa cộng sản. Trong vòng một năm của hiệp định Geneva, Mỹ bắt đầu hậu thuẫn cho chính trị gia chống cộng Ngô Đình Diệm. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Diệm nắm quyền kiểm soát chính quyền Nam Việt Nam năm 1955, tuyên bố thành lập Việt Nam cộng hòa, và kịp thời hủy bỏ cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch cho năm 1956.

The diem regime
Diem’s regime proved corrupt, oppressive, and extremely unpopular. Nonetheless, the united states continued to prop it up, fearful of the increasing communist resistance activity it noted in south vietnam. This resistance against diem’s regime was organized by the ho chi minh–backed national liberation front, which became more commonly known as the viet cong. In 1962, u.s. President john f. Kennedy sent american “military advisors” to vietnam to help train the south vietnamese army, the arvn, but quickly realized that the diem regime was unsalvageable. Therefore, in 1963, the united states backed a coup that overthrew diem and installed a new leader. The new u.s.-backed leaders proved just as corrupt and ineffective.

Chế độ Ngô Đình Diệm
Chế độ Ngô Đình Diệm đã chứng tỏ tham nhũng, đàn áp, và quá cực đoan không được lòng dân. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục chống đỡ nó lên vì lo sợ sự gia tăng hoạt động kháng chiến của cộng sản được ghi nhận ở Nam Việt Nam. Sự phản kháng chống lại chế độ Diệm đã được tổ chức bởi mặt trận giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh bảo trợ, sau này thường được gọi là Việt cộng. Vào năm 1962, Tổng thống Mỹ John f. Kennedy gửi "cố vấn quân sự" người Mỹ tới Việt Nam để giúp huấn luyện quân đội Nam Việt Nam, hay là QLVNCH, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng chế độ Diệm là không thể cứu vãn. Vì vậy, trong năm 1963, Mỹ ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ Diệm và dựng lên một nhà lãnh đạo mới. Các nhà lãnh đạo mới được Mỹ hậu thuẫn đã chứng minh chỉ là những kẻ tham nhũng và không hiệu quả.

Johnson and u.s. Escalation
Kennedy’s successor, lyndon b. Johnson, pledged to honor kennedy’s commitments but hoped to keep u.s. Involvement in vietnam to a minimum. After north vietnamese forces allegedly attacked u.s. Navy ships in the gulf of tonkin in 1964, however, johnson was given carte blanche in the form of the gulf of tonkin resolution and began to send u.s. Troops to vietnam. Bombing campaigns such as 1965’s operation rolling thunder ensued, and the conflict escalated. Johnson’s “americanization” of the war led to a presence of nearly 400,000 u.s. Troops in vietnam by the end of 1966.

Johnson và sự leo thang của của Mỹ
Người kế nhiệm của Kennedy, Lyndon B. Johnson,  đã hứa hẹn tôn trọng những cam kết của Kennedy nhưng hy vọng để giữ sự tham gia của Mỹ ở Việt Nam đến mức tối thiểu. Sau khi quân đội Bắc Việt bị cáo buộc tấn công tàu hải quân Mỹ ở vịnh Bắc bộ năm 1964, tuy nhiên, Johnson đã được toàn quyền hành động trong các hình thức đưa ra nghị quyết vịnh Bắc bộ và bắt đầu gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam. Kế hoạch ném bom trong năm 1965 gọi là chiến dịch sấm rên xảy ra sau đó, và cuộc xung đột leo thang "Mỹ hóa" chiến tranh của Johnson đã dẫn đến sự hiện diện của gần 400.000 lính Mỹ ở Việt Nam vào cuối năm 1966.

Quagmire and attrition
As the united states became increasingly mired in vietnam, it pursued a strategy of attrition, attempting to bury the vietnamese communist forces under an avalanche of casualties. However, the viet cong’s guerrilla tactics frustrated and demoralized u.s. Troops, while its dispersed, largely rural presence left american bomber planes with few targets. The united states therefore used unconventional weapons such as napalm and the herbicide defoliant agent orange but still managed to make little headway.

Vũng lầy và sự tiêu hao
Khi Mỹ ngày càng trở nên sa lầy ở Việt Nam, họ theo đuổi một chiến lược tiêu hao, cố gắng để chôn chân các lực lượng Việt Cộng dưới một sự thương vong dồn dập. Tuy nhiên, những chiến thuật du kích của Việt Cộng gây thất vọng và mất tinh thần quân đội Mỹ, trong khi phân tán lực lượng, để chủ yếu có mặt nông thôn hướng máy bay ném bom Mỹ với vài mục tiêu. Do đó Mỹ đã sử dụng vũ khí đặc biệt như bom napalm và thuốc diệt cỏ làm rụng lám chất độc da cam nhưng vẫn được xem là ít tiến triển.

The tet offensive
In 1968, the north vietnamese army and the viet cong launched a massive campaign called the tet offensive, attacking nearly thirty u.s. Targets and dozens of other cities in south vietnam at once. Although the united states pushed back the offensive and won a tactical victory, american media coverage characterized the conflict as a defeat, and u.s. Public support for the war plummeted. Morale among u.s. Troops also hit an all-time low, manifesting itself tragically in the 1968 my lai massacre, in which frustrated u.s. Soldiers killed hundreds of unarmed vietnamese civilians in a small village.

Cuộc tấn công tết Mậu Thân
Năm 1968, quân đội Bắc Việt và Việt Cộng tung ra một chiến dịch lớn được gọi là các cuộc tấn công tết Mậu Thán, tấn công gần ba mươi mục tiêu Mỹ và hàng chục thành phố khác ở Nam Việt Nam cùng một lúc. Mặc dù lực lượng Mỹ đã đẩy lui cuộc tấn công và giành được một chiến thắng chiến thuật,  các phương tiện truyền thông Mỹ đã mô tả cuộc xung đột là một thất bại, và công chúng Mỹ ủng hộ cuộc chiến giảm mạnh. Tinh thần quân đội Mỹ cũng đạt một mức thấp, thể hiện sự bế tác cá nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, trong đó có cả sự thât vọng về binh lính Mỹ giết hại hàng trăm dân thường Việt Nam không vũ trang trong một ngôi làng nhỏ

The antiwar movement
Meanwhile, the antiwar movement within the united states gained momentum as student protesters, countercultural hippies, and even many mainstream americans denounced the war. Protests against the war and the military draft grew increasingly violent, resulting in police brutality outside the democratic national convention in 1968 and the deaths of four students at kent state university in 1970 when ohio national guardsmen fired on a crowd. Despite the protests, johnson’s successor, president richard m. Nixon, declared that a “silent majority” of americans still supported the war.

Các phong trào phản chiến
Trong khi đó, phong trào phản chiến xảy ra ở nước Mỹ đã tạo xung lượng cho sinh viên biểu tình, trào lưu phản văn hóa hippies, và thậm chí nhiều người Mỹ nổi tiếng cũng lên án chiến tranh. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh và chế độ quân dịch ngày càng trở nên bạo lực, dẫn đến sự tàn bạo của cảnh sát bên ngoài hội nghị dân chủ quốc gia năm 1968 và cái chết của bốn sinh viên tại trường đại học tiểu bang Kent vào năm 1970 khi vệ binh quốc gia Ohio đã bắn vào một đám đông. Mặc cho các cuộc biểu tình diễn ra, người kế nhiệm của Johnson, tổng thống  Richard M. Nixon tuyên bố rằng một "đa số thầm lặng" người Mỹ vẫn ủng hộ cuộc chiến tranh.

Vietnamization and u.s. Withdrawal
Nonetheless, Nixon promoted a policy of vietnamization of the war, promising to withdraw u.s. Troops gradually and hand over management of the war effort to the south vietnamese. Although Nixon made good on his promise, he also illegally expanded the geographic scope of the war by authorizing the bombing of viet cong sites in the neutral nations of cambodia and laos, all without the knowledge or consent of the u.s. Congress. The revelation of these illegal actions, along with the publication of the secret pentagon papers in u.s. Newspapers in 1971, caused an enormous scandal in the united states and forced Nixon to push for a peace settlement.

Việt Nam hóa và sự rút lui của Mỹ
Dù sao, Nixon cũng đã thúc đẩy một chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, hứa hẹn sẽ rút Quân đội Mỹ dần dần và bàn giao sự quản lý và các nỗ lực chiến tranh đến người Nam Việt Nam. Mặc dù Nixon thực hiện tốt lời hứa của mình, song ông ta cũng mở rộng trái phép phạm vi địa lý cuộc chiến bằng cách cho phép các vụ đánh bom vào các vị trí của Việt Cộng trên các quốc gia trung lập Campuchia và Lào, tất cả hoạt động đó đã diễn ra mà không có sự hiểu biết (kiến thức địa chính trị-ND) hoặc sự đồng ý của Quốc hội Mỹ. Các phát giác những hành động bất hợp pháp, cùng với việc công bố các tài liệu bí mật ngũ giác đài trong báo chí Mỹ năm 1971, gây ra một vụ bê bối lớn ở Mỹ và buộc Nixon thúc đẩy một giải pháp hòa bình.

The cease-fire and the fall of saigon
After secret negotiations between u.s. Emissary Henry a. Kissinger and north vietnamese representative Le Duc Tho in 1972, Nixon engaged in diplomatic maneuvering with china and the ussr—and stepped up bombing of north vietnam—to pressure the north vietnamese into a settlement. This cease-fire was finally signed in january 1973, and the last u.s. Military personnel left vietnam in march 1973.The u.s. Government continued to fund the south vietnamese army, but this funding quickly dwindled. Meanwhile, as president Nixon became embroiled in the watergate scandal that led to his resignation in august 1974, north vietnamese forces stepped up their attacks on the south and finally launched an all-out offensive in the spring of 1975. On april 30, 1975, the south vietnamese capital of saigon fell to the north vietnamese, who reunited the country under communist rule as the socialist republic of vietnam, ending the vietnam war.

Ngừng bắn và sự sụp đổ của Sài Gòn
Sau cuộc đàm phán bí mật giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry a. Kissinger và đại diện phía Bắc Việt Lê Đức Thọ năm 1972,  Nixon bận rộn vận động ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô và Leo thang ném bom miền Bắc Việt Nam - gây áp lực với Bắc Việt và hình thành một sự dàn xếp. Cuộc ngừng bắn đã được hoàn tất ký kết vào tháng 1 năm 1973, và quân nhân Mỹ cuối cùng đã  rời Việt Nam vào tháng 3 năm 1973. Chính phủ Mỹ tiếp tục tài trợ cho quân đội Nam Việt Nam, nhưng nguồn kinh phí này nhanh chóng thu nhỏ lại. Đang lúc ấy, khi tổng thống Nixon bị vướng vào vụ bê bối Watergate dẫn đến việc từ chức của ông vào tháng 8 năm 1974, các lực lượng Bắc Việt đẩy mạnh sự tấn công của họ ở mièn nam và cuối cùng đã tung ra một cuộc tấn công toàn lực vào mùa xuân năm 1975. Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam rơi vào tay Bắc Việt, lực lượng đã thống nhất đất nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
LTH

Ba (3) Tướng Lãnh hiện đại và nổi bật nhất: Võ Nguyên Giáp, Moshe Dayan, và Thống Chế Rommel



"1 cuốn sách Âu Mỹ viết về cuộc đời và binh nghiêp của 3 Tướng Lãnh hiện đại và nổi bật nhất: Võ Nguyên Giáp, Moshe Dayan (tướng Độc Nhỡn Do Thái) và Thống Chế Rommel (Đức ).
Hiếm có người VN nào mà được thế giới nói đến nhiều như Tướng Giáp ."
 (BS Đặng Vũ Ái).

Trong khi đó, ông Ngô Đình Diệm lại bị người ta lên án, đưa vào danh sách thứ hạng 78 là 1/100 kẻ độc tài, ác nhất trong lịch sử nhân loại xưa nay mà không cảm thấy đau đầu nhức óc mà lại cứ hả họng ra mắng càn, chửi bướng, chê bai người khác?

Mắng chửi người yêu nước, có công tham gia chỉ huy quét sạch giặc ngoại bang ra khỏi bờ cõi, minh thị cho thế giới biết rằng, Việt Nam phải độc lập?

Những kẻ mắng chửi như thế? - Tên của nó là Việt gian!


Một nhà Bình Luận nổi tiếng , đã đưa ra 1 nhận xét chí tình như sau:
Trong chiến tranh, mà các tướng thay nhau bại trận , và thay nhau lên chức: Đấy là các Tướng Pháp và Mỹ trong chiến tranh VN .

(Kể cả Đại Tướng Pháp De Lattre , được phong Thống Chế , tướng Mỹ Westmoreland cũng được lên chức và triệu về Ngũ Giác Đài).

Ngược lại , 1 Tướng Huyền Thoại luôn luôn thắng thì ngay trước chiến thắng Điện Biên , đã là Đại Tướng . Sau chiến thắng Điện Biên vẫn là Đại Tướng .

Và không còn là Đại Tướng duy nhất: Tướng chính trị Nguyễn Chí Thanh được phong Đại Tướng.

Trong Vietnam 's War , quân đội Mỹ ngay cuối 1968 , đã phải dùng trực thăng vận ...để chạy thóat khỏi Khe Sanh , vì sợ 1 Điện Biên thứ 2 .

Từ 1973 đến hết 1974 , quân Mỹ lần lượt chạy khỏi VNCH , theo tốc độ 600 quân Mỹ rút mỗi ngày, rồi 100 000 quân đồng minh cũng chạy khỏi VNCH trong những ngày đầu tháng April năm 1974 (tốc độ , 3000 quân đồng minh Nam Hàn , Thái Lan , Úc , Tân Tây Lan ...rút mau lẹ khỏi VNCH mỗi ngày, 2 triệu quân VNCH tan rã , (hoặc bị đánh thua như ở Quảng Trị , Xuân Lộc , Trảng Bom ... ) : cứ nhìn đoàn quân oai hùng cởi bỏ hết binh phục và vũ khí ở đầy trên các đường chạy trốn : 2 triệu quân trong 2 tháng : trung bình QLVNCH mất tới 30 000 người mỗi ngày .

Các Tướng nổi tiếng : Ngô Quang Trưởng , hay Cưụ Tư Lệnh Sư Đoàn Dù và cũng là Tướng lãnh cao cấp nhất , đều bỏ cả ấn tín mà chạy . Vợ con thì đã chạy trước sang đảo Guam từ 20 April 1975 cho chắc ăn .

Chiến công của Tướng Giáp lẫy lừng như thế ,

Cả thế giới văn minh ngưỡng mộ. (chỉ có) cả thế giới mù tín , lạc hậu , man rợ lên án .

Văn minh và văn hoá khác với không văn minh, và không văn hoá.

1 cuốn sách Âu Mỹ viết về cuộc đời và binh nghiêp của 3 Tướng Lãnh hiện đại và nổi bật nhất : Võ Nguyên Giáp , Moshe Dayan (tướng Độc Nhỡn Do Thái) và Thống Chế Rommel (Đức ).

Hiếm có người VN nào mà được thế giới nói đến nhiều như Tướng Giáp .

Khi bạn bỏ hết các thiên kiến (préjugé, prejudice) , và hãy tưởng tượng bạn là 1 người Âu , Mỹ hay Úc 100 % , và trước các sự kiện (les faits , the facts) , sự xét đoán của bạn như thế nào về tướng Giáp ? 
xin đừng để tôn giáo hay chủ nghĩa xen vào).

Chiến công của Tướng Giáp lẫy lừng như thế nhưng không lên chức. 

Ngay cả lúc Tướng Giáp mất, rất nhiều người xin truy công tướng Giáp bằng cách phong Nguyên Soái (Thống Chế) . 

Vẫn là Đại Tướng , 1 vị Tướng huyền thoại.


Đại sứ Mỹ thăm gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dai-su-my-tham-gia-dinh-dai-tuong-vo-nguyen-giap-20150216165557916.htm
_________________

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

hắt bóng trên dặm trường nhân thế


Du Tử Lê


Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

Cách đây chưa lâu, một người bạn không thuộc giới làm thơ hay viết văn, nhưng là người nặng lòng với văn chương Việt, ông hỏi tôi, đại ý: Theo tôi thì trong hàng ngũ những người nữ, viết văn, làm thơ sau biến cố tháng 4-1975, ai là người có được cho mình, sự thành tựu ở cả hai phương diện thi ca và văn xuôi? Chừng sợ tôi không nắm được câu hỏi, ông mượn một hình ảnh rất “ấn tượng” trong kho chuyện chưởng của Kim Dung: Hình ảnh “song kiếm hợp bích”.

Tôi hỏi lại trí nhớ mình. Trí nhớ tôi, sau đấy, đã cho người hỏi câu trả lời, đại ý:

“Theo cảm nhận riêng của tôi thì một trong những nữ đạt tới mức độ “song kiếm hợp bích” đó là Nguyễn Thị Khánh Minh”.

Người bạn tôi lại hỏi:

“Vậy tôi có bao giờ viết về người nữ trẻ có được hai đường kiếm “hợp bích đó?”

Tôi đáp có và, hứa với ông, sẽ lục tìm; gửi lại ông, đôi bài viết về Nguyễn Thị Khánh Minh, ngay khi tìm được.

Dưới đây là một bài viết, đúng hơn một đoản văn, tôi viết từ tháng 4 năm 2010, sau khi đọc mấy bài thơ mới của Khánh Minh (thời điểm đó):

“Tôi không biết Nguyễn Thị Khánh Minh đã chọn thi ca như con chim cô quạnh, chọn rừng sâu để phủ dụ những vết thương thời thế ngược ngạo sớm tìm đến cô? Hay, thi ca đã tìm đến cô, như tìm đến một người tình? (Một người tình có đủ những yếu tính mà nó hằng mòn mỏi?)

Tôi không biết.

Có thể chính Nguyễn thị Khánh Minh cũng không biết.

“Nhưng điều tôi biết được, cho đến ngày hôm nay thì, Thi Ca và Nguyễn Thị Khánh Minh chính là một hôn phối lý tưởng. Mỗi phía đã tìm được nửa phần trái tim thất lạc của mình.

Tôi gọi đó là một hôn phối lý tưởng vì, khởi tự cuộc phối ngẫu này, những con chữ đằm đằm chân, thiết ra đời.

Những con chữ được sinh thành từ tình yêu Thi Ca / Nguyễn thị Khánh Minh, khoác nơi tay nó những hình tượng mới mẻ, hắt bóng trên dặm trường nhân thế, những chiếc bóng lấp lánh thương yêu và, những nhịp chuyển, dịch mới, tách, thoát hôm qua.

Dù cho đôi lúc, nghỉ chân nơi dọc đường gập ghềnh trí tuệ cam go, Nguyễn Thị Khánh Minh chợt thấy: “Thương niềm đau từng mặt chữ long lanh…”

Tôi cũng gửi người bạn nặng lòng với văn chương 2 bài thơ, của tài hoa thi ca Nguyễn Thị Khánh Minh:

CHÂN KIẾN

Nỗi đường trường ứa lệ
Bước chân tôi, con kiến bé u buồn
Đêm vực sâu, ngày dồn sóng bể
Bước chân mù, con kiến bé, tăm phương…

TÌM

Thắp bao nhiêu lần ngọn lửa

Đốt bao nhiêu lời
Vẫn không tận mặt được Thơ

Dễ biết mấy để nói dối
Con đường lời quanh co
Thương trái tim trần thân bão tố

Mỗi khoảnh khắc là mỗi quay lưng
Thói quen của đi tới là quên
Thương nỗi nhớ còn ràng chân quá khứ

Mỗi nụ cười là mỗi xóa
Hạt lệ cũ
Thương niềm đau từng mặc chữ long lanh…

Dõi theo bước chân thi ca của Nguyễn Thị Khánh Minh, trên đăm trường chữ, nghĩa, ba năm sau, tôi viết:

“Những ngày gần đây, với tôi, Nguyễn thị Khánh Minh là nhà thơ nữ có được cho mình một mùa thơ bội thu. Chẳng những họ Nguyễn không trở lại con đường mình đã đi – – Gặt, mót những vụ mùa đã cũ – – Hoặc lai-tạo hoa, trái từ những đời cây đã được chỉ danh… Mà, Nguyễn Thị Khánh Minh còn đẩy thơ mình, tới những tìm kiếm lao lung. Để sau đấy, cô có thể “Thản nhiên bóc ra từ tôi những giọt lệ” Vì nơi đó, “Là tấm gương soi cảm xúc tôi từng lúc” – – Nhưng “Chẳng phải bằng con ruồi giả – như người ta câu cá.”

(Những cụm từ trong ngoặc kép, là những câu thơ tôi trích từ bài “Thơ ơi” của Nguyễn Thị Khánh Minh.)

Cũng thế, “Phút mong manh của những từ” của Nguyễn Thị Khánh Minh, bài thứ hai, trong giới thiệu lần này, với bạn đọc, thân hữu, tôi nghĩ chúng sẽ “…mãi còn dư âm cái trườn mình của dòng chảy”…

Một dòng chảy thơm ngát tài năng và trí tuệ. Một dòng chảy mênh mang trên mọi bế tắc, loay hoay phổ cập những giả hình, tôi nghĩ”.

Sau đấy, tôi cũng mời người bạn của tôi, đọc thêm 2 bài thơ khác của Nguyễn Thị Khánh Minh. Bài “Thơ ơi” và “Phút mong manh giữa những từ”.

1.

Thơ,
Có khi Nó cõng tôi qua một cơn phiền muộn
Có khi Nó cho tôi một giấc mơ bình yên
Với những lãng quên cần thiết
Đôi khi Nó khiến tôi thành con bé
Nhìn mọi điều với con mắt mơ mộng cả tin
Có khi lại bằng góc độ già nua khắc nghiệt với những điều làm tổn thương lòng tin cậy
Nó trao tôi trong nỗi buồn chứa chan lời hy vọngNó sẻ chia niềm cô độc trên mỗi bước tôi đi
Tình cờ thôi, trong một chớp giao cảm đặt vào lời tôi ánh sáng một đôi cánh
Nghĩa là Nó làm tất cả để cho tôi sống
Cho tôi bay cao
Chỉ riêng nỗi đau từ chính Nó gây ra
Nó lại không làm gì cả
Chỉ thản nhiên bóc ra từ tôi những hạt lệ…

Cứ tưởng viết xong một bài thơ là đã vơi được nước mắt
Nhưng chấm hết
Vẫn thấy còn khắc khoải
Cứ thế, trang giấy mở mãi theo những giòng lệ …
Lời tôi viết
Là tấm gương soi cảm xúc tôi từng lúc,
Tôi viết nên bài thơ
Chẳng phải bằng con ruồi giả – như người ta câu cá-

2.

Khó mà thoát khỏi sự cám dỗ
Tôi mải miết
Điều gì được khi tôi đặt dấu chấm hết một bài thơ?

Sau một vụ mùa
Tôi chỉ đem về nhà được đôi ba hạt lúa chín
Chút màu vàng của nó lấp lánh trên tay
Làm tôi đã vô cùng sung sướng

Giống như tôi đã tắm, đã hưởng
Tất cả những ngọt ngào mát mẻ của con sông
Và dẫu tôi không mang về một hạt nước nào của nó
Nhưng làn da tôi thì mãi còn dư âm cái trườn mình của dòng chảy

Bài thơ hoàn tất, dù là một điểm hẹn quyến rũ,
Nhưng phút mong manh giữa những từ
Lại là lúc những đoá hoa đang nở. Đang tỏa hương.
Tôi có gì đâu phải vội.

Gần hơn nữa, phải nói là mới đây thôi, sau khi đọc bản thảo tản văn “Bóng bay gió ơi”, tôi đã viết xuống vài cảm nghĩ của mình. Lần này, có phần dài hơn, vì những trang văn-xuôi-như-thơ của cô:

“Không nhớ bao lâu, tôi chưa có dịp gặp lại Nguyễn Thị Khánh Minh – – Sau khi người thơ nữ từng có được cho mình những “mùa thơ bội thu”, phải nhập viện, giải phẫu cột sống!

Tôi cũng không biết, những chùm hoa “tử uyên ương” trong thơ của Nguyễn còn đỏ tươm một góc vườn? Hay đã thẫm. Chiều. Những tách trà son, nhạt. Bơ vơ hành lang yên, ắng. Đìu hiu?

Tôi cũng không biết, Nguyễn còn di chuyển bằng chiếc walker mà, từ những bước chân gập ghềnh kia, từ ghế ngồi nọ, thơ có được cho nó, những hôn phối mới? Những hôn phối giữa chữ, nghĩa đằm thắm, tỏ tình kín đáo cùng tâm thức, nhậy cảm.

Nhưng tôi biết, gần đây, Nguyễn đã có được cho mình, một cõi-giới văn xuôi – – Không chỉ là những chấm-phá-thi-ca. Với tôi, cõi giới ấy còn như những luống-hoa-thi-ca, thấy được, rực rỡ từ cánh rừng tâm hồn Nguyễn – – Nắng, gió mưng, mưng.

Tôi không rõ Nguyễn gọi những trang văn xuôi vun đầy những luống-hoa-thi- ca của mình kia, là “tùy bút” hay, nhiều phần là “tản văn” (theo cách gọi hôm nay ở VN)?

Tuy nhiên, dù với chỉ danh nào thì, tôi vẫn muốn nói, tôi thích lắm, những trang thơ-văn-xuôi ấy.

Nơi bất cứ một trang văn xuôi nào của Nguyễn, tôi cũng được thở ngạt ngào hương thơm của những động tự hay, tĩnh tự bay lên từ hồi ức Nha Trang, những ngày mới lớn. Saigòn, những ngày Duy Tân. Quê người, những ngày đi tìm cái tôi, thất thổ, lênh đênh: Những Nguyễn!”

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH VÀ, GIÁC-QUAN-THI-SĨ.

Rõ hơn, tôi cảm được cái “nồng của nắng”, cái “ngát rộng của gió khơi” hay, “…nhánh sông đang hối hả chạy ra biển…” của Nguyễn:

“…Con đường phố biển. Nồng của nắng, ngát rộng của gió khơi, hợp tấu cùng muôn ánh tươi rói của sắc màu mùa hè làm con đường lênh đênh như một nhánh sông đang hối hả chạy ra biển. Xanh ngắt trời nối xanh thẫm nước biển đổ tràn mắt tôi. Các cô gái mặc áo tắm đi hai bên đường, nổi làn da đỏ nắng, mắt họ biếc xanh, tiếng cười họ xôn xao những tán lá. Tôi đi như cái bóng giữa dòng nắng thanh xuân của họ. Bóng phất phơ giữa những đường ranh của thời gian…”

Hoặc hình ảnh người con gái “ngậm tuổi mười sáu…” của mình, nơi mùa hè. Quê cũ:

“Và tôi ngậm tuổi mười sáu hát ca suốt mùa hè như con ve sầu trong một phim hoạt hình trẻ con, không màng gì đến thu sang đông tới, để rồi, trong đêm mưa ve vác cây đàn sầu ủ dột trên lưng, đi xin ăn, tới nhà kiến, bị xua đuổi, có lẽ kiến bảo, sao suốt mùa hè chỉ lo đàn ca…” (Trích “Đường Main, một ngày cuối hạ”)

Tôi cũng không biết, những chùm hoa “tử uyên ương” trong thơ của Nguyễn còn đỏ tươm một góc vườn? Hay đã thẫm. Chiều. Những tách trà son, nhạt. Bơ vơ hành lang yên, ắng. Đìu hiu?

Nhưng, nơi bất cứ một trang văn xuôi nào, tôi cũng được thở ngạt ngào hương thơm của những động tự hay, tĩnh tự bay lên từ hồi ức Nguyễn, những ngày thiếu nữ. Rõ hơn, tôi cảm được cái “núm nắng gió” trong đoạn văn:

“…Tôi không là họa sĩ, chỉ mong ký ức dẫn lời để có thể phác hoạ được cùng người một cách diễm lệ hình ảnh 16 mùa nắng Nha Trang, Nha Trang nhi đồng, Nha Trang dậy thì, và, Nha Trang lớn lên xa vợi, giật lùi sau chuyến xe lửa đang chở tia nhìn nuối buồn đau ngày tôi bị gỡ đi cái núm gió nắng mặn mòi ấy…”

Rõ hơn, dù Nguyễn nói, Nguyễn không là họa sĩ, nhưng bằng vào tản – văn dưới đây, tôi trộm nghĩ, ngay những họa sĩ tài hoa nhất, từng phải lòng với văn chương, cũng sẽ ngẩn ngơ, nếu không muốn nói là sẽ ganh với bức tranh niên thiếu có đủ ba chiều không gian, vẽ bằng chữ trên tấm canvas-thiếu-thời của Nguyễn:

“… Thật sự lúc này tôi thấy mình đã sẩy đi ít nhiều ký ức về Nha Trang, Người đã cùng tôi một thời bé dại. Tôi đâu biết rằng, mỗi bước nhảy cò cò của tôi là từng bước một ánh nắng buổi mai đi về sau lưng, mỗi mảnh ngói nhỏ ném xuống đánh dấu ô ‘cái nhà’ của mình chỉ là một không gian hư ảo, tan đi khi những đường phấn kẻ ô chơi bị xóa vội vàng dưới cơn mưa … Tôi cũng không hay mỗi trái banh thảy lên từng thẻ đũa bị tóm, tờ tợ như từng mảnh thời gian bị lấy đi, để khi tàn một ván chơi thẻ thì thời gian không còn dấu gì trên vuông gạch (…)

“…Đó là thời gian của chồi nắng. Chồi 3, chồi 5 tuổi. Nắng ăn nắng ngủ và nắng khóc nhè…”

Và, vì thế:

“…dường như em đã lớn lên trong cái kén của riêng mình, như thế.” (Trích “Những mùa nắng Nha Trang”).

Tôi cũng không biết, những chùm hoa “tử uyên ương” trong thơ của Nguyễn, còn đỏ tươm một góc vườn? Hay đã thẫm. Chiều. Những tách trà son. Nhạt. Bơ vơ hành lang yên, ắng. Đìu hiu?

Nhưng, tự nơi những trang văn xuôi của Nguyễn, tôi còn được thở ngạt ngào hương thơm của những động tự hay, tĩnh tự của Nguyễn, bay lên từ những bình nguyên đời thường. Từ những ngọn-đồi-thao-thiết-thi-ca…

Ở kênh, mạch nào của cõi-giới tản-văn Nguyễn Thị Khánh Minh, với tôi, cũng vẫn là những con chữ, đẹp. Những con chữ như những bông hoa, làm thành những lẵng hoa mang tên tuổi thơ. Mang tên kỷ niệm. Mang tên bằng hữu. Mang tên tình yêu…Treo dọc thủy trình dòng-sông-tùy-bút của Nguyễn.

Dòng-sông-tản-văn này, đã đem lại cho tôi những lượng đất bồi đáng kể trước những sạt lở chữ, nghĩa trong văn xuôi của chúng ta, hôm nay.

Nhưng dù ở kênh, mạch nào, tôi vẫn cho rằng, thi sĩ là người có cái may-mắn-bất-hạnh, được Thượng Đế ký thác cho y / thị một giác quan riêng. Tôi không hề có ý nhắc tới cái chúng ta quen gọi là “giác quan thứ sáu.” Loại giác quan giúp một số người tiên đoán, hoặc, thấy trước những điều sẽ xảy ra.

Tôi cũng không hề có ý muốn nhắc tới cái chúng ta quen gọi là “trực giác.” Một năng lực đặc biệt, không cần kinh nghiệm, học hỏi, vẫn có thể trực cảm những sự kiện mơ hồ. Tôi muốn nói tới loại giác quan không có số: “Giác-quan-thi-sĩ”. Đúng vậy. Đấy là chữ, tôi muốn dùng. Tên, tôi muốn gọi.

Không có giác quan này, thi sĩ không thể tương thông với trời, đất. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “nghe” được tiếng nói của im lặng. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “thấy” được hình ảnh của hư vô. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “chạm, đụng” được lẽ bất tận không gian, thời gian. Không có giác quan này, thi sĩ không thể “ngửi” được mùi hương kỷ niệm.

Không có giác quan này, thi sĩ không thể “nếm” được vị chát, cháy đỏ thần kinh của chia ly; vị ngọt điếng tê cảm xúc của hạnh ngộ…

Tôi không biết may mắn (hay bất hạnh) cho người bạn nhỏ của tôi, Nguyễn Thị Khánh Minh, là người đã được Thượng Đế ký thác cho cô, giác quan đặc biệt ấy.

Dưới đây là một đoản văn đi ra từ giác-quan-thi-sĩ của Nguyễn Thị Khánh Minh:

“… Nhắm mắt lại. Phút này đây.

“… Nghe được hương trâm trâm bên vệ đường rầy xe lửa về quê nội, ai biết được mầu lấm tấm ngũ sắc kia đã cấy trong tôi mùi quyến luyến quê nhà đến vậy. Hễ chìm vào là nghe tiếng xe lửa xập xình, ánh nhìn cô gái nhỏ chạy lùi theo những hình ảnh vụt qua, bụi cây, ngọn núi, chiếc cầu nhỏ, những ô lúa xanh và con mương ốm chạy ngoằn ngoèo theo bờ ruộng. Lại nghe được cả mùi thơm của đất bùn, đất ải quyện lẫn mùi phân trâu bò, mùi rơm rạ trong nắng trưa. Nếu không có một tuổi thơ gắn bó với mùi hương ấy thì chắc tôi không thể nào cảm được trọn vẹn cái êm ả, bình yên, mộc mạc của một làng quê, không chia được với ai nỗi nhớ nhà, không xẻ được với ai niềm hạnh phúc có một “nhà quê” để gậm nhấm lúc chia xa.

“… Tôi cho những mùi ấy là “duyên nợ” của tôi, vì hợp với nhịp đập tim tôi, rung động với tôi ở một tần số cao nhất của tâm linh, cho nên, nói như ai kia, là chẳng lẽ mình mong quê nhà cứ lạc hậu mãi sao, thì thật là một kết luận hơi oan ức, đối với tôi.

“Lý tưởng là, có đủ khôn ngoan, tinh tế để vừa phát triển vừa giữ được tiết tấu riêng của Nhà Quê. Nhưng nếu, để đổi lấy văn minh mà mất hết trơn cái nhịp, cái mùi gần gũi ruột thịt như thế, tôi chọn, thà đi về trên con đê bên đường rầy xe lửa ngắt nụ trâm trâm mà hút mật ngọt, thà trở lại quê nhà, tắm trong đêm dưới ánh trăng bên cái giếng gạch đóng đầy rêu, cười khúc khích với người chị đang tuổi dậy thì, chị Bích ơi, em biết sẽ có ngày chị em mình lại về nhà nội và tắm khuya bên bờ giếng ấy, phải là đêm có trăng để em thấy được những mảnh sáng bắn tung tóe từ người chị, hẹn thế nhé, nhưng đừng dọa em, dưới giếng có con rắn thật to nghe, mà cho dù thế cũng không cưỡng được em cái thích tắm dưới trăng khuya bên giếng gạch cũ của bà nội đâu, chị Bích à (…)

“… Vâng, những hương ấy đã bỏ bùa tâm hồn tôi. Là mấu chốt cho cảm xúc thăng hoa, là sợi dây cho tôi lần về kỷ niệm, là đôi cánh giúp tôi còn có thể bay lên, là cái kén cho tôi náu mình, là liều thuốc mê cho tôi đôi lúc cần, để quên đi những nỗi sợ, những nỗi đau cùng những bất an trong cuộc sống…”

Tôi nghĩ, một ngày nào, tình cờ gặp Khánh Minh, tôi sẽ lập lại:

“Cảm ơn Khánh Minh. Cảm ơn những lượng phù sa mà, Nguyễn đã bù đắp cho những sạt, lở chữ, nghĩa nơi dòng sông tản văn của chúng ta, hôm nay. Từ đó, tôi thấy tôi đã cùng bóng, gió…bay lên. Bay lên rồi đấy: “Bóng bay gió ơi”.

Du Tử Lê
(Calif. Jan. 2015)

Thương quá một bài thơ




Có người lên núi kiếm bùa mê 
rồi lại tay không ngược trở về.
 Trên quãng đường đi dài thẳm thẳm, hỏi thầm: Làm thế để làm chi?

Người đi lên núi, đi và thở, cứ nhủ lòng: Lên núi để chơi.
 Ngồi tựa gốc cây nhìn khắp núi, ngó lên trời thấy đám mây trôi…

Người đi lên núi giống như mây, đi đứng ngồi…là động tác bay. Bay có khi dừng khi vắng gió, có khi nặng quá tắp vào cây…

Người đi lên núi…như nai lạc xuống lũng sâu mờ mịt khói sương rồi nhấc chân lên…rồi lỡ buớc…rồi thôi chẳng biết chỗ đâu đường!

Người sinh ra ở trong trời đất, cứ cựa quậy hoài: sao có ta? Câu đáp chỉ là cơn gió thoảng, đôi khi là tiếng giọt mưa sa!

Người đi lên núi khi về lại, đứng trước cửa nhà bỗng ngẩn ngơ: Ai mới qua đây hoa cúc nở, vàng ơi thương quá một bài thơ!

Thuyết Duy Thực Của Sự Vật và Tánh Không Của Vạn Pháp


Hà Hùng

thuộc vào tâm trí, và ý chí của con người chúng ta. Và cái ý nghĩa này là chủ quan, theo tính chất “duy thực” của nhận thức con người. Có nghĩa là khi chúng ta không có mặt ở đó, thì sự vật đó vẫn tồn tại và có nghĩa như vậy, chứ nó không cần có gì là liên hệ với chúng ta cả.
Vạn pháp có trong thực tại đều có tánh không của nó.

Đó chính là tự tánh nguyên thể của sự vật, hay còn gọi là “tánh không của vạn pháp”. Tuy nhiên đối lập với thuyết “tánh không” này, đó là thuyết “duy thực” của sự vật.

Sở dĩ mọi vật trên đời này có nghĩa, là vì nó luôn phụ thuộc vào tâm trí, và ý chí của con người chúng ta. Và cái ý nghĩa này là chủ quan, theo tính chất “duy thực” của nhận thức con người. Có nghĩa là khi chúng ta không có mặt ở đó, thì sự vật đó vẫn tồn tại và có nghĩa như vậy, chứ nó không cần có gì là liên hệ với chúng ta cả.

Vậy “tính chất duy thực của sự vật”, là ngược lại với “tánh không của vạn pháp”. Hay nói khác hơn tính chất duy thực này, chính là “vạn pháp hữu ngã”, còn “tánh không” kia, là “vạn pháp vô ngã”. Một cái thuộc tục đế, còn một cái thuộc về chân đế.

Do đó sự vật có nghĩa trong thực tại này, là không thiện không ác. Là không mang một tính chất gì quan trọng, bên trong tự tánh của nó cả. Cho nên nó không có nghĩa gì cả, kể cả với chính nó. Chứ nói chi là nó phụ thuộc vào con người chúng ta. Vì tất cả những gì làm nên hình tướng của sự vật, thì đều là các pháp hữu vi, chuyễn động trong thực tại không ngừng. Và thuyết “duy thực” này, là xác nhận tính chất đó của nó, nên mới thừa nhận nó là có thực như vậy. Và cái có thực này, là nằm trong sự xác nhận của con người chúng ta mà không biết.

Nhưng nếu chúng ta phủ định các pháp hữu vi tạo nên sự vật đi, thì vạn pháp sẽ trở về với cái tánh không của nó. Có nghĩa nó là vạn pháp sẽ là vô ngã. Tuy nhiên nếu nhìn theo nghĩa đen tục đế, thì người đời thường nghĩ nó là vô tri, vô giác, không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu chúng ta nghĩ như vậy là sai, với cái ý nghĩa của nó trên thiên giới rồi. Vì từ đây nó đã bắt đầu mang một ý nghĩa khác, với tất cả những gì chúng ta đã biết về nó, từ xưa đến nay.

Vì thuyết duy thực là thuộc nhơn địa (tục đế), còn thuyết vô ngã tánh không, là thuộc thiên giới (chân đế).

Và khi ở đây, nếu chúng ta bàn về “tánh không của vạn pháp”, là bàn về sự có mặt của sự vật ở thiên giới thuộc chân đế mà thôi. Và nó không phụ thuộc vào con người, là tục đế của chúng ta ở đây nữa. Nhưng khi con người chúng ta đang sống trong thực tại, chìm nổi trong thực tại, mà chưa có được khả năng tách ra khỏi nó. Để nhìn ngắm nó một cách trung thực nhất, như bản chất của chính nó trong thực tại là không có gì cả. Cho nên con người nói chung, là không thể nào hiểu được sự thật đó là như vậy. Vì chúng ta luôn đổ thừa cho sự vật, là nó có khả năng, tác động đến chúng ta thế này thế kia mãi.

Vậy sự vật bao giờ cũng “vô tội”, trong khi con người chúng ta thì vẫn luôn tạo tác, tạo nghiệp không ngừng. Vì chúng ta luôn cố gắng chiếm hữu vật chất, được nhiều hơn. Và đó là tinh thần của thuyết duy thực, đã được phát huy lên mạnh mẽ như một loại triết học, về tính thực dụng của ý chí con người. Do đó chúng ta sẽ bị vật chất khống chế mình, trong khi chúng ta đang chiếm hữu nó trong tay. Và thế là chúng ta và sự vật, thì cả hai đều mất tự do. Cho nên chúng ta sẽ đau khổ không ngừng, bởi cái tính chất “duy thực” trong suy nghĩ của mình.

Và thường là chúng ta lại đi đổ lổi cho sự vật, hơn là nhận thấy nguyên nhân đau khổ đó, được sinh ra từ chính trong chúng ta. Chứ không phải là do sự vật, vốn là thật sự có sức nặng như thế. Vì con người chúng ta có “dụng tâm, dụng trí”, nên sự vật mới có thiện có ác, có ích lợi và nguy hại vv. Có nghĩa là chúng ta luôn áp đặt ý chí của mình lên sự vật, một cách chủ quan. Nên nó mới có tính phụ thuộc vào chúng ta như vậy. Hay ngược lại, chúng ta luôn bị phụ thuộc vào vật chất nhiều hơn mà không biết.

Ví dụ: Lửa có thể giúp cho con người chúng ta sưởi ấm và nấu chín thức ăn, nhưng lửa cũng có thể dùng để đốt nhà. Và nước, cây cỏ, cát đá, núi sông ao hồ vv cũng như thế.


Vậy thì sự có mặt của con người trong tự nhiên, là đã làm mất đi “tánh không của vạn pháp” rồi. Là bởi vì bản chất của lửa cũng không muốn đốt nhà, hay nấu chín thức ăn gì cả. Vì lửa chỉ là năng lượng được sinh ra, từ sự dồn nén bên trong lòng vật chất. Và nó có mặt là để vận động theo hướng dung hòa các thể tính của vật chất trong vũ trụ này mà thôi. Và nhờ đó mà vũ trụ này tồn tại và có sự sống, chứ không phải là con người chúng ta đây tạo ra.

Vậy từ đây chúng ta có thể thấy rằng, sở dĩ con người mất tự do, là vì dựa vào tính chất duy thực của vật chất quá lớn. Và vì chúng ta nghĩ rằng nó có thực, là nó có giá trị quá lớn, nên nó đã đè nặng lên sinh mệnh của chúng ta. Vốn cũng mang tánh không, đồng với tánh không của vật chất vậy. Nhưng nếu chúng ta không xác nhận tính chất duy thực này của nó, thì có nghĩa là chúng ta cũng không thể tồn tại được, trên danh nghĩa của mình.

Cho nên nói “Phật pháp là không rời thế gian”, thì mới có cái cội nguồn của vạn pháp trong tay mà hành đạo. Vì nếu rời tục đế, thì chân đế cũng không có ý nghĩa gì nữa. Do đó tính chất duy thực của sự vật, cũng không thể rời tánh không của vạn pháp được. Vì hai cái đó nương tựa vào nhau mà có nghĩa vậy.

Tuy nhiên trong một hiện tượng nào đó bất kỳ, thì cũng luôn chứa đựng hai tính chất “duy thực và tánh không”này hết. Chứ nó không hề tách rời ra rõ ràng, như chúng ta đang bàn ở đây. Vì nếu người Phương Tây đã xác nhận tính chất “duy thực” của vật chất là đúng. Và họ chỉ sống với cái triết lý đó để xây dựng đời sống này, ngày càng giàu có hơn. Thì bên trong của các pháp tướng đó, cũng đều mang cái tánh không của nó như thường. Và nếu người Phương Tây không nhìn thấy nó được, thì không có nghĩa là tánh không của nó phải mất đi. Vì vấn đề ở đây là theo nhận thức khách quan, chứ không phải là chủ quan, áp đặt cái bản ngã của mình lên sự vật, theo kiểu thuyết duy thực.

Do đó vấn đề giải quyết cuộc sống ngày hôm nay, đều có hai mặt trong một vấn đề hết. Và điều tốt nhất, là áp dụng hai tính chất “duy thực và tánh không” này,  vào công việc hữu sự của đời sống thì rất tốt. Vì nếu chúng ta làm được điều đó, thì đó chính là vấn đề đã được công thủ toàn diện. Vì nếu đường hướng tấn công của chúng ta mà phát triển, thì chúng ta phải bớt cố thủ đi. Còn nếu diễn biến sự việc xảy ra, không theo hướng có lợi cho mình, thì chúng ta phải giảm tấn công lại, mà nên tăng cường phòng thủ cao hơn.

Cho nên ngày nay giao tranh trên chiến trường, là không phải để giành đất, hay tiêu diệt phá hoại đất nước đối phương. Mà mục đích của nó là tìm được thế mạnh trên bàn đàm phán, để bảo tồn quyền lợi chiến lược cốt lõi lâu dài của mình. Tuy nhiên ngoài kia chiến sự vẫn cứ diễn ra, và trong này chúng ta vẫn có thể đàm phán hòa bình, để nhằm che mắt thiên hạ rằng mình, cũng rất mong muốn đi tới kết thúc chiến tranh.

Vì trên bàn đàm phán bốn bên đã ký kết ngừng bắn rồi. Nhưng việc ngừng bắn thật sự là một chuyện khác nữa, chứ không hề đơn giản thấy vậy là vậy đâu. Vì muốn bắt tay thì bắt tay, và muốn ôm hôn thắm thiết, thì cũng ôm hôn thắm thiết luôn. Nhưng mặt trái của nó thì chúng ta vẫn bắn súng đùng đùng, chứ có ngừng theo hiệp ước gì đâu. Và qua đó là để thăm dò tình hình, sẽ tiến triển theo hướng nào cái đã, rồi sau đó sẽ tính tiếp...

Cho nên tư tưởng “duy thực và tánh không”, để áp dụng vào đời sống đấu tranh, thì như là binh pháp đánh trận vậy. Vì tương tranh thì hư thực, đều không xác định rõ ràng được đâu, cho nên đừng dễ tin như thế. Và dĩ nhiên nếu kẻ nào ứng biến cao tay hơn, cho đến giờ phút quyết đinh cuối cùng, thì kẻ đó sẽ chiến thắng.

Vì nhiều khi chúng ta thấy vấn đề là thực đó, nhưng bản chất của nó là là không. Và ngược lại thấy không có gì đó, nhưng bản chất của nó là thực. Và vấn đề hư thực như vậy, thì nó cần chúng ta phải có tư duy cụ thể, và cả tư duy trừu tượng nữa, thì mới được việc. Và dĩ nhiên, việc áp dụng hai tính chất này vào đấu tranh, thì nó chỉ là chiến thuật thôi. Vì chiến thuật là để đạt được quyền lợi, chứ không kể chi là thiện ác, hay tiểu nhân quân tử gì cả. Nhưng chiến thuật là để từng bước hiện thực hóa chiến lược tốt đẹp lương thiện mà mình muốn. Vì chiến lược nhất định phải hướng về cái thiện, thì kết thúc mới có hậu được.

Do đó ngày nay chúng ta đi tu, thì tu phước cũng không thể rời tu huệ được. Nếu không sự nghiệp tu hành của chúng ta, sẽ bị phá sản ở cuối con đường. Và việc hành hóa của Phật giáo đại thừa, là thường dùng nhiều phương tiện, vật chất hữu sự để giúp người, cứu đời. Nhưng song song đó chúng ta tu hành, thì cũng luôn nhìn lại chính mình, để cầu được giác ngộ giải thoát khổ đau. Và đó chính là con đường tự lợi, lợi tha vậy.

Vì bản chất tự tánh của sự vật là không có nghĩa gì cả, hay nói khác hơn là nó sẽ có nghĩa như nhau hết. Do đó cục vàng và cục đất, cũng đều có giá trị như nhau tại thiên giới hết. Vì thế chúng ta thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc trong Kinh A Di Đà, đều làm bằng ngọc bằng vàng, bằng lưu ly xa cừ bích châu mả não. Cho nên nếu chúng ta nhận ra điều này trong suy nghĩ của mình, thì lập tức chúng ta sẽ được lên thiên đàng ngay.

Còn nếu ai nhận thức vấn đề tánh không và duy thực, như hai biện pháp để đối phó hoàn cảnh, thì cũng được. Vì khi bạn bị vật chất bao vây và bóp nghẹt sự sống rồi, thì bạn nên nhận chân ra mọi sự việc trên đời này, vốn là không có thực tính bền vững gì cả. Bởi vì dòng đời vốn vô thường, và tâm trí con người cũng luôn là vọng tưởng bất định. Do đó nếu bạn hiểu ra và hành động được như vậy, thì chính bạn là người đã có tự do, tự tại rồi.

Bởi từ trong vô thủy, con người chúng ta và sự vật vốn đồng như nhau, ở tự tánh vô ngã của nó. Nhưng khi tâm sinh lý động vật của chúng ta phát triển hơn, thì có tánh ác xuất hiện ngày càng tăng lên. Từ đó mọi thứ sinh hoạt để bảo tồn sự sống bầy đàn, đã bị rối tung lên không theo một trật tự nào cả. Cho nên con người sơ khai đó, mới định ra luật lệ để bảo vệ tánh thiện của mình, cũng như để bảo vệ cái quyền lợi chung cho đồng loại.

Và đó là khi các công xã nguyên thủy, đã chuyễn mình trở thành các hình thái xã hội khác cao hơn, là đã có phân biệt, có giai cấp rồi. Do đó tánh hữu ngã của con người được phát huy mạnh hơn, như là một nhát kiếm sắc bén, chém đứt sự gắn liền giữa con người với sự vật. Và từ đó chúng ta đã biết, phân biệt giữa mình và sự vật, là hai thứ khác nhau. Kế tiếp đó nữa thì sinh ra tinh thần hữu ngã, trong nhận thức của con người trước thực tại. Cho nên linh hồn của chúng ta, phải bị giam hãm tù đày mãi mãi trong cái tôi của chính mình.

Từ nhận định của thuyết duy thực, và tánh không của sự vật, là ngược lại với nhau như vậy. Cho nên người Phương Tây và người Phương Đông, xác nhận cái lý gọi là “vô minh” cũng khác nhau. Vì người Thương Tây cho rằng thế giới này là có thực, và càng ngày nó càng tiến bộ văn minh hơn cái ngày xưa. Nên cái thời hồng hoang ăn lông ở lỗ của con người ngày xưa là vô minh.

Trái lại minh triết Phương Đông cho rằng, tất cả những cái gì có thực, có tướng thuộc các pháp hữu vi, hữu lậu thì đều là vô minh cả. Kể cả trong suy nghĩ chấp thủ, vào sự vật của con người. Vì chỉ có vạn pháp vô ngã, hay cái tánh không của sự vật, thì mới là sự thật mà  thôi.

Do đó theo minh triết phương đông, thì cái gì mà không vận động theo tự nhiên, thì nó sẽ đi theo hướng biến thái, để trở thành quái thai hết. Và đó chính là vô minh tà kiến, thay vì gọi là tiến bộ văn minh hiện đại. Vì thế lý tưởng là thuộc thuyết duy thực, nên lý tưởng phải có giới hạn. Vì khi ai bước vào con đường lý tưởng, một cách trung thực, thánh thiện, mà không biết dừng lại. Thì cuối cùng anh ta sẽ trở thành một kẻ lừa đảo, để anh ta mới tồn tại được.

Và đó chính là sự phá sản, của các hệ ý thức triết học ngày hôm nay. Vì đầu óc con người hiện đại này, vốn già nua và mõi mệt, meo mốc cũ kỉ hết rồi. Cho nên bây giờ nó cần một sự hồi sinh mới, trên cái đống hoang tàn, đầu lâu xương sọ kia.Vì khi anh đã đi sai đường rồi, là con người của anh cũng sẽ phải đổi khác, thì anh mới thích nghi được trong hoàn cảnh mới, với bao hệ lụy cực đoan phát sinh, mà anh không giải quyết được. Vì quá trình vận động trước đây của anh tới bây giờ, là hoàn toàn trái tự nhiên, là đi vào con đường phá sản hết. Vì cái gì hợp lý và thuận theo tự nhiên, thì đó chính là cái thiện. Là tiêu chuẩn để sinh tồn và phát triển của vạn pháp trong thực tại.

Do đó bên trong cái gì, có chứa đựng sự sống đang phát triển không ngừng, thì đó chính là Phật. Vì việc hướng thiện, còn quan trọng hơn là sự nghiệp nữa.

Vì đó là một sự nghiệp bất tử.

Vì con đường lớn đó chính là chiến lược, mà chiến lược là phải thuận theo tự nhiên, là phải hướng thiện. Còn chiến thuật là sự cố ý dụng tâm, dụng trí của con người, để giải quyết vấn đề trước mắt thôi.

Cho nên trong cuộc sống tu hành của chúng ta, vốn không thể nào rời tướng được, thì đó là thuyết duy thực của phương tây, cũng còn có nhiều ý nghĩa vậy. Và chúng ta chỉ xem nó như những công cụ, để đối phó với hoàn cảnh thôi. Mà mục đích hướng tới của chúng ta trong việc tu hành, là giải thoát khổ đau, để sống an nhiên tự tại giữa dòng đời. Vậy nếu ai nhận biết được tánh không của vạn pháp, thì người đó sẽ giải quyết được vấn đề này. Nhưng điều này phải được nhận biết bằng sự chứng đắc nội tâm, chứ không phải là trên lý thuyết suông học được bên ngoài.

Vậy hiểu theo tục đế là nghĩa đen, nhưng bên trong và cao hơn nó, là cái nghĩa bóng thuộc chân đế. Nhưng con người chúng ta, luôn lẫn lộn về vấn đề này mấy ngàn năm rồi. Và có thể là không thể thay đổi được nữa. Vì cái “không” xét ở tục đế là không có gì, là zero, là đồ bỏ. Nhưng cái “không” được xét ở chân đế, là có chứa đựng tất cả vạn pháp trong đó. Do đó bản chất “tánh không của vạn pháp”, là có một sức mạnh siêu nhiên, mà tư duy hợp lý của con người không thể xét biết được. Vì vật chất trong vũ trụ này, là tự do với cái tánh không của nó, rất rộng rãi hài hòa và sâu thẳm, cho nên nó mới vận hành, và  tạo ra tất cả thế giới này như vậy đó.

Vì khi con người muốn khẳng định mình là có nghĩa, thì cũng là khi chúng ta bắt đầu biết khổ đau rồi. Vì lúc đó chúng ta đã có “chủ kiến” để nhận biết và đánh giá sự vật như thế nào rồi. Và đó là khi tinh thần hữu ngã của chúng ta, đã bắt đầu được sinh ra liên tục để tạo thành ý chí. Và càng ngày nó càng lớn lên, theo ý chí của con người chúng ta mãi. Nhưng tiếc thay, là dòng tâm lý tạo ra ý chí này là hữu lậu. Cho nên nó sẽ luôn tạo ra nghiệp chướng không ngừng, trong nội tâm của chúng ta. Và khi nghiệp chướng này tích tụ đủ lớn, thì sẽ dẫn con người chúng ta đi tới bế tắc, trong bi kịch khổ đau chồng chất.

Do đó tâm Phật là trống không như sự vật, vốn trong sạch tinh khiết trên thiên giới muôn đời là vậy.

Cho nên sự dung thông giữa tâm Phật và thế giới vật chất này, là sự đi về thông suốt như nước hòa hợp với sữa. Vì tự tánh của vạn pháp là không, cho nên tự nhiên mới có sức sống mạnh mẽ như thế. Và Phật cũng vậy thôi. Vì Ngài không có cái cục “khí uất” dồn nén trong tâm lý của mình. Cho nên lúc nào Ngài cũng vui vẻ hồn nhiên, tự do tự tại như mây trời tung bay phất phới…

Và chính khi chúng ta đã sở hữu một cái gì, thì nó sẽ có nghĩa với chúng ta liền. Và theo thuyết duy thực. Thì cho dù sự vật đó không thuộc về ta, thì nó cũng có ý nghĩa của nó như thường. Nhưng điều này lại hoàn toàn khác hẳn, với thuyết vô ngã tánh không, của minh triết Phương Đông.

Vì vật chất có trong vũ trụ này, là nó không thuộc về ai hết, mà nó cứ chuyển động theo quy luật vận hành tự nhiên vậy thôi. Do đó tự tánh của nó, là không có dính líu gì với chúng ta hết. Nên nó cũng không có ý nghĩa gì hết, như chúng ta vẫn tưởng là có. Mà sở dĩ nó có nghĩa, là vì tâm lý của con người chúng ta đặt ra một cách chủ quan thôi. Chứ thật ra, nếu con người không có sự ham muốn chiếm hữu nữa, thì tinh thần của chúng ta cũng sẽ trở về không, như là vạn pháp vô ngã trong trời đất vậy.

Hay nói khác đi cái gì thuộc sở hữu của ta, thì chính nó là cái luôn ràng buộc ta, chứ không phải là chính ta làm chủ nó đâu. Vì cái gì thuộc về bạn, thì nó cũng muốn giải thoát cho chính nó được tự do nữa, huống chi là con người chứ? Vậy nếu những cái gì không nằm trong quyền sở hữu của chúng ta, thì nó sẽ khác với những gì chúng ta luôn nghĩ về nó là như thế. Vì nó không còn bị cái ý muốn vô minh, của chúng ta áp đặt lên nó nữa, để mà thấy nó là cái này, cái kia. Do đó chính nhận thức hữu ngã của con người, đã làm cho chúng ta đi suy yếu đi rất nhiều, và dĩ nhiên mọi vật trên đời cũng sẽ như thế luôn. Vì sự vật cũng có tinh thần vô ngã bên trong nó như đức Phật vậy.

Vì thế trái đất này chính là một vị Phật lớn nhất.

Cho nên bây giờ chúng ta hãy trả về cho vạn pháp, cái tánh không của nó đi, thì lập tức nó liền có nghĩa, có sức mạnh, có tự do theo cách của nó. Lúc đó cái tôi hữu ngã của chúng ta cũng sẽ giảm xuống và biến mất luôn. Và từ đó chúng ta sẽ được khỏe khoắn, tự do tự tại, rộn ràng và có thể đến gần bất cứ cái gì, trong trời đất này cũng được hết. Đó chính là tinh thần siêu việt, của cái nhìn thấy “tánh không của vạn pháp” đó.

…………………………………………

Cái gì có nghĩa đầy đủ, thì phải có danh nghĩa và chân nghĩa rõ ràng. Tính chất duy thực của sự vật là danh nghĩa, còn tánh không của vạn pháp là chân nghĩa. Vì thế mà sự vật cùng con người mới tồn tại và phát triển được